Newsletter for higher education leaders - Issue 3 - British Council Vietnam

Page 1

IHE Internationalising higher education Newsletter for higher education leaders | Issue No.3

www.britishcouncil.vn

IHE


In this issue / Trong số này

IHE Our message

4

IHE Opportunities

6-7

Global Education Dialogues 2014/15: East Asia Series - Join now! Researcher Links 2014/15: Now calling for proposals UK-ASEAN Knowledge Partnership

IHE News

10-11

University Vision ASEAN 2035 Building National Qualifications Framework (NQF) Southeast Asia HE Directors General meet in HCMC

IHE In Focus Going Global 2014 Brain drain, brain gain, brain circulation ‘Students, go create jobs!’

14/18 16-17 22-23

IHE Anchor

26

Using university league tables as a tool to create global standard universities

IHE Ask the leader

30

A feature interview with Professor Dr Bui Van Ga, Deputy Minister of Education and Training

IHE Thông điệp

5

IHE Cơ hội mới

8-9

Đối thoại Giáo dục Toàn cầu 2014/15: Chuỗi sự kiện Đông Á - Hãy tham gia ngay! Kết nối các Nhà khoa học trẻ 2014/15: Hãy nộp hồ sơ! Chương trình Hợp tác Tri thức ASEAN - Vương quốc Anh

IHE Tin tức

Tầm nhìn Đại học ASEAN 2035 Hội thảo Xây dựng Khung Trình độ Quốc gia Phiên họp lần thứ 8 Vụ trưởng Giáo dục Đại học khu vực Đông Nam Á

IHE Tiêu điểm

Hội nghị Going Global 2014 Chảy máu, hội tụ, lan tỏa chất xám “Đừng xin, hãy tạo ra công việc!” A magnet at Going Global 2014! Sir Patrick Stewart OBE talked about education and... Shakespeare. The Star Trek and X-Men star is now the Chancellor of the University of Huddersfield. His appearance at Going Global concurs with the global premiere of X-Men: Days of Future Past. Thỏi nam châm của Going Global 2014! Sir Patrick Stewart OBE tham dự và nói về giáo dục và... Shakespeare. Ngôi sao của series phim Star Trek và X-Men hiện là Hiệu trưởng Danh dự của Đại học Huddersfield Vương quốc Anh. Patrick Stewart tham dự Going Global đúng dịp phần mới nhất của series phim X-Men ra mắt trên toàn cầu. IHE

12-13

15/19 20-21 24-25

IHE Ý kiến

28

IHE Nhân vật

33

Tạo ra các trường đại học đẳng cấp toàn cầu bằng việc sử dụng các bảng xếp hạng đại học

Cuộc phỏng vấn với GS-TS Bùi Văn Ga, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam

Cover photo: Going Global 2014 – Daniel Stevens, International Students’ Officer, National Union of Students, UK was invited to chair the closing plenary where four young innovators debated the future of higher education./ Ảnh bìa: Hội nghị Going Global 2014 - Daniel Stevens, Cán bộ quốc tế, Hiệp hội Sinh viên Vương quốc Anh chủ trì phiên bế mạc với bốn doanh nhân và nhà sáng tạo trẻ tuổi thảo luận về tương lai của giáo dục đại học. Photos by Mat Wright

3

IHE


Thưa quý đối tác, Tôi rất vui được chào đón quý vị đến với Bản tin dành cho Lãnh đạo Đại học (IHE Newsletter) số thứ Ba. Tháng Năm được bắt đầu với Hội nghị Giáo dục Toàn cầu Going Global 2014 lần đầu được tổ chức tại Miami, Mỹ. Hơn 1.000 lãnh đạo giáo dục đại học gặp gỡ và thảo luận về những cơ hội, thách thức và những giải pháp đến từ hợp tác quốc tế. Với quy mô và tầm quan trọng của mình, Going Global 2014 xứng đáng là nội dung chủ đạo của IHE Newsletter số thứ Ba. Quý vị hãy tìm đọc trong mục IHE Tiêu điểm. Dear partners, It is my absolute delight to welcome you to the third issue of the IHE Newsletter. May kicked off in a fantastic way with the Going Global 2014 conference being held in Miami, USA for the first time. More than 1,000 higher education leaders met and debated international opportunities, challenges and collaborative solutions. Given its scale and importance, this issue gives significant coverage to Going Global 2014 which you can find in the IHE In Focus pages. Returning from the conference, Prof. Dr Bui Van Ga, Vietnam’s Deputy Minister of Education and Training, called it a “rare opportunity.” He gave us an exclusive interview that you can find in the IHE Ask the Leader section. You can also read about the role of internationalisation in driving innovation, inclusion and quality for emerging economies, a session at the Going Global 2014 where Deputy Minister Ga joined higher education leaders from Brazil and Turkey. The discussion addressed issues such as brain drain and brain gain in the process of internationalising higher education. This article was published by Vietnamnet, one of Vietnam’s most popular digital news channels. One particular highlight of the conference was a breakfast session themed “Vietnam - UK: Partnership for Mutual Development” where the room was packed with international leaders and delegates interested to learn about partnership and collaboration opportunities in Vietnam. Deputy Minister Ga also met with Sir Martin Davidson, British Council’s CEO to discuss ways to further the bilateral cooperation between Vietnam and the UK. Details can also be found in this issue. Caroline Chipperfield, Deputy Director of Education, British Council East Asia, highlights an interesting piece on the impact of rankings on developing countries, amidst a buzz around the recent announcement of QS World University Rankings for Asia. You would find this article in the IHE Anchor section. Last but not least, please do not forget to explore IHE opportunities for yourself. Interesting opportunities arose lately include the Researcher Links 2014/15 which is now calling for proposal submissions and the Global Education Dialogues 2014/15: East Asia series which is due to kick off this July in Myanmar and then tour China, the Philippines, Indonesia, South Korea and Australia until February 2015.

Trở về từ hội nghị, GS-TS Bùi Văn Ga, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam đã dùng từ “hiếm hoi” để nói về Going Global. Ông đã dành cho chúng tôi một cuộc phỏng vấn mà quý vị có thể tìm đọc tại mục IHE Nhân vật. Quý vị cũng có thể đọc thêm về vai trò của quốc tế hóa trong việc thúc đẩy sáng tạo, tính đa dạng và chất lượng ở những nền kinh tế mới nổi. Đây là nội dung một phiên thảo luận tại Going Global 2014 mà Thứ trưởng Bùi Văn Ga đã tham gia cùng các nhà lãnh đạo giáo dục đại học Brazil và Thổ Nhĩ Kỳ. Phiên thảo luận chạm đến các vấn đề như chảy máu hay hội tụ chất xám trong quá trình quốc tế hóa giáo dục đại học. Bài viết này đã được đăng tải trên báo điện tử Vietnamnet. Phiên giới thiệu “Việt Nam - Vương quốc Anh: Hợp tác cùng phát triển” là một điểm nhấn tại Going Global 2014. Khán phòng chật cứng với những nhà lãnh đạo giáo dục và các đại biểu quốc tế quan tâm đến việc hợp tác và các cơ hội tại Việt Nam. Ngoài ra, Thứ trưởng Bùi Văn Ga còn gặp gỡ Ngài Martin Davidson, Giám đốc điều hành Hội đồng Anh toàn cầu để thảo luận về phương hướng tăng cường hợp tác giáo dục Việt Nam và Vương quốc Anh. Nội dung thảo luận trong cuộc gặp có trong mục IHE Nhân vật. Bà Caroline Chipperfield, Phó Giám đốc Giáo dục, Hội đồng Anh khu vực Đông Á có một bài viết thú vị về tầm ảnh hưởng của các bảng xếp hạng đại học đối với các nước đang phát triển. Bài viết được thực hiện sau khi bảng xếp hạng QS các trường đại học thế giới (khu vực Châu Á) vừa được công bố. Mời quý vị tìm đọc trong mục IHE Ý kiến. Cuối cùng, quý vị cũng đừng quên khám phá các cơ hội mới trong lĩnh vực giáo dục đại học. Rất nhiều cơ hội hấp dẫn như Chương trình Kết nối Nhà khoa học trẻ (Researcher Links) 2014/15 đang gọi dự án hay series Đối thoại Giáo dục Toàn cầu (Global Education Dialogues) 2014/15 - Chuỗi sự kiện tại Đông Á, bắt đầu tại Myanmar vào tháng Bảy, sau đó đến Trung Quốc, Phi-lip-pin, Indonesia, Hàn Quốc và dừng chân tại Úc vào tháng Hai 2015.

I hope you find the information in our IHE brochures useful. Should you have any comments or contributions, please contact giang.nguyen@britishcouncil.org.vn. We would really like to share your IHE experiences in this publication.

Tôi hy vọng quý vị sẽ tìm được những thông tin hữu ích trong IHE Newsletter của chúng tôi. Mọi góp ý xin mời gửi đến cô Nguyễn Thu Giang theo địa chỉ giang.nguyen@ britishcouncil.org.vn. Chúng tôi rất mong nhận được nội dung đóng góp từ quý vị.

All the best,

Trân trọng,

Chris Brown Country Director

Chris Brown

British Council Vietnam

Giám đốc Quốc gia Hội đồng Anh Việt Nam

IHE

4

5

IHE


IHE Opportunities

Researcher Links 2014/15: Now calling for proposals Researcher Links (RL), the British Council’s initiative to connect international researchers in their early career, is now calling for workshop proposals. We are inviting leading researchers to propose themes for bilateral workshops to be held in one of 18 partner countries including Vietnam. Successful workshops will receive funding, and applicants will be responsible for organising the workshop (with exceptions of certain countries).

Global Education Dialogues 2014/15: East Asia Series - Join now!

UK-ASEAN Knowledge Partnership In an initiative to foster UK-ASEAN Knowledge Partnership, the British Council Vietnam has provided five Vietnam-UK collaborative projects with a total grant funding of £105,800 over the period of 2013/14. These projects cover a range of research areas, from botanical technology (‘An integrated bio-refinery for high value curcuma longa production in Vietnam’) to wastewater treatment technology (‘Development of high efficiency electrochemical water treatment and metal recycling for industry in ASEAN region’), internationalising education (‘Expert exchange between Vietnam Maritime University and University of Strathclyde, UK’) and human resources market research. One highlight is the ‘Capstone project’ which links up four institutions, Newcastle University, University of Technical Education Ho Chi Minh City, Danang University of Science and Technology and the School of Electronics IHE

6

and Telecommunications of Hanoi University of Science and Technology. A capstone project is a large project designated as the final piece of an undergraduate programme which is run under supervision and normally requires a great deal of research and efforts. In Vietnam, the project aims to design a “capstone project” for engineering students in their final year. Another highlight was a workshop held in May at the Vietnam Maritime University which aimed at stepping up the project ‘Expert Exchange between Vietnam Maritime University and University of Strathclyde, UK.’ The British Council is willing to facilitate partnerships between Vietnam and the UK. Institutions and researchers with interest are advised to contact Giang Nguyen, Higher Education Manager, British Council Vietnam (giang.nguyen@britishcouncil.org.vn) for more information and support.

Bringing together international higher education leaders, industry leaders and policy makers, the third East Asia series of Global Education Dialogues provides a programme of dialogue to frame the debate on issues that affect higher education in East Asia and the UK. Each dialogue features the latest thinking in its area, by raising and discussing critical questions about higher education’s role and actions to adapt the current situation and its implications.

In February 2014, two RL workshops were held in Vietnam, focusing on enhancing vaccine design and delivery strategies and on recent advances and developments in communications systems. The workshops attracted 100 early-career researchers from Vietnam and the UK. Please visit this website www. britishcouncil.org/society/science/ funding-opportunities/researcherlinks-workshops, call or contact Giang Nguyen, Higher Education Manager, British Council Vietnam (giang.nguyen@ britishcouncil.org.vn) for further information.

This year, upcoming dialogues will take place in Myanmar (4-5 July 2014), Guangzhou, China (12-13 July 2014), the Philippines (26–28 September 2014), Indonesia (November 2014), South Korea (January 2015) and Australia (February 2015). The British Council looks forwards to supporting high-profile speakers from Vietnam to attend the dialogue series. See more details on www.britishcouncil.org/ education/ihe/events/global-educationdialogues or contact Giang Nguyen, Higher Education Manager, British Council Vietnam (giang.nguyen@britishcouncil.org.vn). 7

IHE


IHE Cơ hội mới Kết nối các Nhà khoa học Trẻ 2014/15 - Hãy nộp hồ sơ! Chương trình Kết nối các Nhà khoa học Trẻ (Researcher Links - RL), một sáng kiến của Hội đồng Anh nhằm kết nối các nhà khoa học trẻ trên toàn thế giới, hiện đang gọi hồ sơ. Chúng tôi kính mời các nhà nghiên cứu hàng đầu đề xuất chủ đề cho các hội thảo song phương sẽ diễn ra tại một trong 18 quốc gia, trong đó có Việt Nam. Chủ đề hội thảo được lựa chọn sẽ nhận được tài trợ và các ứng viên đề xuất sẽ chịu trách nhiệm tổ chức hội thảo (ngoại trừ một số quốc gia).

Chương trình Hợp tác Tri thức ASEAN - Vương quốc Anh Nằm trong sáng kiến tăng cường Hợp tác Tri thức ASEAN - Vương quốc Anh, Hội đồng Anh Việt Nam đã tài trợ 105.800 bảng Anh cho năm dự án hợp tác nghiên cứu Việt Nam - Vương quốc Anh trong giai đoạn 2013/14. Các dự án được hỗ trợ thuộc nhiều lĩnh vực, từ công nghệ thực vật (‘Phương pháp chế biến sinh học lồng ghép để sản xuất cây nghệ giá trị cao tại Việt Nam’), công nghệ xử lý nước thải (‘Phát triển công nghệ điện hóa xử lý nước thải năng suất cao và tái chế kim loại trong công nghiệp tại ASEAN’), quốc tế hóa giáo dục (‘Trao đổi chuyên gia giữa Đại học Hàng Hải Việt Nam và Đại học Strathclyde, Vương quốc Anh’) và nghiên cứu thị trường nguồn nhân lực.

Trong tháng Hai 2014, RL đã khởi động ở Việt Nam với hai chương trình hội thảo về tăng cường chế tạo vắc-xin và những tiến bộ và phát triển mới về hệ thống viễn thông. Hội thảo RL tại Việt Nam đã thu hút 100 nhà khoa học trẻ từ Vương quốc Anh và Việt Nam. Vui lòng xem chi tiết tại địa chỉ www.britishcouncil. org/society/science/funding-opportunities/ researcher-links-workshops-call hoặc liên hệ tới cô Nguyễn Thu Giang, Quản lý Chương trình Giáo dục Đại học, Hội đồng Anh (giang.nguyen@ britishcouncil.org.vn) để biết thêm thông tin. Hãy liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay!

Một điểm nhấn trong các chương trình hợp tác là dự án Capstone, liên kết bốn trường Đại học Newcastle, Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Bách Khoa Đà Nẵng, Viện Điện tử - Viễn thông thuộc Đại Học Bách khoa Hà Nội. ‘Capstone project’ là đồ án lớn dành cho sinh viên năm cuối trước khi tốt nghiệp; việc thực hiện đồ án cần sự giám sát của các giảng viên và nỗ lực nghiên cứu lớn của sinh viên. Tại Việt Nam, ‘capstone project’ sẽ tập trung thiết kế đồ án lớn dành cho sinh viên năm cuối chuyên ngành kỹ thuật.

Đối thoại Giáo dục Toàn cầu 2014/15: Chuỗi sự kiện Đông Á - Hãy tham gia ngay! Quy tụ các nhà lãnh đạo đại học, lãnh đạo doanh nghiệp và nhà hoạch định chính sách quốc tế, trong lần thứ ba được tổ chức, chuỗi sự kiện đối thoại sẽ tập trung vào các vấn đề ảnh hưởng đến giáo dục đại học tại Đông Á và Vương quốc Anh. Mỗi chương trình đối thoại sẽ giới thiệu những ý tưởng mới nhất thông qua việc đưa ra thảo luận những câu hỏi quan trọng về vai trò của nền giáo dục đại học và những hành động cụ thể để thích nghi với bối cảnh hiện nay.

Một điểm sáng khác là hội thảo được tổ chức trong tháng Năm tại Đại học Hàng Hải Việt Nam, với mục tiêu thúc đẩy dự án ‘Trao đổi Chuyên gia giữa Trường Đại học Hàng Hải Việt Nam và Đại học Strathclyde, Vương quốc Anh’ trong lĩnh vực thiết kế và máy tàu biển. Hội đồng Anh kỳ vọng được hỗ trợ các hoạt động hợp tác giữa Việt Nam và Vương quốc Anh. Các trường và các nhà khoa học quan tâm tới chương trình xin vui lòng liên hệ với cô Nguyễn Thu Giang, Quản lý Chương trình Giáo dục Đại học, Hội đồng Anh Việt Nam (giang.nguyen@britishcouncil.org.vn) để được hỗ trợ.

Chuỗi đối thoại sẽ diễn ra tại Myanmar (4-5 tháng Bảy 2014), Quảng Châu, Trung Quốc (12-13 tháng Bảy 2014), Philippines (2628 tháng Chín 2014), Indonesia (tháng 11 năm 2014), Hàn Quốc (tháng Một 2015) và Australia (tháng Hai 2015). Hội đồng Anh mong muốn hỗ trợ các diễn giả cấp cao từ Việt Nam tham dự chuỗi chương trình đối thoại này. Vui lòng xem thông tin tại www.britishcouncil.org/ education/ihe/events/global-educationdialogues hoặc liên hệ với cô Nguyễn Thu Giang, Quản lý Chương trình Giáo dục Đại học, Hội đồng Anh Việt Nam (giang. nguyen@britishcouncil.org.vn). IHE

8

9

IHE


IHE News Building National Qualifications Framework (NQF) The seminar in May offered an opportunity for participants to review updates of the process of building the ASEAN Qualifications Reference Framework (AQRF). The AQRF enables comparisons of qualifications across countries, which will support recognition of qualifications, promote credit transfer and student mobility as well as worker mobility. This will facilitate the free flow of skilled professionals and workers in a single market and production base as the ASEAN Economic Community is established in 2015. For Vietnam, the need for a NQF only becomes more urgent as it needs to catch up with almost all other ASEAN member countries (including Cambodia) which already have the NQF in place. The NQF will be the first requirement for a country’s qualifications to be aligned to the AQRF. The seminar built on vast experiences shared by UK and Vietnamese experts in previous NQF workshops initiated by the British Council in Vietnam. It was joined by Nguyen Ngoc Phi, Vice Minister of Labour, Invalids and Social Affairs, representatives from the Ministry of Education and Training, along with members of the national steering committee on building the NQF.

University Vision ASEAN 2035 A new research project launched by the British Council in collaboration with University Alliance, University Vision aims to better understand opportunities and challenges facing ASEAN universities over the next 20 years, through building a set of scenarios of potential higher education landscapes in 2035. In March, the workshop ‘Higher education in ASEAN: developing a vision for the future’ took place in Hanoi, bringing together over 30 education leaders and experts from the UK, Laos and Vietnam. This is one of the three workshops in Singapore, Bangkok and Hanoi planned for the first stage. Demographic change and changing aspirations were named key societal drivers while digital change and the need for higher productivity were indicated technological drivers. The economic drivers highlighted the need to fill skills gaps, to innovate and to develop a greater emphasis on entrepreneurship and growth. Other drivers included the need for investment and the development of new models covering both public and private funding. This was complimented by a need for greater stability and leadership with the recognition that universities are operating in a global marketplace.

Southeast Asia HE Directors General Meet in HCMC Held on 27 and 28 May, the eighth meeting was where higher education leaders in the region discussed issues of common interest to ASEAN countries, namely ways to enhance intraregional student mobility, leadership development programme, e- and mobilelearning, ASEAN research clusters and ASEAN Quality Assurance Framework in HE. The meeting was hosted by Vietnam, during its presidency of the SEAMEO Council.

IHE

10

11

IHE


IHE Tin tức Phiên họp lần thứ 8 Vụ trưởng Giáo dục Đại học khu vực Đông Nam Á

Hội thảo Xây dựng Khung Trình độ Quốc gia

Trong hai ngày 27 và 28 tháng Năm, phiên họp thứ 8 các Vụ trưởng Giáo dục Đại học Đông Nam Á được tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh. Các lãnh đạo giáo dục đại học đã thảo luận các mối quan tâm chung của khu vực như phương hướng tăng cường sự dịch chuyển của sinh viên trong khu vực, các chương trình phát triển kỹ năng lãnh đạo, học tập trên công nghệ số và công nghệ di động (e- and mobilelearning), xây dựng cụm nghiên cứu tập trung ASEAN và Khung Bảo đảm Chất lượng giáo dục đại học ASEAN. Phiên họp có sự tham gia của lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo và PGS-TS Bùi Anh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học với tư cách là nước Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng giáo dục Đông Nam Á (SEAMEO).

Hội thảo tổ chức ngày 27 tháng Năm đã mang lại cơ hội để các đại biểu cập nhật tiến trình xây dựng Khung tham chiếu trình độ ASEAN (AQRF). AQRF là cơ sở để đối chiếu, so sánh bằng cấp giữa các quốc gia, hỗ trợ việc công nhận bằng cấp, phục vụ tốt hơn cho việc quy đổi tín chỉ, hỗ trợ việc dịch chuyển của sinh viên và người lao động giữa các quốc gia trong khu vực. AQRF giúp tạo nên thị trường lao động thống nhất và hiệu quả khi Cộng đồng Kinh tế ASEAN được thành lập vào năm 2015. Với Việt Nam, việc xây dựng Khung trình độ quốc gia (NQF) càng trở nên cấp thiết hơn khi hầu hết các quốc gia khác trong khu vực, trong đó có Cam-pu-chia, đã xây dựng được Khung trình độ quốc gia được công nhận. NQF là điều kiện cơ bản để các bằng cấp quốc gia được công nhận theo Khung tham chiếu trình độ ASEAN (AQRF). Hội thảo tiếp nối những kinh nghiệm quý đã được các chuyên gia Việt Nam và Vương quốc Anh chia sẻ trong các hội nghị trước đó về Khung trình độ quốc gia do Hội đồng Anh tham gia tổ chức. Tham gia hội nghị có ông Nguyễn Ngọc Phi, Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, cùng các thành viên trong Ban chỉ đạo về xây dựng Khung Trình độ Quốc gia thuộc Bộ Giáo dục Đào tạo và Bộ Lao động Thương binh, Xã hội.

Tầm nhìn Đại học ASEAN 2035 Tầm nhìn Đại học hay University Vision (UV) là dự án nghiên cứu mới do Hội đồng Anh khởi xướng với sự hợp tác của University Alliance Vương quốc Anh. UV có mục tiêu nghiên cứu các cơ hội và thách thức đối với các trường đại học trong khối ASEAN trong 20 năm tới, thông qua xây dựng các bối cảnh của giáo dục đại học năm 2035. Tháng Ba năm 2014, hội thảo ‘Tầm nhìn – Tương lai Giáo dục Đại học các nước ASEAN’ diễn ra tại Hà Nội quy tụ hơn 30 lãnh đạo đại học và chuyên gia từ Việt Nam, Lào và Vương quốc Anh. Đây là một trong ba hội thảo của giai đoạn đầu dự án, tổ chức tại Singapore, Bangkok và Hà Nội. Các đại biểu đã xác định, thay đổi về cơ cấu dân số và nguyện vọng của phụ huynh, sinh viên với giáo dục đại học sẽ là những nhân tố xã hội có ảnh hưởng; trong khi đó, những thay đổi về công nghệ số và nhu cầu tối đa năng suất là những nhân tố công nghệ then chốt. Các nhân tố kinh tế bao gồm nhu cầu bổ sung những thiếu hụt kỹ năng của lực lượng lao động, nhu cầu sáng tạo và xu hướng ngày càng coi trọng tinh thần khởi nghiệp và phát triển. Các nhân tố khác gồm yêu cầu về đầu tư cho giáo dục đại học và sự phát triển các mô hình đầu tư mới, kết hợp nhà nước và tư nhân. Những nhân tố này được bổ sung bởi nhu cầu về sự ổn định và năng lực lãnh đạo trong trường đại học với mặc định các trường đại học hiện đang hoạt động trong một thị trường toàn cầu. Hãy ghé thăm trang web của chúng tôi www.britishcouncil.vn để biết thêm về dự án này.

IHE

12

13

IHE


IHE In Focus

Going Global 2014 Miami International Convention Centre 29 April - 1 May

More than

1,000 delegates countries university presidents,

70125

vice-chancellors, pro vice-chancellors, and government ministers Tweets using #GoingGlobal2014

reached 302,179 accounts IHE

14

Hơn

1,000 đại biểu tham dự quốc gia

70125 chủ tịch

hiệu trưởng, hiệu phó và bộ trưởng giáo dục

302,179 người

đã nói về hội nghị trên trang Twitter, sử dụng #GoingGlobal2014 15

IHE


Brain drain, brain gain and brain circulation

IHE In Focus

By Vu Hai Dang Communications Manager, British Council Vietnam Published on Vietnamnet (01 May 2014) The role of internationalisation in driving innovation, inclusion and quality in the fastest growing economies was discussed at Going Global 2014 in Miami. The session attracted special attention as it consisted of countries spanning the globe. In attendance, Vietnam is considered to have the fastest growing middle class in South-East Asia and is expected to have 30 million middle-class and rich consumers by 2020. Meanwhile, Turkey, lying at the crossroads of Europe and Asia, is recognised as a regional power with a growing economy and diplomatic initiatives while Brazil is the seventh largest economy by GDP.

turned out to be a vice chancellor of a UK university, said he totally agreed with Professor Ga. He admitted that this ‘improper attitude’ had been observed at his university when collaborating with partners from developing countries. He added that he had spent a great deal of time talking to staff – both teaching and research – so they would take all relationships seriously.

Joining the debate were Professor Glaucius Oliva, President of the National Council for Scientific and Technological Development of Brazil, Professor Gokhan Cetinsaya, President of the Council of Higher Education of Turkey and Professor Dr Bui Van Ga, Vietnam’s Deputy Minister of Education.

A greater self-awareness would also help developing countries step up measures to raise reputations, or in many cases, avoid bad reputations. In Vietnam, for instance, ‘Western’ education was often considered, without further investigation, to be of a high quality. As a consequence, certain foreign ‘diploma mills’ and low quality providers were licensed to operate in the country. A number of licenses were later revoked.

Internationalising higher education - demand for a proper view The process of internationalisation has brought about a world of benefits, ranging from the opportunity to speed up reform by learning from more developed countries to importing or replicating such models as centres of excellence and updating curricula. Developing countries tend to look to more developed countries for lessons to learn and models to replicate. While this is justified, it seems to have formed an improper way of thinking that some countries are givers while others are simply beneficiaries. Without any hesitation, Deputy Minister Ga from Vietnam blamed this way of thinking on an improper approach that can haunt international collaboration right from the start. Professor Ga suggested a new way of thinking, which is healthier and encourages equal contribution from both sides. For example, by sending talented scholars and researchers abroad for further development, developing countries are actually contributing towards creating a multinational research environment in host countries. In addition, there are significant contributions made by these talented minds to the host countries in terms of research work. Deputy Minister Ga underscored the self-confidence and reciprocal relationship required in order to formulate international partnerships for mutual benefit. Right after Professor Ga finished making his point, one person raised his hand. The audience member, who IHE

16

He continued by saying that developing countries often need to solve problems in less than ideal conditions. This is why, he believes, developing countries are a breeding ground for innovation that richer countries could learn from.

Another interesting argument tabled by Vietnam’s Deputy Minister of Education was related to intellectual property. Brightest minds from across the world are attracted to developed countries to study and research. While their research activities could lead to concrete outcomes or even inventions, few ever questioned how home countries could benefit or use the inventions or patents. Frequently less-developed countries were not even aware of the relevant and complex intellectual property laws. Brain drain - Brain gain - Brain circulation But the discussion only became really exciting when chairwoman Helen Silvester, Director of Education, British Council Turkey and Wider Europe, brought up the issue of brain drain. Deputy Minister Ga directed the question to Nguyen Xuan Vang, Director General of International Education Development.

Technological Development of Brazil, voiced support for the free flow of skilled professionals internationally. He said ‘We don’t want them (talented human resources) to come back and just work for government. We want those guys to go back to industries, learn, share and develop together.’ Although Professor Oliva revealed a similar percentage of three per cent of Brazilian students that did not return after finishing overseas programmes, he believed it did not matter much as the benefits of internationalisation outweighed its drawbacks. But he did admit Brazil had regulations in place that require students to return for a period of the same length as their overseas courses. A participant from the University of Reading suggested to use a milder term ‘brain circulation’ to refer to the implications of the process of internationalising higher education. There would be neither brain drain nor gain - instead, knowledge and skills continue to circulate among countries and regions for the mutual benefits of all involved. New brilliant ideas From very humble beginnings half a century ago, Brazil has risen to be the world leading exporter of agricultural produce and the second biggest industrial sector in America. Professor Oliva believes achievements can be attributed to the internationalisation of higher education that started in Brazil in the 60s when thousands of Brazilians were sent abroad to study and research. Today Brazil aspires to continue to go on this track. The country’s determination can be seen in its Science Without Borders initiative, to send more than 100,000

Brazilian students abroad to study over a period of four years, from 2012 to 2015. This initiative aims to revolutionise the country’s innovation, research and development. A good relationship strategy enabled Brazil to place talented students in the research centres of major global corporations internationally. For example, Brazilian students received internships with Hyundai and Boeing in South Korea and the US. More importantly, with knowledge and experience gained, these students were likely to be hired by these companies to work in their research facilities and production plants in Brazil upon completion of the internships. In another initiative, Young Talents fully covers all expenses to attract quality research to Brazil. At least 100 young researchers are funded per year with lengths of stay ranging from 12 to 36 months. International senior researchers were lured to Brazil as the country launched the Special Visiting Researcher programme that enabled researchers to conduct projects with Brazilian research groups and visit for up to three months each year over two to three years. Another special feature of this programme is international senior researchers can consider taking a local talented researcher back to their home country for a set period of time to assist in research. Later the international researcher can choose another researcher and continue the cycle. Joining the Special Visiting Researcher programme, each researcher is also entitled to more than US$7,000 as a monthly stipend. The researcher will also be treated as local researchers, which means they can apply for national research funding.

Vang confirmed that three per cent of Vietnamese students did not come back to their original organisations or institutions after being sent overseas for studies on government scholarships. Professor Cetinsaya, President of the Council of Higher Education of Turkey, made everyone laugh saying ‘Brain drain? Brain drain is good. We need to encourage brain drain.’ Agreeing with Professor Centinsaya, Professor Oliva, President of the National Council for Scientific and 17

IHE


IHE In Focus

1.

2.

3.

6.

7.

1. A session on Vietnam at Going Global 2014, 2. Sir Martin Davidson, Chief Executive, British Council, 3. Coventry University’s Event Management Department sent 20 volunteers to help at the conference in Miami, 4. Ian Robinson, Deputy Director, British Council Vietnam, 5. At Going Global 2014 the British Council launched eight new pieces of research covering a wide range of topics. Vietnam was presented in two researches, The impact of TNE on host countries and The rationale for sponsoring students to undertake international study, 6. Tran Ba Viet Dzung, Director General, International Cooperation Department, Vietnam’s Ministry of Education and Training, 7. Hoang Van Anh, Assistant Director (Higher Education and Skills), British Council Vietnam, 8. Prof Dr Bui Van Ga, Deputy Minister of Education and Training met with Sir Martin Davidson IHE

18

4.

5.

8.

1. Phiên giới thiệu về Việt Nam tại Going Global 2014, 2. Ngài Martin Davidson, Tổng Giám đốc Hội đồng Anh toàn cầu, 3. Khoa Quản lý sự kiện, Đại học Coventry gửi 20 sinh viên đến hỗ trợ công tác tổ chức tại Going Global 2014 tại Miami, Mỹ, 4. Ông Ian Robinson, Phó Giám đốc Hội đồng Anh Việt Nam, 5. Tại hội nghị Going Global 2014, Hội đồng Anh đã giới thiệu tám nghiên cứu về nhiều chủ đề khác nhau; trong đó, Việt Nam xuất hiện trong hai nghiên cứu về Tác động của các chương trình Liên kết đào tạo đối với các nước tham gia và Đánh giá hiệu quả của các chương trình học bổng của nhà nước, 6. Ông Trần Bá Việt Dũng, Vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo, 7. Bà Hoàng Vân Anh, Giám đốc chương trình Giáo dục Đại học và Kỹ năng nghề, Hội đồng Anh Việt Nam, 8. GS-TS Bùi Văn Ga, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo gặp gỡ Tổng Giám đốc Hội đồng Anh Martin Davidson 19

IHE


IHE Tiêu điểm

Những ý tưởng mới về lan tỏa chất xám toàn cầu Vũ Hải Đăng Quản lý truyền thông, Hội đồng Anh Việt Nam Đăng trên Vietnamnet (01 tháng Năm 2014) Vai trò của quốc tế hoá giáo dục đại học với những nền kinh tế có tốc độ phát triển nhanh nhất thế giới là tên một phiên họp tại Going Global 2014 - hội nghị quốc tế về giáo dục đại học do Hội đồng Anh tổ chức tại Miami từ 29/4 - 1/5. Ngồi trên bàn chủ toạ là đại diện đến từ Brazil, Thổ Nhĩ Kỳ và Việt Nam, một lựa chọn khó có thể tuyệt vời hơn! “Khó có thể tuyệt vời hơn” bởi vì, nếu Brazil là đại diện cho Nam Mỹ với vị thế nền kinh tế lớn thứ bảy thế giới về GDP thì Thổ Nhĩ Kỳ lại là một quốc gia ngày càng có tiếng nói trong khu vực, nằm ở nơi giao nhau giữa Châu Á và Châu Âu. Còn Việt Nam lại gây ấn tượng với tốc độ phát triển nhanh kể cả trong những thời khắc khó khăn nhất của cuộc khủng hoảng toàn cầu. Phiên thảo luận thực sự sôi động với những ý kiến hoàn toàn khác biệt của ba vị chủ toạ: Giáo sư Glaucius Oliva, Chủ tịch Hội đồng Quốc gia về Phát triển Khoa học Công nghệ Brazil, Giáo sư Gokhan Cetinsaya, Chủ tịch Hội đồng Giáo dục Thổ Nhĩ Kỳ và Giáo sư, Tiến sỹ Bùi Văn Ga, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam.

Hiểu đúng hơn về quốc tế hoá giáo dục đại học Quốc tế hoá giáo dục đại học mang lại cho các quốc gia đang phát triển rất nhiều lợi ích. Đó là cơ hội học tập kinh nghiệm từ những quốc gia có nền giáo dục tiên tiến hơn để rút ngắn quá trình đổi mới. Đó là cơ hội để xây dựng những đại học xuất sắc và cập nhật giáo trình. Có lẽ chính vì điều này mà không ít người đã hình thành quan niệm “cho – nhận” trong quá trình mở rộng hợp tác quốc tế - các trường đối tác từ các quốc gia phát triển “cho” còn các quốc gia có trình độ phát triển thấp hơn đang “nhận” các lợi ích từ phía đối tác. Thứ trưởng Bùi Văn Ga đã khẳng định đây là cách tiếp cận không đúng đắn ngay từ đầu trong quá trình hợp tác quốc tế, và “cần phải hiểu khác đi.” Một ví dụ sinh động: những người được lựa chọn đi học tập ở nước ngoài thường là những sinh viên và nhà nghiên cứu giỏi. Đến học tập và nghiên cứu tại một quốc gia phát triển, họ tham gia đóng góp những ý tưởng mới, hoặc thậm chí những phát minh mới. Quan trọng hơn, chính họ đang góp phần tạo nên một môi trường sống và làm việc đa văn hoá tại quốc gia phát triển. Chính vì vậy, quốc tế hoá giáo dục đại học không phải là quá trình một chiều mà nó là một quá IHE

20

trình mà tất cả các bên tham gia cần bình đẳng hướng tới mục tiêu tất cả cùng có lợi. Ngay lập tức, một đại biểu tham dự là hiệu trưởng một trường đại học của Vương quốc Anh đã bày tỏ sự đồng tình. Ông kể về việc mình thường xuyên phải “chỉnh” các đồng nghiệp trong cách họ suy nghĩ về những đối tác đến từ các nước đang phát triển. Ông muốn những đồng nghiệp trẻ ghi nhớ rằng những quốc gia đang phát triển là nơi đối mặt với nhiều khó khăn và vấn đề cần giải quyết nhất; vì vậy, chính những quốc gia này là nơi có những giải pháp sáng tạo nhất mà các quốc gia phát triển hơn cần học tập. Thứ trưởng Ga cho rằng việc hiểu đúng trong hợp tác quốc tế là nền tảng cho sự tự tin và vị thế của mỗi bên. Hiểu đúng về vị thế của mình, các quốc gia đang phát triển sẽ tránh được nhiều bất cập, ví dụ như để “lọt” những trường, đơn vị giáo dục quốc tế không đạt tiêu chuẩn giảng dạy hay cấp bằng hoạt động tại địa phương. Ngoài ra, các quốc gia phát triển thường là lựa chọn của những bộ óc sáng tạo nhất đến từ các quốc gia đang phát triển; nhưng đây lại là những nước có quy định chặt chẽ nhất về sở hữu trí tuệ. Chính vì vậy, một nghịch lý là có những phát minh được chung sức sáng tạo nên bởi những nhà nghiên cứu đến từ các quốc gia đang phát triển nhưng quê hương của nhà khoa học đó lại hầu như không được “dự phần” (trong khi chính nhà khoa học đó lại đi học bằng ngân sách nhà nước). Nguyên nhân là bởi sản phẩm trí tuệ ấy được bảo vệ bằng trùng điệp các quy định về sở hữu trí tuệ tại các quốc gia phát triển - và đây là một điều rất đáng lưu tâm.

chảy máu chất xám trong quốc tế hoá. Thứ trưởng Bùi Văn Ga đã nhường quyền trả lời câu hỏi này cho ông Nguyễn Xuân Vang, Cục trưởng Cục Đào tạo với nước ngoài, đang ngồi dưới khán phòng. Ông Vang đưa ra con số ước tính 3% sinh viên tham dự các chương trình học bổng nhà nước đã không quay trở lại và nêu lên thực tế những người được lựa chọn thường là những ứng viên ưu tú và giàu thành tích. Họ có thể không mấy khó khăn để kiếm được những công việc mới có mức đãi ngộ cao hơn. Giáo sư Cetinsaya, Chủ tịch Hội đồng Giáo dục Thổ Nhĩ Kỳ đã khiến cả khán phòng bật cười khi ông phát biểu: “Chảy máu chất xám à. Chúng ta PHẢI ĐẨY MẠNH việc đó.” (We need to encourage brain drain). Còn Giáo sư Oliva, Chủ tịch Hội đồng Quốc gia về Phát triển Khoa học Công nghệ Brazil, hùng hồn tuyên bố: “Chúng tôi không muốn gửi anh đi học nước ngoài xong, anh lại thích về yên phận trong cơ quan nhà nước. Chúng tôi cần anh ra ngoài kia, đồng cam cộng khổ với các doanh nghiệp kìa”. Ông cũng nêu ra con số khoảng 3% sinh viên Brazil khi du học không quay trở lại, nhưng khẳng định, việc đó cũng không quan trọng vì cuối cùng thì không có ai chịu thiệt cả. Nhưng hỏi kỹ ra thì ông giáo sư cũng thừa nhận rằng Brazil cũng có những chính sách ràng buộc phổ biến: ứng viên nhận học bổng cần ký cam kết sẽ quay trở lại và làm việc trong khoảng thời gian đúng bằng khoảng thời gian được cử đi học. Lắng nghe cuộc đối thoại, một nữ đại biểu trong khán phòng đến từ Đại học Reading Vương quốc Anh lựa chọn một thuật ngữ “trung tính” hơn: brain circulation - tuần hoàn chất xám hay lan toả tri thức. Có lẽ đây là một cách nhìn nhận phù hợp, sẽ không có tri thức nào bị mất đi (brain drain) và cũng sẽ không có một bên duy nhất nào chỉ hưởng lợi (brain gain) trong quá trình dịch chuyển tri thức toàn cầu.

Những ý tưởng hay mới Từ một đất nước trình độ phát triển thấp nửa thế kỷ trước đây, Brazil ngày nay đã lớn mạnh với vị thế một trong những quốc gia xuất khẩu nông sản hàng đầu thế giới và có nền công nghiệp đứng thứ hai châu Mỹ. Giáo sư Oliva cho biết thành tựu ấy phần nhiều nhờ nguồn nhân lực được cử đi học ở nước ngoài và tiếp thu những tinh hoa sáng tạo quốc tế từ thập niên 60, 70. Ngày nay, Brazil muốn tiếp tục truyền thống đó. Quyết tâm đó có thể thấy trong sáng kiến Khoa học không biên giới, với mục tiêu đưa hơn 100.000 nhân tài Brazil học tập và nghiên cứu ở nước ngoài trong khoảng thời gian từ 2012 đến 2015. Mục tiêu của sáng kiến này là tạo ra cuộc cách mạng về sáng tạo, nghiên cứu và phát triển. Quan hệ tốt đẹp với các công ty toàn cầu giúp Brazil đưa các tài năng của mình đến làm việc và nghiên cứu trong các công ty này. Ví dụ, các sinh viên được đến làm việc tại Hyundai ở Hàn Quốc và Boeing ở Mỹ. Quan trọng hơn, với kiến thức và kinh nghiệm thu được, các sinh viên này có nhiều cơ hội được giữ lại làm việc trong các cơ sở sản xuất và nghiên cứu của các công ty toàn cầu này đặt tại Brazil sau khi về nước. Ngoài ra, nước này đã thực hiện sáng kiến Nhân tài trẻ thu hút các nghiên cứu chất lượng đến Brazil. Một năm, ít nhất 100 nhà nghiên cứu trẻ được tài trợ đến Brazil trong vòng 12 đến 36 tháng. Brazil cũng có chương trình đặc biệt, thu hút các nhà nghiên cứu giàu kinh nghiệm và thành tích. Nói là đặc biệt bởi các nhà nghiên cứu quốc tế được tạo điều kiện thực hiện dự án với các nhóm nghiên cứu Brazil và chỉ cần mỗi năm đến nước này trong khoảng thời gian dưới ba tháng trong vòng ba năm. Ngoài ra, các nhà nghiên cứu quốc tế còn có thể nhận một nghiên cứu sinh tài năng của Brazil, đưa về nước mình để hỗ trợ thực hiện dự án nghiên cứu. Sau đó họ lại lựa chọn một nghiên cứu sinh Brazil khác để tham gia, cho đến khi hoàn thành nghiên cứu. Vị giáo sư, nghiên cứu sinh cao cấp quốc tế này còn nhận được khoản hỗ trợ 15.000 real (khoảng gần 7.000 đô la Mỹ/tháng) và được coi là nghiên cứu sinh bản địa, điều này có nghĩa họ có quyền được tiếp cận những nguồn tài trợ nghiên cứu như bất kỳ nghiên cứu sinh Brazil nào.

Chảy máu - Hội tụ - Lan toả chất xám Phiên thảo luận thực sự nóng lên sau khi nữ chủ toạ Helen Silvester, Giám đốc Giáo dục, Hội đồng Anh Thổ Nhĩ Kỳ và Châu Âu (mở rộng) đặt câu hỏi về hiện tượng 21

IHE


‘Students, go create jobs!’

IHE In Focus

By Vu Hai Dang Communications Manager, British Council Vietnam

‘What can policy makers do to create change? Have you ever thought of giving $1,000 to a 10-year-old kid and letting him do what he thinks necessary? If you can’t answer the second question, I find it hard to believe you can answer the first one!’ That’s how Dale Stephens, founder of Uncollege challenged 1,000 higher education leaders in the closing session of the Going Global 2014 conference. At 20, Dale started Uncollege, a social movement to change the notion that going to college is the only path to success in 2011. The global conference closed on a high note with a debate between Dale and four other inspirational young leaders about the importance of higher education. Dale Stephens’ energy and aggressive arguments against the belief of schools and education reminded me of what I believe are key topics for discussion regarding the future of higher education. An Ecosystem for Innovation and Entrepreneurialism Going Global 2014 started with pre-sessions tabling the most important questions facing higher education. A session that attracted huge interest was IHE

22

on how to create highly employable, innovative and entrepreneurial graduates. Many speakers who are leaders of major universities happened to share the same thoughts, which underlined the importance of an ecosystem to inspire student creativity and entrepreneurialism. From Cooper Union, President Jamshed Bharucha suggested one solution to create such an ecosystem is through relationships with alumni. Cooper Union is a 150-year private university and a rare private US university that offered full scholarships (about $150,000 each) for every admitted student. However it changed in 2014 due to tighter budgets. Bharucha talked proudly of Invention Factory, a competition for engineering students that was funded to the tune of $100,000 by an alumnus. Within five weeks, students or groups of students needed to invent a new product, do patent research to ensure it had not been invented, and register their own patent. What made Bharucha most proud was a thank-you card from students, which read ‘the most important thing I learned was that nothing could stop us from creating and inventing.’

Bharucha said future universities should inspire students to create solutions to real-world problems. This may sound like something we all already know but, in order to build such a university, what is needed is care given to students as individuals. Care is still the core value to create entrepreneurial minds, regardless of how far technology and higher education can develop. Interestingly, a question was thrown to President Jamshed Bharucha from my table which included Malaysian Vice Minister and a colleague from Beijing Normal University. ‘How could developing countries like Vietnam and China give such care to individual students given the huge number of people attending higher education?’ All panelists agreed it was a difficult question and that the answer needed to be addressed at policymaking levels by the governments of these countries. As a matter of fact, the ‘tutorial’ model which really gives students excellent care is difficult to apply in developing countries where student populations dwarf that of teaching staff.

‘Go create jobs!’ What struck me as the most interesting part of the Going Global conference was that it presented totally fresh ideas for the future of higher education. More importantly, these ideas are not just theories – they are tested and could be replicated. From the Monterrey Institute of Technology and Higher Education, Vice President Joaquín Guerra Achem presented a groundbreaking philosophy of his 90,000-student institution, one of the largest among private institutions in Latin America. The philosophy was teach students to create jobs – instead of looking for jobs. They believe this spirit is the foundation for entrepreneurship. Joaquín argued that tackling unemployment should not be the responsibility of governments and enterprises only. Students and graduates can join in and their active participation should be encouraged as they stand at the centre of the unemployment issue. Shown this entrepreneurial way of thinking, students proactively learn business and start-up lessons and gain valuable experience much earlier on. These could then be a springboard for future success. 23

IHE


IHE Tiêu điểm

“Đừng XIN, hãy TẠO RA việc làm!” Vũ Hải Đăng Quản lý truyền thông, Hội đồng Anh Việt Nam

“Các nhà lập chính sách có thể làm được gì để thay đổi? Có bao giờ các vị nghĩ mình sẽ đưa 1.000 đô la cho nhóc con 10 tuổi để nó làm những gì nó thấy là cần thiết chưa? Nếu các vị không thể trả lời được câu hỏi thứ hai thì tôi thực sự hoài nghi về khả năng chúng ta có thể trả lời được câu hỏi thứ nhất!” Lý luận có phần “ngang ngược” của “cậu choai” Dale Stephens đã khiến 1.000 lãnh đạo đại học thế giới bật cười và...suy nghĩ. Dale Stephens sáng lập phong trào Uncollege, nhằm thay đổi tư tưởng “đại học là con đường duy nhất để thành công” vào năm 2011, khi mới 20 tuổi. Việc đưa Dale Stephens lên sân khấu có phần uy nghiêm của phiên bế mạc Going Global 2014 để đối thoại sòng phẳng với bốn bạn trẻ dưới 30 tuổi khác về câu hỏi “Đại học hay KHÔNG đại học” là thành công vang dội của Hội đồng Anh tại Going Global 2014. May mắn được tham dự Going Global 2014 tại Miami, Mỹ hình ảnh tràn đầy năng lượng và tự tin đến ương IHE

24

bướng của Dale Stephens vô tình khiến tôi nhớ đến những “từ khoá” đã vô tình được nhắc nhiều lần trong các phiên họp khác nhau. Có lẽ đây cũng là những “từ khoá” của tương lai giáo dục đại học.

Hệ sinh thái cho sinh viên khởi nghiệp Going Global 2014 bắt đầu với các phiên họp tiền hội nghị, thảo luận những câu hỏi nóng nhất trong lĩnh vực giáo dục đại học. Trong đó có câu hỏi: Làm sao để đào tạo ra những sinh viên sáng tạo và có tinh thần khởi nghiệp? Thật tình cờ, rất nhiều phát biểu nhấn mạnh vai trò của nhà trường và các giảng viên trong việc “xây dựng” một hệ sinh thái, một vườn ươm để sinh viên sáng tạo và đi đến cùng với sản phẩm của mình. Đến từ Cooper Union, đại học tư thục thành lập cách đây hơn 150 năm và là một trong những đại học tư hiếm hoi của Mỹ trao học bổng toàn phần (khoảng 150.000 đô la Mỹ) cho tất cả sinh viên trúng tuyển (năm 2014 những cân nhắc tài chính khiến trường phải thay đổi chính sách này), Chủ tịch Jamshed Bharucha cho rằng: một trong những cách để tạo ra hệ sinh thái ấy là thông qua mối liên hệ với các cựu sinh viên thành

đạt của trường.

trong thực tế và có thể nhân rộng.

Ông Bharucha tự hào “khoe”năm 2013, Cooper Union thành công trong việc thuyết phục một cựu sinh viên của trường ủng hộ 100.000 đô để lần đầu tiên tổ chức được vườn ươm ý tưởng mang tên Nhà máy Phát minh (Invention Factory). Trong năm tuần, các sinh viên hoặc nhóm sinh viên tham dự cần phải có được một ý tưởng, bỏ phiếu trong nhóm để thông qua ý tưởng, điều tra kho dữ liệu bằng sáng chế để chắc chắn rằng thứ họ đang phát minh chưa từng có ai làm, tạo ra một phát minh thực sự. Bước cuối cùng là nộp hồ sơ cho cơ quan chức năng liên quan để đăng ký sáng chế.

Đến từ Viện Đại học và Công nghệ Monterrey, Brazil, Phó Chủ tịch Joaquín Guerra Achem đã nêu một triết lý đột phá được áp dụng tại đây, một trong những viện giáo dục tư thục lớn nhất châu Mỹ La tinh với 90.000 học sinh, sinh viên.

Điều khiến ông Bharucha tự hào nhất là những bưu thiếp cảm ơn của những cô cậu học trò, trong đó có em viết: “Điều quan trọng nhất em học được là không điều gì có thể ngăn cản chúng em phát minh và sáng tạo!” Ông nói đại học của tương lai phải là nơi tạo cảm hứng, kích thích được sinh viên sáng tạo và giải quyết được những vấn đề thật sự ngoài đời sống. Ông nói, thoạt nghe ai cũng tưởng đã biết, nhưng điều đó chỉ có thể thực hiện bằng sự quan tâm thực sự tới từng sinh viên (nhấn mạnh chữ “từng”). Vì thế, dù công nghệ có phát triển tới đâu, mô hình đại học có biến thiên thế nào thì đây vẫn là yếu tố cốt lõi để tạo ra những bộ óc dám sáng tạo và dám khởi nghiệp.

Triết lý đó là “Làm như thế nào để sinh viên sau khi ra trường sẽ là những người TẠO RA việc làm, chứ không phải là những người ĐI XIN việc.” Đây cũng là cốt lõi của khởi nghiệp, sáng tạo và tiến bộ xã hội. Theo ông Joaquín, việc giải quyết vấn nạn thất nghiệp thường được cho là việc của nhà nước và doanh nghiệp; trong khi đó, trung tâm của vấn nạn này chính là sinh viên tốt nghiệp lại ít được chú ý như là một hạt nhân giải quyết vấn đề. Nếu như mỗi sinh viên đều có ý thức được thật sớm về sáng tạo và kinh doanh, họ sẽ sớm hình thành được sự nhạy cảm đối với các nhu cầu của thị trường. Đây là phẩm chất cần thiết để thành công trong kinh doanh hay công việc.

Rất thú vị khi nhóm thảo luận nhỏ mà tôi được tham gia dưới khán phòng, bên cạnh Thứ trưởng Giáo dục Malaysia và đại diện Đại học Bắc Kinh, phản biện với câu hỏi: Những quốc gia đang phát triển và có số lượng sinh viên đại học “khổng lồ” như Việt Nam hay Trung Quốc, làm sao có thể đòi hỏi thày cô quan tâm tới “từng” em được? Tất cả các đại biểu trên bàn chủ toạ đều khẳng định, đây là một câu hỏi khó vì nó liên quan đến những quyết sách ở tầm vĩ mô của chính phủ các nước này. Hơn nữa, số lượng sinh viên đông và tình trạng thiếu giảng viên khiến các nước đang phát triển khó có thể áp dụng mô hình “tutorial” - thày hỗ trợ và theo sát “từng” học trò như các nước có nền giáo dục phát triển.

“Đừng XIN việc, hãy TẠO ra nó!” Điểm lý thú nhất mà Hội đồng Anh đã làm được qua Going Global 2014 là nêu ra được những ý tưởng hoàn toàn mới mẻ trong lĩnh vực giáo dục đại học. Quan trọng hơn, đây không phải là những ý tưởng trên giấy mà là những mô hình và cách làm đã được thực hiện 25

IHE


IHE Anchor

Using university league tables as a tool to create global standard universities Caroline Chipperfield Deputy Director, Education, British Council in East Asia

In a week that saw Quacquarelli Symonds (QS) announce its World University Rankings for Asia, and Europe launching a Commission-supported university league table, U-Multirank, it is clear this is an area that fascinates the world of higher education and beyond. The 2014 QS Asia Rankings saw the National University of Singapore (NUS) come top and Korea Advanced Institute of Science and Technology (KAIST) in second place. The Vietnam National University, Hanoi was positioned at 161-170, up from the 201-250 rank in 2013. Other ASEAN universities in Malaysia, Thailand and Indonesia were strongly represented across the top 250, demonstrating robust improvements since 2013. Traditionally university league tables, others including the Academic Ranking of World Universities (ARWU) compiled by the Shanghai Jiao Tong University and the Times Higher Education World University Rankings in association with Thomson Reuters, were a way of showcasing the world’s best universities with each table creating their own set of metrics that defined a good university. Each Ranking used a different set of criteria and weightings, for example the ARWU rewarding highly institutions whose faculty or alumni have won Nobel Prizes. Whilst some universities could see the league tables as a way of creating an exclusive club, many are using the process and the metrics to benchmark their performance and look to the data to develop a strategy for improvement. By using Rankings as a performance tool, universities can measure more closely how they compare with similar institutions, not just nationally, but globally. They can select institutions on a range of factors including size, student intake, research profile and geographical considerations to gauge their effectiveness and then, over time, track their progress.

IHE

26

A particularly interesting university league table is the Times Higher Education 100 under 50 Rankings. This table considers only universities who got their University Charter less than fifty years ago and has created a set of ‘new’ universities distinguishing themselves as innovative and entrepreneurial, actively using the metrics in the table for institutional improvements and progression. The success of this table is partly due to the acknowledgement that traditionally, the most successful universities have been those who have been established for a long time. What is interesting to watch are those institutions competing with historically established universities despite only being founded a few decades ago. Many universities across ASEAN are actively engaged in this process, testing their institution, looking for ways to improve particular areas of their work or creating a distinctive offer. Examples of universities who have aspirations of rapid league table improvement include the University of Malaya and King Mongkut’s University of Technology at Thonburi, Thailand. University rankings are a hot topic and Times Higher Education World Rankings Editor, Mr Phil Baty, is speaking at a British Council Global Education Dialogue hosted in Yangon, Myanmar in July. He is focusing on how ASEAN universities can use league tables and performance to become strong national universities with an aim, over time, of being global standard universities.

27

IHE


IHE Ý kiến

Quacquarelli Symonds (QS) - một công ty của Anh chuyên về giáo dục và du học vừa công bố Bảng xếp hạng đại học Châu Á 2014. Trong khi đó, EU cũng vừa giới thiệu U-Multirank, chương trình xếp hạng đại học do Liên minh Châu Âu hỗ trợ thực hiện. Có thể thấy xếp hạng đại học là mối quan tâm đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục đại học, và... còn hơn thế nữa. Trong bảng xếp hạng đại học Châu Á của QS năm 2014, Đại học Quốc gia Singapore (NUS) đứng ở vị trí đầu, vị trí thứ hai thuộc về Viện Khoa học và Công nghệ cao Hàn Quốc (KAIST). Đại học Quốc gia Hà Nội nằm trong nhóm 161170, tăng lên so với năm 2013 khi xếp trong nhóm 201-250. Nhiều trường từ các nước khác trong trong khối ASEAN như Malaysia, Thái Lan và Indonesia cũng đứng vững trong top 250 trường, điều này chứng minh cho những bước tiến của họ kể từ năm 2013.

Tạo ra các trường đại học đẳng cấp toàn cầu bằng việc sử dụng các bảng xếp hạng đại học Caroline Chipperfield Deputy Director, Education, British Council in East Asia

Những bảng xếp hạng thâm niên hơn như Bảng xếp hạng học thuật về các trường đại học trên thế giới (ARWU) do Đại học Giao thông Thượng Hải thực hiện, Bảng xếp hạng các trường đại học thế giới của Tạp chí Giáo dục Đại học Times (THE) biên soạn kết hợp với Thomson Reuters được coi là một cách để quảng bá các trường đại học xuất sắc nhất với những tiêu chí xếp hạng riêng ở mỗi bảng. Những tiêu chí và chuẩn mực của mỗi bảng xếp hạng là khác nhau; ví dụ như ARWU đặc biệt coi trọng các trường đại học có chuyên ngành hoặc có cựu sinh viên đã từng đoạt giải Nobel. Trong khi một số trường đại học coi các bảng xếp hạng như xác nhận trường được đã lọt top trên hay vẫn lẹt đẹt ở top dưới, nhiều trường đại học khác lại đang sử dụng quy trình đánh giá và các thước đo được sử dụng bởi các bảng xếp hạng để đánh giá chất lượng của họ và dựa vào những kết quả đánh giá này để xây dựng chiến lược phát triển. Với việc sử dụng các bảng xếp hạng như một công cụ đánh giá chất lượng, các trường đại học có thể đánh giá chính xác hơn khoảng cách của mình với trường khác trong cùng lĩnh vực trên toàn cầu. Họ có thể lựa chọn các trường so sánh với các tiêu chí: quy mô, số lượng tuyển sinh, công tác nghiên cứu hay vị trí địa lý để đánh giá mức độ hiệu quả và sau đó dần dần theo dõi được mức độ tiến bộ. Một bảng xếp hạng đặc biệt thú vị là Bảng xếp hạng 100 trường đại học hàng đầu có tuổi đời dưới 50 của Tạp chí Giáo dục đại học Times (THE). Bảng xếp hạng

IHE

28

này chỉ xem xét những trường đại học có chứng nhận thành lập về mặt luật pháp dưới 50 năm. Cùng với bảng xếp hạng này, một nhóm các trường đại học mới được thành lập đã gây chú ý bởi khả năng sáng tạo và thương mại hóa, chủ động sử dụng các tiêu chí đánh giá trong bảng xếp hạng này để phát triển. Thành công của bảng xếp hạng này một phần do hầu hết các trường đại học thành công và có thứ hạng cao trên bảng xếp hạng truyền thống đều là những trường lâu đời. Điều thú vị là những trường đại học mới đang cạnh tranh với những trường đại học lâu đời một cách sòng phẳng. Nhiều trường đại học trong khu vực Đông Nam Á đang chủ động tham gia vào tiến trình này, tự đánh giá và tìm cách nâng cao các lĩnh vực thế mạnh hoặc tạo ra một thế mạnh mới hoàn toàn khác biệt. Hai ví dụ cho những trường đại học có khát vọng nâng hạng nhanh trong bảng xếp hạng này gồm Đại học Malaya, Malaysia và Đại học Công nghệ King Mongkut ở Thonburi, Thái Lan. Bảng xếp hạng các trường đại học luôn là chủ đề được quan tâm và sẽ được ông Phil Baty, Chủ biên, Bảng xếp hạng đại học thế giới, Tạp chí Giáo dục Đại học Times trình bày tại Đối thoại Giáo dục Toàn cầu tại Yangon, Myanmar vào tháng Bảy này. Ông Phil sẽ tập trung trả lời câu hỏi: Làm thế nào các nước trong khu vực Đông Nam Á có thể sử dụng các bảng xếp hạng để trở thành những trường đại học mạnh tại quốc gia đó với mục tiêu lâu dài là trở thành một trường xếp hạng toàn cầu. 29

IHE


IHE Ask the Leader

Internationalising higher education from a different angle Professor Bui Van Ga Deputy Minister of Education and Training

You joined a discussion on Internationalising Higher Education (IHE) with Brazil and Turkey, what did you share?

First, I talked about the benefits. The internationalisation of higher education helps update curricula - especially business and management curricula – and speed up reforms, particularly in the transition from a centrally-driven to market-driven economy. Moreover, IHE helps create a highly-skilled workforce with an international vision in response to huge industry demands for socio-economic development and global integration. We also have great opportunities to learn international experiences to develop HE centres of excellence and build outstanding universities. Vietnam plans to boost bilateral cooperation with international universities and develop joint programmes. The cooperation will help us enhance staff capacity through learning from international partners, which will also contribute to the reform of Vietnam’s education. IHE

30

31

IHE


IHE Nhân vật Are there any risks from the process of internationalising higher education?

Your comments on the British Council’s Going Global 2014 conference

Yes. Lacking effective management, quality could be affected. Internationalisation gave us access to the world education systems and opened up opportunities for international education providers to enter our market. Not every provider has good reputation with some even neglecting trust and quality in favour of profits. This took its toll on our students.

The conference was very well organised. Some 1,000 delegates from around the world met and discussed global issues that impact higher education. These bilateral and multilateral discussions are very important. When developing countries are exposed to world experience they learn valuable lessons to utilise in the reform of their national higher education system.

In addition, internationalisation exposed us to ‘brain drain’ issues. Students who are sent overseas to study using government budgets are normally exceptional students who can easily find better employment opportunities. Obviously this will affect their original organisations in a negative way.

All these opportunities can only be found on such a scale in Going Global 2014. It was a rare opportunity for us to access a world of information and contacts. Going Global 2014 was a very meaningful event which was fantastically organised. We highly appreciate the British Council’s efforts and support for the Vietnam delegation to join this great event.

While these negative impacts need to be controlled, I believe best efforts should be given to maximising positive impacts of the internationalisation of higher education. Any other thoughts that you shared with other leaders in the discussion?

I made my point clearly in the discussion with Turkey and Brazil, which suggested a new approach to internationalising higher education in the current context. Previously, the common practice was developed countries supporting developing countries in training and developing human resources. The new approach needs to be more balanced. Those who are sent to study and research in developed countries also contribute to the development of the host countries. So I believe there should be a mechanism that developed countries can share these contributions. Meanwhile, developing countries are receiving an increasing number of students from developed countries. Obviously internationalising higher education has brought about mutual benefits and enabled students to go global.

At the Going Global 2014 conference, you also met with Sir Martin Davidson, the Chief Executive of the British Council. Could you share what you discussed?

“Cần hiểu khác về Quốc tế hóa Giáo dục Đại học” GS-TS Bùi Văn Ga Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo

Vietnam put forward six areas for VietnamUK cooperation which include continued support from the UK to help Vietnam establish its national qualification framework and an English evaluation centre which covers six levels. Vietnam-UK University was also on the agenda with the focus put on ways to speed up the establishment. We also talked about the information sharing mechanisms between Vietnam and UK universities. We also expressed our hope that the British Council would continue its support to Vietnam, drawing on vast experiences of global education and the South-East Asia region. The bottom line is to create a competitive, employable workforce when the ASEAN Economy Community is established in 2015. How was the reaction of the UK? Sir Martin Davidson endorsed those plans and reaffirmed the British Council’s commitment to support. Further details will be worked out at the British Embassy and the British Council in Vietnam.

IHE

32

33

IHE


IHE Nhân vật

Bên cạnh những ý vừa nêu, Việt Nam còn đóng góp thêm ý kiến gì vào cuộc thảo luận về Quốc tế hóa giáo dục đại học với những quốc gia đang phát triển?

Trong cuộc đối thoại tại Going Global 2014 với các đại biểu đến từ Brazil và Thổ Nhĩ Kỳ, tôi cũng đã nêu rõ quan điểm của Việt Nam. Đó là quốc tế hóa giáo dục trong bối cảnh hiện nay cần phải được hiểu theo một cách khác so với trước đây.

Tham gia phiên thảo luận về Quốc tế hóa Giáo dục Đại học cùng Brazil và Thổ Nhĩ Kỳ, Thứ trưởng đã trao đổi những gì?

Tôi đã chia sẻ trước hết là những lợi ích của quốc tế hóa giáo dục đại học. Quốc tế hóa giáo dục đại học giúp chuyển đổi nhanh chóng cơ chế quản lý và cập nhật chương trình, đặc biệt các giáo trình về kinh tế quản lý, khi chúng ta chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung sang nền kinh tế thị trường. Quốc tế hóa giáo dục đại học cũng giúp chúng ta đào tạo nhanh chóng lực lượng cán bộ trình độ cao, có tầm nhìn quốc tế để cung cấp cho các cơ sở có yêu cầu nhân lực cao, đảm bảo sự hội nhập quốc tế cũng như phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Trong quá trình này, chúng ta cũng đã có cơ hội tiếp cận và học tập nhanh chóng các kinh nghiệm quốc tế trong việc xây dựng các chương trình tiên tiến ở đại học và xây dựng các trường đại học xuất sắc. Sắp tới, chúng ta có thể có những chương trình hợp tác song phương giữa các trường đại học. Với những chương trình hợp tác như vậy, một mặt chúng ta đào tạo được đội ngũ, một mặt chúng ta học tập được những kinh nghiệm quốc tế của những nước phát triển để chúng ta đổi mới giáo dục đại học nước nhà. IHE

34

Bên cạnh những lợi ích đó, quốc tế hóa giáo dục đại học có mang đến những nguy cơ nào đối với giáo dục đại học trong nước không thưa ông?

Tất nhiên rồi. Trước tiên, chất lượng giáo dục đào tạo có thể bị ảnh hưởng. Khi hội nhập quốc tế, chúng ta tiếp cận nền giáo dục thế giới, mở các chương trình hợp tác và cho phép các tổ chức đầu tư trong lĩnh vực giáo dục đào tạo. Nhưng không phải tổ chức nào cũng tốt. Có những tổ chức chạy theo lợi nhuận và bỏ quên vấn đề chất lượng, dẫn đến bằng cấp của sinh viên không có giá trị, ảnh hưởng đến chất lượng và uy tín của giáo dục đại học nước nhà. Ngoài ra, quốc tế hóa còn dẫn đến hiện tượng “chảy máu” chất xám. Các sinh viên được cử tham gia các chương trình hợp tác quốc tế hay đào tạo ở nước ngoài thường là các sinh viên xuất sắc. Khi tốt nghiệp, những sinh viên này có thể khá dễ dàng tìm được các công việc ở bên ngoài hay ở nước ngoài. Việc này tất nhiên là ảnh hưởng tới kế hoạch hoạt động của những cơ sở, tổ chức đã gửi những sinh viên này đi đào tạo. Tuy vậy, tôi cũng phải nhấn mạnh là chúng ta cần phải làm thế nào để hạn chế những mặt tiêu cực vừa nêu ra nhưng cũng phải tạo điều kiện tốt nhất để phát huy những mặt tích cực của toàn cầu hóa giáo dục đại học.

Trước đây, xu hướng thường thấy là các nước phát triển giúp cho các nước đang phát triển đào tạo nhân lực. Cách tiếp cận mới đòi hỏi chúng ta phải coi đó là lợi ích của cả hai phía. Các nước đang phát triển gửi cán bộ tới các nước phát triển để học tập thì những cán bộ này cũng đóng góp cho sự phát triển của khoa học, kỹ thuật cũng như nền giáo dục đại học tại các quốc gia phát triển hơn. Vì vậy, các nước phát triển cũng cần chia sẻ các lợi ích về quyền sở hữu trí tuệ mà cán bộ từ các quốc gia đang phát triển đóng góp cho họ. Và ngược lại, các quốc gia đang phát triển cũng đang tiếp nhận ngày một nhiều hơn sinh viên đến từ các nước phát triển. Đây là một bài toán mang tính toàn cầu và lợi ích của nó cũng vượt ra khỏi khuôn khổ biên giới quốc gia, đó là một sự hợp tác mà tất cả các bên cùng có lợi. Đánh giá của Thứ trưởng về công tác tổ chức Going Global của Hội đồng Anh?

Tôi cho rằng công tác tổ chức rất tốt. 1.000 đại biểu đến từ khắp nơi trên thế giới gặp gỡ và bàn bạc về những vấn đề mang tính toàn cầu của giáo dục đại học; những trao đổi song phương và đa phương này rất quan trọng. Đặc biệt, với những quốc gia đang phát triển, hội nghị này mang lại cơ hội tiếp cận những kinh nghiệm thế giới để thực hiện tốt hơn nhiệm vụ phát triển, đổi mới giáo dục đào tạo trong nước.

nhiều thông tin và cơ hội như thế này. Hội nghị do Hội đồng Anh tổ chức như thế này có ý nghĩa rất lớn; chúng tôi rất hoan nghênh Hội đồng Anh đã tổ chức tốt hội nghị và tạo điều kiện để Việt Nam tham gia hội nghị lần này. Thứ trưởng đã trao đổi điều gì trong cuộc họp với Tổng Giám đốc Hội đồng Anh toàn cầu Martin Davidson, bên lề hội nghị Going Global 2014?

Chúng tôi đề xuất sáu điểm đề xuất cụ thể với Chính phủ Anh và Hội đồng Anh trong thời gian tới. Việt Nam mong muốn Anh tiếp tục hỗ trợ để chúng ta xây dựng hoàn chỉnh khung trình độ quốc gia; ngoài ra, Anh và Việt Nam xúc tiến xây dựng trung tâm đánh giá năng lực ngoại ngữ theo sáu bậc. Chúng tôi cũng trao đổi về đề án thành lập Đại học Việt Nam - Vương quốc Anh và làm sao để thúc đẩy quá trình thành lập này. Hơn nữa, một hệ thống trao đổi thông tin hiệu quả giữa các trường đại học Việt Nam và các trường đại học Vương quốc Anh cũng được tính đến. Việt Nam cũng hy vọng Hội đồng Anh có thể hỗ trợ chúng tôi với những kinh nghiệm giáo dục quốc tế nói chung và khu vực Đông Nam Á nói riêng, đặc biệt trong việc xây dựng chuẩn đầu ra cho sinh viên, làm sao để sinh viên Việt Nam có thể cạnh tranh và thích nghi nhanh chóng khi Cộng đồng Kinh tế ASEAN được thành lập vào năm 2015. Phía Anh đón nhận những đề xuất đó như thế nào?

Tổng Giám đốc Hội đồng Anh rất tán thành những đề xuất rất cụ thể của Việt Nam và cam kết ủng hộ, chi tiết như thế nào sẽ được thảo luận và thực hiện thông qua Đại sứ quán Anh và Hội đồng Anh tại Hà Nội.

Tất cả những cơ hội đó chỉ có được trong khuôn khổ một sự kiện như Going Global. Rất hiếm khi chúng ta được tiếp cận với 35

IHE


Nguyen Thu Giang Higher Education Manager 20 Thuy Khue, Hanoi T +84 (0)4 3843 6780 (ext 1926) F +84 (0)4 3843 4962 E giang.nguyen@britishcouncil.org.vn Phan Thi Bao Phi Education Marketing Manager 25 Le Duan, District 1, Ho Chi Minh city T +84 (0)8 3823 2862 (ext 2500) F +84 (0)8 3823 2861 E phi.phan@britishcouncil.org.vn www.britishcouncil.vn


Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.