Diễn Đàn Petrus Ký 27 / 2009

Page 1

Buổi sáng mùa xuân trời vút cao Ðâu đây đâu đó mây thì thào Lũ chim mừng rỡ vang ca khúc Nắng ấm buông dài hoa nở mau

Buổi sáng mùa xuân chốn cố hương Ly cà phê nóng thấy mà thương Rít dài hơi thuốc bung làn khói ChNm rãi nhìn đời trôi vấn vương

Buổi sáng mùa xuân nơi đất khách Giọt cà phê đắng tựa giòng đời Hớp nhanh mấy ngụm không màng nóng Cuộc sống vội vàng chẳng thảnh thơi

Buổi sáng mùa xuân ngàn nổi nhớ Kiếp tằm nắn nót mấy đường tơ Ðậm đà hương vị , từng hơi thở Bỗng chốc tang thương một cuộc cờ

Buổi sáng mùa xuân dài kỷ niệm NgNn ngơ giọt nắng muốn phân bua Cho dù tóc đã loang màu trắng Vẫn nhớ tình xưa , nhớ nghĩa xưa

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu - 7 -


Mục lục Sớ Táo quân Kỷ Sửu - Nguyễn Ngọc Báu Buổi sáng mùa xuân -Đỗ Thanh Tâm Năm Sửu nói chuyện Trâu – Lê Phong Nhớ trường xưa – Trầm Vân Chào mừng ĐH PKý 14 – Trần Thành Minh Thư ngắn tình dài – Trương Bổn Tài Trại hè Petrus Ký – Miên Thụy Hậu trường sân khấu – Nguyễn Hữu Mỹ Nga Đại hội Petrus Ký Thời sự 2008 – Phạm Lâm Vĩnh biệt anh Trần Thủ Danh Hồn xuân trong mắt ai – Phạm Tuấn Kiệt Bảo vệ các loài chim – Trương Hoàng Lâm Những mùa xuân xưa – Nguyên Nguyên Khổ qua hầm thịit – Thu Phong Thơ xuân – Đỗ Quang Vinh Những chuyện nho nhỏ – Tiểu Tử Những chuyện bên lề ĐH PKý 14 – Sông Lô Vĩnh biệt thầy Vũ Ký Cảm nghĩ Petrus Ký 14 - Trần Ngọc Tham dự ĐH – Nguyễn Phước Hí Tiếng Việt thời @ Thư mời tu học thầy Thích Hằng Trường

Tr. 2 7 8 15 16 19 22 26 32 34 38 45 46 57 65 66 68 74 80 87 88 92 94

Thực hiện với sự cộng tác của: BCH Hội Ái Hữu Petrus Ký Âu Châu, Quý Thầy Phạm Ngọc Đảnh, Nguyễn Thanh Liêm, Trần Thành Minh, Võ Hoài Nam, VõVăn Vạn, Đỗ Quang Vinh, cùng các anh chị Nguyễn Song Anh, Nguyễn Ngọc Báu, Trần Gia Bình, Hoàng Tiểu Ca, Lâm Đăng Châu, Cánh Chuồn Chuồn HVT, Helene Coutant, Trần Thủ Danh, Nguyễn Ánh Dương, Huỳnh Chiếu Đẳng, DH, Việt Hải L.A., Ánh Xuân Hằng, Trần Tiến Hóa, Nguyễn Nam Hoà, Uông Thu Hoài, Tôn Thất Hứa, Nguyễn Đức Huy, Phí Thị Lan Hương, Trần Văn Khôi, Phạm Tuấn Kiệt, Diễm Kiều, Trương Hoàng Lâm, Nguyễn Trần Lê, Huy Lữ, Phạm Ngọc Mai, Tiểu Minh, Chung Mốc, DHTN, Nguyên Nguyên, Nhứt Nương, Ý Nguyên - Nguyễn Minh Châu, Song Nhân, Lê Phong, Phạm Quốc Phong, Thu Phong, Xuân Phương, Tôn Thất Phú Sĩ, Sông Lô Lê Nam Sơn, Đỗ Thanh Tâm, Ái Thanh, Huỳnh Hiếu Thảo, Hoàng Thị, DQNTHU, Nguyễn Tiểu Thu, Lê Trung Trực, Hoàng Tuấn, Bùi Hữu Tường, Hoàng Quốc Việt, Đỗ Quang Vinh. Phụ trách bài vở: Trần Gia Bình – Uông Thu Hoài

Thư ngỏ… Diễn Đàn số 27 lại đến tay quý độc giả một lần nữa cũng nhờ vào công khó của những thành viên hội Ái Hữu Petrus Ký Âu Châu, dù nhiều khó khăn phải vượt qua, nhiều lo lắng phải giải quyết trong cuộc sống gia đình cũng như ngoài xã hội. Năm con chuột vừa qua đã lấy đi của chúng ta hai giáo sư đáng kính, cô Lâm Thị Dung và thầy Vũ Ký. Anh Trần Thủ Danh, cựu Hội trưởng và cựu trưởng ban Báo chí Diễn Đàn cũng nói lời từ giả dù tuổi đời chưa được “cổ lai hy”. Năm Kỷ Sửu đến với nhiều thử thách đáng ngại cho thế giới khi nền kinh tế đang trên đà khủng hoảng. Hy vọng rằng truyền thống cần cù và nhẫn nại của anh Sửu sẽ là phương châm của chúng ta cho năm mới nầy và sẽ giúp chúng ta đương đầu được với phong ba bão táp. Hơn lúc nào hết, ngọn lửa Petrus Ký cần được tiếp tục cháy sáng để chúng ta có nơi cùng quây quần tâm sự và chia xẻ. Đã hơn nửa năm rồi Đại Hội Petrus Ký lần thứ 14, vậy mà đọc lại những tâm tình của các anh chị và xem lại các hình ảnh chúng ta tưởng chừng như những ngày để “yêu đời và yêu người” mới xãy ra hôm qua. Xin một lần nữa gởi gời chân thành cám ơn đến các anh chị Chu Văn An và Trưng Vương với hoạt cảnh tình yêu và lính. Cám ơn các giáo sư và các chị Gia Long đã đem nụ hoa may mắn đến cho mùa xuânn Petrus Ký. Cám ơn anh Trương Bổn Tài đã đem đến cho chúng ta niềm tự hào là con dân nước Việt... và cám ơn anh em chúng mình đã không ngại khó khăn đến tham gia ĐH14...(lâu lâu cũng phải khen mèo dài đuôi một chút !). Trước thềm năm mới, Ban Biên Tập Diễn Đàn Petrus Ký xin chân thành gởi đến quý thầy, cô và đồng môn, thân hữu cùng toàn quý quyến một mùa xuân an khang, thịnh vượng, một năm mới Kỷ Sửu mọi điều như ý. BBT Diễn Đàn - www.petrusky.de

- 1viên, - thân hữu diễn đạt tư tưởng và phát huy năng khiếu. Nội dung Tập san DĐ PETRUS KÝ là diễn đàn tự do của Hội AHPK/AC để hội bài vở đăng trên DĐ không nhất thiết là đường lối của Hội, của BCH. Tác giả hoàn toàn chịu trách nhiệm về bài viết của mình.


Hăm ba tháng chạp Từ dưới trần gian Muôn dặm quan san Táo Petrus Ký Cuối năm Mậu Tý Về đến thiên đình Dâng sớ tấu trình Muôn tâu thượng đế Trước hết xin kể Năm cũ vừa qua Hội nhà của ta Mỗi ngày thêm lớn Lứa tuổi mười bốn Petrus Âu Châu Một năm cùng nhau Hăng say sinh hoạt Tiếng tâm truyền đạt Bành trướng thêm ra Anh em gần xa Ghi tên gia nhập Giờ xin đề cập Báo chí năm qua

Diễn Đàn hội nhà Trên mười năm lẻ Từ già đến trẻ Bô lão thanh niên Đóng góp thường xuyên Một năm hai số Gia Bình cực khổ Năm mới đến nơi Lo làm hụt hơi Lây ao báo Tết Giờ đây tổng kết Hoạt động năm qua Hội nhà của ta Là nơi duy nhứt Mỗi năm tổ chức Đại hội thường niên Ba ngày hàn uyên Bạn bè tứ xứ Thần đây đếm thử Đến cũng thật đông Nhìn lại một vòng Từ Đức đến Mỹ

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu - 2 -

Việt Nam, Thụy Sĩ Pháp, Bỉ, Hòa Lan Trưng Vương, Văn An Chu Trinh, Văn Duyệt Trường xưa nước Việt Tề tựu đủ đông Năm nay Gia Long Lần đầu tham dự Phái đoàn xuất xứ Từ Pháp Lăng Xa Đăng ký kéo qua Ba ngày đại hội Thần thường nghe nói Vĩnh Ký, Gia Long Như cọp với rồng Ngày xưa hội ngộ Ngày nay long hổ Lưu lạc phương trời Mấy thuở được nơi Tương phùng xum họp Thấy rồng với cọp Xa cách bao năm


Thần mới nghĩ thầm: “Thiếu còn chút nữa!“

Lặn lội đường xa Về tham dự trại

Mới vô nổi lửa Hâm nóng bao ngày Long hổ kề vai Trường xưa tình cũ

Tuổi cao chẳng ngại Đem cả sức trai Thể thao tranh tài Cho mình trẻ mãi

Yêu tiếng nước tôi Yêu cả cuộc đời Yêu luôn thế hệ Ôi chao nhiều thế! Nồng nàn yêu thương Âm điệu du dương Ngọt ngào tình tứ Tình người xa xứ Giọng ca trữ tình Dư âm bóng hình Vùng trời kỷ niệm Bản nhạc tiền chiến Với bài tình ca Vang bóng thời xa Ru hồn xao xuyến Màu trắng hoa biển Hình ảnh của chàng Quân phục hiên ngang Bên nàng e lệ

Anh Trương Bổn tài

Thần kể cho đủ Thuyết trình hàng năm Cô Nhung tận tâm Truyện Kiều chú giải Giờ đây tìm lại Văn chương nước nhà Truyện Kiều nước ta Áng văn kiệt tác

Các nàng ngần ngại Nướng thịt buổi chiều Chẳng dám ăn nhiều Giữ eo cho đẹp!

Thần không quên kể Trình diễn thời trang Thiên Nga, Kim Hoàng Đứng ra điều khiển Các nàng trình diễn Áo dài quê hương Khắp cả hội trường Ngất ngây chiêm ngưỡng

Ăn chiều đã dẹp Văn nghệ năm nay Chủ đề thật hay Yêu đời quá cỡ

Thuyết trình phần khác Giáo Sư Bổn Tài Cũng hơi dông dài Tìm về đất tổ Địa đồ mấy bộ Mười bản hồi xưa Anh em hiểu chưa Từ đâu mà có Phải tìm hiểu rõ Nguồn gốc tổ tiên Hãnh diện thêm lên Người dân nước Việt Thần phải nói thiệt Nhiều anh sắp già

viếng lâu đài Ronneburg

Yêu người muôn thuở - Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu - 3 -

Nhiều anh cứ tưởng Đang giấc chiêm bao


Bao năm ước ao Nay thành sự thật* Văn nghệ diễn xuất Cũng đã khá khuya Thần mệt bỏ vìa Tính đi ngủ trước Nhưng không ngủ được Đi dạo một vòng Nghe tiếng các ông Thì thầm giấc điệp Mấy khi được dịp Để cho các chàng Một đêm mơ màng Không nàng bên cạnh Trung Trực biết cảnh Nầy sẽ xẩy ra Tổ chức hội nhà Sao mà giỏi quá!

Trong nước, hải ngoại Nhà băng tiêu tùng Hảng xưởng cũng cùng Chung vào số phận Khắp nơi lận đận Quản trị điều hành Công việc chẳng thành Đem ra xử tội Ban chấp hành hội Phải nói năm qua Lèo lái hội nhà Anh em khâm phục

Để Petrus Ký Ái Hữu Âu Châu Sống được thêm lâu Mỗi năm còn gặp Giờ đây đề cập Đến Ban Chấp Hành Thần thấy mấy anh Bù đầu cho hội Thủ quỹ cũng tội Nàng đã biệt tâm Không ngờ đầu năm Châu về hiệp phố

Quỹ không thâm hụt Nói vậy cho ngon Thật sự chẳng còn Đồng nào trong đó

Đem trả lại sổ Thủ quỹ hội nhà Tiền bạc đem ra Giao Trung Trực giữ

Đã tiền không có Có muốn xài thâm Ngân quỹ cả năm

Còn anh nội vụ Làm răng hay ghê

Mười bốn lần đã Nghĩ lại ai ai Cũng phải phục tài Của ban tổ chức Nhất là Trung Trực Với lại Quốc Phong Chỗ ngủ chia phòng Đặt phần ăn uống Đi rước người xuống Chạy đón anh em Mệt đừ đói mèm Nào ai thấu hiểu? Anh em chẳng chịu Chỗ ngủ của mình Khó khăn thật tình Cho ban tổ chức! Nói thì khổ cực Nhưng cũng thấy vui Tổ chức xong xuôi Thành công mỹ mãn Một năm khủng hoảng Tài chánh hoàn cầu Kinh tế năm châu Trên đà suy thoái

thầy Phạm Ngọc Đảnh

Cũng không làm được! Trại hè kỳ trước Quỹ hội chi tiêu Tốn kém quá nhiều Mong sao bè bạn Thấy quỹ hội cạn Ủng hộ thêm vô Một vài “ôi rô“ Qua tay thủ quỹ

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu - 4 -

Anh nào vợ chê Hai hàm răng sún Chỉ cần đến đúng Phòng mạch của chàng Bảo đảm cô nàng Hết còn chê nữa Mùa hè đỏ lửa Báo chí hội nhà Chẳng ngại đường xa Về nhà thăm nước


Hội trưởng từ trước Công việc lu bu Sáu tuần ngao du Úc châu đầy đủ Thầy xưa bạn cũ Vắng bóng lâu năm Gắn bó tình thâm Bỏ công lặn lội

Bốn năm lu bu Lo tròn việc hội Thế thì thử hỏi Thế hệ trẻ đâu? Sao chẳng mau mau Lảnh phần hướng dẫn

Giờ phút chia tay Mà sao năm nay Ba ngày ngắn quá Thì ra mình đã Tham dự trại hè Gặp gỡ bạn bè

Từ ngày lập hội Mười mấy năm qua Hội trưởng nhà ta Hai năm người mới Nghĩ cho cùng tới Thì lúc ngày xưa Anh em mới vừa Cùng nhau hợp lại Thành ra cần phải Chặt chẽ nội quy Giờ đây nghĩ suy Đổi thay đường hướng Cho anh hội trưởng Thêm một nhiệm kỳ Chỉ hai năm thì Thấy còn ít quá Ngày xưa thì đã Có ít hội viên Giờ trên thập niên Nhân tài đầy đủ Nội quy ngày cũ Cũng nên đổi thay Cho hợp thời nay Anh em nghĩ lại Nãy giờ nói mãi Thần quên chuyện nầy Mười mấy năm nay Giờ đây nhìn thử Anh em đề cử Vào ban chấp hành Phần đông các anh Gần già hết cả Tổng Thư Ký đã Tuổi sắp về hưu

Gia Long và trình diễn thời trang

Đàn anh sắp tận Một lúc nào thôi Tuổi già đến nơi Trở về cát bụi Những ngày tháng cuối Nghe lắm hung tin Thủ Danh anh mình Với thầy Vũ Ký Ở vương quốc Bỉ Rồi tới cô Dung Thầy Tốn cũng cùng Trở về cõi Phật... Ngày cuối chủ nhật Tập dượt tài chi Sau đó cùng đi Thăm Ron-nơ-buột Con đường quen thuộc Chỉ có các nàng Vừa mới kéo sang Hãy còn bỡ ngỡ Vòng tay rộng mở - Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu - 5 -

Trong tình huynh đệ Ba ngày chuyện kể Đôi phút hàn uyên Đồi nhỏ tô duyên Vấn vương tùng bách Cho dù xa cách Long hổ phương trời Trong suốt cuộc đời Sẽ còn tái ngộ... Thần đây từ độ Kinh tế thoái suy Chẳng còn được đi Giữ nhà quanh quẩn Dạo nầy lận đận Tài chánh hao mòn Thần đây hết còn Rong chơi tứ xứ Nam nay thành thử Tường thuật trong nhà Còn ở phương xa Thần không biết được


Thần đây nói trước Thượng đế hiểu cho Thế sự thăm dò Sang năm tiếp tục Trước khi chấm dứt Bài sớ năm nay Có mấy lời đây Thần xin đa tạ Năm qua nhờ vả Công đức Ngọc Hoàng Tận cõi thiên đàng Đưa hai tiên mẫu Từ bi phúc hậu Dẫn chục nàng tiên Giáng thế trung niên Đến Ron-nơ-buột Thỏa lòng mơ ước Mấy chục năm qua

Các anh hội nhà Nhờ thần cảm tạ Một năm ròng rã Bao chuyện xẩy ra Công việc hội nhà Thần đây kể hết Cuối năm ngày Tết Mậu Tý sắp đi Thần biết chúc gì Thôi thì Kỷ Sửu Thềm rồng tề tựu Đủ mặt bá quan Kính chúc Ngọc Hoàng Muôn năm trường thọ Bá quan văn võ Năm mới thành công Kinh tế đề phòng Đừng cho suy thoái

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu - 6 -

Trần gian trở lại Bạn bè thầy cô May mắn mau vô Vượt qua khủng hoảng Cho dù hoạn nạn Cũng rán vươn lên Đến lúc gặp hên Tiền vô trở lại.

Táo Quân Petrus Ký Kỷ Sửu 2009 (*)

Đóa mai vàng cài trên áo trắng Đã lâu rồi em chẳng còn mang Ước gì anh thấy lại nàng Thướt tha tà áo giữa đàng gió bay!


Thấm thoắt lại một năm sắp trôi qua. Chú Chuột Mậu Tý sửa soạn ra đi. Bác Trâu Kỷ Sửu chuẩn bị trở về. Người viết bài nầy cũng sắp sửa gặp lại trâu lần thứ ba trên miền đất tạm dụng này: Ất Sửu (1985), Đinh Sửu (1997), Kỷ Sửu (2009). Trong khi chờ đón mùa xuân mới, với sự tái xuất hiện của Trâu, chúng ta hảy dành chút thì giờ tìm hiểu về sinh vật thân thương gắn liền với hình bóng quê nhà từ lâu đời này.

Xuất hiện trên địa cầu cách nay độ 10 triệu năm, trâu sinh sống trên khắp các lục địa và một số quốc gia hải đảo như Phi Luật Tân, Nam Dương…. Trâu đã được thuần hóa khoảng 4, 5 ngàn năm trước Tây Lịch. Trâu thuần dưỡng là một gia súc rất quan trọng trong đời sống của người dân một. số vùng ở

Trâu là súc vật lớn, có sừng rỗng, ăn cỏ, nhai lại, nặng khoảng trên dưới một tấn, có sức mạnh dẻo dai, phần nhiều da xanh đen (trâu đen), có khi sáng hồng . Ngoại trừ trâu ở Bắc Mỹ Châu quen chiụ lạnh, còn các giống trâu khác đều thích nghi với khí hậu nhiệt đới. - Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu - 8 -

Trâu trắng


Á Châu, trong đó có Việt Nam. Hiền, dễ nuôi và dễ dạy , ít bị bệnh đặc biệt là miễn nhiễm đối với bệnh long móng lở mồm (BSE), chúng cho sức kéo, thịt và sữa. Mỗi ngày trâu có thể cầy được 1/4 mẫu đất hoặc kéo xe chở nặng đến hai tấn, đi được 25 – 30 km, hay có thể di chuyển được 250 kg mang trên mình với tốc độ 3 km/giờ. Sữa và thịt trâu rất bổ vì có nhiều đạm chất và sinh tố. Thịt trâu ít mỡ và cholesterol hơn thịt bò. Thịt trâu non rất mềm, mùi vị gần giống thịt bò, nhưng càng lớn hay về già thường có hương vị của thịt rừng. Ấn Độ là nước nuôi nhiều trâu nhất trên thế giới. Nước nầy theo đạo Hindu, có tục lệ thờ bò nên dùng sữa và thịt trâu thay thế. Ở Âu Châu người ta nuôi trâu không dùng vào nông nghiệp mà phần lớn để lấy sữa. Fromage tươi mozzarella của Ý làm từ sữa trâu rất bổ và được nhiều người ưa chuộng. Ngày nay ở đây, người ta cũng bắt đầu nuôi trâu để lấy thịt. Hiện nay trên toàn thế giới - theo phỏng định có khoảng 150 triệu con trâu nhà.

Từ ngàn xưa, căn bản nền kinh tế nước ta là nông nghiệp. Trong thời kỳ kỹ nghệ chưa phát triển, trâu đã giúp nông dân rất nhiều trong việc đồng áng và những công việc nặng nhọc khác. Do đó, Trâu và Người đã trở nên rất thân thiết, coi nhau như bạn, như người cộng sự, và xa hơn nữa như là thành viên trong gia đình. Trải qua bao thế hệ, Trâu và Người đã cùng nhau chia sẻ nhọc nhằn, dầm mưa dãi nắng, tưới đẫm mồ hôi trên những luống cầy lầy lội, để làm ra lương thực, của cải, phục vụ con người. Chúng ta cũng không quên công sức to lớn mà Trâu đã đóng góp trong cuộc mở mang bờ cõi về phương Nam của ông cha ta. Cùng với những người di dân dũng cảm, trải qua bao năm tháng nhọc nhằn, những giờ phút gian nguy, chống với bệnh tật, thú dữ, rắn rết, Trâu đã biến những đầm lầy hoang vu thành những ruộng đồng phì nhiêu mầu mỡ, thẳng cánh cò bay. Gắn liền với cuộc sống nông thôn, Trâu là hình ảnh thân thương của quê hương Việt Nam thanh bình và nhân ái.

Đóng góp đáng kể trong lãnh vực kinh tế, Trâu là gia súc được đề cập nhiều nhất đến trong văn hóa.

2.1 Trâu trong ca dao, tục ngữ: Thể loại văn chương bình dân này đã phản ảnh một cách trung thực và phong phú những nét đặc thù của Trâu. Đối với người nông dân thì “con Trâu là đầu cơ nghiệp” , là tài sản quí giá, là phương tiện sản xuất làm ra của cải, đem lại sự giàu có. Vì vậy người nông dân rất quí trâu, coi trâu như bạn. Sự liên hệ tình cảm thân thiết đó đã được thể hiện qua những câu ca dao sau đây: Trâu ơi ta bảo trâu này Trâu ra ngoài ruộng trâu cầy với ta Cấy cầy vốn nghiệp nông gia Ta đây trâu đấy, ai mà quản công Bao giờ cây lúa còn bông Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn. Còn cảnh gia đình nào êm ấm bằng cảnh hai vợ chồng chung sức cùng trâu cầy cấy ngoài đồng: „Trên đồng cạn dưới đồng sâu, Chồng cầy, vợ cấy con trâu đi bừa.“ Muốn cho trâu có sức khỏe, thì phải có người chăm sóc trâu, dắt trâu đi ăn cỏ, cho trâu tắm mát. Công việc này thường được giao cho những chú mục đồng nhỏ tuổi. Đối với chúng chăn trâu không hẳn là nhàm chán hay vất vả mà là một thú vui, như lời kể sau:

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu - 9 -


● Đầu trâu mặt ngựa, ám chỉ những bọn gian ác. ● Thân trâu ngựa, số phận vất vả ● Trâu lấm vấy quanh, nói về những người làm bậy lại đổ lỗi cho người khác.

2.2 Trâu trong thơ văn:

“Ai bảo chăn trâu là khổ, Không, chăn trâu sướng lắm chứ! Đầu đội nón mê như lọng che, Tay cầm cành tre như roi ngựa! Ngất nghểu ngồi trên mình trâu, Tai nghe chim hót trong chòm cây. Mắt trông bướm lượn trên đám cỏ…” (Lấy cảm hứng từ bài ca dao nầy, nhạc sỹ Phạm Duy đã sáng tác ra ca khúc “Em bé quê”) Nói đến chăn trâu thì không thể nào quên được truyện “Cờ lau tập trận” của chú mục đồng Đinh Bộ Lĩnh ở đất Hoa Lư (Ninh Bình) đã cả gan dám giết trâu của chú để khao quân, từ nhỏ đã tỏ ra có chí khí khác thường, để rồi sau lớn lên, dẹp được loạn 12 sứ quân, thống nhất giang san về một mối, lập lên vương triều nhà Đinh. Cổ nhân đã lấy trâu làm biểu tượng để khuyên răn dạy cách xử thế cho người đời và để nói lên thế thái nhân tình, qua những tục ngữ sau đây: ● Trâu buộc ghét trâu ăn, ám chỉ sự ghen tị khi thấy người khác hơn mình. ● Trâu chậm uống nước đục, bị thiệt thòi vì chậm chạp không biết chớp thời cơ. ● Trâu bò húc nhau ruồi muổi chết, người vô can ở giửa lại bị hại trong khi những kẻ chủ chốt lại không sao. ● Sáng tai «họ», điếc tai «cầy» (họ : là nghỉ làm, cầy : là tiếp tục làm): ám chỉ những người khôn lỏi, chỉ nghe hay làm những điều gì có lợi cho mình; còn những điều gì không có lợi thì tảng lờ như không biết, không nghe thấy. ● Đàn gẩy tai trâu, vô ích khi khuyên can những kẻ ngoan cố.

2.2.1 Thơ Nhiều bài thơ hay nói về trâu đã được sáng tác như bài „Con Trâu“ của nhà thơ Phạm Ngọc Khuê: „Nay là lúc sức trâu mãnh liệt, Kéo lưỡi cầy rạch vỡ hết ruộng nương, Khơi mạch sống từ trong lòng đất chết, Mở đường lên cho hạt thóc đang ươm.“ Trong bài thơ „Chiều hôm“, Bà Huyện Thanh Quan đã vẽ nên một bức tranh quê tuyệt đẹp, thơ mộng, đầy tình tự dân tộc với hình ảnh chú mục đồng thủng thỉnh dẫn trâu về chuồng lúc chiều hôm: „Gác mái ngư ông về viễn phố, Gõ sừng mục tử lại cô thôn!“ Cảnh trưa hè, trâu nằm nghỉ dưới bóng cây cũng đã được một thi nhân mô tả một cách sống động như sau:: „Dưới gốc đa già, trong vũng bóng, Nằm mát, đàn trâu ngẫm nghĩ nhai.” Nhà thơ Đoàn Văn Cừ tả cảnh chợ Tết cũng không quên chú trâu: “Con trâu đứng vờ dim hai mắt ngủ, Để lắng nghe người khách nói bô bô.” Trâu cũng đã được Cụ Nguyễn Khuyến, một nhà thơ nôm nổi tiếng, nói đến trong bài tả buổi trưa hè ở thôn quê: “Trâu già nấp bụi phì hơi nắng, Chó nhỏ ven ao sủa tiếng người.” Cám cảnh cho số phận trâu già, nhà thơ khuyết danh viết: “Một nắm xương khô, một nắm da, Bao nhiêu cái ách đã từng qua.” Câu thơ này lý thú ở chỗ dùng chữ “cái ách” , vừa có nghĩa đen là miếng gỗ cong đặt trên gáy trâu, để kéo cây, và lại có nghĩa bóng là tai

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu - 10 -


ương, khổ cực mà trâu đã chịu đựng vất vả quang năm. Trâu chỉ được đôi lúc thảnh thơi, khi hạn hán hay lục lội, như nhà thơ Tú Xương và Vị-Xuyên đã viết: “Trâu mường ruộng nẻ không cầy được, Cá sợ ao khô vượt cả rồi,” ………………… “Trâu bò buộc cẳng coi buồn nhỉ, Tôm tép khoe mình đã sướng chưa?.” Nhà thơ trào phúng Học Lạc cũng không quên chú trâu: “Mài sừng chi lắm cũng là trâu, Ngẫm nghĩ mà coi thật lớn đầu Và: “Nghé ngọ già đời quen nghé ngọ, Năm dây đàn gẩy biết chi đâu.” 2.2.2 Thơ ngụ ngôn: Tập thơ dài ngụ ngôn, trên 400 câu “Lục Súc Tranh Công”, tác giả khuyết danh, ước đoán ra đời ở Huế dưới triều đại nhà Nguyễn, ghi lại cuộc tranh luận kể công mình và đồng thời khích bác kẻ khác của sáu loại gia súc: Trâu, Chó, Ngựa, Dê, Gà và Heo. Truyện này ám chỉ sự tranh dành quyền lợi giữa 6 bộ trong triều đình Huế là: Lại, Lễ, Hộ, Binh, Hình, Công. Trong truyện, Trâu được coi là có công nhất. Trâu đã nói một mạch dài kể công của mình đối với chủ, có những câu như sau: ……Có Trâu sẵn tầm tơ lúa má, Lúa gặt cất lên đã có Trâu xe, Lúa chất trữ lại để dành Trâu đạp

Trước cổ đã mang hai cái niệt, Sau đuôi còn kéo một cái cầy, Miệng đã dàm, mũi lại vòng giây. Trên lưng ruồi bâu, dưới chân đỉa cắn, Trâu mệt đã thở dài thở vắn, Người còn hầm hét mắng ngược mắng xuôi, Liệu vừa đứng bóng mới thôi ……………. Tắm mưa trải gió chi nài, Đạp tuyết giầy sương bao xá! Hiểu thấu tâm tình của Trâu, cụ Minh Nông Tử đã làm bài thơ :”Vịnh con Trâu già” chua sót và cảm động: Trời đã sang thu bóng đã tà Trâu già nằm tựa gốc đa già Mặt vêu cổ ngẳng gân cùng guốc Bụng lép mình gầy xương với da, Vai mỏi chưa quên nương đất dắn Chân chồn vẫn nhớ cánh đồng xa, Trúc mai món ấy đều xong chửa, Móm mém nhai trầu mãi đấy a! 2.2.3 Văn Xuôi: Tác phẩm “Con Trâu” của Trần Tiêu ra đời năm 1940, là một truyện hay, thể hiện sự đau khổ của người dân dưới chế độ thực dân và phong kiến, đến nay còn được nhiều người nhắc nhở. Truyện kể một nông dân tên Chính, cần cù lao động, cả đời chỉ mơ ước có được một con trâu nái mà ước nguyện không thành, để cuối cùng phải chết trong cảnh nghèo khổ. 2.3 Trâu trong đạo Phật:

……… Vừa kể công lao của mình lại vừa than thân trách phận: …..Trâu mỏi mệt, trâu liền năn nỉ, Một mình Trâu nghe nổi gian nan, Lóng canh gà vừa mới gáy tan, Chủ đã gọi thằng chăn vội vã Dạy rằng: Đuổi Trâu ra thảo dã, Cho nó ăn ba miếng đỡ lòng, Chưa bao lâu thoắt đã rạng đông, Vừa đến buổi cầy bừa bua việc,

Những người nghiên cứu về đạo Phật, không mấy ai mà không biết tới “Mười bức tranh chăn trâu”, hay “Thập mục ngưu đồ”, theo truyền thuyết Phổ Minh thuyền sư hoạ, chủ đích là lấy vấn đề chăn Trâu ra để ám dụ cách thức điều phục tâm cơ con người. Trâu là biểu tượng của Tâm. Còn gã mục tử là người có nhiệm vụ thuần hóa Trâu như người nhà Phật hướng dẫn chúng sinh luyện Tâm, tu học đi tìm Phật tánh: Tiến trình “Chăn Trâu” gòm mười giai đoạn, tương ứng với mười bức hình:

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu - 11 -


1. Vị -Mục (chưa chăn): Con Trâu màu đen chạy tứ tung chưa được chăn dắt là tượng trưng cho sự vô minh che lấp trí tuệ.

8. Tương-Vong (cùng quên nhau): Người và vật (Trâu) cùng ngao du, thanh thản.

2. Sơ-Điều (bắt đầu được điều phục): Hình con Trâu đã bị người xỏ dây vào mũi. Và mõm Trâu đã hóa sắc trắng đó là bớt khẩn nghiệp.

9. Độc-Chiếu (một mình chiếu khắp): Không còn “Trâu” nữa, người và chân thể là một, tất cả đã giác ngộ và hợp nhứt. 3. Thọ -Chế (chịu chế phục): Trâu đã chịu phục tùng, Đầu Trâu hóa trắng, tượng trưng cho Trí đã được giác ngộ.

10. Song-Mẫn (cả hai cùng diệt hết): Trạng thái trống không, không mình, không người, không cả “một” nữa, biểu tượng là vòng tròn trống không.

4. Hồi-Thủ (quay đầu lại): quay đầu, Trâu chịu cho cột vào cây, từ hai chân trước tới đầu Trâu đã hoá trắng, ý chỉ trí từ giác ngộ.

2.4 Trâu trong lễ hội: 5. Thuần -Phục (thuần phục): Người không cần cột nữa, nhưng chưa dám rời hẳn cái roi trên tay, Trâu đã hóa trắng hơn một nửa. 6. Vô-Ngại (không ngại gì hết): Trâu đã nằm yên, thần phục, cả mĩnh đã hóa trắng chỉ còn một chút phần mông và dưới còn đen, ý nói chưa làm chủ được sự sinh dục.

Vì con Trâu là “đầu cơ nghiệp” nên ít khi bị giết, trừ những trường hợp bất khả kháng như già nua, bệnh hoạn hay trong những dịp lễ lớn: ► Lễ Tam Sinh: Trước đây có tục lệ giết trâu cùng với dê và lợn để làm lễ tế quỉ thần gọi là lễ Tam Sinh. ►Lễ chém Trâu và lễ đâm Trâu: Đây là tục lệ của người Chàm và của người Thượng, giết trâu để làm lễ tế thần, hoặc để vui chơi nghỉ ngơi sau vụ thu hoạch, để chuẩn bị cho mùa rẫy sau, hoặc ăn mừng nhà mới hay để thực hiện lời ước nguyện sau khi người đau trong gia đình khỏi bệnh.

7. Nhậm-Vận (mặc tình tùy duyên): Trâu đã hóa sắc trắng hoàn toàn, ý chỉ đã phá bỏ được màn u minh. - Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu - 12 -


Từ đời vua Lý Thái Tôn, Trâu đá và các thú khác đã có mặt tại chùa Phật Tích (Tiên Sơn, Bắc Ninh). Qua đời Trần, hình Trâu không những tạc ở chùa mà còn ở các lăng, miếu, như lăng mộ Anh Sinh thuộc huyện Đông Triều, Quảng Ninh. Nhưng tượng Trâu nằm trước lăng Hiến ►Lễ tạ ơn Trâu của người Thái Tây Bắc: Đây là cách cụ thể để tỏ lòng biết ơn trâu đã đóng góp công sức trong việc đồng áng. Trong ngày lễ, sau khi thầy cúng đọc bài cúng, gia chủ tận tay đút cho trâu ăn những thức ăn gồm sôi gà, cỏ non. Mấy ngày sau lễ tạ ơn, không được mắng trâu, đánh trâu vá bắt trâu làm nặng. ► Lễ hội chọi Trâu (biểu tượng của xung lực vũ trụ):

Trâu lăng Trần Hiến Tống

Tổ chức hàng năm vào ngày 10 tháng 8 Âm lịch tại Đồ Sơn để tái vận hành và tiếp sức sinh sôi nguồn xung lực của Trời-Đất và Người. Chọi Trâu là một lễ hội lớn, có tính cách thiêng liêng và được chuẩn bị kỹ càng. Hằng năm được đông đảo người dân, nhất là ở miền Bắc tham dự cho nên đã có câu ca dao nhắc nhở: Dù ai buôn đâu, bán đâu, Mùng mười tháng tám chọi Trâu thì về, Dù ai buôn bán trăm nghề, Mồng mười tháng tám nhớ về chọi Trâu.

Tông nhỏ nhắn hơn ở chùa Phật Tích, đầu cúi xuống mang một vẻ buồn của một con thú nằm cạnh mộ chủ trên bệ đá mỏng. Tượng khắc diễn tả con Trâu đang phủ phục. Cả thân hình nó là một khối đá lớn nặng nề mạnh khỏe, đặt trên bốn chân thon nhỏ, song vẫn cân đối một cách rất thực. Nói chung đây là một trong những bức tượng bằng đá đời Trần rất tự nhiên có hồn, tạo hình mang vẻ đẹp khỏe mạnh, vững chắc. Sang tới triều Lê, nghệ thuật chuyển qua hai hướng, giới bác học của quý tộc muốn đưa con đường nghệ thuật rập khuôn những mẫu mực của Trung Quốc, còn các nghệ nhân dân gian vẫn giữ được tính chất khỏe trong nghệ thuật độc đáo của dân tộc là phản ảnh cuộc sống bình dị và lành mạnh của quần chúng. Những bức phù điêu bằng gỗ từ thế kỷ XV, XVI thường trình bày những cảnh sinh hoạt của dân gian như chèo đò, săn bắn, đốn cây, đặc biệt là cảnh cày bừa có hình trâu trong trang trí và kiến trúc. Tượng y hình Trâu đã đi

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu - 13 -


vào tín ngưỡng, kiến trúc và trang trí. Thường Trâu được đắp, được tạc nằm chầu trước sân đình làng, nhưng đã lên ngự trên những vì kèo, hoặc các vách bên khám thờ. Như bức chạm gỗ diễn tả cảnh đi cày ở đình Thổ Tang (Vĩnh Phú).

bằng sông Cửu Long, lấy nguồn cảm hứng từ truyện ngắn cùng tên của nhà văn Sơn Nam, đã đoạt giải tại Đại Hội Điện ảnh Quốc tế

Đặc biệt là cảnh chọi Trâu đã được chạm nổi trên đầu hồi đình xã Liên Hiệp, huyện Quốc Oai, tỉnh Hà Đông. Những đường chạm trổ tinh tế để diễn tả thế đứng của mỗi chân Trâu, qua cách uốn mình, cong cổ, chịu đầu, chống sừng vào nhau và các bắp thịt cuồn cuộn nổi lên trong lúc “chọi” của hai con Trâu. Locarno và Chicago. Để tập trung được 300 con trâu, trong thời điểm mà phương tiện canh tác bằng cơ khí đã khá phổ biến, nhất là đàn trâu lại thuộc nhiều chủ khác nhau (họ phải đi theo trâu trong thời gian thu hình) không phải là công việc đơn giản. Cuốn phim này có giá trị và ý nghĩa đối với người Việt Nam chúng ta ở chổ là có lẽ đây là cuốn phim độc nhất và cuối cùng ghi lại hình ảnh của một số trâu biểu tượng của quê hương Việt Nam yêu dấu – đông đảo như vậy.

Riêng về tranh dân gian của các dân tộc Châu Á thì Trâu được đưa vào làm bối cảnh cho “Thanh Bình” như những bức tranh Tàu và Ta vẽ đoàn mục tử cỡi Trâu thổi sáo trên con đường làng. Hay diễn tả nhà nông trong bộ tứ bình “Ngư-Tiều-Canh-Mục” (đánh cá, đốn củi, cày ruộng và chăn trâu) như vậy là Trâu chiếm một nửa (cày ruộng và chăn trâu) trong bốn bức tranh.

Trong năm Mậu Tý, do ảnh hưởng của sự biến đổi khí, nhiều thiên tai đã xảy ra ở một số quốc gia, gây thiệt hại đáng kể về sinh mạng cũng như vật chất. Ngoài ra thế giới cũng đang đứng trước thách thức phải đối phó với sự suy thoái kinh tế toàn cầu. Ước mong rằng năm Kỷ Sửu sắp tới, Trâu, biểu tượng của phồn thịnh, sẽ đem lại cho mọi người nhiều điều tốt đẹp hơn. Người viết cũng xin cầu chúc quý bạn đọc và gia đình một năm mới An Khang Thinh Vượng.

300 chú trâu đã là diễn viên chính trong cuốn phim “Mùa len trâu” của đạo diển Nguyễn Võ Nghiêm-Minh, quay năm 2002-2003 tại đồng - Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu - 14 -

Xuân Kỷ Sửu, năm 2009 Lê Phong.


- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu - 15 -


Saigon ngày 3 tháng 7 năm 2008 Thân mến gởi các bạn đồng nghiệp cựu giáo sư Petrus Ký, các anh chị em đồng môn Petrus Ký và gia đình, cùng các thân hữu ở Âu Châu, Thưa các anh chị em, Trước hết tôi xin phép gởi đến các bạn đồng nghiệp cùng tất cả anh chị em và gia đình Petrus Ký lời thăm hỏi nồng nhiệt và chúc sức khỏe .Tôi cũng xin nhiệt liệt chào mừng Đại hội Petrus Ký Âu-Châu kỳ 14 và chúc Đại hội thành công tốt đẹp. Thấm thoát 14 năm qua, dưới sự động viên cố vấn của quý cựu giáo sư Petrus Ký tại Châu Âu nhứt là giáo sư Phạm Ngọc Đảnh tuổi già sức yếu nhưng lúc nào cũng nghĩ đến học sinh thân yêu của mình và là linh hồn của Hội Ái Hữu Petrus Ký Châu Âu ,các em cựu học sinh như Huỳnh Văn Ngày, Huỳnh Hiếu Thảo, Phạm Văn Hòa, Lê Trung Trực, Phạm Quốc Phong , Trần Gia Bình v.v…mặc dầu bận nhiều công việc nhưng luôn đóng góp tích cực cho hoạt động của Hội và tổ chức tốt liên tục Đại hội thường niên đến hôm nay là Đại Hội

lần thứ 14. Theo tôi biết rất nhiều Hội Ái hữu Petrus Ký trong nước và ngoài nước nhưng ít có Hội Ái hữu Petrus Ký nào tổ chức được họp mặt hằng năm trong hai ngày để Thầy Trò cùng ngồi với nhau được vui đùa thỏa thích, ôn lại kỷ niệm phá thầy cô, bạn bè, hỏi thăm sức khỏe lẫn nhau, những đêm thức trắng bên ly rượu nồng với các bạn mình tóc đã muối tiêu, vui đùa ca hát cùng với MC Phạm Văn Hoà tuyệt vời, thưởng thức món thịt nướng ngon tuyệt của những nàng dâu Petrus Ký. Rất tiếc trong kỳ Đại hội này ban liên lạc Thầy Cô và cựu học sinh PetrusKý tại Việt Nam không đến tham dự được và một lần nữa xin các bạn đồng nghiệp và đồng môn cho phép tôi thay mặt ban liên lạc Thầy Cô và cựu học sinh Petrus Ký tại Việt Nam cám ơn Hội Ái Hữu Petrus Ký Âu-Châu lúc nào cũng quan tâm và giúp đở các hoạt động của ban liên lạc ,giúp Thầy Cô gặp khó khăn và phát học bổng cho học sinh nghèo học giỏi của trường cũ , đã làm sống lại cái tên trường “Petrus Ký” trong lòng lớp đàn em sau này. Nhân dịp này tôi xin gởi đến Đại Hội bài hát “Tri ân Thầy Cô” của Cô Ấm Túy, con dâu

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu - 16 -


của Petrus Ký nhóm 64-72 ( phu nhân bạn Nguyễn minh Nghĩa), sáng tác và trình bày. Xin giới thiệu thêm Cô Ấm Túy là con của nhạc sĩ Canh Thân tác giả bài hát “Cô Hàng Cà Phê”

và xin gởi đến Đại hội hình ảnh mới nhất của giáo sư Hồ Văn Thái về thăm trương cũ và bạn cũ Petrus Ký (gặp lại giáo sư Petrus Ký Trương Văn Ngọc) Sau hết tôi xin chúc Hội Ái Hữu Petrus Ký Âu-Châu đạt được những thành quả tốt đẹp,chúc sức khỏe anh chị em và gia đình Petrus Ký Âu-Châu,chúc Đại hội kỳ 14 thành công tốt đẹp. Trần Thành Minh.

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu - 17 -


- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu - 18 -


Bức thứ nhất: Thứ Sáu, 15.8.2008 @ San José, Bang Cali - Mỹ quốc.

Kính Thưa Quí Anh-Chị-Em Sau chuyến viếng thăm Ðức quốc (Berlin, Hannover và Trại Hè Pétrus Ký Âu châu tại Frankfurt) từ 24 tháng 6 đến 10 tháng 7 vừa qua, hai chúng tôi: Vĩnh Thanh Thảo và Trương Bổn Tài, vẫn còn lưu luyến mãi nhiều kỷ niệm thân thương với đồng bào Ðức-Việt của mình. Xin chân thành cám ơn những ân tình mà quí vị đã dành cho chúng tôi. Vì quá đa đoan với công việc, nên chúng tôi không thể viết thư riêng đến thăm từng vị được, xin quí bạn miễn chấp! Ði kỳ nầy, chúng tôi đã thu nhận được nhiều bài học quí giá từ cộng đồng người Việt tại Ðức. Có hai bài học chính. Thứ nhất là, mọi sinh hoạt của đồng bào mình rất có kỷ luật, bắt đầu chương trình đúng giờ, giữ im lặng khi cần thiết (ngoại trừ bà con ta bên Ðông Ðức!), hơn hẳn phong thái náo nhiệt của người MỹViệt. Tôi muốn nhấn mạnh thêm về tính tương đối và chủ quan trong tầm nhận xét của mình. Thứ nhì là, người Ðức-Việt ăn xài rất chừng mực, đúng mực thước về kinh tế, xứng đáng để chúng tôi noi theo. Tuy xăng dầu mắc đến gần cả chục đô-la USA cho một ga-lông ở Âu châu, mà mọi người vẫn sống hài hòa; không như dân Mỹ cứ nhao nhao lên, mặc dầu giá mới có bốn đô-la rưởi. Ở mặt khác, người Mỹ

vẫn còn quen tánh tiêu thụ quá đà, y như câu ví ‘shop until you drop’! (Khoái đi chợ cho đến khi vỡ nợ). Ðúng là đi một bước đàng, học một sàn khôn! Nhớ lại ba năm về trước, 8 bạn trong Nhóm Việt-Học đi dự Tuần hội thảo văn hóa VN tại Melbourne ở Úc Châu đã quen thêm được cả trăm bạn mới, tha hồ mà đấu chưởng! Ý tôi muốn nói tha hồ mà trao đổi và đối thoại. Nhìn lại hình cũ, thấy đủ mặt ‘bách gia chư tử’ (các thuyết trình viên và BTC). Bạn có tin được không, một anh bạn ở Sydney cho biết: tên gọi ‘kangaroo’ của thổ dân Úc là tiếng Việt 100% !?$#@. Kangaroo có nghĩa là chẵng có rõ, vì chính thổ dân cũng chẵng có rõ tên con thú nầy, nên dân da trắng gọi theo như vậy. Tôi đoán bạn nghĩ thầm đây là truyện tiếu lâm! Trở lại chuyến đi giới thiệu về bộ môn ViệtHọc qua đề tài 10 Bản Ðịa Ðồ: Tìm về đất Tổ, chúng tôi đã nhận được nhiều hồi âm khích lệ của các ban tổ chức. Anh Trần Ngọc và Anh Sông Lô ở Hannover nhận xét và góp thêm ý: ..... Bộn bề nhưng hữu ích vì làm quen với cái lạ, cái mới. Rồi phải “động não” vì không biết “ất giáp” rằng có Việt Học đến thăm. Việt Học qua Anh Tài – khó mà dễ - sâu sắc nhưng giản đơn – với những “trăn trở” nguồn gốc dân tộc:

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu - 19 -


Việt và “Trăm Việt” – rồi cũng về nguồn thôi..... Còn Anh Huỳnh Hiếu Thảo ở Frankfurt thì lại khuyến khích hơn nữa: ..... Chúng tôi nhận được nhiều điện thoại và thư từ gọi và gởi đến

khen các bài diễn thuyết của Anh cùng tiếng hát trầm ấm của Chị Thảo. Bao nhiêu người đã cho biết là rất tiếc thời gian quá ngắn ngủi để còn được nghe nhiều về "Việt học", do Anh giải thích. Một số ACE bảo là chưa bao giờ nghe được những bài diễn thuyết về nguồn gốc VN, về lịch sử và lối giải thích về Việt ngữ hay và chính xác, dễ hiểu như thế ….. Trước khi về lại Mỹ, chúng tôi có dừng chân ở Paris vài ngày để lấy thêm một số hình ảnh khảo cổ về trống đồng, búa Việt (fu yue), long lân qui phụng … Mấy thứ quốc bảo nầy thuộc về tổ tiên của chúng ta ngày trước. Nay được lưu trữ tại Bảo tàng viện quốc gia về nghệ thuật Á châu, địa chỉ: 6, place d'Iéna trong quận 16 của Paris, nước Pháp. Bạn có biết không: mấy thằng tây thuộc địa trong thế kỷ 19-20, lấy đồ cổ của mình đem về mẫu quốc nhiều lắm! Thấy cũng hơi buồn buồn! Nhưng giờ đây, người Pháp rất trân trọng các bảo vật nầy. Họ giữ thật kỹ, bảo quản thật hay, và đem trình làng cho cả thế giới học hỏi và thưởng lãm. Nghĩ về đường lâu dài, trong cái rủi cũng có cái may! Mời quí vị xem vài bức hình. Trước khi về lại San José, chúng tôi dừng ở Washington DC thêm 4 ngày nữa để hàn huyên cùng một số bà con mình tại thủ đô chính trị. Tới chỗ chính trị mà hội luận về văn hóa cũng vui lạ! Không có tổ chức tại phòng

ốc rườm rà, thì ta trình diễn ngay tại tư gia, mấy chục khán thính giả đều hả dạ. Bà con hẹn với nhau, năm tới, tính toán thời giờ và tiền bạc cho cẩn thận, để được nghe và bàn tiếp về ‘hồi sau sẽ rõ’.

(Không những ở DC, mà Paris, Frankfurt đều hẹn nhau năm sau sẽ gặp lại!!!).

H-1 Viện bảo tàng Guimet.

Trong tinh thần Nối-Vòng-Trăm-Việt, chúng tôi xin mời quí vị hãy liên lạc với Nhóm ViệtHọc San José (SJ Vietology Group). Hãy tham gia vào E-group của chúng tôi, để chúng ta có dịp cùng nhau trao đổi thêm, và chia xẻ nhiều hơn nữa về những điều hay, nét đẹp, lý tưởng và cao thượng của tiền nhân Việt-tộc. Hình ảnh Ðất-Nước của chúng ta đã nở rộng trong tâm thức. Bối cảnh tâm sinh lý của người Việt tự do tại hải ngoại, cũng đồng điệu vươn mình lên với thời đại, ước mang truyền thống nối liền hiện đại, hầu đáp ứng nổi nhu cầu văn hóa của người-Việt-toàn-cầu trong thế kỷ mới.

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu - 20 -


Chính chúng ta với nhau, tự mình, có thể thương mến và nâng đỡ lẫn nhau, tự lo liệu nổi. Chưa cần đến bất cứ nhà nước nào. Thư ngắn mà tình dài. Mãi nhớ đến các bạn. Xin hẹn ngày tái ngộ! Trương Bổn Tài (408) 394-0006 truongbontai@hotmail.com và Vĩnh Thanh Thảo (408) 420-7299 thaovinh1@hotmail.com

Một bé trai 3 tuổi nắm tay một bé gái 3 tuổi và nói: “Anh yêu em”. Bé gái trả lời: “Anh có thể lo cho tương lai của chúng ta không?” H.2 Trống đồng Sông Ðà và Vĩnh Thanh Thảo.

Bé trai nói: “Đương nhiên rồi, chúng ta đâu phải là đứa con nít một hai tuổi nữa đâu!

H-3 Rìu Ðông Sơn, hay còn gọi là Búa-Việt, Tàu đọc theo thành ‘pú duệ’ (phủ-Việt, fu yue)

Dưới ánh trăng huyền diệu, kỳ ảo, đôi vợ chồng trẻ ngồi bên nhau tâm sự. Họ thật hạnh phúc với những cử chỉ đầy âu yếm thương yêu. Người vợ thủ thỉ:

H-4 tượng chim phụng trên nóc đình, một trong tứlinh].

"Anh biết không , trước khi yêu anh rồi lấy anh, mẹ thường bảo em rằng sau này chỉ có... chó mới lấy em thôi!".

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu - 21 -


Đại Hội Petrusky năm nay lại về vào dịp hè của những ngày nắng hạ, thời tiết rất dễ chịu cho thời gian nghĩ cuối tuần. Không do dự gì hết tôi cũng thu xếp nhanh chóng cho chuyến đi vài bửa sang dự trại hè với anh em Petrusky bên Đức được tổ chức ba hôm từ thứ sáu là ngày nhập trại cho đến trưa chủ nhật tại trung tâm Jugendzentrum Ronneburg... Xe lửa vừa tới nhà ga lớn Venlo, tôi đã thấy anh Hoá đứng đón tôi ngay cổng nhà ga, vì trong chuyến đi này, tôi đã được anh Trực cho biết tôi chỉ cần tới nhà ga Venlo sẽ có người đến đón rồi đi tiếp tới trại. Anh Hoá đở giúp tôi hành lý và đưa tôi ra xe, trên xe có hai chị cùng đi chung xe anh để đến trại hè một thể. Anh Hoá giới thiệu tôi cùng hai chị, chúng tôi tay bắt mặt mừng như thể đã quen nhau từ lâu

lắm. Đoạn đường từ Venlo đến trại hè Petrusky nay đã có bốn chúng tôi cùng chia xẻ đoạn đường dài gần ba tiếng đồng hồ, thế mới biết *Đường xa chẳng ngại ngần *... Chúng tôi vừa tới cũng vừa kịp giờ dùng cho bửa ăn tối ở trại ngày đầu. Nhìn quanh quẩn để tìm bóng dáng anh chị 3 Châu nhưng không thấy, trong phòng ăn cũng đã đầy người, tôi cũng chỉ ăn qua loa cho xong bửa và thăm dò đến chỗ phòng ốc tạm trú mà chị 3 Châu đã lo ghi tên dành sẵn cho chúng tôi. Phòng ngủ riêng cho chúng tôi gồm năm giường gọn ghẻ

với những tấm trải giường sạch sẽ, tôi đoán trong số có ba người đi theo cùng anh chị, chỉ riêng người bạn gái của chị 3 là tôi chưa biết mặt. Nơi này cũng đã từng hai năm trước đây tôi đã gặp Quỳnh Hương, Jazy Dạ Lam, Ngọc Hân, năm nay họ đã không đến được vì bận bịu những công việc riêng tư khác, một chút bùi ngùi nhớ nhau khi nhìn lại những hình ảnh quen thuộc mà cũng đã lâu lắm rồi bây giờ tôi mới được nhìn thấy lại. Gần một giờ sau mới thấy bóng dáng anh chị 3 vừa đến ngoài cửa trại, lần này gặp lại em Thanh Tâm vẫn nét duyên dáng Huế ngày nào thấy em cũng không mấy thay đổi, cũng vẫn giọng nói nhẹ nhàng của miền núi Ngự sông Hương, em chào hỏi mọi người và chạy đến ôm tôi mừng rở, thế mà qua bên Pháp năm

ngoái tôi lại không gặp được em trong lần ra mắt sách và lần tổ chức văn nghệ Paris. Chúng tôi nhanh chóng chuyển hành lý cá nhân của nhau về phòng và sau đó lên hội trường để tham dự văn nghệ bỏ túi trong đêm đầu tiên đến trại. Vẫn như mọi năm, các anh như anh Thảo, anh Hoà, anh Trực thay phiên nhau ngỏ lời chào mừng anh chị em đến tham dự trại hè năm nay và cho chúng tôi biết sơ qua về chương trình trong ba ngày của trại để chúng tôi tiện theo dõi. Đặc biệt lần tham dự trại hè năm nay có

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu - 22 -


sự cộng tác của phái đoàn Gia Long Ấu Châu với sự hướng dẫn của Thầy Cô đã đảm nhiệm phần *Biểu Diễn Thời Trang Áo Dài *. Và do chị Thiên Nga và chị Kim Hoàng ở Đan Mạch tự thiết kế. Chị Thiên Nga đang sống tại Paris hiện nay và cũng là cưụ học sinh Gia Long ngày trước... Năm nào cũng thế, sau lời mở đầu khai mạc trại hè của Ban Tổ Chức, người kế đến lên kể chuyện vui, chuyện gặp gở vẫn không ai khác là anh Hoà, người cũng nổi tiếng là một tay kể chuyện cười ở trại, mà quả thật nếu trại thiếu anh hay buổi họp mặt nào mà thiếu anh thì khó ai tạo được những âm thanh cười đến độ mọi người cùng hưởng ứng phải khua thêm bàn ghế để thay tiếng hò hét cổ võ. Trong đêm văn nghệ bỏ túi, lần này đặc biệt chúng tôi được thưởng thức giọng ca đến từ San Jose (Mỹ Quốc) của chị Vĩnh Thanh Thảo thật ngọt ngào và trữ tình qua một vài ca khúc đã một thời vang bóng của Phạm Đình Chương *Đôi mắt người Sơn Tây* v.v. Và trong đêm nay chị Cúc bà xã anh Phạm Văn Hoà cũng đã làm chúng tôi bất ngờ với màn tự biên tự diễn, lâu nay ít khi thấy chị hát với chiếc đàn Guitar như thế, thật là một bất ngờ cho chúng tôi không ít. Nhìn chị với cây đàn trong tay khi cất tiếng hát cùng với dáng vấp thật bé nhỏ, chị đã đưa chúng tôi về lại khoảng thời gian nào đã xa với vùng trời kỷ niệm... Cũng như một hình ảnh khác trong đêm văn nghệ bỏ túi đêm nay, một cặp giống như Lê Uyên và Phương là chị Tuyết Dung và anh Phạm Văn Nam cũng đã cho chúng tôi nghe bài hát tình ca. Thật xúc động với tiếng hát ngọt ngào của chị Dung và tiếng đàn của riêng anh Nam. Chưa hết đâu đểm đầu tiên chúng tôi cũng được nghe lai rai vài bản vọng cổ không đầu không đuôi của anh Trực, nhưng thật là phải cố nín cười vì giọng anh lên nữa chừng rồi đứt quảng. Nhưng anh đã cho chúng tôi những tràng cười thoải mái và sặc sụa . Nếu mà đêm văn nghệ đầu tiên này có thêm giọng cười cũng không kém phần hài hước của anh Chương nữa thì quả là những trận cười long trời lỡ đất mới thôi... Tuy là đêm đầu tiên nhưng không khí đượm tình người xa xứ, văn nghệ vì thế mà kéo dài đến mãi khuya mới chia tay...

Ngày thứ hai của trại Sáng thứ bảy với bầu trời quang đảng, ánh nắng lên quá ngọn cây, chúng tôi tụ họp nhau tại phòng ăn để dùng bửa điểm tâm và sau đó ra sân làm lễ chào cờ. Bài hát chào cờ là bài Ngàn Năm Petrusky của Nguyễn Minh Châu &Hoàng Yến, mọi người đều yên lặng trong phút giây trang trọng này. Lễ chào cờ hằng năm của trường Petrusky vẫn không thể thiếu trong mỗi lần họp traị. Nhìn lá cờ từ từ được kéo lên cao, làm tôi liên tưởng như ngày nào còn bé vẫn chào cờ mỗi sáng thứ hai dưới sân trường khi tôi còn ngồi ở ghế nhà trường sau bao năm tháng đó ... Giờ chào cờ vừa xong, anh 3 Châu đã triệu tập các anh em lại để hướng dẫn thực tập các động tác Taichi, rất nhiều anh chị em cũng rất yêu chuộng môn học này vừa nhẹ nhàng, sảng khoái và vừa giúp cơ thể chúng ta ngăn chận được các thứ bệnh như cảm cúm đương thời, và nhất là trẻ mãi không già mà anh 3 thường nói. Anh 3 Châu đã theo học khoá học này khá lâu, nay nguyện vọng của anh không ngoài mục đích hướng dẫn lại các anh em nào muốn theo học. Mỗi năm khoá học được tổ chức bên Pháp, thời gian kéo dài trong 10 ngày. Tất cả mọi chi tiết xin liên lạc với anh 3 theo địa chỉ và số phone có ghi phía dưới. Trong ngày hôm nay cũng có hai buổi nói chuyện về đề tài Khoa Học với giáo sư Trương Bổn Tài và truyện Kiều Nguyễn Du do cô Phạm Thị Nhung trước là cựu giáo sư việt văn Gia Long đảm trách. Như tôi được biết là trong phái đoàn giáo sư cùng đi với cô Nhung lần này gồm có cô Diệu Lan, cô Diệu Chược, cô Như Mai và thầy Dại Dzương. Những đề tài này đều hấp lực người nghe nên mọi người đã đến tham dự khá đông. Cô Nhung với giọng Bắc dịu dàng kể truyện Kiều _Nguyễn Du đã đưa chúng tôi về với một thời áo trắng xa xưa khi còn ngồi nơi ghế nhà trường, làm tôi nhớ lại Thầy Hoàng Châu dạy giờ việt văn truờng Phan Sào Nam dạo đó. Không biết giờ này thầy tôi ra sao, và tôi có còn được diễm phúc gặp lại thầy như đã gặp thầy Song Nhị dạy Anh Văn của tôi bên San Diego không nhỉ ?! Cô Nhung trông vẫn còn rất trẻ và duyên dáng với nét dịu hiền, chỉ tiếc là tôi không phải là học trò Gia Long của cô đấy thôi.

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu - 23 -


Buổi chiều qua đi rất nhanh lại sắp đến giờ chúng tôi dự buổi thịt nướng, buổi ăn đặc biệt vào tối thứ bảy của trại vẫn là buổi nướng thịt ngoài trời và may sao trời về chiều thật là nắng ráo không gợn chút mây, buổi nướng thịt diễn ra trong bầu không khí vui nhộn và mọi người đều hưởng ứng vui vẻ, ngon lành... Đêm Văn Nghệ - thứ bảy 05/07 Người điều khiển chương trình văn nghệ đêm nay là anh Sông Lô, anh đã làm cho bầu không khí thêm sinh động với các tiết mục văn nghê lần lượt diễn ra do các anh chị em của các trường đến tham dự và nhóm văn nghệ Siliconband bên Pháp. @ - Liên khúc Tôi muốn và Yêu đời, yêu người của Lê Hưu Hà, do nhóm hợp ca của trường Chu văn An và Trưng Vương thưc hiện đã mở đầu chương trình văn nghệ đêm nay.Nhìn các tà áo xanh của các chị thướt tha bên cạnh áo trắng Chu Văn An đã làm sống lại một thời làm học trò thơm mùi sách vỡ. Các anh chị diễn đạt bài hát rất hay và hiện đang cư ngụ tại thành phố lớn Hamburg. Bài hát mở đầu chương trình đã được đón nhận nồng nhiệt bằng tiếng vỗ tay cộng thêm tiếng khua bàn ghế để cổ võ khua vang lên inh ỏi.

Phương với chiếc xe lăn khi ông vừa thoát khỏi cơn bệnh ngặt nghèo.Đa số các tác phẩm của Lam Phương là những tác phẩm mà hâu hết trong giới thưởng thức âm nhạc không ai là không biết đến. @.- Tiếng hát ngọt ngào nồng ấm của chị Tuyết Dung đến từ Paris với Bên Kia Sông và Chỉ Hôm Nay Thôi, đặc biệt bài hát Chỉ Hôm Nay Thôi, thơ phổ nhạc của ns Nguyễn Minh Châu từ thơ Như Hoa, chị Dung diễn tả quả có hồn và rung động đến độ người nghe như tôi cũng thầm ao ước và Chỉ Hôm Nay Thôi trong Ngày Tình Nhân xem như chúng mình là tình nhân của nhau thật sự.. @._ Tiếng hát Thanh Nguyên rất ngọt ngào, qua những bài hát tình tự quê hương, và dễ thương trong chiếc áo bà ba thắm tình dân tộc, bài hát với tự đề Hẩm Hiu Một Mình của Trương Quang Tuấn. @._ Đặc biệt nhất trong đêm nay là màn ca nhạc kịch Người Yêu Của Lính do anh Phi Bằng và Kim Tơ song ca, và màn phụ diễn do Mỹ Nga và anh Hưữ Nghĩa, anh Nguyễn Huấn và Miên Thụy trong một hoạt cảnh xuất sắc đã được mọi người vỗ tay tán thưởng nồng nhiệt.

@ - Bài hát thứ hai kế tiếp chương trình là tiếng hát thật nông nàn của chị Vĩnh Thanh Thảo với ca khúc Tình Ca của Phạm Duy... Tôi yêu tiếng nước tôi từ khi mới ra đời..Tiếng hát của VTT cùng với tác phẩm Phạm Duy đã cho chúng tôi niềm tự hào về một quê hương mà chúng tôi đã có và đã xa, chỉ mong rằng một ngày mai chúng tôi được trở về cái nôi từ thưở mới chào đời. @ - Chương trình được thay thế bằng màn biểu diễn võ thuật của Trần Vĩ Đan với môn võ Shaolin Wusu (tạm dịch là Võ Đan ). Môn võ này chúng ta thường nghe nhắc tới ngày xưa rất nhiều qua truyện dài của Kim Dung. @ - Bài hát Một Mình do Miên Thụy trình bày của tác gỉả Lam Phương đã nói lên phần nào những cảm nghĩ khi cuối đời của ông còn chút gì nhìn lại ngay chính thân phận của mình, bài hát này tôi đã từng khóc khi nghe Thanh Hà trình bày và bên cạnh là hình ảnh của ns Lam

@._ Anh Phạm Văn Nam, anh Minh Triết thật tuyệt vời với cây đàn Guitar tự biên tự diễn, qua các sáng tác của Anh Bằng và Phạm Duy như Trúc Đào và Bài Ca Sao. @._ Trong đêm nay cũng không thể thiếu giọng ngâm của anh Lâm Đăng Châu, anh đã cho chúng ta nghe một vài thi phẩm khá nổi

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu - 24 -


tiếng như bài Chuyện Lòng của tác giả Đinh Hùng v.v.. @._ Nguyễn hữu Nghĩa và Mỹ Nga với Bảy Ngày Đợi Mong của Trần Thiện Thanh, rất ngọt ngào và tình tứ qua hình ảnh của chàng trong bộ Quân Phục màu trắng, và nàng với màu áo Trưng Vương @._ Tiếng đàn Violon của Cô Nguyễn Thị Như Mai với tác phẩm Nocture của tác giả Chopin @._ Màn trình diễn Thời Trang Áo Dài chủ đề Quê hương do Kim Hoàng và Thiên Nga thực hiện thật đặc sắc và nhiều công phu nhất, hai chị đã tìm và chọn được hơn 10 em, các em đã mặc rất vừa vặn chiếc áo dài đủ cở và đủ màu sắc vào người, ngay cả cách đi đứng cũng đã hai cô vẽ kiểu mẫu áo truyền giáo lại thật nhanh chóng, Chỉ tội các em là phải mặc chiếc áo kiểu mẫu ấy vào người ngay từ đầu chương trình, nhưng mãi đến cuối chương trình mới được ra trình diễn...

quên. Đôi ba người còn bịn rịn đến không muốn rời bước, một chút luyến lưu nơi này vì mới hôm nào còn là những giờ phút đầu ngỡ ngàng nhập trại và hỏi han mọi điều mà hôm nay lại là phút từ giã. Riêng tôi, tôi bịn rịn nhất là cô Nhung vì khó mà quên được giọng nói nhẹ nhàng từ tốn của cô, nhớ buổi ngồi nghe cô giảng Kiều, nhớ ánh mắt và nụ cười hiền hoà. Nhớ cô bạn Nga suýt nữa thì dụ được tôi làm người Mẫu để mặc áo dài cho nhóm cô ấy vì thiếu người, nhưng cuối cùng thì tôi từ chối. Nhớ tà áo dài tím của Kim Hoàng thướt tha và nhớ là KH nhờ tôi chụp hình nhiều cho cô nàng vì cái máy hình cô nàng hết pin. Nhớ giọng Huế dịu dàng của hai cô em Thanh Hương và Thanh Tâm. Nhớ chị 3 của tôi thật mảnh mai trong chiếc áo Jurk và khăn choàng màu đen và chính tôi nhờ chị làm kiểu mẫu cho tôi chụp hình.

@._ Phần cuối chương trình phần một là màn hợp ca Cô Gái Việt do các chị Cựu Học Sinh Gia Long cùng các em thời trang trình bày... Sau đó là phần giải lao 20 phút và chương trình phần hai chủ đề Yêu Người của đêm văn nghệ cũng được kết thúc sau hơn 45 phút trình diễn và chấm dứt vào lúc 24 giờ. Ai nấy ra về trong niềm hoan hỉ vì đã thưởng thức chương trình văn nghệ khá đầy đủ. -Sáng Chủ nhật - ngày cuối chia tay Sáng hôm sau chủ nhật cũng là ngày cuối cùng sau đó chúng tôi xả trại, sau buổi điểm tâm, tôi theo nhóm người hưóng dẫn đã đưa chúng tôi đến viếng ngọn tháp gần khu vực của trại để tham quan và chụp hình lưu niệm, người đưa chúng tôi đến nơi đó là anh Hoà và anh Phu. Chúng tôi làm một vòng quanh ngọn tháp cũng chỉ gần một tiếng đồng hồ và quay lại trại để dùng bửa ăn trưa và chia tay. Cuộc vui nào cũng có hạn, cuộc gặp gỡ nào rồi cũng đến phút chia tay, giờ phút cuối chúng tôi trao nhau từng địa chỉ email, người thì ghi nhanh số phone và dặn nhau nhớ gọi đừng

Và nhớ lắm là tôi đã đóng vai Người Yêu Của Lính thật trọn vẹn. Vì tôi cũng đã một thời suýt nữa thì đã là vợ của Lính... Tự nhiên tôi nhớ chàng của tôi và nhớ hình ảnh Hoa Biển một thời... Ngày xưa em anh hay hờn dỗi.... giận anh khi anh chưa kịp tới.... Dù đã là lần thứ ba dự trại hè, nhưng năm nay không khí khác hẵn có thể vì chương trình văn nghệ khá bất ngờ trong giờ phút cuối đã lưu lại trong tôi ít nhiều quyến luyến và kỷ niệm. Lại thêm một lần nữa kỷ niệm trong đời thật khó quên.....

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu - 25 -

07tháng 05.2008 - 24h46

Miên Thụy.


Chiều thứ sáu mồng 4 tháng 7 năm 2008, vội vội vàng vàng lao ra khỏi văn phòng, lái xe ra nhà ga xe lửa Mainz cho kịp giờ chuyến tàu ICE Hamburg (Hauptbahnhof) – Mainz…. để đón Bầu show Nguyễn Hữu Huấn khăn gói quả mướp từ giã thành phố cảng Hamburg từ sáng sớm, từ một nơi mưa gió bão bùng lạnh lẽo, đến thành phố Mainz, thủ đô của tiểu bang Rheinland-Pflaz đầy nắng ấm … chuẩn bị cho ngày mai sẽ „lên đoạn đầu đài „ ở Ronneburg… đại hội Petrus Ký lần thứ 14. Bạn đồng môn Chu Văn An gặp nhau cứ thế mà văng…tục : - „DM, ông đói quá mà cứ phải ngồi học bài...hát để tối mai còn lên sân khấu „đánh đấm“ với bọn địch quân Petrus Ký“, chúng mày có gì cho tao..xơi tạm không ?“ CVA Mainz (Nghĩa) bèn phải mời CVA Hamburg (Huấn) vài ly bia + tí ti „TRÉ“, gọi là lót lòng để cầm hơi, chờ thêm một CVA München (Bằng) lúc này còn đang kẹt xe đâu đó …. Khiếp ! Hết điếu thuốc này đến điếu thuốc khác, CVA Huấn lúc này đã tỉ ti nhậu hết một đĩa Tré (mặc dù cu cậu đang bị đau răng), uống hết mấy ly bia… mà con nhà Bằng vẫn chưa thấy tăm hơi mặt mũi đâu hết… TV Mỹ Nga “xót” cả ruột, ăn gì mà ăn nhiều thế, còn

đâu là đồ nhậu cho khách đến sau hả trời !!! Cái gì chờ đợi thì cũng sốt ruột, thời gian sao đi chậm thế. Có tiếng „oang oang“ như ai đang cãi nhau ngoài ngõ…CVA Lê Phi Bằng, mặt mũi „cô hồn“ như sắp đánh nhau „xáp lá cà“ … lù lù xuất hiện ! ……… Một tháng trước Đại Hội PK, nhận được lá thư “nhắc khéo” của anh Huỳnh Hiếu Thảo, CVA & TV bấn xúc xích cả lên, làm sao bây giờ hả trời ? Năm ngoái lo ngoác miệng than thở “xem ké” và “ đi chơi ké” nên năm nay bị BCH PK kêu đích danh …hết đường chạy ! TV Mỹ Nga va CVA Huấn bắt đâu “run”, đóng góp cái gì bây giờ, không lẽ viết thư “thú tội” với anh HHT chăng ? Không được, “ địch quân” cười mình „thối mặt“… Thôi thì lỡ “nổ” rồi, mình phải “gồng” luôn …tới đâu hay tới đó. Làm việc bù đầu mà cứ bị CVA Huấn phone đến sở: - Bà đã nặn óc kiếm ra bài gì chưa ? Câu trả lời như đã học thuộc lòng : - Vẫn chưa anh Huấn ơi, thôi mình “absagen” đi anh ! CVA Huấn đâu có đầu hàng dễ như vậy, cuối cùng anh chàng ta nảy ra idee „cọp dê“ (con người vốn vẫn có tiếng là “láu cá” mà, nghe đâu trong Không Quân bạn bè đặt cho cái

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu - 26 -


Nickname là..“thằng ma gà“ ) chủ đề „Yêu người yêu đời“ của Đại Hội :

- Vậy tụi tui „chơi“ luôn 2 bài : Tôi muốn – Yêu người yêu đời“….

- Mình hát bài “Yêu người yêu đời” đi, chủ đề của tụi nó, mình không bị “lạc đề“, chơi như vậy là chơi luôn ngay tận tim đen của tụi nó đấy Nga ơi !

Mọi người cứ tưởng tượng đi, hát đã không vững nhịp, toàn là hát theo... „tông đơ “, lại không có nhạc đệm, ca sĩ thì mỗi đứa mỗi nơi, Hamburg-Mainz-München , có nghĩa là „quân số “ thì ít mà cứ muốn rải quân, chiếm giữ đất đai cả nước thì làm sao đây ? Nhưng phải cám ơn hệ thống Email và Telephone của Germany cũng như webseite của Google. Không có mấy thứ này chắc …chết không kịp ngáp ! Sau khi in bài hát ra giấy, ăn cơm tối xong là điện thoại reng …

Tưởng đâu kỳ này trúng mối, tha hồ “phè cánh nhạn” chờ ngày lên sân khấu … Ai ngờ đâu (đời vốn vẫn lắm chữ ngờ), bị ngay PK Trực “xí phần” : - Bài này tui “đăng ký” lâu rồi, biết từ ngày tụi tui đẻ ra chủ đề ! Vậy yêu cầu mấy anh kiếm bài khác đi… (hách ơi là hách !) Thế là CVA Huấn vò đầu bức tóc, đúng là cái tên “phải gió”, mình tưởng mình “láu cá”, ai ngờ nó “láu cá” hơn mình… Hai ông này “trả giá” mua bản quyền bài hát (bầu show mà) qua Email :

- Huấn đây, 2 ông bà đã thuộc bài chưa ? - Chưa ông ơi ! Mà hát kiểu gì ? Ông bày đặt mischen 2 bài vào nhau, loạn xì ngầu cả lên, làm sao mà tập hả cha nội ?

- Vậy tụi tui hát bài “Tôi muốn”, tụi tui nhường mấy anh (khách phải “nhường” chủ nhà !)

- Cứ để nhạc đệm bài “Tôi muốn” rồi hát luôn bài “Yêu người yêu đời” ! Giống nhau mà, cứ hát đại đi.. “đừng có lo, nhà lước no” ! (Đúng là xem thường khán giả..)

PK Trực lên mặt :

- Không được đâu cha nội….!!

- Không sao đâu ! Mấy anh cứ việc hàt bài này đi. Tui sẽ hát bài này đêm thứ sáu, mấy anh hát đêm thứ bảy. Coi như mấy anh vẫn hát, nhưng chỉ hát sau tui thôi !!!

- Được mà, cứ tập đi !

Trời ơi là trời, „mời“ người ta đến hát mà còn „đì“ người ta kiểu này thì quả thật … mấy anh PK không điệu nghệ chút nào hết. I meo i miếc qua lại, MC Sông Lô, người sắp đặt chưong trình hết hiểu trời trăng gì nữa : - Mấy cha nội này lộn xộn quá ! Tui xếp ai hát trước, ai hát sau gì thì phải theo hết, không „dân chủ“ với mấy ông được. Vậy tui cho anh Trực hát bài “Yêu người yêu đời” đêm thứ sáu, còn bên ông Huấn hát bài “Tôi muốn” đêm thứ bảy. OK chưa ?

- Vậy ông đã tập chưa ? - Chưa ! - Vậy sao ông biểu tụi tui tập ! - Thì ông bà tập trước đi, rồi …chỉ cách cho tui ! CVA Huấn và vợ chồng tui bắt đầu tập …hát qua telephone (đúng là tiền nhiều quá phải chia bớt cho telecom kẻo nặng túi). CVA Huấn có nhiệm vụ tập hát tiếp cho vợ chồng CVA Bằng … anh em trong nhà thì phải giúp đỡ nhau thôi !

PK Trực : - Tui “diễu chơi” mà anh… Bộ anh tưởng thiệt hả ? CVA Huấn làu bàu trong bụng, „nực“ lắm rồi đó, nhưng vốn là con nhà CVA, mồm mép không thua ai, lợi dụng ngay cơ hội, thông báo cho anh Sông Lô, Cc đến Lê Trung Trực, không thèm hỏi ý kiến các ca sĩ có đồng ý hay không :

Sau màn tập hát lại đến màn trình diễn, sao cho “xôm tụ”… Bây giờ phải đi đứng, ra vô,

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu - 27 -


làm sao cho …hay (mình hát “dở” nên phải “màu mè” tí xíu chứ, “thùng rỗng kêu to mà lị..) …. Không lẽ đứng 5 đứa thì coi kỳ quá, ban hợp ca mình mang tên là CVA & TV, CVA thì đầy đủ rồi (không có giả hiệu tí nào hết), nhưng TV thì sao đây, chị Bằng là dân Đoàn Thị Điểm ở Cần Thơ, mình phải kiếm đâu ra thêm 1 TV nữa mới được… Ah ! nhớ rồi, có chị Thu Phong (chị Huỳnh Hiếu Thảo), năm ngoái chị Thu Phong có nói “chị cũng là dân TV đấy Mỹ Nga ạ !”. Mừng quá, viết email liền cho chị Thảo (phải “ké” email của PK Huỳnh Hiếu Thảo, lộ hết cả bí mật !). Chị Thảo vui vẻ nhận lời đóng góp (đúng là con cháu hai Bà phải không chị Thảo) … Thế là CVA Huấn không lo phải đứng giữa 1 mình trơ trọi trên sân khấu nữa rồi !!! Tưởng đã xong đâu vào đó, tự nhiên CVA Bằng đăng ký hát bài “Người yêu của lính” !! CVA Bằng đã „bắn“ 1 phát trúng ngay tim đen CVA Huấn :

- Được rồi, ông là lính Nhảy Dù, tôi là Không Quân, vậy mình cho ông CVA Nghĩa làm lính Hải Quân đi. Tui sẽ lo đi kiếm quần áo cho !!! CVA Huấn nặn óc tìm ra đưọc ông bạn nào đó, đến nhà gõ cửa năn nỉ mượn bộ quần áo tiểu lễ Hải Quân, từ nón cho đến đôi giầy trắng tinh, kể cả lon lá, huy chương, gói ghém kỹ lưỡng, nhét vào valise xách xuống Mainz. Trởi thì nóng nực, ăn uống no nê toát cả mồ hôi, cả bọn kéo nhau lên phòng làm màn “trình diễn thời trang” (mấy chị Gia Long mà biết có màn “trình diễn thời trang …lính” ở đây chắc thế nào cũng kéo xuống tham dự). Mấy ông CVA lúc đó như sống lại thuở học trò, hí ha hí hửng đi lui đi tới, 2 ông lính chính hiệu dạy cho ông lính giả hiệu cách đứng nghiêm chào, cách đi đứng …. Trông thật dễ thương và cảm động !

Sáng hôm sau, ngày “xuất quân ra trận”, 5 đứa nhét vào 1 chiếc xe, trực chỉ hướng Ronneburg. Trên xe, lại tái diễn cái màn…tập hát. Cứ đến đoạn Solo nào đó thì có nàng Navigation, tên gì không biết, cứ léo nhéo „Nehmen Sie die Ausfahrt“ hoặc là „Bleiben Sie links…“ Tài xế CVA Nghĩa phải gắt lên: “hát nho nhỏ cho tui còn biết đường lái xe mấy cha nội ơi !”. CVA Huấn gẩy đàn miệng để „đếm“ cho mọi người hát... Xin hỏi quý vị, như thế thì làm sao mà giữ cho đúng nhịp được chứ. Anh Hiền Năng chắc không ngờ mình phải đụng độ với bọn ca sĩ trứ danh này đâu nhỉ ! Từ Parking Ronneburg đi vào, kéo theo mấy cái Valise (quần áo lính coi vậy chứ tốn chỗ lắm), cồng kềnh túi lớn túi nhỏ (giầy lính và nón lính đâu có nhét bừa bãi được), chắc thiên hạ PK nghĩ bọn CVA & TV đang…dọn nhà !! Đến giờ dợt nhạc với Hiền Năng, tiếng đàn điện Orgel nghe sao..dập dềnh.. điệu nghệ quá, Hiền Năng đánh đủ kiểu, đủ điệu vẫn không đứa nào trong „ban hợp ca“ há miệng..vô „Tôi muốn…“ cho trúng điệu nhạc được. Thôi chết rồi, cái điệu này bể trăm phần trăm quý vị ơi ! Hiền Năng còn phải dợt với những ca sĩ khác nữa chứ, đâu có năn nỉ người ta đàn hoài cho mình …rống. Thôi kệ, hết giờ dợt với Hiền Năng thì mình ra ngoài dợt với nhau vậy….. Text vẫn chưa thuộc, coi chừng ông bầu biết thì chết…. Mình ra ngoài ngồi học bài..lén vậy ! (Ai ngờ, lúc ra ngoài sân lại bắt gặp quả tang bầu show Huấn với CVA Nghĩa và CVA Bằng cũng đang mỗi người một góc sân, hết ngồi lại đi qua đi lại …học bài hát, miệng thì ngoác ra, tay chân múa lung tung như ba ông...”khùng”. (Đúng là cá mè một lứa….) Trong phòng dợt nhạc, ông bầu Huấn đang lo sốt vó không biết ai sẽ đóng vai “người yêu của anh lính...”không quần”, vì lính Nhảy Dù và lính Hải Quân đều đã có đôi có cặp, tha hồ mà diễn..có giấy phép đàng hoàng ! Bỗng đâu chị Miên Thụy bước vào …. Thế là TV Mỹ Nga khều tay CVA Huấn : “Kìa, người yêu của lính tới rồi kìa, anh đến nhỏ nhẹ năn nỉ xin phép chị ấy đi”. Không biết lính “không quần” nói cái gì mà người đẹp Miên Thụy nhận lời...cái rụp ! Thế là bắt đầu tập tuồng “Người yêu của lính”. Quên luôn bài hát khổ sở “Tôi muốn…” !!!!

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu - 28 -


Tiếng giới thiệu vang vang của anh Sông Lô, ban hợp ca CVA&TV được hân hạnh mở đầu cho chương trình văn nghệ đêm Đại Hội… Chết rồi, vậy là sắp “lên đĩa” tới nơi rồi. Các chị Gia Long và các em trong phần trình diễn thời trang chiếm một góc bên trái hậu trường, bọn CVA & TV bên phải. Tuy chỉ có sáu mạng, nhưng vì phải thay đổi áo quần, nhất là áo quần lính (phải giữ bí mật tới giờ phút cuối cùng), nên đành chiếm giữ giang sơn trọn một góc phải hậu trường. Cô Như Mai của trường Gia Long ôm cây đàn Violon ngồi trong phòng Regie, mấy chị Gia Long quây quần chung quanh Cô, làm mình – dân TV lẻ loi – cảm thấy …tủi thân “cô độc” quá !!! Các “nghệ sĩ” ai nấy mặt mày nghiêm trọng, “hồn ai nấy giữ”, đứa nào cũng sắp tới phiên, mặc dầu màn trình diễn của mình theo chương trình sắp xếp, đứng hàng thứ 7 (Người yêu của lính). Tim gan đang đánh “loto” với bài hát mở màn “Tôi muốn – Yêu người yêu đời” mà lòng dạ thì đã …tơ tưởng đến bài “Người yêu của lính” – mặc dù mình chỉ đóng vai “comparse” !!! Ba chàng CVA bước ra sân khấu, vừa đi vừa “nghêu ngao” : “Chiều mưa ngày nào…..sánh bước bên nhau ….” mở đầu cho bài hát chủ đề … trong thật là “ngầu”. Nhưng hình như mấy anh CVA có …gửi gấm sao đó với mấy anh chuyên viên âm thanh, nên tiếng hát chỉ nằm lại trên sân khấu chứ khán giả ở dưới không nghe gì được ngoài tiếng đàn đệm của anh Hiền Năng thì phải (Nếu hệ thống âm thanh

perfekt thì chắc cả bọn phải …độn thổ mất thôi: không thuộc bài, không đúng nhịp, nhưng miệng vẫn cười tươi như hoa, phải không các bạn). Ba “cô” TV sóng sánh trong chiếc áo dài xanh truyền thống của trường (nếu các bạn để ý sẽ thấy một huy hiệu TV nho nhỏ, cài bên chéo áo tay phải, mang hình ảnh của 2 Bà Trưng Trắc Trưng Nhị, mới được

gửi UPS từ VN sang), bước ra đứng bên cạnh 3 anh CVA… Ôi, dễ thương làm sao ! Những lo sợ bồn chồn trước khi lên sân khấu tự dưng biến mất, nhường chỗ lại cho một nỗi hân hoan, trân trọng, được gửi tấm lòng đến bạn bè … Bài hát chấm dứt lúc nào không hay, thế mới biết “cái gì rồi cũng sẽ qua, lo cho lắm thì tắm cũng ở tr. thôi “. Ba chân bốn cẳng bước vội vào hậu trường.... hú hồn !!! Tiếng hát Vĩnh Thanh Thảo cao vút và ngọt ngào trong bản “Tình ca”. Trời ! sao chị ấy hát hay quá, chả bù cho bọn mình, dám múa rìu qua mắt thợ…. Nhưng thôi, ráng làm tròn phận sự đi, đừng suy nghĩ lung tung nữa. Thanh Nguyên trong chiếc áo bà ba màu vàng nhạt, nhoẻn 1 nụ cười thông cảm với bà chị TV… Năm ngoái mình đã thích tiếng hát ngọt ngào của Thanh Nguyên, năm nay gặp lại, vẫn

khuôn mặt dễ thương ấy, mình cảm thấy vui vui, chúc Thanh Nguyên hát thật hay trong bài hát kế tiếp… Mấy anh chàng CVA này kỳ ghê, hậu trường đâu phải chỉ có các anh thôi… Mấy anh trút lớp áo học trò, khoác vào người bộ đồ lính, phải …dè dặt ý tứ một chút chứ ! Chắc hồi hộp chờ màn trình diễn sắp tới nên “quên” mất lịch sự với phái nữ (chiếm đa số) thì phải. Trời thì nóng nực, hậu trường không có quạt, không có gương soi mặt. Ông này sửa quần áo cho ông kia… Ông lính Hải Quân Nghĩa cứ sợ đội mũ bị lệch, bắt vợ phải “canh chừng” cái mũ, hễ mà nó xeo xéo thì nhớ sửa lại cho anh. Quần áo mượn nên hơi chật, không dám ăn sợ cái quần...đứt khuy lúc nào không hay. Muốn đi …tiểu cũng không dám, vì “bí mật” mà, phải dùng chiến thuật “bất ngờ” mới „đánh bại“ được „địch quân“… Thế là ba chàng lính chiến hiên ngang chịu trận...”nín tè” hơn một tiếng đồng hồ trong bộ quân phục ! Chưa hết…. Ông lính Không Quân phải tặng hoa cho “người yêu” (vì trễ hẹn, bắt người yêu

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu - 29 -


phải chờ phải đợi, nên người yêu giận, phải năn nỉ xin lỗi làm huề) mà hoa thì …chưa có, bèn chạy tới TV Mỹ Nga vấn kế : - Bà kiếm đâu ra giùm tui cái hoa, hoa giả hoa ni lông gì cũng được….. Thiệt là “nhiêu khê” ! Chạy tới mấy chị Gia Long, vì nghĩ bụng, các chị trình diễn thời trang thế nào cũng có hoa… Gặp chị Thiên Nga bèn nhoẻn nụ cuời cầu tài : - Bồ có cái hoa nào cho mình mượn chút xíu được không ? - Sorry, tụi này chỉ trình diễn áo thời trang nên không có hoa ! - Thiệt không có hả ? (đúng là “mặt dầy mày dặn”, ai lại hỏi như thế, không biết mắc cỡ, miễn sao có hoa là được rồi) - Tụi tui chỉ có hoa mai là huy hiệu Gia Long thôi… (Thiên Nga đưa ra một cụm hoa mai cho thấy) - Trời ! đẹp quá, cho mình mượn một cái thôi, bảo đảm diễn xong sẽ trả liền lập tức…. - Nè, một cái thôi nghen. Nhớ phải trả đó nghen không !!! Cầm được cánh hoa mai trong tay, trong bụng nhủ thầm, phải trả lại cho chị ấy không thôi mình bị mang tiếng “xạo”… Nào ngờ, ông lính Không Quân Huấn quen thói...”bỏ của chạy lấy người” đem tặng luôn cánh hoa mai Gia Long cho “người yêu của lính” Miên Thụy, (cứ tưởng tặng “giả vờ” trên sân khấu...ai ngờ ổng tặng thật mới nên nỗi) nên bây giờ đành phải xin lỗi chị Thiên Nga vậy. Cái này không phải lỗi tại tui đâu đó nghen, không lẽ chị Miên Thụy đang “cài hoa trên tóc” đi qua đi lại, mà tui tới đòi lại thì coi sao cho đặng !!!

Mấy anh Petrus Ký có biết không ? Ba chàng lính chiến CVA suốt mồ hôi vì nóng, cứ y như là “quân trường đổ mồ hôi, sa trường bớt đổ máu” vậy, đi lui đi tới trong hậu trường, người thì lẩm nhẩm bài hát (lính nhảy dù là ca sĩ ), người thì tập quỳ lên quỳ xuống để trao “bông” năn nỉ người yêu...”ai bảo em hay dỗi...thì anh xin lỗi nè” đừng hờn giận nữa (lính không quân- background), còn lính hải quân thì tập nắm tay em kiểu nào, ôm eo em ra sao, để vẫn giữ được cái “oai phong nhà lính” mà vẫn “tình tứ” như ngày ….mới quen nhau. Chị Bằng, người yêu của lính nhảy dù, trong tà áo trắng thướt tha bước ra sân khấu… “Nếu em không là người yêu của lính …” rồi chàng lính nhảy dù cao lớn (mặt mũi lầm lầm lỳ lỳ) nhưng có giọng ca ấm áp bước ra đứng cạnh người yêu (và cũng là vợ mình) …. Rồi chàng Hải Quân trung úy trong bộ tiểu lễ dạo phố trắng tinh dắt tay người yêu TV (cũng là vợ mình) bước ra trong tiếng vỗ tay rần rần của khán giả Petrus Ký … Người yêu của lính Không Quân cô đơn bước ra một minh … “sao anh chưa đến chiều nay thứ bảy”...Khán giả đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác, không biết tại sao lại có chị Miên Thụy mãi từ xứ Hoa Lan lại nhảy vào cái đám CVA quái quỷ này… Đến lúc anh chàng lính Không Quân chạy vội vã sau lưng cô nàng, quỳ xuống dâng tặng cánh hoa mai, thì khán giả phía dưới

không còn ngồi yên trên ghế nữa, tiếng vỗ tay như vang dội cả hội trường…….. Thày Đảnh trong lúc nghỉ giải lao, đi ngang qua đám CVA & TV, vừa cười cười vừa “phán” cho 1 câu : - Phải công nhận tụi bay tuy ít nhưng chơi …trội hơn bọn Petrus Ký kỳ này. Nhưng tao vui ở chỗ là tụi bay hòa thuận tìm đến với nhau (Thày lại sợ PK & CVA uýnh lộn nhau như ngày trước chăng... xưa rồi thày ơi…!) - Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu - 30 -


Lời nói của thày như vẫn còn vang mãi trong lòng …… Các anh Petrus Ký thân mến, Xin thay mặt tất cả các anh em CVA & TV gởi đến các anh “bài tự tình” này như một lời cám ơn chân tình và thân thương nhất. Các anh đã nhớ đến CVA & TV, các anh đã mở rộng vòng tay mời gọi chúng tôi vào hợp đoàn, các anh đã cho chúng tôi cơ hội cùng chung hưởng mái ấm gia đình, các anh đã cho chúng tôi được sống lại với những kỷ niệm vừa êm đềm vừa tinh ranh của thời học trò. Đã như anh em một nhà với nhau mà phải dùng đến hai tiếng “cám ơn”, nghe ra thật quả là “khách sáo”, nhưng chúng tôi không biết phải diễn tả như thế nào để các anh hiểu được tấm lòng quý mến và thân tình của anh em chúng tôi đối với các anh.

Ta rót cho mình chén cuối năm Bên thềm vọng lại bước xuân thầm Saigon em! Nắng vàng se lạnh Nửa như gần gũi, nửa xa xăm Chén nữa say chăng, đời tuổi thêm Cười khan, rượu đắng ngọt môi mềm Kinh Kha bao lớp qua sông Dịch Tiếng sáo Tiệm Ly khắc khoải đêm

Ngày xửa ngày xưa, những ngày xa xưa ấy, bọn mình có tư tưởng xa cách phân chia “Petrus Ký + Gia Long” rồi “Chu Văn An + Trưng Vương”, tại sao thế nhỉ ? Cái gì đã thúc đẩy gợi lên trong chúng ta những cách biệt hơn thua ? Tuổi trẻ tự tin và lòng kiêu hãnh cao hơn núi? Tuổi trẻ năng động và lòng tự ái rộng lớn hơn đại dương ? Tại sao ? Tại sao bọn mình đã không “gặp” nhau sớm hơn ? Nhưng đâu có gì gọi là muộn màng, phải không các anh ?

Ta say, mà dẫu say đi nữa Hạnh phúc chan hòa nỗi khổ đau Saigon em! tháng ngày phiêu lãng Thi thêm chén nữa ngại gì đâu ! Thôi rót-thôi mà-chén nữa thôi ! Saigon em yêu ! cùng em, mời ! Đất nước, người thân, xuân viễn mộng Sông Dịch chiều buông tiếng sáo khơi.... 31.12.2008 nguyễn song anh

Mainz, Sommer 2008 Đại diện nhóm CVA & TV Nguyễn Hữu Mỹ Nga – TV63-70

Kính mời quý thầy cô và các bạn đến thăm trang nhà Hội Ái hữu Petrus Ký Âu châu tại :

w ww ww w..p pe ettrruusskkyy..d de e - Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu - 31 -


http://www.petruskylhp.org/daihoi14.htm

Lần đầu tiên, lần thứ nhì… và hôm nay thì đã là lần thứ 14, liên tục 14 năm, bắt đầu bằng một buổi họp mặt thân hữu của anh chị em cựu học sinh trường Petrus Trương Vĩnh Ký Sài Gòn. Ngày đầu tiên ấy ở Huebingen, mình đến với nhau vì đã tìm ra „mẩu số chung“, những đứa học sinh ngày xưa đã từng mài lũng hết ít nhất cũng vài cái quần trên băng ghế ở ngôi trường thân yêu của chúng ta tại quê nhà; Ngày hôm nay, qua chiến thuật „gom bi“, „nối vòng tay lớn“ … khi trên đầu ai cũng đã hai màu tóc (hay không còn tóc) mình vẫn tiếp tục tìm lại với nhau ở Ronneburg, để cùng nhau quên đi những ngày tháng vất vã trong sinh hoạt hàng ngày, để cùng Cô, cùng Thầy, cùng bạn bè cũ, ôn lại những kỷ niệm xưa, sống lại những ngày ngắn ngủi phá thầy, chọc bạn thật vô tư lự... thật vui tươi, thật đậm tình thầy trò, tình huynh đệ. Năm rồi, Petrus Ký tuổi 13 với chủ đề „Mùa Phượng Vĩ“, thì năm nay mình lại gặp nhau để „Yêu người, yêu đời“;

Những ngày ngắn ngủi ở Ronneburg chúng ta đã „yêu nhau như yêu lần đầu“, thật đẹp, thật dễ thưong với những đóng góp của các bạn Gia Long, Trưng Vương, Chu Văn An, Nguyễn Bá Tòng… cộng thêm những khuôn mặt thân quen „tình nhân“ Petrus Ký, anh chị Lâm Đăng Châu, Anh chị Sông Lô, Gia Đình Văn Nghệ Hannover… Anh Trương Bổn Tài - Như Thường, Chị Vĩnh Thanh Thảo trước lạ, sau... thân, từ miền nắng ấm California trên đường Âu Du, nghe thoáng qua Petrus Ký cũng đã đến chung vui, đóng góp với chúng ta. Thầy Cô Phạm Xuân Ái đã chia sẽ với anh Bình trên đường anh đưa Thầy Cô ra Gare Paris: „phải ráng qua dự Đại Hội Petrus Ký, chứ mỗi năm già thêm, không biết năm tới còn đi nổi nữa không, cho nên còn đi được là phải đi“. Sáng nay các Cô, Thầy Gia Long, về đến Paris, cũng đã gọi điện thoại chia sẽ với thầy Phạm Ngọc Đảnh những niềm vui, hạnh phúc qua 3 ngày ngắn ngủi tại Ronneburg.

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu - 32 -


Thật cảm động với cái „Tình Petrus Ký“ phải không các bạn… Petrus Ký chân thành cảm tạ Thầy Cô, anh chị em, bạn bè, thân hữu, tình nhân… không quản ngại đường xa, đã „về“ chung vui duới mái nhà Petrus Ký trong 3 ngày ngắn ngủi; Xin Thầy Cô, các bạn thương tình bỏ qua cho những thiếu xót trong việc đón tiếp, trong chương trình, trong tổ chức. Kính chúc Thầy Cô và các bạn thân thương thật dồi dào sức khỏe để chúng ta „hẹn hò“ kéo „về“ thật đông tại Petrus Ký 15 vào tháng 6 năm 2009. Petrus Ký tình thân.

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu - 33 -


Những gì liên tiếp xảy ra từ đầu năm 2008 cho đến ngày tổng tuyển cử tại Hoa Kỳ, và nhất là trong suốt tháng 10, đã và sẽ đánh dấu một biến chuyển rất lớn của toàn cầu. Những biến chuyển cực lớn xảy ra trong vài tháng cuối năm 2008 đã kết thúc một kỷ nguyên cũ, bắt đầu bằng cuộc chiến tranh lạnh sau thế chiến thứ 2, và chiến tranh Triều Tiên, sự vươn lên của các nước Nhật và Đức, rồi đến sự thắng thế của Hoa Kỳ sau xụp đổ của khối Cộng sản, dẫn đến một thời gian khá ngắn ngủi của một thế giới đơn cực. Biến chuyển 2008 đó cũng đã mở màn cho một thời đại mới mà ít ai có thể tiên đoán được “hình thái” của nó ngoài chuyện chuyển hướng đến một thế giới đa cực, với nhiều trung tâm quyền lực và kinh tế trải dài từ Tây sang Đông, cũng như chuyện cử tri Hoa Kỳ đã bầu vị tổng thống thứ 44 người gốc Phi Châu tổng thống Barack Obama

là ông Barack Obama, thuộc đảng Dân Chủ vào ngày 4 tháng 11 năm 2008. Bài báo kỳ này do đó sẽ thử cố gắng phân tích một vài điểm chính đã dẫn đến, và chung quanh, cuộc đổi đời hết sức to lớn, hiện đang xảy ra mà không ai có thể tiên đoán chính xác trật tự (hay vô-trật-tự) mới của thế giới sẽ ra sao. Như bất cứ một biến chuyển to tát nào mang tầm vóc lịch sử, luôn luôn có những nguyên nhân gần và các nguyên nhân xa, mà muốn thấu đáo chúng có lẽ chúng ta phải chờ đợi ít lắm là 5-10 năm nữa, mới có đầy đủ, xin tạm gọi đầy đủ, các sách báo nghiên cứu tường tận nhiều khía cạnh thật gút mắt của vấn đề. Ở đây chỉ xin mạn phép tóm tắt sơ sơ. Cuộc bầu cử tổng thống thứ 44 của Hoa Kỳ vào đầu tháng 11 năm 2008 mang nhiều điểm bất ngờ và phá kỷ lục về chuyện bầu cử nguyên thủ quốc gia toàn cầu. Trước hết nó kéo dài lâu và mỏi mệt nhất. Mỏi mệt đến độ cử tri Mỹ vào giờ chót quyết liệt đua nhau xuống đường xếp hàng cả ngày để đi đầu phiếu mặc dù rằng là bầu cử ở Mỹ không bị cưỡng bách bắt buộc như ở Úc. Một vài gia đình người Mỹ gốc nước ngoài, như một gia đình nọ gốc Ấn chẳng hạn, đã bỏ dở nửa chừng chuyến về “thăm nhà” đáp máy bay trở lại Mỹ chỉ để đi bầu.

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu - 34 -


Thật ra thì cả 3 người dẫn đầu hồi đầu năm 2008, là bà Hillary Clinton, ông Barack Obama, và ông John McCain đều đã dòm ngó chiếc ghế tổng thống Mỹ cách đây ít lắm là 2 năm. Bà Clinton còn lâu hơn nữa, bởi lúc bà ra ứng cử thượng nghị sĩ tại New York, trước đây 8 năm, ai ai cũng có thể tiên đoán là bà ôm mộng làm nữ tổng thống đầu tiên của Hoa Kỳ. Ông Obama thì hơi khác. Có vẻ ông như là người anh hùng do thời thế tạo nên. Và thời thế đó, theo thiển ý, chính là trận bão Katrina làm tiêu hao thiệt hại rất nhiều ở các tiểu bang phía Nam nước Mỹ, mà người Mỹ da đen hứng lãnh tai ương của trận bão này nhiều nhất. Trận bão Katrina cũng cho thấy cái bất lực của chính quyền một nước giàu có nhất thế giới trước tai ương rơi vào dân thiểu số gốc Phi Châu. Nó cũng giống như nạn đói nhiều năm vào thế kỷ 18, nhất là vào các năm 1752 và 1774, ở Đàng Trong, đã đưa đến phong trào khởi nghĩa Tây Sơn, và nạn đói năm Ất Dậu 1945, đưa đền lớn mạnh của phong trào Việt Minh ở Bắc Việt. Riêng ông John McCain của đảng Cộng Hoà, ông này là một chính trị gia lão thành của đảng Republican, cũng như là một cựu quân nhân Mỹ đã từng là tù binh ở Bắc Việt trong thời chiến tranh từ 1967 đến 1973. Trước đây ông cũng đã vài lần thử ra tranh cử tổng thống nhưng chưa đạt đến mức đại diện cho đảng Republican như trong lần này. Hơi xui cho ông McCain lần này là giờ đây ông đã lớn tuổi (72 tuổi), và đã từng vào ra bệnh viện nhiều lần vì bịnh ung thư (da). Thỉnh thoảng ông cho thấy ông bắt đầu bị quên trước quên sau, nhất là trong mấy lần tranh biện với ông Obama, ông đi lộn đường khi muốn rời khỏi bục John McCain “sân khấu” tranh biện. Tuy vậy ai cũng mến phục ông John McCain là một người suốt đời đã hiến thân phục vụ cho nước Mỹ, một ông già gân, một chiến sĩ can trường rất xứng đáng được trở thành “tổng tư lệnh” quân đội. Chỉ tiếc một

điều là hiện dân Mỹ đã và đang bắt đầu chán ngán chiến tranh. Khi người Mỹ đồng tâm bầu cho ông thượng nghị sĩ Barack Obama vào chức vụ tổng thống Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ thứ 44, họ đã vô hình chung ghi dấu vào lá phiếu những sự việc hết sức nổi bật như sau: , tức thế hệ sinh ra đời (thật nhiều) sau thế chiến thứ hai, kéo dài khoảng 10-15 năm. Đó là thế hệ của các ông bà Bill và Hillary Clinton và George W. Bush. Một thế hệ đang bị nhiều thế hệ đi sau (X và Y) ghen ghét. Mà thế hệ X thường được xem như thế hệ những người sinh ra đời trong khoảng 1961-76; thế hệ Y trong khoảng 1976-91. Bởi thế hệ sinh sung được hưởng thái bình (trừ chiến tranh Vietnam) và đủ thứ vui buồn cuộc đời. Họ chứng kiến diễn văn nhậm chức của tổng thống Kennedy, theo dõi chiến tranh lạnh, chứng kiến phi thuyền không gian đầu tiên, rồi loài người đặt chân lên mặt trăng, phong trào

Abba

phản chiến, rồi giới Hippies để tóc dài, có những thiên tài âm nhạc như Elvis Presley, the Beatles, ABBA, v.v. Mua được nhà khi giá còn rẻ so với đồng lương. Và quan trọng nhất, suốt cuộc đời của họ - họ toàn thấy nước Mỹ một ngày một lớn mạnh thêm ra, đi đến lãnh đạo thế giới, cũng như đã làm đảo lộn các hệ giá trị xã hội cổ truyền do ông cha để lại. Ông Obama, sinh ra đời vào năm 1961, tức ở khoảng sắp bắt đầu thế hệ X, chứ không phải thuộc thế hệ sinh sung. Và giới ủng hộ vận động viên cho ông, trong những lúc quan trọng, toàn là những người thuộc thế hệ X và Y (đa số da trắng) nắm vai chủ chốt, ngoài khối người Mỹ da đen gốc Phi Châu. Vai trò của thế hệ Y cũng rất quan trọng bởi chính họ

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu - 35 -


đã thuyết phục được các phụ huynh của họ, hãy vì thương con mà bầu cho liên danh Obama-Biden.

. Trong đó có nhiều những giấc mơ của các danh nhân thời đại như anh em nhà Kennedy, mục sư Martin Luther King, tổng thống Lyndon Baines Johnson với chương trình Xã Hội Vĩ Đại Great Society, v.v. Nói trắng ra, đó là hàn gắn vết thương dân tộc Mỹ qua sự kì thị chủng tộc đã nhiều lần đe dọa tổng thống xé nát nước Mỹ. Lyndon Baines Johnson Nổi bật nhất trong chuyện này phải kể đến việc thượng nghị sĩ Obama đã thắng cử vẻ vang các tiểu bang hết sức bảo thủ từ trước như: Ohio, Florida, Virginia và Iowa. Đặc biệt tại Virginia, chỉ 40 năm trước còn có luật cấm hôn nhân dị chủng giữa da trắng và da đen. , cũng như việc chọn lựa bà thống đốc Sarah Palin làm ứng cử viên phó tổng thống phe Cộng Hoà của ông John McCain, cũng cho thấy đây là lần đầu tiên, cử tri Hoa Kỳ bắt đầu phải nghĩ đến giải pháp Trương Vô Kỵ, tức bầu lên những chức vụ quan trọng nhất Sarah Palin quốc gia những người chưa có đầy thành tích hay kinh nghiệm ở chính trường. Ông Obama mới làm thượng nghị sĩ chỉ trên dưới 4 năm trong nhiệm kỳ đầu, trong khi bà Palin mới làm thống đốc một tiểu bang rất nhỏ là Alaska, chỉ mới có 2 năm. Cả hai đều không phải là những người có ô dù ở Washington, hoặc thuộc hay dựa vào những gia đình triều đại có thế lực trong đảng ở tại đó. Sự kiện này cho thấy một mặt nước Mỹ bắt

đầu thấy thế giới đã thay đổi, và ở mặt khác thời mới phải có người mới. Không thể dựa vào những khuôn mặt xưa cũ, bởi thế nào họ cũng không thể đề ra giải pháp nào mới cả. Đó là một trong những lí do mà bà Hillary Clinton, sau cùng phải ngã đạn, bởi ai cũng biết nếu bà trở thành nữ tổng thống đầu tiên, phu quân của bà là ông cựu tổng thống Bill Clinton thế nào cũng trở lại toà Bạch Ốc nhưng lại đứng sau hậu trường sân khấu, rồi đâu sẽ lại trở vào đó mà thôi. , hay ít lắm ông có một ê kíp quân sư rất giỏi. Từ đầu đến cuối, ông là một kịch sĩ rất tài ba. Ông luôn luôn giữ vững phong thái của một người da trắng, và luôn luôn tránh kiểu nói chuyện lớn tiếng, hay nóng giận của người Mỹ gốc Phi Châu. Hay nhất là: (a) ông không nóng giận khi ông McCain nói xỏ rằng ông Obama không hiểu gì hết trong lúc tranh biện; (b) khi ông lên Tivi (chương trình Ellen Degeneres) để nhảy đầm thử cho dân Mỹ xem, ông Obama cũng nhảy đầm nhưng ông nhảy dở theo kiểu người da trắng, chứ hoàn toàn không nhảy theo kiểu “nghề của chàng” của người Phi Châu; và (c) ông Obama đã hết sức tránh né việc cộng đồng tài tử da đen xi nê hay Tivi ra mặt ủng hộ ông, như Oprah Winfrey mà ông từng từ chối lên show của bà trong khi vận động tranh cử. Ông đặt chú tâm vào khối đông đảo cử tri da trắng ở mọi tầng lớp xã hội. Phe đối lập cũng nhiều lần tính chơi Obama, nhưng không thành công bởi lúc nào ông cũng tránh nóng giận và cho người Mỹ biết ông chỉ mặc vào một lớp da màu mà thôi. Cơ thể và đầu óc ông là giống y như một người da trắng. Cao điểm của việc “chơi” ông Obama xảy ra khi một tờ báo lớn Mỹ đăng tranh hí họa ông Barack và bà Michelle Obama mặc quần áo dã chiến, mang súng ống chạm bàn tay nắm vào nhau theo kiểu người

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu - 36 -


Phi Châu “bonjour” với nhau tại phòng bầu dục của toà Bạch Ốc, trên vách có treo ảnh của Osama Bin Laden nhìn xuống. Nhưng cũng không hiệu quả gì hết, mà ngược lại nó đã thúc đẩy những cử tri thầm lặng quyết liệt xuống đường đi bầu hơn vào ngày 4 tháng 11, và bầu cho phe Dân Chủ của Obama. dân chúng Mỹ đã được chuẩn bị tinh thần rất kỹ về việc một người Mỹ da đen lên làm tổng thống Hoa Kỳ. Đó là việc phim ảnh hay TiVi Hollywood không ngừng làm phim với vai tổng thống hay thẩm phán, hoặc giám đốc sở cảnh sát, giao cho các tài tử da đen. Nhiều tài tử ăn khách gốc Phi Châu như James Earl Jones, Morgan Freeman, Dennis Haysbert, v.v. đã được giao đóng vai tổng thống Mỹ, ngay từ đầu thập niên 1970’s. Về phía tổng thống vai nữ cũng vậy. Hollywood đã chuẩn bị từ năm 1964 với phim Kisses for My President (Nụ hôn dành cho tổng thnốg của tôi), với Polly Bergen và Fred MacMurray, và gần đây phim loạt chiếu Tivi Commander-inChief với Geena Davis. Và trong kỳ bầu cử vừa qua có thể nói hầu hết các minh tinh ở Hollywood hay giới kịch nghệ điện ảnh nói chung đều ủng hộ liên danh Obama-Biden của đảng Dân Chủ. Nhiều tài tử hay ca sĩ nổi tiếng đã tuyên bố nếu kỳ này phe Cộng Hoà thắng nữa họ sẽ di cư sang Canada sinh sống. Nhưng phe ủng hộ ông John “My friends” McCain thuộc giới Hollywood cũng không ít, và trong đó có cựu tài tử và đương kiêm thống đốc tiểu Bang California là ông Arnold Schwarzenegger, người thuộc đảng Cộng Hoà đã ủng hộ liên danh McCain-Palin hết mình. cho việc vận động tranh cử. Phe ông Barack Obama đã gây được một món tiền kếch xù gần đến $500 triệu Mỹ Kim. Tiền dư đến nỗi vào giờ chót phe Dân Chủ thả tiền ra mua thời lượng để quảng cáo trên các kênh Tivi lớn ở Mỹ. Đây

cũng là một trong những lí do đã khiến bà Hillary Clinton thua cuộc trong chặng đường giành chức ứng cử viên cho đảng Dân Chủ. Đến giờ chót bà Clinton thiếu nợ trên $20 triệu đô la, và nghe đâu ông Obama đã gíúp bà Clinton trả món nợ này, xem như món nợ chung của phe Dân Chủ. Trong khi đó tiền vận động tranh cử của ông McCain khi lên khi xuống, không đều, rất nghèo khi bắt đầu, nhưng sau khi bầu cử còn dư độ $60 triệu.

đắc cử hơn. Không phải vì ông Obama là người đưa giải pháp hoà bình tốt đẹp cho toàn cầu – nhưng bởi lập trường ông Obama có vẻ sẽ tránh việc ăn hiếp, hay bẻ tay, các quốc gia cứng đầu (thuộc thế giới “Tự Do”) không chịu theo sát đường lối của Hoa Kỳ như thời ông tổng thống George W. Bush. Tuy nhiên, như đã nói ở trên, không ai biết được tân tổng thống Obama sẽ hành xử ra sao đối với vấn đề giao thương mậu dịch. Liệu ông sẽ bắt đầu chính sách bế quan toả cảng, làm khó dễ chuyện nhập khẩu hàng hoá vào nước Mỹ để bảo vệ công ăn việc làm của người Mỹ hay không. Chuyện này, không ai có thể tiên đoán được nhưng đã nghe ông nói đến nhiều lần khi vận động tranh cử.

trong suốt hai tháng 9 và 10, trước ngày bầu cử vào đầu tháng 11. Cuộc khủng hoảng kinh tế này có thể nói là không tiền khoáng hậu kể từ cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-30, dẫn đến thế chiến thứ 2. Toàn cầu thất thoát gần đến $2 ức Mỹ kim tức $2000 tỷ đô la Mỹ. Mà tâm lý người dân luôn luôn kết nối kinh tế sụp đổ với cơ chế tự do thị trường của phe cực hữu thường xuyên được đại diện bằng đảng Cộng Hoà. Một trang lịch sử mới đang bắt đầu.

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu - 37 -

PHẠM LÂM.


Thân gởi đến các Thân Hữu Petrus Ký, Ban Chấp Hành Hội Ái Hữu Petrus Trương Vĩnh ký / Âu Châu vô cùng đau buồn báo tin cùng các Thân Hữu: Anh Dr. Trần Thủ Danh, Cựu Hội Trưởng Hội Ái Hữu Petrus Ký / Âu Châu vừa từ trần ngày hôm qua 06 August 2008, hưởng thọ 65 tuổi.

Anh Trực ơi, Xin anh chuyển giùm em lời chia buồn đến gia đình anh Danh, nguyện cầu linh hồn anh Danh sớm được về bên cõi vĩnh hằng. Xin các anh chị viết bài chia buồn để em đăng lên báo kỳ tới và cho em xin tất cả tài liệu để có thể viết bài kỷ niệm về anh Danh. Thân mến Trần Gia Bình

Ban Chấp Hành Hội Pký Âu-Châu thành kính chia buồn cùng chị Danh & gia quyến. Nguyện cầu hương linh của Anh Danh sớm về miền Tịnh Độ. Thay mặt Ban Chấp Hành HAHPK/AC Lê Trung-Trực

Xin chia buồn cùng chị Danh và thân quyến. Cầu nguyện hương hồn anh Trần Trần Thủ Danh được an nghỉ nơi cõi vĩnh hằng Gia Đình SôngLô LêNamSơn

Kính Thầy Cô, Anh Chị Em, Thân Hữu Petrus Ký Âu Châu, toàn Thế Giới thân mến, Mùa hè 1995 tại Huebingen, Anh Danh, Chị Hoàng đã có mặt từ giây phút đầu tiên, khi Hội Petrus Ký Cộng Hòa Liên Bang Đức ra đời.

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu - 38 -


Người Anh khả ái của chúng ta, từ những ngày sơ khai đã kề vai, sát cánh với anh em trong Ban Chấp Hành, lãnh nhận trách nhiệm Hội Trưởng, đã đem hết tâm tư, nhiệt tình cống hiến cho sinh hoạt hội; Và nhất là chúng ta không thể quên được những cố gắng hết mình, những đêm anh Danh thức khuya, dậy sớm, không quên nhắc đến sự ủng hộ, đóng góp của chị Hoàng dành cho „Bản Tin Hội“, tiếng nói đầu tiên của Petrus Ký CHLB Đức, và chỉ vài năm sau, với sự phát triển không ngừng đã trở thành „Diễn Đàn Petrus Ký“ hôm nay! Ngày hôm qua, 06 tháng 8 năm 2008, Anh Trần Thủ Danh, Cựu Hội Trưởng Hội Ái Hữu Petrus Ký Cộng Đồng Âu Châu đã vĩnh viễn ra đi. Thầy Cô, Anh Chị Em Hội Viên và Thân Hữu vô cùng đau buồn trước mất mát lớn lao này, Chúng ta xin cùng nhau ngồi lại, tịnh tâm, thắp một nén hương, tưởng nhớ đến người Học Trò, người Anh, người Bạn của Trường Trung Học Petrus Trương Vĩnh Ký-Sài Gòn; Nguyện cầu hương linh anh Danh sớm về an nghĩ nơi cõi Phật. Thành kính chia buồn cùng Chị Hoàng cùng Gia Quyến. Phạm Quốc Phong Hội Trưởng Hội Ái Hữu Cựu Học Sinh Petrus Ký Âu Châu

Rất đau lòng nhận tin buồn anh Trần Thủ Danh đã từ trần,tôi thành thật gửi lời chia buồn cùng tang quyến. LỜI CHIA BUỒN Tin buồn đến thật bất ngờ Anh Danh thân quí giã từ trần gian Thoảng nghe lời gió thở than Tang gia quyến thuộc lệ tràn mắt hoe Mưa rơi sũng ướt thềm hè Trường xưa lớp cũ tiếng ve vọng sầu Âm dương cách trở xa nhau Ngậm ngùi bằng hữu bạc đầu tiếc thương Nén nhang thắp khói buồn vương Cầu hồn thiêng sớm về nương Vĩnh Hằng

Anh Trực & Ban Chấp Hành Hội Ái Hữu Petrus Ký/Âu Châu thân mến, Trước sự ra đi vĩnh viễn của một người anh Petrus Ký và cũng là một sự đau lòng to tát cho Hội Ái Hữu Petrus Ký/Âu Châu, chúng tôi, Hội Ái Hữu Petrus Ký – Nam California, xin thành thật chia buồn cùng Ban Chấp Hành và cùng gia quyến của Anh Trần Thủ Danh. Tạm biệt Anh Danh. Nguyễn Tấn Pháp & Ban Chấp Hành Hội Ái Hữu Petrus Ký – Nam California

Chào anh Trực, Cám ơn thư thông báo tin buồn nầy của anh. Bây giờ Đức mới vừa đọc được thư và vừa nói chuyện điện thoại ngắn với anh Thảo. Từ Berlin Đức nhờ các anh chuyển lời chia buồn của Đức đến với gia đình anh Trần Thủ Danh. ”nghĩa tử“ = ”nghĩa tận“ Em Vũ Hùng Đức

Nhận được tin buồn : Anh Trân Thủ Danh, Cựu Hội Trưỡng Hội Ái Hữu Pétrus Ký / Âu Châu vừa từ trần ngày 06.08.2008 hửong thọ 65 tuổi . Xin thành kính phân ưu cùng chị Trần Thủ Danh cùng tang quyến và cầu nguyện hương hồn anh Danh sớm tiêu diêu nơi miền Cực Lạc.

Thành kính phân ưu TRẦM VÂN - Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu - 39 -

Vợ chồng ĐỖ THANH TÂM ( Cựu Pétrus Ký 61-68 )


Tôi xin thành thật chia buồn cùng gia quyến. Việc ra đi của anh Danh cũng là mất mát lớn của hội Petrus TVK. Dain Bui

Bình thân, Anh Chị sẻ tháp tùng Anh HT Phong cùng Anh Chị Trực+Sơn đến tiển đưa Anh Trần Thủ Danh.ra đi. Anh cũng dự tính khi về sẽ viết lá thư tạm biệt “người làm báo “ của Hội, người sư huynh đáng kính. Thân

Thành Thật chia buồn cùng chị Hoàng và các bạn trong hội PK Âu Châu . Tôi có dịp biết và trò chuyện với anh Danh từ lần đại hội năm 2000 và năm 2004 . Tin nầy thật là bàng hoàng . Cầu mong anh sớm về với Phật .

Huỳnh Hiếu Thảo TTK – HAHPKAC

CHIA BUỒN Nhận tin anh TRẦN THỦ DANH vừa qua đòi ngày 6.8.08 gia đình Hoa,Thảo (Viersen) xin thành kính phân ưu cúng gia đình anh chị Danh.Chúc linh hồn anh yên nghĩ trên cõi vĩnh hằng. Thành kính

nmchâu & hoàng yến

Xin chân thành chia buồn cùng các anh em PKý đã mất đi một người anh quý, một người bạn thân thương và nhiệt tình. Xin cho tôi được chia sẻ nỗi đau đớn tíếc thương này với gia đình anh Danh và cùng các anh em trong đại gia đình Pký. Gia đình Nguyễn Hữu Huấn CVA 66 Hamburg

TRẦN TIẾN HÓA,THU THẢO.

Xin thành kính chia buồn cùng tang quyến và nguyện cầu hương linh của anh Danh được sớm về miền vĩnh cửu an lạc.

Chúng tôi xin thành thật chia buồn cùng gia quyến anh Trần Thủ Danh.

Xin được chia xẻ với BCH và ACE Pétrus Ký Âu Châu nổi buồn đã mất đi một người bạn thân quý.

Vô cùng thương tiếc cho sự ra đi của anh. Gia Đình PetrusKy lại mất đi một nguười bạn, một học trò PetrusKy.

TônTườngVũ

Tôi nhớ những lần họp mặt trong nhũng kỳ trại, cùng với anh Danh đánh Tennis. Đời người thật ngắn ngủi. Cầu Chúc linh hồn anh tiêu diêu miền cựu lạc. Ngôn Trần-Thanh

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu - 40 -


Thay mặt nhóm petrusky.org, Hảo xin gởi lời chia buồn với gia đình anh Danh. Cầu mong linh hồn anh Danh sớm tiêu diêu miền cực l5c.

Thân gởi đến các Thân Hữu Petrusky,

Hao Nguyen.

Kính gửi chị Danh, Thay mặt A/E Petrus Ky 63 - 70, em kính xin Thành Kính Phân-Ưu cùng chị và tang-quyến trươc một mất mát quá lớn-lao.

Nhận được tin buồn anh Trần Thủ Danh, một hội viên nhiệt tâm có mặt từ ngày đầu thành lập Hội Petrus Ký tại Cộng Hòa Liên Bang Đức, là người góp công xây dựng tờ "Diễn Đàn Petrus Ký" của Hội đến nay, vừa qua đời. Xin thành kính chia buồn cùng quý Hội, cùng chị Hoàng và gia quyến. Cầu chúc hương hồn anh Danh yên nghỉ ngàn thu trong cõi vĩnh hằng. Gia dinh L.D. Châu-Thủy

Nguyện chúc hương-linh anh sớm về miền Tịnh-Độ. Thành Kính, Hoang Manh Hung-Dung (Pky 63 - 70)

Thành Kính Phân Ưu, một PK đã ra đi... buồn lắm. Trần Việt Hải

Trực mến. Nhờ Trực chuyển lời phân ưu cuả Thầy Liêm đến gia đình Trần Thủ Danh. Thấy hết sức xúc động khi được tin buồn Trần Thủ Danh đã sớm lià bỏ cõi đời. Danh đạ từng liên lạc với Thầy nhiều lần trước đây để bàn về công việc của hội cũng như tờ đặc san Petrus Ký Âu Châu. Những lần Thầy sang tham dự đại hội đều có gặp Danh, nói chuyện thân mật, trao đổi ý kiến lợi ích cho hội. Rất trí thức, rất tích cực trong việc phục vụ cho hội Petrus Ký, Danh c1 nhiều phẩm cách làm cho thầy hết sức thương mến. Thấy không bao giờ quên Danh dù Danh vẫn không còn có mặt với anh em Petrus Ký Âu Châu nữa. Thầy ngậm ngùi gởi lời chia buồn đến gia đình Danh và hội Petrus Ký Âu Châu, và nguyện cầu vong linh Danh sớm tiêu diêu cõi vĩnh hằng. Thầy Liêm.

Thành thật chia buồn cùng gia đình chị Danh và tang quyến . Xin chúc hương hồn anh Danh được sớm tiêu diêu nơi cõi vĩnh hằng . Trần Quang Hải (Pky/Pháp) PetrusKy 61 http://tranquanghai.info/index.php?lang=vi

Nguyễn Thanh Liêm Cựu Hiệu Trưởng trường Petrus Trương Vĩnh Ký http://www.dongnaicuulong.com/ - Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu - 41 -


PK lê Anh Dũng, Nam Cali rất đau buồn nghe tin PK Trần Thủ Danh vừa mới ra đi! Ôi! đôi ngã phân ly, Kẻ sau người trước, Ngẫm chuyện cổ thi Nước xuôi chảy ngược?

PHÂN ƯU Được tin trễ: Anh TRẦN THỦ DANH Cựu Hội Trưởng Hội Ái Hữu Petrus Ký Âu Châu

Nổi buồn nhân gian, Ðời người ngắn ngủi Chim bay về ngàn... Chào nhau lần cuối!

đã mãn phần ngày 06 Tháng 8, năm 2008, hưởng thọ 65 tuổi.

Chúc hương hồn PK Trần Thủ Danh an nhàn noi vĩnh cữu Xin chia buồn cùng tang quyến. Gia Ðình PK65 Lê Anh Dũng

Hội Ái Hữu Trường Trung Học Petrus Trương Vĩnh Ký San Diego, California, Hoa Kỳ thành kính chia buồn cùng Hội Ái Hữu Petrus Ký Âu Châu, chị Danh và gia đình và hết lòng cầu nguyện cho hương linh Anh sớm về cõi vĩnh hằng tịnh độ. Thay mặt Ban Điều Hành Hội Ái Hữu Petrus Trương Vĩnh Ký San Diego

Thành kính phân ưu

Huỳnh Hữu Thuận

Nguyen Qui Dinh

Ngày đầu tiên trở lại làm việc sau 4 tuần vắng mặt. Thật bàng hoàng khi nghe được hung tin này. Thành thật chia buồn cùng chị Danh & gia quyến. Cầu nguyện cho hương hồn anh Danh được sớm về cỏi vĩnh hằng. Thành kính, Uông Thu Hoài & gia đình

Ban liên lạc Thầy Cô & Cựu hoc sinh Petrus Ký-LHP vô cùng đau buồn được tin Anh Trần Thủ Danh ,cụu học sinh Petrus Ký 54-59, nguyên Hội Trưởng Hội Ái Hữu Petrus Ký Âu Châu khóa 97-99 vừa từ trần ngày 6-8-2008 tại CHLBĐức. Thay mặt ban liên lạc Thầy Cô & Cựu học sinh Petrus Ký-LHP chúng tôi xin chia buồn cùng chị Danh và gia quyến và cầu chúc linh hồn anh Danh sớm siêu thoát. TTMinh

Hello Tâm, Xin nhờ Tâm chuyển lại cho gia đình anh Trần Thủ Danh và anh em trong Hội AHPK/Âu Châu Tiến - San Diego

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu - 42 -


Trauerrede von Herrn J. Gozewijn M. Janssen

Ðiếu văn của ông J. Gozewijn M. Janssen

Liebe Frau Tran und erlauben Sie mir zu sagen, liebe Kinder!

Chị Trần thân và - cho tôi được phép gọi - các Cháu thương mến!

Nach seinem Studium in Hohenheim promovierte Ihr Mann und Euer Papa 1975, bevor er 1978 am 1. Januar sein Wissen im Dienste der deutschen Vilomix stellte.

Sau khi tốt nghiệp ở Đại học Hohenheim Chồng Chị và Cha các Cháu đã đạt bằng tiến sĩ vào năm 1975, trước khi Anh mang kiến thức của mình vào phục vụ cho cơ sở Vilomix vào ngày 1.1.1978.

Und es ist gerade dieses umfassende Wissen, das uns immer wieder aufs Neue erstaunt hat. Im täglichen Leben reichte häufig schon ein Telefonat oder ein kurzes Gespräch und man war im Bilde. Sein Literaturrecherchen, Publikationen oder seine bundesweite Mitarbeit in Gremien und Ausschüssen sind auch ein Zeichen dafür, wie sehr sein analytisches Denken und dieses enorme Wissen von anderen, auch von Nicht-Mitarbeitern unseres Unternehmens, geschätzt wurde. Von seinen Gesprächspartnern Diskussionsteilnehmern erwartete er Präzision Kompetenz. Seinen Standpunkt konnte er Vehemenz verteidigen, und unter uns gesagt,… er meistens Recht.

oder und mit hatte

Liebe Frau Tran, bei unserem Gespräch vor zwei Tagen bei Ihnen zu Hause erzählen Sie mir, dass Ihr Mann an erste Stelle nur das Gute im Mensch sah. Sie haben Recht; das tat er. Sein Händedruck war nicht fest, war sanft und kam von Herzen. Ein Schulterklopfen von ihm tat gut und sein Lächeln vermittelte Wärme. Er war ein lieber Mensch, für Sie zweifelsohne ein lieber Partner und Ehemann und für Euch ein lieber Vater! Natürlich fehlt er auch uns. Wir werden ihn nicht vergessen, und das ist keine Floskel. Er ist präsent, er ist sehr präsent. Eine neue Generation junger Menschen, so wie Ihre Kinder Frau Tran, in diesem Fall Studenten aus Osnabrück, haben momentan die Aufgabe übernommen, die von Ihrem Mann und Eurem Vater mit Akribie über Jahren gesammelten Fakten und Daten zu digitalisieren. Eine enorme Arbeit, die Monate, wenn nicht über ein Jahr in Anspruch nehmen wird. Für uns einen Schatz an wertvollem Wissen und Informationen, ein Erbe Ihres Mannes und Eures Vaters, den wir als seine Kollegen und Kolleginnen mit beiden Händen dankbar annehmen. Lieber Danh, denn so dürfen wir dich nennen, herzlichen Dank und Tschüss; wir sehen uns wieder.

Và chính cái kiến thức sâu rộng của Anh đã không ít lần làm cho chúng tôi ngạc nhiên ngưỡng mộ. Thông thường chỉ cần qua một cuộc điện đàm hoặc vài câu trao đổi ngắn gọn với anh là đã đủ để làm cho chúng tôi hiểu và nắm vững vấn đề! Công việc khảo cứu, những ấn phẩm khoa học chuyên môn hoặc những sự cộng tác của anh với các ủy ban cố vấn và hội đồng chuyên gia khắp mọi nơi trên nước Ðức là những đặc điểm dẫn đến sự mến trọng của mọi người, của cả những người không làm cùng hảng, về lối suy nghĩ có hệ thống chính xác hợp lý và cái kiến thức rộng lớn của Anh. Khi nói chuyện hoặc tranh luận, Anh đòi hỏi người đối thoại phải có khả năng và một sự hiểu biết chính xác. Anh luôn luôn biện hộ nhiệt tình quan điểm của mình, và phải thú thật là… Anh thường nói rất đúng lý. Chị Trần thân, trong buổi nói chuyện với Chị 2 ngày trước đây ở nhà Chị, Chị có cho tôi biết là chồng Chị bao giờ cũng nhìn cái tốt của con người trước tiên. Thưa Chị, Chị nói rất đúng về Anh. Anh có cái bắt tay không mạnh lắm, cái bắt tay rất nhẹ nhàng , cái bắt tay đến từ con tim. Một cái vỗ vai khích lệ, một nụ cười nhẹ, tất cả đều tạo cảm giác ấm áp cho người khác. Anh là một người tốt, rất dễ thương, và đối với Chị Anh chắc chắn là một người bạn đồng hành, người chồng yêu quí và đối với các Cháu là một người Cha đáng kính. Dĩ nhiên, chúng tôi cũng thiếu thốn và nhớ Anh. Chúng tôi sẽ không bao giờ quên Anh, và lời này không là sáo ngữ. Anh luôn luôn hiện hửu quanh chúng ta. Một nhóm thanh thiếu niên trẻ thuộc thế hệ mới như các con của Chị, cụ thể là những sinh viên ở Osnabrück hiện đang có bổn phận giữ và lập thành một trữ liệu điện tử những tài liệu của Chồng Chị và Cha các Cháu, đã sưu tập và ghi lại cẩn thận tỉ mỉ từ bao nhiêu năm nay. Ðây là một việc làm lớn lao, sẽ kéo dài nhiều tháng, thậm chí đến cả năm. Ðối với chúng tôi, đây là một kho tàng kiến thức quí giá và những nguồn tài liệu, một di sản của Chồng Chị, của Cha các Cháu để lại, mà chúng tôi, những người bạn đồng nghiệp, rất biết ơn đón nhận với cả hai tay. Anh Danh thân, vâng chúng tôi được phép gọi Anh như thế, chúng tôi thành thật cảm tạ Anh và xin chào Anh; hẹn gặp lại Anh ...

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu - 43 -


rauerrede von Duong Hong An Liebe Hoang, liebe Kinder: Diep,Thu,Quoc,Nam, Danh ist von uns gegangen. Zuerst möchte ich Euch im Namen der vietnamesischen Studenten in HohenheimStuttgart unser tiefes Mitgefühl aussprechen. Wir nehmen an Eurem Leid teil. Seit 1962 kenne ich Euren Vater. Wir besuchten verschiedene Gymnasien, aber seit der Vorbereitungszeit für die Reise nach Deutschland kenne ich ihn sehr gut. Während des Studiums in Hohenheim schätzte ich ihn als einen sehr begabten Student. Neben dem Studium erwies sich Danh als ein AllroundTalent. Er gründete zusammen mit mir eine wissenschaftliche Zeitschrift (TAP SAN KHOA HOC). Die vietnamesischen Studenten sollten ermutigt werden, noch während ihres Studiums wissenschaftliche Beiträge zu schreiben. Ich durfte auch mit ihm den Verein der vietnamesischen Studenten in Stuttgart und Hohenheim gründen, einen der ersten Studentenvereine von Vietnamesen in Deutschland. Er war der erste Vorsitzende unseres Vereins. Später durfte ich auch mit Danh die politische Studentengruppe Bund der Freien Vietnamesischen Studenten, BFVN, ins Leben rufen. Er war der politische Kopf des BFNV und die Zeitschrift TU LUC wurde unter seiner Initiative das offizielle Organ des BFVN. In dieser Zeit tobte der Krieg in unserer Heimat , Danh und der BFVN kämpften unermüdlich für Frieden, Demokratie und Freiheit für Vietnam. Nach der Promotion verließ Danh Stuttgart in Richtung Neuenkirchen. In dieser schönen Gemeinde fand Danh seine zweite Heimat. Neben seiner Berufstätigkeit bei der Firma VILOMIX war Danh weiterhin sehr engagiert. Er hat den Verein der ehemaligen Schüler des Gymnasiums Petrus Ky mitgegründet und wurde dessen erster Vorsitzender. Auch für Petrus Ky gab er eine Zeitschrift (Dien Dan Petrus Ky) heraus. Als Chefredakteur leitete er die Zeitschrift mehrere Jahre. Nicht nur als hervorragender Schreiber, auch als Dichter hatte er einen guten Ruf. Er verfasste viele Gedichte und widmete sie seiner lieben Frau Hoang. Danh liebte die Musik. Er spielte seit seiner Kindheit Mandoline. Auch für den Verein Petrus Ky komponierte er ein Lied. Danh ist gegangen. Viel zu früh. Seine Träume für ein freies, demokratisches Vietnam wurden nicht verwirklicht. Nach der buddhistischen Lehre wird Danh aber zurückkommen, in Gestalt eines ehrenwerten Menschen und dieser Mensch wird Wertvolles für Vietnam und für die Menschheit leisten.

Điếu văn của Anh Dương Hồng Ân Chị Hoàng thân mến, các cháu Diệp, Thu, Quốc, Nam thân mến Danh đã vĩnh viễn ra đi. Trước tiên tôi xin được phép thay mặt các cựu sinh viên Việt Nam vùng Hohenheim-Stuttgart chuyển đến chị và các cháu lời cảm thông chân thành. Chúng tôi thành thật chia buồn cùng gia đình. Tôi đã quen với Danh từ năm 1962. Tuy chúng tôi học ở hai trường trung học khác nhau, nhưng trong khoãng thời gian chuẩn bị cho chuyến du học sang Đức, chúng tôi đã thân thiết với nhau. Thời gian học Đại Học ở Hohenheim tôi rất ngưỡng mộ anh - Một sinh viên đa tài. Ngoài việc học, anh cũng đã chứng tỏ là một người đầy tài năng trên mọi lãnh vực khác. Anh đã cùng tôi thành lập „Tập San Khoa Học Hohenheim“ với mục đích kêu gọi sinh viên Việt Nam làm quen với việc nghiên cứu khoa học ngay từ lúc còn đi học. Tôi cũng được góp sức với anh thành lập Hội Sinh Viên Việt Nam tại Stuttgart, một trong những hội Sinh Viên Việt Nam đầu tiên tại Đức và người Hội Trưởng đầu tiên là anh. Với sáng kiến của Danh, tờ báo „Con Đường“ của Hội Sinh viên Việt Nam tại Stuttgart cũng được ra đời. Những năm sau đó Danh và một số bạn bè cố gắng động viên ý thức chính trị trong tập thể sinh viên qua việc thành lập Liên Đoàn Sinh Viên Việt Nam Tự Do (Bund der freien vietnamesischen Studenten/BFVN). Anh đã là đầu tàu của BFVN- và của tờ báo Tự Lực, tiếng nói chính thức của Liên Đoàn. Trong khoãng thời gian này, chiến tranh nơi quê nhà của chúng ta đã đến thời kỳ khốc liệt. Danh cùng Liên Đoàn Sinh Viên Việt Nam Tự Do đã tranh đấu không mõi mệt cho Hòa Bình, Dân Chủ, Độc Lập và Tự Do cho đất nước Việt Nam. Sau khi tốt nghiệp luận án Tiến Sĩ, Danh rời Stuttgart đi Neuenkirchen. Anh đã tìm được nơi vùng đất xinh tươi đẹp đẽ này một quê hương thứ nhì. Bên cạnh công việc làm hàng ngày tại hãng Vilomix, anh vẫn tiếp tục tích cực tham gia những sinh hoạt hội đoàn. Anh đã đóng góp trong việc thành lập Hội Ái Hữu Cựu Học Sinh trường Trung Học Petrus Ký và đã là một trong những Hội Trưởng đầu tiên. Với Hôi AHPK anh cũng đã cho ra đời „Bản Tin Hội“ sau này trở thành „Diễn Đàn Petrus Ký“ một tờ báo mà anh đã bỏ nhiều công sức, tâm tư với trách nhiệm Trưởng Ban Biên Tập. Không chỉ là một người viết văn độc đáo, là Thi Sĩ anh cũng được nhiều người ngưỡng mộ. Anh đã sáng tác nhiều bài thơ tặng riêng cho ngưòi vợ yêu quý - chị Hoàng. Danh rất yêu Âm Nhạc, từ thời niên thiếu anh đã chơi đàn Mandoline. Anh cũng đã sáng tác một bài nhạc riêng cho Hội Petrus Ký (Họp bạn Petrus Ký). Danh đã ra đi, ra đi quá sớm khi những ước mơ cho một nước Việt Nam Dân Chủ, Độc Lập và Tự Do chưa được hình thành. Tuy vậy theo tinh thần Phật Giáo, chúng tôi tin rằng Danh sẽ còn trở lại để tiếp tục phục vụ cho đất nước Việt Nam và cả Nhân Loại trong hình hài của một con người đáng kính mới. Danh thân mến, anh đã ra đi, nhưng anh vẫn sống mãi trong lòng chúng tôi. Chúng tôi sẽ không bao giờ quên anh.

Lieber Danh. Du bist von uns gegangen aber Du bleibst in der Erinnerung bei uns. Wir vergessen Dich nie.

Chị Hoàng thân mến, các cháu Diệp, Thuư, Quốc, Nam thân mến, một lần nữa xin gởi đến gia đình lời thành kính phân ưu và chia buồn của tất cả chúng tôi.

Liebe Hoang, liebe Kinder: Diep,Thu,Quoc,Nam nochmals unser herzliches Beileid und Mitgefühl.

Thay mặt các bạn Việt Nam từ Hohenheim và Stuttgart Dương Hồng Ân

Im Namen vietnamesischer Freunde aus Hohenheim und Stuttgart. Duong Hong An. - Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu - 44 -


Chiều nay nhớ pháo hồng bên thềm cũ, Đàn trẻ thơ xúng xính nếp áo hoa. Cười lã lơi nghìn mai đào hé nụ, Say đắm tình xuân say đắm chan hoà. Nơi quê xa khi mọi nhà háo hức, Xuân bên trời âm u lạnh tuyết sương. Đêm giao thừa mình ta nơi phòng trực, Nghe hồi chuông rền rĩ nóc giáo đường. Tìm đâu nữa cảnh làng quê gần Tết, Mùa gặt xong trời cũng sắp tàn đông. Bên bếp hồng trông bánh chờ năm hết, Tiếng cu kêu vang khắp ngọn ngô đồng. Chiều ba mươi theo dòng về chợ huyện, Con nước ròng đưa lữ khách về xuôi. Sau hàng cau ngọn nêu nhìn lưu luyến, Nghiêng mảnh hồn quê tiếc nuối không nguôi.

Sân trường cũ một ngày vui mở hội, Khi mùa thi Lục cá nguyệt đã xong. Lũ học trò mong Tết mau đến vội, Xem báo xuân Trưng Vương, Lê Văn Duyệt, Gia Long. Tai âm vang tiếng nhạc xuân vương đọng, Đất khách chiều nay lạc lõng một đời. Nửa bản đàn tất niên còn vang vọng, Bạn bè đâu nay lưu lạc cuối trời. Trong giấc mộng em về như cánh bướm, Vờn bên hoa ghé nhẹ xuống đời ta, Áo lụa vàng một trời mãi thắm đượm, Nụ cười giao niên với nỗi nhớ xa nhà. Ta mong ước xuân thanh bình lần nữa, Gieo khắp trời muôn sắc Nhị Độ Mai. Để thắy mắt em cả hồn xuân chan chứa, Tự buổi thanh xuân rồi mãi mãi không phai.

Ngày đầu năm bao làn người lũ lượt, Trên khắp sân chùa Xá Lợi ,Lăng Ông. Trong khói hương bao gái xuân tha thướt, Khấn nguyện suốt năm tình thắm duyên nồng.

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu - 45 -

Phạm Tuấn Kiệt.


Hình trích từ http://www.oiseaux.net/photos/philippe.pulce/

1. Đặc điểm về loài chim Chim là loài động vật có mặt khắp nơi trên Trái Đất; môi trường sống đa dạng từ bụi rậm, bọng cây, ngọn cây, bầu trời, bờ sông, suối, sa mạc, đồng cỏ cho đến nơi lạnh lẽo như Bắc cực và Nam cực. Nhiều loài có thể lặn sâu 70m dưới nước, nhiều loài bay cao hàng chục cây số trong không khí. Kích thước cũng rất khác biệt nhau : chim hút mật Kolibri không lớn hơn 2 lóng tay, nặng 20 gr, ngược lại chim đà điểu cao 3 m, nặng 150 kg.

Chim hút mật Kolibri

Chim giống nhau qua bộ lông, 2 cánh, 2 chân có móng và một mỏ, qua các bộ phận đó chúng phân biệt với các loài thú khác. Lông chim có số lượng nhiều nhất là lông bao, phủ toàn thân chim tạo nên hình thoi tròn của thân thể để giảm sức cản của không khí khi bay và để giữ nhiệt độ cơ thể ở mức trung bình là 40°C. Phía trong các lông bao, có một loại lông rất mềm, nằm sát với da, xốp như bông đó là lông bông. Lông bông giữ cho cơ thể thêm ấm do đó các loài chim ở xứ lạnh có nhiều lông bông, vào mùa đông lông bông nhiều hơn mùa hè. Ngoài ra trên cơ thể chim còn có một loại lông rất mịn mọc ở gốc các

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu - 46 -


lông bao gọi là lông tơ. Các lông mọc ở cánh và đuôi rất chắc và cứng gọi là lông ống. Các loài cú săn đêm là loài ăn chuột có cơ quan giảm âm ở lông cánh làm cho chim cú không phát ra một tiếng động nhỏ nào. Tùy theo cách sinh hoạt và hình thể các loài chim được phân biệt như chim bay, chim bơi lội, chim lặn, chim vượt đại dương, chim trèo, kiến trúc sư, thủ công nghệ, bắt cá v...v... Bài nầy giới hạn ở một vài loài chim sống gần nhà, vườn, nông trại, ao, hồ, rừng, đồng trống, đồng luá mì, không đề cập đến các loài chim biển, bờ biển, trên núi.

2. Lợi ích của các loài chim Các loài chim rất có ích cho con người; chúng rất đa dạng và tánh chất nầy góp phần vào sự cân bằng môi trường sống trên Trái Đất; ngoài ra qua lưới thức ăn các loài chim cũng có thể chỉ điểm về hiện diện của các chất độc trong môi trường.

mầm từ nơi dự trử bị bỏ quên. Trường hợp điển hình là chim quạ thông (Eichelhảher, geai des chênes). Vào cuối mùa hè và đầu mùa thu nó lo chôn dấu dự trử dưới đất các trái sồi để ăn. Nghiên cứu cho thấy 35 qua thông chôn dấu 200.000 trái sồi trong 10 ngày. Sau đó chúng lại quên và từ nơi đó các trái sồi nẩy mầm và rừng sồi được từ từ xuất hiện. Người Đức đặt tên nó là Eichelhảher, người Pháp gọi là geai des chênes hay Le Planteur (kẻ trồng cây), nhưng tại Việt Nam cây sồi rất hiếm và mọc trên núi cao, nó ăn trái thông nên người Việt đặt tên là quạ thông. Nhiều loài chim là nhân viên vệ sinh vì nó tiêu thụ sâu bọ, ấu trùng, ngăn chận sự xuất hiện ồ ạt của côn trùng ăn hại có thể gây thiên tai cho cây trái, rau cải và con người. Loài chim tác động điều hòa các hiện tượng trong môi trường. Môi trường sống của chim được phân chia ra nhiều loại và nhiều loài chim sống ở nhiều môi trường khác nhau thí dụ vừa sống gần con người vừa sống trong rừng hoặc ngoài đồng. Sự phân chia theo khu vực như sau :

2.1. Cân bằng môi trường sống Sự bành trướng của các loài cây lớn cũng như cây bụi dính liền với các cơn gió và đời sống của loài chim. Chim ăn trái, sau đó hột đi qua đường ruột để được đưa ra ngoài cách đó 300 km. Chim được xem như phương tiện chuyên chở cho các loài cây như cây nhựa ruồi (Đức : Stechpalme, Pháp : houx), cây sơn trà (Weißdorn, aubépine), mâm xôi (Brombeere, mure), hương lộc (Holunder, sureau), giáng tuyết (Schneeball, boule-de-neige), việt quốc (Heidelbeere, myrtille), thanh hương trà (Vogelbeere, sorbe) v...v... Hột của các loài cây tăng khả năng nẩy mầm sau khi đi qua ruột của chim.Tại Âu Châu trái của một vài loài cây được nhiều loài chim tiêu thụ, như vậy sự biến mất của một loài chim không có nghiã là loài cây đó bị tuyệt giống, trong rừng Âu Châu sự gắn bó của các sinh vật rất chặt chẽ, sinh vật nầy tùy thuộc sinh vật kia và ảnh hưởng qua lại nhau. Nhiều loài chim dấu dự trử dưới đất trái sồi (Eichel, gland), hạt dẻ (Haselnuss, noisette), hạt óc chó (Walnuss, noyer), trái dẻ gai (Buchecker, faine). Nhiều nơi dấu không được tìm thấy trở lại vào mùa xuân năm kế tiếp, do đó nhiều loài cây nẩy

Chim sẻ đồng

Môi trường sống : nhà, vườn, nông trại. Sẻ nhà (Haussperling, moineau domestique), sẻ đồng (Feldsperling, moineau friquet) sống gần con người, dưới nóc nhà, nông dân thường xem như loài phá hại vì nó ăn ngũ cốc nhưng chúng cũng bắt sâu bọ. Bạc má đen (Kohlmeise, mésange charbonnière), bạc má xanh

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu - 47 -


Chim bạc má đen

(Blaumeise, mésange bleue) ăn rệp cây, sâu róm và nhiều sâu bọ khác, sống trong công viên, bụi rậm. Hoét đen (Amsel, merle noire), hoét ca (Singdrossel, grive musicienne) ăn ốc, ấu trùng, sâu bọ, sống trong rừng, cảnh quang có hàng rào cây bụi, rừng, rừng hổn hợp, công viên, vườn có cây và cây bụi. Mai hoa (Buchfink, pinson des arbres) sống gần con người nhưng cũng sống trong mọi loại rừng, công viên, vườn, lùm cây, tiêu thụ hạt của các hoa hồng dại, góp phần vào sự bành trướng của hoa hồng sau thời đại Băng hà. Én đen (Mauersegler, martinet noir), én nhà (Mehlschwalbe, hirondelle de fenêtre) sống dưới mái nhà, ngôi nhà, ăn rệp cây, ruồi, muỗi, nhện. Én bụng trắng (Rauchschwalbe, hirondelle rustique), sống trong thành phố, dưới gầm cầu, nhà chứa cỏ, ngũ cốc , ăn sâu bọ đang bay, bươm bướm, chuồn chuồn. Cắt lưng hung (Turmfalke, faucon crécerelle) làm

ổ trên các cao tầng, nhà thờ hay hảng xưởng, khi kiếm ăn bay ra đồng, đồng cỏ kế cận, cần nơi ẩn nấp để rình mồi, ăn chuột đồng, chuột rừng. Cú mèo (Waldkauz, chouette hulotte), sống trong rừng trên các cây cao và già, bộng cây, công viên, nhà ở, ăn sâu bọ, nhưng thức ăn gồm 90% là chuột. Môi trường sống : các loại rừng. Quạ thông. Chim gõ kiến hoa lớn (Bunt-Specht, pic épeiche), làm ổ trên các cây dẻ gai già nơi các nhánh lớn rụng vì nơi đó gỗ bắt đầu mục. Sau khi trú ngụ, ấp trứng nuôi con, chim gõ kiến bỏ đi nơi khác, các loài chim khác như chim trèo (Kleiber, sittelle torchepot), bạc má xanh, bạc má đen, oanh đuôi đỏ (Gartenrotschwanz, rougequeue à front blanc), cú Tengmaln (Rauhfußkauz, chouette de Tengmaln) lại đến ở đó vì hang được xây dựng rất tốt : hang xéo Cắt sáng lưng hung xuống dưới nên ánh mật trời không chiếu vào được, các trứng được dấu không sinh vật nào khác nhìn thấy và được che chở chống tia sáng mặt trời. Chim gõ kiến xứng đáng được gọi là kiến trúc sư. Chim gõ kiến ăn sâu bọ, kiến, ấu trùng, chuột rừng, nấm, rêu, hạt thông. Ưng lớn (Habicht, autour des palombes) được

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu - 48 -

Cú mèo


Chim hoét ca

Chim mai hoa

Én bụng trắng

Kinh Thánh chú ý đến : đậu trên chót vót hòn đá, từ đó nó rình mồi, mắt nó thấy mồi ở xa (Gióp 39 : 31-32). Ưng lớn sống trong rừng gần bờ ruộng, đồng cỏ, núi đá. Mồi của nó gồm chim nhỏ, chim đa đa (Rebhuhn, perdrix grise) hay thỏ con, do đó nó bị các thợ săn giết chết xem như đối thủ tranh dành mồi. Thật ra ưng lớn thường săn các thỏ bị bệnh hay già yếu, dọn sạch môi trường trong nhiệm vụ của một nhân viên vệ sinh. Chim cắt lớn (Wanderfalke, faucon pèlerin), bay nhanh, xông bắt chắc chắn nếu mắt chim nhìn thấy được mồi. Trong thành phố nó bắt bồ câu, giữ - Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu - 49 -


số lượng bồ câu không trở thành một tai vạ. Số lượng chim cắt giảm nhiều vì chất độc DDT làm cho trứng mỏng, khi ấp, trứng bị bể vì sức nặng của chim mẹ. Chim và trứng bị đem đi bán sang các nước Á rập cho các ông hoàng

máy cày hoạt động trên đồng ruộng chúng liền

Sẻ ngực đỏ

Ưng lớn

Cắt lớn

nuôi và dùng nó đi săn thú. Chim cắt là biểu tượng của giàu sang phú quí tại các nước có dầu hoả ở Trung Đông. Sẻ ngực đỏ (Gimpel, bouvreuil pivoine) ăn trái cây, hột cỏ dại, đọt non của các cây trái do đó các nhà trồng cây ăn trái không ưa thích chúng. Oanh vàng (Pirol, loriot d’Europe) ăn trái táo và lê, sống trong rừng sồi, dẻ gai, rừng ẩm ướt, công viên. Chúng thích nơi yên tịnh trên ngọn cây cao. Chích ngực đỏ (Rotkehlchen, rougegorge familier) sống trong rừng, công viên, vườn có nơi ẩn nấp, đồng có cây, ăn côn trùng, ốc nhỏ. Cò đen (Schwarzstorch, cigogne noire) là chim rừng sống rục rè trong các rừng lá rộng hay rừng hổn hợp ẩm ướt, các ao, hồ, sông trong rừng; mồi của nó gồm ếch, nhái, cá, các loại côn trùng lớn. Cò đen rất hiếm, cho nên trong tình trạng bị đe dọa. Môi trường sống : đồng lúa mì, đồng trống. Te te mào (Kiebitz, vanneau huppé) làm ổ trên mặt đất, sống thích nghi với canh nông, khi

Oanh vàng

theo sau để ăn trùng, sâu bọ, ốc. Sẻ bụi cổ nâu (Braunkehlchen, tarier des prés) làm ổ trên mặt te màophá do các thay đổi đất, không muốn bịTequấy trong cảnh quang. Loài chim nầy có thể tồn tại

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu - 50 -


nếu cảnh quang có nhiều diện tích đất hoang, nó ăn sâu bọ, bươm bướm, ruồi, nhền nhện, ốc nhỏ. Chim đa đa (Rebhuhn, perdrix grise) sống trốn trong các hàng rào che gió ngoài đồng có mương, rảnh, đồng lúa mì. Đang bị hăm dọa vì thuốc trừ sâu, diệt cỏ, DDT. Thuốc trừ sâu cần phải giảm nên chỉ được áp dụng khi có sâu bọ, không nên theo lịch trình mà tự động rải. Bách thanh lưng đỏ (Neuntöter, pie-grièche écorcheur) cần hàng rào với bụi gai nơi đồng

Do tiêu thụ và để dành, bách thanh lưng đỏ không những tiêu diệt một số lượng lớn sâu bọ mà còn ngăn chận không cho côn trùng tự do phát triển; chim làm ổ trong hàng rào gai nhọn, hiện nay đã bị dọn dẹp theo luật qui phân điền địa (xem phần 3.5). Môi trường sống : ao, hồ, đầm lầy, sông, suối. Bồng chanh còn được gọi là chim thằng chài (Eisvogel, martin-pêcheur d’Europe), một trong những loài chim đẹp nhất ở Âu châu, nó cần ao, hồ, suối không sâu nhưng sạch sẽ để bắt cá nhỏ, tôm, sâu bọ; làm ổ ở 2 bên bờ ao với dốc thẳng đứng. Sự náo động vì du khách xua đuổi chim bồng chanh, chim cũng có thể chết vì mùa đông quá lạnh. Diệc xám (Graureiher, héron cendré), cuộc sống bị hăm dọa vì sông ngòi thiên nhiên với nhiều cá rất

Sẻ bụi cổ nâu

Diệc xám

Bách thanh lưng đỏ

Chim thằng chài

trống để sống, chúng rình mồi trong bụi rậm. Bách thanh lưng đỏ giết nhiều sâu bọ, cào cào, chuột nhưng không ăn hết cùng một lúc nên ghim các mồi vào gai nhọn hàng rào để dự trử.

hiếm nên diệc xám thường bắt cá ở các hồ nuôi, những chủ hồ xem nó như kẻ thù. Diệc xám bắt cá ngoài ra còn ăn chuột, rắn, ếch nhái, chuồn chuồn nên nó cần đồng cỏ, đồng lúa mì. Hoét nước (Wasseramsel, cincle plongeur) sống gần sông nhỏ, ăn cá hay sâu bọ hai bên bờ sông. Nó cần cây ở bờ sông che chở kẻ thù. Hành động tác hại nhất của con người là làm thẳng các sông ngòi, đốn dẹp các cây và lót đá hai bên bờ sông với mục đích làm cho nước chảy nhanh hơn như vậy cá và sâu bọ nước không có nơi sinh sống, hoét nước cũng không có thức ăn. Chim dẽ giun (Bekassine, bécassine des marais) với mỏ dài có thể đâm xuống bùn để kiếm thức ăn. Lúc xưa người ta săn chim dẽ giun đem bán ngoài chợ, ngày hôm nay số lượng chim rất ít. Đồng cỏ ướt hay đầm lầy bị làm khô để tạo thêm đất, sông ngòi được làm thẳng để nước chảy nhanh, do đó mực nước ngầm rút sâu xuống đất, đất mặt trở nên khô và cứng, chim dẽ giun không thể đâm

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu - 51 -


mỏ xuống để kiếm mồi. Đầm lầy rất quan trọng, nó che chở chống nước ngập : trong thời gian mưa dầm, nhiều dòng nước chảy thành suối cùng một lúc đổ ra sông gây ngập lụt vì sông rút nước không kịp. Đầm lầy chính là nơi hút và chứa nước. Đầm lầy có thể chứa nước 20 lần lớn hơn trọng lượng khô của nó. Nhiều

hiện. Ó cá (Fischadler, balbuzard pêcheur) bắt cá lội trên mặt nước thí dụ cá chép, cá măng ở các hồ thiên nhiên nhưng nhiều lúc nó cũng bén mảng đến các hồ cá nuôi và trở thành kẻ thù củ các nhà nuôi cá. Ngoài ra ó cá cũng bị ảnh hưởng của SO2 từ nhà máy giết sạch cá ở nhiều ao hồ tại Thụy Điển. Thuốc trừ sâu DDT làm cho vỏ trứng trở nên mỏng, trứng bị

Hoét nước

bể khi ấp. Cộng thêm vào các ảnh hưởng đó, các ca nô du khách cũng như môn thể thao câu cá đã xâm chiếm các hồ yên tịnh. Công tác bảo vệ rừng gần ao hồ, qui hoạch các hồ nuôi cá thiên nhiên, thành lập nhiều ổ nhân tạo nơi thích hợp đã góp phần vào sự tái định cư của ó cá. Chương trình như cấm săn bắn ó cá và giảm chất độc trong môi trường đã giúp ích cho tái định cư của ó cá. Chim dẽ giun

Nói chung các loài chim rất có ích cho con người vì chúng tiêu thụ sâu bọ, côn trùng. Nếu không có chim, nhân loại phải sử dụng một số lượng lớn thuốc trừ sâu như vậy môi trường sẽ bị ảnh hưởng nặng nề. Chim tô điểm thiên nhiên trở nên đẹp đẽ thêm qua màu sắc của lông và tiếng hát, chim còn đem con người đến gần thiên nhiên thí dụ qua sự luôn luôn có mặt của sẻ đồng hay sẻ nhà trong vườn, bên lề đường hay dưới mái nhà v...v... Qua chuổi thức ăn chim còn báo nguy về sự có mặt của chất độc trong môi trường.

Sếu cổ trắng

nơi tại Âu Châu bị ngập lụt vì hiện tượng làm khô đầm lầy và làm thẳng sông suối. Sếu cổ trắng (Kranich, grue cendrée) ăn hột cỏ dại, trái sồi và các nhánh cây tươi, ngoài ra nó tiêu thụ chuồn chuồn, sâu bọ, ấu trùng, ốc v...v... Nó làm ổ trên mặt đất nơi đầm lầy, hồ trong rừng, đồng cỏ ướt. Ngày hôm nay số lượng sếu ít dần, vậy nơi làm ổ cần phải được bảo vệ, làm khô đầm lầy không được tiếp tục thực

2.2 Báo nguy về chất độc trong môi trường Trong một hệ sinh thái sinh vật nầy ăn sinh vật khác để tự tồn tại tạo ra chuổi thức ăn, mỗi một loại sinh vật là một mắt xích. Các chất hữu cơ được vận động qua các mắt xích thức ăn, chuyển từ sinh vật nầy sang sinh vật khác. Có những chất không bị phân hủy nhanh như

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu - 52 -


thuốc trừ sâu, trong quá trình vận động trong chuổi thức ăn thuốc trừ sâu có khả năng tích lũy trong mô cơ thể một lượng lớn làm tăng tác dụng của độc tố. Một trong các thuốc có chất gây ô nhiểm là thuốc DDT (DichlorDiphenyl-Trichlorảthan), khởi đầu có trong nước với một liều lượng rất nhỏ dường như vô hại, nhưng qua chuổi thức ăn lượng vô hại ban đầu được tích lũy trở thành có hại. Đó là hiện tượng khuếch đại sinh học trong chuổi thức ăn. Thí dụ nước lúc ban đầu từ trong đất liền chảy ra chỉ có 0,02 ppm, trong cơ thể tôm nhỏ chứa 0,06 ppm (tăng 0,06:0,02 = 3 lần), cá hồng ăn tôm nhỏ chứa 0,3 ppm (tăng 15 lần) và cò ngàng nhỏ ăn cá hồng chứa 5-25 ppm (tăng 250-1250 lần) theo bản sau đây : Số lần khuếch đại

Hàm lượng DDT (ppm)

250-1250

cò ngàng nhỏ

5-25

15

cá hồng

0,3

3

tôm nhỏ

0,06

1

các loài tảo

0,02

thể gây một sự suy giảm số lượng trầm trọng. Sau đó các quan sát tại ổ cho thấy trứng chim bị bể không vì một lý do chánh đáng. Các vỏ trứng quá mỏng nên bị bể vì không chịu nổi sức nặng của chim mẹ khi ấp. Đó là do độc tố DDT. DDT bị cấm sử dụng tại nhiều nước trên thế giới, tại Đức bắt đầu năm 1971, nhưng do giấy phép đặc biệt 25 tấn DDT được rải trên đồng ruộng, rừng và các hệ sinh thái khác từ 19711981. Do thời gian bán phân hủy quá lâu người ta vẫn tin chắc là thuốc DDT vẫn còn tác dụng. Hiện nay nhiều hảng xưởng tại các nước kỷ nghệ vẫn tiếp tục sản xuất DDT và đem bán cho các nước nghèo. Sự cấm tiêu dùng DDT trong phòng chống sốt rét làm cho bệnh sốt rét tăng trở lại tại nhiều nơi. Tại Phi Châu khoảng 1 triệu người chết hàng năm vì bệnh sốt rét.

ppm = 1 phần trong 1 triệu ppm DDT = 1 mg DDT trong 1 kg mô cá hồng : Plötze, gardon cò ngàng nhỏ : Seidenreiher, aigrette garzette

Tác dụng của DDT do nhà hoá học P.Müller tìm thấy năm 1939, công trình được giải Nobel. DDT lúc đầu được sử dụng chống sâu bọ trong khoai tây và trái cây, ở Mỹ chống côn trùng gia súc. Đặc biệt DDT được dùng chống bệnh sốt rét, kết quả rất mỹ mãn. DDT là một chất hóa học rất bền vững. Thời gian bán hủy, thời gian mà phân nửa tổng số phân tử bị tan rả, là 10 năm. Các chất hình thành sau sự tan rả gồm DDE và DDD cũng rất độc và bền vững. Phân tử của DDT và các chất sau phân hủy được phân tán khắp Trái Đất; chúng cũng có trong nước các đại dương mặc dầu người ta rải trên mặt đất. DDT nhập vào cơ thể của tất cả sinh vật qua nước và thức ăn. Sinh vật bị ảnh hưởng nhiều nhất nằm ở cuối mắt xích của chuổi thức ăn đó là sinh vật tiêu thụ cấp II như ó cá và các chim săn mồi. Độc tố DDT được tìm thấy trong mô mở, thận, gan và mật ở tất cả sinh vật cấp cao kể cả con người. Người ta bắt đầu chú ý đến chất độc DDT khi tổng số chim cắt lớn (Wanderfalke, faucon pèlerin) bị giảm nhiều. Nguyên do lúc đầu chưa giải thích được vì săn bắt hay ăn cắp trứng chim không

Cò ngang nhỏ

Cá hồng

Tóm lại các loài chim giúp ích con người khi chúng chỉ sự có mặt của các độc tố trong môi trường.

3.

Bảo vệ các loài chim

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu - 53 -


Mỗi loài chim có một số đòi hỏi trong môi trường như các loại thức ăn động vật và thực vật, các nơi che chở chống các loài thú khác, thời tiết cũng như nơi chúng rình mồi ở trên cao hay bụi rậm. Hiện nay nhiều thay đổi của một số yếu tố đe dọa sự sống còn của các loài chim.

3.1.

Rừng thông thay vì rừng hổn hợp

Rừng thông rất được ưa chuộng vì thông mọc nhanh, cung cấp khối lượng gỗ lớn, tuổi khai thác ngắn và gỗ tận dụng rất cao. Với mục đích đáp ứng nhu cầu kỷ nghệ hóa vào thế kỷ 19 rừng lá rộng được chuyển sang rừng lá kim; các loài chim thích hợp với rừng lá rộng bị bắt buộc giảm nhiều; đa dạng sinh học trong rừng lá kim rất nghèo nàn, do đó các loài chim thích hợp với rừng thông không được thuận lợi trong vấn đề thức ăn. Khi đẻ và ấp trứng chim thích làm ổ trên các cây già, điều kiện nầy ít gặp trong rừng lá kim.

Nhiều loài chim chuyên sống ở bờ hồ, bờ ao nhưng chính các chổ đó là nơi xây cất nhà, các đường đi dạo hay bến tàu thuyền.

3.4. Phá hủy đồng cỏ, đầm lầy Đồng cỏ hoang gọi là Heide (Đức) hoặc lande (Pháp) là nơi cây bụi mọc, lúc xưa là đất rừng. Chăn nuôi trừu, đốn cây và lửa rừng đã biến rừng thành đồng cỏ hoang. Nông dân đến đây khai phá trồng trọt, nuôi trừu và ong. Diện tích đồng cỏ hoang tại Đức bị con người lấn chiếm từ 1,5 triệu ha hiện nay chỉ còn 9.000 ha. Các

Gà rừng đen

3.2. Làm thẳng, làm khô, tráng bêtông các bờ sông suối. Các sông và suối tự tìm đường trong cảnh quang, tùy theo độ dốc và đất nền, vì vậy các sông chảy theo đường quanh co khúc khủyu. Khi ngập lụt nhiều dòng nước mới lại xuất hiện. Để tránh hiện tượng nầy và bảo vệ thung lủng có nhiều khu nhà ở, nhiều đất canh tác và hạ tầng cơ sở lưu thông người ta làm thẳng và tráng bê-tông hai bờ hoặc làm khô các dòng sông, suối; do đó nhiều mảnh đất mới được thành hình thậm chí nhiều khúc sông được làm thẳng cho phép tàu bè đi lại được. Điều bất lợi là sự làm thẳng nhưng không thành lập cơ sở điều hoà nước đọng và mực nước ngầm nên nhiều môi trường sống của chim và thực vật bị phá hủy. Nhiều nơi mực nước ngầm hạ thấp xuống sâu, côn trùng, sâu bọ dưới nước biến mất hoặc đất trở nên cứng mỏ chim không đâm xuống được thí dụ chim hoét nước, chim dẽ giun, sếu cổ trắng v...v...

3.3. Làm thẳng, xây dựng bờ hồ, ao

Sơn ca

loài chim cũng bị đe dọa như gà rừng đen (Birkhuhn, tetras lyre), quạ thông, gõ kiến đen (Schwarzspecht, pic noir), sơn ca (Feldlerche, alouette des champs), sơn ca đồng (Heidelerche, alouette lulu), hoét xám (Wacholderdrossel, grive litorne), bách thanh xám (Raubwürger, pie-grièche grise). Đầm lầy được thành lập do dư thừa nước làm cho các phần thực vật đã chết không phân hủy được và trở thành than bùn. Ngày nay than bùn được khai thác làm nhiên liệu đốt, phân bón hay lót chuồng súc vật. Do khai thác than bùn nhiều loài chim cũng bị đe dọa như gà rừng đen v...v...

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu - 54 -


3.5. Qui phân điền địa (Flurbereinigung, remembrement agricole) Nguyên tắc của qui phân điền địa là tập hợp các phần đất của một chủ đất nằm rải rác khắp nơi lại một chổ để sử dụng máy cày, phân bón, thuốc trừ sâu, hột giống một cách thuận lợi hơn. Các chủ đất tự thoả thuận với nhau trong việc trao đổi các miếng đất ở nhiều nơi khác nhau để mỗi người gôm về một địa điểm hầu nâng cao hiệu qủa kinh tế, giảm bớt công sức làm việc nhưng chịu trách nhiệm trong việc bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ môi trường, kinh tế đường thủy, tiếp tế năng lượng, lưu thông, mở mang nông trại v...v... Các biện pháp trong qui phân điền đîa có thể gây tàn phá cảnh quang canh tác, làm thay đổi cân bằng sinh thái như dẹp bỏ hàng rào cây bụi gai (chim bách thanh lưng đỏ, hoét đen, hoét ca v...v... mất môi trường sống), đốn cây và hủy bỏ vườn cây trái (qụa thông, mai hoa, cắt lưng hung, cú mèo v...v... bị đe dọa), làm khô đầm lầy, đồng cỏ ướt

Nhiều trung tâm du lịch được xây dựng nhưng không có kế hoạch, du khách muốn đi đâu tùy ý, gây xáo trộn cho thú và các loài chim. Các du thuyền trên sông, ao, hồ cũng như câu cá phá rối sự sinh hoạt của chim, chim bắt buộc phải đi nơi khác hay không sinh đẻ được. Một nguy cơ đang tăng dần, giết hại nhiều chim lớn, hậu quả chưa tính được đó là cơ sở phát điện bằng sức gió (Windkraftsanlage, Eolienne).

3.8. Cơ sở phát điện bằng sức gió Trong biện pháp giảm sản xuất khí CO2 chống hiệu ứng nhà kiến, nhiều cơ sở phát điện bằng sức gió được dựng lên rải rác khắp nơi. Tại Kalifornien và Gibraltar nhiều cơ sở phát điện xuất hiện tại một nơi tạo cảm giác như một khu rừng nghiã là cơ sở nầy gần cơ sở kia tạo thành một hàng rào, hàng rào nầy cách hàng rào kia 50 m.

(oanh vàng, cò đen, diệc xám, dẽ giun v...v... không nơi sống), biến các sông thành kinh dẩn nước, hai bên bờ tráng bê-tông (bồng chanh, sếu cổ trắng v...v... không môi trường sống), làm cầu qua sông nhưng gầm cầu bị bịt kín (én bụng trắng không nơi làm ổ). Hàng rào cây bụi và cây lớn bị dẹp bỏ để máy cày lưu thông và làm việc dễ dàng; vườn cây trái bị đốn để trồng các loại khác đem lại huê lợi nhiểu hơn, làm khô đầm lầy, đồng cỏ ướt các sông được biến thành kinh để tăng diện tích đất trồng trọt.

3.6. Chất độc trong thức ăn Phương pháp độc canh trong nông nghiệp và lâm nghiệp giúp ích một vài loài nấm, thực vật hay động vật, các sinh vật nầy phát triển rất nhanh vì không có cạnh tranh của các loài khác kềm giữ chúng lại. Một vài loài sinh vật nẩy nở rất đông và gây nguy hại cho cây trồng. Thuốc trừ sâu hoặt chống cỏ dại rất độc hại cho ký sinh vật nhưng cũng gây nguy hại cho các loài khác, nhiều loài chim cũng bị thiệt hại. Kim loại năng trong bùn ở các dòng sông gây thiệt hại cho chim nước.

Cơ sở phát điện là một sự xua đuổi, một chướng ngại vật và làm mất môi trường sống. Nguy hại hơn nửa là loài chim đụng vào các cánh quạt gió hay vào trụ quạt. Nghiên cứu tại Mecklenburg-Vorpommern cho thấy, đến ngày 13.08.2004 (ngày bắt đầu : không rõ) : 40 diều hâu đỏ (Rotmilan, milan royal), 10 ó đuôi trắng (Seeadler, pygargue à queue blanche), 23 diều bắt chuột (Mảusebussard, buse variable), 10 cắt lưng hung (Turm-falke, faucon crécerelle), 4 cú diều (Uhu, grand-duc d’Europe), 8 quạ đen (Kolkrabe, grand corbeau) v...v... bị chết, đây là các loài chim

3.7. Du lịch và thể thao - Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu - 55 -


4.

Kết luận

Chim rất có ích cho con người, nó tiêu thụ các loài sâu bọ góp phần vào sự cân bằng môi trường sống. Tiếng hát và màu sắc của lông làm cho thiên nhiên tăng phần đẹp đẽ. Từ sau khi thế chiến thứ hai đến nay số lượng các loài chim hát giảm sút rất nhiều. Chúng ta cần cố gắn bảo vệ chúng vì lợi ích chung Ó đuôi trắng

5.

Tài liệu tham khảo

- Nguyễn Cử, Lê Trọng Trải, Karen Philipps : Chim Việt Nam -NXB Lao động-Xã hội, 2000 - Trần Kiên, Hoàng Đức Nhuận, Mai Sỹ Tuấn: Sinh thái học và môi trường NXB Giáo dục, 1999 - Vũ Trung Tạng : Cơ sở sinh thái NXB Giáo dục, 2001 - Võ Quí : Đời sống các loài chim NXB Khoa học và Kỷ Thuật, 1997 - Christiane Wagner : Stickwort ơkologie Econ Verlag, 1991 - Detlef Singer : Welcher Vogel ist das ? Vögel Europas - Kosmos Verlag, 2002 - Hans Gruppe : Naturschutzpark Lüneburger Heide in Farbe - Kosmos Verlag, 1998 - Jirí Felix, Kvetoslav Hísek : Das grosse Naturlexikon Vögel -Karl Müller Verlag, 1998 Cú diều

lớn, số loài chim nhỏ bị thiệt hại rất ít. Nguyên do đụng : 1/ không thấy rõ vì trời tối hay sương mù, 2/ không tính được tốc độ của cánh quạt, 3/ quen bay gần cơ sở phát điện, 4/ đậu trên trụ điện. Tại Mỹ 24 đại bàng vàng (Steinadler, aigle royal) đã chết trong 4 năm, tại Gibraltar 43 kên kên hung đầu trắng (Gảnsegeier, vautour fauve) đã chết trong 2 năm. Theo ước đoán các loài chim lớn có khả năng điều khiển tránh nguy cơ yếu, ngoài ra chúng bay thấp để kiếm mồi dưới đất, chim lớn có sức bay mạnh cho nên không bị cánh quạt gió hất ra ngoài, ngược lại các loài chim nhỏ thường bị cánh quạt đưa ra xa. Đây là một nguy cơ nhỏ nhưng cũng được nêu ra đây.

- Hubert Weinzierl, Richard Keller : Natur im Gleichgewicht - Augsburg Verlag, 1979 Dr. Trương Hoàng Lâm.

Một anh lính được nghỉ phép về thăm người yêu. Tối hôm đó, chàng và nàng ngồi tâm sự dưới bóng cây, thấy người yêu cứ cứng đờ như pho tượng, nàng gợi ý. - Kìa anh, trên cành cây có đôi chim đang "âu yếm" đó. Sao anh cứ ngồi thẫn thờ thế vậy? - Biết làm sao được em yêu. Súng anh hết đạn rồi !

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu - 56 -


Trên 1 chuyến máy bay, phi công thông báo phải bỏ tất cả các vật không cần thiết vì máy bay quá tải. Trước tiên 1 người Mỹ thả 1 vali xuống, anh người Nhật hỏi là cái gì. Anh Mỹ trả lời : - Ðô la đó, nước tui dư xài ! Tiếp theo anh Nhật thả một cái bao xuống. Anh Mỹ hỏi bao đựng gì, anh Nhật trả lời : - là kim cương đó, nước tui nhiều xài hổng hết! Anh người Việt Nam thấy thế sẵn chân đạp luôn hai anh Mỹ và Nhật xuống. Viên phi công hỏi tại sao, anh Việt Nam trả lời : - Mấy thằng ba xạo đó, nước tui thiếu gì !

Trong công viên, một người phụ nữ trung niên ngồi nghỉ trên ghế đá, một người đàn ông đứng tuổi ngồi xuống bên cạnh : - Xin lỗi, chẳng hay bà có phải là nhân viên văn phòng ? Người phụ nữ ngạc nhiên : - Đúng vậy ! Sao ông đoán được ? - Nhìn cái mặt đần đần. Người phụ nữ tức giận : - Mặt ông đần thì có ! Người đàn ông buồn rầu : - Thì tôi cũng là nhân viên văn phòng ! - Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu - 57 -


Vào cuối năm 2008, những ai viết báo về các đề tài liên quan đến “năm cũ” đều bắt buộc phải ghi nhận rằng “năm cũ” bây giờ sẽ bao gồm luôn cho đến năm 2007. Bởi những gì liên tiếp xảy ra từ đầu năm 2008 cho đến ngày tổng tuyển cử tại Hoa Kỳ, và nhất là trong suốt tháng 10, đã và sẽ đánh dấu một biến chuyển rất lớn của toàn cầu. Những biến chuyển cực lớn xảy ra trong vài tháng cuối năm 2008 đã kết thúc một kỷ nguyên cũ, bắt đầu bằng cuộc chiến tranh lạnh sau thế chiến thứ 2, và chiến tranh Triều Tiên, sự vươn lên của các nước Nhật và Đức, rồi đến sự thắng thế của Hoa Kỳ sau xụp đổ của khối Cộng sản, dẫn đến một thời gian khá ngắn ngủi của một thế giới đơn cực. Biến chuyển 2008 đó cũng đã mở màn cho một thời đại mới mà ít ai có thể tiên đoán được “hình thái” của nó ngoài chuyện chuyển hướng đến một thế giới đa cực, với nhiều trung tâm quyền lực và kinh tế trải dài từ Tây sang Đông, cũng như chuyện cử tri Hoa Kỳ đã bầu vị tổng thống thứ 44 người gốc Phi Châu là ông Barack Obama, thuộc đảng Dân Chủ vào ngày 4 tháng 11 năm 2008. Bài này do đó sẽ cố gắng gợi lại hình ảnh của thế giới ngây thơ ngày xưa, ở những mùa Xuân năm cũ, mang liên hệ ít nhiều đến những biến chuyển mang tầm vóc địa chấn cực mạnh xảy ra nội trong năm 2008 vừa qua. Bài này cũng sẽ “bắt chước” kiểu viết của bài năm rồi,

tức viết theo dạng “kỹ thuật số”, một đề tựa nhưng hai ba bản khác nhau. Một trong những chuyện thật quan trọng mà ngày xưa khác với ngày nay, tưởng cần phải ghi lại kẻo quên chính là chuyện ăn uống. Ăn uống trên toàn cầu đã thay đổi rất nhiều trong vòng phần nửa sau của thế kỷ 20. Tại Việt Nam, trước năm 1954, ít ai ở miền Nam biết đến phở, và cho đến khoảng cuối thập niên 1960’s mới có sự xâm nhập của bún bò Huế, rồi đến mì Quảng, mì cao lâu (Hội An), và các món quà vặt, thức ăn điểm tâm, ăn trưa, ăn chiều, xuất xứ từ khắp nơi trên đất nước chỉ lần lượt giao lưu với nhau kể từ khoảng thập kỷ 1980, và hết sức rầm rộ với cao tốc khi thế kỷ 20 kết thúc, chuyển sang thế kỷ 21. Trong biến chuyển giữa hai thế kỷ 20-21, người ta ghi nhận không riêng gì ở Việt Nam, chuyện ăn uống đã bắt đầu được toàn cầu hoá. Thành phố lớn nào của Á Châu, cũng có những tiệm ăn bán thức ăn Trung Đông, Âu Mỹ, và Tàu, Nhật, Thái, và Hàn. Ở các thành phố Tây Phương thì ngược lại, đầy đủ các món ăn Trung Đông, Á Châu và thỉnh thoảng có luôn thức ăn Phi Châu. Riêng các món ăn Á Châu cũng có sự chen chân của đồ ăn Việt Nam, mà ngày xưa thật xưa chỉ có tại Paris và một hai thành phố lớn ở Pháp, hay ở Tân Đảo (New Caledonia), một thuộc địa Pháp có nhiều

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu - 57 -


người Việt di dân sang đó làm phu mỏ hay đồn điền vào trước thế chiến thứ 2.

Cho tới thập niên 1950, khi nói đến thức ăn Âu Mỹ, người ta thường chỉ biết các món ăn thật ngon của “Tây”, hay cùng lắm là đồng hoá món Mỹ với món thịt bò bit-tếch, nhưng khi phân loại các món bít-tếch người ta chỉ có thể nhớ theo kiểu Tây (Chateaubriand, Dianne, Steak au poivre (tiêu hột), v.v.). McDonald’s chỉ ra đời theo kiểu “thương nghiệp đặc nhượng” vào năm 1955, do một thiên tài người Mỹ Ray Kroc mua lại của hai anh em McDonald. Nhưng trong thời buổi ban đầu,

Ray Kroc

McDonald’s chỉ hoạt động trong vòng nội địa nước Mỹ và mãi đến khoảng đầu thập niên 1970, McDonads mới bắt đầu đổ bộ đến Úc và mãi đến khoảng cuối những năm 1970, mới đến Tân Tây Lan. Thực đơn cốt lõi của McDonald’s chính là món bánh mì kẹp thịt nướng Hamburger mang tên thành phố hải

cảng Hamburg ở Đức, thật ra đã xuất hiện tại Mỹ trên 1 thế kỷ trước khi hai anh em Dick và Mac McDonald cải tiến món này với công thức mới. Hiện nay, cũng giống như món phở tái ở ViệtNam, người ta vẫn chưa biết thật sự ai là nhà phát minh ra món “hamburger”, nhưng chỉ biết chắc rằng nó do di dân Âu Châu đem vào nước Mỹ, vào khoảng thập niên 1830. Tuy vậy món thịt bò bầm ăn tươi lại có xuất xứ từ món ăn của các chiến sĩ bận rộn

trên lưng ngựa suốt ngày suốt tháng của Thành Cát Tư Hãn, hiện còn để lại dấu vết qua tên gọi Steak Tartare (món thịt bò tái của quân Thát Đát). Lịch sử ăn uống cũng như nhiều thứ lịch sử khác luôn có khuynh hướng đi một cái vòng, trở lại chỗ cũ, thuở ban đầu. Bánh thịt nướng Hamburger cũng không ra ngoài thông lệ đó. Vào thời chưa có McDonalds, ở Úc và Tân Tây Lan, cũng như tại nhiều quốc gia ở Âu Châu, người ta chỉ biết có món bánh mì thịt thật ngon mang tên hamburger. Thịt ở đây chính là thịt bò bầm rồi vắt lại theo dạng một cái dĩa – khi nướng hoặc chiên lên, toả ra mùi thơm phưng phức giống như món nem nướng. Đặc điểm của bánh hamburger là nó còn có “hành phi” thơm hấp dẫn hoà lẫn với mùi thơm thịt bò nướng hay chiên, kẹp với 1, 2 lát rau xà lách và cà chua, cũng như sốt cà chua mà ở Mỹ thường gọi Ketchup. Ketchup lại có xuất xứ từ tiếng Indonêxia hay Mã Lai [kechap], do người Hà Lan giúp lăng xê, mà [kechap] lại bắt nguồn từ tiếng Tàu Phúc Kiến hay Quảng Đông [ke zap] mang đúng ý nghĩa là “nước vắt cà chua”, với âm [ke] bà con chú bác gần với chữ “cà” trong tiếng Việt.

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu - 58 -


Ở thời tiền-McDonalds đó, tại các thành phố lớn ở Úc và Tân Tây Lan như Sydney và Auckland, hamburger thường được bán trong các tiệm ăn mang đi nhỏ cùng với bánh mì sandwich và càphê, hay sữa sóc milkshake. Loại tiệm ăn take-away này thường đóng cửa sau giờ mặt trời lặn, cũng như hầu hết các cửa hàng bách hoá hay ăn uống. Chỉ trừ 1 xe hàng lớn chế biến từ chiếc caravan, đậu ở đâu đó, thường gần bến tàu, hải cảng, hay bờ sông, chuyên bán bánh mì thịt hamburger, ngon hết xẩy. Những thứ tiệm ăn mở về khuya này cũng thường có món thịt bò bít-tếch kiểu Mỹ. Thức uống thì chỉ có nước ngọt, cà phê, hay trà nóng pha sữa. Và thường mỗi 1 thành phố lớn, ngoài một số tiệm Tàu, chỉ có 1 xe hàng lớn bán thức ăn về đêm theo kiểu này mà thôi. Xe hàng ăn này đóng cửa vào khoảng 11-12 giờ khuya và được kéo về nhà cho đến chiều ngày kế, thì lại được kéo ra trở lại, tiếp tục phục vụ khách hàng ẩm thực về đêm

Leichhardt ở Sydney

Thời khoảng các năm 1950-60, tại các quốc gia nói tiếng Anh - kể cả rất nhiều thành phố tại Mỹ - chưa có, hoặc có rất ít, các tiệm ăn cho người ta đi ra ngoài ăn tối du hí như ở Á Châu. Những người muốn đi ăn ngoài thường chỉ có 1 lựa chọn mà thôi, và đó là tiệm ăn đặt tại các khách sạn lớn trong thành phố, ngoài những thứ quán ăn “di dân” ethnic, như các tiệm ăn Ý ở khu người Ý (Leichhardt ở Sydney, Carlton ở Melbourne), các tiệm ăn Hy Lạp thường ở ngoài city hay ở Newtown, Marrickville (Sydney), hay Richmond (Melbourne), v.v.. Thời chưa có các thứ khách sạn kiểu Mỹ như Marriott, Hilton, Regent, Intercontinental, Sheraton, v.v. xâm lấn hoàn cầu, khách sạn ở các thuộc địa cũ của Vương Quốc Anh như Úc và Tân Tây Lan thường

mang những cái tên quen thuộc một thời như Grand Hotel, Royal Palace, People’s Palace, Majestic, Queens Hotel, Crystal Palace, v.v. Thực đơn ăn chiều tại những hiệu ăn đặt trong những khách sạn này thường giống nhau và đa số là món ăn nấu theo kiểu Ăng Lê. Ngon nhất trong các món ăn Anh chắc phải là món Bò nướng (Roast Beef) với bánh phồng Yorkshire

(Yorkshire pudding). Ngoài ra người ta còn thích món thịt cừu non thường gọi Lamb Cutlets, ngon và ngọt hơn cả thịt bò. Món dỡ nhất người Anh học được từ người Ấn chắc là món xúc-xích (cừu) nấu cà ri (không cay). Món tráng miệng cũng có rất nhiều thứ (như custard pudding, rice pudding, bánh mì nướng có nho, dùng rất nhiều sữa) - mà ngày nay hầu như biến mất trên các thực đơn ở các restaurants tại Sydney, Melbourne, Auckland, v.v. Bởi phải nhường chỗ cho nhiều phát minh mới, và đáng kể nhất trong kiểu phổ thông là món tráng miệng Tiramisu, có xuất xứ từ nước Ý Đại Lợi. Văn hoá về ẩm thực tại những nước nói tiếng Anh có một đặc tính vẫn còn giữ cho đến ngày nay. Đó là bữa ăn thịnh soạn nhất trong tuần là bữa ăn trưa ngày chúa nhật, sau khi đi lễ nhà thờ. Thường là một món thịt nướng – như thịt bò, heo hoặc gà. Một số (rất ít) tiệm Tàu cũng mở cửa muộn cho đến chừng 10 giờ tối. Trừ một số thành phố có Chinatown tức PhốTàu, như Sydney, San Francisco hay New York, có tiệm ăn Tàu mang ít nhiều tính chất Quảng Đông chính tông, phần lớn các tiệm Tàu thời đó đều “lai căng” cho hợp với khẩu vị người da trắng bản địa. Thực đơn cũng hết sức đơn giản, và hoàn toàn theo kiểu Tây phương, tức kêu theo từng

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu - 59 -


món từng dĩa. Cơm thì cơm xào bò, cơm xào gà, cơm xào thịt heo, cơm xào rau cải. Thường mang chung 1 thứ tên là Chop-Suey – xuất xứ từ cộng đồng người Hoa ở Mỹ, tương đương với tiếng Quảng Đông [tsap sui], tức “tạp toái” mang nghĩa thức ăn cắt nhỏ rồi chiên xào tạp nhạp với nhau. Mì thì mì xào bò, mì xào thịt heo, mì xào gà, thường gọi chung là món Chow-Mein (xào mì, hay mì-xào). Hoành

Chop Suey

thánh họ gọi là Short Soup (xúp ngắn), và Mì sợi Long Soup (xúp dài), cho người Tây Phương dễ nhớ. Ngoài ra còn món khá phổ biến là món sườn xào chua ngọt (sweet and sour pork). Đại khái thực đơn tiệm Tàu chỉ có bao nhiêu đó, và ít có tiệm viết thực đơn bằng tiếng Tàu. Trước khi họ mang món ăn chính ra, họ cho thực khách 1, 2 lát bánh mì sandwich trắng trét bơ, gọi là “món khai vị”. (Thiờ đó chưa có xuất hiện bánh mì ổ dài baguette kiểu Pháp, hay các thứ bánh mì nâu hay sour dough). Thời đó, tiệm Tàu gần như không có dùng đũa mà chỉ có dao với nĩa. Đặc biệt nên nhớ, cũng vào thời đó không có tiệm cà ri Ấn hay Thái chứ đừng nói đến Nhật, Hàn, hay Li-băng như ngày nay. Và hoàn toàn không có bánh bao hay các thứ món điểm tâm rất phổ biến ngày nay như Dim-Sum (Điểm Tâm) theo kiểu gọi Mỹ, hoặc Yum-Cha (Nhẫm Xà) theo Úc. Ngay ở Sydney, thành phố có thể nói có những tiệm bán Yum Cha ngon nhất thế giới ngày nay, cho đến khoảng cuối thập kỷ 1970, cả thành phố chỉ có 1 nơi bán Yum Cha theo kiểu HongKong (chỉ trong weekend mà thôi), và đó chính là Mandarin Club, hồi đó đặt ở góc đường Goulburn và Pitt. Vào giữa năm 2008 Mandarin Club đã phải đóng cửa và dời về khu Chinatown, thu gọn lại phạm vi hoạt động. Thời thịnh hành của Mandarin Club

cũng là lúc đồng bào di tản từ VN sang Úc định cư rầm rộ, và cũng là thời cực thịnh của ca sĩ Vũ Công Thành (hồi đó mang tên Timmy Lopez, chuyên ca nhạc ngoại quốc), cũng như của nữ ca sĩ Frances Yip từ HongKong, thỉnh thoảng làm một chuyễn du ca sang Úc. Mandarin Club cũng là một trong vài “câu lạc bộ” hiếm có ở cả nước Úc có trang bị máy Poker Machine (máy kéo chơi xu), thay thế các trò chơi khác của sòng bạc casino cho đỡ ghiền. Cả hai nước Úc và Tân Tây Lan, chính phủ chưa nghĩ ra phải mở casino để kiếm tiền thêm cho ngân quỹ tài chánh quốc gia. Năm 1975 cũng là năm Frances Yip - Diệp Lệ Nghi mà ở Sydney bắt đầu có tiệm ăn Việt đầu tiên mang tên Tiến Restaurant. Nghe đâu, chủ nhân tiệm ăn này là một sinh viên du học tự túc về ngành kỹ sư cơ khí, tại Tân Tây Lan và tại New South Wales (Úc). Và khi bị cắt đứt liên lạc với gia đình vào giữa năm 75, ông ta phải tự lực cánh sinh, vừa học nấu vừa chạy quán ăn. Trăm hay không bằng tay quen, chẳng mấy chốc người Úc biết đến thức ăn Việt Nam, và rồi tên tuổi ông chủ bắt đầu xuất hiện trên báo chí Úc gắn liền với thức ăn Việt. Phần còn lại chỉ là lịch sử bình thường mà thôi. Thời đó thế giới vẫn chưa biết đến đồ ăn Thái Lan hay Hàn quốc. Trở lại câu chuyện bánh mì thịt nướng hamburger và McDonalds. Hai anh em Dick và Mac McDonald, sau khi đã phát minh ra món hamburger làm theo hệ thống dây chuyền của công nghệ, trở nên giàu có trong vòng 6-7 năm và cuối cùng được Ray Kroc mua lại với một hợp đồng sang nhượng hết sức khiêm tốn. Trong đó có khoản sang nhượng bản quyền bị gạch bỏ bởi chỉ là lời hưá suông. Nhiều người cho rằng nếu hợp đồng bán McDonalds cho bản quyền sáng chế được lợi nhuận, gia đình của hai anh em McDonald có thể nhận được

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu - 60 -


mỗi năm ít lắm là $100 triệu Mỹ Kim. Chỉ trong vòng trên dưới 10 năm, McDonalds đã phát triển lên đên 500 tiệm, và bang sang Gia Nã Đại vào năm 1967, rồi mở tại Úc đầu tiên ở khu ngoại ô Yagoona vào năm 1971. McDonalds thành công theo tốc độ vũ bão, dựa vào một nguyên tắc chính mang tính đặc thù kiểu Mỹ. Đó là phẩm chất và phục vụ theo sát tiêu chuẩn công nghệ. Mua hamburger từ McDonalds cũng giống như mua một cây viết máy Parker. Mua đầu tuần cũng như cuối tuần, mùa Đông cũng như Hạ. Hamburger mua ở Yagoona (Sydney) cũng giống như hamburger

cùng loại mua ở Richmond (Melbourne) hay ở Houston (Texas), hoặc ngay ở Moscou (Nga). Chính nguyên tắc này đã được một người Úc gốc Việt đã từng theo học ngành kỹ sư cơ khí tại Tân Tây Lan áp dụng vào món Phở - và đã thành công dữ dội, nổi tiếng khắp thế giới, mang tên là Phở An tại Bankstown. Những nguyên tắc tiếp thị khác của McDonalds sẽ không kể ra đây, nhưng cái mánh mà ai cũng biết là ở chuyện McDonalds là thứ restaurant đầu tiên đặt đối tượng khách hàng là trẻ em con nít. Và người ta có thể nói, bắt chước theo câu nói ca tụng Vương quốc Anh ngày xưa, là mặt trời không bao giờ lặn trước cửa tiệm McDonalds. Thật ra ngày nay, hamburger của McDonalds bắt đầu biến đổi theo khẩu vị địa phương rất nhiều. Một cái bánh Big Mac ở Quảng Châu bây giờ sẽ khác với Big Mac tại Sydney, ít nhất là trong thứ nước sốt phết lên trên lớp thịt nướng. Bánh bom (táo) nướng cũng được cải biên thành bánh nướng nhân đậu, v.v. Đặc biệt nhiều du khách Mỹ được một phen lát mắt khi vào thăm viếng một tiệm McDonalds tại Sydney loại lớn, bởi ở đây có một cái quầy khá lớn, mang tên McCafe, chạy song hành với

quầy đặt hamburger thường lệ, chuyên bán café theo kiểu Ý và các thứ bánh ngọt như Danish, v.v. McCafe ra đời sau khi tiệm café dây chuyền Mỹ Starbucks bắt đầu đổ bộ đến Sydney vào mùa Olympics năm 2000. Những ai từng tham quan hai xứ Úc và Mỹ đều biết rõ rằng cà-phê ở Mỹ thua Úc rất xa. Nguyên do chính là Úc nhận di dân từ Ý, Hy Lạp, Li-băng sau Mỹ cũng vài chục năm và khi những đợt di dân này đến Úc cũng là lúc máy làm ra cà-phê Espresso bắt đầu ra đời và phổ biến khắp toàn cầu. Những thập niên từ sau thế chiến đến khi thế kỷ thứ 20 kết thúc là những năm gây mầm cho việc toàn cầu hoá … mọi sự. Từ buôn bán, kinh tế cho đến truyền thông, tin tức, chính trị. Dân số cũng gia tăng mãnh liệt và kinh tế tư bản cũng toả ra, tràn ngập khắp toàn cầu. Song song với mầm mống toàn cầu hoá thế giới là chuyện các quốc gia tiền tiến, trong chiến lược tranh thủ với khối Cộng, đã đưa vào Liên Hiệp Quốc một công ước về Người Tỵ Nạn (chính trị, tôn giáo, chủng tộc), mở màn cho những cuộc di cư thật lớn xảy ra suốt vài ba thập kỷ cuối thế kỷ 20. Đánh dấu đậm nét nhất trong các cuộc di tản này chính là di tản của người Việt sau năm 1975. Một cuộc di tản không ai ngờ của một số người da vàng, lên đến cả triệu, đến định cư lập nghiệp tại các nước da trắng Tây Phương với gốc gác tôn giáo và văn hoá trái ngược với nhau. Một cuộc định cư mang màu sắc mới mẻ mở màn cho một thời đại di dân tứ tung xuôi ngược khắp toàn cầu của mọi dân tộc. Cũng trong những thập niên sau khi chiến tranh Việt Nam chấm dứt, kinh tế nhiều quốc gia ở Á Châu cũng bắt đầu vươn lên. Một phần cũng nhờ ở cái đà cung cấp và dịch vụ hỗ trợ cho đồng minh của Mỹ. Du lịch lại gia tăng, và du khách khi về nước bắt đầu biết đến các món ăn mà họ đã nếm được từ Nhật, Thái Lan, Indonêxia, Hàn quốc, v.v. Một số các ông sồn sồn Úc hoặc goá vợ, hoặc đã qua một cuộc tình đổ vỡ, hoặc độc thân (chổng) tại chỗ lâu năm bắt đầu nhờ đến các dịch vụ mai mối tình không biên giới, đi hỏi vợ ở tận Manila hay Bangkok. Và từ đó giao lưu về ẩm thực bắt đầu sang số chạy thật nhanh. Đi đôi với chuyện bắt đầu có pha trộn hay giao lưu về ẩm thực, mức sống của các nước Tây Phương gia tăng thấy rõ. Thêm vào đó khoa

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu - 61 -


học mỗi ngày một tiến. Họ tìm ra một vài chuyện hết sức quan trọng. Trong đó có: (a) Hút thuốc lá dễ gây ra ung thư phổi - Để ý xem lại các phim hồi xưa, trong rạp hát người đi xem vẫn tự do phì phà khói thuốc; (b) Chất mỡ trong thức ăn từ động vật sinh biến thành chất cholesterol, một thứ mỡ ưa tụ đọng lại trong mạch máu gây ra nhiều biến chứng tai hại cho sức khoẻ, nhất là tai biến mạch máu não, động tim, làm cho bệnh tiểu đường dễ chạy đến trạm cuối - Để ý Bún Bò Huế giò heo bây giờ giảm bớt phần giò heo, chân heo rất nhiều; và (c) Thức ăn nhiều chất sợi (fibre) như trong trái cây, rau cải, ngũ cốc, gạo lức, v.v. bảo vệ sức khoẻ và chống bệnh tật. Cũng do ở tính phân tích và tổng hợp, người ta bắt đầu so sánh nhanh chóng tuổi thọ hay các chứng bệnh ngặt nghèo giữa các dân tộc trên thế giới. Và họ đi đến kết luận khá buồn là sức khoẻ và thức ăn nhiều thịt nhiều mỡ ít khi chịu làm bạn thân với nhau. Từ đó, McDonalds cũng như rất nhiều tiệm ăn fast food khác, như Oporto ở Úc, cho ra món hamburger bằng thịt gà hay cá, ít chất mỡ hơn. Nhưng những món cổ điển truyền thống của McDonalds như Big Mac, Quarter Pounder, v.v. hãy còn cảm thấy có vấn đề. Vào năm 2004 một nhà làm phim người Mỹ Morgan

Morgan Spurlock

Spurlock “cắc cớ” làm một phim tài liệu (Super Size Me) để phô trương bằng chứng đồ ăn McDonalds có hại cho sức khoẻ. Ông ta quay phim chính ông ta dành một tháng trời ăn ngày ba bữa toàn là đồ ăn theo thực đơn của McDonalds và tại tiệm ăn gia đình McDonalds. Kết quả là ông làm phim tăng thêm trên 11 kí (24.5 lbs), ngoài kết quả đáng kể khác là ưa cáu kỉnh, dễ làm thân với Chung Vô Diệm, hay nóng gan mặc dù ít nóng giận.

Trước và sau phim Super Size Me được lăng xê, McDonalds đã bắt đầu xuống dốc. Nhưng với một ê-kíp nhiều khoa học gia về ngành dinh dưỡng, thực phẩm, McDonalds đề ra nhiều chương trình cải tiến, như thêm vào thực đơn xưa nhiều món rau trộn xà-lách, cũng như nấu tại chỗ, chứ không nấu sẵn, và chiên khoai tây bằng dầu thực vật. Từ đó McDonalds bắt mạch được khẩu yếu của giới tiêu thụ trong thời mới, và hiện có vẻ trở lại tiếp tục vai trò minh chủ võ lâm về fast food. Dù vậy, khuynh hướng mới ngày nay là nhiều tiệm ăn mới rất kiểu, mọc ra khắp nơi đem trở lại cái chiêu Hamburger nấu theo kiểu năm xưa chứa nhiều rau và cà chua, như đã đề cập phía trên. Mặc dù giá hamburger tại các tiệm mới này đắt tiền hơn bữa ăn Big Mac, nhưng vẫn có một số thực khách chiếu cố bởi họ thích đổi món và cũng có thể chán McDonalds. Ẩm thực nói chung chung cũng thay đổi rất nhiều, theo sát với việc gia tăng dân số, tốc độ nhạy bén của tin tức và truyền thông, và giao lưu mậu dịch cùng với di dân qua lại toàn cầu, nhất là sau thời Liên Sô và khối Đông Âu sụp đổ cũng như cải tiến và đổi mới ở Trung Quốc, Phi Luật Tân, Việt Nam, rồi Inđônêxia. Phải nói biến đổi lớn nhất của chuyện ẩm thực là trước thế chiến thứ hai, trên toàn thế giới có lẽ chỉ có cao lâu Tàu là một thứ “kỹ nghệ” lớn kiếm ra nhiều tiên. Còn thì hầu hết các thứ tiệm ăn khác trên thế giới chỉ là một thương vụ nhỏ mang tính cách gia đình. Năm mươi năm phía sau của thế kỷ 20 đã hoàn toàn biến đổi cục diện ăn uống đó. Bắt đầu có lẽ ngay tại Mỹ, ở những nơi đông dân như New York hay Los Angeles, và thúc đẩy bằng thành công của các cửa hàng ăn uống theo dạng “thương vụ danh nhượng” franchise theo kiểu KFC (tên cũ Kentucky Fried Chicken - phải đổi cho hợp thời, kiêng kị chữ Fried - gợi ý nhiều dầu mỡ), McDonalds, Burger King (đổi tên thành Hungry Jacks khi đến Úc), Taco Bell, v.v. Nhưng điểm trớ trêu là tuy “thương vụ danh nhượng” là một “phát minh” của Mỹ, nhưng Úc hiện nay có vẻ là nước đứng đầu về cửa hàng franchise theo nhiều thứ hàng hay dịch vụ khác nhau. Chỉ trong vòng vài chục năm dính liền với thế hệ sinh sung, thương nghiệp tiệm ăn restaurant trở thành một thứ thương nghiệp bạc triệu. Một thứ kỹ nghệ mới cần nhiều tài năng quản

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu - 62 -


lí ngoài việc soạn nấu thực phẩm thật thơm ngon bổ dưỡng. Ngành nấu nướng nhanh chóng được trở thành ngành học tại các trường

dạy nghề hay cao đẳng, và đang lan man leo đến cấp đại học. (Ở Mỹ có đại học Hamburger của McDonalds đã mở cửa từ lâu). Nhiều tiệm ăn bắt đầu nâng cao chất tính và chất lượng. Việc hầu bàn trở thành một nghệ thuật, và đầu bếp trở thành giới chuyên nghiệp mang tính minh tinh celebrity. Thế giới bắt đầu trao giải thẩm định những tiệm ăn nào ngon và sang nhất thế giới. Những tiệm nổi tiếng thường đòi hỏi thực khách phải giữ bàn giữ chỗ ít lắm là sáu tháng trước khi đến ăn. Tiệm ăn số 1 toàn cầu trong vài năm qua chính là tiệm El Bulli ở xứ đấu bò Tây Ban Nha (Spain), và khi đặt bàn ở tiệm này, thường phải đặt trước một hai năm. Mỹ thì có The French Laundry ở California, per se ở New York. Úc có Tetsuya’s nằm ở đường Kent tại trung tâm Sydney. Đều nằm trong danh sách 10 tiệm ăn sang và ngon nhất toàn cầu. Chủ nhân sáng lập ra Tetsuya’s là ông Tetsuya Wakuda, một người Úc gốc Nhật. Và cũng như bao nhiêu chuyện thành công khác ông này tiến thân bằng một sự tình cờ, bởi trước khi ông vào làm phụ bếp cho một tiệm ăn ông lái taxi để kiếm sống. Tại restaurant của ông, Tetsuya dành tầng trên lầu làm phòng thí nghiệm bào chế các món mới, thường tổng hợp lối nấu ăn của người Pháp và người Nhật. Những người chủ tiệm ăn nằm trong 50 tiệm đứng hàng đầu trên thế giới bắt đầu khoác lên mình một thứ địa vị minh tinh của thời mới. Đến thăm viếng nước khác, họ được ký giả và

giới ái mộ kéo ra phi trường đón tiếp và xin chữ ký trên những quyển sách dạy nấu ăn mà họ là tác giả. Nhìều vị còn có cơ hội hái tiền như nhặt lá cây bằng những show trên Tivi, hay quảng cáo. Đáng ghi nhất là chef Gordon Ramsay, người Mỹ di dân từ Anh quốc, nổi tiếng nhất thế giới với các chương trình TiVi mang tên Hell’s Kitchen, chiếu hằng ngày trên các kênh Tivi dây văng. Chef Ramsay còn nổi tiếng với phong thái vừa nói tiếng Anh vừa pha lẫn tiếng Đan Mạch, văng tục om sòm ở mọi show. Kỹ nghệ nhà hàng tiệm ăn có lên thì tổ chức restaurant cũng bắt đầu thay đổi. Người ta bắt đầu phân chia đẳng cấp và phát minh thêm một chức vụ mới gọi là Executive Chef (Đầu bếp quản lý). Chức vụ này cũng giống như chức Tổng Giám Đốc một nhà hàng – chuyên chú ở riêng khu nhà bếp. Tức đúc kết đề nghị hay nếm thử và phê chuẩn những món ăn mới hay cách tổ chức phục vụ hằng đêm, nhất là những bàn tiệc đông người. Tất nhiên nhà hàng có Executive Chef phải có rất nhiều chefs đầu bếp phụ tá.

Thật ra trước khi nghề chef phát triển rầm rộ ở phương Tây, nghề chef ở Pháp, Nhật Bản, và Trung Hoa, đã là một thứ nghệ thuật pha lẫn với khoa học, hết sức công phu. Dù có đi học ở trường, “sinh viên” trong ngành này luôn cần một sư phụ đỡ đầu, theo dạng “quy hoạch”, thì mới có cơ khá được. Nếu đã thành chef nổi tiếng thì tự nhiên có thể được xem như là có một hộ chiếu rất dễ được di dân đi khắp thế giới. Dễ hơn khoa học gia hay một đại giáo sư đại học rất nhiều. Có hai phim xi nê nói về đời sống của giới làm chef. Một phim của Taiwan do đạo diễn Ang Lee (Lý An) thực hiện trước khi di dân sang

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu - 63 -


Bí quyết Ðôi vợ chồng làm lễ kỷ niệm 50 năm chung sống. Một trong những khách mời hỏi bà chủ nhà bí quyết hạnh phúc lứa đôi. - Ai sắp nổi nóng, nữ chủ nhân giải thích, phải đi tắm ngay cho nguội bớt lại. - Xin cảm ơn lời khuyên của bà. Tôi cũng muốn hỏi ông nhà câu ấy. ông nhà đi đâu rồi ? - Giống như mọi khi thôi : đi tắm rồi!

Không bao giờ to tiếng Vì sao anh chị không bao giờ to tiếng, sống rất hạnh phúc ?

Mỹ, mang tên “Eat Drink Man Woman” (Ẩm Thực Nam Nữ). Còn phim kia của Scott Hicks là “No Reservations” (Không đặt bàn trước) do Catherine Zeta-Jones và Aaron Eckhart đóng vai chính. Cả hai phim đều rất hay, và

- Vì khi việc gì mà cả hai người đều đồng ý thì tôi quyết định, có khi giữa hai người không đồng ý thì vợ tôi quyết định.

Kinh nghiệm Một chàng trẻ tuổi hỏi một người có kinh nghiệm đường đời : - Làm sao để phân biệt được một cặp tình nhân, một cặp vợ chồng mới cưới và một cặp vợ chồng đã có con ? Người kia đáp : - Lúc còn là nhân tình, khi vào quán ăn, chàng gắp thức ăn cho nàng. Cưới nhau xong, nàng gắp thức ăn cho chàng. Ðến khi có con, mạnh ai nấy gắp.

dễ gợi người xem ước muốn đi tìm thức ăn ngon, Tàu cũng như Âu-Mỹ. N.N.

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu - 64 -


Vật liệu: - 6 trái khổ qua, vừa, đừng nhỏ hay lớn quá. - 500 gram xườn heo non - 250 gram thịt, ít mỡ (thịt nạc dăm) - Một ít nấm mèo - Bún tàu - Muối, tiêu, đường - 1/2 củ hành - 2 củ cà rốt - 1 bó hành lá. - Ít ngò tươi Chuẩn bị: - Xườn và thịt heo được rửa sạch. - Chặt xườn heo ra từng khúc nhỏ độ 3 cm - Thịt heo cắt nhỏ. - Ngâm nấm mèo cho mềm và cắt nhỏ - Bún tàu ngâm cho mềm và cắt ra từng khúc dài độ 3cm - ½ củ hành cắt nhỏ - Carốt gọt vỏ và cắt làm đôi (nấu để làm cho nước dùng được ngọt và bớt hôi mùi thịt heo) - Thịt heo trộn với củ hành, nấm mèo và xay nhỏ bằng máy Mulinex.. - Lấy thịt ra và trộn đều với bún tàu.. Nêm muối, tiêu. Nên dùng tay trộn, nén thịt cho đều

-

-

Hành lá cắt khúc đầu, còn phần lá cho vào nước sôi và lấy ra ngâm vào nước lạnh. Rọc trái khổ qua theo chiều dài và lấy ruột ra. Bỏ vào nước sôi rồi lấy ra ngay, ngâm vào nước lạnh. Như thế khổ qua sẽ có màu xanh tươi. Dồn thịt vào khổ qua cho đầy Cột từng trái khổ qua dồn thịt bằng hành lá.

Cách nấu: - Cho độ 1 lít nước vào nồi, cho carốt vào và nấu cho nóng lên. Bỏ xườn heo vào nấu cho sôi. Bớt lửa (đừng để sôi quá, nước dùng sẽ bi đục) và nấu tiếp cho xườn gần mềm.. Nhớ vớt bọt để cho nước được trong - Cho khổ qua dồn thịt vào nồi và nấu cho gần sôi thi bớt lửa, nấu riu riu. - Nêm nước dùng với muối. Nếu cần thì có thể cho một ít đường vào Trình bày: Trước khi múc ra tô nên cho các cọng hành lá vào nồi. Múc khổ qua ra tô, lấy dao cắt ra làm 3 khúc, rồi cho nước dùng vào tô. Cho ít ngò lên trên tô để trình bày và ít tiêu xay (aus der Mühle)

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu - 65 -


Xuân Ước Nguyện

(song thất lục bát liên-hoàn thuận-nghịch-độc)

Mãi mãi còn xuân (*)

(Đường-Luật thất ngôn bát cú thuận-nghịch-độc)

(đọc xuôi) Xuân pháo nổ vang lừng thôn ấp, Lá hoa rừng thơm ngát suối nguồn. Buôn, làng ước nguyện luôn luôn: Cùng nhau thương mến, kết đoàn lòng chung..

(đọc ngược) Nguồn suối ngát hương rừng hoa lá, Ấp thôn làng vang nổ pháo xuân, Luôn luôn nguyện ước: làng buôn Chung lòng đoàn kết mến thương nhau cùng. (liên-hoàn) Xuân pháo nổ vang lừng thôn ấp, v…v…………

(thuận-độc) Hương xuân ngát toả thắm tình thơ, Ngọc chuốt lời dâng ngập cõi bờ. Thương mến chứa-chan còn mãi ước, Dấu yêu ngây-ngất vẫn hoài mơ. Dương-triêu ánh rực tranh sao đẹp! Tuyết trắng đông tàn cảnh quá xưa! Vương-vãi nắng xuân còn mãi mãi, Sương pha tóc mướt óng vàng tơ. (nghịch-độc) Tơ vàng óng mướt tóc pha sương, Mãi mãi còn xuân, nắng vãi-vương. Xưa quá, cảnh tàn đông trắng tuyết! Đẹp sao, tranh rực ánh triêu-dương! Mơ hoài vẫn ngất-ngây yêu dấu, Ước mãi còn chan-chứa mến thương. Bờ cõi ngập dâng lời chuốt ngọc, Thơ tình thắm toả ngát xuân-hương.

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu - 66 -


(*) Bài Đường Luật thuận-nghịch-độc trên đây là hoạ vần bài CÕI TA thuận-độc của lão nữ-sĩ TRÙNG-QUANG đăng sau đây trên mạng Việt Nam Thi Đàn 2006: Rũ bụi trần đi đến cõi thơ, Cõi ta không bến cũng không bờ, Vẽ tranh thế sự đôi hàng đậm, Chép chuyện ân tình mấy nét mơ. Đã chẳng đua chen trò hiện tại, Chi cần so sánh nỗi xa xưa. Đường hương giầy vải thênh thang nhẹ, Dìu dặt thi đàn mấy tiếng thơ.

• Cắt 3 từ đầu mỗi câu từ dưới lên trên trong bài đọc ngược, rồi đảo vị-trí của 4 từ còn lại, thì được bài 16: Tóc mướt pha sương, Nắng xuân vãi-vương, Tàn đông trắng tuyết. Rực ánh triêu-dương Ngây-ngất yêu dấu, Chứa-chan mến thương. Lời dâng chưốt ngọc, Ngát toả xuân-hương.

(*) Bài Mãi Mãi Còn Xuân có thể biến-dạng thành 17 bài khác nhau, tuỳ theo cách cắt từ, ngắt câu và ráp nối: • Ngắt giữa bài đọc xuôi, thì được bài 3 và 4. • Ráp 2 câu đầu bài 3 với 2 câu cuối bài 4, thành bài 5 • Ráp 2 câu cuối bài 3 với 2 câu đầu bài 4, thành bài 6 • Cắt 2 từ đầu mỗi câu trong bài đọc xuôi , thành bài 7 • Cắt 3 từ cuối mỗi câu trong bài đọc xuôi , thành bài 8 • Cắt từ thứ 3 và thứ tư mỗi câu của bài đọc xuôi thành bài 9 • Cắt 4 từ đầu mỗi câu trong bài đọc xuôi, thành bài 10. • Ngắt giữa bài đọc ngược, thì được bài thứ 11 và 12. • Ráp 2 câu đầu bài 12 với 2 câu cuối bài 13, thành bài thứ 13 • Ráp 2 câu cuối bài 12 với 2 câu đầu bài 13 thì được bài 14 • Cắt 2 từ đầu mỗi câu trong bài đọc ngược thì được bài 15

• Cắt từ thứ 3 và thứ tư của 4 câu trong bài 12, rồi cắt từ thứ tư và thứ năm của 2 câu đầu trong bài 13, rồi cắt 2 từ đầu của câu thứ 3, rồi cắt từ thứ ba và thứ tư của câu cuối trong bài 13, thì được bài thứ 17: Tơ vàng tóc pha sương, Mãi mãi nắng vãi vương. Xưa quá đông trắng tuyết! Đẹp sao ánh triêu-dương! Mơ hoài vẫn yêu dấu, Ước mãi còn mến thương, Ngập dâng lời ngọc chuốt, Thơ tình ngát xuân-hương. Đỗ Quang Vinh.

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu - 67 -


Chuyện xảy ra ở ngoại ô Paris (Pháp)

Hôm đó, trên đường về nhà, tôi gặp một người đàn ông Pháp cỡ bốn mươi tuổi ăn mặc đàng hoàng, kè theo hỏi: Trong đời tôi, tôi đã nghe kể lại hay chính tôi đã mục kích rất nhiều chuyện nho nhỏ, những chuyện tầm thường không có gì "éo le gút mắt" hết, những chuyện mà tôi cho là có nghe qua hay thấy qua rồi bỏ cũng không sao. Vì vậy, tôi coi thường những chuyện nho nhỏ. Gần đây, một chuyện nho nhỏ xảy đến cho tôi đã làm tôi suy nghĩ. Thì ra chuyện nho nhỏ có khi chứa đựng một bài học lớn mà con người không để ý, vì chỉ quen nhìn những chuyện lớn, những chuyện "đập vào mắt", xưa nay… Rồi tôi tẳn mẳn ngồi nhớ lại từng chuyện nho nhỏ, để thấy mỗi chuyện là một nét chấm phá của cuộc đời, có chuyện còn mang vài ẩn dụ để con người suy gẫm. Vậy là tôi lần mò viết lại, không cần thứ tự lớp lang, không cần chọn lựa loại chuyện này hay loại chuyện nọ. Mời các bạn cùng tôi đi lần vào những chuyện nho nhỏ này để cảm nhận thi vị của cuộc sống đang nằm đầy ở trong đó, và nó thật là gần gũi với mình như hơi thở như nhịp tim …

- Xin lỗi ! Ông là người Tàu hay người Việt Nam ? Tôi dừng lại, ngạc nhiên, trả lời: - Tôi là người Việt Nam. Ông ta mừng rỡ: - Vậy, có phải trưa hôm qua, ông đã đỡ một bà cụ té ở chỗ này không ? Tôi càng ngạc nhiên thêm: - Không ! Tôi không có đỡ ai hết ! Tôi trả lời mà nghĩ đến mấy chuyện ra tay cứu người rồi mang vạ vào thân vì sau đó nạn nhân quay lại thưa người cứu mình đã lấy tiền lấy đồ .. v v …

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu - 68 -


Có lẽ đoán được ý nghĩ của tôi nên ông ta mỉm cười ôn tồn nói: - Ông yên tâm! Không có chuyện gì rắc rối hết. Tôi chỉ muốn tìm người Việt Nam đã đỡ mẹ tôi thôi. Bà cụ đó là mẹ của tôi, thưa ông. - Vậy à! Nhưng mà tôi nói thật: Hôm qua, vào giờ này tôi có đi qua đây, không thấy ai té hết. Mà… bà cụ có sao không ? - Cám ơn ông, Mẹ tôi không có sao hết.

một lúc, bỗng bà hỏi ông người Tàu hả, ông trả lời rằng mình là người Việt Nam. Mắt bà sáng lên, bà nói bà có bà bạn năm nào cũng đi du lịch Việt Nam vào dịp đầu năm, bả nói xứ ông đẹp lắm rẻ lắm, dân chúng hiếu khách dễ thương … Đến một đoạn đường ngắn, bà cụ bỏ tay ông Việt Nam, bước một mình vừa đi vừa nói tôi đi được ông khỏi lo, tôi ở đường Colette gần đây, còn ông, ông ở đâu ? Ông đó nói tôi ở khu xa hơn, phía bên kia trường học, ngày nào cũng đi và về bằng ngã này. Bà cụ đi một đỗi nhìn lại thấy ông Việt Nam còn đứng nhìn theo coi bà cụ có thật sự đi một mình được không ! Tối đó, bà kể chuyện cho người con nghe, rồi sực nhớ ra, bà nói: "Chúa ơi ! Tao quên nói cám ơn ông ta !". Vậy là bà cụ bắt người con hôm sau ra lối đi tắt chận hỏi từng người Á Đông để tìm ngưởi Việt Nam đã đỡ bà chỗ "khoảng trống có bốn trụ đèn", tìm để chỉ nói lời cám ơn mà bà đã quên nói hôm qua! Kể xong, ông nắm tay tôi siết nhẹ. Rồi ông nhìn tôi, mắt đầy thiện cảm, nói: "Cám ơn !". Tôi bước đi, lòng lâng lâng hãnh diện, mặc dầu tôi biết rằng lời cám ơn đó không phải cho tôi mà là cho chung hai chữ "Việt Nam" …

Rồi, không đợi tôi hỏi, ông kể lại những gì mà mẹ ông đã kể cho ông nghe… Hôm qua, bà cụ đi thăm một bà bạn. Bà đi qua lối này để về nhà. Đây là ngõ đi tắt duy nhứt dẫn qua khu nhà bà ở. Khi đến khoảng đất trống có bốn trụ đèn đường, bà trợt chân té. Lúc đó, cũng có mấy người hấp tấp qua lại, họ quay đầu nhìn nhưng rồi bỏ đi luôn. Một người đàn ông Á Đông, đã đi qua rồi, thấy vậy chạy trở lại đỡ bà đứng lên, lượm cái xắc da mang chéo vào người bà, ân cần hỏi bà có sao không ? Bà bước thử vài bước, nói không sao, rồi kể rằng già rồi, đi thì được, chỉ có ngồi xuống đứng lên mới là khó. Ông ta tỏ vẻ ái ngại, bước lại cập tay bà nói để dìu bà về. Hai người đi như vậy

Năm 2006, vợ tôi về Việt Nam lo ma chay cho má tôi. Sau đó, bả được mấy đứa cháu chở đi Châu Đốc viếng Chùa Bà. Cúng vái xong, ra đến cổng chùa thì có một đám bé gái độ mười hai mười ba tuổi bu lại chen lấn nhau xin tiền. Một đứa đứng gần vợ tôi, có vẻ lanh lợi nhứt, xè tay nói một hơi có ca có kệ: "Ngoại ơi ngoại! Ngoại cho con 5000 đồng, con cầu nguyện Bà cho con gái ngoại lấy được chồng Đài Loan! Ngoại ơi ngoại! Ngoại cho con 5000 đồng, con ... "

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu - 69 -


nghe chuyến về Việt Nam của anh lần đó. Tôi xin ghi lại chuyện nhỏ sau đây ...

Trên đường về, vợ tôi miên man suy nghĩ về mấy đứa nhỏ đó: Không có tiền để đi học, còn quá nhỏ để có một cái nghề, và chắc nhiều đứa - rất nhiều đứa - chỉ ước ao lấy được chồng Đài Loan khi mình lớn lên một chút ! Rồi vợ tôi thở dài ... Nghe kể mà tôi thấy thương quê hương tôi vô cùng. Trước đây, dù có nghèo đi mấy cũng chưa bao giờ tệ đến như vậy! Viết lại chuyện này mà tôi nghe rát từ đáy lòng rát lên khóe mắt ...

Trung đã cao lớn lại ham chơi thể thao và tập thể dục đều đặn nên anh ta rất "đô" con. Đi với tụi bạn đồng nghiệp người Pháp hay người da đen, Trung là người Việt Nam mà vóc dạc ngang ngửa với tụi nó. Có đứa nói giỡn: "Thằng này, nó ăn phở không mà nó lớn con như vậy. Nếu nó ăn bánh mì "xúc xích - phô mai" như mình chắc nó thành ông khổng lồ quá!". Cách đây hai năm, Trung về thăm Việt Nam. Đó là lần đầu tiên anh về. Tôi không có dịp gặp anh để hỏi thăm. Mãi đến gần đây tình cờ gặp nhau ở khu 13 Paris, anh mới kể cho tôi

... Con qua Pháp với ba mẹ hồi con mới năm tuổi, bây giờ về, thấy cái gì cũng lạ ! Cho nên con dành mấy ngày đầu để đi vòng vòng cho biết Sài Gòn. Con nhờ anh tiếp viên của khách sạn kêu cho con một anh xích lô bao chạy một ngày. Vậy là sáng hôm sau, đúng theo lời con dặn, anh tiếp viên gọi con dậy bằng điện thoại cho hay xích lô đang đợi, đồng thời cho biết luôn số tiền thuê bao. Con đếm số tiền rồi để riêng vào một túi quần, con muốn tránh móc bóp đếm tiền trước mặt mọi người sợ bọn lưu manh nó giựt. Con xuống tới quầy thì anh tiếp viên vui vẻ chỉ ra phía trước. Con cám ơn rồi bước ra ngoài. Thấy con, ông xích lô đang ngồi chồm hổm trên vỉa hè vội vã đứng lên chấp tay chào. Tự nhiên, con khựng lại, mặc dù ông ta đang đón con bằng một nụ cười rạng rỡ. Bác biết không ? Ổng già khú, ốm nhom, nhỏ xíu. Cái nón vải đen ổng đội, đã rách bươm. Còn bộ đồ trên người ổng, con không biết tả làm sao cho bác thấy. Nó là cái áo bà ba xanh dương vá chầm vá đụp và không còn hai ống tay ! Còn cái quần ka-ki là loại quần dài đã bị xé mất hai khúc ống cỡ ngang đầu gối, một bên cao một bên thấp. Đó ! Ông xích lô của con đó ! Bác coi: Con như vầy thì nỡ lòng

nào lên ngồi cho ông già ốm nhom đó đạp xe đưa con đi. Mà liệu ổng có đạp nổi một ngày cho con xem chỗ này chỗ nọ không ? Con định hồi không đi nhưng nghĩ lại tội nghiệp ông già. Cái cười tươi rói của ổng cho thấy là ổng đang "trúng mối lớn". Con bước lại bắt tay ổng, móc

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu - 70 -


túi đưa tiền, nói : "Đây, tiền công của bác trọn ngày nay đây !". Ổng mừng rỡ, móc trong lưng ra một túi vải miệng có dây rút, run run tay mở ra cho tiền vào. Con hỏi : "Bác không đếm sao ?". Ổng cười, nhìn con: "Khỏi ! Hổng lẽ cậu như vầy mà đi ăn gian tui sao ?". Rồi ổng xăng xốm chạy lại kềm phía sau xe, mời: "Cậu lên ngồi, đi !". Con lắc đầu: "Không! Bác lên ngồi đi, để tôi đạp!". Nụ cười của ổng tắt mất: "Ủa! Gì kỳ vậy?". Con giải thích: "Tôi như vầy mà để cho bác đạp, coi sao được!". Ổng vỗ vỗ lên yên xe: "Tôi đạp được! Bảo đảm! Cậu đừng lo! Cậu lên ngồi đi!". Con nghĩ chắc ổng sợ con chê ổng rồi không đi, lấy tiền lại, nên con ôn tồn nói: "Bác yên tâm. Bác cứ giữ số tiền tôi đưa, rồi lên xe ngồi. Tôi đạp từ từ". Ổng bắt đầu nhìn con nửa ngạc nhiên nửa hốt hoảng. Để khỏi cù cưa, con bước lại đưa hai tay cặp eo ếch của ổng nhấc bổng lên đặt vào chỗ ngồi của khách. Ổng nhẹ đến nỗi cái xe không nhúc nhích! Rồi con trèo lên đạp đi. Ông già cứ nhìn ngược về phía sau, lo lắng: "Cậu liệu được không cậu?". Con vui vẻ trả lời cho ông yên tâm: "Được mà ... Dễ ợt hà!". Con men theo lề đường đạp chầm chậm để tránh luồng xe chạy ồ ạt trên lòng đường. Thiên hạ nhìn con chở ông già, cười nói chỉ trỏ. Ông già ngồi không yên, lâu lâu ngoáy nhìn lại coi con ra sao! Có lẽ vững bụng nên không nghe ổng nói gì hết. Một lúc sau bỗng ổng la lớn: "Quẹo mặt! Quẹo mặt! Khúc này cấm xe xích lô!". Từ đó, ổng chỉ cho con chạy: "Từ từ ... Đằng trước có xe đậu. Khi nào kềm bằng chân không nổi thì kéo thắng ở dưới đít ... ." Có lúc thấy con xiên xiên định quẹo vô một con đường nằm ngang, ổng la lên: "Đừng! Đừng! Đường cấm xe xích lô!" ... Và như vậy, con đạp đi loanh quanh, nhìn ngang nhìn ngửa, yên chí có ông già coi chừng đường nhắc trước con phải làm gì ... làm gì ... Gần trưa, con tấp vô một quán phở, nói: "Mình vô ăn cái gì đi". Ổng nói: "Cậu vô ăn đi, tôi không đói". Con kéo tay ổng để cùng đi vào tiệm, ổng rị lại: "Thôi mà cậu! Tôi lạy cậu mà cậu! Cậu để tôi ngồi ngoài này giữ xe!". Rồi ổng gỡ tay con ra, bước lại vệ đường ngồi chồm hổm bên cạnh xe xích lô, vấn thuốc hút. Trong quán, con nhìn ông già mờ trong khói thuốc sao bỗng nghe bất nhẫn vô cùng. Không còn lòng dạ đâu để ăn phở, con kêu tách cà phê uống đại rồi đi ra. Thấy con, ổng quăng

điếu thuốc, đứng lên vẻ ngạc nhiên: "Ăn gì mau vậy cậu?". Con nói trớ: "Thấy không ngon nên không ăn". Rồi con nói tiếp: "Bây giờ, tôi trả xe lại cho bác đó! Bác cứ giữ nguyên số tiền tôi đưa hồi sáng, đừng thắc mắc. Tôi đi bộ chơi lanh quanh được rồi". Nói xong con bước đi, lâu lâu ngừng coi cửa hàng này cửa hàng nọ. Thấy ông già cứ đạp xe rề rề đi theo, con bèn gọi một xe Honda ôm đang đợi khách ở ngã tư đường, trèo lên "ôm" đi thẳng ! Kể xong, Trung hỏi: "Nhà nước đang có lịnh cấm sử dụng xe xích lô xe ba gác, không biết bây giờ ông già đạp xích lô sẽ sống làm sao, hả bác?". Tôi nói: "Ờ ... ". Rồi nín luôn. Một cách trả lời để không trả lời !

Một ông bạn ở Paris cho tôi uống một thứ trà Tàu đặc biệt ổng đem từ bên Mỹ về. Ổng cầm cái hộp vuông màu xanh ve chai đưa lên khoe: "Trà này bên nầy chưa có. Nó tên là Trà Vương. Hộp 150 gr này tôi mua bên Mỹ giá là 15 đô đó!".

Trà ngon thiệt! Vị ngọt phớt chớ không đắng hay chát như loại trà Tàu khác và nhứt là mùi thơm rất "vương giả" chớ không phải mùi lài hay sói hay sen như thường thấy. Uống cạn chén trà, hương trà còn đọng lại trong đáy chén phất lên mũi gợi thèm mùi vị đặc biệt này! Ông bạn tôi nói Trà Vương có nhiều số, nhưng số 103 là ngon nhứt !. Tôi đã đi lùng sục ở Paris nhưng không thấy bán loại Trà Vương này. Một hôm, đi với vợ tôi ở khu 13 chợ Tàu, tôi chợt thấy một bà Á đông cầm một hộp vuông màu ve chai vừa quơ

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu - 71 -


quơ ra dấu vừa nói chuyện với hai bà khác cùng ngồi trên băng gỗ vỉa hè. Tôi bước lại nhìn: Thì ra đúng là hộp Trà Vương! Mừng quá! Nghe mấy bà đó nói tiếng Việt Nam nên tôi hỏi ngay: "Phải Trà Vương không bà?". Bả quay qua tôi, trả lời cụt ngủn: "Ờ! Mà hết rồi!". Rồi quay về tiếp tục nói chuyện với hai bà kia. Tôi chen vào: "Xin lỗi! Bà mua ở đâu vậy?". Lần này, không quay lại nhìn tôi nhưng bả vẫn trả lời: "Mà tôi nói hết rồi!". Tôi không dám cười, sợ bả bị chạm tự ái. Tôi vẫn ôn tồn hỏi: "Dạ! Nhưng xin bà làm ơn cho tôi biết bà mua ở đâu vậy?". Bả nhìn tôi, chắc coi tôi có ... khùng không mà cứ lải nhải hỏi hoài. Rồi bả cầm cái hộp lia lia về hướng phía dưới con đường một chiều: "Dưới kia kìa". Tiếp theo là bả gằn từng tiếng: " Tôi-nói-hết-rồi!". Tôi cám ơn rồi kéo vợ tôi đi "mò" dài dài xuống "dưới kia kìa", tiệm nào cũng vô kiếm Trà Vương! Khi đi gần ... rã chân thì vào một siêu thị lớn. Họ nói: "Có!. Nhưng mà hết rồi!". Hỏi chừng nào có nữa, họ trả lời không biết! Thì ra bà già hồi nãy nói đúng. Bả đã tốt bụng "nói cho thằng chả biết là hết rồi để thằng chả khỏi phải lội xuống tuốt dưới kia xa thấy mồ chớ bộ"! Các bạn có thấy chuyện nhỏ này dễ thương không? Bà già đó, cho dầu có lưu vong ở chân trời góc biển nào đi nữa, bà vẫn giữ nguyên phong cách Việt Nam. Trân quý lắm, các bạn à!

Má tôi mất vào ngày đưa Ông Táo. Thằng con lớn của tôi đi với má nó về Việt Nam lo ma chay. Ông thầy làm đám (phái Cổ Sơn Môn thường gọi là thầy cúng) là ông thầy Non. Cái tên này do má tôi đặt ra để tránh gọi "Thầy Con" vì ổng là con ông thầy Cả, ông này là bà con kêu má tôi bằng cô và là bạn học của tôi từ thời tiểu học ở trong làng. Kể như vậy để thấy thầy Non đối với gia đình tôi không phải là ngưởi xa lạ. Sau đám ma, thầy Non lấy Honda chở con tôi đi đầu trên xóm dưới thăm bà con và cũng để xem vùng quê ăn Tết. Đang chạy trên đường xóm Nhà Máy, thấy một ông lái mô tô đi cùng chiều chở phía sau một chậu mai. Thầy Non nói với con tôi: "Coi kìa! Cây Mai đẹp quá kìa!". Rồi thầy chạy kè theo để con tôi thấy rõ hơn. Ông chở mai quay qua nhìn, con tôi nói lớn cho ổng nghe: "Cây Mai đẹp quá!". Ông đó nói: "Ờ! Mà không có bán!". Vì tiếng máy mô tô ồn quá nên con tôi phải nói lớn hơn cho ổng nghe: "Không! Tôi chỉ muốn nói là cây Mai của ông đẹp quá hà!". Ổng có vẻ bực mình: "Ờ! Người ta nói không có bán là không có bán!". Rồi ổng vọt ga chạy thẳng, làm thầy Non phải ngừng xe lại để cả hai cùng ôm bụng cười!

Sau đó, lại tiếp tục đi. Một lúc, thấy một ông chạy Honda chở thằng nhỏ ngồi phía sau đâu lưng với ổng, ôm trong lòng một quày dừa tươi. Con tôi, nhớ lại vụ cây Mai, muốn phá chơi nên hỏi chọc: "Dừa có bán không vậy?". Thằng nhỏ thúc cùi chỏ vào lưng người lái xe: - Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu - 72 -


"Ba! Ba! Thằng chả hỏi có bán dừa không kìa!". Người đàn ông làm thinh nhưng có vẻ suy nghĩ. Bỗng, ông ta la lên "Ừa! Bán!" rồi tấp xe vào lề ngừng lại. Thầy Non nói: "Ở chùa thiếu gì dừa! Mua chi vậy?". Hỏi chơi mà đâu có dè ổng bán nên con tôi đành mua một trái. Ông đó nói: "Dừa tôi mua cho vợ tôi kho thịt ăn Tết. Thấy cậu hỏi mua, tôi nhường một trái cho cậu uống chơi!". Con tôi nói cám ơn mà không dám cười! ...

ơn nghe ngoại!". Tôi nhìn theo mà thấy mến cái dáng nho nhỏ thon thon của nó trong bộ đồ bà ba vải trắng đã ngả màu bùn non lờn lợt ... Một lúc sau, tôi nghe ở hành lang phía bên kia vang lên tiếng lảnh lót của con bé: "Ngoại ơi ngoại! Con còn có một vé số này thôi, ngoại mua dùm con để con còn về phụ má con lo việc nhà". Tôi nhón gót nhìn sang: Đúng là nó! Vợ tôi hỏi: "Nó hả ?". Tôi gật đầu mà không nén được tiếng thở dài ...

Sau hơn ba mươi năm "đổi đời", cái thật thà chân chất của quê tôi, may quá, vẫn còn nguyên như cũ !

Tôi nhìn ra sông nước với vài chiếc ghe thuyền đi lại, nghĩ mà thương cho thân phận người dân bây giờ ... Tôi buột miệng nói: "Bây giờ... sao thấy nhiều lục bình quá hổng biết "... Chiếc bắc vẫn ùng ục nhả khói qua sông ... ráng nhả khói mà qua sông ...

Trên chiếc bắc Mỹ Thuận. Chiếc bắc chở đầy nhóc xe và người, ùng ục qua sông. Mấy người bán dạo rao hàng inh ỏi. Vợ chồng tôi đứng ở khoảng trống phía đầu chiếc bắc, nhìn sông nước minh mông với những về lục bình xanh biếc nhấp nhô trên sóng nước. Mùa này, lục bình bắt đầu nở bông nên thấy có màu tim tím e ấp lấp ló giữa những bựng lá to láng mướt. Đẹp quá! Sau hăm mấy năm xa xứ, bây giờ có dịp về thăm, chúng tôi thấy cái gì cũng đẹp! Nước sông đục ngầu phù sa ... cũng đẹp! Chiếc ghe bầu phình bụng chở lúa khẳm lừ tưởng chừng như sắp chìm ... cũng đẹp! Chiếc đò ngang hay đò dọc gì đó dài thòn có cái mui bằng phẳng thấp lè tè, hai bên hông trống trơn không có gì che chắn, lướt sóng chạy bắn nước như giành sông với những ghe thuyền khác ... cũng đẹp! Bỗng, một bé gái cỡ 10 tuổi đến gần vợ tôi, tay chìa một tấm vé số, năn nỉ bằng một giọng trong trẻo nhưng nói khá to để át tiếng những người bán dạo chung quanh: "Ngoại ơi ngoại! Con còn có một vé số này thôi, ngoại mua dùm con để con còn về phụ má con lo việc nhà". Con bé mặt mũi sáng sủa dễ thương. Vợ tôi lấy tiền mua vé số rồi vuốt đầu nó, hỏi: "Nhà con ở đâu lận?". Chắc bả thấy tội cho con nhỏ, mới có bây lớn tuổi đầu mà bán xong còn phải lội bộ về nhà giúp mẹ! Nó nhìn vợ tôi, mỉm cười rồi mới trả lời: "Dạ! Ở xóm rạch Ngo gần đây hà!". Cái cười của nó có duyên vô cùng. Trước khi đi, nó còn biết nói: "Cám

Tiểu Tử.

Đã bỏ thuốc Một cô gái mặc váy ngắn bước lên tàu điện. Không còn chỗ ngồi, cô nhìn quanh. Vừa lúc đó có một chàng trai trẻ mời: -Cô có thể ngồi lên đùi tôi. - Tôi sợ làm gãy cái tẩu thuốc lá trong túi quần của anh. Chàng trai trẻ chưa kịp trả lời thì một ông già khoảng 70 tuổi ân cần nói: - Cô có thể ngồi trên đùi tôi, vì tôi đã bỏ thuốc 10 năm nay rồi.

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu - 73 -


Thông thường bất cứ làm một việc gì người ta hay chú tâm đến cái lớn mà đôi khi bỏ qua hoặc quên đi những chuyện nho nhỏ, chính thầy VõHoàiNam dưới bút hiệu TiểuTử, một cựu giáo sư PetrusKý 1957 đã nhận định như trên. Trong cuộc sống đời thường có nhiều khi chính mình đã mục kích rất nhiều chuyện nho nhỏ, những chuyện mà mình cho là có cũng được mà không có cũng được, hay thấy qua rồi bỏ cũng không sao. Vì vậy, thường thì mình xem thường nó, thậm chí mình thờ ơ với nó mà có biết đâu rằng chính những chuyện nho nhỏ mình xem thường này đôi khi nó chẳng những chứa đựng cả một bài học lớn mà còn tầm ẩn cả một văn hóa sống, bắt người ta phải động não suy tư. Cũng vậy, thay vì gọi là „Những chuyện nho nhỏ đại hội Petrus Ký Châu Âu14“ SôngLô xin mạn phép được đổi lại là „Những chuyện bên lề đại hội Petrus Ký Châu Âu 14“. Mong rằng những chuyện bên lề này cũng sẽ hấp dẫn như những chuyện nho nhỏ của thầy Võ Hoài Nam. Thông thường Đai Hội của bất cứ một tập thể nào hay một cuộc họp mặt, một buổi thuyết trình, một đêm văn nghệ, một buổi dạ vũ v.v... đều có những chuyện bên lề của nó, nếu mình xắp xếp có hệ thống những chuyện bên lề này

lại với nhau theo tình tự thời gian với những „hỉ, nộ, ái, ố“ mà nó đã có, khai thác những mặt mang nhiều kịch tính, thêm thắt một vài hư cấu thì cái chắc nó sẽ trở nên hấp dẫn. Ví dụ như câu chuyện bên lề „Ngân hàng gây giống“ sau đây của giải Nobel thế giới được tổ chức hàng năm vào ngày 10 tháng 12, tại thành phố Stockholm Thụy Điển là một điển hình. Cách đây 28 năm, triệu phú Rober Graham ở California Hoa Kỳ bỗng nảy ra ý định thành lập một ngân hàng gây giống với những mong cung cấp “hạt giống tốt” cho nhân loại. Ông kêu gọi những nhân vật đoạt giải Nobel trên thế giới tham gia đóng góp cho ngân hàng này. Không hiểu sao những nhà đoạt giải đã chẳng những không hào hứng tham gia thậm chí còn có những vị lên án chỉ trích. Thấy bất lợi, Rober Graham bèn tìm đến các khoa học gia trẻ tuổi nổi tiếng khác, các nhà vô địch Olympic, những nghệ sĩ tài năng, những triệu phú làm nên sự nghiệp từ hai bàn tay trắng v.v... đồng thời chọn lựa những phụ nữ nào muốn „thụ tinh nhân tạo“ từ ngân hàng gây giống này cũng phải là một phụ nữ khỏe mạnh và thông minh. Tuy nhiên, chỉ hoạt động được 19 năm, ngân hàng đã phải tự động đóng cửa sau khi đã gây được 215 giống.

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu - 74 -


David Plotz, phóng viên tạp chí điện tử Slate, được mệnh danh là “thám tử của tinh giống” đã cố công săn lùng và đã phổ biến những kết quả điều tra được về những em bé „Nobel“ này như sau: „Được sự đồng ý của cha mẹ chúng sau cuộc điều tra tôi đã không tìm được bằng chứng nào cho thấy có những đặc biệt về mặt khoa học ở những đứa trẻ này dù cũng có một thiểu số thông minh và tài năng nhưng đại đa số cũng chỉ là bình thường như bao trẻ bình thường khác và nhìn chung, những trẻ này hơn trẻ trung bình không đáng là bao“. Cũng vậy một chuyện bên lề khác của giải túc cầu Euro 2008 là công tác bảo vệ an ninh cho giải cũng rất chi ư là hấp dẫn. Vì Euro 2008 diễn ra tại 2 quốc gia nhỏ ở châu Âu nên việc đảm bảo an ninh trong suốt thời gian bóng lăn tên sân cỏ không những được hai quốc gia này chú ý, mà còn là mối quan tâm của nhiều quốc gia lớn khác thuộc châu Âu bởi nguy cơ khủng bố và bạo loạn có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Theo ước tính của ban tổ chức, sẽ có trên 5 triệu cổ động viên tới Áo và Thụy Sĩ để cổ vũ cho đội bóng của quốc gia mình, do đó công tác bảo đảm an ninh cho những cổ động viên này là nhiệm vụ hàng đầu trong suốt mùa giao đấu của 2 quốc gia kể trên. Một trung tâm an ninh cơ động dành riêng cho mùa túc cầu Euro 2008 đã được thành lập để liên lạc với Lực lượng Cảnh sát châu Âu theo dõi và quản lý những kẻ quá khích. Người ta còn huy động hàng chục nghìn binh sĩ và Thủy Quân Lục Chiến cùng nhiều xe chuyên dụng của quân đội để giải tán đám đông quá khích khi cần thiết. Hệ thống camera theo dõi, máy bay do thám tự động và trực thăng tuần tra khu vực biên giới Đức-Áo-Thụy Sĩ đã được đưa vào hoạt động 24/24. Riêng tại Áo, việc bảo vệ an ninh cho túc cầu Euro 2008 được giao cho Đơn vị cảnh sát đặc nhiệm EKO Cobra với quân số khoảng 400 người. Tuy nhiên, Đơn vị cảnh sát đặc biệt WEGA trực thuộc Sở Cảnh sát thủ đô Vienne và Lực lượng đặc nhiệm quân đội Jagd Kommando cũng được tăng cường để bảo đảm an toàn cho các trận thi đấu diễn ra tại Áo.

Bộ trưởng Nội vụ Áo Guenther Platter cho biết, cảnh sát Áo và Thụy Sĩ đã trải qua một khóa huấn luyện đặc biệt tại World Cup 2006 ở Đức nên có thể giải quyết khá thuần thục đối với các Fans hâm mộ quá khích. Được biết, cơ quan chức năng Áo và Thụy Sĩ đã có hồ sơ của những Hooligan nổi cộm, chuyên gây bạo loạn. Ngoài ra, người ta còn áp dụng lệnh cấm xuất nhập cảnh đối với những Fans từng có tiền án. Thậm chí Thụy Sĩ còn cho khôi phục lại một nhà giam chuyên tạm giam những Hooligans và kẻ chuyên gây rối. Ngoài ra, Thụy Sĩ cũng đã huy động một lực lượng cảnh sát hùng hậu tại 4 thành phố Bern, Basel, Geneva và Zurich, nơi diễn ra các trận đấu. Đó là chuyện bên lề của giải Nobel và của giải túc cầu châu Âu. Riêng những chuyện bên lề của đại hội PetrusKý ChâuÂu14 thì thế nào? Xin thưa là có nhiều lắm cơ, nhiều đến nỗi có anh khi tham dự xong trở về cứ chép lưỡi mà nuối tiếc hoài. Nhân đây Sông Lô cũng xin nói thêm là „Những chuyện Bên Lề đại hội Petrus Ký Châu Âu 14“ này chẳng những đã gây được hạt giống tốt lành hơn cả „Ngân hàng gây giống Nobel“ đó là hạt giống tinh thần Petrus Ký, đó là hạt giống của những người con Việt tha phương tìm lại, đó là hạt giống của tình người và là hạt giống quý hóa của nhân bản.... An toàn của „Những chuyện Bên Lề đại hội PetrusKý Châu Âu 14“ là tự nó đã xây dựng được tính an toàn tuyệt đối, nó gây cho tâm hồn chúng ta luôn có một cảm giác bình an trong rộn ràng và hạnh phúc.... vâng, cái an toàn tự nhiên của nó có tính hơn hẳn cái an toàn của cả giải túc cầu Euro 2008 với lực lượng an ninh dày đặt vừa qua. Toan trở lại những ngày xưa cầu cứu Tuổi thanh xuân chạy trốn mất không còn Như những người thượng cổ với núi non Còn nguyên vẹn nhưng không còn gì hết (VôDanh)

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu - 75 -


Anh Sông Lô ui ! Mẫu Hậu TV khiếu nại đây nè. Mong anh sửa lại chứ không thì ...chết tôi ! Gởi anh "Anhang"" . sửa lại phần "chữ màu đỏ" trong Anhang gởi kèm nghe anh Anh Sông Lô mến, Chúng tôi có nhận được Chương Trình anh gởi lại ngày 25 vừa qua, có chút thay đổi so với lần trước, nên xin anh vui lòng, nếu có thể được, thì để cho Thoi To, Nocture, hoặc Nocture, Thoi To va Thoi Trang sat vao nhau, như thế sẽ dễ dàng cho chị em GL chúng tôi ; Cám ơn anh rất nhiều.

Mẹ kiếp : đã Mỹ lại còn Nga...bố ai biết đâu mà rờ hả "Mẫu Hậu" !!!! sao không là "Ba Tàu" hả ? Cảm ơn anh nhiều. Hẹn gặp ..sẽ có nhiều bất ngờ.... dzui dzui ! Thân ái NguyenHH

Riêng phần Hòa tấu của Cô Như Mai, thì xin nhờ anh nhắc nhở anh Hiền Năng xem qua partion Nocture mà Cô đã gởi qua Mỹ Oanh và Phong trước đây. Chân thành cám ơn anh.

Các Huynh thân,

Chúc anh cùng các anh chị PKý luôn vui vẻ và hăng hái phục vụ.

Để cho ngày thứ bảy không có vấn đề rối loạn vì vừa có khai mạc, thuyết trình, tập dợt thì tôi có đề nghị thế nầy.

Thân mến, ThiênNga.

1.Ngày thứ sáu Anh Phong+Trực+Anh Sông Lô xem là phòng nhỏ kế bên (hoặc dưới hầm, nơi mà khi xưa mình vẫn họp và ca hát có thể dùng cho việc tập dợt nhạc không). Anh Phong

Ông bầu Huấn thân mến, Nga có 1 “khiếu nại” nho nhỏ : Tên Ca sĩ trong mục số 22 trật lất hết trơn hết trọi, làm ơn mau mau sửa lại giùm – không sửa không hát đó nhen: * Hoặc là 2 ca sĩ này tên là CVA & TV (ca sĩ vô danh mà) * Hay là Nguyễn Hữu Nghĩa & Mỹ Nga … (không phải Thu Nga, hay là ông Nghĩa đăng ký hát với cô ThuNga vợ ông SôngLô ha?) Mỹ Nga

2.Vì vấn đề khai mạc nên Anh Phong (BCH) sẽ bận việc tiếp khách khai mạc và chào hỏi, trả lời các quý Thầy Cô v.v.v, có phần nói chuyện ngắn của GS Trương Bổu Tài . Trong lúc nầy gần 11 giờ (chưa hết buổi khai mạc) thì Anh Hiền Năng đến trại. Như vậy phải có người tiếp và chỉ dẫn nơi tập dợt nhạc. Tôi xin nhờ Anh Song Lô, Anh Hoài , Anh Hòa (MC), Anh Trực tiếp và nói chuyện với Anh HN (và sau đó giao lai cho Hoài và Anh Sông Lô, Anh Hòa) cùng các ca sĩ theo Chương trình của Anh Sông Lô tập dợt ca hát. --nhờ các Anh Sông Lo, Anh Hoài, Anh Hòa (MC), Anh Trực ACHTUNG, ACHTUNG: Anh HN lại 11 giờ, tập 2 giờ thì đã quá giờ Mittag nên Anh Trực có thể hỏi trước nhà bếp cho Mittag dài hơn ½ giờ đồng hồ được không để mấy người tập dợt

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu - 76 -


nhạc còn có thì giờ ăn trưa. Năm ngoái Anh Trực có cho ít tiền cho họ, họ vui lắm.

2009. – Con số 15 có vẻ Jubiläum quá – Bạn bè ta lại sẽ về đông !

-- nhờ Anh Trực hỏi dùm nhé.

....Ừ nhỉ, thời gian sao đi mau quá – Rất tâm đắc với bạn T.V. Khôi “Nếu thời gian ở Petrus Ký đi chậm là chắc có vấn đề rồi”.

3.Sửa soạn cho buổi nướng thịt: Chiều 5 giờ tôi , Anh Phong , Anh Đức (Berlin), Anh Tường, Anh Khôi sẽ lo việc tập hợp các Anh Chị Em tham dự lo xếp ghế , lo cho phần nướng thịt, mang rau cải ra.

Thôi nhé các Bạn thân thương ơi, về lại nhà bình yên, giữ gìn sức khỏe và hẹn gặp lại ở Petrus Ký 15. TrầnNgọc

Anh Phong nhớ là trễ nhất 17.30 chương trình thuyết trình “phải” chấm dứt nhé, vì các bà còn “sửa soạn quần áo v.v.v. Kind regards / Mit freundlichen Grüßen Dipl. Ing. Hieu Thao, HUYNH

Bên bờ thời gian tim tím Bỗng dưng tím đến vô cùng Tóc em ngậm ngùi sương điểm Sợi thương sợi nhớ mông mênh (SôngLô)

Ừ nhỉ… thời gian sao đi mau quá ! Petruský, Gia Long, Chu Văn An, Trưng Vương, Nguyễn Bá Tòng… Việt học rồi… Tài Chi....... .....Lần đầu tiên sau 13 năm, người tham dự với mầu sắc của những ngôi trường xưa, gặp gỡ giao lưu trong 3 ngày họp mặt ấm lòng: Đại hội Petruský Âu châu kỳ 14 từ ngày 4 đến ngày 6 tháng 7 năm 2008. Trời như chiều lòng người tham dự, sao mà đẹp lạ thường, dù trước đó những cơn mưa hạ trút xuống ngập cả phố phường.......... .....Ừ nhỉ, một Đại hội 3 ngày – thời gian ở đâu mà sao như cái chớp. Bộn bề nhưng hữu ích vì làm quen với cái lạ, cái mới. Rồi phải “động não” vì không biết “ất giáp” rằng có Việt Học đến thăm. Việt Học qua anh Trương Bổn Tài – khó mà dễ - sâu sắc nhưng giản đơn – với những “trăn trở” nguồn gốc dân tộc: Việt và “Trăm Việt” – rồi cũng về nguồn thôi…

*Chị Miên Thụy, Hân hạnh biết bao khi chị nhận lời đóng vai..."người yêu của lính" trên sân khấu trong đêm văn nghệ thân thương và tuyệt vời của Petruský14, để rồi bỗng một thoáng gọi là.."còn một chút gì, để nhớ để ...." chợt đến ! Vì là.."tài tử chính trên sân khấu" (!), nên không chụp hình được, tuy nhiên có vài tấm hình anh em gởi cho, bèn gởi đến chị theo email này. Tối hôm qua vì không có email của chị, nên đành phải gởi đến anh Minh Thao, nhờ anh gởi đến chị. Nay gởi thêm. Sẽ năn nỉ các anh em khác và sẽ gởi thêm đến cho chị. Xin hứa! Nguyễn Hữu Huấn

Thở - Khỏe với Tài Chi mà anh Nguyễn Minh Châu từ Paris đã gây tác dụng khoan khoái sau mỗi lần thử… tập. Buổi nghe “Truyện Kiều” của cô Phạm Thị Nhung để “thấm” thêm những tinh hoa và tự hào về cụ Nguyễn Du của dân tộc Muốn nói “Người ơi người ở đừng về”, nhưng đã vội nhớ đến PetrusKý15, tháng 6 năm

Cảm ơn anh H. Những hình ảnh *Người yêu của Lính * vừa nhận được . Chương trình năm nay nổi bật nhất là hoạt cảnh đột xuất trên sân khấu với những hình ảnh về người Lính . Rất cảm động

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu - 77 -


Miên Thụy 08tháng 05.2008 24h46

khi xem lại những hình ảnh này của anh gửi đến . Chắc là còn nữa bên máy anh Lê Thái Phu, Chờ hình ảnh của bên anh Phu đó nha. Anh H ơi, sẽ làm những hình ảnh trong hoạt cảnh *Người yêu của lính* trong đợt hình sau nha. Gửi đến các anh hình ảnh (đợt 1) MT có được trong máy của MT thôi ... Sẽ chuyễn tiếp nếu có thêm ... Miên Thụy

Cuộc vui nào cũng có hạn , cuộc gặp gỡ nào rồi cũng đến phút chia tay , giờ phút cuối chúng tôi trao nhau từng địa chỉ email , người thì ghi nhanh số phone và dặn nhau nhớ gọi đừng quên . Đôi ba người còn bịn rịn đến không muốn rời bước , một chút luyến lưu nơi này vì mới hôm nào còn là những giờ phút đầu ngỡ ngàng nhập trại và hỏi han mọi điều mà hôm nay lại là phút từ giã. Riêng tôi , tôi bịn rịn nhất là cô Nhung vì khó mà quên được giọng nói nhẹ nhàng từ tốn của cô, nhớ ánh mắt và nụ cười hiền hoà . Nhớ cô bạn Nga suýt nữa thì dụ được tôi làm người Mẫu để mặc áo dài cho nhóm cô ấy vì thiếu người, nhưng cuối cùng thì tôi từ chối . Nhớ tà áo dài tím của Kim Hoàng thướt tha và của tôi thật mảnh mai trong chiếc áo Jurk và khăn choàng màu đen và chính tôi nhờ chị làm kiểu mẫu cho tôi chụp hình. Và nhớ lắm là tôi đã đóng vai Người Yêu Của Lính thật trọn vẹn . Vì tôi cũng đã một thời suýt nữa thì đã là vợ của Lính . .. Tự nhiên tôi nhớ chàng của tôi và nhớ hình ảnh Hoa Biển một thời ... -----------------------------------------Ngày xưa em anh hay hờn dỗi .... giận anh khi anh chưa kịp tới .... -----------------------------------------Dù đã là lần thứ ba dự trại hè, nhưng năm nay không khí khác hẵn có thể vì chương trình văn nghệ khá độc đáo trong giờ phút cuối đã lưu lại trong tôi ít nhiều quyến luyến và kỷ niệm . Lại thêm một lần nữa kỷ niệm trong đời thật khó quên .....nhớ là KH nhờ tôi chụp hình nhiều cho cô nàng vì cái máy hình cô nàng hết pin . Nhớ giọng Huế dịu dàng của hai cô em Thanh Hương và Thanh Tâm . Nhớ chị 3

Các anh Petrus Ký thân mến, Xin thay mặt tất cả các anh em CVA & TV gởi đến các anh “bài tự tình” này như một lời cám ơn chân tình và thân thương nhất. Các anh đã nhớ đến CVA & TV , các anh đã mở rộng vòng tay mời gọi chúng tôi vào hợp đoàn, các anh đã cho chúng tôi cơ hội cùng chung hưởng mái ấm gia đình, các anh đã cho chúng tôi được sống lại với những kỷ niệm vừa êm đềm vừa tinh ranh của thời học trò. Đã như anh em một nhà với nhau mà phải dùng đến hai tiếng “cám ơn”, nghe ra thật quả là “khách sáo”, nhưng chúng tôi không biết phải diễn tả như thế nào để các anh hiểu được tấm lòng quý mến và thân tình của anh em chúng tôi đối với các anh. Ngày xửa ngày xưa, những ngày xa xưa ấy, bọn mình có tư tưởng xa cách phân chia “Petrus Ký + Gia Long” rồi “Chu Văn An + Trưng Vương”, tại sao thế nhỉ ? Cái gì đã thúc đẩy gợi lên trong chúng ta những cách biệt hơn thua ? Tuổi trẻ tự tin và lòng kiêu hãnh cao hơn núi? Tuổi trẻ năng động và lòng tự ái rộng lớn hơn đại dương ? Tại sao ? Tại sao bọn mình đã không “gặp” nhau sớm hơn ? Nhưng đâu có gì gọi là muộn màng, phải không các anh ? Đại diện nhóm CVA & TV Nguyễn Hữu Mỹ Nga – TV63-70 Mainz, Sommer 2008

Các chị Gia Long, Trưng Vương, Các bạn Chu Văn An, Nguyễn Bá Tòng và các Huynh thân mến, Ban Chấp Hành rất vui mừng đã được tiếp đón phái đoàn Gia Long Âu Châu năm nay dưới "Mái trường ấm cúng Petrus Ký" tại Ronneburg trong những ngày Đại Hội vừa qua. Với những tà áo đầy màu sắc, qua những

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu - 78 -


nụ cười tươi thắm luôn nở trên môi và những lời nói đầy thân mật, các "Cô" Gia Long đã "bật mí" cho chúng ta thấy được cái "thật" của các cô mà ngày xưa đa số các Anh Petrus Ký đã ngộ nhận cho là rất khó mà làm quen được. Các "Cô" đã đến sinh hoạt và cho chúng ta một "show" trình diễn thời trang rất là đặc sắc. Những em bé xinh đẹp trong những chiếc áo dài với màu sắc tươi thắm, được chọn lựa kỹ càng đã thể hiện được cái đẹp của chiếc áo dài Việt Nam mình và làm cho "người vốn đẹp lại càng đẹp hơn". Mong rằng các Chị và các em sẽ thường đến với Đại Hội trong các chiếc áo dài thuần túy để cho chúng ta được sống lại với những êm đềm của thời "cắp sách đến trường". 3 ngày Đại Hội 14 tưng bừng vừa qua cho mình có cảm tưởng như thời gian sao đi nhanh quá, nhanh hơn mọi ngày...!!! Bao nhiêu ngày tháng đợi chờ, mong sao Đại Hội sớm đến để còn được gặp lại quý Cô, quý Thầy và bè bạn gần xa. Sự mong đợi để được gặp các "Cô" Gia Long trong tà áo Tím, áo Trắng cũng như các Cô Trưng Vương trong tà áo xanh.... Chính bà nhà tôi cũng làm tôi ngạc nhiên khi ra trình diện với chiếc áo dài xanh quen thuộc sân trường thuở nào. Riêng đoàn quân của Chu Văn An và Trưng Vương tuy nhỏ nhưng mà đánh mạnh, đã áp dụng chiến thuật "bất ngờ" để chiêu phục "địch" và lấy được sự ngưỡng mộ của hầu hết mọi người. Đó cũng là nhờ sự lãnh đạo của một vị sĩ quan can đảm, nhiều kinh nghiệm chiến trường "Đại tá N.H.H".!!!. Ban Chấp Hành chúng tôi hy vọng là Chu Văn An và Trưng Vương sẽ thường xuyên đến với ĐạiHội của những năm tới.

....Sáng nay quý Cô, Thầy Gia Long, về đến Paris, cũng đã gọi điện thoại chia sẽ với thầy Phạm Ngọc Đảnh những niềm vui, hạnh phúc của 3 ngày ngắn ngủi tại Ronneburg. Thật cảm động với cái „Tình Petrus Ký“ phải không các bạn… Petrus Ký chân thành cảm tạ Thầy Cô, anh chị em, bạn bè, thân hữu, tình nhân… không quản ngại đường xa, đã về chung vui duới mái nhà Petrus Ký trong 3 ngày ngắn ngủi. Xin Thầy Cô, các bạn thương tình bỏ qua cho những thiếu xót trong việc đón tiếp, trong chương trình, trong tổ chức. Kính chúc Thầy Cô và các bạn thân thương thật dồi dào sức khỏe để chúng ta „hẹn hò“ kéo „về“ thật đông tại Petrus Ký 15 vào tháng 6 năm 2009 Phạm Quốc Phong

„ Những chuyện Bên Lề đại hội Petrus Ký Châu Âu 14“ tiếp tục chờ đợi thêm những đóng góp “bên lề“ của các anh các chị để làm giàu thêm cho bài viết này, nhất là các anh các chị „ngoại đạo“ Gia Long, Trưng Vương, Chu Văn An, Nguyễn Bá Tòng và ngay chính cả chủ nhà Petrus ký nữa. Mong lắm thay....

Huỳnh Hiếu Thảo

Thầy Cô Phạm Xuân Ái đã chia sẻ với anh Bình trên đường anh đưa Thầy Cô ra Gare Paris để tham dự ĐạiHội: „Phải ráng qua dự Đại Hội Petrus Ký, chứ mỗi năm già thêm, không biết năm tới còn đi nổi nữa không, cho nên còn đi được là phải đi“.... - Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu - 79 -

SôngLô.


Trích trên Website Đắc Trung (DacTrung.net)

về Thầy Vũ Ký: Chúng tôi xin được giới thiệu đến quí đồng hương về cuộc đời và sự nghiệp, về sự đóng góp trên bình diện văn học của GS Vũ Ký, ứng cử viên giải Nobel Văn Chương Quốc Tế 2003. • Tiểu sử của Giáo Sư Học Giả Vũ Ký (dựa theo bài phỏng vấn GS Vũ Ký của cô Thu Nga, đài phát thanh Việt Nam Hải Ngoại VRN tại Dallas/Texas, Hoa Kỳ): Giáo Sư (GS) Vũ Ký sinh năm 1921 (nhưng ghi trong giấy khai sinh là 1920, tăng thêm 1 tuổi để khỏi xin miễn tuổi thi Tiểu Học (Primair)) tại Dương Bàn, Tam Kỳ, Quảng Nam. Lúc thiếu thời GS Vũ Ký đã từng theo học tại các trường Tam Kỳ, College de Qui Nhơn, Lycée Khải Định ở Huế và Đại Học Hà Nội (Université Indochinoise Hà Nội, 1942). GS Vũ Ký xuất thân từ một gia đình Nho Phong và cùng với người em út, Hoạ Sĩ Vũ Hối đã tham gia vào tổ chức cách mạng thời bấy giờ. Vốn là một chiến sĩ cách mạng nên GS Vũ Ký là nạn nhân của Cộng Sản Việt Nam. Là một chiến sĩ cách mạng, GS Vũ Ký đã từng tham gia nhiều hoạt động chính trị tại Việt Nam trước 1975 cũng như ở hải ngoại, sau khi GS được định cư tại Bỉ quốc. Chúng tôi xin sơ lược hoạt động của GS Vũ Ký, xin

được chia ra làm hai giai đoạn, trước 1975 tại Việt Nam và sau năm 1980 ở hải ngoại. • Hoạt động trước 30.4.1975 tại quốc nội: - Dạy học ở Lycéum Pasteur Hà Nội năm 1943. - Sau đó GS về dạy tại trường Quốc Học Huế, Petrus Ký Sài Gòn và nhiều trường khác... - Ngoài ra GS còn viết văn, viết báo và viết sách, gồm nhiều thể loại như sáng tác, biên khảo, dịch thuật và đã cho xuất bản gần ba mươi tác phẩm giá trị. - Năm 1946, GS Vũ Ký tham gia Đảng Cách Mạng Việt Nam Quốc Dân Đảng (VNQDĐ) cùng thế hệ với các cụ Phan Khôi, Phan Khoang. Từng là cố vấn Mặt Trận Bài Cộng Liên Khu V (1948) nên bị Việt Minh sau khi bắt giữ đã kết án 20 năm tù khổ sai và ở tù tại trại giam Liên Khu V Tiên Lập, mãi đến khi Hiệp định Genève kí kết xong vào năm 1954 mới được trả tự do. - Vì đã tham gia chống độc tài (vụ Liên Khu Chiến Việt Quốc) nên GS Vũ Ký bị chính quyền đương thời đày ra đảo Phú Quốc (từ 1955-1958): Sau đó GS lại bị bắt giam tại

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu - 80 -


Catinat, nhà lao Gia Định và trại Võ Tánh Sài Gòn vào năm 1960 vì vụ Caravelle.

■ GS là hội viên thực thụ của Hội Sabam (Bruxelles / Bỉ)

- Trước 1975, GS là biên tập viên Đài phát Thanh Sài Gòn và phụ trách mục Diễn Đàn Thi Văn.

■ Hội viên Hội Nghiên Cứu Đông Nam Á thuộc viện Đại Học Yale (Mỹ) và

- GS Vũ Ký còn là Hội Viên Hội Nhà Văn Việt Nam và Hội Viên Hội Điển Chế Tự Điển Việt Nam. - Sau 30.4.1975, GS bị Việt Cộng bắt giam tại Sài Gòn và ở tù tại trại Cải tạo Tiên Lãnh ở Quảng Nam (từ 1976-1980). Nhờ sự can thiệp của chính phủ Bỉ và Hoàng Hậu Fabiola nên từ trong nhà tù Việt Cộng, GS Vũ Ký được trả tự do, xuất ngoại và định cư tại Bruxelles/Bỉ từ năm 1980 cho đến nay. Theo lời của GS Vũ Ký thì mặc dầu có sự can thiệp của chính phủ Bỉ nhưng để hoàn tất thủ tục xuất ngoại, gia đình GS phải tốn đến 10 cây vàng, gọi là "tiền lo giấy tờ xuất ngoại trả cho các cơ quan nhà nước Việt Cộng“ đặc trách về phương diện này! • Hoạt động của GS sau năm 1980 tại hải ngoại: Sau khi định cư tại Bỉ vào năm 1980, GS Vũ Ký đã tích cực tham gia trên lãnh vực phát huy và duy trì nền văn hoá Việt Nam (VN) tại hải ngoại. Ngoài chuyện cho tái bản lại một số sách đã in trước 1975 tại VN, GS còn ấn hành thêm một số sách mới, có cả bằng ngoại ngữ. Đặc biệt, một số sách của GS Vũ Ký đã được dùng để giảng dạy tại nhiều viện Đại Học ở Pháp, Anh hay Hoa Kỳ .... Thêm vào đó, GS còn viết văn, viết các bài tham khảo và phê bình văn học cho nhiều tờ báo được ấn hành tại Âu, Úc và Mỹ Châu. Ngoài ra, GS Vũ Ký còn cộng tác với nhiều tờ báo ngoại quốc như nhật báo Pháp Ngữ Le Soir ở Bruxelles, đã từng thuyết trình các vấn đề văn hoá ở Bỉ và Âu Châu. ■ GS Vũ Ký được mời làm Giám Khảo Viện Tú Tài Quốc Tế tại Genève (Thụy Sĩ) và Luân Đôn (Viện Đại Học Southamotom, Đại Học Bath ở Anh Quốc). Theo tôi được biết, chính GS Vũ Ký từ cương vị này đã tích cực vận động, đòi hỏi các quốc gia thành viên phải xem Việt Ngữ ngang hàng với những ngoại ngữ khác.

■ Đặc biệt, GS Vũ Ký đã được đề cử làm ứng cử viên tranh giải Văn Chương Nobel quốc Tế năm 2003.

Phân ưu của thầy Nguyển Ngọc Đính ----- Original Message ----From: Nguyen, Dinh To: LeTrungTruc@petrusky.de ; Phong Pham Quoc Sent: Thursday, November 20, 2008 5:25 AM Subject: Phân ưu gia đình thầy Vũ Ký Hello Trực và Phong, Thầy nhờ Trực hoặc Phong chuyển lời phânưu của Hội AH Petrus Ký Úc châu đến giađình Thầy Vũ Ký. Thầy không biết email address của gia-đình Thầy Vũ Ký nên không gởi trực-tiếp được. Riêng cá nhân Thầy đã phone và gặp thứ-nữ của GS Vũ Ký và chia buồn rồi. Thân mến, Đính PS. Thầy có điện thoại cho Ông Phó Hội Trưởng Hội AH PKý Úc-chau (Anh Phán) để lo việc nầy, nhưng cũng nhờ Trực/Phong làm giùm để khỏi mất thời-gian tính. Đính

Phân ưu của thầy Võ Văn Vạn De : van tram [mailto:vantram2@yahoo.com] Envoyé : lundi 17 novembre 2008 11:31 Objet : Re: Hung Tin - Thay Vu Ky tu+` tra^`n Nhận tin GS Vũ Kt từ trần,tôi rất tiếc thương, nhớ những ngày anh em cùng vui đến trường, nhớ những lúc lao đao khốn khổ. Tuy quá khứ đã qua, nhưng trong lòng tôi vẫn còn hình

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu - 81 -


bóng của GS dạy Việt Văn tài hoa đầy nhiệt tình và lương tâm nghề nghiệp. Xin gửi vội mấy vần thơ chia buồn, nhờ quí vị gửi giùm tới tang quyến:

Phân ưu của Petrus Ký Nam Cali / Mỹ Châu Kính thưa gia quyến Thầy Vũ Ký, Tất cả ai từng đứng dưới mái trường Petrus Trương Vĩnh Ký đều nghe đến hoặc biết đến Thầy Vũ Ký. Sự ra đi của Thầy là một mất mát thật lớn lao cho chúng tôi, những cựu học sinh Petrus Ký. Hội Ái Hữu Petrus Ký – Nam California xin thành kính chia buồn cùng gia quyến.

LỜI CHIA BUỒN Hỡi ơi anh Vũ Ký Đã giã từ trần gian Mắt em rưng rưng lệ Petrus Ký bàng hoàng Gió bay ngang lớp cũ Cuộn lời giảng xa xưa Nhiệt tình trên môi nở Hoa khai phóng học trò

Nguyện cầu hương linh của Thầy sớm về cõi vĩnh hằng. Thành Kính, Nguyễn Tấn Pháp,TTK & Ban Chấp Hành & Tất cả anh em cựu học sinh Hội Ái Hữu Petrus Ký – Nam California

Bao bạn trò quí mến Sao anh vội ra đi Xa gần đau thương tiếc Bruxelles buồn lê thê Thắp vội vàng nén nhang Khói bay về Tiên Cảnh Cầu hồn anh thanh thản Sớm về cõi Vĩnh Hằng

Phân ưu của Petrus Ký Âu Châu

Nơi dịu sáng vầng trăng Bụi trần rơi rụng hết Lòng trầm thiền tĩnh lặng Xua tan những trở trăn

Kính gởi các Thầy Cô, Cựu Học Sinh & Thân Hữu Petrus Ký, Ban Chấp Hành Hội Ái Hữu Petrus Trương Vĩnh ký / Âu Châu nhận được hung tin :

Thành kính phân ưu TRẦM VÂN Võ Văn Vạn

Thầy Vũ Ký Cựu Giáo Sư Việt Văn đã từ trần vào ngày thứ sáu 14 November 2008 tại Vương Quốc Bỉ, hưởng thọ 88 tuổi. Ban Chấp Hành Hội Pký Âu-Châu thành kính chia buồn cùng gia đình Thầy Vũ Ký.

Phân ưu của Petrus Ký Úc Châu Ban Chấp Hành Hội Ái Hữu Petrus Trương Vĩnh ký Uc Châu nhận được hung tin :

Nguyện cầu hương linh của Thầy sớm về miền Tịnh Độ.

Thầy Vũ Ký

Ban Chấp Hành HAHPK/AC

Cựu Giáo Sư Việt Văn đã từ trần vào ngày thứ sáu 14 November 2008 tại Vương Quốc Bỉ, hưởng thọ 88 tuổi. Hội AH Pký Uc-Châu thành kính chia buồn cùng gia đình Thầy Vũ Ký. Nguyện cầu linh hon của Thầy sớm về voi Chua.

Phạm Quốc Phong (Hội Trưởng) Huỳnh Hiếu Thảo (Tổng Thư Ký) và toàn thể Hội viên Hội

Thư chia buồn xin gởi đến địa chỉ cũa Thầy như sau: Vũ Ký Avenue L. F. Lambin 2 bte 1 1160 Bruxelles Belgique Tel.: +32 - 2 675 63 96

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu - 82 -


2003; một chiến sĩ cách mạng lão thành đã từng vào tù ra khám dưới hai chế độ quốc gia và cộng sản cũng chỉ vì lòng yêu nước thương nòi đấu tranh cho công bằng xã hội, cho tự do, dân chủ, nhân quyền. Tuy nhiên Giáo sư Vũ Ký còn có một niềm hạnh phúc lớn lao để thanh thản trước khi ra đi, đó là người vợ thương quý lúc nào cũng ở sát bên cạnh và các con cháu ở Bỉ, ở Hoa Kỳ và ở Đức đều cùng về quây quần đoàn tụ bên Ông. Đặc biệt Ông còn nhìn thấy mặt đứa con "tinh thần" Vietnam Nostalgia mới in xong tại Hoa Kỳ, vừa kịp gởi sang Bruxelles chưa đầy một tháng để Ông còn có dịp ký tặng cho những người thân. Sự ra đi của Giáo sư Vũ Ký là một mất mát lớn lao cho văn đàn Việt Nam hải ngoại, cộng đồng người Việt tỵ nạn trên thế giới mất đi một văn tài, một lãnh tụ đấu tranh chống cộng sản. Các tờ báo người Việt ở hải ngoại mất đi một người cộng tác đa năng đa hiệu, báo Viên Giác mất đi một cộng sự viên thường trực đầy uy tín và được nhiều độc giả mến mộ. ● Phù Vân (viết về ngày tang của Giáo sư Vũ Ký 21.11.2008) Chúng tôi thật bàng hoàng xúc động khi các cháu từ Bruxelles, Vương Quốc Bỉ điện thoại báo tin: Giáo sư Vũ Ký đã đi về cõi Vĩnh Hằng. Tôi viết điện thư báo tin cho Hòa Thượng Thích Như Điển, Phương Trượng Chùa Viên Giác, sáng lập Chủ nhiệm báo Viên Giác. Hòa Thượng đang trong thời kỳ nhập thất hằng năm tại Tu viện Đa Bảo ở Úc; và báo tin cho anh chị em trong Ban Biên Tập - Kỹ Thuật và cộng sự viên Báo Viên Giác hay tin Giáo sư Vũ Ký đã vĩnh viễn ra đi vào ngày 14.11.2008. Tôi cũng điện thoại cho mấy anh em trong Hội Xây Dựng Tượng Đài Tỵ Nạn Hamburg không thể cùng đi chung đến Norddeich, bởi đám tang của Giáo sư Vũ Ký diễn ra trước cái hẹn một ngày. Tôi phải qua Bruxelles để tham dự tang lễ của Giáo sư ngày 21.11.2008. Giáo sư Vũ Ký là một nhà văn, nhà biên khảo, nhà phê bình văn học tài hoa lỗi lạc; một vị học giả nổi tiếng đã được đề cử làm ứng viên tranh giải Nobel Văn Chương quốc tế năm

Tang lễ của Giáo sư Vũ Ký được cử hành vào lúc 11 giờ ngày 21.11.2008 tại nhà thờ Eglise Notre Dame des Graces / Bruxelles do Linh Mục Nguyễn Hùng Lân, được sự ủy nhiệm của gia đình, cùng đồng tế với Linh Mục Gervais và Nguyễn Gia Thịnh. Buổi lễ thật trang nghiêm và cảm động với nhiều bạn hữu, thân hữu, môn sinh và bà con Việt - Bỉ hằng quý trọng Giáo sư đến tham dự. Sau phần Thánh lễ cầu hồn, anh Nguyễn Ngọc Diệp, đại diện cho Trung Tâm Văn Hóa - Xã Hội Việt Nam tại Bruxelles và đại diện cho một số anh chị em thân hữu đã đọc bài "Đôi dòng tiễn đưa bác Vũ Ký", trong đó có đoạn thật cảm động như sau: ... Kính bái vong linh bác Vũ Ký, Hôm nay đây, trong cảnh hương chong đèn rạng, đông đảo người đang vây quanh quan tài Bác, với nước mắt lưng tròng, đang hướng về Bác, Bác biết không ? Bác đang âm thầm nằm đây, Bác có nghe được những con tim đang thổn thức, những nhịp tim lạc điệu đang khóc thương cho sự ra đi của Bác, cho sự xa cách miên viễn giữa chúng ta ? Bác Vũ Ký ơi, giờ

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu - 83 -


đây, nhiều người đang cảm thấy đau buồn vì đang mất đi một nhà giáo dục gương mẫu, một nhà chính trị kiên cường trong lập trường Quốc Gia Dân Tộc, một nhà văn hoá tuyệt vời. Các cháu thiếu nhi mất đi một bậc trưởng thượng đầy tình thương yêu cao cả mà mỗi độ Xuân về, mỗi dịp Tết Trung Thu các cháu được chiêm ngưỡng Bác, được nghe những lời khuyên bảo đầm ấm quý hoá vô ngần của Bác...". Riêng tôi, có mối liên hệ đẹp đẽ với bác Vũ Ký và chúng tôi hiểu tâm tư thầm kín của nhau... Trong hầu hết những lần gặp gỡ chúng tôi đã bàn bạc nhiều vấn đề hệ trọng, những vấn nạn lớn lao của đất nước. Thế nhưng hôm nay, tuổi đã cao, sức đã yếu, Bác cỡi hạc bay đi, bỏ lại tất cả cho thế gian... Đặc biệt trong lãnh vực văn học, vốn là sở trường, Bác đã để lại cho hậu thế một số lượng tác phẩm lớn lao chứa đựng tư tưởng nhân bản của Bác. Đó là tinh hoa của chính Bác, được kết tinh từ nền minh triết và văn hoá đặc biệt của dân tộc Việt Nam. Nhiều thân hữu hiện diện hôm nay cũng như không hiện diện cũng đã có dịp tiếp thu được một phần nào các tinh hoa đó, trực tiếp và cụ thể nhất là trong dịp sinh hoạt văn hóa buổi chiều tối 03.12.2005 tại TTVHXHVN Bruxelles, được gọi là buổi Vinh Danh Giáo Sư và Học Giả Vũ Ký. Thật là một kỷ niệm đẹp khó quên giữa Bác và thân hữu, Bác Vũ Ký nhớ không ? Đại diện cho Hòa Thượng Phương Trượng Chùa Viên Giác, sáng lập Chủ Nhiệm Báo Viên Giác; đại diện cho Ban Biên Tập và Kỹ Thuật Báo Viên Giác, tôi đã thành kính phân ưu cùng gia đình và góp lời cầu nguyện cho linh hồn của Giáo sư Vũ Ký sớm về hưởng nhan Thánh Chúa. Đồng thời tôi cũng xin đọc bức thư của Hòa Thượng Phương Trượng Chùa Viên Giác từ Úc châu gởi về cho gia đình Giáo sư, nội dung như sau: ... Chúng tôi đang ở Úc nghe tin buồn Giác sư Vũ Ký đã thuận thế vô thường ra đi về cõi Vĩnh Hằng vào ngày 14.11.2008, thượng thọ 88 tuổi. Từ quê hương xứ Quảng xa xôi, Giáo sư đã ra đi chưa có ngày trở lại. Là con dân của xứ Ngũ Phụng Tề Phi, mà Giáo sư cũng là người đại diện cho văn học hiện đại của nước nhà, đã

đóng góp không biết bao nhiêu là tâm trí, gởi vào sách vở cũng như nghiên cứu, biên khảo, dịch thuật... đã làm cho nhiều người khắp nơi trên thế giới ngưỡng mộ vô vàng. Thật là không hổ danh với quê hương: "Đất chưa mưa đã thấm.". Riêng tờ báo Viên Giác được xuất bản tại Hannover Đức Quốc đã hơn 30 năm nay và trong 30 năm đó Giáo sư hầu như ít vắng bóng lần nào đóng góp bài vở cho tờ báo Viên Giác. Giờ đây Giáo sư đã ra đi nhưng những gấm hoa của văn chương mà Giáo sư đã dệt cho đời, ngày nay vẫn còn để lại đó; khiến người sau nếu có ai lật lại những trang sử cũ, sẽ thấy được hình bóng của Người xưa. Xin chấp hai tay nguyện cầu cho hương linh của Giáo sư luôn được sống nơi cõi Vĩnh Hằng và xin thành thật chia buồn cùng với gia đình và tang quyến về sự mất mát to lớn nhất trong cuộc đời của mình. Kính nguyện, Thích Như Điển.

Về cá nhân, tôi hân hạnh được Giáo sư Vũ Ký nhận làm một đứa em văn nghệ từ 15 năm nay, sau khi Giáo sư viết lời Bạt cho tập thơ đầu tay "Ngoài Xa Dấu Chân Mây" (Tùy Anh - Viên Giác xuất bản năm 1994). Thật tình tôi không giấu được những xúc cảm ngậm ngùi khi được bày tỏ tấm lòng của một người em trong giờ phút tử biệt sinh ly: ... Anh Vũ Ký ơi, những cánh chim đầu đàn của văn bút Việt Nam hải ngoại đã lần lượt ra đi; hôm nay anh cũng đã ra đi. Anh ra đi, văn đàn hải ngoại mất đi một cây đại thụ tỏa bóng mát cho nền văn chương Việt Nam luôn cao đẹp, hướng thượng. Anh ra đi, cộng đồng người Việt tỵ nạn trên thế giới nói chung và tại Vương Quốc Bỉ nói riêng mất đi một lãnh tụ đấu tranh. Anh ra đi, em mất một người anh kính mến luôn nâng đỡ tinh thần cho em. Anh Vũ Ký ơi, mấy lời tâm cảm tha thiết này, em xin gởi cho anh. Nếu có linh thiêng, xin anh về chứng giám. Anh Vũ Ký ơi, vĩnh biệt anh. Vĩnh biệt anh, anh Vũ Ký ơi !".

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu - 84 -


Nhà thơ Phương Hà, một trong những người bạn tâm giao của Giáo sư Vũ Ký, cũng mới từ Đức vội vàng trở lại quê cũ Bruxelles ngay sau khi được tin Giáo sư đã cỡi hạc về trời. Nhà thơ đã đọc một bài thơ "Rời Những Vòng Tay" của anh; bài thơ chưa kịp gởi cho Giáo sư, thì Giáo sư đã hóa ra người thiên cổ. Trong thơ chứa đựng nhiều tâm sự gởi gấm cho cố nhân – mà theo anh Phương Hà cho biết đó là những người ruột rà, tình nghĩa, tâm giao, có đoạn như sau: ... Mà thôi bạn thiết của tôi ơi Ân oán buồn vui một thoáng trên trời Danh lợi trần ai mắc chi thiên cổ lụy Vòng tay thương nhẹ nhớ thảnh thơi rồi Nếu phải nợ nần còn lỡ thiếu Hẹn kiếp sau lời vốn gộp thành đôi... ... Anh Đỗ Thịnh Phi, đại diện cho môn sinh, đã ngỏ lời thương tiếc một vị Thầy khả kính đã dạy dỗ, chăm sóc và thương yêu học trò như con. Phần phát biểu của anh tuy ngắn gọn, nhưng bằng cả tấm lòng của người học trò thương tiếc Thầy xuất phát từ tiếng thổn thức của con tim... Phần dâng hương và đảnh lễ trước linh cửu của Giáo sư cũng được bà con cử hành rất nghiêm chỉnh với lòng thành kính và trang trọng. Sau đó, đại diện của gia đình tang chủ lên cảm ơn quý Linh Mục và bà con; cuối cùng là lễ di quan đến an táng ở nghĩa trang Auderghem. Buổi lễ hạ huyệt thật trầm lặng trong nỗi tiếc thương vô vàn của thân nhân và một số người tiễn đưa Giáo sư Vũ Ký đến nơi an nghỉ cuối cùng vào giữa trưa mùa đông, trời khô nhưng gió lạnh. Mỗi người một cành hoa hồng màu trắng tiếc thương gởi theo linh cữu, với lời thầm nguyện cầu cho linh hồn Giuse Vũ Ký mãi mãi được bình yên nơi chốn Vĩnh Hằng. Lá cờ Việt Nam Quốc Dân Đảng được xếp lại đặt trên quan tài từ khi bắt đầu làm lễ cầu hồn trong nhà thờ cho đến khi di quan đến nghĩa trang; cũng được chôn theo người chiến sĩ lão thành. Lá cờ này đã được Hội Đồng Chỉ Đạo Việt Nam Quốc Dân Đảng Washinhton / Hoa Kỳ

trao tặng cho Giáo sư Vũ Ký. Giáo sư Vũ Ký là một đảng viên lão thành, được kết nạp từ năm 1946 và từ đó đến nay vì lý tưởng quốc gia dân tộc Giáo sư đã dấn thân tranh đấu chống cộng sản. Trong ngày "Vinh danh Giáo sư và học giả Vũ Ký" ngày 03.12.2005 tại Trung Tâm Văn Hóa Xã Hội Bruxelles, Giáo sư đã giương lá cờ Việt Quốc này ra và tuyên bố như là một di ngôn là lá cờ sẽ được chôn theo một mai khi Giáo sư từ giã cõi đời. Bây giờ Giáo sư Vũ Ký đã ra đi, nên con cháu đã làm đúng theo lời tâm nguyện của Người. Giáo sư Vũ Ký đã miên viễn đi vào lòng đất lạnh, nhưng tấm lòng tha thiết của ông với quê hương dân tộc vẫn luôn phủ ấm những người còn ở lại để tiếp nối bước chân của người đi trước. Giáo sư đã sống bằng cả tấm lòng, bằng cả tình thương dành cho tha nhân; mà tình thương không bao giờ chết, không bao giờ mất. Giáo sư đã mất, nhưng tình thương của chúng ta dành cho Giáo sư Vũ Ký mãi mãi vẫn còn tồn tại ! Vĩnh biệt Giáo sư Vũ Ký. Vĩnh biệt người anh đáng kính. Anh hãy thanh thản ngủ yên nơi cõi Vĩnh Hằng, anh Vũ Ký ơi !... ● Phù Vân (Hamburg, 23.11.2008)

Cuộc đời văn nghiệp của Giáo sư Vũ Ký: - Giáo sư Vũ Ký sinh năm 1921, tại Dương Đàn, Tam Kỳ, Quảng Nam. - Học tại trường Tam Kỳ, Collège de Quinhon, Lycée Khải Định (Huế), Université Indochinoise Hanoi (1942). - Xuất thân từ một gia đình Nho phong và cả hai anh em, Giáo sư Vũ Ký và người em út, họa sĩ Vũ Hối đều là chiến sĩ cách mạng và là nạn nhân của cộng sản; - Tham gia Việt Nam Quốc Dân Đảng năm 1946, cùng thế hệ với Phan Khôi, Phan Khoang. - Cố vấn Mặt Trận Quốc Gia Bài Cộng Liên Khu V (1948). Bị Việt Minh kết án 20 năm khổ sai, ở tù tại trại giam Liên Khu V Tiên Lập. Sau Hiệp Định Genève (1954) mới được trả tự do.

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu - 85 -


- Tham gia chống độc tài (vụ Liên Khu Chiến Việt Quốc) bị chính quyền đày ra đảo Phú Quốc từ 1955-1958, rồi lại bị bắt giam tại tại Catinat, nhà lao Gia Định và Trại Võ Tánh Saigon năm 1960 về vụ Caravelle. - Sau năm 1975, bị Việt Cộng giam tại Saigon và trại Tiên Lãnh (Quảng Nam) từ 1976-1980. Nhờ sự can thiệp của chính quyền Hoàng Gia Bỉ, đặc biệt là Nữ Hoàng Fabiola và Bộ Trưởng Lucien Outers của Vương Quốc Bỉ, nên ông mới được Cộng sản được trả tự do, cho xuất ngoại và đến định cư tại Bruxelles / Bỉ năm 1980. ● Hoạt động trước năm 1975, ở trong nước: - Dạy học ở Lyceum Pasteur Hanoi (1943); dạy ở trường Quốc Học Huế, trường Petrus Ký Saigon và các trường khác... Viết văn, viết báo, viết sách (sáng tác, biên khảo, dịch thuật có hơn 26 tác phẩm. - Ban Biên Tập Đài Phát Thanh Saigon (Mục Diễn Đàn Thi Văn). - Hội viên Hội Nhà Văn Việt Nam. - Hội viên Hội Điển chế Tự điển Việt Nam. ● Hoạt động sau năm 1980 ở hải ngoại: - Viết văn, phê bình văn học. Hoạt động văn hóa. Viết trên các báo ở Âu, Úc và Mỹ châu. Tái bản một số sách đã soạn và ấn hành một số mới (có cả bằng Pháp ngữ); có một số sách được dùng giảng dạy tại các Viện Đại học Pháp, Anh, Hoa Kỳ... - Gần đây có hai tác phẩm: Luận cương về văn hóa Việt Nam (sắp in lại lần thứ 3) và Nghệ Thuật Viết Văn (in lần thứ 5).

Các tác phẩm của Giáo sư và học giả Vũ Ký được đánh giá cao về văn chương và Sư phạm nhằm biểu dương, bảo tồn và phát huy nền văn hóa truyền thống Việt Nam trong cộng đồng Việt Nam và ở các thế hệ Việt Nam tương lai... (Theo tài liệu in trong cuốn Truyện Ký của Vũ Ký do Trung Tâm Văn Hóa Xã Hội Việt Nam tại Cộng Hòa Liên Bang Đức xuất bản năm 2002).

Kính gởi các Anh, Em xin thay mặt cho mẹ em là bà Quả phụ Vũ Ký nhũ danh Nguyễn Thị Hạnh, và toàn thể tang gia xin chân thành Cảm Tạ Các Anh và Hội Ái Hữu Petrus Ký Âu Châu, và Hội Ái Hữu Petrus Ký Nam Cali (USA) đã phân ưu , cầu nguyện, gởi vòng hoa, đến viếng thăm ba em tại nhà quàn St. Luc, và đến tiễn biệt ba em lần cuối cùng tại thánh đường Notre Dame des Graces, Bruxelles. Gia đình chúng em vô cùng xúc động và một lần nữa xin tri ân và thành thật Cảm Tạ. Trong lúc tang gia bối rối, có điều gì sơ sót, xin cac anh niệm tình tha thứ. Nếu em có sót email để cảm tạ một thành viên nào, xin forward email này giúp em. Nếu được, các anh có thể cho em địa chỉ nha, mẹ em muốn gởi thiệp Cảm Tạ đến các anh. Em sẽ gởi riêng email cho thầy Nguyễn Ngọc Đính và Petrus Ký Úc Châu.

- Cộng tác với Nhật báo Pháp ngữ Le Soir ở Bruxelles. Thuyết trình bằng song ngữ về các vấn đề văn hóa Việt Nam ở Bruxelles và ở Châu Âu. - Giáo sư Giám Khảo Viện Tú Tài Quốc tế tại Genève và Luân đôn (Viện Viện Đại học Southampton, Đại Học Bath Anh quốc). - Hội viên thực thụ Hội SABAM (Bruxelles). - Hội viên Hội Nghiên cứu Đông Nam Á (Viện Đại học Yale Hoa Kỳ) - Giảng viên tại Trung Tâm Văn hóa-Xã Hội Việt Nam tại Bruxelles. - Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu - 86 -

Kính, Vũ Thị Tường Vân (San Jose, CA)


Trích trên Website Đắc Trung (DacTrung.net)

về Thầy Vũ Ký: Chúng tôi xin được giới thiệu đến quí đồng hương về cuộc đời và sự nghiệp, về sự đóng góp trên bình diện văn học của GS Vũ Ký, ứng cử viên giải Nobel Văn Chương Quốc Tế 2003. • Tiểu sử của Giáo Sư Học Giả Vũ Ký (dựa theo bài phỏng vấn GS Vũ Ký của cô Thu Nga, đài phát thanh Việt Nam Hải Ngoại VRN tại Dallas/Texas, Hoa Kỳ): Giáo Sư (GS) Vũ Ký sinh năm 1921 (nhưng ghi trong giấy khai sinh là 1920, tăng thêm 1 tuổi để khỏi xin miễn tuổi thi Tiểu Học (Primair)) tại Dương Bàn, Tam Kỳ, Quảng Nam. Lúc thiếu thời GS Vũ Ký đã từng theo học tại các trường Tam Kỳ, College de Qui Nhơn, Lycée Khải Định ở Huế và Đại Học Hà Nội (Université Indochinoise Hà Nội, 1942). GS Vũ Ký xuất thân từ một gia đình Nho Phong và cùng với người em út, Hoạ Sĩ Vũ Hối đã tham gia vào tổ chức cách mạng thời bấy giờ. Vốn là một chiến sĩ cách mạng nên GS Vũ Ký là nạn nhân của Cộng Sản Việt Nam. Là một chiến sĩ cách mạng, GS Vũ Ký đã từng tham gia nhiều hoạt động chính trị tại Việt Nam trước 1975 cũng như ở hải ngoại, sau khi GS được định cư tại Bỉ quốc. Chúng tôi xin sơ lược hoạt động của GS Vũ Ký, xin

được chia ra làm hai giai đoạn, trước 1975 tại Việt Nam và sau năm 1980 ở hải ngoại. • Hoạt động trước 30.4.1975 tại quốc nội: - Dạy học ở Lycéum Pasteur Hà Nội năm 1943. - Sau đó GS về dạy tại trường Quốc Học Huế, Petrus Ký Sài Gòn và nhiều trường khác... - Ngoài ra GS còn viết văn, viết báo và viết sách, gồm nhiều thể loại như sáng tác, biên khảo, dịch thuật và đã cho xuất bản gần ba mươi tác phẩm giá trị. - Năm 1946, GS Vũ Ký tham gia Đảng Cách Mạng Việt Nam Quốc Dân Đảng (VNQDĐ) cùng thế hệ với các cụ Phan Khôi, Phan Khoang. Từng là cố vấn Mặt Trận Bài Cộng Liên Khu V (1948) nên bị Việt Minh sau khi bắt giữ đã kết án 20 năm tù khổ sai và ở tù tại trại giam Liên Khu V Tiên Lập, mãi đến khi Hiệp định Genève kí kết xong vào năm 1954 mới được trả tự do. - Vì đã tham gia chống độc tài (vụ Liên Khu Chiến Việt Quốc) nên GS Vũ Ký bị chính quyền đương thời đày ra đảo Phú Quốc (từ 1955-1958): Sau đó GS lại bị bắt giam tại

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu - 80 -


Catinat, nhà lao Gia Định và trại Võ Tánh Sài Gòn vào năm 1960 vì vụ Caravelle.

■ GS là hội viên thực thụ của Hội Sabam (Bruxelles / Bỉ)

- Trước 1975, GS là biên tập viên Đài phát Thanh Sài Gòn và phụ trách mục Diễn Đàn Thi Văn.

■ Hội viên Hội Nghiên Cứu Đông Nam Á thuộc viện Đại Học Yale (Mỹ) và

- GS Vũ Ký còn là Hội Viên Hội Nhà Văn Việt Nam và Hội Viên Hội Điển Chế Tự Điển Việt Nam. - Sau 30.4.1975, GS bị Việt Cộng bắt giam tại Sài Gòn và ở tù tại trại Cải tạo Tiên Lãnh ở Quảng Nam (từ 1976-1980). Nhờ sự can thiệp của chính phủ Bỉ và Hoàng Hậu Fabiola nên từ trong nhà tù Việt Cộng, GS Vũ Ký được trả tự do, xuất ngoại và định cư tại Bruxelles/Bỉ từ năm 1980 cho đến nay. Theo lời của GS Vũ Ký thì mặc dầu có sự can thiệp của chính phủ Bỉ nhưng để hoàn tất thủ tục xuất ngoại, gia đình GS phải tốn đến 10 cây vàng, gọi là "tiền lo giấy tờ xuất ngoại trả cho các cơ quan nhà nước Việt Cộng“ đặc trách về phương diện này! • Hoạt động của GS sau năm 1980 tại hải ngoại: Sau khi định cư tại Bỉ vào năm 1980, GS Vũ Ký đã tích cực tham gia trên lãnh vực phát huy và duy trì nền văn hoá Việt Nam (VN) tại hải ngoại. Ngoài chuyện cho tái bản lại một số sách đã in trước 1975 tại VN, GS còn ấn hành thêm một số sách mới, có cả bằng ngoại ngữ. Đặc biệt, một số sách của GS Vũ Ký đã được dùng để giảng dạy tại nhiều viện Đại Học ở Pháp, Anh hay Hoa Kỳ .... Thêm vào đó, GS còn viết văn, viết các bài tham khảo và phê bình văn học cho nhiều tờ báo được ấn hành tại Âu, Úc và Mỹ Châu. Ngoài ra, GS Vũ Ký còn cộng tác với nhiều tờ báo ngoại quốc như nhật báo Pháp Ngữ Le Soir ở Bruxelles, đã từng thuyết trình các vấn đề văn hoá ở Bỉ và Âu Châu. ■ GS Vũ Ký được mời làm Giám Khảo Viện Tú Tài Quốc Tế tại Genève (Thụy Sĩ) và Luân Đôn (Viện Đại Học Southamotom, Đại Học Bath ở Anh Quốc). Theo tôi được biết, chính GS Vũ Ký từ cương vị này đã tích cực vận động, đòi hỏi các quốc gia thành viên phải xem Việt Ngữ ngang hàng với những ngoại ngữ khác.

■ Đặc biệt, GS Vũ Ký đã được đề cử làm ứng cử viên tranh giải Văn Chương Nobel quốc Tế năm 2003.

Phân ưu của thầy Nguyển Ngọc Đính ----- Original Message ----From: Nguyen, Dinh To: LeTrungTruc@petrusky.de ; Phong Pham Quoc Sent: Thursday, November 20, 2008 5:25 AM Subject: Phân ưu gia đình thầy Vũ Ký Hello Trực và Phong, Thầy nhờ Trực hoặc Phong chuyển lời phânưu của Hội AH Petrus Ký Úc châu đến giađình Thầy Vũ Ký. Thầy không biết email address của gia-đình Thầy Vũ Ký nên không gởi trực-tiếp được. Riêng cá nhân Thầy đã phone và gặp thứ-nữ của GS Vũ Ký và chia buồn rồi. Thân mến, Đính PS. Thầy có điện thoại cho Ông Phó Hội Trưởng Hội AH PKý Úc-chau (Anh Phán) để lo việc nầy, nhưng cũng nhờ Trực/Phong làm giùm để khỏi mất thời-gian tính. Đính

Phân ưu của thầy Võ Văn Vạn De : van tram [mailto:vantram2@yahoo.com] Envoyé : lundi 17 novembre 2008 11:31 Objet : Re: Hung Tin - Thay Vu Ky tu+` tra^`n Nhận tin GS Vũ Kt từ trần,tôi rất tiếc thương, nhớ những ngày anh em cùng vui đến trường, nhớ những lúc lao đao khốn khổ. Tuy quá khứ

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu - 81 -


đã qua, nhưng trong lòng tôi vẫn còn hình bóng của GS dạy Việt Văn tài hoa đầy nhiệt tình và lương tâm nghề nghiệp. Xin gửi vội mấy vần thơ chia buồn, nhờ quí vị gửi giùm tới tang quyến:

Phân ưu của Petrus Ký Nam Cali / Mỹ Châu

LỜI CHIA BUỒN

Kính thưa gia quyến Thầy Vũ Ký,

Hỡi ơi anh Vũ Ký Đã giã từ trần gian Mắt em rưng rưng lệ Petrus Ký bàng hoàng

Tất cả ai từng đứng dưới mái trường Petrus Trương Vĩnh Ký đều nghe đến hoặc biết đến Thầy Vũ Ký. Sự ra đi của Thầy là một mất mát thật lớn lao cho chúng tôi, những cựu học sinh Petrus Ký. Hội Ái Hữu Petrus Ký – Nam California xin thành kính chia buồn cùng gia quyến.

Gió bay ngang lớp cũ Cuộn lời giảng xa xưa Nhiệt tình trên môi nở Hoa khai phóng học trò

Nguyện cầu hương linh của Thầy sớm về cõi vĩnh hằng.

Bao bạn trò quí mến Sao anh vội ra đi Xa gần đau thương tiếc Bruxelles buồn lê thê

Thành Kính, Nguyễn Tấn Pháp,TTK & Ban Chấp Hành & Tất cả anh em cựu học sinh Hội Ái Hữu Petrus Ký – Nam California

Thắp vội vàng nén nhang Khói bay về Tiên Cảnh Cầu hồn anh thanh thản Sớm về cõi Vĩnh Hằng Nơi dịu sáng vầng trăng Bụi trần rơi rụng hết Lòng trầm thiền tĩnh lặng Xua tan những trở trăn

Phân ưu của Petrus Ký Âu Châu Kính gởi các Thầy Cô, Cựu Học Sinh & Thân Hữu Petrus Ký,

Thành kính phân ưu TRẦM VÂN Võ Văn Vạn

Ban Chấp Hành Hội Ái Hữu Petrus Trương Vĩnh ký / Âu Châu nhận được hung tin : Thầy Vũ Ký Cựu Giáo Sư Việt Văn đã từ trần vào ngày thứ sáu 14 November 2008 tại Vương Quốc Bỉ, hưởng thọ 88 tuổi.

Phân ưu của Petrus Ký Úc Châu Ban Chấp Hành Hội Ái Hữu Petrus Trương Vĩnh ký Uc Châu nhận được hung tin : Thầy Vũ Ký Cựu Giáo Sư Việt Văn

Ban Chấp Hành Hội Pký Âu-Châu thành kính chia buồn cùng gia đình Thầy Vũ Ký. Nguyện cầu hương linh của Thầy sớm về miền Tịnh Độ. Ban Chấp Hành HAHPK/AC Phạm Quốc Phong (Hội Trưởng) Huỳnh Hiếu Thảo (Tổng Thư Ký) và toàn thể Hội viên Hội

đã từ trần vào ngày thứ sáu 14 November 2008 tại Vương Quốc Bỉ, hưởng thọ 88 tuổi. Hội AH Pký Uc-Châu thành kính chia buồn cùng gia đình Thầy Vũ Ký. Nguyện cầu linh hon của Thầy sớm về voi Chua.

Thư chia buồn xin gởi đến địa chỉ cũa Thầy như sau: Vũ Ký

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu - 82 -


Avenue L. F. Lambin 2 bte 1 1160 Bruxelles Belgique Tel.: +32 - 2 675 63 96

một ngày. Tôi phải qua Bruxelles để tham dự tang lễ của Giáo sư ngày 21.11.2008. Giáo sư Vũ Ký là một nhà văn, nhà biên khảo, nhà phê bình văn học tài hoa lỗi lạc; một vị học giả nổi tiếng đã được đề cử làm ứng viên tranh giải Nobel Văn Chương quốc tế năm 2003; một chiến sĩ cách mạng lão thành đã từng vào tù ra khám dưới hai chế độ quốc gia và cộng sản cũng chỉ vì lòng yêu nước thương nòi đấu tranh cho công bằng xã hội, cho tự do, dân chủ, nhân quyền. Tuy nhiên Giáo sư Vũ Ký còn có một niềm hạnh phúc lớn lao để thanh thản trước khi ra đi, đó là người vợ thương quý lúc nào cũng ở sát bên cạnh và các con cháu ở Bỉ, ở Hoa Kỳ và ở Đức đều cùng về quây quần đoàn tụ bên Ông. Đặc biệt Ông còn nhìn thấy mặt đứa con "tinh thần" Vietnam Nostalgia mới in xong tại Hoa Kỳ, vừa kịp gởi sang Bruxelles chưa đầy một tháng để Ông còn có dịp ký tặng cho những người thân. Sự ra đi của Giáo sư Vũ Ký là một mất mát lớn lao cho văn đàn Việt Nam hải ngoại, cộng đồng người Việt tỵ nạn trên thế giới mất đi một văn tài, một lãnh tụ đấu tranh chống cộng sản. Các tờ báo người Việt ở hải ngoại mất đi một người cộng tác đa năng đa hiệu, báo Viên Giác mất đi một cộng sự viên thường trực đầy uy tín và được nhiều độc giả mến mộ.

● Phù Vân (viết về ngày tang của Giáo sư Vũ Ký 21.11.2008) Chúng tôi thật bàng hoàng xúc động khi các cháu từ Bruxelles, Vương Quốc Bỉ điện thoại báo tin: Giáo sư Vũ Ký đã đi về cõi Vĩnh Hằng. Tôi viết điện thư báo tin cho Hòa Thượng Thích Như Điển, Phương Trượng Chùa Viên Giác, sáng lập Chủ nhiệm báo Viên Giác. Hòa Thượng đang trong thời kỳ nhập thất hằng năm tại Tu viện Đa Bảo ở Úc; và báo tin cho anh chị em trong Ban Biên Tập - Kỹ Thuật và cộng sự viên Báo Viên Giác hay tin Giáo sư Vũ Ký đã vĩnh viễn ra đi vào ngày 14.11.2008. Tôi cũng điện thoại cho mấy anh em trong Hội Xây Dựng Tượng Đài Tỵ Nạn Hamburg không thể cùng đi chung đến Norddeich, bởi đám tang của Giáo sư Vũ Ký diễn ra trước cái hẹn

Tang lễ của Giáo sư Vũ Ký được cử hành vào lúc 11 giờ ngày 21.11.2008 tại nhà thờ Eglise Notre Dame des Graces / Bruxelles do Linh Mục Nguyễn Hùng Lân, được sự ủy nhiệm của gia đình, cùng đồng tế với Linh Mục Gervais và Nguyễn Gia Thịnh. Buổi lễ thật trang nghiêm và cảm động với nhiều bạn hữu, thân hữu, môn sinh và bà con Việt - Bỉ hằng quý trọng Giáo sư đến tham dự. Sau phần Thánh lễ cầu hồn, anh Nguyễn Ngọc Diệp, đại diện cho Trung Tâm Văn Hóa - Xã Hội Việt Nam tại Bruxelles và đại diện cho một số anh chị em thân hữu đã đọc bài "Đôi dòng tiễn đưa bác Vũ Ký", trong đó có đoạn thật cảm động như sau: ... Kính bái vong linh bác Vũ Ký, Hôm nay đây, trong cảnh hương chong đèn rạng, đông đảo người đang vây quanh quan tài

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu - 83 -


Bác, với nước mắt lưng tròng, đang hướng về Bác, Bác biết không ? Bác đang âm thầm nằm đây, Bác có nghe được những con tim đang thổn thức, những nhịp tim lạc điệu đang khóc thương cho sự ra đi của Bác, cho sự xa cách miên viễn giữa chúng ta ? Bác Vũ Ký ơi, giờ đây, nhiều người đang cảm thấy đau buồn vì đang mất đi một nhà giáo dục gương mẫu, một nhà chính trị kiên cường trong lập trường Quốc Gia Dân Tộc, một nhà văn hoá tuyệt vời. Các cháu thiếu nhi mất đi một bậc trưởng thượng đầy tình thương yêu cao cả mà mỗi độ Xuân về, mỗi dịp Tết Trung Thu các cháu được chiêm ngưỡng Bác, được nghe những lời khuyên bảo đầm ấm quý hoá vô ngần của Bác...". Riêng tôi, có mối liên hệ đẹp đẽ với bác Vũ Ký và chúng tôi hiểu tâm tư thầm kín của nhau... Trong hầu hết những lần gặp gỡ chúng tôi đã bàn bạc nhiều vấn đề hệ trọng, những vấn nạn lớn lao của đất nước. Thế nhưng hôm nay, tuổi đã cao, sức đã yếu, Bác cỡi hạc bay đi, bỏ lại tất cả cho thế gian... Đặc biệt trong lãnh vực văn học, vốn là sở trường, Bác đã để lại cho hậu thế một số lượng tác phẩm lớn lao chứa đựng tư tưởng nhân bản của Bác. Đó là tinh hoa của chính Bác, được kết tinh từ nền minh triết và văn hoá đặc biệt của dân tộc Việt Nam. Nhiều thân hữu hiện diện hôm nay cũng như không hiện diện cũng đã có dịp tiếp thu được một phần nào các tinh hoa đó, trực tiếp và cụ thể nhất là trong dịp sinh hoạt văn hóa buổi chiều tối 03.12.2005 tại TTVHXHVN Bruxelles, được gọi là buổi Vinh Danh Giáo Sư và Học Giả Vũ Ký. Thật là một kỷ niệm đẹp khó quên giữa Bác và thân hữu, Bác Vũ Ký nhớ không ? Đại diện cho Hòa Thượng Phương Trượng Chùa Viên Giác, sáng lập Chủ Nhiệm Báo Viên Giác; đại diện cho Ban Biên Tập và Kỹ Thuật Báo Viên Giác, tôi đã thành kính phân ưu cùng gia đình và góp lời cầu nguyện cho linh hồn của Giáo sư Vũ Ký sớm về hưởng nhan Thánh Chúa. Đồng thời tôi cũng xin đọc bức thư của Hòa Thượng Phương Trượng Chùa Viên Giác từ Úc châu gởi về cho gia đình Giáo sư, nội dung như sau: ... Chúng tôi đang ở Úc nghe tin buồn Giác sư Vũ Ký đã thuận thế vô thường ra đi về cõi

Vĩnh Hằng vào ngày 14.11.2008, thượng thọ 88 tuổi. Từ quê hương xứ Quảng xa xôi, Giáo sư đã ra đi chưa có ngày trở lại. Là con dân của xứ Ngũ Phụng Tề Phi, mà Giáo sư cũng là người đại diện cho văn học hiện đại của nước nhà, đã đóng góp không biết bao nhiêu là tâm trí, gởi vào sách vở cũng như nghiên cứu, biên khảo, dịch thuật... đã làm cho nhiều người khắp nơi trên thế giới ngưỡng mộ vô vàng. Thật là không hổ danh với quê hương: "Đất chưa mưa đã thấm.". Riêng tờ báo Viên Giác được xuất bản tại Hannover Đức Quốc đã hơn 30 năm nay và trong 30 năm đó Giáo sư hầu như ít vắng bóng lần nào đóng góp bài vở cho tờ báo Viên Giác. Giờ đây Giáo sư đã ra đi nhưng những gấm hoa của văn chương mà Giáo sư đã dệt cho đời, ngày nay vẫn còn để lại đó; khiến người sau nếu có ai lật lại những trang sử cũ, sẽ thấy được hình bóng của Người xưa. Xin chấp hai tay nguyện cầu cho hương linh của Giáo sư luôn được sống nơi cõi Vĩnh Hằng và xin thành thật chia buồn cùng với gia đình và tang quyến về sự mất mát to lớn nhất trong cuộc đời của mình. Kính nguyện, Thích Như Điển.

Về cá nhân, tôi hân hạnh được Giáo sư Vũ Ký nhận làm một đứa em văn nghệ từ 15 năm nay, sau khi Giáo sư viết lời Bạt cho tập thơ đầu tay "Ngoài Xa Dấu Chân Mây" (Tùy Anh - Viên Giác xuất bản năm 1994). Thật tình tôi không giấu được những xúc cảm ngậm ngùi khi được bày tỏ tấm lòng của một người em trong giờ phút tử biệt sinh ly: ... Anh Vũ Ký ơi, những cánh chim đầu đàn của văn bút Việt Nam hải ngoại đã lần lượt ra đi; hôm nay anh cũng đã ra đi. Anh ra đi, văn đàn hải ngoại mất đi một cây đại thụ tỏa bóng mát cho nền văn chương Việt Nam luôn cao đẹp, hướng thượng. Anh ra đi, cộng đồng người Việt tỵ nạn trên thế giới nói chung và tại Vương Quốc Bỉ nói riêng mất đi một lãnh tụ đấu tranh. Anh ra đi, em mất một

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu - 84 -


người anh kính mến luôn nâng đỡ tinh thần cho em. Anh Vũ Ký ơi, mấy lời tâm cảm tha thiết này, em xin gởi cho anh. Nếu có linh thiêng, xin anh về chứng giám. Anh Vũ Ký ơi, vĩnh biệt anh. Vĩnh biệt anh, anh Vũ Ký ơi !". Nhà thơ Phương Hà, một trong những người bạn tâm giao của Giáo sư Vũ Ký, cũng mới từ Đức vội vàng trở lại quê cũ Bruxelles ngay sau khi được tin Giáo sư đã cỡi hạc về trời. Nhà thơ đã đọc một bài thơ "Rời Những Vòng Tay" của anh; bài thơ chưa kịp gởi cho Giáo sư, thì Giáo sư đã hóa ra người thiên cổ. Trong thơ chứa đựng nhiều tâm sự gởi gấm cho cố nhân – mà theo anh Phương Hà cho biết đó là những người ruột rà, tình nghĩa, tâm giao, có đoạn như sau: ... Mà thôi bạn thiết của tôi ơi Ân oán buồn vui một thoáng trên trời Danh lợi trần ai mắc chi thiên cổ lụy Vòng tay thương nhẹ nhớ thảnh thơi rồi Nếu phải nợ nần còn lỡ thiếu Hẹn kiếp sau lời vốn gộp thành đôi... ... Anh Đỗ Thịnh Phi, đại diện cho môn sinh, đã ngỏ lời thương tiếc một vị Thầy khả kính đã dạy dỗ, chăm sóc và thương yêu học trò như con. Phần phát biểu của anh tuy ngắn gọn, nhưng bằng cả tấm lòng của người học trò thương tiếc Thầy xuất phát từ tiếng thổn thức của con tim...

Lá cờ Việt Nam Quốc Dân Đảng được xếp lại đặt trên quan tài từ khi bắt đầu làm lễ cầu hồn trong nhà thờ cho đến khi di quan đến nghĩa trang; cũng được chôn theo người chiến sĩ lão thành. Lá cờ này đã được Hội Đồng Chỉ Đạo Việt Nam Quốc Dân Đảng Washinhton / Hoa Kỳ trao tặng cho Giáo sư Vũ Ký. Giáo sư Vũ Ký là một đảng viên lão thành, được kết nạp từ năm 1946 và từ đó đến nay vì lý tưởng quốc gia dân tộc Giáo sư đã dấn thân tranh đấu chống cộng sản. Trong ngày "Vinh danh Giáo sư và học giả Vũ Ký" ngày 03.12.2005 tại Trung Tâm Văn Hóa Xã Hội Bruxelles, Giáo sư đã giương lá cờ Việt Quốc này ra và tuyên bố như là một di ngôn là lá cờ sẽ được chôn theo một mai khi Giáo sư từ giã cõi đời. Bây giờ Giáo sư Vũ Ký đã ra đi, nên con cháu đã làm đúng theo lời tâm nguyện của Người. Giáo sư Vũ Ký đã miên viễn đi vào lòng đất lạnh, nhưng tấm lòng tha thiết của ông với quê hương dân tộc vẫn luôn phủ ấm những người còn ở lại để tiếp nối bước chân của người đi trước. Giáo sư đã sống bằng cả tấm lòng, bằng cả tình thương dành cho tha nhân; mà tình thương không bao giờ chết, không bao giờ mất. Giáo sư đã mất, nhưng tình thương của chúng ta dành cho Giáo sư Vũ Ký mãi mãi vẫn còn tồn tại ! Vĩnh biệt Giáo sư Vũ Ký. Vĩnh biệt người anh đáng kính. Anh hãy thanh thản ngủ yên nơi cõi Vĩnh Hằng, anh Vũ Ký ơi !... ● Phù Vân

Phần dâng hương và đảnh lễ trước linh cửu của Giáo sư cũng được bà con cử hành rất nghiêm chỉnh với lòng thành kính và trang trọng.

(Hamburg, 23.11.2008)

Sau đó, đại diện của gia đình tang chủ lên cảm ơn quý Linh Mục và bà con; cuối cùng là lễ di quan đến an táng ở nghĩa trang Auderghem.

Cuộc đời văn nghiệp của Giáo sư Vũ Ký:

Buổi lễ hạ huyệt thật trầm lặng trong nỗi tiếc thương vô vàn của thân nhân và một số người tiễn đưa Giáo sư Vũ Ký đến nơi an nghỉ cuối cùng vào giữa trưa mùa đông, trời khô nhưng gió lạnh. Mỗi người một cành hoa hồng màu trắng tiếc thương gởi theo linh cữu, với lời thầm nguyện cầu cho linh hồn Giuse Vũ Ký mãi mãi được bình yên nơi chốn Vĩnh Hằng.

- Học tại trường Tam Kỳ, Collège de Quinhon, Lycée Khải Định (Huế), Université Indochinoise Hanoi (1942).

- Giáo sư Vũ Ký sinh năm 1921, tại Dương Đàn, Tam Kỳ, Quảng Nam.

- Xuất thân từ một gia đình Nho phong và cả hai anh em, Giáo sư Vũ Ký và người em út, họa sĩ Vũ Hối đều là chiến sĩ cách mạng và là nạn nhân của cộng sản;

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu - 85 -


- Tham gia Việt Nam Quốc Dân Đảng năm 1946, cùng thế hệ với Phan Khôi, Phan Khoang.

- Giáo sư Giám Khảo Viện Tú Tài Quốc tế tại Genève và Luân đôn (Viện Viện Đại học Southampton, Đại Học Bath Anh quốc).

- Cố vấn Mặt Trận Quốc Gia Bài Cộng Liên Khu V (1948). Bị Việt Minh kết án 20 năm khổ sai, ở tù tại trại giam Liên Khu V Tiên Lập. Sau Hiệp Định Genève (1954) mới được trả tự do.

- Hội viên thực thụ Hội SABAM (Bruxelles).

- Tham gia chống độc tài (vụ Liên Khu Chiến Việt Quốc) bị chính quyền đày ra đảo Phú Quốc từ 1955-1958, rồi lại bị bắt giam tại tại Catinat, nhà lao Gia Định và Trại Võ Tánh Saigon năm 1960 về vụ Caravelle. - Sau năm 1975, bị Việt Cộng giam tại Saigon và trại Tiên Lãnh (Quảng Nam) từ 1976-1980. Nhờ sự can thiệp của chính quyền Hoàng Gia Bỉ, đặc biệt là Nữ Hoàng Fabiola và Bộ Trưởng Lucien Outers của Vương Quốc Bỉ, nên ông mới được Cộng sản được trả tự do, cho xuất ngoại và đến định cư tại Bruxelles / Bỉ năm 1980. ● Hoạt động trước năm 1975, ở trong nước: - Dạy học ở Lyceum Pasteur Hanoi (1943); dạy ở trường Quốc Học Huế, trường Petrus Ký Saigon và các trường khác... Viết văn, viết báo, viết sách (sáng tác, biên khảo, dịch thuật có hơn 26 tác phẩm. - Ban Biên Tập Đài Phát Thanh Saigon (Mục Diễn Đàn Thi Văn). - Hội viên Hội Nhà Văn Việt Nam. - Hội viên Hội Điển chế Tự điển Việt Nam.

- Hội viên Hội Nghiên cứu Đông Nam Á (Viện Đại học Yale Hoa Kỳ) - Giảng viên tại Trung Tâm Văn hóa-Xã Hội Việt Nam tại Bruxelles. Các tác phẩm của Giáo sư và học giả Vũ Ký được đánh giá cao về văn chương và Sư phạm nhằm biểu dương, bảo tồn và phát huy nền văn hóa truyền thống Việt Nam trong cộng đồng Việt Nam và ở các thế hệ Việt Nam tương lai... (Theo tài liệu in trong cuốn Truyện Ký của Vũ Ký do Trung Tâm Văn Hóa Xã Hội Việt Nam tại Cộng Hòa Liên Bang Đức xuất bản năm 2002).

Kính gởi các Anh, Em xin thay mặt cho mẹ em là bà Quả phụ Vũ Ký nhũ danh Nguyễn Thị Hạnh, và toàn thể tang gia xin chân thành Cảm Tạ Các Anh và Hội Ái Hữu Petrus Ký Âu Châu, và Hội Ái Hữu Petrus Ký Nam Cali (USA) đã phân ưu , cầu nguyện, gởi vòng hoa, đến viếng thăm ba em tại nhà quàn St. Luc, và đến tiễn biệt ba em lần cuối cùng tại thánh đường Notre Dame des Graces, Bruxelles.

● Hoạt động sau năm 1980 ở hải ngoại:

Gia đình chúng em vô cùng xúc động và một lần nữa xin tri ân và thành thật Cảm Tạ.

- Viết văn, phê bình văn học. Hoạt động văn hóa. Viết trên các báo ở Âu, Úc và Mỹ châu. Tái bản một số sách đã soạn và ấn hành một số mới (có cả bằng Pháp ngữ); có một số sách được dùng giảng dạy tại các Viện Đại học Pháp, Anh, Hoa Kỳ...

Trong lúc tang gia bối rối, có điều gì sơ sót, xin cac anh niệm tình tha thứ. Nếu em có sót email để cảm tạ một thành viên nào, xin forward email này giúp em. Nếu được, các anh có thể cho em địa chỉ nha, mẹ em muốn gởi thiệp Cảm Tạ đến các anh.

- Gần đây có hai tác phẩm: Luận cương về văn hóa Việt Nam (sắp in lại lần thứ 3) và Nghệ Thuật Viết Văn (in lần thứ 5).

Em sẽ gởi riêng email cho thầy Nguyễn Ngọc Đính và Petrus Ký Úc Châu.

- Cộng tác với Nhật báo Pháp ngữ Le Soir ở Bruxelles. Thuyết trình bằng song ngữ về các vấn đề văn hóa Việt Nam ở Bruxelles và ở Châu Âu. - Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu - 86 -

Kính, Vũ Thị Tường Vân (San Jose, CA)


Ừ nhỉ, thời gian sao đi mau quá – Nhớ bạn T.V. Khôi (tâm đắc lắm) “nếu thời gian ở PK đi chậm là chắc có vấn đề rồi”. Thôi nhé các Bạn thân thương ơi, về lại nhà bình yên, giữ sức khỏe và hẹn lại PK 15. Trần Ngọc. (6.7.2008)

Ừ nhỉ… thời gian sao đi mau quá ! Petruský, Gia Long, Chu Văn An, Trưng Vương, Nguyễn Bá Tòng… Việt học rồi… Tai Chi… Lần đầu tiên sau 13 năm, người tham dự với mầu sắc của những ngôi trường xưa, gặp gỡ giao lưu trong 3 ngày họp mặt ấm lòng: Đại hội Petruský Âu châu kỳ 14 từ 4.-6.7.2008. Trời như chiều lòng người tham dự, sao mà đẹp lạ thường, dù trước đó những cơn mưa mùa hạ trút xuống ngập phố phường. Tiếng hát Vĩnh Thanh Thảo truyền cảm, rung động day dứt. Lời dân ca luyến láy của Thanh Nguyên, tiếng ca nồng nàn yêu thương với Tuyết Dung, cùng nhiều thân hữu qua những bài thơ, bài hát để lại ấn tượng Ronneburg một thời – yêu đời & yêu người – của những ngày đầu tháng 7 năm 2008. Làm sao quên được những hợp ca vui tươi với sắc mầu áo lính của anh tiền tuyến Chu Văn An và em hậu phương Trưng Vương. Những tà áo bay bay của Gia Long trong Đêm Thời trang làm ngây ngất người về PK 14. Việt học qua T.B. Tài – khó mà dễ - sâu sắc nhưng giản đơn – với những “trăn trở” nguồn gốc dân tộc: Việt và “Trăm Việt” – rồi cũng về nguồn thôi… Thở - Khỏe với Tai Chi mà N.M. Châu từ Paris gây tác dụng khoan khoái sau mỗi lần thử… tập. Buổi nghe “Truyện Kiều” của cô P.T. Nhung để “thấm” thêm những tinh hoa và tự hào về cụ Nguyễn Du của dân tộc. Ừ nhỉ, một Đại hội 3 ngày – thời gian ở đâu mà như cái “chớp chớp” mắt (cảm động hay Stress). Bộn bề nhưng hữu ích vì làm quen với cái lạ cái mới. Rồi phải “động não” vì không biết “ất giáp” gì hết (có Việt học đến thăm PK 14). Muốn nói “Người ơi người ở đừng về”, nhưng đã nhớ về PK 15, tháng 6, 2009. – Con số 15 có vẻ Jubiläum quá – Bạn bè ta lại về đông !

Tô canh lạnh lẽo nước trong veo Một miếng thịt heo bé tẻo teo Bốn thằng to béo tranh nhau vớt Một đứa nhanh tay hớt cái vèo Thịt heo trôi nổi giờ đâu mất Ba thằng không được mặt như heo Tựa gối ôm thìa lâu chẳng được Thịt đâu còn nữa dưới nước lèo ...

Có anh chàng vừa có vợ lại vừa có '' bồ '' đều cùng sinh sống nơi miệt Hậu giang. Một lần chèo ghe đi bán dưa vào dịp Tết, anh nhìn thấy người tình neo ghe bên cạnh nhưng không dám kêu, cô nàng thấy vậy buồn tình cất giọng ngâm : '' Thuyền ơi có nhớ bến chăng ? Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền!'' Anh chàng nghe vậy thở dài rồi trả lời : '' Thuyền đây đã dựng cột buồm, Ngặt vì một nỗi đồn tuần bên sông !” Bà xã anh tuy rất tức giận nhưng nghĩ lại tội nghiệp người kia cũng phận đàn bà đã lỡ trót thương một người thì biết làm sao, cô ta liền bỏ nhỏ : '' Đồn tuần thì mặc đồn tuần Ghé qua đóng thuế một lần rồi đi… '' Anh chàng nghe vậy, ngao ngán trả lời: " Vốn anh thiệt chẳng được nhiều Nếu mà đóng thuế chắc xiêu cột buồm !”

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu - 87 -


Hôm nay vô tình đọc một bài viết này của dân trí trích từ blog của Joseph Ruelle (Joe), thấy thật khổ sở cho tiếng Việt quá. Một cách làm méo mó tiếng Việt đến mức không chấp nhận được, đến nỗi người đọc chỉ thấy nhức mắc và đau xót cho thế hệ tương lai. Cho dù đó là một hình thức chat qua Net thôi, có thể tạo cảm giác mới lạ, không nhàm chán, một cách viết tắt nhanh gọn, nhưng lạm dụng quá mức cần thiết đến mức k chấp nhận được. Đây chỉ là suy nghĩ của cá nhân mình thôi.

Chữ “h” ở cuối mụt số từ nhìn rất khó chịu! Không phải mỗi mìn đâu mà còn rất nhiều bạn của mìn nữa cũg nói vậy - khó chịu mụt cách kin khủg! (Chữ “k” ở đầu mụt số từ khác lại còn khó chịu hơn nữa, mìn hôg chịu nổi). Có ai đồg ý với mìn rằg 2 chữ “q” và “u” xấu lắm hôg? Chữ “w” đẹp hơn nhiều chứ! Nếu chat yahoo và có người viết 2 chữ ấy thì mìn sẽ nói lun: “Trùi ui, cái gì mà wê thế!” - để họ sẽ wen với wan điểm wần chúg của giới trẻ trog wốc.

Sáng nay mình ngủ dậy và quyết định học kiểu chat trên Internet của thanh niên Việt Nam. Thứ nhất, mình quyết định thay chữ “ô” bằng chữ “u” - nhưng chỉ trong mụt số trường hợp đặc biệt thui! Trong mụt số trường hợp khác, mình sẽ bỏ chữ “ô” hẳn ra. Nếu viết quá chuẩn thì văn của mình sẽ nặng nề, khiến cho người đọc thấy chán. Tức là phải sửa lun - mình không mún làm người khác bùn đâu! Không phải riêng nguyên âm thui đâu mà cũng có nhiều phụ âm nên bỏ ra. Chữ “n” là mụt trong nhữg “nghi phạm” nổi bật nhất. Vâg, chữ ấy đôi khi rất phí - nhưg cũg có nhiều chữ phí khác nữa, chưa xog đâu!

Việc thay 2 chữ xấu bằg mụt chữ đẹp cũg rất lô-gíc đấy! Ví dụ, 2 chữ “ch” ở cúi mụt số từ nhìn rất rườm rà. Sút ngày “ch”, “ch”, “ch”, trùi ui, lík kík lắm, lại còn cũ rík nữa, thui thay

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu - 92 -


bằg chữ “k” đi, để lối viết của mìn sẽ kík thík hơn!

hôg tin hà? Bạn k tin Mr. Joe tội nghiệp hả? Bùn kừi wá nhỉ! Mìn hôg nói dzối đâu nhá!

Tiếg Việt cũg hay dùg chữ “gì”. Cái gì? Món gì? Phố gì? Chúa ui, chán wá đi mất! Hai chữ “g” và “i" đứg cạnh nhau nhìn rất “béo”! Trái lại, chữ “j” đứg ở mụt mìn nhìn rất “gầy”, rất “người mẫu”!

kÁc bẠn cÓ bÍt FíM sHiFt hÔg? MiN sẼ dZùNg kÁi Fím Áy đỂ tRaG tRí vĂn KủA MìN mỤt ChÚt. FảI LuN LuN Cố gẮg Để cHữ kỦa MìN đẸp HơN ChỮ KủA nG` kHáC cHứ! gỌi Là Sĩ dZiỆn ĐiẸn tỬ đẤy!! Hihi!!!!

Các bạn gái ơi, hãy thay 2 chữ “ye” xấu xí bằg mỗi chữ “i" xin xắn đi! Viết “em iu anh” thì đỡ rủi ro hơn nhiều (hoặc cứ viết “iu an wá trời lun!” cho máu).

bẬc cÚi CùG Là tHêM mÀu SắC DzÔ! cHữ hÔg mÀu nHư Xe kHô dẦu (hihi!!!) vÀ Ai cG~ BíT xE kHô dẦu hÔg cÓ jÁ tRị j đÂu!! Huhu!!! nHìN mỤt đOạN n` mÀu SắC NtN tHì hOa HíT cẢ MắT!!! ĐẹP dzà mAn LuN!

Way lại với chuyện nguyên âm, mìn hôg hiểu tại sao mụt số người vẫn cứ cho rằg chữ “ă” đẹp hơn chữ “e”!?? Kệ nhữg người đó chứ, họ kiêu lém, cổ hủ lém! Nhưg hôg fải chữ “ê” lúc nào cũg đẹp. Câu “em không biết” chả có j hay cả. Trái lại, câu “em hôg bít j đâu” nghe dễ thươg lém! Các bạn hỉu hôg? Mìn fải cố gắg để nói nhẹ chứ, đặc bịt là với fái íu. Nói cứg wá với mụt cô mìn thík thì - chít!

XoG! Bh MìN đà BíT cHáT ChÍt NhƯ 1 Ng Vịt cHíNh GúC rÙi! DzUi wÁ, tHíK LéM! NhƯg MìN VẫN hƠi Lo, hÔg BíT tƯơNg lAi kỦa nGuN nGữ TiẾg VịT tHâN iU kỦa MìN sẼ Là nTn? ThUi kỆ! bh Là TK21 rÙi, Lo j mÀ vỚ VỉN tHế!

Nè! Ai bảo 2 chữ “a” và “y” lúc nào cũg wan trọg? Ai bảo 2 chữ “ph” lúc nào cũg lúi cún? (Hôg fải mìn!) Fí thế! Ái bảo chữ “c” lúc nào cũg hay hơn chữ “k”? Có rất nhìu trườg hợp khác nữa mà fải thay chữ xấu bằg chữ đẹp, rất tiếk mìn hôg có đủ thời jan để jải thík hít! Kác nguyên và fụ âm ở trên được jải wyít xog, mìn sẽ bắt đầu tập trug vào việc viết tắt (vt). Bh cg~ n` ng noi’ rg vt wá n` k tốt lém. Nhưg thui – vđề k fai la vt co’ tốt h k, vđề la fai vt ntn!!! Rùi có lẽ mìn nin cho mụt chút ja vị SG vô! Cg~ n` ng HN, đặc bịt là ng trẻ, cho rg ng SG sốg 1 kách rất dzui dzẻ. Vậy chuyện thanh nin HN bắt chước thanh nin SG hôg dzô dzuyên tí j! Mún trở thành chatter VN thiệt thì lúi vít kủa mìn nên dc bày biện bởi nhiù kon số! Thay vì “chào” bạn, mìn sẽ “2” bạn thui! Thay vì chúc bạn ngủ ngon, mìn sẽ “g9” bạn thui! Dù sao ngun ngữ kũg hôg fản ánh đc kảm xúc kủa con ng bằg hìn ảnh, và hôg có hìn ảnh nào fản ánh kảm xúc kủa kon ng như mụt gươg mặt! hihi! Sao? Bạn

(Mừng Xuân Kỷ Sửu 2009 ) Rộn ràng đón tết lá là la Ngan ngát hương hoa toả toả ra Xuống chức chuột rầu rục rúc rích Lên ngôi trâu sướng há hà ha Khoe duyên cô gái e e ấp Phải nợ chàng trai lạn lạn qua Một bức tranh xuân rôn rộn rã Tình yêu rộng mở đã đà đa

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu - 93 -

Đỗ Thanh Tâm.


cao máu, cao mỡ trong máu, tăng thêm trí nhớ, thêm tánh lạc quan. Vì thân và tâm là một, cho nên Càn Khôn Thập Linh cũng có tác dụng hữu hiệu trợ giúp trong thiền tập. Hiện nay đã có hơn 2,000 người tập môn thể dục này và có rất nhiều kết quả tốt.

Thầy Hằng Trường, xuất gia năm 20 tuổi, là học trò của Hòa Thượng Tuyên Hoá người đã khai sáng truyền thống Vạn Phật Thành (tức là City of Ten Thousand Buddhas, tại Bắc Cali). Năm 2002, Thầy về hoằng pháp tại Orange County, đã nhanh chóng gây được một phong trào tu tập Phật giáo rất đáng kể. Chúng tôi vẫn thầm ước nguyện, một dịp nào đó được giới thiệu Thầy và các anh chị thiện nguyện viên đến qúy vị. Nay dịp may đã tới, Thầy sẽ tới dự Đại Hội Pétrus Ký kỳ 15 tại Ronneburg , huấn luyện môn Càn Khôn Thập Linh và hoằng pháp từ ngày 28/6 đến 2/7/2009. Đây là một thiện duyên lớn cho tất cả chúng ta. Nét độc đáo của Thầy Hằng Trường là chủ trương Tu Hành Toàn Diện, tức là phát triển song song cả ba mặt về mặt sức khoẽ, tâm linh, cũng như các hoạt động từ thiện xã hội. Cả ba phương diện đều phải thực tập hỗ trợ lẫn nhau. Về mặt thể xác, Thầy Hằng Trường dạy môn Càn Khôn Thập Linh là một môn thể dục bao hàm Tai Chi, Khí Công và Yoga. Mục đích của môn này là để phát triển sức mạnh nội tại trong thân; khiến thể lực tăng cường, tinh thần sáng suốt, trí huệ khai phát. Tập CKTL có khả năng làm giảm bớt căng thẳng, ngủ ngon, tăng sức đề kháng và miễn nhiễm, giảm trừ bệnh

Về mặt hoạt động từ thiện xã hội, Thầy Hằng Trường đã sáng lập ra Hội Từ Bi Phụng Sự (tức là Compassionate Service Society hay là CSS) từ năm 2002, nay đã có rất nhiều hội viên, không chỉ ở các tiểu bang CA, FL, KY, TX, Washington D.C mà còn lan xa tới Đài Loan, Canada, Pháp, Hungary. Hội đã có những thành quả đáng kể như gây qũy giúp nạn nhân sống thần Tsunami tại Sri Lanka được hơn $300,000 vào năm 2005. Về mặt tâm linh, Thầy Hằng Trường chủ trương Chỉ Quán Song Tu, theo hệ thống Kinh Hoa Nghiêm, được Thầy giản lược cho dễ thực hành, tu tập từng tầng lớp tuần tự, hợp với tâm thức thời đại. Trong chuyến hoằng pháp này, ngoài các lớp dạy Càn Khôn Thập Linh, Dưỡng Sinh Thập Huyền, Thiền Căn Bản , Thầy Hằng Trường cũng sẽ có những buổi thuyết pháp trước đại chúng về những đề tài mà chúng ta ai cũng muốn biết , đi sát với đời sống thường ngày trong tinh thần Phật Giáo của Thế Kỷ 21. // Chương trình cũng có một buổi picnic, để cho tất cả có dịp thư giãn, gặp và nói chuyện với Thầy trong cảnh thiên nhiên thơ mộng của vùng đồi núi Ronneburg. Đặc biệt, nhiều huấn luyện viên Càn Khôn Thập Linh từ Mỹ, Pháp cũng sẽ tụ tập tại Ronneburg , để thực tập và giúp Thầy hướng dẫn các môn học đến đại chúng. Thay mặt Ban Phục Vụ.

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu - 94 -


Như mọi năm, chúng tôi được thông báo trước, nên vợ chồng tôi hồ hởi xách ``lều chỏng´´ đi dự Đại Hội, cũng tại địa điểm củ Jugendzentrum Ronneburg, cách phi trường quốc tế Franfurt khoảng 60km. Đại Hội tổ chức từ 04-07 đến trưa ngày 06-07-08 là chia tay. Năm nay, ngoài quí Cô Thầy ở Đức, được thêm quí Cô Thầy từ Paris và từ Mỹ sang : Cô Thầy Phạm Xuân Ái, đi cùng với phái đoàn Gia Long có quí Cô Thầy Phạm Thị Nhung, Cô Như Mai, Cô Diệu Lan và Cô Diệu Chước. Ngoài ra, còn thêm một phái đoàn hùng hậu nữa là các Chị cựu Hs Gia Long đến từ hai hướng Paris và Hòa Lan. Nhớ lại ngày xưa, khi gặp các tà áo trắng Gia Long là tôi run lắm, nói chuyện cứ cà lăm khi muốn diễn tả một cái gì…Thời vàng son của tôi là lúc Hs Petrus Ký sang Gia Long bán báo Tất Niên. Giữa một rừng áo trắng, khi tiếng tróng trường điểm giờ ra chơi, các Nàng cứ lạng qua lạng lại chỗ anh em chúng tôi đặt bàn Báo gần giữa sân trường, làm tôi tối mắt, nhưng bổng mắt tôi dừng lại ở một Nàng, để rồi… cho mãi đến bây giờ vẫn còn đeo đẳng tôi và trở thành là ``bề trên´´ của tôi đây!...

Ngày vàng son đã qua rồi! Bây giờ là cả hai đều đến tham dự Đại Hội, để nghe thuyết trình về hai đề tài hấp dẫn : 1- Việt Học là gì?, do Nhóm Việt Học USA, với sự hướng dẫn và thuyết trình của Gs Trương Bổn Tài, Giáo sư tại San Jose State University; Gs từ Mỹ bay sang ; 2- ``Truyện Kiều - Nguyễn Du´´, do Giáo sư Phạm Thị Nhung, cựu Giáo sư Trường Gia Long dạy Văn Chương Hán Học thuyết trình, Cô từ Pháp sang. Đường xá xa xôi, thế mà quí Cô Thầy không ngại, đến với Hội Petrus Ký, để diễn giảng hai đề tài này thật quí giá vô cùng và ngôi nhà Petrus Ký cảm thấy thật là ấm cúng. Một vinh hạnh nào đó mà quí Cô Thầy đã dành cho Hội Ái Hữu Petrus Ký, tất cả hội viên xin đa tạ tấm lòng của quí Cô Thầy. Tham dự thuyết trình : Sáng thứ bảy, đề tài Việt Học là gì? Gs Tài thuyết trình trước, từ 10 giờ đến 12 giờ. Với lối diễn giảng hấp dẫn, đầy tính khoa học và những nụ cười cởi mở của Gs, rất hấp lực người nghe, ai ai cũng đều chú tâm theo dõi. Mặc dầu Thầy đã cố gắng diễn giảng, mong kịp với thời lượng qui định, nhưng cũng không

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu - 88 -


làm sao thu ngắn đề tài, để rồi chấm dứt được, thì đã hết giờ, phải hẹn tái tục vào giờ buổi chiều, rồi lại thêm giờ vào buổi sáng chủ nhật

2 tiếng nữa, mà vẫn không hết đề tài. Bởi lẽ, đề tài đặt ra vấn đề : nền văn minh, văn hóa Việt Nam không phải chỉ có 4 ngàn năm như chúng ta đã từng học sử dựa theo các tài liệu củ từ trước đến nay, mà nền văn minh đã có từ hơn 50 ngàn năm về trước, do nền văn minh Nông nghiệp chủ đạo. Mà Việt Nam là nước nông nghiệp, lấy nông nghiệp làm chánh, có thể nền văn minh của Việt Nam còn xa hơn 4 ngàn năm, trước Tàu nữa??? Đó là những câu hỏi được đặt ra, Gs Tài xoay quanh vấn đề này và thuyết trình với những chứng liệu khoa học, hy vọng mọi thính giả được thuyết phục… Với một đề tài như vậy, quá bao quát còn cần nhiều sự nghiên cứu rộng rải thêm. Do đó, dù có nhiều và còn nhiều câu hỏi đặt ra, Gs Tài cũng không có đủ thời gian để diễn giảng hết và dĩ nhiên không làm sao giải đáp thỏa đáng được hết những câu hỏi thắc mắc, Gs phải hứa khi về Mỷ lại, sẽ gởi tài liệu qua cho Hội và gởi đến những ai muốn tìm hiểu vấn đề lịch sử này. Ngoài ra, có thêm hai tiếng phụ trội ngày chủ nhật, Gs Tài có nói thêm về ý nghiã của 12 con Giáp và giải thích sự biến hóa của vũ trụ theo Kinh Dịch của Nho Giáo, chưa đi đến đâu hết, thì lại hết giờ, rồi chuẩn bị chia tay trong sự luyến tiếc của bao nhiêu người. Làm sao để trở lại Đề tài này đầy đủ hơn, đành phải chờ tài liệu của Gs, để tham khảo thêm vậy. Buổi chiều, đề tài Truyện Kiều của Nguyễn Du, được Gs Phạm Thị Nhung diễn giảng từ 13 giờ đến 15 giờ. Với lối diễn giảng lưu loát, giọng Bắc truyền cảm, trước hết Gs trình bày nguyên nhân nào Cụ Nguyễn Du đã viết thành một Án Văn tuyệt tác cho hậu thế, có giá trị vượt thời gian và mọi giới trong xã hội Việt Nam đều biết và thuộc nằm lòng. Cô phân tích từng đoạn, ý nghĩa những chữ tượng hình trong tác phẩm đã sữ dụng tuyệt vời, mà ngày

xưa khi còn là học trò tôi vẫn hiểu một cách mơ hồ, chỉ cố học thuộc để đi thi mà không thể nào có được cái nhìn sâu sắc như vậy. Phải chăng, giảng truyện Kiều, đòi hỏi vị diễn giảng một kiến thức sâu rộng về nội điển để truy nguyên các điển tích, cũng như có cùng một niềm tin tôn giáo như Cụ Nguyễn Du, thì mới diễn tả được hết tâm tư của tác giả qua tác phẩm! Vì bàng bạc trong tác phẩm, Cụ Nguyễn Du đã chịu ảnh hưởng Phật giáo sâu đậm, nếu không hiểu Phật Giáo, thì sẽ không làm sao hiểu được tâm tư và ý nghĩa của nội dung cốt truyện và những thuật ngữ mà Cụ Nguyễn Du muốn diễn đạt. Gs Nhung cho biết, mặc dầu dựa vào tác phẩm Đoạn Trường Tân Thanh của Tàu, nhưng Cụ Nguyễn Du đã biến cải lại hoàn toàn thành tâm thức theo văn hóa,

phong tục tập quán Việt Nam, thích hợp với mọi tầng lớp trong xã hội Việt Nam, nên khi tác phẩm xuất hiện, thì hầu hết mọi giới, mọi tầng lớp Việt Nam đều đón nhận như một Gia bảo. Với Gs Nhung và với tài diễn giảng tuyệt vời đã minh chứng trong từng đoạn, ý nghĩa từng chữ trong tác phẩm, mà từ trước đến nay nhiều người hiểu lầm, giảng sai lạc về : ``Định mệnh´´, ``Luân hồi``, ``Tài mệnh tương đố´´ v.v…, Gs đã giải tỏa nhiều khía cạnh của tác phẩm và qua bài thuyết trình của Gs Nhung, Cô đã đưa mọi người say mê theo dõi tác phẩm mà Cô diễn giảng, có âm điệu hồn thơ và ý nghĩa rõ ràng hơn! Rồi cũng lại rất tiếc, không có đủ thì giờ đào sâu, nhưng dư âm và nghệ thuật phân tích của Cô, đã làm cho tôi và có lẽ hầu hết thính giả theo dõi, không thể nào quên được, vừa tác phẩm và nghệ thuật diễn giảng của Giáo sư Nhung khả kính. Tham dự Văn nghệ : Cuộc hội ngộ nào cũng không thể thiếu phần văn nghệ, văn gừng. Theo kinh nghiệm cho biết, đêm văn nghệ bỏ túi tối thứ sáu là vui

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu - 89 -


nhất, vì có sự la hét, đập bàn, cười giởn, phá làng như thời học sinh vẫn còn nguyên chất lượng! Đêm thứ sáu lại là đêm nhậu xả láng, nhờ có mồi nhậu được các ``Nàng Dâu´´ Petrus Ký mang tới dồi dào, tha hồ lai rai thâu đêm suốt sáng; vừa nhậu, vừa ca hát, ai có tài đóng góp cái gì thì cứ ``nhào vô´´. Cô Thầy cũng tham gia tới nửa đêm, cùng chung vui với đám cựu học trò, thương Thầy Phạm Xuân Ái, năm nào có Thầy Cô tham dự, thế nào Thầy cũng chịu khó kéo theo năm, ba chai rượu chát đỏ để `` biếu ´´ cho đám học trò : Đám học trò bây giờ không còn sợ Thầy consigne (cấm túc) nữa, mà lại cụng ly với

để diễn tả, tiếng hát thánh thót của Chị, đã làm mọi người lắng động tâm tư theo dõi và dành nhiều phút giây cho quê hương xa xôi ngàn dậm. Và liên tục với tiếng hát của nhiều ``ca sỉ´´ bất đắc dĩ, đã làm cho đêm văn nghệ bỏ túi cũng rất truyền cảm và khó quên. Nhưng rồi, ai nấy đều để dành sức cho đêm văn nghệ thứ bảy mới trổ hết tài nghệ thiên phú, ngồi lại chỉ còn những ``Tay´´ nhậu, tán gẫu lê thê đến gần sáng mới chịu đi ngủ được vài tiếng. Đêm thứ bảy đã đến. Người điều khiển chương trình văn nghệ là anh Sông Lô, thân hữu Petrus Ký đã nhiều lần cộng tác, anh có lối giới thiệu độc đáo trước những tiết mục hay những bản nhạc sắp trình bày, cộng thêm một cây hài huớc là cựu Hs Petrus Ký Phạm văn Hòa, đã làm cho thính phòng luôn luôn linh động. Năm nay tăng cường thêm nhiều tiết mục lý thú : Cô Như Mai ( cựu Gs âm nhạc Gia

Thầy, thật vui vẻ như tình trong gia đình anh em ruột thịt. Còn quí Cô Thầy Phạm Ngọc Đảnh, Cô Thầy Trần Kim Quế, Cô Kiều Liên, chỉ uống nước suối, nhưng thích văn nghệ nên cũng tham gia. Thương Thầy Đảnh, bị đau nhức hai chân và phải chóng gậy đi, thế mà Thầy vẫn tích cực tham gia đóng góp, Thầy lên làm ``nhạc trưởng´´, điều khiển hai bè Nam Nữ hát bè : không có tựa đề bài hát mà chỉ có hai câu : ``Cười lên đi cho răng vàng sáng chói´´ (bên Nam), ``Hát lên đi cho sáng chói cái răng vàng´´ (bên Nữ), chỉ có như vậy mà cả Thầy trò đều hát vang, vui nhộn, phá tan cái màng đêm tĩnh mịch. Văn nghệ năm nay có thêm một giọng ca mới thật trữ tình và nồng nàn của Chị Vĩnh Thanh Thảo ( từ Mỷ sang, Chị là người phụ giảng với Gs Trương Bổn Tài và cũng là phu nhân của Gs, Chị lại có một giọng ca lảnh lót. Thầy Tài thật là ``Tài vẹn cả hai…´´, xin ngả nón cuối đầu thán phục Thầy ). Rồi bài hát ru lòng người đóng góp trong đêm thứ sáu, là một ca khúc Tình Ca của Phạm Duy, bài : ``Tôi yêu tiếng nước tôi´´, được Chị Thanh Thảo lột tả hết tâm tình yêu quê hương

Long), độc tấu đàn Violon, trình tấu nhạc phẩm Nocture của Chopin. Ai nấy đều lặng thinh để theo dõi tiếng đàn trầm bỏng qua tài nghệ điêu luyện của Cô, mà hằng ngày Cô đã bỏ ra 3 tiếng để tập luyện và với số tuổi ngoài 70, tài nghệ của Cô vẫn không có gì sút giảm và Thầy Phạm ngọc Đảnh phải cất lời khen tặng trước tất cả thính giả. Kế đến là màn trình diễn Thời Trang Áo Dài Quê Hương, màn này lôi kéo nhiều thợ chụp hình nhất. Ánh đèn máy ảnh Digital đủ loại thi nhau chớp. Đây là phần đóng góp ngoạn mục và nhiều công phu của phái đoàn Gia Long Âu Châu, với sự hợp tác của các con cháu của quí Cô Thầy và các Chị. Ngoài ra, bầu không khí thêm sinh động do sự đóng góp của các anh chị cựu Chu Văn An và Trưng Vương, qua bản nhạc `` Người Yêu của Lính´´( với trang phục quân đội : Hải, Lục, Không quân ), cùng với sự hợp tác của ban nhạc Siliconband từ Pháp đến, làm cho đêm

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu - 90 -


văn nghệ thêm sắc màu và hào hứng. Thêm vào đó, cả thính phòng, còn được nghe giọng

Buổi chia tay : Trưa chủ nhật Dù có bịn rịn, lưu luyến nhiều, rồi ai nấy đều phải chấp nhận chia tay. Trước giờ chia tay, Thầy trò và các bạn Hữu quay quần cùng nắm tay nhau hát bài ``Việt Nam! Việt Nam´´ và bài ``Nối vòng tay lớn´´, cùng siết chặc tay nhau, như nhắc nhở tất cả một điều ước nguyện, sẽ có mặt trong kỳ Đại Hội tới, nếu điều kiện sức khỏe cho phép! Riêng tôi, dư âm còn lưu luyến và nhớ lại bài thơ của Tú Xương, để nhắc nhở mình :

ngâm truyền cảm của anh Lâm Đăng Châu qua nhiều thi phẩm của nhiều tác giả nổi tiếng, trong đó có Đinh Hùng… Cả hai đêm văn nghệ đều có nhiều tiết mục phong phú và lại vô tình khám phá được nhiều tài năng của các anh chị còn núp bóng, ``dấu nghề´´, mọi người đề nghị mãi rồi cũng ra biểu diễn, tạo thành những trận cười nghiêng ngữa, được vỗ bàn ầm ỉ để tán thưởng những ``cây nhà lá vườn´´, đang hồ hởi xong lên. Song cuộc vui nào cũng chóng tàn, dù đêm nào cũng kéo dài quá nữa khuya. Tuy vậy, những giây phút ấy là những chất keo nối kết những vòng tay thân ái, còn tiếp tục đến với nhau. Cảm động nhất là lời phát biểu của Cô Thầy Phạm Xuân Ái : `` vui quá! Năm tới Cô Thầy sẽ qua tham dự với các em!´´ Quí Cô Thầy, tuổi đời càng chồng chất, càng lệ thuộc vào sức khỏe, đến dự được những buổi như vầy là cả một điều quí hiếm! Tấm lòng thương mến của quí Cô Thầy dành cho học trò còn mãi mãi, cùng đến với nhau, để sưởi ấm lại những nổi cô đơn trong hoàn cảnh xa quê hương đất nước!

`` Một trà một rượu một đàn bà Ba cái lăng nhăng nó quấy ta. Chừa được cái gì hay cái nấy Có chăng chừa rượu với chừa trà.´´ Và tôi sẽ chừa những thứ lăng nhăng quấy rầy, nhưng còn một Bà cựu hs Gia Long, đã trở thành bề trên của tôi, cùng sát cánh với tôi, thì sẽ không bao giờ chừa được. Chừa những cái lăng nhăng, để rồi cả hai cùng đến với Hội Petrus Ký thường xuyên trong tình nghĩa Thầy trò còn vương vấn, rồi được những âm thanh ấm áp của các anh chị em lôi cuốn. Dư âm Petrus Ký - Gia Long sẽ còn mãi trong tôi với những tháng ngày sau đó.

Không quên một điều : anh Phạm văn Hòa, còn ``xắc bánh bao´´ để mời tất cả, trước khi lên đường như một lời chúc đầy đủ : ai nấy đều ăn no và lên đường thượng lộ bình an, hẹn năm sau tái ngộ. Mong lắm thay! Hamburg - Germany Nguyễn Phước Hí.

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu - 91 -


Thầy Đỗ Quang Vinh Cám ơn thầy cho phép Diễn Đàn đăng hai bài thơ xuân rất hay và thích thú cho các bạn đọc yêu thơ.

Anh Bùi Minh Đức – Thụy Sĩ : ...Cám ơn đã hồi âm. Là cựu học sinh Petrus Ký những năm 1953 – 59, với hai sự kiện đáng nhớ : là một trong những Liên đội trưởng đầu tiên với phong trào Hiệu đoàn của trường; là thủ môn đội bóng trường, vài năm sau có thêm cầu thủ trung phong Tam Lang nổi danh sau nầy với đội bóng Quốc gia. Có gửi bài viết cho Phong và nhờ chuyển cho Thầy Cô Đảnh đọc để cho ý kiến. Hy vọng là có dịp tham gia sinh hoat của Hội, được hiểu biết thông cảm nhau nhiều hơn… BBT nhận được bài viết Con đường Lạc của anh Bùi Minh Đức do anh Huỳnh Hiếu Thảo chuyển, bài sẽ được đăng trên số báo tới. Cám ơn anh Đức rất nhiều, BBT cũng hy vọng sẽ nhận được sự cộng tác thường xuyên của anh để Diễn Đàn Petrus Ký của mình ngày càng thêm phong phú.

BBT đã nhận được eNewsletter của hội Ái Hữu Petrus Ký Nam California, xin mời quý thầy cô và bạn hữu vào xem tin tức tại : www.pkynamcali.org vào trang -> “SinhHoạt” -> vào trang “eLetter”.

Anh Đỗ Thanh Tâm – Amiens - Pháp Thân gởi anh Trực và anh Bình, Tôi đã vào xem trang web cua PKý thấy báo DĐPK số 26 có đăng bài thơ Tình Xa của tôi. Xin chân thành cám ơn hai anh. Nhân đây xin gởi tiếp đến hai anh bài thơ BUỔI SÁNG MÙA XUÂN để các anh tùy nghi sử dụng vào báo DĐPK số tới (có lẽ là số báo xuân ?). Nếu có thể được, xin các anh gởi cho tôi số báo 26 để tôi làm collection chơi. Nếu không tiện hay đã hết thì thôi, không sao cả. Riêng tôi sẽ cố gắng góp mặt trong từng số báo để góp phần làm phong phú cho tờ báo của hội Ái hữu PK chúng ta. Thân mên ,

Anh Dương Hồng Ân – Đức

Đỗ Thanh Tâm (Cựu PKý 61-68 )

Anh Thảo thân mến, Vô cùng cám ơn Anh đã chuyển qua tiếng Việt bài điếu văn của tôi. Anh dịch hay lắm.

Anh Tâm thân, Tất cả những người viết bài cho báo Diễn Đàn của Hội đều được nhận tờ báo Diễn Đàn gởi qua Post. Toi xin lỗi, quên hỏi địa chỉ nhà của Anh để gởi Báo. Xin Anh cho tôi địa chỉ nhà của Anh. Mến Trực

Tôi chỉ xin thêm bớt vài câu thôi (thêm bằng màu xanh/ blau, bớt bằng gạch ngang/ durchstreichen). Tôi xin lỗi không thực hiện được chuyện nầy sớm hơn, vì cứ bận rộn vài câu chuyện khác, mặc dù đã về nghĩ hưu. Xin cám ơn rất nhiều. BBT cám ơn anh Ân đã gởi bài điếu văn đến Diễn Đàn qua anh Thảo. Cám ơn các anh Phong, Thảo, Ngày, Hoài đã góp công dịch ra tiếng Việt ngõ hầu được nhiều bạn bè trên thế giới thấu hiểu hơn tình cảm thật sâu đậm của những đồng môn Petrus Ký.

Chắc anh Tâm đã nhận được báo rồi, BBT chân thành cám ơn tấm chân tình của anh với mong muốn làm thêm phong phú tờ Diễn Đàn của chúng ta. Bài thơ của anh đã được đang trong số báo xuân kỳ nầy. Thân mến.

Anh Nguyễn Mạnh Quân - Úc

Anh Trần Việt Hải – Cali – Hoa Kỳ - Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu - 88 -


Petrus Ký khóa 72-79 vừa liên lạc được một cựu học sinh cùng khóa, xin được cùng chia sẻ niềm vui nầy đến các bạn. Nguyễn Mạnh Quân xưa học 6/7 với Hoài và Bình, sau 75 thì lên C3, trong khi Hoài qua D4 và Bình qua C4. Các bạn khóa 79 muốn biết tin tức của Quân xin liên lạc với Hoài và Bình qua trang nhà www.petrusky.de.

BCH Hội Ái hữu Petrus Ký Âu châu - Đức Thân gởi Thầy Cô, Hội đoàn bạn và các Thân Hữu Petrus Ký, Với hơn 120 người tham dự, Đại Hội Petrus Ký kỳ thứ 14 / 2008 đã được tổ chức trong 3 ngày từ thứ sáu 04 July đến Chủ nhật 07 July tại Ronneburg / Đức Quốc. Tham dự năm nay có các Thầy Cô Phạm Xuân Ái, Trần Kim Quế và Thầy Cô của trường Gia Long đến từ Paris (Phạm thị Nhung, Như Mai, Diệu Chước, Diệu Lan, Đại Dzương, ...), tại Đức (cô Kiều Liên) và dĩ nhiên phải có sự hiện diện của Thầy Cô Phạm Ngọc Đảnh. Ngoài ra có các cựu học sinh Petrus Ký đến từ USA, Việt Nam, Thụy sĩ, Pháp, Bỉ, Hòa Lan, ... cũng như rất đông các Thân Hữu trường bạn (Gia Long, Trưng Vương, Lê văn Duyệt, Sương Nguyệt Ánh, Chu văn An, Phan Chu Trinh, ...) cùng tham dự .

Thân mời các Thân Hữu vào Trang Nhà của Hội để xem hình ảnh Đại Hội : http://www.petrusky.de/hinhanh.html

Hội Ái hữu Gia Long Âu châu Hội Ái hữu Gia Long Âu châu xin nhờ Ban Chấp hành PK vui lòng đăng dịa chỉ của Website GLAC vào trang "Liên Kết" của Website "Petrusky.de" http://www.gialongauchau.com Gia Long Âu châu mong được đón tiếp các anh chị Petrus Ký vào dịp Đại Hội Gia Long Thế giới được tổ chức vào tháng 6/2009. Xin chân thành cám ơn Ban Chấp Hành Petrus Ký. Ái hữu Gia Long Âu châu BBT báo Diễn Đàn Năm Mậu Tý vừa qua, BBT nhận được nhiều tin buồn, với sự ra đi của : - Cô Lâm Thị Dung, cựu giáo sư trường trung học Petrus Trương Vĩnh Ký - Dr Trần Thủ Danh, cựu Hội trưởng hội Ái Hữu Petrus Ký Âu Châu

Các Tham dự viên năm nay đã được nghe 2 đề tài thuyết trình rất hấp dẫn và hữu ích của cô Phạm thị Nhung giáo sư Gia Long - về Truyện Kiều, áng văn tuyệt tác của cụ Nguyễn Du cũng như đề tài "Việt Học là gì ?" do anh Trương Bổn Tài - giáo sư trường San Jose State University / Cali - diễn giảng.

- Thân mẫu anh Nguyễn Ngọc Báu, cựu học sinh Petrus Ký

Với 2 đề tài bao quát trên, chiếm nhiều thì giờ, nên phần Thể Thao năm nay chỉ thu ngắn cho bộ môn Tennis, bơi lội (một số các Anh "cúp cua" giờ thuyết trình để tranh tài trên sân Tennis; các Chị rủ nhau đi bơi sáng sớm từ 7 giờ để có đủ thì giờ cho chương trình khác Tai Chi, tập dợt văn nghệ,...)

BBT xin được thắp nén hương lòng gởi lời chia buồn chân thành đến gia đình cô Dung, gia đình anh Danh, gia đình anh Báu, gia đình thầy Vũ Ký và gia đình anh chị Phượng-Nguyễn Đức Huy. Nguyện cầu anh linh của cô Dung, anh Danh, mẹ anh Báu, thầy Vũ Ký và ba chị Phượng được sớm hưởng phước nơi cõi vĩnh hằng.

Đại Hội (trại hè) năm nay nhờ thiên hòa địa lợi, nên thời tiết rất mát, không khí trong lành, các giờ luyện tập Tai Chi do anh chị Nguyễn Minh Châu (Paris) hướng dẫn cũng như buổi nướng thịt ngoài trời chiều thứ bảy thật đông, vui tươi và ngon miệng. Đêm Văn Nghệ "bỏ túi / ngẩu hứng" tối thứ sáu và Văn Nghệ tối thứ bảy với chủ đề "Yêu đời - Yêu người" đã được hưởng ứng nồng hậu với các giọng ca trữ tình nồng nàn của các Ca Sĩ Vĩnh Thanh Thảo (Cali), Tuyết Dung (Paris), Miên Thụy (Hòa Lan), Thanh Nguyên, ... cũng như của các Thân Hữu Trưng Vương, Chu văn An, ... Đặc biệt năm nay có phần trình diễn Áo Dài Quê Hương do Gia Long đảm nhận với 10 cô bé (con cháu) thật xinh đẹp trong những chiếc áo dài thời trang lộng lẫy, được mọi người khen ngợi ủng hộ nhiệt liệt.

- Thầy Vũ Ký, cựu giáo sư trường trung học Petrus Trương Vĩnh Ký - Bác Trương Văn Khải, thân phụ của chị Phượng

Bài nhận được BBT đã nhận được – Còn đâu câu nói yêu em (Cánh Chuồn chuồn, truyện ngắn) - Tài nguyên rừng (Dr Trương Hoàng Lâm, tài liệu) – Ông già bươi đống rác (Tiểu Tử, truyện ngắn) – Hà Nội còn nhớ hay quên,... (Việt Hải, truyện ngắn) – Vài ý nghĩ sơ khởi nhân vụ tìm thấy cổ thành Thăng Long, Ngũ hành dịch lý và thế kỷ 21 (Trương Bổn Tài, tài liệu)

Kính mời quý thầy cô và các bạn đến thăm trang nhà Hội Ái hữu Petrus Ký Âu châu tại :

w ww ww w..ppeettrruusskkyy..ddee

Tất cả các Thầy Cô, Thân Hữu cùng lưu luyến hẹn nhau trong kỳ Đại Hội Petrus Ký 15, sẽ được tổ chức vào cuối tháng 6 / 2009. - Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu - 89 -


Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.