Báo cáo thường niên 2016

Page 1

KHÔNG NGỪNG VƯƠN LÊN


02

2016 – KHÔNG NGỪNG VƯƠN LÊN

MỤC LỤC

Niềm vui ngày mùa

Một thành viên nữ thuộc tổ trồng rừng tại tỉnh Thái Nguyên

03

Giới thiệu về Trung tâm SRD

04

Tầm nhìn, Sứ mệnh, Giá trị

06

Lời mở đầu của Giám đốc SRD

07 08 10 10

Thư ngỏ từ Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) Những con số ấn tượng năm 2016 Các lĩnh vực hoạt động chính: • Nông nghiệp và Sinh kế bền vững • Thực thi Lâm luật, Quản trị Rừng và Thương mại Lâm sản (FLEGT) và Giảm phát thải từ mất rừng và suy thoái rừng (REDD+) • Chương trình Rừng và Đồng bằng Việt Nam (VFD) Các chủ đề xuyên suốt: • Trao quyền cho phụ nữ • Nâng cao vị thế người khuyết tật • Bảo vệ trẻ em và Sự tham gia của trẻ em Truyền thông, Nghiên cứu và Vận động chính sách Phát triển tổ chức Kinh nghiệm của SRD: Từ ý tưởng đến thực tiễn Chia sẻ từ Nhà tài trợ và Đối tác thực hiện dự án Những thành tích nổi bật năm 2016 Bản đồ địa bàn dự án và mạng lưới Báo cáo tài chính Sơ đồ cơ cấu tổ chức của SRD Nhà tài trợ và Đối tác tài trợ năm 2016

12 14 15 15 16 17 18 19 20 21 23 24 25 28 29

TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN BỀN VỮNG (SRD)


Nụ cười của mọi người là hạnh phúc của SRD

GIỚI THIỆU VỀ TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN BỀN VỮNG (SRD)

CÂU CHUYỆN CỦA CHÚNG TÔI

SRD

là một tổ chức Phi chính phủ chuyên nghiệp tại Việt Nam, được thành lập năm 2006 dựa trên 28 năm kinh nghiệm hoạt động từ tổ chức Hợp tác Quốc tế vì sự Đoàn kết và Phát Triển (CIDSE Việt Nam). SRD làm việc và hợp tác với chính quyền các cấp, góp phần giải quyết các vấn đề bất bình đẳng và đói nghèo của các nhóm đối tượng dễ bị tổn thương trong xã hội, đặc biệt là phụ nữ nghèo, trẻ em và người khuyết tật, cho mục tiêu phát triển bền vững. SRD làm việc ở cấp cộng đồng với nguyên tắc “tiếp cận những người nghèo nhất trong số những người nghèo”. SRD luôn hướng tới việc tìm kiếm các phương pháp tiếp cận thực tiễn và đổi mới nhằm giúp người nghèo cải thiện và vươn lên trong cuộc sống. Quan trọng hơn, SRD tăng cường công tác vận động chính sách với mục tiêu mang tiếng nói của người nghèo đến các cấp chính quyền nhằm thúc đẩy những thay đổi tích cực cho sự phát triển của họ.

SRD - BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2016

03


TẦM NHÌN Người dân tại các vùng nông thôn đủ năng lực để tự quản lý nguồn sinh kế của họ một cách bền vững trong một xã hội dân chủ, công bằng và văn minh.

SỨ MỆNH SRD là một tổ chức Phi chính phủ (NGO) hàng đầu tại Việt Nam hỗ trợ người nghèo nhằm giúp họ thích ứng với điều kiện môi trường đang thay đổi và quản lý sinh kế một cách bền vững thông qua cách tiếp cận tổng thể ở các cấp, từ hoạt động xây dựng năng lực cấp cơ sở đến vận động chính sách cấp toàn cầu.

GIÁ TRỊ Tự chủ Mỗi cá nhân đều có quyền tự chủ đối với sự phát triển. SRD đề cao tinh thần tự chủ của mỗi cá nhân và tuân thủ tính tự chủ, tự quyết ở cấp độ tổ chức. Minh bạch và trách nhiệm giải trình trong mỗi hoạt động của tổ chức sẽ đảm bảo một môi trường làm việc, hợp tác chuyên nghiệp và hiệu quả. SRD cam kết trách nhiệm giải trình với các cộng đồng, với đối tác và nhà tài trợ. Chia sẻ và học hỏi là tiền đề để phát triển, chúng tôi cam kết tạo môi trường chia sẻ và học hỏi một cách cởi mở trong tổ chức cũng như với đối tác. Kết quả và tác động là thước đo cao nhất để đánh giá hành động. Mọi hoạt động của cá nhân và tổ chức đều hướng đến những kết quả rõ ràng, nhằm mang lại tác động tích cực nhất đối với cuộc sống của các cộng đồng nghèo. Sự tham gia là tiền đề để đảm bảo rằng các bên liên quan được đóng góp trách nhiệm và chia sẻ quyền lợi một cách công bằng. SRD cam kết thúc đẩy sự tham gia của tất cả các bên liên quan, đặc biệt là những người yếu thế trong mọi quá trình ra quyết định.

04

TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN BỀN VỮNG (SRD)


Hội thảo đầu bờ thuộc Dự án Rừng và Đồng Bằng Việt Nam (VFD)

SRD - BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2016

05


LỜI MỞ ĐẦU CỦA GIÁM ĐỐC SRD

N

ăm 2016 kết thúc với những sự kiện đáng lưu tâm: Một loạt các tỉnh miền Trung từ Hà Tĩnh đến Phú Yên bị ngập nặng bởi những cơn lũ lớn. Trước đó, bốn tỉnh Hà Tĩnh, Nghệ An, Quảng Bình và Quảng Trị cũng đã phải gánh chịu những thiệt hại nặng nề bởi “thảm họa Formosa”. Những thông tin về phá rừng, xả lũ thủy điện, hay làn sóng người dân nông thôn di cư ra các thành phố lớn để mưu sinh tràn ngập trên các phương tiện thông tin đại chúng càng khiến bức tranh của năm 2016 bớt phần tươi sáng. Đã có nhiều lời cảnh báo của các nhà khoa học, của những chuyên gia môi trường và phát triển, và của chính người dân rằng, những tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu đang ngày càng ảnh hưởng rõ rệt đến cuộc sống của con người, đặc biệt là những nhóm cộng đồng yếu thế và dễ bị tổn thương. Với tầm nhìn hướng đến sự phát triển bền vững cho người dân tại các vùng nông thôn và miền núi, SRD đã không ngừng tìm kiếm các giải pháp phù hợp nhằm hỗ trợ người dân nghèo ứng phó với tình trạng biến đổi khí hậu ngày càng trầm trọng do chính con người gây ra, giúp họ làm chủ cuộc sống của mình thông qua những sáng kiến và mô hình sinh kế phù hợp. Là một tổ chức Phi chính phủ cấp quốc gia tại Việt Nam, chú trọng đến phát triển bền vững, SRD nhận ra rằng, các vấn đề xảy ra ở cấp cơ sở không thể giải quyết bằng những nỗ lực đơn lẻ mà phải cần đến sự liên kết, hợp tác với các nhóm, các tổ chức khác nhau. Chính vì vậy, SRD đã chủ động tham gia vào các diễn đàn phát triển đa phương trong khu vực và trên thế giới nhằm đón đầu các xu thế phát triển mới cũng như tranh thủ huy động các nguồn lực và sự hỗ trợ từ cộng đồng quốc tế. Năm qua, SRD vẫn tiếp tục đóng vai trò lãnh đạo của hai mạng lưới lớn tại Việt Nam là Mạng lưới các tổ chức Phi chính phủ Việt Nam về Thực thi Lâm luật, Quản trị rừng và Thương mại Lâm sản (VNGO-FLEGT) và Mạng lưới các tổ chức Phi chính phủ Việt Nam và Biến đổi Khí hậu (VNGO&CC). Chính điều này đã mang đến cho SRD cơ hội được học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm hoạt động với các bên liên quan, đồng thời đóng góp một cách có hiệu quả cho công tác vận động chính sách thông qua việc đưa tiếng nói của người dân lên, từ đó giúp cải thiện cuộc sống cho những nhóm yếu thế trong xã hội.

06

SRD đặc biệt chú trọng đến chiến lược phát triển tổ chức nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng hoạt động của mình theo hướng chuyên môn hóa và chuyên nghiệp hóa. Việc ưu tiên đào tạo những nhân tố mới cho bộ máy lãnh đạo cấp cao của Trung tâm trong tương lai được xác định là nhiệm vụ then chốt, việc xây dựng năng lực cho đội ngũ cán bộ nhân viên của mình nhằm đảm bảo sứ mệnh, tầm nhìn và mục tiêu chiến lược của SRD sẽ được thực hiện với chất lượng cao nhất luôn được chú trọng. Năm 2016 cũng là một năm hết sức đặc biệt đối với SRD: Kỷ niệm 10 năm thành lập và phát triển. “Kết nối và Sẻ chia” là giá trị mà SRD đã không ngừng theo đuổi và thực hiện trong suốt thập kỷ qua, tạo ra những tác động tích cực đáng kể cho nhiều cộng đồng nghèo trên khắp Việt Nam. Có những thành tích đáng tự hào ấy không thể không nhắc đến những sự hỗ trợ, hợp tác và chung sức của các cơ quan nhà nước, các nhà tài trợ quốc tế, các tổ chức phi chính phủ trong và ngoài nước, và đặc biệt là người dân ở các cộng đồng nghèo mà SRD đang cùng làm việc. Thay mặt SRD, cho phép tôi được gửi lời cám ơn chân thành nhất đến tất cả các bạn vì những giúp đỡ quý báu đó. Một năm 2017, đang đến với những thách thức mới, cơ hội mới, và SRD vẫn không ngừng đón nhận để vươn lên cao hơn và đi xa hơn! Trân trọng,

VŨ THỊ BÍCH HỢP Chủ tịch Hội đồng sáng lập - Giám đốc Điều hành Trung tâm Phát triển Nông thôn Bền vững (SRD)

TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN BỀN VỮNG (SRD)


THƯ NGỎ TỪ CHỦ TỊCH LIÊN HIỆP CÁC HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT VIỆT NAM (VUSTA)

T

ôi luôn cảm thấy vinh hạnh khi được viết đôi lời cho Báo cáo hàng năm của SRD mỗi dịp Tết đến Xuân về, bởi đây cũng chính là cơ hội giúp tôi, trên cương vị Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA), nhìn nhận lại một năm hoạt động sôi nổi của tập thể SRD, một trong những đơn vị khoa học công nghệ điển hình của VUSTA.

cộng đồng… Những mô hình này đã giúp bà con nông dân thoát nghèo, nâng cao điều kiện sống, cũng như góp phần vào công cuộc chống biến đổi khí hậu.

Là một tổ chức Phi chính phủ tại Việt Nam, SRD luôn thể hiện vai trò đầu tàu trong nhiều lĩnh vực, từ sáng kiến thành lập và vận hành những mạng lưới lớn, đến tính hiệu quả và bền vững qua các dự án phát triển cộng đồng, và quan trọng hơn cả là tính minh bạch và trách nhiệm giải trình trong việc sử dụng nguồn vốn từ các nhà tài trợ quốc tế.

Với Ban lãnh đạo dày dạn kinh nghiệm và đội ngũ nhân viên giàu nhiệt huyết, SRD luôn là một đối tác đáng tin cậy của các nhà tài trợ quốc tế. Khả năng giải ngân đúng tiến độ, một hệ thống quản lý tài chính hiệu quả, và đặc biệt là tính minh bạch và trách nhiệm giải trình được đặt lên hàng đầu đã làm cho tất cả các nhà tài trợ tin tưởng và sẵn sàng hợp tác. Giải thưởng “Tổ chức Thực hành Xuất sắc nhất về Minh bạch và Trách nhiệm Giải trình năm 2016” trong khuôn khổ chương trình “Inspiring CSOs 2016” là một minh chứng rõ ràng cho điều này.

Tính bền vững thể hiện ở chỗ, những dự án triển khai tại cộng đồng luôn được xem xét, cân nhắc cụ thể, khảo sát kỹ càng và huy động tối đa sự tham gia của tất cả các bên liên quan. Đặc biệt, nhờ việc triển khai các dự án, năng lực của những nhóm đối tượng dễ bị tổn thương tại các cộng đồng nghèo, miền núi, vùng sâu vùng xa được nâng lên rõ rệt, giúp họ có khả năng làm chủ cuộc sống và tự mình giải quyết các vấn đề phát triển liên quan. Nhờ vậy, khi các dự án kết thúc, người dân ở những cộng đồng này vẫn có thể tiếp tục duy trì hoạt động của mình nhờ nội lực, đồng thời, các bài học thành công cũng đã được tổng kết và nhân rộng ra các địa phương ngoài dự án. Đây chính là điều đã được lãnh đạo VUSTA và các địa phương đánh giá rất cao. SRD cũng là một tổ chức đã mạnh dạn áp dụng các sáng kiến và ý tưởng mới vào thực tế. Ngoài mô hình “Sản xuất nông nghiệp khép kín không rác thải tại tỉnh Thái Nguyên và Phú Thọ” được VUSTA lựa chọn là “Mô hình Phát triển Bền vững Tiêu biểu” của năm 2016, nhiều mô hình sinh kế khác đã được áp dụng thành công như: Nông nghiệp thông minh với khí hậu (CSA), Canh tác lúa thông minh với Biến đổi khí hậu (CSR), Quản trị rừng dựa vào

Với một niềm tin sâu sắc vào tầm nhìn và sứ mệnh của SRD, cho phép tôi được thay mặt VUSTA xin gửi đến Ban lãnh đạo và toàn thể nhân viên SRD những lời chúc mừng nồng nhiệt nhất. Tôi tin chắc rằng, SRD sẽ tiếp tục hoàn thành xuất sắc các mục tiêu đã được đặt ra cho những năm tiếp theo, nhằm thực hiện kế hoạch chiến lược giai đoạn 2013-2017 và chuẩn bị tốt cho hành trình trong năm năm tới với kế hoạch chiến lược 2018-2022.

GS.TS KH ĐẶNG VŨ MINH Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA)

SRD - BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2016

07


NHỮNG CON SỐ ẤN TƯỢNG NĂM 2016

05 386

08

Khuyến nghị chính sách đã được SRD thay mặt mạng lưới VNGO-FLEGT gửi đến các thành viên đoàn đàm phán về Hiệp định Đối tác Tự nguyện (VPA/FLEGT) của Việt Nam và Liên minh châu Âu.

Phụ nữ nghèo tại 02 xã dự án thuộc huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa được tiếp cận vốn vay để cải thiện sinh kế.

1.779

Là số hộ ở huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa được tiếp cận mô hình sinh kế, phương pháp Nông nghiệp thông minh với Biến đổi Khí hậu nhằm cải thiện sinh kế.

400

Nông dân tại 02 huyện Thường Xuân và Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa được tiếp cận kỹ thuật canh tác lúa thông minh với khí hậu thông qua các lớp tập huấn theo phương pháp “Lớp học đồng ruộng” và các Câu lạc bộ của nông dân.

800

Lượt trẻ em tại các xã dự án tại tỉnh Thái Nguyên tham gia vào các hoạt động truyền thông nhằm thúc đẩy việc loại bỏ hóa chất Bảo vệ thực vật (BVTV) độc hại trong sản xuất nông nghiệp.

09

Đợt kiểm toán độc lập do nhà tài trợ và cơ quan quản lý nhà nước thực hiện. Tất cả các kết quả kiểm toán đều khẳng định sự công khai, minh bạch và chuyên nghiệp trong công tác quản lý tài chính của SRD.

TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN BỀN VỮNG (SRD)


598 và 1.794 Là số người hưởng lợi trực tiếp và gián tiếp từ dự án “Nâng cao vị thế Người khuyết tật” thực hiện tại 05 xã dự án thuộc tỉnh Quảng Trị.

Nông dân đang thu hái lá khôi để bán cho các doanh nghiệp dược

Các mô hình hỗ trợ sinh kế đã giúp người dân thoát nghèo

SRD - BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2016

09


CÁC LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG CHÍNH

NÔNG NGHIỆP VÀ SINH KẾ BỀN VỮNG

Các hộ dân sống dựa vào rừng đã thành lập các nhóm sở thích nuôi ong nhằm cung cấp các sản phẩm mật ong sạch chất lượng cao ra thị trường

Sự tham gia của người dân nhằm cải thiện sinh kế bền vững Trong năm 2016, SRD tiếp tục nâng cao chất lượng chương trình “Nông nghiệp và Sinh kế bền vững” như là một hợp phần cốt lõi của tổ chức với mục tiêu thúc đẩy sự tham gia của người nghèo và các nhóm yếu thế vào tiến trình phát triển kinh tế. Thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng vào các hoạt động dự án là điều thiết yếu cho phát triển nông thôn bền vững. SRD áp dụng phương pháp tiếp cận có sự tham gia trong toàn bộ chu trình dự án nhằm tối đa hóa sự tham gia của tất cả các bên liên quan, đặc biệt là người nghèo và phụ nữ ngay tại cộng đồng. Sự tham gia tích cực của họ cũng đóng góp cho việc cải thiện chất lượng và kết quả của các dự án.

10

SRD cũng đã tập trung vào việc hỗ trợ tìm kiếm các cơ hội phát triển kinh tế cho người nghèo thông qua việc giới thiệu các mô hình nông nghiệp phù hợp, cũng như áp dụng cách tiếp cận Chuỗi giá trị bằng cách duy trì kết nối giữa người nông dân với các bên liên quan, đặc biệt là với các nhà cung cấp và kinh doanh thực phẩm có uy tín. Nhờ vậy, những sản phẩm nông nghiệp an toàn chất lượng cao đã được đưa đến tận tay người tiêu dùng trên thị trường, giúp nâng cao thu nhập cho người nông dân. Quan trọng hơn, việc lồng ghép các mô hình sinh kế do người dân thực hiện vào các kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương đã góp phần đáng kể cho sự phát triển bền vững của kinh tế hộ gia đình, cũng như phát huy nguồn lực và thế mạnh của địa phương.

TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN BỀN VỮNG (SRD)


Mô hình kết nối nhóm hộ nông dân sản xuất lá khôi theo tiêu chuẩn GACP-WHO với các doanh nghiệp dược

Những kết quả nổi bật từ các hoạt động dự án tại tỉnh Thái Nguyên và Phú Thọ: • 05 héc ta rừng phòng hộ bằng các loài cây bản địa đã được các hộ dân trồng lại tại các xã Động Đạt, Ôn Lương và Yên Lạc, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên. • 17 nhóm sở thích nuôi gà bằng giun quế, làm đệm lót sinh học, nuôi ong và chăn nuôi trâu bò kết hợp trồng cỏ, ủ phân hữu cơ được thành lập tại 05 xã dự án thuộc tỉnh Thái Nguyên và Phú Thọ với sự tham gia của 600 hộ hưởng lợi trực tiếp và hơn 3.000 hộ hưởng lợi gián tiếp. • SRD đã cùng UBND huyện, Trạm Khuyến nông huyện Phú Lương giới thiệu và kết nối 02 công ty thu mua thực phẩm sạch tại Hà Nội và tỉnh Thái Nguyên để tiêu thụ gà nuôi bằng giun quế, mật ong và gạo sạch cho người dân. • 05 vườn ươm cộng đồng được hình thành với sự tham gia của 24 hộ gia đình tại 5 xóm dự án thuộc 03 xã Yên Lạc, Ôn Lương và Động Đạt (tỉnh Thái Nguyên) nhằm cung cấp cây giống lâm nghiệp tại chỗ cho các hộ trồng rừng, đặc biệt các loài cây gỗ bản địa và cây trồng dưới tán. • 03 nhóm trồng dược liệu lá khôi theo tiêu chuẩn Thực hành tốt trồng trọt và thu hái cây thuốc của Tổ chức Y tế Thế giới (GACP-WHO) với sự tham gia của 21 hộ gia đình tại 3 xã dự án tại tỉnh Thái Nguyên được thành lập và hợp tác sản xuất. • 76 hộ nghèo và cận nghèo tại 5 xã dự án tỉnh Thái Nguyên và Phú Thọ đã được thoát nghèo nhờ tham gia các hoạt động của dự án.

SRD - BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2016

11


Hội thảo Tham vấn Quốc gia về Hiệp định VPA/FLEGT tháng 10/2016

Tăng cường tiếng nói của các tổ chức xã hội dân sự thông qua Vận động chính sách

THỰC THI LÂM LUẬT, QUẢN TRỊ RỪNG VÀ THƯƠNG MẠI LÂM SẢN (FLEGT) VÀ GIẢM PHÁT THẢI TỪ MẤT RỪNG VÀ SUY THOÁI RỪNG (REDD+)

Là Chủ tịch Mạng lưới các tổ chức Phi chính phủ Việt Nam về Thực thi Lâm luật, Quản trị rừng và Thương mại Lâm sản (VNGO-FLEGT) từ năm 2012, SRD luôn thể hiện vai trò chủ chốt trong việc lãnh đạo mạng lưới thông qua các hoạt động nghiên cứu và vận động chính sách nhằm không ngừng nâng cao vai trò và vị thế của mạng lưới.

Các nghiên cứu thực địa được tiến hành nhằm mang các phát hiện từ cơ sở đến các cơ quan có liên quan nhằm đóng góp ý kiến xây dựng chính sách

12

TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN BỀN VỮNG (SRD)


Trong năm 2016, SRD và Mạng lưới VNGO-FLEGT đã tiếp tục triển khai 3 nghiên cứu liên quan đến Hiệp định Đối tác tự nguyện về Thực thi Lâm luật, Quản trị rừng và Thương mại Lâm sản (VPAFLEGT), tập trung vào nội dung đánh giá hiện trạng ban đầu về khả năng tuân thủ định nghĩa gỗ hợp pháp ở cấp hộ gia đình tại ba tỉnh Quảng Ninh, Quảng Nam và Quảng Bình. Các phát hiện từ những đợt đánh giá này được xem như là mốc tham chiếu cơ bản cho việc thực hiện tiến trình giám sát độc lập do các tổ chức xã hội dân sự sẽ thực hiện trong thời gian tới. Đồng thời, năm bản tin chính sách cũng đã được xuất bản và gửi đến các nhà đàm phán VPA của cả Việt Nam và Liên minh châu Âu, qua đó, những quan tâm của cộng đồng và xã hội dân sự đã được nêu lên trên bàn đàm phán. SRD cũng đã huy động sự tham gia của các thành viên mạng lưới vào việc rà soát và cung cấp các ý kiến góp ý cho các văn bản chính sách, chương trình liên quan đến bảo vệ và phát triển rừng của các cơ quan Nhà nước. Bên cạnh đó, Giám đốc SRD với vai trò là thành viên Ban chỉ đạo chương trình UN-REDD Việt Nam giai đoạn II, đại diện cho các tổ chức xã hội dân sự, đã tham gia Nhóm đánh giá và góp ý cho báo cáo đánh giá hàng năm của chương trình. Các hoạt động nâng cao năng lực cho các thành viên mạng lưới với nhiều chủ đề đa dạng đã được tổ chức, như: Kỹ năng viết câu chuyện thay đổi, kỹ năng viết bản tin chính sách, kỹ năng nghiên cứu, công cụ và phương pháp vận động chính sách. Các khóa tập huấn này đã giúp nâng cao năng lực cho các thành viên mạng lưới, từ đó, duy trì và nâng cao tính hiệu quả của các hoạt động dự án tập trung vào quản trị rừng ở nhiều địa bàn trên cả nước.

Những kết quả nổi bật từ các hoạt động dự án: • Rà soát và cung cấp các góp ý cho bản Dự thảo Thông tư mới thay thế cho Thông tư 35/2011/TTBNNPTNT, Dự thảo Luật Bảo vệ và Phát triển Rừng (sửa đổi) và Dự thảo Chương trình hành động Quốc gia về REDD+ (sửa đổi). • 07 hội thảo cung cấp kiến thức về FLEGT và REDD+ cho khoảng 400 người từ các tổ chức xã hội dân sự, chính quyền địa phương và cộng đồng.

SRD và Mạng lưới VNGO-FLEGT thường xuyên tham gia đóng góp ý kiến cho các hội thảo chuyên ngành ở các cấp khác nhau

• SRD và các thành viên mạng lưới cũng đã tích cực tham gia và đóng góp tại nhiều hội thảo, diễn đàn khác nhau về REDD+, FLEGT và quản trị rừng như: Cuộc họp thường niên Mạng lưới Quyền Cộng đồng (CRN) tại Bỉ; Hội thảo Xây dựng năng lực cho CSOs tham gia vào REDD+ do Ngân hàng Thế giới và Mạng lưới châu Á về nông nghiệp và tài nguyên sinh học bền vững tổ chức tại Nepal; Các hội thảo quốc gia do Chương trình của Liên hiệp quốc về giảm phát thải do mất rừng và suy thoái rừng (UN-REDD) và Quỹ các bon của Ngân hàng Thế giới (FCPF) tổ chức, UNREDD và FCPF (Việt Nam).

SRD - BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2016

13


RỪNG VÀ ĐỒNG BẰNG VIỆT NAM (VFD) Nông dân thôn Quạn, xã Vạn Xuân, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa đánh giá năng suất lúa mô mình canh tác Lúa thông minh với khí hậu (CSR)

Hợp tác vì sự Phát triển bền vững và ứng phó với Biến đổi khí hậu Dự án Rừng và Đồng bằng Việt Nam (VFD) được tài trợ bởi Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) nhằm hỗ trợ quá trình chuyển đổi của Việt Nam hướng tới phát triển bền vững, phát thải thấp và tăng cường khả năng thích ứng với khí hậu. SRD tự hào là một trong năm tổ chức tham gia thực hiện dự án này tại các tỉnh Nghệ An, Thanh Hóa, Nam Định, và Long An, bao gồm: Winrock International, SNV, Chữ Thập Đỏ Hoa Kỳ, Chữ Thập Đỏ Việt Nam.

Cộng đồng tình nguyện tham gia trồng rừng ngập mặn tại xã Đa lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa

14

Là một đối tác kỹ thuật của chương trình VFD, năm 2016, SRD đã có những đóng góp tích cực vào quá trình triển khai và thực hiện dự án với những hoạt động nổi bật sau: • Hỗ trợ 05 tỉnh thuộc Đồng bằng sông Hồng hoàn thành dự thảo Kế hoạch hành động về Biến đổi Khí hậu (CCAP) theo kịch bản 2012. Đây là cơ sở cho việc tổ chức thành công Diễn đàn sông Hồng nhằm kêu gọi tài trợ liên vùng và năng lực ứng phó với Biến đổi khí hậu. • Đã trực tiếp tổ chức nhiều khóa tập huấn về Biến đổi Khí hậu cho các cán bộ của Sở Nông nghiệp và PTNT và Khuyến nông của 4 tỉnh dự án. • Đã tổ chức thành công hội thảo tập huấn về kỹ năng tham vấn xây dựng kế hoạch hành động REED+ cấp tỉnh (PRAP) cho các NGOs. Đây là cơ sở để các NGO có đủ năng lực tham gia hỗ trợ cộng đồng thực hiện và giám sát độc lập trong PRAP. • Đã tổ chức 11 lớp tập huấn cho hơn 400 cán bộ Khuyến nông, và Sở NNPTNT từ tỉnh đến huyện thuộc 04 tỉnh dự án về Nông nghiệp thông minh với khí hậu. SRD cũng đã hỗ trợ tổ chức cho hàng trăm nông dân ở 02 huyện Bá Thước và Thường Xuân (tỉnh Thanh Hóa) về kỹ thuật sản xuất lúa thông minh với khí hậu (CSR), giúp tăng năng suất, giảm chi phí so với trước đây.

TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN BỀN VỮNG (SRD)


CÁC CHỦ ĐỀ XUYÊN SUỐT

TRAO QUYỀN CHO PHỤ NỮ

dân có chung sở thích, nhóm VSLA,… với các hoạt động và nội dung thiết thực, bao gồm: phổ biến các kinh nghiệm chăn nuôi trồng trọt, các mô hình làm ăn kinh tế, các buổi tọa đàm về Bình đẳng Giới và phòng chống bạo lực gia đình, … cũng được tổ chức thường xuyên. Đây chính là môi trường cởi mở và thân thiện giúp chị em phụ nữ nghèo được nâng cao năng lực, nắm bắt kỹ năng và kiến thức thực tế để áp dụng vào sản xuất, cũng như được tham gia vào các hoạt động xã hội tại cộng đồng nhằm chia sẻ, học hỏi và giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống.

Những kết quả nổi bật từ các hoạt động dự án tại tỉnh Thanh Hóa: • 32 tổ nhóm cộng đồng được thành lập, duy trì và phát triển; trong đó, 16 tổ nhóm cộng đồng có các hoạt động phúc lợi xã hội. Phụ nữ nghèo đã tự tin hơn khi tham gia các hoạt động xã hội tại địa phương

P

hụ nữ đơn thân làm chủ hộ là một trong những nhóm đối tượng chịu nhiều thiệt thòi ở các địa bàn vùng nông thôn. Chính vì vậy, các can thiệp của SRD luôn hướng đến việc góp phần giải quyết các vấn đề ảnh hưởng đến cơ hội phát triển của họ, như: đói nghèo, hạn chế tham gia các hoạt động xã hội, và thiếu tiếng nói trong quá trình ra quyết định tại cộng đồng. Các tổ chức dựa vào cộng đồng có thể xem là giải pháp phù hợp và hiệu quả để phụ nữ nghèo đơn thân có thể tham gia nhằm đảm bảo khả năng hòa nhập xã hội cho họ. Năm 2016, SRD đã hỗ trợ 02 xã dự án tại huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa duy trì 15 nhóm Tiết kiệm tín dụng thôn bản (VSLA) cấp thôn với sự tham gia của 438 phụ nữ nghèo tại địa phương. Thông qua mô hình tiết kiệm và vốn vay phi truyền thống này, SRD đã tạo cơ hội cho những phụ nữ nghèo thực hành tiết kiệm đồng thời có thể tiếp cận các nguồn vốn vay để phát triển kinh tế hộ như nuôi vịt, nuôi heo, làm vườn,... Các buổi tập huấn, hội họp, sinh hoạt định kỳ cho các nhóm cộng đồng như: nhóm phụ nữ nông

• 15 nhóm tín dụng tiết kiệm thôn bản (VSLA) được duy trì thu hút sự tham gia của 438 phụ nữ nghèo. 450 triệu đồng vốn tiết kiệm đã được huy động từ các nhóm này. Thông qua mô hình tổ nhóm này, phụ nữ nghèo đã có cơ hội thực hành vai trò lãnh đạo bằng việc tự chủ động quản lý và triển khai các hoạt động dự án và cộng đồng. • 386 hộ phụ nữ nghèo được tiếp cận vốn vay để phát triển sinh kế. • 02 đợt truyền thông vận động chính sách về Bình đẳng Giới được tổ chức thu hút hơn 550 người tham gia tại 02 xã dự án.

Nhận thức của cộng đồng về Bình đẳng giới và vai trò của người phụ nữ đã được nâng cao nhờ các hoạt động truyền thông tại địa phương

SRD - BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2016

15


NÂNG CAO VỊ THẾ NGƯỜI KHUYẾT TẬT Những kết quả nổi bật từ các hoạt động dự án tại tỉnh Quảng Trị: • 05 Câu lạc bộ (CLB) Người khuyết tật được cũng cố và duy trì hoạt động với sự tham gia của 280 người khuyết tật và người chăm sóc trẻ khuyết tật. • 280 triệu đồng từ nguồn vốn vay hỗ trợ sinh kế đã được 68 hộ người khuyết tật tiếp cận. • 07 nhóm VSLA được thành lập với 148 thành viên, huy động được hơn 120 triệu đồng tiết kiệm giúp hỗ trợ cải thiện đời sống cho người khuyết tật. • 155 người khuyết tật và trẻ khuyết tật được thăm khám và điều trị tại nhà và tại các trung tâm y tế địa phương. • 06 khóa tập huấn về kiến thức và kỹ năng mềm được tổ chức cho hơn 170 người khuyết tật chủ chốt. • 03 hội thảo cấp tỉnh và cấp vùng tại miền Trung được tổ chức nhằm vận động thúc đẩy việc thành lập Hội người khuyết tật các cấp.

Người khuyết tật đã vượt qua các rào cản để tự tin tham gia vào các hoạt động xã hội thông qua các mô hình tổ nhóm cộng đồng như tổ hợp tác sản xuất nhang

N

ăm 2016, SRD tiếp tục làm việc với người khuyết tật để cùng tháo gỡ những rào cản ảnh hưởng đến lòng tự trọng, cản trở sự tham gia và làm giảm vị thế của người khuyết tật trong đời sống xã hội. SRD đã không chỉ hỗ trợ người khuyết tật thông qua các trợ giúp trực tiếp, mà còn thúc đẩy việc thực hiện Quyền của người khuyết tật bằng cách áp dụng phương pháp tiếp cận dựa vào sức mạnh nội lực nhằm trao quyền cho người khuyết tật để họ có thể tham gia một cách tích cực vào đời sống chính trị, kinh tế và xã hội tại cộng đồng.

16

Nhiều mô hình và giải pháp phát triển kinh tế phù hợp với người khuyết tật đã được SRD giới thiệu và phổ biến, như: nuôi gà, lợn và thành lập các mô hình sinh kế hộ và mô hình sinh kế nhóm theo hình thức hợp tác xã. Mô hình Nhóm tiết kiệm tín dụng thôn bản (VSLA) cũng đã được tiếp tục nhân rộng ở các xã dự án nhằm giúp người khuyết tật tận dụng nguồn vốn linh hoạt đáp ứng các nhu cầu phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập phục vụ cuộc sống. Những hoạt động xã hội và phát triển sinh kế này đã giúp người khuyết tật nhận ra sức mạnh và giá trị của bản thân, từ đó có thêm tự tin để chủ động vượt qua những khó khăn trong cuộc sống.

Trẻ khuyết tật tại xã Gio Mỹ (tỉnh Quảng Trị) được dạy chữ tại nhà

Các tổ nhóm người khuyết tật cũng đã tích cực chuẩn bị các điều kiện cần thiết để thành lập Hội người khuyết tật cấp huyện và xã nhằm giúp hoạt động của người khuyết

tật được hiệu quả hơn, từ đó, đảm bảo cho họ khả năng tiếp cận một cách công bằng đến các dịch vụ xã hội theo quy định của pháp luật.

TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN BỀN VỮNG (SRD)


BẢO VỆ TRẺ EM VÀ SỰ THAM GIA CỦA TRẺ EM Trẻ em ra tận đồng ruộng để phỏng vấn nông dân và khảo sát tình trạng sử dụng thuốc Bảo vệ thực vật

Tăng cường sự tham gia của trẻ em vào các hoạt động dự án Cùng với việc xây dựng và lồng ghép Chính sách Bảo vệ trẻ em vào tất cả các chương trình và dự án, SRD cam kết tạo điều kiện để thúc đẩy sự tham gia tích cực của trẻ em vào các giai đoạn khác nhau của chu trình dự án. Điều này giúp trẻ em được tham gia vào quá trình ra quyết định có liên quan đến cuộc sống của trẻ, cũng như góp phần ảnh hưởng đến những chính sách có tác động đến trẻ về mọi mặt trong gia đình, nhà trường và cộng đồng. SRD tập trung nâng cao năng lực cho các nhóm trẻ tại trường học và cộng đồng, cũng như khuyến khích và tạo cơ hội cho cả trẻ em trai và trẻ em gái cùng tham gia vào việc xác định các vấn đề ảnh hưởng đến sự phát triển và cuộc sống của các em ngay tại cấp cộng đồng. Qua đó, trẻ em chủ động thu thập thông tin, thảo luận các nhu cầu và mang các ý kiến của mình đến các cấp chính quyền liên quan để đề nghị có giải pháp can thiệp phù hợp. SRD mong đợi rằng, trong tương lai gần, trẻ em tại các địa bàn dự án sẽ trở thành những chủ thể tích cực tham gia vào quá trình thực hiện, giám sát và đánh giá các hoạt động dự án trong một môi trường an toàn và thân thiện với trẻ em.

Trẻ em mang các kết quả khảo sát tại thực địa đến các diễn đàn để đề nghị lãnh đạo có giải pháp giải quyết

“Đây là lần đầu tiên trẻ em được trao cơ hội ngay từ ban đầu để tổ chức một sự kiện có quy mô lớn tại trường tiểu học Động Đạt 1 (Thái Nguyên) với sự tham gia tích cực của 300 học sinh. Hoạt động đã thu hút sự quan tâm của các lãnh đạo địa phương và các ban ngành liên quan. Sau khi kết thúc sự kiện, lãnh đạo địa phương đã đồng ý gửi công văn đến các bên liên quan thông báo về tác hại của thuốc bảo vệ thực vật đến trẻ em và nêu ra các giải pháp để giải quyết vấn đề này”. (Nhận xét của PAN ASIA-PACIFIC, một đối tác quốc tế của SRD, về sự kiện có trẻ em tham gia được tổ chức năm 2016)

SRD - BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2016

17


TRUYỀN THÔNG, NGHIÊN CỨU VÀ VẬN ĐỘNG CHÍNH SÁCH SRD tích cực tham gia các sự kiện cấp khu vực và toàn cầu

Tăng cường liên minh liên kết và truyền thông, nghiên cứu, vận động chính sách dựa trên bằng chứng SRD luôn coi trọng việc đưa các kết quả nghiên cứu vào thực tế thông qua việc chủ động thực hiện nhiều nghiên cứu khác nhau trong các lĩnh vực như: Quản trị rừng, thích ứng và giảm thiểu Biến đổi Khí hậu, REDD+, FLEGT và Nông nghiệp thông minh với Biến đổi Khí hậu,… Các phát hiện từ những nghiên cứu thực tiễn đã được sử dụng nhằm xác định các vấn đề phát triển, dự báo các xu hướng mới trong lĩnh vực phát triển, thu hẹp các khoảng cách giữa thực tế và chính sách hiện hành, cũng như vận động cho những thay đổi liên quan đến xây dựng chính sách. Đồng thời, các bằng chứng từ nghiên cứu thực tiễn còn được xem xét để đưa vào các chương trình dự án cụ thể nhằm góp phần giải quyết triệt để các

Các ấn phẩm nghiên cứu, truyền thông được tài liệu hóa và chia sẻ rộng rãi

18

nguyên nhân gốc rễ của các vấn đề ảnh hưởng đến người nghèo tại cộng đồng. SRD tiếp tục cùng với thành viên của các mạng lưới tăng cường sự tham gia tích cực vào các hoạt động thuộc các lĩnh vực khác nhau ở cấp toàn cầu, như: Hội thảo cấp khu vực về Quản trị Rừng do FERN tổ chức tại Lào, Tuần lễ Rừng Thế Giới do FAO tổ chức ở Ý, Hội thảo về Giới và Giảm thiểu rủi ro thiên tai trong sự đa dạng do JICA tổ chức tại Nhật Bản, Gặp gỡ cấp cao Đối tác toàn cầu cho Hợp tác và Phát triển hiệu quả tại Kenya, và nhiều sự kiện quốc tế khác. Những hoạt động bên ngoài Việt Nam mà SRD tham gia đã giúp mở rộng các mạng lưới hợp tác chuyên nghiệp, tìm kiếm cơ hội gây quỹ, cũng như giúp dự báo các xu hướng mới trên toàn cầu trong lĩnh vực phát triển. Các hoạt động và sự kiện truyền thông đa dạng cũng đã được tổ chức ở các cấp khác nhau với mục đích nâng cao nhận thức, tạo sự thay đổi tích cực cho người dân đối với các vấn đề tại cộng đồng. SRD đã hỗ trợ và hướng dẫn cộng đồng tổ chức các sự kiện truyền thông thông qua các hoạt động như: sinh hoạt định kỳ tại thôn-bản, hỗ trợ xây dựng các quy ước thôn-bản, các hoạt động văn hóa cộng đồng, sản xuất các sản phẩm truyền thông hướng tới người dân vùng nông thôn và miền núi, và nhiều hoạt động truyền thông phù hợp khác nhằm đạt được mục tiêu đề ra.

TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN BỀN VỮNG (SRD)


PHÁT TRIỂN TỔ CHỨC

SRD luôn chú trọng tạo cơ hội phát triển chuyên nghiệp cho tất cả nhân viên trong tổ chức

Một tổ chức không ngừng học hỏi, chia sẻ và phát triển SRD luôn hiểu rằng việc xây dựng đội ngũ lãnh đạo kế cận và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là một ưu tiên hàng đầu cho sự phát triển lâu dài của tổ chức. Trong năm 2016, với sự hỗ trợ của chuyên gia từ Úc, SRD đã giới thiệu và thực hiện một hợp phần đào tạo mới mang tên “Chương trình Phát triển những nhà lãnh đạo mới” với mục tiêu nuôi dưỡng và phát triển thế hệ lãnh đạo kế cận cho SRD. Đây là cơ hội học tập và phát triển sự nghiệp quý giá mà SRD tạo ra dành cho những nhân viên có mục tiêu phấn đấu với mong muốn được đảm nhận những vị trí quản lý cấp cao trong tương lai. Trong năm vừa qua, tất cả nhân viên của tổ chức đã được khuyến khích nộp hồ sơ thi tuyển vào chương trình và có 02 ứng viên được lựa chọn. Ban quản lý của SRD sẽ tiếp tục triển khai chương trình này vào năm 2017 nhằm tuyển chọn thêm những cán bộ trẻ tiêu biểu để tham gia vào chương trình huấn luyện đặc biệt kết hợp cả lý thuyết lẫn thực hành với sự hướng dẫn và huấn luyện trực tiếp từ các quản lý cấp cao của SRD. Các nhân viên ưu tú này được kỳ vọng sẽ trở thành những nhân tố mới có đầy đủ khả năng để đảm nhận những vị trí quản

lý nhằm đóng góp vào việc thực hiện thành công những mục tiêu lớn mà SRD đặt ra cho kế hoạch chiến lược mới giai đoạn 2018-2022. Nhiều hoạt động tập huấn, nâng cao năng lực với các chủ đề đa dạng được SRD tổ chức cho toàn thể nhân viên trong suốt năm qua, giúp họ có đủ khả năng để hoàn thành các nhiệm vụ được giao ở mức cao nhất. Quan trọng hơn, một môi trường mở dành cho việc học hỏi và chia sẻ cũng được thiết lập trong nội bộ tổ chức nhằm mang đến cho nhân viên những cơ hội phù hợp và linh động để tiếp cận và học hỏi những kỹ năng và kiến thức mới phục vụ cho công việc trong bối cảnh có nhiều thay đổi như hiện nay.

Các buổi tập huấn nâng cao năng lực cho nhân viên thường xuyên được SRD tổ chức

SRD - BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2016

19


KINH NGHIỆM CỦA SRD: TỪ Ý TƯỞNG ĐẾN THỰC TIỄN MÔ HÌNH “SRD-KẾT NỐI NHÀ NÔNG” ĐƯA SẢN PHẨM CỦA NÔNG DÂN RA THỊ TRƯỜNG

T

rước thực trạng thực phẩm bẩn đang tràn ngập thị trường như hiện nay, thì việc được tiếp cận nguồn thực phẩm sạch, an toàn và có nguồn gốc rõ ràng luôn là một nhu cầu có thực của nhiều người tiêu dùng. Với sự hỗ trợ về kỹ thuật và tài chính từ SRD, nhiều sản phẩm nông nghiệp có chất lượng đã được bà con nông dân canh tác, chăm bón, thu hoạch và bán ra thị trường, dù ban đầu chỉ mới tập trung ở khu vực nông thôn. Nhằm giúp người nông dân tại các địa bàn dự án có thêm đầu ra để tiêu thụ sản phẩm, SRD đã quyết định thu hẹp khoảng trống này bằng việc hỗ trợ nông dân mang các sản phẩm nông nghiệp sạch và an toàn đến các thị trường khác nhau, từ nông thôn đến thành thị. Một mô hình ý nghĩa mang tên “SRD-Kết nối nhà nông” đã được xây dựng, thử nghiệm và duy trì thông qua các hình thức như: thiết lập trang facebook giới thiệu sản phẩm, tìm kiếm và mở rộng mạng lưới kênh phân phối ở các tỉnh và địa bàn Hà Nội, tham gia các hội chợ và sự kiện giới thiệu sản phẩm, với mục tiêu làm cầu nối để mang các sản phẩm nông nghiệp an toàn từ cánh đồng đến chợ, từ đó, giúp bà con nông dân có thêm thu nhập, cũng như góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống của cả nông dân lẫn người tiêu dùng. Hiện nay, SRD đang hỗ trợ tiêu thụ các

20

Gian hàng SRD tham gia Hội chợ Nông sản tại Khu đô thị Royal City

sản phẩm do người hưởng lợi dự án sản xuất đến với thị trường tiêu dùng thành thị với một số sản phẩm tiêu biểu như: nước mắm, mắm tôm, mắm chua, moi khô, mật ong, gà giun quế, men vi sinh, nhằm đáp ứng nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng khắp nơi. SRD đang tích cực áp dụng cách tiếp cận “bốn nhà”, bao gồm: Nhà nông - Nhà nước – Nhà doanh nghiệp - Nhà phi chính phủ bằng cách lồng ghép vào các hoạt động phát triển sinh kế của mình. Đây là những bước đi ban đầu của SRD nhằm hướng tới việc hỗ trợ nông dân xây dựng mô hình doanh nghiệp xã hội trong tương lai từ chính những hoạt động do họ quản lý và thực hiện.

TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN BỀN VỮNG (SRD)


CHIA SẺ TỪ NHÀ TÀI TRỢ VÀ ĐỐI TÁC SRD – MỘT HÀNH TRÌNH KẾT NỐI VÀ SẺ CHIA Ý NGHĨA

SRD

là một tổ chức Phi chính phủ tại Việt Nam mà cá nhân tôi hân hạnh được biết đến và có cơ hội cùng hợp tác trong suốt 06 năm qua trong vai trò là Trưởng ban Đông Nam Á, thuộc tổ chức Manos Unidas (Tây Ban Nha) – một trong những đối tác quốc tế chính của SRD. SRD cũng vừa đón nhận tuổi lên 10 của mình trong năm 2016, đánh dấu 10 năm tồn tại và phát triển không ngừng để trở thành một trong những tổ chức phi chính phủ hàng đầu tại Việt Nam hiện nay. Đây cũng là thời điểm ý nghĩa để ghi nhận những nỗ lực bền bỉ trong suốt chặng đường dài 10 năm qua của toàn thể cán bộ nhân viên SRD nhằm đảm bảo khả năng quản lý và thực hiện hiệu quả nhất hàng loạt chương trình, dự án quy mô lớn. Để có được những “trái ngọt” của SRD hôm nay không thể không nhắc đến sự tận tâm, cam kết và những cống hiến hết mình của tập thể SRD. Họ là những con người đã không quản ngày đêm vượt qua mọi khó khăn thách thức để đến với những làng bản hẻo lánh xa xôi, những cộng đồng nghèo khó với sứ mệnh góp phần giúp người dân xóa nghèo, đảm bảo an toàn lương thực và phát triển sinh kế bền vững. Hơn 10 năm qua, SRD đã, đang và sẽ luôn là người bạn thân thiết của nông dân và cộng đồng nghèo vùng nông thôn, cùng nhau làm việc để tìm ra những giải pháp hữu hiệu giúp giải quyết các vấn đề liên quan đến sinh kế của chính người dân. Một số lượng đáng kể những chương trình, dự án có quy mô lớn đã được triển khai thực hiện thành công với sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế, bao gồm các tổ chức Phi chính phủ quốc tế, Chính phủ và Nhà tài trợ đa phương. SRD cũng thường xuyên tiến hành các nghiên cứu chuyên sâu nhằm chủ động phát hiện, đề xuất và biến các ý tưởng mới trong lĩnh vực nông nghiệp thành các chương trình dự án với những phương pháp tiếp cận và kỹ thuật phù hợp giúp bà con nông dân nâng cao khả năng phục hồi và thích ứng với những thay đổi khó lường trong bối cảnh biến đổi khí hậu phức tạp hiện nay. SRD tiếp tục duy trì và xây dựng mối quan hệ hợp tác tốt đẹp với tất cả các bên liên quan, không chỉ với người nông dân mà còn với cả chính quyền địa phương các cấp. Đặc biệt, SRD chú trọng sự hợp tác và kết nối với các tổ chức dựa vào cộng đồng khác nhằm chia sẻ kinh nghiệm, tổng hợp nguồn lực và sức mạnh sẵn có, và thông qua đó, học hỏi những thành công từ bên ngoài để có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Là thành viên tích cực và với vai trò là lãnh đạo của một số tổ chức liên minh liên kết trong các lĩnh vực hoạt động khác nhau, SRD đã và đang không ngừng tác động để góp phần tạo nên sự thay đổi tích cực cho một số vấn đề lớn hiện nay như: Biến đổi khí hậu, Quản trị rừng.

Nhà tài trợ Manos Unidas đến thăm dự án tại huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa Những ngày đầu năm 2017 là thời điểm phù hợp để tổng kết những thành quả đã đạt được cũng như rút ra những bài học kinh nghiệm từ thực tiễn, đồng thời sẵn sàng đối mặt với những thách thức mới đang ảnh hưởng đến sự phát triển của cộng đồng nghèo và những nhóm đối tượng bị thiệt thòi ở Việt Nam. Trong suốt một năm qua, SRD đã có những nỗ lực vượt bậc để có thể hoàn thành sứ mệnh của mình, mang lại sự thay đổi tích cực bằng việc đóng góp vào công cuộc giảm nghèo, tăng cường dân chủ cơ sở, bảo vệ quyền con người thông qua quá trình xây dựng năng lực và trao quyền cho cộng đồng. Chúng tôi, cán bộ và nhân viên của Manos Unidas, rất vinh dự và tự hào khi đã đồng hành cùng SRD thực hiện thành công nhiều dự án trong suốt 10 năm qua. Chúng tôi tin chắc rằng, SRD sẽ vẫn tiếp tục phát huy vai trò tiên phong của mình ở vị trí của một tổ chức hàng đầu làm việc với mục tiêu cải thiện sinh kế cho nông dân bằng tư duy sáng tạo và đổi mới trong các lĩnh vực như: Nông nghiệp sinh thái, Quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên, và xây dựng các tổ chức nông dân có khả năng làm chủ tại cộng đồng. Chúng tôi mong đợi một năm mới thành công bằng mối quan hệ hợp tác tốt đẹp và hiệu quả giữa SRD và Manos Unidas trong năm 2017. Patricia Garrido Llamas Trưởng ban Đông Nam Á, tổ chức Manos Unidas (Tây Ban Nha)

SRD - BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2016

21


SỨC MẠNH CỦA MỐI QUAN HỆ HỢP TÁC

N

hìn lại những gì đã làm trong năm 2016 là một cơ hội để tôn vinh sức mạnh của mối quan hệ hợp tác. Chương trình Rừng và Đồng bằng Việt Nam (VFD) do Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tài trợ mà chúng tôi đang cùng nhau làm việc tập trung vào khu vực rừng và đồng bằng nhằm hỗ trợ quá trình chuyển đổi của Việt Nam hướng tới phát triển bền vững, phát thải thấp và tăng cường khả năng thích ứng với khí hậu. Cân bằng giữa quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên và nâng cao khả năng thích ứng với những tác động của biến đổi khí hậu là những mục tiêu phức tạp đòi hỏi những giải pháp mang tính lồng ghép – và vì thế, không một tổ chức đơn lẻ nào có thể tự mình thực hiện được. Những thành công mà VFD đã đạt được thông qua sự hợp tác mật thiết với những đối tác phi chính phủ Việt Nam mà chúng tôi có được là minh chứng rõ nét cho mối quan hệ hợp tác hiệu quả này. Một trong những đối tác thân thiết nhất của chúng tôi trong suốt nhiều năm qua là SRD. Chúng tôi thấy rõ điều này qua những ví dụ cụ thể, chẳng hạn như: Kế hoạch

Hành động Phát triển Xanh lồng ghép mà tỉnh Thanh Hóa đã thực hiện thành công trong năm 2016. Làm việc với nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm: Rừng, Nông nghiệp và Năng lượng, VFD và tỉnh Thanh Hóa đã xác định một loạt hoạt động ưu tiên giúp làm giảm khí thải, đạt được các mục tiêu có sản phẩm sạch hơn, cũng như hỗ trợ lối sống xanh hơn cho các cộng đồng tại địa phương. Một phần trong chiến lược này là nâng cao khả năng bảo vệ, phát triển và quản lý cây đước tại vành đai ven biển xã Đa Lộc (huyện Hậu Lộc, Thanh Hóa), vốn là phần việc mà SRD đảm trách thực hiện. Trong suốt chuyến thăm tại địa phương này trong tháng 8/2016, chúng tôi đã có cơ hội tận mắt chứng kiến sự năng động của người dân địa phương trong việc trồng, bảo vệ, và quản lý các khu vực trồng cây đước như là một giải pháp giúp giảm phát thải khí cacbon, cung cấp một vùng đệm chống lại bão và lũ giúp tăng khả năng chịu đựng, và hỗ trợ các nguồn sinh kế địa phương như nuôi cá và thu hoạch mật ong. Địa bàn dự án này cung cấp cho chúng ta một ví dụ tuyệt vời về những gì

SRD – HƯỚNG TỚI MỤC TIÊU TRAO QUYỀN VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

SRD

là một tổ chức phi chính phủ mà thế mạnh thể hiện ở việc hợp tác và làm việc chặt chẽ với cộng đồng nhằm đạt được những tác động mạnh mẽ về chương trình, cũng như hướng tới sự trao quyền và phát triển bền vững. Với cá nhân tôi, 2016 là một năm thật sự thú vị và hứng khởi khi tôi thực hiện chuyến đi đầu tiên của mình đến Việt Nam thăm dự án “Nâng cao vị thế của người khuyết tật” do Caritas Úc tài trợ. Trong tôi tràn ngập niềm hy vọng được nhìn thấy những công việc tuyệt vời được thực hiện qua các hoạt động

22

dự án tại địa phương, và mong đợi sẽ làm việc chặt chẽ hơn nữa với SRD để có thể mang đến những thay đổi tích cực hơn cho năm tiếp theo. Những câu chuyện tôi nghe được từ những người tham gia dự án tại cộng đồng

TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN BỀN VỮNG (SRD)

và bằng cách nào mà SRD đã hỗ trợ thành công trong việc triển khai thực hiện các chính sách có tính đổi mới tại cấp cộng đồng nhằm hỗ trợ khả năng ứng phó với sự thay đổi của khí hậu tại Việt Nam. Chúng tôi đánh giá cao những đóng góp nổi bật của SRD cho chương trình VFD, và chúc mừng SRD vì một năm 2016 thành công. Là các thành viên trong cùng một đội công tác, chúng tôi mong đợi sự phối hợp và hợp tác tiếp theo cùng SRD để cùng chia sẻ những thành công cho năm 2017 và cả những thời gian tiếp theo sau đó. Brian Bean Giám đốc Dự án Rừng và Đồng bằng Việt Nam (VFD), Tổ chức Winrock International

về những tác động mà dự án mang lại cho cuộc sống của họ đã làm nổi bật lên sự cam kết và tâm huyết của SRD khi làm việc cùng với nhóm người yếu thế nhất này. Không phải đợi đến khi bạn nghe những người khuyết tật nói ra thì bạn mới thật sự hiểu được dự án này đã mang lại những thay đổi lớn đến thế nào cho cuộc sống của họ. Kết thúc năm 2016 và bắt đầu năm 2017 với niềm lạc quan sâu sắc, tôi tin rằng những nỗ lực của toàn thể cán bộ và nhân viên SRD sẽ tiếp tục đóng góp vào công cuộc giảm nghèo và công bằng xã hội ở Việt Nam. Patrick Makenen Điều phối các chương trình tại Việt Nam, tổ chức Caritas Úc


NHỮNG THÀNH TÍCH NỔI BẬT NĂM 2016 Năm 2016, những nỗ lực của SRD tiếp tục được ghi nhận qua các giải thưởng sau:

Bằng khen vì những thành tích xuất sắc trong công tác Bảo vệ môi trường và Biến đổi khí hậu (do Bộ Tài nguyên và Môi trường trao tặng tháng 4/2016)

Bằng khen vì đã có thành tích xuất sắc góp phần vào sự phát triển nông nghiệp, nông thôn (do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trao tặng tháng 4/2016)

Giấy chứng nhận Tổ chức thực hành xuất sắc nhất về Minh bạch và Trách nhiệm Giải trình năm 2016 (hạng mục Tổ chức lớn) trong khuôn khổ Chương trình “Inspiring CSOs 2016” (do MSD tổ chức tháng 10/2016) Mô hình “Sản xuất nông nghiệp khép kín không rác thải tại tỉnh Thái Nguyên và Phú Thọ” được bình chọn là “Mô hình Phát triển Bền vững Tiêu biểu năm 2016”, (do VUSTA trao tặng tháng 12/2016)

SRD - BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2016

23


BẢN ĐỒ ĐỊA BÀN DỰ ÁN VÀ MẠNG LƯỚI

24

TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN BỀN VỮNG (SRD)


BÁO CÁO TÀI CHÍNH BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN Ngày 31 tháng 12 năm 2016 Đơn vị: USD STT

TÀI SẢN

I.

Tiền

1

2

2016

2015 713,324

826,958

Tiền mặt

4,708

4,874

Việt Nam đồng

1,528

1,653

Ngoại tệ

3,180

3,220

Tiền gửi ngân hàng

708,616

822,085

Việt Nam đồng

633,934

733,632

74,683

88,453

Ngoại tệ II.

Các khoản đầu tư ngắn hạn

-

-

1

Các khoản đầu tư ngắn hạn

-

-

10,776

2,245

-

377

III.

Các khoản phải thu ngắn hạn

1

Phải thu từ nhà tài trợ

2

Tạm ứng (nhân viên)

6,823

-

3

Các khoản phải thu khác

3,953

1,869

IV.

Tài sản cố định

28,320

34,047

1

Tài sản cố định hữu hình

28,320

32,461

55,921

54,277

(27,602)

(21,816)

-

1,587

7,839

7,934

(7,839)

(6,347)

-

-

752,420

863,251

- Nguyên giá - Giá trị hao mòn lũy kế 2

Tài sản cố định vô hình - Nguyên giá - Giá trị hao mòn lũy kế

V.

Các khoản đầu tư dài hạn TỔNG TÀI SẢN

SRD - BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2016

25


BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN (Tiếp theo) Ngày 31 tháng 12 năm 2016 Đơn vị: USD STT

NGUỒN VỐN

I.

Nợ ngắn hạn

1

Chi phí trích trước

2

Phải trả người lao động

3

2015 163,223

154,460

-

-

150,588

137,427

Các khoản phải trả theo lương

-

-

4

Các khoản phải nộp Nhà nước

-

610

5

Các khoản phải trả khác

12,635

16,423

II.

Nguồn kinh phí

589,197

708,791

1

Tạm ứng kinh phí

-

-

2

Chênh lệch tỷ giá

-

-

3

Quỹ phát triển sự nghiệp

341,399

307,260

4

Nguồn kinh phí hoạt động

30,442

163,515

5

Nguồn kinh phí dự án

189,036

203,968

6

Nguồn kinh phí hình thành TSCĐ

28,320

34,047

752,420

863,251

TỔNG NGUỒN VỐN

26

2016

TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN BỀN VỮNG (SRD)


BÁO CÁO TÀI CHÍNH BÁO CÁO THU NHẬP - CHI PHÍ Đơn vị: USD STT I.

KHOẢN MỤC

940,215

1,219,313

4,172

8,239

12,911

1,155

1,391

96

-

41,249

958,689

1,270,052

Chi phí chương trình

967,475

1,319,238

Chi phí hỗ trợ chương trình

134,854

98,550

Tổng chi phí

1,102,328

1,417,787

CHÊNH LỆCH THU NHẬP - CHI PHÍ

(143,640)

(147,735)

Lãi tiền gửi Chênh lệch tỷ giá Thu nhập khác Thu nhập hành chính từ các dự án Tổng thu nhập

III.

2015

Thu nhập Nguồn kinh phí tài trợ

II.

2016

Chi phí

SRD - BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2016

27


28

TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN BỀN VỮNG (SRD) TRƯỞNG PHÒNG NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG

CÁN BỘ CHƯƠNG TRÌNH

TRỢ LÝ CHƯƠNG TRÌNH TÌNH NGUYỆN VIÊN THỰC TẬP SINH

QUẢN LÝ CHƯƠNG TRÌNH MIỀN TRUNG

CÁN BỘ CHƯƠNG TRÌNH

TRỢ LÝ CHƯƠNG TRÌNH TÌNH NGUYỆN VIÊN THỰC TẬP SINH

PHÓ GIÁM ĐỐC

TRỢ LÝ CHƯƠNG TRÌNH TÌNH NGUYỆN VIÊN THỰC TẬP SINH

CÁN BỘ CHƯƠNG TRÌNH

TRƯỞNG PHÒNG FLEGT và REDD+

GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH

HỘI ĐỒNG QUẢN LÝ

VUSTA

TRỢ LÝ TRUYỀN THÔNG TÌNH NGUYỆN VIÊN THỰC TẬP SINH

CÁN BỘ TRUYỀN THÔNG

KẾ TOÁN

LÁI XE/ TẠP VỤ/ BẢO VỆ TÌNH NGUYỆN VIÊN THỰC TẬP SINH

CÁN BỘ NHÂN SỰ

CÁN BỘ HÀNH CHÍNH

PHÓ GIÁM ĐỐC/ KẾ TOÁN TRƯỞNG

SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA SRD


NHÀ TÀI TRỢ VÀ ĐỐI TÁC TÀI TRỢ NĂM 2016 Nhà tài trợ và Đối tác tài trợ

Quốc gia

Manos Unidas

Tây Ban Nha

Dự án: Quản lý và sử dụng đất có sự tham gia tại Thái Nguyên và Phú Thọ giai đoạn II Dự án: Vì sinh kế bền vững cho phụ nữ nông dân nghèo và đơn thân làm chủ hộ tại huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa Dự án: Phục hồi rừng nhiệt đới bằng việc phát triển vườn ươm cây bản địa tại Thái Nguyên

Caritas Australia

Úc

Dự án: Nâng cao vị thế Người khuyết tật tại huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị Dự án: Cộng đồng chung tay ứng phó thiên tai tại tỉnh Quảng Trị

FERN (tài trợ bởi Liên minh Châu Âu)

Bỉ

Dự án: Thúc đẩy chương trình Thực thi Lâm luật, Quản trị rừng và Thương mại Lâm sản tại vùng Đông Nam Á thông qua sự tham gia chủ động của các tổ chức xã hội

Winrock International (tài trợ bởi Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ - USAID)

Hoa Kỳ

Dự án: Rừng và Đồng bằng Việt Nam

Mạng lưới hành động về hóa chất trừ sâu Châu Á - Thái Bình Dương (PANAP)

Malaysia

Dự án: Hướng tới một môi trường không độc hại tại Đông Nam Á

SRD - BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2016

29


Những vụ mùa bội thu là niềm vui và hạnh phúc của mọi người, mọi nhà

30

TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN BỀN VỮNG (SRD)


Lễ kỉ niệm 10 năm thành lập Trung tâm SRD tháng 4/2016

Với tầm nhìn hướng tới sự phát triển bền vững vì cộng đồng, SRD đã và đang không ngừng nỗ lực vươn lên và vươn xa hơn nữa. Trong năm 2017, là năm cuối cùng thực hiện Kế hoạch Chiến lược 20132017 và chuẩn bị cho việc xây dựng Kế hoạch Chiến lược 2018-2022 của tổ chức, toàn thể đội ngũ cán bộ và nhân viên SRD sẽ tiếp tục thực hiện các cam kết của mình nhằm mang lại những giá trị tốt đẹp nhất cho sự phát triển của người dân cũng như sứ mệnh mà SRD đã đặt ra.

HỘI LUẬT GIA VIỆT NAM NHÀ XUẤT BẢN HỒNG ĐỨC Địa chỉ: 65.Tràng Thi - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội Email: nhaxuatbanhongduc@yahoo.com Điện thoại : 04.3 9260024 Fax :04.3 9260031

Chịu trách nhiệm xuất bản Giám đốc: BÙI VIỆT BẮC

Nhóm biên soạn: Bà Vũ Thị Bích Hợp – Giám đốc SRD Phòng Truyền thông - SRD Cán bộ SRD

Tổng biên tập: LÝ BÁ TOÀN

Ảnh: Nguồn ảnh được sử dụng từ thư viện ảnh của SRD. Ảnh bìa 1: Vũ Ngọc Dũng

Chịu trách nhiệm nội dung

Biên tập: Ngô Thị Hồng Tú Trình bày, minh họa: Phạm Đăng Giang Sửa bản in: Quang Minh Kỹ thuật: Quang Minh

In: 400 cuốn, khổ: 19 x 26cm. In tại: Công ty TNHH TM và Truyền thông quảng cáo Quang Minh Mobile: 0904 267 080 Số xác nhận ĐKXB: 1039 - 2017/CXBIPH/02 - 15/HĐ. Số QĐXB của NXB: 533/QĐ-NXBHĐ cấp ngày 07 tháng 4 năm 2017 In xong và nộp lưu chiểu năm 2017.

SRD - BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2016

31


Trung tâm Phát triển Nông thôn Bền vững (SRD) ĐT: 04 39436676/78 Email: info@srd.org.vn Facebook: https://www.facebook.com/srdvietnam/

32

TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN BỀN VỮNG (SRD)


Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.