Sach ky thuat trong cay thuoc nam final

Page 1

Bìa 1



TS. Trần Ngọc Hải (Chủ biên), Trần Quốc Toàn, Phạm Anh Tuấn, Trịnh Trung Kiên.

KỸ THUẬT GÂY TRỒNG MỘT SỐ LOÀI CÂY THUỐC NAM

Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội, năm 2014


LỜI NÓI ĐẦU

H

iện nay nhu cầu sử dụng các loài cây làm thuốc ngày càng tăng, trong khi nguồn nguyên liệu thu hái được ngoài tự nhiên ngày càng giảm do nhiều nguyên nhân như khai thác quá mức, khai thác không đúng kỹ thuật, diện tích rừng tự nhiên giảm mạnh do chuyển đổi mục đích sử dụng... vì thế nhiều loài cây thuốc trở nên hiếm gặp, một số loài có nguy cơ bị tuyệt chủng. Việc nhân giống và trồng cây thuốc không những đáp ứng nhu cầu sử dụng mà còn góp phần bảo tồn và phát triển nguồn gen các loài quý hiếm, tạo việc làm và tăng thu nhập cho người dân địa phương, tận dụng được đất đai, tăng độ che phủ bảo vệ môi trường. Đặc biệt là góp phần bảo vệ sức khỏe cộng đồng, giữ gìn những bài thuốc quý và nghề làm thuốc ở địa phương. Cuốn sách “Kỹ thuật gây trồng một số loài cây thuốc nam” được biên soạn trong khuôn khổ Dự án “Bảo tồn và phát triển cây thuốc, bài thuốc để cải thiện sinh kế và sức khỏe cho người dân tộc thiểu số” triển khai ở 12 thôn của 2 xã Cảm Ân và Bảo Ái, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái do tổ chức Caritas Úc tài trợ và được thực hiện bởi Trung tâm Phát triển Nông thôn bền vững (SRD) và Hội Đông y tỉnh Yên Bái. Cuốn sách đúc kết kỹ thuật trồng 5 loài cây thuốc Củ dòm, Đinh lăng, Hoàng tinh hoa trắng, Lá khôi, Mạch môn dựa trên các kết quả

2

KỸ THUẬT GÂY TRỒNG MỘT SỐ LOÀI CÂY THUỐC NAM


nghiên cứu của Trường Đại học Lâm nghiệp, tài liệu kỹ thuật của Hội Đông y tỉnh và kinh nghiệm thực tiễn của người dân. Trên cơ sở đó nhóm biên soạn đã hoàn thiện, bổ sung thành tài liệu tập huấn hướng dẫn kỹ thuật phù hợp với các nhóm hưởng lợi như người dân, Hội Đông y các cấp, cơ quan khuyến nông, đào tạo, nghiên cứu... để phát triển tài nguyên cây thuốc theo hướng bền vững. Nội dung cuốn sách giới thiệu kỹ thuật gây trồng cho 5 loài cây thuốc có giá trị ở địa phương. Thông tin cho mỗi loài bao gồm: Tên gọi phổ thông, tên gọi địa phương, tên khoa học; đặc điểm nhận biết; đặc điểm sinh thái, phân bố; giá trị sử dụng; kỹ thuật tạo giống; kỹ thuật trồng; chăm sóc; thu hoạch và sơ chế. Đây là tài liệu phổ cập kiến thức nên nhóm biên soạn cố gắng trình bày theo các bước kỹ thuật, trình bày dễ hiểu và sử dụng nhiều hình ảnh minh họa. Ngoài ra, nhóm còn đưa ra những điểm lưu ý nhằm nhấn mạnh, hay khuyến cáo cần thiết trong kỹ thuật gây trồng cây thuốc khi áp dụng. Nhóm biên soạn rất mong nhận được những ý kiến đóng góp xây dựng để tài liệu phổ biến kỹ thuật được hoàn thiện tốt hơn. Xin chân thành cảm ơn!

KỸ THUẬT GÂY TRỒNG MỘT SỐ LOÀI CÂY THUỐC NAM

3


MỤC LỤC Kỹ thuật trồng cây củ dòm 1. Tên loài

7

2. Đặc điểm nhận biết

7

3. Đặc điểm phân bổ, sinh thái

8

4. Giá trị sử dụng

8

5. Kỹ thuật nhân giống

9

6. Kỹ thuật trồng

10

7. Thu hoạch, sơ chế

13

Kỹ thuật trồng cây đinh lăng 1. Tên loài

17

2. Đặc điểm nhận biết

17

3. Đặc điểm phân bổ, sinh thái

17

4. Giá trị sử dụng

17

5. Kỹ thuật nhân giống

18

6. Thu hoạch, sơ chế

21

Kỹ thuật trồng cây hoàng tinh hoa trắng 1. Tên loài

25

2. Đặc điểm nhận biết

25

3. Đặc điểm phân bổ, sinh thái

25

4

KỸ THUẬT GÂY TRỒNG MỘT SỐ LOÀI CÂY THUỐC NAM


4. Giá trị sử dụng

26

5. Kỹ thuật nhân giống

26

6. Kỹ thuật trồng

27

Kỹ thuật trồng cây lá khôi 1. Tên loài

31

2. Đặc điểm nhận biết

31

3. Đặc điểm phân bổ, sinh thái

32

4. Giá trị sử dụng

32

5. Kỹ thuật nhân giống

32

6. Kỹ thuật trồng

35

7. Thu hoạch, bảo quản

38

Kỹ thuật trồng cây lá mạch môn 1. Tên loài

41

2. Đặc điểm nhận biết

41

3. Đặc điểm phân bổ, sinh thái

41

4. Giá trị sử dụng

42

5. Kỹ thuật nhân giống

42

6. Kỹ thuật trồng

43

7. Thu hoạch, chế biến và bảo quản

47

KỸ THUẬT GÂY TRỒNG MỘT SỐ LOÀI CÂY THUỐC NAM

5


KỸ THUẬT

TRỒNG CÂY CỦ DÒM

6

KỸ THUẬT GÂY TRỒNG MỘT SỐ LOÀI CÂY THUỐC NAM


1. Tên loài  Tên thường gọi: Củ dòm  Tên địa phương: Củ gà ấp, Củ ngỗng, Bình vôi tím  Tên khoa học: Stephania dielsiana Y.C.Wu.1940  Họ thực vật: Tiết dê (Menispermaceae) 2. Đặc điểm nhận biết Lá đơn nguyên, mọc so le, có cuống dài 4,5 - 8.5cm. Phiến lá hình tam giác tròn 9 - 15 x 8 - 13,5cm, mép lá hơi gợn sóng, có thể chia 3 - 5 thùy hoặc có răng cưa tù rất thưa ở ngọn, đầu lá nhọn, gốc lá bằng hoặc hơi lõm, gân chính xếp dạng chân vịt, xuất phát từ chỗ đính cuống lá. Lá non màu tím nhạt sau chuyển dần sang xanh lục đậm ở mặt trên và xanh lục nhạt ở mặt dưới, kích thước lá biến động dài từ 10 - 15cm, rộng từ 12 - 15cm, dạng hình trứng rộng. Thân leo cuốn dài khoảng 5 - 7m, thân phía dưới màu xanh lục đậm, phía ngọn có màu tím nhạt hoặc màu xanh nhạt. Hoa đơn tính khác gốc. Cụm hoa đực do 3 - 5 xim nhỏ hợp thành xim tán kép. Cụm hoa cái gồm 7 -8 đầu nhỏ, cuống rất ngắn xếp thành dạng đầu. Mùa hoa tháng 4 - 7, mùa quả chín tháng 9 đến tháng 11. Quả hạch hình trứng đảo, hơi dẹt, cỡ 0,8 - 0,9 x 0,7 - 0,75cm, khi chín màu đỏ, hạt hình trứng ngược cụt đầu, có lỗ thủng ở giữa, trên lưng hạt có 4 hàng gai nhọn cong. Hình 01: Lá, hoa, quả của cây Củ dòm

KỸ THUẬT GÂY TRỒNG MỘT SỐ LOÀI CÂY THUỐC NAM

7


Hình 02: Lá mặt trước và có gân tím ở mặt sau

Hình 03: Củ dòm chụp gần

Củ hình trứng hoặc gần giống con gà nằm nên còn gọi là củ gà ấp. Củ nổi trên mặt đất, phía dưới có rễ đâm sâu vào trong đất. Vỏ màu nâu nhạt, thịt củ có nhựa màu hồng nhạt. Trong tự nhiên có củ đạt trọng lượng 15 - 20kg. Cây trồng 1 năm tuổi trọng lượng củ 0,5 - 1kg. 3. Đặc điểm phân bố, sinh thái Trong nước: Lào Cai, Yên Bái, Tuyên Quang (Na Hang, Chiêm Hóa), Bắc Kạn, Thái Nguyên (Đại Từ, Tam Đảo), Bắc Giang, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Ba Vì, Quảng Nam (Trà My, Trà Mai, Trà Giác). Độ cao tại các khu vực rừng có Củ dòm phân bố, từ 100 - 900m, đôi khi có thể gặp ở độ cao 1.000 - 1.100m so với mực nước biển. Loài cây này thường mọc ở trên các hốc đá, khe cạn hay hai bên bờ suối. Nơi có nhiều ánh sáng, dây Củ dòm leo và tỏa rộng có nhiều hoa, quả hơn những nơi bị tán cây gỗ cao che kín. Độ tàn che của cây gỗ nơi có Củ dòm mọc biến động từ 0,3 - 0,7 trong các trạng thái rừng phục hồi, rừng non hay rừng già, chủ yếu là rừng thường xanh cây lá rộng mưa ẩm nhiệt đới. Đất tầng dày hay trung bình, đôi khi nhiều đá lẫn hoặc đá lộ đầu. Củ dòm có thể mọc cả trên vùng núi đá vôi và núi đất. 4. Giá trị sử dụng Củ thái lát phơi khô sắc uống chữa đau đầu, đau lưng, phù thũng, chân tay nhức mỏi. Theo kinh nghiệm của đồng bào người Tày ở Tuyên 8

KỸ THUẬT GÂY TRỒNG MỘT SỐ LOÀI CÂY THUỐC NAM


Quang, Bắc Kạn. Củ dòm được coi là loài cây thuốc quý có tác dụng chữa đau dạ dày. Đồng bào Dao ở Ba Vì dùng Củ dòm chữa đau đầu, động kinh, đau lưng, chân tay nhức mỏi, đau dạ dày, kiết lỵ... 5. Kỹ thuật nhân giống Có thể tạo cây con Củ dòm từ hạt hoặc từ hom. Trong tài liệu này giới thiệu kỹ thuật tạo giống từ hạt vì cây sinh trưởng nhanh, củ phát triển tốt hơn so với giâm hom.

 Bước 1: Thu hái quả giống: Chọn quả chín màu vàng cam hoặc đỏ để thu hái.

 Bước 2: Xử lý quả hạt giống Quả thu hái về ủ 2 - 3 ngày cho chín đều, đem chà sát đãi bỏ hết thịt quả, lấy hạt. Ngâm hạt trong nước ấm (400c) trong 3 giờ.  Bước 3: Gieo hạt trên luống cát: Gieo hạt trên luống cát sau đó phủ một lớp cát dày 0,5cm lên phía trên. Hàng ngày tưới đẫm nước (Hình 05).

 Bước 4: Cấy cây vào bầu Sau 15 - 20 ngày hạt nảy mầm, nhổ cây mạ cấy vào bầu trên luống đã chuẩn bị sẵn. chú ý tưới nước trước và sau cấy cây. Hàng ngày tưới 2 lần sáng và chiều. Cây con 3 tháng tuổi có chiều dài 15 - 20cm trở lên có thể đem trồng (Hình 06).

Hình 04: Quả, hạt và cây con tạo từ hạt Củ dòm

Hình 05: Cây con Củ dòm tạo từ hạt nảy mầm trên luống cát


Hình 06: Cây con trong bầu nilon ở vườn ươm

6. Kỹ thuật trồng

 Bước 1: Chọn đất trồng Chọn nơi đất ẩm mát, nhiều mùn, núi đất, núi đá có nhiều hốc mùn, dưới tán rừng tự nhiên, rừng trồng cây gỗ lâu năm, vườn tạp, bờ rào, ven tường...

 Bước 2: Xử lý thực bì Dọn sạch cỏ, cây bụi để lại cây gỗ làm giá thể cho Củ dòm leo.

 Bước 3: Làm đất (cuốc hố/lên luống) Cuốc đất theo băng hay theo đám hoặc cuốc hố cục bộ. Trước khi cuốc cần phát dọn dây leo, cỏ dại, cây bụi. Kích thước hố: 30 x 30 x 30cm, cuốc và lấp hố trước khi trồng 15 - 20 ngày. Kết hợp bón lót 3 - 5kg phân chuồng hoai, 0,05kg phân vi sinh hoặc tro bếp trộn đều khi lấp hố.

 Bước 4: Phương thức và mật độ trồng * Phương thức trồng: Có thể trồng tập trung dưới tán rừng tự nhiên hay rừng trồng bằng cây con có bầu (còn gọi là làm giàu rừng bằng cây lâm sản ngoài gỗ), trồng theo hàng hay theo đám. 10

KỸ THUẬT GÂY TRỒNG MỘT SỐ LOÀI CÂY THUỐC NAM


Hoặc có thể trồng phân tán quanh vườn nhà, xen cây ăn quả hay ven tường bao. * Mật độ trồng: Trồng thuần loài có giàn leo, cây cách cây 1m, hàng cách hàng 1m; trồng hàng rào cây cách cây 1m.

 Bước 5: Mùa vụ trồng Thời vụ trồng vào tháng 2 - 3 hoặc tháng 7 - 8 hàng năm.

 Bước 6: Trồng

Hình 7: Trông cây Củ dòm Dùng cuốc nhỏ moi 1 lỗ giữa trong vườn nhà có giàn leo hố, sâu bằng chiều cao của bầu (15 - 17cm), lấy dao rạch túi bầu, đặt bầu ngay ngắn giữa lỗ, để củ giống mới hình thành nổi trên mặt. Chú ý làm nhẹ nhàng, không được để vỡ bầu. Dùng cuốc xới đất xung quanh hố tạo thành hình lòng chảo thấp để giữ nước. Cắm que tre hoặc cành cây cách bầu 20cm để dây leo của Củ dòm cuốn và leo lên. (Hình 09; 10; 11; 12).

 Bước 7: Chăm sóc sau trồng Hình 8: Trồng cây Củ dòm ven tường bao

Hàng ngày tưới đủ ẩm. Khi cây leo gần hết tới ngọn que cắm cần làm giàn leo bằng dây thép buộc hoặc cây tre, gỗ... để cây leo lên. Sau 3 tháng trồng cây có thể leo cao và dài tới 3m, sau 6 tháng có thể đạt 5 - 6m dài và phân nhiều nhánh nhỏ. Nếu trồng phân tán trong vườn có thể làm giàn leo bằng dây thép như giàn cho Thiên lý leo sẽ cho năng suất củ và năng suất quả (nếu làm giống) cao hơn so


Lưu ý: Khi trồng chỉ lấp đất bằng miệng bầu, không lấp đất quá sâu để củ phát triển. Hình 09: Chuẩn bị hố trồng và cây giống

Hình 11: Lấp đất và lèn chặt đất quanh bầu

Hình 10: Xé bỏ vỏ bầu trước khi trồng

Hình 12: Cắm cọc cho cây neo sau trồng

với trồng dưới tán rừng từ 30 - 50%. Hàng tháng làm cỏ, phá váng kết hợp bón phân vi sinh hoặc tro bếp. Sau 6 tháng bón 0,05kg NPK xung quanh gốc (cách gốc 20 - 30cm). Sinh trưởng của cây trồng: Sau 1 năm củ có thể đạt đường kính 5 - 10cm hoặc hơn, trọng lượng củ đạt bình quân 0,5 0,8kg, có củ đạt tới 0,8kg. Sau 2 năm củ có thể đạt trọng lượng 0,8 -1,5kg. Sau 3 năm có thể đạt tới 1,5 - 2kg. 12

KỸ THUẬT GÂY TRỒNG MỘT SỐ LOÀI CÂY THUỐC NAM


7. Thu hoạch, sơ chế Sau 3 - 5 năm trồng ở nơi sinh trưởng tốt củ đạt trọng lượng 1,5 - 2kg là có thể thu hoạch. Mùa thu hoạch tốt nhất là vào cuối mùa thu và mùa đông lúc cây bắt đầu rụng lá trở đi là tốt nhất. Vì củ của loài Củ dòm ăn nổi nên rất dễ thu hoạch. Cắt bỏ rễ và thân leo lấy củ xếp vào nơi râm mát để được lâu mà không bị hỏng. Sơ chế và sử dụng: Đào củ về, rửa sạch, thái mỏng, phơi khô. Dược liệu có màu nâu, vị chát, đắng và tê, tính ấm, không độc. Liều dùng hàng ngày: 4 - 8g sắc với 200ml nước còn 50ml, uống làm một lần trong ngày. Có thể ngâm rượu uống với tỷ lệ 1/10.

Hình 13: Chăm sóc cây Củ dòm

Lưu ý: - Phải cắm cọc cho Củ dòm leo vào giá thể cây gỗ hoặc làm giàn leo. - Không bón trực tiếp phân vào sát củ giống, khi chăm sóc không làm đứt dây leo của thân, cành; không dùng đất phủ kín củ.

Hình 14: Củ dòm khi thu hoạch KỸ THUẬT GÂY TRỒNG MỘT SỐ LOÀI CÂY THUỐC NAM

13


14

KỸ THUẬT GÂY TRỒNG MỘT SỐ LOÀI CÂY THUỐC NAM


KỸ THUẬT GÂY TRỒNG MỘT SỐ LOÀI CÂY THUỐC NAM

15


KỸ THUẬT

TRỒNG CÂY ĐINH LĂNG

16

KỸ THUẬT GÂY TRỒNG MỘT SỐ LOÀI CÂY THUỐC NAM


1. Tên loài  Tên thường gọi: Đinh lăng  Tên địa phương: Cây gỏi cá, Đinh lăng nếp  Tên khoa học: Polyscia fruticosa (L.)  Họ thực vật: Họ nhân sâm (Araliaceae) 2. Đặc điểm nhận biết Đinh lăng còn được gọi là cây gỏi cá, tên khoa học là Polyscias Fruticosa Harms thuộc họ Ngũ gia bì (Araliaceae). Đinh lăng thuộc loại cây nhỏ, cao 0,8-1,5m, thường được trồng làm cây cảnh trước nhà hoặc chùa, miếu. Cây có lá kép, mọc so le, lá 3 lần xẻ lông chim, mép khía có răng cưa. Hoa nhỏ màu trắng, mọc thành tán. Quả dẹt, dài 3 - 4mm, dày khoảng 1mm. Rễ củ mập, nạc, phân nhiều nhánh và có màu trắng.

Hình 15: Cành và lá cây Đinh lăng

3. Đặc điểm phân bố, sinh thái Đinh lăng là một cây được trồng phổ biến làm cảnh ở khắp nước ta, ngoài ra còn ở bên Lào và miền nam Trung Quốc. Đinh lăng là cây sống nhiều năm, ưa ẩm ưa sáng nhưng cũng chịu hạn, chịu bóng nhưng không chịu úng ngập. Có thể phát triển trên nhiều loại đất nhưng tốt nhất là đất pha cát. Cây phát triển mạnh khi nhiệt độ dưới 250c (từ giữa thu đến cuối xuân). Cây chịu rét kém. 4. Giá trị sử dụng Tính vị quy kinh: vị ngọt, tính bình. Công năng: Bổ 5 tạng, tiêu thực, lợi sữa. Ứng dụng lâm sàng: KỸ THUẬT GÂY TRỒNG MỘT SỐ LOÀI CÂY THUỐC NAM

17


 Có tác dụng hoạt huyết dưỡng não điều trị suy giảm trí nhớ, thiểu năng tuần hoàn não, suy mạch vành, hội chứng tiền đình. Suy tuần hoàn não có các biểu hiện: đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, mất ngủ, mất thăng bằng. Giảm chức năng não bộ, giảm trí nhớ, suy nhược thần kinh, nhũn não, di chứng não. Người làm việc trí óc căng thẳng gây đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi. Chứng run giật ở bệnh nhân Parkinson.  Chữa bệnh mỏi mệt, kém hoạt động: Đinh lăng (rễ) phơi khô, thái mỏng 0,5g thêm 100ml nước, đun sôi trong 15 phút, chia 2 - 3 lần uống trong ngày.  Thông tia sữa, căng vú sữa: rễ Đinh lăng 30 - 40g. thêm 500ml nước sắc còn 250ml. Uống nóng. Uống luôn 2 - 3 ngày vú hết nhức, sữa chảy bình thường.  Phong thấp, thấp khớp: Rễ đinh lăng 12g; Cối xay, hà thủ ô, huyết rồng, cỏ rễ xước, thiên niên kiện tất cả 8g; Vỏ quít, quế chi 4 g (Riêng vị quế chi bỏ vào sau cùng khi sắp nhắc ấm thuốc xuống). Đổ 600 ml nước sắc còn 250 ml. Chia làm 2 lần uống trong ngày. Uống khi thuốc còn nóng. 5. Kỹ thuật nhân giống 5.1. Giống Trồng bằng cách giâm cành: Chọn những cây đinh lăng sinh trưởng tốt, cây khoảng 6 - 8 năm

Hình 16: Cắt hom giống và nhúng vào thuốc kích thích ra rễ

18

Hình 17: Hom giống sau khi đã xử lý

KỸ THUẬT GÂY TRỒNG MỘT SỐ LOÀI CÂY THUỐC NAM


Hình 18: Giâm hom trên luống

Hình 19: Giâm hom trên luống

tuổi sau khi trồng, không sâu bệnh hại để chọn những cành khoẻ, cành bánh tẻ (không già, không non), vỏ cành vừa chuyển màu nâu, sau đó cắt từng hom dài 7 - 10 cm để làm giống.  Chuẩn bị cây giống (những đoạn cây giống vừa nêu trên).  Hỗn hợp trong bầu đất gồm: tro trấu, phân chuồng hoai mục và đất với tỉ lệ 1:1:1.  Nhúng vào dung dịch NAA (kích thích ra rễ) đã pha sẵn nồng độ.  Giâm hom giống vào bầu đất đã chuẩn bị, độ nghiêng của cây so với mặt bầu khoảng 450.  Sau khi giâm khoảng 3 tháng có thể đem ra ruộng (vườn) trồng, tưới nuớc để giữ ẩm. - Tiến hành cắt bỏ bớt lá (nếu cần). Trong tuần đầu tiên, tưới nước ngày 2 lần. Sau đó tưới nước 1 lần/ngày.

Hình 20: Che phủ và tưới nước sau khi trồng

Hình 21: Che phủ và tưới nước sau khi trồng

KỸ THUẬT GÂY TRỒNG MỘT SỐ LOÀI CÂY THUỐC NAM

19


5.2. Thời vụ trồng  Cây đinh lăng có thể trồng quanh năm, tốt nhất là đầu mùa mưa. 5.3. Chọn đất trồng  Cây đinh lăng rất dễ trồng, thích hợp trên nhiều vùng đất nhưng đất không bị nhiều phèn và mặn là được. Nên trồng trên đất thịt nhiều bùn, thoát nước tốt.  Đào lỗ với kích thước chiều sâu x đường kính là: 7 x 4 cm  Cây cách cây: 40 cm; hàng cách hàng 50 cm. 5.4. Chăm sóc Bón phân (lượng phân tính cho 1.000 mét vuông):

Hình 22: Trồng cây Đinh Lăng thuần loài theo luống

Hình 23: Trồng cây Đinh lăng dưới tán rừng

 Trồng mới: + Phân chuồng hoai mục: 500 kg. + Phân hữu cơ vi sinh: 100 kg.  Trồng kinh doanh: (3 - 4 tháng bón phân 1 lần). Năm thứ 1: + Phân hữu cơ vi sinh 300 kg. + Phân Urê: 12 - 15 kg. + Phân NPK: 40 kg Năm thứ 2: + Phân hữu cơ vi sinh 400 kg. + Phân Urê: 15 - 20 kg. 20

KỸ THUẬT GÂY TRỒNG MỘT SỐ LOÀI CÂY THUỐC NAM


Các năm tiếp theo, lượng phân cũng như năm thứ 2 nhưng cần bổ sung thêm các loại phân bón qua lá để tăng thêm hàm lượng vi lượng cho cây. Cần tỉa cành, tạo tán cho cây để cải thiện tiểu khí hậu trong vườn.  Làm cỏ để tránh có cạnh tranh dinh dưỡng với cây, hạn chế sâu bệnh.  Tưới nước 1 ngày/lần (tùy theo thời tiết và độ ẩm của vườn).  Trong quá trình thu hoạch cây kết hợp với cắt tỉa, tạo cây có bộ khung tán đẹp, vườn thông thoáng. 5.5. Phòng trừ sâu bệnh: Cây đinh lăng tương đối ít bị sâu bệnh hại tấn công. Nếu có thì các đối tượng sâu bệnh hại trên cây chủ yếu như: Sâu cuốn lá, sâu xanh, sử dụng các loại thuốc vi sinh Biocin luân phiên với thuốc Sherpa, Sherzol, SecSaigon. 6. Thu hoạch, sơ chế Thu hoạch đinh lăng bằng cách cắt cành.  Sau khi trồng khoảng 3 năm có thể thu hoạch đợt đầu. Các đợt tiếp theo sau khoảng 5 - 6 tháng. Thu hoạch bằng củ :  Khi cây đã đủ tuổi thu hoạch vào thu đông, cây lá bắt đầu vàng lúc này hoạt chất tập trung vào gốc, bắt đù thu hoạch củ là tốt nhất.

Hình 24: Thu hoạch thân và củ cây Đinh Lăng

Hình 25: Phơi thân và củ cây Đinh Lăng

KỸ THUẬT GÂY TRỒNG MỘT SỐ LOÀI CÂY THUỐC NAM

21


 Thu hoạch củ khi đào lấy củ tránh làm xây xát củ hoặc đứt rễ. Củ thu hoạch rửa sạch đất cát, cắt ngắn 20 - 30 cm, củ nhỏ để nguyên, củ to bổ đôi, bổ 3; hoặc bổ làm 4 rồi cho vào lò sông sinh 01 ngày đêm (24 giờ). Củ được xông với diêm sinh đem ra phơi hoặc sấy khô ở nhiệt độ 40 - 500c và tăng dần không quá 600c cho thật khô hẳn khi gõ có tiếng kêu cong cóc là được, để nguội đóng bao bảo quản hoặc đem bán. Để làm thuốc: Khi cần đem củ Đinh lăng đã sơ chế về rửa sạch xấp nước rồi ủ bao tải cho mềm sau đó thái qua dao cầu hoạc dao tay đều được, rồi sao tẩm theo yêu cầu sử dụng thuốc. Ngâm rượu: Rửa sạch củ, thái mỏng, sao vàng hạ thổ, cho vào bình đổ ngập rượu, sau 30 ngày có thể đem dùng. Rượu có màu vàng sánh và mùi thơm đặc trưng của Đinh lăng.

Lưu ý: Đinh lăng không chịu rét và sương muối nên mùa đông phải làm giàn che chắn rét và ủ gốc cho cây.

22

KỸ THUẬT GÂY TRỒNG MỘT SỐ LOÀI CÂY THUỐC NAM


KỸ THUẬT GÂY TRỒNG MỘT SỐ LOÀI CÂY THUỐC NAM

23


KỸ THUẬT

TRỒNG CÂY HOÀNG TINH TRẮNG

24

KỸ THUẬT GÂY TRỒNG MỘT SỐ LOÀI CÂY THUỐC NAM


1. Tên loài  Tên thường gọi: Hoàng tinh hoa trắng  Tên địa phương: Hoàng tinh lá mọc cách, Mằn khinh lài, Neéng lài, Voòng chinh, Co hán ban, Viằng trang  Tên khoa học: Disporopsis longifolia Craib  Họ thực vật: Hoàng tinh (Convallariaceae) 2. Đặc điểm nhận biết Cây thảo, sống lâu năm. Thân rễ mập, mọc ngang chia thành những lóng tròn có sẹo to, lõm nom như cái chén và nhiều ngấn ngang. Thân đứng, nhẵn, cao khoảng 1m, góc thân có những đốm tía. Lá mọc so le, có phiến thon, to đến 20 x 4cm, mỏng; cuống ngắn 3 - 5mm. Hoa ở nách lá, rủ xuống, cuống hoa 1cm; bao hoa gồm 6 phiến dài 9mm, ống đài 3 - 4mm; nhị 6, chỉ nhị dẹp; bản tròn. Quả mọng hình cầu hơi có 3 cạnh khi chín màu tím đen. Mùa hoa tháng 3 - 5, mùa quả 6 - 8.

Hình 26: Cây Hoàng tinh hoa trắng

Hình 27: Củ Hoàng tinh hoa trắng

3. Đặc điểm phân bố, sinh thái Đối với loài của Nam Trung Quốc, Việt Nam, Lào Cai và Thái Lan, cây mọc ở vùng núi cao ẩm mát ở các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Thái, Hà Giang, Tuyên Quang, Lào Cai, Sơn La, Hoà Bình, Thanh Hoá, Nghệ An. KỸ THUẬT GÂY TRỒNG MỘT SỐ LOÀI CÂY THUỐC NAM

25


4. Giá trị sử dụng Củ Hoàng tinh hoa trắng sau khi chế biến thành “thục địa” có tác dụng bổ dưỡng. Thường được dùng làm thuốc bổ cho người già, người mới ốm dậy, cơ thể suy kiệt, còn được dùng làm thuốc chữa huyết áp thấp, ho ra máu, đau ngực, suy nhược thần kinh. 5. Kỹ thuật nhân giống * Nhân giống bằng hom:  Chọn củ giống: củ không quá già, màu còn sáng, không chọn củ có màu nâu đen hoặc đen. Các mắt chồi còn tươi không bị dập nát.  Thao tác cắt hom củ và xử lí thuốc: Đặt củ giống trên thớt, dùng dao sắc cắt ngang thân củ. Mỗi hom có 1 - 2 mắt. Sau khi cắt ngâm mắt cắt vào bột có thuốc kích thích sinh trưởng đã chọn sẵn.  Giâm hom trên luống: Luống đất đã được làm sẵn, làm đất tơi xốp, có trộn thêm phân chuồng hoai, trộn thêm cát để cải thiện thành phần cơ giới. Luống rộng 1 - 1,2m để tiện thao tác.  Đánh rạch sâu 3cm, rạch cách nhau 20 - 30cm.  Đặt hom đã xử lí thuốc trên rạch, cách nhau 20cm. Sau đó phủ kín đất bột sâu 1cm. Rồi phủ một lớp rơm rạ, trấu lên trên để giữ ẩm.

Hình 28: Hom củ

Hình 29: Cây con tạo từ hom củ

 Chăm sóc, bảo vệ: Hàng ngày tưới nước đủ ẩm. Làm hàng rào chống gia súc, gia cầm. Phía trên có lưới nilon che 50 - 70%. Thường xuyên kiểm tra sâu bệnh, mối, nấm phá hoại. 26

KỸ THUẬT GÂY TRỒNG MỘT SỐ LOÀI CÂY THUỐC NAM


* Nhân giống nguyên củcủ:  Sau 1 tháng thu hoạch, củ để trong điều kiện ẩm củ ra 1 lớp rễ tơ trắng (rải ra, để thoáng trong bóng râm thì cây không ra rễ).  Để nguyên khóm rải đất bột phủ kín, bên trên phủ rơm cỏ mục.

Hình 31: Cây giống đạt tiêu chuẩn đem trồng

Hình 30: Giống nguyên củ

6. Kỹ thuật trồng

 Phương thức trồng: Có thể trồng tập trung hay trồng phân tán dưới tán rừng tự nhiên hay rừng trồng có độ tàn che từ 0,3 trở lên; hoặc trồng xen dưới tán của rừng, vườn cây ăn quả như Bưởi, Nhãn, Vải, Cam, Chanh, Mận, Đào...

Hình 32: Trồng Hoàng tinh hoa trắng dưới tán cây ăn quả

Hình 33: Hoàng tinh hoa trắng trồng dưới tán rừng

 Xử lý thực bì: Phát bỏ dây leo, cây bụi chỉ giữ lại cây tầng trên. Có thể phát toàn diện hay theo đám. KỸ THUẬT GÂY TRỒNG MỘT SỐ LOÀI CÂY THUỐC NAM

27


 Làm đất: Cuốc toàn diện hay cuốc theo băng hoặc theo đám. Làm tơi đất. Nếu đất rừng nhiều mùn không cần bón lót.

 Đào hố trồng: Kích thước 30 x 30 x 30cm. Nếu trồng theo đám nhỏ mỗi đám 5 - 7m2, mỗi đám đào 5 - 7 hố. Nếu trồng theo băng: mỗi băng đào 1 - 2 hàng, hố cách nhau 1m, hàng cách hàng 1,5m. Nếu trồng dưới tán cây ăn quả, đào mỗi hố cách nhau khoảng 0,5 - 1m. Lấp hố trước khi trồng ít nhất 15 ngày, kết hợp bón lót bằng phân vi sinh hay phân chuồng hoai.

 Khi trồng: Dùng cuốc nhỏ moi một lỗ giữa hố, chiều sâu bằng chiều dài của bầu. Dùng dao rạch bỏ vỏ bầu, đặt bầu vào giữa hố cho ngay ngắn, ấn nhẹ đất xung quanh cho tiếp xúc với bầu, củ giống đặt nổi phía trên mặt đất, phủ đất bằng miệng bầu. Hình 34: Làm đất

Hình 36: Thao tác trồng cây Hoàng tinh

28

KỸ THUẬT GÂY TRỒNG MỘT SỐ LOÀI CÂY THUỐC NAM

Hình 35: Bón lót

Hình 37: Thao tác trồng cây Hoàng tinh (tiếp)


 Chăm sóc: Định kỳ 1 tháng làm cỏ, phá váng kết hợp nhặt bỏ cành lá rụng đè lên cây mới trồng. Sau khi trồng 3 tháng có thể bón phân vi sinh, liều lượng 25g/gốc hoặc phân NPK 10g/gốc; chú ý bón cách xa gốc khoảng 20cm, tốt nhất bón vào thời điểm sau mưa. Kết hợp xới xáo đất xung quanh bụi mới trồng, tránh làm tổn thương đến bộ rễ và thân khí sinh.

Hình 38: Chăm sóc cây Hoàng tinh sau trồng

Những nơi quỹ đất hẹp, có thể trồng cây trong bầu dinh dưỡng kích thước lớn, đường kính bầu 20 - 25cm, dài 30cm (có thể tận dụng túi đựng thức ăn gia súc hay bao bì cũ, dùng đất đã làm nhỏ trộn đều với phân cuồng hoai 0,5kg/bầu và phân vi sinh 0,1kg/ bầu) sau khi đóng bầu 15 - 20 ngày đưa cây giống vào trồng. Xếp bầu sát nhau dưới tán cây ăn quả để tận dụng độ tàn che, hàng ngày tưới đẫm nước. Cách trồng này vừa tiết kiệm diện tích, tận dụng được không gian dinh dưỡng, lại không làm tổn hại đến bộ rễ cây ăn quả phía trên, giữ được độ ẩm cho cây ăn quả và rất tiện lợi chăm sóc, thu hoạch Hoàng tinh sau này. Có thể khẳng định đây là phương pháp thâm canh nhằm nâng cao năng suất và quản lý được chất lượng cây trồng cần nhân rộng ở những nơi có điều kiện. Hình 38: Trồng Hoàng tinh hoa trắng trong bầu KỸ THUẬT GÂY TRỒNG MỘT SỐ LOÀI CÂY THUỐC NAM

29


KỸ THUẬT

TRỒNG LOÀI LÁ KHÔI

30

KỸ THUẬT GÂY TRỒNG MỘT SỐ LOÀI CÂY THUỐC NAM


1. Tên loài  Tên thường gọi: Khôi, Lá khôi  Tên địa phương: Khôi tía, Khôi lá to, Chẩu mã thày.  Tên khoa học: Ardisia silvestris Pitard  Họ thực vật: Đơn nem (Myrsinaceae) 2. Đặc điểm nhận biết  Cây Lá khôi thuộc loại cây bụi, cao tới 2m, mọc thẳng đứng. Thân rỗng, xốp, ít phân nhánh  Lá mọc so le, thường tập trung ở các nhánh bên và đầu ngọn. Phiến lá thon, nguyên; mép có răng cưa nhỏ, mịn, dài từ 25 - 40cm, rộng 6 - 10cm. Mặt trên màu lục sẫm mịn như nhung, mặt dưới tím, gân nổi hình mạng lưới.  Hoa mọc thành chùm dài 10 - 15cm. Hoa màu trắng pha hồng tím, gồm 5 lá dài và 3 cánh hoa. Hoa nở tháng 5 - 7.  Quả mọng, khi chín màu đỏ. Mùa quả tháng 7 - 9.  Có nhiều loài khác nhau, có loài như mô tả ở trên, có loài ở cả 2 mặt lá đều xanh. Kinh nghiệm cho thấy thường chỉ dùng loài có lá mặt trên xanh như nhung, mặt dưới tím.

Hình 39: Cây lá khôi KỸ THUẬT GÂY TRỒNG MỘT SỐ LOÀI CÂY THUỐC NAM

31


3. Đặc điểm phân bố, sinh thái Lá khôi là cây chịu bóng, ưa ẩm, thường mọc dưới tán rừng thường xanh mưa ẩm nhiệt đới, đai cao dưới 1000m. Hay mọc trên đất rừng có nhiều đá lẫn, đá lộ đầu. Phân bố rộng ở nhiều tỉnh như: Quảng Ninh, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Hà Tây (cũ), Hòa Bình, Ninh Bình, Quảng Nam... Gặp nhiều ở một số đảo vùng Bắc Tử Long, Cát Bà, Cúc Phương. 4. Giá trị sử dụng Lá khôi có thành phần hóa học là tanin và glucosid; được coi là cây dược liệu quý hiếm dùng để chữa bệnh dạ dày và đau bụng. Ngoài ra, Lá khôi còn dùng với lá Vối, lá Hòe nấu nước tắm cho trẻ bị sài lở, hoặc giã với nước Vối trộn với dầu vừng đắp nhọt cho trẻ. Đồng bào người Dao còn dùng rễ cây Lá khôi thái nhỏ, phơi khô ngâm rượu uống cho bổ huyết, lại dùng sắc uống chữa kiết lị, ra máu, đau yết hầu và đau cơ ngực, chữa bệnh thận và phong thấp. 5. Kỹ thuật nhân giống Có thể gây trồng từ hạt hoặc từ hom; Tuy nhiên, do nguồn hạt tự nhiên có hạn, hầu hết cây được gây trồng từ hom. 5.1. Gây giống từ hạt  Bước 1: Hái quả: Chọn quả chín (màu đỏ) hái về ủ 1 - 2 ngày  Bước 2: Đem đãi sạch vỏ, lấy hạt  Bước 3: Gieo hạt ngay trên luống, phủ lớp đất mỏng lên trên.  Bước 4: Chăm sóc: Hàng ngày tưới đủ ẩm

Lưu ý: Luống giâm bằng cát hoặc đất ẩm, bằng phẳng. Đề phòng kiến, dế ăn cây mạ bằng cách tưới nước vôi trên mặt luống 32

KỸ THUẬT GÂY TRỒNG MỘT SỐ LOÀI CÂY THUỐC NAM


 Bước 5: Cấy cây: Khi cây mạ nảy mầm, dùng que mỏng nhổ cây cấy vào bầu nilon kích thước 9 x 12cm đã đóng sẵn. Xếp bầu trên luống Cấy xong tưới nước ngay, phía trên làm giàn che bóng khoảng 50 - 70% 5.2. Nhân giống bằng hom  Bước 1: Làm luống giâm hom Làm luống đất phẳng, rộng 1m, tưới ẩm; 2 - 4 giờ sau khi giâm hom, xử lý luống ươm bằng KMnO4 (1 - 2%) hay Vibenlat (2 - 3%), tưới 2 - 3l/m2.  Bước 2: Chọn và tạo hom Chọn đoạn hom bánh tẻ 1 - 2 tuổi, đường kính thân 1 - 2cm. Không lấy hom quá non trên ngọn hoặc quá già dưới gốc cây. Tạo hom vào sáng sớm hoặc chiều muộn (mùa hè) hoặc bất kể thời gian nào trong mùa xuân. Không nên lấy hom vào mùa thu khô hạn. Cắt cành thành đoạn dài 15 - 20cm, bỏ bớt lá, chỉ để lại 1 - 2 lá. Cắt bỏ đầu lá, chỉ giữ lại 1/3 góc lá. Nhúng gốc hom vào thuốc kích thích ra rễ TTG, IBA hoặc NAA 1ppm. Hình 40: Chuẩn bị hom giống

KỸ THUẬT GÂY TRỒNG MỘT SỐ LOÀI CÂY THUỐC NAM

33


Giâm ngay vào túi bầu đã đóng sẵn trên luống hoặc giâm trên luống, độ sâu 5 - 7cm, trên mặt luống phải có các thanh tre nứa xếp ngang để hom không bị đổ. Cấy hom thẳng góc so với mặt đất. Khoảng cách giữa các hom là 10 x 10cm, cấy hom sâu 3 - 5 cm. 5.3. Chăm sóc cây con trong vườn ươm

Hình 41: Giâm hom trên luống có các thanh tre nứa xếp ngang

Lưu ý: Luống giâm được làm tơi xốp, tốt nhất là đất cát pha, trộn phân chuồng hoai để tạo cho rễ phát triển thuận lợi. Sau khi cấy cây lên luống, phủ rơm khô hoặc ràng ràng khô lên trên các thanh tre nứa xếp ngang để giữ độ ẩm ổn định. Che phía trên luống bằng tấm lưới nilon đen để che nắng cho luống. Xung quanh rào kín chống gia cầm, gia súc phá hoại. Hàng ngày phun nước sạch 1l/m2 giữ ẩm. Theo dõi tình hình sâu bệnh. Sau 1 - 2 tháng, làm cỏ phá váng xung quanh gốc cây. 34

KỸ THUẬT GÂY TRỒNG MỘT SỐ LOÀI CÂY THUỐC NAM


Hình 42: Cây Lá khôi bật chồi sau khi cắt hom

Sau 3 - 5 tháng, tưới bón phân đạm và lân pha với tỷ lệ 1% (hòa 0,5kg lân với 100l nước), tưới 2 - 3l/m2. Tưới lại bằng nước sạch để phân không dính trên lá. 6. Kỹ thuật trồng

 Bước 1: Tiêu chuẩn cây con đem trồng Cây 5 - 6 tháng tuổi; Chiều cao cây 20 - 30cm; Đường kính gốc cây trên 0,4cm; Cây có bộ rễ phát triển tốt, không bị sâu bệnh.

 Bước 2: Xử lý thực bì Dọn sạch thực bì cây bụi theo băng, băng phát rộng 2m. Băng chừa rộng 3m (song song với đường đồng mức) Thay vào đó có thể phát dọn quanh hố trồng, đường kính 2m.

 Bước 3: Làm đất Hố được bố trí theo hình nanh sấu. Đào hố trước khi trồng 1 - 2 tháng. Hố được cuốc với kích thước 30cm x 30cm x 30cm; Sau khi cuốc hố tiến hành bón lót 1 - 2kg phân chuồng hoai. Lấp đất đầy hố hình mui rùa. Hoặc trộn NPK từ 0,05 đến 0,1kg ở phía dưới, trên là lớp đất mùn xốp. KỸ THUẬT GÂY TRỒNG MỘT SỐ LOÀI CÂY THUỐC NAM

35


Hình 43: Cây con đạt tiêu chuẩn đem trồng

 Bước 4: Phương thức và mật độ trồng Trồng xen: trồng xen với các cây khác hoặc dưới tán rừng Trồng thuần loài: trồng theo băng, rạch hoặc theo đám dưới tán rừng thường xanh (độ tàn che trên 0,6) hoặc dọc theo các khe suối. Mật độ trồng: 1.100 cây/ha.

 Bước 5: Mùa vụ trồng Có 2 vụ trồng trong năm: Vụ xuân trồng vào tháng 3 - 4 Vụ xuân - hè trồng vào tháng 6 - 7.

 Bước 6: Trồng Ngày râm mát, tránh nắng gắt và gió mạnh Đất trồng trong hố phải được tưới ẩm Dùng cuốc moi hố có độ sâu khoảng 20cm. Cây con gieo trong bầu nilon trước khi trồng phải xé bầu, tránh không làm vỡ bầu, vứt bỏ túi nilon. 36

KỸ THUẬT GÂY TRỒNG MỘT SỐ LOÀI CÂY THUỐC NAM


Hình 44: Cây Lá khôi trồng thuần loài

Cây được đặt thẳng đứng. Nèn chặt đất xung quanh gốc. Vun đất xung quanh gốc cây cao từ 3 - 5cm.

 Bước 7: Chăm sóc sau trồng Cây trồng được chăm sóc trong 3 năm; Mỗi năm cây được chăm sóc 2 lần vào đầu và cuối mùa mưa. Trồng sau 1 tháng kiểm tra tỷ lệ sống, chết và tranh thủ thời tiết thuận lợi để trồng dặm. Năm đầu: Chăm sóc lần đầu phát thực bì, xới nhẹ và vun đất quanh gốc, đường kính 50 - 70cm. Lần chăm sóc thứ 2: bón thúc thêm phân chuồng hoai từ 1 - 2kg/cây và chỉ phát quang dây leo, cây bụi. Năm thứ 2: Kỹ thuật chăm sóc các năm sau tương tự như năm đầu. Nhưng năm thứ 2 bón thêm 0,1kg phân NPK/1 cây. Năm thứ 3: Cùng loại và liều lượng phân bón gồm: 2kg phân chuồng hoai + 0,2kg NPK/1 cây. KỸ THUẬT GÂY TRỒNG MỘT SỐ LOÀI CÂY THUỐC NAM

37


Sau mỗi lần thu hái, xới đất và bón NPK. Sau 2 - 3 năm hoặc khi cây cao 1m, thu hái toàn bộ lá và cắt thân, để lại 2 chồi trên thân, dưới vết cắt để kích thích cây mọc nhiều cành. Liên tục cắt thân sẽ làm cho cây có nhiều thân, cành sẽ sản xuất ra nhiều lá. Phòng trừ sâu bệnh: Trong tự nhiên Lá khôi bị bệnh vàng lá và sâu ăn lá. Phòng trừ sâu bệnh dùng thuốc Benlat 0,1% phun vào lá. 7. Thu hoạch, bảo quản 7.1. Thu hoạch Sau khi trồng 4 - 5 tháng có thể thu hái lứa lá đầu Chọn những lá già, bánh tẻ phía dưới ngọn, hái bằng tay hoặc dùng kéo cắt sát cuống lá. Để lại các lá non phía trên. Những năm sau có thể thu hái 2 - 3 lần. 7.2. Bảo quản Lá hái về kẹp thành từng kẹp rồi cho vào lò sấy (như sấy thuốc lá) hoặc phơi dưới ánh nắng mặt trời tới khi khô. Đem xếp vào túi nilon để bảo quản.

38

KỸ THUẬT GÂY TRỒNG MỘT SỐ LOÀI CÂY THUỐC NAM


KỸ THUẬT GÂY TRỒNG MỘT SỐ LOÀI CÂY THUỐC NAM

39


KỸ THUẬT

TRỒNG LOÀI MẠCH MÔN

40

KỸ THUẬT GÂY TRỒNG MỘT SỐ LOÀI CÂY THUỐC NAM


1. Tên loài  Tên thường gọi: Mạch môn, Mạch môn đông  Tên địa phương: Mạch môn  Tên khoa học: Ophiopogon japonicus Wall.  Họ thực vật: Mạch Môn Đông (Haemodoraceae) 2. Đặc điểm nhận biết Mạch môn là cây thân cỏ mọc thành bụi nhỏ, lá mọc dày và tỏa đều quanh bụi, cao 30-40cm, rễ phình thành củ nhỏ nằm dưới đất. Lá mọc sát đất, dạng hình giáo, kéo dài ở đầu, màu xanh bóng nổi rõ hai dải màu trắng dọc theo mép lá. Vì có dáng đẹp, xanh quanh năm nên có thể trồng làm cảnh, trang trí. Cụm hoa chùm dài mọc ở giữa đám lá, cao 10 - 20cm mang hoa thưa nhỏ màu trắng. Rễ chùm mọc dày đặc, dài 20 - 30cm màu nâu, đầu rễ phình to thành củ, khi non màu trắng sau chuyển nâu nhạt.

Hình 45: Hình thái cây Mạch môn

Hình 46: Rễ và củ cây Mạch môn

3. Đặc điểm sinh thái, phân bố  Tốc độ sinh trưởng: Nhanh Phù hợp với cây chịu bóng nhẹ, nhu cầu nước trung bình. Có thể trồng dưới tán vườn tạp, cây ăn quả hay khoảng trống trong vườn nhà, vườn rừng. Có thể trồng trên nhiều loại đất, thích hợp với đất tơi xốp nhiều mùn: Cây mọc khỏe, đẻ nhiều nhánh. KỸ THUẬT GÂY TRỒNG MỘT SỐ LOÀI CÂY THUỐC NAM

41


 Mạch môn mọc hoang ở miền núi, được trồng làm cảnh, làm thuốc ở khắp nơi trong nước ta, ở Trung Quốc cũng trồng nhiều. 4. Giá trị sử dụng  Tính vị quy kinh: vị ngọt hơi đắng, tính hàn vào các kinh phế, vị.  Công năng: Có tác dụng hạ sốt, nhuận phế, sinh tân dịch.  Ứng dụng lâm sàng: chữa ho do nhiệt, táo làm tổn thương phế âm, ho khạc ra máu. Sinh tân dịch, chữa khát do vị nhiệt. Nhuận tràng chữa táo bón do âm hoả, sốt cao làm mất tân dịch. Cầm máu do sốt gây chảy máu cam: chảy máu cam, ho ra máu, chảy máu chân răng. Lợi niệu chữa phù thũng, đái buốt, đái rắt. 5. Kỹ thuật nhân giống Chọn bụi cây mẹ làm giống: Chọn bụi cây mẹ sinh trưởng tốt, không bị sâu, bệnh hại, bụi từ 2 - 3 năm tuổi. Đào bụi cây mẹ: Dùng cuốc và xà beng đào xung quanh gốc, bứng cả bụi cây mẹ lên, nhẹ nhàng rũ bỏ đất ra khỏi gốc, dùng dao sắc cắt bỏ phần phía dưới bộ rễ, phần rễ giữ lại dài 10cm, thu hái toàn bộ củ. Cắt bỏ bớt đầu lá của bụi, giữ lại đoạn lá phía gốc khoảng 20cm. Tách nhánh: Dùng tay tách cây giống từ bụi cây mẹ thành từng khóm, mỗi khóm 2 - 3 nhánh, loại bỏ nhánh quá già, hay bị dập. Hình 47: Tạo cây giống

42

KỸ THUẬT GÂY TRỒNG MỘT SỐ LOÀI CÂY THUỐC NAM

Hình 48: Tách nhánh


Hồ rễ: Sau khi tách nhánh, bó thành từng bó nhỏ, nhúng toàn bộ rễ vào bùn loãng để hồ rễ, có thể trộn thêm thuốc kích thích ra rễ để cây nhanh ra rễ mới. Lưu ý: Hồ rễ để cây nhanh bén rễ, giữ ẩm tốt khi vận chuyển tới nơi trồng.Cây giống sau hồ rễ bảo quản nơi râm mát, tưới ẩm thường xuyên. 6. Kỹ thuật trồng

 Bước 1: Chọn đất Do có khả năng chống chịu tốt với các điều kiện bất thuận như chịu hạn, chịu lạnh, chịu úng …vì vậy Mạch môn thích hợp trồng ở những nơi có khí hậu nhiệt đới, ôn đới. Mặt khác Mạch môn có khả năng sinh trưởng mạnh mẽ nên không có yêu cầu khắt khe về điều kiện thổ nhưỡng nên có thể trồng ở nhiều loại đất khác nhau, tuy nhiên nếu trồng với mục đích lấy củ nên chọn đất cát pha, tơi xốp, màu mỡ có pH trung tính hoặc kiềm nhẹ thì sẽ có hiệu quả tốt, cho sản lượng cao hơn.

 Bước 2: Làm đất Cuốc hoặc cày bừa đất kỹ, dọn sạch gốc rễ, cành lá cây, nếu có điều kiện thì nên phơi đất ngoài ánh nắng mặt trời 1 - 2 tuần. Sau đó tiến hành làm nhỏ đất. Tiến hành bón lót, tạo luống, mỗi luống rộng khoảng 1 - 1,2m rãnh luống sâu 30 - 35cm. Hình 49: Cuốc đất

Hình 50: Làm nhỏ đất và bón lót phân

KỸ THUẬT GÂY TRỒNG MỘT SỐ LOÀI CÂY THUỐC NAM

43


Bón phân: Lượng dùng và loại phân bón trước khi trồng: mỗi ha dùng 20 tấn phân hoai mục, phân xanh 3 - 3,75 tấn, sau khi trộn đều tiến hành bón trên toàn bộ diện tích trồng.

 Bước 3: Mùa vụ trồng Vụ Xuân và Thu, chọn lúc thời tiết mát mẻ hoặc sau mưa để trồng, Vụ Xuân trồng vào tháng 2 - 3 ; vụ Thu trồng vào tháng 7 - 8 dương lịch.

 Bước 4: Phương thức trồng Trồng thuần loài trong vườn hộ, hoặc thành đám trong khoảng trống trong vườn tạp, vườn rừng. Ngoài ra, có thể trồng ven ngõ, hàng rào của gia đình.

 Bước 5: Trồng Trồng Mạch môn với mục đích thu hoạch củ để làm thuốc: Hình 51: Mạch môn trồng trong vườn hộ gia đình

Hình 52: Mạch môn trồng dưới tán rừng trồng

Hình 53: Trồng Mạch môn dọc lối đi

Do trồng Mạch môn để lấy củ làm thuốc nên thường trồng trong điều kiện tối ưu để Mạch môn sinh trưởng phát triển tốt, nhanh cho củ 44

KỸ THUẬT GÂY TRỒNG MỘT SỐ LOÀI CÂY THUỐC NAM


để thu hoạch. Vì vậy nên trồng ở những nơi có ánh sáng tán xạ tránh ánh nắng trực tiếp. Sau khi trồng từ 2 - 3 năm là có thể thu hoạch lấy củ. Làm luống rộng 1 - 1,2m cao 20cm, rãnh rộng 30cm và trồng thành từng hàng với khoảng cách hàng cách hàng 30cm, cây cách cây 20cm. Dùng cuốc tạo hố trên luống sâu 10 - 15cm, đặt khóm cây giống vào, dùng tay lấp đất phủ kín bộ rễ và gốc, sau đó lèn chặt cho cây đứng thẳng. Sau khi trồng cần tưới nước giữ ẩm nhất là trong thời gian đầu. Trồng Mạch môn với mục đích bảo vệ đất:

Hình 54: Trồng Mạch môn tại vườn nhà

Hình 55: Làm đất tạo luống

Trong những vườn cây ăn quả lâu năm, để hạn chế cỏ dại, chống xói mòn đất, giữ ẩm và làm đất tơi xốp có thể tiến hành trồng xen Mạch môn khi các loại cây ăn quả đã bắt đầu cho thu hoạch. Ở vùng trung du trồng theo đường đồng mức (Kiểu luống khoai lang) từ lưng chừng đồi xuống chân đồi, cách 3 - 4 mét lại trồng một vòng Mạch môn. Mạch môn phát triển rất nhanh, bảo vệ đất, chống xói mòn và giữ ẩm cho đất đồi rất tốt. Năng suất củ Mạch môn khá cao. Trồng Mạch môn với mục đích làm cảnh: Trồng Mạch môn ở các khu khuôn viên, các đường viền, các đường bao quanh lập thành hàng rào, các hình tròn, hình sao hay hình lục giác… Trồng làm cảnh nên trồng dày hơn và trồng bằng nhánh, mỗi hốc có thể trồng 2 - 3 nhánh để cây nhanh phát triển và nhanh khép tán từ KỸ THUẬT GÂY TRỒNG MỘT SỐ LOÀI CÂY THUỐC NAM

45


đó thuận lợi cho việc cắt tỉa tạo hình, tạo tán cho hàng Mạch môn đã trồng. Cách 2 - 3 năm thu hoạch củ một lần.

 Bước 6: Kỹ thuật chăm sóc Mạch môn sau trồng Làm cỏ: Trong thời kỳ đầu khi mới trồng, cây con chưa bén rễ nên cây sinh trưởng phát triển yếu cần chú ý làm sạch cỏ dại để cỏ không phát triển lấn át cây trồng chính. Trung bình mỗi năm tiến hành từ 3 - 6 lần làm cỏ. Bón phân: Để Mạch Môn sinh trưởng phát triển tốt cho năng suất củ cao ta cần bón thúc cho cây. Lượng phân bón tuỳ thuộc vào điều Lưu ý: Hạn chế các tác động làm ảnh hưởng tới bộ rễ của cây, nhất là thời kỳ đầu khi cây còn non yếu. kiện đất đai, mùa vụ và loại phân định bón. Trong thời kỳ đầu ta chủ yếu bón đạm cho cây để cây tập trung đẻ nhánh nhiều, tăng mạnh về số lá làm tiền đề cho việc tích lũy dinh dưỡng về củ sau này. Thời kỳ sau bón kết hợp giữa lân và kali để kích thích củ phát triển mạnh. Khi bón phân cần lưu ý lượng phân bón phải cân đối và phù hợp với từng thời kỳ tránh lãng phí phân bón và công lao động. Lượng phân bón và thời gian bón thúc như sau: N 100kg, P 100kg, K 150kg, bón đều 3 tháng một vào tháng 5, tháng 7 và tháng 9. Trước khi cây bước vào thời kỳ đẻ nhánh vào đầu xuân năm sau (cuối tháng 3) tiến hành bón tiếp bột khô dầu và phân xanh mỗi loại khoảng 1.2tấn/ ha, và tiến hành bón thúc các loại phân bón theo tỉ lệ như trên sẽ càng tốt hơn cho quá trình đẻ nhánh, nên kết hợp làm cỏ và bón phân tạo điều kiện cho cây đẻ nhánh tốt . Tưới tiêu: Sau khi trồng cần thường xuyên giữ ẩm cho cây nhất là thời kỳ đầu, tuy Mạch môn đông là cây chịu úng nhưng để đảm bảo cho rễ sinh trưởng tốt, không bị nghẹt cần tiêu nước nhanh trong những trường hợp ngập úng do nhiều nguyên nhân khác nhau. Phòng trừ sâu bệnh hại: Mạch môn là cây ít bị sâu bệnh, tuy nhiên 46

KỸ THUẬT GÂY TRỒNG MỘT SỐ LOÀI CÂY THUỐC NAM


để hạn chế sâu bệnh hại thì trước khi trồng nên tiến hành cày ải cho đất, đập nhỏ đất cho tơi xốp sau đó mới trồng. Các bệnh thường gặp là bệnh đốm đen trên lá. Ở giai đoạn cây con, Mạch môn còn bị các loại sâu đục thân tấn công, tỷ lệ rất nhỏ nhưng cũng phải có biện pháp phát hiện sớm để phòng trừ đảm bảo tỷ lệ sống cho cây. 7. Thu hoạch, chế biến và bảo quản Mạch môn  Thu hoạch củ: Sau khi trồng ít nhất 2 năm mới thu hoạch củ là tốt nhất. Thường thu hoạch vào những lúc thời tiết mát mẻ vào khoảng tháng 7 - 8, khi thu hoạch chú ý chọn những củ già trên 2 năm, cắt bỏ rễ con rồi rửa sạch đem chế biến tuỳ mục đích sử dụng.  Phương pháp thu hoạch:

Hình 55: Thu hoạch củ Mạch môn

Hình 56: Củ Mạch môn sau thu hoạch phơi khô

Đào phần gốc rễ lên, sau đó rũ hết đất, cắt phần rễ củ to mập, dùng nước rửa sạch, đem phơi khô dưới ánh mặt trời, trời nắng tiến hành phơi khoảng 2 - 3 ngày là được. Sau khi phơi khô, loại bỏ phần tơ rễ quanh củ, hoặc dùng thiết bị đông lạnh chân không áp suất cao, cách này làm cho thành phẩm không bị biến đổi, giữ được hình dáng ban đầu, có thể nâng cao chất lượng sản phẩm.  Phân loại củ sau thu hoạch: Cần phân ra thành loại to và nhỏ, các rễ củ to sau khi được phân loại sẽ được ngâm trong nước khoảng nửa ngày để nở to ra, sau đó gọt bỏ phần chân ở trung tâm rễ củ, tiếp KỸ THUẬT GÂY TRỒNG MỘT SỐ LOÀI CÂY THUỐC NAM

47


tục phơi khô. Chọn những củ già, cắt bỏ sạch rễ non, rửa sạch đất, củ to trên 6mm bổ làm đôi, củ nhỏ để nguyên phơi khô tước bỏ lõi trước khi dùng, sau đó phơi hoặc sấy khô.  Bào chế củ Mạch môn sau khi phân loại: Tẩm nước nóng cho mềm, rút bỏ lõi. Muốn tán bột thì sau khi rút bỏ lõi, sao nóng, để nguội, làm như vậy 3 - 4 lần thì khô dòn, tán bột được. Lấy Mạch môn cho vào chậu, phun vào ít nước cho hơi mềm. Lấy bột mịn Chu sa rắc đều vào và trộn đều cho mặt ngoài dính đều bột Chu sa thì thôi. Lấy ra phơi khô là được. Rửa sạch cho nhanh (không ngâm nước lâu), để ráo nước cho se vỏ, dùng nhíp cùn rút bỏ lõi. Củ to thì bổ đôi, phơi khô hoặc sao qua để dùng (Dược Liệu Việt Nam) Theo kinh ngiệm dân gian thì dùng Mạch môn làm thuốc nên rút bỏ lõi sẽ tốt hơn dùng cả lõi.  Bao gói và bảo quản: Sau khi đã chế biến thành phẩm, sản phẩm cần được bao gói kín, có thể đóng gói thành phẩm theo loại to hay nhỏ, sau đó đem tiêu thụ hoặc bảo quản. Sau khi bao gói nếu chưa đem đi tiêu thụ ngay ta phải tiến hành bảo quản, sản phẩm phải được để ở nơi khô ráo, tránh ẩm ướt, chú ý chống ẩm, chuột và côn trùng xâm hại, nên kiểm tra định kỳ trong khi bảo quản để sớm phát hiện những sản phẩm hư hỏng từ đó có biện pháp xử lý kịp thời.

48

KỸ THUẬT GÂY TRỒNG MỘT SỐ LOÀI CÂY THUỐC NAM



TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.

Bộ Khoa học và Công nghệ, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, 2007, Sách Đỏ Việt Nam, Phần II - Thực vật. Nxb. Khoa học tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội

2.

Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, ngày 30 tháng 3 năm 2006, Nghị định số 32/2006/NĐ-CP

3.

Trần Ngọc Hải, 2010, Lâm sản ngoài gỗ. Giáo trình Đại học Lâm nghiệp, Nxb. Nông nghiệp

4.

Trần Ngọc Hải, 2013, Kỹ thuật trồng một số loài cây lâm sản ngoài gỗ dưới tán rừng. Nxb. Nông nghiệp

5.

Hội Đông y tỉnh Yên Bái, 2013, Tài liệu tập huấn hướng dẫn kỹ thuật trồng một số loài cây thuốc

6.

Đỗ Tất Lợi, 1995, Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam. Nxb. Khoa học và kỹ thuật

7.

Nguyễn Tập, 2007, Cẩm nang những cây thuốc cần bảo tồn ở Việt Nam

50

KỸ THUẬT GÂY TRỒNG MỘT SỐ LOÀI CÂY THUỐC NAM



KỸ THUẬT GÂY TRỒNG MỘT SỐ LOÀI CÂY THUỐC NAM

Chịu trách nhiệm xuất bản Giám đốc - Tổng biên tập TS. LÊ QUANG KHÔI Biên tập BÙI HẠNH Trình bày, bìa:

NHÀ XUẤT BẢN NÔNG NGHIỆP Số 6 ngõ 167 - Phương Mai - Đống Đa - Hà Nội ĐT: (04) 3852 3887, (04) 3852 1940 - Fax: 04.3576 0748 E-mail: nxbnn@yahoo.com.vn Website: nxbnongnhiep.com CHI NHÁNH NHÀ XUẤT BẢN NÔNG NGHIỆP 58 Nguyễn Bỉnh Khiêm - Q.1 - Tp. Hồ Chí Minh ĐT: (08) 3829 9521, 3829 7457 - Fax: (08) 3910 1036 Email: cnnxbnn@yahoo.com.vn

Liên kết xuất bản in, phát hành: CT TNHH IN và Thương mại Việt Anh Địa chỉ: .....................................................................

In 1000 bản, khổ 14,8 x 21 cm tại Công ty TNHH In và Thương mại Việt Anh. Đăng ký KHXB số 2513-2014/CXB/47-05/NN ngày 26/11/2014. Quyết định XB số 157/QĐ-NN ngày 27/11/2014. In xong và nộp lưu chiểu quý I/2015.



Bìa 4


Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.