Annual Report 2013 - VN

Page 1


Nguồn ảnh: SRD Giấy phép xuất bản: 238-2014/CXB/45-01/TN ©SRD-150314/AMV Số lượng: 400 cuốn

2 | BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2013


Mục lục 1. GIỚI THIỆU

5

2. LỜI MỞ ĐẦU CỦA GIÁM ĐỐC

8

3. THƯ NGỎ TỪ CHỦ TỊCH LIÊN HIỆP CÁC HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT VIỆT NAM

9

4. BẢN ĐỒ DỰ ÁN

10

5. NHỮNG CON SỐ ẤN TƯỢNG CỦA NĂM 2013

12

6. CÁC LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG

13

Nông nghiệp bền vững

14

Biến đổi khí hậu

15

Nghiên cứu, vận động chính sách

16

Danh mục dự án năm 2013

17

7. CÂU CHUYỆN TỪ CỘNG ĐỒNG

19

Niềm vui giản dị

20

Những bước đi kỳ diệu

21

Người dân bảo tồn cây thuốc bản địa và các bài thuốc cổ truyền

22

Canh tác lúa cải tiến (SRI) hướng tới môi trường sống không độc hại

23

Thay đổi tập quán để cấy lúa ngắn ngày, không lo lũ sớm

24

Nông dân sản xuất giống quy mô lớn để tự chủ nguồn giống

25

Hợp tác để có thị trường tiêu thụ sản phẩm ổn định

26

“Sức mạnh mềm” trong công tác quản lý rủi ro và ứng phó với thiên tai

27

Bảo vệ sinh kế của các cộng đồng sống phụ thuộc vào rừng

28

Nâng cao năng lực để sẵn sàng đón nhận cơ hội mới

29

8. PHÁT TRIỂN TỔ CHỨC NĂM 2013

30

Khẳng định hình ảnh

31

Nhà tài trợ

32

Đối tác

33

Cơ cấu tổ chức

34

9. BÁO CÁO TÀI CHÍNH

35

Tổng quan về tài chính

36

Báo cáo thu nhập và chi phí

36

Bảng cân đối kế toán

37

BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2013 |

3


Danh mục các từ viết tắt BĐKH

Biến đổi khí hậu

BVTV

Bảo vệ Thực vật

CCWG

Nhóm công tác về Biến đổi khí hậu

CLB

Câu lạc bộ

EU

Liên minh Châu Âu

FFS

Mô hình lớp học đồng ruộng

FLEGT

Thực thi Lâm luật, Quản trị rừng và Thương mại lâm sản

NKT

Người khuyết tật

KH & KT

Khoa học và Kỹ thuật

KT - XH

Kinh tế - Xã hội

SRD

Trung tâm Phát triển Nông thôn Bền vững

SRI

Hệ thống canh tác lúa cải tiến

UBND

Ủy ban Nhân dân

VNGO & CC

Mạng lưới các tổ chức phi chính phủ Việt Nam và Biến đổi khí hậu

VNGO - FLEGT

Mạng lưới các tổ chức phi chính phủ Việt nam về Thực thi Lâm luật, Quản trị

rừng và Thương mại lâm sản

VĐCS

Vận động chính sách

VPA

Hiệp định Đối tác tự nguyện

XHDS

Xã hội dân sự

4 | BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2013


GIỚI THIỆU


Tầm nhìn

Sứ mệnh

Người dân tại các vùng nông thôn đủ năng lực để tự quản lý nguồn sinh kế của họ một cách bền vững trong một xã hội dân chủ, công bằng và văn minh.

SRD là một trong số những tổ chức Phi chính phủ (NGO) hàng đầu tại Việt Nam hỗ trợ người nghèo nhằm giúp họ thích ứng với điều kiện môi trường đang thay đổi và quản lý sinh kế bền vững thông qua cách tiếp cận tổng thể ở các cấp, từ hoạt động xây dựng năng lực cấp cơ sở đến vận động chính sách cấp toàn cầu.

6 | BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2013


Giá trị Tự chủ: mỗi cá nhân đều có quyền tự chủ đối với sự phát triển. SRD đề cao tinh thần tự chủ của mỗi cá nhân và tuân thủ tính tự chủ, tự quyết ở cấp độ tổ chức. Minh bạch và trách nhiệm trong mỗi hoạt động của tổ chức sẽ đảm bảo một môi trường làm việc, hợp tác chuyên nghiệp và hiệu quả. SRD cam kết trách nhiệm giải trình với các cộng đồng, với đối tác và nhà tài trợ.

Kết quả và tác động là thước đo cao nhất để đánh giá hành động. Mọi hoạt động của cá nhân và tổ chức đều hướng đến những kết quả rõ ràng, nhằm mang lại tác động tích cực nhất đối với cuộc sống của các cộng đồng nghèo. Sự tham gia là tiền đề để đảm bảo rằng các bên liên quan được đóng góp trách nhiệm và chia sẻ quyền lợi một cách công bằng. SRD cam kết thúc đẩy sự tham gia của tất cả các bên liên quan, đặc biệt là những người yếu thế trong mọi quá trình ra quyết định.

Chia sẻ và học hỏi là tiền đề để phát triển, SRD cam kết tạo môi trường chia sẻ và học hỏi một cách cởi mở trong tổ chức cũng như với đối tác.

BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2013 |

7


cùng với Nhóm công tác về BĐKH (CCWG) và Mạng lưới VNGO & CC thúc đẩy việc thảo luận, phân tích và đề xuất các giải pháp cho vấn đề phân bổ nguồn lực dành cho các hoạt động giảm nhẹ và thích ứng với BĐKH. Song hành với quá trình đàm phán Hiệp định Đối tác tự nguyện (VPA) về Thực thi Lâm luật, Quản trị rừng và Thương mại Lâm sản (FLEGT), SRD đã tập hợp các tổ chức thành viên trong Mạng lưới VNGO - FLEGT tham vấn với các cộng đồng, phối hợp chặt chẽ với Tổng cục Lâm Nghiệp để có những đề xuất, đóng góp kịp thời với Đoàn đàm phán Việt Nam. Năm 2013, cộng đồng trong nước dành nhiều sự hưởng ứng, quan tâm và tưởng thưởng hơn đối với các đóng góp âm thầm và bền bỉ của các tổ chức xã hội dân sự (XHDS). SRD tự hào vì đã tiên phong trong các hoạt động mạng lưới và mở rộng không gian chia sẻ để gắn kết nhiều hơn với đại chúng qua các phương tiện truyền thông quốc gia, hội thảo trong nước và quốc tế, các triển lãm...

LỜI MỞ ĐẦU CỦA GIÁM ĐỐC Những ngày cuối năm 2013, câu chuyện hơn 42,000 hộ nông dân bỏ không đất canh tác xuất hiện trên mặt báo chắc hẳn khiến cho mỗi chúng ta ít nhiều suy nghĩ. Nguyên nhân chủ yếu là vì chi phí đầu vào cho sản xuất nông nghiệp ngày càng tăng cao, trong khi năng suất và thu nhập từ nông nghiệp thường bất ổn, chịu nhiều rủi ro, trong đó có các nguy cơ do Biến đổi khí hậu (BĐKH) gây ra. Với cam kết hỗ trợ các cộng đồng dân cư nghèo, dễ tổn thương có thể quản lý sinh kế bền vững và thích ứng với BĐKH, chúng tôi đã không ngừng thúc đẩy các phương pháp và mô hình sản xuất nông nghiệp giúp giảm chi phí đầu vào, tăng sản lượng và đảm bảo chất lượng sản phẩm. Chúng tôi cũng luôn tìm kiếm các giải pháp sáng tạo để hỗ trợ người nông dân tiếp cận thị trường, tăng thu nhập, và đạt được sự tự chủ trong quản lý sinh kế. Năm 2013, Việt Nam và thế giới chứng kiến số lượng kỷ lục các cơn bão lũ, chúng ta nhìn nhận rõ hơn nguy cơ hiện hữu của BĐKH. Hội nghị COP lần thứ 19 tại Warsaw (Ba Lan) đã khép lại với câu hỏi lớn về tài chính cho BĐKH còn để ngỏ. Ở trong nước, SRD đã

8 | BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2013

Bản báo cáo mà các bạn đang cầm trên tay là lời cảm ơn và lời chào tự hào của chúng tôi, khép lại năm 2013 nhiều thành công hơn - cũng là năm đầu tiên thực hiện Chiến lược 5 năm lần thứ ba của Tổ chức giai đoạn 2013 - 2017, hướng tới một năm 2014 với cả cơ hội và thách thức. SRD sẽ luôn vững tin vào các giá trị cốt lõi, kiên định theo đuổi các mục tiêu để đón đầu, tiếp nhận và phát triển cùng thử thách, trên hành trình thực hiện sứ mệnh mà chúng tôi đã cam kết. Trân trọng,

Vũ Thị Bích Hợp Giám đốc Điều hành, Trung tâm Phát triển Nông thôn Bền vững (SRD)


THƯ NGỎ TỪ CHỦ TỊCH LIÊN HIỆP CÁC HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT VIỆT NAM Trong nửa cuối năm 2013, mặc dầu kinh tế thế giới và trong nước đều có những chuyển biến tích cực song vẫn chưa thật sự khởi sắc, các nền kinh tế đầu tàu vẫn đang trong quá trình hồi phục. Trong bối cảnh đó, SRD vẫn phát huy được tinh thần tự chủ, tính năng động và nhạy bén, không những duy trì được mối quan hệ hợp tác tốt đẹp với các nhà tài trợ truyền thống mà còn thu hút được sự quan tâm và hợp tác của các nhà tài trợ mới. Đó là một thành công rất đáng ghi nhận. Trong năm đầu tiên thực hiện Chiến lược 5 năm lần thứ ba của SRD (2013 - 2017), SRD đã chứng tỏ được hướng đi đúng đắn của mình vì đã nhận được sự tin tưởng và ủng hộ không những chỉ từ phía cộng đồng, chính quyền địa phương ở các vùng dự án mà còn từ phía các tổ chức khoa học và các cơ quan quản lý Nhà nước thông qua các hoạt động dự án và hoạt động liên kết mạng lưới. Đảm đương vị trí Chủ tịch VNGO & CC, Đồng chủ tịch của CCWG, Trưởng ban điều hành VNGO - FLEGT và là thành viên chủ chốt của nhiều mạng lưới các tổ chức phi chính phủ trong nước và khu vực, SRD đã có những bước tiến quan trọng trong việc đem tiếng nói của cộng đồng và các tổ chức xã hội đến với diễn đàn chính sách ở các cấp, thực hiện cam kết chiến lược là góp phần xứng đáng vào các chương trình phát triển bền vững của Chính phủ. SRD đã không ngừng củng cố các ưu thế hiện tại đồng thời luôn tìm tòi, đề xuất thêm các sáng kiến mới. Sự có mặt thường xuyên và tích cực của SRD trong các hội thảo nhằm đóng góp ý kiến và thảo luận về các vấn đề phát triển hiện đại bên cạnh nhiều tổ chức trong nước và quốc tế cho thấy tập thể lãnh đạo và cán bộ của Trung tâm đã đầu tư nhiều công sức để có được những kinh nghiệm quý báu, các mô

hình và bằng chứng thuyết phục dựa trên cơ sở khoa học nhằm phục vụ cho hoạt động SRD và các mạng lưới mà SRD tham gia điều hành. Thay mặt Liên hiệp các Hội KH & KT Việt Nam, tôi xin nhiệt liệt biểu dương những đóng góp xuất sắc của SRD. Chúc SRD sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ, khẳng định bản lĩnh và vị thế của một trong số những tổ chức phi chính phủ hoạt động có hiệu quả trực thuộc Liên hiệp các Hội KH & KT Việt Nam và đóng góp nhiều hơn nữa cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

GS.TSKH Đặng Vũ Minh Chủ tịch, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam

BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2013 |

9


Bản đồ dự án

Hà Giang

Lào Cai

Thái Nguyên

Điện Biên Yên Bái Sơn La Phú Thọ

Nam Định

Hòa Bình

CLB sinh kế đã giúp những người phụ nữ nông thôn như tôi mạnh dạn trong việc phát triển kinh tế gia đình và tham gia các hoạt động cộng đồng. Nhận thấy những thành viên trong Ban Mặt trận khu tham gia quản lý các nhóm sẽ giúp CLB hoạt động hiệu quả hơn, tôi cùng với hội viên khác đã đi đến từng nhà để vận động họ thành công. Bà Lê Thị Lan Thành viên CLB Sinh kế xã Tam Thanh, Phú Thọ

Thanh Hóa Nghệ An Hà Tĩnh

Hồ Chí Minh Long An

Vũng Tàu

Phú Quốc

Cần Thơ Côn Đảo

10 | BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2013


Bắc Kạn

VUSTA

Tập thể lãnh đạo và cán bộ của Trung tâm đã đầu tư nhiều công sức để có được những kinh nghiệm quý báu, các mô hình và bằng chứng thuyết phục dựa trên cơ sở khoa học nhằm phục vụ cho hoạt động SRD và các mạng lưới mà SRD tham gia điều hành. GS. Đặng Vũ Minh Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam

Lúc đầu thấy phương pháp SRI cấy thưa nên tôi tiếc đất chưa muốn làm theo, nhưng được sự vận động của trạm BVTV, đặc biệt cán bộ cam đoan sẽ đền bù thiệt hại nếu mô hình cho năng suất thấp hơn đại trà, nên tôi đã tham gia. Phương pháp SRI giúp cây lúa đẻ nhánh nhiều hơn, bông lúa nhiều và to hơn, ít sâu bệnh, chi phí giảm và hiệu quả kinh tế cao hơn. Bà Nông Thị Nguyện Thành viên lớp FFS thôn Bằng Khít, xã Lương Thượng, huyện Na Rì, Bắc Kạn

Hoàng Sa

Tôi thật sự biết ơn những hoạt động thiết thực mà SRD đã tổ chức cho NKT trong CLB. Đặc biệt sau chuyến tham quan học tập tại Quảng Nam vừa qua, dự án đã hỗ trợ mô hình chăn nuôi bồ câu Pháp rất phù hợp với điều kiện sức khỏe của NKT. Tôi sẽ khuyến khích anh chị em trong và ngoài CLB phát triển mô hình này. Ông Nguyễn Thanh Hảo Chủ nhiệm CLB NKT xã Gio Mỹ, Quảng Trị

Quảng Trị

Thừa Thiên Huế

Lâm Đồng

Tôi rất vui khi thấy thành viên của các đội xung kích có cả chị em phụ nữ - một trong những thành phần dễ bị tổn thương - bên cạnh người già và trẻ nhỏ. Tôi hi vọng dự án sẽ có sức lan tỏa rộng hơn, đến được với nhiều đối tượng hơn và ngày càng đem lại nhiều lợi ích thiết thực hơn nữa cho cộng đồng. Bà Nguyễn Thị Thu Hương Chủ tịch UBND thị xã Hương Trà, Thừa Thiên Huế

Trường Sa

Địa bàn dự án Địa bàn có hoạt động của mạng lưới BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2013 |

11


Những con số ấn tượng của năm 2013 2,867

Là số người hưởng lợi trực tiếp đã được cải thiện năng lực sinh kế và khả năng tiếp cận thị trường trong các dự án của SRD. Trong đó, phụ nữ chiếm 53%, và có 34 người là phụ nữ khuyết tật. Các hoạt động can thiệp của SRD thúc đẩy người dân, đặc biệt là phụ nữ, tham gia tích cực hơn trong các tổ, nhóm cộng đồng và các câu lạc bộ sinh kế để tự tin đóng góp tiếng nói của mình trong quá trình ra quyết định ở địa phương.

40%

Là mức chi phí sản xuất trung bình một người nông dân có thể tiết kiệm được nếu áp dụng đúng phương pháp thâm canh lúa cải tiến (SRI) do SRD giới thiệu. Phương pháp SRI giúp người nông dân tiết kiệm được nguồn lúa giống đầu vào, và chủ động với nguồn giống thuần sẵn có tại hộ gia đình. Nếu được áp dụng sáng suốt và khoa học, việc nhân rộng mô hình ở các địa bàn phù hợp sẽ góp phần ổn định tư liệu sản xuất và đảm bảo an ninh lương thực của quốc gia.

1,546

Là số người dân đã trực tiếp tham gia thực hiện các hoạt động truyền thông về thích ứng với BĐKH và ứng phó với thiên tai. Đặc biệt, các nhóm dễ bị tổn thương như phụ nữ và NKT rất được SRD chú trọng nâng cao năng lực truyền thông, nhằm tăng cường tiếng nói của họ trong cộng đồng. Phụ nữ đã chứng tỏ khả năng sáng tạo trong các hoạt động truyền thông ở cấp cơ sở, giúp nâng cao ý thức của cả cộng đồng về việc đảm bảo an toàn tính mạng khi có thiên tai xảy ra và chung tay bảo vệ môi trường sống.

797

Là số hộ gia đình đã được tăng cường năng lực quản lý các mô hình sản xuất nông nghiệp thích ứng với BĐKH. Một số mô hình được người dân nồng nhiệt hưởng ứng như: giống lúa RVT tăng sức chống chịu với độ nhiễm mặn ngày càng cao ở Huế, và giống lúa NAR5 ngắn ngày thích ứng với lịch mùa vụ thay đổi do tình hình bão lũ ở Hà Tĩnh. Không chỉ là các giải pháp thích ứng, các mô hình này đều đem lại năng suất cao và chất lượng gạo ngon hơn.

31 & 13

Năm 2013 đánh dấu con số 31 thành viên tham gia Mạng lưới VNGO - FLEGT. Với vai trò đồng chủ tịch Mạng lưới, SRD cùng các thành viên đã đóng góp ý kiến lần thứ 3 cho Dự thảo về Định nghĩa gỗ hợp pháp và sản phẩm gỗ hợp pháp (LD 6.3) với 13 ý kiến đóng góp, tập trung chủ yếu vào việc đảm bảo quá trình khai thác gỗ diễn ra theo đúng luật định và tôn trọng quyền của người dân bản địa trong quản lý rừng bền vững.

| BÁO | BÁO CÁOCÁO THƯỜNG THƯỜNG NIÊN NIÊN 2013 2013 1212


CÁC LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG CHÍNH


Nông nghiệp bền vững Năm 2013, hợp phần Nông nghiệp bền vững tiếp tục khẳng định giá trị cốt lõi của SRD khi làm việc với người nông dân bằng các cách trực tiếp, sáng tạo và tự chủ. SRD luôn đặt người nông dân ở vị trí trung tâm trong quá trình ra quyết định và đầu tư nâng cao năng lực cho các tổ, nhóm cộng đồng. Mô hình các tổ, nhóm sở thích tại Hòa Bình và Yên Bái, CLB Sinh kế cộng đồng tại Phú Thọ và Hợp tác xã kiểu mới tại Thái Nguyên là các ví dụ thành công điển hình, mang cơ hội tham gia công bằng đến với tất cả mọi người. Người dân cùng nhau bàn bạc và thống nhất các nguyên tắc điều hành nhóm, phương hướng hoạt động - sản xuất của nhóm và kế hoạch triển khai hoạt động. Họ chủ động và tự tin hơn khi đưa ra các quyết định của bản thân, của hộ gia đình, đồng thời cũng mạnh dạn đóng góp ý kiến khi đưa ra quyết định của cả cộng đồng. Nhờ vậy, các giải pháp can thiệp và hỗ trợ đáp ứng đúng các nhu cầu, quyền lợi và khả năng đa dạng của nhiều nhóm đối tượng khác nhau. Các chương trình can thiệp của SRD đã giúp người nông dân giảm được trung bình 20 - 40% chi phí đầu vào và tăng 15 - 20% tổng thu nhập hộ gia đình hàng năm. Khi giới thiệu các kỹ thuật tiến bộ, SRD luôn tham khảo kiến thức bản địa của từng vùng - những kho báu cha truyền con nối mà SRD rất trân trọng và muốn tiếp tục phát huy. Với cách làm việc thân thiện như phương pháp lớp học đồng ruộng FFS, SRD giúp người dân dễ dàng tiếp cận kiến thức mới, được khơi gợi cảm hứng và tự tin áp dụng các phương thức sản

14 | BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2013

xuất phi truyền thống. Nhờ vậy, các tỉnh Yên Bái, Sơn La, Bắc Kạn, Hòa Bình và Phú Thọ đã sản xuất thành công giống lúa nông hộ, giúp giảm chi phí đáng kể và đảm bảo an ninh giống của địa phương. Để đảm bảo tính bền vững, SRD rất quan tâm tài liệu hóa các mô hình sản xuất hiệu quả, liên kết với các cơ quan chuyên môn và chính quyền địa phương nhằm thúc đẩy việc lồng ghép các mô hình vào kế hoạch phát triển KT - XH hàng năm của địa phương. SRD mong muốn các hoạt động hiệu quả sẽ không chỉ gói gọn trong khuôn khổ dự án hay tại một địa phương mà được nhân rộng và phổ biến ở các cộng đồng có các điều kiện và nhu cầu tương tự. Hiện tại, tỉnh Bắc Kạn đã triển khai phương pháp SRI trên toàn bộ các huyện và thị xã. Nếu tiến tới áp dụng SRI trên 100% diện tích sản xuất lúa thuần toàn tỉnh sẽ giúp tiết kiệm tới 700 tấn giống, tương đương gần 10 tỷ đồng - một con số không hề nhỏ với một tỉnh nghèo như Bắc Kạn (Nguồn: Báo cáo Chi cục BVTV tỉnh Bắc Kạn). Năm qua, SRD vẫn kiên trì đặt mục tiêu tăng cường năng lực của phụ nữ thông qua các hoạt động can thiệp của Tổ chức. Với nhiều cuộc tập huấn về lồng ghép giới ở cả cấp độ tổ chức và dự án, SRD đẩy mạnh việc trao quyền cho phụ nữ, nhưng đảm bảo không làm tăng thêm gánh nặng cho họ. Nhiều phụ nữ đã chứng tỏ tố chất lãnh đạo khi làm việc cùng SRD, có thể hướng dẫn và hỗ trợ bà con trong cộng đồng của mình quản lý sinh kế một cách hiệu quả.


đông đảo bà con. Thông qua các không gian sinh hoạt do SRD hỗ trợ thiết lập, phụ nữ ở Thừa Thiên Huế và Hà Tĩnh đã tổ chức các buổi truyền thông sinh động và sáng tạo như hội thi, hội diễn, các buổi ra quân vì môi trường... và chuyển tải được các thông điệp về bảo vệ môi trường, bảo vệ bản thân trước thiên tai đến với các thành viên trong cộng đồng của mình tốt hơn. Phụ nữ được coi là sức mạnh mềm trong các hợp phần truyền thông cộng đồng của SRD.

Biến đổi khí hậu Năm 2013, Việt Nam chứng kiến số lượng kỷ lục các cơn bão lũ và áp thấp nhiệt đới, gây ra các hậu quả với mức độ nghiêm trọng tăng lên theo cấp số nhân. Khi đối diện với thiên tai, không ai có thể ứng cứu kịp thời hơn chính các thành viên của những cộng đồng dễ tổn thương. Vì vậy, các hoạt động can thiệp của SRD tập trung tăng cường năng lực ứng phó với thiên tai và thích ứng với BĐKH cho từng hộ gia đình, bao gồm kỹ năng phân tích các tình huống nguy hiểm, lập kế hoạch chủ động phòng ngừa và ứng phó với thiên tai. SRD đã hỗ trợ thành lập 18 đội xung kích thôn ở tám xã thuộc huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế và huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh phục vụ cho các hoạt động ứng phó và khắc phục thiên tai. Với các kỹ năng và trang thiết bị cứu hộ, cứu nạn do dự án hỗ trợ, các đội xung kích này đã phát huy hiệu quả hoạt động trong các đợt bão lũ vừa qua. SRD thúc đẩy tiếng nói của các nhóm dễ tổn thương như phụ nữ và NKT trong quá trình lập kế hoạch ứng phó thiên tai hàng năm ở các địa phương, đồng thời làm việc chặt chẽ với UBND và Ban chỉ đạo phòng chống lũ lụt của các huyện, các xã để đảm bảo các kế hoạch đã tính đến các nguy cơ liên quan đến BĐKH có thể xảy đến với các nhóm đối tượng này.

Nhằm đảm bảo sinh kế bền vững cho các khu vực dân cư đang ngày càng bị ảnh hưởng do BĐKH, chủ yếu là trong nông nghiệp, SRD phối hợp với các nhà khoa học và các cơ quan chuyên môn trong việc lựa chọn và giới thiệu các mô hình sinh kế thích ứng với BĐKH, các phương pháp chọn giống và sản xuất theo hướng an toàn sinh học. Mô hình của SRD được người dân và chính quyền địa phương ở các tỉnh Yên Bái, Sơn La, Bắc Kạn, Hòa Bình, Phú Thọ, Hà Tĩnh và Huế ghi nhận là thân thiện với môi trường, tác động tốt tới sức khỏe và phù hợp với tình hình biến đổi của thời tiết. Với vai trò Chủ tịch của VNGO & CC, Đồng Chủ tịch CCWG, và là thành viên chủ chốt của nhiều mạng lưới các tổ chức XHDS trong nước và khu vực, SRD tiếp tục thể hiện vai trò tiên phong trong việc tổng hợp, đúc rút kinh nghiệm của các tổ chức thành viên mạng lưới trong ứng phó BĐKH, thúc đẩy các cơ hội đối thoại với cơ quan Chính phủ nhằm đem tiếng nói của cộng đồng và các tổ chức XHDS đến với diễn đàn chính sách ở các cấp. Trong lĩnh vực thực thi lâm luật và quản trị rừng, SRD đã cùng mạng lưới VNGO - FLEGT đóng góp ý kiến lần thứ 3 cho Dự thảo 6 về Định nghĩa gỗ hợp pháp và sản phẩm gỗ hợp pháp (LD 6.3) trong tiến trình đàm phán VPA của Việt Nam với EU. Tiếng nói của người dân luôn là ưu tiên hàng đầu trong các hoạt động đóng góp ý kiến của SRD, nhằm đảm bảo các chính sách sắp ra đời không đi ngược lại với nhu cầu và mong muốn của họ. Các ý kiến đóng góp của VNGO - FLEGT đã nhận được phản hồi tích cực của Ban soạn thảo Dự thảo 6.

Đặc biệt, SRD đã làm việc nhiều hơn với phụ nữ và các tổ chức của họ trong các sáng kiến truyền thông cho cộng đồng hướng tới thay đổi hành vi và giảm khí phát thải nhà kính, thu hút được sự tham gia của

BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2013 |

15


Nghiên cứu, vận động chính sách Trong năm đầu tiên thực hiện Kế hoạch Chiến lược lần III giai đoạn 2013 - 2017, SRD đã không ngừng nỗ lực trong việc nâng cao tiếng nói của các tổ chức XHDS và sự ghi nhận của các cơ quan chính phủ thông qua các hoạt động mạng lưới, đóng góp ý kiến và nghiên cứu, đánh giá chính sách. Với kinh nghiệm và lợi thế thực hiện nhiều dự án, SRD luôn đảm bảo tính gắn kết của chương trình ở các cấp, kết nối các kinh nghiệm và bằng chứng tại hiện trường với diễn đàn chính sách ở các cấp cao hơn. Tất cả các dự án của SRD đều chú trọng việc thu thập các bằng chứng từ cấp cơ sở, nhằm thuyết phục và thúc đẩy chính quyền địa phương nhân rộng các mô hình thành công, và vận động cho các chính sách hỗ trợ cần thiết để người dân có thể tự quản lý các mô hình này một cách hiệu quả. Ở cấp quốc gia, SRD đã tổ chức và tham gia các cuộc đối thoại nhằm thúc đẩy đầu tư tài chính cho BĐKH, tổng hợp các mô hình nông nghiệp bền vững, sinh kế và thích ứng với BĐKH và giới thiệu các sáng kiến giúp đỡ nông dân nghèo, NKT và đồng bào dân tộc thiểu số. SRD tiếp tục chứng minh là một tổ chức tiên phong trong việc điều phối các mạng lưới làm việc, ngay cả trong những lĩnh vực rất mới như: tính minh bạch giải trình trong đầu tư phát triển, thực thi lâm luật và quản

16 | BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2013

trị rừng, tài chính cho BĐKH. Trong các dự án có sự hợp tác của nhiều bên, SRD luôn chủ động chia sẻ các kinh nghiệm làm việc hiệu quả nhất nhằm nâng cao tính chuyên nghiệp của các tổ chức phi chính phủ trong môi trường làm chính sách ở Việt Nam. SRD luôn đóng vai trò nòng cốt trong các cuộc thảo luận, lấy ý kiến, và tham gia các sự kiện để thúc đẩy tiếng nói và vị thế của các tổ chức XHDS. Đại diện của SRD thường xuyên tham gia trao đổi và chia sẻ kinh nghiệm làm chính sách trên các phương tiện truyền thông đại chúng, trong các hội thảo lớn trong nước và quốc tế như Hội thảo Đối tác XHDS về Hiệu quả phát triển khu vực Đông Nam Á, Hội thảo Dublin về Đói nghèo - Dinh dưỡng - Công lý khí hậu, Hội nghị tham vấn về khung hành động toàn cầu Quỹ Đối tác Carbon, Hội thảo An ninh lương thực khu vực sông Mekong… Trong năm 2013, với sự hỗ trợ của Winrock International và Care, tập thể lãnh đạo và cán bộ SRD đã thực hiện đánh giá và nâng cao năng lực VĐCS của tổ chức, đây là những cơ hội quý giá để đào sâu tư duy trong các vấn đề phát triển hiện đại. Xác định VĐCS là cuộc chạy tiếp sức dài hơi, SRD đã và đang tận dụng tối đa lợi thế của các kênh truyền thông như: website, ấn phẩm sách, báo cũng như trao đổi trực tiếp trong các chương trình họp, hội thảo… để nuôi dưỡng văn hóa làm chính sách của Trung tâm.


Danh mục dự án năm 2013 STT

Mã số

Tên dự án Dự án chính

Thời gian thực hiện Bắt đầu

Kết thúc

Tổng ngân sách được duyệt (USD)

1

VM031

Giảm nhẹ rủi ro thiên tai và thích ứng với BĐKH dựa vào cộng đồng tại thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế

03-2011

06-2014

331,194

2

VM035

Hỗ trợ cộng đồng dân tộc thiểu số thích ứng với những thay đổi ở vùng ven đô tỉnh Điện Biên

07-2011

07-2013

253,000

3

VM037

Các tổ chức Phi chính phủ Việt Nam vì sinh kế cộng đồng các dân tộc miền núi phía Bắc

07-2011

06-2014

432,818

4

VM038

Áp dụng chuỗi giá trị cải thiện sinh kế nông thôn trong bối cảnh BĐKH và thiên tai tại huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh

01-2012

12-2014

519,869

5

VM041

Hỗ trợ người khuyết tật ở huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị

04-2012

03-2015

207,903

6

VM042 phase I

Đưa lý thuyết vào thực tiễn: Mở rộng quy mô quản lý đa dạng sinh học của người dân đối với an ninh lương thực

06-2012

05-2013

109,125

7

VM042 phase II

Đưa lý thuyết vào thực tiễn: Mở rộng quy mô quản lý đa dạng sinh học của người dân đối với an ninh lương thực

06-2013

05-2014

77,729

8

VM043

Thực thi FLEGT: Thúc đẩy quản trị rừng hiệu quả trong ngành Lâm nghiệp

01-2012

12-2014

353,340

9

VM044

Rừng và Đồng bằng Việt Nam

10-2012

06-2017

702,218

10

VM045

Nghiên cứu thử nghiệm hệ thống canh tác lúa cải tiến (SRI) nhằm ứng phó với BĐKH ở miền Bắc Việt Nam

11-2012

12-2013

61,620

11

VM046

Hỗ trợ sự tham gia của đồng bào dân tộc thiểu số vào quá trình lập kế hoạch phát triển KT - XH giai đoạn 2013 - 2015

01-2013

12-2015

188,635

12

VM048

Quản lý và sử dụng đất có sự tham gia tại Phú Thọ và Thái Nguyên

10-2013

09-2016

485,343

BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2013 |

17


STT

Tên dự án

Mã số

Dự án chính 13

VM049

Bảo tồn và phát triển cây thuốc và bài thuốc truyền thống để cải thiện sinh kế và sức khỏe cho người dân tộc thiểu số

Thời gian thực hiện Bắt đầu

Kết thúc

08-2013

06-2015

VMMIC07a Minh bạch và Trách nhiệm giải trình

15

VMMIC09

16

VMMIC10

120,000

3,842,794

Tổng ngân sách cho các dự án chính 14

Tổng ngân sách được duyệt (USD)

01-2013

08-2013

2,515

Triển khai và lồng ghép Chính sách Bảo vệ Trẻ em

07-2013

06-2014

18,000

Nghiên cứu hiện trạng Vùng nhiệt đới Ẩm - Phần 5 “Quản lý tài nguyên thiên nhiên và môi trường”

10-2013

03-2014

15,000

Tổng ngân sách cho các tiểu dự án Tổng ngân sách

18 | BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2013

35,515 3,878,309


CÂU CHUYỆN TỪ CỘNG ĐỒNG


Niềm vui giản dị Tôi tên là Lò Thị Sóng, 44 tuổi, người bản Chiềng Khoang, huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên. Gia đình tôi có năm người, nhưng trước đây, trong nhà hầu như không lúc nào có đàn ông, vì đàn ông đã phải ra ngoài làm thuê hết cả. Còn lại đàn bà và trẻ nhỏ, chúng tôi cũng làm lụng không ngơi tay. Cả ngày, tôi tất bật ra đồng làm nương, làm rẫy, trồng rau. Về nhà lại xăm xắn nuôi gà tăng gia sản xuất. Còn chút thời gian nào, tôi lại ngồi vót đũa để kiếm thêm đồng ra, đồng vào. Cả nhà trần lưng ra làm, mà miếng ăn hàng ngày vẫn phải lo ngay ngáy, vẫn phải vay nợ thêm bên ngoài.

Tuần Giáo thực hiện trên địa bàn hai bản Chiềng Chung và Chiềng Khoang, thị trấn Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên từ tháng 7/2011 đến 7/2013. Mục tiêu của dự án là cải thiện điều kiện sống, tăng cường năng lực và các kĩ năng xã hội cho đồng bào dân tộc thiểu số. Dự án đã thực hiện các chương trình tập huấn nâng cao nhận thức, tập huấn kỹ năng quản lý và lập kế hoạch cho 220 hộ nghèo; hỗ trợ xây dựng các công trình nhà văn hóa bản, hệ thống nước tự chảy, nhà tiêu hợp vệ sinh và đường đi trong thôn xóm...

Cho đến năm 2011, khi tổ chức SRD đến thực hiện dự án, các hộ nghèo ven đô như gia đình tôi đã có điều kiện được học thêm nhiều điều hay và cải thiện thu nhập. Khi tham gia vào nhóm chăn nuôi gia súc, tôi được đăng ký vay hai triệu, còn được tham gia tập huấn về phương pháp sử dụng số tiền vay này sao cho thật hiệu quả. Vì rất thích học phương pháp nuôi đàn lợn nhiều con, tôi đã quyết định đầu tư mua một con lợn nái. Chuyến này, tôi không thả rông cho lợn chạy quanh bản nữa, lại biết thêm cách cọ rửa, vệ sinh chuồng nuôi thật sạch sẽ, nên con nào cũng ăn nhiều và chóng lớn. Thay vì chỉ cho ăn một bữa như trước, bây giờ mỗi ngày tôi đều nấu cám cho lợn ăn ba bữa. Đàn lợn nhà tôi bây giờ đã có bốn con, mỗi năm hai đợt xuất chuồng, nhưng tôi vẫn giữ lại con lợn nái ban đầu. Nhờ bán lợn, gia đình tôi có thêm thu nhập hơn 10 triệu / năm. Vậy là chỉ một năm sau khi được vay tiền, được học cái hay, cái tốt, tôi đã trả được hết số nợ. Tôi hạnh phúc và thấy tự tin hơn nhiều lắm. Không chỉ vậy, dự án còn hỗ trợ chúng tôi xây nhà vệ sinh và lắp đặt đường ống mang nước sạch về tận nhà. Từ ngày có nhà vệ sinh khép kín, trong nhà không còn thấy ruồi, muỗi và gia đình cũng ít người bị ốm hơn. Bể nhà tôi bây giờ có nhiều nước lắm, đủ cho cả gia đình nấu ăn, giặt giũ, tắm rửa, tưới rau, và vệ sinh chuồng trại. Nguồn nước trong mát từ tận khe nguồn ấy đã bao bọc và nuôi dưỡng chúng tôi từ bao đời nay. Tôi mong sao rừng đừng bị phá, nước đừng bị mất và mọi người dân bản tôi đều được hưởng niềm vui có nước sạch về đến tận nhà. Dự án “Hỗ trợ cộng đồng dân tộc thiểu số thích ứng với những thay đổi ở vùng ven đô tỉnh Điện Biên” do Tổ chức Caritas Úc tài trợ. SRD phối hợp với UBND Huyện

20 | BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2013

Chị Lò Thị Sóng đang vót đũa


phương diện là: cải thiện sinh kế của hộ gia đình, kết nối gia đình với cộng đồng và hỗ trợ cá nhân dành riêng cho thành viên là NKT. Cả gia đình bé Đông đã sinh hoạt cùng với các gia đình có cùng hoàn cảnh, gặp gỡ với các đại diện đến từ chính quyền địa phương để chia sẻ khó khăn và vướng mắc của bản thân. Bé Đông cũng rất vui sướng khi được bố mẹ đưa đi tham dự cùng, vì ở đó bé có thể nô đùa với các bạn giống mình.

Bé Đông cuối cùng đã có thể tự bước đi

Những bước đi kỳ diệu Bé Nguyễn Phương Đông, quê ở Gio Linh, Quảng Trị mắc chứng bệnh não úng thủy từ khi mới sinh, đến năm ba tuổi vẫn chưa tự bước đi được. Bố mẹ và anh trai rất thương Đông, nhưng không thể đưa bé đến các chương trình điều trị thường xuyên và chăm sóc đặc biệt, khi miệng ăn của cả nhà còn phải trông vào nuôi lợn, trồng rau và trợ cấp hàng tháng dành cho hộ gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Gia đình đã nghĩ bé sẽ không bao giờ có khả năng tự đứng vững trên đôi chân của mình. Nhìn Đông mới ba tuổi, khác biệt với bạn bè cùng trang lứa bởi cái đầu to, do não bé bị sưng bởi úng nước, bố mẹ của bé không tránh khỏi cảm giác bất lực vì thương con. Khi biết đến dự án “Hỗ trợ người khuyết tật ở huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị” của SRD, bố mẹ bé đã đăng ký tham gia chỉ với hy vọng sẽ học được các phương pháp chăm sóc cho con ngay tại nhà. Nhưng chương trình hỗ trợ của dự án thực sự đa dạng hơn kỳ vọng ban đầu của các gia đình đăng ký, bao gồm ba

Trường hợp của Đông khá nguy hiểm, vì bé còn quá nhỏ, cần có các chương trình chăm sóc đặc biệt. Dự án đã hỗ trợ gia đình, mời chuyên gia trị liệu đến thăm định kỳ ba tháng một lần. Hàng ngày, bố mẹ và anh trai đều dành thời gian giúp bé tập đi. Kết quả thật đáng kinh ngạc, bé đã có thể chập chững những bước đi đầu tiên trên đôi bàn chân bé bỏng. Bố mẹ và anh trai của bé vỡ òa trong niềm vui sướng. Cùng với sự giúp sức của dự án, bố mẹ bé Đông đã tìm hiểu và biết rõ hơn về quyền lợi của gia đình khi có con là NKT, cũng như làm sao để tiếp cận tốt hơn những chương trình hỗ trợ của Nhà nước dành cho NKT. Nhờ vậy, bé Đông đã có điều kiện thực hiện các cuộc phẫu thuật để đảm bảo tình trạng sức khỏe và khả năng đi lại của bé. Sau phẫu thuật, gia đình nhận thấy Đông có thể tự đứng và bước đi lâu hơn trước. Nhờ có các quyết định hỗ trợ và chăm sóc đúng lúc, đúng cách, giấc mơ của cả gia đình Đông đã trở thành hiện thực. Giờ đây, bố mẹ Đông là những thành viên tích cực của Câu lạc bộ NKT ở địa phương để giúp đỡ, chia sẻ với các gia đình có hoàn cảnh tương tự. Câu chuyện của bé là động lực cho những gia đình khác tiếp tục cố gắng, để có nhiều hơn nữa những điều kỳ diệu như của gia đình bé. Dự án “Hỗ trợ người khuyết tật ở huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị” do Tổ chức Caritas Úc tài trợ. SRD phối hợp với UBND Huyện Gio Linh, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Quảng Trị và Sở Lao động, Thương binh và Xã hội huyện Gio Linh, và UBND các xã Gio Mỹ, Gio Hải và thị trấn Gio Linh thực hiện trên địa bàn ba xã từ tháng 4/2012 đến 3/2015. Mục tiêu của dự án là hỗ trợ NKT tại ba xã có cơ hội hòa nhập cộng đồng và có cuộc sống độc lập, tốt đẹp hơn.

BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2013 |

21


Người dân thu hoạch cây thuốc nam ở huyện Yên Bình

Người dân bảo tồn cây thuốc bản địa và các bài thuốc cổ truyền Xã Bảo Ái, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái là địa bàn vùng sâu, vùng xa nên người dân rất khó tiếp cận với dịch vụ y tế hiện đại. Từ xưa, người dân nơi đây đã vận dụng kiến thức bản địa để chữa bệnh bằng các cây thuốc sẵn có quanh nhà và trong rừng. Ở mỗi thôn có khoảng 2 - 3 người hành nghề “ông lang, bà mế” chuyên thu hái các cây thuốc để làm bài thuốc bí truyền, có thể chữa trị cả các chứng bệnh bướu cổ, rắn độc cắn,... Không chỉ cải thiện đáng kể sức khỏe của cộng đồng, khai thác cây thuốc còn giúp các hộ nghèo tăng thu nhập khoảng hơn 10%. Những năm gần đây, cây thuốc đang ngày càng khan hiếm do khai thác quá mức và không có hoạt động trồng lại. Phương pháp lưu truyền bài thuốc bằng cách truyền miệng từ bố mẹ sang con cái không có được các minh chứng khoa học và ghi chép có hệ thống, làm mai một các bài thuốc giá trị và góp phần suy giảm dần các loài cây thuốc quý. Vì thế, sức khỏe của cộng đồng và thu nhập của các nhóm hộ gia đình nghèo sẽ bị ảnh hưởng. Kế thừa những kinh nghiệm từ các dự án trước, ngay ở giai đoạn đầu của dự án “Bảo tồn và phát triển cây thuốc và bài thuốc truyền thống để cải thiện sinh kế và sức khỏe cho người dân tộc thiểu số” ở hai xã Bảo Ái và Cảm Ân, huyện Yên Bình, SRD đã mời người dân và các “ông lang, bà mế” có kinh nghiệm trồng thuốc và làm thuốc ở hai xã cùng chuyên gia thực hiện nghiên cứu về cây thuốc tiềm năng và bài thuốc bản địa.

22 | BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2013

Người dân và chính quyền xã đã họp bàn và thống nhất chọn ra năm loại cây thuốc nam đặc trưng cả về độ quý hiếm, năng suất, phù hợp với điều kiện của các hộ gia đình, và đáp ứng được nhu cầu thị trường trước mắt cũng như lâu dài là cây Mạch môn, Đinh lăng, Củ dòm, Lá khôi, và Hoàng tinh hoa trắng. Bên cạnh đó, 12 tổ nhóm nông dân phát triển cây thuốc nam trực thuộc 12 thôn trên địa bàn dự án đã được thành lập. Các thành viên đồng thời là đối tượng hưởng lợi chính của dự án đến từ 259 hộ gia đình, số hộ nghèo chiếm 50%, chủ yếu là dân tộc Dao, Tày, Nùng. Họ đều có kinh nghiệm và hiểu được lợi ích của các loại cây thuốc nam, là lực lượng nòng cốt để truyền thông về các bài thuốc nam sâu rộng ra toàn xã và huyện Yên Bình trong thời gian tới. Dự án “Bảo tồn và phát triển cây thuốc và bài thuốc truyền thống để cải thiện sinh kế và sức khỏe cho người dân tộc thiểu số” do Tổ chức Caritas Úc tài trợ. SRD phối hợp với UBND Huyện Yên Bình, UBND hai xã Bảo Ái và Cảm Ân và Hội đông y tỉnh Yên Bái thực hiện trên địa bàn hai xã từ tháng 8/2013 đến 6/2015. Mục tiêu của dự án là bảo tồn rừng và phát triển bền vững các loài cây thuốc bản địa, tăng thu nhập cho hộ gia đình thông qua phát triển chuỗi giá trị và cây thuốc, duy trì và phổ biến việc sử dụng cây thuốc và bài thuốc truyền thống bằng phương pháp tư liệu hóa và truyền thông.


Canh tác lúa cải tiến (SRI) hướng tới môi trường sống không độc hại Ở thôn Bản Ngù, xã Cao Trĩ, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn, khí hậu ngày càng chuyển biến cực đoan, người dân sử dụng nhiều phân hóa học trong trồng trọt, khiến lượng đạm tự do trong đất và các khí phát thải nhà kính khác tăng cao. Đã vậy, việc sử dụng quá mức các hóa chất khiến các loại dịch bệnh hại như rầy nâu, rầy lưng trắng, sâu cuốn lá... càng phát triển tràn lan, người nông dân ngày càng phải sử dụng thuốc bảo vệ thực vật nhiều hơn để trừ diệt sâu bệnh, trung bình từ 3 - 4 lần một vụ. Vòng xoáy này đã gây ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống và sức khỏe của người dân. Chị Lâm Thị Bằng, một người dân trong thôn chia sẻ: “Trước đây, mỗi lần phải đi phun thuốc trừ sâu là chúng tôi sợ lắm. Sau mỗi lần phun thuốc, ai cũng thấy mệt mỏi và đau đầu, phun thuốc ảnh hưởng đến sức khỏe lắm. Nhưng nhìn thấy ruộng nhiều sâu bệnh thì sợ mất mùa, nên bà con lại phải xách bình đi phun.” Canh tác lúa cải tiến - SRI là một chuỗi các biện pháp tổng hợp, bao gồm việc sử dụng cân đối phân bón giữa phân vi sinh, phân hữu cơ và phân hóa học, giảm hóa chất trừ sâu bệnh. Việc áp dụng SRI thực tế tại các ruộng cho thấy có thể tiết kiệm 30% lượng nước tưới so với canh tác truyền thống do định kỳ rút nước 2 - 3 lần/vụ, làm giảm bớt độ chua do ruộng không giữ nước và hạn chế đáng kể lượng khí metan thải vào không khí. Khi bón tăng lượng phân hữu cơ, lượng đạm tự do trong đất cũng được hạn chế, cùng với việc ít sử dụng thuốc bảo vệ thực vật giúp làm giảm ô nhiễm nguồn nước.

Hầu hết các hộ nông dân áp dụng SRI đều ghi nhận cây lúa phát triển khỏe, sâu bệnh ít hơn, đặc biệt là bệnh khô vằn, bọ rầy và sâu cuốn lá nhỏ, do đó số lần phun thuốc trừ sâu bệnh giảm 1 - 2 lần/vụ, tiết kiệm được trung bình 30 - 50% chi phí so với làm theo tập quán cũ. Quan trọng hơn, môi trường sống và sức khỏe của người dân được đảm bảo. Chị Bằng - bây giờ đã là một thành viên tích cực trong việc tuyên truyền kỹ thuật SRI ở địa phương, vui vẻ chia sẻ: “Từ ngày áp dụng SRI - cấy thưa, ruộng thoáng, ít sâu bệnh. Thay vì cứ thấy sâu bệnh là phun, bây giờ nông dân chúng tôi biết cách “điều tra” ruộng, nếu thấy nhiều sâu rầy thì mới phải phun. Bà con không phải trải qua nhiều phen mệt mỏi như trước, mà canh tác lại tốt hơn nhiều.” Dự án “Nghiên cứu thử nghiệm hệ thống canh tác lúa cải tiến (SRI) nhằm ứng phó với BĐKH ở miền Bắc Việt Nam” do Tổ chức Cordaid tài trợ giai đoạn 1 (2011-2012) và giai đoạn 2 (2012-2013). SRD phối hợp với Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ Thực vật tỉnh Bắc Kạn thực hiện trên địa bàn ba huyện là Ba Bể, Na Rì và Chợ Mới. Mục tiêu của dự án là nghiên cứu biện pháp ứng dụng phù hợp nhất và nhân rộng phương pháp SRI nhằm đảm bảo sinh kế của người dân trong bối cảnh BĐKH. Dự án đã hỗ trợ nhân rộng kỹ thuật canh tác lúa cải tiến SRI ra 46 xã của 8/8 huyện, thị xã của tỉnh. Vụ xuân năm 2013, toàn tỉnh đã có khoảng 3,500 hecta ruộng ứng dụng kỹ thuật này với hơn 18,000 hộ nông dân tham gia.

Chị Lâm Thị Bằng trình bày kết quả khảo nghiệm ruộng lúa

BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2013 |

23


Chị Nguyễn Thị Hiếu chia sẻ lợi ích của giống lúa NAR5

Thay đổi tập quán để cấy lúa ngắn ngày, không lo lũ sớm Gia đình chị Nguyễn Thị Hiếu sống ở thôn Vân Cửu, xã Khánh Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. Khánh Lộc là một xã đồng bằng thấp trũng và nằm ven sông, nên thường xuyên bị ảnh hưởng bởi lũ lụt. Gia đình chị sống bằng nghề trồng lúa và chăn nuôi nhỏ lẻ, nhưng trồng lúa ngày càng khó khăn hơn vì thời tiết thay đổi. Vụ xuân có nguy cơ lúa mới xuống giống bị chết do rét đậm rét hại, và giảm năng suất do nắng nóng vào thời điểm lúa trỗ bông, còn vụ hè thu có nguy cơ mất mùa do bão, ngập lụt đến sớm hơn, rơi đúng vào thời gian thu hoạch cuối tháng 9 hàng năm. Nhà chị Hiếu lúc trước trồng lúa Khang Dân 18 có thời gian sinh trưởng từ 105 - 110 ngày, nên nguy cơ không thu hoạch được trước khi lũ về luôn thường trực. Trong vụ hè thu 2013, SRD đã mời cán bộ chuyên môn của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp (KHKTNN) Bắc Trung Bộ (Nghệ An) thực hiện khảo sát và xây dựng thử nghiệm mô hình sản xuất giống lúa NAR5 ngắn ngày tại ba xã dự án, trong đó có Khánh Lộc. Chị Hiếu đã đăng ký tham gia mô hình trồng lúa NAR5. Kể từ khi gieo mạ đến lúc cấy, ông trời đã không ít lần thử thách lòng người. Chị Hiếu nhớ lại: “Vừa bắc (gieo) mạ được ba ngày thì có mưa to kéo dài, làm cho mạ trôi và ngập nước. Rồi lại có đợt nắng nóng kéo dài, làm mạ chết, có hộ đã phải lấy thóc ăn trong nhà để ngâm bắc bổ sung. Nhưng sau đợt đó, khi đưa nước vào, mạ đã xanh trở lại và hồi phục rất nhanh. Sau 13 ngày, bà con đã xuống cấy. Trong năm ngày tiếp theo, cây lúa phát triển tốt. Nhưng khi lúa vừa bén rễ,

24 | BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2013

lại tiếp tục gặp lũ sớm, gây ngập suốt năm ngày. Khi nước rút thì cây lúa đã mềm nhũn. Các hộ ra thăm ruộng lúa và đồng thanh nói, có lẽ đợt làm mô hình này đã thua rồi. Nhưng không, mấy ngày sau cây lúa phát triển trở lại rất khỏe, xanh trở lại rất nhanh.” Đến ngày thu hoạch của vụ hè thu 2013, các thửa ruộng trồng NAR5 cho năng suất 55 - 60 tạ/ha, cao hơn giống lúa đối chứng Khang Dân 18 từ 28 - 30%, và thời gian sinh trưởng chỉ từ 92 - 96 ngày. Hạt gạo từ lúa NAR5 thổi cơm ăn rất ngon, hạt cơm mềm và dẻo. Hơn thế, Viện KHKTNN Bắc Trung Bộ đã thảo luận với các hộ tham gia mô hình về việc thu mua lúa NAR5 họ trồng với giá 7,800/kg, cao hơn giá lúa Khang Dân 18 ngoài thị trường là 1,800 đồng/kg. Dự án “Áp dụng chuỗi giá trị cải thiện sinh kế nông thôn trong bối cảnh BĐKH và thiên tai tại huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh” do Tổ chức Manos Unidas tài trợ. SRD phối hợp với UBND, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh thực hiện trên địa bàn ba xã Khánh Lộc, Vĩnh Lộc và Vượng Lộc từ tháng 1/2012 đến 12/2014. Mục tiêu của dự án là cải thiện sinh kế bền vững cho nông dân nghèo trong bối cảnh BĐKH và thiên tai. Dự án đã phối hợp với chuyên gia nghiên cứu các sản phẩm nông nghiệp có tiềm năng phát triển và triển khai các mô hình nông nghiệp thích ứng với BĐKH. Người dân tham gia dự án được tập huấn về kỹ thuật chăn nuôi và phát triển sinh kế bền vững, phát triển kinh doanh thị trường, giảm nhẹ rủi ro thiên tai và thích ứng với BĐKH và lập kế hoạch phòng chống lụt bão.


Nông dân sản xuất giống quy mô lớn để tự chủ nguồn giống Trước đây, gia đình chị Hoàng Thị Khuyên ở Lương Sơn, Hòa Bình luôn phải mua giống lúa lai từ các công ty phân phối và sản xuất giống. Nhưng thời tiết các năm gần đây nhiều biến động, nên thị trường nhiều khi không đáp ứng được nhu cầu về các loại giống thích ứng được với sự thay đổi, hoặc nếu có thì sẽ xảy ra hiện tượng “cháy hàng”, do rất nhiều vùng lân cận cũng chịu chung cảnh mưa nắng thất thường như vậy.

thương hiệu bản địa trên diện rộng, phục tráng lúa giống địa phương, và thành lập hợp tác xã để cung cấp giống cho bà con trong vùng.” Dự án “Đưa lý thuyết vào thực tiễn - Mở rộng quy mô quản lý đa dạng sinh học của người dân đối với an ninh lương thực” do Tổ chức SEARICE tài trợ. SRD phối hợp với Cục Bảo vệ thực vật và Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm thực hiện trên địa bàn các tỉnh: Hòa Bình, Yên Bái, Sơn La và Thanh Hóa từ tháng 6/2013 đến 5/2014. Mục tiêu của dự án là củng cố các nhu cầu và kĩ thuật của các hộ nông dân sản xuất nhỏ, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số, gắn kết họ với các đối thoại chính sách trong nước và toàn thế giới.

Từ khi tham gia vào lớp học đồng ruộng (FFS) do SRD phối hợp với Chi cục Bảo vệ Thực vật huyện Lương Sơn tổ chức, chị Khuyên phát hiện ra bà con nông dân quê chị hoàn toàn có khả năng tự lai tạo giống. Chị hồ hởi khoe: “Sau khi được học các kỹ thuật chọn giống và lai tạo giống, học viên nếu chịu khó và quyết tâm, thì ai cũng biết cách chọn giống. Như thế, chúng tôi không cần phụ thuộc vào nguồn giống từ công ty nữa.” Không chỉ vậy, chị và các bà con học viên còn được tự mình đánh giá chất lượng các giống lúa, từ đó quyết định lựa chọn giống phù hợp với điều kiện thời tiết và thổ nhưỡng ở huyện, cũng như điều kiện riêng của từng gia đình. Chị chia sẻ: “Vụ xuân hè năm nay, vì mưa to mà rất nhiều nhà trồng lúa lai GS9 mua của công ty giống bị mất mùa do thời gian sinh trưởng kéo dài. Trong khi đó, ruộng của các hộ dân là học viên lớp FFS trồng giống MĐ1 thì vẫn tăng trưởng đều. MĐ1 là giống lúa thuần, cho hạt gạo ngon với thời gian sinh trưởng ngắn, có thể trồng trong cả vụ đông và hè.” Là một trong các học viên năng động nhất của chương trình, chị Khuyên và một số học viên ấp ủ kế hoạch tập trung sản xuất lúa giống thuần với quy mô lớn để có thể hoàn toàn chủ động về nguồn giống. Chị tâm sự: “Trước đây có ai từng nghe đến việc phát triển giống đâu. Từ ngày có lớp học đồng ruộng, chúng tôi bắt đầu nghĩ đến việc nhân rộng sản xuất giống. Muốn vậy phải có diện tích đất rộng, nên chúng tôi sẽ huy động một nhóm các hộ dân có ruộng gần nhau để cùng phát triển giống. Chúng tôi rất mừng khi thấy có cả đại diện UBND xã đến tham gia lớp học và nói chuyện với học viên về chương trình phát triển giống lúa. Cả khi dự án kết thúc, không còn lớp học nữa, chúng tôi sẽ vẫn triển khai việc trồng lúa giống

Chị Hoàng Thị Khuyên hào hứng chia sẻ kế hoạch của nhóm

BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2013 |

25


Hợp tác để có thị trường tiêu thụ sản phẩm ổn định thành viên phải tính toán thiệt hơn rất nhiều, cụ thể là vào các dịp cao điểm như lễ tết, giá gà thịt trên thị trường tự do sẽ tăng cao, các hộ bán gà thịt cho công ty sẽ “chịu thiệt” so với giá mua tức thời của thương lái. Đổi lại, họ sẽ có một thị trường ổn định là các khách hàng thân thiết của Ecomart, và được đảm bảo bình ổn giá nếu giá thị trường thay đổi theo chiều bất lợi cho người nuôi gà. Sau khi thảo luận, chị Hương đã thuyết phục mọi người nên đi theo hướng tiêu thụ sản phẩm gà ri dài lâu. Chị nói quả quyết với các thành viên khác: “Nếu không làm, làm sao chúng ta biết được có hiệu quả hay không? Dù sao đây cũng là một cơ hội so với việc chỉ bán cho thương lái, như vậy cũng không ổn định. Nếu mọi người không quyết làm, thì tôi cứ làm trước, sau này nếu ổn mọi người vào cũng chẳng muộn”. Với câu nói này của chị, đã có thêm 4-5 hộ mạnh dạn đăng ký gửi sản phẩm về các cửa hàng của Ecomart để thăm dò thị trường. Chị Lê Thị Hương bên đàn gà nhà mình

Chị Lê Thị Hương, 45 tuổi, ngụ ở xóm Tân Bình, xã Võ Miếu, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ, là tổ trưởng tổ chăn nuôi gà gồm 20 hộ gia đình trong xóm. Các thành viên ai cũng quý mến vì chị rất nhiệt tình, xông xáo trong công việc chung, lại dám nghĩ, dám làm và luôn tiên phong trong các công việc có tính thử thách. Đã từ lâu, chị và thành viên trong tổ chăn nuôi gà mong muốn tìm được một thị trường ổn định để tiêu thụ sản phẩm gà, tránh tình trạng thị trường đầu ra eo hẹp và bị thương lái ép giá. Từ giữa năm 2013, SRD đã hỗ trợ tổ chăn nuôi gà hợp tác với công ty TNHH Hiệp Thành để kết nối sản phẩm gà của nhóm với thị trường Hà Nội thông qua chuỗi cửa hàng cung cấp thực phẩm sạch và hữu cơ Ecomart của công ty. Đứng trước quyết định hợp tác, chị Hương và các

26 | BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2013

Kết quả bước đầu, các sản phẩm được tiêu thụ nhanh chóng ở thị trường Hà Nội, khách hàng của Ecomart có phản hồi tốt về chất lượng thịt gà và tiếp tục đặt hàng. Ecomart mong muốn thúc đẩy hợp tác với nhóm chăn nuôi gà và SRD nhằm tăng cường tổ chức sản xuất để đảm bảo nguồn hàng có chất lượng ổn định với số lượng lớn hơn. Cùng với sự hỗ trợ của SRD, chị Hương và các thành viên trong nhóm đã họp bàn và thiết lập được cơ chế quản lý, giám sát, giết mổ và cung ứng hàng theo yêu cầu của đối tác thu mua. Nhóm cũng đã hoàn thiện kế hoạch phát triển mô hình hợp tác tiêu thụ sản phẩm. Dự án “Các tổ chức Phi chính phủ Việt Nam vì sinh kế cộng đồng các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc” được Manos Unidas tài trợ. Dự án được triển khai từ 7/2011 đến 6/2014 trong khuôn khổ hợp tác giữa ba tổ chức: SRD, Trung tâm vì Sự Phát triển Bền vững Miền núi (CSDM) và Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Vùng cao (CERDA) tại các tỉnh Phú Thọ, Thái Nguyên và Hòa Bình. Mục tiêu của dự án là hỗ trợ cộng đồng dân tộc thiểu số ở ba tỉnh phát triển sinh kế bền vững và tham gia đóng góp tích cực vào quá trình quản trị cộng đồng tại cơ sở.


“Sức mạnh mềm” trong công tác quản lý rủi ro và ứng phó với thiên tai Là một trong những nhóm đối tượng dễ tổn thương nhất trước các hiểm họa thiên nhiên, nhưng hơn 60 thành viên nữ của các đội xung kích thôn ở hai xã Hương Phong và Hải Dương, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế đã thể hiện một cách nhìn khác về nữ giới: Họ hoàn toàn có thể đảm đương trách nhiệm dẫn đầu trong công tác truyền thông, cứu hộ khẩn cấp và khắc phục hậu quả trước và sau thiên tai. Phụ nữ thường chịu trách nhiệm chính trong các công việc chuẩn bị trước bão từ sắp xếp đồ đạc đến sơ tán cả nhà. Sau cơn bão, họ cũng là người lo chăm sóc những người bị nạn, bị ốm, vì vậy họ hiểu sâu sắc những khó khăn về mặt thể chất, tâm lý và cả các yếu tố xã hội khác mà các nhóm dễ tổn thương thường xuyên phải đối mặt, và không phải yếu tố nào cũng dễ nhận biết để có thể can thiệp kịp thời. Sự tham gia của họ có ý nghĩa to lớn trong việc đảm bảo an toàn cho cộng đồng.

nhau. Các hoạt động như thế này giúp chúng tôi thực hiện mọi việc nhuần nhuyễn hơn, và sẽ làm tốt hơn khi thực sự có thiên tai xảy đến.” Dự án “Giảm nhẹ rủi ro thiên tai và thích ứng với BĐKH dựa vào cộng đồng tại thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế” do Tổ chức Caritas Úc tài trợ. SRD phối hợp với UBND, Ban Chỉ đạo phòng chống lụt bão thị xã Hương Trà, và UBND hai xã Hương Phong và Hải Dương, tỉnh Thừa Thiên Huế thực hiện trên địa bàn hai xã từ tháng 3/2011 đến 4/2016. Mục tiêu chính của dự án là tăng cường năng lực giảm nhẹ rủi ro thiên tai và thích ứng với BĐKH của chính quyền và người dân thông qua các hoạt động quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng.

Khi tham gia quản lý và phòng ngừa rủi ro, ngoài các hoạt động hỗ trợ trực tiếp, các thành viên nữ của các đội xung kích đã thực hiện rất tốt công tác truyền thông. Họ đã cùng nhau tổ chức các hội diễn văn nghệ với các tiết mục kịch và thời trang được dàn dựng công phu, với thông điệp gửi đi là hãy lắng nghe nhiều hơn nhu cầu của các nhóm đối tượng dễ gặp rủi ro nhất khi có thiên tai xảy ra, được người dân trong khu vực nồng nhiệt hưởng ứng. Để phụ nữ có thể đảm đương vai trò cứu hộ khẩn cấp, SRD đã tổ chức tập huấn kỹ năng và các biện pháp ứng cứu người dân trên địa bàn trong mùa mưa lũ. Phụ nữ cũng tham gia rất nhiệt tình trong các hội thao, các cuộc tranh tài giữa các đội xung kích thôn. Tiết mục tranh tài của các thành viên nữ luôn gây ấn tưởng bởi sự duyên dáng, dí dỏm và sự khéo léo, chu đáo khi thực hiện các kỹ thuật cứu hộ, cứu nạn. Trong hội thao ngày 30/11/2013 do SRD phối hợp với UBND thị xã Hương Trà tổ chức, chị Thu Sương, một thành viên của đội xung kích thôn An Lai đã hồ hởi chia sẻ: “Tôi muốn nói lời cảm ơn Trung tâm SRD, cán bộ dự án và UBND xã vì đã mang đến cho chúng tôi cơ hội được làm quen, học tập và chia sẻ kinh nghiệm với

Thành viên đội xung kích trình diễn thời trang từ vật liệu tái chế

BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2013 |

27


Một cơ sở chế biến gỗ quy mô nhỏ ở Thái Nguyên

Bảo vệ sinh kế của các cộng đồng sống phụ thuộc vào rừng Năm 2013, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tiếp tục chủ trì việc đàm phán “Hiệp định Đối tác tự nguyện” (VPA) về Thực thi Lâm luật, Quản trị và thương mại Lâm sản (FLEGT) với EU. Một trong những nội dung quan trọng trong đàm phán VPA / FLEGT là “Định nghĩa gỗ hợp pháp”. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã biên soạn bản dự thảo 6 về “Định nghĩa gỗ hợp pháp và sản phẩm gỗ hợp pháp” (LD 6.3) và bản dự thảo 3 về “Hệ thống đảm bảo tính hợp pháp của gỗ” (TLAS 2). Theo đề nghị của Tổng cục Lâm nghiệp về việc góp ý cho hai bản dự thảo, SRD với vai trò chủ tịch Mạng lưới VNGO - FLEGT đã kêu gọi ý kiến đóng góp của các thành viên mạng lưới và tổng hợp thành một bản góp ý chung gửi đến Tổng cục vào tháng 10/2013. Trước đó, SRD đã phối hợp cùng các tổ chức thành viên thực hiện khảo sát lấy ý kiến người dân sinh sống ở các thôn, bản gần rừng trên toàn quốc về những vấn đề liên quan đến tính hợp pháp của gỗ, nhằm mang tiếng nói của họ đến với các cơ quan Chính phủ Việt Nam và EU trong tiến trình đàm phán VPA. Trong bản góp ý chung, Mạng lưới VNGO - FLEGT đặc biệt quan tâm đến “Các tiêu chí xác định sự tuân thủ quyền sử dụng đất, sử dụng rừng, quản lý và môi trường trong khai thác gỗ” nằm trong dự thảo LD 6.3 - một yếu tố quan trọng góp phần bảo vệ môi trường và quyền lợi của cộng đồng dân cư sống phụ thuộc rừng. Để quá trình khai thác gỗ diễn ra theo đúng luật định và tôn trọng quyền của người dân bản địa trong quản lý rừng bền vững, bản tổng hợp đã đề xuất bổ

28 | BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2013

sung chỉ số liên quan tới giám sát, đặc biệt là sự tham gia giám sát của người dân. Bên cạnh đó, các góp ý cũng nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc công khai minh bạch thông tin, và đề nghị phải có một chỉ số minh bạch nhằm đảm bảo nội dung và thông tin liên quan tới hai bản dự thảo sẽ được phổ biến rộng rãi trong cộng đồng. Song song với việc góp ý cho các văn bản pháp luật, mạng lưới VNGO - FLEGT còn thực hiện một chuỗi hoạt động đánh giá tác động tiềm tàng của VPA tới sinh kế của các nhóm dễ bị tổn thương (LIA), phân tích nguyên nhân và hậu quả của việc thực hiện VPA tới các nhóm này, từ đó xây dựng kế hoạch giảm thiểu rủi ro cũng như thích ứng với những tác động khi thực thi hiệp định. Với mạng lưới thành viên rộng khắp cả nước, các hội thảo LIA là nơi để các tổ chức đưa tiếng nói của cộng đồng, chia sẻ các hoạt động, kết quả đạt được tới đại diện các cơ quan chính phủ liên quan và đại diện EU. Dự án “Thực thi FLEGT: Thúc đẩy quản trị rừng hiệu quả trong ngành Lâm nghiệp” do Bộ phát triển Quốc tế Vương quốc Anh (DFID) tài trợ. SRD phối hợp với FERN, Forest Trend thực hiện từ tháng 1/2012 đến 12/2014. Mục tiêu của dự án là tăng cường vai trò và tiếng nói của các tổ chức XHDS Việt Nam với vai trò đại diện cho cộng đồng người dân sống dựa vào rừng để tham gia hiệu quả vào tiến trình đàm phán cũng như triển khai VPA / FLEGT, từ đó góp phần cải thiện quản trị rừng và bảo vệ quyền lợi cho những người sống phụ thuộc vào rừng.


Nâng cao năng lực để sẵn sàng đón nhận cơ hội mới Trong khuôn khổ chương trình Rừng và Đồng bằng Việt Nam (VFD) do Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tài trợ, năm 2013, SRD tập trung củng cố các yếu tố nền tảng, đặc biệt là tăng cường năng lực của tổ chức. Là tổ chức phi chính phủ Việt Nam duy nhất tham gia triển khai chương trình VFD, SRD đã được chọn là một trong bốn tổ chức phi chính phủ Việt Nam tham gia vào hợp phần Nâng cao năng lực tổ chức, với mục đích tăng cường khả năng tiếp nhận nguồn viện trợ trực tiếp từ USAID trong tương lai. Bước vào một chương trình dài hơi, có vốn đầu tư lớn và sự tham gia của nhiều bên, SRD ý thức được các thế mạnh cần phát huy và đầu tư phát triển hơn nữa để làm tròn vai trò của mình. Tập thể cán bộ của SRD đã có các buổi làm việc nghiêm túc cùng chuyên gia xây dựng năng lực của Winrock International để đánh giá năng lực của tổ chức trên bảy góc độ: quản trị, quản lý tổ chức, quản lý chương trình, quản lý thực hiện dự án, hành chính, nhân sự và quản lý tài chính. Bà Vũ Thị Bích Hợp, Giám đốc SRD đã khẳng định “Đây là cơ hội rất tốt để các cán bộ SRD tách ra khỏi dòng hoạt động thường ngày, và thực sự tập trung phân tích một cách toàn diện về việc cả tổ chức này đang thực hiện mọi việc hiệu quả đến mức nào?”. Sau cuộc đánh giá, SRD đã có trong tay một bản kế hoạch toàn diện nhằm tăng cường năng lực của tổ chức với một lộ trình chi tiết đến năm 2017.

Hội thảo Đánh giá năng lực tổ chức

Với thế mạnh thực hiện dự án dựa vào cộng đồng và kinh nghiệm liên kết mạng lưới, SRD cùng nhóm dự án VFD đã thảo luận một cách cởi mở nhằm làm rõ vai trò và công việc mà SRD đảm nhận, bao gồm (1) thúc đẩy và đảm bảo sự tham gia của cộng đồng, (2) hoạt động mạng lưới và tiếp cận cộng đồng, (3) nâng cao nhận thức cho người dân và phát triển các mô hình hiệu quả và (4) phát triển kỹ năng lãnh đạo và các kỹ thuật khác. Trong năm 2013, sau khi thực hiện các khảo sát ban đầu, SRD đã tham gia phát triển hệ thống dữ liệu cơ sở về hiện trạng thích ứng và ứng phó với BĐKH ở ba tỉnh là Nam Định, Thanh Hóa và Nghệ An; hỗ trợ các tỉnh hoàn thiện bản kế hoạch năm đầu tiên. Với lợi thế là một tổ chức uy tín của Việt Nam, đang và sẽ tiếp tục đón nhận nhiều nguồn tài trợ từ các nhà tài trợ khác nhau, SRD cam kết sẽ phát triển năng lực toàn diện để có thể triển khai các hoạt động dự án một cách hiệu quả, tạo niềm tin với các đối tác và hướng đến những chương trình hợp tác lâu dài. Chương trình “Rừng và Đồng bằng Việt Nam” do Tổ chức USAID tài trợ, được điều phối bởi Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn với đối tác chính là tổ chức Winrock International, cùng với bốn tổ chức phối hợp triển khai thực hiện là Tổ chức Phát triển Hà Lan, Hội Chữ thập đỏ Mỹ, Hội Chữ thập đỏ Việt Nam và SRD, cùng với sự tham gia của các cơ quan chức năng ở bốn tỉnh dự án là Nam Định, Thanh Hóa, Nghệ An và Long An, trong thời gian từ 6/2013 đến 10/2017. Mục tiêu của chương trình nhằm thúc đẩy sự chuyển đổi của Việt Nam ứng phó với BĐKH để phát triển bền vững và hạn chế phát thải khí nhà kính.

BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2013 |

29


PHÁT TRIỂN TỔ CHỨC NĂM 2013


Khẳng định hình ảnh Năm 2013, SRD tiếp tục khẳng định hình ảnh của tổ chức trên con đường trở thành một trong những tổ chức phi chính phủ hàng đầu tại Việt Nam. Công tác truyền thông được đẩy mạnh trên cả các kênh nội bộ và các kênh hướng ra bên ngoài. Các kênh truyền thông như website, ấn phẩm thường niên, thường kỳ tiếp tục được SRD củng cố, nâng cấp để những tổ chức, cá nhân và nhà tài trợ quan tâm có thể tiếp cận thông tin về Trung tâm một cách thuận tiện và đầy đủ nhất. Các sáng kiến của SRD được tài liệu hóa chuyên nghiệp, công bố rộng khắp và chia sẻ trong hội thảo, triển lãm và các cuộc gặp mặt với mong muốn cung cấp những mô hình tiên tiến để thúc đẩy sự chuyên nghiệp của các tổ chức XHDS trong nước. Tập thể lãnh đạo và cán bộ của SRD xác định mỗi cá nhân là một đại sứ của Trung tâm, luôn nỗ lực để củng cố và mang các giá trị, tầm nhìn của SRD đến với cộng đồng, chính quyền địa phương, và diễn đàn các cấp trong nước và quốc tế. Đại diện của SRD đã đóng góp ý kiến và quan điểm trên các kênh truyền thông quốc gia như VTV, VOV…, trong rất nhiều hội nghị quan trọng trong nước, hội thảo quốc tế và các buổi tọa đàm với các chuyên gia về phát triển. Ý thức được vai trò và trách nhiệm của mình, mỗi cán bộ của SRD đều nỗ lực học hỏi, phát triển năng lực chuyên môn và rèn giũa kỹ năng mềm để trở thành phát ngôn viên xứng đáng của tổ chức. Bên cạnh việc không ngừng đầu tư nâng cao năng lực cho nhân viên, năm 2013, SRD dành một khối lượng thời gian đáng kể cho việc đánh giá các điểm mạnh và điểm cần cải thiện, và đề ra kế hoạch phát triển năng lực của tổ chức. Tinh thần làm việc nghiêm

túc và các cam kết trong việc chuyên nghiệp hóa của SRD đáp ứng được tiêu chuẩn của các nhà tài trợ quan trọng như USAID, DFAT, và được các chuyên gia xây dựng năng lực đánh giá cao. Nhờ triển khai chương trình hiệu quả, SRD đã tiếp cận được với các nhà tài trợ mới như EC, DFAT, số lượng dự án được phê duyệt năm 2013 tiếp tục vượt chỉ tiêu kế hoạch đặt ra. Cùng với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, thành công của SRD còn ghi dấu sự đóng góp của Ban Cố vấn là các chuyên gia dày dạn kinh nghiệm trong nhiều lĩnh vực. Các thành viên không chỉ đưa ra những góp ý chuyên môn cho các chương trình của SRD, mà họ còn thường xuyên tham gia các hoạt động chung của tổ chức. Bên cạnh đó, SRD cũng ghi nhận sự ủng hộ và cống hiến của các tình nguyện viên quốc tế từ các chương trình Australian Youth Ambassadors for Development (AYAD), Australian Volunteers for International Development (VIDA), Volunteer for Peace Vietnam (VPV), Luce Foundation và World University Service of Canada (WUSC). SRD mong muốn duy trì và phát triển môi trường làm việc đa văn hóa, để nhân viên và tình nguyện viên có thể học tập lẫn nhau về cả phong cách làm việc cũng như ngoại ngữ, nhằm đáp ứng tốt hơn nữa các nhu cầu của SRD khi làm việc trong môi trường quốc tế. Năm 2014, SRD sẽ đẩy mạnh thực hiện các giải pháp nâng cao năng lực của tổ chức, dựa trên kết quả đánh giá năng lực đã được thực hiện trong năm 2013, đồng thời tiếp tục phát huy những kinh nghiệm, thế mạnh của mình để triển khai chương trình một cách hiệu quả nhất, giữ vững mục tiêu chiến lược đã đặt ra.

BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2013 |

31


Nhà tài trợ Nhà tài trợ Quốc gia Manos Unidas Tây Ban Nha Caritas Australia Úc Cordaid Hà Lan Care International Đan Mạch Ủy ban Châu Âu Châu Âu Reality of Aid network Mạng lưới quốc tế Bộ phát triển Quốc tế (DFID) Vương quốc Anh Tổ chức Nâng cao năng lực các sáng kiến cộng đồng khu vực Đông Nam Á (SEARICE) Phi-lip-pin Bộ Ngoại giao và Thương mại Úc (DFAT) Úc Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO) Liên hợp quốc Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) Hoa Kỳ FERN Bỉ Forest Trend Hoa Kỳ Winrock International Hoa Kỳ

32 | BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2013


Đối tác Đối tác trong nước Tỉnh/Thành phố Cục Bảo vệ Thực vật Hà Nội Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm Hải Dương Mạng lưới VNGO & CC và các tổ chức thành viên Toàn quốc Mạng lưới VNGO - FLEGT và các tổ chức thành viên Toàn quốc Chi cục Bảo vệ Thực vật tỉnh Bắc Kạn Bắc Kạn UBND huyện Tuần Giáo Điện Biên UBND huyện Can Lộc Hà Tĩnh Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Can Lộc Hà Tĩnh Trung tâm Ứng dụng Khoa hoc Kỹ thuật và Bảo vệ Cây trồng Vật nuôi huyện Can Lộc Hà Tĩnh UBND xã Khánh Lộc, huyện Can Lộc Hà Tĩnh UBND xã Vĩnh Lộc, huyện Can Lộc Hà Tĩnh UBND xã Vượng Lộc, huyện Can Lộc Hà Tĩnh Chi cục Bảo vệ Thực vật tỉnh Hòa Bình Hòa Bình UBND xã Nà Mèo, huyện Mai Châu Hòa Bình UBND xã Tân Sơn, huyện Mai Châu Hòa Bình Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Phú Thọ Phú Thọ UBND xã Tam Thanh, huyện Tân Sơn Phú Thọ UBND xã Võ Miếu, huyện Thanh Sơn Phú Thọ Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Quảng Trị Quảng Trị UBND huyện Gio Linh Quảng Trị Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội huyện Gio Linh Quảng Trị UBND xã Gio Hải, huyện Gio Linh Quảng Trị UBND xã Gio Mỹ, huyện Gio Linh Quảng Trị UBND xã Thị trấn Gio Linh, huyện Gio Linh Quảng Trị Chi cục Bảo vệ Thực vật tỉnh Sơn La Sơn La UBND xã Đức Lương, huyện Đại Từ Thái Nguyên UBND xã Phú Cường, huyện Đại Từ Thái Nguyên Chi cục Bảo vệ Thực vật tỉnh Thanh Hóa Thanh Hóa UBND thị xã Hương Trà Thừa Thiên Huế Ban chỉ đạo Phòng chống Lụt bão thị xã Hương Trà Thừa Thiên Huế Phòng Kinh tế thị xã Hương Trà Thừa Thiên Huế UBND xã Hải Dương, thị xã Hương Trà Thừa Thiên Huế UBND xã Hương Phong, thị xã Hương Trà Thừa Thiên Huế Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Yên Bái Yên Bái Hội Đông y tỉnh Yên Bái Yên Bái Chi cục Bảo vệ Thực vật tỉnh Yên Bái Yên Bái UBDN huyện Yăn Bình Yên Bái UBND huyện Văn Chấn Yên Bái UBND xã Cảm Ân, huyện Yên Bình Yên Bái UBND xã Bảo Ái, huyện Yên Bình Yên Bái Chi hội Đông y xã Cảm Ân Yên Bái

BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2013 |

33


34 | BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2013

HỘI ĐỒNG TRUNG TÂM

TRƯỞNG PHÒNG HỖ TRỢ CHƯƠNG TRÌNH

CÁN BỘ HỖ TRỢ CHƯƠNG TRÌNH TÌNH NGUYỆN VIÊN THỰC TẬP SINH

TRƯỞNG PHÒNG NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG

CÁN BỘ CHƯƠNG TRÌNH TÌNH NGUYỆN VIÊN THỰC TẬP SINH

CÁN BỘ CHƯƠNG TRÌNH TÌNH NGUYỆN VIÊN THỰC TẬP SINH

CÁN BỘ CHƯƠNG TRÌNH

TÌNH NGUYỆN VIÊN THỰC TẬP SINH

CÁN BỘ CHƯƠNG TRÌNH

TÌNH NGUYỆN VIÊN THỰC TẬP SINH

LÁI XE, TẠP VỤ, BẢO VỆ

TÌNH NGUYỆN VIÊN THỰC TẬP SINH

CÁN BỘ HÀNH CHÍNH TÀI CHÍNH, NHÂN SỰ

PHÓ GIÁM ĐỐC/KẾ TOÁN TRƯỞNG

TRƯỞNG PHÒNG TRUYỀN THÔNG, NGHIÊN CỨU VÀ VĐCS

PHÓ GIÁM ĐỐC

QUẢN LÝ CHƯƠNG TRÌNH MIỀN TRUNG

PHÓ GIÁM ĐỐC

GIÁM ĐỐC

LIÊN HIỆP CÁC HỘI KH&KT VIỆT NAM

TRƯỞNG PHÒNG BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

BAN CỐ VẤN

Cơ cấu tổ chức


BÁO CÁO TÀI CHÍNH

BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2013 |

35


9.1. Tổng quan về tài chính Trong Kế hoạch Chiến lược lần III từ năm 2013-2017, SRD dự kiến huy động tài chính hàng năm từ 1,2 đến 1,4 triệu đô la Mỹ để thực hiện hiệu quả các chương trình dự án. Trong năm 2013, SRD đã quản lý và triền khai 12 dự án chính và 03 dự án nhỏ với tổng số tiền chi tiêu hơn 1,2 triệu đô la Mỹ. Với cách thức hoạt động chuyên nghiệp, đảm bảo trách nhiệm giải trình và kết quả ghi nhận từ các dự án, SRD đã và đang trở thành đối tác tin cậy của nhiều nhà tài trợ và đối tác quốc tế, trong đó có các tổ chức như USAID, DFAT, EC, Caritas Úc, Cordaid, Manos Unidas, SEARICE và Care International. SRD tin tưởng việc tổ chức quản lý hoạt động, quản trị tổ chức hiệu quả, cùng với cam kết hỗ trợ và hợp tác dài hạn của các đối tác và nhà tài trợ chính là những yếu tố quan trọng giúp SRD tăng trưởng bền vững, đảm bảo thực hiện thành công Kế hoạch Chiến lược lần III đề ra.

9.2. Báo cáo thu nhập và chi phí Năm tài chính kết thúc ngày 31 tháng 12 năm 2013

KHOẢN MỤC

Đơn vị: USD

2013

2012

965,026

1,085,750

I.

Thu nhập

Nguồn tài trợ trong năm

Lãi tiền gửi

23,085

23,445

Chênh lệch tỷ giá

10,772

(12,555)

Thu nhập khác

117

161

Chi phí hành chính từ các dự án

83,588

55,403

Tổng thu nhập

1,082,588

1,152,205

1,084,129

993,902

79,198

71,713

1,163,327

1,065,615

(80,739)

86,590

II. Chi phí

Chi phí chương trình

Chi phí hỗ trợ chương trình (VMADM)

Tổng chi phí

III. Chênh lệch thu nhập - chi phí

36 | BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2013


9.3. Bảng cân đối kế toán Ngày 31 tháng 12 năm 2013

KHOẢN MỤC

Đơn vị: USD

31/12/2013

31/12/2012

847,689

932,681

5,225

8,539

Đồng Việt Nam

1,077

395

Ngoại tệ

4,148

8,144

842,464

924,141

Đồng Việt Nam

429,068

517,810

Ngoại tệ

413,397

406,331

4,498

3,496

3,998

1,970

500

1,527

VI. Tài sản cố định

44,204

52,835

39,122

45,990

63,407

71,581

(24,285)

(25,591)

5,082

6,844

8,471

8,555

(3,388)

(1,711)

896,391

989,011

TÀI SẢN I. Tiền

1. Tiền mặt

2. Tiền gửi ngân hàng

II. Các khoản đầu tư ngắn hạn III. Các khoản phải thu ngắn hạn

1. Các khoản phải thu ngắn hạn

2. Các khoản phải thu khác

IV. Hàng tồn kho

1. Công cụ, dụng cụ

V. Tài sản ngắn hạn khác

1. Chi phí trả trước ngắn hạn

2. Tạm ứng

1. Tài sản cố định hữu hình

- Nguyên giá

- Giá trị hao mòn luỹ kế (*)

2. Tài sản cố định vô hình

- Nguyên giá

- Giá trị hao mòn luỹ kế (*)

VII. Các khoản đầu tư dài hạn

Tổng tài sản

BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2013 |

37


KHOẢN MỤC

31/12/2013

31/12/2012

107,082

126,263

NGUỒN VỐN

I. Nợ ngắn hạn

1. Chi phí trích trước

10,844

16,657

2. Phải trả người lao động

86,643

95,771

3. Các khoản phải trả theo lương

4. Các khoản phải nộp nhà nước

(3,978)

(13)

5. Các khoản phải trả khác

13,574

13,848

789,309

862,748

249,264

185,922

53,017

43,172

442,824

580,820

44,204

52,835

896,391

989,011

II. Nguồn kinh phí

1. Tạm ứng kinh phí

2. Chênh lệch tỷ giá

3. Quỹ dự phòng

4. Nguồn kinh phí hoạt động

5. Nguồn kinh phí dự án

6. Nguồn kinh phí hình thành TSCĐ

Tổng nguồn vốn

38 | BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2013


BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2013 |

39


TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN BỀN VỮNG ĐC TEL FAX EMAIL WEB

Số 56, Ngách 19/9, Đường Kim Đồng, Quận Hoàng Mai, Hà Nội 04 3943 6678/76 04 3943 6449 info@srd.org.vn www.srd.org.vn

40 | BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2013


Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.