Dien Dan PetrusKy 31

Page 1


DIỄN ĐÀN PETRUS KÝ - SỐ 31

THÁNG 1, 2011

Chuác mûâng nùm múái Tên Maäo 2011 Thư ngỏ Năm mới nơi xứ người thì vui, buồn khó nói ra hết được.

Thực hiện với sự cộng tác của: BCH Hội Ái Hữu Petrus Ký Âu Châu, Quý Thầy Phạm Ngọc Đảnh, Nguyễn Thanh Liêm, Trần Thành Minh, Võ Hoài Nam, Võ Văn Vạn, Đỗ Quang Vinh, cùng các anh chị Nguyễn Song Anh, Nguyễn Ngọc Báu, Lâm Đăng Châu, Cánh Chuồn Chuồn HVT, Phạm Kim Đỉnh, Việt Hải L.A., Trần Tiến Hóa, Nguyễn Nam Hoà, Tôn Thất Hứa, Phan Thanh Hương, Phí Thị Lan Hương, Trần Văn Khôi, Phạm Tu ấ n K i ệ t , D i ễ m K i ề u , Trương Hoàng Lâm, Nguyễn Trần Lê, Miên Thụy, Bùi Văn Nhẫm, Nguyên Nguyên, Nhứt Nương, Ý Nguyên, Nguyễn Minh Châu, Lê Phong, Phạm Quốc Phong, Thu Phong, Xuân Phương, Tôn Thất Phú Sĩ, Sông Lô Lê Nam Sơn, Đỗ Thanh Tâm, Ái Thanh, Huỳnh Hiếu Thảo, Nguyễn Tiểu Thu, Nguyễn Thị Yến Tuyết, Trần Thị Thu Trâm, Lê Trung Trực, Bùi Hữu Tường, Hoàng Quốc Việt Phụ trách bài vở: Trần Gia Bình & Uông Thu Hoài

Tập san DĐ PETRUS KÝ là diễn đàn tự do của Hội AHPK/AC để hội viên, thân hữu diễn đạt tư tưởng và phát huy năng khiếu. Nội dung bài vở đăng trên DĐ không nhất thiết là đường lối của Hội, của BCH. Tác giả hoàn toàn chịu trách nhiệm về bài viết của mình.

HỘI ÁI HỮU PETRUS KÝ ÂU CHÂU

Mục lục Thư ngỏ -Nguyễn Thanh Liêm Sớ Táo quân 2011 Nguyễn Ngọc Báu Xuân về thăm trường cũ Nguyễn Thành Thụy Tết tha hương - Sương Mai Năm Mão nói chuyện mèoLê Phong Kỷ niệm ghé ngang - TT Câu chuyện gót senTiêu Nương Bốn mùa qua song Miên Thụy Năm Mão nói chuyện mèo Nguyễn Thành Thụy Vườn QG và khu bảo tồn thiên nhiên - T.H. Lâm Xin hãy chụp giùm tôi Trần Văn Lương, Sông Lô Tôi đi bầu - Tiểu Tử Chào mừng ĐH PKý 16 Phạm Quốc Phong Tường thuật ĐH PKý 16 Du lịch Âu châu Nguyễn Thành Thụy Tượng Petrus Ký Phạm Thế Trung Dư âm Petrus Ký Ronneburg Gió mùa Đông Bắc Trần Ngươn Phiêu Về ngang trường PKý Trầm Vân Không thầy đố bạn làm nên Quách Vĩnh Thiện Chút kỷ niệm Nguyễn Thị Yêu Thương Lại yêu - Nhứt Nương Hương vị quê nhà Dzũng Trinh Hai câu đối trường PKý Trần Thanh Thư đi, tin lại

Tr 2 6 9 9 10 16 20 25

26 30 37 40 42 44 47 52 54 60 69 70 72 85 86

Giống như câu chuyện xưa "Cái được, cái mất của người làm quan" hể ai hiểu biết được điều gì là cốt lõi của cuộc sống nơi trần thế thì ở bất cứ nơi đâu người ấy cũng tìm được cái vui cho chính mình và cho nhân loại. Người chưa hiểu ra thì sẽ kéo theo nỗi buồn cho đến khi nào hiểu ra được mới thôi. Ấy vậy mà khi nghe tin một người bạn cùng khóa 79 đang đơn độc chống chỏi với cơn bịnh nguy hiểm nơi xứ lạ Hoa Kỳ thì không thể không vương nỗi buồn dẫu vẫn biết đời người là vậy. Xin cầu chúc T. Minh vẫn luôn vững lòng tìm phương trị bịnh, các bạn khóa 79 lúc nào cũng nuôi hy vọng bạn được bình phục và chúng mình lại sẽ có ngày về thăm ngôi trường Petrus Ký thân thưong để cùng ôn lại những kỷ niệm vui buồn của một thời vô tư. Trước thềm năm mới, thay mặt BCH hội Ái hữu Petrus Ký Âu châu, BBT báo Diễn Đàn kính chúc quý thầy cô, các bạn đồng môn, thân hữu cùng toàn gia quyến một năm mới Tân Mão vạn an, sức khoẻ dồi dào, công việc làm ăn thịng vượng, thành công và tất cả mong ước đều được như ý. BBT.

93 95 ww.petrusky.de


Các bạn Petrus Ký thân mến. Bức thư của tôi gởi đến anh chị em hôm nay chứa đựng những lời thân mật, chân thành, của một người anh trong đại gia đình Petrus Ký. Đây không phải là một bài bình luận văn hóa, hay tham luận chính trị gì cả. Ở đây tôi chỉ muốn nói lên vài cảm nghĩ của tôi đối với việc bảo vệ, duy trì hội ái hữu Petrus Ký cũng như danh xưng Petrus Ký quen thuộc của mình. Bởi vì, trước khi là giáo sư và hiệu trưởng của trường, tôi đã từng là một cựu học sinh của Lycée Petrus Trương Vĩnh Ký trong các niên khóa 1953-54 và 1955-56. Năm này tôi được 76 tuổi ta. Đối với các thế kỷ trước, đàn ông sống đến trên 70 như tôi là một điều rất hiếm vì vậy mà cổ nhân mới nói “thất thập cổ lai hi”. Thân phận của con người hồi xưa là vậy. Nhưng bây giờ thì khác, những tiến bộ của khoa học kỹ thuật ngày nay đã nâng cao tuổi thọ trung bình (life expectancy) của con người lên khá cao (đàn ông thì trên 75 còn đàn bà thì vượt quá 80). Tuy ta lạc quan nói vậy nhưng dù sao thì thất thập cũng là thập niên cuối của rất nhiều người. Trong hàng ngũ của anh em Petrus Ký ngày nay thế hệ của chúng tôi có thể kể như thế hệ già thứ

nhứt, thế hệ không còn được bao nhiêu người cũng như sẽ chẳng còn tồn tại được bao nhiêu lâu. Chỉ bảy tám năm nữa thôi, nghĩa là vào khoảng năm 2015, nếu lúc đó có những đại hội Petrus Ký như bây giờ các hội hay tổ chức, thì trong thế hệ chúng tôi chắc chẳng còn ai tham dự. Lớp lớn sẽ lần lượt ra đi, và thông thường thì lớp nhỏ sẽ tấn lên thay thế, và cũng như sự tăng trưởng của dân số, mỗi năm số cựu học sinh của mỗi trường đều có thể gia tăng không nhiều thì ít. Nhưng riêng trường hợp của anh em Petrus Ký mình thì khác. Chẳng những không tăng mà số người Petrus Ký còn mỗi ngày một ít lại, lý do là vì từ gần 30 năm nay rồi không còn ai là người xuất thân từ ngôi trường nổi tiếng này nữa. Như anh em biết, sau biến cố lịch sử năm 1975, cùng với địa danh Sài Gòn, danh xưng Petrus Ký đã bị bôi xóa trên ngôi trường nổi tiếng nhất của Miền Nam, nơi đã đào tạo không biết bao nhiêu nhân tài cho xứ sở. Người ta thay vào đó bằng một cái tên khác, rất xa lạ với người Miền Đồng Nai Cửu Long. Cũng từ đó nhiều anh em Petrus Ký của nhiều thế hệ khác nhau đã phải lìa xa quê hương sống rải rác khắp nơi trên thế giới. Tuy bảng hiệu Petrus Ký của trường bị xóa, hai câu đối chữ nho trước cổng trường bị

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu số 31/2011 - 2 -


đục bỏ, tượng bán thân của nhà bác học Petrus Ký giữa sân trường bị dẹp đi, nhưng anh em Petrus Ký không bao giờ quên được ngôi trường, cái phù hiệu trên áo, tinh thần học hỏi cũng như truyển thống văn hóa của trường, và thầy cô, bạn bè cũ của mình. Biết bao nhiêu kỷ niệm vui buồn, và biết bao nhiêu những kỷ vật cũ mà anh em Petrus Ký không thể nào quên được. Anh em Petrus Ký càng trân quý những cái đó hơn khi tên trường bị mất. Từng tấm phù hiệu, từng bảng tên trường gắn trên áo, từng quyển học bạ, lời ban khen, bảng danh dự, và bao nhiêu những hình ảnh liên hệ tới trường, tới thầy cô, bạn bè và sinh hoạt của trường đều được anh em thương yêu gìn giữ. Hai câu đối chữ nho trước cổng trường mà lúc còn đi học không ai để ý, không ai biết mấy câu đó nói gì thì bây giờ nó được viết lại bằng chữ Quốc Ngữ, được nêu cao, được tất cả anh em Petrus Ký khắp nưi nhận ra, đọc kỹ và nhiều người đã nhớ cả từng chữ từng lời. Ngày xưa ít ai trong số học sinh học trường Petrus ký để ý đến cuộc đời và sự nghiệp của ông, nhưng sau ngày tên trường Petrus Ký bị xóa bỏ thì hầu như anh em Petrus Ký nào cũng biết đến con người và công trình văn hóa lớn lao của nhà bác học này đối với người dân Việt, nhất là đối với người dân Miền Nam. Thành ra cái gì người cộng sản Hà Nội muốn xóa bỏ đi thì cái đó đã trở thành cái đích để người dân Miền Nam sùng kính phụng thờ. Cái gì người cộng sản Bắc Việt muốn bôi đi, cái đó là cái có nhiều giá trị thật đối với người dân ở đây. Sài Gòn bị xóa tên khiến người ta càng nhớ nhiều hơn, luyến tiếc nhiều hơn những gì gắn liền với địa danh này nhất là tinh thần tự do nhân bản vốn đã ăn sâu trong lòng người Miền Nam từ bao nhiêu năm trước. Mất Sài Gòn là mất đường Tự Do (bị đổi thành đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa), mất đường Công Lý (bị đổi thành đường Đồng Khởi), mà sự nhớ tiếc đã được người dân thể hiện trong câu ca dao: “Nam Kỳ Khởi Nghĩa tiêu công lý, Đồng Khởi vùng lên mất tự do”. Thành ra khoảng một thập niên sau ngày tên trường bị bôi xóa, anh em Petrus Ký bắt đầu gây dựng hội Ái Hữu Petrus Ký ở nhiều nơi. Khởi đầu là các hội Ái Hữu Petrus Ký ở Texas rồi Bắc California vào khoảng giữa thập niên1980. Liền sau đó hội Ái Hữu Petrus Ký Nam California ra

đời. Tiếp theo là hội Ái Hữu Petrus Ký ở Virginia, ở Pháp, ở Canada thành hình, rồi đến hội Petrus Ký ở Cộng Hòa Liên Bang Đức (đã trở thành hội Petrus Ký Âu Châu từ năm 2000), và gần đây nhất là hội Petrus Ký Úc Châu. Ngoài các hội còn có các nhóm anh em Petrus Ký khác cũng thường gặp gỡ, hoạt động chung qua internet. Ở trong nước anh em Petrus Ký không có quyền lập hội. Anh em chỉ có thể tập họp từng nhóm, gặp gỡ, tiệc tùng hàn huyên, nhắc nhở chuyện xưa. Lẽ dĩ nhiên là anh em Petrus Ký hải ngoại có nhiều điều kiện hoạt động hơn anh em ở trong nước. Nhìn chung thì trong hai mươi năm qua, anh em Petrus Ký hải ngoại đã làm được nhiều việc đáng kể. Việc thứ nhất là tìm ra anh em mình, lập ra các hội ái hữu, tổ chức những buổi hội họp, những cuộc gặp gỡ, những tiệc chung vui, vinh danh thầy cô, giúp đỡ một số thầy cô trong nước, giúp đỡ một số ít bạn bè đáng giúp, và đặc biệt là sản xuất các đặc san. Petrus Ký Bắc Cali, Petrus Ký Nam Cali, Petrus Ký Âu Châu, Petrus Ký Úc Châu ra đặc san đều đặn. Mỗi quyển đặc san là một kho kỷ niệm, hình ảnh, dữ kiện và suy tư của anh em Petrus Ký từ thế hệ này qua thế hệ khác. Qua internet anh em có thể thông tin với nhau dễ dàng. Các websites của anh em Petrus Ký ở các nơi được dựng lên và nối kết với nhau. Đó là những đóng góp đáng kể vào kho văn hóa mang tinh thần Petrus Trương Vĩnh Ký. Nhưng những việc mà anh em Petrus Ký ở hải ngoại cố gắng thực hiện trong hai mươi năm qua có giúp gì được cho sự duy trì các hội Petrus Ký hay kéo dài danh xưng Petrus Ký với thời gian không? Ba mươi năm nữa hay nhiều nhất là bốn mươi năm nữa khi thế hệ trẻ nhất của Petrus Ký hiện giờ vượt quá cảnh “thất thập cổ lai hi” rồi thì việc gì sẽ xãy ra cho các hội Petrus Ký ? Nếu không có gì thay đổi, nếu sự việc diễn tiến mãi theo cái đà tiến triển như hiện nay thì chắc chắn lúc đó hội Petrus Ký sẽ chẳng còn và danh xưng trường Petrus Ký chắc khó tránh được tình trạng mai một với thời gian. Tương lai đó không có gì sáng sủa và những ai có nhiệt tâm với trường Petrus Ký chắc không thể không ưu tư. Cái trớ trêu là trường xưa vẫn còn đó. Một ít thầy cô vẫn còn đó. Hằng năm vẫn có những người tốt nghiệp từ trường đó. Nhưng thầy cô còn biết về trường Petrus Ký sẽ hết dần, học sinh cũ của Petrus Ký hết dần, những người mới ra trường

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu số 31/2011 - 3 -


sau này không coi họ là cựu học sinh Petrus Ký. Họ cho họ là cựu học sinh Lê Hồng Phong và họ không biết Petrus Ký là ai, họ không biết trường Petrus Ký là gì. Họ sẽ dần dần thay thế cho anh em Petrus Ký chúng ta hiện giờ. Chúng ta nghĩ gì về tình trạng mai một của hội Petrus Ký thay thế bằng hội Lê Hồng Phong trong ba bốn mươi năm tới? Lẽ dĩ nhiên là không anh em Petrus Ký nào muốn tên trường Petrus Ký của mình bị mất. Anh em Petrus Ký nào cũng muốn kéo dài mãi tên trường cũng như tên hội Petrus Ký của mình. Anh em không ai muốn tên tuổi của nhà bác học Petrus Ký bị dễ dàng quên lãng. Anh em muốn thấy danh xưng Petrus Ký còn mãi với thời gian. Nhưng bằng cách nào? Giải pháp một, giải pháp tốt nhất là làm sao lấy lại được tên Trường Petrus Ký. Đây là giải pháp lý tưởng. Nhưng muốn thành công trong giải pháp này thì anh em phải tranh đấu thật dẻo dai hay vận động thật mạnh mẽ, điều mà anh em chúng ta chưa làm được đúng mức. Chúng ta đã có những nổ lực này từ bên trong cũng như bên ngoài nhưng rất yếu ớt và đến giờ phút này vẫn không có chút gì lay chuyển. Xác suất thành công của giải pháp này do đó có thể xem là rất thấp, ngoại trừ trường hợp có biến chuyển chính trị lớn lao đột ngột nào mà chúng ta không tiên đoán được. Giải pháp thứ hai là nối kết với lớp người mới, các em học sinh Lê Hồng Phong, tìm dịp gieo rắt trong đầu óc các em tên trường Petrus Ký xưa, danh xưng các hội Petrus Ký, các bậc đàn anh Petrus Ký, để các em biết ít nhiều về gốc gác của ngôi trường nổi tiếng mà các em đang học. Một số anh em Petrus Ký đang làm việc đó. Anh em nhân danh hội Ái Hữu Petrus Ký về trường cũ cho học bổng, tặng sách vở, tặng những cái mủ có thêu hàng chữ Hội Ái Hữu Petrus Ký cho các em học sinh Lê Hồng Phong trong mục đích nêu trên. Một văn phòng liên lạc Petrus Ký - Lê Hồng Phong cũng đã thành hình và hoạt động khá hữu hiệu. Văn phòng được đặt tại trường Petrus Ký cũ, do hai giáo sư cũ điều hành: giáo sư Trần Thành Minh và giáo sư Nguyễn Viết Sơn. Có một website về trường Petrus Ký cũng do văn phòng liên lạc này dựng lên và đảm trách với khá nhiều dữ kiện, nhất là danh sách các giáo sư Petrus Ký từ xưa đến giờ. Danh sách không đầy đủ lắm nhưng cũng có để người đọc thấy được sự hiện diện của giáo sư Petrus Ký và tầm quan trọng của ngôi trường

này trước khi trường bị đổi tên. Trước đây có một số anh em chấp nhận giải pháp một và mạnh mẽ chống đối giải pháp hai. Theo các anh em này thì những người dùng giải pháp hai là những người theo hay đầu hàng chế độ mới, công nhận chế độ mới. Anh em không chấp nhận tên Lê Hồng Phong, không muốn dính líu gì tới trường Lê Hồng Phong và những người đang học hay tốt nghiệp ở trường này. Anh em chỉ biết có Trường Petrus Ký mà thôi. Và như vậy đối với số anh em này thì chỉ có giải pháp một là có giá trị và phải loại bỏ giải pháp hai. Thái độ này quá cứng rắn, có thể thiếu co giản để đương đầu hữu hiệu với tình cảnh hiện hữu. Theo tôi thì hai giải pháp nêu trên không có tính cách loại trừ nhau. Người dùng giải pháp một không nhất thiết phải chống đối hay loại trừ người dùng giải pháp hai, và ngược lại, người dùng giải pháp hai không bắt buộc phải loại trừ những người xử dụng giải pháp một. Chẳng những không loại trừ nhau mà hai giải pháp này còn có thể bổ sung cho nhau, và có thể áp dụng cùng một lúc với nhau. Một mặt chúng ta vận động, vận động bằng đủ cách, bằng mọi áp lực hay mọi liên hệ, và mặt khác chúng ta đến gần hay xăm nhập vào trường, vào hàng ngũ giáo chức và học sinh cũng bằng mọi cách để cho danh xưng Petrus Ký có cơ hội sống lại trong môi trường mới. Điều cần thiết là tránh những thái quá và bất cập, tránh mọi cực đoan, luôn luôn giữ thái độ mềm dẻo, rộng rãi và khôn ngoan, và cần nhất là đừng để mất tinh thần và căn cước Petrus Ký của mình. Muốn duy trì một cách vững chắc danh xưng Petrus Ký có lẽ chúng ta phải nghĩ đến một hiệp hội, một tổ chức văn hóa giáo dục, làm việc bất vụ lợi và mang tên Petrus Ký. Tôi nghĩ đến việc thành lập PETRUS KÝ FOUNDATION, một tổ chức bất vụ lợi có mục đích văn hóa, giáo dục, phục vụ các thế hệ trẻ Việt Nam. Tổ chức này sẽ qui tụ tất cả những nhà trí thức, những nhà giáo dục, văn hóa, có học hay không có học ở trường Petrus Ký, trên thế giới, có nhiệt tâm đối với chủ trương học thuật của nhà bác học Trương Vĩnh Ký, có cảm tình đặc biệt đối với trường trung học Petrus Ký, muốn làm cái gì tốt đẹp cho danh xưng Petrus Ký. Tôi hy vọng là thành phần nòng cốt vẫn là anh em Petrus Ký ở các nơi, đã từng hoạt động cho các hội Petrus Ký từ trước tới giờ. Tổ chúc này sẽ tranh đấu cho tên trường Petrus

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu số 31/2011 - 4 -


Ký được trả lại cho trường Petrus Ký, giúp đở cho trường Petrus Ký được phát triển tốt đẹp, giúp học bổng cho học sinh, v.v... Tổ chức này sẽ thiết lập một website và email để liên lạc, phổ biến tư tưởng, tin tức. Sẽ xuất bản một tập san định kỳ với những bài khảo cứu, tham luận giá trị về văn hóa, giáo dục, v.v... Petrus Ký Foundation sẽ hoạt động kết hợp với những foundation khác có cùng mục đích văn hóa giáo dục như Phan Thanh Giản Foundation (đang thành hình) và Lê Văn Duyệt Foundation (đã hoạt động từ 4 năm qua). Tôi tin tưởng ở thế hệ trẻ. Tôi tin tưởng ở lớp lãnh đạo trẻ của Petrus Ký hiện thời. Tôi thấy tinh thần làm việc tích cực của các em trong những năm gần đây, tôi tin là các em sẽ đem lại nhiều thành quả tốt đẹp trong những ngày sắp tới. Tôi tin là các em sẽ làm cho Hội Ái Hữu Petrus Ký nổi lên mạnh, và danh xưng Trường Petrus Ký sẽ có cơ hội sống lâu trong lòng người dân Đồng Nai Cửu Long dù họ ở trong hay ở ngoài nước. Tôi cũng tin rằng anh em sẽ mạnh dạn tiếp tay với chúng tôi trong việc thành

lập PETRUS KÝ FOUNDATION, và nhiệt thành giúp Petrus Ky Foundation hoàn thành sứ mạng văn hóa giáo dục nhân bản: “Không Mạnh cương thường tu khắc cốt Tây Âu khoa học yếu minh tâm”. Tôi rất hảnh diện được làm cựu học sinh thuộc lớp già của Trường Petrus Ký, hảnh diện làm cựu giáo sư của trường, hảnh diện làm cựu hiệu trưởng của trường, hảnh diện đã bảo trợ/xem trường Petrus Ký như là trường trung học kiểu mẫu của Miền Nam Tự Do khi tôi làm Thứ Trưởng Bộ Giáo Dục, hảnh diện làm hội trưởng hội Ái Hữu Cựu Học Sinh Petrus Ký Bắc Cali một thời gian, và bây giờ rất hảnh diện làm hội viên danh dự của hội Ái Hữu Petrus Ký Âu Châu và cố vấn đặc biệt cho hai hội Ái Hữu Petrus Ký Bắc và Nam California, và cũng sẽ rất hảnh diện làm người khởi xướng cho PETRUS KÝ FOUNDATION.

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu số 31/2011 - 5 -

Nguyễn Thanh Liêm


Muôn tâu Thượng Đế Tháng chạp hăm ba Muôn dặm đường xa Táo Petrus Ký Thiên đình trực chỉ Cưỡi gió đạp mây Về đến nơi đây Sớ trình tấu rõ: Để Ngọc Đế tỏ Những gì xẩy ra Trong năm vừa qua Ở trên thế giới Đầu tiên xin khởi Nói về thiên tai Từ mấy năm nay Khắp trên hoàn vũ Mưa to nước lũ Khắp cả năm châu Nhìn lại đâu đâu Cũng đều thấy cả. Từ Âu đến Á Mỹ, Úc, Phi Châu

Khắp cả địa cầu Đổi thay thời tiết. Như vậy quả thiệt Khí hậu lúc sau Thay đổi càng mau Đảo điên vũ trụ. Hết chuyện nước lũ Qua đến đại phong Năm nào cũng không Chạy đâu cho khỏi. Sóng cao gió thổi Thái Bình, Đại Tây Cả chục lần đây Kéo nhau bỏ chạy. Mùa màng thiệt hại Nhà cửa tiêu tan Bao cảnh lầm than Kể sao cho đủ! Đại phong, nước lũ Chỉ có một phần Động đất nhiều lần Trăm ngàn người chết.

Kể ra chưa hết Dịch tả khắp nơi Đời sống khổ ơi Thiên tai, đau bịnh. Núi lửa thức tỉnh Khói bụi vung trời Tràn lan khắp nơi Phi trường đóng cửa. Rồi thêm chuyện nữa Cháy rừng bên Nga Cả Mạc Tư Khoa Ngày đêm mù mịt. Nói thêm một ít Hầm mỏ bên Tàu Đất sụp đè nhau Thật là bi đát. Chí Lợi khai thác Thợ mỏ kẹt hầm Sau mấy tháng nằm Cứu ra được cả. Nổ khoan dầu hỏa Vịnh Mét Xi Cô

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu số 31/2011 - 6 -

Dầu hỏa tràn vô Sông ngòi ô nhiễm. Động đất từ biển Sóng thần Nam Dương Bao cảnh thảm thương Cả ngàn người chết... Kể sao cho hết Thiên tai năm rồi Một vài chỗ thôi Cũng là đủ biết: Thiên tai hủy diệt Môi trường chung quanh Sự việc trở thành Do con người cả. Giờ đây thần đã Ngưỡng cửa lục tuần Chẳng biết mùa xuân Kỳ nầy (năm tuổi) Còn được sống dưới Quả đất bình an? Thiên tai thế gian Nào ai biết trước!


Năm qua nhờ được Suy thoái giảm đi Nước Đức cũng chì Là nơi duy nhất Kinh tế lên thật Thất nghiệp xuống liền Các nước láng giềng Trầm trồ khen ngợi. Hai chục năm đợi Thống nhứt đến nay Nhìn Đức quá tài Hoa Kỳ ganh tị. Cũng xuất ngân quỹ Ngàn tỷ đô la Kết quả nhìn ra Chẳng ra chi hết! Phen nầy thiệt mệt Chàng Ô Ba Ma Hai năm vừa qua Cầm đầu Mỹ quốc: Kinh tế èo uột Thất nghiệp gia tăng Dân chúng cằn nhằn Hai năm bầu lại, Hạ viện thất bại Cộng Hòa lên thay Không biết kỳ nầy Có gì thay đổi? Nhìn ra trong khối Tiền tệ Âu Châu Từ ngày bắt đầu Ôi rô xuất hiện Không nghĩ đến chuyện Sẽ có thành viên Thiếu hụt không tiền Ôi rô mất giá! Năm qua quýnh quá Hy Lạp cứu nguy Mấy trăm tỷ chi Ôi rô cứu được. Từ mấy năm trước

Trung Quốc chơi manh Quần đảo lại giành Đem quân chiếm đóng. Năm qua lại bỗng Đi bắt thuyền nhân Chẳng cho phân trần Trong thềm lục địa. Âu Châu lại xía Hy Lạp vãn ve Rồi cứ cù nhè Tiền không tăng giá. Khắp nơi tức quá Chẳng làm được chi Trung Quốc cười hì Ra oai hách dịch. Na Uy “cường địch“ Phát giải hòa bình Trung Quốc tức mình La lên ỏm tỏi. Việt Nam nghĩ tội Lép vế đàn anh Cho Trung Quốc giành Phần khai thác mỏ: Cứ xem bùn đỏ Ở Hung-Ga-Ri Cũng có ngày thì Tây nguyên lãnh đủ! Mưa to nước lũ Dồn dập liên miên Nhà nước hết tiền Vì đang gom sức Để lo tổ chức Ngàn năm Thăng Long Ngân quỹ xuất công Loẹt lòe khắp nước. Chẳng lo tính trước Pháo nổ chết người Thiên hạ chê cười Việt Nam quá bết! Thật cũng chưa hết Tình hình năm rồi

Chút đỉnh vậy thôi Giờ sang chuyện khác. Nói về sinh hoạt Trong năm vừa qua Lứa tuổi hội nhà Vừa lên mười sáu. Như thiên hạ bảo: “Gái tuổi trăng tròn Vang tiếng nước non Dung nhan quyến rũ”! Đại hội đầy đủ Bạn bè bốn phương Chẳng ngại xa đường Về đây tham dự. Thần đây nhìn thử Đủ mặt xa gần: Pháp, Bỉ, Phần Lan, Hòa Lan, Úc, Mỹ, Việt Nam hoan hỉ Kéo về gặp nhau Đếm trước nhìn sau Trăm hai có được. Tính ra từ trước Cho đến bây giờ Thần thật chẳng ngờ Đến đông quá cỡ. Thêm phần hổ trợ Văn Hóa Việt Nam Vãng lai đến thăm Số người kỷ lục. Thần xin tiếp tục Thuyết trình hàng năm: Nhạc Chinh Phụ Ngâm Của anh Vĩnh Thiện. Kế đến là truyện Lửa tình, lửa tam Của chị Hoa Lan Ra lò nóng hổi. Từ xa lặn lội Giáo Sư Bổn Tài: Nhu lực ngày nay

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu số 31/2011 - 7 -

Toàn cầu thời đại. Nắng hè uể oải Than cháy lửa hồng Thịt nướng chưa xong Từ xa giông tố, Mưa chiều trút đổ Anh em loi ngoi Cuốn gói chạy thôi Ướt như chuột lột. Mái nhà bị dột Ướt áo của thầy Em lấy khăn đây Che thầy đỡ lạnh. Nhớ lại hình ảnh Của thuở ngày xưa Đi học mắc mưa Nên vào lớp trễ, Em còn e lệ Thầy đã vội vàng Dẫn ra hành lang Lấy khăn lau mặt... Văn nghệ đặc sắc Ký ức quê hương Ký ức yêu thương Chủ đề chọn lọc. Bài hát dân tộc Những bản tình ca Của ngày xưa xa Ru hồn xao xuyến, Giọng ca lưu luyến Tiếng ngâm tuyệt vời Nhớ lại một thời Xa xôi dĩ vãng. Nghệ sĩ các bạn Từ khắp mọi nơi Đại hội về chơi Với Petrus Ký: Ái Thanh, Minh Trí, Thanh Thảo, Linh Chi Lãng Minh, Nga Mi


Minh Châu, Vĩnh Thiện... Cùng sự hiện diện Em xi hội nhà Sông Lô, Văn Hòa Mỗi năm đều đặn. Một đêm thức trắng Ngồi lại tâm tình Vừa mới đặt mình Hừng đông rạng rỡ, Bừng con mắt mở Ra tập Tài Chi Buổi sáng hè đi Vài dòng cho khỏe. Điểm tâm cho lẹ Nắng ấm lên rồi Đi dạo trên đồi Một ngày chủ nhật. Gió hè phảng phất Hương vị núi rừng Trong cảnh tưng bừng Ba ngày đại hội. Anh em mình vội Trở về ăn trưa Giây phút tiễn đưa Giờ đây đã tới. Hôm nào mình mới Gặp lại nhau đây Nay phải chia tay Ba ngày nhanh quá. Vòng tay mình đã Thắt chặt từ lâu Gắn bó năm châu Tình Petrus Ký...

Nói về báo chí Diễn Đàn xưa nay Mỗi năm đủ hai Kỳ ra số báo, Kỹ thuật hoàn hảo Nội dung, trình bày Nghệ thuật quá tài Khắp nơi bái phục. Sẵn đây một chút Khen mèo dài đuôi Ngọc Đế chớ cười Xin đừng chấp nhất! Thần đây nói thật Mười mấy năm qua Ba mươi số ra Đều đầy đủ cả, Diễn Đàn nay đã Lừng lẫy khắp nơi Cả bốn phương trời Anh em biết tiếng. Hiện giờ thơ, truyện Tùy bút, sưu tầm Đầy đủ cả năm Gởi về đông đảo. Phạm vi tờ báo Chỉ có trăm trang Làm sao Diễn Đàn Một lần đăng hết? Như kỳ báo Tết Tân Mão năm nay Nhiều bài thật hay Cũng đành gác lại, Xin đừng lo ngại Những số về sau Thì cũng lúc nào

Cho lên khuôn hết. Một năm đúc kết Tin tức trong nhà Ba thầy cô già Năm qua đã mất: Ngọc Tiếng trước nhất Văn Điệp, Văn Ngôn Chỉ một tuần tròn Giã từ cõi thế. Thần sang chuyện kế Tri ân thầy cô Nhà hàng Kim Đô Đông người tham dự. Ngược dòng lịch sử Mấy chục năm sau Chẳng thấy còn đâu Tượng Trương Vĩnh Ký, Ca li ở Mỹ Tìm được chỗ ra Nhờ điêu khắc gia Thế Trung thiết kế. Sau hết phải kể Các thầy tha hương Tìm lại mái trường Ngày xưa thăm viếng. Một năm nhiều chuyện Ở chốn thế gian Yết kiến Ngọc Hoàng Thần đây kể hết. Gần đến ngày Tết Canh Dần chia tay Tân Mão đứng ngoài Sắp về ngự trị,

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu số 31/2011 - 8 -

Táo Petrus Ký Chúc ngài thật tâm Trường thọ muôn năm Thiên đình yên mãi. Xin ngài nói lại Văn võ bá quan: “Dần hết hiên ngang Mão đang uyển chuyển“! Thành ra mọi chuyện Tùy việc mà làm Đừng có tham lam Rồi sau thất bại. Hạ giới trở lại Chúc cho thầy cô Sẽ có người vô Xông nhà phúc lộc, Răng long bạc tóc Con cháu tân niên Thăm viếng thường xuyên Bách niên giai lão. Sang năm Tân Mão Chúc cho bà con Khắp cả nước non Bán buôn phát đạt Dồi dào tiền bạc Thân thuộc họ hàng Tiến chức thăng quan An cư lạc nghiệp.

Táo Quân Petrus Ký Âu Châu Tân Mão 2011


Đào chưa kịp trổ bông Mai đang còn ngủ muộn Phải xuân về thật không? Đi dạo quanh chợ Tết Cái lạnh cứ căm căm Một ngày rồi sắp hết Rồi cũng đến tàn năm Tôi nhìn quanh ngó quẩn Chẳng thấy có gì vui Chỉ mình tôi lẩn thẩn Đi tìm một nụ cười...

Xuân năm đó, ta về thăm trường cũ Trông từ xa, ta đã thấy luyến thương Mái trường xưa, nay ở cạnh ven đường Nhìn vào trường, ta thấy mình trong đó Kỷ niệm xưa, biến từ không ra có Thủa học trò, ai lại thấy dễ quên Tết năm xưa đem báo bán dưới hiên Để làm quen, những bóng hồng trường bạn Tuổi học trò, nhìn tương lai sáng lạn Ta ra đi tuổi mới có đôi mươi Trường cho ta những câu nói miệng cười Những từ thức, ghi sâu vào tâm khảm Dù cuộc sống êm đềm hay ảm đạm Ta nhớ bao kỷ niệm mái trường xưa Tết Tân Mẹo dù có nắng hay mưa Vẫn ghi nhớ công thày cô và bạn

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu số 31/2011 - 9 -

Đi dạo quanh chợ Tết Tôi chào hỏi người quen Ước chi mình ... con nít Không kẻ nhớ người quên Có chậu cúc vàng tươi Nở những đoá tuyệt vời Hình như hoa đang nói Như đang cười với tôi Đứng nhìn cây mai giả Bông hoa nở đầy cành Chợt nghe lòng lạnh giá Tết Tha hương, cũng đành!


Lại một năm sắp qua, Hổ Bính Dần ra đi. Mèo Tân Mão, cùng họ hàng, thay thế làm biểu tượng cho năm 2011. Từ thời kỳ đầu của nền văn minh trồng trọt, cách đây khoảng 9.500 năm, mèo rừng đã được con người thuần hóa thành gia súc để bắt chuột phá hại lương thực mùa màng.

giống mèo quí, trước chỉ có trong cung điện nhà vua. Được đưa vào nước Anh năm 1884, và 10 năm sau vào Mỹ. Bây giờ, nó được coi là giống mèo tiêu biểu của Á Châu.

A.-Các giống mèo Có mặt kháp nơi, với số lượng trên 500 triệu con, đến nay mèo đã sanh sôi nẩy nở thành 50 giống, với những bộ lông màu sắc khác nhau, kết hợp hài hoà, đa dạng, trông rất đẹp mắt. Có những giống đặc biệt đẹp, hiếm, lạ, đắt tiền, như: 1.-Mèo Xiêm (xuất xứ từ Thái Lan) lông ngắn, màu trắng, đầu, chân, đuôi màu đen, mình thon dài, chân cao, có vóc dáng giống mèo rừng. Là

2.-Mèo Ba Tư, nhỏ con, lông dài màu trắng, mắt xanh rất đẹp, hoặc một mắt vàng một mắt xanh, trông như một con vật giả tạo. Có điều lạ là giống mèo đẹp này hầu hết đều bị điếc.

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu số 31/2011 - 10 -


đuôi. Hiện tượng nầy cũng mang lại cho chúng một số nhược điểm: hay ốm đau, chân yếu v.v…. Cho chúng giao với những giống mèo khác có đuôi dài trong vài đời thì đuôi của chúng có thể mọc dài trở lại. Nhưng các nhà chăn nuôi chúng không làm vậy vì họ muốn giữ tính chất độc đáo của giống mèo này và nếu bán ra thì cũng có giá.

3.-Mèo Angora (Thổ-Nhi-Kỳ), vóc dáng và lông giống mèo Ba Tư, mắt đỏ, nuôi để làm cảnh chứ không để bắt chuột.

4.-Mèo không lông, ít có, mình chỉ phủ một lớp lông ngắn, khó nhận thấy. Tuy nhiên nó cũng đã nhận được giải thưởng năm 1971 về giống mèo đặc biệt hiếm.

5.-Mèo không có đuôi, có mặt tại đảo Man (Ái Nhỉ Lan) và tại một số đảo xa đất liền của Nhật, Nam Dương. Khoa học giải thích vì ở những đảo ấy chỉ có một giống mèo rồi chúng giao qua giao lại nhiều đời nên đưa đến hiện tượng không có

6.- Mèo tai cụp. Đây là giống mèo đặc biệt của xứ Scotland, có tầm vóc trung bình với cái đầu to, mắt tròn, miệng tròn, bộ lông mượt mà và đặc biệt là đôi tai cụp xuống sát đầu, thật nhỏ. Giống mèo này do William Ross, một người chăn cừu tại một làng nhỏ tên Coupar Turner phát hiện vào năm 1961. Anh cũng đã thành công trong việc gây giống mèo tai cụp nầy, rất có gía trị trên thị trường vì cái tai quyến rũ, cặp mắt to dịu dàng và tiếng kêu rất đa cảm, thích hợp làm vật trang trí trong phòng, để vuốt ve chiều chuộng.

B.- Đặc điểm và tập tính Mèo là con vật có kỹ năng của thú săn mồi, lanh lẹ, mắt sáng, tai thính, khứu giác bén nhạy, có thể nhận ra mục tiêu từ xa trong đêm tối.

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu số 31/2011 - 11 -


Mèo giao tiếp bằng: - Tiếng kêu khác nhau: meo meo, gừ gừ, gầm gừ. “Meo” là tiếng kêu đặc trưng của mèo. - Bằng ngôn ngữ cơ thể (Körpersprache), qua những động tác của toàn thân, mặt, tai, đuôi: cong lưng (Bückel), xù lông, nhe răng, quắc mắt, vẫy tai, vẫy đuôi…. -B ằng mùi tiết ra từ các hạch ở chân, ở hậu môn v.v….

một người mẹ tuyệt vời, chăm sóc dạy dổ, bảo vệ con rất tận tình. Trong khi mèo đực, vô tích sự và tàn nhẩn, lại hay ăn thịt con? Mèo cũng có tâm hồn nghệ sĩ, thích nghe nhạc, như hổ mê coi hát bội (xin xem bài Năm Dần nói chuyện Hổ - Diễn Đàn Pétrus Ky năm Canh Dần - số 29). Nhưng có điều lạ là khi âm thanh “Mi” phát ra thì mèo lại kêu lên rối rít, bỏ ra ngoài, chạy nhảy lung tung đi tìm “bồ”. Nốt nhạc “Mi” đã khơi động dục tính của mèo thật khó hiểu?

Những hình thức thông tin trên cho biết tình trạng tâm sinh lý của mèo lúc bấy giờ: vui, buồn, giận dữ, khoẻ đau, no đói, nhu cầu cần săn sóc vuốt ve, hay tìm bạn tình, thông báo sự hiện diện,…

Mèo là con vật thông minh, biết làm những việc đơn giản như: vặn chốt mở cửa, vặn vòi nước, giật nước nhà vệ sinh, kéo chuông,……

Mèo được coi là môt trong các loài thú sạch sẽ nhất. Nó dành nhiều thì giờ để làm vệ sinh thân thể. Dùng lưỡi và nước bọt để chải chuốt bộ lông cưng của nó. Lưỡi mèo có gai ngắn được dùng như một bàn chải.

C.-Khả năng đặc biệt

Mặc dầu bơi giỏi nhưng mèo không mấy mặn mà với nước. Nó còn sợ nước là khác. Ngay cả khi nó bị phỏng. Cho nên tục ngữ Pháp đã có câu : “Chat échaudé craint l´eau froide” (mèo bị phỏng còn sợ nước lạnh). Nó sợ làm ướt bộ lông, phải mất công lau chùi. Nó thích ở chổ cao ráo, ấm áp. Trái lại hổ gốc ở Tây Bá Lợi Á lại ghiền tắm. Có thể mèo gốc ở Phi Châu, khô nóng, không quen chịu lạnh? Mèo có thói quen chôn dấu phân của nó, có thể do mùi phân rất hôi, khó ngửi và chứa nhiều vi trùng gây bênh đường ruột. Cũng có thể đây là tập tính của mèo rừng, chôn dấu phân để xoá tung tích, tránh sự phát hiện của các loài săn mồi khác. Cũng như hổ, mèo dùng nuớc tiểu để “cắm mốc” ranh giới lãnh địa của nó. Mèo thích ăn thịt chuột vì (theo đông y), cũng như trâu bò, chuột sản xuất được chất đảm toan làm sáng mắt ban đêm, mà mèo – chuyên hoạt động về đêm - lại không sản xuất được. Mèo ăn uống khảnh dẻ (ít) và nhiều lần trong ngày, vì ruột mèo ngắn. Vì vậy mới có câu “ăn như mèo ăn”, “ nam thực như hổ, nữ thực như miu”. Mặc dầu mèo mắc chứng bạo dâm (SadoMasochisme), phải cào cắn nhau tơi bời trước khi “nhập cuộc” , nhưng, cũng như hổ, mèo là

Mèo còn có những khả năng đặc biệt có thể gọi là huyền bí mà đến nay cũng chưa được lý giải thỏa đáng. - Sau 10 năm nghiên cứu về mèo, nhà tâm lý học David Greene đã tuyên bố rằng mèo có khả năng đọc được ý nghĩ của con người, tiên đoán được thiên tai (động đất), tự tìm được đường về nhà khi bị thất lạc, và cứu người. (chính một con mèo đã kịp thời cứu sống giáo chủ đạo Hồi Mahomed khỏi bị rắn cắn). - Mèo chó đều có khả năng biết trước được phần nào khi chủ chúng nó sắp chết. Lúc đó chúng kêu gào thảm thiết. Không rõ sự kiện nầy có phải là “linh tính” không? - Mèo là phong vũ biểu? Nếu thấy: Mèo ngau nhiều vắt chân lên tai thì cứ yên trí trời sẽ nắng đẹp. Mèo lau mũi, lau miệng nhiều lần thì sắp có gió nhiều. Mèo liếm hai đùi, chạy lại gần cửa sổ rồi gác chân lên sau hai tai là trời sắp giông bão, sấm sét mưa. - Mắt mèo là cái đồng hồ: Hai con ngươi nó lớn lên và chiếm gần hết hai con mắt, ấy là nửa đêm. Khi hai con ngươi thu nhỏ lại gần như hai sợi chỉ, ấy là giờ ngọ. Người Trung Hoa hay coi mắt mèo để độ chừng giờ giấc : Tý, Sửu, Dần v.v….. D.-Mèo qua dòng thời gian Mèo, thân phận “mười hai bến nước”, kẻ thương người ghét, đã trải qua nhiều bước thăng trầm.

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu số 31/2011 - 12 -


1.-Vào thời cổ đại Ai Cập, người dân nước này tin rằng mèo là con vật do Thượng Đế gửi xuống để diệt chuột, cứu sống họ, đem lại thái bình, yên ổn cho họ. Do đó, kể từ năm 2000 trước T.Ch., mèo đã được tôn vinh là con vật linh thiêng với tên gọi Bastet, là nữ thần của mặt trăng, là thần hộ mệnh của mỗi nhà. Sống hay chết nó đều được trọng đãi. Cháy nhà thì phải lo cứu nó trước. Nếu ai đánh đập nó hay làm nó chết, dù vô ý , đều bị xử tử. Chết thì nó được ướp xác chôn cất chu đáo tại những nghĩa địa riêng lớn rộng chứa đến 180.000 xác mèo và cũng nguy nga tráng lệ không kém gì lăng tẩm của các Pharaon. Hầu hết những mèo chết đều được thờ phụng ở đền Moroé, đền Thebes. Một vinh dự đặc biệt dành cho mèo là vào khoảng năm 1500 trước T.Ch., đầu sư tử thờ ở đền nữ thần Sachmet đã đuợc tháo gỡ và thay thế bằng đầu mèo. Đây là thời kỳ vàng son của mèo! 2.-Vào thời kỳ Trung Cổ, tại Âu Châu, mèo bị coi là ma qủi, là phù thủy, là thú vật chuyên đem đến sự bất hạnh cho con người. Do đó, mèo nhất là mèo đen - đã bị săn bắt và sát hại. Năm 1560, phong trào tàn sát mèo càng gia tăng khi dư luận cho rằng các bà phù thủy đã thay hình đổi dạng biến thành mèo để hại người. Lập tức mèo đen lẫn hài nhi có đôi mắt long lanh giống như mèo đều bị sát hại dã man khiến cho xã hội Anh giao động. Nhưng may mắn thay, vua của nước này đã ra lệnh ngừng ngay thủ đoạn tàn ác trên. Từ đó mèo mới được tạm sống yên ổn. Đây là thời kỳ đen tối nhất của mèo.

3.-Mãi đến thế kỷ XIX, những thành kiến sai lầm về mèo mới hoàn toàn được giải tỏa. Dưới cái nhìn khoa học, khách quan, mèo không còn là ma quỉ, mà là con vật dễ thương, thông minh xinh đẹp, vừa quyến rũ vừa huyền bí. Mèo không chỉ đơn thuần là một nhân viên “bảo vệ” , mà còn là một người bạn, người thày thuốc, là niềm vui của mỗi gia đình, là con vật cưng phổ biến nhất trên thế giới, đuợc nuông chiều, chăm sóc nuôi dưỡng kỹ càng và không ít tốn kém (mổi năm khoảng 8.000 € cho 1 con). Nhiều danh nhân trên thế giới đã từng là bạn của mèo như: Honoré de Balzac, Victor Hugo, Charles Baudelaire, Edgar Allen Poe, Mark Twain, Alexander Borodin, Lenin, Giáo Hoàng Leo XI, Brigitte Bardot, Tổng Thống Hoa KỳAbraham Lincoln, Theodor Roosevelt, Bill Clinton, Geoge Bush,…. Và gần đây, một biểu hiện yêu mèo kỳ lạ từ trước đến nay chưa từng xảy ra. Đó là anh tài xế xe thư ở Sachsen/Đức đã làm lễ cưới với con mèo cưng Cecilia của anh. Trước sự ngạc nhiên của nhiều người, anh đã giải thích rằng đây là một sự kết hợp nội tâm sâu kín, một sự đồng thuận của hai trái tim! E.-Mèo về phuơng diện kinh tế Nuôi mèo để bắt chuột, để làm cảnh và nay mèo còn được nuôi để lấy bộ lông làm áo choàng, găng tay, nón, giầy, chăn đắp. Phải mất 24 mạng mèo mới làm được một áo khoác. Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều cấm xuất nhập cảng da lông mèo và những sản phẩm làm bằng loại da này. Trung Quốc là nước nuôi mèo trên qui mô lớn trong việc kinh doanh da thú. Được biết từ lâu đời, dân chúng tại một số địa phương Trung Quốc và một số quốc gia Á Châu (trong đó có Việt-Nam) có thói quen ăn thịt mèo. Riêng miền Nam tỉnh Quảng Đông mỗi ngày đã “ngốn” hết cả vạn con mèo. Trung bình hàng năm, tại Á Châu, số mèo bị giết để ăn thịt đã lên tới 4 triệu con. Hết bị giết vì bị gán cho cái tội là ma qủi, bây giờ, mèo lại bị giết vì bộ lông đẹp mắt, được cho là có khả năng chửa bệnh “phong thấp” và thịt của nó bổ dưỡng như thịt hổ. Mèo thật cũng ”hồng nhan bạc mệnh” như nàng Kiều vậy!

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu số 31/2011 - 13 -


F.-Mèo trong văn chương

Bài Les Chats (những con mèo) của nhà văn người Pháp Charles Baudelaire nổi tiếng hay, vì đặc biệt điêu luyện về nội dung lẫn cú pháp. Bài thơ đã lột tả hết những đặc tính của loài mèo, vừa dịu hiền, vừa mạnh mẽ, vừa đạo mạo, vừa buông thả, vừa quyến rũ, vừa huyền bí:

Lại khéo làm bộ giả hiền, vờ quân tử Ta hãy nhìn: dáng nó đi thong thả Khinh khỉnh coi đời bằng nửa con ngươi Nó tìm nơi ấm cúng, cao ráo để nằm ngơi Bộ phè phỡn như một ngài trưởng gỉả Nó khảnh ăn, phong lưu nhàn nhã Bữa thường không thịt cá dửng dừng dưng Trông mặt mà bắt hình dong Trong gia súc nó xem chừng cao thượng nhất Phò nhà chủ cơm ăn chuột bắt Nó chẳng chui luồn, khuất tất một ai Ai vuốt ve, nó cũng vuốt ve chơi Ai trở mặt, nó tức thời trở mặt Dưới bàn chân nhung, nó liền giơ vuốt sắt Quào kẻ xấu chơi rồi nhảy phắt lảng xa ngay.

Les chats

2.-Ngụ ngôn:

Có nhiều tác phẩm viết về Mèo dưới nhiều thể loại khác nhau: Vì khuôn khổ bài viết có hạn, tôi chỉ xin đưa ra một vài bài thơ và truyện ngụ ngôn điển hình 1.-Thơ:

Les amoureux fervents et les savants austères (những tình lang nhiệt tâm và những nhà thông thái khắc khổ) Aiment également, dans leur mûre saison, (Như nhau cùng yêu vào mùa đời đã chín) …… Amis de la science et de la volupté, (Là bạn hữu của tri thức và khoái lạc) Ils cherchent le silence et l´horreur des ténèbres; (Chúng tìm sự tĩnh lặng và sự ghê rợn của tối tăm) ……… Nói chung, “đối với Baudelaire, hình ảnh mèo gắn bó chặt chẽ với hình ảnh người đàn bà” , như Jacobson và Strauss đã phân tích và kết luận khi đọc tuyệt tác này của ông. Bài thơ con mèo của Tú Mỡ: Bằng lời thơ mộc mạc và thanh thoát tác giả đã mô tả mèo một cách đầy đủ, trung thực và linh hoạt: Con Mèo: Mèo là môt giống hùm bé tí Thân hình nhỏ nhen nhưng chí khí chẳng nhỏ nhen Nó không phũ như giống chó đê hèn

Trong ngụ ngôn của La Fontaine, Mèo thường là một loài ngu đần. Trái lại trong chuyện ”Con Mèo đi hia” của nhà văn Perrault được kể sau đây, lại là con vật thông minh, lắm mưu kế, đã biết đem lại giàu sang cho chủ nó. Truyện kể đại ý, người con út của một ông chủ cối xay lúa, được hưởng gia tài một con mèo. Không xu dính túi, anh chẳng biết làm gì với con vật này, định giết ăn thịt. Mèo năn nỉ: “Xin Ông đừng giết tôi. Hãy sắm cho tôi một đôi hia. Rồi tôi sẽ tìm cách đền ơn Ông”. Khi có hia, hàng ngày nó ra những đồng cỏ nằm gỉa chết nhử chim hay thú bắt đem về cho chủ và còn mang biếu nhà vua và tâu rằng của chủ nó dâng biếu. Một hôm khi biết nhà Vua tuần du ngang qua vùng, nó bảo chủ nó cởi hết quần áo ra rồi núp sau bụi cây bên hồ, còn nó thì đem quần áo chủ nó dấu đi. Khi xa giá nhà Vua tới thì nó hô hoán là quân gian đã lấy mất quần áo của chủ nó là người thường cung hiến nhà

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu số 31/2011 - 14 -


Vua những thú mà chủ nó săn bắt được. Nghe vậy nhà Vua bèn truyền ban cho chủ nó một bộ quần áo mới. Chủ nó mặc vào trông rất sang trọng và được nó giới thiệu là Hầu Tước Carabas (Marquis de Carabas). Trong khi chủ nó ngồi trên xe cùng đi với nhà Vua, thì nó phóng đi trước. Gặp những người làm ruộng hai bên đường, nó vừa dọa vừa dặn rằng nếu nhà vua có hỏi ruộng đồng của ai thì phải tâu là của Hầu Tước Carabas. Do đó nhà Vua tưởng rằng chủ

- Ngày mai nhà tôi có giỗ, tôi phải đi chợ xa, mua tôm tép về làm cỗ cúng. Ngài làm phước tha cho tôi. Rồi mai xin mời Ngài lại ăn cỗ. Mèo nghe nói, lấy làm thích và hỏi chuột: - Nhà mày ở đâu? Chuột nói: - Bẩm, nhà chúng tôi ở trên ngọn cây cau ngoài vườn. Mai thế nào cũng xin mời Ngài chiếu cố lên chơi uống ruợu cho vui. Có tính tham ăn, khi nghe nói đến tôm tép, mèo đã thèm rỏ nước miếng. Không ngần ngừ, mèo thả ngay chuột ra. Chuột chạy thẳng đi một mạch. Sáng mai mèo dậy thật sớm, sắm sửa chỉnh tề để đi ăn giỗ. Nhưng khi trèo lên ngọn cau thì chẳng thấy họ hàng nhà chuột đâu mà cũng chả thấy cỗ bàn tôm tép gì cả. Kêu gào khản cả tiếng mà chả thấy tăm tích gì. Bấy giờ mèo mới biết là mắc mưu chuột cho nên mới có những câu đồng dao hát riễu mèo như sau:

con mèo ắt phải là một người giàu có và đầy quyền thế. Con mèo vẫn đi trước và đến lâu đài nguy nga tráng lệ của một con yêu tinh có nhiều phép lạ hay ăn thịt con nít và là chủ cuả những thửa ruộng mà con mèo và nhà vua vừa đi qua. Con yêu tinh cố tiếp đón nó một cách lịch sự và biến thành con Sư Tử để phô truơng sức mạnh và khả năng biến hóa ra oai với mèo. Mèo nói khích nó: “bây giờ anh thử biến thành con chuột coi ?”. Không ngần ngại con yêu tinh lại biến thành con chuột. Con mèo bèn nhảy tới vồ và ăn thịt. Nhà vua tới lâu đài, rất ngạc nhiên và thán phục về sự giàu sang của Hầu Tước Carabas và sau đó gả công chúa cho. Sau mèo được phong làm chúa tể một vùng giàu có và từ đó mèo chỉ đi bắt chuột để giải trí.

“Con mèo mà trèo cây cau Hỏi thăm chú chuột đi đâu vắng nhà Chú chuột đi chợ đường xa Mua mắm, mua muối giỗ cha chú mèo” Kết luận Năm 1975 Mèo Ất Mão đã gây cho đồng bào miền Nam nhiều mất mát, đau thương, đúng như câu “Mèo đến nhà thì khó”. Năm nay 2011 tha thiết mong rằng Mèo Tân Mão, với tinh thần của “linh miêu Bastet” sẽ đem lại cho nước Viet-Nam nhiều thay đổi tích cực hơn và người dân Việt không phân biệt Bắc, Trung, Nam biết sống hòa đồng, bao dung và nhân ái.

Ở Việt-Nam có một chuyện ngụ ngôn rất được phổ biến trong dân gian đó là tích chuyện “con mèo mà trèo cây cau” tức chuyện “mèo mắc lừa chuột” tóm lược như sau:

Với lời ước nguyện trên, người viết chân thành gởi đến quí độc giả Diễn Đàn Petrus Ký Âu Châu những lời chúc đầu năm tốt đẹp nhất.

Xưa có một con mèo già bắt được một con chuột nhắt sắp ăn thịt. Chuột mưu kế van lạy mèo:

Lê Phong, 01.2011

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu số 31/2011 - 15 -


NAØNG “XINH ÑEÏP” BIEÁN DÒ

Kyã niïåm gheá ngang - Ti ơi, tháng 7 này họp mặt Petruský bên Tây Đức, nhỏ đi không? Giọng nhỏ Caroline nhắn trong máy nhắc lại như năm ngoái, dù bao nhiêu năm rồi chưa hề đi tự dưng vẫn thấy xốn xang. Nhờ có internet bắt lại được liên lạc với các bạn mới biết nhỏ Hương năm lớp 12 học bên Petrusky. Còn tôi, thời cuộc đưa đẩy vô trường nổi tiếng đó chỉ vài tháng như một thành viên “ghé ngang” sau Hương 1 năm nhưng thật nhiều kỷ niệm khó quên. - Bé Tư lên Ba biểu. -… - Mai cầm sấp hồ sơ này vô trường Petruský đi học. - Đi học hả Ba? Mà sao phải vô trường này? Lời Ba nói ra như đinh đóng cột cộng thêm nét mặt nghiêm trang càng làm tôi lạnh run. Đi vượt biên bị bắt mấy lần tôi không sợ bằng nghe 2 chữ “đi học” !

Trời ạ, với sức học Trịnh Hâm Bùi Kiệm như tôi mà vô trường nổi tiếng này thì chỉ có đeo mặt nạ cho khỏi nhục, mà lại vô ngang giữa năm làm sao lội nổi?? - Không được cãi, học hay bị kêu lao động, con lựa đi. - Không vượt biên nữa hả Ba? - Tiền đâu nữa mà đi hả con? lo xong lớp 12 rồi tính tới. Mèn ơi, nếu có sức vóc và không sợ muỗi cắn thì tôi sẽ nói thẳng xin Ba được đi lao động. Nhớ những năm trước trong trường tổ chức sinh hoạt văn nghệ thể thao …môn nào cũng ghi tên để được ra khỏi lớp, “ông Trời sinh tôi sao sinh chữ nghĩa” làm chi không biết! Mặc dù cả họ nhà tôi từ Bác, cô, Ba, chú , anh họ đều học trường này nhưng chưa bao giờ tôi nghĩ đến phiên mình bước vô. (Thời Tây trước 45 trường Petruský có học sinh nữ, cô tôi học môn Cổ học Latin. Các bạn nào không tin thì tìm đọc quyển “GIÓ MÙA ĐÔNG BẮC” của bác Trần Ngươn Phiêu sẽ rõ).

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu số 31/2011 - 16 -


Bình thường cái tướng loi choi lóc chóc của tôi tụi hàng xóm chọc là “ma xó”, đám con trai cỡ tuổi anh tôi hay bằng hoặc nhỏ hơn, tôi đều lọt vô chơi chung nào bắn bì, đá banh, tạt lon…tôi ngang ngửa với chúng nó vậy mà mai Ba kêu xách hồ sơ vô văn phòng tự dưng tôi thấy teo vô cùng. À, đúng rồi, có cứu tinh. Thằng Trân xóm sau trên mình 1 lớp đã ra trường, kẹt cái Ba nó vẫn dạy môn sinh vật trong đó hơi ớn ớn - Trân ơi Trân… - Gì mà tối hù réo um sùm vậy bà chằng? - Mai ông dẫn tui vô Petruský . - Cái gì? Kiếm thằng nào trong đó? Mai tui có giờ tiếng Anh trong công ty du lịch. - Nghe rõ nè: mai tui đi học. - Hả?? bà nói sao? Hahahah…bà đi học thì thiên hạ đại loạn. Trân đẹp trai cao lớn có duyên nhưng lúc này tôi thấy nó trơ trẽn, vô duyên gì đâu. - Bây giờ giúp tui không? Đừng để tui nói với con Tuyền mấy lá thơ ông gởi cho nó là do tui viết à nhe. - Đươc rồi, bà biết tui không có chị em gái nên lúc nào cũng muốn làm chị Hai tui. Tìm lại cái áo dài trắng mặc cho có dáng vẻ con gái chút xíu nhưng tay áo sao vướng víu thế nào. Hôm nay thằng Trân vênh váo quá, cũng tại tôi khi vô trường thì chân cẳng cứ quắp quíu lại bước đi xém té mấy lần.

- Các anh chị giữ trật tự, hôm nay chúng ta có thêm bạn mới. Bạn Ti sẽ vào tổ 1 do anh Chánh làm tổ trưởng. Tôi được chỉ vào bàn đầu dãy giữa cùng với 3 bạn gái. Trước khi ngồi tôi liếc nhanh thấy có khoảng mươi nữ sinh, chèn ơi, còn bao nhiêu là “nhất quỷ nhì ma thứ ba HỌC TRÒ”!! Đàn ong rốt cuộc trở về tổ sau vài cái đập bàn của thầy, coi như tạm ổn nhưng chưa hẳn hoàn hồn vì dãy bàn sau lưng tôi là 4 anh nam sinh vẫn rù rì khúc khích . Tôi ước ao phải chi thay vì cắt tóc bum- bê mình có mái tóc thề để che cái lưng như đang bị kiến cắn (sau này quen rồi thì các bạn nam sinh đó rất dễ thương, họ còn lịch sự hơn cái tính lừng khừng của tôi nữa). Thân thiện nhất là bạn Chánh lúc nào cũng nở nụ cười, anh đưa tôi lịch trình giờ học, giới thiệu các bạn tổ viên cho tôi quen: Dũng, Phúc, Định. … lâu lâu quên tôi cũng giở thói làm chị như với thằng Trân, mỗi khi học tổ Chánh chỉ cười xòa khi tôi cái gì cũng lắc đầu không hiểu bài (sao ngộ quá, cái dốt khó mà che đậy?). Sau này biết ra cô của Chánh là bạn với cô út tôi. Suốt mấy tháng học tôi thường nói chuyện với: Dũng to lớn, ít nói và hay mắc cở. Định dáng gầy cao giọng Bắc rất nhẹ nhàng. Vui & hạp nhất với tôi là Phúc, nhà hắn không

- Bà buông lưng áo tui ra coi, làm gì như đòi nợ vậy? - Nè, chờ tui vô lớp rồi mới được về nha. Giao tôi vô văn phòng rồi Trân ù té chạy còn vọng tiếng chọc : - Ráng học giỏi nhe bà chằng, hihi cho bà biết khóc vì quê với người ta. Sau khi lí nhí trình thưa giải thích trả lời…tôi theo thầy Giám thị vào lớp. Vừa bước chân vô lớp tôi tưởng mình đạp trúng ổ ong, nếu không sẳn tính tình “tom boy” chắc tôi lăn ra bất tỉnh tại chổ rồi.

xa nhà tôi chúng tôi đạp xe về cùng đường, nói chuyện cười giỡn như 2 đứa con trai. Có lần Phúc đưa tôi bài thơ (đại khái em như mưa giăng qua phố…) - Ề, đã dặn rồi “đừng ai nói tiếng yêu tôi”, cái gì đây?

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu số 31/2011 - 17 -


- Đừng hòng bà ơi, đọc dùm coi được không, tui làm cho em mắt nai kế lớp. - Ừ, tưởng muốn thử thời vận thì tui xì bánh xe ông đó. Tuy có các bạn cùng tổ bảo vệ nhưng đôi khi đi lạc giữa rừng gươm cũng yếu bóng vía. Tôi đã từng thấy có chị mang giầy cao đi qua các anh nam sinh, nghe đếm 1,2,3…té…nhìn lại thấy chị kia té thiệt vì khớp!?

của người dân miền Nam lúc đó “cùng đói, cùng khổ để tiến lên Xã Hội Chủ Nghĩa”, vừa đi làm tôi vừa học thêm ghi danh thi thí sinh tự túc để xong lớp 12 (hi hi cho Ba Má vui thôi). Ngẫm nghĩ tôi có duyên quen với bạn Petruský

Trong lớp tôi biết các bạn đặt tên cho từng trò, (có những tên nghe rất “hỗn” nhưng trách chi tuổi học trò trai gái học chung) mấy chị gái học rất giỏi, đẹp cũng không tránh khỏi huống gì dị hụ như tôi. Giờ Sinh vật Ba của Trân kêu ai cũng phải đem nộp cây trái gì đó được trồng quanh nhà, sau

lắm nhưng không có nợ ai hết , có chăng là tôi nợ một lời xin lỗi với các bạn vì cái tánh bà chằng của mình. Cuối năm 74 đi học Hội Việt Mỹ (học tiếng Anh mà bây giờ tôi chỉ nói rành tiếng …EM) có 2 chàng đạp xe theo làm bạn. Tuấn và Cường lớn hơn tôi 1 lớp cùng là học sinh Petruský. Tuổi mới lớn thật buồn cười, chúng tôi lúc nào cũng xe song song 3 đứa trò chuyện trên trời dưới đất. Không bao giờ hò hẹn, trao thư.

vườn…Nhà tôi làm gì có sân đất, cọng rau cũng phải mua ăn nữa là. Tôi bắt thằng Trân qua hái trộm bác hàng xóm, ông trồng củ khoai tây leo giàn ngộ lắm, to lớn bằng cái đầu hình dáng méo xẹo nhưng ăn rất dẻo. Kết quả từ đó một bài thơ chuyền đi trong lớp tôi có cái tên như trong truyện thần thoại nhi đồng : NÀNG BIẾN DỊ XINH ĐẸP! Còn nhiều kỷ niệm vui nữa như cùng trồng nấm mèo sau trường, đánh vũ cầu giờ chơi, ham vui trốn lớp ghi tên thi bơi lội . Đây cũng là một kỷ niệm cười ra nước mắt: vừa nhảy xuống hồ bơi là uốngmột bụng nước vì tuy biết bơi nhưng chưa từng được huấn luyện để đi thi! Vậy mà thầy thể thao rất tế nhị bảo là “con Kình ngư có tinh thần thể thao đồng đội” (hình như phải gọi tôi là cá lòng tong mới đúng). Thời gian học ở Petruský không lâu thì tôi phải nghỉ học xin đi làm, giống như hoàn cảnh sau 75

Có khi sáng đạp xe đi học là thấy 2 anh chàng ngự lâm trên chiếc P.C chờ đầu ngỏ (không hiểu

mấy chàng sao trở lại vô lớp kịp giờ ?), ngang qua trường Chu Văn An tôi thấy Tuấn dấu lòi tói ôm sau cặp -táp, phù hiệu trường thì tháo ra… cũng vui vui một thời gian. Rồi một ngày tư dưng Tuấn đến không có Cường, cho tôi quyển Tập San Petruský trông gấp gáp mặt mài buồn so: - Ti cho Tuấn một tấm hình được không?

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu số 31/2011 - 18 -


- Chi vậy? - Tuấn chuẩn bị đi, Bố làm trong Bộ Ngoại giao nên cả nhà phải theo. (Cũng tấm hình này mà sau đó ông anh tôi được dịp rao bán …Má ơi! chưa từng thấy thằng con trai Bắc kỳ nào thật thà như nó, dám giữ hình của con bé Tư ! Nếu nó biết “Nhất móm ,nhì lùn, tam đen, tứ …ghẻ” em Tư đều không thiếu hahahah).

đánh vài note nhạc. Không hiểu sao lúc đó tôi không trêu chọc và Trân rất ít nói. Vài ngày sau nghe hàng xóm nói thầy Phong ra Vũng Tàu nhận xác con trai, Trân bị hụt chân chết đuối trên biển! Nếu có ai hỏi tôi nghĩ gì về trường Petruský ? Tôi sẽ không ngần ngại trả lời “mình chỉ là hạt cát trong sân trường” nhưng rất hãnh diện có những kỷ niệm hồn nhiên, phá phách của tuổi học trò ở đó. Dù là trai hay gái nhưng các bạn đã cho tôi tình bạn chân thật rất dễ thương & trong sáng. Mong cả Tuấn, Cường, và các bạn trong lớp tôi “ghé ngang” dù ở nơi nào đó cũng thật bình yên, hạnh phúc.

Nhưng rồi tôi cũng đưa cho Tuấn tấm hình 4x6 làm thẻ học sinh (bảo đảm không thấy ghẻ). Sau 75 vài lần gặp Cường rồi không ai liên lạc với ai nữa. Quyển kỷ yếu tôi chỉ giữ trong đầu với hàng chữ Tuấn viết “TÌNH BẠN LÀ TÌNH YÊU KHÔNG CÁNH”.

Cuối tháng Năm, 2010 NÀNG “XINH ĐẸP” BIẾN DỊ.

Cám ơn Tuấn nhiều lắm, nhờ không cánh nên mưa có giăng qua phố Ti vẫn không bị ngộp nước! Kết: Tôi chập chửng ra đời đi làm thì các bạn sau đó cũng lần lượt rời Việt –Nam. Chánh, Dũng, Phúc, theo tôi biết đều ở Bắc Mỹ chỉ tội Trân ra đi cách khác. Tuyền đi Tây Đức, Trân làm cho Công ty Du Lịch, trước một ngày hướng dẫn khách ngoại quốc đi Vũng Tàu Trân ghé qua nhà thăm tôi, ngồi vào cây đàn dương cầm kêu tôi chỉ cho

Kính mời quý thầy cô và các bạn đến thăm trang nhà Hội Ái hữu Petrus Ký Âu châu tại :

www.petrusky.de - Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu số 31/2011 - 19 -

!


Bất hướng cố hương cửu Liên trì kỷ độ hoa ? (men say đầu xuân bắt chước Lý Bạch) Bất hướng đông sơn cửu Tường vi kỷ độ hoa ?

Tiêu Nương Paris "Cựu học sinh trường Đồng Khánh, Hanoi, cựu giám đốc trường Decroly Saigon xin tặng các nữ độc giả Diễn Đàn Pétrus Ký đôi phút mộng mơ thanh thiếu..."

Sáng ấy, mồng một Tết, không biết tên năm con gì ? Con trâu hay con ngựa, mà Thúy thì tuổi con Dê, chỉ biết con Dê thành thân ''trâu ngựa'', tha hương đã mấy chục năm, cần cù trả nợ đời, nuôi con cái thành người. Tết đầu về hưu hưởng thú điền viên, như Hòa Trường thường nói. Phương Thúy không thấy cái thú điền viên nào. Ruộng thì không một thước mà vườn thì chỉ mấy chậu hoa trên bao lơn, ở các chung cư chật chội của kinh thành Ba Lê muôn thuở. Sáng ấy thì cũng quen như mọi sáng, thức dậy từ lâu. Trường lấy chiếc tây ban cầm, xích ghế đến bên cửa sổ, tầm mắt mơ mộng xa xa, vừa đệm đàn vừa hát nhỏ : Bất hướng cố hương cửu Liên trì kỷ độ hoa ? Thúy cười thầm, Trường hay đùa nghịch Đường thi. Lý Bạch luôn luôn say rượu chắc không giận đâu, có thể Lý Bạch tưởng chính mình đã làm câu đó. Dịch tạm vội vàng hát theo : Quê hương xa vắng bao xuân Hỏi hồ sen ấy bao lần khoe hoa ? Trường đệm đàn nhưng không quay lại nhìn Thúy. Thúy hơi giận Trường, chàng vẫn tầm mắt tớI phương trời xa tắp. Thúy nhìn qua cửa sổ, tuyết mớI sa phủ trắng vỉa hè, người người vội vã in bước chân đi, cũng như mấy tháng trước đây Trường và Thúy hấp tấp trong công cuộc mưu sinh thường nhật.

Cêu chuyïån goát sen - Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu số 31/2010 - 20 -

Biết Trường có tâm sự... Trường đang mở lại ký ức thiếu thời. Trường có một chuyện tâm tình tươi đẹp bên


cái đầm sen bao la mấy chục mẫu dưới chân đê sông Hồng ở Gia Lâm. Thúy để Trường quan du quá khứ. Chẳng qua cũng chỉ vì sáng nay, lấy ra từ tủ chưng bầy đồ quý ấm trà và đồ tách sứ Giang Tây mà mẹ Thúy cho khi về nhà chồng. Thúy pha trà mạn sen bầy bánh ngọt trên bàn, muốn như ''đôi chim đối ẩm'' khi xưa, không ngờ hương thơm trà sen bốc tỏa làm Trường bỏ Thúy, đi về dĩ vãng của chàng...

đâu ... Thúy nấp dưới cánh sen. Thấy chiếc áo lụa của Thúy vắt trên ghế, mẹ biết ngay trò chơi cũ của con bé kỳ khôi. Thúy đứng dậy ra khỏi rừng sen rồi hát nghịch câu Kiều : 'Gót sen thoăn thoắt dạo ngay mé tường'' Mẹ kêu Thúy lên buồng, khẽ mắng yêu : ''Con gái lớn rồi không được trẻ con nữa''

Trước kỷ vật, hơi trà bốc nóng, Thúy mờ lệ nghĩ tới mẹ hiền, người đã đi xa đi thật xa từ bao năm rồi mà Thúy không được về cố hương để tiễn đưa... Thúy cũng bỏ Trường, đi đường Thúy, trở lại tuổi trăng rằm xa xưa, năm mộng mơ học hỏi vào đời thiếu nữ và học hỏi viết văn.

Thúy dạ, nhưng Thúy không dám nói là Thúy muốn trở lại con trẻ để được mẹ cho ấp đôi má Thúy vào lưng mẹ, mùa hè mát như thạch, Thúy muốn mẹ cho Thúy vài cử chỉ thương yêu xưa kia. Thúy thèm được mẹ cho nũng nịu phút giây.

Đầu hè năm ấy từ biệt ký túc xá, sau khi bịn rịn hẹn hò bè bạn, trí óc đầy nặng dự định tương lai lên con tàu quen thuộc ngược bến sông Thương.

''Con gái đừng kể Thúy Vân, Thúy Kiều, cô quên rồi sao ? mẹ nhắc lại cho cô nghe :

Tới ngưỡng cửa nhà, một luồng gió mát của đầm sen đón tiếp, Thúy chợt nghĩ mùa này thường lệ năm nào cũng ướp trà sen. Kính chào mẹ cha, không kịp thay áo quần, vội chạy xuống nhà ngang. Hai chị nuôi đang mở hoa sen, lấy nhị vàng bỏ vào tráp sơn để ướp trà... việc làm chắc hẳn từ hai ba giờ, những cánh hồng tím, cuống trắng tinh đã đầy trên sàn gạch, như một giường lớn, cánh hoa từng lớp đã trên hai ba mươi phân... ngoài sân nắng chang chang, mà nhà ngang hương thơm mát dịu, Thúy chợt nhớ đến hồi mấy tuổi, Thúy nằm dài trên thảm cánh sen, lăn lộn, quay cuồng, sung sướng... Thúy chỉ kịp : - Thưa hai chị, em vừa về ! Rồi Thúy cởi phăng áo lụa dài, chỉ còn yếm, quần, Thúy nằm xuống thảm bông sen, sung sướng lim dim đôi mắt, khẽ hát : - Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn ! Tuổi Thúy thì bùn nào ? Làm gì có bùn, chẳng qua là cái mộng mơ tập sự viết văn. Hai chị cũng bỏ việc đi vào chơi nghịch, lấy cánh sen vứt lên người Thúy. Mẹ xuống nhà ngang không thấy Thúy

Nhưng mẹ mắng yêu thêm :

Nhà lan thanh vắng một mình Ngẫm cơ hội ngộ đã đành hôm nay Thì trân thức thức sẵn bầy Gót sen thoăn thoắt dạo ngay mé tường. 1 Mẹ không thích lắm đâu, mẹ không thích Kiều ''gót sen thoăn thoắt'' đi gặp trai !...Con nhà gia giáo...(mẹ luôn luôn nhắc ''con nhà gia giáo)'' Thúy cầm đôi tay mẹ, Thúy cãi lý : ''Nhà ta đâu có thanh vắng một mình con mà con thì ghét tất cả những Kim Trọng tỉnh nầy...!'' ''Thôi đi cô, đừng cãi lý, có muốn nghe chuyện ''Gót Sen'' mẹ kể cho...'' Biết mẹ có hai dòng văn hóa Trung Việt giao hòa... mẹ đọc truyện Việt, truyện Tàu thông thạo... mẹ thuộc hết truyện trong sử Tư Mã Thiên, mẹ có đôi mắt sâu sâu trong sáng, mũi thanh thanh cao nhỏ... và những ngón tay búp măng... mẹ cũng có đôi gót chân mầu sen hồng trắng. Thúy âu yếm nhìn mẹ lấy cây đàn thập lục. Tiếng trong tiếng đục nối tiếp, gió động căn phòng, hương sen theo tiếng đàn khi nhanh, khi chậm, quấn quit bên mẹ và Thúy... Thúy muốn những phút thần tiên này đừng chấm dứt... Mẹ bỗng ngừng đàn, kể chuyện ''Đôi gót sen''.

1

Thì Trân (trong câu Kiều) Hoa quả sản vật quý của mùa ấy; Thì : thời...mùa; Trân : quý.

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu số 31/2010 - 21 -


trần ! Khâm phục, khâm phục !". Ngày xửa ngày xưa, không biết bao năm rồi, mấy ngàn năm rồi... thời Ngũ Đế, hay thời Đường, văn học mỹ thuật tự do... ở làng Giang Linh thực thôn dã, thực xa Trường An kinh đô gió bụi, có nàng thiếu nữ họ Phan tên Ngọc Phương, nhan sắc dễ thương. Có người nói nàng là giai nhân đẹp nhất xóm Đông. Trộm nhìn gương phòng riêng kín đáo nàng tự hào thấy người ấy thực có lý. Nhưng bản tinh hiền hậu, khiêm nhường, rụt rè, e thẹn, đôi má đỏ bừng mỗI khi có người khen tặng. Nhà giàu có nhất vùng, nàng được học chữ, học vẽ, học đàn, thế là cầm kỳ thi hoa nổI danh một vùng... Nhưng nàng từ khi mười hai, mườI ba, bố mẹ không cho phép ra khỏi nhà, cấm cung trong khu phụ nữ vườn sau, nơi có một đầm sen rộng rãi bao la... Ngày ngày dưới gốc tùng nàng đọc sách, vẽ tranh, cờ thì bỏ mặc vì các nữ tỳ không ai đối thủ, thỉnh thoảng làm bạn cùng cây đàn, tiếng đàn trầm bổng trên lá sen, trên hoa sen, , bay xa thực xa tới chân trời xa tắp ! Chợt một ngày kia, trên lầu cao, nghe xóm làng nhộn nhịp đồn rằng có đức vua vi hành, quan du thôn xóm có lẽ sắp qua nơi đây... theo lời mấy thị tì ra phố về kể lại. Phan nương dửng dưng cho là việc đó không quan trọng, vì nàng đâu có được ra ngoài thì vua qua thôn xóm cũng chẳng bận tâm. Vả lại, Vua chúa là những nhân vật kỳ khôi, bụng phệ, mặt đỏ, râu ba chòm, mũ áo lôi thôi, y như những kép tuồng coi hồi nhỏ, có gì lạ đâu. Hôm ấy trời bắt đầu vào thu, hồ sen vẫn gửi hương theo gió nhẹ, những bông sen nở muộn còn chấm hồng đó đây thảm lá xanh. Thỉnh thoảng đôi cơn gió đổi mùa làm rớt những hạt kim cương từ trên lá nhung xanh xuống nước. Phan nương đã quen lẻ loi chiếc bóng từ lâu, bên gốc thông xanh gần bờ hồ, một gốc tùng đặc biệt lạc lõng vùng này, không biết ai trồng từ bao giờ. Phan nương gửi gió đưa đi bốn phương những tiếng đàn trầm bổng duyên dáng vui tươi, hy vọng ... rồi nàng ra giá vẽ, bút lông hiện lên giấy trắng những bông hoa sen hé nở khoe nhị vàng, theo hướng sinh tình, mải mê nét bút. Bất ngờ nghe sau lưng tiếng một chàng trai : "Tuyệt đẹp, tuyệt đẹp, nét bút tiên nương giáng

Phan nương giật mình quay lại : một chàng trai đến sau lưng từ bao giờ không hay, nàng ấp úng : "Cám ơn công tử...cám ơn !"... rồi bỏ chạy. Không nhanh được bằng chàng trai, hai, ba bước đón đường. Phan nương đành ngừng lại, trộm liếc nhìn : con người sao mà hiên ngang, tuấn tú ! Võ y màu nhạt, tóc búi đỉnh đầu, cung tên ngang lưng, mà kiếm báu đeo bên. Thực là đường đường một đấng trượng phu ! Không biết ăn nói thế nào, cúi gầm nhìn đôi chân mình, Phan nương nóng bừng đôi tai. Chàng trai : "Kính chào cô nương. Xin cô nương...họ tên chi ? Phan nương : "Thưa công tử, tiện nữ họ Phan, còn tên thì xin để mẹ cha cho biết...nhưng công tử thừa biết, nam nữ thụ thụ bất thân - Nơi đây là vườn riêng Phan gia - khu phụ nữ !" Chàng trai : "Muôn vàn xin lỗi, đã đột nhập cấm địa, nhưng từ bên kia bờ hồ Sen, nghe tiếng đàn tiên, không tránh khỏi vụng trộm chèo thuyền qua đây, không ngờ được gặp giai nhân tài sắc, tội vượt rào thì nhận, rồi bị phạt, thế nào cũng vui lòng xin chịu !" Chàng trai nói đến đây thì một tráng sĩ võ y màu sim đến bên, vòng tay định phủ phục thì chàng trai : "Miễn lễ !" Võ sĩ : "Tâu Hoàng Thượng, nơi này địa phận riêng Phan gia xin Hoàng Thượng về thuyền", nói xong quay lại phía Phan nương : "Hoàng Thượng vi hành, xin cô nương giữ kín...và xin cô nương quỳ bái Hoàng Thượng cho phải lễ vua tôi con dân !" Phan nương giật mình, nhưng bản tính hiên ngang nam nhi hồi nhỏ thức giấc : "Tiện nữ không thể quỳ lạy, vì tiện nữ không chắc công tử là nhà Vua. Nếu tiện nữ quỳ lạy

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu số 31/2010 - 22 -


vua giả thì tiện nữ mắc tội khi quân với...nhà vua thực !" Chàng trai tủm tỉm : "Cô nương chí lý ! Ở nơi này chỉ có những bông sen, chỉ có cô nương là thực, còn tôi mượn tiếng vương giả qua đây mà thôi !" Phan nương thấy chàng trai đùa chữ ! Vương giả, bực Vương giả, hay bực Vương giả mạo Phan nương cũng vui tiếp : "Ngài là bực Vương giả qua đây thì tiện nữ xin kính chào !" nói rồi sửa soạn xiêm y định quỳ xuống, nhưng chàng trai nắm đôi tay nàng nâng lên. Lần đầu đôi tay mình trong đôi tay chàng trai, Phan nương xấu hổ cố kéo về không được, định kêu to gọi giai nhân, thì chàng trai trả lại đôi tay run rẩy. Tới đây chàng trai ghé tai võ sĩ nói vài lời - thấy võ sĩ kia đi thẳng vào Phan gia, còn chàng trai duyên dáng nghiêng mình vòng tay : "Xin tiên nương giáng phàm, cho phép tôi bái biệt, bái biệt tạm thôi...hẹn ngày tái ngộ gần đây." Phan nương chưa kịp phản ứng thì chàng trai đã xuống thuyền chèo sang xóm Đoài. Tần ngần trông theo, Phan nương nghĩ thầm : "Sao mà vội vã ? Người đâu gặp gỡ làm chi ?" Trông lên giá vẽ, thì bức "hoa sen sương sớm" đã biến mất, chắc hẳn chữ ký của mình trên tranh mực còn chưa ráo. Thôi thì tặng chàng đi...làm sao không hỏi mình ? Tự tiện mang đi, sau này chuyện gì xảy ra thì mang tiếng quá. Kể đến đây mẹ phê bình : "Con ơi, Phan nương đâu có thoăn thoắt gót sen như nàng Kiều, con nghĩ sao ?" Thúy chả nghĩ gì cả. Thúy lãng mạn : "thoăn thoắt gót sen thì đã sao hả mẹ ?" Thúy nghĩ thầm thôi. Thúy không nói ra đâu, và Thúy nóng ruột muốn nghe mẹ kể tiếp :

là thứ kiệu của các nhà giàu thường dân. Cả nhà đưa Phan nương lên kiệu. Phan nương mặc xiêm y mới và mấy chiếc rương được gia nhân đem theo... Hai thị tì đứng cửa Phan trang chùi nước mắt... Thân mẫu Phan nương nói : "Con thay mặt cha mẹ đi thăm ông bà nội, cuối tháng mới về !" Phan nương chẳng kịp phản ứng, rầu rầu lên kiệu, mà làm sao cãi lại mẹ cha ! Kiệu đi mấy ngày đêm...đêm nào cũng ngừng lại những quán trọ sang trọng. Phan nương bắt đầu nghi ngờ. Có chuyện gì sắp xảy ra cho nàng... làm sao báo tin được cho chàng trai hồ Sen mà biết chàng ở đâu ? Phan nương quyết định, từ đây hãy tùy cơ ứng biến. Trên đường đi, vẫn có một thiếu phụ ăn mặc sang trọng đi theo, ngồi cùng kiệu, ngay từ lúc ở quán trọ đầu tiên, sau khi đi khỏi Phan trang. Thế rồi, bảy ngày sau, kiệu ngừng lại một khu sân rộng lớn - thì ra đã tới Trường An, và kiệu ngừng giữa sân rồng Kinh Đô. Phan nương sợ hãi và thất vọng... chắc là từ nay trong kiếp Cung Phi nhà vua thường được các quan tuyển dụng khắp nơi trong nước ! Mình là nạn nhân của những cuộc tuyển dụng này, không bao giờ còn trông thấy mẹ cha, không bao giờ còn gặp lại chàng trai hồ Sen ! Thế là tàn đời, trong thâm cung gió lạnh, lẻ loi chiếc bóng...Nếu có thể chạy trốn bây giờ thì thi hành liền. Đang suy nghĩ thì hai quan nội giám đến vén màn nhìn vào rồi quay đi, trở lại với mấy cung tần vào kiệu thay quần áo cho Phan nương. Nàng xấu hổ quá chừng, nhưng làm sao chống đối ! hồi lâu xiêm y nhiễu đỏ dệt vàng, trên đầu thì đội miệng có khăn hồng che mặt, nàng xuống kiệu giữa hai quan nội giám, bọn cung tần nối gót. Phan nương đâu nhìn thấy ai, đột nhiên tiếng hô vang dội inh tai :

"Thế rồi bẵng đi vài tháng, thời gian, hình dung chàng trai vẫn trong trí óc.

"Thánh Thượng vạn tuế ! Hoàng Hậu vạn tuế !"

Đột nhiên, Phan gia náo nhiệt tưng bừng buổi sáng nào. Một đoàn tiền hô hậu ủng đến rước Phan nương lên một cổ kiệu rất sang, nhưng đó

"Thánh Thượng vạn tuế ! Chánh phi vạn tuế !"

Yên lặng vài giây, tiếng hô tiếp theo :

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu số 31/2010 - 23 -


Quần thần phủ phục sân rồng !

Nhà vua :

(Nói đến đây, mẹ tủm tỉm nhìn Thúy, triết lý : Sân rồng, mẹ rất ghét những sân rồng, những nơi của các giấc mơ khanh tướng, của mưu mô lường gạt, của phản trắc bạo tàn. Mẹ đọc nhiều truyện xưa mà !)

"Thôi Công Nương yên trí đi, chàng trai hồ Sen sẽ luôn luôn trở lại nơi đây. Trẫm sẽ cho phép Công Nương gặp lại chàng trai hồ Sen !"

Thúy không nghe mẹ triết lý nọ kia, Thúy chỉ muốn biết : Thế rồi sao ? hả mẹ ?" Mẹ tiếp :

Tới đây, tiếng hô bình phục, quần thần đứng lên ... Phan nương theo hai quan nội giám, tiếp hậu có đoàn cung tần lên mấy bậc thềm hoa.

"Cái sân rồng sao mà lớn thế ! Phan nương đi mãi, đi mãi, chợt hai quan nội giám hô ngừng phủ phục. Phan nương đứng yên thì thiếu phụ bạn đường ghé tai bảo Phan nương quỳ xuống một gối nhiễu đặt sẵn tự bao giờ. Im lặng chung quanh, tầm mắt Phan nương trên gối nhiễu và sân gạch, chợt có người cầm tay Phan nương kéo nàng đứng lên, rồi đôi tay vén màn hồng che mặt. Phan nương ngước nhìn : "Thì ra là chàng trai hồ Sen, nhưng chàng trai hôm nay, vương miện trên đầu, áo long bào, hia vàng gót trắng...nhưng sao trông chàng "làm bộ" thế ! Mẹ nhấn mạnh "làm bộ thế, làm bộ thế !" Tủm tỉm nhìn Thúy, dò xét phản ứng, Thúy buồn cười, nhưng Thúy ham mê câu chuyện. "Trẫm là Vua thực đấy, trẫm biết tiếng Công Nương (Phan nương nghĩ thầm, nhà vua cho mình lên chức "Công Nương" nhưng nếu nhà vua "làm bộ" thì cũng cho nhà vua bài học, đã bắt cóc mình rồi thì mất đầu cũng không sao ! Nhà vua tiếp tục khe khẽ (quần thần phủ phục bốn bề chắc là không dám nghe trộm câu chuyện giữa nhà vua và Phan nương ...

Phan nương trịnh trọng : "Thần thiếp xin cám ơn Hoàng Thượng !"

Thế rồi Phan nương và chàng trai hồ Sen thành đôi vợ chồng tương đắc. Chàng trai hồ Sen nhà vua giải thích vì yêu nàng như người thường dân yêu người tình, nhà vua đã tuyển hoàng hậu một cách khác thường, lễ nghi hoàng triều bãi bỏ... Phan nương hỏi : "Nghe thấy Hoàng Hậu vạn tuế ! Chánh Phi vạn tuế, thì ai là Hoàng Hậu ?" Nhà vua tủm tỉm : "Hoàng Hậu, Chánh Phi là một - Nhà vua muốn Phan nương vừa là Hoàng Hậu, vừa là người tình trong vai Chánh Phi. Tại sao Chánh Phi, vì nhà vua không muốn cung phi nào khác. Sau khi nhà vua chỉ nơi treo bức tranh " Hoa sen sương sớm", xin lỗi đã tự tiện lấy đi làm của tin. Thực thế nhà vua say mê dáng đi, nét đứng kiểu ngồi của Phan nương, nhà vua say mê đôi gót ngọc của Phan nương. Nhà vua sai thợ đúc những lá sen vàng, rải trên đường đi trong cung để Phan nương đặt chân lên. Thợ vàng tính toán từng bước đi của Phan nương để gót chân đặt đúng trên cánh sen vàng... Vì vậy mới có chuyện "Gót Sen"

"Trẫm nhân dịp vi hành đến coi mặt Công Nương đấy... thì ra Công Nương cũng "phải lòng" ta rồi !"

Mẹ ngừng ở câu này, tầm mắt mẹ qua cửa sổ, tới khung trời xanh thẳm. Thúy kính trọng những phút riêng tư của mẹ.

Thúy không nín cười nổi, Thúy hỏi mẹ :

Ngày nay nghĩ lại thì ra mẹ kể chính chuyện của mẹ. Khi mẹ mười sáu tuổi, mẹ theo song thân xuống tàu thủy từ miền duyên hải ngược bắc, tới bến sông Thương mẹ về nhà chồng mà mẹ không biết. Gia nhân nhà gái đã túc trực nơi đây trước khi lên tầu cặp bến... Chồng tức là cha của Thúy, là chàng trai trông thấy có một lần. Nhưng mối tình thấm thiết nảy nở giữa hai người, năm sau Thúy, đứa con tình yêu đã ra đời, mẹ mới mười bảy tuổi tròn...

"Nhà vua nói "phải lòng" hả mẹ ?" Mẹ : "Nhà vua khác gì người thường... Nhà vua trêu chọc Phan Nương, biết nàng ý nhị tinh khôn... Quả nhiên Phan Nương ứng khẩu : "Tiện nữ thú thực...tiện nữ "phải lòng" chàng trai hồ Sen, chứ không "phải lòng" nhà vua !"

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu số 31/2010 - 24 -


Mẹ Thúy giàu tình cảm, câu chuyện "Gót sen" mẹ kể, chuyện Hoàng Hậu, Chánh Phi là một, mẹ đã kể theo mộng mơ của mẹ. Chắc là như thế. Thúy có truy cứu các tài liệu thư viện, mà Thúy không thấy chuyện "Gót sen" như mẹ kể. Có ghi trong các tự điển nghĩa Gót sen. Có Phan phi đặt gót chân trên cánh sen vàng nhưng không có chàng trai hồ Sen.

Nếu khám phá ra chuyện "Gót Sen" nào chăng nữa, Thúy cũng không say mê bằng truyện "Đôi Gót Sen" của mẹ... và ngày nay Thúy kể lại để tặng tất cả bạn hiền đôi phút mộng mơ trong mùa xuân tươi đẹp.

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu số 31/2010 - 25 -

Tiêu Nương


Nói đến “Mèo” thì có rất nhiều chuyện. Tùy theo người kể đứng ở vị trí nào, nhìn theo góc cạnh nào. Tuy nhiên để bắt đầu, có lẽ tốt nhất chúng ta nên trở về nguồn từ 12 con Giáp để xác định vị trí của Mèo. Nếu Mão không phải là mèo thì nói chuyện Mèo thành ra “lạc đề”.

Theo Anh Thông thì khởi đầu ai cũng nghĩ là 12 con Giáp được sáng chế ra từ bên TH rồi từ từ truyền bá sang các nước chư hầu, trong đó có Việt Nam, Nhật, Đại Hàn, Lào, v.v. Tuy nhiên lý luận này không vững chắc do nhiều lý do sau:

Theo Lịch Việt Nam thì con Mèo đứng hạng tư trong 12 con Giáp. Đó là một vị trí khá quan trọng. Tuy nhiên đối với Lịch Trung Hoa thì Mèo không có chỗ đứng. Vị trí này đã được thay thế bởi “Thỏ”. Tất cả 11 con vật còn lại không thay đổi. Tại sao lại như vậy?

12 con Giáp từ TH thì VN phải giữ nguyên 12 con Giáp này, không thể tự nhiên lấy con Thỏ đổi sang con Mèo.

Có nhiều giả thuyết về sự khác biệt giữa 12 con Giáp của Trung Hoa (TH) và Việt Nam (VN). Trong bao nhiêu năm qua, tôi vẫn chưa có lời giải đáp thỏa đáng. Mới đây chừng vài năm, tôi gặp ông bạn cùng tỉnh Melbourne là Nguyễn cung Thông. Anh đã nghiên cứu về ngôn ngữ Việt trong nhiều năm và có xuất bản nhiều bài vở và sách về vần đề này.

- Là một nước chư hầu hay bị trị, nếu nhận được

- Những chữ Tý, Sửu, Dần, Mão v.v. khác xa

với chữ Hán là Thử, Ngưu, Hổ, Thố (Thỏ) v.v. Còn đối với tiếng VN thì “Tý-Chút-Chuột”, “Mão-Mẹo-Mèo” và “Ngọ-Ngựa” rất gần. - Người TH thường gọi các năm là Tý-Thử,

Sửu-Ngưu, Dần-Hổ, Mão-Thố v.v. Người Việt thì gọi là các nămTý, Sửu, Dần, Mão v.v. vì Tý đã có nghĩa là chuột, Sửu đã có nghĩa là Trâu, Mão là mèo v.v. không cần phải thêm. Theo như giả thuyết của Anh Thông thì 12 con Giáp không phải Trung Hoa sáng chế và Việt

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu số 31/2011 - 26 -


Nam nhập cảng và đổi Thỏ thành Mèo. 12 con Giáp này đã được sáng chế từ VN dùng tiếng Việt cổ: Tý, Sửu, Dần, Mão, v.v. rồi sau đó truyền sang Trung Hoa. Trung Hoa bèn đổi Mèo thành Thỏ. Anh cũng nghiên cứu thêm về tiếng Việt cổ để chứng minh đìều này. Các bạn có thể đọc sâu thêm về những bài khảo cứu của Anh Thông trên Mạng Toàn Cầu. (1) Nếu giả thuyết của Anh Thông là đúng thì chúng ta cũng có phần hãnh diện là VN mình cũng đã có văn hóa từ lâu. Không phải mọi văn hóa đều là từ bên TH sang. Như vậy vị trí của con Mèo trong 12 con Giáp đã có ngay từ nguyên thủy tại VN chứ không phải thay đổi về sau. Để bàn thêm về 12 con Giáp một chút nữa. Tưởng tượng một nhà thông thái VN ngồi chế ra 12 con này thì theo người viết đìều hợp lý là dùng những gia súc ở đồng quê VN. Lục súc (trâu, chó, ngựa, dê, gà và lợn) tất nhiên là phải có mặt. Thêm “chuột” thì phải có “mèo” để trị. Thêm “rắn” thì có “rồng” để trị. Thêm “khỉ” thì dùng “cọp” để trị. Rất là hợp lý: Lục súc, mèochuột, rồng-rắn và cọp-khỉ. Đơn giản là thế. Còn nữa là Sửu chỉ “Trâu” chứ không phải “bò”. Người TH chỉ có một chữ “Ngưu” thôi nên lúng túng không phân biệt được là con gì. Nghiên cứu từ TH sẽ bị lẫn lộn Trâu Bò. Rồi người Anh lại dịch là “The Year of the Ox”. Thế là sai một ly đi một dặm. Trong khi đó ở VN, việc này rất rõ ràng: Năm Sửu là nămTrâu, Năm Mão là năm Mèo. Sáng chế nguyên thủy là vậy. Có Luận và Lý đoàng hoàng chứ không phải chơi. Nếu TH sáng chế thì họ có lẽ sẽ dùng những con nhắc nhở nhiều trong văn thơ như Hạc, Rùa và Phượng v.v. Đâu có dùng những con có tính cách đồng quê VN. Như vậy sau khi đã nhận định có sự hiện hữu chính đáng của Mèo vào năm Mão, bây giờ chúng ta đã có một nền tảng vững chắc để bàn về con mèo mà không sợ bị “lạc đề” như trước. Nói tới Mèo là một con vật. Tuy không phải là Lục súc, Mèo vẫn là thuộc loại gia súc, ở gần với người và tùy thuộc vào người để sinh sống. Nếu bạn ở miền quê thì mới thấy sự cần thiết phải có mèo. Không có mèo thì chuột đầy rẫy trong nhà. Trong khi Lục súc làm việc nặng, bị nhốt (1)

http://anviettoancau.net/ rồi bấm “Nguyễn cung Thông”

chuồng, thì Mèo lại được ở chung với chủ, chỉ cần ưỡn ẹo, nhõng nhẽo với chủ để được ăn và cưng. Ăn no rồi thì lại “rửng mỡ”, tối đi chơi party, “nhảy đầm”, cặp bồ tứ tung theo sở thích cá nhân. Làm việc thì lâu lâu mới bắt một vài con chuột lấy lệ. Cuộc sống thật tự do, nhàn hạ, thoải mái. Nếu đám “du côn” Lục súc kia ganh tị, muốn ăn hiếp, thì Mèo chỉ cần trèo lên cây, nhẩy lên mái nhà. Thế là không ai tóm được, kể cả chủ nhà cũng vậy. Mà Lục súc thì mới cần “tranh công” lẫn nhau. Mèo không cần. Với đặc tính trên, nhiều khi Mèo tượng trưng cho một “chuyên gia” hay “chuyên viên”. Nó làm những việc mà đám Lục súc và chủ nhà không thể làm. Chẵng hạn như leo xà nhà bắt chuột. Đúng thế, một guru về ngành quản lý (Management) David Maister đã viết một cuốn sách tựa đề: “Herding Cats” (Dẫn đàn mèo). (http://davidmaister.com/blog/414/Is-ManagingProfessionals-Different). Ông bảo: “Mỗi chuyên gia

là một con mèo, nó làm việc theo ý thích cá nhân, không thích làm việc theo đàn. Dẫn một đàn mèo đi đâu là cả một chuyện cực kỳ khó. Quản lý chuyên gia cũng vậy, dẫn một đàn mèo. Mèo lại được dùng để tượng trưng cho đàn ông khi nói “để mỡ trước miệng mèo”. Mỡ đây là đàn bà. Chuyện “mèo mỡ” là chuyện trai gái. Đưa “mỡ” ra như đàn bà khoe “da thịt” thì có mèo nào lại từ chối. “Mèo tha miếng thịt xôn xao Hùm tha con lợn thì nào thấy chi” Trong tiếng Anh, mèo lại tượng trưng cho “cái ấy” của phụ nữ. “Mèo mỡ” có khác. Các tư tưởng lớn hay gặp nhau. Có một câu “Ca Rao” vui vui: “Chồng người đánh Bắc dẹp Đông Chồng em ngồi bếp, lấy cung bắn mèo” Đã tượng trưng cho đàn ông, Mèo lại cũng tượng trưng cho phụ nữ khi làm “vợ bé”, “bồ nhí” hay người tình. Đây là “mèo hai chân”. Đa số đàn ông khi lấy vợ thì nghĩ mình đã mang về nhà một con mèo hiền lành dễ thương nhưng mấy năm sau thì hình như con này biến ra “sư tử” hay “cọp”. Thiệt là khổ. Làm việc mệt nhọc mỗi ngày mà vẫn ăn đòn, không khéo là trầy da tróc vẩy ngay. Có lẽ vì vậy mà đàn ông luôn ao ước, thèm khát có một con “mèo” (hai chân) để vuốt ve trìu mến? Nhìều người hỏi tại sao có nhiều

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu số 31/2011 - 27 -


ông lại theo “mèo” kém hơn vợ mình rất nhiều. Có lẽ tại vì “mèo” hiền và dễ thương hơn chăng?. Ừ mà tại sao các bà không để cho chồng vuốt ve như “mèo” như ngày xưa nhỉ? Nên lắm chứ.

Đi chung với cọp

thơ nhái lại của người khác là “thơ nhái”. Thơ sau là “thơ nhái”. Tôi vẫn đi bên cạnh cuộc đời Ái ân lạt lẽo của “cọp” tôi Tôi nhớ “mèo” ngoan ngày xưa cũ Sao nay chỉ còn thấy “cọp” thôi

Tôi còn nhớ hồi xưa có một lần lại nhà người bạn chơi. Ông chồng khoe mới mướn được một cô sen (Osin) trông cũng được lắm. Bà vợ khẳng định ngay là cô này dùng để “dỗ” cho các em bé ngủ chứ không phải để “dỗ”

hay Nếu biết rằng Anh đã có “mèo” Trời ơi, “người ấy” sẽ làm reo Sẽ gầm, sẽ rống như sư tử? Hay cười, ly dị một cái vèo? Như đã đề cập trước, Mèo là con vật có tài leo trèo và khôn ngoan dùng đó để tự vệ. Tục truyền là nó đã dậy cọp rất nhiều tài nhưng giữ lại tài này để hộ thân. Cọp dù to lớn cũng không bắt được mèo trên cây. Ngoài tài leo trèo, mèo lại có tài nhẩy. Tung nó lên cách nào thì nó cũng xoay mình đáp xuống bằng chân thật dễ dàng. ‘Con mèo con mẻo con meo Muốn ăn thịt chuột phải leo xà nhà’ hay “Con mèo mà trèo cây cau. Hỏi thăm chú chuột đi đâu vắng nhà. Chú chuột đi chợ đường xa. Mua mắm mua muối, giỗ cha chú mèo

Mèo và Cựu Tổng Thống Clinton

Mèo là một con vật biết vệ sinh. Bộ lông chăm chuốt làm đẹp mỗi ngày. Đi tiêu hay tiểu thì ra ngoài làm và chôn dấu “tang chứng” đoàng hoàng. Chó hoặc các con vật khác không biết làm. Chủ phải hốt. Bởi vậy mèo được ở trong nhà.

cho ông chủ đi ngủ đâu, đừng tưởng bở”. Một khuyến cáo tìm được trên Net: “Anh ơi, em không phản đối sở thích nuôi mèo hai chân của anh vì đó là quyền tự do cá nhân của anh. Tuy nhiên, em có một vài điều khuyến cáo trong việc anh chăm sóc nàng mèo của mình. Mỗi khi anh vuốt ve và chiều chuộng nàng mèo của mình hãy nhớ cẩn thận và biết dừng đúng lúc anh nhé.”

“Trong đôi mắt em (mèo), anh là tất cả”

Nhân tiện đây xin mạn phép “tung” ra một vài bài thơ cho vui. Phải nói là thơ của tại hạ chỉ có hai loại: thơ mình làm là “thơ cóc” còn

!

Theo BBC (3) thì mèo có nhiều mánh khoé để làm chủ xiêu lòng và chăm sóc cho mình. Chẳng hạn như tiếng kêu “meo meo” tương tự tần số của tiếng khóc một trẻ thơ. Nghe tiếng này vào sáng sớm, chủ nếu không cảm động thì cũng cảm thấy “nhột nhạt” mà bò dậy rồi bỏ thức ăn vào chén cho mèo. Thế là chủ đã được “quản lý” bởi mèo mà không biết. Mà đúng vậy, mèo đẹp thì chủ thấy một trẻ mèo đẹp thơ đẹp và dễ thương.

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu số 31/2011 - 28 -


Còn mèo con thì khỏi nói. Khi mèo cạ thân thể vào chân chủ , nhiều người nghĩ đây là mèo tỏ một sự “thân ái” với chủ nhưng mèo con chưa chắc nghe bạn. Theo Judith Blackshaw, một guru về thú vật thì mèo khi cạ mình vào chân chủ hay chỗ này chỗ kia, nó chỉ làm nhiệm vụ “đánh dấu lãnh thổ” (territory marking) của mình thôi. (4). Nó làm việc này gần như mỗi ngày để “biết người biết ta”. Thiệt là khôn ngoan khi so sánh với chó dùng nước tiểu để “đánh dấu lãnh thổ”. Tất nhiên Mèo cũng có những điểm yếu. Thứ nhất là nó biết bơi nhưng lại không thích nước. Chắc có lẽ nó sợ dơ bộ lông chăm chuốt làm đẹp mỗi ngày.

Tất nhiên cũng có những nhà ngôn ngữ VN khác ngoài Anh Nguyễn cung Thông. Xin cáo lỗi nếu đã không nhắc đến trong phạm vi eo hẹp vì thời gian tính của bài này. (ii) Nói về “mèo hai chân”, nếu là các bà thì năm

Mão nên cố gắng trở lại thành "mèo” cho chồng cưng chiều, vuốt ve. Năm Cọp đã hết rồi. Còn các ông thì cũng không nên nghĩ tới “mèo bên ngoài” làm gì cho khổ. (iii)Nói về sự liên hệ giữa Petrus Ký và Mèo, tại

hạ không tìm ra đìều gì. Đành phải kết luận là ông Petrus Ký không có “mèo”. Tuy nhiên, học trò trường Petrus Ký thì lại là chuyện khác. (iv)Năm Tân Mão chúc các quí thầy cô, huynh đệ

và tỷ muội có được một cuộc sống sang trọng và thoải mái như Mèo. Tất nhiên cũng phải cố làm việc siêng năng một chút cho công bằng. Nhớ vui như những con mèo sau đây.

Khi bị chủ ruồng rẫy thì mèo phải tự đi kiếm ăn một mình mà trở thành “Mèo hoang” hay “mèo mả”. Ngoài chuột, mèo có thể bắt chim hay ếch nhái. Thật tội nghiệp. Mèo hoang lại gặp chó hoang Anh đi ăn trộm gặp nàng bứt khoai’ ‘Mèo lành ở mả bao giờ Của yêu ai có bày ra ở ngoài’ Nói chuyện mèo thì còn rất nhiều nhưng thôi. Để tóm tắt và kết luận, theo như lối suy nghĩ cá nhân của người viết thì:

“Sở thú” của mèo (đáng coi)

(i) Nói về ngôn ngữ, năm Mão hay năm Mẹo là

năm con Mèo. Không phải là Thỏ. Đó là theo 12 con Giáp nguyên bản sáng tác từ VN. Đây là lý luận và có nghiên cứu đoàng hoàng chứ không phải là chuyện “Mèo khen mèo dài đuôi”. (Mít khen Việt). Còn chữ “Mẽo” không có liên hệ gì đến “Mèo” đâu nhé. Các quí vị bên Mỹ không cần phải “mừng rỡ” hay “lo lắng” gì cho mệt. (3)

http://news.bbc.co.uk/2/hi/8147566.stm

Mèo và cá (ngon thiệt ta)

(4)

http://www.burkesbackyard.com.au/factsheets/Pets-PetCare-and-Native-Animals/Cat-Behaviour/602 - Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu số 31/2011 - 29 -


Dr Trûúng Hoaâng Lêm 1.Mở đầu Từ 500 năm qua khoảng 900 loài đã biến mất, con số không chánh thức còn cao hơn vì sự tuyệt chủng của nhiều loài động vật và thực vật không được ghi nhận. Trước tiên lý do tuyệt chủng có thể là do các vẫn thạch rơi xuống đất, núi lửa, thay đổi khí hậu và di động của các lục địa (Thuyết lục địa trôi).

aurochs) bị tiêu diệt năm 1927 do săn bắn, cọp Bali (Neofelis tigris balica) biến mất từ năm 1970, ngựa rằn Nam Phi (Equus quagga quagga) tuyệt chủng vào năm 1883, chúng bị giết để lấy da làm túi, bò biển Steller (Hydrodamalis gigas) bị giết hết năm 1742 sau 27 năm được khám phá, người ta lấy da chúng để sử dụng, bồ câu du mục (Wandertaube, pigeon pèlerin) bị tiêu diệt năm 1914 do săn bắn. Phát triển canh nông và xây dựng nhà ở đang thu hẹp môi trường sống của thú và cây cỏ, khoảng hơn 16.000 loài động vật và thực vật có thể sẽ biến mất trên Trái Đất : ¼ thú có vú, mỗi 8 con chim và mỗi 3 thú lưỡng cư, quy luật nầy cũng được áp dụng cho 70% thực vật và ¼ các loài cá. Khỉ Orang Utan, gấu Panda, khỉ đột Gorilla ở Á Châu và Phi Châu đang tranh đấu cho cuộc sống còn giống như ó cá, gà rừng hay cây kim xa (Arnika) tại Âu Châu.

Nhưng hiện nay chính con người là nguyên nhân gây ra sự tuyệt chủng của nhiều loài thí dụ bò rửng nguyên thủy Châu Âu (Auerochse;

Tử vong của các loài là một hiện tượng bình thường, điều quan trọng làm cho các nhà khoa học lo lắng là tốc độ. Tốc độ một ngàn hay mười ngàn nhanh hơn thời kỳ tiền kỹ nghệ, tại các xứ

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu số 31/2011 - 30 -


nhiệt đới mười ngàn lần cao hơn. Khác hơn hậu quả của thay đổi khí hậu sự biến mất của đa dạng sinh học tức là của các loài và môi trường sống của chúng xãy ra âm thầm, không được nhân loại chú ý đến. Tại sao sự bảo tồn đa dạng sinh học trên Trái Đất rất quan trọng? Vì con người không thể tái lập trở lại một loài đã biến mất. Đời sống con người liên quan đến thế giới động vật và thực vật, nếu một trong 2 yếu tố nầy bị đe dọa, nhân loại khó tồn tại. Sự khai thác các tài nguyên sinh vật trong hoạt động phát triển kinh tế có thể làm cạn kiệt hoàn toàn nếu khai thác bừa bãi. Trước tình hình đó con người đã có nhiều biện pháp nhằm bảo vệ các hệ sinh thái, các loài động thực vật, đó là việc thành lập các khu bảo tồn, vườn động vật, vườn thực vật qua hai phương pháp : bảo tồn chuyển vị (ex-situ) và bảo tồn nguyên vị (insitu). Bảo tồn chuyển vị (ex-situ) là hoạt động duy trì một loài bằng hình thức nuôi nhốt các loài đang bị đe dọa và sau đó thả chúng vào sinh cảnh tự nhiên. Nơi bảo tồn chuyển vị : các vườn nuôi dưỡng động vật, thực vật, các thảo cầm viên, trạm cứu thương. Bảo tồn nguyên vị (in-situ) là quá trình duy trì trạng thái tự nhiên của sinh vật ở mức tối đa nhất. Đây là hình thức bảo tồn thực tế và hiệu quả. Chỉ trong môi trường hoang dại một loài thú mới có thể tiếp tục phát triển trãi qua quá trình chọn lọc tự nhiên và duy trì tính thích ứng của chúng. Nơi bảo trì nguyên vị là các vườn quốc gia (Nationalpark, parc national), ngoài ra còn có vùng bảo vệ thiên nhiên (Naturschutzgebiet, réserve naturelle intégrale), công viên thiên nhiên (Naturpark, parc naturel régional), vùng bảo vệ thú hoang dại (Naturschutzgebiet, réserve de faune), di tích thiên nhiên (Naturdenkmal, monument naturel), khu bảo vệ cảnh quan (Landschaftschutzgebiet, réserve de paysage) v...v... Nhiều nước trên thế giới có cách phân loại riêng, có thể nhiều loại hơn hay ít loại hơn. Tên gọi các khu bảo vệ thiên nhiên trên thế giới cũng rất khác nhau và đến nay đã có đến 1.388 thuật ngữ khác nhau được sử dụng để chỉ những khu bảo tồn.

2. Các phong trào Khu bảo tồn thiên nhiên đầu tiên được gọi là vườn quốc gia, đó là Vườn Quốc Gia Yellowstone với 880.000 ha do biểu quyết của quốc hội Hoa kỳ ngày 01.03.1872 tại tiểu bang Wyoming. Vườn Yellowstone trước tiên do sáng kiến của một nhóm người hay một hiệp hội, chánh quyền Mỹ sau nầy mới tham gia vào việc thành lập. Nhóm người nầy xúc động bởi nhiều vụ sát hại người da đỏ và bò rừng, họ cũng cảm xúc trước vẻ đẹp thiên nhiên bao la hùng vĩ, vả lại các nước theo đạo Tin lành thường có huynh hướng bảo vệ công cuộc sáng tạo của Đức Chuá Trời hơn là các nước theo đạo khác. Cũng trong thời gian đó Canada thành lập 3 vườn quốc gia trong vùng núi phiá tây : Vườn Quốc Gia Wateron Lakes năm 1885, Vườn Quốc Gia Le Glacier năm 1886 và Vườn Quốc Gia Banff năm 1887. Cũng trong thời gian đó Úc có 6 vườn quốc gia, Tân Tây Lan 2, Nam Phi : Vườn Quốc Gia Krüger, Ấn độ : Vườn Quốc Gia Kaziranga. Đầu thế kỷ 20 tại Âu Châu nhiều phong trào do tư nhân đề xướng như ở Hoà Lan có Hội Verenging Tot Behud van Natuur monu-menten, ở Đức Hội Verein Naturschutzpark thành lập năm 1909 Vườn Quốc Gia Lüneburger Heide, ở Pháp Hội La Société nationale de Protection de la Nature cho ra đời năm 1927 khu bảo vệ Camargue rộng 13.000 ha, năm 1936 Vườn Quốc Gia Lauzanier ở vùng núi Alpes và Vườn Quốc Gia Néouvielle ở vùng Pyrénées. Tại Thụy Điển phong trào quốc gia có quy mô rộng lớn năm 1909 thành lập 8 vườn quốc gia : 4 tại tỉnh phiá bắc thuộc vùng Laponie trong đó có Vườn Sarek rộng 194.000 ha, lớn nhất Âu Châu, 4 tại vùng trung Thụy điển. Tại Thụy sĩ chánh phủ thành lập năm 1914 Vườn Quốc Gia Engadine rộng 16.000 ha. Phong trào thứ 3 cho ra đờI 10 vườn quốc gia : 4 tại Bắc Mỹ, 2 tại Canada, 3 tại Úc và 1 tại Tân tây lan. Vườn quốc gia là như thế nào ? Theo định nghĩa của Tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế IUCN (International Union for Conser-Vation of Nature and Natural Resources) thì vườn quốc gia là một vùng có diện tích rộng lớn với một hay nhiều hệ

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu số 31/2011 - 31 -


sinh thái, không bị xáo trộn bởi ảnh hưởng của con người, trong đó có một thế giới động vật và thực vật đa dạng dành cho nghiên cứu khoa học, giáo dục và tỉnh dưởng tinh thần. Tại đây nhiều đặc điểm độc đáo về sinh thái, địa mạo học (Geomorphologie), vẻ đẹp thiên nhiên cần được bảo tồn. Vườn quốc gia gồm có vùng trung tâm không chịu ảnh hưởng sử dụng của con người và vùng đệm (Pufferzone, zone tampon) để ngăn ngừa lượng phát tán (Emission) của các chất hoá học từ bên ngoài hoặc sự xâm nhập của các loài cây cỏ ngoại lai, vùng đệm có thể tạo thêm công ăn việc làm cho dân địa phương để giảm bớt sức ép lên khu trung tâm. Từ năm 1919-1985 số vườn quốc gia ở Bắc Mỹ lên đến 61, ở Âu Châu 104, một sự tăng trưởng rất nhanh tại Bắc Bán Cầu, bắt nguồn từ một sự hiểu biết sâu rộng làm thay đổi tư tưởng về thiên nhiên xảy ra tại Âu Châu do cuốn sách „ Mùa xuân im lặng „(Silent spring , der stumme Frühling), tác giả Rachel Carson viết năm 1965 cho thấy là trong canh nông việc sử dụng bừa bãi thuốc diệt sâu và trừ cỏ dại để tăng thu hoạch mùa màng nhưng lại gây hậu quả tác hại cho các loài chim vì chúng bị chết do thiếu thức ăn như sâu bọ, hột cỏ dại không còn nhiều như xưa, kết quả là sau đó mùa xuân thiếu tiếng hát của chúng. Hiện tượng nầy được làm sáng tỏ hơn do cuốn sách của Herbert Gruhl „ Một Trái Đất bị khai thác bừa bãi „ (1975). Lúc bấy giờ nhiều tổ chức tư nhân và hội đoàn quần chúng được thành lập để cho ra đời nhiều tổ chức bảo vệ thiên nhiên thí dụ như tại Đức : Bund für Umwelt und Naturschutz Deutschland (BUND), Naturschutzbund Deutschland (NABU). Nhiều tổ chức quốc tế như Qũy bảo vệ thiên nhiên quốc tế (WWF), Tổ chức hoà bình xanh (Greenpeace) cũng được thành lập tại các nước Âu Châu. Năm 1976 Quốc Hội Đức biểu quyết luật qui tắc liên bang về bảo vệ thiên nhiên và cảnh quan cùng qui hoạch các khu bảo vệ thiên nhiên. Nguyên tắc gồm bảo vệ động và thực vật, bảo vệ môi trường sống của chúng tức là bảo vệ diện tích và các loài. Qui định nhiều loại khu bảo vệ theo chức năng sinh thái đặc nền tảng trên tổng số, độ lớn và phẩm chất của các sinh cảnh (Biotope) nhưng ngoài ra còn có các chức năng khác như : giải trí, vẻ đẹp, đặc điểm và hiếm có cảnh quan cùng tánh chất nghiên cứu khoa học. IUCN phổ biến một danh sách về qui chế vườn quốc gia và

các khu bảo tồn. Theo danh sách phân loại người ta còn có thể có : a/ Khu bảo vệ thiên nhiên (Naturschutzgebiet, réserve naturelle intégrale) : •

dựa trên lý do khoa học, sinh thái, lịch sữ, thiên nhiên, địa lý, văn hoá

gìn giữ nơi sinh sống của các loài thú và cây cỏ

đa dạng, đặc điểm và vẻ đẹp của cảnh quan

Nhiệm vụ chánh là bảo vệ các hệ sinh thái bị suy thoái, lợi ích khoa học bằng cách chống tàn phá, hư hại hay biến đổi,nhưng các hoạt động như săn bắn, câu cá, canh nông, lâm nghiệp được cho phép trong mục đích bảo vệ. Khu bảo vệ thiên nhiên có diện tích trung bình tương đối nhỏ : 80% dưới 100 ha, 37% dưới 10 ha vì một diện tích lớn khó kiểm soát do áp lực dân số quá cao. b/ Khu bảo vệ cảnh quan (Landschaftschutzgebiet, réserve de paysage) •

bảo vệ thiên nhiên và cảnh quan

đa dạng, đặc điểm và vẻ đẹp của cảnh quan

ý nghiã đặc biệt cho tĩnh dưỡng tinh thần

cấm mọt sự biến đổi trong khu bảo vệ

c/ Công viên thiên nhiên (Naturpark, parc naturel régional) •

diện tích rộng lớn

nhỏ hơn khu bảo vệ thiên nhiên hay cảnh quan

thích hợp cho tĩnh dưỡng tinh thần

có kế hoạch cho nghĩ ngơi hay hoạt động du khách

d/ Di tích thiên nhiên (Naturdenkmal, monument naturel) •

lý do khoa học, lịch sữ, địa lý

hiếm có, đặc điểm và vẻ đẹp

diện tích đến 5 ha (nơi có nước, dòng nước, đầm lầy, lau sậy, rừng nhỏ, khu có đá, bờ sông thẳng đứng, hình thế đất,

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu số 31/2011 - 32 -


vùng có cây lạ, vùng cá hoặc chim đẻ, vùng di chuyển qua lại của các thú rừng)

VQG Grand Canyon (Bắc Mỹ) với nhiều cảnh đẹp nổi tiếng.

hình thái thiên nhiên (tảng đá, hang động, vách đá, dấu vết băng hà, nguồn nước, thác nước, cây lịch sử, cây hay lùm cây).

VQG Sequoia (Bắc Mỹ) bảo tồn các khu rừng hồng sam khổng lồ (Sequoiadendron giganteum) thuộc loại cổ nhất và lớn nhất thế giới, hệ động vật : gấu đen, hươu, chồn, sóc.

Vườn quốc gia nước nào cũng có, ngoài ra công viên thiên nhiên có thể được tìm thấy ở Pháp, Tây ban nha, Bồ đào nha, Đức; khu bảo vệ thiên nhiên, công viên thiên nhiên ở Phần lan, Na uy, Hoà lan, Thụy sĩ, Thụy điển, Đức. Phần đông các nước trên thế giới đều tập trung vào vườn quốc gia, tổng số vườn quốc gia lên đến 792, Đức có 5151 khu bảo vệ thiên nhiên và 13 vườn quốc gia. Để thực hiện chương trình nghiên cứu khoa học một mạng lưới khu bảo tồn gọi là khu bảo vệ sinh quyển (MAB-Man and Biosphere) được UNESCO cho ra đời năm 1968 với mục đích bảo đảm việc bảo tồn các vùng sinh thái tiêu biểu và các tài nguyên di truyền. Mỗi khu bảo tồn sinh quyển gồm 3 vùng : vùng trung tâm được bảo vệ tuyệt đối, vùng đệm có một ít số dân được làm ăn sinh sống và vùng chuyển tiếp với hoạt động kinh tế trong cân bằng sinh thái. Tổng số khu bảo vệ sinh quyển có 300 nằm trên 75 nước ở thế giới.

3 . Mục đích Các khu bảo tồn thiên nhiên dành cho sự bảo vệ toàn vẹn sinh thái của một hay nhiều hệ sinh thái trong đó có có các loài động thực vật quí hiếm. Sau đây xin nêu ra một vài thí dụ về vườn quốc gia (VQG) : VQG Banff (Canada) bao trùm một số hồ băng giá và các bãi băng lớn, hệ thực vật gồm đồng cỏ, núi cao, hệ động vật có gấu nâu, nai sừng tấm (Eich, elk), tuần lộc (Renntier, ren), dê, cừu hoang. VQG Cù tùng (Bắc Mỹ) ở tiểu bang California bảo tồn cây cù tùng (Redwood), nhiều cây đã sống trên 2000 năm, có cây cao đến 112 m. VQG Everglades (Bắc Mỹ) với nhiều đầm lầy, hệ thực vật gồm có đồng cỏ, rừng đước, cây cọ, cây bách (Konifere, conifère), hệ động vật: lợn biển (Seekuh, manatee), cá sấu, cá sấu alligator, rắn biển, báo, nhiều loài rắn và loài chim.

VQG Yellowstone (Bắc Mỹ) với hơn 10.000 suối nước nóng, hẻm Grand Canyon, động vật: bò rừng, cừu, hươu sao, gấu đen, gấu xám, chó sói đồng cỏ. VQG Bialowieski (Ba lan) với nhiều thực vật khác nhau, một số cây sống hàng trăm năm, trung tâm gây giống bò rừng Châu Âu, năm 1929 chỉ có 6 con, hiện nay 200 con, 228 loài chim, thú có vú : sơn miêu (Luchs, lynx), chó sói, heo rừng, hoẳng, nai. VQG Cévennes (Pháp) với rái cá, chồn, heo rừng, ó vàng (Steinadler, aigle royal), chim ưng (Habicht, vautour), diều mướp (Weihe, busard), nhiều cây có hoa. VQG Bavaria (Đức) nơi ẩn náo của nhiều loài hoang dã hiếm. VQG Galapagos (Ecuador) nổI tiếng vì các động vật lạ, như rùa khổng lồ; nhà tự nhiên học Charles Darwin đến thăm đảo vào năm 1835. VQG Amazon (Braxin) với các cây đước, cao su, cọ. Hệ động vật : hươu, heo vòi, chồn, cá heo, khỉ. VQG Namib (Namibia) với nhiều cảnh quan như đụn cát, hẻm núi, ao hồ, thác nước; thực vật hoang mạc, động vật : chuột lông vàng sa mạc, chuột cát, chó sói lưng đen, báo gấm, ngựa rằn, linh dương, đà điểu. VQG Kabalaga (Uganda) có hệ thực vật savan, hệ động vật có hà mã, voi, tê giác, trâu rừng, hươu cao cổ, sư tử, báo và nhiều loài linh dương. VQG Kalahari (Nam Phi) có cây keo (Akazie) và cây bụi cung cấp thức ăn cho sơn dương sừng thẳng (Oryx), sơn dương đầu bò (Gnu), linh dương Nam Phi (Springbock, springbuck), linh dương sừng cong (Impalla), sư tử, chó rừng, đà điểu và nhiều loài chim. VQG Krüger (Nam Phi) có đồng cỏ, savan, rừng lá khô, cây bụI gai, loài cây hoa, hệ động vật có hà mã, voi, tê giác, sư tử, linh cẩu, hươu cao cổ, nhiều loài linh dương, cá sấu, đà điểu.

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu số 31/2011 - 33 -


VQG Bạch Mã (Việt Nam) với rừng thường xanh mưa mùa nhiệt đới và rừng thường xanh mưa mùa bán nhiệt đới, hệ động vật có 330 loài chim, đặc biệt phong phú về các loài thuộc họ Gà, nhất là các loài trĩ (7 loài trĩ trong tổng số 12 loài hiện có ở Việt Nam), thí dụ như loài trĩ sao (Rheinartia ocellata). VQG Nam Cát Tiên (Việt Nam) với rừng bằng lăng, đặc biệt có 45 loài cây gỗ lớn, 100 loài cây gỗ vừa, 38 loài cây bụi và 2 loài tre, hệ động vật : 62 loài thú, 121 loài chim, 22 loài bò sát, tê giác, bò rừng, bò xám, voọc ngũ sắc và cá sấu. Công viên thiên nhiên (CVTN) có vai trò quan trọng đối với việc bảo vệ thiên nhiên và các loài sinh vật. Về mặt đa dạng sinh học thì CVTN không kém vườn quốc gia, điều kiện bảo vệ cũng rất nghiêm nhặc, chỉ làm công tác bảo tồn.

KBVTHD tại Ấn độ để bảo tồn cọp; 40 năm trước khoảng 40.000 con cọp sống tại đây, năm 1970 chỉ còn khoảng 5.000 con. Cọp Bali bị tiêu diệt năm 1970, chỉ còn 5 cọp Java và vài trăm cọp Sibiri và Sumatra. Năm 1972 WWF khởI xướng dự án cọp và xây dựng 11 KBV cọp tại Ấn độ, năm 1977 chỉ có 1.800 con, ngày hôm nay 4.000 con. Trên đây là một vài thí dụ về VQG, CVTN và KBVTHD. Nói chung VQG và CVTN theo dõi 4 mục đích : a/ bảo tồn b/ hồi phục (Restauration) c/ nghiên cứu khoa học d/ đáp ứng nhu cầu của quần chúng

a/ bảo tồn : đây là công tác quan trọng vì các kỳ diệu trong tạo hoá rất mong manh dễ bị hư hại, vậy phải gìn giữ các vẻ đặc biệt thiên nhiên như suối nước nóng tại Yellowstone, các thú bị đe dọa như bò rừng (Bison), các cây cù tùng vĩ đại (Sequoia). Ngày hôm nay định luật của sinh thái CVTN Mittlere Elbe (Đức) có rừng đầm lầy với học là bảo vệ mọi môi trường thiên nhiên với tất nhiều loại cây gỗ mềm và gỗ cứng. Các cây sồI cả yếu tố cấu tạo, hữu cơ lẩn vô cơ. Tất cả các từ 250 đến 500 năm với 45 loài chim khác nhau. loài đều tùy thuộc lẩn nhau kể cả môi trường nơi CVTN Camargue (Pháp) là nơi chúng phát triển. Từ năm nhiều loài chim ấp trứng và 1600 trên 200 loài chim sống vào mùa đông. Có năm và thú có vú cũng như 28 cả 10.000 hồng hạc, 1.600 loài bò sát và 2 loài lưỡng cặp én biển, 800 cặp chim mỏ thể động vật đã bị tiêu c o n g ( S ä b e l s c h n ä b l e r, diệt. Lúc xưa rừng bao avocette élégante) và 400 cặp trùm Trái Đất nhưng con diệt lửa (Purpurreiher, héron ngườI đã phá hủy để sa pourpré) đã được ghi nhận. mạc mỗI ngày mỗI lan Khu bảo vệ thú hoang dại rộng, nhiều động vật (KBVTHD) bảo tồn các loài không còn thức ăn để thú bị đe dọa tuyệt chủng thí sống nên đã biến mất. dụ sơn dương Mendes Nhiều loài thực vật cũng (Antilope Mendes) sống bị chung số phận do tác trong sa mạc các xứ Tunisie, động trực tiếp của con Ai cập, Libyen, Algerie, người (hái lượm, tàn phá chúng bị dân du mục săn bắn có hệ thống …) hoặc thay để lấy thịt. Ngày hôm nay có đổi nhanh của sinh cảnh KBVTHD tại Tschad và (làm khô đầm lầy, làm Niger với 600 con, đây là thẳng các con sông), các hoa mẫu tử - Edelweiss vùng chỉ có 150 mm nước loài bị hăm dọa nhiều nhất mưa/năm. Sơn dương Mendes có thể sống suốt do mục đích y khoa, đặc hữu, hay các nhà thực năm không cần nước. vật tìm kiếm; ở Âu Châu các loài trên núi Alpen như hoa anh thảo (Alpenveilchen, cyclamen), lan CVTN Steinhuder Meer (Đức) có chim chích (Sperbergrasmücke, fauvette epervrière) ấp trứng tại đây, đây cũng là nơi hàng ngàn chim di cư dừng chân tạm nghỉ.

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu số 31/2011 - 34 -


hài (Frauenschuh, sabot de Venus), hoa huệ (Lilie, lis), hoa mẫu tử (Edelweiss, edelweiss) trở nên hiếm trong thiên nhiên.

dương sừng dài núi Alpen (Alpensteinbock, bouquetin alpin ) biến mất tại vùng núi Alpen, hồi phục tại Thụy sĩ, Áo và Pháp; hồ hầu

Các hiện tượng trên cho thấy tầm quan trọng của VQG và KBVTN. b/ hồi phục : bảo tồn là gìn giữ “ tiệu cực “ còn hồi phục là gìn giữ “ tích cực “. Hồi phục có nghiã là làm cho tổng số mỗi loài không được giảm như vậy phẩm chất của môi trường sống mới được bảo đảm. Người ta phân biệt 4 hoạt động : giới hạn sự mất mát, che chở và khôi phục môi trường sống, tái định cư. Giới hạn sự mất mát là gìn giữ động thực vật trong hoang dại vớI biện pháp cấm hay giảm tổng số các loài (săn bắn, hái, bắt). Che chở môi trường sống chống phá rối : người ta phải canh chừng và để cho thiên nhiên phát triển theo nhịp điệu của nó, ngăn chận ảnh hưởng không tốt của các vùng lân cận. Thí dụ vùng đồng hoang Heide cần sự giúp đỡ của con người nếu các loài của vùng kế cận lấn sang và có thể làm thay đổi tánh chất của vùng đó, hoặc một đầm lầy mà không kiểm soát phẩm chất của nước chảy vào có thể gây một sự phát triển xấu.

hồ hầu - lemure

(Lemure, lemure) tại Madagascar : từ khi loài người đến đảo nầy tổng số giảm dần và năm 1990 còn lại 18 loài trên 33. Vườn thú phát triển loài thú nầy và nuôi trong điều kiện hoang dại trước khi đưa trả về môi trường thiên nhiên.

Tái định cư : bắt loài thú tại nơi nầy và đem sang nơi khác như sơn miêu (Luchs, lynx), sơn dương Khôi phục môi trường sống : nếu môi trường núi Alpen, hải ly (Biber, castor) ở Đức, pháp, sống đã bị phá hủy, phải có biện pháp để hồi Thụy sĩ, bò rừng Bắc Mỹ (Bison, bison) ở phục. Có thể chống ô nhiểm hay làm sạch lại. Kanada hay gà rừng (Auerhuhn, grand tétra) ở Nhiều trường hợp du nhập loài thú ăn thực vật Schottland. Nếu tổng số quá ít thì bắt và cho sinh vào thí dụ trừu ăn cây cỏ bị ô nhiểm để cây phát sản thêm hay tạo thành nhóm để chúng có thể dễ triển trở lại, côn trùng và chim trở quay về nơi sống trong hoang dại thí dụ cú diều đó. Nhiều (Uhu, Grand´duc d´Europe) tại trường hợp Đức và Thụy điển, rái cá một loài đã (Fischotter, loutre) tại Anh quốc. mất có thể trở Nói chung phải nuôi nhiều thêm lại nếu môi tại vườn thú hay vườn thực vật, trường thiên đây là công tác quốc tế của nhiều nhiên đã khôi nước thí dụ sơn dương sừng thẳng phục. Thí dụ ở Arabien, đại bàng râu (Bartgeier, kên kên hung gypactus barbatus) vùng núi đầu trắng Alpen, hồ hầu tại Madagascar. (Gänsegeier, Nuôi thú trong chuồng hoặc trồng vautour fauve) kên kên hung đầu trắng cây ở vườn thực vật có thể làm cư trú tại vùng thay đổi sinh lý hay cư xử, do đó núi phiá Nam kết qủa không tốt như ngổng nước Pháp đã bị Hawai ở đảo Hawai, rái biển (Seeotter, loutre de tiêu diệt vào thế kỷ 19 do săn bắn. Chương trình mer) ở bờ biển phiá đông Mỹ quốc. Thành kiến hồi phục tại Cévennes đã thành công : khoảng của dân địa phương cũng cần phải xóa bỏ vì 100 con đang sống tại vùng hoang dại nầy; sơn - Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu số 31/2011 - 35 -


d/ Đáp ứng nhu cầu của quần chúng : VQG và KBTTN phải thỏa mãn nhu cầu của quần chúng : lợi ích tài chánh, giải trí và học hỏi. Mọi người có thể đi dạo, thở không khí trong lành, nơi có các trò chơi, nơi cắm trại, du khách. Để cho các mục đích được hoàn chỉnh số nhân viên phải đầy đủ và có sự đào tạo phù hợp với nhu cầu.

4. Kết luận rái cá - loutre

nhiều thợ săn xem thú như kẻ ganh đua với họ, thí dụ trước khi đem gấu nâu (Braunbär, ours brun) trở lại vùng núi Alpen người ta đã nghiên cứu sự chấp nhận của dân địa phương.

Theo Kinh Thánh cách đây 4000 năm Ông Nô-ê đã làm con tàu cứu các loài thú khỏi cơn lũ lụt. Ngày hôm nay các vườn quốc gia cũng giống tương tự như con tàu Nô-ê, nơi đây các loài thú được che chở, chăm sóc để sinh sản giúp ích cho nhân loại.

5. Tài liệu tham khảo 1. Dittrich, B. : Deutschlands Nationalparks, Naturparks und Naturreservate Rasch und Röhring Verlag, 1991 2. Durrell, L. : Gaia, die Zukunft der Arche Fischer, 1987 3. Plachter, H. : Naturschutz Gustav Fischer, 1991 gấu nâu - Braunbär - ours brun

c/ Nghiên cứu khoa học : sinh thái học (Äkologie) nghiên cứu môi trường sống, nơi các sinh sống và nẩy nở, tác động qua lại của các sinh vật cũng như tác động của sinh vật đối với môi trường. Các khu bảo tồn thiên nhiên là nơi dành ưu tiên cho sinh thái học vì KBTTN cho phép nghiên cứu động lực của các hệ sinh thái với tất cả yếu tố như cây chết, vi khuẩn, sinh vật tiêu thụ. Tất cả quan sát dài hạn để nhìn thấy sự thay đổi và biến chuyển. Tất cả hình thức nghiên cứu đều nhắm về một đối tượng : thiên nhiên không bị xáo trộn. VQG là một mảnh đất cho nhiều nhà nghiên cứu từ thủy địa học đến thổ nhưởng học, từ khí hậu học đến địa lý sinh vật học. Toàn bộ những dử kiện đều tập trung vào một trung tâm để làm tài liệu đem ra áp dụng lấy lại phần đất bị xáo trộn.

4. Singer, D. : Welcher Vogel ist das? Vogel Europas Kosmos Naturführer, Stuttgart, 2002 5. Trương, H.L. : Con tàu Nô Ê, Đất

Vườn quốc gia Bạch Mã

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu số 31/2011 - 36 -


LTS. Trong kỳ Đại hội Petrus Ký lần thứ 16 tại Ronneburg, Đức quốc, thầy cô cùng các bạn đã không nén được xúc động khi nghe anh Sông Lô đọc bài thơ Hãy chụp giùm tôi, tác giả Trần Văn Lương. Bài thơ đọc tại Đại hội không phải là nguyên bản mà là bản được anh Sông Lô "biên tập lại cho nó nhẹ

cho bà con mình trong nước. Tuy nhiên vẫn tôn trọng nội dung bài thơ cũng như ý của tác giả". Kính mời độc giả thưởng thức Hãy chụp giùm tôi, nguyên bản của tác giả Trần Đức Lương và bản biên tập lại của thi sĩ Sông Lô.

nhàng, mang tính thực tế mà dễ tiếp thu, nhất là - Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu số 31/2011 - 1 -


Hãy Chụp Giùm Tôi Trần Văn Lương

Hay bầy trẻ mặt chưa phai mùi sữa, Bị bán làm nô lệ ở phương xa.

Đừng khoe tôi, hỡi người bạn tài hoa, Những tấm ảnh mang ra từ địa ngục, Nơi bạn mới về rong chơi hạnh phúc, Dù bao người vẫn tủi nhục xót xa.

Chụp giùm tôi đôi mắt mẹ, mắt cha, Mà suối lệ chỉ còn là máu đỏ, Khóc con cháu ra đi từ năm đó, Biển dập vùi, đà tách ngõ u minh.

Đừng khoe tôi hình ảnh một quê nhà, Mà bạn nghĩ đang trên đà “đổi mới”, Những thành thị xưa hiền như bông bưởi, Nay bỗng dưng rã rượi nét giang hồ.

Chụp giùm tôi số phận những thương binh, Đã vì nước quên mình trên chiến trận, Mà giờ đây ôm hận, Tấm thân tàn lận đận giữa phong ba.

Đừng khoe tôi những cảnh tượng xô bồ, Những trụy lạc giờ vô phương cứu chữa. Đất nước đã từ lâu không khói lửa, Sao rạc rài hơn cả thuở chiến chinh.

Chụp giùm tôi hình ảnh những cụ già, Bọn đầu nậu gom ra đường hành khất, Để đêm đến, nộp hết tiền góp nhặt, Đổi chén cơm dầm nước mắt nuôi thân.

Đừng khoe tôi những yến tiệc linh đình, Những phố xá ngập phồn vinh giả tạo, Nơi thiểu số tung tiền như xác pháo, Khi dân nghèo không muỗng cháo cầm hơi.

Chụp giùm tôi xác chết những ngư dân, Bị Tàu giết bao lần trên biển rộng, Hay những chiếc quan tài chưa kịp đóng, Chở cha, anh lao động Mã Lai về.

Đừng khoe tôi cảnh tụ họp ăn chơi, Của những kẻ đã một thời chui nhủi, Bỏ tất cả, trong đêm dài thui thủi, Ngược xuôi tìm đường xăm xúi vượt biên.

Chụp giùm tôi thảm cảnh những dân quê, Chịu đánh đập chán chê dù vô tội, Hay cảnh những anh hùng không uốn gối, Gánh đọa đày trong ngục tối bao la.

Đừng khoe tôi những con phố “bưng biền”, Những quảng cáo, những mặt tiền nham nhở, Những khách sạn ánh đèn màu rực rỡ, Trơ trẽn bày, dụ dỗ khách phương xa.

Chụp giùm tôi mốc biên giới Việt Hoa, Lấn vào đất của ông cha để lại, Hay lãnh thổ cao nguyên còn hoang dại, Lũ sài lang hèn nhát lạy dâng Tàu.

Đừng khoe tôi chốn thờ phượng nguy nga, Những dinh thự xa hoa nằm choán ngõ, Những màu sắc lam, vàng, đen, tím, đỏ, Đang uốn mình theo gió đón hương bay.

Chụp giùm tôi những nghĩa địa buồn đau, Chúng tàn phá, chẳng còn đâu bia mộ. Kẻ sống sót đã đành cam chịu khổ, Người chết sao cũng khốn khó trăm đường.

Đừng khoe tôi ảnh Hà Nội hôm nay, Thành phố đã chết từ ngày tháng đó, Khi bị ép khoác lên màu cờ đỏ, Khi triệu người phải trốn bỏ vô Nam.

Hãy chụp giùm tôi hết những tang thương, Hình ảnh thật một quê hương bất hạnh, Nơi mà bạn, xưa đêm trường gió lạnh, Đã căm hờn quyết mạnh dạn ra khơi.

Đừng khoe tôi những cảnh tượng giàu sang, Đã được bạn tóm càn vô ống kính, Những hình ảnh mà kẻ thù toan tính, Muốn tung ra để cố phỉnh gạt người.

Chiếc thuyền con, ca nước lã cầm hơi, Mạng sống nhỏ đem phơi đầu sóng dữ. Rồi tha phương lữ thứ, Tháng năm dài, quá khứ cũng dần phai.

Bạn thân ơi, sao không chụp giùm tôi, Nỗi thống khổ của triệu người dân Việt, Nửa thế kỷ trong ngục tù rên xiết, Oán hờn kia dẫu chết chẳng hề tan.

Lòng người chóng nguôi ngoai, Tháng Tư đến, có mấy ai còn nhớ!

Chụp giùm tôi đàn thiếu nữ Việt nam, Thân trần trụi xếp hàng chờ được lựa,

Cali, đầu mùa Quốc Hận, 2010 Trần Văn Lương

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu số 31/2011 - 2 -


Hãy Chụp Giùm Tôi Sông Lô biên tập Đừng khoe tôi, hỡi người bạn tài hoa, Những tấm ảnh bạn đà hồ hởi chụp Nơi bạn mới về rong chơi hạnh phúc, Dẫu bao người vẫn khổ nhục xót xa. Đừng khoe tôi hình ảnh một quê nhà, Mà bạn nghĩ đang trên đà "đổi mới", Những phố thị xưa hiền như bông bưởi, Nay vì đâu khôn lỏi nét giang hồ. Đừng khoe tôi những cảnh tượng xô bồ, Những trụy lạc giờ vô phương cứu chữa. Quê hương mình lâu rồi không khói lửa, Sao rã rời hơn cả thủa chiến chinh. Đừng khoe tôi những yến tiệc linh đình, Những phố xá ngập phồn vinh giả tạo, Nơi thiểu số vung tiền như xác pháo, Hả hê trò vô đạo để mua vui Đừng khoe tôi những tụ điểm ăn chơi Của những kẻ đã một thời chui nhủi, Bỏ tất cả nơi quê nhà tăm tối, Mò mẫm tìm đường lầm lũi vượt biên. Đừng khoe tôi những phố ánh đèn đêm Những quảng cáo, những mặt tiền nham nhở, Những khách sạn phết sơn màu rực rỡ, Trơ trẽn bày, dụ dỗ khách phương xa. Đừng khoe tôi chốn thờ phượng nguy nga, Những dinh thự xa hoa nằm choán chỗ, Những màu sắc lam, vàng, đen, tím, đỏ, Đang uốn mình theo gió đón hương bay Đừng khoe tôi ảnh Hà Nội hôm nay, Nó đã chết kể từ ngày tháng đó, Khi bị ép khoác lên màu cờ đỏ, Khi triệu người phải trốn bỏ vô Nam. Đừng khoe tôi những cảnh tượng giàu sang, Đã được bạn tóm càn vô ống kính, Những hình ảnh với bao điều toan tính, Được trưng ra hòng cố phỉnh gạt người. Bạn thân ơi, sao không chụp giùm tôi, Nỗi thống khổ bao triệu người dân Việt, Đang căm hận với cùng hung cực ác Oán hờn kia dẫu thác chẳng hề tan.

Chụp giùm tôi bao thiếu nữ Việt nam, Thân trần trụi xếp hàng chờ được lựa, Những bé gái mặt chưa phai mùi sữa, Bị bán làm nô lệ ở phương xa. Chụp giùm tôi những mắt mẹ, mắt cha, Những đôi mắt pha bao giòng lệ nhỏ Khóc con trẻ ra đi từ dạo đó, Biển dập vùi, đà tách ngõ u minh. Chụp giùm tôi số phận những thương binh, Của hai phía quên mình trên chiến trận, Mà giờ đây phải cam đành ôm hận, Lất lây đời bất hạnh giữa quê cha Chụp giùm tôi lê lết những thân già, Bọn đầu nậu gom ra đường hành khất, Để đêm đến, nộp hết tiền cóp nhặt, Đổi miếng ăn dầm nước mắt nuôi thân. Chụp giùm tôi xác chết những ngư dân, Bị Tàu giết bao lần trên biển rộng, Hay những chiếc quan tài chưa kịp đóng, Chở cha anh lao động Mã Lai về Chụp giùm tôi oan khuất những dân quê, Chịu đánh đập chán chê dù vô tội, Hay cảnh những anh hùng không uốn gối, Gánh đọa đày giữa tù tội cùm gông Chụp giùm tôi mốc biên giới Việt Trung Lấn vào đất của cha ông để lại, Hay lãnh thổ cao nguyên, vùng hoang dại, Bạo quyền kia hèn nhát bái dâng Tàu. Chụp giùm tôi những nghĩa địa buồn đau, Bị tàn phá, chẳng còn đâu bia mộ. Kẻ sống sót đã đành cam chịu khổ, Người chết sao cũng khốn khó trăm đường. Hãy chụp giùm tôi hết những tang thương, Của một dải quê hương đầy bất hạnh, Nơi mà bạn, xưa đêm trường giá lạnh, Quyết liều thân, quyết mạnh dạn ra khơi. Chiếc thuyền con, ca nước lã cầm hơi, Mạng sống nhỏ phơi trên đầu sóng dữ. Những cảnh ấy sao mà quên được chứ Bạn thân ơi, xin hãy chụp giùm tôi

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu số 31/2011 - 37 -


Tiï í u Tûã Gần đến bầu cử quốc hội bên Việt Nam và nghe thiên hạ bàn qua tán lại về chuyện ‘ đảng cử dân bầu ‘….làm tôi nhớ lại hồi tôi đi bầu quồc hội sau tháng Tư năm 1975. Đó là lần đầu tiên dân miền Nam đi bầu theo kiểu ‘ cách mạng ‘.

bây giờ, trong chế độ ta, đảng có bổn phận chọn người đứng đắng, có đạo đức cách mạng… để đề nghị nhân dân bầu. Như vậy, nhân dân khỏi sợ chọn lầm người như ta vẫn thường thấy trong thời ngụy trước đây. »

Đầu tiên là ‘ nhân dân làm chủ ‘ phải học tập bầu cử. ( Ở chế độ mới này, không lúc nào thấy ngưng nghỉ học tập. Hết học tập chuyện này là tiếp ngay học tập chuyện khác. Vừa xong học tập ở tổ dân phố là đã thấy phải kéo nhau ra học tập ở phường, chưa kể những người đi làm còn phải học tập ở cơ quan…v v ! ) Ông tổ trưởng tổ dân phố xóm tôi - hồi trước làm kế toán cho một hãng bào chế thuốc Tây – cho người mời các tổ viên đến nhà ông họp vào một buổi tối để học tập bầu cử. Sau khi mọi người đã an vị, nghĩa là ngồi chồm hổm hay ngồi bẹp dưới đất, ông tổ trưởng - ngồi sau một cái bàn thấp trên đó có để mấy xấp giấy vuông vuông và một lô bút bi tằng hắng rồi nói một cách trịnh trọng : « Tôi mời bà con đến đây để chúng ta cùng học tập bầu cử. Khác với thời ngụy, ứng cử loạn xà ngầu, vàng thau lẫn lộn, chẳng biết ai là ai hết,

Tổ viên im lặng nghe. Phần đông hút thuốc hay xỉa răng. Thỉnh thoảng có tiếng đập muỗi và vài tiếng … ngáp. Thấy có vẻ… được, ông tổ trưởng phấn khởi nói tiếp :’’ Đơn vị của mình được 10 dân biểu, nhưng vì là một cuộc bầu cử nên trên lá phiếu có in 12 tên đánh số từ 1 đến 12 để mình gạch bỏ 2 tên .’’ Nói đến đây, ông lấy xấp giấy vuông vuông trên bàn đi phát cho mỗi người một tấm, vừa làm vừa nói :’’ Đây là lá phiếu. Nó như thế này đấy.’’ Rồi ông cầm một phiếu đưa lên cao :’’ Bà con thấy không , có 12 người. Khi đi bầu, mình phải gạch bỏ 2 tên như vầy nè .’’ Vừa nói ông vừa lấy bút bi gạch hai tên mang số 11 và 12, rồi tiếp :’’ Bà con rõ chưa ? Bây giờ, mình bầu thử cho quen.’’ Ông lấy bút bi trao cho tổ viên :“ Bà con làm như mình đi bỏ phiếu thiệt vậy. Gạch như tôi chỉ

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu số 31/2011 - 40 -


rồi xếp giấy lại làm tư. Mà… đừng ai nhìn ai hết nghe. Mình bỏ phiếu kín mà ! Gạch xong mỗi người tự mang phiếu đến cho tôi xem coi có đúng không, nghĩa là có hợp lệ không.’’ Ổng trở vào ngồi sau cái bàn thấp, đốt thuốc hút. Một lúc, ổng hỏi :“ Xong chưa nà ?’’ Các tổ viên đồng thanh :“ Dạ rồi " Ông tổ trưởng có vẻ hài lòng, nói :“ Từng người một tuần tự mang phiếu đến tôi xem nào.“ Ổng mở từng phiếu coi rồi gật đầu nói :’’ Đúng !’’ Từ đầu, tôi đã thấy…. hề quá nên thay vì gạch số 11 và 12, tôi gạch đại hai số nằm phía bên trên. Khi ông xem phiếu của tôi, ổng giật mình ngạc nhiên nhìn tôi, dò xét. Rồi ổng ra dấu gọi tôi đến gần kề miệng vào tai tôi, nói nhỏ :“ Không phải hai thằng cha này, ông nội ơi !“ Tôi cười khẩy :“ Vậy hả bác ?“ Đến ngày đi bầu, ông tổ trưởng….gom chúng tôi trước nhà ổng lúc 10 giờ 30 sáng bởi vì tổ chúng tôi – theo lịch trình ấn định - sẽ vào phòng phiếu lúc 11 giờ. Sau khi đếm đủ nhân số 23 người, ổng dẫn chúng tôi đến trước phòng phiếu, bắt đứng thành hàng một, rồi ổng bước vào bên trong. Một lúc sau, ổng đi ra với một người nữa lạ hoắc vì không phải là dân trong xóm. Ổng vừa trao cho người đó một tấm giấy ( chắc là giấy kê khai dân số ) vừa chỉ vào… cái đuôi của tổ :“ Đây ! Đồng chí đếm đi ! 23 người đầy đủ !“ Ông đồng chí đếm xong nói :“ Đồng bào xếp hàng vào cái đuôi này.“ Ổng chỉ vào hàng….dép guốc từng đôi nối nhau dài dài nằm phơi dưới nắng.Tôi nhìn quanh : thì ra đồng bào, trong khi chờ đến phiên mình vào bỏ phiếu, đã vào núp nắng dưới hiên nhà dân, để giày dép làm đuôi thay thế ! Tổ chúng tôi bèn cởi giày dép guốc làm y như vậy, cười cười nói nói vì thấy… vừa lạ vừa vui ! Người đi bầu lần lượt mang lại giày dép để vào phòng phiếu cho nên lâu lâu phải…đôn từng đôi giày dép guốc lên, giống như cái đuôi người nhích tới mỗi khi phía trước có chỗ trống. Tôi thấy có một thằng nhỏ trong căn phố nằm cạnh phòng phiếu chạy ra làm việc này. Có lẽ người lớn trong nhà tự động biểu nó làm, vì họ thông cảm người cùng xóm đang bị cảnh trời trưa nắng gắt ! Khi gần đến tổ chúng tôi bầu, bỗng nghe có người la lên :“ Chết cha ! Tụi nào lấy mẹ nó đôi

dép da của tôi rồi !“ Vậy là những người đang núp nắng chạy ào ra cái đuôi giày dép nhìn đồ của mình, rồi, chẳng ai bảo ai, mỗi người tự động lấy đi một chiếc của mình nhét vào lưng quần hay cầm trên tay, điềm nhiên trở về chỗ núp nắng cũ, để lại hàng dép guốc bây giờ mỗi thứ chỉ còn có một chiếc ! Thằng nhỏ vẫn lâu lâu đẩy từng chiếc lên, như chẳng có chuyện gì xảy ra hết ! Lần bầu cử đó, theo báo cáo của Nhà Nước, đã đạt 99,99%. Có điều là người dân đi bầu chẳng thấy mặt ứng cử viên nào hết ! Chú Bảy thợ hồ xóm tôi….phát biểu :“ Mẹ ! Đã nói nhắm mắt bầu mà đòi thấy con khỉ gì , hả ?“ Đó là lần đầu cũng là lần cuối tôi đi bầu quốc hội sau 75, bởi vì sau đó, tôi đã….nhắm mắt vượt biên !

Tiểu Tử

Không điên Tỉnh ủy và phái đoàn đến thanh tra Dưỡng trí viện Biên Hòa. Các bệnh nhân được tổ chức thành một ban hợp ca để tiếp đón: "Đêm qua em mơ gặp bác Hồ..." Tỉnh ủy thấy có một người đàn ông không mở miệng, bèn hỏi anh ta: - Đồng chí nghĩ sao mà không hát ? - Tui là y tá, không phải là thằng điên.

Một lũ cướp... Một bần cố nông xin gia nhập đảng csvn. Sau khi làm việc, chủ tịch ủy ban hỏi: - Sao đồng chí dám lấy về nhà mình hai bao gạo của hợp tác xả một cách bất hợp pháp? - Đâu có bất hợp pháp! Đồng chí Lê-Nin đã dạy chúng ta rằng:"Phải cướp lại những gì chúng ta đã bị cướp!"

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu số 31/2011 - 41 -


Từ mùa hè năm 1995, khi Hội Ái Hữu Petrus Ký ra đời, những năm đầu còn vỏn vẹn trong phạm vi nước Đức và sau này đã mở rộng toàn cộng đồng Âu-Châu. Suốt 15 năm hội luôn liên tục hoạt động chặt chẻ trong tinh thần Ái Hữu Petrus Ký, đúng như một trong những điều nội quy của hội đã nêu rõ: „Kết chặt tình thân hữu giữa những người có liên hệ với trường Petrus Trương Vĩnh Ký thuộc nhiều thế hệ khác nhau.„

Hội Đồng: tiếng nói của „Hội Ái Hữu Petrus Ký Âu-Châu“, trong nội quy cũng đã nêu ra rõ ràng, hội PK là một „tổ chức phi chánh trị“.

Ngoài những hoạt động ái hữu giửa thầy cô, cựu học sinh PK trong hình thức ĐH hàng năm tại đây, BCH cũng như mọi thành viên PK, mỗi khi có dịp, đều có những sinh hoạt liên lạc với các hội PK và thành viên PK khắp nơi trên thế giới, tạo dựng một PK Network mỗi ngày càng chặt chẻ hơn. Tuy vậy, thời gian qua BCH cũng đã nhận được vài lời phê bình từ VN là sinh hoạt PK Âu Châu có tính cách „phản động“ , hoặc là từ hải ngoại PK Âu Châu phản ảnh „thân cộng“.

Trong sinh hoạt PK, cho đến nay có xuất hiện những vị Thầy Tu Phật Giáo rất trẻ; Thầy Hằng Trường, đệ tử Hòa Thượng Tuyên Hoá; Thầy Pháp Ấn, đệ tử Thầy Nhất Hạnh. Phải gọi là thầy tu vì hai thầy không có chùa, và nếu là thầy chùa rồi, thì chắc chắn cũng không đến được với PK trên danh nghĩa cựu hs PK, đến với thầy cô với bạn bè. Rất tiếc là đến nay, trong anh em cựu HS PK vẫn chưa tìm ra người nào đã trở thành Linh Mục; Tuy vậy vẫn có thể khẳng định trước ĐH, Hội Ái Hữu Petrus Ký Âu-Châu là một „tổ chức phi tôn giáo“ như trong nội quy hội đã nêu lên.

Cựu học sinh PK có mặt khắp nơi trong mọi tầng lớp của Xã Hội, trong cũng như ngoài nước, từ trên xuống dưới, từ trái qua phải, thành viên PK có quyền tự do tham gia tất cả hoạt động có hình thức chính trị, tuy vậy xin khẳng định trước Đại

Nhìn lại 15 năm hoạt động, 30 số báo Diễn Đàn liên tục phát hành, không thiếu một số, không trùng một bài, anh em Petrus Ký xin phép Đại Hội Đồng, có thể vổ vai nhau, được phép „mèo khen mèo dài đuôi“ tí xíu.

Xin khẳng định rằng ở tuổi này, mỗi người chúng tôi đều có đủ tư cách của những người hấp thụ tinh thần: Khổng mạnh cương thường tu khắc cốt, Tây âu khoa học yếu minh tâm

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu số 31/2011 - 42 -


Chắc chắn chưa có hội nào „nghèo mà ham dzui“, „nghèo mà xài sang“ như hội Petrus Ký Âu Châu, với tiêu chỉ „gom bi“ và „lắc lon“ cứ mỗi lần ĐH là đầu mấy anh trong BCH đã ít tóc lại càng …sói hơn, vì phải thấp thỏm lo lắng sợ không trang trải nỗi chi tiêu với cái quỷ „rỗng tuếch“, niên liễm hội viên trồi thụt, đôi khi chỉ đủ cước phí gửi báo! Với tinh thần „liệu cơm gấp mắm“ „có bao nhiêu, xài bấy nhiêu“ và đặc biệt nhất xin cảm ơn những anh chị em luôn nhiệt tình, hết lòng sẳn sàng “MAROC“ (móc ra) mỗi khi thiếu hụt. Đến giờ này chúng tôi chưa hề mang tiếng „gây quỹ“, nhưng tất cả phiếu trả tiền đều thanh toán đầy đủ, và Ronneburg thì sẳn sàng cho thuê tiếp tục trong những năm tới.

Thưa quý thầy cô, quý anh chị, quý thân hữu, các bạn thân mến Sau 15 năm sinh hoạt BCH xin phép nhắc lại vài điểm chính trong nội quy, đường hướng của Hội Ái Hữu PK Âu Châu, chân thành cảm ơn tất cả hội viên, thân hữu với những đóng góp trong sinh hoạt 15 năm qua, hy vọng tiếp tục đón nhận ủng hộ của mọi người trong tương lai để Sinh Hoạt Petrus càng ngày càng phát triển, trường tồn. Hội Ái Hữu Petrus Ký Âu-Châu, gửi lời chào mừng tất cả mọi người từ khắp nơi đến tham dự ĐH Petrus Trương Vĩnh Ký Âu Châu lần thứ 16 tại Ronnenburg.Chúc mọi người những ngày ngắn ngủi đầy chân tình Petrus Ký.

Điều này chứng tỏ rỏ ràng tôn chỉ của Hội Ái Hữu Petrus Ký Âu-Châu là một hội đoàn thân hữu bất vụ lợi, như trong nội quy đã nêu ra!

Phạm Quốc Phong.

Bà vợ dịu dàng - Bà Hiền, bà hãy giải thích vì sao lại lấy guốc phang vào trán ông nhà? - Bởi vì tôi đã nói hàng trăm lần mà ông ấy vẫn không chịu tin rằng tôi là một phụ nữ dịu dàng, dễ thương! !

Nhúá Xuên Nùm Naâo Phụ nữ làm việc quá sức Bà Tám nhiều chuyện đến khám bệnh ở một bác sĩ. Bà phàn nàn : - Thưa bác sĩ, có lẽ tôi làm việc quá sức ! Bác sĩ mỉm cười hóm hỉnh nhìn bà nói: - Nào bà đưa lưỡi cho tôi xem !

Nhớ quê hương mình hai mùa mưa nắng Xuân đã về cho chồi nhánh nở hoa Nơi xa xa vọng lại tiếng ai ca Câu vọng cổ quê xa gợi nỗi nhớ Cả khung trời tuổi thơ như còn đó Ở trời Âu làm gì có câu hò Khách qua sông còn lại cô lái đò Trời vào xuân cho người ở đất khách Thanh Hương

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu số 31/2011 - 43 -


Như mọi năm Đại Hội Petrus Ký / Âu-Châu kỳ 16 được tổ chức vào mùa Hè, đầu tháng 7 trên ngọn đồi Ronneburg. Với sự hiện diện của thầy cô Trang Ngọc Nhơn (Virginia/USA), thầy cô Phạm Xuân Ái (Paris/ France), cô Thiên Hương (Monpellier/France), thầy Hồ văn Thái (Mannheim/Đức) và thầy cô Phạm Ngọc Đãnh cùng với rất đông các thân hữu đến từ Pháp (26), Hoa Kỳ (10), Úc (2), Việt Nam, Bỉ, Hòa Lan, Phần Lan, số người ghi danh tham dự lên đến 110 người và khoảng 25 người vãng lai (không ngủ lại), chiếm kỷ lục từ trước đến giờ. Tổ chức chung với Petrus Ký tại Ronneburg năm nay, có Hội Văn Hóa Việt Nam (trường dạy tiếng Việt cho các trẻ em), với khoảng 40 người lớn và trẻ em, nên tất cả 5 nhà cùng toàn thể giường ngủ của Trại đều được trưng dụng thoải mái, không phải ngủ "lậu" trong các phòng họp như các năm trước. Một số gia đình Petrus Ký có con nhỏ đi theo được gởi sang Hội Văn Hóa để các em có bạn cùng lứa tuổi sinh hoạt với nhau. Năm nay đại hội Petrus Ký rơi trúng vào mùa bóng đá World Cup, vòng tứ kết vào 2 ngày thứ

sáu và thứ bảy (2 và 3 tháng bảy) giữa 8 đội (Hòa Lan, Ba Tây, Uruguay, Ghana, Á Căn Đình, Paraguay, Tây Ban Nha và đội nhà Đức). Trước ngày đại hội, ban chấp hành đã nhận được nhiều emails và phone của các thân hữu tham dự Trại, muốn biết có tivi xem đá banh tại đây không. Sau khi liên lạc với trại Ronneburg và theo lời yêu cầu của ban chấp hành, họ đã thiết kế một phòng "World Cup Studio" rộng rãi, mát mẻ với một màn ảnh to lớn và giàn âm thanh stereo cho đại hội. Chiều thứ sáu, dưới cái nóng bức của mùa hè trên 30 độ, các anh chị em từ mọi nơi, tụ tập về Ronneburg, tay bắt mặt mừng lần lượt ghi tên nhập trại. Một số người sau khi nhận phòng, đã vội vã thay quần áo vào hồ bơi, lội vài vòng hồ cho mát; một số anh rủ nhau ra sân tennis cùng nhau tranh tài cao thấp mặc cho cơn nóng gay gắt. Sau buổi cơm chiều tất cả tụ tập đông đảo trong hội trường. Phần giới thiệu tên tuổi "làm quen" rất thân mật, dưới tài điều khiển rất vui nhộn của anh Hòa bên

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu số 31/2011 - 44 -


cạnh các món nhậu hấp dẩn: phá lấu, thịt heo quay, đồ nhắm của các anh chị mang từ Paris sang. Fromage, xôi, khô mực, ... của các dâu Petrus Ký cùng với các chai rượu chát (Thầy Ái mua sẵn từ mấy tháng trước đại hội), hai thùng rượu chát của nhóm Paris thân tặng hội và những chai bia Đức để lạnh, được mọi người hưởng ứng đông đảo.

toàn cầu" được dời lên sớm hơn dự định, để trước 16 giờ tất cả vào World Cup Studio xem trận đá banh gay cấn giửa Đức và Á Căn Đình (tỷ số 4-0 cho Hội nhà Đức). Ngoài ca sĩ Ái Thanh (không tin tưởng vào con bạch tuột Paul đã đoán trước phần thắng cho đội nhà Đức), các ca sĩ khác xử dụng thời gian nầy để tập dợt văn nghệ cho chương trình văn nghệ tối nay.

Buổi văn nghệ "ngẩu hứng" với các ca sĩ Ái Thanh (một đoạn tuồng cải lương do một mình Chị trình diễn qua nhiều nhân vật: trai có, gái có, vừa làm quan vừa làm gian tặc lẫn công chúa), ca sĩ Vĩnh Thanh Thảo, Linh Chi với những bài tình ca, hai nghệ sĩ Nga Mi và Lãng Minh cống hiến "sơ khởi" những bài nhạc dân tộc với sự phụ họa của tay đàn Quách Vĩnh Thiện và keyboard Nguyễn Minh Châu, kéo dài đến gần hơn 2 giờ sáng.

Cao điểm của ngày thứ bảy là buổi chiều nướng thịt ngoài trời và đêm văn nghệ. Các anh chị em đang tụ họp đông đảo trên sân cỏ sau dãy nhà để chuẩn bị thưởng thức món thịt nướng (đã đuợc anh chị Huỳnh Minh Chiếu mua và ướp sẵn từ mấy ngày trước) thì một cơn mưa giông (sau mấy tuần hạn hán) đổ xuống bất ngờ. Lò nướng phải "di cư" vào mái hiên nhà, không đủ chổ đứng, một số Anh Chị thay phiên dầm mưa lo việc nướng thịt cho mọi người. Đây cũng là một buổi nướng thịt thú vị, kỷ niệm nhớ đời !

Buổi sáng ngày thứ bảy, mọi người tụ họp trên sân cỏ để thực tập môn "Càn Khôn Thập Linh" do anh chị Minh Châu/Hoàng Yến hướng dẫn. Khai mạc đại hội chính thức vào lúc 10 giờ sáng thứ bảy trong hội trường rộng lớn với bức tượng ông Trương Vĩnh Ký và những biễu ngữ chào mừng đại hội lộng lẫy. Sau phần giới thiệu các thầy cô, các thân hữu từ ngoại quốc đến tham dự đại hội, ban chấp hành lần lượt đọc các thư chúc mừng của các hội đoàn, của các thầy cô gởi đến Đại Hội. Trong lá thư chúc mừng của thầy Võ Hoài Nam (nhà văn Tiểu Tử) gởi đến đại hội, phần cuối thư, thầy Nam có gởi đến một chuyện vui giữa một Thiền Sư và người đệ tử của ông. Câu chuyện nầy được anh Trần Gia Bình (vai Thiền Sư) và anh Uông Thu Hoài (đệ tử) đóng rất xuất sắc. Sau lời tường thuật của ban chấp hành về những hoạt động trong năm vừa qua, anh Quách Vĩnh Thiện (hội viên của Hàn Lâm Viện Âu châu về âm nhạc) giới thiệu tác phẩm nghệ thuật thứ hai của anh (sau bộ Kim Vân Kiều), bộ "Chinh Phụ Ngâm" được phổ nhạc ra 2 dĩa CD. Năm nay, chị Hoa Lan cũng giới thiệu một quyển sách mới in của chị với tựa đề "Lửa Tình Lửa Tam Muội". Sau buổi ăn trưa với món spagehtti rất ngon do nhà bếp Đức nấu, bài thuyết trình của anh Trương Bổn Tài (giáo sư San Jose State University) với đề tài "Nhu lực trong thời đại

Chương trình văn nghệ năm nay với chủ đề "Ký Ức Quê Hương - Ký Ức Yêu Thuơng" được sự hợp tác của các nghệ sĩ Nga Mi, Lãng Minh (Hoa Kỳ), Ái Thanh (Đức) với những bài dân ca, tình ca với Vĩnh Thanh Thảo (Hoa Kỳ), Linh Chi (Pháp), tiếng sáo với Minh Trí, ngâm thơ với Lâm Đăng Châu, ... và một số thân hữu yêu văn nghệ qua phần điều khiển chương trình rất linh động của anh Sông Lô và anh Hòa. Ban nhạc của hai anh Vĩnh Thiện và Minh Châu, được sự hưởng ứng nồng nhiệt của khán thính giả tham dự. - Thầy Phạm Xuân Ái: "chương trình văn nghệ năm nay thật đặc sắc, phong phú ! Năm sau thầy sẽ kêu Mộng Trang (con dâu) sang tham dự " - ca sĩ nổi tiếng của Tổng Hội Sinh Viên Paris). - Thầy Trang Ngọc Nhơn: "thầy chưa được tham dự một cuộc họp mặt nào thân tình, vui vẽ và tất cả đều ... "tuyệt vời" như Hội Petrus Ký Âu Châu !" Mặc dù đêm văn nghệ kéo dài đến gần 2 giờ sáng, nhưng buổi tập thể dục "Càn Khôn Thập Linh" của anh chị Châu Yến vẫn được rất đông người tham dự từ 7 giờ sáng sớm ngày hôm sau. Một số gia đình có con nhỏ đã vào hồ bơi tắm trước giờ điểm tâm. Chương trình của ngày chủ nhật tự do, nên một số gia đình rủ nhau đi bộ xuyên qua khu rừng

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu số 31/2011 - 45 -


nhỏ để lên thăm lâu đài Ronneburg, các anh mê tennis vẫn không bỏ lở cơ hội chót để đấu vài "set" cuối cùng, nhóm còn lại tụ tập vào phòng họp nhỏ để được nghe anh Trương Bổn Tài tiếp tục phần thuyết trình Việt Học.

Mời các bạn đến xem hình Đại Hội của anh "Phó Nhòm Petrus Ký" Lê Thái Phu trên địa chỉ sau đây: http://picasaweb.google.com/lethaiphu? authkey=Gv1sRgCM2xtZuR7suyEw

Sau buổi cơm trưa, mọi người cùng đứng vòng tròn, "nối vòng tay lớn" bùi ngùi chia tay sau ba ngày bên nhau thật vui, thật thân tình. Tất cả cùng hứa sẽ gặp lại nhau cũng tại đây vào mùa hè năm 2011 (thứ sáu 17 đến chủ nhật 19 tháng sáu năm 2011).

Kiếm có sắc Đâu đã diệt được bạo chúa Đao có dài Đâu đã chắn được chân thù

Tráng sĩ Hãy dừng tay lại Đừng mài kiếm nữa

Sao không vung lên Chém vỡ vạn tinh cầu Sao không vung lên Chém tan loài quỷ dữ

Petrus Ký tình thân, Hội Ái Hữu Petrus Ký / Âu-Châu

Mà người ngồi đây Tháng ngày qua Tay mài kiếm Mà hát mãi bài ca tiêu dao Mà người ngồi đây Tháng ngày qua Tay mài kiếm Mà nói mãi chuyện hưng vong Kiếm chưa vung Sao đã sợ chưa đủ sắc Đao chưa cầm Sao đã sợ chẳng đầy gang

Này Tráng sĩ Hề một đi không trở lại Này Nam nhi Hề như hạt bụi bay Này Chí làm trai Hề lấp sông cuồng đạp sóng dữ

Hà tất phải sầu với cỏ cây Nam nhi hồ thỉ dạ nào khuây

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu số 31/2011 - 46 -


Trường Petrus Ký 1969

Trường Petrus Ký 1969

Du lòch AÂu chaâu vaø ÑHÑ PETRUS KYÙ 2010

Nguyeãn Thaønh Thuïy - Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu số 31/2011 - 47 -


Một ngày đẹp trời năm 2008, chúng tôi quyết định đi “ngao du” Âu châu vào năm sau. Sau gần 40 năm ở Úc đại Lợi, ngao du vùng Thái Bình Dương đã nhiều vì tương đối gần và dễ, nay là thời điểm nên mở rộng chân trời, “xâm nhập” sang Đại tây Dương. Các bạn bè và thân quyến của chúng tôi bên trời Âu vẫn hay nhắc nhở nên làm chuyện này. Thế nào cũng phải đi một chuyến. Liên lạc với các bạn bè xưa, như Phạm văn Hòa (xóm PK 62-69) ở Đức thật là tốt. Hòa bảo sang lúc đại hội Petrus Ký thì gặp lại nhiều bạn bè và thầy cô nữa. Đây cũng là một ý hay. Thế là một công đôi chuyện: vừa “tư du” lại vừa “công du”. Nhưng năm 2009, chúng tôi lại bị kẹt, đành phải hoãn lại năm sau. Tôi liên lạc với Bạn Lê trung Trực của Hội để ghi tên dự Đại hội Petrus Ký Âu châu 2010. Trực rất vui vẻ và cổ động ghi tên tham dự. Liên lạc được thêm với Nguyễn minh Châu (Paris) và Đặng quí Dũng (Đức) (cũng xóm nhà lá PK 62-69), chúng tôi quyết định sau khi ngao du các nước Âu khác, sẽ qua Pháp và Đức thăm các bạn này, dự Đại Hội là trạm chót rồi về Úc sau đó. Thế là đúng 40 năm ngày tôi rời Việt Nam đi Úc. Phải nói trước là tôi có tật hay rào đón, phải “đổ nền” một chút cho chắc trước khi “xây” chuyện. Tất nhiên, là sang dự Đại Hội lần đầu tiên, viết lách thế nào cũng có sơ sót, xin quí vị nhớ bỏ qua. Khoảng năm 1966, khi thầy Phạm ngọc Đảnh tốt nghiệp ở Đức về thì trường Petrus Ký bắt đầu mở lớp Đức ngữ làm sinh ngữ hai. Lúc đó chúng tôi vừa đúng đệ tam. Thế là một số học trò, trong đó có tôi, mạnh dạn dơ tay học Đức ngữ. Như vậy tôi học tiếng Anh là sinh ngữ một, tìếng Đức là sinh ngữ hai. Khi tôi vào học trong trường Kỹ Sư Công Nghệ Phú Thọ, thì tá hỏa chạy đi học tiếng Pháp thêm buổi tối vì mấy ông nội Tây trong phòng thí nghiệm không chịu nói tiếng Việt. Pháp là sinh ngữ ba của tôi. Tuy nhiên sống ở Úc lâu thì tôi đã quên hết, chỉ còn biết 3 thứ tiếng: tiếng Anh, tiếng Việt và tiếng “Ba rọi”. Tiếng “Ba rọi” đây là tiếng Việt chêm tiếng Anh khi bí chữ. Thầy Đảnh là một thầy rất thân thiện với học trò. Có thể nói là vừa thầy vừa bạn. Từ đệ Tứ học

buổi chiều, đổi sang đệ Tam buổi sáng, học thầy Đảnh tự nhiên tôi thấy mình lớn hẳn. Đây có lẽ là lối giáo dục của Tây phương mà thầy áp dụng. Thầy có tài khôi hài và nhớ tên các học trò rất tài tình. Cô Thiên Hương dạy tôi hai lần, Sử Địa đệ Lục và Triết đệ Nhất. Lối giáo dục của cô hồi đệ Lục và đệ Nhất quả thật là khác biệt: nghiêm khắc và tự do. Học trò cảm thấy như cô cho mình mình vượt bức tường âm thanh khi lên đệ Nhất. Cô bảo “đệ Nhất là lớn” rồi. Tôi còn nhớ lúc đó ngày nào cũng thảo luận về “con ngựa què” của Aristotle. Một trự đứng lên phát biểu:” Đừng tưởng ‘ngựa què’ là hết xài nghe. Lỡ giống của nó tốt thì sao?” Thế là lại bàn luận ỏm tỏi không dứt. Tôi học cô Thục năm đệ Nhị về tiếng Anh. Cô dạy tiếng “Anh” rất giỏi. “English for Today” là sách rất thông dụng dùng cho nói chuyện hàng ngày. Học tiếng “Anh” đây tức là học tiếng Anh thẳng. Trước đó thì tôi chỉ học “Anglais”, tức là học tiếng Anh qua tiếng Pháp. Tôi không biết tiếng Pháp nên học “Anglais” thiệt là khó khăn, nay học cô thấy rất hay. Tôi rất phục lối dịch của cô. Lối giáo dục của cô thì hơi khác với thầy Đảnh và cô Thiên Hương: học trò dù đệ Nhất hay đệ gì chăng nữa thì vẫn “còn nhỏ”. Tôi không học thầy Ái vì thầy dạy tiếng Pháp. Tôi gặp thầy lúc được thầy chọn vào nhóm “Đố vui để học”. Sau khi thắng trận, thầy Giám Học Nhơn dẫn cả bọn đi nhà hàng Tây cho biết. Khi bồi dọn ra dao nĩa thì học trò ai nấy ngơ ngác. Quả thật là “nhà quê”. Thầy Nhơn bảo:” Đừng sợ, thầy Ái đã đi Tây nhiều lần, cứ bắt chước thầy mà ăn”. Thế là không học chữ của thầy mà học thầy cách cầm dao nĩa. Vậy cũng là học từ Petrus Ký. “Bán tự vi sư”. Tôi học với thầy Trang ngọc Nhơn và Phạm xuân Quang môn Toán năm đệ Nhất. Cả hai thầy đều là những nhà Toán học giỏi. Các “Phép biển đổi” biến hóa thật hay, như ảo thuật vậy. Thầy Nhơn dạy về Cơ toán học. Các toán động tử và phương trình giải tích thiệt tài tình. Các học trò chạy xe loạng quạng bên trường Gia Long hay các trường nữ khác, có “té ngã” thì nay cũng hiểu tại sao. Rồi đã tới lúc ngao du chân trời mới. Khởi hành đi từ Úc, chúng tôi ghé lại Singapore nghỉ xả hơi

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu số 31/2011 - 48 -


rồi đi tiếp qua Athens thăm gia đình. Sau đó sang Luân đôn và theo đoàn du lịch từ đây đi một vòng chừng 10 nước và cuối cùng chấm dứt tại Paris. Hồi sang Mỹ năm 2008, tôi cứ bảo bạn bè là mấy ông nội Mỹ đi đâu cũng hỏi “Ai đi?” (ID). Mà dù tôi có bảo họ cả trăm lần là “Tôi đi” mà họ chẳng nghe. Qua Âu châu, đi nước này nước kia mà chẳng thấy ai hỏi. Thiệt là thoải mái. Chắc họ đã biết là “Tôi đi” chứ chẳng phải “ai đi”.

Gặp lại các thầy khác như Phạm xuân Ái, Trang ngọc Nhơn, cô Thiên Hương nhớ lại các kỷ niệm ngày xưa thân ái. Nghe nói cô Thục không khỏe. Tôi có nhờ Hòa cho nói chuyện hỏi thăm cô bằng điện thoại. Qua lối nói chuyện thì tôi đoán, dù gần sáu bó vẫn là con nít dưới mắt cô. Hòa bảo cô không nhớ là đã dạy Hòa. Tôi cũng an ủi Hòa là mình nhớ thầy cô chứ thầy cô làm sao nhớ hết các học trò được. Có lẽ Hòa đã “quá lớn” rồi nên cô không còn thấy nữa chăng?

Paris quả thật ồn ào và rộn rịp. Ngày nào cũng thấy “ngựa xe như nước”. Chúng tôi ghé lại thăm bạn cũ Minh Châu và Hoàng Yến vài ngày. Sau 40 năm không gặp, anh đã trở thành Nhạc sĩ và thày dạy “Càn Khôn Thập Linh”. Thật hay. Tôi đã được mở mắt ra một chút. Đi xa mới biết. Sau đó chúng tôi ghé lại nhà một bạn cũ của bà xã tôi và đáp xe lửa đi Koln đi thăm Đặng quí Dũng và Kiều.

Như đã nói trước, trong bao năm qua ở Úc, tôi đã nói tiếng Ba rọi khá nhiều. Đây là thứ tiếng Việt mà lâu lâu lại chêm tiếng Anh vì bí chữ. Mà càng ngày thi càng nạc ít, mỡ nhiều. Cứ theo nguyên tắc “miễn sao hiểu được” mà dùng. Dần dà tôi quen với tiếng Việt “Ba Rọi” và còn theo bạn bè chế thêm những chữ thiệt “ác ôn” như “Dân in water” (Dân trong nước), “Dân out of water” (Dân ngoài nước), “no star where” (không sao đâu), “nhức đầu see mother” (nhức đầu thấy mẹ) v.v. Họp các hội đoàn ở Úc thì nói tiếng Ba Rọi cũng được châm chước.

Khi sang tới Đức lần đầu, đìều đập vào mắt tôi trước nhất là “Rathaus”. Sao thành phố nào cũng có. “Rat” tiếng Anh là chuột cồ. Sao đây nhiều chuột vậy?. Dũng bảo “Chỉ có mày mới sang nên thấy chuột , chứ tụi tao ở lâu chẳng để ý”. Bên Úc có một đảo tên là “Rottnest” có nghĩa là “tổ chuột” theo tiếng Hòa Lan. Đây là ngày xưa có một chiếc tàu Hòa Lan chạy ngang, nhìn thấy loại Kangaroo nhỏ (quokka) nên đặt là đảo “Tổ chuột”. Đảo này bây giờ trở thành nơi nghỉ mát cho dân chúng, nhất là học trò sau khi thi xong lớp 12. Sang Âu châu kỳ này đúng ngay mùa “Bóng Đá Thế Giới”. Bên Đức quả thật sôi nổi, đi đâu cũng thấy màn ảnh và nhậu nhẹt, thổi kèn v.v. Cơn sốt bóng đá có lẽ đã tăng lên với nhiệt độ khá cao tại Đức. Sau đó chúng tôi theo Phạm văn Hòa và Kim Cúc về nhà tại Tonivorst cách đó không xa. Được biết Hòa làm MC cho Đại Hội. Quả thiệt sau bao năm, các bạn cũ đã có thêm nhiều tài. Sau đó, chúng tôi xuống Frankfurt rồi Hòa và Cúc lại lên đón để vào trại Petrus ở Ronneburg. Vào trại quả thật vui, tôi gặp lại các thầy cô ngày xưa như đã nói trên, các bạn cũ và các bạn mới. Hòa hỏi thầy Đảnh:” Còn nhớ Thụy bên Úc không thầy”. Thầy bảo:” Trời, Thụy làm sao quên được. Bên đó mà sang được thiệt là hay đó nghe.”

Qua những nước không nói tiếng Anh mới biết tiếng Anh của tôi không còn có thể bắn ra như “đại liên” như ở Úc, Anh hay Mỹ. Thế là chỉ còn bắn “tiểu liên” chút chút thôi. tiếng Ba Rọi cũng vì thế mà “vỗ cánh bay xa”. Chung qui chỉ còn tiếng Việt thuần túy là dùng được mà thôi khi gặp bạn bè và gia quyến. Tuy nhiên cũng chẳng có gì lạ. Tưởng tượng là Đại Hội PK có người tới từ bao nhiêu water (nước). Nếu ai cũng nói tiếng Ba Rọi của nước mình thì sẽ hỗn loạn. Ai cũng phải nói tiếng Việt chỉnh tề và thuần túy. Mới đầu tôi cảm thấy khó khăn nhưng rồi cũng quen và học hỏi thêm tiếng Việt rất nhiều. Khi xưa học Petrus Ký, tôi có dịp được trường chọn ra cho vào Nhóm “Đố vui để học” (ĐVĐH) của trường. Khi đến Đại Hội này, Châu và tôi được (hay bị) Hòa (MC) nắm đầu ra, kêu lên bảng để “Đố”. Quả thật là Định luật “Nhân quả”, “Xưa làm nay chịu”. Bị lên bảng bất ngờ, tôi hơi giật mình vì không biết tiếng Việt thuần túy của mình đã khá chưa nhưng hy vọng mình sẽ chống đỡ được vài chưởng. Mà quả thật như vậy, mới đầu chưa hiểu

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu số 31/2011 - 49 -


ông MC đố gì nhưng vài phút sau đã quen. Chẳng hạn như: “Bầu ơi thương lấy bí cùng” Tôi tung ngay một chưởng nhè nhẹ: “Tuy rằng khác giống nhưng chung một giường” Tuy hơi khác với câu trả lời “...chung một nồi” nhưng cũng được chấp nhận và làm cho khán giả cười và suy ngẫm. (Mình có thương người bạn cùng giường không?) Rồi câu kế: “Ta về ta tắm ao ta” Tôi cũng đánh thêm một Nhất Dương chỉ: ”Dù trong dù đục, vợ nhà vẫn hơn”

Hình 3 Đố vui để học - Đệ Nhất và Đệ Tứ - 1969 Hàng sau (đứng): (Đệ Tứ ???), Hào, Thụy, Thiệu, Hai, Mỹ, Hiếu (đã mất), Thày Ái (Ông Bầu), Thày Nhơn (Giám Học), Thày Tài (Thư Ký), Hàng trước (ngồi): Không nhớ rõ vì đệ Tứ. Có ai biết không??

Hay “ Thuận vợ, thuận chồng, con đông mệt quá” Tôi đánh thêm song chưởng nữa thật mạnh: “Có công mài ...đũng, có ngày nên ...chim” Mua vui cũng được một vài trống canh. Hy vọng bà con có dịp cười thoải mái một chút. Sau đó các mục văn nghệ, thơ văn, trào phúng và học hỏi thêm rất dồi dào phong phú. Tôi cũng rất phục tài nghệ của MC Sông Lô, bài học Nhu Lực

của GS Trương bổn Tài, tài phổ nhạc toàn bộ Truyện Kiều của Hàn Lâm Sĩ Quách vĩnh Thiện, tài Càn Khôn Thập Linh của Nhạc sĩ Châu và Hoàng Yến. Xin cảm ơn tài năng tổ chức của Ban Chấp Hành nhất là các bạn Phạm quốc Phong và Lê trung Trực trong việc đón khách khứa từ xa. Tôi thấy rất vui khi thấy các “hậu duệ” vào trại. Những người trẻ này sẽ là nòng cốt mai sau. Còn nhiều nữa nhưng phải ngừng. Cảm phục các tài năng Ba Lắc Ký không sao tả xiết, kể cả tài “gom bi” của anh em. Xin lỗi nếu quên không nhắc đến. Nói tóm lại thì tôi rất cảm động vì tình thầy trò và huynh đệ (& tỷ muội) PK. Tìm đâu ra được những ngày xưa thân ái. Xin cảm ơn Ban Chấp Hành Hội PK Âu châu rất nhiều.

Hình 2 Đố vui để học – 2010 Hòa (MC, Đức), Thụy (Úc), Thầy Ái (Pháp) và Châu (Pháp)

Để kết luận, theo lối suy nghĩ của tôi thì Đại Hội Petrus Ký 2010 có một tầm quan trọng trong việc bảo trì văn hóa cũng như tình thầy trò và huynh đệ tỷ muội của trường và truyền thống nước Việt ta. Còn về “Bóng đá” Thế Giới thì việc này cũng quan trọng không kém. Tôi không mê tín dị đoan tin vào Tìên Tri Bạch Tuộc Paul, đoán thế này thế kia, chỉ biết theo Khoa Học Giảo Nghiệm mà thôi. Theo lối

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu số 31/2011 - 50 -


Giảo Nghiệm này thì khi các đại biểu PK từ khắp nước đổ về Đức họp Đại Hội thì Đức đá đâu thắng đó. Họp xong Đại Hội, họ ra về thì Đức thua ngay. :-) Thôi xin hẹn gặp lại kỳ Bóng Đá sau nếu có duyên.

Hình 4 Các thầy cô (2010) Thầy Thái (Đức), Thầy Nhơn (Mỹ), Thầy Đảnh (Đức), Cô Đảnh (Đức), Cô Hương (Pháp), Thầy Ái (Pháp) và cô Ái (Pháp)

Hình 5. Thụy & Nương (giữa) , các thầy cô và bạn 2010 Cô Nhơn (Mỹ), Cô Đảnh (Đức), Hải (Đức), Thụy & Nương (Úc), Thầy Đảnh (Đức), Thầy Nhơn (Mỹ) và Trực (Đức)

Hình 6 – Thầy và bạn - Lãnh thưởng 1969 – Hai, Thầy Đảnh, Thụy, Trúc và Châu - Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu số 31/2011 - 51 -


viên Mỹ Thuật , những nghệ sĩ tạo hình trong tương lai để phụng sự nước nhà trong lãnh vực văn hóa . Cụ Mai Thọ Truyền đã nhấn mạnh về 2 chữ “ Quốc Gia “ , mà những trường đã dược vinh hạnh mang tên, điển hình như trường Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt, đào tạo những sĩ quan cho quân đội Quân Lực VNCH, trường Đại Học Quốc Gia Hành Chánh, đào tạo những chính trị gia trong tương lai, cùng một ý nghĩa đó trường Quốc Gia Âm Nhạc và Kịch Nghệ Sài Gòn và trường Quốc Gia Cao Đẳng Mỹ Thuật Gia Định là 2 trường đào tạo những nghệ sĩ, góp phần cho sự phát triển, duy trì lịch sử và văn hóa của miền Nam VN.

Kính thưa quí vị cựu giáo sư và các đồng môn cựu học sinh Petrus Trương Vĩnh Ký hiện diện trong ngày hôm nay .( July 4, 2010 ). Tôi là Phạm Thế Trung, một cựu học sinh Petrus Ký và cũng là một điêu khắc gia hiện sinh sống và làm việc tại Toronto, Canada . Khi tôi mới bước chân vào trường Quốc Gia Cao Đẳng Mỹ Thuật Gia Định thời điểm những năm 1972 , 1973 là lúc tình hình đất nước bước vào giai đoạn đen tối nhất …Tôi còn nhớ rất rõ trong một buổi tới thăm trường QGCĐ Mỹ Thuật của cụ Mai Thọ Truyền Phủ Quốc Vụ Khanh đặc trách Văn Hóa tại thành phố Sài Gòn năm 1974, trong bài diễn văn cụ đã nhắn nhủ về việc đào tạo đến Ban Giám Đốc và trách nhiệm của sinh

Tiếc thay ! chỉ trong một thời gian rất ngắn sau lời nhắn nhủ của cụ Quốc Vụ Khanh Mai Thọ Truyền ,thì thành phố Sài Gòn đã rơi vào tay Cộng Sản Bắc Việt. Kết quả là hầu hết những di tích lịch sử và văn hóa của miền Nam VN đã bị hủy hoại, tàn phá …Trong đó có Tượng Đài toàn thân của Cụ Petrus Trương Vĩnh Ký với áo dài khăn đống tay cầm quyển sách Quốc Ngữ được đặt ngay tại trung tâm thành phố Sàigòn, (góc công viên Thống Nhất cạnh nhà thờ Đức Bà.) cũng bị cộng sản VN thủ tiêu đi mất tích ! (Nguyên là năm 1898 cụ mất đi để lại rất nhiều thương tiếc, mãi đến sau này, một số trí thức miền Nam trong đó có một nhà cách mạng là ông Trần Chánh Chiếu đã đứng ra vận động và quyên góp khắp Nam Kỳ Lục Tỉnh để xây dựng Tượng đài cụ Petrus Trương Vĩnh Ký, và đã

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu số 31/2011 - 52 -


được long trọng khánh thành vào ngày 24 tháng 12 năm 1927). Qua 35 năm tại hải ngoại Hội Cựu Học Sinh Petrus Ky đã dược thành lập hầu hết mọi nơi trên thế giới , tạo thành một tập thể lớn lao và thành công trong nhiều lãnh vực…với niềm tự hào đó, thiết nghĩ chúng ta nên xây dựng lại tượng của Cụ Petrus Trương Vĩnh Ky tại hải ngoại, nhằm vinh danh và biết ơn những công trình văn hóa của người đã để lại cho hậu thế, và trên hết mọi điều con cháu của chúng ta cùng những thế hệ nối tiếp sẽ biết đến và hãnh diện với người bản xứ. Phạm vi của tôi chỉ là người tạo ra tác phẩm nghệ thuật nên không thể vận động để khởi xướng cho công trình xây dựng mang ý nghĩa lớn lao của một tập thể như các Hội Petrus Ký tại California đã có trong nhiều năm qua. Hôm nay tôi ngỏ lời đến tất cả cựu Giáo Sư, các bạn

đồng môn Petrus Ky khắp nơi với hy vọng rằng : Hợp cùng với ý kiến của G/S Nguyễn Thanh Liêm, cựu Thứ Trưởng Bộ Văn Hóa Giáo Dục VNCH là người khởi xướng cho PETRUS KY FOUNDATION , trong bài viết Giáo Sư Nguyễn Thanh Liêm đã có đoạn : ”Tổ chức này sẽ tranh đấu cho tên trường Petrus Ký được trả lại cho trường Petrus Ký .v.v… Sẽ xuất bản một tập san định kỳ với những bài khảo cứu, tham luận giá trị về văn hóa, giáo dục v.v… Tổ chức này cũng sẽ tìm đất đai dựng tượng Petrus Ký, thiết lập trung tâm sinh hoạt văn hóa giáo dục Petrus Ký…” Trân trọng cám ơn toàn thể quí vị. Phạm Thế Trung buổi nói chuyện tại PKý Reunion 2010

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu số 31/2011 - 53 -


Thầy Võ Hoài Nam Pháp Thưa quí thầy cô,Thưa quí thân hữu,Các bạn trẻ mến, Vì sức khỏe không cho phép nên tôi không qua được để dự Đại Hội Petrus Ký 16. Tôi tiếc hùi hụi vì mất một cơ hội để thấy lại tinh thần Petrus Ký, môt tinh thần đã biến thành truyền thống, luân lưu qua biết bao nhiêu thế hệ giáo sư / học sinh miền nam Việt Nam ! Tôi không có học Petrus Ký, nhưng tinh thần Petrus Ký đã thấm vào tôi từ thời cha tôi - giáo sư Võ Thành Cứ - dạy Petrus Ký. Về sau - vào năm 1955 – trước khi nghỉ dạy Petrus Ký để về hưu, cha tôi xin cho tôi vào dạy lý/hóa ở trường nầy vì ổng muốn tôi trở thành nhà mô phạm ! Hồi thời đó, chân ướt chân ráo vào trường, may quá, tôi gặp toàn là bạn thân của cha tôi, như bác đốc Huấn làm giám học, chú Toản làm tổng giám thị, chú Lê Văn Thử và chú Trần Kiệt cùng dạy toán … nên được nâng đỡ tận tình. Tôi chỉ dạy có một năm, vậy mà sau đó – và cho đến bậy giờ - tôi vẫn hãnh diện rằng tôi là người của Petrus Ký ! Tôi viết mấy dòng nầy gởi qua chào mừng Đại Hội Petrus Ký 16 và mến chúc Đại Hội thành công. Nhân dịp nầy, tôi cũng xin gởi lời khen

các bạn trẻ đã biết trân trọng dấu ấn Petrus Ký và đã mang nó theo canh cánh ở bên lòng cho dầu có lưu vong ở chân trời góc biển nào đi nữa, và nhờ vậy mình mới có những Đại Hội như vầy ! Xưa nay, tôi vẫn quí những người biết giữ gìn cái gốc. Đến đây, xin phép quí vị cho tôi nói với các bạn trẻ một câu mà tôi thèm nói từ nãy giờ : « Thầy cám ơn tụi con ! Cám ơn đã cho thầy thấy ở cuối con đường hầm vẫn còn có ánh sáng ! » Thân mến chào tất cả, Võ Hoài Nam – Paris tháng 7 năm 2010 ✰ Không góp mặt được thì tôi xin góp vui bằng câu chuyện sau đây : ….Một thiền sư già đi thiền hành với một đệ tử trẻ. Im lặng ! Bỗng, anh đệ tử tằng hắng rồi thưa : - Bạch thầy ! Con xin hỏi ! Thầy "Ừ "! - Bạch thầy ! Tại sao trời lại xanh ? Thầy giải nghĩa liền : - Con cá trong nước !

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu số 31/2011 - 54 -


Đệ tử chấp tay cúi đầu, đi thiền hành tiếp. Im lặng ! Bỗng, anh đệ tử lại tằng hắng :

Với các đồng nghiệp cũ chưa có dịp tham dự ĐH, tôi mong quý vị gắng thu xếp về tham dự it nhất một lần. Vì thời gian không chờ đợi chúng ta nữa và bỏ qua dip này là rất đáng tiếc.

- Bạch thầy ! Con xin hỏi !

Chúc ĐẠI HỘI thành công tốt đẹp.

Thầy lại "Ừ "!

Phan Lưu Biên ✰ ✰ ✰

- Bạch thầy ! Tại sao có gió ? Thầy giải nghĩa :

Thầy Trần Thành Minh

- Màu trắng, màu đen !

Việt Nam

Đệ tử lại chấp tay cúi đầu, tiếp tục bước. Bỗng, anh ta ré lên cười !

Thân mến gởi các bạn đồng nghiệp cựu giáo sư Petrus Ký , các anh chị em đồng môn Petrus Ký và gia đình, cùng các thân hữu ở Âu Châu,

Thiền sư hỏi "Sao cười ?"

Thưa các anh chị em,

Anh ta vừa vỗ tay vừa nhảy cỡn lên :

Trong 15 kỳ Đại hội Petrus Ký Âu Châu vừa qua tôi hân hạnh được tham dự với các bạn đồng nghiệp và các em học sinh Petrus Ký tại Ronneburg được tất cả ba lần : lần đầu tiên năm 1998 , lần thứ nhì năm 2004 cùng với giáo sư Nguyễn Thanh Liêm và vợ chồng giáo sư Trang Ngọc Nhơn đền từ Mỹ và lần thứ ba năm 2009 với giáo sư Phan Lưu Biên đến từ Việt Nam. Chúng tôi vô cùng cảm động trong mỗi lần đến dự Đại hội với các bạn đều được các bạn đồng nghiệp và các em cựu học sinh ân cần tiếp đón ; lo chỗ ăn ở chu đáo và lập kế hoạch tổ chức cho chúng tôi tham quan du lịch một số nước Châu Âu. Chúng tôi không bao giờ quên tình cảm sâu đậm của các bạn đồng nghiệp già dành cho chúng tôi như vợ chồng anh Phạm Ngọc Đảnh, anh Hồ Văn Thái, anh Trần Kim Quế ở CHLB Đức và vợ chồng anh Phạm Xuân Ái ở Paris,vợ chồng cô Lý Thị Thu Thủy ở Hòa Lan. Chúng tôi cũng không bao giờ quên tình Thầy trò bất diệt của các em cựu học sinh cùng với các nàng dâu Petrus Ký dành cho chúng tôi : như Huỳnh Văn Ngày, Huỳnh Hiếu Thảo, Lê Trung Trực, Phạm Quốc Phong, Phạm Văn Hòa, Trần Tiến Hóa, Uông Thu Hoài, Phùng Ngọc Chánh, Nguyễn Ngọc Anh Dũng, Nguyễn Phước Hí , Vũ Hùng Đức, Huỳnh Hồng Sơn, Huỳnh Cẩm Chương và Ngôn ở CHLB Đức và Trần Gia Bình, Nguyễn Minh Châu, Lê văn Hưng, Ngô càn Chiếu, Dương Nguyên Vũ ở Paris v.v… Mặc dầu năm nay chúng tôi không đến dự Đại hội nhưng vẫn nhớ không khí vui tươi khi mọi người gặp nhau, tay bắt mặt mừng và hỏi thăm sức khỏe trong khuôn viên trại ở Ronneburg vào

- Bạch thầy ! Con vui quá! Vui quá ! Thiền sư hỏi : - Tại sao vui ? - Bạch thầy ! Người ta nói "Thiền sư nói gì, hiểu được là chết liền ! ". Những gì thầy giải nghĩa nãy giờ, may quá, con không hiểu khỉ gì ráo, nên con còn sống ! Vui quá ! Vui quá ! Thiền sư thở dài, tiếp tục bước thiền hành, vừa đi vừa suy nghĩ : "Mình năm nay 80 tuổi. Sống lâu cỡ nầy chắc nhờ mình không hiểu khỉ gì ráo những gì thầy của mình nói hồi đó ! " ✰ ✰ ✰

Thầy Phan Lưu Biên Việt Nam Phong thân, "Chỉ xin gởi hết ân tình , Về nơi Đại hội mà mình yêu thương . Đó là tâm trạng của tôi khi được thư của Phong". Với các đồng nghiệp củ về dự ĐH, tôi xin chúc sức khoẻ và hạnh phúc, và mong quý vị tiếp tục về dự trong những lần tới . Với các em học sinh cũ, tôi xin chúc các em sức khoẻ, hạnh phúc và công ăn việc làm ngày càng phát triển tốt đẹp và mong các em chung tay góp sức làm cho ĐH ngày càng đông vui, bổ ích và thật chặt tình thân hữu trong cộng đồng học sinh Petrus Ký .

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu số 31/2011 - 55 -


chiều thứ sáu, buổi tối thứ sáu vui vẻ rộn rịp với đồ nhậu mang về từ các nơi và những chai rượu vang đỏ của Thầy Ái mang từ Paris qua, Sáng thứ bảy sau khi tập thể dục với Thầy Hằng Trường và hát bài “ Ngàn năm Petrus Ký “ trước sân cờ, buổi họp trang trọng bắt đầu dưới sự điều khiển của Ban Chấp Hành hội, buổi chiều nướng thịt ngoài trời do các nàng dâu Petrus Ký chuẩn bị, buổi tối văn nghệ đặc sắc với sự điều khiển vui nhộn của MC Phạm Văn Hòa và buổi chia tay tiễn biệt đầy luyến tiếc vào trưa chủ nhật, Nhân dịp này chúng tôi xin bào cáo với Đại hội những hoạt động của Ban liên lạc Thầy Cô và cựu học sinh Petrus Ký tại Việt Nam trong năm qua. Sau khi trở về Việt Nam chúng tôi đến thăm Thầy Trương Văn Ngọc và gởi cho Thầy số tiền mà Hội Ái Hữu Petrus Ký Châu Âu quyên góp trong kỳ Đại hội 15 để giúp đỡ Thầy Cô tại Việt Nam già yếu và gặp khó khăn trong cuộc sồng . Thầy Ngọc gởi lới cám ơn anh chị em Petrus Ký tại Châu Âu, đặc biệt hỏi thăm Thầy Hồ Văn Thái. Đầu năm 2010 chúng tôi tiếp đón Thầy Phạm Mạnh Cương từ Canada về thăm Việt Nam, hướng dẫn Thầy về thăm trường xưa với bao kỷ niệm thân thương. Ngày 29-01-2010 các em cựu học sinh 70-77 trong nước và hải ngoại cùng với các nhóm cựu học sinh 65-72 và 74-81 và em Huỳnh Văn Ngày tổ chức tiệc tri ân Thầy Cô Petrus Ký lần thứ 6 tại nhà hàng Kim Đô (sau một năm gián đoạn), đặc biệt tham dự họp mặt này có Thầy Phạm Mạnh Cương đến từ Canada, Thầy Trần Công Hoàng đến từ Pháp và Thầy Trương Văn Ngọc ở Việt Nam lần đầu tiên đến họp mặt với anh em. Như mọi năm vào ngày đưa ông táo 23 âm lịch ban liên lạc tổ chức họp mặt Thầy Cô về hưu và các em cựu học sinh tại trường PTTH chuyên Lê Hồng Phong để Thầy Cô và các em học sinh chúc Têt Canh Dần và mừng sinh nhật lần thứ 90 của Giáo sư Trần Văn Khê cựu học sinh Petrus Ký già nhất. Trong buổi họp mặt tất niên của nhóm cựu học sinh 64-71 tại nhà hàng Arc- en -Ciel, các Thầy Diễm, Lễ, Minh rất vui mừng gặp lại Thầy Châu Thành Tích từ Mỹ về thăm Việt Nam sau 30 năm xa cách. Năm vừa qua gia đình Petrus Ký chúng ta rất đau buồn và thương tiếc anh Quách Thanh Trung , người học sinh và người Thầy Sử Địa của trường vừa từ trần, thêm một chiếc lá rụng trong sân trường, chúng ta dành một phút để mặc niệm thầy Trung.

Sau hết chúng tôi xin chúc Hội Ái Hữu Petrus Ký Âu-Châu đạt được những thành quả tốt đẹp, chúc sức khỏe vợ chồng Thầy Đảnh, vợ chồng Thầy Ái, vợ chồng thầy Quế, thầy Thái, vợ chồng Thầy Trang Ngọc Nhơn và anh chị em cựu học sinh và gia đình Petrus Ký Âu-Châu, chúc Đại hội kỳ 16 thành công tốt đẹp. Saigon ngày 26 tháng 6 năm 2010 Trần Thành Minh

Thầy Trương Văn Ngọc - Thầy Phạm Mạnh Cương

Ông Trần Văn Khê

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu số 31/2011 - 56 -


✰ ✰ ✰

Thầy Nguyễn Ngọc Đính Úc châu Thân gởi các đồng-môn, các thân-hữu và các em của Hội Ái-Hữu Perus Ký Âu-châu,

Thầy Trần Thành Minh - Thầy Phạm Mạnh Cương

Mọi năm cứ vào dịp nầy tôi cứ hao-hức muốn đi tham-dự ĐH Petrus Ky Âu-Châu để có dịp hànhuyên với các cựu Thầy Cô PKý hoặc đang ở Đức hoặc ở các nơi khác đến, các em cựu họcsinh của Trường, nhưng mơ-ước vẫn chưa thành trong dịp này. Cứ tưởng-tượng đến Chương-trình DH đầy tiếtmục văn-nghệ, trình-thuyết các đề-tài, tranh đấu thể-thao, các món ăn ngon … và nhất là sự thântình giửa các anh em cựu học-sinh, các cựu giáosư, cùng sự thân-hữu của các Trường bạn làm cho ĐH PKy Âu-Châu mỗi năm mỗi đông hơn và thành-công hơn. Không đích thân đi tham dự DH được, tôi xin gởi vài dòng chúc ĐH thành-công mỹ-mãn, mọi người hưỡng trọn những ngày vui với nắng ấm ở Đức quốc. Tôi cũng xin khen ngợi sự hy-sinh của Ban Tổ-Chức Đại-Hội. Xin nhớ đến nhau. Thân Chào Nguyễn Ngọc Đính Canberra-Australia ✰ ✰ ✰

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu số 31/2011 - 57 -


Thầy Võ Văn Vạn

Có những chú còn ở lại quê nhà Trang lịch sử đưa người đi viễn xứ

Việt Nam Thầy trò họp mặt về đây Mừng vui tìm lại chuỗi ngày thân thương Petrus Ký ấm ngôi trường Xôn xao kỷ niệm vấn vương nghĩa tình Tiếng cười trong trẻo ngày xanh Lời thầy cô giảng bay quanh chỗ ngồi Nhẹ như tiếng mẹ ru nôi Như dòng sông hát những lời ca dao Trái tim bừng sáng tự hào Học trò thành đạt ngẩng cao mái đầu Đời qua bao bước bể dâu Thầy trò xa cách nỗi đau chia lìa Mừng ngày Đại Hội tìm về Ngược dòng ký ức xẻ chia vui buồn Nghĩa tình như sóng tràn tuôn Câu ca tiếng hát lách luồn vần thơ Hè về hàng phượng ngẩn ngơ Mừng ngày họp mặt hẹn chờ năm sau Rất quý mến. Trầm Vân ✰ ✰ ✰

Petrus Ký ngày họp mặt Ronnenbourg

Tổ quốc ơi, đời ta là lữ thứ Vẫn miệt mài lòng yêu mến quê hương Yêu bạn bè và yêu cả mái trường Họp mặt đây nhớ ngày xưa thân ái ✰ ✰ ✰

Một lần… rồi bao giờ gặp lại… Trần Ngọc (cảm nghĩ sau Đại hội Petruský Ronneburg kỳ 16 từ 2.-4.7.2010)(5.7.2010) Đêm giao lưu văn hóa văn nghệ với chủ đề "Ký ức quê hương – Ký ức yêu thương" với tiếng hát tiếng đàn của Nga Mi – Trần Lãng Minh, tiếng hát Vĩnh Thanh Thảo, Ái Thanh, Linh Chi, Vũ Duy… tiếng thơ có Sông Lô, LĐC, TLM, tiếng sáo lần đầu của Nguyễn Minh Trí từ Nam Đức… và đêm trước "ngẫu hứng" làm quen đậm đà nồng ấm. Cũng không thể quên cơn mưa rào trong chiều "nướng thịt" sau cơn men chiến thắng của đội bóng tròn Đức hạ đối thủ Argentina 4:0. Mưa rơi…mưa rơi và "dân ta" tán loạn như ong vỡ tổ… Với chiều „Việt học“ lần 2 với lối trình bày có duyên và tếu dễ thương của Trương Bổn Tài nhưng không "thương dễ"…

Thanh Hương Âu châu ta họp mặt Ronneburg về đây Gặp nhau hoen nước mắt Tay bắt đôi bàn tay

Từ nhiều năm nay cao điểm của Đại hộiPetruský là các đêm văn hóa văn nghệ nhưng không năm nào giống năm nào với sự phong phú thật… tình cờ. Có lẽ vì yêu người Petruský "dễ thương", là dịp "thư giãn" cho cuộc đời bớt… long đong.

Chào anh người bạn cũ Đồng môn nhưng chưa quen Bao năm trời tự nhủ Trường ơi, ta có quên

Đại hội Petruský kỳ 16 năm nay với sự góp mặt từ bốn phương trời, từ 4 lục địa chỉ thiếu các Bạn từ châu Phi thôi… Một lần… rồi bao giờ gặp lại…

Niên học năm bảy bảy Mới đấy mấy chục năm Trăng tròn rồi xa mãi Tuổi học trò qua nhanh

Thầy Cô và các Bạn hãy giữ sức khỏe để rồi "đến hẹn lại lên" … năm sau. Thời gian sao qua mau quá các Bạn ơi !

Chia tay nhau, hỏi mai còn gặp lại Một bầy chim bay khắp vùng trời xa

✰ ✰ ✰

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu số 31/2011 - 58 -


Betreff: Du am Petrusky! Von: Ai Thanh Ha <> An: chau lam <> Gesendet: Montag, den 5. Juli 2010, 14:45:03 Uhr Anh Châu à,tối hôm qua về em mới thấm mệt sau mấy ngày HÒ, HÉT, HÁT...và quá ít ngủ. Em nằm bẹp luôn cho đến giờ, đầu đau, người đau và nói chung là toàn thân nặng trĩu và khan tiếng (điều này mới nguy hiểm vì ngày mai phải hát rồi), không thể dậy nấu ăn được, lục lại tìm đồ ăn, tưởng có thịt nướng chị Thảo gói hoá ra toàn bánh mỳ...xui quá, thế là lại bài ca MỲ GÓI thôi. Ngồi viết một chút mà em cũng thấy chóng mặt đây, có lẽ tuổi già bắt đầu ập đến rồi hoặc thằng TIM của em bắt đầu dỡ chứng và sinh chuyện nên thực sự lần này về em thấy mệt hơn mấy lần trước rất nhiều...sức khoẻ không đùa được!

Cám ơn Petrus Ký đã làm nên cầu nối cho người với người được gặp nhau, cho bạn với bạn được vui với nhau và cho đồng nghiệp với đồng nghiệp được GIAO DUYÊN cùng nhau! Xin cám ơn ban tổ chức Petrus Ký! Thân mến! Ái Thanh ✰ ✰ ✰

Đại hội Petrus Ký 2010 Nguyễn thành Thụy

Tuy nhiên dư âm của lần gặp nhau, chung vui với nhau thì vẫn còn nguyên, một chút xao xuyến vì đúng là không lần nào giống lần nào, gặp vợ chồng anh chị Trần Lãng Minh - Nga My tuy xa mà gần, hoà nhập được vào nhau ngay và tất cả toàn xa lạ mà khán giả đâu có hay là tất cả như đã tập với nhau từ rất lâu rồi, như cùng chung 1 nhóm vậy, nhiều người nói với em điều đó, gần như không có khoảng cách cả về mặt nghệ thuật lẫn thời gian... Quen thêm bạn, thêm người đồng nghiệp thật là quý và vui.

Năm Canh Dần ta sang thăm xứ Đức Bạn bè xưa gặp lại, bốn mươi năm Đầu điểm sương với mái tóc hoa râm Nhưng còn nhớ, những ngày xưa thân ái Kỳ niệm xưa lòng ta thêm tê tái Cuộc đời ta sau bao gió viễn phương Cùng thầy cô đoàn tụ, ngỡ sân trường Đem bù đắp một khung trời quá khứ Petrus Ký ngày xưa sân trường cũ Lại về đây trong biển nhớ xa xôi Ronneburg họp trại dưới chân đồi Cùng nhau ca tình vui thêm gắn bó Chúc bạn xưa nay đã năm sáu bó Mọi niềm vui trong hồn trẻ ngày xưa Chúc thầy cô nay đã tóc lưa thưa Vài kính mến để về nơi trường thọ

CÁO PHÓ Chúng tôi vô cùng đau buồn báo tin cùng thân bằng quyến thuộc, bạn hữu xa, gần. Mẹ, Bà Nội, Ngoại, Cụ Ngoại chúng tôi là:

Cụ Thái Thị Ty Pháp danh Diệu Tịnh

Sinh quán tại Thường Tín, Hà Đông, Bắc phần

đã từ trần sáng Thứ Tư, ngày 10, tháng 11, năm 2010 tại Burnaby, B.C, Canada, hưởng thọ 91 tuổi. Tang Gia Đồng Khấp Báo Trưởng nữ: Nguyễn Thị Huế, chồng Nguyễn Trọng Huỳnh và các con Dưỡng nữ: Nguyễn Thị Hạnh và các con, các cháu Trưởng nam: Nguyễn Thái Trung, vợ Phạm Thúy Phuơng và các con Thứ nam: Nguyễn Thái Hưng, vợ Tô Băng và con Thứ nữ: Nguyễn Thị Hương, chồng Võ Tất Thắng và các con, cùng con dâu Thứ nữ: Nguyễn Thị Hảo, chồng Nguyễn Chí Hùng và các con, các cháu, cùng các cháu rể Thứ nữ: Nguyễn Thị Hường và Robert Funk Thứ nữ: Nguyễn Thị Thuận, chồng Nguyễn Minh Chính và con Thứ nữ: Nguyễn Thanh Thủy và các con Thứ nam: Nguyễn Thái Thịnh, vợ Trần Thanh Trúc và các con Cáo Phó này thế Thiệp miễn phúng - Diễn Đànthay Petrus Ký ÂuTang, châu xin số 31/2011 - 59điếu -


(tiếp theo kỳ trước)

Chương 2

Tuổi thơ Triệu mồ côi mẹ rất sớm, khi chưa tròn năm tuổi. Mẹ Triệu vốn thuộc một gia đình công chức khá giả, lớn lên ở Sài Gòn nhưng sau khi có chồng thì về làm dâu ở Mỹ Long, một làng nhỏ thuộc quận Cao Lãnh, tỉnh Sa Đéc, ven biên Đồng Tháp Mười. Nơi đây là một nơi thực sự quê mùa, xa thành phố Sa Đéc

cách hai nhánh sông lớn Tiền Giang. Từ Sài Gòn xuống, không có đường xe đi ngang qua làng. Thuở đó con đường từ An Hữu, trước khi đến bến Bac Mỹ Thuận, đi đến quận Hồng Ngự chưa được xây cất như trong thời Đệ nhất Cộng Hòa. Dân trong làng nếu không có dịp ra tỉnh thì chưa biết được hình dáng một chiếc xe hơi ra làm sao! Ông nội Triệu là một nhà nho, quê ở Hà Tĩnh vào Nam để theo ông Bác của Triệu bị Pháp xử lưu đày ở Nha Mân (Sa Đéc) vì tham gia hoạt động trong phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục. Ông nội Triệu là nghĩa quân trong phong trào Phan Đình Phùng, khi trở về làng thấy làng đã bị quân Pháp đốt sạch nên đã lấy quyết định bỏ làng, xuôi về Nam theo người anh cả. Nhiều nhà cách mạng khác cũng bị Pháp chỉ định cư trú ở Nam, như cụ Vũ Hoành ở Sa Đéc, cụ Dương Bá Trạc ở An Giang, cụ Phan Tây Hồ ở Định Tường ...Từ Hà Tĩnh, ông nội Triệu đã đi bộ vào Nam tìm người anh. Cuộc hành trình này là một giai thoại được con cháu thường nhắc nhở trong gia đình và được ghi vào gia phả. Ông nội Triệu đã được chọn lãnh trách nhiệm dạy học ở trường làng và đã lập nghiệp ở đây, vừa làm vườn vừa làm ruộng. Cả làng đều gọi ông là Ông Giáo. Cha Triệu là một tư chức làm việc với Pháp, có được cơ hội giúp việc khi Pháp thành lập các khách sạn lớn như Continental, Majectic ở Sài Gòn, Langbiang Palace, Hôtel du Parc ở Đà Lạt. Lúc Triệu ra đời thì cha Triệu đã trở thành chuyên viên

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu số 31/2011 - 60 -


nên được chỉ định phụ trách các khách sạn ở Siemréap, Đế Thiên Đế Thích và nhà hàng Bokor ở Campuchia. Mẹ Triệu vì có hai con còn nhỏ nên chưa theo chồng được, phải về quê làm dâu. Từ một nơi phồn hoa là Sài Gòn về chốn quê mùa, mẹ Triệu vẫn thích nghi được với cuộc sống mới. Từ một cuộc sống tương đối theo lối Âu tây trong một gia đình công chức, mẹ Triệu vẫn sinh hoạt bình thường trong một gia đình Nho giáo theo lề lối sống khắc khe. Vì mất mẹ khi còn quá nhỏ, Triệu chỉ còn nhớ mang máng được hình ảnh mẹ như khi mẹ xắt chuối nuôi heo hay xay lúa, giã gạo, sàng gạo với các cô ...Chỉ có một lần được mẹ tắm ở giữa sân, khi gội đầu bằng xà bông, Triệu đã nhắm chặt mắt chờ khi mẹ xối nước xong mới dám vuốt mặt, mở mắt ra. Nắng chiều chiếu qua các giọt nước còn đọng trên mi, mặt mẹ Triệu cúi gần mặt Triệu, nên khi mở mắt Triệu thấy hình ảnh mẹ lung linh tuyệt đẹp. Tám chục năm về sau, mỗi lần hồi tưởng nhớ mẹ, Triệu vẫn còn giữ mãi nét mặt của mẹ qua ánh nước lóng lánh của buổi chiều ngày đó. Nhưng rồi, một hôm, mẹ Triệu trở bịnh nặng, hôn mê nhiều ngày. Triệu và em được cho ngủ riêng với các cô. Một buổi chiều, mẹ Triệu hồi tỉnh lại, các cô đưa anh em Triệu khép nép vào thăm mẹ. Nhưng đó có lẽ là những phút hồi dương ngắn vì sáng hôm sau, các cô khóc sướt mướt đánh thức anh em Triệu dậy và cho hay "Mẹ đã mất rồi!”. Vào tuổi đó Triệu thấy người lớn khóc nên cũng khóc theo, nào có hiểu mất mẹ là gì! Cả nhà rộn rịp, rối rắm lo việc tẩm liệm. Trưa hôm đó, không ai còn thì giờ lo cho anh em của Triệu. Hai anh em đều thấy bụng đói cồn cào nhưng không dám nói cho ai biết đành rủ nhau nằm vắt vẻo ở cầu thang vì nhà ông nội Triệu được cất theo loại nhà sàn cao, theo lối nhà người Miên. Sau cùng có người nhận thấy, nhớ là quên cho anh em Triệu ăn mới lo cho hai đứa nhỏ vừa mất mẹ. Đó là lần đầu tiên Triệu biết được thân phận mồ côi của mình !. Mẹ Triệu được chôn ở thửa ruộng trước nhà không xa. Chiều chiều Triệu vẫn ngồi trước nhà nhìn ra mả mẹ. Bên mộ thấy có trồng một cây chuối, vì hình như mẹ Triệu chết trong lúc đang mang thai. Nghe người lớn bàn: khi chuối trổ buồng, lúc đó là em Triệu sẽ được sanh ở cõi âm? Trước mộ, Triệu còn thấy con chó tên Nết

mà mẹ Triệu thường chăm sóc cho ăn mỗi ngày đang nằm ủ rũ. Con chó trung thành đó vẫn ra nằm nhiều ngày bên mộ mẹ Triệu! Khi mẹ Triệu trở bịnh nặng, ông ngoại Triệu được thông báo nên hấp tấp về thăm, nhưng khi đến nơi đã thấy áo quan đang được chuẩn bị sơn đỏ khiến ông đã ngất xỉu, bộ Âu phục đang mặc bê bết màu sơn. Sau buổi chiều mẹ Triệu đã được chôn cất, ông đã ở lại đêm để chờ đến sáng đáp chuyến đò trở qua Sa Đéc. Đêm đó ông đã thao thức không ngủ được, đưa mắt nhìn ánh đèn dầu trên bàn thờ vừa mới dựng lúc ban chiều cho mẹ Triệu. Chiếc đèn đó là một loại đèn dầu rất tốt, hiệu Hirondelles mà ông ngoại Triệu đã mua của hãng Armes et Cycles de Saint Étienne ở Pháp để tặng mẹ Triệu vì biết con gái mình phải về sống ở nơi quê mùa, không có ánh đèn điện. Ánh đèn tốt như thế lại bỗng nhiên bị tắt. Ông ngoại Triệu đang thức nên đã đốt lại đèn hơn hai lần trong đêm, nghĩ rằng có lẽ bướm đêm đã lọt vào bóng đèn làm đèn tắt, nhưng rồi ông lại nhớ khi chưa về nhà chồng, mẹ Triệu ngày trước cũng thường hay tắt đèn như thế để ông được ngủ an giấc. Cả nhà vì thế thường tin tưởng là mẹ Triệu đã chết khi còn quá trẻ, chưa đến 24 tuổi, mà lại đang mang thai nên rất linh hiển! Năm mẹ Triệu chết là lúc thế giới đang ở vào thời kỳ khủng khoảng kinh tế trầm trọng. Thương mãi, mùa màng ruộng vườn... đều không đem lại đủ lợi tức cho dân chúng. Cha Triệu đang có được chỗ làm ăn tốt phải trở lên Cam Bốt tiếp tục hành nghề. Ông, Bà ngoại Triệu đã thuyết phục bên nội Triệu để đem hai anh em Triệu về nuôi nấng. Thế là Triệu có được cơ hội từ biệt nơi thôn dã để đến sinh sống trong một môi trường mới, nhộn nhịp tiếng người và xe cộ. Ông ngoại Triệu lúc ấy được thuyên chuyển về tỉnh Vĩnh Long, không xa Sa Đéc bao nhiêu nhưng đối với tuổi thơ của hai anh em Triệu, đó là cả một cuộc thay đổi to lớn. Thành phố Vĩnh Long là một thành phố nhỏ, xe hơi không có được bao nhiêu chiếc, phần nhiều là xe của các cơ quan chánh phủ hoặc các xe lô, xe đò...Hai anh em Triệu rất thích ra trước nhà ngắm các loại xe tự động, nhất là vào những ngày mưa để nhìn các quạt nước nhịp nhàng đều

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu số 31/2011 - 61 -


đặn lau các kính xe. Đặc biệt vào thuở ấy, phương tiện di chuyển, ngoài loại xe kéo, tư nhân còn có thể mướn một loại xe ngựa, được gọi là xe song mã. Loại xe có hai ngựa kéo này trông rất thanh nhã, nay còn được thấy ở Pháp hay Mỹ, nơi các thắng cảnh có nhiều du khách muốn được ngồi xe rong chơi theo lối nhàn hạ thời xưa. Loại xe này được trang bị loại chuông báo hiệu do người lái xe đạp bằng chân, tiếng chuông ngân lớn nhưng rất êm tai. Triệu không quên được buổi cơm chiều đầu tiên khi được đưa về sống bên ngoại. Ông Tám, người bếp già của ông ngoại Triệu, rất vui mừng khi thấy trong nhà có thêm hai đứa trẻ thay vì chỉ toàn là người lớn như từ trước đến nay. Triệu được cho ăn món súp đầu tiên, trong súp có bỏ thêm nhiều miếng bánh mì nhỏ chiên; nhưng cả hai anh em Triệu đều ngồi ngẩn ngơ, chỉ vớt ăn các miếng bánh mì nào còn giòn, chưa thấm nước súp nhiều. Ông bếp Tám thất vọng khi thấy hai thực khách tí hon không biết thưởng thức món súp đặc biệt của ông. Triệu thú thật là ăn không được vì vị quá lạ, nuốt không vô. Lúc ấy cả nhà mới vỡ lẽ là hai đứa nhỏ nhà quê ở làng nên chưa bao giờ miệng lưỡi lại được nếm mùi thịt bò và mỡ bò! Từ đó, cả nhà thỉnh thoảng vẫn hay đùa gọi anh em Triệu là các cháu nhà quê. Mà quả thật anh em Triệu quá quê vì đã sống trong một làng nhỏ, ít khi được đưa đi chợ, mặc dầu là chợ làng. Lần đầu tiên được bà ngoại dẫn đi ăn mì, Triệu thấy món ăn này sao mà mùi vị ngon đến thế. Cả đến hôm được dẫn đi mua sách vở và cặp để chuẩn bị nhập học, ông chủ tiệm bán cặp da tặng cho một viên kẹo caramel sữacàphê. Khi ngậm viên kẹo mới nhận thức được hương vị thần tiên của viên kẹo ngoại quốc đầu đời! Ba năm theo học các lớp tiểu học ở Vĩnh Long là ba năm được tiếp xúc với các bạn bè nhiều giới. Triệu lại có tánh hay thích kết bạn, gặp nhau ở lớp chưa đủ, ngày nghỉ thế nào cũng tìm cách đến nhà để tiếp tục bày trò. Triệu rất thích một anh bạn có cha làm nghề sửa xe hơi vì nhà anh có bao nhiêu là viên đạn sắt đủ cỡ, bao nhiêu cơ phận máy móc hư phế thải...Triệu còn một anh bạn khác tên Long, cũng mồ côi mẹ, cha là một y sĩ phải đi hành nghề xa quê. Long cũng như Triệu, được gởi ở với bà ngoại. Vì cùng cảnh ngộ nên Long và Triệu thường gặp

nhau trong các ngày nghỉ. Thật ra, việc tình cảnh gia đình Long là do bà ngoại Triệu tìm ra. Như đã nói ở trên, Triệu có tánh thích kết bạn nên cuối tuần là tìm đến nhà các bạn. Vì tánh mê chơi nên quá buổi trưa thường hay quên trở về nhà. Có lẽ vì Vĩnh Long là một thành phố nhỏ, mà bà ngoại Triệu lại có nhiều người quen nên những lần Triệu đi quá giờ như vậy, tuy không cho nhà hay trước nhưng rồi bà ngoại Triệu cũng tìm ra được nhà các bạn Triệu. Mỗi lần đi tìm cháu, bà ngoại Triệu thường hay ở lại chuyện trò nên thường biết thêm gia cảnh của các bạn Triệu. Việc người lớn quen nhau qua con cháu nhiều khi cũng giúp Triệu được vài thuận lợi. Như có một lần, Triệu đã tìm cách lân la với một bạn học chỉ vì biết anh bạn này có nuôi nhiều gà tre, loại gà rừng nhỏ con mà giới trẻ rất thích. Có một lúc vào ngày lễ, thầy giáo lại cho một lô bài toán cho học sinh phải làm trong các ngày nghỉ. Anh bạn này vốn yếu về toán nên rũ Triệu đến nhà để cùng làm bài. Anh cũng có hứa sẽ tặng cho Triệu một con gà để đem về nuôi. Đến mãi xế trưa, sau khi đã giúp làm xong các bài toán, anh bạn này mới lựa cho Triệu một con gà bé tí teo, mà lại là một con gà mái! Triệu thất vọng quá nhưng không dám nói ra. Nhằm lúc ấy bà ngoại Triệu lại đi tìm cháu và được hướng dẫn đến đúng nhà bạn Triệu. Như thường lệ, bà ngoại Triệu bắt chuyện với gia đình bạn Triệu. Trong câu chuyện ngoại Triệu có cho gia đình bạn biết là sáng trước khi đi, Triệu có cho bà biết là hôm đó Triệu có một bạn hứa đến nhà anh ấy "lấy gà”. Ngoại Triệu đã dạy Triệu là phải nói "đến nhà bắt gà, chớ không ai lại nói: đến để lấy gà”. Mọi người đều cười ồ về việc dùng sai danh từ của Triệu và kết cuộc câu chuyện là gia đình bạn Triệu bắt anh phải tặng thêm cho Triệu một anh gà trống đàng hoàng cho "đủ cặp”! Ông ngoại Triệu là một trong những người được huấn luyện đầu tiên về nghành họa đồ nên thường được đổi đi rất nhiều tỉnh để đo đạt đất đai ở miền Nam. Vì vậy nên Triệu tuy còn nhỏ tuổi nhưng trong các câu chuyện nghe được trong gia đình, nhiều địa danh các làng mạc, sông ngòi, kinh lạch...đã in vào tiềm thức Triệu. Sau này khi phải di chuyển đó đây trong thuở Kháng chiến Nam bộ hay trong thời gia nhập Hải Quân, những nơi như Cầu Kè, Cầu Ngang ở Trà Vinh, Hàm Luông, Mõ Cày, Giồng Trôm ở Bến Tre, Đầm Dơi, Năm Căn, Cái Nước, Sông

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu số 31/2011 - 62 -


Ông Đốc, Ngã ba Hóc Năng ở Cà Mau..., các nơi đó đối với Triệu tưởng chừng như là những nơi đã từng biết trước! Khi đáo tuổi hồi hưu, Ông ngoại Triệu trở về quê quán ở Biên Hòa. Từ nơi đô thị tỉnh nhỏ là Vĩnh Long, Triệu bắt đầu làm quen với lối sống nửa tỉnh, nửa quê ở Phước Lư, một ấp nhỏ bên dòng sông Rạch Cát, cách tỉnh lỵ Biên Hòa khoảng hai cây số. Ông ngoại Triệu quê quán nhiều đời ở Cù Lao Phố, bên kia bờ Rạch Cát và được thừa kế nhiều ruộng vườn ở đó. Tuy nhiên vì là một công chức thường phải luân lưu sống xa quê nên ruộng vườn ông ngoại Triệu đã nhường cho các cháu canh tác. Khi về hưu, ông tậu một mảnh vườn ở Phước Lư , bên kia bờ của Cù Lao Phố, một nơi gần tỉnh lỵ Biên Hòa hơn. Khi di chuyển từ Vĩnh Long về Biên Hòa, ông ngoại Triệu được một người bạn có xe hơi riêng giúp cho mượn để về lại quê. Lần đầu tiên được đi xe Citroen, Traction 15, hai anh em Triệu sung sướng được ngồi xe có nệm êm, không như lúc di chuyển từ Sa Đéc qua Vĩnh Long bằng xe đò, phải ngồi chật như nêm mà lại bị xốc nhảy dựng khi xe qua các cầu nhỏ! Triệu học hết chương trình Sơ học ở trường tỉnh Biên Hòa. Vào thuở đó, chỉ có ở tỉnh lỵ mới có đèn điện. Phước Lư chỉ cách tỉnh có độ hai, ba cây số nhưng ban đêm phải thắp đèn dầu để học. Triệu được ông ngoại theo dõi việc học hành và sáng sớm nào ông cũng bắt phải vặn đồng hồ báo thức vào 5 giờ rưởi để ôn lại bài trước khi ăn sáng và lội bộ đến trường. Trong khi đó thì ngoại đi hâm cơm, một phần để ăn sáng, một phần gói ép vào một tấm mo cau để đem theo ăn trưa. Mỗi khuya thức dậy, quẹt diêm thắp đèn học bài, diêm sanh cháy trong không khí trong lành buổi sáng tỏa ra một mùi hương thật đặc biệt. Biên Hòa là xứ núi đá nên buổi sáng nhiều khi rất lạnh. Ép mo cơm nóng vào ngực khi đi đường vào sáng sớm, nghe hơi ấm chuyền vào mình là một thú vị khó quên của Triệu. Về được Biên Hòa, khác với lúc ở Vĩnh Long, Triệu có được cơ hội cùng với các bạn, đi xa hơn vào các thôn xóm, sông rạch. Vớt cá thia thia thì được các bạn hướng dẫn đến vớt ở con suối chảy quanh chùa Xóm Hóc Măng Tre vì cá ở suối đá hay hơn cá vớt ở ruộng. Trái cây rừng như gùi, bứa, sim, dâu...có thể kiếm ê chề nếu biết tháp

tùng các thợ đi đốn củi ở rừng Vĩnh Cửu. Nước sông Đồng Nai đặc biệt rất trong xanh, so với nước đục nhiều phù sa của sông Cửu Long. Nhìn nước là đã muốn lội tắm rồi. Nhà ở ven sông, đặc biệt khúc sông Đồng Nai bao quanh Cù Lao Phố rất hiền hòa nên Triệu đã mau chóng bơi lội khá giỏi. Sau này vào Hải Quân, được huấn luyện thành thạo hơn nên Triệu đã giúp trường Quân y Hải Quân Pháp đoạt nhiều giải. Khi ở Biên Hòa Triệu đã nhiều lần lén nhà lội ra Cù Lao Rùa tìm các "lưỡi tầm sét” đem về nhường lại cho các gia đình có con mắc bịnh kinh phong! Dân chúng thường vẫn hay tin tưởng là đặt lưỡi tầm sét trên đầu giường hay mài lấy nước uống sẽ giúp các trẻ tránh được bịnh này? Cù lao Rùa trên sông Đồng Nai là nơi trú ẩn an toàn cho những người tiền sử sử dụng đồ đá làm khí giới nên ở nơi đây, lưỡi tầm sét rất dễ tìm. Cũng vì mê đi chơi như vậy, nhất là đi bắn chim bằng ná thung nên có một lần Triệu đã bị một trận đòn nhớ cả đời. Vào thời ấy Triệu có một bạn là Lương Khánh Chí, có biệt tài bắn ná. Đi bắn chim với anh đó thì không bao giờ trở về tay không vì nếu Triệu bắn trật thì anh sẵn lòng tặng chim lúc trở về nhà. Vào một thời nghỉ lễ Tết, hết việc đi đánh bầu cua cá cọp Triệu lại chỉ lo vò đạn đi bắn với anh Chí, quên lo việc làm bài thầy giáo đã ra đề trước để làm trong các ngày nghỉ lễ. Hôm hết lễ đi học trở lại, bài không làm kịp nên sáng đó Triệu than bị đau bụng để khỏi đi học. Bà ngoại cưng cháu nên đồng ý nhưng ông ngoại đang làm việc ngoài vườn, thấy Triệu còn nằm nhà nên hỏi lý do. Ông bảo đưa tập vở ra xem, khi thấy Triệu chưa làm xong các bài, ông bắt Triệu phải đi học ngay. Ông căn dặn khi đến trường phải ghi sổ xin đi khám bịnh viện nếu thật sự còn đau. May thay hôm đó thầy giáo không xét bài của Triệu nên Triệu cũng khỏi xin đi "khám bịnh”. Chiều hôm đó về nhà, Triệu tưởng là thoát nạn, đâu có ngờ ông ngoại vẫn hạch hỏi xem thuốc nhà thương cho cất đâu? Triệu phải ăn một trận đòn về hai tội: tội nói láo để trốn học vì không làm bài và tội thứ hai là ham bắn chim, mê cờ bạc, đỏ đen ngày Tết. Nhờ được uốn nắn như vậy nên sau này Triệu mới học đến nơi đến chốn. Để giữ lời hứa với ngoại, không bao giờ Triệu tham dự vào các

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu số 31/2011 - 63 -


cuộc bài bạc, mặc dầu có thể bị bạn bè chê là keo kiệt, nhát gan. Sự lo lắng theo dõi việc học hành của ngoại đã giúp Triệu thi đậu trong kỳ thi tuyển vào Trung học Petrus Ký. Vì đổ được hạng cao nên Triệu có được học bổng ở nội trú. Biên Hòa chỉ cách Sài Gòn độ ba mươi cây số, nhưng đây là lần đầu tiên, Triệu phải xa em gái để tiếp tục việc học. Hai anh em đã luôn luôn sống cạnh nhau từ lúc còn bé, nên đây là lần đầu Triệu phải đương đầu với một nỗi buồn tha thiết của tuổi trẻ.

Chương 3

Thời Trung học Đối với một anh học sinh từ tỉnh nhỏ lên Sài Gòn học, Trường Petrus Ký quả thật là một kiến trúc đồ sộ. Được hoàn thành từ năm 1927, trường chiếm một diện tích gần 9 mẫu, mặt quay ra đường Nancy (Cộng Hòa, thời VNCH), đối diện một khoảng xa với hông bên mặt của thành Ô Ma (Camp des Mares). Về phía bên mặt trường là đường Charles Thompson (Nguyễn Hoàng) gần đường xe lửa Sài Gòn - Mỹ Tho. Hai dãy hai từng song song theo chiều Đông Tây là các lớp học. Hai hành lang phía trước và sau nối liền các lớp học thành một khung hình chữ nhật. Hai bên đầu hành lang, trước cổng, là các phòng nhân viên hành chánh và các phòng giáo sư. Hành lang phía sau là dãy nhà các phòng thí nghiệm Lý, Hóa, Sinh và lớp dạy vẽ. Bốn dãy kiến trúc đó bao vây một sân danh dự lớn có dựng tượng đồng bán thân của nhà bác học Petrus Ký, một nhân tài Việt Nam được liệt kê vào sổ vàng hậu thế kỷ XIX là "Toàn cầu bác học thập bát quân tử”. Sau cuộc đổi đời 1975, tượng đồng bị hạ, trường đổi tên thành Lê Hồng Phong, một nhân vật cách mạng, không dính dáng gì đến văn học Việt! Về bên phía trái của trường có hai dãy lầu ba từng được sử dụng làm phòng học và phòng ngủ cho học sinh nội trú. Bên sau các phòng thí nghiệm là hai phòng ăn rất rộng cho học sinh nội trú và bán nội trú. Các phòng ăn với diện tích rộng này cũng là nơi để tổ chức các kỳ thi có

đông thí sinh hay các buổi sinh hoạt cộng đồng vào các dịp Lễ Tiễn Ông Táo mỗi năm, trước khi về nghỉ lễ Tết, hoặc Lễ Mãn Khóa học cuối năm. Đời sống nội trú đã cho Triệu có cơ hội gặp được bao nhiêu bạn bè hầu như rải rác khắp miền Nam. Hai năm nội trú ở trường đường Nancy và hai năm sau khi trường phải tạm dời về trường Sư Phạm trước Sở Thú khiến Triệu được biết hầu hết các anh lớn theo học ban Tú Tài, sau đó theo học Đại học ở Hà Nội hay ở ngoại quốc. Về sau, trước khi tốt nghiệp bằng Thành chung, Triệu lại được biết thêm bao nhiêu lớp đàn em. Những thiên tài âm nhạc như Trần Văn Khê, duyên dáng đánh nhịp hay thổi phong cầm vào các ngày văn nghệ Tết Ông Táo, các anh Lưu Hữu Phước, Mai Văn Bộ, Đặng Ngọc Tốt, Trần Bửu Kiếm...với lý tưởng bồng bột lửa đấu tranh cho nước nhà được độc lập, đã thấy manh nha từ cái lò Petrus Ký. Khi Đệ Nhị Thế chiến bùng khởi ở trời Tây, Huỳnh Văn Tiểng đã đọc một bài phú tiễn đưa lính chiến đi Pháp mà hơn nửa thế kỷ sau Triệu vẫn còn nhớ: "Nhưng khuyên ai: Trăng gió dẫu say phong cảnh mới Nước non đừng lạt cảm tình xưa Rượu Bordeaux dầu có hương vị thơm tho, phó mát xứ Brie dẫu có mùi thâm thía, nho Grenoble dầu hết sức ngọt ngào, Cũng xin đừng chê rượu đế nhà ta là vô vị, bánh qui bánh tét thiếu gout, hay nước mắm hòn là dơ dáy....” Trong số các bạn bè khác, rất nhiều tên tuổi sau này đã thường thấy được nhắc nhở trên các lãnh vực hoạt động ở miền Nam. Đặc biệt sau khi thâu hồi độc lập, phần lớn các hiệu trưởng về sau thời kỳ 1950 đều xuất thân từ Petrus Ký. Nhìn trở lại lịch sử đào tạo trí thức cho miền Nam, ngoài các trường trung học công rất ít oi vì chánh sách ngu dân của Pháp (Bốn trường: Petrus Ký, Nữ học đường, Mỹ Tho và Cần Thơ), các trường tư thục phần nhiều do các nhà cách mạng du học về nước sáng lập, đã góp công lớn trong việc giáo dục thanh niên Nam Bộ. Các trường tư thục vang bóng một thời đã bị nhà cầm quyền Xã Hội Chủ Nghĩa khai tử sau 1975,

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu số 31/2011 - 64 -


thật sự rất xứng đáng được nhân dân miền Nam tưởng nhớ ghi công như trường Taberd, Huỳnh Khương Ninh, Lê Bá Cang, Chấn Thanh, Đồng Nai, Nguyễn Văn Khuê, Bassac...và bao nhiêu trường sau này của các tôn giáo sáng lập, thời Việt Nam Cộng Hòa. Các giáo sư trường Petrus Ký vào thời trước, ngoài những người Pháp hoặc Việt Nam du học tốt nghiệp ở Pháp về, phần đông đều được đào tạo từ Cao Đẳng Sư Phạm Hà Nội. Triệu vẫn còn nhớ mãi hình ảnh các vị thầy khả kính đã một thời ảnh hưởng sâu đậm đến tương lai của Triệu. Giáo sư Trần Văn Quế, người gốc Tây Ninh theo đạo Cao Đài, dóc vác cao lớn, gương mặt hiền hậu, đầu hớt tóc ngắn là giáo sư dạy Sử, Địa, có một giọng nói đầm ấm, từ tốn, đã khơi dậy lòng ái quốc cho đám thanh niên thời của Triệu. Sau này ông Quế đã bị Pháp bắt đày Côn Đảo và may mắn được trở về đất liền sau ngày Nhật đảo chánh Pháp. Một giáo sư Sử, Địa khác rất say mê nghề trong khi thuyết giảng là Nguyễn Văn Thành đã bị Việt Minh giết vào lúc khởi đầu Nam bộ Kháng chiến. Giáo sư Phạm Thiều, gốc Nghệ - Tĩnh vừa dạy chữ Nho, nhưng cũng lại dạy toán rất giỏi, là một nhân vật có phong cách nhà Nho, ăn mặc chững chạc, vào lớp lúc nào trước tiên cũng móc trong túi áo chiếc đồng hồ quả quýt, đặt lên góc bàn bên phải và xoay cho dây đeo cuốn tròn chung quanh tươm tất, xong mới bắt đầu dạy. Triệu đã gặp lại Thầy sau này trong thời gian kháng chiến. Lần đầu tiên gặp lại Thầy ở chiến khu Rừng Vĩnh Cửu, Biên Hòa, Triệu mới chợt nhận chân được cái vui tánh hồn nhiên của Thầy. Sau khi hỏi Triệu: "Cậu đi đâu đây?”. Thầy lại vui đùa nhại lời ca "Nhớ chiến khu” của Đỗ Nhuận và hát: "Chiều nay lên chiến khu đi gò mèo!”. Thầy đã một thời làm chủ tịch Ủy ban Kháng chiến Sài Gòn-Chợ Lớn, Ủy viên Tuyên huấn Ủy ban Hành chánh Nam bộ với biệt hiệu Trường Phong và đã tập kết ra Bắc. Sau 1975, giáo sư được bầu dân biểu thành phố Sài Gòn, nhưng đã thất vọng vì lối cai trị và tham nhũng của cán bộ Cộng sản. Ông đã tự vận chết, sau khi gởi cho Đại hội Đảng Q3, Thành phố Hồ Chí Minh một tuyệt thư: "Dốt mà lãnh đạo nên làm Dại. Dại mà muốn thành tích nên báo cáo Dối

Dốt, Dại, Dối, đó là ba điều làm cho các nước Xã Hội Chủ Nghĩa sụp đổ, làm cho nước ta đi từ sai lầm này đến sai lầm khác”. Sau đêm chủ nhật 23 tháng 9 năm 1945, mở màn cuộc Kháng chiến Nam bộ, rất nhiều giáo sư như Nguyễn Văn Chì, Nguyễn Văn Chí, Lê Văn Huấn, Phạm Thiều, Nguyễn Văn Trứ, Lê Văn Cẩm...đều bỏ thành vào bưng tham gia chống Pháp. Có một việc cần nêu lên là các giáo sư còn sống và trở lại thành sau 1975, phần đông đã có một đời sống rất khiêm tốn. Các chức vụ béo bở đã được dành cho những người của Đảng Cộng sản. Giáo sư Nguyễn Văn Chì trong thời chiến giữ chức Chủ tịch Ủy ban thành Sài GònChợ Lớn. Sau ngày 30 tháng Tư 1975, chức đó phải nhường cho người khác. Giáo sư Chì được giao chức vô thưởng vô phạt: Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc. Triệu được một người ở cùng làng Bến Tranh (Mỹ Tho) với giáo sư Chì cho biết tin, là sau 1975, ông đã trở về quê và đã qua đời trong cảnh nghèo xơ xác! Sống nội trú bốn năm ở Petrus Ký, Triệu sáng trưa, chiều tối nào cũng phải tiếp cận với các giám thị. Các vị đều xuất thân trong nghành giáo dục nên phong cách rất đặc biệt. Giữa khung cảnh Sài Gòn tân tiến, giám thị Tươi mà Triệu thường ngưỡng mộ nhưng nay đã quên họ, lúc nào cũng mặc áo dài đen, quần vải ta trắng. Phải là người có can trường lắm mới có can đảm mặc quốc phục giữa đám học sinh quỉ quái và các đồng nghiệp vận Âu phục chễm chệ. Thầy Ngữ gốc Bình Dương thì lúc nào cũng vùi vào sách vở, nghiên cứu cách biến chế màu vẽ để bán ra thị trường vì trong xứ lúc ấy không còn màu nhập cảng từ Pháp. Thầy Thấy mắt cận thị nặng, gốc Nha Mân thì say mê nghiên cứu cách nuôi và chọn giống chó berger Đức. Thầy Ruộng người Gia Định, mặt tươi đỏ, thường được học sinh gọi đùa là mặt say rượu, lại là người hay tìm hiểu gốc gác các học sinh ông đang phụ trách. Triệu đã khám phá ra được đặc tính này vào một hôm, trong khi say mê đá banh, một bạn nhỏ dưới lớp Triệu, anh Phan Phục Hổ đã trong cơn phật ý, phát ngôn bừa bãi. Thầy Ruộng gọi lại bảo: "Ba mầy, ông Phan Văn Hùm vừa là học giả danh tiếng, vừa là nhà cách mạng đang bị tù, mầy phải giữ mồm giữ miệng, làm sao cho xứng đáng là con của ổng”. Phan Phục Hổ đã phải

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu số 31/2011 - 65 -


rướm lệ xin lỗi và cám ơn Ông! Trong trận đá nầy, Triệu cũng "xổ nho”, văng tục ngạo bạn, nên cũng bị Ông chỉnh: "Ông Bác, Ông Nội mầy là nhà Nho, người bị đày ở Nha Mân vì Đông Kinh Nghĩa Thục, người đang là Thầy dạy học. Con nhà gia giáo không ăn nói như vậy”. Báo hại từ đó về sau, Triệu luôn luôn phải lưu ý, giữ mồm, giữ miệng, tởn tới già! Khi Triệu bắt đầu niên học, không khí chiến tranh đã bắt đầu làm dân chúng xao xuyến. Dựa theo thanh thế quân đội Nhật, Thái Lan đã lên tiếng đòi lại đất đai của họ đã bị Pháp lấn chiếm. Thái đã gây hấn, ném bom xuống các vùng Siemréap, Battambang ở Cam Bốt. Sài Gòn đã bắt đầu phải đào hầm trú ẩn. Riêng ở trường, sáng nào cũng có lớp dạy cứu thương và cách đề phòng chống hơi ngạt chiến trận do giáo sư Lê Văn Cẩm phụ trách. Thật ra đây là những lớp lý thuyết, theo dõi rất ngán. Triệu đã có dịp cho Giáo sư Cẩm biết về việc học sinh miễn cưỡng phải đến lớp. Giáo sư đã trả lời: "Tây nó làm bộ bắt phải dạy. Tôi xin mượn một mặt nạ chống hơi độc cho sinh viên xem, nó có cho mượn đâu. Muốn học thật sự có căn bản, nên ghi tên theo lớp Cứu Thương của Hội Hồng Thập Tự, sau các buổi chiều ở trường”. Triệu và vài bạn ở Gò Công và Gia Định đã rất thích thú theo dõi các lớp huấn luyện này. Phụ trách dạy là các nữ y tá Pháp của Hội Hồng Thập Tự và các điều dưỡng của Bịnh viện Chú Hỏa (Bịnh viện Đô thành). Lớp học dành cho công chức và thanh niên tình nguyện đến tham gia vào chiều tối, ở một lớp trống sau giờ học của sinh viên. Chẳng những được dạy về băng bó, cứu thương và chích thuốc ở lớp học, Triệu và các bạn lại được các nhân viên điều dưỡng thỏa thuận cho đến phụ giúp việc chích thuốc vào các thứ Bảy và Chủ nhật ở bịnh viện. Vào thời đó chưa có thuốc trụ sinh mà người mang bịnh hoa liễu lại bị khá nhiều. Thuốc chích chữa bịnh chỉ có loại "914” phải chích vào tĩnh mạch. Triệu nhờ thế đã được tha hồ thực tập việc chích thuốc vào gân máu. Sau khi được cấp chứng chỉ cứu thương, Triệu đã thật sự có căn bản để có thể thực sự hành nghề "chích thuốc dạo” sau này!.

Mặc dầu các bạn hữu Triệu đều từ bốn phương đến, Triệu vẫn thích làm bạn với một nhóm nhỏ anh em vì tương đồng ý tưởng hơn. Đó là một số anh em chung quanh anh Trần Thanh Mậu, người làng Vĩnh Lợi, Gò Công. Mậu là em của Trần Thanh Xuân, một sinh viên giỏi đã được học bổng sang Pháp. Vào thời đó, miền Nam có được hai sinh viên đậu Bằng Tú Tài ưu hạng, được chọn du học. Một là Trần Lệ Quang, sau đổ kỹ sư cầu cống Ponts & Chaussées, Tổng trưởng Công chánh thời Tổng thống Ngô Đình Diệm. Người kia là Trần Thanh Xuân, học kỹ sư về các công trường hàng hải (Ingénieur Maritime), có một thời hoạt động chính trị ở Pháp, thập niên 1940, sau trở về Hà Nội. Mậu có lẽ được người anh uốn nắn nên mặc dầu tuổi trẻ nhưng thường ưu tư về vận nước đang hồi còn phải chịu sự đô hộ của Pháp. Một số bạn của Mậu từ Gò Công đã biết Mậu từ lâu nên trong các giờ chơi, hay tụ tập kể cho nhau những giai thoại các trận như "Đám lá tối trời”, tức khu Rừng Lá (Gò Công) của Trương Công Định trong thời chống Pháp, về Tổng đốc Lộc, một tay sai của Pháp, hoặc cùng đọc bài "Văn tế các chiến sĩ Cần Giuộc” của Cụ Đồ Chiểu không được ghi trong chương trình Việt văn. Nhiều bạn khác thấy vậy cũng lần lần gia nhập nhóm, đặc biệt là anh Bùi Đức Tâm, con địa chủ giàu có vùng Tân An. Anh Tâm là người biết rõ lịch sử kháng chiến chống Pháp thời Thiên Hộ Dương, Nguyễn Trung Trực, Trương Công Định, Trần Văn Thành... Anh đã làm nhiều người say mê vì tài kể chuyện. Các địa danh về những cuộc đụng độ ngày xưa, sau này vào lúc xảy ra Kháng chiến Nam Bộ sau 1945, nhiều anh em đi vào bưng đã như quen thuộc tên trước, nhờ nghe được các chuyện của anh Tâm. Sau 1975, có bạn gặp lại anh ở Sài Gòn, sau khi tập kết về, nhưng hình như không được giao chức vụ quan trọng vì là thành phần con địa chủ? Trần Thanh Mậu và Bùi Đức Tâm là hai anh có nhiều dịp tiếp xúc với các anh em nội trú ban Tú Tài sắp ra trường. Đây là các anh lớn, có nhiều suy tư về thời cuộc, vận nước, đã muốn hun đúc cho đàn em có tin thần quốc gia yêu nước. Tâm và Mậu vì thế đã được móc nối với những người có tâm huyết ở Sài Gòn. Triệu và một số anh em thân tín thường chia phiên đến nhà các nhân sĩ để học hỏi. Luật sư Diệp Ba ở Tân Định là nơi

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu số 31/2011 - 66 -


có nhiều tài liệu của Kỳ Ngoại Hầu Cường Để từ Nhật gởi về. Triệu đã từng được nghe danh Hoàng thân Cường Để, người đã được Phan Bội Châu tổ chức bí mật xuất ngoại sang Nhật. Hoàng thân Cường Để đã có lần can đảm dám trở về xứ, bí mật di chuyển sống trên ghe nhiều tháng ở Nam kỳ để vận động dân chúng. So với Kỳ ngoại hầu Cường Để, Hồ Chí Minh sau ngày rời Việt Nam ở bến Nhà Rồng ngày 5 tháng 6 năm 1911 để đáp tàu Amiral Latouche Tréville sang Pháp, cho mãi đến thập niên 1940, chẳng bao giờ Hồ Chí Minh dám đặt chân trở về xứ để hoạt động. Chỉ đến sau 1940, Hồ Chí Minh mới dám thập thò ở biên giới Hoa Việt trước khi về ẩn trú ở hang Pắc Bó. Qua các tài liệu đọc được ở nhà luật sư Diệp Ba, Triệu được biết có cuộc họp thành lập Việt Nam Phục Quốc Đồng Minh Hội vào tháng 3 năm 1939. Đức Cường Để được bầu làm Ủy viên trưởng. Những lời kêu gọi của Hoàng thân Cường Để đã được đóng rất khéo, lồng trong các sách Việt hoặc các sách của Thống chế Pétain khi ông này lên cầm quyền ở nước Pháp bại trận. Sau này Diệp Ba lại đổi ý đi theo chủ trương Cộng sản khi Pháp trở lại chiếm miền Nam. Mặc dầu còn ở tuổi thiếu niên, Triệu và các bạn cũng có dịp chứng kiến những cuộc vận động bầu cử Hội đồng thành phố Sài Gòn và Hội đồng Quản hạt. Đặc biệt là cuộc bầu cử ngày 30-4-1939 khi liên danh Tranh Đấu gồm Tạ Thu Thâu, Phan Văn Hùm, Trần Văn Thạch thắng các liên danh Dân Chúng của Nguyễn Văn Tạo, Nguyễn An Ninh, Dương Bạch Mai hay các liên danh Nguyễn Phan Long hoặc Lê Quang Liêm của đảng Lập Hiến. Tên tuổi các nhà làm cách mạng thời đó đã được các bạn Triệu để tâm theo dõi. Triệu nghe theo lời các bạn, đã nhân dịp nghỉ vào các buổi chiều thứ Năm, đến các trường tư như Lê Bá Cang, Chấn Thanh để nghe Tạ Thu Thâu lưu loát dạy Khoa học, hoặc Trần Văn Thạch dạy Pháp văn, Hồ Hữu Tường dạy Toán... Đặc biệt, Triệu say mê các buổi giảng Pháp văn của Trần Văn Thạch vì rất hào hứng với những lời giải thích, phê bình độc đáo so với một giáo sư người Việt có vợ đầm ở Petrus Ký, dạy văn chương Pháp nhưng suốt cả giờ chỉ bàn về văn phạm (grammaire) ! Qua năm sau, vào khoảng tháng Tư, 1940, Triệu và các bạn bàng hoàng đọc tin tòa Sài Gòn xử tù

các nhóm Đệ Tam và Đệ Tứ về tội "khuấy rối trị an và lập hội không xin phép”. Tạ Thu Thâu, Trần Văn Thạch, Hồ Hữu Tường, Nguyễn Văn Tạo, Nguyễn An Ninh, Dương Bạch Mai, Nguyễn Văn Nguyễn, Nguyễn Văn Sâm...đều lãnh án tù từ 5 đến 3 năm cộng thêm 10 năm biệt xứ! Cuộc sống ở ngôi trường gốc rộng lớn Petrus Ký này đang trôi chảy êm đềm như vậy, phút chốc đã bỗng nhiên bị thời cuộc đưa đến những biến chuyển lớn lao. Vận nước đã bắt đầu thay đổi. Khoảng tháng 9, 1940, tướng Nhật Nakamura tấn công Pháp tại Lạng Sơn và Đồng Đăng. Hai vị trí này của Pháp đều thất thủ với nhiều thiệt hại. Hải Phòng cũng bị Nhật giội bom cảnh cáo. Triệu và các bạn rất hãnh diện khi được luật sư Diệp Ba cho biết tin là trong cuộc tấn công Lạng Sơn, có sự tham dự bên cạnh Nhật của lãnh tụ Kiến Quốc Quân Việt Nam, tên Trần Trung Lập. Trong Sư Đoàn 5 này của Nhật có một đơn vị phụ lực Việt, do Shibata hay Trần Phước An điều khiển. Trần Trung Lập là một trong các cấp chỉ huy. Về sau, khi Nhật và Pháp điều đình xong việc biến cố Lạng Sơn, Trần Trung Lập quyết định ở lại chống Pháp. Việt Nam Kiến Quốc Quân là bộ phận quân sự của tổ chức Phục Quốc của Cường Để. Trần Trung Lập về sau bị Pháp bắt và kết án tử hình! Trong khi đó, Thái Lan dựa hơi Nhật đòi Pháp phải định lại biên giới Đông Dương và đòi Pháp phải trả lại tỉnh Battambang. Không khí chiến tranh đã khởi sự bao trùm miền Nam. Các đèn điện ở phòng các sinh viên nội trú đã được sơn xanh dương đậm, hoặc phải có chụp che ánh sáng, theo chương trình Phòng thủ Thụ động. Anh Bùi Đức Tâm, một chiềàu Chủ nhật đã về trường cho Triệu và Trần Thanh Mậu một tin mà anh bắt phải tuyệt đối giữ kín, thề không được tiết lộ: "Đảng Cộng sản đã quyết định khởi nghĩa chống Pháp ở một phiên họp ở Bà Điểm". Trong khi đào hầm trú ẩn tránh bom theo kế hoạch Phòng thủ Thụ động ở phần đất trống sau trường, rất nhiều quan tài chôn từ xưa đã được quật lên. Vùng sau trường được dân Sài Gòn đặt tên là vùng mả Ngụy vì nơi đây là mồ chôn tập thể quân lính theo Lê Văn Khôi, con nuôi của Thượng công Lê Văn Duyệt. Lê Văn Khôi đã nổi lên chống triều đình Huế nên đã cùng binh sĩ

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu số 31/2011 - 67 -


dưới quyền bị nhà Nguyễn giết không thương tiếc. Thây được chôn vội tập thể ở vùng này, nơi mà dân chúng còn gọi là vùng "mả loạn". Về đêm, nhất là khi có mưa, học sinh nội trú Petrus Ký ở lầu cao thường hay có lệ mở cửa sổ để xem "đèn ma" do các chất lân tinh cháy lên từ bãi mả loạn. Một vài bạn có tinh thần địa phương thường hay thốt lên: "Tụi tao không ưa các vua chúa Nguyễn vì họ đã xây được cơ đồ do dân miền Nam, nhưng sau khi thành công đã giết người miền Nam như vậy. Họ còn sợ hình ảnh miền Nam hơn Huế nên đã tháo gỡ thành Sài Gòn, xây nhỏ lại, chuyển vật dụng, kèo cột được chạm trổ, về Huế xây cất dinh thự !". Một vài học sinh đã lấy ván đóng hòm vừa được khơi quật, đẽo thành hình trái tim, dưới gắn ba viên đạn tròn để có thể dùng làm bàn " xây ma”. Lúc ban đầu, trong các vụ gọi hồn người chết như vậy, các câu hỏi thường thường thuộc về thời sự, có khi vui nhộn nhưng lần lần về sau, không biết có ai cố tâm không, những câu chuyện gọi hồn lại toàn bàn về lịch sử nước nhà, về các chiến sĩ chết khi chống xâm lăng Pháp. Việc khơi dậy tinh thần thương dân, thương nước trong giới học sinh nội trú đã có thể nói là do các buổi "xây ma", gọi hồn những nhà ái quốc đã mất này. Vũ khí tuyên truyền độc đáo này không biết có bàn tay bí mật nào chỉ huy không, hay là do tinh thần yêu nước của số đông người tham dự? Bãi tha ma "mả Ngụy" rộng lớn này còn có được một tên khác là "Đồng tập trận" vì quân đội Pháp ở Thành Ô Ma dùng nơi đây để huấn luyện quân sự. Các buổi tập quân nhạc hay thổi kèn được học sinh thường hay đến xem vì thường xảy ra vào chiều thứ Năm là buổi chiều được nghỉ ra phố của dân nội trú. Còn nhớ một hôm, Triệu và các bạn nghe được một huấn luyện viên người Pháp dạy lính thổi bài kèn tiễn biệt chiến sĩ khi hạ huyệt. Bài có một âm điệu chậm, hơi kèn kéo dài, rất não lòng. Trần Thanh Mậu bổng cao hứng nói cho người huấn luyện viên biết:"Nơi ông đang đứng là mồ chôn tập thể chiến sĩ Việt, xin ông thổi lại bài tưởng niệm các linh hồn này". Người huấn luyện viên đã cảm hứng thổi trở lại bài kèn tiễn người quá cố. Anh em chung quanh đã có nhiều người rướm lệ. Từ đó trở về sau, các bạn Triệu đã thấy người huấn luyện viên này, không biết vô tình hay cố ý,

thường trổi điệu kèn tiễn hồn chiến sĩ, khi ông kết thúc các buổi dạy! Trong kỳ nghỉ hè sau hai năm theo Trung học, Triệu lại có được cơ hội đưa ông ngoại đi Sài Gòn chữa bịnh. Mặc dầu nhà đã có những khó khăn sinh kế buổi hồi hưu, nhưng Triệu đã đưa ngoại đến bác sĩ Trần Quang Đệ, một y sĩ đã đậu nội trú các bịnh viện Paris và đã nổi tiếng là người có phẫu thuật giỏi trong y giới miền Nam. Ông Đệ là người làng Mỹ Long (Sa Đéc) có bà con với bên bà nội của Triệu. Vì liên hệ gia đình, ông vẫn săn sóc miễn phí cho thân quyến. Rất may là bịnh của ngoại chưa cần phải giải phẫu. Hai ông cháu vui mừng thả bộ từ phòng mạch bác sĩ Đệ ở đường Blansubé gần nhà thờ Sài Gòn để cùng dạo phố Catinat (Đường Tự Do) và đường Charner (Nguyễn Huệ) mà ngoại vì quen miệng nên thường gọi là đường Kinh Lấp. Ngày xưa, nơi đây là một con kinh đào từ sông Sài Gòn đến trước Tòa Đô Sảnh. Con kinh này đã được lấp đi để xây thành đường Charner. Đi dạo Chợ Cũ Sài Gòn là một cái thú của người dân có dịp đến Đô thành. Vùng Chợ Cũ lại còn có quán Cháo cá đã nổi tiếng qua nhiều thập niên. Khi Triệu cùng ngoại đến trạm buýt cuối cùng ở đường Boulevard de la Somme (Đường Hàm Nghi), chợt thấy xe cộ đã phải ngừng lại hai bên đường, nhường cho các quân xa quân đội Nhật di chuyển lên từ bến tàu Khánh Hội . Sau khi đã ép Pháp đồng ý cho vượt biên giới ở Bắc Việt, nay quân đội Nhật lại bắt đầu đổ bộ vào miền Nam. Triệu vẫn còn nhớ ngày lịch sử cuộc đổ bộ của Quân Đoàn 25 Nhật xuống Vũng Tàu và Sài Gòn vì đã xảy ra nửa tháng sau ngày lễ quốc khánh 14 tháng 7 năm 1941 của Pháp. Dân chúng Việt đứng nhìn trong tâm trạng băn khoăn, những quân xa chở đầy lính Nhật, quân phục kaki xanh, đầu hoặc để trần, cạo bóng loáng, hoặc đội nón xếp lưỡi trai. Có rất nhiều xe chở toàn những khuông hình rất lớn, có lẽ là các bản đồ hành quân. Ngoại tuy đã về hưu nhưng đã phục vụ cả đời trong nghành Địa chánh đã đoán chắc là các quân xa đã chở bản đồ quân sự vì kích thước thông thường đều như thế. Ngoại nói nhỏ với Triệu: "Mầy còn nhớ các anh Nhật bán đồ chơi ngày trước không? Những anh đi bán dạo ở Lục tỉnh cho Dainan Koosi (Đại Nam Công Ty) ngày trước là bọn đi do thám cho Nhật đó”.

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu số 31/2011 - 68 -


Triệu lúc ấy mới sực nhớ lại là ngày trước, lúc ngoại còn là công chức ở Vĩnh Long: những lần có lễ lớn, nhất là lễ Giáng Sinh, Triệu vẫn thường ngóng trông các ông Nhật đến nhà bán các đồ chơi, hoặc xe, hoặc tàu tự động di chuyển v.v...Các người bán dạo này thường mang theo một va ly rất lớn vì ngoài đồ chơi cho trẻ em họ còn bán cả các loại ly, dĩa, bộ đồ trà bằng sứ mỏng cho các gia đình. Hôm nay Triệu mới được cơ hội lần đầu tiên thấy một quân đội hành quân qua phố phường, một quân đội toàn người da vàng như mình, từ sĩ quan đến binh lính. Người nào cũng vạm vỡ, cao lớn, quân phục gọn ghẽ. Thế là danh từ "người lùn" Nhật Bản trước kia chỉ là một cách nói kiêu căng của Âu Tây? Đặc biệt sắc diện của các sĩ quan, phần đông đeo kính trắng, nghiêm nghị nhìn thẳng về phía trước, đã khiến Triệu có riêng trong tâm khảm ít nhiều kính phục. Triệu cảm thấy hãnh diện lây, vì một dân tộc Á Đông nay lại có được một quân đội như vậy. Dân chúng hai bên đường mặc dầu ắt hẳn có chút băn khoăn về thời cuộc, nhưng chắc cũng có những cảm giác hãnh diện cho một quốc gia Á đông, nay có được một bước tiến quân sự trên bình diện quốc tế. Một câu thơ hô hào đồng bào Việt nên cảnh tỉnh của Phan Sào Nam bổng vang dội lên trong đầu Triệu:

ước thầm kín mong Nhật sẽ bại trận trong tương lai để họ trở lại thời ăn trên ngồi tróc như cũ. Triệu nói nhỏ với ngoại: - Mấy anh Tây này coi bộ ghét Nhật dữ tợn! Ngoại đáp: - Ông Bác và ông Nội mầy bị Tây đày Từ Hà Tĩnh vô Sa Đéc vì phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục, không biết mấy ổng nghĩ ra sao. Riêng tao thì được biết, người Nhật khi đã chiếm Cao Ly, họ xử sự tàn nhẫn với dân chúng không thua gì thực dân Pháp ở đất mình. Nhật bây giờ đến Sài Gòn, tao ngán lắm. Thằng Tây chỉ thích ăn bơ, sữa, bánh mì, thịt bò bíp tết. Mắm ruốc, mắm đồng tụi nó chê. Còn dân Nhật bổn cũng ăn cơm như mình, rau muống, dưa mắm họ cũng thích. Sợ dân mình rồi đây không còn món gì họ chừa để bỏ vô bụng nữa!

"Á Tế Á (Asia) năm châu là bật nhất, Người nhiều hơn mà đất cũng rộng hơn..." Vì nước nhà vẫn còn bị người Pháp đô hộ, đâu đâu cũng có hình bóng mật thám dò la nên dân chúng nhìn quân đội Nhật di chuyển mà không có ai dám có một cữ chỉ thân thiện, một lời hoan hô, mặc dầu trong thâm tâm vẫn thấy hãnh diện lây vì một dân tộc bạn đã mở mặt mở mày trong hoàn vũ. Xen kẽ trong các người xem quân đội Nhật đổ bộ, cũng có không ít người Pháp. Họ nhìn các binh sĩ Nhật với nét mặt không mấy thiện cảm, đôi khi còn thoáng thấy một ít khinh khi. Trong không khí dường như có lẫn lộn những ý nghĩ ngột ngạt, hoặc như đánh dấu những ngày tàn sắp đến của chế độ thực dân, hoặc những mong - Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu số 31/2011 - 69 -

(Còn tiếp)


Khi nói về kỷ niệm thời niên thiếu khoảng tuổi 15,16 có lẽ không có kỷ niệm nào đẹp và sâu đậm bằng những lúc còn cắp sách đến trường. Trường của tôi là trường mà bao nhiêu cha mẹ ao ước cho con được theo học, bao nhiêu đứa trẻ phải dùi mài kinh sử đi thi tuyển với mộng ước được chọn vào lớp Đệ Thất. Đó là ngôi trường danh tiếng : Petrus Ký. Tôi có cái may mắn được theo học ở trường Pétrus Ký từ lớp đầu và điều nầy là niềm hãnh diện của riêng tôi cũng như của cha mẹ tôi. Nhà tôi lúc đó ở gần chợ Vườn Chuối, mỗi ngày tôi đi xe đạp đến trường. Không cần phải nói, ai cũng biết đây là ngôi trường có khung cảnh đẹp, trang trọng và uy nghi nhất ở Sài Gòn. Tôi có rất nhiều kỷ niệm lúc theo học ở ngôi trường nầy, khoảng Đệ Tam tôi được chọn làm Trưởng ban Văn nghệ và mỗi buổi sáng chào cờ tôi phải đánh nhịp để ban họp ca hát bài Quốc Ca. Việc chào cờ ở trường Petrus Ký là một biểu hiện cho kỹ luật và trật tự tại đây, học trò xếp hàng trước cửa lớp, Thầy Hiệu Trưởng và các thầy Giám Học, Giám Thị đứng nghiêm trang ở

giừa hành lang chính nhìn xuống toàn thể học sinh. Khi tôi học Đệ Tam, giáo sư Nguyễn Thanh Liêm giảng dạy Việt Văn cho lớp tôi, và trong chương trình học lúc đó có hai tác phẩm : Kim Vân Kiều và Chinh phụ ngâm. Trăm năm trong cõi người ta, Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau, Trãi qua một cuộc bể dâu, Những điều trông thấy mà đau đớn lòng. (4 câu thơ đầu Kim Vân Kiều của Thi Hào Nguyễn Du.) Thuở trời đất nổi cơn gió bụi, Khách má hồng nhiều nỗi truân chuyên, Xanh kia thăm thẳm từng trên, Vì ai gây dựng cho nên nỗi nầy. (4 câu thơ đầu Chinh phụ ngâm của Bà Đoàn Thị Điểm.) Tám câu thơ bất hủ nầy, Giáo Sư Việt Văn Nguyễn Thanh Liêm đã giảng dạy cho lớp Đệ Tam trường Petrus Ký trước khi được bổ nhiệm làm Hiệu Trưởng trường thay thế ông Phạm Văn Lược. Duyên tiền định hay là tình cờ trong lớp

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu số 31/2011 - 70 -


Đệ Tam nầy có tôi, cậu học sinh tên là Quách Vĩnh Thiện. Ngày 18 tháng 11 năm 2009, tôi được mời vào làm thành viên của Hàn lâm viện Âu châu về Khoa học, Nghệ thuật và Văn chương cũng nhờ yêu mến 2 tác phẩm nầy để cảm xúc phổ thành nhạc mà vẫn giữ nguyên vẹn những vần thơ tuyệt tác của thi hào Nguyễn Du và của nữ sĩ Đoàn Thị Điểm với 77 bài hát Kim Vân Kiều và 21 bài hát Chinh phụ ngâm. Thầy Nguyễn Thanh Liêm là một giáo sư giảng dạy giỏi, rất thu hút, nên những gì thầy giảng dạy vẫn còn ghi ấn trong tâm trí tôi, vì vậy 45 năm sau khi sống nơi đất khách quê người, cầm quyển Kim Vân Kiều trong tay, những câu thơ lúc còn học ở nhà trường, hiện trở về trong ký ức, như tôi mới được nghe ngày hôm qua … Thầy Nguyễn Thanh Liêm cũng nổi tiếng là nghiêm nghị nhất trong các giáo sư mà tôi đã trải qua, tuy vậy tụi học trò chúng tôi trong giờ giảng dạy của Thầy, chúng tôi cũng ráng xì xào tán gẩu và tiếu lâm về những câu thơ Kiều : Sè sè nấm đất bên đàng, Dàu dàu ngọn cỏ nửa vàng nửa xanh, rồi lúc Thầy quay lưng là chúng tôi cười tinh nghịch. Vài bạn học trong thời gian đó là Nguyễn Tứ Chiến, Cao Hữu Hoài, Nghiêm Phú Lân, Đỗ Quang Thông, Bạch Thái Lộc, Cao Hữu Tài … Trong 7 năm tôi học tại trường Petrus Ký, nhìn lại thời gian trôi qua rất nhanh. Trường nầy đã đào tạo biết bao nhiêu nhân tài cũng nhờ các giáo sư giỏi như thầy Nguyễn Thanh Liêm, và nhiều giáo sư khác. Tháng 6/2009 trong dịp Đại hội Petrus Ký Âu châu, tôi gặp lại GS Phạm Ngọc Đãnh, dạy Triết học, trong lúc tâm tình thầy nói rằng : « Khi xưa dạy học, tao chỉ kễ chuyện vui và chuyện đời cho tụi bây nghe, nhưng nhờ tụi bây chịu khó học bài, những mẩu chuyện vui tao kể làm tụi bây không buồn ngủ vì Triết học khó hiểu và khô khan… » Giáo sư Đãnh ngày xưa hay ghé nhà rũ tôi đi chơi, đi « nhậu ». Lần đầu tiên, khi Thầy đến nhà tìm tôi, mẹ tôi nghĩ Thầy là một người bạn học, nên gọi tôi : « Thiện ơi, có bạn đến tìm ». Khi biết thầy là giáo sư dạy Triết của tôi, mẹ tôi đã phải xin lỗi thầy lia lịa… Giáo sư Khôi dạy Lý Hoá cũng là một giáo sư không quên được, học trò lên bảng trước khi được hỏi bài, phải trải qua giai đoạn thầy xem xét từ mái tóc, áo quần … : "Quái, cái ông nầy mang giầy không bít tất, trò nầy tóc dài quá

giống Tarzan Người Rừng, trò kia mặc quần không dây nịt …" GS Ba kể truyện tiếu lâm trong giờ học vui cười đôi khi quên giảng bài. GS Hồng dạy Anh Văn, cô tốt nghiệp từ Anh Quốc về, mà lại rất xinh đẹp làm các cậu học trò trẻ phải ngẩn ngơ ! Thầy Minh dạy toán rất hay, nhưng thầy không cao ráo lắm nên khi viết trên bảng đen chỉ viết được một nửa phần dưới của tấm bảng. GS Phạm Mạnh Cương dạy Sử Địa, học trò nào vẽ hình bản đồ đẹp là được điểm to… Giáo sư Bà Sáu dạy Anh Văn, đem cả con gái bà vào lớp học làm các cậu học trò xôn xao gây cấn ! Hiệu trưởng Phạm Văn Lược rất khắc khe thỉnh thoảng ông đứng ở cổng trường và xem xét từng cậu học trò một. Nếu áo quần dơ thì ông không cho vào trường phải trở về nhà thay áo quần sạch sẽ. Ông Lược còn kiểm soát cả bàn tay và móng tay của học trò. Khi thầy Nguyễn Thanh Liêm lên làm hiệu trưởng có lẽ học sinh bớt căng thẳng hơn về vấn đề nầy, nhưng nhờ bị kiểm soát như vậy, sau nầy học trò ra đời có tư cách và phong thái tươm tất vì tiêu chuẩn của trường Petrus Ký là đào tạo học sinh xuất sắc, thượng thặng cho đất nướcViệt Nam. Có lẽ nhờ đức độ và tài danh của Ngài Petrus Trương Vĩnh Ký cộng thêm kỹ luật nghiêm chỉnh cùng với thành phần giáo sư thượng hạng biết huấn luyện học trò qua kỹ thuật « Vừa Học Vừa Vui » mà các học sinh thành công trong cuộc đời qua sự đào tạo, nắn gọt kỹ càng của các giáo sư như chỉ tiêu được đặt ra của trường qua hai câu đối trước cổng : Khổng Mạnh Cương Thường Tu Khắc Cốt Tây Âu Khoa Học Yếu Minh Tâm Ngoài ra, trường Pétrus Ký còn là một trường hiếm có trên phương diện tình thân hữu giữa Thầy và Trò. Đôi khi Thầy gọi học trò bằng em như tình Anh đối với Em. Bao nhiêu kỹ niệm, bao nhiêu lòng tri ơn của tôi đối với ngôi trường Pétrus Ký và những vị Thầy kính yêu đã hết lòng đào tạo, dạy dỗ đám học trò đôi khi rất tinh nghịch và quỉ quái. Riêng Thầy Nguyễn Thanh Liêm nhờ những giờ học Việt Văn rất hào hứng với Thầy mà ngày nay tôi được người ta gọi tôi là « nhạc sĩ Kiều ». Đúng là "không Thầy đố mầy làm nên !".

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu số 31/2011 - 71 -

Quách Vĩnh Thiện Paris, le 23 Mai 2010


Nhân dịp Hội Y Tế Việt Nam tại Úc Châu dự định tổ chức Buổi Gây Quỹ cho Thương Phế Binh - Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà vào ngày Thứ Sáu 08.10.2010 tại Nhà Hàng Maxim- Bankstown. NTYT xin trân trọng gởi đến tất cả bài viết đầu tay của Nguyễn Thị Yêu Thương năm 1984. Trong truyện có nhắc nhở chút đỉnh về đời sống trước và sau 1975 nhưng phần nhiều thì vẫn là chuyện tình cảm... lăng nhăng, typical của NTYT!!! Lúc viết là mới qua Sydney được 6 năm thôi nên còn nhớ nhiều chi tiết và cách viết còn nhiều âm hưởng của Việt Nam hơn bây giờ! Bài hơi dài, hy vọng sẽ không làm người đọc bỏ ngang!

Chút kỷ niệm Nguyễn thị Yêu Thuương

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu số 31/2011 - 1 -


Đã từ lâu cái tư tưởng: ‘Phải làm một cái gì đó… khác hơn.’ cứ thôi thúc giục giã Trang mãi mà nàng có thì giờ đâu để ngồi xuống đó yên lành suy gẫm. Cuộc đời cứ như dòng nước lững lờ trôi. Dòng nước không ồ ạt, mạnh mẽ nhưng Trang cứ phải xuôi theo, mệt nhọc và chậm chạp. Ngày qua ngày, rồi đến tuần, đến tháng, đến năm nàng miệt mài vùi đầu với những công việc hàng ngày nhẹ nhàng nhưng chắc nịch như những án lệnh phải tuân theo. Nhiều lúc Trang chỉ muốn tung hê tất cả để nhẹ nhõm bơi ngược dòng nước tìm lại những ký ức một thời qua. Năm nay nàng đã ngoài ba mươi. Không, đã gần bốn mươi rồi chứ, nghĩ đến mà phát rùng mình, càng khiến cái tư tưởng ‘làm cái gì đó khác hơn’ thêm thôi thúc, giục giã. Nhưng rồi nàng cũng biết. Cuối cùng Trang vẫn cứ tiếp tục xuôi theo dòng một cách hững hờ, lười lĩnh. Vì tuy nàng muốn đổi thay nhưng lại sợ phải đối đầu với những gút mắc mới của cuộc sống. Thôi thì đành vậy, người đàn bà vốn nhu nhược và nhẹ dạ như thiên hạ cứ rêu rao. Nếu Trang cứ yên lặng chịu đựng cuộc sống hiện tại thì đã sao? Nàng đã trải qua gần nửa đời người rồi thì còn lại nửa có là bao! Nếu dòng đời cứ êm đềm, tẻ nhạt như thưở trước có lẽ Trang ít chán nản hơn, quả là mâu thuẩn. Nhưng chính vì có những thay đổi, va chạm mới mẻ trong tinh thần và đời sống đã làm Trang hoang mang hơn trước. Một mình cui cúc nuôi con bấy lâu nay trong một xã hội khắt khe, thành kiến với người đàn bà như Trang thì Trang cũng đã luyện cho mình những tư tưởng sắt đá, dửng dưng để làm phương châm tiếp tục sống. Nay bỗng dưng nàng lại bối rối, phân vân không biết phải làm gì trong thời điểm hiện tai. Nửa muốn sống thật cho chính mình, tìm cho mình những niềm vui để thấy cuộc đời có nhiều ý nghĩa hơn và thấy mình còn có những lẽ sống khác riêng rẽ cho đời để quên đi những điểm kỳ cục trong cuộc sống; Trang muốn buông thả tình cảm chất chứa trong tim, sẵn sàng đem hết tình yêu của mình dâng cho Đạm để hưởng thụ chút mật ngọt yêu đương còn sót lại. Để tìm cho mình một chỗ nương dựa tinh thần vì Trang biết người đàn ông đó đang dành cho nàng những tình cảm cũng chan chứa, nồng nàn không kém.

Nửa cái tư tưởng gia giáo, lễ nghi xưa trong xã hội Việt Nam lại trồi lên ngăn cản Trang mãnh liệt, không cho nàng bước xa hơn nữa trong chuyến phiêu lưu tình cảm ngọt ngào, quyến rũ trước mặt. Biết làm sao đây khi Trang còn quá nhiều trách nhiệm và bổn phận phải chu toàn. Nhớ lại, năm mười tám tuổi Trang đã lên xe hoa với người tình đeo đuổi, đi theo nàng suốt cả một năm dài dai dẳng mỗi ngày từ trường Gia Long về nhà. Và cả năm trời cả hai đều không dám nói gì với nhau! Dũng cứ lặng lẽ bỏ tay vô túi quần và thả bước theo Trang không nói không rằng, không mòn mõi. Con đường Hồng Thập Tự dài hun hút với hai hàng cây dầu cao vút thẳng tắp đã là con đường đi vào tình sử của Dũng và Trang. Đôi lúc Trang cũng phát bực mình, cái anh chàng gì kỳ cục. Có ‘muốn cái gì’ thì làm mau đi chứ.

Tại Dũng vốn nhút nhát như Trang. Đã mấy lần anh toan chận đường nàng và nói vài câu là quen nhưng cứ hễ gặp mặt Trang là bao nhiêu can đảm anh đều cho rơi hết. Mặc dù đã có hàng chục lần anh đứng trước kiếng nhẩm đi nhẩm lại câu làm quen và chấm câu bằng cái cười lỏn lẻn, anh thấy mình cũng có duyên ghê lắm chứ. Mà Trang cũng đâu có khó khăn gì, nhiều lần tình cờ nàng quay lại bất chợt nhìn anh và cười mỉm e thẹn. Đáng lẽ Dũng phải chiếm lấy thời cơ mà ào ạt xông tới nhưng miệng anh cứ lắp bắp mãi không ra câu gì, đành phải méo xệch miệng cười trả nàng rồi thôi. Lại tiếp tục bỏ tay vô túi thả bước theo Trang lặng lẽ. Con nhỏ em đã mấy lần bực mình nhằn Dũng: - A… cái anh này! Dân sĩ quan Thủ Đức mà nhát như thỏ đế, lấp ló thập thò, khó nhất là cái hỏi

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu số 31/2011 - 73 -


tên người ta mà em đã cho anh biết rồi vậy mà cũng không làm nên trò trống gì hết. Anh khi ra trường gặp Việt Cộng chắc sẽ là người đầu tiên bỏ chạy quá… - Ê, giỡn hoài mày, tán gái khác với đánh giặc chứ. Nói như mày cứ hễ thằng con trai nào bên Thủ Đức gặp gái là xồng xộc xông tới như xông vào một tên VC hay sao? Mày mới đúng là ngu đó, không biết nghệ thuật tán gái thì để tao chỉ cho, ở đó mà lên mặt làm tàng… Bác bỏ cái: “Xììì… ai thèm!” của nhỏ em, Dũng tiếp tục: - Nghệ thuật nào cũng cần kiên nhẫn hết biết hông? - Ừ, em biết anh kiên nhẫn rồi nên đi theo người ta suốt cả năm mí mà chưa dám nói câu nào hết… quê một cục bự. - Im đi, mày mà biết gì. Tao có từ từ như vậy nàng mới cảm động có chiều sâu hơn chứ. Tao chỉ cần mỗi ngày nàng nghĩ đến tao một chút xíu trước khi đi ngủ là được rồi, từ từ nó thành thói quen biết hông nhỏ kia? Rồi chỉ cần một hôm tao vắng mặt là nàng sẽ nhớ điên người, quýnh quáng cả lên. Tình yêu có đi chậm mới là tình yêu bền, vì nó thấm dần dần, càng lâu càng khó quên, hiểu hông? Rồi mày chống mắt mà xem, cuối năm nay tao sẽ lấy nàng cho mày hết hồn chơi. Con nhỏ bĩu môi bỏ đi. Mà thật, Dũng đã lấy Trang cuối năm đó. Trang rớt tú tài có phải tại mỗi đêm nhớ đến Dũng tí xíu không nên nàng đã bằng lòng lấy Dũng, không ngại ngùng. Vả lại nàng cũng muốn một đời tự lập cho xong. Ba nàng di cư lên Sài Gòn năm nàng mười bốn, ông được bổ làm công chức ở Bộ Nội Vụ. Sống cuộc đời chật vật lương bổng nhà nước ít ỏi của nhân viên ở cái áp-pạt-tơ-măng đường Cô Bắc, ông đã cố gắng thi đậu bằng Đíp-lôm rồi được đổi làm thư ký bên Bộ Tài Chánh và dời nhà về khu công chức ở đường Hồng Thập Tự. Vài năm, sau khi Trang lấy chồng thì ông được bổ làm Thanh Tra Bộ Kinh Tế. Má Trang mất sớm, ba nàng lấy người vợ sau chỉ cách Trang vỏn vẹn mười tuổi. Tuy vậy hai mẹ con lại không phân biệt cảnh mẹ ghẻ con chồng, Trang không phải chịu cảnh bạc bẽo như bao hoàn cảnh tương tự.

Trang yêu mấy đứa em sau của nàng lắm. Lúc nhà còn chật vật vì cuộc sống Sài Gòn vốn đắt đỏ, một quán ăn ở chợ Hoà Bình là nguồn sống mới của gia đình. Ba đi làm công chức, mẹ đi bán hàng cả ngày nên nhà chỉ còn mấy chị em chơi với nhau. Trang lớn hơn Loan mười hai tuổi, một con giáp tròn nên nàng coi các em như những con búp bê. Thảo sinh sau Loan hai năm và sau đó là Tuấn, thằng con trai duy nhất lạc loài trong đám con gái. Bởi thế nên Tuấn ít khi được là con trai với Trang. Nàng cứ tẩn mẩn mặc áo đầm cho Tuấn rồi hân hoan dẫn nhau đi lượm nút khoén, đôi khi bốn chị em la cà đến tận chợ để mẹ nàng phải sững sờ nhìn thằng con trai độc nhất của bà trông cũng dễ thương như con gái. Năm Tuấn lên hai, Trang đi lấy chồng. Dũng với cái thuyết tình yêu có chậm mới bền, dần dần mà thấm rồi cũng chinh phục được nàng. Dũng đã can đảm hơn, dám đưa cho Trang những lá thư đầy tình tứ. Ban đầu Trang đâu dám nhận, nhưng Dũng cứ nhét đại vô cặp nàng rồi bỏ đi. Lúng túng chẳng biết làm sao Trang dự định sẽ trả lại Dũng ngày mai. Cái lá thư trong cặp lại chẳng chịu tha cho nàng, thấp thỏm mãi Trang đã phải tò mò mở ra xem, anh đã bắt đầu như thế này: Sài Gòn, ngày … tháng… năm 1956 Trang ơi, Ngày hôm kia đi dìa nhà, trời hơi lành lạnh, gió lất phất và lá rụng lả chả. Trời buồn như chưa bao giờ buồn hơn! Trang có tin là tui mất ngủ cả mười mấy hôm nay hông? Tối tối, sau khi ăn ba chén cơm xong, vét sạch bách cái nồi canh, ăn thêm một trái chuối để được nhuận trường, ngậm cây tăm trong miệng mà tui như ngậm một cục buồn ở trong lòng. Trời ơi, tui đã nhai nát cây tăm như nhai nát cái khối tình một chiều của mình nhưng cũng không hết buồn, Trang ơi! Tui bèn leo lên giường ngủ, thử xem có phải là buồn ngủ? Mà kỳ thiệt, tui nằm hoài không ngủ được. Nằm lăn bên này xong, lăn bên kia, gác cái chưn tui lên cái bàn rồi bỏ cái chưn xuống nhưng tui vẫn không ngủ được. Buồn quá, phải chi có Trang ở đây tui đã giải bày cái tâm sự tràng giang đại hải của tui cho Trang nghe rồi. Tiếc quá, nhà Trang tuy gần mà xa – ‘gần trong tâm khảm mà xa như biển Thái Bình’, còn tui thì

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu số 31/2011 - 74 -


như con tôm con tép trong cái biển rộng bao la ấy nên Trang có bao giờ biết đến đâu?

- Gì? Trang hỏi gì? Anh đi bộ chứ không có đi xe.

Ôi, cuộc đời như con chó ghẻ của thằng Chà Và kế bên, ngày nào nó cũng sang nhà tui… tè vô bụi Bông Giấy, mà mấy lần tui tính xách cây đập nó để làm rựa mận ăn chơi nhưng thấy nó ghẻ quá tui sợ ăn vô mình sẽ ghẻ theo, thì Trang càng chê, tui càng buồn hơn nữa. Nên tui đã nhịn nó mấy tháng nay…

- Dũng nói lớn lên, Trang không nghe được gì hết…

…Trang yêu dấu hồn mềm như lá cỏ, Phân vân hoài không biết sẽ bắt đầu lá thư như thế nào để Trang cảm động mà trả lời cho anh, anh đã bỏ hết một tuần lễ lần mò vô thư viện Quốc Gia tìm đọc cho được những lá thư tình hay nhất Thế Giới để chíp ý về viết cho Trang. Sau khi đọc hết một-ngàn-hai-trăm-bốn-mươitám cái thư anh cầm lòng không đậu viết liền cho Trang một lèo… Mong Trang trả lời anh. Nguyễn Hoàng Dũng Rồi Trang đã trả lời Dũng, coi như đó là lẽ tự nhiên. Nàng đã không ngập ngừng đặt bút viết cho Dũng cái cảm thông của mình dành cho anh. Thư từ qua lại rất lâu sau, tình cảm bắt đầu sâu đậm hơn có những lần buổi tối Dũng tới luẩn quẩn nhà Trang, nàng phải chờ ông bà đi ngủ hết mới dám lén lén mở cửa Dũng vô. Phòng hai ông bà ở trên gác, hai người ngồi dưới phòng khách đèn mờ mờ nhưng Trang thì ngồi ôm gối tuốt phía góc phòng bên kia gần lối đi vô trong, còn Dũng thì ngồi sát bên cửa, mắt luôn luôn hướng về thang gác. Chỉ cần nghe động tịnh chút xíu là anh sẵn sàng dzọt, cửa mở hí hí để Dũng dễ dàng bung ra chạy. Vì ngồi xa nhau quá, lại sợ hai ông bà thức giấc nên Trang nói gì Dũng cũng không nghe mà Dũng nói gì Trang cũng không nghe tuốt. Vậy mà hai người hồi hộp như đã làm chuyện gì ghê gớm lắm. Tim Trang đập bình bịch khi nghe tiếng cựa mình của mẹ hay tiếng nói mơ của ba. Dũng thì đã mấy lần tính bật dậy bỏ chạy, anh ngồi thấp thỏm không yên: - Sao lâu quá Trang không trả lời anh? - Hả, Dũng nói gì? Nói nhỏ quá Trang không nghe…

- Hả? … Cái gì chết? Khổ sở là vậy đó mà lần nào có dịp là anh chàng cũng dù về đòi vô nhà gặp nàng, mặc dù chuyện hai người nói với nhau chẳng ai hiểu ai câu nào và mắt Dũng thì đâu dám rời thang gác để quay lại nhìn ngắm người yêu. Cưới nhau xong Dũng đi hành quân liên miên. Rồi tuần tự từng đứa con ra đời. Mai, Thủy, Trọng, Hoàng, Phương. Lương thiếu úy của Dũng gửi về chỉ đủ tiền mua sữa cho con mà chẳng dư dả được gì. Ba Trang dành căn nhà ở Thị Nghè cho nàng ở, căn nhà yêu mến mà Trang đã sống ở đó những tháng ngày hạnh phúc. Tuy Dũng cứ phải đi xa luôn nhưng tình hai người vẫn mặn nồng như thửơ ban đầu và trong lành như sương sớm mai. Lúc mới quen nhau, những ngày về phép Dũng thường rủ Trang đèo nhau ra ngoại ô chơi bằng chiếc Vespa nhỏ của anh, có hôm đi xa gần đến Thủ Đức, Lái Thiêu. Dũng thường chạy lòng vòng chọn những chỗ vắng vẻ, anh hay nói: - Cảnh đẹp là cảnh không có người ta em biết không? Con người thường làm ô uế nét thiện hoà của thiên nhiên. Anh ghét những nơi ồn ào… Bởi thế nên nhiều khi ra đến nơi, chỉ cần thấy bóng dáng một vài người là Dũng lại bắt Trang leo lên xe vòng vòng kiếm chỗ khác. Một lần vừa ngồi xuống được một phiến đá gần con suối nhỏ, Dũng đã nhăn nhó bảo Trang: - Em chờ anh chút nha, anh đi đây một tí… - Dũng đi đâu vậy? Em ở đây có một mình à đó! - Ơ…anh đi… mặt anh chàng nhăn nhăn diễn tả… Trang tức lắm, giọng nàng dài ra: - Trời đất!!! Em tưởng anh mất thì giờ chọn một chỗ để làm gì chứ. Đi… như dzị mà cũng mắc công như vậy đó. Ở nhà đi không được hay sao á, hùng hục chạy ra đây! Em tưởng mình làm gì cho thơ mộng… cho mùi mới bõ công. Dũng dzỏm quá Dũng ơi, dzỏm dzỏm dzỏm… Dũng tỉnh bơ:

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu số 31/2011 - 75 -


- Thì anh đang dự định làm cho có mùi đây, em còn la lối gì nữa? Trang hoảng hồn vì cái nham nhở tự nhiên của Dũng, nàng thở dài: - Thôi đi, Dũng khả ố quá chời! Dũng ra đây đi… cho mát mẻ hở? Cảnh đẹp cũng gợi hứng lắm đó chứ. Em biết tại sao Dũng nói: Người ta thường hay làm ô uế nét đẹp của thiên nhiên rồi… Mau mau à nhe, Dũng chậm quá là con ma nó bắt em mất tiêu á.

mấy cô chảy nước miếng rồi. Em muốn anh diện lên, thiên hạ kiện anh sao? Lúc đó con gái theo anh cả bầy thì em đừng trách nhé. - Có được vậy em cũng mừng cho Dũng, Dũng xấu quắc, xấu òm, xấu ỉn… Anh cười mỉm, im lặng không phản đối. Bận về ghé lại tiệm trái cây hai đứa xuống mua, bà bán hàng biết mặt hai người lên tiếng mời mọc: - Có cần gì nữa không? Thêm mấy khay trái vải tươi bên Đài Loan mới qua nè, ngon lắm ăn thử đi. Rồi bà buông một câu không ăn khớp gì hết: - Anh em hả? Trang rắn mắc sửa: - Dạ không, chị em. - Vậy à, giống giống nhau nên tui biết là bà con liền. Cám ơn nhe, mai mốt nhớ tới mua nữa há. Đưa tay xách túi trái cây cho Trang Dũng cũng không nói gì, anh lẳng lặng ra xe. Vừa ngồi lên là Dũng đã xăm xoi bóng mình trong kiếng chiếu hậu. Trang ngạc nhiên lắm, nàng hỏi: - Anh làm gì vậy? Dũng bật lên nhẹ nhàng sau một chập yên lặng thật lâu: - Công nhận anh xấu thiệt!

Vậy đó rồi anh chàng có ngồi ngắm cảnh được bao lâu đâu. Chỉ nửa tiếng sau là anh đã bồn chồn giục Trang về, mặc dù trước đó hai người đã chạy đến đây bằng gấp đôi thì giờ. Tính Dũng lè phè, ăn mặc không thèm chải chuốt nhiều khi Trang tức ghê gớm, những lúc Trang cằn nhằn thì anh dài giọng: - Lííính mà em! - Lính thì lính chứ, đi ra ngoài Dũng cũng phải gọn ghẽ một chút chứ bộ. Trong khi em đẹp quá chừng mà Dũng xấu như vậy Dũng hông xí hổ sao? Giọng Dũng câng câng: - Đâu có sao, anh lè phè nhưng em biết anh đẹp trai kinh khủng và tướng anh số một là đủ cho

Trang bỗng nghe hối hận dâng đầy, thì ra nãy giờ anh chàng yên lặng là vì vậy, nhưng nàng vẫn nói tuy giọng rất êm đềm, dù sao thì Trang cũng khoái chí: - Thấy chưa, em nói mà Dũng không tin, bây giờ mới biết mình xấu cho bớt cái tính lè phè đi. Dũng mỉm cười đắc ý nói nhanh: - Ừ anh xấu ỉn, xấu quắc, bởi vậy bà Tàu mới tưởng mình là anh em!!! Xong anh khoái chí, bật lên cười ha hả thật to. Trang sững sờ tức tối, bỗng thấy tiếc rẻ mấy phút hối hận vừa qua, lần này Dũng chơi nàng một cú đau. - Ha ha, em hố, hố to, hố nặng, hố bự… hà hà, anh xấu thiệt, nghe khoái lắm, tưởng mình lên mặt được rồi há, tội nghiệp em tôi! Trang tức lắm bật lên:

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu số 31/2011 - 76 -


- ‘Dô diên’, em chưa thấy ai cười nham nhở như Dũng. - Có ‘diên’ chứ, không có diên sao lấy em được? Phải có bản lãnh lắm mới lấy em được qua mặt hết mấy tên kia chứ. Khà khà, quê một cục rồi. Sao, bây giờ có leo lên xe hông hay quê quá không đi với anh nữa? Trang tức lắm nhưng nàng cố làm tỉnh: - Sức mấy ai thèm quê, ai quê là dở… Hạnh phúc cận kề bên tay, hạnh phúc là những phút giây đơn giản với những niềm vui nho nhỏ bên nhau. Đôi lúc không cần đi đâu xa, Dũng và nàng chỉ bắc ghế ra ngồi sau nhà hướng ra con sông Thị Nghè có gió mát hay hay, có tiếng chó sủa và tiếng cãi nhau quen thuộc của đôi vợ chồng hàng xóm cũng đủ vui. Rồi một năm sau Mai ra đời và tuần tự Trang sản xuất thêm bốn nhóc tì tiếp theo. Tuy cảnh nhà chật vật, lương Dũng thiếu thốn nhưng tình thương tràn đầy khắp nơi. Mặc dù vậy Trang chẳng đặng đừng phải kiếm thêm việc phụ thêm với Dũng. Trang giữ chân bán vé ở trường đua Phú Thọ. Ngày đi làm, tối về quây quần với các con, Trang vui với cảnh gia đình thật đầm ấm. Có những mẫu chuyện trẻ con mà Trang không thể quên, cứ nhắc mãi sau này với mọi người. Năm ấy Thủy đã lên sáu, nàng sai con ra tiệm chú Phoóng cắt tóc. Tiệm chú Phoóng chỉ cách nhà nàng vài căn, nên để tiện việc cứ hễ thấy tóc đứa nào dài chướng mắt là nàng phái con ra chú ấy cắt. Cả Dũng cũng vậy, cũng cắt cùng một lò, khiến cho có lần một cô bạn nàng ghé nhà phải bật lên: - Trời đất, cái bà này! Bộ bà tính làm gia đình quân nhân kiểu mẫu hay sao mà từ trên xuống dưới, từ bố đến con, trai gái gì đều có cái đầu y chang nhau vậy? Thủy đi cắt tóc về đem cái đầu mới cho nàng khám, tức mình Trang la con: - Thủy, con nói sao mà chú ấy cắt còn dài và so le quá vậy? Thủy nhăn mặt cãi lại: - Mẹ mới là kỳ đó, mẹ đưa con có hai đồng thì con nói ổng cắt cho con hai đồng tóc. Ổng cắt hai đồng rồi thôi chứ, mẹ muốn ổng cắt nhiều hơn sao mẹ không đưa con thêm tiền???

Trang nghe câu nói ngô nghê của con bật ôm bụng cười to làm Thủy giận mẹ hơn nữa đùng đùng bỏ đi. Đã bị cái đầu so le còn bị mẹ chọc quê nữa, nó bỏ bữa ăn chiều ngày hôm đó làm Trang phải năn nỉ thât lâu và dẫn con xuống chú Phoóng ngày hôm sau để sửa lại mái tóc bum bê của nó. Năm bé Phương lên bốn, đứa con gái út của nàng, Dũng bị thương ở bả vai sau biến cố Mậu Thân. Nằm điều trị vài tuần thì khỏi nhưng Dũng phải giải ngủ vì không nhanh nhẹn trong việc xốc vác súng đạn như xưa nữa. Trang như trút được một gánh nặng đè lên ngực nàng bấy lâu nay. Đêm về cứ nghe tiếng súng bập bùng xa xa là Trang không ngủ được, lại nhà cửa đơn chiếc có mấy mẹ con, Trang cũng sợ rủi có chuyện gì xảy ra thì nàng chẳng biết phải đối phó ra sao. Nay có Dũng ở nhà nàng đỡ lo phần nhiều, tuy mối bận tâm khác có mòi khẩn cấp hơn là tiền đâu mà sống? Tiền bồi thường chỉ đủ để Dũng mua cho con mỗi đứa một món đồ chơi, một bộ quần áo mới, cho Trang một chai dầu thơm Chanel 5, cho anh một cây thuốc lá Pall Mall. Vợ chồng con cái dẫn nhau đi ăn một bữa linh đình ở nhà hàng nổi Mỹ Cảnh… linh tinh rồi hết, chi phí lặt vặt trong nhà vỏn vẹn hơn một tháng. Dạo ấy, năm 1970 về sau, Mỹ đã bắt đầu đổ quân sang Việt Nam nhiều hơn, những cơ sở quân sự, dân sự mọc lên như nấm. Cũng may, Dũng có học qua mấy khoá huấn luyện đặc biệt với huấn luyện viên người Hoa Kỳ nên chàng vỏ vẻ vài câu tiếng Mỹ. Nửa năm sau Dũng xin được một chỗ làm thư ký sổ sách cho một cơ sở xuất nhập cảng cần người thông dịch. Bà chủ là một bà đầm lai, nhưng có lẽ nước mắm cá khô đã biến hoá bà thành 95% người Việt qua giọng nói, cách cư xử và ăn uống, chỉ còn lại 5% qua cái mũi hỉnh cao Tây Phương và nước da trắng, cặp mắt xanh và cái dáng to lớn suýt soát bằng Dũng. Trang tiếp tục làm bên trường đua. Mỗi chiều về để Dũng rước cho tiện nàng đi bộ đến nhà ba mẹ ở đường Hồng Thập Tự ngồi trước sân chờ Dũng. Cuộc sống tưởng chừng êm đềm, ổn định không gì thay đổi nữa. Đôi khi có những ngày Dũng đón Trang hơi trễ viện lẽ công việc ở hãng nhiều quá anh lo không hết phải ở lại. Trang cũng thông cảm không phiền trách gì Dũng. Ngày nay thất nghiệp thì nhiều, công việc

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu số 31/2011 - 77 -


lại khó khăn, yêu sách than van chỉ sớm bị đuổi. Tin chồng, Trang không phàn nàn điều gì, vả lại những giờ ngắn ngủi chờ Dũng trước sân là những giờ Trang vui với các em. Loan đã hai mươi, Thảo mười tám và Tuấn đã mười sáu. Nàng lại có thêm một lũ em lóc nhóc ngoài sau nên tuổi của con nàng và mấy đứa sau này gần như xấp xỉ bằng nhau. Trang vẫn hay kể những ngày còn nhỏ với Loan, Thảo, Tuấn cho mấy đứa nhỏ nghe. Thảo đôi khi tức lắm vì Trang cứ hay đem chuyện cô ra kể. - Chuyện đó có gì hay đâu mà cứ khoe hoài! Hồi nhỏ Thảo hay nằm giữa nhà, hai chân gác lên cánh cửa tủ lạnh nghêu ngao hát. Ba nàng đi ngang chọc quê con gái đã đưa tay tuột lấy quần con thẩy ra xa, vừa lúc ấy Trang bước trờ tới. Tưởng Trang là thủ phạm ‘tuột quần’, Thảo đã hùng hổ ngồi bật dậy đấm túi bụi vào người Trang không kể xiết. Cả nhà có được một dịp cười to chó cái tính dữ dằn của Thảo. Những ngày vui thường qua mau. Dũng đã cónhững lúc đón nàng thật trễ, mặc dù tiền lương anh vẫn đưa Trang đều đặn nhưng Trang có linh tính chuyện không lành sắp xảy ra. Những chiều ngồi đợi Dũng trước sân nhà còn là những chiều mang nặng ưu tư. Mấy đứa em vẫn xúm quanh Trang để nghe kể chuyện vui, Trang vẫn cười dòn tan mỗi lần sau mỗi cái chấm câu nhưng nếu có ai để ý sẽ thấy mắt Trang long lanh. Rồi nàng se sẽ chậm đuôi mắt như vô tình hạt bụi đã bay ngang. Có một chiều, Trang ngồi một mình, nắng đãtắt từ lâu, thành phố mờ mờ trong bóng tối. Trang vốn sợ những giờ giấc như thế này. Thời gian giữa buổi chiều và buổi tối, lưỡng lự, ngập ngừng và bồn chồn không yên. Có níu kéo lại chút ánh nắng cũng không còn kịp nữa mà bóng tối cũng chưa xuống hẳn hoàn toàn. Nó sao sao đâu, Trang không diễn tả được, như tâm trạng của nàng lúc ấy. Buồn không ra buồn mà vui cũng không ra vui, cứ nao nao lo lắng. Như tâm trạng của những người đàn bà đang ngập ngừng ở giữa hai giai đọan của cuộc đời, tuổi xuân đã đi qua nhưng vẫn chưa thể chấp nhận cái tuổi già sắp đến, trẻ thì không còn trẻ nữa mà gọi là già thì chưa thể xem là già, oái oăm thay cho cái lứa tuổi xồn xồn này. Giống như thời gian giữa buổi chiều và buổi tối, mờ mờ phai nhạt. Trang thở

dài, thấy mình tự dưng cô đơn chi lạ, một phần có lẽ nàng chỉ còn một mình ở sân, ba mẹ và mấy em đã vào bàn cơm. Ba nàng mấy lần giục dã, vì đã tám giờ rồi mà Dũng cũng chưa ghé ngang: - Vô ăn trước đi con, rồi nó về nó ăn sau chứ gì. Mấy nhỏ ở nhà đã có con Phụng lo rồi, không ăn mà ở đó chờ càng sốt ruột hơn nữa… Thật sự Trang cũng không đói, cái buồn đã lấn lướt những cảm giác khác. Nàng muốn chờ Dũng về để hai vợ chồng cùng ăn một lúc, chứ người ăn trước người ăn sau, riết rồi chẳng ai thèm đợi chờ ai. Nói hoài không xong ba nàng bắt cả nhà lên bàn, Trang ngồi chờ một mình, mắt lơ đãng nhìn ra đường. Nàng bỗng sững sờ hoảng hốt, bỗng thấy trời đất lao đao. Bóng một chiếc xe hơi vụt qua mà dáng ai đó có mái tóc bồng bềnh, khuôn mặt xương xương, nét cười như đứa trẻ con giống Dũng quá. Mà sao kế bên Dũng lại là một người đàn bà và trông hai người thân mật với nhau như một đôi vợ chồng. Cái lạnh chợt ùa tới khiến Trang phải rùng mình kéo áo khoác sát hơn vô người. Tay nàng lạnh ngắt, Trang uể oải ngồi lại xuống ghế và nghe chừng mình đã chìm vào quên lãng. Trang có mặt hay không có mặt, nơi đâu cũng vậy thôi, sự hiện hữu của nàng đã không còn là cần thiết nữa. Đìều đã làm nàng bồn chồn không yên, đã là mối ưu tư của Trang mấy tháng nay là đó. Có ưu hoài, lo phiền đến mấy hình như cuối cùng vẫn là hình ảnh Dũng với người đàn bà có khuôn mặt tây phương, da trắng, mắt xanh, mũi cao tươi cười hoà lẫn với nhau trong bóng tối. Thành phố đã lên đèn, gió loay hoay đổi chiều, hàng cây dầu thẳng tắp trên con đường mà Trang yêu vô cùng, con đường tình sử của hai người, lao xao rung chuyển, vài trái dầu nhao nhao rớt xuống đất. Trang cuối xuống lượm một trái trên tay, trái dầu khô úa vàng với hai cánh dài cong cong và những đường gân nổi hẳn lên mặt, những trái dầu kiêu ngạo tung bay trong gió trông hay hay vô cùng. Trang ngẩng nhìn theo dáng điệu bay bổng của những trái dầu ấy để thấy lòng băn khoăn bất chợt. Một tiếng động khẽ vang bên tai, ngước đầu sang Trang thấy mẹ nàng lặng lẽ nhìn: - Con thấy xe anh Dũng chạy ngang…

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu số 31/2011 - 78 -


- Phải, mẹ cũng có thấy… Rồi hai bàn tay nắm lấy nhau, hai bàn tay của hai người đàn bà thông cảm nhau cái nỗi ê chề của sự phản bội trắng trợn, lạnh lùng. Trang nghe hơi ấm lan dần khắp người từ cái nắm tay của người thân và bỗng thấy lòng thật yên bình. Tâm hồn nàng từ phút chốc hoang mang về trước bỗng lắng xuống nhẹ nhàng và Trang biết nàng sẽ yên lặng chịu đựng. Tình yêu của Trang dành cho Dũng tưởng chừng đầy ấp nay hoàn toàn rỗng không, cái tự ái của Trang nó ép buộc nàng phải phủ nhận tất cả. Dũng đã hiên ngang đi qua nhà ba mẹ nàng mà anh cũng biết lúc đó vợ mình đang chờ chồng đó chứ. Dũng đã đem chân tình hai người đè bẹp dưới chân thì còn việc gì để chàng nuối tiếc nữa đâu. Dũng coi thường tình yêu của Trang đối với anh như thế là cùng, là chấm dứt, là bứt tung không tiếc nuối.

- Nè nè, tui có cái liều thuốc trị bùa mê hay lắm nè, để tui đọc cho cô nghe nhe. Vừa nói bà Tư vừa lấy ra trong túi áo bà ba một tấm giấy nhăn nhó, chữ ngoặc ngoèo như những con rắn lượn và đọc to lên: - BÙA MÊ: người nào bị phản hay bùa mê thường mê mẩn, lảng lú, bảo sao nghe vậy, ngớ ngẩn, không hiểu biết chi cả. Lấy một chén huyết chó mực, uống ngay lúc còn nóng khi vừa cắt cổ chó. Huyết chó mực sẽ tống chất độc và ‘tà khí’ ra ngoài. Nhà thằng Tám đằng kia có con chó mực đó, để tui kêu nó cắt cổ khi nào ổng về nhe, cô tằng hắng trong nhà ra dấu lúc ổng về tới là tui sẽ cắt cổ chó liền cho cô…

Mấy bà hàng xóm ‘tốt bụng’ ở Thị Nghè cứ hối thúc, giục nàng đồng ý cho họ đánh ghen dùm: - Cô không muốn nhúng tay vào chi cho bẩn vậy để tụi tui ‘xử’ nó cho. Việc gì tụi tui chịu hết cho, cô khỏi lo… - Chỉ cần cô ‘ừ’ một tiếng là được. Cô chịu đi cô Trang? - Cô hiền quá không được đâu cô, mình phải làm dữ lên đàn ông họ mới sợ chứ hiền hiền như cô, ổng lừng đó cô ơi! - Tui mà như cô hả? Tui mướn mấy thằng du đảng xé xác nó ra chứ ở đó mà tui cho tới nhà như cô đâu! Tắc lưỡi làm như tức mình lắm bà Năm nói tiếp: - Thiệt!!!… Tui chưa thấy ai hiền gì mà hiền ác nhơn sát đức dzậy. Đã cho tới nhà còn sợ chó cắn không dám thả chó ra nữa. Tui đó hả? Tui cho nó cắn tan nát cho bõ ghét. Ở đời mà, mình nhịn họ làm tới cô à. Nghe tui đi, cô đồng ý cho tụi tui đánh nó một trận thôi à, có gì ổng hỏi thì cô cứ nói cô hổng biết… - Gặp tui, tui trói nó lại xởn hết tóc về làm chổi quét nhà là ổng hết mê chứ gì. Mà tui nghĩ chắc nó có bùa mê thuốc lú gì đó cô ơi! Chớ ai đời vợ nhà vừa đẹp vừa hiền như gì mà lại đi mê bà già lớn hơn ba bốn tuổi! Bà Tư bán bánh cuốn cũng chõ thêm vô:

Trời đất, Trang nghe những phương pháp của mấy bà hàng xóm này mà lạnh cả người. Nàng cũng phục mấy bà này luôn, chuyện gia đình nàng Trang tưởng chẳng ai hay biết! Mặc ai nói gì thì nói, Trang chỉ cười giữ im lặng với những lời cám ơn thật chân thành nhưng dĩ nhiên Trang đâu thể để mấy bà ấy làm những việc tày trời như vậy. Thật là vô lý, tại sao phải làm rùm beng lên để Dũng cười khinh khỉnh, coi thường nàng hơn nữa? Có một nhà văn nào đã nói: “Đàn ông, người nào cũng có tí máu phản bội.” Có lẽ Trang đã tạo cơ hội cho Dũng phản bội nàng, có lẽ nàng đã quá trọng sự tự do của Dũng một cách sai lầm để không bắt bẻ anh kỹ càng hơn những giờ giấc bất thường mà anh nại cớ là làm việc thêm ở sở. Và những buổi chiều bỏ buổi cơm nại cớ không đói. Sau cái lần gặp Dũng với người đàn bà ấy Trang buồn lắm chứ. Có người vợ nào không đau khổ khi bị chồng bỏ rơi đâu? Có người đàn bà nào không bẽ bàng trước tình cảnh như Trang? Dũng đã mấy lần

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu số 31/2011 - 79 -


giải thích cho Trang nghe nhưng những lời biện hộ của anh càng khiến Trang tin chắc những gì nàng nghĩ là đúng. Trang không cãi lại và cũng không làm to chuyện, nàng không muốn Dũng bối rối hơn với vấn đề vô cùng tế nhị và phức tạp mà anh hiện có trong tay. Sau khi khóc cạn nước mắt lặng lẽ, Trang bồng bế các con về ở chung với ba mẹ. Nàng nghỉ làm ở trường đua, để kiếm việc khác khá hơn Trang đi học thêm Anh văn và kế toán. Dũng đã chính thức về ở hẳn nhà bà Bô nhưng Trang cũng mặc. Cái tự ái của người đàn bà kiêu ngạo như Trang đã không cho phép nàng khóc lóc, van nài Dũng trở về với nàng, Trang không biết như vậy có phải là giải pháp chính đáng hay không nhưng nàng không thể nào hạ mình xin xỏ tình yêu với người đàn bà xa lạ kia, nó cho nàng cái cảm tưởng hèn hạ quá. Trời cũng thương nên Trang kiếm được việc làm sau khoá học. Nàng được nhận vô một cơ sở nông nghiệp của Đài Loan do Mỹ viện trợ để cố vấn cho nền nông nghiệp Việt Nam. Lương nàng được trả bằng tiền đô, tính ra tiền Việt Nam cứ như lương của Tổng Trưởng. Một trăm đô mỗi tuần, Trang nuôi con dư dả như con nhà đế vương. Vài tháng sau Trang mua một căn nhà nhỏ ở chung cư Minh Mạng, có lẽ nàng hợp với khung cảnh xóm bình dân nên kiếm tìm tứ tung rốt cuộc lại chọn căn nhà đó. Ngày ngày nàng đi làm, cuối tuần dẫn các con sang nhà ông bà ngoại hoặc cả nhà cùng nhau đi ăn, đi xi-nê hay chỉ để quay quần bên nhau nhắc chuyện ngày xưa và kỷ niệm. Loan đã đi lấy chồng nhưng chị em vẫn gặp nhau luôn nhà ba mẹ. Trang vẫn kể chuyện vui cho các con và em nghe, tiếng cười vẫn dòn tan và nàng vẫn hay chậm chút nước mắt ở khóe. Có lẽ đời nàng cay đắng nhiều nên Trời cho cái khiếu kể chuyện vui. Một trong những cái nghiệt ngã của cuộc đời. Đôi lúc nhắc những chuyện xưa càng khiến Trang thấy sợ thời gian hơn. Tuổi nàng đã chồng chất hôm nào không hay, mấy đứa con nàng cũng đã để ý, nhao nhao đòi nhổ tóc sâu cho mẹ. Thỉnh thoảng Trang cũng muốn vùng vẫy thoát khỏi cảnh đơn chiếc nhưng rồi nàng lại im lìm chịu đựng. Một phần vì thương con, một phần vì xã hội Việt Nam vốn khắc khe với những người như nàng. Mặc dù Dũng như vậy đó nhưng

Trang phải chính chuyên nuôi con và người ta xem đó như một cái lý vô cùng vững chải để lưu truyền hậu thế. Nhiều người cứ bảo dáng Trang sang trọng và đời nàng phải sung sướng. Trang ngậm ngùi thầm nghĩ: cái dáng nàng nó gạt nàng và gạt luôn cả thiên hạ. Tuy nhiên Trang biết nàng vẫn còn trẻ lắm, ít nhất là vẫn trẻ hơn số tuổi hiện giờ. Eo Trang vẫn còn ôm, ngực vẫn no đầy, người vẫn còn thon cao. Trang vẫn có thể làm mấy ông trong sở thì thầm mỗi khi nàng đi ngang và ông chủ sự người Đài Loan cứ kiếm cách mua quà gởi cho gia đình và các con nàng. Nhưng rồi đời nàng lại thêm một biến cố. Không riêng gì Trang, cả nước đều bàng hoàng xôn xao cho một lần đổi thay. Những ngày cận kề chấm dứt cuộc chiến, ông chủ sự đã đề nghị để ông ta lo cho nàng và các con rời khỏi Việt Nam. Trang phân vân vô cùng nhưng ba Trang không đồng ý. Mấy người bạn cũ cũng hối thúc ông đi, ông đều từ chối: - Ít nhất cũng phải ở lại để xem đất nước hoà bình ra sao đã chớ, chiến tranh mấy chục năm nay để có một ngày hoà bình lại bỏ đi sao? Chủ quan với chế độ mới cả nhà đều ở lại. Đời Trang lại một lần thay đổi, gần như làm lại từ đầu. Nhiều khi Trang mệt mõi vô cùng và có lúc nàng vô cùng hối tiếc đã từ chối ông Kê ra đi, nàng phải một mình bon chen với sự sống, tất cả vốn liếng giờ chỉ còn lại căn nhà ở chung cư cho mấy mẹ con ở. Ba nàng hưu trí từ lâu, lại ăn xài như nước nên cảnh nhà đã suy sụp trước 75 lại tàn tệ hơn sau 75. Trang phải lao đầu chạy áp phe kiếm chác với mọi người ngoài giờ làm công nhân viên. Sở nông nghiệp được giữ lại những người cũ một thời gian ngắn rồi thì họ cũng thuyên chuyển Trang và các bạn nàng sang chỗ khác. Cuộc sống khó khăn hơn, những chiều quay quần ở Hồng Thập Tự, những cuối tuần giờ chỉ là những buổi thì thầm nho nhỏ những chuyện trước 75 và sau 75. Dần dần mọi sự lao xao của cuộc sống mới theo nhịp thời gian lắng dịu hơn trước. Trang không phải cực nhọc chạy áp phe bon chen với thiên hạ nữa. Ngoài việc ở văn phòng Trang được giữ chân phân phát vé đá banh. Dân Sài Gòn thiếu trò chơi, thiếu chỗ giải trí hầu như tuần nào người ta cũng chen chúc nhau đi xem. Nàng mua vé của những người bạn rồi bán lại cho dân

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu số 31/2011 - 80 -


ghiền đá bóng. Tuy cũng không an nhàn gì nhưng Trang không phải chạy đôn, chạy đáo như trước. Các bạn trong sở đều muốn giúp đỡ Trang nên khi có vé đều nhượng lại cho nàng. Lâu dần công việc trở nên nhẹ nhàng hẳn vì chỉ những ai muốn giữ vé mới đến gặp Trang còn không nàng cứ việc đem ra ngoài giao cho người quen đem bán ‘noa’ rồi trả tiền lại cho họ, Trang sẽ được tiền huê hồng. Các con nàng đã lớn, Mai & Thủy đã nghỉ học để tiếp mẹ lo cho mấy em. Trang đỡ gánh lo phần nào, nàng chỉ tiếc là vì hoàn cảnh, các con không được theo học đến nơi đến chốn. Nhận sở mới, Trang làm việc dưới quyền Đạm. Đạm người Nam nhưng ra Bắc đã lâu nên giọng anh không còn âm hưởng nào của dấu vết miền Nam. Anh không lớn hơn nàng bao nhiêu, có lẽ chỉ vài ba tuổi là cùng nhưng Đạm có cái vẻ rắn rỏi, đạo mạo của một người đã từng lăn lốc với đời. Lần đầu tiên gặp Đạm nàng đã không có cảm tình. Trang vốn ghét những người tập kết ra Bắc, giọng Đạm lại đầy chất Hà Nội càng thêm một cái tội cho nàng không ưa. Nhưng cũng may cho nàng là Đạm ít nói, không hay khoe khoang láo khoét những gì của miền Bắc. Làm việc với Đạm, Trang không phải nghe những lý thuyết thật mơ hồ của chủ nghĩa xã hội mà tên trưởng phòng bên chi nhánh hành chánh cứ lập đi lập lại như con két mỗi khi có dịp họp nhân viên. Thường buổi sáng Đạm giao cho nàng những xấp hồ sơ để đánh máy rồi xuống lấy lúc chiều, có khi việc chẳng bao nhiêu, đến trưa là Trang có thể làm xong, nhưng đôi khi có những lúc nhiều việc không xong Trang đánh máy không kịp lúc Đạm tới, anh luôn trấn an nàng: - Cô Trang cứ làm từ từ đến mai tôi lấy cũng được những hồ sơ này không cần gấp, cô không phải tranh thủ… Cũng nhờ vậy, cái ác cảm của nàng dành cho Đạm từ từ giảm bớt. Có những buổi trưa nắng nóng Đạm mời nàng đi uống nước. Sau khi từ chối nhiều bận Trang đã nhận lời gọi là ‘cám ơn’ Đạm cho những lần giúp đỡ linh tinh trong sở. Để gợi chuyện, Đạm đã bắt đầu: - Chắc cô Trang không thích người miền Bắc đâu nhỉ?

- Không phải Trang không thích, có lẽ không hợp thì đúng hơn. Đạm tiếp, giọng ngùi ngùi: - Ba mẹ tôi là người Nam nhưng hai ông bà đã mất từ lâu. Mẹ tôi mất khi tôi mới lên năm. Quê tôi ở Cần Thơ, Trang ạ, hôm mới vào Nam tôi cứ ngỡ trong mơ. Trang biết trong suốt thời gian ở ngoài Bắc tôi đã ước ao trở về thăm quê hương biết bao nhiêu lần không? Nhiều đến nỗi cái ngày tôi trở lại bến Ninh Kiều, Cần Thơ mà cứ tưởng như trong mơ! Cái cảm giác lâng lâng không tả được Trang ạ, cứ như… Tặc lưỡi tìm ý Đạm tiếp, cứ như Trang đang thèm một dĩa bánh cuốn nóng thì tức khắc có ngay trước mặt với đầy đủ gia vị, với mùi ớt cay cay, có cà cuống và mấy miếng hành cháy để trên, rồi nước mắm thật ngon. Ối chà, tuyệt cú mèo! Nói xong câu đó, Đạm không dằn được nữa phải nuốt ngụm nước miếng mà trí tưởng tượng của chàng đã kích thích dữ dội. Nhìn Đạm, Trang biết có lẽ anh đang thèm thật, cái cục ở cổ cứ chạy lên chạy xuống không ngừng và hình như Đạm đã quay mặt sang hướng khác mấy lần. Trang nhịn cười, giả bộ nhìn xuống ly nước cho Đạm đỡ ngượng, chập sau nàng nói: - Trang biết anh là người Nam nhưng giọng anh hoàn toàn Bắc, nếu không đọc hồ sơ của anh Trang đã tưởng anh là người Bắc đó chứ. Hơi tròn mắt ngạc nhiên sao Trang lại đọc hồ sơ cá nhân của anh, Trang hiểu ý nói tiếp: - … ơ xin lỗi anh, bữa nọ có dịp đánh máy hồ sơ lý lịch của cả sở nên Trang đã tò mò để ý coi qua. Một thoáng vui thể hiện trên nét mặt Đạm nhưng giọng anh cố làm như không thay đổi, kể tiếp: - Tại tôi ở Bắc quá lâu, vả lại chẳng có bạn bè nào người Nam cả nên dần dần giọng nói cũng đổi hẳn. Tôi rời miền Nam năm tôi mười tám, lúc ấy phong trào ra Bắc lên cao, năm 54 ấy mà. Lúc đó Trang cũng mười mấy rồi nhỉ? Anh chàng này giả vờ hỏi tuổi mình đây nhưng Trang vẫn đáp: - Năm ấy Trang mới mười sáu thôi anh.

Trang cười mỉm, à anh chàng này cũng khá thông minh: - Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu số 31/2011 - 81 -


- Mà chắc Trang chưa biết đau khổ, hận thù là gì đâu nhỉ dạo còn non nớt đó?

- Cái đó còn tùy, mà cũng có thể chứ hả anh?

- Má Trang mất năm Trang lên mười, có lẽ Trang chưa biết hận thù là gì nhưng Trang đã biết đau khổ chứ anh.

- Để tôi kể Trang nghe hoàn cảnh gia đình tôi rồi Trang sẽ hiểu. Ba tôi bị đày ra biên giới Bắc Trung làm cu li trong những rừng cao su dày đặc vì tội làm kháng chiến bị bại lộ. Mẹ tôi bị bắt làm đày tớ cho một tên quan Pháp. Không chịu được cảnh hành hạ và tủi nhục bà dắt anh em tôi bỏ trốn nhưng không thành. Để cảnh cáo, chúng tra tấn, trừng phạt dã man. Mẹ tôi không sống nỗi vì kiệt sức, bà chết mấy ngày sau. Đứa em gái nhỏ của tôi cũng chết theo bà. Tên cai ngục còn chút nhân đạo đã thả thằng nhóc con năm tuổi ra đời với lòng đầy thù hận. Thấy vậy chú tôi lén lút đem tôi về nuôi. Từ đó tôi không có tin tức gì về ba tôi nữa. Lớn lên tôi gia nhập Việt Minh như một lẽ tự nhiên, như một cách để trả thù bọn thực dân. Rồi tập kết ra Bắc sau biến cố 54 để hy vọng tìm ba tôi ngoài ấy… nhưng ông đã bị thủ tiêu từ lâu…

- Xin lỗi Trang, vậy ra tôi và Trang cùng chung cảnh mất mẹ sớm. Năm ấy tôi mới lên năm nhưng trời đã không thương cho tôi nhiều trí nhớ để cảnh nhà không may lại in sâu trong trí. Đến bây giờ tôi cũng không quên được Trang ạ. Ô..., mà xin lỗi Trang, nhẽ ra tôi không nên nhắc đến chuyện này, có lẽ lâu rồi tôi không gặp được người tâm sự nên không cầm được… Trang đừng phiền? - Không, đâu có việc gì anh phải xin lỗi. Trang sẵn sàng nghe nếu anh muốn kể. Trang muốn nghe tâm sự của anh ghê lắm chứ. Trang cũng có nhiều thắc mắc với những người tập kết ra Bắc, tại sao anh lại bỏ miền Nam vậy?

Đạm ngậm ngùi tiếp:

Giọng Trang ngập ngừng, e ngại: - Xin lỗi anh, chuyện buồn của gia đình anh đáng lẽ Trang không nên khơi ra. Trang không ngờ anh mang nhiều tâm sự như vậy. Đời Trang cũng chẳng có vui gì mấy nhưng lồng trong đó còn có những tiếng cười, giờ so sánh với anh Trang thấy cái khổ của mình chỉ là hòn sỏi nhỏ bên phiến đá to.

Cười buồn, Đạm nói, giọng anh nhuốm chút mỉa mai: - Nếu tôi nói vì chủ nghĩa Mác Lê Nin, vì bác Hồ, Trang có tin tôi không? Trang lưỡng lự không dám trả lời liền. Cái tên này muốn gì đây? Giả bộ phản động để cò mồi cho Trang tuôn ra hay sao đây?

Dần dà, Đạm kể hết cho Trang nghe những cảnh ngộ anh đã chạm phải khi ra Bắc. Trang không hiểu tại sao Đạm lại chọn nàng để tâm sự. Có lẽ anh biết chắc chắn Trang không tố cáo với ai. Hay tại Trang gợi cho anh hình ảnh trung thực của người miền Nam hiền hoà, bình dị, không câu nệ. Hay tại Trang là người con gái đầu tiên Đạm gặp khi mới vào Nam với chiếc áo dài yêu dấu mà lâu lắm rồi Đạm không thấy ai mặc nữa ngoài Bắc. Cái bất ngờ kỳ thú vô cùng xúc động khi Trang đứng dậy chào anh. Ánh mắt Đạm áng lên một niềm vui rất con người và anh đã không ngờ mình vui lây suốt cả ngày hôm ấy chỉ vì một việc cỏn con là chiếc áo dài Trang mặc. Ngậm ngùi Đạm nghĩ, đã xa xôi lắm anh tưởng mình đã đánh mất những niềm xúc động vô cùng thật của chính mình. Cái dáng thon thon, kiêu sa và khuôn mặt đẹp một cách đài các của Trang đã mê hoặc Đạm ngay từ phút đầu tiên.

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu số 31/2011 - 82 -


Thì giờ của anh không còn chán nản như xưa nữa. Anh ngạc nhiên vô cùng vì đã ngoài ba mươi, không, anh đã bốn mươi rồi chứ mà Đạm còn rung động như một thằng con trai lần đầu tiên đi tán gái. Mà có lẽ cũng đúng, ở Bắc, Đạm đã sống như một người máy. Anh đã chôn vùi những tình cảm thật của mình tận sâu trong cùng. Anh giảng chính trị như một quyển sách, nói chuyện như một cái ra-đi-ô… và tim anh chẳng mảy may rung động với những chiếc áo cánh cục mịch của các cô cán bộ. Nhiều khi Đạm cũng hoang mang một niềm thắc mắc. Chẳng lẽ cái thuyết cộng sản mà Đạm bị buộc phải thuộc lòng như con két trong đầu đã biến anh thành một tên hô-mô rồi sao? Cái ý nghĩ ấy thoáng qua có lúc đã làm Đạm giật mình hoảng hốt và đã xăm xoi tìm kiếm trên từng khuôn mặt, hình vóc của mấy nàng cán bộ một nét duyên dáng để chàng say mê… nhưng hoài công. Đạm chỉ thấy rập một khuôn những nét mặt không tình cảm và tim anh tưởng chừng đã thành đá… Vậy đó mà chỉ cần một phút đầu tiên gặp Trang, Đạm đã nhũn như con chi chi. Nắng miền Nam soi thấu tim anh và biến nó thành nước bằng ánh mắt Trang, bằng môi, bằng dáng đi đài các của nàng. Đạm mong gặp Trang ghê lắm nhưng chàng cứ phải nhịn, như đã nhịn mấy lần mua nhu yếu phẩm để bí mật gửi cho Trang những món quà nho nhỏ. Anh chỉ dám xuống phòng đánh máy hai lần buổi sáng và buổi chiều trong ngày. Ngày qua ngày, Trang đã cảm được cái tình của Đạm dành cho nàng, chàng đã đem hết những tư tưởng thành thật nhất về xã hội miền Bắc kể cho Trang nghe và thú nhận đã bừng tỉnh ngộ chỉ sau một năm đối đầu thực sự với chủ nghĩa cộng sản. Trang bối rối vô cùng. Những ngày đi làm trong sở đã không còn chán nản, dài lê thê như trước và giọng nói của Đạm đã bớt dễ ghét hơn trước. Anh đã giảm đi cái vẻ máy móc ban đầu, Đạm đã dần trở lại con người thật của mình, một con người cũng chứa chan tình cảm và mặn nồng tư tưởng yêu đương nam nữ. Giọng Đạm ít ngậm ngùi, mỉa mai hơn. Trang đã nghe Đạm cười thật vui không khách sáo với những mẫu chuyện vui nàng kể. Có một lần, người vợ hay tình nhân mới của tên trưởng phòng vô sở tìm hắn. Để làm ra vẻ ta đây thời trang như ai mụ đã hí hửng mặc một chiếc

áo đầm ngắn đến đầu gối, hoa hoè sặc sỡ, nhí nha nhí nhảnh đi qua đi lại trước cửa phòng nàng. Chân mang đôi guốc gỗ cao, lại không quen, cả thân người cứ như chồm hẳn về phía trước, cặp mông tròn lẳng khêu gợi không kém nhô cả về phía sau. Tiếng guốc gỗ gỏ lộp cộp, vang vang trên sàn gạch men gây nên sự chú ý của toàn thể nhân viên có mặt, ai cũng phải ngửng đầu lên nhìn. Đến khi mụ đi ra rồi, chẳng biết ánh mắt của Trang đã tố cáo cái nhìn của nàng như thế nào mà tên trưởng phòng đã sừng sộ với nàng: - Nhòm gì mà nhòm ghê gớm thế, chân ghẻ chứ có gì đâu mà nhòm!?!... Thay đổi mới làm Trang lại lâm vào hoàn cảnh khó xử. Cái cảm tình của nàng dành cho Đạm ngày một tăng, nó như bờ bến ở bên kia dòng sông mà Trang biết có tránh né cách nào nàng cũng phải tấp vào khi mõi mệt, đuối sức. Nhưng Trang sợ lắm. Rồi các con nàng sẽ nghĩ thế nào nếu Trang và Đạm yêu nhau? Dũng là lính sĩ quan bên này và Đạm là kẻ thù từ bên kia sang, người ta đâu cần biết ý tưởng và hoàn cảnh của anh thế nào đâu? Anh đã là kẻ thù thì muôn đời anh vẫn là một, khó phai mờ trong suy nghĩ của bàng quang thiên hạ. Trang như con thuyền ở giữa xoáy nước. Đạm cứ hối thúc Trang cho anh gặp mặt các con nàng nhưng Trang chưa quyết định được gì. Nàng hoang mang ghê gớm, hoặc tiếp tục xây đấp dần tình cảm với Đạm hoặc chấm dứt hẳn xin chuyển sang chỗ khác. Cứ ngày này qua ngày khác, Trang không tìm ra được giải pháp nào ổn thỏa. Nàng không có can đảm chấm dứt cuộc phiêu lưu tình cảm với Đạm bởi Trang vẫn hiện nguyên hình là một người đàn bà yếu đuối, nhu nhược, nàng thèm có sự chú ý, thương yêu bảo bọc và chăm sóc của một người đàn ông như bất cứ bao người đàn bà khác. Mà nếu tiếp tục thì làm sao Trang có thể ghép Đạm với cuộc sống hiện tại giữa nàng và các con… Đôi lúc Trang muốn bỏ mặc, cứ ra sao thì ra. Trang yêu Đạm như yêu một con người với đầy đủ đức tính: hỉ, nộ, ái, ố, bi, lạc, dục như tất cả mọi người thì tại sao nàng lại sợ? Trang đã gần bốn mươi rồi còn gì, chẳng lẽ nàng chẳng hưởng được mật ngọt yêu thương nào suốt đoạn đời còn lại hay sao?

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu số 31/2011 - 83 -


THAY ĐOẠN KẾT Loan tần ngần đứng trước cửa tiệm tạp hóa, nàng nửa muốn bước vô mua một bó hương, nửa không, trên tay nàng đã cầm sẵn một bó hoa Cúc trắng. Chặt lưõi, Loan bỏ đi luôn. Trang thường nói với Loan: - Khói hương hay làm khung cảnh trở nên cô đọng và làm lòng người áo nảo không vui được. Trang vốn sợ nỗi đau buồn nên ít khi nào nàng thắp nhang. Vẫy chiếc xích lô, Loan bước lên xe không trả giá: - Chú chạy về hướng Tân Định giùm há. Nắng buổi xế chiều không còn quá gay gắt, gió lại hay hay, mát trời. Loan ngồi xe qua con đường Lê Văn Duyệt dài thăm thẳm. Đến chợ Tân Định nàng bảo ông xích lô ngừng tí để chạy vô mua thêm một bó hồng nhung vì thấy hàng hoa họ trưng bày đẹp quá. Tiếp tục lộ trình, không lâu sau Loan ra dấu cho ông ta ngừng ở trước cổng nghĩa trang: - Ngừng đây cho cháu xuống được rồi chú, không cần thối đâu nhé, chú cầm lấy hết đi. Dúi trong tay ông già xấp tiền và nghe ông ấy cám ơn rối rích, Loan chầm chậm thả bước trên lối đi có trải sỏi. Ngày thường, ít ai đi thăm mộ, rải rác vài nén hương còn tỏa chút khói. Đứng một mình trước mộ chị, Loan ngắm hình Trang cẩn trong đá. Đôi mắt chị nàng buồn như đôi mắt của công chúa Lọ Lem khi chưa lấy được Hoàng Tử, nét buồn phảng phất trong mắt rồi loang dần trên khuôn mặt. Chả trách đời Trang có mấy lúc vui hoặc có vui được niềm vui cũng không trọn vẹn. Cắm hai bó hoa trong bình trước mộ mà nước mưa đã hứng đầy, Loan đi vòng ra sau. Trước nàng vài ngày cũng đã có ai đến viếng Trang rồi. Những đóa hồng vàng kiêu sa một thưở nay nằm héo úa trên ngôi mộ mới trông buồn làm sao… người nào đó cũng không thắp hương như nàng.

đến khi tắt thở, lìa đời. Xe cứu thương chở vào bệnh viện mới biết Trang đã đứt gân máu não, nửa người bên trái đã bị tê liệt trong cơn mê, đôi lúc Loan nghĩ cái chết của Trang cũng là một ân huệ lớn Trời dành cho chị nàng. Loan biết Trang không bao giờ chịu đựng nỗi nếu phải chịu cảnh đau ốm nằm liệt giường trông nhờ vào sự chăm sóc của những người chung quanh. Con người đầy nhiệt tình và kiêu sa, đài các như Trang không thể sống bằng tình thương hại của mọi người. Nàng đã sống hết lòng và đã được mọi người thương yêu; khi chết, tất cả bạn bè và người thân đã đi đưa và hầu như cả chung cư Minh Mạng đều bỏ việc theo tiễn chân một đoạn đường ngắn. Trong đám đông, có một người đàn ông dong dỏng cao, đứng riêng biệt từ xa, thỉnh thoảng lại lấy kiếng mát xuống lau. Người đàn ông có mặt ở đó, im lìm chịu đựng trong nỗi lao xao của mọi người. Trang mất chỉ sau hai năm chứng kiến sự thay đổi của đất nước và chỉ với một năm ngắn ngủi nàng vui với tình yêu của Đạm. Bây giờ có lẽ Trang không phải phân vân chọn lựa nữa, nàng đã nằm đó yên bình như một giải pháp thật trọn vẹn nhưng độc ác của định mệnh. Mặt trời đã khuất, chỉ còn lại ráng chiều đỏ ối, hoàng hôn thấp thoáng và tiếng gió xào xạc nhè nhẹ làm Loan rùng mình, nàng thả bước ra cổng nghĩa trang. Quay lưng lại nhìn về mộ Trang thật lâu lần cuối trước khi khuất dạng. Loan chẳng biết bao giờ nàng có thể cắm lên đó những đóa hoa lần nữa. Ngày mai, Loan và gia đình sẽ ra đi thật sớm…

Mảnh đất này lẽ ra là của ba Loan, ba nàng đã nhường lại cho con như một định mệnh oái oăm. Trang chết thật bình yên không đau đớn, âu đó cũng là một đặc ân cuối cùng cuộc đời dành cho người đàn bà gian truân như nàng. Một ngày đi làm trong sở nàng than nhức đầu với cô bạn cùng phòng rồi gục xuống bàn và hôn mê suốt - Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu số 31/2011 - 84 -

NTYT 1984 Sydney, Trời Vào Đông.


H!n tôi h"t gió m#a bay H!n tôi thôi h"t $%ng cay ch& tình T' khi t%t l(a ba sinh Tôi vui v)i bóng v)i hình c*a tôi M+y n,m nh&ng t#-ng yên r!i Ng. $âu tim l/i b!i h!i ng0n ng1 Anh là nh/c - Anh là th1 Hát ru tôi $2 b1 v1 ph3n ng#.i Xin $'ng - 4'ng th" anh 1i Vì yêu tôi $ã m5t th.i xót xa Xin $'ng - 4'ng nh) n&a mà Ph6i quên - Tôi nh+t $7nh là ph6i quên Nh#ng r!i... r!i có m5t $êm Trong m1 tôi th+y tôi tìm.. tìm anh Hiu hiu gió - Ánh tr,ng thanh L6 l1i tóc r8i không $ành xa nhau N9 hôn cu8i - N9 hôn $:u Th#1ng em, th#1ng quá ! Làm sao bây gi. ? Tr.i già kh%c nghi;t em 1i! Th3t ra anh có v< r!i !... Th3t không!? B=ng m#a - M#a $> trong lòng Bàng hoàng t?nh m5ng não nùng gi+c m1 Tay ôm g8i l/nh h&ng h. L; tuôn gi@t tr#)c còn ch. gi@t sau. Nh!t N"#ng (1994)

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu số 31/2011 - 85 -


Tôi có cô em gái bà con, con của dì tôi sống ở bên Đức, cô này là một “yuppie” thứ thiệt. Trẻ, độc thân và là một bác sĩ nữa. Mấy năm trước em (bà con) tôi được một bệnh viện ở Úc cho cái hợp đồng loại dành cho bác sĩ chuyên khoa nước ngoài để tuyển cô nàng đến Úc làm việc cho bệnh viện ở thành phố Gosford cách Sydney gần trăm cây số. Xong bệnh viện đó, lại được bệnh viện khác mời tiếp. Vậy là cứ nơi một vài năm, chỗ mười mấy tháng, cô em tôi quảy ba lô một mình một xế lang thang lúc ở Gosford, khi thì Alice Spring, rồi Darwin… mỗi nơi một chút. Đến Úc chưa bao lâu mà hành trình đi dạo xứ downunder của cô nàng coi bộ đã xẻ ngang cắt dọc gần hết sa mạc nước Úc. Ngó bộ về đường chu du nam bắc ở xứ Úc nàng này dám còn rành hơn nhiều người mang tiếng đã ở Úc Thòi Lòi từ thời “boat people” như tôi. Chuyến rồi, cô em họ tôi lại đáo về làm việc ở bệnh viện Sydney, lần này cô nàng thuê cái apartment ở khu biển Coogee để ở cho gần chỗ làm. Ngày dọn nhà em tôi chỡ đến chỗ tôi gửi ông anh họ của mình cất dùm mấy cái thùng giấy to tướng, quấn băng keo kỹ lưỡng, nói là anh cứ bỏ trong garden shed chừng nào cần em đến lấy. -

Vậy mà rồi đã ba mùa hoa mận trôi, xác hoa rụng đầy nóc mái nhà kho ngoài sân vườn mà mấy cái thùng giấy vẫn còn nằm im lìm trong đó. Em tôi bây giờ đã định cư luôn lại xứ Úc, và cô nàng cũng hằng hay lui tới thăm viếng vợ chồng tôi. Nhưng dường như cả cô nàng lẫn ông anh này dường như cả hai đã quên luôn mất tiêu mấy cái thùng giấy carton được gói ghém cất kỹ trong kho. Cho đến khi hôm rồi, xóm tôi ở có giấy báo của hội đồng thành phố gửi báo lịch thu dọn đồ phế thải, nhà nào có thứ gì không xài, không biết bỏ đâu thì đem ra trước cửa để chờ xe rác đến lấy, việc này ở Úc cứ mỗi sáu tháng thực hiện một lần. Vì vậy tôi đi mua cái cưa máy về dứt hai cây trắc bá diệp mọc sát hàng rào mà tôi không ưa. Cái cây này thân ốm nhưng lại ao vút lá rụng bay theo gió phủ tấp vào máy nhà, mỗi năm cứ hai mùa mưa nắng làm nghẹt máng xối, vợ cứ bắt leo nóc nhà cào xuống hoài cực chết (cha) luôn. Tôi dứt hai cây to, rồi chặt khúc lôi ra lề đường cho xe rác lấy. Sẵn dịp tống khứ đồ phế thải, tôi lục lọi vòng quanh nhà coi có thứ gì cần liệng đi luôn hay không, thì mới nhìn lại mấy cái thùng giấy của cô em tôi gửi hồi mấy năm trước.

Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu số 31/2011 - 86 -


“Mèn đét ơi!” chủ nhân của nó, và tôi cái thằng giữ dùm đã quên phứt mấy cái thùng này trong nhà kho bấy lâu nay. Bây giờ nó “tả tơi hoa lá cành” nhan sắc tiều tụy suy tàn theo năm tháng… Tôi quên nói là cái nhà kho chứa đồ làm sân vườn của tôi còn bị dột nước mưa nữa. Không biết là nước mưa dột làm mục giấy thùng carton hay chuột khoét mà có mấy thứ linh tinh nho nhỏ trong đó đã rơi ra ngoài. Thôi thì coi như đóng góp chút công lao cho… cách mạng vậy. Tôi tìm cái thùng bự khác nguyên lành hơn để gói cất lại mấy thứ em tôi gửi. Và khi tháo thùng ra thì tôi phải kêu “mèn đét ơi!” thêm lần nữa. Trong mấy cái thùng giấy được cô em tôi “lưu kho” ở nhà tôi mấy năm nay chỉ là những hộp giấy trống, lớn nhỏ đủ cỡ. Đây (chắc) là “tất cả” những hộp đựng các thứ linh tinh của cô nàng đã mua trên đường rong rủi từ bệnh viện này qua bệnh viện kia, tiểu bang này qua tiểu bang nọ của xứ Úc. Một hộp đựng máy sấy tóc, bỏ trong chiếc hộp đựng cái bàn ủi, và cả hai hộp này lại nằm trong một hộp khác của cái nồi cơm điện v.v… Cái nhỏ bỏ vô cái lớn, cái lớn bỏ vào cái lớn hơn, cái lớn hơn bỏ vào cái bự tổ. Cách sắp xếp này chắc là được cô em đốc tờ chuyên khoa của tôi làm một cách rất là cẩn thận và “khoa học” chắc là cách của một bác sĩ chuyên khoa tân tiến nữa. Ngay ngắn, hộp nào ra hộp đó. Tôi không biết cô nàng “yuppie” của thời đại này chứa lại mấy cái hộp giấy trống không đó, rồi gói lại cẩn thận đem đi gửi để… làm gì. Nếu cần hộp để dọn nhà nữa thì cứ ra siêu thị, hay mấy shop Việt Nam quơ một cái bao nhiều thùng không mà chẳng có. Bây giờ chuột khoét thủng đáy thùng, trời mưa dột rách teng beng. Liệng đi chứ còn gói lại làm gì nữa. Điện thoại hỏi cô em thì được nàng “ỏn ẻn” cho biết em giữ lại để… kỷ niệm! Quỷ thần ơi! Kỷ niệm gì kỳ cục vậy với mấy cái hộp giấy shopping? Đó cũng còn chưa “ác liệt” bằng chuyện kỷ niệm của “mẫu hậu” (của hai cô con gái) nhà tôi. Một hôm tôi ẳm “thánh nữ” nhỏ, vừa mới thôi nôi, theo phò “thánh mẫu” và “thánh nữ lớn” tám tuổi đang tung tăng dạo vòng vòng trong shopping, bỗng đâu chiếc giày của “người” (chắc là hàng Trung Quốc loại giá rẻ chất lượng… nháy hiệu cao) bị rơi gót rồi đứt luôn sợi dây quai gài. Vậy là đành ghé vào tiệm giày mua đôi khác thay đổi liền tại chỗ. Cô bán hàng lịch sự

gói đôi giày đứt quai lại trao cho khách. Ra khỏi tiệm giày bà xã đưa cho tôi cầm. Dĩ nhiên rồi, có thằng đờn ông nào “được” vợ dẫn đi shop mà không phải để ẳm con và cầm dùm vợ lỉnh kỉnh mấy cái bao lớn gói nhỏ đâu chứ? Nhưng đây là chiếc giày đứt quai mà cầm làm gì. Vậy là đi ngang qua cái thùng rác, tôi lấy cái bao giày hư ra định tống vào cho gọn thì bà xã kêu lên giữ lại “É… éh… anh đừng liệng của em!” Tôi ngạc nhiên “Anh đâu biết sửa giày đứt quai đâu, giữ lại làm gì…?” Vợ tôi chặc lưỡi nũng nịu “Cứ giữ cho em đi, mang nó từ nào giờ kỷ niệm của người ta mà… Đàn ông mấy anh… không biết gì hết trơn!” Ừ giữ thì giữ, lệnh của “thánh mẫu” đã ban đứa nào dám cải chết liền! Chiếc giày rơi gót đứt quai đó được theo các gói đồ shopping khác về nhà, nhưng tôi không lấy vào nhà mà để nó ở thùng xe. Ba tháng, rồi sáu tháng sau, gần năm sau… Bao nhiêu lần tôi dọn rác mấy đứa con xả trên xe, bao nhiêu lần xịt nước rửa xe, mỗi lần thò cái đầu vô cốp xe thì thêm một lần tôi biết chỉ có mình tôi thăm viếng cái “kỷ niệm” gì đó của vợ tôi, còn chủ của đôi giày hư “kỷ niệm” này, dường như đã quên mất tiêu là mình đã có lần yêu cầu chồng giữ lại một món đồ đã được nàng sắp hạng là “di tích văn hóa lịch sử” … Thiệt đúng là đàn ông chúng tôi “không biết gì hết trơn” nhất là mấy thứ thuộc “tư duy” của quý bà. Hay đúng ra là … Biết … chết liền! ooOoo Chỗ tôi ở là rìa của quận hạt Cabramatta, nơi được mệnh danh là thủ phủ của người Việt tại Úc. Bước vào khu vực này người Việt thường có cảm giác là mình đang mượn đất người để làm quê ta. Cửa hàng, chợ, quán xá, người qua kẻ lại toàn Việt Nam. Tiệm rau, tiệm cá, tiệm trái cây ở Cabramatta mấy năm gần đây vừa được mấy ông bà chủ tiệm mới “nhập” từ Việt Nam qua thêm tiếng rao hàng ơi ới… “Sầu riêng bao ăn, bốn đồng ký rẻ lắm chị Hai ơi…” “Cá kèo Việt Nam mới qua tươi rói nấu canh chua lá giang nhậu ngon chà bá luôn nè đại ca ơi...” “Cải bẹ xanh nhà trồng hai đồng ba bó nè chị hai ơi” … “Cua sống mập ù Darwin mới đem về sáng nay… Cá chẻm béo lội trong hồ “đao” (down) từ 21 còn 17 đồng ký nè… ”

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu số 31/2011 - 87 -


Cứ như thế, tiếng rao hàng chợ ở Cabramatta dường cũng góp phần mang luôn cả một hình tượng quê hương của xứ mình đang “bành trướng” sang đất khách.

Kệ (mẹ nó)! Mấy tờ báo (đời báo kiếp) của Úc đó ai nói gì thì nói, miễn qua nhiều đời thị trưởng của thành phố Fairfield (quận hạt Cabramatta thuộc thành phố Fairfield), ông thị bà thị nào, cũng “thương” dân Việt mình hết biết là Ok rồi. Chứ sao, cứ mỗi mùa bầu cử là các ứng cử viên khu vực lại mon men ca bài “tình thương mến thương” với người Việt Nam thật thấm thiết (để kiếm phiếu) đó không thấy sao. Những lúc này dường như người Việt nào của xóm Cabramatta cũng có niềm tự hào thiệt “vĩ đại” vì mình được là người Việt Nam chứ hỏng phải người (mọi) gì khác. Chứ còn gì nữa. Cabramatta ngày nay không chỉ là thủ phủ của người Việt tại Úc mà còn là một tài nguyên đáng giá của Úc trong ngành du lịch nữa, có ai hỏng biết điều này đâu. Ngay góc ngã ba từ ngoài đại lộ Hume Highway rẽ vô đường Cabramatta du khách đã thấy một tấm bảng colourful chình ình của hội đồng thành phố Fairfield dựng lên từ đời cố lủy nào với hàng chữ “Discover Cabramatta a Taste of Asia” để chào mừng du khách đến khám phá hương vị Á châu (nơi đất Úc).

Cabramatta đã gắn bó với người Việt (và luôn cả người Úc nữa) ở tại Sydney này chí ít gì cũng đã hơn ba mươi năm qua rồi. Người Việt tại Cabramatta đã đóng góp một phần không nhỏ cho xã hội đa văn hóa Úc chứ giỡn chơi sao. Thì đó! Năm rồi nghe đâu bà Đài Lê một người Việt ra tranh cử dân biểu với ông thị trưởng Nick Lalich ở khu Cabramatta lúc trước có nói “nội cái tiền phạt xe đậu bậy (của người Việt) tại Cabramatta không thôi đã lấn đến hai phần ba tổng số phạt trên toàn… tiểu bang NSW của Úc…” lận. Nếu đúng thật vậy thì quả là người Việt mình chơi… đáng nể mặt anh hùng lắm đó nghen! Có lẽ vậy nên xưa nay dù báo chí có phanh phui mấy chuyện xấu của dân mình, nào là người Việt trồng “cỏ” (cần sa) khắp nơi, người Việt phối hợp với tài xế Vietnam Airlines bay qua bay lại có mấy chuyến rửa tiền lậu cả mấy triệu đô, người Việt đi du lịch Việt Nam cầm hàng trắng (bạch phiến) qua bị bắt tử hình tại Việt Nam, treo cổ tại Singapore, phụ nữ Việt (tại Úc) tù tội nhiều vì nợ cờ bạc v.v… và v.v…

Cứ ghé Cabramatta là thấy Á châu liền khỏi phải đi Hongkong hay Trung Quốc chi cho xa. Những công ty lữ hành tour du lịch của Úc cũng thiết kế nhiều tour tham quan Cabramatta và các đặc sắc trong vùng như Fairfield City Farm, Cabravale Club, Leisure Centre, Fairfield City Museum ,

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu số 31/2011 - 88 -


Gallery, khu picnic ở Regional Park, hay đi dạo chợ trời Fairfield Showground v.v… Và một trong các quảng cáo chủ lực để thu hút du khách đến Cabramatta được hội đồng thành phố Fairfield (chứ không phải cộng đồng người Việt mình) tổ chức thật trọng thể hàng năm đó là lễ hội Trung Thu và Tết Nguyên Đán trên con đường John Street huyết mạch ngay thủ phủ Cabramatta. Những tổ chức lễ hội này đã thành công vượt sức tưởng. Hàng năm thu hút gần cả hai trăm ngàn lượt du khách (Úc) đã đến tham dự trong ngày lễ Trung Thu hay Tết Nguyên Đán của Việt Nam tại Cabramatta. Nghe đâu họ (hội đồng thành phố Fairfield) thừa thắng xông lên định “mần” thêm mấy cái lễ phụ khác của người mình như Vu Lan báo hiếu hay cúng cô hồn rằm tháng Bảy gì nữa đó …

nay cũng vẫn còn là một “đầm rắn”. Và chắc chắn là ngân quỹ của tiểu bang sẽ không tăng thêm được một số tiền khổng lồ hàng năm từ tiền bị phạt xe đậu bậy của người Việt tại Cabramatta. Đó! Người Việt mình cũng góp phần xây dựng thêm cho sự giàu mạnh của nước Úc, xứng đáng tự hào “vẻ vang dân Việt” lắm chứ bộ. Đâu phải chỉ toàn biết có mỗi chuyện trồng cỏ, bán xì ke, gian lận trợ cấp như mấy tờ báo (đời) kia nói đâu Chỉ có điều, lóng rày... Hình như có nhiều người hơi bị phiền lòng với mấy bà cao niên Việt Nam mình quá đi. Thiệt không biết nghĩ sao mà mấy bả lại tụm năm tụm ba bày chợ ra bán hàng xén ngay trên lề đường John Street là con đường “mặt mũi” của người mình tại trung tâm Cabramatta. Mấy bà trải tấm mủ dưới đất, vài cái thùng giấy, hay thùng nhựa nhỏ, rồi bày ra đó vài bó rau thơm, mấy cọng bạc hà (dọc mùng), dăm ba gói ớt v.v… Thêm linh tinh mấy thứ bánh trái, chè cháo nữa. Toàn hàng “home made” loại rau ớt tự trồng, bánh trái tự làm ở nhà không qua hãng xưởng kiểm nghiệm vệ sinh gì ráo. Ai đi qua đi lại thì mấy bà khều khều nhè nhẹ vạt áo người ta kêu lại mời “cậu Hai, ăn xôi vò mới nấu nóng hổi nè cậu Hai, bánh ú nhưng đậu ngon lắm mua dùm đi cô ba…”. Bữa nào nhát thấy dáng nhân viên hội đồng thành phố đi tuần từ xa thì mấy bà cuốn gánh mà… chạy, y chang như cái thời công an đuổi chợ trời ở trong nước. Nhiều người “rủa” đám con cái của mấy bà già này ở đâu không biết nữa. Sao không lo cho cha mẹ mình để mấy bà lê lết bán rong ngoài đường phố, vừa phạm luật vừa phạm… thể diện quốc gia quá xá trời đi. Thiệt là sống ở “nước ngoài” mà không ý thức gì hết trơn.

Như vậy rõ ràng là chính quyền địa phương của thành phố Fairfield đã “mượn đỡ” chiếc áo của người Việt mình tại Cabramatta để bày hàng thu hút du khách ghé bến xem chơi. Không ai biết hội đồng thành phố được lợi nhuận bao nhiêu trong việc đem Cabramatta làm điểm đến của du lịch Á châu trên xứ Úc, nhưng người ta biết chắc rằng nếu không có người Việt tại Cabramatta thì Cabramatta (theo nghĩa từ tiếng thổ dân) ngày

Hôm rồi, trong lúc ôm hai đứa con gái ngồi nghỉ chân trên băng ghế lề đường và giữ cái xe đẩy cho “thánh mẫu” tụi nó đi chợ trên đường John. Ngay trước mặt tôi là một bà dì cao niên bán đủ thứ thập vật dồn trong đến bốn cái xe hàng rong (loại xe kéo đi chợ) được bà bày hàng trên mấy cái thùng giấy xếp ngang trước mặt bà. Cạnh bên thêm vài bà “bạn hàng” khác cũng y vậy. Phải thành thật mà khai báo cùng quý bạn đọc lúc nhỏ tôi là một đứa hay ăn quà vặt ngoài đường lắm. Bây giờ lớn cũng y chang vậy hà! Gặp ai bán thứ gì ngoài lộ tôi cũng muốn ăn. Vậy là tui chốp của bà Bảy mấy cái bánh dầy gói

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu số 31/2011 - 89 -


lá chuối xanh có quấn miếng chả quế bên trong. Chưa đủ bụng, tôi xoay qua dì Năm dớt thêm hộp bánh bò nướng chan nước cốt dừa có rắc mè nữa. Trong khi chờ mẹ nó đi chợ tui dứt điểm mấy thứ đó liền tại chỗ. Đứa con gái lớn của tôi cũng noi gương ba nó quất trọn hộp bánh da lợn dẽo nhẹo. Ngon ơi là ngon! Dường như bản chất của đàn ông là ăn vặt ngoài đường nó ngon hơn ăn “cơm” nhà vợ nấu (xin đừng ai diễn nghĩa gì hết nghen). Vừa ăn vừa lân la hỏi thăm chuyện buôn bán của mấy bà dì. Tôi xài tiếng “lục tỉnh” rặc để “đối thọi” với mấy bà

“Dậy là mấy cây ớt, cà chua trong dường (vườn) của dì chắc hư gáo chọi hết hả”

“Dì Năm cho hỏi thăm dì bán ở đây lâu chưa? Dì có con cái gì hôn? Dì ở đây dới ai sao lại đi bán hàng rong như dầy....”

“Chời, vậy là nếu không bị lạnh làm hư dường, mỗi năm dì Năm dào (giàu) sụ héng”

Bà dì bán hàng thấy tôi tuôn một hơi năm bảy câu hỏi giống y chang công an trong nước hỏi tội phạm hình sự nên nhìn tôi với ánh mắt dọ dẫm… Hỏi lại

“Thì dì nói mỗi cây kiếm mấy chục đồng, dì trồng ngàn cây là quơ mấy chục ngàn gồi. Đó là mới kể ớt không, còn mấy thứ khác nữa chi… “

“Mờ ... cậu hỏi chi dậy?” “Dạ, hỏi thăm cho biết để con dề diết bài đăng báo cho người ta đọc chơi!” “Ý chèn đét mụ nội tao ơi. Đã đi bán chui mà mày còn đăng báo là chết cha tao luôn đó nghen. Thôi… thôi… đừng đăng gì ráo á…” Tôi vội trấn an bà dì

“Ờ… bạc hà, chúi, gao thơm (rau thơm) gì cũng… chái (cháy) gáo” “Ủa sao lạnh mà bị chái” “Thì … bị cóng nước thành dàng lá tao kiu chái chứ hỏng phải lửa chái…” “Ngộ héng” “Ngộ bà nội tao chứ ngộ gì. Nội ớt không tao mất mỗi cây cũng mấy chục bạc.”

“Dào mẹ dì có mấy chục bạc mậy”

“Chời đất! Thằng này nói chuyện giả ngộ mậy… Ớt gì ngàn cây. Tao chỉ có chục gốc thôi… Còn bạc hà bốn bụi chứ mấy… Nhà có chút xíu sân phía sau có đất thôi, làm như tao là chủ “qua quít pham” (Warwick farm) dậy trồng ngàn cây. Dỡn chơi quài mậy.… “Dì có con cái gì ở đây không”

“Không… không… hỏng đăng tên cũng hỏng được nghe mậy….”

“Có, đứa trai đứa gái. Đứa gái có chồng ở giêng gồi (riêng rồi), thằng anh nó có tiệm “phi ni chơ” (furniture) ở “mao gích chạt” (Mt Pritchard) … Thằng này chưa dợ. Nó sợ lấy dợ rồi con dợ nó hổn dới tao nên ở dậy dới tao tới giờ.”

Nói gì thì nói, mấy bà hàng rong tức khắc đổi sang thế phòng thủ với cái thằng mua có hộp bánh bò rồi nhiều chuyện này. Mấy bà chuyển đề tài để tôi không khai thác thêm được gì chuyện đi bán ‘chui” của mấy bà.

“Dì ở chung với con trai, con dì còn có tiệm kinh doanh nữa, đâu tốn chi phí gì, mà còn lãnh tiền “lương già” (trợ cấp pensioner) nữa. Sao không nghỉ đi chơi đây đó cho phẻ. Trồng trọt, rồi làm bánh trái đẩy đi bán chui chi cho cực vậy?”

Không hỏi được thì tìm cách để mấy bà tự khai, tôi lân la “tám”qua chuyện khác..

Nãy giờ nói qua nói lại có vẻ khá thân tình, dì Năm dường như quên mất là tôi đang cố “moi” tin nên tâm sự.

“Hỏng có đâu, con hỏng nói gì đến tên của dì Năm hay tên ai hết đâu…”

“Hôm tuần rồi, mấy bữa Sydney có sương muối lạnh cóng hén. Ở đài nói cả mười năm nay mới trở lại mấy bữa lạnh dữ như dậy. Chỗ dì năm có bị lạnh hôn?” “Sao không mậy, sáng mở mắt ga (ra) trên đất trắng xóa như gắc (rắc) muối hột dậy. Nữa đim (đêm) nó lạnh thấu xương mấy bà dà tụi tao luôn…”

“Thì biết dậy rồi… Nói cho cậu nghe (bà dì đổi giọng nghiêm túc hơn, không còn mày tao thân tình như nãy giờ nữa). Tui với ổng qua đây với hai đứa nó hồi tụi nó còn nhỏ. Bây giờ ổng “đi” gồi còn mình ên tui với thằng con trai. Ở bên Việt Nam tui còn mấy đứa cháu kêu bằng cô. Con Hồng con của em trai tui vừa mới được dô đại học. Ba nó đi lính miền nam hồi trước, bị

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu số 31/2011 - 90 -


thương hồi gần “hòa bình” gồi tàn tật luôn đâu làm lụng gì được, mà thương phế binh “ngụy” thì đâu có “chế độ” gì như bên thương binh liệt sĩ của “người ta” đâu…Má nó cũng buôn bán gánh hàng ngoài chợ thôi…“ Nhìn ra con lộ dập dìu tấp nập đoàn xe nối đuôi nhau phía trước. Chiếc ra, chiếc vào chen nhau tìm chỗ đậu… Ánh mắt dì Năm mông lung theo ánh đèn sau đuôi xe, dường như dì muốn thả hồn trôi theo đoàn xe, tưởng như những chiếc xe đang trên đường thiên lý đưa dì về tận quê nhà. “Tui nói cậu nghe, tui già rồi, ở đây sao cũng được, chứ thấy con cháu bên nhà tụi nó thiếu thốn không đủ tiền đi học thì tui không đành lòng… Gia đình tui ở miệt quê chứ đâu phải người thành phố giàu có gì đâu. Thôi thì chịu cực đi bán kiếm thêm chút mà có thêm vài chục cho tụi nó đi học… Biết sao giờ. Buôn bán “chui” như dầy cũng khổ lắm chứ. Thằng con trai tui nó “xì nẹt” tui hoài. Hỏng cho tui đi bán, nó nói má có thiếu thốn gì đâu… Nó đòi dọn nhà đi chỗ xa cho tui hết biết đường dìa “cáp ga má ta” (Cabramatta) này bán. Nghĩ cũng khổ, con cái nó đâu hiểu mình, tui trồng hành trồng ớt làm bánh đi bán có phải cho tui đâu. Tiền “lương” người già, cộng tiền bán mỗi tháng được nhiêu tui gửi về cho mấy đứa cháu ở bển hết, mong tụi nó đi học có biết chữ thì mới thoát nghèo được mà đừng khổ như cha mẹ chúng cậu ơi….” May mà hộp bánh bò chan nước dừa tôi cũng vừa ăn xong, chứ không thì khi nghe tâm sự của dì Năm này làm tui mủi lòng dám bị mắc nghẹn nuốt không vô lắm chứ không chơi. Dường như trong lòng những người phụ nữ Việt Nam nơi đây ai cũng có một ngăn nào đó để mang theo vài gói hành trang kỷ niệm. Có những kỷ niệm thuộc loại “ấm ớ hội tề” nhưng vẫn được giữ khư khư (dù chẳng bao giờ được mang ra nhìn trở lại) như kỷ niệm mấy cái hộp giấy đựng máy sấy tóc, bàn ủi, nồi cơm điện của cô em gái tôi, họặc kỷ niệm với chiếc giày rơi gót đứt quai của vợ tôi. Giữ lại những thứ “tào lao binh” đó không hẵn để hàng ngày phải nhìn ngắm nó mới tìm về được quá khứ, mà thật ra người ta muốn ghi nhớ đánh dấu thêm vào một ngăn nào đó trong ký ức mông lung của đời mình, về một khoảnh khắc, một sự việc gì đó đã đi qua.

Và cũng dường như mỗi người phụ nữ Việt Nam ở đây đều có một cách khác nhau để tìm về kỹ niệm của riêng mình. Nếu như cô em họ và bà xã tôi, giữ lại vài món “gia bảo” của mấy nàng để ghi thêm kỷ niệm vào bộ nhớ của ngăn đời, thì với những người phụ nữ đã trải mình gần hết đoạn đường phải đi trong cuộc sống như dì Năm, chuyện đi bán bánh bò ở Cabramatta của dì cũng là một cách tìm về kỷ niệm. Kỷ niệm có thể chỉ là những đau thương của dì đã rơi rớt trên đoạn đường vượt biển năm xưa. Những quay quắt của cuộc sống trong mấy muơi năm viễn xứ quê người, Những còn lại trong trí nhớ cùn mòn của một người cao niên về một quảng đời thơ ấu với anh chị em ở miền quê có cây cau bóng dừa mát rọp những buổi trưa hè. Tất cả những thứ đó đã đủ thành vết hằn của loại kỷ niệm luôn làm cay mắt nhớ thương. Thời gian dù có trôi nhưng không bào mòn đuợc kỷ niệm luôn trong lòng họ. Rỉ rả như nước chảy qua những hòn đá dưới con lạch, như rong rêu chập chờn níu giữ, cho cuộc sống tha phương của họ luôn lệch lạc giữa mênh mông sầu muộn, dù nơi phố chợ đông người hay giữa những tiện nghi văn minh phố thị…Bây giờ họ tìm đường về chốn cũ, tìm lại kỷ niệm xưa bằng đem cuộc sống của chính mình tảo tần nơi xứ lạ để “sống dùm” cho người thân nơi quê nhà. Không biết hội đồng thành phố Fairfield có đồng tình cho quý bà cao niên như dì Năm, dì Bảy đi bán chanh ớt “chui” trên đường phố ở Cabramatta này hay không, hay là quý ngài thị trưởng cứ “mắt nhắm mắt mở” coi đó như “a taste of Asia” để thu hút du khách du lịch đến vùng của mình? Cũng dám vậy lắm à nghen, nên dường như sự dẹp đuổi mấy xe hàng rong chiếm lòng lề đường của mấy bà Việt Nam được thành phố Fairfield thực hiện không có vẻ gì là tích cực lắm. Ngày qua ngày quý phụ nữ cao niên mình ở đây vẫn tụm chợ trên hè phố giữa chốn văn minh trật tự. Họ xuôi ngược cùng mấy chiếc xe đi chợ đẩy tràn rau giá, bánh trái… Họ nhởn nhơ bơi lội trong “dòng sông kỷ niệm” để sống dùm cho tha phương ở đâu đâu nơi nào bên Việt Nam. Họ lang thang tụ chợ chui trên lề đường để được chìm mình tiếng rao hàng vừa mới “hội nhập” từ quê nhà qua.

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu số 31/2011 - 91 -


8. Câu nói "không" vẫn là phương tiện tránh thai truyền thống tốt nhất. 9. Cái cười thành thực nhất là cười ruồi. 10. Thà để họ cười ta hơn là để họ khóc ta. 11. Thà nhận một ít tiền hơn là lời "cảm ơn nhiều". 12. Rượu vang có lợi cho sức khỏe, còn sức khỏe thì cần thiết để uống rượu vang.. 13. Tất cả những gì báo chí viết đều là sự thật trăm phần trăm, ngoại trừ những sự việc mà quý vị trực tiếp chứng kiến. “Rau sạch nhà trồng hai đồng ba bó đây mua đi anh hai ơi”… Và có lẽ đó là hạnh phúc mà họ đang đi tìm. Họ mong được đáp lại ở cái bến chợ chui lề đường này, sống mãi trong tiếng rao hàng rong cho đến ngày tận đời nơi đất khách… Phải chăng đó cũng là một “a taste of Asia” một hương vị quê nhà của người Việt trên đất Úc Dzũng Trinh

Châm ngôn thời @ 1. Tôi cưỡng lại được trước mọi thứ, trừ những cám dỗ. 2. Có tiền thì sướng hơn là nghèo, nếu xét về mặt tài chính.

14. Báo chí nói cho độc giả biết điều mà họ không hiểu và dạy cho hiểu điều mà họ không biết. 15. Báo lá cải có ích ở chỗ chúng dạy ta không nên tin vào chúng. 16. Trí tuệ nhân tạo chẳng là gì so với sự ngốc nghếch tự nhiên. 17. Người thông thái viết những câu châm ngôn, kẻ ngu dốt lặp lại chúng. 18. Người hiểu biết thì nói chuyện với anh, người thông thái thì lắng nghe anh. 19. Cho anh ta một con cá, anh ta sẽ ăn trong một ngày. Dạy anh ta câu cá, anh ta sẽ không làm phiền anh suốt một tuần. 20. Mỗi khi tôi buộc phải chọn lựa giữa hai tật xấu, tôi thường chọn cái mà tôi chưa bao giờ được thử.

3. Tôi nghĩ là tôi nên bắt đầu đọc thơ Shakespeare. Nhưng rồi tôi nghĩ lại, tại sao tôi phải làm thế? Ông ta chưa bao giờ đọc một bài thơ nào của tôi cả. 4. Tôi từng có nhiều ham muốn, ham muốn quá nhiều thứ. Bây giờ tôi chỉ có một ham muốn, là làm sao loại bỏ được những ham muốn đó. 5. Vì tình yêu, người phụ nữ sẵn sàng hy sinh mình, còn đàn ông thì sẵn sàng hy sinh những người phụ nữ khác. 6. Nếu ta phải trả tiền cho người đẹp thì người đẹp ấy chẳng đáng giá một xu. 7. Tôi không hiểu dịch cúm gia cầm có ảnh hưởng thế nào tới những tin vịt?

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu số 31/2011 - 92 -


BBT báo Diễn Đàn xin trân trọng giới thiệu đến quý thầy cô, các bạn đồng môn cùng thân hữu công trình biên tập trong 21 năm của Giáo Sư Julie Shisley (Phạm Thị Thiên Hương, cựu giáo sư Petrus Ký) : Manuel numérique d'Astrologie Chinoise - Maitrise et Programmation de l'Avenir. Quyến sách nầy sẽ được xử dụng trong các khóa huấn nghệ qua đó học viên tự lấy số tử vi cho chính mình bằng một phương pháp khoa học thực tiễn do chính cô Thanh Hương hướng dẫn tại Pháp. Xin liên lạc với cô qua địa chỉ bên cạnh để mua sách. Mme Julie Shisley +33 4 6791 2471 Xin quý độc giả giúp cô phổ biến quyển sách quý báu nầy.


!

! Thầy Võ Hoài Nam - Pháp Thầy gởi đính kèm thơ của thầy gởi Đại Hội. Thằng Bình nhớ đọc cho ... ngon lành nghen ! Thăm hết, Thầy NAM Thầy còn dặn thêm nói với BCH rằng "tụi con là ánh sáng cuối đường hâm mà thầy hằng mong đợi…". Đây quả thật là một gánh nặng thầy trao cho, hy vọng anh em mình vẫn còn đủ sức để ráng cố gắng không phụ lòng thầy Nam.

Chị Thanh Hương - Pháp Hello anh Trực , Bình Có cô bạn trước đây có học vài tháng trường cũ tên Thu Trâm. TT có viết bài rất dễ thương gửi mấy anh đăng vào tập san cho trường … Cám ơn chị Thanh Hương rất nhiều đã gởi các bài thơ và giới thiệu Diễn Đàn đến các bạn Petrus Ký. Càng ngày Diễn Đàn càng được nhiều nhà văn là cựu "nữ sinh" Petrus Ký" có nhã ý cộng tác, có lẽ trong những kỳ ĐH tới phải giới thiệu các "Nàng dâu và chàng rễ Petrus Ký" chứ không còn được nói là "các nàng dâu PK" nữa.

Chị Yêu Thương - Sydney - Úc Châu Cám ơn chị rất nhiều đã ưu ái gởi cho Diễn Đàn những sáng tác thật hay và cũng "chịu khó" không chút "khó chịu" sửa lại những lỗi khi xếp chữ. Hy vọng sẽ được đón tiếp chị trong một ngày gần đây tại ĐH Petrus Ký Âu châu.

Thầy Võ Anh Dũng - Việt Nam Các bạn thân mến, Tôi rất xúc động nhận được lời mời của BCH Hội Ái Hữu Petrus Ký Âu-Châu. Nếu kể cả lúc đi học P Ký và thời gian đi dạy ở đây thì tôi đã gắn bó với trường gần 40 năm. Do đó tình cảm với trường, với thầy cô, với bạn đồng môn đã là máu thịt là một phần trong đời sống của mình. Mấy hôm nay tôi đã thu xếp công việc riêng và chung để xem xét việc đi dự đại hội thường niên của hội Ái Hữu Petrus Ký Âu-Châu. Đối với tôi đây là một dịp quý giá để mình có thể gặp lại thầy cô, bạn bè. Tuy nhiên do công việc cá nhân tôi rất buồn là không thể sang dự được. Thời gian tổ chức đại hội đúng vào lúc con trai tôi thi vào đại học (tôi đang hướng dẫn chuẩn bị về Toán để cháu thi). Ngoài ra cuối tháng sáu này tôi cũng dự định tiến hành xây

nhà, một công việc mà VN đòi hỏi mình phải có mặt thường xuyên. Do đó tôi xin lỗi các bạn phải phụ lòng dù rất muốn tham dự để vừa gặp gỡ vừa có bao nhiêu điều muốn nói. Thôi đành hẹn dịp khác. Xin gửi lời thăm hỏi đến quý thầy cô và tất cả các bạn. Thân. Petrus Ký Âu châu - Hoa Kỳ Thân chào các sư huynh, các bạn đồng môn Petrus Ký Năm nay đặc biệt dân Petrus Ký không hẹn nhau, nhưng lại tổ chức họp mặt cùng một lúc ở hai nơi trên thế giới, anh chị em Âu Châu gặp nhau tại Ronnenburg Germany, lần này đã là Đại Hội Petrus Ký Âu Châu lần thứ 16, cùng lúc đó anh chị em bên Mỹ cũng hẹn nhau reunion ở Milpitas. Chứng tỏ Tinh thần Petrus Ký khắp nơi trên thế giới càng ngày càng chặt chẻ. Rất tiếc vì trùng ngày, cho nên bên Âu Châu bỏ lở một cơ hội gặp gở bạn xưa, thầy cô củ; Tuy vậy Petrus Ký âu Châu cũng không quên các bạn, anh em bên kia bờ đại dương; Mến gửi lời chào mừng đến Reunion Milpitas, thân chúc tất cả mọi người tham dự được những ngày tràn đầy tình Petrus Ký. Mong rằng anh chị em, các bạn tiếp tục kết chặt tình thân giửa những người hấp thụ truyền thống Khổng Mạnh cương trường tu khắc cốt, Tây Âu khoa học yếu minh tâm. Mong chúng ta có dịp gặp nhau cùng chung vui trong tương lai gần nhất. Anh Nguyễn Văn Hào - Hoa Kỳ Chào Phong, Cám ơn lời chúc mừng của Phong. Nhóm Petrusky.org cũng xin chúc các bạn PKY Âu châu một buổi họp sôi nổi & đầy hứng thú. Hy vọng trong tương lai cá nhân Hào có thể tham dự trại hè Âu Châu PKY. Tình thân, Nguyễn Văn Hào. Thân chào anh Trực, Đại Hội Petrus Ký vừa qua tại Milpitas được tổ chức bởi nhóm Petrusky.org đã hoạt động và đóng góp trong nhiều năm nay về những việc thiện nguyện liên

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu số 30/2010 - 95 -


quan hoặc không liên quan đến trường Petrus Ký. Nhóm này bao gồm các cựu học sinh PKy tại nhiều nơi trên toàn thế giới và coi như đây là một thành công mới nhất khi được sự tham dự của một số đông Thầy Cô và cựu học sinh Petrus Ký. Cả nhóm đang dự định một Họp Mặt PKy tai Âu Châu nếu thuận tiện trong năm tới. Lê Thương. Anh Phạm Thế Trung - Canada Thăm các bạn đồng môn Petrus Ký (Âu Châu) Cám ơn anh LêTrung Trực và anh Trần Gia Bình đã cho tôi biết tin và phổ biến bài nói chuyện về việc XÂY DỰNG TƯỢNG NHÀ NGÔN NGỮ HỌC PETRUS KÝ tại CALI. Trong tương lai..nếu được sự hổ trợ tích cực trước nhất về tinh thần của các bạn trong đại gia đình PETRUS KÝ thì chắc chắn kết quả thành hình Foundation sẽ nhanh hơn.. Xin hãy viết thư bằng email để trao đổi thêm. Thân mến,PTTrung, Canada PK72 Mời vào trang nhà www.phamthetrung.blogspot.com PS: Các bạn giúp phổ biến tùy tiện: đăng báo hoặc post lên internet bài phát biểu XÂY DỰNG TƯỢNG NHÀ NGÔN NGỮ HỌC PETRUS KÝ tại CALI của tôi nhân ngày PK Reunion 2010 (July 4) tại San Jose vừa qua. Trân trọng cám ơn các bạn trước.PTT. Anh Nguyễn Thành Thụy - Úc châu Hi Bình và các bạn PK. Như đã hứa, để tặng Hội PK Âu Châu vài bài thơ cóc từ Úc cho dzui. Tôi rất thích "Cóc". Nghiên cứu "cóc", Làm thơ "cóc", Ăn trái "cóc", Luyện thế "cóc" (Càn Khôn Thập Linh) và "Cóc" sợ Lãng Trí. BBT rất vui nhận được bài viết của anh cho Diễn Đàn, không chỉ là "nhà thơ cóc" viết chơi cho vui như anh nói, các bài hồi ký, khảo cứu của anh thật hay, dí dỏm và rất cảm động. Riêng anh chị em bên Đức đang vận động ráo riết để anh chị Thụy trở lại với ĐH PK Âu châu năm 2012 vì nghe đâu có như vậy thì đội tuyển bóng tròn Đức mới có hy vọng đoạt giải Âu châu.

Chị Ái Thanh - Đức Anh Trực thân mến! Lúc nãy anh Thảo có tel thăm em và cháu, khi đó em mới biết là ÔNG HỘI TRƯỞNG ngủ trên bàn, lại cạnh phòng em, lại ko có mền đắp nữa…em thật là vô ý, bên em thì ko sử dụng đến mền vì nóng quá, biết vậy mình chia xẻ cho nhau... thế mới thấy mấy anh ban chấp hành chu đáo và hy sinh cho anh em nhiều quá, ăn thì cũng là người cuối cùng, dọn dẹp thì đầu tiên, lại còn chiều anh em đến nỗi mua Bier cho uống sã lán cuộc đời... thật chẳng ai như HỘI Petruský, thảo nào mà xa gần cứ đổ xô tới ùn ùn làm ách tắc giao thông quá.… Nghe mấy lời của chị Ái Thanh còn hơn uống ly nước mía. Bởi vậy HT thường chỉ được làm một vài nhiệm kỳ mà thôi vì làm càng nhiều kỳ thì ngủ lang bang càng nhiều lần, riết rồi quen không thèm về ngủ trong chăn êm nệm ấm với bà xã nữa…

Anh Trần Việt Hải L.A. - Hoa Kỳ Chúc mừng ACE Petrus Ký Âu châu. Tổ chức xôm tụ quá... Petrus Ký Bắc Cali tổ chức khá thành công tuần vừa rồi...Văn Đàn Đồng Tâm và CLB Tình Nghệ Sĩ năm nay sẽ tổ chức sinh nhật mừng 80 cho GS Liêm. Anh Quách Vĩnh Thiện và chị Thanh Vân sẽ bay sang tham dự. Rất mong gặp thêm ACE PK Âu châu. VHLA, PK-72 Nhân dịp lễ thượng thọ 80 tuổi thầy Nguyễn Thanh Liêm, Ban chấp hành hội AHPKÂC đã góp tiền mua tặng thầy quyển sách quý do viện Viễn Đông Bác Cô xuất bản.

* Tin buồn BBT nhận được tin buồn : - Cụ bà Thái Thị Ty, pháp danh Diệu Tịnh, thân mẫu anh Nguyễn Thái Hưng đã tạ thế ngày 10/11/2010 tại Canada. BBT xin được thắp nén hương lòng gởi lời chia buồn chân thành đến gia đình anh chị Hưng và Băng. Nguyện cầu anh linh cụ Thái Thị Ty sớm được hưởng phước nơi cõi vĩnh hằng.

* Bài nhận được BBT đã nhận được : Phấn thông vàng, Phát triển bảo tồn thực vật, Phát triển bền vững (Trương Hoàng Lâm, khảo cứu) - Gió mùa Đông Bắc (Trần Ngươn Phiêu, truyện dài) - Lạnh cóng tại điểm nóng, Một chuyến nghỉ đông, Vài ý nghĩ sơ khởi nhân vụ tìm thấy cổ thành Thăng Long, Ngũ hành dịch lý và thế kỷ 21 (Trương Như Thường, tài liệu) - Cánh chuồn chuồn, Khách sạn ma ám, Những ngón tay ma, Chuyện chiều chủ nhật (Cánh Chuồn chuồn, truyện ngắn) – Cái mặt, Con mẹ hàng xóm (Tiểu Tử, truyện ngắn) – Lớp 12B4 bị quỳ, Hà Nội còn nhớ hay quên, Học giả Petrus Ký... (Việt Hải L.A.) – Gạo nàng thơm chợ Đào, Cây dầu cây sao, Mùa thu Paris, (Xuân Phương) - Hành trình trở về với tuổi hai mươi (truyện dài, Hoàng Quốc Việt) - Người chôn tình cũ (thơ Nhứt Nương) - Tư tưởng coi rẽ giá trọ dân tộc có phải là mù quáng ?, Tuyển tập thơ (Sông Lô) - Hết tình còn nghĩa (Hoa Lan) – Ba tôi (Nguyễn Thị Yêu Thương) - Petrus Ký một thời để nhớ, Hỏi anh (Miên Thụy) - Phật là người ngộ tánh không (Bùi Thế Trường) - Vẫn còn vang vọng hiệu đoàn ca (Phan Nhựt Minh) - Kỷ niệm học trò (Đinh Văn Vĩnh) - Reunion (Thu Trâm) - Sinh nhật 80 tuổi thầy Nguyễn Thanh Liêm (Phong Vũ)

Đại Hội Petrus Ký lần thứ 17 sẽ được tổ chức từ ngày 17 đến ngày 19 tháng 6 năm 2011 tại Jugendzentrum Ronneburg (Trung tâm Thanh Thiếu niên) Auf dem weissen Berg 63549 Ronnenburg

- Diễn Đàn Petrus Ký Âu châu số 30/2010 - 96 -


Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.