Phat giao nguyen thuy so 28

Page 1

GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM

Tạp chí PHẬT GIÁO NGUYÊN THỦY Phát hành vào mỗi tháng TỔNG BIÊN TẬP Hòa thượng Thích Thiện Tâm PHÓ TỔNG BIÊN TẬP Thượng tọa Thích Bửu Chánh kiêm Trị sự Đại đức Thích Thiện Minh kiêm Thư ký Tòa soạn PHÓ THƯ KÝ Cư sĩ Nguyễn Văn Bính TRÌNH BÀY TN. Quang Minh Khánh Dương PHÁT HÀNH Liên hệ: Tòa soạn ĐT: (08) 37290248 TÒA SOẠN Chùa Bửu Quang 171/10 Quốc Lộ 1A, P. Bình Chiểu, Q. Thủ Đức, TP. HCM ĐT: (+848) 37290248 - 0903870370 Email: tapchiphatgiaonguyenthuy@gmail.com GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG BÁO CHÍ số 760/GP-BTTTT ngày 28/05/2010 của Bộ TTTT CHẾ BẢN VÀ IN TẠI Xí nghiệp in Nguyễn Minh Hoàng 100 Lê Đại Hành, P.7, Q.11, TP. HCM ảnh bìa 1: Đại hội chư Thánh Tăng “Thiện lai tỳ khưu - Ehi bhikkhu” do đức Phật chủ tọa, vào ngày rằm tháng Giêng - Māghapūja


Trong soá naøy 1. TIÊU ĐIỂM - Vài ý kiến đóng góp - HT. Thích Giác Toàn

03

2. KINH TẠNG - Kinh Trạm xe - HT. Thích Minh Châu

05

3. LUẬT TẠNG - Nghị định 92/2012 NĐ-CP

06

- Thọ giới - TK Siêu Minh

09 10. PHẬT GIÁO TRONG ĐỜI THƯỜNG

4. THIỀN HỌC - Hạnh phúc nhờ buông xả - theo phattuvietnam. net

12

- Vấn đáp về thiền Vipassana - HT. Viên Minh

14

5. LUẬN TẠNG - Xuất xứ và nội dung bộ Patthana - TK. Pasādo

15

6. VĂN HÓA - Cảm ơn Mẹ đã hy sinh vì chúng con - Cảnh Toàn

18

- 2 pho tượng của PGVN - Xuân Hoa

20

- Bí ẩn bức họa đồ - Trang Hạ

21

23

8. SUY NGẪM - Trong cuộc sống - Hoa Lang

34

- Tỷ phú Robert Hung Ngai Hà - Minh Nguyên

36

- Pháp độ - ĐĐ Thiện Minh

37

11. VĂN HỌC PALI - Cô gái vườn xoài - BS Hồ Hồng Phước

25

9. VĂN THƠ - Đầu xuân đọc lại bài thơ Nguyên Tiêu - Tuệ Khương

26

- Vì sao lòng người thay đổi - Chánh Pháp Thịnh

28

- Lộ Sắc - Huệ Trắng

32

- Tân niên 2013 - Hiền Khánh Hoa Huệ

32

- Phật hứa Ma vương - Triều Tâm Ảnh

33

41

12. CHÙA THÁP - Pho tượng Chăm cổ - Hà Hưng

44

13. HỎI ĐÁP - Trả lời bạn đọc - TN Quang Kiến

7. ĐỐI THOẠI - Người nghệ sĩ hay người tu sĩ - Quang Duyên

- Sắc dục - theo kienthuc.net.vn

47

14. ẨM THỰC - DƯỢC THẢO - Những điều nên tránh sau bữa ăn - theo webphunu.net

48

15. THEO DÒNG

49


tieâu ñieåm

Vaøi yù kieán ñoùng goùp vaøo Döï thaûo söûa ñoåi Hieán phaùp naêm 1992 HT. Thích Giác Toàn - Ủy viên Ủy ban T.Ư MTTQVN - Ủy viên Ủy ban MTTQVN TP.Hồ Chí Minh - Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự kiêm Phó ban Thường trực Ban Giáo dục Tăng Ni T.Ư GHPGVN

truyền thống đoàn kết, nhân nghĩa, kiên cường, bất khuất của dân tộc và xây dựng nên nền văn hiến Việt Nam.

HT. Thích Giác Toàn góp ý Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 do UBMTTQVN TP. HCM tổ chức.

T

rong thời gian qua, cùng với các tổ chức, các tầng lớp nhân dân, Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã ra Thông tư hướng dẫn các Ban Trị sự Phật giáo tỉnh, thành, các ban ngành trực thuộc triển khai góp ý xây dựng Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, do Quốc hội phát động. Với tư cách là thành viên của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Ủy viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tôi có một vài ý kiến như sau: 1. Trong Lời nói đầu, ngoài các nội dung hiện có, thiết nghĩ nên thêm nội dung nêu bật nguồn gốc giống nòi Rồng Tiên của dân tộc, đặc biệt là dấu ấn 18 đời Hùng Vương và sự nối tiếp liên tục các thế hệ từ khởi nguồn dân tộc cho đến hôm nay. Cụ thể, đề nghị bổ sung trong đoạn đầu: “Trải qua mấy nghìn năm lịch sử, với nguồn gốc cha Rồng mẹ Tiên, từ thuở 18 đời vua Hùng dựng nước và được các thế hệ liên tục kế thừa, nhân dân Việt Nam lao động cần cù, sáng tạo, chiến đấu anh dũng để dựng nước và giữ nước, đã hun đúc nên

2. Thứ tự các chương nên được xem xét lại thật kỹ và hợp lý, có hệ thống theo đúng thực tế sinh hoạt của thời đại đất nước hòa bình; đồng thời qua đó xác lập trật tự, thể diện, cung bậc, nề nếp của một đất nước độc lập và có chủ quyền. Bản Dự thảo sửa đổi có 11 chương, với trật tự như trong văn bản đã công bố. Nay tôi xin đề nghị thứ tự các chương như sau: Chương I: Danh hiệu nước - Quốc huy - Quốc kỳ - Quốc ca - Quốc khánh và Thủ đô Chương II: Chế độ chính trị Chương III: Quốc hội Chương IV: Chủ tịch nước Chương V: Chính phủ Chương VI: Tòa án Nhân dân - Viện Kiểm sát Nhân dân Chương VII: Chính quyền địa phương Chương VIII: Hội đồng Hiến pháp - Hội đồng Bầu cử Quốc gia - Kiểm toán Nhà nước Chương IX: Quyền con người - Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân Chương X: Kinh tế - Xã hội - Văn hóa - Giáo dục - Khoa học, Công nghệ và Môi trường Chương XI: Bảo vệ Tổ quốc Chương XII: Hiệu lực của Hiến pháp và việc sửa đổi Hiến pháp.

Tạp chí Phật giáo Nguyên thủy số 28 (tháng 3)

3


Ý kiến thêm: Trong thứ tự các chương theo đề nghị, sẽ có 2 trường hợp: Một là, nếu “Chế độ chính trị” được tách riêng một chương (chương II, như trên), thì bản Hiến pháp sẽ có 12 chương (thay vì 11 chương như bản Dự thảo); Hai là, nếu nội dung “Quyền con người” được khẳng định và đề cao trong Hiến pháp, thì cũng nên tách riêng trong một chương hẳn hoi. Trong trường hợp này, tôi đề nghị nội dung “Quyền con người đưa lên ở vị trí chương III (sau nội dung về Chế độ chính trị và trước nội dung Quốc hội). 3. Tại Điều 1 (theo Dự thảo): “Nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nước dân chủ, độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, hải đảo, vùng biển và vùng trời”, thiết nghĩ cần xác định rõ, cụ thể biên giới lãnh thổ, lãnh hải và vùng trời của Tổ quốc, không nên gọi chung chung như trong Dự thảo. Thí dụ: Lãnh thổ cần ghi rõ: “từ ải Nam Quan đến mũi Cà Mau”…; Lãnh hải, cần ghi rõ cách bờ biển bao nhiêu hải lý và bao gồm quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa… 4. Tại Điều 8 của bản Dự thảo, ở điểm (2) “Nền hành chính quốc gia, chế độ công vụ được tổ chức và hoàn thiện để phục vụ nhân dân. Cán bộ, công chức, viên chức phải tôn trọng nhân dân, tận tụy phục vụ nhân dân và chịu sự giám sát của nhân dân; chống tham nhũng, quan liêu, hách dịch, cửa quyền; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí”. Nay tôi đề nghị bỏ phần cuối, đoạn từ chữ “chống tham nhũng, quan liêu, hách dịch, cửa quyền; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí”. Thiết nghĩ, Hiến pháp là văn kiện thể hiện ước mơ, nguyện vọng tốt đẹp nhất của người dân, nếu để nội dung như thế (chống tham nhũng, quan liêu, hách dịch, cửa quyền; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí) sẽ làm cho văn kiện rất quan trọng này mất đi tính tinh tế chiều sâu của Nhà nước ta.

dân, do dân và vì dân”, để phục vụ nhân dân đúng trọng tâm của văn kiện Hiến pháp. (Riêng vấn đề “chống tham nhũng, quan liêu, hách dịch, cửa quyền, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí...” thì nên đưa vào văn bản Luật Phòng, chống tham nhũng để được thi hành “chống tham nhũng và chống lãng phí” một cách nghiêm túc, triệt để). 5. Tại Điều 21, Dự thảo đã ghi “Mọi người có quyền sống”, thiết nghĩ cần sửa thành “Mọi người có quyền sống và được sống thực sự an vui, hạnh phúc”. 6. Tại Điều 25, điểm (1) của Dự thảo đã ghi: “Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật”, thiết nghĩ, nên tách nội dung trên làm 2 điểm độc lập là “Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào” và “Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật”. Như vậy, Điều 25 sẽ bao gồm 4 điểm (thay vì 3 điểm như Dự thảo). Tại Điểm (2) “Nhà nước tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Nơi thờ tự của tín ngưỡng, tôn giáo được pháp luật bảo hộ”, tôi đề nghị đổi nội dung “Nơi thờ tự của tín ngưỡng, tôn giáo được pháp luật bảo hộ” thành “Cơ sở thờ tự tín ngưỡng của tôn giáo được pháp luật bảo hộ”. *** Trên đây là một vài ý kiến được bày tỏ từ tấm lòng và suy tư của một công dân có tín ngưỡng trong thời đại đất nước hòa bình, với mong ước dân tộc ngày mỗi phát triển xán lạn, đất nước hưng thịnh và đời sống đồng bào ngày càng được an lạc, hạnh phúc hơn.

Điều 8 hiện có 3 điểm, tôi đề nghị thêm một điểm nữa, làm điểm thứ (4). “Cán bộ, công chức, viên chức được công cử, bổ nhiệm phải có đầy đủ các tố chất “cần, kiệm, liêm chính, chí công vô tư”; tận tụy phục vụ, chu toàn mọi trách nhiệm đối với Nhà nước và nhân dân”. Thiết nghĩ, thêm điểm (4) như trên nhằm xác lập tinh thần phục vụ nhân dân tốt hơn bằng phẩm chất cần có của một cán bộ, một công chức, viên chức “của

4

Đại biểu UBMTTQVN TP góp ý Dự thảo sửa đổi Hiến chương năm 1992.

Tạp chí Phật giáo Nguyên thủy số 28 (tháng 3)


kinh taïng

KINH TRAÏM XE

K

inh này là một cuộc đàm luận về chánh pháp giữa Tôn giả Puṇṇa Mantāniputta và Tôn giả Sāriputta về mục đích của Phạm hạnh, do Tôn giả Sāriputta hỏi và được Tôn giả Puṇṇa Mantāniputta trả lời. Tôn giả Sāriputta lần lượt hỏi mục đích của Phạm hạnh có phải là giới thanh tịnh, tâm thanh tịnh, kiến thanh tịnh, đoạn nghi thanh tịnh, đạo phi đạo tri kiến thanh tịnh, đạo tri kiến thanh tịnh, tri kiến thanh tịnh? Tôn giả Puṇṇa Mantāniputta lần lượt trả lời là không. Tôn giả Sāriputta hỏi, vậy sống Phạm hạnh với mục đích gì? Puṇṇa trả lời với mục đích vô thủ trước Niết-bàn, và vì giới thanh tịnh, tâm thanh tịnh, kiến thanh tịnh, đoạn nghi thanh tịnh, đạo phi đạo tri kiến thanh tịnh, đạo tri kiến thanh tịnh, tri kiến thanh tịnh không phải là vô thủ trước Niết bàn. Cho đến cái gì ngoài các pháp trên cũng không phải là vô thủ trước Niết bàn. Nếu Như Lai tuyên bố giới thanh tịnh là vô trước Niết-bàn thời Ngài tuyên bố vô trước Niết-bàn là đồng đẳng với hữu thủ trước Niết-bàn. Đối với sáu pháp còn lại cũng vậy. Còn nói cái gì ngoài các pháp này là vô thủ trước Niết bàn, như vậy phàm phu có thể chứng Niết bàn vì kẻ phàm phu là ngoài các pháp ấy. Rồi Tôn giả Puṇṇa lấy ví dụ: Vua Pasenadi muốn đi từ Sāvatthī đến Sāketa, có bảy trạm xe được thiết lập giữa chặng đường ấy. Vua từ cửa thành Sāvatthī

HT. Thích Minh Châu

bước lên trạm xe thứ nhất để đến trạm xe thứ hai. Bỏ trạm xe thứ nhất, bước lên trạm xe thứ hai để đến trạm xe thứ ba; bỏ trạm xe thứ hai, bước lên trạm xe thứ ba để đến trạm xe thứ tư; bỏ trạm xe thứ ba, bước lên trạm xe thứ tư để đến trạm xe thứ năm; bỏ trạm xe thứ tư, bước lên trạm xe thứ năm để đến trạm xe thứ sáu; bỏ trạm xe thứ năm, bước lên trạm xe thứ sáu để đến trạm xe thứ bảy; bỏ trạm xe thứ sáu, bước lên trạm xe thứ bảy để đến cửa thành Sāketa. Cũng vậy giới thanh tịnh chỉ có mục đích đạt được tâm thanh tịnh. Tâm thanh tịnh chỉ có mục đích đạt được kiến thanh tịnh. Kiến thanh tịnh chỉ có mục đích đạt được đoạn nghi thanh tịnh. Đoạn nghi thanh tịnh chỉ có mục đích đạt được đạo phi đạo tri kiến thanh tịnh. Đạo phi đạo tri kiến thanh tịnh chỉ có mục đích đạt được đạo tri kiến thanh tịnh. Đạo tri kiến thanh tịnh chỉ có mục đích đạt được tri kiến thanh tịnh. Tri kiến thanh tịnh chỉ có mục đích đạt được Vô thủ trước Niết bàn.

Tạp chí Phật giáo Nguyên thủy số 28 (tháng 3)

5


luaät taïng Nghò ñònh soá 92/2012/NÑ-CP cuûa Chính phuû: “Quy ñònh chi tieát vaø bieän phaùp thi haønh Phaùp leänh Tín ngöôõng, Toân giaùo” Chương III TỔ CHỨC TÔN GIÁO Mục 1 ĐĂNG KÝ SINH HOẠT TÔN GIÁO; ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG, CÔNG NHẬN TỔ CHỨC TÔN GIÁO Điều 5. Đăng ký sinh hoạt tôn giáo 1. Công dân có nhu cầu tập trung để thực hành các nghi thức thờ cúng, cầu nguyện, bày tỏ đức tin về tôn giáo mà mình tin theo thì người đại diện gửi hồ sơ đăng ký sinh hoạt tôn giáo đến Ủy ban nhân dân cấp xã. 2. Hồ sơ đăng ký, thời hạn trả lời: a) Văn bản đăng ký sinh hoạt tôn giáo, trong đó nêu rõ tên tôn giáo, tôn chỉ, mục đích, họ và tên người đại diện, nơi cư trú, nội dung, hình thức tổ chức sinh hoạt, địa điểm, thời gian, số lượng người sinh hoạt tại thời điểm đăng ký; b) Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm trả lời bằng văn bản; trường hợp không chấp thuận phải nêu rõ lý do. 3. Điều kiện để được chấp thuận sinh hoạt tôn giáo: a) Tôn chỉ, mục đích, nội dung sinh hoạt không vi phạm các quy định tại Khoản 2 Điều 8 và Điều 15 của Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo; b) Có địa điểm hợp pháp để sinh hoạt tôn giáo; c) Người đại diện phải là công dân Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, có tinh thần đoàn kết, hoà hợp dân tộc. Điều 6. Đăng ký hoạt động tôn giáo 1. Để được cấp đăng ký hoạt động tôn giáo, tổ chức phải có đủ các điều kiện sau: a) Có sinh hoạt tôn giáo ổn định từ hai mươi năm trở lên kể từ ngày được Ủy ban nhân dân cấp xã chấp thuận sinh hoạt tôn giáo, không vi phạm các quy định tại Khoản 2 Điều 8 và Điều 15 Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo; b) Là tổ chức của những người có cùng niềm tin; có giáo lý, giáo luật, lễ nghi, đường hướng hành đạo và hoạt động gắn bó với dân tộc, không trái với thuần phong, mỹ tục và quy định của pháp luật; c) Không thuộc tổ chức tôn giáo đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận; d) Tên gọi của tổ chức không trùng với tên các tổ chức tôn giáo đã được cơ quan nhà

6

Tạp chí Phật giáo Nguyên thủy số 28 (tháng 3)


nước có thẩm quyền công nhận hoặc tên các danh nhân, anh hùng dân tộc; đ) Có địa điểm hợp pháp để hoạt động tôn giáo; e) Có người đại diện là công dân Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có uy tín trong tổ chức và nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật. 2. Tổ chức khi có đủ các điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều này nếu có nhu cầu đăng ký hoạt động tôn giáo, có trách nhiệm gửi hồ sơ đăng ký đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Khoản 3 Điều này. Hồ sơ gồm: a) Văn bản đăng ký hoạt động tôn giáo, trong đó nêu rõ tên tôn giáo, tên tổ chức, họ và tên người đại diện tổ chức, nơi cư trú, nguồn gốc hình thành, quá trình phát triển ở Việt Nam, tôn chỉ, mục đích, cơ cấu tổ chức, phạm vi hoạt động, dự kiến nơi đặt trụ sở chính; b) Giáo lý, giáo luật, lễ nghi; c) Danh sách dự kiến những người đại diện tổ chức được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú hợp pháp xác nhận; d) Số lượng người tin theo. 3. Thẩm quyền cấp đăng ký và thời hạn trả lời: a) Trong thời hạn 45 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan quản lý nhà nước về tôn giáo ở Trung ương có trách nhiệm cấp đăng ký cho tổ chức có phạm vi hoạt động ở nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; trường hợp từ chối cấp đăng ký phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do; b) Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan quản lý nhà nước về tôn giáo cấp tỉnh có trách nhiệm cấp đăng ký cho tổ chức có phạm vi hoạt động chủ yếu ở một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; trường hợp từ chối cấp đăng ký phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. Điều 7. Hoạt động tôn giáo của tổ chức sau khi được cấp đăng ký 1. Tổ chức đã đăng ký hoạt động tôn giáo được: a) Tổ chức các cuộc lễ tôn giáo, thực hiện lễ nghi, truyền đạo, giảng đạo tại địa điểm sinh hoạt tôn giáo đã đăng ký; b) Tổ chức đại hội thông qua hiến chương, điều lệ và các nội dung có liên quan trước khi đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận; c) Bầu cử, suy cử những người lãnh đạo tổ chức, mở lớp bồi dưỡng giáo lý; d) Sửa chữa, cải tạo, nâng cấp công trình thuộc cơ sở tôn giáo; đ) Hoạt động từ thiện nhân đạo. 2. Khi thực hiện các hoạt động tôn giáo quy định tại Khoản 1 Điều này, tổ chức phải tuân thủ quy định của Nghị định này và các văn bản pháp luật có liên quan. Điều 8. Công nhận tổ chức tôn giáo 1. Sau thời hạn 03 năm kể từ ngày được cấp đăng ký hoạt động tôn giáo, tổ chức có hoạt động tôn giáo liên tục, không vi phạm các quy định của Nghị định này và đáp ứng các điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều 16 Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo được quyền đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận tổ chức tôn giáo. 2. Tổ chức có trách nhiệm gửi hồ sơ đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Khoản 2 Điều 16 Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo. Hồ sơ gồm:

Tạp chí Phật giáo Nguyên thủy số 28 (tháng 3)

7


a) Văn bản đề nghị công nhận tổ chức tôn giáo, trong đó nêu rõ tên tôn giáo, tên tổ chức đề nghị công nhận, tên giao dịch quốc tế (nếu có), họ và tên người đại diện tổ chức, số lượng tín đồ, phạm vi hoạt động của tổ chức tại thời điểm đề nghị, cơ cấu tổ chức, trụ sở chính của tổ chức; b) Báo cáo tóm tắt quá trình hoạt động của tổ chức từ khi được cấp đăng ký hoạt động tôn giáo; c) Giáo lý, giáo luật, lễ nghi; d) Hiến chương, điều lệ của tổ chức. 3. Thẩm quyền công nhận và thời hạn trả lời: a) Trong thời hạn 45 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Thủ tướng Chính phủ xét công nhận tổ chức tôn giáo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 16 Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo; trường hợp không công nhận phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do; b) Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xét công nhận tổ chức tôn giáo quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 16 Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo; trường hợp không công nhận phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. 4. Tổ chức được cấp đăng ký hoạt động tôn giáo đã đủ 03 năm nhưng trong quá trình hoạt động tôn giáo vi phạm quy định tại Điều 15 Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo đã bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý thì không được xét công nhận tổ chức tôn giáo. Để được xét công nhận, tổ chức có trách nhiệm đăng ký lại theo quy định tại Điều 6 Nghị định này. Sau thời hạn 01 năm kể từ ngày được cấp đăng ký lại, nếu không vi phạm pháp luật thì được đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận tổ chức tôn giáo. Mục 2 THÀNH LẬP, CHIA, TÁCH, SÁP NHẬP, HỢP NHẤT TỔ CHỨC TÔN GIÁO TRỰC THUỘC Điều 9. Điều kiện thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất tổ chức tôn giáo trực thuộc 1. Việc thành lập tổ chức tôn giáo trực thuộc phải đáp ứng các điều kiện sau: a) Có văn bản đề nghị của tổ chức tôn giáo; b) Tổ chức được thành lập thuộc hệ thống của tổ chức tôn giáo đã được Nhà nước công nhận; c) Số lượng tín đồ tại địa bàn đáp ứng điều kiện quy định tại hiến chương, điều lệ của tổ chức tôn giáo. 2. Việc chia, tách tổ chức tôn giáo trực thuộc phải đáp ứng các điều kiện sau: a) Có văn bản đề nghị của tổ chức tôn giáo; b) Tổ chức sau khi chia, tách vẫn thuộc hệ thống tổ chức tôn giáo đã được Nhà nước công nhận; c) Số lượng tín đồ của tổ chức tôn giáo trực thuộc đông, địa bàn hoạt động rộng, khó tổ chức hoạt động tôn giáo. 3. Việc sáp nhập, hợp nhất tổ chức tôn giáo trực thuộc phải đáp ứng các điều kiện sau: a) Có văn bản đề nghị của tổ chức tôn giáo; b) Tổ chức được sáp nhập, hợp nhất vẫn thuộc hệ thống tổ chức tôn giáo đã được Nhà nước công nhận. (xem tiếp trang 11)

8

Tạp chí Phật giáo Nguyên thủy số 28 (tháng 3)


Thoï Giôùi TK. Siêu Minh (dịch)

biến cố trong từng thời điểm khác nhau. Có ba giai đoạn trong việc phát triển những qui trình thọ giới này. Trong giai đoạn đầu tiên, vào chính những năm đầu trong sự nghiệp hoằng đạo của Đức Phật, khi đó một tập sinh yêu cầu tham gia Tăng Chúng, Đức Phật chỉ đơn giản nói với vị đó, Ehi bhikkhu… (Hãy đến, làm Tỳ khưu.) Điều đó tạo thành việc chấp nhận tập sinh gia nhập Tăng Chúng. Khi Tăng chúng đã phát triển, Đức Phật đã hướng dẫn những tỳ khưu đồ đệ của Ngài bằng nhiều cách khác nhau để truyền bá giáo lý của Ngài. Khi họ đã truyền cảm hứng cho những người khác ước ao gia nhập Tăng Chúng, họ phải dẫn những tập sinh đó đến gặp Đức Phật để Ngài chấp nhận họ gia nhập Tăng Chúng. Nhận thấy những khó khăn do công việc này gây ra như đường sá không tốt; chư vị tỳ khưu và những tập sinh của họ phải di chuyển bằng đường bộ những quãng đường dài nên Đức Phật đã cho phép từng cá nhân chư vị tỳ khưu có thể chấp nhận những tập sinh của chính mình, sử dụng một nghi thức “Qui y Tam bảo”. Đây là giai đoạn thứ hai. Trong giai đoạn thứ ba, khi Đức Phật cảm thấy Tăng chúng đòi hỏi phải có một tổ chức chính thức hơn, Ngài đã nâng cấp nghi thức “Qui y Tam bảo” như là cách chấp nhận và thay thế bằng một quyết sách Tăng chúng sử dụng một kiến nghị và ba lời tuyên bố.

Tuy nhiên, ngay cả khi đó những khoản luật và những thủ tục chi phối việc thọ giới vẫn tiếp tục phát triển đáp ứng những biến cố được ghi lại trong luật. Và sau khi khép lại luật, những truyền thống tiếp tục được thiết lập xung quanh việc thọ giới. Chính vì thế nhiều hệ phái khác nhau trong trường phái nguyên thủy đã có những thói quen (tục lệ) xoay quanh hạt nhân cơ bản của những lời thuyết giảng bao gồm trong luật và giải thích trong các tập Chú giải. Trong chương này, chúng ta sẽ tập trung chú ý vào hạt nhân này, đó là: những khía cạnh thuộc thủ tục thọ giới là điều cần thiết tuyệt đối cho hạt nhân này trở nên một quyết sách Tăng Chúng hợp pháp. Sau một số ít nhận xét chung chung, phần thảo luận của chúng ta sẽ được bắt đầu với tính chất hợp pháp của đối tượng, có nghĩa là, tập sinh nhận thọ Nghi thức xuất gia Sadi theo truyền thống Phật giáo Nam tông. giới, tiếp theo sau là tính chất hợp pháp của tập thể (Tăng chúng) và tính chất hợp pháp của những lời tuyên bố quyết sách. Bất kỳ ai quan tâm đến việc tìm hiểu những biểu iống như rất nhiều mẫu hoàn chỉnh dành cho việc thọ giới như đã được áp dụng khía cạnh Giới luật hiện hành trong nhiều hệ phái Phật giáo Nguyên thủy có thể khác, những qui trình tham khảo những hướng dẫn thọ giới các hệ phái này đã và thọ giới những khuôn đang lưu hành. mẫu phải theo trong việc chấp nhận những Xuất gia và thọ giới. Thọ giới có hai phần đó là: Xuất tập sinh (giới tử) gia gia (pabbajjā) và Chấp nhận (upasampadā). Phần việc thứ nhập Tăng chúng đều nhất chính là điều kiện tiên quyết cho phần việc thứ hai. không được xác định ngay một lúc mà Trong phần Xuất gia, ta rời bỏ cuộc sống gia đình để tham phát triển dần dần nhằm đáp ứng những gia cuộc sống vô gia cư, trở thành Sa-di (sāmanera). Sau khi

G

Tạp chí Phật giáo Nguyên thủy số 28 (tháng 3)

9


đã cạo đầu xuống tóc, ta khoác áo cà sa màu vàng, qui y Tam bảo, và thọ thập giới. Trong phần việc thọ giới, ta trở thành vị tỳ khưu cam kết đầy đủ, có đầy đủ quyền hạn tham gia cuộc sống chung với Tăng đoàn chư vị tỳ khưu. Việc xuất gia chẳng phải là một quyết sách Tăng Chúng, trong khi đó việc thọ giới tỳ khưu lại mang tính chất quyết sách Tăng chúng. Giá trị pháp lý của đối tượng. Một tập sinh thọ giới phải là nam giới đáp ứng đầy đủ những đòi hỏi về tuổi tác, và không được đắc thủ bất kỳ nét đặc trưng nào khiến cho vị đó không đủ tư cách nhận thọ giới. Những yêu cầu về tuổi tác. Tuổi tối thiểu một vị tập sinh xin xuất gia phải là mười lăm tuổi hay, nếu chưa đủ mười lăm tuổi, “là khả năng xua đuổi những con quạ đen bay đi.” Theo tập Chú giải, điều này có nghĩa là trong lúc đang cầm cục đất trong tay vị đó có thể xua đuổi đám quạ đen đang bu vào thức ăn ở trước mặt, trong khi vị đó đang lấy thức ăn để sử dụng. Tuổi tối thiểu một vị sa di được chấp nhận là tỳ khưu thực thụ phải là hai mươi tuổi, kể từ khi vị đó lần đầu tiên ý thức được thọ thai trong bụng mẹ. Vì đây là điều kiện quá khắt khe nếu không nói là không thể thực hiện được để tính tuổi tác một cách chính xác, ta thường có thói quen cộng thêm sáu tháng vào số năm vị đó sanh ra, để chấp nhận trường hợp vị đó có thể sanh thiếu tháng. Vì tập Chú giải giải thích rằng, một đứa trẻ sanh ra sau bảy tháng nằm trong bụng mẹ đã có thể sống được. Nhưng nếu sanh ra trước sáu tháng đứa trẻ đó không có cơ may sống sót. Khoản luật Pc 65 khẳng định rằng nếu một tập sinh không đủ hai mươi tuổi được chấp nhận đầy đủ vị đó không được coi như là một vị tỳ khưu thực thụ; tập Chú giải cho rằng vị đó phải là Sa-di mà thôi. Bất kỳ vị tỳ khưu nào biết tình trạng vị đó còn quá trẻ song vẫn chấp nhận làm tỳ khưu mắc phải lỗi phạm pacittiya, còn chư vị tỳ khưu nào trong Tăng Chúng thực hiện thọ giới mà biết rõ tuổi tác tập sinh đó như vậy là phạm giới. Những ngăn trở khiến tập sinh không đủ tư cách. Những yếu tố có thể khiến cho vị tập sinh không đủ tư cách nhận Thọ giới gồm ba loại sau đây: Những ngăn trở khiến cho vị đó dứt khoát không được nhận thọ giới suốt đời – Ngay cả khi đã nhận thọ giới, vị tỳ khưu đó không được coi như đã thọ giới thực thụ. Những ngăn trở khiến vị đó trở thành thành viên gây phiền toái cho Tăng chúng – Nếu điều xảy ra là vị đó được thọ giới, coi

10

Tạp chí Phật giáo Nguyên thủy số 28 (tháng 3)

Nghi thức thọ Cụ túc giới theo truyền thống Phật giáo Nam tông.

như vị đó đã thọ giới thực sự nhưng chư vị tỳ khưu nào tham gia vào việc thọ giới đó sẽ là phạm giới. Những ngăn trở cho thấy rằng vị đó thực sự không được sửa soạn kỹ lưỡng để được chấp nhận đầy đủ (thí dụ như, không có áo cà sa, thiếu bát khất thực, không có đạo sư hợp pháp) – Luật không khẳng định liệu những yếu tố như vậy có tuyệt đối làm mất hiệu lực việc chấp nhận tập sinh đó hay không, nhưng tập Chú giải lại coi những ngăn trở đó giống như là thành viên gây phiền toái cho Tăng chúng, vừa kể đến ở trên. Tuyệt đối không đủ tư cách. Một tập sinh có thể tuyệt đối không đủ tư cách chấp nhận thọ giới nếu vị đó: 1. Thuộc hạng người (có giống) bất bình thường; 2. Đã phạm phải bất kỳ lỗi phạm nào trong năm hành vi lỗi phạm


nghiêm trọng (anantarīya-kamma) 3. Đã gây ra tai tiếng trầm trọng cho Phật pháp và Giới luật; hay 4. Thuộc loại súc sanh. Luật không khẳng định những hạng người như vậy không thể được chấp nhận đầy đủ. Tập Chú giải khẳng định thêm (với một ngoại trừ, được lưu ý dưới đây) đó là họ không nên được chấp nhận cho xuất gia. Ngay cả nếu như họ có nhận thọ giới, thời cũng không được coi như đã nhận thọ giới. Khi sự thật về người đó được khám phá ra (lộ tẩy), ngay tức khắc họ sẽ bị trục xuất. 1. Việc nghiêm cấm không cho những hạng người (có giống) bất bình thường bao gồm cả những người pandakas và những người ái nam ái nữ. Theo tập Chú giải có năm hạng người pandakas, có hai hạng không rơi vào việc nghiêm cấm này đó là: voyeurs là những người nhòm lỗ khoá (người tìm kiếm thú vui bằng cách bí mật (xem) những người khác không mặc quần áo hoặc đang tiến hành hoạt động tình dục) và những kẻ nào có cơn sốt tình dục được làm dịu đi bằng kích thích dương vật (bằng liếm hoặc mút). Còn ba loại rơi vào việc nghiêm cấm này đó là: những người bị thiến hoạn (thái giám ngày xưa), những người vô tính bẩm sinh, và pandakas bán phần (đôi khi vô tính, đôi khi nam giới). Có một câu chuyện nguyên thủy liên quan đến việc nghiêm cấm này, có một pandaka đã được chấp nhận cho thọ giới lại đề nghị được quan hệ tình dục nhưng bất thành một vài chư vị tỳ khưu và sa-di, nhưng lại thành công trong việc đề nghị đó với những người luyện ngựa và voi, và những người này đã lan truyền sự việc đó đi khắp nơi, các vị chuyên hành thiền định họ Thích này thuộc hạng người pandakas. Còn những kẻ thuộc bọn họ không thuộc hạng người pandakas đó lại phạm phải những điều hớ hênh với những hạng người pandakas đó.” 2. Năm hành vi lỗi phạm nghiêm trọng (anantarīya-kamma) đó là: a) Tội giết mẹ, b) Tội giết cha; c) Tội giết vị A-la-hán; d) Gây hại cách ác tâm đến mức độ gây đổ máu cho vị Như Lai, và e) Tạo ly giáo thành công trong Tăng Chúng (còn tiếp).

(tiếp theo trang 8) Điều 10. Trình tự, thủ tục thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất tổ chức tôn giáo trực thuộc 1. Tổ chức tôn giáo khi thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất tổ chức tôn giáo trực thuộc có trách nhiệm gửi văn bản đề nghị đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại Khoản 2 Điều này. Văn bản đề nghị thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất tổ chức tôn giáo trực thuộc nêu rõ những nội dung sau: a) Tên tổ chức tôn giáo trực thuộc dự kiến thành lập; tên tổ chức tôn giáo trực thuộc trước khi chia, tách, sáp nhập, hợp nhất và dự kiến tên tổ chức tôn giáo trực thuộc sau khi chia, tách, sáp nhập, hợp nhất; b) Lý do thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất; c) Danh sách dự kiến những người đại diện tổ chức tôn giáo trực thuộc thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất; d) Số lượng tín đồ hiện có tại thời điểm thành lập; số lượng tín đồ trước và sau khi chia, tách, sáp nhập, hợp nhất; đ) Phạm vi hoạt động tôn giáo; e) Dự kiến nơi đặt trụ sở của tổ chức. 2. Thẩm quyền quyết định và thời hạn trả lời: a) Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị hợp lệ, Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định và trả lời bằng văn bản cho tổ chức tôn giáo quy định tại Khoản 3 Điều 17 Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo; trường hợp không chấp thuận phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do; b) Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định và trả lời bằng văn bản cho tổ chức tôn giáo quy định tại Khoản 2 Điều 17 Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo; trường hợp không chấp thuận phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. Điều 11. Con dấu của tổ chức tôn giáo Tổ chức tôn giáo và các tổ chức trực thuộc đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận được sử dụng con dấu theo quy định của pháp luật (còn tiếp).

Tạp chí Phật giáo Nguyên thủy số 28 (tháng 3)

11


thieàn hoïc

Chất chứa Có người nọ nghe nói về một đạo sư nổi tiếng nên tìm đến hỏi đạo. Đến nơi, anh thấy trong nhà của vị đạo sư trống trơn, chỉ có một cái giường, một cái bàn, một cái ghế và một cuốn sách. Anh ngạc nhiên hỏi: "Sao nhà đạo sư trống trơn, không có đồ đạc gì cả?" Đạo sư hỏi lại: "Thế anh có hành lý gì không?" Anh đáp: "Dạ có một va li". Đạo sư hỏi: "Sao anh có ít đồ vậy?" Anh đáp: "Vì đi du lịch nên đem ít đồ". Đạo sư nói: "Tôi cũng là một người du lịch qua cuộc đời này nên không mang theo đồ đạc gì nhiều". Chúng ta thường quên mất mình chỉ là khách du lịch qua cuộc đời này, lầm tưởng mình sẽ ở mãi nơi đây, nên tham lam, ôm đồm, tích trữ quá nhiều đồ vật, tài sản. Đàn bà thì chất chứa quần áo, vòng vàng, nữ trang. Đàn ông thì máy móc, xe hơi, tivi, máy điện tử. Tranh chấp

Haïnh phuùc nhôø buoâng xaû

ra ở Hoa Kỳ, có một bà già vào mua cà phê tại tiệm Starbucks, không biết vì lý do gì, bà uống ly cà phê bị phỏng miệng. Thế là bà nổi giận làm đơn kiện tiệm này đã bán cho bà ly cà phê quá nóng khiến bà bị phỏng miệng và đòi bồi thường hai triệu đô la. Bà ta không thấy lỗi mình là khi cầm ly cà phê lên, nếu thấy nóng thì phải biết thổi cho nó nguội rồi mới uống, đàng này có thể vì tham ăn, tham uống, thấy ly cà phê bốc mùi thơm phức, mờ mắt húp cái ực nên bị phỏng miệng. Trong khi đó biết bao nhiêu người khác uống đâu có bị phỏng? Không những không biết lỗi mình mà còn đi kiện người ta! Một chuyện khác có thật cũng xảy ra tại Hoa Kỳ. Một ông nọ đưa bộ đồ vét (veste, suit) đến một tiệm giặt ủi. Khi lấy bộ đồ về thì nhận ra cái quần không phải của mình. Ông đem trả lại tiệm và khiếu nại. Khoảng một tuần sau, chủ tiệm đưa cho ông một quần khác, nhưng ông vẫn không công nhận là quần của ông. Thế rồi ông làm đơn kiện tiệm giặt ủi. Chủ tiệm đề nghị bồi thường ông 12.000 đô la nhưng ông không chịu mà đòi 54 triệu. Đương nhiên là quan tòa đã bác đơn của ông ta.

2. Người bắt đầu học đạo và Mỗi khi có sự tranh chấp, buồn phiền, biết tu thì thấy cả hai bên đều có chúng ta thường có khuynh hướng đổ lỗi 50%. Ở đây nói 50% là nói tượng lỗi cho người khác. Sau đây là ba trường hợp: theo phattuvietnam.net trưng, vì có thể là 40% và 60%, hoặc 30% và 70%, hoặc 20% và 80%, v.v... a. Người chưa biết đạo thì luôn cho Khi xảy ra một sự tranh chấp, cãi nhau mình đúng và người kia lỗi 100%. thì đương nhiên phải có một người bắt đầu. Thí dụ như ông A và bà B cãi nhau. b.Người bắt đầu học đạo, biết tu thì Ông A là người bắt đầu, nhưng nếu bà thấy cả hai bên đều có lỗi 50%. B im lặng bỏ đi, không chửi lại thì ông c. Người hiểu đạo thì thấy mình lỗi A không thể đứng đó chửi mãi. Nhưng 100%. nếu ông A nói một câu và bà B nói lại 1. Người chưa biết đạo thì luôn hai câu thì ông A sẽ tức lên nói ba câu cho mình đúng 100%. Do vô minh hoặc năm, sáu câu liên tiếp. Và nếu bà và chấp ngã quá lớn, cho mình là người B không biết ngừng thì cuộc cãi nhau quan trọng nhất, nghĩ cái gì cũng phải, sẽ leo thang. Nếu bà B biết ngừng thì cũng đúng, nên xảy ra chuyện gì trái cuộc khẩu chiến sẽ chấm dứt. Nhưng ý cái ngã (cái ta) thì tức giận bắt lỗi sau đó cả hai bên đều mang vết thương người khác. Thí dụ một chuyện thật xảy lòng và hận nhau. Về nhà, nếu bà B là

12

Tạp chí Phật giáo Nguyên thủy số 28 (tháng 3)


người hiểu đạo thì sẽ nhận ra mình cũng có lỗi trong chuyện cãi nhau, và nếu nhận ra mình có lỗi 40% thì cơn giận của bà sẽ giảm xuống 40%. Nếu bà B nhận ra mình có lỗi 60% thì cơn giận của bà sẽ hạ xuống 60%. 3. Người hiểu đạo thì thấy mình lỗi 100%. Trong một cuộc tranh chấp mà thấy mình lỗi 100% thì coi bộ lỗ quá. Nhưng nếu hiểu đạo, đạo ở đây là luật nhân quả và nhân duyên thì biết là không thể nào tự nhiên vô cớ mà người kia lại gây sự với mình. Có thể mình đã nói hoặc đã làm điều gì tổn thương người ta mà mình không nhớ. Và nếu xét cho kỹ mà vẫn không thấy mình làm gì sai quấy thì có thể đời trước, hay nhiều kiếp trước mình đã não hại người ta, nên bây giờ họ gặp lại mình thì gây sự, kiếm chuyện trả thù. Thấy mình lỗi đã là quý, nhưng nếu biết xin lỗi thì càng quý hơn vì có thể giải tỏa ân oán và oan gia. Hạnh phúc xả ly Ở đời người ta thường cho hạnh phúc là có được cái này, cái kia: Có nhà lầu, xe hơi, có vợ đẹp, con ngoan, có tài sản, quyền thế, v.v... Khi chưa có thì muốn có, làm đủ mọi cách để cho có. Có rồi thì sợ mất hoặc xem thường rồi lại muốn có cái khác. Nếu không được thì buồn phiền, bất mãn, khổ sở. Người biết tu thì thấy "không có" là một hạnh phúc. Không có ở đây là do trí tuệ quán chiếu thấy mọi sự phiền toái đều do ham muốn mà ra. Bởi thế người tu không muốn có, nếu đã có rồi thì tập xả ly. Vì những thứ "có" trên thế gian này đều là ràng buộc. Tuy nhiên, đối với những người chưa có, chưa thỏa mãn được những mong ước, thèm khát, còn mải mê chạy theo vật chất thì xả ly là một việc thật khó làm, vì họ chưa có thì lấy gì mà xả bỏ. Ðức Phật khi còn là thái tử đã có vợ con, vàng bạc, của cải, cung phi mỹ nữ, đầy đủ vật chất mà trong lòng vẫn nặng trĩu âu lo, không cảm thấy hạnh phúc. Do đó, Ngài mới xả bỏ ra đi tìm chân lý, tìm hạnh phúc chân thật. Trong khi đó có những người tu lại chạy theo vật chất, của cải, tài sản, danh lợi bởi vì trong đời họ chưa được thỏa mãn, chưa cảm thấy có đầy đủ. Chỉ khi nào có được rồi và trải qua kinh nghiệm thấy những thứ mà họ đã nhọc công tìm kiếm chỉ đem lại phiền toái và khổ đau thì lúc đó ý nghĩ xả ly mới xuất hiện.

Trước hết, có thân thì phải lo cho thân ăn, mặc, ở, sống. Phải đi làm kiếm ăn, phải mua quần áo mặc, phải thuê nhà ở tránh mưa nắng. Khi thân đau ốm phải lo thuốc men, chạy chữa. Nếu có gia đình thì phải lo làm ăn buôn bán kiếm tiền nuôi vợ con. Suốt ngày chỉ lo suy nghĩ và làm đủ mọi chuyện cho cái ta và những thứ của ta. Hạnh phúc xả ly tương đương với thiểu dục tri túc, có nghĩa là tâm không ham muốn,và luôn cảm thấy đầy đủ dù trong tay không có gì hết. Với người tu, không có sở hữu gì thật là một hạnh phúc. Nói như vậy có vẻ ngược đời, nhưng người tu là kẻ đi ngược dòng đời kia mà! Xả ly giống như người đang mang gánh nặng trên vai mà đi, nay bỏ được gánh nặng xuống thì cảm thấy nhẹ nhàng sung sướng vô cùng. Người tu cần tập xả ly, vì xả nhiều chừng nào thì nhẹ chừng nấy. Xả ly không có nghĩa là phải vứt bỏ hết tài sản, của cải đang có. Xả ly trước hết là xả bỏ sự ham muốn và buồn giận trong tâm, kế đến là xả bỏ sự bám víu vật chất bên ngoài. Tuy sống giữa tài sản, vật chất, nhưng tâm không còn nhớ nghĩ những thứ đó là của ta, nếu có ai xin hoặc mất thì xem như nhẹ gánh nặng. Tập xả ly tới mức cùng cực thì khi chết, ta xem như trút hết gánh nặng, nhất là cái thân tứ đại già yếu, bệnh hoạn. Ta đã phải mang nó trên vai suốt cả cuộc đời, nay bỏ được nó, há không phải là sung sướng lắm sao? Vì thế các thiền sư đắc đạo, khi chết đều vui vẻ an nhiên tự tại ra đi. Khi đói thì ta thèm ăn, nhưng khi ăn thì đòi thứ này thứ kia rồi ăn cho cố, đau bụng, nặng bụng, khó thở. Khi khát thì thèm uống, nhưng khi uống thì thích những thứ độc hại như rượu bia, rồi say mèm, ói mửa. Nhiều khi sinh ra ung thư hay sưng gan. Người tu là người đi tìm hạnh phúc chân thật, hạnh phúc này chỉ có khi tâm không còn bám víu, dính mắc, thèm khát mọi sự vật trên đời này. Như vậy, hạnh phúc chính là sự giải thoát của tâm ý. Và muốn có giải thoát thì phải tập xả ly. Hãy nhìn vào tự tâm, xem mình còn bám víu, dính mắc, ưa ghét cái gì không? Có người xả bỏ được vợ con nhưng lại dính mắc vào chùa chiền, xả bỏ được tài sản nhưng lại dính mắc vào danh lợi, địa vị. Xả bỏ được cái này nhưng rồi lại dính mắc vào cái khác!.

Tạp chí Phật giáo Nguyên thủy số 28 (tháng 3)

13


Vaán ñaùp veà Thieàn Vipassana Hỏi: Nếu không phải là trường phái khác nhau thì gọi là phương pháp khác nhau có được không? Đáp: Mới nhìn thì có vẻ như đúng nhưng đi sâu vào bên trong thì không có phương pháp khác nhau nào cả. Nhưng để dễ hiểu, chúng ta tạm thời chia ra làm hai loại phương pháp. Một là phương pháp trực tiếp và hai là phương pháp gián tiếp. Phương pháp gián tiếp là phương tiện đi đến cứu cánh, còn phương pháp trực tiếp chính là cứu cánh không qua phương tiện. Thiền Vipassanā không sử dụng phương tiện hay phương pháp gián tiếp, trừ phi người ta dùng phương tiện để chuẩn bị cho tâm có đủ khả năng hành Vipassanā.

Hỏi: Chúng con vẫn chưa hiểu rõ lắm. Xin thầy cho vài ví dụ. Đáp: Chẳng qua đây chỉ là trở ngại của ngôn ngữ, để thầy ví dụ cho dễ hiểu. Khi chúng ta hái một trái ổi, nếu với tay hái được thì tạm gọi cái tay là phương tiện trực tiếp, còn phải dùng tới một cái móc để kéo trái ổi tới rồi mới hái được thì cái móc là phương tiện gián tiếp. Cũng vậy, một hành giả chưa đủ tinh tấn, chánh niệm, tỉnh giác đúng mức để quán chiếu đối tượng paramattha thì phải niệm Phật, thiền định, trì chú, tham thoại đầu, thậm chí phải bố thí, trì giới v.v... cho đến khi tâm thuần thục mới hành Vipassanā được. Đó chính là phương tiện hay phương pháp gián tiếp. Còn Vipassanā tự nó là sự tương giao trực tiếp với pháp tánh, không qua một phương tiện nào cả. Phương tiện thuộc về thiền Vipassanā.

14

Tạp chí Phật giáo Nguyên thủy số 28 (tháng 3)

HT Viên Minh Thành viên HĐCM. GHPGVN (tiếp theo)

Hỏi: Con đã hiểu thiền Vipassanā không có trường phái, vượt ngoài phương tiện, nhưng xin thầy cho con tạm dùng từ "trường phái" để chỉ hai trung tâm thiền khác nhau cho dễ phân biệt. Con nghe nói ngài Dhammarakkhita thuộc "trường phái" thiền sư Achaan Naeb, còn ngài Khippapañño thuộc "trường phái" thiền sư Mahasi, như vậy chủ yếu hai "trường phái" đó khác nhau như thế nào? Đáp: Tại một số hành giả thấy khác chứ thực ra chúng chỉ là thiền Vipassanā mà thôi. Sự khác biệt chỉ đặt trên căn bản sử dụng đối tượng cho căn cơ khác nhau như thầy đã nói từ đầu. Thiền sư Achaan Naeb dạy quán niệm bốn oai nghi vì thấy như vậy sẽ dễ tập trung hơn là đối tượng tất cả sự và dễ quân bình (động tịnh) hơn là đối tượng hơi thở. Trái lại, thiền sư Mahasi dạy quán niệm hơi thở vì nó thường trực hiện hữu và duy nhất, không cần phải đổi đề mục nào khác. Thiền sư Achaan Naeb dạy chánh niệm tỉnh giác trên tổng thể của đối tượng, ví dụ khi ngồi thì thấy rõ toàn thân đang ngồi, khi đi thấy rõ toàn thân đang nghiêng tới phía trước... Như vậy sẽ dễ tỉnh giác hơn. Thiền sư Mahasi dạy chánh niệm tỉnh giác trên chi tiết vi tế của đối tượng, ví dụ khi ngồi thấy rõ hơi thở vô ra hay thấy cơ bụng phồng xẹp, khi đi thấy rõ diễn biến của chân giở, bước, đạp, đụng, ấn... Như vậy sẽ dễ định tĩnh (chánh niệm) hơn (còn tiếp).


luaän taïng

Xuaát xöù vaø noäi dung

BOÄ PATTHANA

thuoäc Luaän taïng Pali Tk. Pasado - Diệu Giác (tiếp theo)

5

. CÓ 6 NHÓM PHÁT THÚ

1. Tam đề phát thú: Có 22 tam đề trong nhóm tam đề phát thú. Mỗi mẫu đề của nhóm tam đề có 3 pháp. Tam đề phát thú có (22 x 3 = 66 pháp). a. Ví dụ: Mẫu đề tam của tam đề phát thú thứ nhất là pháp bất thiện, pháp thiện, pháp vô ký. 2. Nhị đề phát thú: Có 100 nhị đề trong nhóm nhị đề phát thú. Mỗi nhị đề có 2 pháp. Nhị đề phát thú có (100 x 2 = 200 pháp). a. Ví dụ: Mẫu đề tam của nhị đề phát thú thứ nhất là pháp nhân (pháp hữu nhân), pháp phi nhân. 3. Nhị đề tam đề phát thú: Đưa 22 tam đề vào trong 100 nhị đề. Nhóm nầy có tất cả là (66 x 200 = 13.200 pháp). a. Ví dụ: Mẫu đề tam của nhị đề tam đề phát thú thứ nhất là 4. Tam đề nhị đề phát thú: Đưa nhị đề vào trong 22 tam đề. Nhóm nầy có tất cả là (200 x 66 = 13.200 pháp) 5. Tam đề tam đề phát thú: Đưa 22 tam đề lồng trong 22 tam đề. Nhóm nầy có tất cả là (66 x 66 = 4.136 pháp) 6. Nhị đề nhị đề: Đưa 100 nhị đề lồng trong 100 nhị đề. Nhóm nầy có tất cả là (200 x 200 = 40.000 pháp). Mỗi nhóm phát thú có (4) phần: Thuận, nghịch, thuận nghịch, và nghịch thuận. do đó, tổng số pháp của mỗi nhóm tăng lên 4 lần. Ví dụ, nhóm tam đề phát thú sẽ có tổng số pháp là (3x 22 x 4 hay 66 x 4). Ví dụ Ứng dụng của các phần thuận, nghịch, thuận nghịch và nghịch thuận 1. Thuận = đơn tính, sáng 2. Nghịch = đơn tính, tối 3. Thuận nghịch = đa tính, từ sáng đi vào tối (trở thành tối). Khi được thuận thì dễ bị dính vào, khó ra và khó thấy sự thật hay thực tính của pháp nên thuận trở thành nghịch

Tạp chí Phật giáo Nguyên thủy số 28 (tháng 3)

15


4. Nghịch thuận = đa tính, từ tối đi ra sáng (trở thành sáng). Ghi nhớ * Một người đang từ thuận sang nghịch và từ nghịch sang thuận rất nhanh và dễ dàng. * Vậy vì sao đi từ thuận sang nghịch và từ nghịch sang thuận? * Đó là do mãnh lực duyên (duyên sinh, duyên hệ, duyên bảo hộ) Áp dụng 4 pháp (thuận, nghịch, thuận nghịch, nghịch thuận) vào tứ đế Tứ đế - Khổ: Là pháp thuận (1) - Tập: Là pháp nghịch (2) - Diệt: Là pháp thuận nghịch (3) - Đạo: Là pháp nghịch thuận (4) Áp dụng pháp thuận nghịch vào hành thiền. Khi hành thiền có 3 cái điên đảo: - Kiến điên đảo - Tưởng điên đảo - Thức điên đảo Ba cái điên đảo nầy là pháp nghịch (2) và pháp thuận nghịch (3). Pháp nghịch là vì kiến điên đảo, tưởng điên đảo, thức điên đảo là ba pháp nghịch trong khi hành thiền. Khi hành thiền kiến thức ta khởi sinh và cho rằng ta đang hành đúng và hiểu biết sáng suốt nhưng đó là cái thuận của hiệp thế để đưa đến cái nghịch cho siêu thế (đạo quả). Ghi nhớ: Trong cuộc đời ta có những trường hợp như sau: * Có người sinh ra được thuận duyên và đi xuyên suốt trên con đường thuận duyên * Có người sinh ra bị nghịch duyên và đi xuyên suốt trên con đường nghịch duyên * Có người sinh ra được thuận duyên nhưng không biết khôn khéo để trở thành nghịch * Có người bị nghịch duyên nhưng được sự giúp đỡ và trở thành thuận duyên. Mỗi trường hợp đều là một pháp. Đã là một pháp thì sẽ có thực tính (đặc tính) của pháp ấy và sẽ bị tác động bởi ba chiều không gian, ba thời gian, và ba lực tác động để hành, hoại, diệt, và sinh theo một vòng luân hồi như đức Phật đã cho chúng ta thấy qua trí tuệ của Ngài. Vì thế chúng ta phải thận trọng, cẩn thận nhìn thấu thực tính pháp mà xoay chuyển và giải quyết vấn đề theo trí tuệ đức Phật. Bốn trường hợp đó là bốn con đường đi (gọi là 4 đường đạo) gồm 2 chánh (2 sáng) và 2 tà (2 tối). Trên con đường tu tập phải xem xét lại những điều sau: - Con đường ta đi là con đường nào? - Con đường ta đi đúng hay sai theo thực tính pháp? - Con đường ta đi có đủ duyên hay không? - Con đường ta đi theo trí tuệ đức Phật thì ra sao?

16

Tạp chí Phật giáo Nguyên thủy số 28 (tháng 3)


Liên quan và tương tạp qua duyên 1. Tương tạp là một sự hỗ tương nhưng bị xáo trộn. Ví dụ - Pháp thiện tương tạp pháp bất thiện: Làm một việc thiện xả thí cho một người nghèo nhưng bị tương tạp giằng co giữa “cho” hay “không cho” - Muốn được giải thoát níp bàn mà nan giải tương tạp giữa việc xuất gia hay ở lại tại gia - Muốn đắc đạo quả nhưng tương tạp với cái khổ và giằng co trong khi hành thiền. 2. Liên quan: Chuyển sự tương tạp thành sự liên quan Ví dụ - Pháp thiện liên quan pháp thiện: Vì muốn làm một việc thiện nên xả thí - Vì muốn được giải thoát níp bàn nên xuất gia tu tập - Vì muốn được thoát khổ nên tu tập để đạt đạo quả Tất cả những pháp ấy đều do mãnh lực duyên tác động. Ghi nhớ ** Liên quan là cách nhìn sáng suốt hơn tương tạp. Tu tập để có trí tuệ để thấy được sự liên quan thay vì thấy sự tương tạp. Sự liên quan là do nắm được pháp và thấy được pháp. Ba loại tướng pháp: 1. Pháp năng duyên – là pháp làm thành nhân 2. Pháp sở duyên – là pháp làm thành quả 3. Pháp địch duyên – là pháp ngoài quả (có khi là nhân, đối nghịch với sở duyên) Ví dụ: Ứng dụng pháp năng duyên, sở duyên, và 3 nội dung của phát thú qua tiến trình của tâm trong khi ngồi thiền.

Dị thời nghiệp duyên Năng duyên Năng Cảnh tiền duyên sinh duyên (cảnh thiền)

1.Thiện

2.Bất Thiện

3.Thiện

Sở duyên

Sở duyên

Sở duyên

(Tâm Thiện tương ưng Trí)

(Tâm sân)

4.Vô ký

(Tâm Thiện tương ưng Trí)

- Tại sao có tâm tương ưng trí? - Tại sao có tâm sân? - Tại sao lại có tâm tương ưng trí trở lại? Ta trả lời được cho những câu hỏi trên qua phát thú (còn tiếp).

Tạp chí Phật giáo Nguyên thủy số 28 (tháng 3)

17


vaên hoùa

Caûm ôn Meï ñaõ hy sinh

vì chuùng con

Quoác teá phuï nöõ 8/3

N

hân dịp 8/3, xin dâng ngàn lời yêu thương gửi tặng đến mẹ - người phụ nữ quan trọng nhất của chúng con. Sự hy sinh thầm lặng của mẹ, đã gieo những hạt giống cho tương lai của chúng con được thành công trên con đường mà con đã chọn, dù có khó khăn chông gai, dù có phải hi sinh hết cuộc đời mẹ nhưng mẹ vẫn vui vì tất cả những thứ đó đều dành cho đàn con thân yêu của mẹ. Đơn giản vì con là con của mẹ. Mẹ luôn sát cánh bên chúng con, dõi theo chúng con, cho dù con có lớn nhưng con đối với mẹ vẫn bé nhỏ mà thôi, vẫn là con của mẹ như những ngày đầu thơ dại, dù gian nan khổ lụy thay vào đó bằng nụ cười nở giữa bờ môi, mặc năm tháng có lạnh lùng trôi.

mẹ

Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha Nước biển mênh mông không đong đầy tình Mây trời lồng lộng không phủ kín công cha Tần tảo sớm hôm mẹ nuôi con khôn lớn Mang tấm thân gầy che chở cho đàn con.

Mắt trần lúc sinh ra đời, bóng hình trước sau con nhìn là mẹ yêu. Dòng máu nóng chảy trong người

18

Tạp chí Phật giáo Nguyên thủy số 28 (tháng 3)

Kết nối những yêu thương – mùa vàng – mừng ngày 8/3 dành tặng cho những người phụ nữ nhân hậu, bao dung, giàu lòng vị tha, đức hy sinh luôn được hạnh phúc, an lạc, luôn sống mãi trong lòng của mọi người. Cảnh Toàn

con, nhịp tim, hơi thở, môi cười, hình hài này được lớn lên nhờ nguồn khơi từ bầu sữa của mẹ, ngủ trên tay rồi ngủ trên nôi, ngủ trên võng đong đưa qua lời ru ầu ơ, đưa con đi suốt cả cuộc đời. Con biết đứng, ngồi, bước đi lần đầu cũng từ cánh tay dịu hiền dìu đời con, mặc dù mẹ quá nhỏ bé đối với thế giới này, thân cò quãng gánh, dẫn con đến với thế giới này, cho con được là con của mẹ. Cuộc sống dạy cho con biết trăm đường tình yêu chân lý. Mẹ là nguồn yêu thương vô tận, khơi dòng mạch sống cho con, chở nặng tình mẫu tử thiêng liêng giữa sóng gió trùng khơi. Tôi vẫn nhớ như in những kỷ niệm. Cái kỷ niệm mà mỗi đứa con nào cũng sẽ nhớ mãi về mẹ. Sợi chỉ đỏ xâu nối từng mảnh ghép nhỏ để ghép nên bức tranh của cuộc đời con. Mà người nghệ sĩ tạo nên tác phẩm đó không ai khác chính là mẹ. Giữa cuộc sống quay cuồng theo nhịp thời gian, mẹ đã thành người nghệ sĩ của mọi thời đại. Vì con, mẹ có thể làm được tất cả, kiếp hồng nhan dạn mặt phong trần. Thời gian đã lấy đi tuổi thanh xuân,


mong những việc gì to lớn hơn nữa, đơn giản chỉ vì mẹ yêu con vô bờ bến, mẹ không trông mong được đền đáp, như vậy là đã đủ đối với mẹ. Yêu thương và kính trọng mẹ, dù rằng bạn có thể có cách nhìn khác với mẹ. Khi mẹ ra đi, những kỉ niệm yêu mến của quá khứ và cả nuối tiếc sẽ trở lại.

Hãy yêu khi mẹ vẫn còn biết Đừng chờ đến lúc mẹ ra đi. Ghi lời tạc dạ lên bia đá Đá vô tri nào có nghĩa lý gì. ngày xanh của mẹ. Sự hao gầy trên khuôn mặt mẹ, những nét hằn chân chim hằn trên mí mắt, vẻ hóc hác vì sương gió đã bào mòn làm mẹ già hơn trước. Vì bởi thương con nên mẹ quên thân mẹ. Thời gian đã điểm trên mái tóc của mẹ lấm tấm điểm những sợi bạc. Thời gian như ngọn gió, bay nhanh, lướt qua tất cả. Lúc mọi thứ ở độ căng mọng cũng là khi đối diện với sự ám ảnh, tàn phai, hủy diệt của ngọn gió thời gian.

Ai còn mẹ xin đừng làm mẹ khóc Đừng để buồn lên mắt mẹ nghe không. Ta hãy dành một giây phút nào đó để báo hiếu và tỏ lòng kính trọng đối với người ta gọi là Mẹ. Dù rằng một số người có thể sẽ không nói điều đó thẳng thắn với mẹ mình. Chẳng có điều gì có thể thay thế mẹ được. Hãy trân trọng từng giây phút, dẫu rằng đôi khi mẹ không phải là người hiểu ta nhất trong những người bạn của ta, có thể không đồng ý với những suy nghĩ của chúng ta nhưng người ấy vẫn là mẹ bạn.

Mẹ yêu bắc một nhịp cầu Đưa con vượt khỏi nỗi sầu thế gian. Mẹ ru tình ngập nắng vàng Mẹ ru vượt cả ba ngàn đại thiên. Mẹ sẽ luôn ở bên bạn, lắng nghe những phiền muộn, niềm vui cũng như nỗi thất vọng của bạn. Hãy tự hỏi chính mình, mình có dành đủ thời gian cho mẹ để lắng nghe những phiền muộn và buồn chán của người nội trợ suốt ngày ở trong bếp không? Hay những nỗi nhọc nhằn trong bộn bề của cuộc sống mà không một lời than vãn không? Đôi lúc nếm chút yêu thương, thông cảm, sự quan tâm chia sẻ làm mọi thứ trở nên tốt đẹp hơn, nhen nhóm tình thương của bạn dành cho mẹ nhiều hơn. Đôi khi những lời xin lỗi sẽ chan chứa niềm yêu thương, đong đầy thêm hạnh phúc dành cho mẹ, khoảng cách giữa tình mẹ và con càng bền chặt với những điều nhỏ nhặt như vậy. Người không trông

Đừng xem những điều gần gũi nhất đến với bạn là hiển nhiên. Hãy yêu mẹ hơn bản thân mình, vì cuộc đời bạn sẽ vô nghĩa nếu không có mẹ. Ý niệm về mẹ thường gắn liền với ý niệm yêu thương. Con trẻ mà thiếu tình thương không thể khôn lớn vẹn tròn, người lớn mà thiếu tình thương thì sẽ héo mòn cằn cỗi. Bạn có mặt trên đời này là vì bạn đã, đang và sẽ quan trọng nhất đối với một người nào đó. Mẹ cưu mang và cho con tình yêu thương vô bờ của một người mẹ. Bởi lẽ mẹ đã đến tuổi xế chiều, mẹ lo sợ một mai khi mẹ ra đi sẽ không ai lo lắng, thương yêu và đùm bọc con của mẹ. Tuổi thơ của con trôi qua êm đềm khi có mẹ. Mẹ dạy cho con biết trân trọng những gì mình đang có. Mẹ đã bên cạnh và lặng lẽ cho con tình mẫu tử thiêng liêng như thế. Mỗi lúc vấp ngã trên đường đời – mẹ dang rộng vòng tay cho tôi gục đầu vào trút hết mọi buồn phiền. Kính lạy mẹ, bậc ân nhân vô thượng. Cảm ơn mẹ vì tất cả !!! Quá khứ là những gì không thể thay đổi được, tương lai còn là những điều bất định. Mẹ con lam lũ suốt cuộc đời. Mẹ con sống với tâm niệm thiêng liêng. Niềm hạnh phúc giản dị, niềm tự hào lớn nhất của đời mẹ là khi mẹ thấy đàn con mình trưởng thành. Phải chăng chính vì cái thiên chức làm mẹ nên không có tình thương nào bằng tình mẹ thương con, cũng như không ai có thể chia cách tình mẫu tử, dẫu có “vật đổi sao dời”.

Tạp chí Phật giáo Nguyên thủy số 28 (tháng 3)

19


2

PHO TÖÔÏNG CUÛA PHAÄT GIAÙO VIEÄT NAM trôû thaønh kyû luïc chaâu AÙ

Xuân Hoa (theo vnexpress.net)

T

heo thông tin từ đoàn Tổ chức Kỷ lục Việt Nam ở Ấn Độ, Tổ chức kỷ lục châu Á chính thức xác lập 2 kỷ lục mới của Việt Nam vào lúc 9 giờ sáng ngày 2/3/2013. Trước đó ngày 27/2, đoàn công tác của Tổ chức Kỷ lục Việt Nam tham dự Ngày hội Kỷ lục châu Á và hội thảo về những sáng kiến Kỷ lục tạo nên các giá trị châu Á lần thứ nhất tại Ấn Độ. Trong chuyến đi này, đại diện Tổ chức Kỷ lục Việt Nam đã có bài giới thiệu trước Hội đồng xác lập Kỷ lục châu Á, đưa ra những thông số chính xác và hình ảnh cụ thể nhất để so sánh và đối chiếu trên toàn châu Á nhằm tiến hành xác lập trực tiếp kỷ lục cho 2 tượng Phật trên.

Tượng Phật nhập Niết bàn an vị tại ngôi chùa Linh Sơn Trường Thọ trên núi Tà Cú (thị trấn Thuận Nam, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận).

xanh ve mang ý nghĩa một khối kim cương. Khi đứng ở vị trí nào trên núi Cấm cũng đều thấy được tượng Di Lặc màu trắng sáng, (xem tiếp trang 22)

Tượng Phật Di Lặc có chiều cao từ dưới chân đế đến đỉnh đầu tượng là 33,6m, diện tích bệ tượng 27x27m. Tổng trọng lượng cả nền và vỏ tượng gần 1.700 tấn bê tông cốt thép. Tượng được đặt trên núi Thiên Cấm Sơn, cao 710m so với mặt nước biển. Bức tượng đặc tả rõ nét nụ cười an nhiên, từ bi, hỉ xả và bụng to đặc trưng của Phật Di Lặc. Chân đế bệ tượng làm bằng đá gắn kính phản xạ cao cấp màu

20

Thông báo xác lập kỷ lục tượng Di Lặc trên núi Cấm, và tượng Phật nhập Niết bàn.

Tạp chí Phật giáo Nguyên thủy số 28 (tháng 3)


Bí aån böùc hoïa ñoà hôn 700 naêm chìm noåi

Trang Hạ (Đại đoàn kết) NHÂN CHUYẾN TRỞ VỀ THĂM QUÊ NHÀ VÀO CUỐI THÁNG 2 VỪA RỒI, TẠI TRUNG TÂM VĂN HÓA PHẬT GIÁO LIỄU QUÁN (SỐ 15A, LÊ LỢI, TP. HUẾ) CƯ SĨ TRẦN ĐÌNH SƠN (NHÀ NGHIÊN CỨU VĂN HÓA PHẬT GIÁO) ĐÃ CÓ BUỔI NÓI CHUYỆN VỚI TĂNG NI, PHẬT TỬ, TRÍ THỨC HUẾ XUNG QUANH SỬ LIỆU QUAN TRỌNG LIÊN QUAN ĐẾN ĐỨC PHẬT HOÀNG TRẦN NHÂN TÔNG: “TRÚC LÂM ĐẠI SĨ XUẤT SƠN ĐỒ”.

Q

đến nhiều hơn.

ua buổi nói chuyện, phần nào bí mật về phiên bản bức tranh cổ được rao bán đấu giá 1,8 triệu USD vào tháng 4-2012 dần dần được công chúng biết

Nghi vấn về tác giả thực Theo diễn giả, nhà nghiên cứu Trần Đình Sơn, bức họa đồ "Trúc Lâm Đại sĩ xuất sơn đồ” do họa sư Trần Giám Như hoàn thành năm 1363, sau lại được các danh sĩ đời Minh viết nối thêm lời bình dẫn, tôn vinh Trúc Lâm đại sĩ. Thư pháp đặc sắc của họ hợp cùng họa phẩm tạo nên một chỉnh thể nghệ thuật thư - họa. Khoảng năm 1922, hoàng đế cuối cùng nhà Thanh là Phổ Nghi tuy đã thoái vị nhưng vẫn ở trong Tử cấm thành, nhân đó bí mật "tuồn” ra ngoài rất nhiều bảo vật, trong đó có cả bức thư họa nói trên. Lưu lạc giữa nhân gian đến năm 1949, số báu vật này mới được đưa vào Bảo tàng Đông Bắc (nay là Bảo tàng Liêu Ninh) lưu giữ, công chúng không mấy dịp được chiêm ngưỡng. Bức Trúc Lâm đại sĩ cũng vì thế mà biệt tích. Cũng theo lời nhà nghiên cứu Trần Đình Sơn, ông rất quan tâm đến 3 người họ Trần: Trần Giám Như, Trần Đăng và Trần Quang Chỉ, liệu họ có mối quan hệ thân tộc nào không và liệu có liên quan gì đến tôn thất nhà Trần - những người đã sang định cư trên đất Trung Quốc không? Còn về lai lịch bức tranh, "tôi đoán định có thể tranh vẽ từ đời Nguyên, nhưng không công bố rộng rãi đến danh sĩ đương thời, vì đề tài vua Trần Nhân Tông còn úy kỵ với

Diễn giả, cư sĩ Trần Đình Sơn

triều đình nhà Nguyên mãi đến thời nhà Minh, vào năm Vĩnh Lạc, tranh này mới được công bố và được các danh sĩ đề tựa, tán tụng... Tôi cũng nghĩ đến một khả năng bức tranh này được vẽ từ đời Nguyên và vẽ tại Thăng Long nhân một sự kiện xuất sơn cụ thể nào đó của vua Trần Nhân Tông, kèm theo nhiều lời tán tụng ca ngợi vua. Sau khi nhà Trần mạt, con cháu nhà Trần mang sang Trung Quốc, và những lời ca ngợi kia bị cắt đi cùng với lạc khoản có ghi các thông tin cần thiết. Sau này, các trí thức Trung Quốc đã viết lại lời đánh giá bức tranh như đã thấy”. Năm 2004, Bảo tàng Liêu Ninh triển lãm và công bố các báu vật bị thất tán thời Phổ Nghi, nhưng phải đợi đến cuộc đấu giá ấn tượng tháng 4-2012, lần đầu tiên công chúng mới được diện kiến ảnh tượng Phật Hoàng (ngồi cáng) an nhiên mà sinh động xuống núi khởi sự giáo hóa chúng sinh. Và đặc biệt là sự kiện bán đấu giá bức tranh phó bản tại Bắc Kinh vào năm 2012 với giá lên đến 1,8 triệu đô la.

Tạp chí Phật giáo Nguyên thủy số 28 (tháng 3)

21


Nhiều bí ẩn cần được giải mã Tại Việt Nam, bức họa "Trúc Lâm đại sĩ xuất sơn đồ” được người yêu tranh biết đến từ bản sao, được chụp lại trên mạng với những thông tin từ bài thuyết trình của thạc sỹ Phạm Văn Tuấn (Viện Nghiên cứu Hán Nôm). Theo nhà nghiên cứu Trần Đình Sơn, bức thư họa có tổng chiều dài lên đến 9.61m, trong đó 3.1m là phần lòng tranh, còn lại là triện đầu tranh và các bài bạt tựa phía sau tranh được cho là của họa gia Trần Giám Như. Các sử gia, chuyên gia mỹ thuật Việt Nam đang đặt dấu chấm hỏi về tác giả thực của bức thư họa. Bởi một giám thưởng gia ở thời kỳ nhà Minh làm sao biết được vua Trần Nhân Tông dứt bỏ bụi trần, lên núi tu hành để họa bức thư họa có giá trị lịch sử và nghệ thuật đến thế? Có thể, vì những lý do chưa rõ ràng nên bức thư họa vẫn cứ lưu lạc, lang thang chăng? Diễn giả cũng rất may mắn có được phiên bản trọn vẹn của tác phẩm tranh quý này, và hi vọng mọi người cùng chia sẻ, cùng nghiên cứu những nhận biết của mình về bức tranh để sớm có được những thông tin chính xác về sử liệu đặc biệt quan trọng này. Đây là bức ảnh độc, không tìm thấy trong kho tư liệu về Trần Nhân Tông. Hiện di ảnh Trần Nhân Tông được lưu giữ đến nay chỉ còn đôi ba bức họa và tôn tượng nên bức họa "Trúc Lâm đại sĩ xuất sơn đồ” là một tư liệu quý giá. Nó không chỉ có giá trị về một sự kiện lịch sử mà còn tiết lộ chân dung vốn rất hiếm hoi của Thượng hoàng Trần Nhân Tông, con gái và Hoàng đế Trần Anh Tông (1267 - 1320). Nhà nghiên cứu Trần Đình Sơn khẳng định: "Quá khứ và văn hóa nước nhà vẫn còn nhiều mảnh vỡ, những bí ẩn chưa tìm được lời giải đáp, việc tìm kiếm, sưu tầm và giải mã những mảnh vỡ này sẽ góp phần phục dựng bức tranh Lịch sử - Văn hóa nước ta”.

Diễn giả Trần Đình Sơn giới thiệu bức thư - họa.

22

Tạp chí Phật giáo Nguyên thủy số 28 (tháng 3)

Tượng Di Lặc trên đỉnh núi Cấm ở An Giang.

(tiếp theo trang 20) ngồi uy nghiêm giữa không gian xanh ngát với nụ cười hiền hậu. Bức tượng này được thực hiện từ tháng 2/2004 đến tháng 12/2005 với khoảng 60 nhân công. Ngày 2/1/2006, tượng Phật Di Lặc được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam xác lập kỷ lục. Cũng được xác lập cùng thời điểm là pho tượng Phật nhập Niết bàn an vị tại ngôi chùa Linh Sơn Trường Thọ trên núi Tà Cú (thị trấn Thuận Nam, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận). Pho tượng được chế tác ở thế nằm nghiêng, lưng tựa vào vách núi, gối đầu lên tay, dài 49 m tượng trưng cho 49 năm từ khi Đức Phật thành đạo đến khi nhập diệt, ngang nơi bàn chân là 8,8m, cao từ 2 bàn chân xếp lên là 4,9m, cao từ vai xuống là 12,2m. Nguyên liệu để tạo nên pho tượng là bê tông cốt thép do kiến trúc sư Trương Đình Ý chủ trì thi công từ năm 1963 đến năm 1966. Bên dưới tượng là những tam cấp được nối kết bằng đá chẻ, phía sau lưng tượng là vách núi và cây rừng cổ thụ. Ngày 2/1/2006, tượng Đức Phật nhập Niết bàn được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam xác lập kỷ lục. Dự kiến cuối tháng 4, đại diện Tổ chức kỷ lục châu Á sẽ trực tiếp đến Núi Cấm (huyện Tịnh Biên, An Giang) và Tà Cú (huyện Hàm Thuận Nam, Bình Thuận) để tham quan hai địa điểm đặt tượng Phật ở trên, đồng thời trực tiếp trao bằng xác lập kỷ lục châu Á.


ñoái thoaïi

Ngöôøi Ngheä Só Hay Laø Ngöôøi Tu Só

Quang Duyên (thực hiện)

Sư Siêu Hạnh vốn là một nghệ sĩ guitar. Đặng Huy Hoàng - tên cúng cơm của Sư rất quen thuộc với những ai yêu mến hoạt động âm nhạc ở Nhà Văn Hóa Phú Nhuận TP. HCM trong những năm sau 1975. Huy Hoàng học đàn từ năm lên 7 tuổi, sau đó bắt đầu học những bài tập từ nhạc sĩ Trần Văn Phú, một người nổi tiếng về guitar flamenco, đồng thời tự học thêm từ sách, bạn bè... Năm 1976 Huy Hoàng bắt đầu dạy học, tham gia nhiều buổi diễn trong nước và được biết như một guitarist tài năng. Huy Hoàng tham gia nhiều buổi diễn ở California và Indiana. Hiện là thành viên của The Art of Indianapolis, có hai album riêng với những tác phẩm quen thuộc như các prelude của A.Barrios, M.Ponce, Tonadilla, Reverie... một số tác phẩm tự biên soạn như Sakura, Buồn tàn thu, Hòn vọng phu. Với guitarist Đặng Huy Hoàng, đó là sự thể hiện tinh tế những giai điệu trên cây đàn guitar qua ngôn ngữ Thiền. Những ai đã từng nghe Đặng Huy Hoàng trình diễn đều cảm nhận một lối chơi thật phóng khoáng mà vẫn mang đậm chất trữ tình, duyên dáng của classical guitar. Nhưng mới đây, guitarist Huy Hoàng đã trở thành nhà sư Nam tông gieo duyên tại chùa Bửu Quang TP. HCM. Người nghệ sĩ với ngón đàn tài hoa đầy cảm xúc, tinh tế đã chọn cho mình con đường hướng thượng khi bước chân vào thiền môn.

Quang Duyên: Thưa Sư, xin Sư cho biết những khó khăn buổi đầu xuất gia học thiền đối với một nghệ sĩ như thế nào? Sư Siêu Hạnh: Là một tín đồ Thiên chúa ngoan đạo nhưng năm 20 tuổi Sư bắt đầu tìm hiểu về thiền của Phật giáo một cách tha thiết. Sư Giác Thái ở chùa Kỳ Viên đã để lại ấn tượng đầu tiên rất đặc biệt trong lòng sư qua những buổi nói chuyện về Phật Pháp. Sau đó Sư có nhân duyên học thiền với Ngài Thiền sư Kim Triệu. Thời gian đầu hành thiền, có những lúc Sư cảm thấy chơi vơi, lạc lỏng vì học thiền nhưng

không biết bắt đầu từ đâu, không biết rõ con đường mình đi như thế nào. Có khi ngồi thiền, trong lúc quán sát hơi thở không nắm được thực tánh của các pháp, không hiểu được cách làm sao để đi vào thực tánh của pháp. Có khi đang ngồi thiền hoặc kinh hành thì âm nhạc cứ lởn vởn, réo rắt trong tâm, những bài của Bach, Barrios vang lên, cuốn hút mình ghê lắm. Lúc đó sư ghi nhận, quan sát những dòng nhạc trong tư tưởng rồi tự nó biến mất, mình đưa tâm nhè nhẹ trở về với thực tại. Cho nên khi thiền phải giữ tâm chánh niệm, phải chuyên chú biết rõ nguồn gốc sự vật, không cần lựa chọn, phân tích, phân biệt, so sánh.

Tạp chí Phật giáo Nguyên thủy số 28 (tháng 3)

23


Quang Duyên: Thưa Sư, như vậy khi đi kinh hành, hành giả phải chánh niệm như thế nào? Sư Siêu Hạnh: Mỗi khoảnh khắc phải toàn tâm toàn ý. Khi đi kinh hành, phải chánh niệm biết tác ý muốn đi. Sau đó quán sát cái gì làm cho thân di động, ghi nhận những pháp phát sanh trong lúc đi… giở… bước… đạp…. Trong lúc giở bước đạp có những trạng thái (pháp) trong thân và tâm phát sanh thì phải ghi nhận rõ ràng, chân thật. Đó là cuộc sống thật ngay trong hiện tại của từng bước đi. Khi Sư mới tập đi kinh hành, có lúc phiền não khởi lên, khi đó bước một bước chân thì sư ghi nhận phiền não như thế nào, thuộc loại nào để quan sát cho đúng thực tánh pháp của nó. Có lúc vừa giở chân lên thì phiền não phát sanh, lúc đó chánh niệm mất, sư bèn lùi bước để bắt đầu bước đi lại với chánh niệm và những trạng thái trong sạch. Có khi sự quay trở lại của từng bước đi như vậy cứ lặp đi lặp lại trong khoảng 5 phút rồi mới thực sự tự nhiên trong tỉnh giác. Có thể nói muốn giữ gìn sự an tĩnh ta phải sửa đổi từng hành động sao cho chúng thanh thoát. Ta dùng pháp im lặng làm phương tiện để tăng trưởng chánh niệm khi kinh hành.

Quang Duyên: Thưa Sư, với người nghệ sĩ, thiền giúp gì cho cuộc sống của họ? Sư Siêu Hạnh: Thiền giúp cho người nghệ sĩ khi chơi đàn có khả năng phân tích sâu sắc những hành động, nghe được âm thanh tinh tế hơn, thấy được dòng tư tưởng, cảm xúc của mình đối với tác phẩm để có thể nâng cao sự diễn cảm tốt hơn, âm thanh mượt mà, truyền cảm và sức ngân vang sâu sắc hơn, điêu luyện hơn, nồng nàn hơn. Thiền là chìa khóa mở cửa tâm hồn để chúng ta có thể quán thân, quán tâm thấy được thực tánh của các sắc pháp và danh pháp. Mỗi nghệ sĩ nổi tiếng đều có con đường riêng đi đến thành công. Sư có nhân duyên để trở thành Giảng Sư môn ABHIDHAMA, tức môn Vi Diệu Pháp, một trong Tam Tạng Kinh Điển thuộc Siêu Tâm lý học. Sư nghiên cứu chuyên sâu vào Thiền học và áp dụng phương pháp hành Thiền TỨ NIỆM XỨ vào việc trau dồi kỹ thuật luyện đàn đã giúp Sư có thể phát huy nghệ thuật đánh đàn một cách thật huyền diệu. Có thể nói Thiền sư và người nghệ sĩ đều là những người đi tìm tâm hồn đích thực của mình. Qua Thiền, người nghệ sĩ nắm được bí quyết truyền đạt làn sóng giao cảm trực tiếp đến người nghe một cách gần gũi, sống động nhất. Sự say mê sáng tạo làm cho người nghệ sĩ hoá thân vào tác phẩm bởi trạng thái tâm thức của họ lên đến một mức độ

24

Tạp chí Phật giáo Nguyên thủy số 28 (tháng 3)

cũng giống như hành giả trong những trải nghiệm tâm linh thiền định sâu sắc, khiến cho cuộc sống và tâm hồn họ thăng hoa hơn.

Quang Duyên: Thưa sư, ngược lại âm nhạc có phải là chướng ngại cho thiền sinh? Sư Siêu Hạnh: Âm nhạc cũng như hội họa, điêu khắc là những môn nghệ thuật giúp cho cuộc đời vui tươi, hạnh phúc. Âm nhạc xoa dịu đau khổ, mang lại hy vọng, hạnh phúc, lẽ công bằng, tình yêu… Nhưng khi xuất gia, trong vấn đề tu học, sư phải bỏ tất cả. Bởi vì đàn hát hay nghe nhạc là mình đang để cho nhĩ căn chạy theo thanh trần. Như thế vọng tưởng sẽ khởi lên, luyến ái sẽ không dứt khi các duyên bên ngoài kích động các chủng tử tập khí bên trong. Nhĩ căn mà cứ lang thang theo thanh trần thì định lực sao có được. Đó cũng là một bước thay đổi rất quan trọng với một người đam mê âm nhạc như Sư. Khó khăn lắm phải lìa bỏ âm nhạc. Sự thực là vậy. Nhưng cuối cùng nếu ta chọn con đường xuất gia tu tập thì ta phải tập buông xả tất cả. Dính mắc là trói buộc rồi, làm sao tâm thanh tịnh. Cho nên, dù âm nhạc gắn bó với tôi đầy yêu thương nhưng sẽ chia xa thôi, vì còn phải giữ giới nữa chớ….(cười).

Quang Duyên: Xin cảm ơn Sư đã dành cho Tạp chí Phật giáo Nguyên thủy buổi trò chuyện rất thú vị. Kính chúc Sư luôn an lành, thanh tịnh và thành tựu như nguyện.

Sư Siêu Hạnh


SUY NGAÃM

Trong Cuoäc soáng Hoa Lang (sưu tầm)

Có 4 điều ta không sao sửa chữa được: 1. Khi hòn đá ...... đã ném đi 2. Khi lời nói ...... đã buông ra 3. Khi cơ hội ........ đã bỏ lỡ 4. Khi thời gian ........ đã trôi qua.

Tạp chí Phật giáo Nguyên thủy số 28 (tháng 3)

25


vaên thô

Ñaàu xuaân ñoïc laïi baøi thô

NGUYEÂN TIEÂU Cuûa Baùc Hoà Tuệ Khương - An Khang

Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền. (Xuân Thủy dịch)

Bút tích bài thơ “Nguyên tiêu” bằng chữ Hán của Bác, 1948.

Phiên âm Hán Việt: Nguyên Tiêu

Kim dạ Nguyên tiêu nguyệt chính viên, Xuân giang, xuân thủy, tiếp xuân thiên. Yên ba thâm xứ đàm quân sự, Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền (1948) Dịch nghĩa: Rằm tháng giêng

Đêm nay, rằm tháng giêng, trăng vừa tròn, Sông xuân, nước xuân, liền với trời xuân. Giữa nơi khói sóng thăm thẳm, bàn bạc việc quân, Nửa đêm trở về, thuyền chứa đầy trăng. Dịch thơ:

Rằm xuân lồng lộng trăng soi, Sông xuân nước lẫn bầu trời thêm xuân. Giữa dòng bàn bạc việc quân,

26

Tạp chí Phật giáo Nguyên thủy số 28 (tháng 3)

Bài thơ Nguyên Tiêu của Bác Hồ viết đầu xuân Mậu Tý-1948, Khi cuộc kháng chiến chống Pháp của quân dân ta mới trải qua hơn một năm, còn chồng chất khó khăn. Thế nhưng những khó khăn thử thách ấy dường như không để lại một nét gợn nhỏ nào trong ý thơ. Toàn bài thơ toát lên một thể trong suốt, thanh thản, lạc quan của một tâm hồn Thơ lớn. Theo đi tìm xuất xứ Thơ Hồ Chí Minh (Nxb Văn học - 2012): Trong bài viết trên số báo Xuân Mậu Thìn - 1988 của Báo Quân Đội Nhân Dân, ông Vũ Kỳ (nguyên Thư ký của Bác Hồ) đã cho bạn đọc biết cụ thể hơn tình hình đất nước đầu năm 1948 và sự ra đời bài thơ Nguyên Tiêu của Bác Hồ. Sau chiến thắng Việt Bắc Thu Đông năm 1947, quân và dân ta đã bẻ gẫy cuộc tiến công lớn của thực dân Pháp lên chiến khu Việt Bắc, hòng tiêu diệt đầu não cuộc kháng chiến của ta; làm thất bại âm mưu đánh nhanh thắng nhanh của địch, đưa cuộc kháng chiến của dân tộc ta chuyển sang giai đoạn mới. Công việc của các cơ quan Đảng, Chính Phủ, Mặt trận, các đoàn thể... rất bề bộn khẩn trương, bộ đội bước vào mùa thi đua luyện quân, lập công. Đón xuân 1948, cả núi rừng Việt Bắc như mở hội, mừng chiến thắng và Mừng đón Bác Hồ trở về căn cứ cách mạng an toàn. Trong khung cảnh đó, Bác Hồ chủ trì một hội nghị quan trọng của Trung ương. Họp xong trời đã khuya, thuyền trở về đi trong đêm trăng, bầu trời mênh mang, sương giăng trắng dòng sông. Hoa lá hai bên bờ lao xao như vẫy chào, mừng đón Bác Hồ, vị lãnh tụ tối cao, linh hồn của cuộc Kháng chiến trường kỳ của dân tộc. Bác Hồ ngồi


trên mũi thuyền thanh thản ngắm trăng, ánh trăng vàng chiếu sóng sánh xuống dòng sông xuân. Bỗng Người khe khẽ ngâm:

Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính biên, Xuân giang, xuân thủy tiếp xuân thiên. Rồi Bác cảm hứng đọc tiếp: Yên ba thâm xứ đàm quân sự, Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền. Đó chính là bài thơ Nguyên Tiêu được phiên âm và dịch nghĩa, dịch thơ toàn bài ở phần trên. Cùng đi trên thuyền mảng với Bác từ chốn yên ba thâm xứ vào lúc đã dạ bán quy lai để về lại căn cứ hôm đó có các đồng chí Vũ Kỳ, Xuân Thủy và một số vị khác. Được nghe Bác đọc thơ, có đồng chí đề nghị Bác dịch ra tiếng Việt. Bác bảo: “Có Xuân Thủy đây, Xuân Thủy dịch đi”. Vâng lời Bác, sau ít phút suy nghĩ, Đồng chí Xuân Thủy ứng khẩu dịch:

Rằm xuân lồng lộng trăng soi, Sông xuân nước lẫn mầu trời thêm xuân. Giữa dòng bàn bạc việc quân, Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền. Bác khen: “Dịch lưu loát, giữ được chất thơ, nhưng dòng thứ hai có ba từ Xuân hòa với nhau mà bản dịch có hai từ xuân, thế là ý đủ nhưng chữ còn thiếu”. Tiếp thu ý kiến của Bác, được biết sau này nhà thơ Xuân Thủy đã có hai bản dịch khác, đều có ba chữ Xuân ở câu thứ hai. Bản dịch thứ hai cũng theo thể lục bát;

Rằm xuân vành vạnh trăng soi, Xuân sông, xuân nước, xuân trời đẹp thay. Việc quân bàn giữa sương dày, Khuya về bát ngát thuyền đầy trăng ngân. Bản dịch thứ ba theo thể thất ngôn tứ tuyệt, đúng với thể loại bài thơ chữ Hán của Bác:

Rằm tháng giêng trăng tròn sáng tỏ, Hòa sông xuân, nước xuân, trời xuân. Nơi khói sóng luận bàn quân sự, Khuya về thuyền ăm ắp trăng ngân. Cả ba bản dịch của Xuân Thủy đều xúc tích, bổ sung nhau, hoàn chỉnh thêm. Nhưng lâu nay các nhà xuất bản và các bài giới thiệu bình giảng về bài thơ Nguyên Tiêu của Bác, thường in bản dịch đầu tiên của Xuân Thủy. Phần đông bạn đọc và học sinh cấp II-III một thời đã thuộc lòng bản dịch này. Nhiều học giả cũng công nhận là một bản dịch tài hoa, giàu chất thơ và đã phổ cập hóa một bước bài thơ chữ Hán của Bác, góp phần cổ vũ đông đảo quần chúng công nông binh thời điểm đó; phải là

người đồng điệu, tâm đắc với tác giả mới có thể ứng tác dịch ngay được như vậy. Tuy nhiên, về sau này trong chương trình “Nghiên cứu Thơ - Văn Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh” của Hội Nghiên cứu và giảng dạy Văn học Thành phố Hồ Chí Minh, cũng có một số ý kiến cho rằng bản dịch đầu tiên của Xuân Thủy và thường được dùng rộng rãi trong chương trình giảng dạy cho học sinh phổ thông, có một số khiếm khuyết cần được lưu ý, điều chỉnh khi bình giảng tiếp theo cho học sinh lớp con cháu chúng ta hiểu thấu đáo hơn. Cụ thể là: Mở đầu, bản dịch đề bài “Nguyên Tiêu” thành “Rằm tháng giêng” là không cần thiết, vì Nguyên tiêu không chỉ dùng để chỉ một thời điểm là ngày Rằm tháng Giêng, mà còn là để chỉ một ngày có “Tiết” quan trọng trong năm. Hơn nữa “nguyên tiêu” ở đầu câu thơ thứ nhất lại dịch là “Rằm xuân” thì có phần lạc nghĩa. Tiếp đến “lồng lộng trăng soi” đã làm mất đi ý “Chính viên” của nguyên tác, vừa không phù hợp văn phong giản dị, nhẹ nhàng của Bác, ít dùng những từ “Lồng lộng”, “rực rỡ” như vậy. Ta nhớ lại, trong Truyện Kiều có câu: “Đêm đêm hàn thực ngày ngày nguyên tiêu”. Đúng là những từ “nguyên tiêu” như thế không thể đồng nhất với “Rằm tháng giêng” được. Do vậy, tốt nhất cứ để là “nguyên tiêu” vì với đông đảo bạn đọc Việt Nam, hai từ đó không quá xa lạ, khó hiểu. Cả câu thơ thứ nhất của Bác chỉ để nói: Đêm nay, nguyên tiêu, trăng thật là tròn. Khi bình giảng cho học sinh thế hệ con cháu chúng ta, rất cần lưu ý điểm này. Câu thứ hai, đúng như nhận xét rất nhẹ nhàng và tế nhị của Bác. Ở câu thứ ba, thứ tư: cụm từ “yên ba thâm xứ” – giữa vùng sâu thẳm khói sóng, vừa tả cảnh sông suối nơi căn cứ, cảnh trăng lung linh huyền ảo, vừa tạo ra ấn tượng thiêng liêng trọng đại cho việc “đàm quân sự”, thực chất là bàn bạc việc “quốc gia đại sự” của cuộc Kháng chiến trường kỳ, chứ không chỉ đơn thuần là việc trận mạc của nhà binh. Cho đến nửa đêm, khi việc nước, việc quân được bàn bạc giải quyết xong rồi thì Bác rất thanh thả̀n, cảnh vật thiên nhiên trên đường về “dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền” – chính giữa đêm nên ánh trăng mới đầy thuyền được, đã gợi mở ý thơ trong tâm hồn, và Người xuất khẩu thành Thơ như ta được thưởng thức nguyên tác. Trong toàn bài thơ của Bác, chỉ có bốn câu. Nên ta thấy giữa các từ ngữ có mối quan hệ hô-ứng rất chặt chẽ: Nguyên tiêu – Chính viên – Dạ bán – Mãn thuyền. Phá vỡ bất kỳ chỗ nào trong mối quan hệ ấy, lời dịch không đúng ý nguyên tác, chỉ cốt sao hợp vần, thì nội dung kết nối (xem tiếp trang 31)

Tạp chí Phật giáo Nguyên thủy số 28 (tháng 3)

27


VÌ SAO

Loøng Ngöôøi Thay Ñoåi Chánh Pháp Thịnh

Lòng người đổi trắng thay đen, Do tâm phóng dật, do men dục tình. 1) Lòng người do đâu mà có? Nói tới con người là nói tới cái thân hữu hình và cái tâm vô hình. Nhờ cái thân hữu hình mà biết có ta trên đời nầy. Cho nên có quan niệm cho rằng thân nầy là ta, là của ta, là bản ngã của ta. Nếu thân nầy là ta thì dáng hình ta trong nôi và dáng hình ta bây giờ, dáng hình nào là ta? Nếu thân nầy là ta thì khi bị áp vong, bị ma nhập, sao gọi ta là người khác? Nếu thân nầy là của ta thì tại sao ta không sở hữu được thân, để nó bỏ ta mà đi bất cứ lúc nào! Nếu thân nầy là bản ngã của ta thì cái gì của thân tạo ra bản chất tính cách của riêng ta? Cái thân nào cũng là tổ hợp của 4 yếu tố sẵn có trong tự nhiên (đất, nước, gió, lửa), không yếu tố nào là chính nên bản ngã không phải do thân quyết định. Bản ngã là bản chất tính cách riêng từng người. Ví dụ bản chất độc ác, bản chất lương thiện, bản chất nóng nảy v.v... không thể xuất hiện nếu cái thân “độc cư biệt trú”. Cho nên, thân nầy không là bản ngã của ta. Bản chất, tính cách một con người là tấm lòng của người đó không phải do cái thân thì do đâu mà có? Có phải do cái tâm vô hình mà có? Nói tới cái tâm vô hình, người trần mắt thịt không thấy biết mà vẫn nói.

Thiện căn ở tại lòng ta Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài

(Thơ Kiều của thi hào Nguyễn Du)

28

Tạp chí Phật giáo Nguyên thủy số 28 (tháng 3)

Có phải cái thiện có sẵn trong lòng người? (nhân chi sơ tính bổn thiện). Nếu đúng thế thì tại sao người gian tà nhiều còn người chân chính thì lại ít? Người chân chính thì tâm thiện. Người gian tà thì tâm ác. Chữ tâm bằng ba chữ tài thì chưa hẳn là đúng. Chỉ đúng với tâm thiện nhưng tâm ác thì phải xét lại. Cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn viết: “Đời cần có tấm lòng”. Theo tôi lẽ ra Ông phải viết thêm chữ thiện. Đời cần tấm lòng thiện chứ tấm lòng ác thì đời đâu có cần. Làm sao biết rõ cái tâm vô hình khi mà nó không sắc, thanh, hương, vị, xúc? Với cái trí hiểu biết nhờ vào não và 5 giác quan mắt, tai, mũi, lưỡi, da kể cả máy móc tối tân (tạm gọi là trí hiểu biết tự nhiên, không qua rèn luyện) thì chưa hiểu rõ là phải. Trí hiểu biết tự nhiên, không qua rèn luyện chỉ có thể cảm nhận được cái tâm vô hình chớ không biết rõ. Vậy ai có thể biết rõ cái tâm vô hình? Thiền sư giới định tuệ đắc quả vị từ nhị thiền trở lên và người có đột biến của não bộ có được trí tuệ hơn người nhờ thấy biết không bị không gian ngăn cách và không bị thời gian chia cắt. Những hạng người nầy có thể thấy xuyên qua lòng đất, xuyên qua núi rừng và có thể thấy thế giới vô hình cõi âm. Đây là loại trí tuệ siêu nhiên vì cao hơn trí tuệ tự nhiên. Loại trí tuệ siêu nhiên cần phải được rèn


luyện thêm vì nếu không rèn luyện thì không giữ được lâu. Rèn luyện cách nào? Chỉ có phương pháp thực hành thiền giới định tuệ. Thiền sư khi đoạn diệt được 5 hạ tầng kiết sử (nghi kiết sử, hôn trầm thụy miên kiết sử, thân kiến kiết sử, tham kiết sử, sân kiết sử) thì đắc quả nhị thiền (tu-đà-hàm) và có được trí hiểu biết siêu nhiên. Thiền sư phải tiếp tục đoạn diệt 5 thượng tầng kiết sử thì chuyển được trí tuệ siêu nhiên thành tuệ siêu thế. Ví dụ như chuyển thiên nhãn thông thành thiên nhãn minh (xin xem thêm giáo pháp thiền giới định tuệ trong kinh Nikaya). Thiền sư có được thiên nhãn minh mới biết được rõ cái tâm. Đó là hạng người mà lòng không thay đổi vì tâm đã bất động trước các cảm thọ và các pháp thế gian (đã định được tâm hoàn toàn). Đức Phật Thích Ca mâu ni và những đệ tử đắc quả vị A-la-hán do Đức Phật trực tiếp giáo hóa là những người lòng không thay đổi. Tấm lòng kiên định của họ được minh chứng qua nếp sống giản dị theo giáo pháp Bát chánh đạo. Những con người này thừa điều kiện vận động bá tánh cất bao nhiêu chùa nguy nga tráng lệ cũng được nhưng họ không làm. Các bậc A-la-hán đều đã định được tâm (tâm bất động trước các cảm thọ và các pháp) nên trí hiểu biết siêu nhiên chuyển thành tuệ siêu thế tam minh (thiên nhãn minh, lậu tận minh và túc mạng minh). Tâm đã định thì lòng không dời đổi. Trên đời nầy, ai cũng thay lòng đổi dạ chỉ trừ các vị A-la-hán. Đức Phật Thích Ca mâu ni, bậc A-la-hán có được tuệ siêu thế tam minh biết rõ cái tâm liên hệ mật thiết với cái thân và đã thuyết giảng NGŨ UẨN, giải thích được lòng người do đâu mà có. Bài viết nầy hoàn toàn mượn ý của Đức Phật, không thêm ý riêng. Các nhà thần học hoặc nhờ bản thân có đột biến não bộ hoặc nhờ lợi dụng người có đột biến não bộ có được trí tuệ siêu nhiên có thể tiếp xúc được hồn người chết, bèn thêu dệt ra một đấng vô hình gọi là thần linh. Cho nên, lòng người thế nào là do ý của thần linh...! Muốn biết được ý của thần linh, mỗi tôn giáo có những cách khác nhau. Công giáo có lễ Misa, con chiên ăn bánh thánh tượng trưng cho thịt Chúa, uống rượu thánh tượng trưng cho máu Chúa. Có máu Chúa, có thịt Chúa trong người tức là Chúa thường trực ở trong Ta, Chúa sẽ cho Ta biết lòng người. Hồi giáo thì phải mỗi ngày 5 lần cầu nguyện

Thánh Allah... Đạo Phật không tín ngưỡng thần linh. Lòng người chỉ là các trạng thái của tâm dung chứa trong ngũ uẩn… Chỉ cần biết rõ ngũ uẩn là biết rõ các trạng thái của tâm. Ngũ uẩn là sắc uẩn, thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn và thức uẩn. Sắc uẩn là thân xác, trên đó có 5 giác quan mắt, tai, mũi, lưỡi, da có nhiệm vụ cung cấp những gì tiếp xúc được cho bộ não. Nói một cách khác, nhờ 5 giác quan tiếp xúc được với thế giới bên ngoài mà não thọ nhận được những cảm giác gọi là cảm thọ. Nếu 5 giác quan bị hư hoặc không liên hệ được với não hoặc não bị hư thì không có cảm thọ nào. Tấm lòng hay trạng thái tâm là biểu hiện của một cảm thọ nào đó. Cảm thọ vui, buồn, không vui không buồn sinh ra trạng thái tâm hay tấm lòng vui, buồn, dửng dưng. Tất cả các loại cảm thọ vui, buồn, không vui không buồn tổ hợp lại được gọi là thọ uẩn. Như vậy, nhờ sắc uẩn mà có thọ uẩn. Đó là mối liên hệ duy nhất giữa thân và tâm. Các uẩn còn lại có được là nhờ những cảm thọ dung chứa trong thọ uẩn không cần nhờ đến các giác quan của sắc uẩn. Ví dụ, nhờ mắt mà dáng hình của người mẹ được giữ trong thọ uẩn của đứa con. Nếu lỡ mắt bị mù thì đứa con vẫn mô tả được dáng hình mẹ như khi còn sáng mắt. Đó là do dáng hình mẹ được lưu giữ trong tưởng uẩn. Có thể nói nhờ thọ uẩn mà có tưởng uẩn. Trình tự sắp xếp 5 uẩn nói lên mối liên hệ sinh khởi theo trình tự sắp xếp. Có sắc uẩn mới có thọ uẩn, Có thọ uẩn mới có tưởng uẩn v.v. Đọc tới đây, có lẽ bạn chưa rõ uẩn là gì? Tại sao có sắc uẩn thì mới có thọ uẩn? rồi mới có tưởng uẩn? rồi mới có hành uẩn? và sau cùng mới có thức uẩn? Uẩn nào là tâm?. Theo kinh Nikaya, những thắc mắc trên được giải đáp như sau : - Uẩn là gì? Đó là tổ hợp chứa đựng các trạng thái của tâm. Ví dụ: Thọ uẩn là tổ hợp chứa đựng các cảm thọ vui, buồn, không vui không buồn. Tưởng uẩn là tổ hợp chứa đựng các tưởng nhớ cả yêu lẫn ghét. Hành uẩn là tổ hợp chứa đựng các kế hoạch hành động khác nhau. Thức uẩn là tổ hợp chứa đựng các nhận thức gọi là nhân sinh quan, thế giới quan, ý thức hệ. - Tại sao có thọ uẩn mới có tưởng uẩn? Thọ uẩn chứa đựng các cảm thọ. Cảm thọ được ưa thích thì tưởng nhớ. Cảm thọ không được ưa thích thì muốn quên đi nhưng nào có quên được đâu! Tưởng nhớ được chuyển vào lưu trữ ở tổ hợp bền vững hơn được đặt tên là tưởng uẩn, nên nói có thọ uẩn mới

Tạp chí Phật giáo Nguyên thủy số 28 (tháng 3)

29


có tưởng uẩn. Gặp một lần mà nhớ suốt đời là nhờ tưởng uẩn. Lúc đó, không cần giác quan, không cần mắt mà vẫn thấy dáng hình đáng yêu, không cần tai mà vẫn nghe được lời êm ái. Đó là nhờ tưởng uẩn lưu giữ những gì lần đầu gặp gỡ được thọ uẩn chuyển qua tưởng uẩn. - Tại sao có tưởng uẩn mới có hành uẩn? Tưởng uẩn chứa đựng những gì tưởng nhớ. Nếu nhớ cái ưa thích thì muốn hành động chiếm hữu. Nếu nhớ cái không ưa thích thì muốn hành động kham nhẫn, tránh né, trừ diệt. Do tưởng uẩn mà có những hành động nên nói có tưởng uẩn mới có hành uẩn. - Tại sao có hành uẩn mới có thức uẩn? Chiếm hữu hay kham nhẫn, tránh né, trừ diệt tùy thuộc vào ý thức hệ nên nói có hành uẩn mới có thức uẩn. - Uẩn nào là tâm? Mỗi uẩn là một trạng thái của tâm. Do thọ uẩn mà có trạng thái tâm vui, tâm buồn. Do tưởng uẩn mà có trạng thái tâm tham hay không tham, tâm sân hay không sân, tâm quảng đại hay ích kỷ… Do hành uẩn mà có trạng thái tâm thiện, tâm ác. Do thức uẩn mà có tâm tịnh, tâm động v.v. Mỗi trạng thái của tâm biểu hiện một tấm lòng. Tóm lại, lòng người luôn thay đổi (bản tâm vô thường). Lòng người khi thiện, khi ác; khi thương yêu khi ghét bỏ; khi quảng đại khi ích kỷ… Lòng người thay đổi theo ngũ dục ở mắt, tai, mũi, lưỡi, da. Mắt thấy tiền vàng không ai canh giữ thì lòng không tham đổi ra lòng tham. Tiền tài, nhan sắc, địa vị, món ngon vật lạ, nơi ngủ nghỉ sang trọng dễ làm thay lòng đổi dạ. 2) Nguyên nhân nào khiến lòng người thay đổi? Lòng người có khác gì lòng ta: “Còn tiền thì được lòng người nhớ nhung lui tới với ta. Hết tiền thì bị lòng người quên lãng lánh xa ta”.

“Bần cư náo thị vô nhơn vấn Phú tại lâm sơn, hữu khách tầm” Nghèo dù ở nơi thành thị đông người cũng không ai hỏi tới. Giàu dù ở rừng núi cũng có nhiều người tìm thăm. Lòng người biểu hiện các trạng thái của tâm. Tâm động thì lòng người thay đổi. Tâm tịnh thì lòng người không thay đổi.

30

Tạp chí Phật giáo Nguyên thủy số 28 (tháng 3)

a) Vì sao tâm động? Phần trên luận giải “cái tâm có 4 cấp độ từ vi tế thô là thọ uẩn chuyển dần sang vi tế ít thô là tưởng uẩn rồi sang vi tế là hành uẩn và sau cùng cực kỳ vi tế là thức uẩn. Mỗi uẩn là một tổ hợp chứa đựng nhiều trạng thái nội tâm khác nhau. Mỗi trạng thái nội tâm được biểu lộ bằng hình thức suy nghĩ, nói và làm nên gọi là lòng người. Ví dụ: - Cái tâm thọ uẩn được biểu hiện bằng hình thức vui, buồn, không vui không buồn. Vui vì lòng dục được thỏa mãn. Buồn vì lòng dục không được thỏa mãn. Lòng dục chính là cái ham muốn của mắt tai, mũi, lưỡi, thân nên có tên là ngũ dục. Cái tâm thọ uẩn dễ nhận biết qua 5 giác quan nên được xếp vào cấp độ vi tế thô (thô là dễ nhận biết, vi tế là vô hình). Như vậy, nguyên nhân lòng người thay đổi là do ngũ dục (cấp độ tâm thọ uẩn). - Tâm tưởng uẩn được biểu hiện bằng hình thức nhớ, quên, yêu ghét… (dai dẳng hay bất chợt tùy nơi tùy lúc). Nhớ quá thì chạy đi tìm kiếm nên tâm động. Tâm tưởng là do ảo tưởng tà kiến chỉ mình mình biết chỉ mình mình hay, người khác không thể nào hay biết nên gọi là vi tế ít thô hơn. Như vậy nguyên nhân lòng người thay đổi là do ảo tưởng tà kiến (cấp độ tâm tưởng uẩn). - Tâm hành được biểu hiện bằng những mưu mô toan tính. Yêu thì toan tính chiếm hữu. Ghét thì toan tính đề phòng, xa lánh, trừ diệt. Giữa yêu và ghét còn có trạng thái nghi ngờ. Tâm hành, chính bản thân còn chưa rõ “hành như thế nào” nên gọi là vi tế. Như vậy, nguyên nhân lòng người thay đổi do nghi, do thiên kiến (cấp độ tâm hành uẩn). - Tâm thức được biểu hiện qua nhân sinh quan (sống để làm gì?), ý thức hệ (theo bè đảng nào, tôn giáo nào?). Tâm hành vô cùng bí ẩn nên gọi là cực kỳ vi tế. Như vậy, lòng người thay đổi theo nhân sinh quan, ý thức hệ. Tóm lại, lòng người thay đổi vì tham, sân, si, mạn, nghi, tà kiến… nên gọi là tâm vô thường. b) Vì sao tâm tịnh? Tuy tâm vô thường, lúc tịnh, lúc động nhưng nếu tu tập đúng giáo pháp hành thiền giới - định tuệ thì vẫn có thể định được tâm. Tâm tịnh là tâm dán trên thân, không chạy rong theo ngũ dục còn được gọi là tâm định. Nhờ định được tâm mà các thiền sư đắc thiền vị A-la-hán (thiền vị cuối cùng trong tứ thiền là tu-đàhoàn, tu-đà hàm, a-na-hàm, a-la-hán). Tấm lòng các vị A-la-hán không còn thay đổi nữa vì tâm đã


định! Thực hành định tâm phải theo giáo pháp tam vô lậu giới - định - tuệ do chính Đức Phật khám phá và đã trực tiếp chỉ dạy cho hàng vạn đệ tử, trong đó có các đệ tử đắc quả A-la-hán, đặc biệt có 10 đệ tử xuất sắc gọi là thập đại đệ tử luôn bên cạnh Đức Phật để truyền bá giáo lý và giáo pháp mà bây giờ gọi là Phật giáo Nguyên thủy. Tâm tịnh được thực hành bằng cách tọa thiền nơi thanh vắng, đếm hơi thở vào ra theo chu kỳ từ 1 đến 10 gọi là cách “dán tâm” trên hơi thở. Khi đã đếm trong một thời gian dài theo chu kỳ từ 1-10 mà không lẫn lộn, bạn đã dán được tâm trên hơi thở. Bạn thay đổi cách dán tâm bằng phương pháp (đi) kinh hành “dán tâm” trên bước chân. Khi đã dán tâm nhuần nhuyễn theo cách tọa thiền và kinh hành, bạn “vừa dán tâm vừa như lý tác ý” dùng tâm sai khiến thân gọi là pháp “thân hành niệm”. Và sau cùng bạn dán tâm trên công việc đang làm. Cách nầy chỉ là làm việc gì thì chỉ nghĩ đến việc đang làm, suy nghĩ, nói và làm đều dành cho công việc đang làm không dành cho việc sắp làm. Ví dụ đang sử dụng máy dập thì chú ý coi chừng kẻo đưa tay vào máy dập! Thế thôi! c) Biết lòng người thay đổi để làm gì? Một là khi hát nghêu ngao “mưa buồn vì đời, mưa sầu vì lòng người” (ca từ của nhạc sĩ Huỳnh Anh trong bản Mưa Rừng), bạn cứ buồn, cứ sầu, để bớt stress kẻo chán đời quá thì tuyệt vọng. Nhưng không sao! Bạn lại hát tiếp “Đừng tuyệt vọng, tôi ơi, đừng tuyệt vọng” (ca từ của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn). Nếu vẫn tuyệt vọng thì đọc bài viết nầy “Vì sao lòng người thay đổi” hoặc làm gì đó tùy bạn. Hai là, đừng đòi hỏi bất cứ ai chung thủy với mình, còn mình thì phải sửa mình cho phù hợp với lòng người trong cộng đồng ý thức hệ nào đó. Sửa được thì tốt, không sửa được thì tùy bạn. Ba là, hành thiền giới định tuệ, lòng người có thay đổi cũng không ảnh hưởng gì tới ta!.

(tiếp theo trang 27) với các câu tiếp sau cũng sẽ bị phá vỡ, lơi lạc theo, thậm chí có khi còn làm hỏng nguyên tác. Các nhà nghiên cứu giảng dạy Văn học phân tích như vậy, thiết nghĩ không nhằm hạ thấp bản dịch ban đầu, mà chủ yếu là đề xuất một phương thức tiếp cận Thơ chữ Hán nói chung và Thơ của Bác Hồ nói riêng, trong giảng dạy là phải cho học sinh học nguyên văn những bài thơ ấy, dẫn dụ ý nghĩa nội dung là chính, chứ không nên chỉ cho học sinh học đơn giản qua các bản dịch. Dịch thơ bao giờ cũng vậy, thường rất khó: giữ được ý thơ thì làm mất vần thơ, giữ được vần thơ thì lại làm mất nguyên ý của tác giả. Với mặt bằng học vấn hiện nay, không nên coi thơ chữ Hán cũng giống như thơ ngoại ngữ khác (Pháp, Anh..), với người có kiến thức trung bình, thì những từ “nguyên tiêu”, “vọng nguyệt” chắc cũng không khó hiểu, thậm chí còn gợi cảm hơn là khi dịch ra “rằm tháng giêng” và “ngắm trăng”, mà không đảm bảo đúng ý nguyên tác. “Nguyên Tiêu” là một trong những bài thơ hay nhất của Bác viết trong những ngày ở chiến khu Việt Bắc gian khổ nhưng tràn đầy lạc quan cách mạng. Bản dịch ứng khẩu đầu tiên của Nhà thơ nhà báo cách mạng Xuân Thủy từ năm 1948 là bản dịch có giá trị thiết thực, vừa có tài, có tình đối với Bác và với đông đảo Công - Nông - Binh lúc đó. Từ năm 2002, Hội nhà Văn Việt Nam, lấy ngày Rằm tháng giêng hàng năm làm “Ngày Thơ Việt Nam”, chắc chắn có phần gợi ý của “Chất Thơ” trong bài “Nguyên Tiêu” của Bác Hồ làm từ đầu Xuân 1948. Từ đó cứ mỗi độ Tết đến Xuân về, trong các buổi hội ngộ Ngày Thơ Việt Nam, lại ngân vang bài thơ “Nguyên Tiêu” qua giọng đọc, diễn ngâm truyền cảm của nhiều thế hệ nghệ sĩ, làm thổn thức, ấm lòng người yêu thơ Việt Nam. Mừng Xuân Quý Tỵ - 2013. Kỷ niệm 65 năm bài thơ Nguyên Tiêu của Bác Hồ.

Tạp chí Phật giáo Nguyên thủy số 28 (tháng 3)

31


LOÄ SAÉC Huệ Trắng

TAÂN NIEÂN 2013 Hiền Khánh - Hoa Huệ

Xuaân Quyù Tî Bình Döông raïng rôõ AÙnh ñaïo vaøng khai môû Thanh Long Taêng Ni Phaät töû veà ñoâng ñuû Caûnh cuõ chuøa xöa nay aám loøng Sö Minh duyeân ñuû an Tam baûo Töù chuùng ñoàng tu Phaät mæm cöôøi.

32

Tạp chí Phật giáo Nguyên thủy số 28 (tháng 3)

Chuùng ta coù maët theá gian Laø do Nghieäp löïc ñaõ ban cho mình Töø luùc ta môùi Tuïc sinh Chæ coù ba boïn Saéc sinh thoâi maø Thöù nhöùt boïn Thaân laø ta Thöù hai YÙ vaät, thöù ba Tính mình Trong voøng baûy ngaøy tuïc sinh Maïng quyeàn seõ khôûi ñeå gìn maïng caên Neáu khoâng sinh haún an phaàn Thai kia ñaõ töû khoâng caàn noùi chi Neáu maø qua ñöôïc hieåm nguy Vaät thöïc seõ khôûi duy trì maïng caên Ñoù laø luùc thai raát caàn Nhöõng chaát dinh döôõng ñeå thaân duy trì Khi maø thaân ñaõ thích nghi Thì cuõng laø luùc phaùt huy vai troø Baây giôø thaân chaúng aâu lo Maø phaûi coá gaéng ñôïi cho vaøi tuaàn Khi maø thaân ñaõ thaám nhuaàn Vaøo tuaàn möôøi moät töng böøng haân hoan Nhaõn, Nhó, Tyû, Thieät saún saøng Nöông vaøo thaân vaät khôûi maøng Voâ minh Giôø ñaây coù ñuû daùng hình Chuùng ta goïi ñoù chuùng sinh Luaân hoài.


PHAÄT HÖÙA MA VÖÔNG! Minh Đức - Triều Tâm Ảnh

Nhö Lai haõy nhaäp dieät! Nhö Lai haõy nhaäp dieät! Ba laàn vuõ truï tinh caàu leäch Taùm ngaøn phöông nhaät nguyeät toái taêm! Nhö Lai haõy nhaäp dieät! Nhö Lai haõy nhaäp dieät! Maáy trieäu ñòa nguïc A Tyø Löûa boác löûa, daàu soâi cuoän soùng Voâ minh ñen daøy sô thuûy coøn ñaây! Boû theá gian maø ñi Meï thöông con, tình thöông naøo ñoaïn! Vôï thöông choàng, soâng bieån naøo ngaên Nhö Lai truù trong laïc phuùc voâ cuøng Sao daønh daï, traàn gian maùu leä! Ta trí tueä, göôm theà böôùc tôùi Saù chi baày coû raùc ma vöông? Nhö Lai haõy nhaäp dieät! Nhö Lai haõy nhaäp dieät! Bí quyeát naøy dieãm tuyeät moät ñöôøng göôm! Nhö Lai haõy nhaäp dieät! Nhö Lai haõy nhaäp dieät! Giôùi laø thaân, phaùp laø nhaø Cha ta, cuøng ta, khoâng khaùc.

Tạp chí Phật giáo Nguyên thủy số 28 (tháng 3)

33


phaät giaùo trong ñôøi thöôøng

Saéc duïc

qua caùch nhìn cuûa ñaïo Phaät

theo: kienthuc.net.vn

V

ạn hữu vũ trụ có muôn màu muôn vẻ. Từ cảnh trí thiên nhiên đến vạn vật, con người, mỗi một đều có sắc thái riêng hoặc đáng yêu, hoặc đáng ghét, hoặc không đáng yêu nhưng không đáng ghét. Đối với những hình sắc đang yêu thì khởi tâm tam, bằng mọi cách phải thu về làm sở hữu cho mình. Với những sắc thái đáng ghét thì khởi tâm quyết tâm phá huỷ cho bằng được, với những sắc không yêu cũng không ghét, thì si mê mờ mịt chẳng màng ra sao cũng được. Yêu ghét là hai mặt của tâm dục. Dục là sự ham muốn thôi thúc trong lòng khiến người ta phải hành động để được thoả mãn. Tâm dục đặt trên các sắc tướng gọi là “Sắc dục”. DỤC Ở đây nói về sắc dục tức là lòng ham muốn đối với tất cả các hình sắc vừa mắt người nhìn như hình sắc nam, nữ xinh đẹp, khôi ngô tuấn tú, mắt phượng, mày ngài, môi hồng má thắm, sắc tướng dễ mến đáng yêu, nhìn chúng rồi sinh lòng tham ái. Đây là tham ái hình sắc nam nữ. Lại có hạng người đối với sự luyến ái nam nữ tâm nhiễm nhẹ nhàng chẳng sinh chấp trước nhưng lại rất yêu quí các thứ bảo vật thế gian như vàng, bạc, kim cương, ngọc ngà, châu báu ánh lên những màu sắc rực rỡ, hoặc yêu thích những vật dụng đồ dùng cổ xưa, đam mê trong sự sưu tầm tem thư, đồ cổ. Lại có người yêu thích vẻ đẹp thiên nhiên cỏ cây hoa lá, say mê với chậu kiểng, giàn lan, v.v…

34

Tạp chí Phật giáo Nguyên thủy số 28 (tháng 3)

Dục tuy nhiều nhưng không ngoài năm thứ là: tài (tiền của), sắc đẹp, danh vọng, ăn uống, ngủ nghỉ

Thông thường, nói đến sắc dục là nhấn mạnh vào sự đắm sắc của nam nữ, tình ái si mê, trai yêu sắc gái, gái đắm hình trai, ân ái qua bao kiếp buộc ràng nhau không có kỳ chấm dứt. Lại có người chỉ yêu chuộng tự thân, cứ trau chuốt, điểm trang cho nó sang đẹp rồi tự hào, kiêu căng về nhan sắc của mình, không ngờ đây chính là hoạ hại. Vì nhan sắc dẫn đến ái dục, nó là một loại cạm bẫy, nó ngọt ngào mời gợi lòng dục của người khác phái, thách thức với lòng ganh tị của người cùng phái, nó nhận chìm chính đương sự và đối tượng cam tâm chịu chết trong ái dục mà không có khả năng từ khước. Lăn lộn trong biển dục mênh mông, làm nô lệ cho sắc tình, rất đau khổ mà người ta vẫn đắm đuối không chịu tránh xa như con thiêu thân biết sẽ thiệt mạng mà vẫn cứ lao vào ngọn lửa. Người đuổi theo sắc dục không biết chán như người uống nước muối, càng uống càng khát, càng đắm mê thì hoạ hại càng lắm, tự đem mình vào chỗ hang hùm miệng sói mà vẫn không sợ. Sắc dục làm cho bản thân chóng tàn cỗi, bệnh hoạn lại thêm nhiều phiền não khổ đau. Những thiên tình sử đẫm lệ cũng xuất phát từ sự đam mê tình ái. Vì sắc dục một người hiền lương có thể trở thành tướng cướp, một con người hiếu thuận có thể trở nên ngỗ nghịch làm khổ cha me, một người chồng tốt, một người vợ đảm đang có thể đánh mất lòng chung thuỷ làm cho gia đình ly tán, con cái bơ vơ. Trong lịch sử có biết bao anh hùng hảo hán chỉ vì đắm sắc mà phải tan thân mất mạng. Các vị vua chúa vì sắc dục mà quốc phá gia vong, thân bại danh liệt lưu tiếng xấu muôn đời. Đam mê sắc dục là tự phá hoại đời mình, đó là hạng phàm phu tự dìm mình xuống chỗ bùn lầy. Đức Phật ví họ như một đứa bé dại khờ vì tham tiếc một chút mật trên lưỡi dao bén, le lưỡi liếm mà phải chịu cái hoạ đứt lưỡi, hoặc như người ngu si cầm đuốc đi ngược gió ắt phải bị cháy tay. Sắc dục hại người hơn cả thú dữ, hơn cả nước lũ vì nó mê hoặc người làm việc xấu ác, tạo tai họa nhiều kiếp sâu dày, chịu trầm


luân khổ sở không thể nào thoát khỏi. Nhận thức rõ hoạ hại của sắc dục Đức Phật dạy các đệ tử Ngài phải dè dặt đừng để đắm luyến sắc đẹp. Ngài khẳng định sức mạnh của sắc dục như sau: "Sự ham muốn không gì hơn sắc đẹp, sự ham muốn sắc đẹp ngoài nó không có gì lớn bằng, cũng may chỉ có một mình nó mà thôi. Nếu có cái gì thứ hai bằng nó thì người khắp thiên hạ không ai có thể tu hành được”. Con người có nhiều ham muốn, trong đó ham muốn sắc đẹp tức sắc dục là nặng hơn hết. Chỉ một mình nó là hơn hết nên còn có người khả dĩ tu được, khả dĩ vượt qua nổi. Tất cả các loài sinh trong vũ trụ đều do dục mà ra. Ái dục là bản chất của mọi đời sống. Loài thực vật biểu lộ tính dục bằng sự nở rộ các loài hoa khoe sắc hương để nhờ gió hoặc để các loài ong bướm đến thụ phấn cho những nhuỵ hoa. Ở loài động vật, tiếng thú kêu, tiếng chim hót là lời kêu gọi bạn tình. Cho đến loài người, hạt giống, ái dục ngủ ngầm tiềm ẩn bên trong thúc giục thần thức đi vào thai mẹ để rồi có mặt, quay cuồng trong vòng luân hồi sinh tử. Được sinh ra từ sự đam mê sắc dục, được nuôi dưỡng trưởng thành nơi dục cho nên muốn vượt qua nó là một việc rất khó khăn, vì thế Đức Phật nói rằng sắc dục rất mạnh, nó mạnh hơn tất cả các thứ dục và ngài khuyên nhắc để được giải thoát an lạc phải dè dặt đừng để đắm luyến trong sắc dục. Giáo pháp của Đức Phật đã vạch trần bản chất của sắc tướng là vô thường, nó mong manh phù du, chợt có chợt không như ánh chớp, như hòn bọt, như giọt sương trong sức nóng của mặt trời, không thể nắm bắt được. Bản chất của sắc tướng là vô ngã, nó chỉ là sự tụ hội của nhiều yếu tố, điều kiện mà thành, nếu các yếu tố ấy phân ly thì sắc tướng kia cũng mất. Vì thế, tuy đang hiện hữu đây mà rõ chỉ là tướng hư giả nó theo duyên mà hình thành, theo duyên mà tồn tại, theo duyên mà lụi tàn nên nó không có thực chất. Bản chất của sắc tướng là nhơ uế. Nhìn lại hình hài một con người để thấy rõ điều này. Thân người được phủ bên ngoài một lớp da chi chít những lỗ li ti gọi là lỗ chân lông, bên trong là lớp mỡ thịt, đắp vào một khung xương rồi nối liền nhau bởi những sợi gân và lục phủ ngũ tạng chứa đựng đồ nhơ uế như phân, nước tiểu, máu huyết, mồ hôi, đờm, dãi, chảy tràn ra ngoài qua các lỗ chân lông. Mắt tai, mũi, miệng, cửa đại, tiểu. Nếu trong 24 giờ mà không chải răng, súc miệng, tắm rửa thì tự mình cũng không chịu nổi sự hôi dơ nơi mình huống chi là người khác. Thế nên Phật bảo thân người là một túi da hôi thúi, dù tô son trét phấn, áo lụa quần là bao bọc bên ngoài thì thực chất cũng chỉ là túi da hôi thúi mà thôi. Người trí quán chiều sâu sắc để thấy rõ thực chất của sắc

thân, để không bị sắc dục nhấn chìm trong biển ái. Vua Trần Thái Tông, một ông vua thiền sư đời Trần trong bài “Rộng nói về sắc thân” đã nói rõ cái ô uế của thân qua các câu sau.

“Đầu sọ khô cài trâm giắt ngọc, túi da hôi ướp xạ xông hương, cắt lụa là che đậy máu tanh, dồi son phấn át thùng phân thối. Trang sức như thế trọn là gốc nhớp. Không thể nơi đây tự thẹn lại hướng trong ấy mến yêu." Ngài sống trong triều đình, trong cung có biết bao cung phi mỹ nữ điểm trang lộng lẫy, giắt ngọc cài hoa, hương xông xạ ướp nhưng ngài thấy rõ tận gốc chỉ là “đầu sọ khô”, “túi da nhớp”, “máu tanh hôi”, “thùng phân thôi”, đâu có gì là mỹ lệ yêu kiều. Trang sức như vậy cũng chỉ để che đậy cái thân bẩn thỉu gớm ghê. Thế mà lại có những kẻ mê muội lại hướng vào đó mà tự hào, yêu mến nó. Thật là không biết hổ thẹn, thật là quá đỗi mê lầm. Đáng thương vậy. Giọt mật trên lưỡi dao bén không có lỗi, lỗi là do kẻ dại khờ, ngọn đuốt cháy tạt theo hướng gió không có tội, tội là do người ngu muội, sắc thân vốn không lỗi gì, tự nó không có lỗi cũng không có hại. Lợi hay hại là do người đã sử dụng sắc thân một cách mê si hay trí tuệ. Mê si là nhận thức sai lầm về thân, khởi tâm dục nhiễm nên chuốc tai hoạ sa đoạ trầm luân. Trí tuệ là nhận thức đúng đắn về thân, thấy rõ họa hại của ái dục nên dè dặt không để nó sinh khởi, sử dụng thân như một phương tiện để hành đạo. Ngay nơi thân mà quán chiếu về bất tịnh, vô thường, vô ngã, thoát ly ái dục tiến đến giác ngộ giải thoát. Người học Phật dù là tại gia hay xuất gia đều phải thường tự cảnh tỉnh trước sự quyến rũ của sắc dục, không để nó mê hoặc làm mất phẩm hạnh đạo đức và tinh tấn thực hành lời Phật dạy đoạn tận gốc rễ của ái dục hầu kiến lập một đời sống trong lành, tự tại an vui ngay giữa cuộc đời này.

Tạp chí Phật giáo Nguyên thủy số 28 (tháng 3)

35


Tyû phuù Robert Hung-Ngai Haø nhieät taâm truyeàn baù Phaät Phaùp Tỷ phú Robert Hung-Ngai Hà sinh năm 1932 ở Hồng Kông. Ông tốt nghiệp đại học tại Đại học Colgate, Hoa Kỳ vào năm 1956, tốt nghiệp thạc sĩ chuyên ngành báo chí vào năm 1958 tại Đại học Columbia, Hoa Kỳ. Hiện ông định cư ở Canada và thành lập Quỹ từ thiện gia đình Robert H N Hà (Robert H N Hà Family Foundation) vào năm 2005. Minh Nguyên (tổng hợp)

Ô

ng từng là phóng viên cho một số tờ báo ở Canada và ở Hồng Kông. Song hành với công việc của một nhà báo, ông Hà dành nhiều thời gian cho việc quản lý tài sản và vấn đề đầu tư, kinh doanh của gia đình. Kể từ khi nghỉ hưu trong công việc báo chí vào năm 1987, ông chuyên tâm vào các hoạt động từ thiện và hỗ trợ hết mình trong việc truyền bá đạo Phật để giúp mọi người hiểu sâu về Phật pháp. Ông có ước vọng muốn hỗ trợ việc truyền bá Chánh pháp, gieo trồng hạt giống Phật pháp đến khắp nơi trên thế giới. Phật giáo khuyên mọi người sống giản dị, hạn chế lối sống xa hoa, quá nặng về vật chất, và dạy mọi người sống bao dung, tử tế với người khác. Đấy cũng chính là những điều mà nhà triệu phú gốc Hồng Kông cố gắng thể hiện trong hoạt động từ thiện của mình. Doanh nhân tỷ phú Robert Hung-Ngai Hà mới vừa ủng hộ bốn triệu đô-la cho hoạt động nghiên cứu Phật học tại cơ sở Scarborough, Trường Đại học Toronto, Canada. Từ năm 2000, ông Hà đã ủng hộ hàng triệu đô la

36

Tạp chí Phật giáo Nguyên thủy số 28 (tháng 3)

Tỷ phú Robert Hung-Ngai Hà

để tổ chức các chương trình Phật học hàn lâm tại các trường đại học ở Hồng Kông và Thái Lan. Trước đây, ông bà nội của ông Hà, những người đã khởi dựng vận may của gia đình, đã thành lập Tổ chức Tung Lin Kok Yuen (Đông Liên Giác Uyển) vào năm 1935, một tổ chức phi lợi nhuận nhằm thúc đẩy sự truyền bá và phát triển đạo Phật. Tiếp nối chí nguyện của ông bà, cha mẹ, ông Hà hy vọng phát triển chương trình Phật học hàn lâm tại quê hương thứ hai của mình, Canada. Theo thông báo của Trường Đại học Toronto, vào tháng 2 năm 2012, ông Hà đã ủng hộ một số ngân quỹ lớn cho chương trình Phật học hiện đang thực hiện tại trường, U of T Buddhist Studies Program. “Ước mong của chúng tôi là tạo dựng hình ảnh của đạo Phật không chỉ là tôn giáo lớn mạnh ở châu Á mà để đạo Phật được cộng đồng quốc tế hiểu một cách đúng đắn hơn và sâu sắc hơn. (xem tiếp trang 40)


ĐĐ. Thiện Minh

Đ

ức Phật trong quá khứ, hiện tại, vị lai muốn tu thành Phật phải tu nhiều pháp độ. Người Phật tử tại gia hay xuất gia ai cũng từng ước nguyện thành Phật. Đức Phật tuyên bố: Như Lai là Phật đã thành, chúng sanh là Phật sẽ thành. Tất cả chúng ta đều có hạt giống giác ngộ. Hôm nay sư giới thiệu với quý vị con đường tu tập để thành tựu quả vị giống như Phật, như các đại đệ tử của Phật là Mục Kiền Liên, Xá Lợi Phất. Xuất xứ của nội dung các pháp độ này nằm trong Hành tạng và Phật sử của Tiểu bộ kinh. Một hôm ngài Xá Lợi Phất thỉnh cầu Phật nói về hành trình giác ngộ để người sau biết phương pháp hành trì nhằm đạt con đường giác ngộ. Phật thuyết hai bộ kinh này trong cuốn Tiểu bộ kinh, Hành tạng và Phật sử (cuốn thứ 15 và 16). Hòa thượng Thích Minh Châu chưa xuất bản hai bộ này. Năm 1995 Sư có dịch bộ Hạnh tạng đã xuất bản, nói về công hạnh, cách tu tập. Năm 2003, Sư dịch cuốn Chú giải Phật sử dày 1000 trang, nội dung nói về chư Phật trong quá khứ. Pháp độ: PARAMI – Đáo bỉ ngạn, nghĩa là đến bờ bên kia, ám chỉ quả vị Phật, là quả Niết Bàn, là quả của người không còn tham, không còn sân, không còn si. Hành pháp độ là vị bồ tát phải thực hành hạnh nguyện: giữa cuộc đời này làm thiện pháp, thiện sự. Trong kinh chia ra 3 dạng bồ tát: thứ nhất là bồ tát thực hành pháp độ đạt quả vị Thinh văn, thứ hai quả vị Bích Chi Phật - Duyên giác Phật, thứ ba là

quả vị Phật Toàn giác ám chỉ cho Phật tổ. Khi bồ tát phát nguyện tu, có 3 cấp: tu hạnh trí tuệ, tu hạnh đức tin và tu hạnh tinh tấn. Tu hạnh trí tuệ: Từ thời gian phát nguyện cho đến khi thành Phật là hai mươi a tăng kỳ, một trăm ngàn đại kiếp. Một a tăng kỳ được ví dụ như có một hòn đá cao 16 ngàn cây số và rộng 16 ngàn cây số, một trăm năm có 1 vị chư thiên cầm một miếng vải lụa mỏng lau qua tảng đá ấy, cho đến khi nào tảng đá ấy mòn hết thì gọi là một a tăng kỳ. Kiếp ở đây là kiếp của quả địa cầu. Quả địa cầu có 1 hoặc 5 vị Phật tổ, cũng có những quả địa cầu không có vị Phật tổ nào. Quả địa cầu chúng ta đang sống đây có 5 vị Phật tổ. Đức Thích Ca là vị Phật tổ thứ 4. Hết giáo pháp của đức Thích Ca sẽ đến thời giáo pháp của Đức Phật Di Lặc. Hết giáo pháp của Phật Di Lặc thì quả địa cầu sẽ bị hủy hoại bằng lửa. Trên báo chí có thông tin về siêu núi lửa dưới lòng trái đất. Hai ngàn hai triệu năm siêu núi lửa này có khả năng sẽ hủy hoại trái đất. Thông tin này phù hợp với giáo pháp của Đức Phật đã dạy. Tu hạnh đức tin phải trải qua 40 a tăng kỳ và 100 ngàn đại kiếp. Bồ tát tu hạnh tinh tấn phải tu 80 a tăng kỳ và 100 ngàn đại kiếp. Phật Di Lặc tu hạnh tinh tấn nên Ngài đã tu 80 a tăng kỳ và 100 ngàn đại kiếp. Ngài thực hành 10 pháp độ: bố thí, trì giới, xuất gia, trí tuệ, tinh tấn, nhẫn nại, chân thật, quyết định, tâm từ, tâm xả. Mười pháp độ này bồ tát thực hành rốt ráo, xuyên suốt năm này qua năm nọ, kiếp này qua kiếp khác. Phật Thích Ca tu 20 a tăng kỳ, 100 ngàn đại kiếp. Cho nên có nhiều

Tạp chí Phật giáo Nguyên thủy số 28 (tháng 3)

37


đạo quân bách chiến bách thắng thời đó. Nhưng khi đã có tất cả giang sơn trong tay, Đức Vua Trần Nhân Tông trao lại cho con trai rồi lên núi Yên Tử tu hành, buông bỏ tất cả mọi danh vọng, quyền lực, tham ái. Bây giờ quý vị đi tham quan bằng cáp treo lên núi Yên Tử thấy dễ dàng quá nhưng thời đó đức vua Trần Nhân Tông phải đi bộ lên đỉnh núi. Ngày nay, trên núi Yên Tử vẫn còn chùa Đồng - ngôi chùa nhỏ làm toàn bằng đồng thu hút rất nhiều khách tham quan. Chùa Đồng được tạo dựng lại và đúc bằng đồng nguyên chất nặng khoảng 70 tấn vào năm 2006, tọa lạc tại vị trí của chùa Đồng cũ, diện tích Cúng dường đến chư Tăng để hồi hướng phước đến thân nhân đã quá vãng. gần 20m2, cao 1.068 mét so với mực nước người nói tu hoài sao không thấy đắc gì hết. Vì biển. Chùa Đồng được tôn vinh là một trong mười mới tu sao đắc. Có những vị bồ tát tu 20 a tăng kỷ lục của châu Á, nơi đây quanh năm mây trắng kỳ, 100 ngàn đại kiếp còn chưa thấy đắc. Nói vờn quanh núi với phong cảnh tuyệt đẹp của Yên như vậy không phải để mình nản chí. Quý vị ngồi Tử. đây học đạo có thể nói đã nhiều kiếp học đạo rồi, từng có hạt giống bồ đề, nếu không có chủng tử, tâm nguyện bồ tát thì không sao tu tập được. Quý vị nghe pháp, niệm Phật, ngồi thiền… ai có 10 pháp độ này trong tâm là bồ tát. Bố thí Quý vị đi chùa cúng dường lễ phẩm là thể hiện tâm thí. Đức Phật dạy: Đường tu bố thí đứng đầu. Bố thí thì phải có tâm thí, vật thí, đối tượng thí. Tâm thí là tâm rộng rãi đối với gia đình, bạn bè, những người chung quanh, đối với cộng đồng, xã hội. Quý vị đem lễ phẩm đến chùa cúng dường thì chùa là đối tượng thí. Đối tượng thí có rất nhiều như con người, con vật, tổ chức, cộng đồng… Một người muốn tu thành Phật phải có tâm bố thí, nếu không biết bố thí tức không có tâm bồ tát. Tại sao? Tại vì muốn thành Phật phải tập xả bỏ tài sản, có buông bỏ được mới thành Phật. Còn dính mắc thì không thành Phật. Tại sao Đức Phật bỏ cung vàng điện ngọc, vợ đẹp con ngoan, quyền lực danh vọng đi vào rừng tu tập? Vì Ngài đã thực hành tâm thí trong nhiều kiếp lâu xa. Ở Việt Nam có vua Trần Nhân Tông bỏ ngai vàng mặc áo cà sa lên núi ẩn tu lập ra phái thiền Trúc Lâm và trở thành vị tổ thứ nhất với pháp danh: Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông (1258-1308). Trong lịch sử nước nhà, vua Trần Nhân Tông là một trong những vị vua thiên tài, anh hùng dân tộc đánh tan quân Mông Cổ là

38

Tạp chí Phật giáo Nguyên thủy số 28 (tháng 3)

700 năm đã qua nhưng tâm lực, khí lực của người xưa cao cả biết chừng nào! Ngày nay, lịch sử Việt Nam còn ghi lại lòng yêu nước thương dân của vua Trần Nhân Tông, đặc biệt là quyết định rời bỏ ngai vàng lên núi ẩn tu. Nhân dân Việt Nam đã tôn vinh ngài là Phật Hoàng Trần Nhân Tông một vị vua mà ai ai cũng một lòng tôn kính. Bố thí tiền bạc, tài sản gọi là bố thí Bờ Kia. Bố thí một phần thân thể gọi là bố thí Bờ Trên. Bố thí mạng sống gọi là bố thí Bờ Cao Thượng. Hạnh bố thí giúp chúng ta bớt lòng bỏn xẻn. Phật nói sở dĩ ta nghèo là do ta bỏn xẻn, ích kỷ. Nếu tâm rộng lớn sẽ phát sinh sự giàu có. Như vậy muốn đạt cái tâm bồ tát quý vị phải tu tập tâm bố thí, tâm xả bỏ rộng lớn không ngừng. Quý vị muốn phát triển đời sống tâm linh hãy luôn đến đây nghe pháp bằng tâm bố thí, tâm bồ tát. Trì giới Trì giới là tập sống đời sống đạo đức, gương mẫu. Quốc gia nào cũng có những quy định pháp luật. Trong đạo Phật, người có đạo đức là người giữ 5 giới, 8 giới, 10 giới, giới của sa di, giới của tỳ kheo. Người nào giữ giới trang nghiêm sẽ thành tựu về giới, Phật gọi đó là vị bồ tát đang thực hành giới. Thanh tịnh giới là người giữ giới được thanh tịnh và trong sạch nhờ có đức tin, thể hiện qua sự giữ gìn giới luật trang nghiêm. Ở ngoài xã hội việc giữ giới thể hiện qua sự chấp hành pháp luật, nội quy,


quy định của công ty. Trong tôn giáo, người tu sĩ giữ giới thể hiện qua việc tôn trọng thanh quy của chùa, giữ gìn giới luật mà người tu sĩ đã thọ nhận. Nói thanh tịnh giới bao gồm thanh tịnh và trong sạch. Ngũ căn là mắt thấy sắc, tai nghe tiếng, mũi ngửi mùi, lưỡi nếm vị, thân xúc chạm… Muốn ngũ căn thanh tịnh là người có đạo đức phải kiềm chế 5 giác quan này. Ví dụ mắt thấy sắc phải biết kiềm chế. Nếu ta thấy người này, người kia không vừa ý, ta nổi nóng lên, sân si… Tai nghe âm thanh tưởng người ta nói xấu mình bèn phiền não, giận dữ, nghe mùi thối là không chịu nổi, tức mình, cáu giận, chửi rủa hoặc nghe mùi thơm thì ưa thích, hoan hỷ… lưỡi nếm vị thức ăn không hợp ý nên phiền giận, Chư Phật tử xin thọ trì Tam quy và ngũ giới là một nghi thức không thể thiếu trong các buổi lễ của Phật giáo Nam tông. thân xúc chạm sanh lòng mê đắm… Tất cả những cái đó làm tâm ta ô nhiễm. Do vậy, phiền não phát sanh từ chỗ ngũ căn không thanh tịnh. chở người vợ ấy lên cầu chữ Y bằng chiếc xe Nên quý vị phải biết kiềm chế ngũ căn để đời sống đạp như khi xưa từng chở, người vợ đó cũng an lạc. hỏi y chang câu hỏi năm xưa: “Anh có mệt không?”, thì mặt ông sa sầm xuống rồi nói: “Bộ Nuôi mạng thanh tịnh: Phải có tinh tấn mới nuôi trâu bò sao không mệt?”. Cho nên, cái tâm con mạng thanh tịnh được. Những nghề như bán rượu, người ta thay đổi không ngừng. Trong hoàn bán vũ khí, buôn người, buôn thú sống… người Phật cảnh sống hiện tại, đôi lúc quý vị cũng nên nhớ tử chơn chánh không làm những nghề này. lại kỷ niệm xưa để tha thứ, an ủi cho nhau. Quán tưởng thanh tịnh: Nhờ có tuệ nên mới Nếu ta căm ghét một người nào đó, ta sẽ mệt. quán tưởng thanh tịnh. Người xuất gia trước và sau Do vậy, muốn chuyển hóa cơn giận, hãy nghĩ khi ăn cơm phải dùng trí tuệ quán tưởng vật thực, y người kia sắp chết rồi, người kia đang bệnh, phục, thuốc men, chỗ ở… là do đàn na tín thí cúng hoặc nghĩ ta cũng sắp chết rồi, ta đang bệnh…. dường để nuôi thân mạng này có đủ sức khỏe làm Vậy giận làm chi cho đau khổ, mệt mỏi, hãy Phật sự. Nhờ quán tưởng như vậy ta mới không tha thứ, hỷ xả cho nhẹ lòng. phát triển lòng tham, ngược lại thêm nhàm chán và Quý vị ngồi đây nghe kinh, học pháp, tự bớt đi lòng nóng giận, ham đắm vật chất để tu tập mỗi người có những cảm nhận lợi lạc trong đàng hoàng, làm lợi ích cho tăng chúng, cho cộng tâm. Trong những lúc đó, quý vị hãy quán đồng xã hội. Quý vị Phật tử sống tại gia cũng nên tưởng và biết ơn cô Cúc là người đã kiên trì tổ quán tưởng như vậy. Trong cuộc sống, mâu thuẫn chức những buổi sinh hoạt Phật Pháp như vậy vợ chồng như bom nổ chậm, nếu muốn chuyển hóa cho quý vị. nỗi khổ này quý vị hãy nhớ lại hồi xưa mới quen nhau, quý vị giống như tiên nam sống chung với Xuất gia tiên nữ. Bây giờ thì có lúc giống như tiên nam sống Xuất gia là bỏ nhà đi tu. Xuất gia có hình chung với quỷ sứ. Sao ngày xưa quý vị dễ tha thứ tướng xuất gia, tâm lý xuất gia. Cạo đầu mặc y cho nhau, bây giờ hết yêu rồi nhìn cái gì cũng thấy là hình tướng xuất gia. Tâm thật sự hướng tới ghét. con đường giác ngộ, làm gương cho bá tánh là Một ông cụ sau khi về hưu kể chuyện ngày xưa tâm lý xuất gia. Người tu không đàng hoàng khi mới quen, ông đạp xe chở người yêu đi qua chân chánh là chỉ có hình tướng xuất gia, không cây cầu chữ Y ở quận 8 chạy bon bon, mồ hôi nhễ có tâm lý xuất gia. Cư sĩ tại gia thì có tâm lý nhại, ướt đẫm cả áo sơ mi. Cô người yêu hỏi: “Anh thoát tục nhưng chưa có hình tướng xuất gia. có mệt không?”, ông vẫn cười tươi mà nói: “Không Người xuất gia sống đời sống phạm hạnh chơn sao, không sao, anh khỏe mà!”. Năm năm sau, cũng chánh sẽ thành tựu đạo quả tiến tới giác ngộ. người phụ nữ đó nay đã làm vợ ông, và ông cũng Muốn thành Phật phải sống đời sống viễn ly,

Tạp chí Phật giáo Nguyên thủy số 28 (tháng 3)

39


giúp ta đạt đến giác ngộ nhanh chóng. Các sư trong chùa là những vị xuất gia, là người đang thực hành pháp độ, đang làm bồ tát. Qúy vị rủ bạn bè đến đây tập tụng kinh là đang thực hành pháp độ. Tu thì phải rủ rê nhau. Ăn cơm có canh tu hành có bạn. Người miền Nam hay nói vui là tu hú, nghĩa là tu phải hú (rủ, kêu, mời, gọi…) tu hú có nghĩa là vậy. Người tu âm thầm tu, không rủ rê ai thì sau thành Phật Độc giác tức Phật cô đơn. Truyền thống Phật giáo Nam Tông hoặc Bắc Tông đều có cho phép người Phật tử tu xuất gia gieo duyên hay còn gọi là xuất gia đoản kỳ. Nghĩa là người Phật tử tập sự làm ông sư trong chùa trong thời gian ngắn, có thể một tuần, vài tuần, một năm, vài năm… Trong thời gian xuất gia gieo duyên đó là chúng ta đã gieo hạt giống giác ngộ cho đời này. Có thể đời này ta tu gieo duyên một tuần hay một năm, đời sau ta tu vài năm, đời sau nữa ta tu luôn trọn một kiếp người. Cũng như quý vị đến đây, lúc ban đầu ngồi nghe pháp 10 phút, sau ngồi nghe 30 phút, lần sau nữa ngồi luôn trọn buổi để nghe hết thời giảng Pháp. Cái gì cũng có quá trình rèn luyện của nó, hay nói theo nhà Phật là nhân duyên đầy đủ thì thành tựu mọi việc. Trí tuệ Trí tuệ phát sanh nhờ nghe Pháp, đọc sách, ngồi thiền. Trí tuệ phát sanh giúp ta thấy được chân lý vô thường, khổ, vô ngã, tứ diệu đế, thấy được già, bệnh, chết. Thấy được, hiểu được chân lý đó rồi sau này cái già có đến, răng rụng, mắt mờ cũng không hoảng hốt, lo âu, buồn bã, tiếc nuối. Những ngày tháng đến chùa học Phật, ta đã biết thân này là hư huyễn.

Dâng hoa cúng dường Phật Bậc thương xót muôn loài Dâng hoa cúng dường Pháp Đạo nhiệm mầu cứu khổ Dâng hoa cúng dường Tăng Ruộng phước không gì bằng Hoa tươi đẹp sẽ tàn Thân giả hợp sẽ tan Nguyện tu mau chứng đạt Quả chân thường giải thoát. Hồi xưa sư nhìn người ta đeo kiếng đọc sách thấy ngồ ngộ. Còn bây giờ sư cũng phải mang kiếng mới đọc sách được. Đó là dấu hiệu lão suy vong. Có những điều mình không muốn mà nó vẫn tới. Quý vị dùng trí tuệ quán chiếu con người và vạn vật ở trong quy luật vô thường, luôn thay đổi, vô ngã qua đó ta giữ tâm bình thản trước những biến đổi của cuộc đời (còn tiếp).

40

Tạp chí Phật giáo Nguyên thủy số 28 (tháng 3)

(tiếp theo trang 36) Phật giáo, không như nhiều tôn giáo khác, đã là một phần không thể thiếu trong sự phát triển văn hóa toàn cầu và sẽ tiếp tục phát triển một cách hài hòa với xã hội trên toàn thế giới”, ông cho biết. Ông Hà được sinh ra trong một gia đình có truyền thống Phật giáo, nhưng lúc nhỏ ông không thích đến chùa và không tham gia các lớp học tôn giáo vào ngày Chủ nhật, cho đến khi bước vào tuổi 40, ông bắt đầu chuyển hướng, quan tâm đến tôn giáo và hướng đến sự phát triển đời sống tâm linh. Sau khi nghiên cứu một số tôn giáo khác nhau, ông nhận thấy Phật giáo phù hợp với ông nhất bởi nguyên tắc tự lực, tự giải thoát cho mình. Số ngân quỹ mà ông Hà hỗ trợ cho Trường Đại học Toronto sẽ được dùng vào việc mời giáo sư và giáo viên thỉnh giảng trong chương trình Phật học, vào việc tổ chức các buổi hội thảo và các buổi thuyết giảng dành cho công chúng, và cả việc cấp học bổng cho học viên theo học các chương trình Phật học. Ông Hà chia sẻ, ông đã học rất nhiều về tính rộng lượng từ ông bà của mình, từ bà Clara và ông Robert Hà Đông, những người dẫn đầu trong số các gia đình giàu có nhất Hồng Kông trong một thời gian dài trước khi họ đi theo doanh nhân tỷ phú Li Ka Shing và trở thành một cái tên rất thân thuộc với người dân Canada. Hiện nay có khá nhiều công viên, trường học và nhiều tòa nhà ở Hồng Kông mang tên ông. Và dòng tộc họ Hà vẫn luôn là một trong những dòng tộc có sức ảnh hưởng lớn nhất trong cộng đồng doanh nhân Hồng Kông. Theo lời ông Hà, tất cả những việc từ thiện mà ông đang làm là học theo lòng từ bi của bà Clara và cũng là để thực hiện lời tâm nguyện thiêng liêng của bà Clara, nguyện truyền bá đạo Phật vượt ra ngoài biên giới địa lý của Hồng Kông, nhờ đó mà những Hoa kiều và người nước ngoài có thể hiểu được Phật pháp và tìm được sự an lạc, giải thoát từ giáo lý của đạo Phật. Ông Hà còn cho biết thêm, ông đang thương lượng với một trường đại học ở Hoa Kỳ để xây dựng một trung tâm Phật học ở phía Nam của biên giới. Ông Hà đã ủng hộ hơn 30 triệu đô-la cho Trường Đại học Colgate tại New York, nơi ông đã từng học đại học, để hỗ trợ ngân quỹ cho những dự án về khoa học và nghiên cứu châu Á. Bên cạnh sự hỗ trợ ngân quỹ cho việc thành lập và hoạt động của các chương trình nghiên cứu Phật học ở trong các trường đại học, các trung tâm nghiên cứu Phật học, ông còn tổ chức nhiều chương trình hoạt động khác để truyền bá đạo Phật. Ông cũng đã hỗ trợ cho việc thành lập một trang web Phật giáo, Buddhistdoor.com, một trang web Phật giáo song ngữ (tiếng Anh và tiếng Hoa).


vaên hoïc pali

Coâ gaùi vöôøn xoaøi: Người tình Vương giả Tiếng chuông trống ngân vang rộn rã trong Thành Vesali báo động có kẻ thù đang xâm nhập vào nội thành. Nghe tiếng loa phóng thanh báo cho dân đề cao cảnh giác, Vua Bimbisara tỏ vẻ lo ngại lính tuần sẽ tìm ra Ngài, vì đang ở trong nhà của Ambapali, một kỹ nữ tài sắc nổi tiếng. Là vị vua thù nghịch với nước cộng hoà Licchavi, Ngài chắc chắn sẽ bị bắt. Những thần dân của vương quốc hùng cường Magandha sẽ chê cười và xấu hổ nếu nhà vua bị bắt tại nhà một nàng kỹ nữ trong nước của kẻ thù. Nhưng Ambapali trấn an người yêu vương giả vì biết chắc chắn lính tuần sẽ chỉ xét nhà cô vào cuối tuần. Thế là cả hai cùng tận hưởng những ngày hoan lạc. Sau sáu ngày, vua phải lên đường về nước. Vua rất buồn vì biết mình không bao giờ gặp lại người yêu. Ngài trao tặng nàng một nhẫn vàng có khắc tên Bimbisara và một khăn choàng thêu chỉ vàng, căn dặn nếu có con với Ngài, hãy gởi con tới hoàng cung cùng với hai món quà trên. Ít lâu sau cô sanh một người con trai, tên là Vimala, sau này xuất gia sống đời không nhà. Về tới nhà, vua Bimbisara cũng bắt chước phong một cô gái đẹp làm chánh kỹ nữ của kinh thành Rajagaha (Vương Xá). Đó là câu chuyện xảy ra sau khi nghe nhiều thương gia kể lại về người đẹp thành Vesali, Vua Bimbisara đã cải trang làm một thương gia, liều mạng tìm gặp nàng kỹ nữ lừng danh. Ambapali là ai, mà nàng đã khiến cho Bimbisara, vua của một nước hùng mạnh, chút nữa mất mạng và thân bại danh liệt? Kinh thành Vesali(1) 1. Vesali (Tỳ-xá-ly): Ngày nay là Vaisali, một thành phố thuộc quận Muzaffarpur của bang Bihar. Câu chuyện Ambapali đến gặp Đức Phật là một trong những sự kiện nổi tiếng xảy ra ở

Hồ Hồng Phước Thành Vesali (Tỳ-xá-ly) là Thánh tích quan trọng của đạo Phật. Đây là kinh đô của bộ tộc Licchavi, một nước cộng hoà, và cũng là kinh đô của liên bang Vajji hùng mạnh, phú cường. Các hoàng tử luân phiên cai trị nên gọi là các vua Licchavi (ba vua luân phiên). Vào năm 524 trước CN, theo lời thỉnh cầu của sứ thần nước cộng hoà Licchavi, đang bị bịnh dịch tả hoành hành, Đức Phật dạy Đại đức Ananda bài kinh Châu Báu (Ratana Sutta), rồi giao nhiệm vụ chống dịch tả cho Đại đức và Ngài thành công sau ba ngày. Đức Phật thường ghé nơi đây và thuyết nhiều bài pháp quan trọng. Ngài khen cảnh ở đây rất đẹp. Dân bản xứ cất nhiều chùa để tìm cách lưu giữ Đức Phật. Đây cũng là nơi Di Mẫu Gotami cùng 500 công nương được xuất gia và cùng nhập Niết Bàn. Thành Vesali cổ ngày nay là quận Vaishali. Nơi đây còn tồn tại một trụ đá của vua A Dục, dưới chân trụ là nền gạch đá của Ni viện ngày xưa. Cách đó vài cây số là một khu rừng nhỏ, có một ngôi tháp đánh dấu vườn xoài của Ambapali. kinh thành này. Lúc ấy cô Ambapali là nàng kỹ nữ kiều diễm, có tài ca múa, âm nhạc, giàu có, có nhiều ảnh hưởng và uy thế trong vùng. Người ta nói cô như là nữ hoàng không ngai. Có một điều chắc cô không bao giờ ngờ câu chuyện của mình lại được trang trọng ghi nhớ trong Kinh Đại Bát Niết Bàn (Trường Bộ Kinh). Sau khi gặp Ambapali, Đức Phật lưu tại vườn xoài một thời. Tới mùa mưa năm đó, ngài quyết định nhập Hạ tại làng Beluva, một làng nhỏ gần thành Vesali. Đây là Hạ cuối cùng của Ngài. Đây cũng là nơi Đức Phật tuyên bố 3 tháng nữa Ngài sẽ nhập Vô Dư Niết Bàn. Hơn 100 năm sau ngày Thế Tôn nhập diệt, Vesali là nơi xảy ra Đại Hội Kết Tập Tam Tạng lần thứ 2. Suốt 500 năm đầu sau khi Phật nhập diệt, thành Vesali trở thành nơi hành hương nhộn nhịp. Một trong những thánh tích nổi tiếng lúc ấy là cái bát của Đức Phật. Ngày nay người ta nói cái bát ấy còn được nhìn thấy trong một đền thờ Hồi giáo nhỏ ở Kandhara, nước Afghanistan. (theo Middle Land Middle Way – S. Dhammika)

Tạp chí Phật giáo Nguyên thủy số 28 (tháng 3)

41


thành Vesali mà còn có nhiều hoàng tử, nhà giàu từ các vương quốc lân bang tới đây. Để chiếm được trái tim của người đẹp, họ đổ ra bao nhiêu tiền cũng không tiếc vì nàng thật sự còn có giá trị nhiều hơn họ mong đợi. Họ thấy cô thực sự kiều diễm, dịu dàng, dễ thương, ứng đáp thông minh nhưng lại hết sức độc lập. Cô không muốn lệ thuộc bất cứ ai.

Tranh vẽ nàng kỹ nữ Ambapali

Ambapali là ai vậy? Cô gái vườn xoài Ambapali là tên một cô gái, lúc sơ sinh bị bỏ tại gốc một cây xoài. Người coi vườn đem về nuôi đặt tên là Ambapali, nghĩa là “con gái của thần cây xoài.” Cô bé lớn lên trở thành một thiếu nữ xinh đẹp, cực kỳ quyến rũ. Chẳng bao lâu tin về người đẹp Ambapali loan truyền khắp mọi nơi trong vùng. Những chàng trai trẻ, trong thành phố cũng như từ những vùng xa xôi, lũ lượt đến cầu hôn. Đã xảy ra vài trận đấu gươm giữa các chàng trai, may chưa gây ra án mạng. Ngay cả một học giả bà la môn tranh giành người đẹp với chính con trai của mình. Các hoàng tử, con trai các nhà giàu cũng tranh nhau xin hỏi cưới. Sợ những người theo đuổi cô gây sự đánh nhau, và để tăng thu nhập cho thành phố, những người cầm quyền trong thành quyết định cho cô làm Chánh kỹ nữ của kinh thành Vesali. Từ hôm nhận được lịnh của Hội đồng thành phố, cô hết sức buồn tủi cho thân phận cô thế của mình. Biết không thế nào chống lại được những người đầy quyền lực, cô khóc ngày khóc đêm, vì với thân phận làm kỹ nữ, cô không sao thực hiện mơ ước rất bình thường là có chồng, có con, có một mái ấm gia đình hạnh phúc. Sau cùng, cô nhận lời với điều kiện: 1/ Hội đồng thành phố cấp cho cô một căn nhà riêng. 2/ Không ai được phép bước vào nhà trong khi cô đang tiếp khách. 3/ Ai muốn thưởng thức tài nghệ của cô phải trả giá ít nhất là 500 kahapana (tương đương với số tiền mua 5 con bò sữa). 4/ Lính chỉ được phép xét nhà cô vào ngày cuối tuần. Chỉ trong một thời gian ngắn tiếng tăm của nàng kỹ nữ Ambapali lan truyền khắp mọi nơi. Chẳng những các công dân có tiếng tăm thượng lưu của

42

Tạp chí Phật giáo Nguyên thủy số 28 (tháng 3)

Số những thương gia giàu đến buôn bán, làm ăn ngày càng đông. Chỉ ít lâu sau, cô sống trong một dinh thự lớn, có nhiều gia nhân phục dịch, mua một vườn cây rất lớn ở ngoại thành. Người ta nói rằng nhờ cô mà thành Vesali trở nên phồn thịnh, sầm uất. Thời gian dần trôi. Cô tiếp tục nổi danh là kỹ nữ tài sắc vẹn toàn. Về sau này người ta còn ghi nhận cô là một nghệ nhân múa thiên tài và thổi sáo rất hay. Tương truyền rằng mỗi khi cô hát, chim họa mi đáp xuống mái nhà, ngưng hót, lắng nghe. Một hôm, khi nhìn vào gương, thấy vài nếp nhăn trên khoé mắt,cô suy nghĩ, “Các vương gia quí tộc say mê sắc đẹp của mình, còn đám nhà giàu vì mình tiêu tiền như nước cũng không tiếc. Vậy tại sao gần đây mình lo lắng điều gì đến nỗi có đêm không ngủ được? À phải rồi, bọn đàn ông sang trọng này chỉ say đắm vì sắc đẹp, Họ có thương yêu gì mình đâu! Với thời gian, nhan sắc tàn phai! Ai còn tới đây nữa và mình sẽ ra sao!” Đó là năm 484 trước Công nguyên. Cúng dường Đức Phật Trong chuyến hành trình cuối cùng, Đức Phật cùng chư tăng dừng chân cư trú tại vườn xoài rộng lớn của cô Ambapali. Trong số chư tăng cùng đi có 500 tỳ khưu trẻ tuổi mới xuất gia nên sự tinh tấn và chánh niệm còn yếu ớt. Đức Phật biết lần nầy thế nào nàng Ambapali cũng đến, nên Ngài chuẩn bị để các sư trẻ không thất niệm khi nhìn thấy sắc đẹp quyến rũ của cô. Sau khi nghỉ ngơi xong, Đức Phật cho gọi chư tăng lại, dạy rằng: “Này các thầy tỳ khưu, các thầy phải sống an trú trong chánh niệm và tỉnh giác. Đó là lời dạy của Ta cho các thầy. “Thế nào là tỳ khưu an trú trong chánh niệm? Này các thầy tỳ khưu, ở đây, tỳ khưu quán sát thân trong thân, tinh cần, tỉnh giác và chánh niệm để loại bỏ mọi tham ái và ưu phiền trong cõi đời. Tỳ khưu quán sát thọ trong thọ,... quán sát tâm trong tâm,... quán sát pháp trong pháp, tinh cần, tỉnh giác và chánh niệm để loại bỏ mọi tham ái và ưu phiền trong cõi đời. Như vậy, này các thầy tỳ khưu, là tỳ khưu chánh niệm. “Thế nào là tỳ khưu an trú trong chánh niệm? Này


thành Vesali, hướng về vườn xoài, đến chỗ xe có thể đi được. Rồi cô xuống xe đi bộ đến chỗ Thế Tôn. Cô nhìn thấy chư tăng đắp y vàng hoặc ngồi dưới các gốc cây, hoặc đi từng bước thong dong chậm rãi, thấp thoáng đó đây trong khu vườn rộng lớn. Cô đoán chắc đông lắm, nhưng yên tịnh và thanh thoát lạ thường. Có nhiều sư trông còn rất trẻ, và dường như không ai để ý đến người đẹp thành Vesali. Cô đứng lại khi nhìn thấy một vị sa môn ngồi kiết già dưới một gốc cây to, quanh đầu toả hào quang sáu màu, sáng lấp lánh, lúc đậm, lúc nhạt. Đúng là Thế Tôn đây rồi! Nàng Ambapali đi cúng dường Đức Phật

các thầy tỳ khưu, ở đây, Tỳ khưu tỉnh giác trong khi đi tới, đi lui. Tỳ khưu tỉnh giác khi nhìn tới và khi nhìn lui. Tỳ khưu tỉnh giác trong khi co tay hay duỗi tay. Tỳ khưu tỉnh giác khi mặc y tăng già lê và các y khác, và trong khi mang bát. Tỳ khưu tỉnh giác trong khi ăn, uống, nhai, nếm. Tỳ khưu tỉnh giác trong khi đại tiện, tiểu tiện. Tỳ khưu tỉnh giác trong khi đi, đứng, nằm, ngồi, ngủ, thức, nói năng và im lặng. Như vậy, này các thầy tỳ khưu, là tỳ khưu tỉnh giác. “Này các thầy tỳ khưu, các thầy phải sống an trú trong chánh niệm và tỉnh giác. Đó là lời dạy của ta cho các thầy.” Các tỳ khưu hoan hỉ, đảnh lễ, xong đi tìm những gốc cây, nơi trống trải thích hợp, thực hành những lời dạy của Đức Thế Tôn. Trong khi đó cô Ambapali biết tin nhưng chưa có ý muốn đi gặp Đức Phật. Một gia nhân thấy cô chủ gần đây có vẻ lo lắng điều chi, không còn ca múa vô tư như trước, nên thưa với cô: - “Dạ bẩm cô, hôm qua con thấy nhiều nhà quý tộc, và rất nhiều người dân trong thành lũ lượt đi ra Vườn Xoài của cô. Con hỏi họ có chuyện gì mà đi ra đó vậy. Họ nói họ đi chào mừng và đảnh lễ Đức Phật, người đang nghỉ ngơi trong vườn. Ngài trước đây là một Thái tử, đã từ bỏ ngai vàng, làm một Sa môn đi du phương tìm Sự Thật của cuộc đời. Cách đây nhiều năm, Ngài và vị Đại đức thị giả Ananda đã cứu dân Vesali thoát nạn thiên tai hạn hán và dịch tả.” Cô trở nên vui vẻ, phấn khởi, suy nghỉ, “Bậc Đạo Sư nghe nói đã lớn tuổi rồi, mình lại đang lo buồn, không đi đảnh lễ Ngài thì còn chần chờ đến lúc nào nữa. Hơn nữa, Ngài còn là Thầy của con trai mình.” Cô thúc hối gia nhân trang hoàng những cỗ xe thật lộng lẫy, gắn nhiều bông hoa đẹp, thơm ngát, chở nhiều lễ vật cúng dường. Còn cô đi tắm gội, mặc bộ y phục trắng kín đáo, đơn gỉản, không trang điểm. Cô tự mình leo lên chiếc xe đẹp nhứt. Cả đoàn xe rời

Cô cảm thấy, vừa hồi hộp vừa hoan hỉ, không còn nhớ mình là người đẹp tiếng tăm vang lừng, không nhớ mình là ai, không còn nhớ gì cả, ngoại trừ Đức Phật. Trong lòng cô giờ đây không còn gợn chút lo âu nào, cô cảm thấy mát mẻ và như đang được tắm mình trong môi trường ngập tràn tình thương bao la. Nước mắt cô trào ra như suối. Hạnh phúc tràn ngập trong tâm. Cô rụt rè đi chậm về hướng Đức Phật, từng bước một, quỳ gối, cúi người, úp mặt xuống đất. Ngài kêu cô ngồi xuống một bên. Trong lúc quan sát cô, Ngài suy nghĩ, “Người phụ nữ này sống trong thế gian, là người được các vua chúa, hoàng tử yêu chuộng. Vậy mà tâm cô điềm tĩnh, và bình an. Cô còn trẻ, giàu, vây quanh bởi các lạc thú trần gian. Vậy mà cô đắn đo suy nghĩ cẩn thận và tính tình rất kiên định. Người như vậy ít có. Phụ nữ ở vào hoàn cảnh như cô thường không phát triển về trí tuệ, mà lún sâu vào những việc phù phiếm, xa hoa, chưng diện, thọ dục... Còn cô, dầu sống trong cảnh giàu sang, nhung lụa, cô lại có được trí tuệ của một người vui thích tu hành, và có khả năng tiếp thu chân lý một cách hoàn toàn.” Khi cô ngồi xong, Thế Tôn bắt đầu thuyết pháp. Ngài giảng về tính vô thường, không bền vững của mọi vật, mọi hiện tượng dù lớn nhỏ, cao thấp. Chỉ vì dính mắc vào cái vô thường, cho là thường nên mới khổ. Ngài nói lên những lợi ích khi học và thực hành Giáo Pháp. Để tiến dần đến sự dứt khổ, người tại gia cư sĩ nên bố thí, giữ gìn năm giới và bát quan trai giới(2), làm trong sạch tâm ý (còn tiếp). 2. Bát quan trai giới: Đó là: 1) Không sát sanh. 2) Không trộm cắp. 3) Không hành dâm. 4) Không nói dối. 5) Không uống rượu và dùng các chất say. 6) Không ăn sái giờ (sau 12 giờ trưa). 7) Không tham gia múa hát, thổi kèn, đánh đàn, xem múa hát, nghe đàn, kèn, và không trang điểm, thoa vật thơm, dồi phấn và đeo tràng hoa. 8) Không nằm ngồi nơi quá cao, và xinh đẹp.

Tạp chí Phật giáo Nguyên thủy số 28 (tháng 3)

43


CHUØA THAÙP

PHO TÖÔÏNG CHAÊM COÅ

coù ñuû 32 dieäu töôùng cuûa Phaät

Theo Hà Hưng - Hoàng Minh (Báo Người Đưa Tin)

SỞ DĨ CÓ CÁC TƯỚNG NÀY LÀ BỞI TOÀN THÂN TƯỢNG ĐỒNG DƯƠNG CÓ SỨC TỎA ÁNH HÀO QUANG, CĂN CỨ THEO CHẤT LIỆU ĐỒNG ĐƯỢC ĐÚC THÀNH ĐÓ LÀ “KIM SẮC” HAY CÒN GỌI LÀ ÁNH SẮC VÀNG. BÊN CẠNH ĐÓ LÀ LÀN DA MỊN TRƠN

44

Tạp chí Phật giáo Nguyên thủy số 28 (tháng 3)


Đ

ược xem là một pho tượng đồng cổ và đẹp nhất của Đông Nam Á, tượng Đồng Dương được phát hiện ngay tại trung tâm văn hóa Chăm. Nó là kết quả của sự kết hợp nghệ thuật đúc đồng trác tuyệt và 32 diệu tướng đỉnh cao, thanh thoát của nhà Phật. Bức tượng được đưa đi triển lãm ở nhiều nước trên thế giới, nhằm giới thiệu với cộng đồng thế giới biết đến như một nét văn hóa đặc sắc của Việt Nam và đã có lần tượng Phật Đồng Dương được mua bảo hiểm tới 5 triệu USD khi đi triển lãm nước ngoài. Pho tượng Phật có mức bảo hiểm cao ngất ngưởng Tượng Đồng Dương được tìm thấy vào năm 1911. Vào thời Pháp thuộc một nhà khảo cổ người Pháp tên là Henri Parmentier. Ông tìm thấy pho tượng này ở vùng đất đầy nắng gió thuộc xã Bình Định, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam. Bức tượng sau đó được nhiều nhà nghiên cứu khẳng định xuất hiện vào khoảng Thế kỷ thứ III. Và nó được công nhận là bức tượng Phật bằng đồng cổ và đẹp nhất mang nhiều nét bí ẩn. Hiện nay, tượng Phật Đồng Dương được trưng bày ở Bảo tàng Lịch sử Việt Nam TP. Hồ Chí Minh, là một bức tượng của tinh hoa văn hóa Chăm Pa để lại. Tượng Đồng Dương hay còn gọi chính xác hơn là tượng Phật Thích Ca Mâu Ni cao 1,22m, là pho tượng nổi tiếng nhất của vương triều Đồng Dương và pho tượng có niên đại thế kỷ thứ III. Tượng tạc theo tư thế đứng đang thuyết pháp (Chuyển pháp luân) gốc từ Sanath (Lộc Uyển). Pho tượng Phật bằng đồng cổ này được làm hoàn toàn bằng một loại đồng thau, điểm đặc biệt là tượng không có phần bệ đỡ phía dưới như những pho tượng Phật khác. Tiến sĩ Bá Trung Phụ, trưởng phòng trưng bày Bảo tàng Lịch sử Việt Nam TP. HCM (ông là người Chăm, chuyên nghiên cứu về các nền văn hóa Chăm Pa) cho biết: "Chúng ta đối diện với hình tượng với một đức Phật bắt nguồn từ các dạ xoa nặng nề có trước đó. Tượng Phật

được các nghệ nhân khắc họa với khuôn mặt phúc hậu, đôi mắt sáng đang nhìn vào cõi xa xăm, muốn giải thoát con người khỏi dục vọng trần thế, với một tay tư thế chuyển pháp luân trong dáng điệu bắt ấn, một tay cầm áo cà sa phủ kín một vai, đôi chân đứng trên kệ sen”. Pho tượng có xuất xứ từ ngàn xưa được đánh giá cao, nên nó cũng được đi chu du khắp thế giới nhằm giới thiệu với cộng đồng thế giới về tinh hoa văn hóa dân tộc cũng như giao lưu các nền văn hóa với nhau. Ngay cả tại những nước có kho tàng cổ vật đồ sộ như Mỹ, Pháp, Áo, Bỉ, Nhật Bản, Hàn Quốc bức tượng vẫn thu hút được sự quan tâm đặc biệt của công chúng. Tự hào về bức tượng có một không hai này, tiến sĩ Phụ cho biết: “Ấn tượng nhất với tôi có thể nói là lần pho tượng triển lãm tại Bảo tàng Guimet ở Paris, Pháp nhân triển lãm cổ vật Đông Nam Á. Khi ký kết hợp đồng triển lãm, pho tượng được mua bảo hiểm với mức 5 triệu USD. Có thể nói đây là một bất ngờ lớn và cho đến nay đây là pho tượng đầu tiên và duy nhất có được mức bảo hiểm ngất ngưởng đến vậy. Điều này cũng cho thấy chất lượng cũng như giá trị lớn của pho tượng đồng cổ nhất Việt Nam này”. cổ

Bí ẩn 32 tướng của Phật trong tượng

Vào thời Pháp thuộc, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam TP. HCM có tên là Blanchard de la Brosse. Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, năm 1979 được đổi thành Bảo tàng Lịch sử Việt Nam TP. HCM. Hơn một phần tư thế kỷ hoạt động bảo tàng có hơn 25.000 hiện vật được trưng bày trong 10 kho bảo quản hiện vật, với diện tích 996m2. Hiện nay bảo tàng được mở rộng thêm và thay đổi cơ bản về nội dung hoạt động nhằm mở rộng thêm quy mô, đa dạng hiện vật để phục vụ công chúng. Trong đó kho trưng bày hiện vật của văn hóa Chăm Pa với đa dạng sản phẩm độc đáo về kiểu dáng, đa dạng về niên đại. Pho tượng cổ Đồng Dương được đặt ngay cửa chính của phòng, trong lồng kính khang trang và đây cũng là pho tượng đồng tương đối nguyên vẹn. Nhìn từ bề ngoài, pho tượng được đặt trên một chiếc bệ trong dáng đứng thuyết pháp.

Tạp chí Phật giáo Nguyên thủy số 28 (tháng 3)

45


Đôi bàn chân của tượng được gắn chặt vào bệ bằng những chiếc chốt. Trong đó, đôi bàn chân cũng thể hiện một tướng tốt đầu tiên của pho tượng, đó là “tam thập nhị tướng” (32 tướng) của Phật. Đó là một tướng tốt, mặt bàn chân sát với mặt đất không có một chút khe hở nào. Tiến sĩ Phụ cho biết: "Ngoài hai bàn chân thì hai tay, hai chân, hai mắt và giữa cổ (có khắc 3 ngấn chìm) gộp lại thành “7 chỗ đầy đặn” là tướng thứ 17 trong nhà Phật. Vai bên phải để trần tròn trịa, bóng và đẹp là tướng thứ 21. Gương mặt tượng hiền hậu thể hiện tướng thứ 25 với hai má phẳng và rộng, đúng theo kinh chép: Khi Phật mở miệng thuyết pháp làm tắt tất cả âm thanh của mọi loài trong rừng. Đây cũng chính là cái đức của nhà Phật mà tạo nên cái thần thế như vậy”. Theo tiến sĩ Phụ cùng các tài liệu của nhiều nhà nghiên cứu khác thì mọi biểu hiện về tướng của tượng Phật được khắc họa chủ yếu trên khuôn mặt. Điều độc đáo của tượng Phật này là mắt Phật Đồng Dương không nhắm hẳn lại, cũng không mở hết cỡ. Biểu hiện này rất nhân từ, như một Bậc chí tôn từ trên cao nhìn xuống, thể hiện diệu tướng thứ 29, là đôi mắt đẹp, thanh khiết như hai hòn ngọc. Giữa trán là tướng thứ 32 được gọi là “bạch hào”, đó là một vòng tròn biểu tượng của sự thanh khiết, vững bền. Theo tiến sĩ Phụ thì: "Các nghệ nhân Chăm Pa đã rất tinh tế khi thể hiện một tướng hết sức tôn nghiêm. Đó là trên đỉnh đầu của tượng với một cục u nổi lên giữa búi tóc cuộn quanh. Tướng này có hình tròn của một khối thịt tức là nhục, nổi cao như búi tóc tức là kế, gọi là nhục kế. Tướng này được hình thành qua nhiều kiếp do tu luyện, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, khai thông trí tuệ và nhân duyên ban tặng. Hào quang của Phật Thích ca đã phóng xuất từ đỉnh đầu đó trước khi đọc thần chú Lăng Nghiêm. Ngoài tượng Đồng Dương, nhiều pho tượng khác thể hiện tướng trên theo nhiều cách khác nhau như búi tóc có đính đá quý, kim cương để thể hiện cái chân tu của Phật”. Nhìn toàn diện bức tượng cân đối, hài hòa lại có thêm ba tướng khác nữa của Phật. Theo tài liệu nghiên cứu của Phật pháp thì đó là tướng thứ 14, 15 và 16. Sở dĩ có các tướng này là bởi toàn thân tượng Đồng Dương có sức tỏa ánh hào quang, căn cứ theo chất liệu

46

đồng được đúc thành đó là “kim sắc” hay còn gọi là ánh sắc vàng. Bên cạnh đó là làn da mịn trơn, bóng nhẩy như những cánh hoa sen đượm sương sớm, thanh khiết và mát mẻ đó là tướng thứ 16. Với tướng này ngụ ý, dù cho phong ba bão táp, bụi trần ai có dày đặc thì cũng không thể bám trụ trên thân kim sắc mịn trơn ấy. Đó là những tướng độc đáo nhất trong pho tượng, khiến cho nó càng độc đáo, huyền bí, cổ kính và ngày càng nổi tiếng trên thế giới. Tiến sĩ Bá Trung Phụ cho biết: "Hiện tại pho tượng cổ Đồng Dương được đặt tại bảo tàng để người dân và du khách đến tham quan chiêm ngưỡng. Trên thực tế từ khi được phát hiện cho đến nay pho tượng đã được đưa đi nhiều nước trên thế giới nên được nhiều người biết đến. Đối với những nước có nền văn hóa lớn, có những cuộc triển lãm liên quan đến văn hóa Chăm Pa họ đều tìm đến và ký hợp đồng mang đi triển lãm. Vì thế, đối với pho tượng này không cần phô trương mà luôn giữ cho nó phần huyền bí vốn có thì nhiều nước trên thế giới vẫn biết và tìm đến khi có nhu cầu”. Sự độc đáo của pho tượng Đồng Dương Tiến sĩ Phụ cho biết: "Mỗi lần triển lãm kéo dài thường là 6 tháng đến một năm và họ chịu trách nhiệm trưng bày, quản lý, mình chỉ dự ngày khai mạc. Một trong những kỷ niệm đáng nhớ khi tham gia triển lãm với tôi có lẽ là khi trưng bày ở Hàn Quốc. Tại đây họ rất thích xem về phong cách của tượng Đồng Dương vì nó mang đầy đủ những cái đẹp, bình dị của con người phàm tục. Họ giải thích rằng nếu so với các tượng Chăm Pa của các nước khác thì tượng của mình khác xa, ví dụ của Trung Quốc thì mặt tượng Phật thường bầu bĩnh, tròn trịa, còn tượng của người Thái thì mặt dài, người Campuchia thì mắt to. Đối với tượng Đồng Dương, tất cả những nét đẹp của trần tục hiện hữu trên mặt Phật, khuôn mặt trái xoan, mũi thẳng, mắt bình thường nên hình ảnh như gần gũi, gắn bó với con người hơn. Hơn nữa, nét văn hóa của người Chăm Pa ở Việt Nam đặc sắc và độc đáo, họ mang cái thần của nhà Phật đặt ở nghệ thuật đúc trác tuyệt và vì vậy có thể nói đây là nghệ thuật vị nghệ thuật”.

Tạp chí Phật giáo Nguyên thủy số 28 (tháng 3)


hoûi ñaùp

I Û O H

ÑAÙP TN Quang Kiến

HỎI: Tôi thấy có nhiều người đến chùa xin thầy cho quy y. Vậy quy y là gì? (Nguyen Huu Phuoc). TRẢ LỜI: Quy y là khi một người có đức tin vào giáo pháp và tự nguyện đến chùa xin được nương nhờ vào 3 ngôi Tam bảo là Phật, Pháp, Tăng và xin vâng giữ 5 giới của người cư sĩ. Sau khi thực hiện nghi thức quy y là thọ trì tam quy và ngũ giới thì người đó trở thành cận sự nam, cận sự nữ trong Phật giáo. Hình thức quy y cũng giống như một lời hứa của mình trước sự chứng minh của Tăng chúng là xin được nương tựa và làm theo những điều Phật, Pháp, Tăng chỉ dạy và thực hành không sát sanh, trộm cắp, tà dâm, nói dối, không uống các chất say.

HỎI: Xin cho tôi được hỏi là khi bắt đầu tìm hiểu về Phật giáo Nguyên Thuỷ thì tôi phải bắt đầu từ đâu và cần có những kiến thức cơ bản nào? (Cao Thanh Hòa) TRẢ LỜI: Là một cư sĩ khi mới bắt đầu tìm hiểu về PGNT thì bạn nên tìm hiểu về lịch sử của đức Phật, về việc truyền bá giáo pháp từ Ấn Độ sang Việt Nam. Vì đức Phật là con người thật, việc thật nên khi hiểu được lịch sử thì bạn sẽ hình dung ra được mình đang đi theo gương của ai. Sau đó, hãy tìm hiểu về những giá trị tư tưởng mà Ngài truyền dạy. Trước hết, bạn hãy tìm hiểu về giới luật dành cho cư sĩ, đến chùa thuộc hệ phái Theravada để tham dự những buổi sinh hoạt dành cho cư sĩ, nghe các vị sư thuyết pháp hay đọc những bài viết trên webside Phật giáo. Sau đó, thì tìm đọc những quyển sách ghi lại lời dạy của đức Phật như tạng Kinh, tạng Luật, tạng Abhidhamma. Tốt nhất là bạn nên trực tiếp đến chùa để học hỏi và trao đổi thêm. Chúc bạn thành công.

Tạp chí Phật giáo Nguyên thủy số 28 (tháng 3)

47


aåm thöïc döôïc thaûo

Nhöõng ñieàu neân traùnh sau böõa aên Theo webphunu.net

Trong vòng 1 tiếng đồng hồ sau khi ăn cơm xong, bạn tuyệt đối không nên làm những điều dưới đây để bảo vệ sức khỏe nhé.

1

. Tắm

Sau khi ăn cơm xong, dạ dày cần một lượng máu lớn để phục vụ cho hệ tiêu hóa hoạt động. Lúc này nếu bạn đi tắm ngay, lượng máu ấy sẽ chuyển bớt sang “phục vụ” cho hoạt động cơ thể. Điều này khiến chức năng tiêu hóa bị giảm sút, không tốt cho sức khỏe.

2

. Đi bộ

Đối với một số người, cứ ăn cơm xong là họ đi bộ. Nhưng thực tế, điều này rất không tốt cho sức khỏe vì khi đi bộ, cơ thể phải vận động nhiều, ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ các chất dinh dưỡng của hệ tiêu hóa.

3

. Hát Karaoke

Sau khi ăn xong, lượng thức ăn trong dạ dày tăng lên, thành dạ dày sẽ vì thế mà mỏng đi. Việc hò hét, hát karaoke sẽ khiến cho cơ hoành hạ thấp xuống, áp lực khoang bụng tăng lên, không tốt cho sức khỏe chút nào. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến bạn tiêu hóa kém, thậm chí có thể gây đau tức dạ dày.

4

. Lái xe

Như đã nói ở trên, dạ dày cần một lượng máu lớn để tiêu hóa thức ăn. Vì vậy, nếu lái xe, lượng máu ấy cũng phải chuyển bớt sang cho não bộ. Tuy nhiên, lượng máu cung cấp cho não bộ sau khi ăn cơm xong không nhiều như bình thường, điều này khiến cho việc lái xe dễ bị mất tập trung, không may có thể xảy ra tai nạn.

5

. Ăn hoa quả

Dạ dày cần 1 đến 2 tiếng để tiêu hóa hết toàn bộ thức ăn. Bởi vậy, nếu dạ dày lại phải tiếp đón

48

Tạp chí Phật giáo Nguyên thủy số 28 (tháng 3)

một loạt hoa quả khác, chắc chắn sẽ không tải nổi. Lượng hoa quả đưa vào sẽ bị chặn bởi số thức ăn trước đó. Điều này khiến cho hoa quả không được tiêu hóa tối đa như bình thường.

6

. Uống trà

Uống trà ngay sau khi ăn cơm sẽ làm loãng dịch vị dạ dày, ảnh hưởng đến việc tiêu hóa và hấp thụ các thành phần dinh dưỡng. Trong lá trà xanh có chứa axit tannic, sau khi ăn cơm xong uống trà, dạ dày chưa tiêu hóa hết protein đã phải tiếp nhận axit tannic từ trà xanh. Hai chất này kết hợp với nhau tạo thành kết tủa khó tiêu hóa, ảnh hưởng đến việc hấp thụ protein. Ngoài ra, trà xanh cũng cản trở sự hấp thụ sắt, lâu dài sẽ dẫn đến thiếu sắt trong cơ thể.

7

. Hút thuốc

Hút thuốc sau bữa ăn khiến cho các chất có hại trong thuốc lá dễ vào cơ thể hơn. Hút 1 điếu thuốc lá sau bữa ăn trúng lượng độc chất nhiều hơn tổng 10 điếu thuốc lá khi hút bình thường. Bởi sau khi ăn cơm, dạ dày và ruột co bóp mạnh, tuần hoàn máu nhanh. Lúc này khả năng cơ thể hít khói thuốc độc hại là cao nhất, chất độc hại trong thuốc dễ dàng đi vào cơ thể hơn bình thường, do đó sẽ càng làm tăng mức độ gây tổn hại đối với sức khỏe con người.

8

. Nới thắt lưng

Nới lỏng thắt lưng sau khi ăn no sẽ mang lại cảm giác thoải mái dễ chịu. Nhưng cũng chính vì thế mà nó mang lại không ít tai hại đâu nhé! Việc nới lỏng thắt lưng sẽ dẫn đến sự chảy xệ của nội tạng trong khoang bụng, dạ dày cũng theo đó mà xệ xuống. Tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến bệnh sa dạ dày.


theo doøng 40 naêm ngaøy coá Tröôûng laõo HT. Thích Tònh Khieát vieân tòch Nguyên An - Song Sang

S

áng 3-3-2013 (22 tháng Giêng năm Quý Tỵ), tại tổ đình Tường Vân (phường Thủy Xuân, TP. Huế), chư Tăng Ni trong sơn môn pháp phái Tường Vân đã trang nghiêm, trọng thể tổ chức Lễ tưởng niệm 40 năm ngày Đức Trưởng lão HT. Thích Tịnh Khiết, Đệ nhất Tăng thống GHPGVNTN viên tịch. Đến dâng hương đảnh lễ tưởng niệm có HT. Thích Đức Phương, Phó Pháp chủ HĐCM GHPGVN, Trưởng ban Trị sự tỉnh Thừa Thiên Huế; chư tôn giáo phẩm Ban Trị sự GHPGVN tỉnh, các huyện, thị xã, trú trì các tổ đình, tự viện, tịnh xá, tịnh thất, niệm Phật đường trong tỉnh nhà và các tỉnh, thành khác như TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Lâm Đồng, Nghệ An, Quảng Trị... Đức Trưởng lão HT. Thích Tịnh Khiết (1891-1973) thế danh Nguyễn Văn Kỉnh, sinh ngày 17 tháng 11 năm Tân Mão (nhằm ngày 17-12-1891) tại làng Dưỡng Mong, xã Phú Mỹ, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế. Năm 15 tuổi (Bính Ngọ 1906), ngài xuất gia với Tổ sư Thanh Thái Phước Chỉ (1858-1921), trụ trì chùa Tường Vân. Năm 19 tuổi (Canh Tuất 1910). Hòa thượng được đặc cách thọ Tỳ-kheo Bồ-tát giới tại Giới đàn chùa Phước Lâm ở Hội An, tỉnh Quảng Nam với pháp danh Trừng Thông, pháp tự Chơn Thường. Năm Canh Thân 1920 ngài đắc pháp, được bổn sư ban pháp hiệu Tịnh Khiết và năm Quý Dậu 1933 Hòa thượng đảm nhận chức vị trụ trì chùa Tường Vân. Năm Mậu Dần 1938, sau khi xây dựng xong chùa Hội quán Từ Đàm, An Nam Phật học Hội cung thỉnh ngài kiêm nhiệm trú trì và Chứng minh Đạo sư cho Hội. Năm Canh Thìn 1940, Sơn môn Tăng già Thừa Thiên cung thỉnh ngài làm Giám đốc Đạo hạnh cho Viện Cao đẳng Phật học tại chùa Báo Quốc.

Đức Trưởng lão HT. Thích Tịnh Khiết Đầu năm Tân Mão 1951, ngài chứng minh và chủ tọa Hội nghị thành lập Giáo hội Tăng già Trung Việt tại chùa Linh Quang, Huế. Năm Kỷ Hợi 1959, Đại hội kỳ III của Tổng hội Phật giáo Việt Nam họp tại chùa Ấn Quang, Sài Gòn, chư tôn đức đại biểu đồng cung thỉnh Hòa thượng đảm nhận ngôi vị Hội chủ. Những năm sau đó, những cuộc đàn áp, khủng bố liên tiếp xảy ra, nặng nề nhất là ở các tỉnh thuộc duyên hải miền Trung và cao nguyên Trung phần ngày càng nghiêm trọng, vào ngày 2-2 1962 (ngày 6-1-Nhâm Dần), Hòa thượng đã ký văn thư gởi Tổng thống Ngô Đình Diệm và Quốc hội Việt Nam Cộng hòa, với khuyến cáo “Tôi muốn tránh cho lịch sử dân tộc một chấm đen, đồng thời muốn ngăn ngừa một tai họa cho quốc gia, khi mà hàng Phật tử thấy cần bảo vệ đúng mức tôn giáo của mình!”. Trên cương vị lãnh đạo tối cao, bằng trí tuệ, tài năng và đức độ cao thâm của một bậc Tăng già ở tuổi 72, ngài đã dấn thân không mỏi mệt để dẫn dắt phong trào, vẫn luôn đồng cam cộng khổ cùng chư tôn đức Tăng Ni và Phật tử, lèo lái phong trào đến ngày thành tựu. Đầu năm Giáp Thìn 1964, Hội nghị của 11 giáo phái và hội đoàn Phật giáo tại Sài Gòn, ngài được Hội nghị cung cử lên ngôi vị Đệ nhất Tăng thống GHPGVNTN. Ngài viên tịch vào lúc 20 giờ 45 phút, ngày 23 tháng Giêng năm Quý Sửu (nhằm ngày 25-2-1973), trụ thế 82 tuổi đời và 63 hạ lạp.

Tạp chí Phật giáo Nguyên thủy số 28 (tháng 3)

49


Leã huùy kî laàn thöù 8 Ñöùc Ñeä nhò Phaùp chuû GHPGVN Cẩm Vân - BTV

T

ham dự lễ huý nhật có chư tôn đức giáo phẩm GHPGVN: HT. Thích Thanh Nhiễu, Phó Chủ tịch Thường trực HĐTS; HT. Thích Trí Quảng, Phó Chủ tịch HĐTS, Trưởng ban Phật giáo Quốc tế T.Ư; HT. Thích Thiện Nhơn, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký HĐTS; HT. Thích Gia Quang, Phó Chủ tịch HĐTS kiêm Trưởng ban thông tin Truyền thông T.Ư; HT. Thích Bảo Nghiêm, Phó Chủ tịch HĐTS kiêm Trưởng ban Hoằng pháp T.Ư, Trưởng BTS GHPGVN TP. Hà Nội, Pháp tử của cố Trưởng lão Hoà thượng; cùng chư tôn đức Hoà thượng, thượng toạ, Đại đức, Ni trưởng, Ni sư, Tăng Ni HĐTS GHPGVN, BTS GHPGVN TP. Hà Nội, BTS GHPGVN TP. HCM; BTS GHPGVN 14 Quận huyện, chư tôn đức trụ trì các tổ đình trong toàn thành phố Hà Nội và môn đồ Pháp quyến. Về phía quan khách có các đoàn đại diện Ban Tôn giáo Chính phủ, Bộ Công an, Ủy ban MTTQVN TP. Hà Nội; đại biểu các ban ngành Trung ương, Hà Nội, quận, phường sở tại và hàng trăm cư sĩ Phật tử cùng về tham dự. Đúng 9 giờ 30, Lễ tưởng niệm Giác linh Đức Đệ nhị Pháp chủ được trang nghiêm cử hành tại Tổ đường chùa Bồ Đề. HT. Thích Thiện Nhơn đã tuyên đọc tiểu sử của Đức Đệ nhị Pháp chủ. Chư tôn đức giáo phẩm cùng đại chúng dâng hương tưởng niệm trước Giác linh đài của cố Trưởng lão Hòa thượng. Đức Đệ nhị Pháp chủ Thích Tâm Tịch, thế danh Nguyễn Đình Khuê, pháp hiệu Như Sơn, sinh ngày 17 tháng 11 năm Ất Mão - 1915 tại phố Hội Bình, tỉnh Yên Bái. Nguyên quán tại làng Định Công - huyện Thanh Trì - Hà Nội; sinh trưởng trong một gia đình Nho giáo, làm nghề thủ công mỹ nghệ, thân phụ là cụ ông Nguyễn Đình Văn, thân mẫu là cụ bà Lê Thị Cúc. Ngài là con út trong gia đình có 6 anh chị em.

50

Tạp chí Phật giáo Nguyên thủy số 28 (tháng 3)

cố Đại lão HT. Thích Tâm Tịch.

Năm Ngài 4 tuổi, thân phụ qua đời và sau đó 10 năm thân mẫu cũng tạ thế. Năm 14 tuổi, khi đã học xong cấp tiểu học đương thời, Ngài tiếp tục vừa học chữ vừa học nghề dưới sự dạy dỗ, đùm bọc của người anh là nhà giáo Nguyễn Văn Kính. Do sẵn có thiện duyên từ bao đời với Phật pháp, nên trong thời kỳ đi học Ngài có xu hướng thiên về học Đạo nhiều hơn. Với tấm lòng đầy ngưỡng mộ đạo Phật, năm 16 tuổi, Ngài đã lặng lẽ từ biệt gia đình tìm đường xuất gia cầu đạo. Danh đức của Tổ Vĩnh Nghiêm - Thiền gia Pháp chủ Thích Thanh Hanh đã tác động mạnh mẽ, thôi thúc Ngài đến chiêm bái Tổ đình Quán Sứ, đỉnh lễ Tam bảo, bái kiến Tổ Vĩnh Nghiêm. Ngay lần gặp gỡ đầu tiên, được Tổ giáo huấn đôi điều diệu lý, tâm thức tỏ rạng, Ngài quyết một lòng thỉnh cầu Tổ chứng minh cho được xuất gia làm Tăng. Tổ nhận lời, giao cho Hòa thượng Thích Thái Hòa đưa về tỉnh Hà Nam, đỉnh lễ Đệ tứ Tổ Tế Xuyên - Bảo Khám Thích Doãn Hài và được Hòa thượng Thiện Bản - trụ trì chùa Cao Đà, xã Nhân Mỹ, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam làm thầy nghiệp sư thế phát, quy y. Tại Tổ đình Tế Xuyên, đời sống thiền môn, thanh bần lạc đạo, viễn ly trần thế, tịch nhàn phạm hạnh đã trở thành nếp quen thường nhật của Ngài. Khi tuổi đời vừa tròn 21, Ngài được thụ Thập giới Sa di do Hòa thượng Thích Doãn Hài làm Đàn đầu Hòa thượng. Sau thời gian tiến tu đạo hạnh, Ngài được Hòa thượng nghiệp sư cho đi nhập chúng cầu học Kinh, Luật, Luận với Tổ Tuệ Tạng - Đức Thượng thủ Tăng già toàn quốc tại chùa Quán Sứ, khởi đầu cho một thời kỳ dài tu tập, hóa đạo trên đất Thăng


Long - Hà Nội. Năm 1939, chùa Quán Sứ khai mở Đại giới đàn do Hòa thượng Thích Thanh Ất (Tổ Trung Hậu) làm Đàn đầu. Đây là giới đàn quy mô nhất của Phật giáo Bắc Kỳ bấy giờ. Giới tử phải nhập chúng lễ sám hối 21 ngày, sau đó trải qua thời kỳ khảo hạch để xếp thứ tự, Ngài được cử đứng đầu hàng giới tử Sa di cầu thụ Cụ túc giới. Với 25 tuổi đời, Ngài chính thức được dự vào hàng Tăng bảo. Từ đó, Ngài được thiện duyên theo hầu Tổ Tuệ Tạng và tham học Phật pháp tại các trường Phật học: Quán Sứ, Bồ Đề, Cao Phong… Trong học chúng và các khóa hạ bấy giờ, Ngài luôn được cử giữ chức Chánh Duy Na, nêu gương và hộ trì kỷ cương giới đức phạm hạnh cho đại chúng Tăng già noi gương lập chí tu hành.

Chư tôn giáo phẩm niêm hương tưởng niệm

Sau 14 năm cần mẫn tu học, hành trì phạm hạnh, tích lũy tâm đức của một Tỳ khưu, Ngài được chư Tôn đức đương thời thỉnh làm Giới sư rồi làm Hòa thượng Đàn đầu truyền trao giới pháp cho các thế hệ hậu học tại: - Đại giới đàn chùa Quán Sứ, Hà Nội năm 1953. - Đại giới đàn chùa Tế Xuyên, tỉnh Hà Nam năm 1955; - Đại giới đàn chùa Phật Ấn, thị xã Hà Đông - Hà Tây, năm 1957; - Đại giới đàn chùa Thần Quang, Hà Nội năm 1959; - Đại giới đàn chùa Bà Đá, Hà Nội năm 1976; - Đại giới đàn chùa Quán Sứ, Hà Nội năm 1978. Từ năm 1981, sau khi GHPGVN và Thành hội Phật giáo Hà Nội được thành lập đến năm 2001, mỗi năm sau ngày kiết hạ an cư, Thành hội Phật giáo Hà Nội đều tổ chức Đại giới đàn truyền giới cho Tăng Ni. Tất cả những Đại giới đàn này, Thành hội Phật giáo Hà Nội đều cung thỉnh Ngài làm Đàn đầu Hòa thượng, truyền trao giới pháp cho các giới tử. Ngoài cương vị là thầy Hòa thượng các giới đàn, Ngài đã truyền thụ Tam quy, Ngũ giới, Bồ tát giới cho hàng ngàn Phật tử thủ đô và các tỉnh, thành khác. Với đạo nghiệp sâu dày, Ngài đã từng được sơn môn, pháp phái thỉnh cử và Giáo hội Trung ương chỉ định trụ trì các chốn Tổ Già lam như: - Năm 1958, Đức Thượng thủ Tuệ Tạng chỉ định Ngài làm giám tự Tùng Lâm Quán Sứ. - Năm 1962, Đại lão Hòa thượng Thích Thiện Bản (Tổ Cao Đà) viên tịch, Ngài được chư Tôn đức sơn môn giao phó trọng trách trụ trì chùa Cao Đà Lý Nhân, tỉnh Hà Nam - khởi đầu sự nghiệp trụ trì,

Quý vị quan khách thắp hương tưởng niệm

hoằng hóa độ sinh. - Năm 1979, Hòa thượng Thích Trí Hải viên tịch, sơn môn thỉnh Ngài giữ chức vụ trụ trì Tổ đình Bồ Đề - Gia Lâm - Hà Nội. - Năm 1981, sau khi thành lập GHPGVN, Đức cố Đệ nhất Pháp chủ Thích Đức Nhuận chỉ định Ngài giữ chức Chánh trụ trì Tùng Lâm Quán Sứ - Trụ sở Trung ương GHPGVN. - Năm 1997, Đại lão Hòa thượng Thích Thông Ban, trưởng sơn môn viên tịch, Ngài nhận lãnh trách nhiệm Viện chủ Tổ đình Tế Xuyên - Bảo Khám, Lý Nhân, tỉnh Hà Nam. Đức Đệ nhị Pháp chủ đã thực hiện trách nhiệm Phật sự liên tục từ khi tuổi đời còn trung niên cho đến cao niên trưởng lão; chẳng những kham nhẫn các trọng trách trong Đạo mà còn cho Dân tộc và Xã hội: - Năm 1958, Hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất thành lập, Ngài được suy cử làm Uỷ viên Trung ương hội, đồng thời làm Uỷ viên Uỷ ban MTTQVN thành phố Hà Nội (từ năm 1958-1980). - Từ năm 1976 đến 1981, (xem tiếp trang 53)

Tạp chí Phật giáo Nguyên thủy số 28 (tháng 3)

51


Tröôøng Trung caáp Phaät hoïc TP. HCM toå chöùc leã Toáât nghieäâp Cao ñaúng khoùa V, Trung caáâp khoùa VII vaø Khai giaûng Cao ñaúng khoùa VI vaø Trung caáâp khoùa IX Quảng Hậu (thực hiện) HT. Từ Thông, Hiệu trưởng trường Trung cấp Phật học TP.HCM

S

áng 6-3, Trường Trung cấp Phật học TP. HCM (Q.9, TP. HCM) đã diễn ra lễ tốt nghiệp hệ Cao đẳng Phật học khóa V, Trung cấp Phật học khóa VII và khai giảng Cao đẳng Phật học khóa VI và Trung cấp Phật học khóa IX. Quang lâm chứng minh có: HT. Thích Viên Giác, Thường trực HĐCM; HT. Thích Giác Toàn, Phó chủ tịch HĐTS, Phó ban Giáo dục Tăng Ni T.Ư; HT. Thích Thiện Tâm, Phó Chủ tịch HĐTS, Phó BTS GHPGVN TP. HCM, Hiệu phó Trường TCPH TP. HCM; HT. Thích Thiện Pháp, Phó Tổng thư ký kiêm Chánh văn phòng 2 TƯ, Hiệu phó Trường TCPH TP. HCM; HT. Thích Từ Thông, Ủy viên HĐTS, Phó ban kiêm Trưởng ban Giáo dục Tăng Ni GHPGVN TP. HCM, Hiệu trưởng Trường TCPH TP. HCM; HT. Thích Thiện Tánh, Trưởng ban Kiểm soát T.Ư, Phó Thường trực BTS GHPGVN TP. HCM; HT. Thích Tịnh Hạnh, Ủy viên HĐTS, Phó ban kiêm Trưởng ban KT-TC GHPGVN TP. HCM; HT. Thích Minh Thông, ủy viên HĐTS, Trưởng ban Tăng sự GHPGVN TP. HCM; cùng chư tôn đức Tăng Ni lãnh đạo TƯGH; Ban trị sự GHPGVN TP. HCM; 24 Ban Trị sự quận, huyện cùng chư tôn đức Tăng Ni trụ trì các trú xứ, bổn sư, y chỉ sư và hơn 1.000 Tăng Ni sinh các khóa.

định học giúp cho Tăng Ni sinh có tâm hồn, ổn định không chao động; huệ học giúp Tăng Ni sinh thấy rõ được lý nhân quả từ đó hành động phù hợp với đạo đức và chân lý. Đây cũng là kết quả bước đầu xuất gia học Phật. Mà cụ thể là đào tạo cho Giáo hội và Thành hội Phật giáo những nhân tố tích cực góp phần trong công tác Phật sự hoằng dương Chánh pháp, lợi lạc chúng sanh ở hiện tại và mai sau. Theo báo cáo công tác đào tạo do HT. Thích Thiện Tâm, Hiệu phó trường cho biết: Với phương

Về phía chính quyền có ông: Lê Hồng Phúc, Phó Giám đốc Sở nội vụ kiêm Phó ban Tôn giáo TP. HCM; Trần Trung Tính, Phó Chủ tịch UBMTTQVN TP. HCM; Nguyễn Ngọc Phong, Trưởng ban Dân tộc - Tôn giáo UBMTTQVN TP. HCM; đại diện lãnh đạo chính quyền Q.9; phường sở tại và hơn 500 Phật tử tham dự. Đại lão Hòa thượng Hiệu trưởng trong phát biểu khai mạc, HT. Thích Thiện Pháp, Hiệu Phó Trường TCPH TP. HCM nhấn mạnh: Phật pháp thì vô biên, pháp môn thì vô lượng nhưng không ngoài ba môn “giới, định và huệ”. Giới học giúp Tăng Ni sinh đoạn trừ những điều ác và thành tựu mọi hạnh lành;

52

Tạp chí Phật giáo Nguyên thủy số 28 (tháng 3)

HT. Thích Thiện Pháp tặng lẵng hoa của Hòa thượng Phó Pháp chủ Thích Hiển Pháp


châm “duy tuệ thị nghiệp”, Ban giám hiệu và chư tôn đức giáo thọ sư thực hiện biên soạn giáo trình đào tạo rõ ràng, nghiêm túc, đúng quy định, đáp ứng nhu cầu dạy tốt học tốt nên khóa học vừa qua lớp cao đẳng có 356 Tăng Ni sinh tốt nghiệp, trung cấp có 421 Tăng Ni sinh tốt nghiệp. Thực hiện nghiêm túc chỉ thị của Ban trị sự GHPGVN TP.HCM về việc chiêu sinh khóa mới, hiện tại lớp cao đẳng khóa VI đã có 389 Tăng Ni sinh đăng ký, trung cấp Phật học khóa IX có 423 Tăng Ni sinh làm thủ tục nhập học. Tại buổi lễ, đại diện cho Tăng Ni sinh tốt nghiệp, Tăng sinh Thích Giác Viên đã thành kính tri ân đến hòa thượng hiệu trưởng, chư tôn đức Ban Giám hiệu và chư tôn đức giáo thọ sư, giảng sư đã lèo lái con thuyền kiến thức trong 4 năm qua. Để không cô phụ công ơn giáo dưỡng ấy, toàn thể Tăng Ni sinh sẽ tinh tấn tu và học cho thật tinh tấn để ngõ hầu đền đáp ân đức trong muôn một. Ban đạo từ cho buổi lễ, HT. Thích Giác Toàn đánh giá cao chất lượng đào tạo, cũng như phẩm hạnh cao quý của người xuất gia học Phật. Bên cạnh đó, Hòa thượng cũng nhắc nhở Tăng Ni sinh học chưa đủ cần phải đem những điều đã học ra ứng dụng và hành trì để có một kết quả an lạc trong đời sống hiện tại và chuyển hóa những khổ đau ngay ở đời này.

(tiếp theo trang 51) là Uỷ viên Thường trực Trung ương Hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất. - Năm 1984, Đức Đệ nhất Pháp chủ Thích Đức Nhuận tuyên chỉ Ngài giữ chức vụ Chánh Thư ký HĐCM GHPGVN. Cũng năm này, Ban Trị sự Thành hội Phật giáo Hà Nội đã cung thỉnh Ngài làm Trưởng ban Trị sự kiêm Trưởng ban Tăng sự cho đến tháng 9 năm 2002. - Tháng 11 năm 1992, tại Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ III, Ngài được Đại hội suy tôn làm Phó Pháp chủ kiêm Chánh Thư ký HĐCM GHPGVN. - Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ IV (nhiệm kỳ 1997-2002) cũng như Đại hội lần thứ V (nhiệm kỳ 2002-2007), tại Hà Nội, đã suy tôn Ngài lên ngôi vị Pháp chủ, giữ ngôi vị “Tùng lâm thạch trụ”của GHPGVN. Trân trọng những công đức cao quý Ngài đã đóng góp cho Đạo, cho Đời, Nhà nước đã trao tặng Ngài Huân chương Độc lập hạng Nhất; Uỷ ban Trung ương MTTQVN trao tặng Ngài Huy chương Vì sự nghiệp Đại đoàn kết toàn dân, v.v. Từ cuối năm 2001, thân tứ đại của Ngài luôn có bệnh duyên chi phối; khi bệnh duyên càng tăng thì Ngài cũng gia sức an trú nhiếp phục; càng an trú nhiếp phục, hành trạng Ngài càng trở nên bình dị, an nhiên vẳng lặng. Mỗi ngày, Ngài vẫn thường tịnh tam nghiệp, tay lần chuỗi bồ đề niệm Phật, giữ chính niệm chú tâm tỉnh giác trước sự mòn mỏi của huyễn thân tứ đại. Công đức hóa duyên viên mãn, Đức Đệ nhị Pháp chủ GHPGVN đã viên tịch lúc 14 giờ 30 phút ngày 6 tháng 3 năm 2005 (nhằm ngày 26 tháng Giêng năm Ất Dậu), trụ thế 91 năm, trì Đại giới 66 năm.

Giáo thọ sư Trường TCPH TP. HCM nhận bằng công đức

HT. Thích Thiện Tâm trao bằng tốt nghiệp cho Tăng sinh

Suốt cuộc đời tu hành và hóa đạo, Đức Đệ nhị Pháp chủ luôn thể hiện tâm đức của người con Phật “xuất trần thượng sĩ” hành trì “Giới - Định - Tuệ”, phụng sự “Đạo pháp - Dân tộc”.

Bảo tháp của Đức Đệ nhị Pháp chủ

Tạp chí Phật giáo Nguyên thủy số 28 (tháng 3)

53


Töôûng nieäm 59 naêm Toå sö Minh Ñaêng Quang vaéng boùng Vũ Giang - Bảo Toàn

Chư tôn đức quang lâm và an tọa

B

uổi lễ có sự chứng minh của chư tôn đức Tăng thuộc Giáo đoàn 4: HT. Thích Giác Tường, thành viên HĐCM GHPGVN, đạo sư hệ phái; HT. Thích Giác Phúc, thành viên HĐCM GHPGVN, Trưởng Giáo đoàn 4; HT. Thích Giác Toàn, Phó Chủ tịch HĐTS, trụ trì Tịnh xá Trung Tâm, Trưởng ban Tổ chức lễ. Ngoài ra, còn có sự tham dự của chư tôn đức Tăng Ni hệ phái Khất sĩ thuộc Giáo đoàn 4 và hơn 2.000 Phật tử các nơi vân tập về. Sau nghi thức dâng hoa cúng dường, HT. Thích Giác Toàn đã cung tuyên tiểu sử của Tổ sư Minh Đăng Quang. Tổ sư Minh Đăng Quang thế danh Nguyễn Thành Đạt, tự Lý Huờn, sinh năm 1923, tại làng Phú Hậu, tổng Bình Phú, quận Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long. Năm 15 tuổi, ngài xin phép thân phụ qua xứ Chùa Tháp Nam Vang để tầm sư học đạo. Cuối năm 1941, ngài về lại Sài Gòn, sau đó vâng lời thân phụ lập gia đình năm 1942. Một năm sau, người bạn đời và đứa con thơ đều thọ bệnh rồi lần lượt qua đời. Vào năm 1943, một lần nữa ngài xin phép thân phụ lên vùng núi Thất Sơn, ẩn tu tròn một năm. Trong năm 1944, ngài đến đầu gành Mũi Nai, Hà Tiên an trú thiền định 7 ngày đêm và chính nơi đây ngài ngộ được ý pháp: "Thuyền Bát Nhã ngược dòng đời cứu độ chúng sinh". Từ đó ngài lên đường hành cước giáo hóa theo hạnh "Một bát cơm ngàn nhà...". Một hôm, trên đường vân du hóa đạo có một thiện

54

Tạp chí Phật giáo Nguyên thủy số 28 (tháng 3)

nam cảm phục đạo phong cao khiết và cốt cách đoan nghiêm nên thỉnh ngài về giáo hóa ở Linh Bửu tự, làng Phú Mỹ, tỉnh Mỹ Tho. Trong 3 năm (1944-1947), buổi sáng Ngài đi khất thực, đến trưa Ngài thọ trai, buổi chiều ngài giáo hóa, buổi tối ngài tham thiền nhập định, nêu một tấm gương sáng về đời sống phạm hạnh thanh tịnh, y theo truyền thống của Phật - Tăng thời Chánh pháp. Đầu năm 1947, Ngài rời Linh Bửu tự, quyết tâm thực hiện tâm nguyện "Nối truyền Thích Ca chánh pháp - Đạo Phật Khất sĩ Việt Nam". Từ Phú Mỹ, ngài đi khắp nơi để giáo hóa như Long An, Mỹ Tho, Gò Công, Bến Tre, Thủ Thừa, Phú Lâm, Chợ Lớn, Sài Gòn, Gia Định, Tây Ninh, Bình Dương, Bà Rịa, Vũng Tàu... sau đó là khắp các tỉnh miền Tây, đồng bằng Nam Bộ. Sau tám năm tiếp Tăng độ chúng, khuyên tu khuyến thiện, giáo hóa bá tánh cư gia không một ngày dừng nghỉ, vào ngày mùng 1 tháng 2 năm Giáp Ngọ (1954), trên đường hành đạo từ Sa Đéc xuống Cần Thơ, khi đi ngang qua thị trấn Cái Vồn (nay là huyện Bình Minh) thì ngài đã hoan hỷ đi vào "lửa nạn", vui trả nghiệp quả trong nhiều đời kiếp luân hồi. Đã 59 năm qua (1954-2013), trong thời gian giáo hóa, ngài có soạn ra bộ Chơn lý gồm 69 quyển và tập Bồ-tát giáo. Hai tác phẩm pháp bảo cao quý còn lại này chứa đựng những tư tưởng đặc thù phát xuất từ suối nguồn tự chứng tự ngộ của bản thân, dựa trên nền tảng Tam vô lậu học (Giới - Định - Tuệ) của đạo Phật. Ban đạo từ tại buổi lễ, HT. Thích Giác Tường nhắc lại tấm gương đạo hạnh của Tổ sư Minh Đăng Quang để khuyên chư tôn đức Tăng Ni và hàng Phật tử tích cực tu dưỡng phẩm hạnh trong cuộc sống: "Mỗi người phải biết học chữ, mỗi người phải biết giữ giới, mỗi người phải biết tránh ác, mỗi người phải biết (học đạo) làm thiện”. Đó là nét đẹp mà chư vị Tổ sư tiền hiền đã đóng góp cho "Đạo pháp và Dân tộc" . Được biết, lễ kỷ niệm 60 năm ngày vắng bóng của Tổ sư Minh Đăng Quang vào năm 2014 sẽ được tiến hành trang nghiêm tại Pháp viện Minh Đăng Quang (Q.2, TP. HCM) đang được hoàn thành để tổ chức.


Hoïp maët taân nieân naêm 2013 cuûa Taïp chí Phaät giaùo Nguyeân Thuûy Minh Hà

Chuøa Phoå Minh thöôøng xuyeân toå chöùc töø thieän CTV

V

ừa qua, vào ngày 2-3-2013, tại tòa soạn Tạp chí Phật giáo Nguyên Thủy đã có buổi họp mặt tân niên Quý Tỵ giữa Ban Biên tập với các phòng ban và cộng tác viên. Tổng Biên tập là HT. Thiện Tâm, Phó Tổng Biên tập là TT. Bửu Chánh và ĐĐ. Thiện Minh. Các phòng ban trực thuộc gồm có phòng Tài vụ, ban Vi tính, ban Từ thiện, tổ phóng viên, và các cộng tác viên trong các chuyên mục. Tạp chí Phật giáo Nguyên Thủy là cơ quan ngôn luận của GHPGVN. Tạp chí ra đời được hơn 2 năm, phát hành được 27 số, là 1 trong 4 Tạp chí hoạt động trong lĩnh vực Phật giáo. Trong các số báo đều đăng tải những hoạt động Phật giáo trong cả nước, những bài viết chuyên môn trong kinh điển, những chuyên mục về sức khỏe, phản ánh được cuộc sống con người và xã hội, những bài viết về lịch sử, những mảng văn thơ.v.v… Trong buổi họp mặt, các vị trưởng phòng báo cáo tình hình hoạt động trong năm vừa qua. HT. Thiện Tâm – Tổng Biên tập đã có những phát biểu nêu lên các ưu khuyết điểm của Tạp chí, thẳng thắn phê bình những sai sót và khuyến khích, khen ngợi những hoạt động tốt. Đồng thời, ngài cũng đưa ra những chỉ đạo cho hướng hoạt động sắp tới nhằm xây dựng Tạp chí Phật giáo Nguyên Thủy trở thành một Tạp chí có chuyên môn cao, nội dung phong phú và đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu Phật pháp cho người đọc. Được biết, chi phí hoạt động của Tạp chí phần lớn dựa vào sự đóng góp của các Phật tử. Với tiêu chí hoạt động để tuyên truyền giáo pháp chứ không vì lợi nhuận nên Tạp chí in ra chủ yếu là biếu tặng đến các độc giả. Ban Biên tập hy vọng rằng trong những năm tới, Tạp chí sẽ tiếp tục nhận được sự ủng hộ của quý độc giả để Tạp chí ngày càng phát triển đi lên.

Phát quà cho trẻ em tại chùa Phổ Minh

HT Thiện Tâm phát quà tại Huế

C

hùa Phổ Minh, tọa lạc số 2 đường Thiên Hộ Dương, Phường 1, Q. Gò Vấp, TP. HCM do Hòa thượng Thích Thiện Tâm làm Trụ trì. Trong năm 2012 vừa qua, Chùa tổ chức nhiều chuyến Từ thiện như: Tặng học bổng và Vi tính ở Huế, phát quà cho đồng bào nghèo, tặng quà cho học sinh nghèo, gia đình có hoàn cảnh khó khăn, tài trợ cho các sinh viên nghèo Lào và Campuchia, ủng hộ từ thiện địa phương, Xây nhà Đại đoàn kết, xây dựng cầu Nông Thôn v.v.. Tổng trị giá cho các công tác từ thiện là 733.400.000 đồng. Đầu năm 2013, chùa Phổ Minh tiếp tục phát triển từ thiện không ngừng qua các công tác như: Phát quà tại chùa, phát quà tại TP. Huế, trao học bổng cho học sinh nghèo, gia đình chánh sách, phát quà cho đồng bào nghèo, ủng hộ hội Việt Nam Campuchia Trung ương tại Hà Nội, ủng hộ cho P.1, Q. Gò Vấp, ủng hộ Quỹ Khuyết học tại Huế, xây nhà thánh phường Thủy Phương. Tổng trị giá cho các chuyến từ thiện trên 310.000.000 đồng.

Tạp chí Phật giáo Nguyên thủy số 28 (tháng 3)

55


ÑAÏI LEÃ RAÈM THAÙNG GIEÂNG - MAGHAPUJA CTV

Phaùi ñoaøn Phaät giaùo Vieät Nam tham döï leã Hoûa taùng cöïu Hoaøng Vöông Quoác Campuchia Shihanouk theo giaohoiphatgiaovietnam.vn

Chương trình đố vui học đạo do các vị Sadi đảm trách tại chùa Pháp Quang đêm đầu đà.

H

ằng năm cứ đến Rằm tháng Giêng Phật giáo Nam tông trên thế giới cử hành Đại lễ Rằm tháng Giêng có hai nội dung chính: Đại hội Thánh Tăng gồm có 1250 vị Thiện lai Tỳ Khưu – Ehi Bhikkhu. Trong đại hội này, đức Phật chuẩn y ngày lễ Phát lồ - Bố tát (Uposattha) cho Chư vị Tỳ khưu tăng thực hiện vào ngày 15 và 30 hằng tháng, đồng thời đức Phật trùng tuyên 3 câu kệ ngôn quan trọng trong giáo pháp của đức Phật trong quá khứ và tương lai đã và đang trùng tuyên như vậy, làm nền tảng chính cho sự tu hành. Ba câu kệ ngôn đó là: - Kham nhẫn là khổ hạnh tối thượng, Chư phật thuyết Níp bàn là tối thượng, làm tổn thương người khác không phải là bậc xuất gia, hành hạ người khác không phải là Sa môn - Không làm các điều ác, Thành tựu các việc lành, thanh lọc tâm của mình, đây là giáo huấn chư Phật. Không chê bai, tổn hại, thu thúc trong giới bổn, thọ dụng có tiết độ. Nội dung thứ hai, ngày rằm tháng giêng là ngày đức Phật tuyên hứa và khẳng định với Ma vương 3 tháng nữa sẽ Níp bàn. Để tưởng niệm hai sự kiện trọng đại trên, Tăng tín đồ Phật giáo Nguyên thủy - Nam Tông Việt Nam, các chùa như Bửu Quang, Phổ Minh, Kỳ Viên, Bửu Long, Pháp Quang v.v… tổ chức lễ đặt bát hội để Phật tử gieo duyên lành trong Phật pháp. Buổi tối, Tăng Ni và Phật tử thức suốt đêm Đầu đà ngăn oai nghi nằm để cúng dường chư Phật bằng cách giảng pháp, nghe pháp, hành thiền, chiêm bái xá lợi, đố vui Phật pháp v.v…

56

Tạp chí Phật giáo Nguyên thủy số 28 (tháng 3)

Khói bốc lên từ khu hỏa táng thi hài của cựu Quốc vương Campuchia Norodom Sihanouk.

N

gày 4 tháng 02 năm 2013, tại Thủ đô Phôm Pênh - Vương quốc Campuchia, Ủy ban tổ chức lễ tang cố cựu Hoàng Shihanouk băng hà ngày 15 tháng 10 năm 2012, đã long trọng cử hành lễ hỏa táng sau 3 tháng nhục thân kim quan ngài được tôn trí tại hoàng cung và một tuần lễ sau cùng ngoài cung điện để dân chúng cả nước chiêm bái. Lễ hỏa táng dưới sự chủ lễ tối cao của đức Tăng thống Tep Vong và Tăng thống Bour Kry đại diện cho hai hệ phái chính của Phật giáo Vương quốc Campuchia và hàng ngàn chư tăng đọc kinh cầu nguyện. Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã cử Hòa thượng Thích Thiện Tâm - Phó chủ tịch HĐTS. GHPGVN, Phó ban Phật giáo Quốc tế Trung ương, Tổng Biên tập Tạp chí Phật giáo Nguyên Thủy, Phó Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nam - Campuchia cùng chư tăng Phật giáo Nam Tông Việt Nam đang tu học tại Thủ đô Phnôm Pênh tham dự.


Leã ñaët Baùt Hoäi vaø Leã Töôûng nieäm Lieät só Traàn Vaên Ñeøo

Chuøa Chandaransì baøn giao nhaø tình thöông Admin

CTV

N

gày mùng 5 tháng giêng năm 2013, tại Thiền viện Thiện Minh, xã Bình Hòa Phước, Huyện Long Hồ, Tỉnh Vĩnh Long, Ban tổ chức long trọng cử hành lễ tưởng niệm 13 năm ngày mất của Liệt sĩ Trần Văn Đèo (cậu Năm Đại đức Thiện Minh). Đến tham dự có Thượng tọa Sơn Ngọc Huynh Ủy viên HĐTS. GHPGVN, Phó ban Trị sự Phật giáo tỉnh Vĩnh Long, Thượng tọa Giác Sơn, Ủy viên Hội đồng Trị sự GHPGVN, Ủy viên Ban trị sự Phật giáo tỉnh Vĩnh Long, Thượng tọa Giác Giới, Giảng viên Học viện Phật giáo Việt Nam, Trụ trì Tổ đình chùa Viên Giác, Thượng tọa Thích Thiện Tâm, Chánh đại diện Phật giáo huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long, Thượng tọa Thích Minh Đạt Phó ban Đại diện Phật giáo huyện Vũng Liêm, Trụ trì chùa Bửu An và hơn 100 Tăng Ni và khoảng 1000 Phật tử các tỉnh thành về tham dự. Về phía chánh quyền có ông Tống Phước Trung, Chủ tịch xã Bình Hòa Phước và phái đoàn đồng tham dự. Trong buổi lễ, Đại đức Tiến sĩ Thiện Minh đọc tóm tắt tiểu sử của Liệt sĩ Trần Văn Đèo, Thượng tọa Sơn Ngọc Huynh truyền giới, Thượng tọa Thích Thiện Tâm ban đạo từ, Thượng tọa Giác Giới giảng pháp, Thượng tọa Giác Sơn khai kinh tưởng niệm. Sau buổi lễ tưởng niệm, Chư tăng ni cử hành nghi thức khất thực, phật tử cúng dường một cách trang nghiêm. Buổi lễ kết thúc lúc 12 giờ trong niềm hoan hỷ của tứ chúng.

S

áng 18-1-2013 chùa Chandaransì quận 3 và Cty TNHH-DVTM Hân Hân kết hợp với UBND xã Tân Lập tiến hành bàn giao 2 căn nhà tình thương cho các hộ nghèo trước thềm năm mới trên địa bàn ấp Cây Sao, xã Tân Lập, huyện Tân Thạnh, tỉnh Long An. Tham dự lễ bàn giao có: TT. Danh Lung - Ủy viên HĐTS, phụ trách Phật giáo Nam tông Khmer miền Đông Nam bộ, Phó ban Văn hóa TW. GHPGVN, Trụ trì chùa Chandaransì, phường 7, quận 3, TP. HCM; đại diện nhà tài trợ có Phật tử Nguyễn Tiến Phú - Giám đốc Cty TNHH-DVTM Hân Hân, phường 7, quận Tân Bình. Về phía chính quyền có ông Trần Minh Nghĩa - Phó Chủ tịch UBND xã Tân Thạnh; ông Nguyễn Mạnh Cang - Phó Chủ tịch HĐND xã Tân Lập cùng đại diện Mặt trận, đoàn thể xã Tân Lập và đồng bào địa phương. Sau hơn 1 tháng xây dựng đến nay 2 căn nhà trên đã hoàn tất với tổng kinh phí là: 72 triệu đồng, trong đó TT. Danh Lung cùng các mạnh thường quân đóng góp 56 triệu đồng và phần quà, còn lại do gia đình hỗ trợ. Được biết 2 gia đình trên đời sống rất khó khăn thuộc diện xóa đói giảm nghèo của địa phương. Đặc biệt bà Nguyễn Thị Loan đang bệnh nặng và có con trai nhỏ cùng ngụ tại số nhà 266 ấp Cây Sao, xã Tân Lập, huyện Tân Thạnh, tỉnh Long An.

Tạp chí Phật giáo Nguyên thủy số 28 (tháng 3)

57


Thieàn sö Jatila höôùng daãn thieàn Töù Nieäm Xöù 40 ngaøy taïi Thieàn vieän Phöôùc Sôn Thienvienphuocson.net

TT. Bửu Chánh và chư Tăng, Ni cùng Thiền sư quang lâm chánh điện.

thiền trong thời gian 40 ngày có được những thành tựu tốt đẹp và kính chúc Thiền sư thân tâm được an lạc.” Thiền sư Jatila cũng có vài lời với chư Tăng, Ni, Phật tử và hành giả Việt Nam: "Đây là lần thứ hai tôi được gặp lại sư Bửu Chánh, chư Tăng, Ni, quý cô Tu nữ và hành giả Việt Nam. Tôi vừa hướng dẫn xong một khóa tu ở Lào, kết thúc vào ngày 25/02 nhưng từ 25 đến 28/02 rất tiếc là không có một chuyến bay nào nên tôi phải chọn con đường đi xe, qua biên giới Đà Nẵng và đáp chuyến bay từ Đà Nẵng về đến TP. HCM để đến với quý vị ngày hôm nay. Tôi nhận thấy rằng các thiền sinh Việt Nam rất tinh tấn tu tập. Nhiều thiền sinh Việt Nam đã tu tập tại thiền viện của tôi ở Miến đã hành thiền tích cực trong cả năm trời. Vì vậy, tôi muốn có mặt ở đây để giúp đỡ khóa tu này trong vòng 40 ngày. Tôi sẽ cố gắng giúp đỡ, trợ duyên tích cực cho quý vị để có thể có được những thành tựu tốt đẹp trong việc thực hành giáo pháp trong những ngày sắp tới.

T

ối ngày 28/02, đại diện chư Tăng, Ni, Tu nữ và Phật tử đã vân tập về chánh điện để chào đón Thiền sư Jatila (Myanmar) đến thiền viện Phước Sơn để bắt đầu hướng dẫn cho 04 khóa thiền Tứ Niệm Xứ, mỗi khóa 10 ngày, từ 01/03 đến 10/04/2013. Do chuyến bay từ Đà Nẵng đến TP. HCM bị đình lại, Thiền sư đã đến thiền viện vào lúc 9g30 tối (trễ hơn dự kiến 1giờ 30 phút). Thay mặt chư Tăng, Ni, Tu nữ và Phật tử, Thượng tọa Bửu Chánh, trụ trì thiền viện chào mừng Thiền sư đến thiền viện: “Chúng tôi vô cùng hoan hỷ được đón tiếp Thiền sư một lần nữa lại đến thiền viện Phước Sơn để hướng dẫn khóa thiền Tứ niệm xứ 40 ngày cho chư Tăng, Ni và Phật tử Việt Nam. Một chặng đường dài của Thiền sư từ Lào, qua Đà Nẵng, sau đó đến Tân Sơn Nhất rồi đến Phước Sơn, Thiền sư có lẽ cũng rất mệt, tuy nhiên Thiền sư đã cho biết là không có vấn đề gì khi có dịp gặp lại quý Tăng, Ni, Phật tử và Thiền sinh ở đây. Chúng tôi rất mừng vì sức khỏe của Thiền sư rất tốt để có thể giúp cho khóa thiền tại thiền viện Phước Sơn được hoàn thành viên mãn. Chúng tôi xin thay mặt chư Tăng, Ni, Phật tử và thiền sinh nhiệt liệt chào mừng Thiền sư đến thiền viện Phước Sơn. Rất mong Thiền sư từ bi và hoan hỷ hướng dẫn cho Tăng, Ni, Phật tử tham dự khóa

58

Tạp chí Phật giáo Nguyên thủy số 28 (tháng 3)

TT. Bửu Chánh thay mặt chư Tăng, Ni, Tu nữ và hành giả chào mừng Thiền sư đến Thiền viện.

Thiền sư Jatila có vài lời với chư Tăng, Ni, Tu nữ và hành giả Việt Nam tại Thiền viện Phước Sơn.


Phaät töû chuøa Baùt Chaùnh Ñaïo thaêm vaø taëng quaø taïi Trung taâm Nhaân ñaïo Queâ Höông Một nồi lớn soup cua nhân ái cho bữa ăn của các cô nhi và khuyết tật tại Trung tâm Nhân đạo Quê Hương do đoàn Phật tử chùa Bát Chánh Đạo (Q. Thủ Đức) và Dịch vụ Nấu ăn Lành Nguyên (chợ Búng, Thuận An, Bình Dương) ủng hộ giúp các em.

S

áng ngày 04 tháng 03 năm 2013 đoàn Phật tử Turku Phan Lan (chùa Bát Chánh Đạo, Q. Thủ Đức) do Đại đức Phước Định trụ trì làm Trưởng đoàn và dịch vụ nấu ăn Lành Nguyên (3/1 KP. Thạnh Bình, P. An Thạnh, Thuận An, Bình Dương) đã đến thăm và hỗ trợ cho các em cô nhi và khuyết tật Trung tâm Nhân đạo Quê Hương

Huỳnh Tiểu Hương Trung tâm Nhân đạo Quê Hương

cô nhi và khuyết tật tại trung tâm thì được sự tận tình giúp đỡ của quý ân nhân có tấm lòng nhân ái, tương thân tương trợ đã đến đóng góp tình thương yêu và giúp đỡ ủng hộ Trung tâm. Trung tâm Nhân đạo Quê Hương kính chúc quý phật tử đoàn Phật tử chùa Bát Chánh Đạo (Q. Thủ Đức) và Dịch vụ nấu ăn Lành Nguyên dồi dào sức khoẻ và luôn sát cánh đồng hành cùng Trung tâm Nhân đạo Quê Hương trong việc nuôi dạy trẻ em cô nhi và khuyết tật có hoàn cảnh kém may mắn.

Những phần quà ý nghĩa của đoàn Phật tử chùa Bát Chánh Đạo (Q. Thủ Đức): 1) 400 phần soup cua cho bữa ăn nhân ái đến các em cô nhi và khuyết tật. 2) 2.000.000 đồng ủng hộ giúp các cháu cải thiện được cuộc sống tốt hơn. 3) 05 thùng bánh kẹo. Trong lúc Trung tâm Nhân đạo Quê Hương đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc thiếu hụt kinh phí và nhu cầu thực phẩm ăn uống cho 329 em Đại diện Trung tâm Nhân đạo Quê Hương gửi lời tri ân sâu sắc đến quý ân nhân đoàn Phật tử Turku Phan Lan (chùa Bát Chánh Đạo, Q.Thủ Đức).

Niềm vui sướng khi trao tình yêu thương đến các cháu cô nhi của quý ân nhân đoàn Phật tử chùa Bát Chánh Đạo.

Nhân dịp lễ cúng giỗ giáp năm của cụ Dương Thị Bằng PD Diệu Diệu Bằng ngày 16/2 âl năm Quý Tỵ - 2013. Ban Biên tập Tạp chí PGNT xin thành tâm cầu nguyện đến hương linh của cụ được cao đăng Phật quốc. Đồng thời kính chúc cô Dương Thị Nhã (con gái cụ Dương Thị Bằng) – Giám đốc KDL Vườn Xoài cùng gia quyến Vạn sự Kiết tường như ý.

Tạp chí Phật giáo Nguyên thủy số 28 (tháng 3)

59


Danh Saùch UÛng Hoä Taïp Chí PGNT Soá 28 01

Thích Ca Phật Đài

100 quyển

20

Tăng Ni - Phật tử chùa Bửu Quang

100 quyển

02

BS. Phạm Lê An

50 quyển

21

Cô Mai

10 quyển

03

GĐ Trần Lê Khanh, (Pd. Ngọc Quý)

10 quyển

22

Cô Mười Trang

10 quyển

04

GĐ Tịnh Quý

10 quyển

05

PT Nguyễn Phương Quỳnh

05 quyển

23

PT TV Thiện Minh - Vĩnh Long

05 quyển

06

PT Nguyễn Viết Khôi

05 quyển

24

Chùa Đức Hòa - Hà Nội

05 quyển

25

GĐ Đăng Phước

05 quyển

26

Chùa Thanh Long - Bình Dương

10 quyển

27

Chú Hội cô Lài

30 quyển

28

GĐ Trí Thọ

25 quyển

07

PT Nguyễn Thị Thúy Hằng

10 quyển

08

Cụ bà Huệ Hương

05 quyển

09

PT Trần Vũ Gia Hân

05 quyển

10

PT Trần Vũ Gia Phúc

05 quyển

11

GĐ Nhan Lương, (Pd. Diệu Tâm)

20 quyển

12

PT Ngọc Trang Mai

10 quyển

13

Sư Giác Khoan - PV Thánh Sơn

50 quyển

14

Lê Thị Thùy Hương

50 quyển

15

Huỳnh Thị Mẫn

50 quyển

16

GĐ Nguyễn Ngọc Anh Thy

10 quyển

17

GĐ TN Quang Lộc - Hà Thế Hưng

100 quyển

18

Đạo tràng Giác Bảo Hoa

50 quyển

37

GĐ Phạm Minh Hùng

05 quyển

19

PT Thiền viện Bồ Đề - Vũng Tàu

100 quyển

38

Sư Siêu Đại

10 quyển

29

GĐ Thiện Trí - Như Hạnh

10 quyển

30

GĐ Đỗ Đặng

10 quyển

31

Huỳnh Thị Thanh Hiền

25 quyển

32

Nguyễn Thị Tú Anh

10 quyển

33

Chùa Đại Lộc - Ấn Độ

05 quyển

34

Sư Thiện Hoàng

02 quyển

35

GĐ Huỳnh Khả Lân

05 quyển

36

GĐ Nguyễn Thanh Điềm

25 quyển

THAM QUAN HÀNH HƯƠNG CHÙA THÁP VÀNG Dự lễ hội Té nước tại Campuchia – Lào - Chiang Mai Thái Lan – Tam Giác Vàng – Myanmar KH: ngày 12/4 giá 8.499.000 đồng (10 ngày) Myanmar giá 14.999.000 đồng (04 ngày bao trọn gói) Đảo Phật Sri Lanka giá 25.999.000 đồng (07 ngày bao trọn gói) LH: Đại đức Minh Kim ĐT: 0912 496 049 – 0906 801 649

Website: chuathaptravel.com (tổ chức hàng tháng)

giá: 20.000 đồng


Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.