FINAL BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2019

Page 1

Ảnh bìa: Phan Tân Lâm

BÁO CÁO

THƯỜNG NIÊN

2019


Đại biểu và học viên các nhóm sở thích của dự án Sơn La thăm mô hình trồng na theo hướng bền vững, tại huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La

MỤC LỤC 1

Giới thiệu về Trung tâm Phát triển Nông thôn Bền vững •

Tầm nhìn, Sứ mệnh, Giá trị

03 04

2

Thư ngỏ từ Chủ tịch Hội đồng Quản lý kiêm Giám đốc điều hành SRD

05

3

Bản đồ địa bàn dự án và Mạng lưới

06

4

SRD qua những con số ấn tượng năm 2019

07

5

Các lĩnh vực hoạt động chính

08

6

Nông nghiệp và Sinh kế Bền vững

08

Biến đổi khí hậu (BĐKH)

11

Lâm nghiệp và VPA-FLEGT

13

Các chủ đề xuyên suốt

16

Bảo vệ trẻ em

16

Lồng ghép giới

17

Nâng cao vị thế Người khuyết tật

18

7

Hoạt động mạng lưới và Hợp tác quốc tế

21

8

Truyền thông, Nghiên cứu và Vận động chính sách

23

9

Phát triển tổ chức

24

10

Chia sẻ từ nhà tài trợ và đối tác

25

11

Báo cáo tài chính

26

12

Sơ đồ cơ cấu tổ chức SRD

29

13

Nhà tài trợ và Đối tác tài trợ cho các dự án thực hiện của SRD năm 2019

30


03

GIỚI THIỆU VỀ TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN BỀN VỮNG

Thành lập năm 2006 theo Quyết định số 281/QĐ-LHH của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA). Một trong những tổ chức phi chính phủ (NGO) hàng đầu tại Việt Nam.

Kế thừa 28 năm kinh nghiệm của Tổ chức Hợp tác Quốc tế vì sự Đoàn kết và Phát triển (CIDSE Việt Nam).

Tổ chức sáng lập, Chủ tịch mạng lưới VNGO-FLEGT (Mạng lưới các tổ chức phi chính phủ Việt Nam về Thực thi Lâm luật và Quản trị rừng).

Thành viên tích cực của nhiều mạng lưới và diễn đàn chính sách trong nước và quốc tế. Tổ chức sáng lập, Chủ tịch mạng lưới VNGO&CC (Mạng lưới các tổ chức phi chính phủ Việt Nam và Biến đổi Khí hậu).


04

SRD - BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2019

TẦM NHÌN

SỨ MỆNH

GIÁ TRỊ

Các cộng đồng dễ bị tổn thương có khả năng tiếp cận và kiểm soát nguồn lực, làm chủ cuộc sống của họ trong một môi trường lành mạnh, bền vững và một xã hội được quản trị tốt.

SRD làm việc với các bên liên quan để tạo sự thay đổi thực sự ở các cấp cộng đồng và chính sách.

• Tính tự chủ • Trách nhiệm giải trình/Tính minh bạch • Chia sẻ và học hỏi • Tập trung vào kết quả/tác động • Thúc đẩy sự tham gia

CHỦ ĐỀ XUYÊN SUỐT • Bảo vệ trẻ em • Bình đẳng giới • Hỗ trợ người khuyết tật

NÔNG NGHIỆP

NHÓM ĐỐI TƯỢNG CHÍNH SÁCH • Nhóm dân tộc thiểu số • Nhóm người nghèo và người dễ bị tổn thương • Nhóm nông dân sản xuất nông - lâm sản quy mô nhỏ lẻ • Các hộ và nhóm cộng đồng sống dựa vào rừng • Các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa • Các nhóm bị ảnh hưởng bởi thiên tai và biến đổi khí hậu • Các tổ chức xã hội địa phương và các Hiệp hội • Các cơ quan chính phủ ở địa phương và Trung ương có liên quan

KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC 5 NĂM CỦA SRD Trọng tâm chiến lược • Củng cố tổ chức • Đa dạng hóa các nguồn lực tài chính • Thúc đẩy doanh nghiệp xã hội • Tiên phong và phối hợp giải quyết các vấn đề môi trường và xã hội ở Việt Nam

LÂM NGHIỆP VÀ VPA-FLEGT

BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

THƯƠNG MẠI VÀ EVFTA


05

THƯ NGỎ

CỦA CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG QUẢN LÍ KIÊM GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH

SRD

Kính gửi quý độc giả! Lời đầu tiên, tôi xin gửi tới các Nhà tài trợ, các Đối tác và các bạn đọc lời chào trân trọng! Đầu năm 2019, SRD bước vào tuổi mười ba, tiếp tục có những thay đổi quan trọng, không ngừng nỗ lực và học hỏi để giữ vững vai trò của một tổ chức phi chính phủ Việt Nam chuyên nghiệp, đổi mới và sáng tạo trong các lĩnh vực hoạt động mà tổ chức đã theo đuổi nhiều năm qua, như nông nghiệp thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo tồn đa dạng sinh học, quản trị lâm nghiệp trong bối cảnh Hiệp định đối tác tự nguyện về Thực thi lâm luật, Quản trị rừng và Thương mại lâm sản (VPA-FLEGT) bắt đầu có hiệu lực. Kết thúc năm 2019 với một tin vui lớn, SRD ký thoả thuận nhận tài trợ của EU để bắt đầu tham gia một lĩnh vực rất mới đó là Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA). Mặc dầu tại thời điểm cuối 2019, EVFTA chưa được Nghị viện châu Âu và Chính phủ Việt Nam phê chuẩn, tuy nhiên sự chuẩn bị sẵn sàng của SRD cùng với các tổ chức xã hội nhằm đưa tiếng nói và quan điểm đến các cơ quan thực thi Hiệp định của Việt Nam và EU trong tương lai, về bảo vệ môi trường, an toàn lao động và an toàn xã hội cho nhiều cộng đồng người sản xuất gồm nông dân và công nhân tham gia vào chuỗi cung ứng và sản xuất các sản phẩm xuất khẩu đi châu Âu là rất cần thiết. Về mặt tổ chức, cuối năm 2019, bà Nguyễn Kim Ngân xin được thôi không tiếp tục giữ vị trí Giám đốc điều hành SRD. Toàn thể Hội đồng quản lý cũng như cán bộ Trung tâm đã tín nhiệm bầu bà Vũ Thị Bích Hợp, Chủ tịch Hội đồng quản lý tiếp tục vai trò Giám đốc điều hành của SRD từ tháng 11/2019. Thay mặt Hội đồng trung tâm và tập thể cán bộ Trung tâm SRD, tôi xin trân trọng bày tỏ lòng tri ân sâu sắc sự hợp tác, hỗ trợ và tin tưởng của các Nhà tài trợ và các Đối tác đã dành cho chúng tôi. SRD cũng đặc biệt tri ân cộng đồng người nghèo và dễ bị tổn thương tại các địa bàn dự án đã đồng hành cùng chúng tôi hoàn thành các nhiệm vụ của năm 2019 thật tốt đẹp, giúp SRD đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước, góp phần thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững (SDGs). Trân trọng, Chủ tịch Hội đồng quản lý kiêm Giám đốc điều hành

Vũ Thị Bích Hợp


06

SRD - BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2019

BẢN ĐỒ ĐỊA BÀN DỰ ÁN VÀ MẠNG LƯỚI


07

SRD qua những con số ấn tượng năm 2019 5579

Số người hưởng lợi trực tiếp từ các dự án

9147

Số người hưởng lợi gián tiếp

1312

Số cán bộ, người dân địa phương tham gia họp Hội thảo/Tập huấn trong khuôn khổ dự án về nông nghiệp và sinh kế bền vững, lâm nghiệp, REDD+ và người khuyết tật

100

Số người/hộ khuyết tật tham gia các mô hình sinh kế bền vững

254

Số trẻ em và trẻ em khuyết tật tham gia vào các sân chơi, học tập cộng đồng

894

Số người tham gia các nhóm sở thích, câu lạc bộ của dự án người khuyết tật ở Quảng Trị và Sơn La

598

Số người tiếp cận vốn vay từ các Nhóm tiết kiệm tín dụng thôn bản (VSLA) tại các xã dự án thuộc tỉnh Quảng Trị và Sơn La

Niềm vui của người nông dân trên đồng ruộng

Các thành viên nhóm VSLA của dự án Sơn La

Các thành viên nòng cốt thực hành trong khoá tập huấn về kỹ năng sơ cấp cứu

Sự kiện truyền thông nhân ngày truyền thống phòng, chống và giảm nhẹ rủi ro thiên tai ở Việt Nam (22/5)


08

SRD - BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2019

CÁC LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG CHÍNH

NÔNG NGHIỆP VÀ SINH KẾ BỀN VỮNG

Đại biểu và học viên thăm ruộng mô hình tại bản Thán, xã Muổi Nọi

Nông nghiệp và SKBV luôn là trọng tâm trong lĩnh vực hoạt động của SRD. Điều này được thể hiện ở mục tiêu của các dự án, tập trung vào nông nghiệp bền vững nhằm hỗ trợ xóa đói, giảm nghèo và trao quyền cho cộng đồng địa phương để quản lý bền vững sinh kế của chính mình. SRD ưu tiên các dự án hỗ trợ cộng đồng, tăng cường sự tham gia của người dân vào quá trình phát triển kinh tế. Thông qua các dự án về cải thiện sinh kế theo hướng bảo tồn đa dạng sinh học và thông minh với khí hậu, các dự án Sơn La (VM059) và Quảng Nam (VM057) đã khuyến khích người dân áp dụng kiến thức khoa học kỹ thuật, duy trì và phát huy kiến thức về giống bản địa trong thí điểm các mô hình thông minh với biến đổi khí hậu (CSA) để tạo ra các sản phẩm an toàn cho sức khỏe, đảm bảo an ninh lương thực, tiếp cận thị trường, tăng thu nhập cho các nhóm yếu thế và giúp người nông dân có chất lượng cuộc sống tốt hơn; đồng thời lồng ghép các mô hình sinh kế thành công vào kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương để nhân rộng và phát triển bền vững kết quả dự án và phát huy nguồn lực và thế mạnh của địa phương.


09

Những kết quả nổi bật của các dự án Dự án Sơn La • 270 hộ gia đình tham gia tập huấn và áp dụng cấy Lúa thông minh với khí hậu (CSR) tại ruộng lúa nhà mình, trung bình diện tích áp dụng 200m2 - 1.000m2. Ruộng mô hình thử nghiệm giảm tiếp 10% phân bón hóa học so với năm 2018 (năm 2018 đã giảm 25 – 30% lượng phân bón hóa học theo cách mà người dân vẫn thực hiện); • Kế hoạch nhân rộng phương pháp canh tác CSR được giới thiệu với các bản lân cận thuộc 8 bản thực hiện dự án và đã có một số hộ dân áp dụng theo (chủ yếu áp dụng kỹ thuật cấy thưa, ít dảnh và cấy mạ non);

Thành quả của các thành viên tham gia lớp tập huấn trồng cà phê

• 240 hộ tham gia tập huấn và áp dụng thực tế vào cây cà phê các kỹ thuật bón phân cho cây, cắt cành tạo tán để cây phát triển tốt nhất, cải tạo và làm giàu lại đất do nhiều năm trước đến nay sử dụng nhiều phân bón hóa học, học hỏi về việc quản lý sâu bệnh và quản lí dịch hại tổng hợp (IPM); • Duy trì việc phục tráng 2 giống lúa nếp bản địa là Tan Lanh và Tan Nhe với 30% hộ gia đình áp dụng kỹ thuật phục tráng để thực hành tại ruộng và chọn cũng như để giống cho năm sau; • Mở rộng tập huấn cho 65 hộ gia đình tại 8 bản về chăn nuôi gà, nâng tổng số hộ gia đình được tập huấn trong 2 năm lên 165 hộ. Quy mô chăn nuôi gà của các hộ gia đình đã tăng từ 20 – 30 con lên đến 50 – trên 300 con; thu nhập từ chăn nuôi gà, ngan, vịt của các hộ dân khoảng từ 2 triệu đến 18 triệu đồng; • Về nhóm tiết kiệm tín dụng thôn bản (VSLA), nhóm đã huy động được gần 140 triệu, cho trên 140 hộ gia đình vay trên địa bàn 8 bản.

Dự án Quảng Nam • Đã hỗ trợ 2 tủ sấy cho 2 tổ hợp tác tại xã Tam Thái và Tam Lộc nhằm giúp người dân chủ động trong sơ chế và bảo quản sản phẩm; • Hỗ trợ xây dựng 2 vườn ươm với diện tích 500 m2/ vườn và bàn giao cho các tổ hợp tác để sử dụng; giúp người dân chủ động nguồn giống, thuận lợi cho mở rộng diện tích cây tại chỗ;

Đại diện MU, SRD và Trung tâm Khuyến nông tại hội thảo tổng kết dự án và kết nối thị trường

• Tổ chức 2 lớp học hiện trường (FFS) cho gần 40 lượt người, tập trung vào nội dung khảo sát, thiết kế, xây dựng vườn ươm cây giống. Kết nối sản phẩm với thị trường là việc làm cần thiết để góp phần đảm bảo tính bền vững của dự án;

• Tổ chức một hội thảo tổng kết dự án và kết nối thị trường với 80 người tham gia gồm các chuyên gia về cây dược liệu, cán bộ UBND 2 xã và người dân và đại diện của hai công ty chuyên thu mua và chế biến cây dược liệu.


10

SRD - BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2019

Câu chuyện điển hình

Ông Lò Văn Nụi chia sẻ về việc chăm sóc đàn gà của gia đình, đặc biệt là việc chăm sóc gà con

Ông Lò Văn Nụi đã tham gia lớp tập huấn chăn nuôi gà của dự án kể từ những buổi đầu tiên. Trước đây, gà nhà ông thường được nuôi theo cách chăn thả tự nhiên nên hay bị thất thoát và dịch bệnh, dẫn đến số lượng gà chết nhiều. Gia đình ông nuôi gà mà nhiều khi không có đủ gà để gia đình sử dụng, đặc biệt trong các dịp ngày lễ, Tết hoặc khi gia đình có công việc, nên ông chưa bao giờ dám nghĩ tới việc bán gà, kiếm thêm thu nhập cho gia đình. Tuy nhiên, tình trạng trên đã có sự thay đổi rõ rệt sau khi ông và vợ ông tham gia các hoạt động của dự án “Bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học cho nhóm cộng đồng nghèo nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu tại tỉnh Sơn La”, đặc biệt là các lớp tập huấn về kỹ thuật chăn nuôi gà bản địa. Sau 2 đợt tập huấn năm 2018 và 2019, gia đình ông đã áp dụng các kiến thức, kỹ thuật học được để cải thiện việc nuôi và chăm sóc gà. Số lượng gà mà ông nuôi đã tăng lên rõ rệt, từ khoảng 20 con trước đây lên khoảng hơn 100 con như hiện tại. “Gia đình tôi không cần phải lo lắng về lương thực cho từng bữa mỗi ngày nữa. Muốn ăn gà, có gà. Trẻ nhà tôi thậm chí còn chán gà cơ mà”, ông vui vẻ chia sẻ.


11

BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU (BĐKH) Biến đổi khí hậu đã và đang diễn ra ngày càng khốc liệt hơn, tác động và gây nhiều tổn thương đến mọi mặt của đời sống kinh tế-xã hội, các cộng đồng dân cư và môi trường, tài nguyên thiên nhiên của Việt Nam. Chính phủ Việt Nam chủ trương chủ động ứng phó với BĐKH và đã ban hành nhiều chính sách, văn bản quan trọng, đáng chú ý gần đây là Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH và tăng trưởng xanh giai đoạn 2016-2020, Kế hoạch thực hiện Thoả thuận Paris. Trung tâm SRD - Chủ tịch mạng lưới các Tổ chức Phi chính phủ Việt Nam và Biến đổi khí hậu (VNGO&CC) cùng với các tổ chức xã hội - thành viên ở Việt Nam đã có những đóng góp cho các nỗ lực thích ứng với BĐKH thông qua nhiều chương trình, dự án, nghiên cứu cụ thể, thực tiễn ở cả cấp địa phương và quốc gia vì mục tiêu chung hạn chế những ảnh hưởng của BĐKH tới kinh tế-xã hội-môi trường. Hàng trăm sáng kiến, hành động thích ứng BĐKH, giảm nhẹ rủi ro thiên tai ở nhiều lĩnh vực, nhiều địa phương khác nhau trong cả nước đã được các tổ chức xã hội hỗ trợ triển khai. Với nhiều hình thức triển khai chủ động, sáng tạo và minh bạch, SRD cùng với các tổ chức xã hội đã tạo ra những hiệu quả rõ rệt trong tăng cường nhận thức và năng lực thích ứng, chống chịu khí hậu của cộng đồng và các bên liên quan. Dự án “Tăng cường vai trò của các tổ chức xã hội vào quá trình xây dựng Kế hoạch quốc gia về thích ứng với biến đổi khí hậu” – do Chương trình tài trợ nhỏ của Quỹ Môi trường Toàn cầu (GEF SGP), Liên Hợp Quốc tài trợ thông qua Trung tâm Phát triển Nông thôn Bền vững (SRD) đã tiếp tục đạt được các kết quả cụ thể trong năm 2019.


12

SRD - BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2019

Những kết quả nổi bật của các dự án Dự án “Tăng cường vai trò của các tổ chức xã hội vào quá trình xây dựng Kế hoạch quốc gia về thích ứng với biến đổi khí hậu”. • Phối hợp với Vụ Hợp tác Quốc tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) tổ chức thành công Diễn đàn “Vai trò của các tổ chức xã hội trong Kế hoạch Thích ứng với BĐKH ngành nông nghiệp”, chia sẻ về đề xuất Kế hoạch thích ứng (NAP) cho các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, thủy lợi; sự tham gia của các tổ chức xã hội trong hỗ trợ cộng đồng nông thôn ứng phó với BĐKH;

Diễn đàn Vai trò của các TCXH trong Kế hoạch Thích ứng với BĐKH ngành nông nghiệp

• Tổ chức Tọa đàm Các tổ chức xã hội ở Việt Nam hướng tới Kế hoạch quốc gia về thích ứng với biến đổi khí hậu với sự tham gia của hơn 40 đại biểu và trao đổi về định hướng tham gia của hai Mạng lưới VNGO&CC và Nhóm Công tác về Biến đổi Khí hậu (CCWG), trong tiến trình xây dựng và triển khai NAP, và thúc đẩy áp dụng CSA; • Phối hợp với Cục Biến đổi khí hậu, Bộ Tài nguyên và Môi trường, nhóm CCWG tổ chức Hội thảo Lấy ý kiến dự thảo khung Kế hoạch quốc gia thích ứng biến đổi khí hậu 2021 – 2030, tầm nhìn 2050 (NAP). Hội thảo đã lấy ý kiến góp ý cho các nội dung về bố cục của Kế hoạch, nhu cầu thích ứng của các ngành lĩnh vực, mục tiêu thích ứng và các nhóm giải pháp ưu tiên, cấp bách cần triển khai đối với từng ngành từng lĩnh vực. Những ý kiến góp ý đã được Cục biến đổi khí hậu - cơ quan đầu mối soạn thảo NAP tiếp nhận và sẽ nghiên cứu các ý kiến góp ý để tiếp tục xây dựng và hoàn thiện dự thảo NAP; • Biên soạn và xuất bản Tài liệu “Các tổ chức xã hội ở Việt Nam hướng đến Kế hoạch quốc gia thích ứng với biến đổi khí hậu”, trên cơ sở hoạt

Tọa đàm Các tổ chức xã hội ở Việt Nam hướng tới Kế hoạch quốc gia về thích ứng với biến đổi khí hậu

động rà soát, đánh giá các mô hình thích ứng với BĐKH do các tổ chức xã hội (TCXH) và GEF SGP hỗ trợ thành công, các hội thảo, tọa đàm, diễn đàn do dự án tổ chức. Tài liệu này đã được chia sẻ tới Cục biến đổi khí hậu, Ban soạn thảo NAP, các cơ quan chức năng của Bộ NN&PTNT, Nhóm CCGW, Mạng lưới VNGO&CC và các tổ chức quốc tế có liên quan; • Xây dựng một clip ngắn với tên gọi “Các tổ chức xã hội ở Việt Nam hướng đến Kế hoạch quốc gia thích ứng với biến đổi khí hậu” và phát sóng trên Truyền hình Nhân dân và trang web của Mạng lưới VNGO.


13

LÂM NGHIỆP VÀ VPA-FLEGT

Hiệp định đối tác tự nguyện về Thực thi lâm luật, Quản trị rừng và Thương mại lâm sản (VPA-FLEGT) bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/06/2019 theo thỏa thuận giữa Liên minh châu Âu và Chính phủ Việt Nam, thể hiện cam kết hợp tác của hai bên nhằm giải quyết tình trạng khai thác và thương mại gỗ bất hợp pháp thông qua việc xây dựng và vận hành Hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam (VNTLAS). Với vai trò Chủ tịch Mạng lưới VNGO-FLEGT từ năm 2012 đến nay và là đại diện của các tổ chức xã hội trong Ban Điều hành Chương trình hợp tác của Liên Hiệp Quốc về Giảm phát thải từ phá rừng và suy thoái rừng ở các nước đang phát triển (UN-REDD) pha 2 (2015-2018) tại Việt Nam, Trung tâm SRD đã thực hiện nhiều hoạt động và đạt nhiều kết quả về lĩnh vực này trong năm 2019.


14

SRD - BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2019

Những kết quả nổi bật của dự án

Diễn đàn giám sát quản trị rừng lần thứ hai

Dự án “Rừng, Quản trị, Thị trường và Khí hậu” và dự án “Các tổ chức xã hội giám sát tác động của Hiệp định Đối tác tự nguyện trong bối cảnh FLEGT và REDD+” •

Tổ chức Diễn đàn giám sát quản trị rừng lần thứ hai về chủ đề giám sát và đánh giá tác động trong Hiệp định VPA-FLEGT; thống nhất đánh giá tác động đối với các nhóm dân tộc thiểu số và cộng đồng địa phương liên quan và đối với sinh kế của họ, cũng như tác động đối với các hộ gia đình và ngành công nghiệp gỗ (DNVVN);

Hỗ trợ Tổng cục Lâm nghiệp tổ chức cuộc họp Nhóm nòng cốt đa bên về hiệp định VPAFLEGT (VPA CORE GROUP) lần thứ 5, kết quả đã thống nhất giám sát và đánh giá VPA gồm 3 hợp phần: i) Đánh giá tính sẵn sàng vận hành của hệ thống VNTLAS; ii) Đánh giá độc lập; iii) Giám sát tác động của Hiệp định VPA;

Xuất bản Báo cáo khảo sát hiện trạng hộ trồng rừng và doanh nghiệp chế biến gỗ quy mô nhỏ và siêu nhỏ trước khi thực thi VPA-FLEGT với thông tin thu thập và tổng hợp từ 647 hộ trồng rừng, 36 doanh nghiệp chế biến gỗ quy mô nhỏ và siêu nhỏ, 39 cán bộ chức năng trong 04 huyện của 04 tỉnh, nơi có nhiều rừng trồng và cơ sở chế biến gỗ. Báo cáo xuất bản đã được chia sẻ với Tổng cục Lâm nghiệp (TCLN), nhóm VPA CORE GROUP, các tổ chức tham gia VNGO-FLEGT và tổ chức quốc tế có liên quan;

Xây dựng bộ cơ sở dữ liệu hiện trạng về hộ trồng rừng, doanh nghiệp chế biến gỗ quy mô nhỏ và siêu nhỏ trong 04 huyện của 04 tỉnh tại thời điểm trước khi thực thi VPA-FLEGT;

Xuất bản Sổ tay hướng dẫn các tổ chức xã hội giám sát tác động của VPA tới hộ trồng rừng và doanh nghiệp chế biến gỗ;

Xuất bản Báo cáo Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC) Việt Nam: Tăng cường quản trị rừng để phục hồi rừng thành công.


15

Bà Phạm Thị Lâm – Trưởng bản Cáo, xã Lâm Hóa, huyện Tuyên Hoá, tỉnh Quảng Bình

Chia sẻ của người dân về tính thiết thực của dự án “Trao quyền cho các tổ chức xã hội và cộng đồng địa phương tham gia có hiệu quả vào việc thực hiện chương trình giảm phát thải của Việt Nam (ER-P)”

“Tuyên truyền vận động, cố gắng tuần tra, bảo vệ được rừng, giữ tài nguyên rừng và được hưởng thụ từ rừng” Đó là chia sẻ của bà Phạm Thị Lâm – Trưởng bản Cáo, xã Lâm Hóa, huyện Tuyên Hoá, tỉnh Quảng Bình sau khi tham gia lớp tập huấn nằm trong khuôn khổ dự án: “Trao quyền cho các tổ chức xã hội và cộng đồng địa phương tham gia có hiệu quả vào việc thực hiện chương trình giảm phát thải của Việt Nam (ER-P)”. “Trước đây tôi chưa hề biết về giảm phát thải, nhưng trong khóa tập huấn tôi đã được nâng cao nhận thức, biết giảm phát thải là về tài nguyên rừng, công tác bảo vệ rừng, cacbon rừng. Tôi và thành viên trong bản của mình có thể tham gia các hoạt động thực hiện giảm phát thải khí nhà kính từ mất rừng và suy thoái rừng (REDD+) và giám sát diễn biến rừng nếu được các cơ quan chức năng cho phép. Sau khi tham gia tập huấn, tôi sẽ về tuyên truyền toàn bộ dân bản. Chúng tôi sẽ cố gắng tuần tra bảo vệ được rừng, giữ tài nguyên rừng, được hưởng thụ từ rừng.” Sau khi nhận được ý kiến đóng góp từ các bên có liên quan trong các buổi tọa đàm – đối thoại, hệ thống giám sát độc lập cho các tổ chức xã hội và người dân về sự biến động rừng (FCIM) đã được chỉnh sửa và thử nghiệm tại tỉnh Nghệ An. Chính quyền địa phương và người dân đánh giá cao hệ thống. Họ hy vọng rằng FCIM sẽ tạo ra cơ hội để đáp ứng các điều kiện cho phép, từ đó nâng cao sự tham gia của tổ chức xã hội và người dân trong việc thực hiện chương trình giảm phát thải của Việt Nam.


16

SRD - BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2019

CÁC CHỦ ĐỀ XUYÊN SUỐT

Chủ đề xuyên suốt trong chiến lược 2018-2022 của SRD là bình đẳng giới và bảo vệ trẻ em. Trong năm 2019, các hoạt động về 2 chủ đề xuyên suốt này tiếp tục được thực hiện lồng ghép vào trong các dự án nhằm đạt được các mục tiêu chiến lược, giải quyết các vấn đề bất bình đẳng nếu có, trao quyền và thúc đẩy sự tham gia của phụ nữ cũng như duy trì việc thực hiện chính sách bảo vệ trẻ em trong tổ chức.

BẢO VỆ TRẺ EM Trong năm 2019 nội dung về bảo vệ trẻ em tiếp tục được thực hiện lồng ghép vào trong các dự án. Cụ thể, trong dự án Nâng cao vị thế người khuyết tật, đã tổ chức: • Sân chơi học tập cộng đồng cho 254 trẻ em và trẻ em khuyết tật trên địa bàn huyện Gio Linh. Tham gia các trò chơi vận động, trí tuệ đã giúp các em hòa nhập và tự tin hơn, đồng thời các nhóm cha mẹ trẻ khuyết tật (CMTKT) cũng học được cách tổ chức hoạt động cho các lần sau; • Phối hợp với Đoàn TNCS HCM huyện Gio Linh tổ chức trại hè thiếu nhi năm 2019 cho 270 trẻ em và cán bộ đoàn từ 13 trường tiểu học và trung học cơ sở (THCS) trên địa bàn huyện, chia sẻ và hướng dẫn thực hành về sơ cấp cứu nạn nhân bị đuối nước hướng tới một mùa hè an toàn và bổ ích;


17 • Tổ chức các buổi chia sẻ, nói chuyện về chủ đề “Bảo vệ trẻ em khỏi xâm hại tình dục” cho 44 thành viên các nhóm cha mẹ (CM) trẻ khuyết tật (TKT) và các thành viên CLB khác. Qua đó, cha mẹ trẻ cũng trao đổi và thảo luận một số kinh nghiệm trong giáo dục giới tính và ý thức bảo vệ trẻ khỏi nguy cơ xâm hại tình dục; • Khám sàng lọc và thăm khám định kỳ tại nhà cho 33 trẻ khuyết tật ở 9 xã dự án, trong đó có 9 trẻ cải thiện rõ rệt, 18 trẻ có tiến bộ. Thể chất được cải thiện, tinh thần của cả trẻ, cha mẹ và gia đình cũng được cải thiện rõ rệt. Trẻ giảm phụ thuộc, tăng độc lập, cha mẹ hạnh phúc.

Hai chị em Linh ở xã Gio Phong háo hức xem lại hình ảnh của mình trong sách ảnh “Khi chúng tôi tin vào chính mình”

LỒNG GHÉP GIỚI Tiếp tục thực hiện Kế hoạch Chiến lược 2018-2022, nội dung đan xen “Bình đẳng giới” được lồng ghép trong các chương trình, hoạt động dự án, từ giai đoạn thiết kế đến trong quá trình thực hiện. SRD cũng hướng tới mục tiêu trao quyền và thúc đẩy phụ nữ tham gia trong tất cả các hoạt động, lĩnh vực cũng như trong việc thảo luận và ra các quyết định quan trọng trực tiếp ảnh hưởng đến họ. Vợ chồng ông Nguyễn Đức ở xã Gio Phong

Kết quả cụ thể thể hiện thông qua tỉ lệ tham gia của cả nam và nữ trong các hoạt động dự án, điển hình như: • Tỉ lệ nữ tham gia các hoạt động của dự án “Bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học nông nghiệp cho nhóm cộng đồng nghèo nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu tại tỉnh Sơn La” luôn ở mức trên 70% (ví dụ: nhóm chăn nuôi gà bản địa là 72,8% (150 nữ/56 nam); nhóm lúa thông minh với khí hậu (CSR) là 82,5% (198 nữ/42 nam); nhóm tiết kiệm tín dụng thôn bản (VSLA) là 89% (206 nữ/25 nam); • Tổng số người hưởng lợi trực tiếp của dự án “Nâng cao vị thế người khuyết tật”, đến tháng 11/2019 là 1909 người và gián tiếp là 5727 người. Tỷ lệ người hưởng lợi là nam chiếm 50,06% (trong đó tỷ lệ nam là người khuyết tật chiếm 17,18%, trẻ em nam chiếm 7,17 %); tỷ lệ nữ chiếm 49,94% (trong đó tỷ lệ nữ khuyết tật chiếm 16%, trẻ em nữ chiếm 8,4%).


18

SRD - BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2019

NÂNG CAO VỊ THẾ NGƯỜI KHUYẾT TẬT 2019 tiếp tục là một năm với nhiều hoạt động hiệu quả hỗ trợ người khuyết tật (NKT) cải thiện cuộc sống thể chất, tinh thần và dần nâng cao vị thế trong cộng đồng thông qua dự án “Nâng cao vị thế người khuyết tật” do Caritas Úc và Bộ Ngoại giao và Thương mại Úc tài trợ. Trọng tâm của dự án là (i) Tiếp cận bình đẳng và tích cực; (ii) Cải thiện chất lượng cuộc sống, điều kiện sống và khả năng phục hồi của người khuyết tật cũng như gia đình; và (iii) Trao quyền để NKT có thể tự quyết định những vấn đề liên quan trực tiếp đến cuộc sống của họ. Các trọng tâm này không những thúc đẩy thực hiện một trong ba chủ đề xuyên suốt trong chiến lược hoạt động giai đoạn 20182022 của Trung tâm SRD mà còn góp phần đạt được các chỉ tiêu liên quan trong các mục tiêu phát triển bền vững 1, 3, 4 tại Việt Nam.

Vợ chồng anh Nguyễn Văn Lực và chị Bùi Thị Hồng ở xã Gio Hải, tỉnh Quảng Trị


19

Những kết quả nổi bật của dự án • Xây dựng và vận hành các tổ nhóm Người khuyết tật (NKT): Đã thành lập thêm 2 câu lạc bộ mới, nâng số câu lạc bộ (CLB) lên 9 CLB NKT với 594 thành viên tại 9 xã dự án; 5 nhóm cha mẹ trẻ khuyết tật thuộc các CLB; 2 nhóm dạy trẻ tại cộng đồng với 11 trẻ khuyết tật tham gia; • Hỗ trợ và cải thiện sinh kế: 7 hộ có thành viên khuyết tật đã được hỗ trợ cải thiện sinh kế hộ; thành lập 1 nhóm sinh kế với 6 thành viên và 90 hộ có NKT vay vốn quay vòng để phát triển Mẹ con chị Phạm Thị Huệ ở xã Gio Hải, tỉnh Quảng Trị sản xuất kinh doanh. Nâng tổng số nhóm VSLA được thành lập và vận hành lên 12 nhóm trên 9 xã, tạo nguồn vay tại chỗ và phù hợp với NKT, mỗi năm có khoảng 500 lượt vay cho 255 thành viên các tổ VSLA; • Cải thiện thể chất và tinh thần cho NKT: 45 người lớn và trẻ em khuyết tật được thăm khám tại nhà, trong đó có 30 người được hỗ trợ các dụng cụ phục hồi chức năng cho hơn 30 NKT; 254 trẻ em và trẻ em khuyết tật trên địa bàn huyện Gio Linh tham gia vào các sân chơi học tập cộng đồng; • Tăng cường khả năng chống chịu: Thông qua các hoạt động truyền thông, tập huấn và diễn tập về hòa nhập người khuyết tật trong phòng ngừa giảm nhẹ rủi ro thiên tai cho 322 người khuyết tật, thân nhân và thành viên cộng đồng, người khuyết tật và cộng đồng đã biết chủ động hơn trong phòng ngừa, ứng phó cũng như biết cách hạn chế tính dễ bị tổn thương và tăng khả năng chống chịu, đảm bảo sự an toàn không những cho các đối tượng yếu thế mà còn cho toàn thể cộng đồng.

Hai mẹ con chị Liên ở xã Gio Châu


20

SRD - BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2019

CÂU CHUYỆN THAY ĐỔI Chị Lê Thị Thúy Thành viên CLB NKT xã Trung Sơn

V ì cuộc đời còn nhiều điều tốt đẹp! (Tác giả: Lê Thị Thúy – CLB NKT xã Trung Sơn) Tôi sinh ra trong một gia đình rất nghèo, từ lúc lọt lòng tôi đã bị liệt nửa người bên trái. Mãi cho tới năm 10 tuổi, tôi mới có thể chập chững bước những bước đi đầu tiên. Rồi năm tháng cứ lặng lẽ trôi qua. Tuy vậy, tôi tự tập tành để phục hồi, rồi dần chống được nạng và cố gắng tự xoay xở lo cho bản thân. Tôi nuôi thêm vài con lợn và một đàn gà, chắt bóp thêm với tiền bảo trợ xã hội để trang trải cuộc sống và chăm sóc mẹ già; cũng để chứng minh rằng tôi tuy tàn nhưng không phế. Dù cuộc đời tôi không may mắn nhưng tôi tin cố gắng nỗ lực sẽ được đền đáp. Năm 2016, ở xã thành lập câu lạc bộ người khuyết tật (CLB NKT), tôi tham gia và được dự án hỗ trợ vốn nuôi gà để có thêm thu nhập. Người ta nói hàng xóm tối lửa tắt đèn có nhau, quả thật tôi được động viên an ủi và giúp đỡ rất nhiều từ bà con hàng xóm và các thành viên trong CLB. Hiện nay tôi đang nuôi gà lấy trứng bán và cuộc sống của tôi và mẹ đã ổn định hơn trước. Tôi nhận ra rằng, phải biết chấp nhận số phận và cơ thể khiếm khuyết của mình và nỗ lực thì cuộc sống sẽ hạnh phúc. Chỉ có chấp nhận sự thật và lạc quan là cách tốt nhất đối với tôi và tất nhiên các bạn cũng vậy. Không phải ai sinh ra cũng được may mắn, không ai là hoàn hảo. Nếu không may như tôi, các bạn nên đối diện với thực tế, hãy chấp nhận bản thân, lạc quan và yêu thương chính mình. Vì cuộc đời còn rất nhiều điều tốt đẹp. (Trích lược từ câu chuyện “Tôi” của chính tác giả.)


21

Hội thảo ra mắt báo cáo “Hiện trạng đất đai khu vực sông Mê Kông”

HOẠT ĐỘNG MẠNG LƯỚI VÀ HỢP TÁC QUỐC TẾ Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội và hội nhập quốc tế, SRD đã tăng cường kết nối, giao lưu liên kết với các mạng lưới và tham gia các hoạt động, sự kiện được tổ chức trong và ngoài nước năm 2019. Với vai trò là Chủ tịch Mạng lưới VNGO-FLEGT và VNGO&CC, SRD đóng một vai trò quan trọng trong quá trình đưa tiếng nói của SRD và các mạng lưới xã hội dân sự Việt Nam đến những sự kiện, diễn đàn cấp quốc gia, khu vực và quốc tế.


22

SRD - BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2019

CẤP QUỐC GIA

CẤP KHU VỰC VÀ QUỐC TẾ

• Diễn đàn giám sát quản trị rừng lần thứ 2;

• Hội thảo Quỹ Môi trường Toàn cầu (GEF) dành cho các bên liên quan khu vực châu Á (ECW) tại Mông Cổ (tháng 4/2019);

• Diễn đàn “Vai trò của các tổ chức xã hội trong Kế hoạch Thích ứng với Biến đổi Khí hậu ngành Nông nghiệp”;

• Hội thảo các nước tiểu vùng sông Mê Kông về vấn đề đất đai tại Myanmar (tháng 8/2019);

• Tọa đàm “Các tổ chức xã hội ở Việt Nam hướng đến Kế hoạch Quốc gia Thích ứng với Biến đổi Khí hậu”; • Hội thảo “Sử dụng hệ thống quan trắc biến động lớp phủ thực vật Terra-i bởi các tổ chức xã hội và cộng đồng địa phương”; • Hội thảo “Lấy ý kiến dự thảo khung Kế hoạch quốc gia thích ứng biến đổi khí hậu 2021-2030, tầm nhìn 2050”; • Hội thảo thường niên các tổ chức xã hội năm 2019; • Hội thảo ra mắt báo cáo “Hiện trạng đất đai khu vực sông Mê Kông”; • Tham dự sự kiện “Gặp gỡ năm 2019 vì sự hợp tác và phát triển”.

• Đối thoại khu vực chương trình REDD+ tại Nepal (tháng 8/2019); • Đối thoại chương trình REDD+ tại Thái Lan (tháng 9/2019); • Diễn đàn Thiện nguyện Thế giới lần thứ 4 tại Trung Quốc (tháng 9/2019); • Phiên họp Hội nghị các bên lần thứ 14 Công ước chống sa mạc hóa của Liên Hợp Quốc tại Ấn Độ (tháng 9/2019); • Diễn đàn Nhân dân ASEAN 2019 tại Thái Lan (tháng 9/2019); • Tập huấn “Đào tạo các tập huấn viên về vận động chính sách 2.0” tại Thái Lan (tháng 9/2019); • Hội thảo lập kế hoạch về lồng ghép giới và các doanh nghiệp chế biến gỗ vừa và nhỏ tại Malaysia (tháng 10/2019); • Hội thảo về quyền môi trường tại Thái Lan (tháng 10/2019); • Tập huấn ABCD tại Philippines (tháng 10/2019); • Hội thảo thường niên của ARPN về “Cuộc đấu tranh của nhân dân ở Châu Á - Thái Bình Dương trong một thế giới đa cực” tại Thái Lan (tháng 11/2019); • Đối thoại toàn cầu Chương trình FCPF tại Washington DC, Mỹ (tháng 11/2019) do Ngân hàng Thế giới tổ chức.

Các hoạt động liên minh liên kết và giao lưu quốc tế đã giúp SRD có thêm nhiều cơ hội để học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm, tìm kiếm, huy động và đa dạng hóa nguồn lực nhằm hoạt động hiệu quả hơn trong bối cảnh toàn cầu hóa ngày càng ảnh hưởng sâu sắc đến lĩnh vực phát triển ở Việt Nam và trên toàn thế giới.


23

Cuộc họp lần thứ 6 của nhóm nòng cốt đa bên và góp ý dự thảo Nghị định VNTLAS

TRUYỀN THÔNG, NGHIÊN CỨU VÀ VẬN ĐỘNG CHÍNH SÁCH SRD và mạng lưới VNGO-FLEGT tham gia góp ý cho dự thảo nghị định VNTLAS Ngày 19/10/2018, Chính phủ Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU) đã ký Hiệp định đối tác tự nguyện về thực thi Luật Lâm nghiệp, Quản trị rừng và Thương mại lâm sản (VPA-FLEGT). Để thực hiện Hiệp định, Việt Nam sẽ xây dựng và vận hành Hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam (VNTLAS) nhằm đảm bảo gỗ và sản phẩm gỗ xuất khẩu của Việt Nam có nguồn gốc hợp pháp, bao gồm việc xác minh một cách hệ thống để đảm bảo các doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu gỗ được khai thác và mua bán hợp pháp phù hợp với pháp luật của quốc gia khai thác. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Bộ NN&PTNT) giao cho Tổng cục Lâm nghiệp chủ trì xây dựng Nghị định về VNTLAS, Tổng cục Lâm nghiệp (TCLN) giao cho Cục kiểm lâm chủ trì xây dựng Nghị định về VNTLAS. Dự thảo Nghị định VNTLAS đã được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Chính phủ và Bộ NN&PTNT để lấy ý kiến góp ý của các cá nhân, tổ chức có liên quan và đối tượng chịu tác động của Nghị định. Một số cuộc họp, hội thảo tham vấn góp ý cho dự thảo Nghị định đã được TCLN phối hợp tổ chức ở một số địa phương (Hà Nội, Đà Nẵng, Bình Định, Tp HCM...). Trung tâm SRD cũng đã tham gia góp ý trực tiếp cho dự thảo Nghị định trong các cuộc họp, cũng như gửi góp ý bằng văn bản tới TCLN. Những góp ý của SRD cho rằng dự thảo Nghị định VNTLAS chỉ quy định “Hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam đối với nhập khẩu, xuất khẩu gỗ, các sản phẩm gỗ; tiêu chí, thẩm quyền, trình tự, thủ tục phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ; cấp giấy phép FLEGT” là chưa hợp lý. Bởi theo Điều 8 của Hiệp định VPA-FLEGT và Điều 69 Luật Lâm nghiệp thì Hệ thống VNTLAS là yêu cầu bắt buộc đối với tất cả các loại gỗ và sản phẩm gỗ tham gia chuỗi cung ứng mà không căn cứ vào mục tiêu hay thị trường khách hàng (tức là không chỉ bao gồm các trường hợp nhập khẩu, xuất khẩu, mà cả các trường hợp tiêu thụ nội địa). Những góp ý của SRD đã được TCLN ghi nhận, tuy nhiên không có phản hồi cụ thể tại các cuộc họp cũng như bằng văn bản.


24

SRD - BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2019

PHÁT TRIỂN TỔ CHỨC Năm 2019 đánh dấu năm thứ hai thực hiện kế hoạch chiến lược tổ chức SRD 2018-2022. Bên cạnh phát triển các chiến lược trọng tâm về Nông nghiệp Bền vững, Quản trị rừng, Biến đổi khí hậu, tiên phong và phối hợp với các tổ chức giải quyết các vấn đề về môi trường và xã hội ở Việt Nam, chiến lược củng cố tổ chức vẫn được SRD đặt lên mục tiêu hàng đầu. Dưới dự lãnh đạo của Ban giám đốc, SRD ưu tiên hướng tới sự phát triển tổ chức với đội ngũ nhân viên trẻ, có trình độ ngoại ngữ, có kiến thức về công nghệ thông tin, gắn kết cán bộ nòng cốt, kinh nghiệm dày dạn phát triển các chương trình dự án xin tài trợ, từng bước vượt qua những khó khăn trong việc tìm kiềm nguồn tài trợ trong xu thế cắt giảm nguồn tài trợ nước ngoài đối với Việt Nam. Vì vậy, bên cạnh 6 dự án đang được thực hiện, SRD tiếp tục nhận được thêm ba dự án tài trợ của Liên minh châu Âu (EU), UNDEF và Tổ chức Tình nguyện viên Pháp đó là “Thúc đẩy quản trị rừng và thương mại gỗ hợp pháp thông qua Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu” , “Đối thoại về phát triển rừng bền vững ở Việt Nam” và “Tình nguyện viên châu Âu về Lâm nghiệp và Biến đổi khí hậu”. Tháng 11 năm 2019, Trung tâm SRD có sự thay đổi nhân sự trong Ban lãnh đạo. Vì lý do cá nhân, bà Nguyễn Kim Ngân không còn giữ vị trí Giám đốc điều hành SRD và trở về vị trí Phó giám đốc kiêm Kế toán trưởng như trước đây. Bà Vũ Thị Bích Hợp, Chủ tịch Hội đồng quản lý được toàn thể Hội đồng quản lý, cán bộ Trung tâm ủng hộ trở thành Chủ tịch hội đồng quản lý kiêm Giám đốc điều hành. Trong các cuộc họp giữa lãnh đạo, nhân viên định kỳ, các thông tin, nội dung công việc của từng cán bộ, từng nhân viên được cập nhật thường xuyên, liên tục. Tại mỗi kỳ họp, SRD không ngừng khuyến khích nhân viên được tự do thể hiện sáng kiến đóng góp cho tổ chức. Đội ngũ cán bộ SRD luôn được tạo điều kiện tham gia các khóa đào tạo trong và ngoài nước. Trong năm 2019, SRD đã thực hiện được 17 chuyến công tác nước ngoài tham dự tập huấn, hội thảo quốc tế liên quan đến nhiều lĩnh vực biến đổi khí hậu, nâng cao vai trò người dân…Vì vậy, SRD tiếp tục được Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) ghi nhận là một trong 13 tổ chức của Việt Nam (trong tổng số hơn 400 tổ chức trực thuộc) vì đã có thành tích xuất sắc với những đóng góp cho sự phát triển bền vững, đặc biệt đối với vấn đề ứng phó với BĐKH tại Việt Nam.


25

CHIA SẺ TỪ NHÀ TÀI TRỢ VÀ ĐỐI TÁC Trong khuôn khổ các hoạt động hợp tác giữa Trung tâm Phát triển Nông thôn Bền vững (SRD) và tổ chức Caritas Úc, Điều phối chương trình Việt Nam, ông Phang Willy Tan, đã đến thăm, làm việc với Trung tâm SRD và giám sát việc thực hiện các hoạt động hỗ trợ tại vùng dự án “Nâng cao vị thế Người khuyết tật”-VM064 thuộc huyện Gio Linh tỉnh Quảng Trị. Ông Willy Tan đánh giá cao phần chia sẻ rất đầy đủ và chi tiết các thông tin về dự án, sự tham gia và chỉ đạo của đối tác địa phương Đại diện nhà tài trợ Caritas Australia trong hỗ trợ người khuyết tật nói riêng và các thăm dự án tại Quảng Trị đối tượng dễ bị tổn thương khác nói chung. “Tổ chức Caritas Úc đã có những hoạt động hỗ trợ ở Việt Nam hơn 10 năm qua và chúng tôi nhận thấy những thay đổi tích cực và đáng mong đợi. Trong thời gian tới, chúng tôi vẫn tiếp tục phối hợp với Trung tâm SRD để có những hỗ trợ thiết thực đối với Người khuyết tật. Chúng tôi mong Ban chỉ đạo và chính quyền địa phương tiếp tục phối hợp, chỉ đạo thực hiện các hoạt động dự án VM064 nói riêng và các hoạt động hỗ trợ người khuyết tật (NKT) nói chung”. Thường niên, trong khuôn khổ dự án VM059 được tổ chức Manos Unidas và Bánh mỳ cho Thế giới tài trợ, bà Garrido Llamas, Cán bộ Cao cấp và bà Antonia Morales Perez, Cán bộ chương trình phụ trách khu vực Đông Nam Á, Tổ chức Manos Unidas (MU) đã có chuyến thăm và làm việc tại 2 xã dự án là Muổi Nọi và Bon Phặng, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La. “Năm trước đi thăm tôi đã rất ấn tượng về sự tham gia tích cực, sự lạc quan và lòng mến khách của chính quyền và người dân tại hai xã dự án. Năm nay, tôi cảm thấy vui hơn khi thấy được những tác động tích cực, thay đổi nhiều hơn của người dân trong việc phát triển kinh tế, sự đoàn kết và tình cộng đồng. Tôi cũng đánh giá cao sự hợp tác rất chặt chẽ và nhiệt tình của chính quyền địa phương và đối tác của SRD là Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Sơn La trong quá trình hỗ trợ cho người dân và tạo mọi điều kiện thuận lợi để dự án được thực hiện hiệu quả…. Chúng tôi, tổ chức Manos Unidas luôn cam kết, cùng góp sức và đồng hành cùng người dân để cuộc sống của họ được cải thiện và phát triển bền vững.” Những chia sẻ và đánh giá trên của bà Partricia và ông Willy Tan sẽ tiếp thêm động lực để SRD và các đối tác, chính quyền địa phương và người dân tại vùng dự án cùng hợp sức để thực hiện dự án luôn đi đúng mục tiêu, đạt được sự phát triển bền vững cho các hộ gia đình cũng như cộng đồng.

Đại diện nhà tài trợ MU thăm dự án tại Sơn La


26

SRD - BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2019

BÁO CÁO TÀI CHÍNH BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN

Ngày 31 tháng 12 năm 2019

Đơn vị: USD STT

TÀI SẢN

I.

Tiền

1

2

2019

2018

483,190

530,302

Tiền mặt

5,275

5,056

Việt Nam đồng

1,466

1,414

Ngoại tệ

3,809

3,642

Tiền gửi ngân hàng

477,915

525,246

Việt Nam đồng

458,268

508,170

19,647

17,077

Ngoại tệ II.

Các khoản đầu tư ngắn hạn

82,198

-

1

Các khoản đầu tư ngắn hạn

82,198

-

10

1,125

III.

Các khoản phải thu ngắn hạn

1

Phải thu từ nhà tài trợ

-

2

Tạm ứng (nhân viên)

-

-

3

Các khoản phải thu khác

10

1,125

IV.

Hàng tồn kho

-

-

1

Công cụ, dụng cụ

-

-

V.

Tài sản ngắn hạn khác

-

756

1

Các khoản phải thu NSNN

-

756

Tài sản cố định

5,455

5,490

Tài sản cố định hữu hình

5,455

5,490

17,367

20,200

- Giá trị hao mòn lũy kế

(11,912)

(14,710)

Tài sản cố định vô hình

-

-

-

-

570,853

537,672

VI. 1

- Nguyên giá 2

- Nguyên giá - Giá trị hao mòn lũy kế VII.

Các khoản đầu tư dài hạn TỔNG TÀI SẢN


27

BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN (tiếp theo)

Ngày 31 tháng 12 năm 2019

Đơn vị: USD STT

NGUỒN VỐN

I.

Nợ ngắn hạn

1

2019

2018

21,662

18,711

Chi phí trích trước

-

-

2

Phải trả người lao động

-

6,272

3

Các khoản phải trả theo lương

-

-

4

Các khoản phải nộp Nhà nước

4,124

-

5

Các khoản phải trả khác

17,539

12,439

II.

Nguồn kinh phí

549,190

518,961

1

Tạm ứng kinh phí

-

-

2

Chênh lệch tỷ giá

-

-

3

Quỹ dự trữ và phát triển

368,965

384,032

4

Nguồn kinh phí hoạt động

17,590

26,592

5

Nguồn kinh phí dự án

157,180

102,848

6

Nguồn kinh phí hình thành TSCĐ

5,455

5,490

570,853

537,672

TỔNG NGUỒN VỐN


28

SRD - BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2019

BÁO CÁO THU NHẬP - CHI PHÍ Ngày 31 tháng 12 năm 2019

Đơn vị: USD STT I.

KHOẢN MỤC

505,512

530,239

Lãi tiền gửi

2,548

1,999

Chênh lệch tỷ giá

2,579

1,212

754

-

511,392

533,450

451,589

467,342

14,780

10,622

466,369

477,964

45,022

55,486

Thu nhập khác Tổng thu nhập

Chi phí Chi phí chương trình Chi phí hỗ trợ chương trình

Tổng chi phí

III.

2018

Thu nhập Nguồn kinh phí tài trợ

II.

2019

CHÊNH LỆCH THU NHẬP - CHI PHÍ


TÌNH NGUYỆN VIÊN

TRỢ LÝ CHƯƠNG TRÌNH TÌNH NGUYỆN VIÊN THỰC TẬP SINH

CÁN BỘ CHƯƠNG TRÌNH

QUẢN LÝ CHƯƠNG TRÌNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ QUẢN TRỊ LÂM NGHIỆP

TÌNH NGUYỆN VIÊN

TRỢ LÝ CHƯƠNG TRÌNH TÌNH NGUYỆN VIÊN THỰC TẬP SINH

CÁN BỘ CHƯƠNG TRÌNH

QUẢN LÝ CHƯƠNG TRÌNH MIỀN TRUNG

PHÓ GIÁM ĐỐC CHƯƠNG TRÌNH

TÌNH NGUYỆN VIÊN

TRỢ LÝ CHƯƠNG TRÌNH TÌNH NGUYỆN VIÊN THỰC TẬP SINH

CÁN BỘ CHƯƠNG TRÌNH

QUẢN LÝ CHƯƠNG TRÌNH NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG CỐ VẤN KĨ THUẬT

GIÁM ĐỐC

TRỢ LÝ TRUYỀN THÔNG TÌNH NGUYỆN VIÊN THỰC TẬP SINH

CÁN BỘ TRUYỀN THÔNG

TÌNH NGUYỆN VIÊN CẤP CAO

HỘI ĐỒNG QUẢN LÝ

SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA SRD

CÁN BỘ KẾ TOÁN TÀI CHÍNH

BẢO VỆ/ TẠP VỤ THỰC TẬP SINH

CÁN BỘ NHÂN SỰ HÀNH CHÍNH

PHÓ GIÁM ĐỐC KIÊM KẾ TOÁN TRƯỞNG


30

SRD - BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2019

NHÀ TÀI TRỢ VÀ ĐỐI TÁC TÀI TRỢ CHO CÁC DỰ ÁN THỰC HIỆN CỦA SRD NĂM 2019

QUỐC GIA

Manos Unidas Dự án: Cải thiện sinh kế cho nông dân nghèo bằng cách áp dụng phương pháp trồng cây dược liệu và phát triển thị trường tại huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam Caritas Australia Dự án: Nâng cao vị thế Người khuyết tật FERN (tài trợ bởi Bộ Phát triển Quốc tế Anh_DFID) Dự án: Quản trị rừng, Thị trường và Khí hậu

Tây Ban Nha

Úc

Bỉ/Anh

Tổ chức Bánh mỳ cho Thế giới Dự án: Bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học nông nghiệp cho nhóm cộng đồng nghèo nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu tỉnh Sơn La (đồng tài trợ bởi Manos Unidas)

BftW Việt Nam

Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc Dự án: Các tổ chức xã hội giám sát tác động của Hiệp định đối tác tự nguyện (VPA) trong bối cảnh FLEGT và REDD+ Quỹ môi trường toàn cầu – Chương trình tài trợ các dự án nhỏ tại Việt Nam (GEF – SGP)

Italia

GEF/UNDP

Dự án: Tăng cường vai trò và sự đóng góp của các tổ chức xã hội dân sự (CSOs) trong việc xây dựng Kế hoạch Thích ứng Thay đổi Khí hậu Quốc gia (NAP) Mạng lưới Hành động thuốc trừ sâu châu Á – Thái Bình Dương (PAN AP) Dự án: Hướng tới một Đông Nam Á không chất độc hại Tổ chức mạng lưới nông nghiệp bền vững và nguồn tài nguyên thiên nhiên châu Á (ANSAB) (tài trợ bởi Ngân hàng Thế giới - WB) Dự án: Xây dựng năng lực về Chương trình Giảm phát thải cho các tổ chức xã hội dân sự và cộng đồng địa phương ở Đông Á và khu vực Thái Bình Dương

PAN AP Malaysia KEMI/SIDA Thụy Điển ANSAB Nê-pan Ngân hàng Thế giới

Tổ chức CARE Quốc tế tại Việt Nam Dự án: Nghiên cứu & vận động khả năng phục hồi (CLAR) - Dự án thí điểm rà soát đánh giá tài chính thích ứng với biến đổi khí hậu

CARE Việt Nam


31

NHÀ TÀI TRỢ VÀ ĐỐI TÁC TÀI TRỢ CHO CÁC DỰ ÁN THỰC HIỆN CỦA SRD NĂM 2019


BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN


Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.