Bản tin SRD Số 2

Page 1

BẢN TIN PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG Ấn phẩm thứ 2 | 1/2013 -7/2013

LỜI NÓI ĐẦU

TRONG SỐ NÀY 1. TIÊU ĐIỂM

Kính gửi quý bạn đọc ! Trung tâm Phát triển Nông thôn Bền vững (SRD) là tổ chức phi chính phủ hàng đầu của Việt Nam, cùng làm việc với người nghèo, người dân tộc thiểu số và người khuyết tật nhằm giúp họ thích ứng với điều kiện môi trường đang thay đổi và quản lý sinh kế một cách bền vững. Là thành viên sáng lập và điều hành, đồng thời tích cực tham gia nhiều nhóm hoạt động, diễn đàn khác nhau, SRD đã có những đóng góp quan trọng trong việc nhân rộng các mô hình, sáng kiến hay và xây dựng năng lực cho các tổ chức xã hội dân sự. Bắt đầu từ tháng 8/2012, “Bản tin Phát triển Cộng đồng” của SRD ra đời nhằm chia sẻ tin tức về các dự án và hoạt động chúng tôi đang tích cực triển khai, tăng cường kết nối trung tâm với người dân địa phương và các đối tác, tổ chức, mạng lưới quan tâm đến hoạt động hỗ trợ người dân nghèo ở nông thôn, vùng sâu vùng xa. Với mục tiêu ngày càng đáp ứng tốt hơn sự quan tâm và nhu cầu tìm hiểu thông tin của quý bạn đọc, bên cạnh nội dung truyền thống (điểm tin dự án, chuyện cộng đồng) bản tin số này có thêm các chuyên mục như: tiêu điểm, sự kiện,… Chúng tôi rất mong sẽ nhận được nhiều đóng góp quý báu để tiếp tục cải thiện chất lượng bản tin cũng như hiệu quả hoạt động của các chương trình dự án. “Bản Tin Phát triển Cộng đồng” được in ấn và phát hành tới người dân và đối tác địa phương tại các cộng đồng còn gặp nhiều khó khăn và hạn chế trong việc tiếp cận Internet, đồng thời được đăng tải trên website của SRD: www.srd.org.vn Các ý kiến và thông tin xin gửi về địa chỉ: Phòng Truyền thông Trung tâm Phát triển Nông thôn Bền vững (SRD) Số 56, ngách 19/9, đường Kim Đồng, Hà Nội Tel: 043 9436676/78; Fax: 043 9436449 Email: info@srd.org.vn Xin trân trọng cảm ơn ! Nhóm biên tập

Minh bạch và Giải trình – Hướng đi tất yếu để phát triển bền vững 2. ĐIỂM TIN DỰ ÁN 3. TỔNG KẾT DỰ ÁN Vững vàng trước những đổi thay Làm chủ thực sự trên mảnh đất của mình 4. DỰ ÁN MỚI Dự án Rừng và Đồng bằng Việt Nam Mở rộng quy mô quản lý đa dạng sinh học của người dân đối với an ninh lương thực 5. CHUYỆN CỘNG ĐỒNG Đội xung kích thôn phòng chống lũ lụt Đệm sinh học – mô hình mới mang lại nhiều lợi ích Có kiến thức kỹ năng, làm gì cũng hiệu quả hơn 6. SỰ KIỆN TỔ CHỨC 7. SỰ KIỆN, KHÓA TẬP HUẤN SRD THAM GIA 8. ẤN PHẨM MỚI

NHÓM BIÊN TẬP: Nguyễn Thu Hương Lương Vân Lam Bản tin SRD| Số 2, T1-T7/2013 Nhóm cán bộ dự án 1


TIÊU ĐIỂM Minh bạch và Giải trình Hướng đi tất yếu để phát triển bền vững Sau 7 năm hình thành và phát triển, số lượng dự án SRD thực hiện cũng như tổng giá trị viện trợ ngày càng tăng. Bên cạnh đó, SRD hiện giờ là đồng chủ tịch Nhóm làm việc về BĐKH, chủ tịch Mạng lưới các tổ chức Phi chính phủ Việt Nam và BĐKH, sáng lập và làm Trưởng ban điều hành Mạng lưới các tổ chức Phi chính phủ Việt Nam về Thực thi Lâm luật, Quản trị rừng và Thương mại lâm sản. Để đạt được những thành công này, các nguyên tắc Minh bạch và Giải trình (MB&GT) SRD áp dụng trong các chương trình dự án cũng như quản trị nội bộ là một yếu tố quan trọng. MB&GT là đặc tính cần có của bất kỳ tổ chức nào từ chính phủ, doanh nghiệp đến các tổ chức đoàn thể. Đặc biệt, với đặc thù hoạt động vì mục đích phi lợi nhuận dựa trên nguồn vốn tài trợ, việc công khai thông tin kịp thời, chính xác và giải trình thông tin là việc làm thiết yếu đối với các tổ chức xã hội dân sự. Ở Việt Nam hiện nay, khái niệm MB&GT còn mới mẻ, hoặc mới được thực hiện ở mức độ nhỏ lẻ, chưa theo một lộ trình toàn diện và triệt để. Xuất phát từ thực tế đó, cùng với kinh nghiệm quản lý tổ chức trong những năm vừa qua, SRD đã tiên phong thực hiện MB&GT. Từ đầu năm 2013, Trung tâm đã trở thành đối tác tích cực và thực hiện một tiểu dự án trong khuôn khổ dự án “Thúc đẩy hiệu quả phát triển cho các tổ chức xã hội Việt Nam về MB&GT” do Trung tâm nghiên cứu quản lý và phát triển bền vững (MSD) điều phối. Vào ngày 29/3/2013, SRD đã tổ chức hội nghị triển khai “Thực hiện Minh bạch và trách nhiệm giải trình đối với nhân viên Trung tâm Phát triển Nông thôn Bền vững” với sự tham gia của toàn thể lãnh đạo, nhân viên SRD và đại diện của MSD. Dưới sự hướng dẫn của tập huấn viên, cán bộ nhân viên Trung tâm cùng nhau thảo luận, đánh giá mức độ thực hiện MB&GT của tổ chức trong nhiều lĩnh vực như chiến lược công việc, cơ cấu quản lý, nhân sự, lãnh đạo và văn hóa… Hội thảo tạo bước đà quan trọng để cán bộ SRD nâng cao nhận thức và hiểu biết về MB&GT, từ đó đề ra phương án thúc đẩy MB&GT phù hợp với tình hình hoạt động của trung tâm. Xác định MB&GT là một trong những nền tảng của phát triển bền vững, SRD sẽ tăng cường kiểm soát nội bộ ở các bộ phận chương trình dự án, tài chính, nhân sự và quản trị tổ chức. Cẩm nang về các lĩnh vực khác nhau trong quản lý tổ chức, dự án sẽ được chỉnh sửa, cập nhật và hướng dẫn cho toàn thể nhân viên. Hệ thống cẩm nang không chỉ là kim chỉ nam trong việc thực hiện MB&GT của Trung 2

Trung tâm Phát triển Nông thôn Bền vững SRD

tâm mà còn là nguồn tài liệu bổ ích để chia sẻ kinh nghiệm với các tổ chức khác. Bên cạnh đó, SRD sẽ tổ chức tham quan, học hỏi các tổ chức thực hiện MB&GT tốt nhằm rút ra bài học thực tiễn, hoàn thiện kế hoạch áp dụng MB&GT của Trung tâm. Ngoài ra, chúng tôi cũng sẽ chú trọng hơn nữa việc nâng cao năng lực cho nhân viên/ đối tác trong việc thực hành MB&GT thông qua các khóa tập huấn, chia sẻ, phản hồi, tài liệu hóa bài học thực tiễn. Với quyết tâm trở thành một tổ chức chuyên nghiệp và hiệu quả, SRD cam kết xây dựng và áp dụng nghiêm túc các nguyên tắc MB&GT trong hoạt động của Trung tâm. Hơn nữa, chúng tôi mong muốn trở thành mô hình điểm trong việc thực hiện MB&GT để các tổ chức khác học hỏi, qua đó góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững của các tổ chức xã hội dân sự Việt Nam.


Trong khuôn khổ dự án “Giảm nhẹ rủi ro thiên tai và thích ứng biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng” (VM031), ngày 14/03/2013, SRD phối hợp cùng với UBND Thị xã Hương Trà tổ chức Hội thảo thường niên năm 2012. Hội thảo đã đưa ra những tổng kết, đánh giá kết quả hoạt động dự án trong năm 2012 đồng thời tạo điều kiện cho chính quyền, người dân địa phương, các tổ chức và cá nhân liên quan chia sẻ kinh nghiệm về phòng ngừa, giảm nhẹ rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng. Các đối tác đã cùng nhau rút ra những bài học trong phối hợp quản lý và triển khai các hoạt động của dự án để đạt kết quả cao hơn. Trong tháng 4/2013, nhà tài trợ Caritas Úc đã có chuyến thăm xã Hương Phong, tỉnh Thừa Thiên Huế một trong hai xã ven biển trong vùng triển khai dự án VM031. Tại đây, đoàn đã tham quan các mô hình ứng phó với thiên tai, BĐKH và gặp gỡ người dân được hưởng lợi để tìm hiểu các hoạt động của dự án. Đoàn công tác của Caritas Úc cũng thăm các hoạt động của dự án “Hỗ trợ người khuyết tật” tại Gio Linh, Quảng Trị (VM041). Đại diện Caritas Úc đánh giá cao những kết quả và cách thức triển khai các hoạt động, và có những góp ý thiết thực để tăng cường chất lượng và hiệu quả của hai dự án. Ngày 29/6/2013, SRD phối hợp với Liên hiệp các Tổ chức Hữu nghị tỉnh Thừa Thiên Huế (HueFO) tổ chức hội thảo “Cùng hành động ứng phó với biến đổi khí hậu và giảm nhẹ thiên tai tại tỉnh Thừa Thiên Huế” thuộc dự án “Giảm nhẹ rủi ro thiên tai và thích ứng biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng” (VM031). Hội thảo thu hút hơn 70 đại biểu đến từ các cơ quan ban ngành địa phương, các trung tâm, viện nghiên cứu và các tổ chức Phi chính phủ trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Những khuyến nghị từ các đại biểu đã được tổng hợp và gửi đến lãnh đạo và các cơ quan chuyên môn của tỉnh để góp phần nâng cao hiệu quả chương trình hành động ứng phó BĐKH tại địa phương. Thông tin chi tiết hội thảo có tại: http://www.srd.org.vn/index.php/bi-n-d-i-khi-h-umenu/333-cung-hanh-dong-ung-pho-voi-bdkh-vagiam-nhe-thien-tai-tai-tinh-thua-thien-hue Ban quản lý dự án “Hỗ trợ cộng đồng dân tộc thiểu số thích ứng với những thay đổi ở vùng ven đô” (VM035) và Hội LHPN thị trấn Tuần Giáo, vào ngày 02/03/2013, đã đồng tổ chức cuộc thi Tìm hiểu về HIV/AIDS với sự tham gia của 10 đội đến từ các khối bản của thị trấn Tuần Giáo. Hội thi là sân chơi bổ ích góp phần tăng cường tinh thần đoàn kết cũng như nâng cao nhận thức của người dân về căn bệnh thế kỷ.

ĐIỂM TIN DỰ ÁN

Gặp gỡ người hưởng lợi tại xã Hương Phong

Các đại biểu tham dự hội thảo tại Thừa Thiên Huế

Kịch tuyên truyền về phòng chống HIV/AIDS

Bản tin SRD| Số 2, T1-T7/2013

3


Dự án “Các tổ chức phi chính phủ Việt Nam vì sinh kế cộng đồng các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc” (VM037) ra mắt website mới. Bên cạnh những thông tin về các hoạt động và bài học kinh nghiệm của dự án, website cũng cung cấp những thông tin bổ ích và thú vị về cộng đồng các dân tộc ở các vùng dự án như Phú Thọ, Hòa Bình, Thái Nguyên. Truy cập website tại địa chỉ: http:// duan3tochuc.srd.org.vn/

Đại diện Manos Unidas đến thăm hộ gia đình hưởng lợi

Một buổi truyền thông về BĐKH tại xã Lương Hồi

Thăm mô hình Đệm sinh học

4

Trung tâm Phát triển Nông thôn Bền vững SRD

Từ 24-25/01/2013, đoàn cán bộ của tổ chức Manos Unidas (MU) đã có chuyến thăm huyện Can Lộc - địa bàn dự án “Áp dụng chuỗi giá trị nhằm cải thiện sinh kế nông thôn trong bối cảnh biến đổi khí hậu và thiên tai tại Can Lộc, Hà Tĩnh” (VM038). Trong chuyến thăm, đại diện MU đã gặp gỡ, giao lưu với các hộ hưởng lợi, trao đổi với đối tác địa phương về hoạt động của dự án. Kết thúc chuyến thăm, nhà tài trợ ghi nhận những kết quả bước đầu dự án đạt được và đóng góp ý kiến cho việc triển khai dự án trong giai đoạn tiếp theo. Ngày 26 tháng 3 năm 2013 đã diễn ra buổi phát động chiến dịch truyền thông về “Ứng phó với biến đổi khí hậu” tại xóm Lương Hội, xã Khánh Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. Mục đích của chiến dịch là nhằm giúp cho người dân có những kỹ năng và ý thức chủ động trong công tác phòng ngừa thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu. Tham dự buổi phát động có đại diện Ban PCLB của ba xã, tổ PCLB của sáu xóm dự án và đông đảo người dân xóm Lương Hội. Với mục đích giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tiết kiệm điện, nước, giảm công lao động trong chăn nuôi, dự án “Áp dụng chuỗi giá trị cải thiện sinh kế nông thôn trong bối cảnh biến đổi khí hậu và thiên tai tại Can Lộc” đã triển khai mô hình trình diễn “Đệm lót sinh học trong chăn nuôi lợn” từ tháng 10 năm 2012 trên hai xóm Vĩnh Phúc, xã Vĩnh Lộc và xóm Đoài Duyệt, xã Vượng Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. Kết quả bước đầu đạt được theo đánh giá của các hộ làm mô hình là giảm được 80-90% mùi hôi thối; tiết kiệm điện, nước và công lao động do không cần tắm rửa và dọn chuồng 2-3 lần/ngày như phương pháp nuôi lợn thông thường và tiết kiệm được 1/4 kinh phí xây dựng so với làm mô hình Biogas.


TỔNG KẾT DỰ ÁN

Vững vàng trước những đổi thay

Lễ khánh thành nhà văn hóa thôn

Mặc dù nằm gần trung tâm thị trấn Tuần Giáo, Lãnh đạo và người dân ở hai bản ghi nhận: trong tỉnh Điện Biên, đời sống ở 2 thôn Chiềng Khoang hai năm thực hiện dự án không có thêm trường và Chiềng Chung với đa phần dân cư là người hợp nhiễm mới nào. Các lớp tập huấn, hội thi và dân tộc thiểu số vẫn còn hoạt động truyền nhiều khó khăn. Mặt trái thông của dự án đã của xu thế phát triển và giúp người dân địa mở rộng đô thị đang tác phương nâng cao động mạnh mẽ đến cuộc hiểu biết về HIV/ sống của người dân nơi AIDS và có cái nhìn đây. Xuất phát từ thực sẻ chia hơn với tế trên, từ nguồn vốn hỗ người có HIV cũng trợ của tổ chức Caritas như gia đình họ. Úc, SRD đã phối hợp với UBND huyện Tuần Giáo, Dự án cũng Ban phát triển bản Chiềng chú trọng đến việc Chung và Chiềng Khoang cải thiện điều kiện thực hiện dự án “Hỗ trợ sống cho người cộng đồng dân tộc thiểu Hệ thống cung cấp nước đầu tư cải tạo nghèo thông qua hỗ số thích ứng với những trợ cung cấp nguồn thay đổi ở vùng ven đô tỉnh Điện Biên” VM035 từ nước an toàn, nhà tiêu hợp vệ sinh, xây dựng nhà tháng 7/2011 đến tháng 6/2013. Mục tiêu chính văn hóa và đường thôn. Nếu như trước đây sức của dự án là cải thiện điều kiện sống và tăng khỏe của người dân bị ảnh hưởng rất nhiều do cường năng lực xã hội cho đồng bào dân tộc thiểu không có nguồn nước an toàn thì giờ đây 74% số số ở hai bản Chiềng Khoang và Chiềng Chung. hộ ở Chiềng Chung và 55% ở Chiềng Khoang sử dụng nước từ đường nước được dự án đầu tư Nhằm tăng cường các kỹ năng xã hội và tạo cải tạo. Đặc biệt tính chung cả 2 thôn, chỉ còn 4% điều kiện cho người dân tộc thiểu số có thể tham số hộ sử dụng nước suối. Số hộ được hưởng lợi gia tích cực hơn vào quá trình phát triển kinh tế về nhà vệ sinh đạt chuẩn đã vượt đáng kể so với xã hội của cộng đồng, dự án đã tổ chức các khóa dự kiến ban đầu. Sau khi được dự án hỗ trợ xây tập huấn về HIV/AIDS, bảo vệ môi trường, kỹ dựng đường đi trong bản, cộng đồng đã tiếp tục năng quản lý và lập kế hoạch kinh doanh. Dự án huy động vốn để xây dựng thêm một con đường cũng khuyến khích người có HIV tham gia các tổ có quy mô tương tự. Nhà văn hóa được xây dựng chức cộng đồng, các nhóm sở thích và cải thiện ở hai thôn không chỉ là địa điểm hội họp, học tập, vị thế của họ trong các hoạt động của cộng đồng. sinh hoạt văn hóa cho người dân trong thôn mà Bản tin SRD| Số 2, T1-T7/2013

5


còn cho cả thị trấn. Các tổ chức cộng đồng ở địa phương được hình thành có đủ năng lực tiếp nhận và quản lý các cơ sở nước sạch, nhà vệ sinh và nhà văn hóa. Một mục tiêu quan trọng khác của dự án VM035 là hỗ trợ người dân địa phương tăng thu nhập một cách bền vững thông qua đa dạng sinh kế và hỗ trợ kỹ thuật phù hợp. Các mô hình phát triển sinh kế dựa vào chăn nuôi gia súc, gia cầm, trồng trọt, lâm nghiệp, và thủy sản, đã được giới thiệu và áp dụng trong cộng đồng. Kết quả là mức tăng thu nhập trên 15% được ghi nhận ở 60% số hộ dân trong 2 thôn. Trong thời gian dự án hoạt động, các nhóm sở thích gắn với cải thiện sinh kế đã được thành lập và đóng vai trò không thể thiếu trong việc chuyển giao kỹ thuật, tương trợ lẫn nhau; các nhóm cũng hình thành được một nguồn vốn nhỏ để hỗ trợ cho đầu tư của các tổ viên. Những hoạt động đa dạng hóa sinh kế của dự án có tác dụng tích cực trong việc cải thiện kỹ thuật sản xuất của nhiều người dân, đặc biệt là phụ nữ. Qua 2 năm thực hiện dự án, thực tế cho thấy tiếp cận có sự tham gia của nhiều bên, đặc biệt của

6

Trung tâm Phát triển Nông thôn Bền vững SRD

cộng đồng là một hướng đi khả quan, nên tiếp tục duy trì trong các dự án phát triển cộng đồng. Ngoài ra, để những kết quả của dự án được duy trì lâu dài, cần chú trọng hơn nữa việc lồng ghép các hoạt động của dự án với các chương trình của chính phủ hoặc của các nhà tài trợ khác cùng hoạt động trên địa bàn. Dự án cũng nhận thấy cần nâng cao năng lực tổ chức, duy trì hoạt động của các tổ chức cộng đồng gắn với cải thiện sinh kế, đặc biệt là sau khi dự án rút nguồn vốn tài trợ. Bên cạnh đó, quá trình triển khai dự án đã chỉ ra sự cần thiết của việc xây dựng một hệ thống theo dõi và giám sát kết quả cập nhật định kỳ theo các chỉ tiêu đã đặt ra, từ đó có những điều chỉnh kịp thời các hoạt động của dự án. Có thể nói những thành công được ghi nhận trong cộng đồng địa phương ở 2 bản Chiềng Khoang và Chiềng Chung đã trở thành nguồn động lực tiếp sức cho những người thực hiện dự án nói chung và SRD nói riêng. Cùng với những bài học kinh nghiệm thu được, SRD hy vọng có thể triển khai những dự án bền vững và hiệu quả hơn nữa, góp phần mang đến cuộc sống tốt đẹp hơn cho cộng đồng các dân tộc thiểu số.


Làm chủ thực sự trên mảnh đất của mình mục tiêu thúc đẩy quản lý và sử dụng đất có hiệu quả để hỗ trợ người dân cải thiện việc thực hiện quyền sử dụng đất, quản lý sinh kế và quản lý cộng đồng.

Bao đời nay đối với người nông dân, tấc đất luôn là tấc vàng. Tuy nhiên, do nhận thức hạn chế về quyền và nghĩa vụ sử dụng đất cũng như phương pháp canh tác chưa phù hợp, nhiều người vẫn chưa làm chủ được mảnh đất của mình trên cả phương diện luật pháp cũng như khai thác tiềm năng kinh tế…

Trong thời gian gần 3 năm triển khai, các lớp tập huấn về Luật đất đai và đối thoại với cán bộ địa chính các cấp là những hoạt động thiết thực góp phần nâng cao hiểu biết của người dân về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất và Luật Đất đai, tạo tiền đề quan trọng giúp họ tham gia hiệu quả hơn vào công tác quản lý và sử dụng đất tại khu dân cư. Đặc biệt, thông qua các buổi gặp mặt giữa cán bộ địa chính và người dân, dự án đã giúp cho cán bộ địa chính hiểu rõ hơn tâm tư nguyện vọng của người dân, thực thi tốt trách nhiệm của mình,

Ở tuổi 73, bà Ngân ở xã Bảo Thanh không bao giờ nghĩ mình có thể có được niềm vui như ngày hôm nay. Chồng mất sớm, bà ở vậy nuôi con. Cuộc sống của hai mẹ con bà gặp rất nhiều khó khăn với nguồn thu nhập chủ yếu dựa vào các hoạt động chăn nuôi nhỏ. Cuộc sống của gia đình bà chỉ thực sự đổi thay khi bà tham gia vào nhóm sở thích (NST) chăn nuôi gà năm 2010. Nhờ những kỹ thuật chăn nuôi trồng trọt học được, thu nhập của gia đình bà đã cải thiện đáng kể. Gia đình chị Lê Thị Bảo, 40 tuổi ở xã Trạm Thản, huyện Phù Ninh, Phú Thọ sống trên mảnh đất mà bố mẹ để lại cho hơn 20 năm nay nhưng vẫn chưa được cấp sổ đỏ. Nhờ tham gia các lớp tập huấn về Luật đất đai, chị hiểu rõ hơn về quyền cũng như nghĩa vụ của người sử dụng đất và đã chủ động đi làm các thủ tục cần thiết. Giờ đây chị rất hạnh phúc khi cầm trong tay tờ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do Phòng tài nguyên môi trường của huyện cấp. Đây chỉ là hai trong số nhiều câu chuyện thay đổi được ghi nhận trong quá trình thực hiện dự án “Phát triển mô hình quản lý và sử dụng đất có sự tham gia (PLUM)” VM021. Triển khai từ tháng 10/2009 đến tháng 9/2012 tại 6 khu dân cư của 3 xã Bảo Thanh, Trạm Thản và Vĩnh Phú, thuộc huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ với nguồn tài trợ từ Manos Unidas Tây ban Nha, dự án hướng đến

Một lớp tập huấn về Luật đất đai

qua đó giảm thiểu căng thẳng về vấn đề quản lý và sử dụng đất tại địa phương. Ngoài ra, dự án còn hỗ trợ thiết lập và duy trì hoạt động của 6 Ban phát triển khu (BPTK) tại 6 khu dân cư. Các BPTK đều có sự tham gia của ít nhất 1 phụ nữ và họ đã chứng tỏ vai trò là tiếng nói của người dân tại khu dân cư. Thông qua BPTK, mối quan tâm, thắc mắc của người dân được phản ảnh kịp thời lên chính quyền địa phương và ngược lại những chủ trương, chính sách của chính quyền địa phương đã được phổ biến rộng rãi tới cộng đồng. Để giúp người nông dân sử dụng đất hiệu quả, cải thiện sinh kế, dự án đã giới thiệu và hướng dẫn người dân áp dụng các mô hình chăn nuôi, trồng trọt bền vững, hiệu quả kinh tế cao: canh tác lúa Bản tin SRD| Số 2, T1-T7/2013

7


cải tiến, ủ phân vi sinh, ủ thức ăn cho trâu bò… Các mô hình này đã được nhân rộng. Đáng chú ý, sự hình thành của các nhóm sở thích (NST) với các mô hình sinh kế không chỉ thu hút sự tham gia của người dân vào việc quản lý và sử dụng đất tại cấp hộ gia đình mà còn góp phần tăng cường sức mạnh của người dân trong quá trình ra quyết định các vấn đề liên quan đến quản lý và sử dụng đất tại khu dân cư. Bên cạnh đó, dự án chú trọng nhân rộng mô hình PLUM tại các xã khác trong huyện cũng như phổ biến các kinh nghiệm thực hiện PLUM ở cấp huyện và tỉnh. Tài liệu hướng dẫn về PLUM và NST đã được xây dựng dựa trên thực tế triển khai dự án và trở thành nguồn tài liệu tham khảo quan trọng đối với chính quyền địa phương và các cơ quan có liên quan. Dự

8

Trung tâm Phát triển Nông thôn Bền vững SRD

án cũng tạo điều kiện cho thành viên NST, BPTK, lãnh đạo xã tham gia các buổi tập huấn và thăm quan các mô hình quản lý và sử dụng đất trong và ngoài nước (Trung Quốc). Điều đáng khích lệ là một số mô hình quản lý và sử dụng đất hiệu quả được đúc rút từ quá trình thực hiện dự án đã được chính quyền địa phương của 3 xã cân nhắc và lồng ghép vào kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2013. Từ những kết quả thu được, quản lý và sử dụng đất có sự tham gia của người dân đã được chính quyền địa phương và người dân đánh giá là một giải pháp phù hợp để hỗ trợ xóa đói giảm nghèo bền vững và quản trị địa phương hiệu quả. Tuy nhiên, vì là một phương pháp mới, có nhiều điểm khác biệt so với cơ chế quản lý của chính quyền địa phương, nên việc áp dụng còn gặp nhiều khó khăn. Đây sẽ là những bài học quý giá để có thể triển khai những dự án PLUM hiệu quả và có ảnh hưởng nhân rộng hơn.


DỰ ÁN MỚI

Dự án Rừng và Đồng bằng Việt Nam Dự án Rừng và Đồng bằng Việt Nam do Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ USAID tài trợ nhằm hỗ trợ Việt Nam trong quá trình chuyển dịch theo hướng phát triển bền vững, phát thải thấp, nâng cao năng ứng phó với biến đổi khí hậu (BĐKH). Dự án sẽ tập trung đẩy mạnh việc thực hiện các giải pháp sử dụng đất, quản trị rừng và tài nguyên thiên nhiên hiệu quả cũng như tăng cường sự tham gia của người dân trong việc xây dựng các kế hoạch hành động ứng phó và giảm thiểu tác động của BĐKH. Triển khai tại 4 tỉnh: Nam Định, Long An, Thanh Hóa và Nghệ An trong 5 năm từ tháng 6/2013 đến tháng 10/2017 với tổng số vốn dự kiến 29 triệu USD, dự án Rừng và Đồng bằng Việt Nam được kỳ vọng là một bước đi đầy quyết tâm trong việc nâng cao năng lực ứng phó với BĐKH các cấp từ quốc gia đến cộng đồng. Dự án gồm có hai hợp phần chính: 1. Cảnh quan Bền vững Hợp phần Cảnh quan Bền vững sẽ góp phần thực hiện Chiến lược Tăng trưởng Xanh thông qua việc xây dựng và thí điểm các mô hình nhằm giảm phát thải khí nhà kính, hỗ trợ các cơ chế quản lý rừng bền vững, nâng cao chất lượng dịch vụ môi trường rừng, cải thiện sinh kế và thu hút nguồn tài chính bền vững từ các dịch vụ hệ sinh thái cho người dân địa phương và chủ rừng.

2. Thích ứng BĐKH Hợp phần Thích ứng BĐKH sẽ kết hợp giữa kinh nghiệm địa phương và tiến bộ khoa học kỹ thuật, nâng cao năng lực và thúc đẩy kế hoạch, hành động nhằm giải quyết các vấn đề trước mắt và lâu dài. Các lĩnh vực trọng tâm bao gồm quản lý rủi ro thiên tai, nông nghiệp ít phát thải và thích ứng với BĐKH. Dự án này được đặt dưới sự điều phối của Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn với đối tác chính là Winrock International. Trung tâm Phát triển nông thôn bền vững là một trong số năm đối tác phối hợp triển khai dự án cùng với những đối tác khác bao gồm: Tổ chức Phát triển Hà Lan, Hội Chữ thập đỏ Mỹ, Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, và các cơ quan chức năng địa phương .

Bản tin SRD| Số 2, T1-T7/2013

9


Mở rộng quy mô quản lý đa dạng sinh học của người dân đối với an ninh lương thực Hiện nay, 80 đến 90% nhu cầu về lương thực, thực phẩm toàn cầu phụ thuộc vào số lượng ít ỏi với 12 loại thực vật và 14 loài động vật, đây là một nguy cơ mất an ninh lương thực thế giới. Trong khi đó Biến đổi khí hậu (BĐKH) có thể tiêu diệt tất cả các loài này và gia tăng nạn nghèo đói trên tất cả các quốc gia. Người nông dân sản xuất nhỏ là một thành tố quan trọng trong hệ thống sản xuất lương thực thế giới nhưng đời sống của họ vẫn còn rất nhiều khó khăn. Xuất phát từ bối cảnh đó, Tổ chức nâng cao năng lực cộng đồng khu vực Đông Nam Á (SEARICE) với nguồn tài tài trợ từ Quỹ phát triển nông nghiệp quốc tế IFAD (International Fund for Agricultural Development), Tổ chức Oxfarm Novib và Tổ chức đa dạng sinh học quốc tế (Bioversity International) đã xây dựng và điều phối chương trình “Đưa lý thuyết vào thực tiễn: Mở rộng quy mô quản lý đa dạng sinh học của người dân đối với an ninh lương thực” tại 3 nước Việt Nam, Peru và Zimbabwe. Dự án hướng tới mục tiêu củng cố và lồng ghép các nhu cầu và năng lực kỹ thuật của người dân bản địa và nông dân sản xuất nhỏ, kết nối họ với các đối thoại chính sách trong nước và thế giới, đồng thời làm việc với các tổ chức về việc sử dụng bền vững tài nguyên di truyền thực vật phục vụ an ninh lương thực trong bối cảnh BĐKH. Ở Việt Nam, SRD đóng vai trò điều phối cùng với 2 đối tác là Cục Bảo vệ Thực vật và Viện Cây lương thực và cây thực

Một lớp học đồng ruộng

10

Trung tâm Phát triển Nông thôn Bền vững SRD

Hội thảo đầu bờ vụ xuân 2013

phẩm thực hiện chương trình thông qua các Chi cục Bảo vệ Thực vật. Đối tượng hưởng lợi của dự án là các cộng đồng nông nghiệp khu vực miền núi ở phía Bắc và Tây Bắc của Hà Nội và cộng đồng nông dân nghèo ở khu vực miền Trung và sông Mekong. Trong năm đầu thực hiện từ tháng 6/2012 đến tháng 5/2013, dự án tập trung đào tạo một đội ngũ tập huấn viên từ các tỉnh Bắc Kạn, Thanh Hóa, Sơn La, Yên Bái, Hòa Bình. Tại đây, các học viên được trang bị những kiến thức về bảo tồn và phát triển nguồn gen cây lúa trong điều kiện BĐKH, các phương pháp canh tác bền vững như hệ thống canh tác lúa cải tiến SRI, phòng trừ dịch hại tổng hợp IPM; kỹ năng tổ chức, lên kế hoạch các lớp học đồng ruộng. Song song với việc học lý thuyết, 2 lớp học đồng ruộng đã được tổ chức để tạo điều kiện cho các học viên áp dụng kiến thức đã được học trong thực tiễn. Tại những lớp học đồng ruộng này, học viên trở thành những tập huấn viên hướng dẫn cho bà con


nông dân những kỹ thuật canh tác mới, và cùng họ tiến hành các khảo nghiệm phục tráng, đánh giá, chọn và lai tạo giống. Đặc biệt, tất cả các giai đoạn của dự án từ nghiên cứu thực địa, đánh giá, chọn và nhân giống đều có sự tham gia của người dân, qua đó góp phần nâng cao năng lực của họ trong việc bảo tồn nguồn giống gen thực vật cũng như tham gia vào các chính sách lương thực các cấp.

sản xuất nhỏ tại Peru, Việt Nam và Zimbabwe mà còn cho cả những người nông dân nghèo với nguồn sinh kế phụ thuộc chủ yếu vào nguồn giống gien thực vật ở cấp độ toàn cầu.

Đạt được những kết quả khả quan trong năm đầu, dự án tiếp tục được tài trợ thực hiện năm thứ hai từ tháng 6/2013 đến tháng 5/2014. Trong vụ mùa từ tháng 6 đến tháng 10/2013, dự án sẽ tiếp tục triển khai 5 lớp học đồng ruộng mới, đồng thời duy trì 5 lớp học đã được tổ chức tại các tỉnh Hòa Bình, Sơn La, Yên Bái, Thanh Hóa và Lào Cai. Các bài học, kết quả và kinh nghiệm thu được trong quá trình thực hiện dự án tại Việt Nam sẽ được tổng hợp chia sẻ với các quốc gia thực hiện chương trình. Bằng việc tác động tới chính sách của các quốc gia và tổ chức, chương trình sẽ không chỉ mang đến lợi ích cho cộng đồng các dân tộc thiểu số và nông dân

Khóa đào tạo giảng viên ToT năm 2012 Bản tin SRD| Số 2, T1-T7/2013

11


CHUYỆN CỘNG ĐỒNG

Một thành viên Đội xung kích giới thiệu Bản đồ rủi ro thảm họa của thôn

Đội xung kích thôn phòng chống lũ lụt Trời đổ mưa không ngớt khi chúng tôi đến nhà văn hóa thôn Tiền Thành, xã Hương Phong, tỉnh Thừa Thiên Huế. Những cơn mưa lớn dai dẳng thế này thường khiến mực nước từ sông hồ, đầm phá dâng cao, tràn vào làng mạc, ruộng đồng gây thiệt hại nghiêm trọng đến mùa màng và tài sản. Nằm ở hạ nguồn sông Hương và khu vực phá Tam Giang, lụt lội luôn là nỗi lo âu thấp thỏm của người dân nơi đây. Trong cơn mưa miền Trung đậm hạt, con đường đất dẫn đến nhà văn hóa xã trở nên lầy lội, vậy mà bước chân tôi lại nhanh nhẹn lạ thường. Tôi tò mò muốn trò chuyện với “Đội xung kích” – một sáng kiến của dự án “Giảm nhẹ rủi ro thiên tai và thích ứng với BĐKH dựa vào cộng đồng” (VM031) để tìm hiểu xem bà con nơi đây chống lại “giặc thủy” như thế nào. Được biết, từ năm 2011 mỗi thôn trong xã đã thành lập 1 đội xung kích với 10 thành viên là những người sẽ đóng vai trò “đầu sóng ngọn gió” khi lũ lụt xảy ra. Tham gia Đội xung kích, các thành viên được nâng cao kiến thức về xây dựng kế hoạch phòng ngừa, ứng phó thiên tai, hay thiết kế sơ đồ hiểm họa cho thôn mình qua các buổi tập huấn. Ngoài ra, họ cũng được tham dự các buổi huấn luyện về công tác cứu hộ cứu nạn, khắc phục hậu quả thiên tai như dọn dẹp, chằng chống gia cố nhà cửa sau mưa bão, lụt lội. Chia sẻ với tôi, anh Nguyễn Ngọc Điện hồ hởi: “Chúng tôi biết cách giải cứu người bị kẹt dưới cây đổ, đống đổ 12

Trung tâm phát triển nông thôn bền vững SRD

nát, bị nước cuốn trôi, cả sơ cứu và nẹp xương cho người bị gãy xương nữa.” Bên cạnh đó, từ nguồn tài trợ của dự án, đội xung kích của từng thôn được trang bị những phương tiện hỗ trợ cần thiết như thuyền cứu hộ, áo phao, mũ bảo hiểm, bản đồ rủi ro,… Họ cũng có cơ hội thực hành kiến thức kỹ năng đã được học và sử dụng các trang thiết bị này trong 2 đợt diễn tập phòng chống thiên tai vào cuối năm 2012. Không chỉ là những mũi nhọn trong công tác phòng chống, giảm thiểu rủi ro thiên tai, các thành viên trong đội xung kích còn tích cực tham gia các chiến dịch truyền thông giúp bà con trong thôn nâng cao nhận thức về thiên tai. Nhận xét về mô hình và hiệu quả hoạt động của đội xung kích, anh Nguyễn Đức Minh – đội trưởng Đội xung kích tự tin cho biết: “Trước đây khi chưa được tập huấn, chúng tôi chỉ làm theo suy nghĩ và kinh nghiệm. Nhưng bây giờ đã được tập huấn, chúng tôi có kĩ năng hơn, biết hoạt động có tổ chức hơn và kết quả đạt được cũng tốt hơn rất nhiều.” Các thành viên khác rộn ràng ủng hộ ý kiến của anh Minh và háo hức chia sẻ những kinh nghiệm, bài học của riêng mình. Ngôi nhà văn hóa nhỏ in đậm dấu tích thời gian giữa làng quê yên tĩnh bỗng trở nên náo nhiệt lạ thường bởi những câu chuyện hồ hởi tưởng chừng có thể kéo dài đến tối. Đội xung kích còn đặc biệt phấn khởi tự hào “khoe” chúng tôi giải thưởng mà họ dành được khi


tham gia Hội thi đội xung kích giỏi giữa 12 đội của 2 xã Hải Dương và Hương Phong. “Chúng tôi có số điểm cao nhất trong tất cả các phần thi nên giành được lá cờ này đấy!” Chia tay Đội xung kích thôn Tiền Thành để đến thăm một số mô hình ở tỉnh khác, những nét mặt hồ hởi, tự tin của các thành viên vẫn còn in đậm trong tâm trí tôi. “Giờ đây chắc giặc thủy cũng sẽ phải dè chừng những người đàn ông này”, tôi thầm nghĩ. Theo lời kể của anh Trần Văn Lợi - Cán bộ dự án Đội xung kích và Đại điên Caritas

Đệm sinh học - mô hình mới mang lại nhiều lợi ích Mặt trời sắp đứng bóng. Trong cái nắng miền Trung hanh rát một buổi trưa tháng 5, đoàn thăm quan chúng tôi đã thấm mệt. Tuy lưng đã thấm đẫm mồ hôi, khi được biết điểm cuối của chuyến đi là một phương thức nuôi lợn vừa cho hiệu quả kinh tế cao lại không có mùi hôi, tôi không khỏi háo hức, tò mò.

nhiều như trước kia”.

“Các bác cứ đi theo tôi”, anh Cánh cười nói khi thấy những nét mặt còn nghi hoặc rồi dẫn đoàn thăm quan ra khu vườn nhỏ sau nhà. Đúng là trăm nghe không bằng một thấy. Trước mắt chúng tôi là dãy chuồng lợn gọn gàng, sạch sẽ. Hôm đó đoàn Đàn lợn con nào chúng tôi đến nhà con nấy béo khỏe, anh Trần Minh có vẻ như vừa ăn Cánh ở xóm Đoài no xong, đang nghỉ Duyệt, xã Vượng ngơi giữa trưa hè Lộc, huyện Can Lộc, oi ả. Và tuyệt nhiên tỉnh Hà Tĩnh. Được không thấy mùi hôi biết gia đình anh là của phân lợn xộc một trong năm hộ vào mũi như mọi đầu tiên thí điểm khi hay bóng dáng Anh Cánh tươi cười giới thiệu mô hình đệm lót sinh học mô hình “Đệm lót những đàn ruồi sinh học trong chăn nuôi lợn” do dự án “Áp dụng nhặng nhung nhúc. Cả đoàn thăm quan chuyện trò chuỗi giá trị nhằm cải thiện sinh kế nông thôn sôi nổi hẳn lên, mọi người đều lấy làm ngạc nhiên, trong bối cảnh biến đổi khí hậu và thiên tai” hỗ thích thú với mô hình này. trợ. Dù đến vào gần trưa, anh vẫn niềm nở đón Qua giải thích của cán bộ dự án, tôi được biết khách. Biết chúng tôi đến thăm quan mô hình đệm lót sinh học đơn giản chỉ là một lớp lót trên “đệm lót sinh học”, anh vồn vã chia sẻ: “Từ ngày bề mặt sàn được tạo thành bởi trấu, mùn cưa, bột làm đệm lót sinh học, chuồng lợn nhà tôi không ngô và men vi sinh. Ấy vậy mà nó có tác dụng rất còn mùi phân nồng nặc như xưa nữa. Trước đây thần kỳ. Trong đệm lót chứa một quần thể các vi cứ đến mùa này lợn con thường hay bị đi ỉa, sinh vật có thể cùng tồn tại với nhau, có khả năng vậy mà năm nay không thấy gì. Hơn nữa không phân giải mạnh chất hữu cơ cũng như ức chế các phải mất công tắm rửa cho lợn, dọn dẹp chuồng Bản tin SRD| Số 2, T1-T7/2013 13


vi sinh vật có hại, gây bệnh cho vật nuôi. Ngoài ra, những “anh hùng” vi sinh vật này còn có khả năng lên men giúp tiêu hủy nước tiểu, phân làm giảm các khí độc và mùi hôi trong chuồng. Nhờ vậy mà phương pháp chăn nuôi sử dụng đệm lót sinh học không làm ô nhiễm môi trường, giúp hạn chế ruồi muỗi và các vi sinh vật có hại trong chăn nuôi. Mô hình này vì thế rất phù hợp cho những hộ gia đình sống trong khu dân cư đông đúc muốn phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm. Bên cạnh đó, một ưu điểm khác của việc sử dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi lợn là giá thành đầu tư không cao. Trò chuyện với chúng tôi, anh Cánh cho biết: “Với diện tích chuồng khoảng 25m2, xây hầm Biogas hết khoảng 17 triệu đồng, nhưng với mô hình đệm lót sinh học thì gia đình tôi chỉ hết 4,5 triệu đồng.” Chính nhờ những hiệu quả thiết thực và rõ rệt, mô hình đệm lót sinh học đã nhận được nhận xét tích cực của các hộ thí điểm và thu hút sự quan tâm của người dân trong xã. Chuyến thăm quan các mô hình sản xuất nông nghiệp ở huyện Can Lộc đã mang đến cho tôi những trải nghiệm bổ ích, thú vị. Đặc biệt tôi đã có cơ hội “mục sở thị” mô hình đệm lót sinh học trong chăn nuôi lợn – một cách làm đơn giản mà mang lại nhiều lợi ích. Trong thời gian tới, nhất định tôi sẽ phổ biến mô hình này ở xã mình giúp bà con nâng cao hiệu quả chăn nuôi, giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Theo lời kể của anh Nguyễn Đình Diến Cán bộ Nông nghiệp xã Khánh Lộc.

14

Chị Lê Thị Lan, 48 tuổi, thành viên câu lạc bộ sinh kế Tam Thanh

Có kiến thức kỹ năng, làm gì cũng hiệu quả hơn Tôi là một người phụ nữ dân tộc Mường, sinh ra và lớn lên ở Tam Thanh, Phú Thọ. Như bao người phụ nữ ở xã miền núi trung du này, cả đời tôi gắn với cây sơn, gốc chè, đàn lợn, con gà. Chăm chỉ làm lụng quanh năm nhưng cuộc sống chưa bao giờ lấy làm dư dả. Đối với gia đình tôi đủ sống là tốt lắm rồi, chứ có bao giờ nghĩ đến mua sắm những vận dụng giá trị để cuộc sống tiện nghi hơn. Trước đây, tôi đã từng tham gia một số lớp tập huấn của Dự án “Các tổ chức Phi chính phủ Việt Nam vì sinh kế cộng đồng các dân tộc miền núi phía Bắc”, tuy nhiên khi nghe đến việc tham gia câu lạc bộ sinh kế, tôi vẫn còn do dự mông lung lắm. Dù vậy, tôi vẫn nghĩ biết đâu đây là cơ hội để gia đình tôi có thêm thu nhập, thoát khỏi đói nghèo. Tôi hỏi ý kiến nhà tôi, ông ấy không phản đối nên đã mạnh dạn đăng ký tham gia sinh hoạt trong câu lạc bộ. Trở thành thành viên của câu lạc bộ sinh kế cộng đồng Tam Thanh, chúng tôi được giới thiệu và hướng dẫn những kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt như: làm phân vi sinh, chăn nuôi gà trên đệm lót sinh học, các cách phòng bệnh trong chăn nuôi. Không những thế, câu lạc bộ còn tạo điều kiện cho các hội viên tham quan các nhóm sở thích làm phân vi sinh, chăn nuôi gà trên đệm sinh học tại huyện Phù Ninh. Nhờ được học lý thuyết song song với thăm quan, thực hành, tôi dễ

Trung tâm phát triển nông thôn bền vững SRD


dàng áp dụng những gì đã học được. Phân vi sinh làm theo hướng dẫn của câu lạc bộ không những giúp tận dụng được những nguyên liệu có sẵn như phân lợn, rơm rạ rác thải mà còn mang lại hiệu quả bất ngờ. Tôi bón cho cây dưa và đỗ leo trong vườn, cây phát triển nhanh và nhiều quả, bón cho cây sơn thì dạo này ra lá rất xanh tốt. Ngoài ra câu lạc bộ còn hỗ trợ nguồn vốn để hội viên mở rộng sản xuất kinh doanh. Nhờ thế mà tôi phát triển đàn lợn của nhà mình từ 14 lên 20 con. Từ ngày áp dụng kỹ thuật vào chăn nuôi, biết cách phòng và chữa bệnh cho lợn gà, tôi chăn nuôi cũng hiệu quả hơn trước. Hiện giờ tôi đã để dành được đủ tiền để hoàn trả lại câu lạc bộ, nhường vốn cho các hộ khác chưa được vay đợt trước. Không những thế tôi vẫn có một khoản vốn nhỏ để tiếp tục sản xuất chăn nuôi. Không chỉ là nơi mọi người có thể chia sẻ kinh nghiệm, giúp đỡ nhau trong sản xuất kinh doanh, câu lạc bộ sinh kế đã giúp những người phụ nữ nông thôn như tôi mạnh dạn, tự tin hơn trong việc phát triển kinh tế gia đình cũng như tham gia các hoạt động cộng đồng. Nhận thấy việc những thành viên trong Ban mặt trận khu tham gia quản lý các nhóm sở thích sẽ giúp câu lạc bộ hoạt động hiệu quả, dễ chỉ đạo hơn, tôi cùng với hội viên khác đã đi đến từng nhà để vận động họ. Tôi cũng tích cực chia sẻ những kiến thức mình học được với bà con trong khu, mọi người đã bắt đầu áp dụng và tỏ ra rất thích. Sau một thời gian tham gia câu lạc bộ, gia đình tôi đã có thêm đồng ra đồng vào. Không những trang trải được nợ nần, chúng tôi còn mua được tủ và xe máy, những vật dụng mà trước kia ít khi vợ chồng tôi dám nghĩ tới khiến cả gia đình ai cũng phấn khởi. Với kiến thức, kỹ năng học được từ khi sinh hoạt câu lạc bộ, tôi tự tin hơn trong việc trồng trọt chăn nuôi, phát triển kinh tế gia đình. Thời gian tới, cùng với việc mở rộng đàn lợn, tôi sẽ tiếp tục làm thêm 2-3 tấn phân vi sinh để bón cho các cây trồng khác chứ không chỉ cây chè. Tôi hy vọng mô hình câu lạc bộ sinh kế sẽ được duy trì và phát triển tạo điều kiện cho nhiều người, đặc biệt là các chị em tham gia sinh hoạt, nâng cao kiến thức, tự tin và chủ động hơn trong cuộc sống. Bản tin SRD| Số 2, T1-T7/2013

15


SỰ KIỆN TỔ CHỨC Ngày 21/1/2013, SRD đã tổ chức “Hội nghị thường niên các đối tác năm 2012” lần thứ 2, tại Hà Nội. Tham dự Hội nghị có đại diện của các tổ chức Manos Unidas, Winrock, Tổ chức Phát triển Hà Lan (SNV), Quỹ Môi trường toàn cầu (GEF), thành viên Ban Cố vấn cùng toàn thể cán bộ của Trung tâm. Tại hội nghị, bên cạnh việc tổng kết hoạt động năm 2012 và kế hoạch 2013, SRD cũng tham vấn với các đối tác về Kế hoạch chiến lược lần thứ 3 của Tổ chức. Các nhà tài trợ, đối tác đã trao đổi và thảo luận một cách cởi mở và bày tỏ sự hài lòng với những thành tích mà SRD đã đạt được, đồng thời cam kết tiếp tục ủng hộ và hợp tác với SRD trong thời gian tới.

Hội nghị thường niên các đối tác

Hội thảo đóng góp ý kiến cho đàm phán VPA-FLEGT

Ngày 25 và 26/2/2013, tại Hà Nội, Trung tâm Phát triển Nông thôn Bền vững (SRD) cùng với Trung tâm Nghiên cứu rừng và đất ngập nước (Forwet), đại diện cho Mạng lưới VNGO- FLEGT đã tổ chức Hội thảo Đóng góp ý kiến cho Dự thảo 6 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về định nghĩa gỗ hợp pháp (TLD 6) và phụ lục 3 Hệ thống Đảm bảo tính hợp pháp của gỗ (TLAS 3). Hội nghị đã tổng hợp ý kiến đóng góp của 19 tổ chức thành viên và các cố vấn của mạng lưới VNGO-FLEGT để chuyển đến Ban soạn thảo nhằm nâng cao chất lượng TLD.

Hội thảo minh bạch và giải trình Hội nghị triển khai “Thực hiện Minh bạch và trách nhiệm giải trình đối với nhân viên Trung tâm Phát triển Nông thôn Bền vững” được tổ chức vào ngày 29/3/2013. Đây là một hoạt động trong kế hoạch thực hiện thúc đẩy MB&GT của SRD. Tham dự hội nghị có lãnh đạo, nhân viên của SRD. Hoạt động này được hỗ trợ bởi Trung tâm Quản lý và Phát triển bền vững (MSD) trong khuôn khổ dự án “Tăng cường tính minh bạch và trách nhiệm giải trình trong các tổ chức dân sự xã hội”. 16

Trung tâm Phát triển Nông thôn Bền vững SRD


Hội thảo ”Khám sức khỏe” tổ chức Trong hai ngày 9 và 10/04, tại Hà Nội, với sự hỗ trợ tư vấn của Trung tâm Nâng cao Năng lực cộng đồng (CECEM), SRD đã tổ chức hội thảo “Kiểm tra sức khỏe nội bộ tổ chức”. Hội thảo nhằm đánh giá cấu trúc của SRD và đề xuất các giải pháp để tăng cường phối hợp hoạt động giữa các phòng ban nhằm xây dựng SRD trở thành một tổ chức phi chính phủ vững mạnh hàng đầu Việt Nam.

Văn phòng Huế hưởng ứng ngày Môi trường thế giới Hưởng ứng ngày môi trường thế giới 5/6, văn phòng SRD tại Huế đã phối hợp tổ chức và tham gia các sự kiện môi trường tại 2 xã Hương Phong và Hải Dương, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế. Các hoạt động như trồng cây ngập mặn, sinh hoạt văn hóa tuyên truyền tác động của BĐKH, bảo vệ môi trường, vệ sinh đường làng ngõ xóm … đã thu hút sự tham gia của đông đảo người dân địa phương, đặc biệt là các chị em phụ nữ.

Hội thảo Tài chính biến đổi khí hậu Ngày 11/6/2013, tại Hà Nội đã diễn ra hội thảo “Tài chính cho Biến đổi khí hậu tại Việt Nam”. Sự kiện được tổ chức trong khuôn khổ hợp tác, điều phối và chia sẻ thông tin giữa Cục Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu (Bộ Tài nguyên Môi trường) với Nhóm công tác về BĐKH của các Tổ chức phi Chính phủ (CCWG) và Mạng lưới các Tổ chức phi Chính phủ Việt Nam và BĐKH (VNGO&CC). Hội thảo này cũng là sự kiện mở đầu trong kế hoạch hợp tác năm 2013 giữa CCWG, VNGO&CC và Cục KTTV-BĐKH.

Bản tin SRD| Số 2, T1-T7/2013

17


Hội thảo tham vấn xây dựng đề xuất của VNGO&CC Ngày 12/6/2013, tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo “Tham vấn các bên liên quan xây dựng đề xuất dự án của Mạng lưới các Tổ chức Phi chính phủ và Biến đổi khí hậu (VNGO&CC)”. Đây là hoạt động quan trọng đối với VNGO&CC trong việc tiếp tục triển khai giai đoạn hai của dự án “Tăng cường năng lực cho các tổ chức dân sự trong truyền thông và vận động chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu”. Tại hội thảo này, các thành viên mạng lưới VNGO&CC đã cùng thảo luận để đưa ra được những hoạt động chính của dự án, đồng thời bước đầu thống nhất về cơ chế phối hợp triển khai giữa các bên trong quá trình thực hiện dự án.

Hội thảo Chính sách bảo vệ Trẻ em Với mục tiêu triển khai và lồng ghép chính sách bảo vệ trẻ em vào các hoạt động của tổ chức, vừa qua, Trung tâm Phát triển Nông thôn Bền vững (SRD) đã tổ chức Hội thảo Chính sách bảo vệ Trẻ em trong hai ngày 1 và 2/7/2013. Chính sách bảo vệ trẻ em được SRD xây dựng nhằm bảo vệ các trẻ em là đối tượng tham gia và được hưởng lợi trực tiếp hoặc gián tiếp từ các hoạt động của Tổ chức.

18

Trung tâm Phát triển Nông thôn Bền vững SRD


CÁC SỰ KIỆN, KHÓA TẬP HUẤN SRD THAM GIA

Tập huấn về MB&GT tại TPHCM

Hội thảo Đối tác dân sự xã hội về hiệu quả Phát triển

Nằm trong khuôn khổ dự án “Thúc đẩy Hiệu quả phát triển cho các tổ chức xã hội Việt Nam về Minh bạch và Trách nhiệm giải trình” do Quỹ Dân sự IRISH AID tài trợ, khóa tập huấn “Thúc đẩy Hiệu quả phát triển cho các tổ chức xã hội Việt Nam về Minh bạch và Trách nhiệm giải trình” do Quỹ Dân sự IRISH AID tài trợ diễn ra từ ngày 27/11 đến ngày 1/12/2012, tại TP Hồ Chí Minh. Tham dự khóa học là các cán bộ quản lý của 8 tổ chức nòng cốt của dự án gồm Cenforchil, Codes, CSRD, DPHanoi, LIN, MSD, SRD và Trung tâm Tương lai.

khu vực Đông Nam Á Từ 24-26/1/2013, đại diện SRD, ông Trương Quốc Cần đã tham gia hội nghị đối tác dân sự xã hội về hiệu quả phát triển (CSO Partnership for Development Effectiveness – CPDE) tổ chức tại Jarkata, Indonesia. Tại Hội nghị này, CPDE đã củng cố cơ cấu tổ chức của mạng lưới, xây dựng khung kế hoạch và chiến lược vận động chính sách ở cấp khu vực, cũng như những ưu tiên ở cấp quốc gia. SRD là thành viên tích cực của CPDE tại Việt Nam.

Hội nghị Tham vấn về khung hành động toàn cầu Quỹ đối tác Carbon Trong hai ngày 11 và 12/2/2013, Ngân hàng thế giới tổ chức hội nghị tham vấn các tổ chức xã hội dân sự (XHDS) và các nhóm người bản địa về “Kế hoạch hành động toàn cầu của Quỹ đối tác Carbon” tại Washington, Mỹ. Ông Trương Quốc Cần đại diện SRD là một trong số ba đại diện cho các tổ chức XHDS khu vực Đông Nam Á tham gia hội thảo tham vấn này. Các đại biểu tham dự hội thảo đã có nhiều ý kiến đóng góp về chính sách, cơ chế giám sát nhằm đảm bảo quyền của nhóm người yếu thế, người bản địa trong quá trình triển khai chương trình Giảm phát thải từ mất rừng và suy thoái rừng (REDD+) tại các quốc gia.

Bản tin SRD| Số 2, T1-T7/2013

19


Hội thảo An ninh lương thực khu vực sông Mekong Trong hai ngày 12 và 13/3/2013, bà Vũ Thị Bích Hợp, giám đốc SRD đã tham dự hội thảo “An ninh lương thực khu vực sông Mekong” tổ chức tại Chiang Rai, Thái Lan. Hội thảo thu hút hơn 100 người tham gia đến từ các trường đại học, học viện, trung tâm nghiên cứu và các tổ chức phi chính phủ trong khu vực sông Mekong.

Hội thảo Dublin về Đói nghèo Dinh dưỡng - Công lý khí hậu Đồng phối hợp tổ chức bởi Chính phủ Ireland và Quỹ Công lý khí hậu Mary Robinson, hội thảo với tên gọi Đối thoại mới: Hướng tới trọng tâm phát triển diễn ra vào hai ngày 15-16/4/2013 tại Dublin, Ireland. Bà Vũ Thị Bích Hợp – giám đốc SRD, đại diện cho các tổ chức XHDS Việt Nam đã tích cực chia sẻ những thách thức mà người dân nghèo đang đối mặt để đẩy lùi đói nghèo, suy dinh dưỡng cũng như ứng phó với BĐKH ở Việt Nam. Quy tụ những nhà lãnh đạo, chuyên gia hàng đầu thế giới, hội thảo được đánh giá là một bước đi quan trọng góp phần đưa ra giải pháp cho những vấn đề phát triển toàn cầu.

Hội thảo Bảo đảm tính hợp pháp của gỗ Hướng tới mục tiêu nâng cao năng lực, tăng cường hợp tác, chia sẻ thông tin kinh nghiệm trong quản lý và sử dụng nguồn tài nguyên gỗ, hội thảo tập huấn về Hệ thống đảm bảo tính hợp pháp của gỗ đã diễn ra từ ngày 22-24/4/2013 tại Kuala Lumpur, Malaysia. Hội thảo được phối hợp tổ chức bởi Viện nghiên cứu lâm nghiệp Châu Âu và Ban thư ký ASEAN. Bà Phạm Thị Bích Ngọc, quản lý chương trình BĐKH của SRD, điều phối viên Mạng lưới các tổ chức Phi chính phủ Việt Nam về thực thi lâm luật, quản trị rừng và thương mại lâm sản (VNGO-FLEGT) đã tham dự hội thảo này. 20

Trung tâm Phát triển Nông thôn Bền vững SRD


Tập huấn FPIC tại Indonesia Khóa tập huấn khu vực về thực hiện Đồng thuận dựa trên nguyên tắc tự nguyện, báo trước và được cung cấp thông tin (FPIC) trong quá trình Giảm phát thải từ mất rừng và suy thoái rừng (REDD+) diễn ra tại Palangkaraya, Indonesia từ ngày 13-18/5/2013. Khóa học nhằm trang bị cho học viên những kiến thức và kinh nghiệm áp dụng FPIC thông qua các lớp học và chuyến đi thực địa tiếp xúc với cộng đồng. Bà Phạm Thị Lê, cán bộ chương trình SRD, đã tham gia tập huấn này.

Hội thảo tham vấn về Hiệu quả phát triển trong Nông nghiệp, Nông thôn Trong hai ngày 21-22/5/2013, tại Jakarta, CPDE đã tổ chức hội thảo tham vấn đối tác về các vấn đề liên quan đến Hiệu quả phát triển trong lĩnh vực Nông nghiệp nông thôn. Ông Trương Quốc Cần đại diện SRD tham gia hội thảo này. Tại hội thảo, các đại biểu đã cùng rà soát lại những khái niệm, tiến trình và thể chế chính liên quan cũng như cơ hội tham gia và chiến lược của các tổ chức XHDS trong lĩnh vực phát triển nông nghiệp, nông thôn ở các cấp khác nhau.

Tham vấn tổ chức XHDS khu vực Đông Nam Á của Ủy ban An ninh Lương thực Liên hiệp quốc (CFS) Hội thảo tham vấn tổ chức XHDS khu vực Đông Nam Á tổ chức tại Jakarta, Indonesia từ ngày 2325/5/2013. Trong hội thảo này, các đại biểu đã được tham vấn về các cơ chế tham gia của các tổ chức XHDS trong CFS, thảo luận về dự thảo Nguyên tắc trong đầu tư Nông nghiệp, về hướng dẫn tự nguyện về đất đai của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp thế giới (FAO) và một số vấn đề ưu tiên khác của CFS. Các ý kiến của hội thảo này sẽ được tổng hợp và gửi đến Ủy ban An ninh lương thực của LHQ. Ông Trương Quốc Cần đại diện SRD tham gia hội thảo này. Bản tin SRD| Số 2, T1-T7/2013

21


Tập huấn Vận động chính sách Từ ngày 23 đến 25/5/2013 tại Hà Nội, MSD phối hợp với Liên minh Hành động vì sự phát triển của các tổ chức xã hội Việt Nam (CSAVietnam) tổ chức tập huấn “Xây dựng chiến lược vận động chính sách cho các tổ chức xã hội Việt Nam”. Khóa học nằm trong khuôn khổ dự án “Nâng cao năng lực tham gia vận động và đóng góp xây dựng chính sách cho các tổ chức xã hội Việt Nam” do Quỹ Dân chủ liên hợp quốc (UNDEF) tài trợ.

Hội thảo phổ biến Văn kiện Quan hệ Đối tác Việt Nam Để nắm vững tinh thần, nội dung và cách thức tổ chức thực hiện Văn kiện Quan hệ đối tác Việt Nam ở các cấp, vào ngày 21/6/2013 tại thành phố Hạ Long, Bộ Kế hoạch đầu tư với sự hỗ trợ của trung tâm MSD đã tổ chức Hội thảo phổ biến Văn kiện Quan hệ đối tác Việt Nam với sự tham gia của các các tổ chức chính trị – xã hội, hiệp hội nghề nghiệp và khu vực tư nhân. Bà Vũ Thị Bích Hợp đại diện SRD tham gia sự kiện này.

Tập huấn Kỹ năng giám sát các dự án phát triển tại Nepal Quy tụ đại diện các tổ chức xã hội dân sự từ 6 quốc gia, khóa tập huấn “Kỹ năng giám sát các dự án phát triển cấp khu vực” được tổ chức bởi The Reality of Aid đã diễn ra từ 24-28/6/2013 tại Nepal. Khóa học hướng tới mục tiêu thiết lập mạng lưới các giám sát viên dự án phát triển tại các quốc gia khác nhau. Bà Nguyễn Thị Bích Ngọc, cán bộ đầu mối về Minh bạc giải trình của SRD, đã tham gia tập huấn này.

22

Trung tâm Phát triển Nông thôn Bền vững SRD


ẤN PHẨM MỚI

Ấn phẩm trong khuôn khổ dự án VM038 “Áp dụng chuỗi giá trị cải thiện sinh kế nông thôn trong bối cảnh thiên tai và BĐKH tại Can Lộc, Hà Tĩnh”

Sổ tay dự án VM038

Tờ rơi BĐKH – dự án VM038

Bản tin dự án VM037 Link: http://duan3tochuc.srd.org.vn/ images/thu-vien-thong-tin/to%20 tin%20vmo37%200605.pdf

Quạt nhựa giới thiệu dự án VM038

”Bài học từ những trải nghiệm”- dự án VM031 “Giảm nhẹ rủi ro thiên tai và thích ứng với BĐKH dựa vào cộng đồng tại thị xã Hương trà, tỉnh Thừa Thiên Huế”

“Chuyện của chúng tôi” – những câu chuyện chia sẻ của người khuyết tật (NKT) ở huyện Gio Linh, Quảng Trị, địa bàn dự án VM041 “Hỗ trợ NKT”

Bản tin SRD| Số 2, T1-T7/2013

23


Tác giả: Nguyễn Thị Thương (Hà Tĩnh) Thiết kế & in ấn: qctmphuongdong@gmail.com


Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.