SRD - Báo cáo thường niên 2017

Page 1

BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN

SẴN SÀNG CHO

Những thay đổi Hà Nội - 2017


M

ục lục

SRD - Sẵn sàng cho những thay đổi

03

Giới thiệu về Trung tâm Phát triển Nông thôn Bền vững (SRD) Tầm nhìn, Sứ mệnh, Giá trị 04. Lời mở đầu của Chủ tịch Hội đồng Quản lý SRD 06. Thư ngỏ từ Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) 06. SRD qua những con số

08

Các lĩnh vực hoạt động chính:

08. Nông nghiệp và Sinh kế Bền vững 10. Thực thi Lâm luật, Quản trị Rừng và Thương mại Lâm sản (FLEGT) và Giảm phát thải từ mất rừng và suy thoái rừng (REDD+) 12. Chương trình Rừng và Đồng bằng Việt Nam (VFD) 14. Nâng cao vị thế Người khuyết tật 16. Cộng đồng chung tay ứng phó thiên tai

17. 18. 19. 20. 21. 23. 26. 27. 29. 30.

Các chủ đề xuyên suốt: Giới và Phát triển Bảo vệ trẻ em Truyền thông, Nghiên cứu và Vận động chính sách Liên minh liên kết và Hợp tác quốc tế Phát triển tổ chức Phản hồi từ nhà tài trợ và đối tác thực hiện dự án Bản đồ địa bàn dự án và Mạng lưới Báo cáo tài chính Sơ đồ cơ cấu tổ chức của SRD Nhà tài trợ và Đối tác tài trợ


VỀ TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN BỀN VỮNG (SRD) SRD là một tổ chức Phi chính phủ chuyên nghiệp tại Việt Nam, được thành lập năm 2006. SRD làm việc và hợp tác với chính quyền các cấp, góp phần giải quyết các vấn đề bất bình đẳng và đói nghèo của các nhóm đối tượng dễ bị tổn thương trong xã hội, đặc biệt là: phụ nữ nghèo, trẻ em, người khuyết tật. SRD làm việc ở cấp cộng đồng với nguyên tắc “tiếp cận những người nghèo nhất trong số những người nghèo”. SRD luôn hướng tới việc tìm kiếm các phương pháp tiếp cận thực tiễn và đổi mới nhằm giúp người nghèo cải thiện và vươn lên trong cuộc sống. Quan trọng hơn, SRD tăng cường công tác vận động chính sách với mục tiêu mang tiếng nói của người nghèo đến các cấp chính quyền nhằm thúc đẩy cho những thay đổi tích cực, góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững (SDG).

TẦM NHÌN Người dân tại các vùng nông thôn đủ năng lực để tự quản lý nguồn sinh kế của họ một cách bền vững trong một xã hội dân chủ, công bằng và văn minh.

SỨ MỆNH

Tự chủ Mỗi cá nhân đều có quyền tự chủ đối với sự phát triển. SRD đề cao tinh thần tự chủ của mỗi cá nhân và tuân thủ tính tự chủ, tự quyết ở cấp độ tổ chức. Minh bạch và trách nhiệm giải trình trong mỗi hoạt động của tổ chức sẽ đảm bảo một môi trường làm việc, hợp tác chuyên nghiệp và hiệu quả. SRD cam kết trách nhiệm giải trình với các cộng đồng, với đối tác và nhà tài trợ. Chia sẻ và học hỏi là tiền đề để phát triển, chúng tôi cam kết tạo môi trường chia sẻ và học hỏi một cách cởi mở trong tổ chức cũng như với đối tác. Kết quả và tác động là thước đo cao nhất để đánh giá hành động. Mọi hoạt động của cá nhân và tổ chức đều hướng đến những kết quả rõ ràng, nhằm mang lại tác động tích cực nhất đối với cuộc sống của các cộng đồng nghèo. Sự tham gia là tiền đề để đảm bảo rằng các bên liên quan được đóng góp trách nhiệm và chia sẻ quyền lợi một cách công bằng. SRD cam kết thúc đẩy sự tham gia của tất cả các bên liên quan, đặc biệt là những người yếu thế trong mọi quá trình ra quyết định.

Sẵn sàng cho những thay đổi

GIÁ TRỊ

3

SRD là một tổ chức Phi chính phủ (NGO) hàng đầu tại Việt Nam hỗ trợ người nghèo nhằm giúp họ thích ứng với điều kiện môi trường đang thay đổi và quản lý sinh kế một cách bền vững thông qua cách tiếp cận tổng thể ở các cấp, từ hoạt động xây dựng năng lực cấp cơ sở đến vận động chính sách cấp toàn cầu.


LỜI MỞ ĐẦU

Của Chủ tịch Hội đồng Quản lý

SRD Kính thưa quý độc giả,

Khi quyển Báo cáo thường niên năm 2017 này đến tay bạn đọc thì cũng là lúc SRD chính thức khép lại Kế hoạch Chiến lược lần III (giai đoạn 2013-2017) với những kết quả rất tích cực và đáng khích lệ. Trong suốt 12 năm vừa qua, toàn thể cán bộ và nhân viên của trung tâm đã kề vai sát cánh vượt qua mọi khó khăn thách thức nhằm đảm bảo các mục tiêu đã đặt ra trong các Kế hoạch chiến lược được triển khai đúng hướng và có hiệu quả cao nhất. Và đến giờ phút này, chúng tôi vui mừng để thông báo rằng: SRD đã về đến đích với rất nhiều kết quả và thành công! Năm 2017 là một năm có nhiều biến động lớn về mọi mặt đối với lĩnh vực phát triển, cả trên bình diện quốc gia, khu vực, lẫn quốc tế.

4

Trước hết, biến đổi khí hậu vẫn đang là nguy cơ lớn đối với toàn thể nhân loại, và Việt Nam lại nằm trong số những quốc gia chịu tác động lớn nhất bởi biến đổi khí hậu và thiên tai. Tại Việt Nam, tình trạng khí hậu cực đoan như mưa to và nắng nóng kéo dài, lũ quét, sạt lở đất, bão, và lốc xoáy đã gây ra những hậu quả nặng nề cho đời sống con người. Theo thống kê từ báo Dân Trí (12/2017), cả nước có hơn 1.100 người chết và bị thương do thiên tai, 8.000 ngôi nhà bị đổ, sập. Tổng thiệt hại về kinh tế ước tính khoảng 60.000 tỷ đồng (tương đương 2.8 tỷ USD).

BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2017 - SRD

Tiếp đó, tình trạng chặt phá rừng, khai thác trái phép tài nguyên rừng vẫn đang diễn ra khắp nơi dù từ tháng 6/2016, Thủ tướng chính phủ đã ban hành lệnh cấm khai thác rừng tự nhiên nhằm bảo vệ 2.25 triệu ha còn sót lại. Điển hình như 581 vụ vi phạm lâm luật bị phát hiện và xử lý tại tỉnh Nghệ An, 132 vụ ở tỉnh Yên Bái, 108 vụ ở huyện Tuyên Hóa (tỉnh Quảng Bình), và 71 vụ ở huyện Đạ Huoai (tỉnh Lâm Đồng). Tình trạng phá rừng, khai thác rừng trái phép đã gây nên nhiều hệ lụy và thách thức cho công tác bảo vệ rừng và bảo tồn đa dạng sinh học. Ngoài ra, trong lĩnh vực nông nghiệp vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn như: chất lượng nông sản còn thấp do quy mô sản xuất nhỏ dẫn đến giá thành cao, năng suất lao động thấp; việc áp dụng cách tiếp cận chuỗi giá trị trong sản xuất, chế biến, thu mua nông sản vẫn còn chưa được chú trọng dẫn đến sự độc quyền của doanh nghiệp trong chế biến và lưu thông, từ đó, nông dân và những người sản xuất trực tiếp vẫn phải chịu nhiều thiệt thòi. Năm 2018 bắt đầu với làn sóng công nghiệp 4.0 đi cùng những cơ hội lớn và thách thức không thể tránh khỏi cho các tổ chức phi chính phủ như SRD. Những câu hỏi cho sự phát triển bền vững của Việt Nam, cho các vấn đề liên quan đến nông nghiệp và biến đổi khí hậu cần được đặt ra, như: giải pháp nào để giúp nông dân nghèo với quy mô sản xuất nhỏ tiếp cận được cách mạng công nghiệp 4.0?, cần những thay đổi gì cho mô hình “liên kết 4 nhà” (nhà nông, nhà doanh nghiệp, nhà nước, nhà khoa học)”, vân vân… cần được đặt ra và xem xét một cách nghiêm túc bởi tất cả các bên liên quan.


Là một tổ chức khoa học công nghệ hoạt động vì sự phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững, SRD đã và đang sẵn sàng đón đầu cuộc cách mạng 4.0 bằng một Kế hoạch chiến lược lần IV (giai đoạn 2018-2022) với các mục tiêu và giải pháp cụ thể, lâu dài. SRD sẽ tiếp tục theo đuổi tầm nhìn và sứ mệnh của mình với các giải pháp và sáng kiến hướng đến nền nông nghiệp bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu, thúc đẩy quản trị rừng và thực thi VPA/FLEGT. Đồng thời, SRD sẽ tăng cường liên minh liên kết ở cả cấp quốc gia và quốc tế để học hỏi và chia sẻ các vấn đề và giải pháp phát triển bền vững nhằm góp phần thực hiện có hiệu quả Kế hoạch hành động quốc gia vì sự phát triển bền vững của chính phủ Việt Nam, và các mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) của Liên Hiệp Quốc.

Trên troång,

VŨ THỊ BÍCH HỢP Chủ tịch Hội đồng sáng lập - Chủ tịch Hội đồng Quản lý Trung tâm Phát triển Nông thôn Bền vững (SRD)

Sẵn sàng cho những thay đổi

Giai đoạn tiếp theo sẽ đòi hỏi sự đổi mới về tư duy và phương thức phát triển mới, phù hợp với xu thế và bối cảnh liên tục thay đổi. SRD đã sẵn sàng cho một thời kỳ phát triển mới, và luôn trân trọng đón nhận sự đồng hành, ủng hộ và hỗ trợ của quý vị trong giai đoạn sắp tới.

5

Để thực hiện Kế hoạch chiến lược mới, SRD sẽ mạnh dạn thực hiện chương trình hành động đã đề ra cách đây 04 năm, đồng thời tiếp tục triển khai chương trình Đào tạo đội ngũ lãnh đạo mới nhằm đảm bảo sự kế thừa và phát triển bền vững của tổ chức. Từ năm 2018, vị trí Giám Đốc điều hành của SRD sẽ do Bà Nguyễn Kim Ngân - một thành viên Hội đồng Sáng lập và là người đã làm việc với SRD từ ngày đầu thành lập - đảm nhiệm. Tôi sẽ đảm nhiệm vị trí Chủ tịch Hội đồng Quản lý Trung tâm SRD, hỗ trợ các vấn đề chiến lược phát triển tổ chức và chương trình, cũng như các công việc của Chủ tịch hai Mạng lưới VNGO-FLEGT và VNGO&CC, đồng thời thay mặt SRD tham gia các mạng lưới, diễn đàn cấp khu vực và quốc tế.


Trước hết, cho phép tôi được thay mặt Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA), gửi những lời chúc tốt đẹp nhất đến Hội đồng quản lý và toàn thể nhân viên SRD vì những kết quả đã đạt được trong năm 2017 cũng như của cả giai đoạn Chiến lược lần thứ III 2013-2017 vừa qua.

GS. TSKH ĐẶNG VŨ MINH Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA)

Thư ngỏ từ Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA)

6 BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2017 - SRD

SRD SỐ QUA NHỮNG CON

Trong năm qua, SRD đã tiếp tục thể hiện vị thế của mình trong việc tiếp tục triển khai các hoạt động nghiên cứu khoa học tập trung vào các chủ đề mà SRD ưu tiên, ví dụ như: tác hại của thuốc bảo vệ thực vật lên cây trồng và con người, nông nghiệp thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu, thực thi lâm luật, quản trị rừng và khả năng tuân thủ quy định gỗ hợp pháp của các hộ dân sống dựa vào rừng, các mô hình sinh kế bền vững để bảo tồn đa dạng sinh học rừng… Những kết quả có được từ các nghiên cứu thực địa đã đóng góp tích cực vào quá trình vận động chính sách, tư vấn và phản biện xã hội bằng


thực tiễn cuộc sống một cách có hiệu quả vào quá trình xây dựng chính sách của các cơ quan chính phủ. Nhiều năm qua, SRD trong vai trò Chủ tịch Mạng lưới VNGO-FLEGT và VNGO&CC đã góp phần xây dựng năng lực cho các tổ chức NGO địa phương, truyền thông và thúc đẩy sự tham gia một cách tích cực và hiệu quả của các tổ chức xã hội vào tiến trình đàm phán Hiệp định đối tác tự nguyện VPA/FLEGT do Bộ Nông Nghiệp Phát Triển Nông Thôn chủ trì, cũng như tiến trình xây dựng Kế hoạch Quốc gia về Thích ứng với biến đổi khí hậu do Bộ Tài Nguyên và Môi Trường chủ trì. Hiệp định giữa liên minh châu Âu (EU) và chính phủ Việt Nam được ký tắt trong tháng 5/2017 sẽ giúp cải thiện quản trị rừng, ngăn chặn khai thác gỗ bất hợp pháp và thúc đẩy thương mại sản phẩm gỗ hợp pháp được xác nhận từ Việt Nam sang EU và các thị trường khác. Năm 2017 cũng đã ghi nhận sự tích cực của SRD trong việc kết nối và hợp tác quốc tế, trở thành tổ chức CSO thành viên của Công ước Liên Hợp Quốc về chống sa mạc hóa (UNCCD)

và Quỹ môi trường toàn cầu (GEF). Đặc biệt sự tham gia và bài trình bày của Giám đốc SRD tại Phiên họp mở của Hội nghị lần thứ 13 các bên tham gia “Công ước Liên Hợp Quốc về chống sa mạc hóa” (UNCCD COP 13), tháng 9/2017 ở Ordos, Trung Quốc đã giúp SRD mang tiếng nói ở cấp địa phương đến với cộng đồng quốc tế. Đó cũng là cơ hội để SRD khai thác cơ hội hợp tác, liên minh liên kết, và chia sẻ trách nhiệm của mình với các vấn đề phát triển trong khu vực và trên thế giới dưới tác động của toàn cầu hóa. Với nỗ lực của SRD những năm qua, và với tầm nhìn xa của Ban lãnh đạo cùng đội ngũ cán bộ nhân viên có kinh nghiệm và tâm huyết, tôi luôn tin tưởng rằng SRD sẽ tiếp tục thành công trên con đường khó khăn nhưng đầy ý nghĩa trong những năm tiếp theo: hỗ trợ cộng đồng nghèo và dễ bị tổn thương vì mục tiêu phát triển bền vững. Chúc Kế hoạch chiến lược lần IV, giai đoạn 2018-2022 của SRD sẽ thành công như mong đợi.

7 Sẵn sàng cho những thay đổi


CÁC LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG CHÍNH NÔNG NGHIỆP VÀ SINH KẾ BỀN VỮNG

Mô hình tổ nhóm nông dân được thành lập tại địa phương (huyện Phú Lương, Thái Nguyên)

8

Phát triển sinh kế theo hướng đa dạng sinh học và cân bằng sinh thái luôn được SRD coi là những can thiệp chính, là ưu tiên trong các dự án hỗ trợ các cộng đồng người dân và phụ nữ nghèo cải thiện cuộc sống, đặc biệt đối với cộng đồng dân tộc thiểu số nghèo chủ yếu sống phụ thuộc vào rừng, trong khi rừng lại không được bảo vệ và khai thác bền vững.

BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2017 - SRD

Trong năm 2017, SRD đã tập trung hỗ trợ các cộng đồng ở vùng nông thôn và các hộ dân sống dựa vào rừng phát triển các mô hình vườn ươm giống cây bản địa, kết nối thị trường tiêu thụ sản phẩm cây dược liệu theo mô hình liên kết “bốn nhà” và đã đạt được những kết quả tích cực.

Cán bộ kỹ thuật hướng dẫn người dân phương pháp nhân giống và trồng cây lá Khôi theo chuẩn GACP-WHO

Mô hình trình diễn trồng cây nghệ đỏ tại xã Tam Lộc, huyện Phú Ninh, Quảng Nam


Những kết quả nổi bật từ các hoạt động dự án Tại tỉnh Thái Nguyên Thành lập và duy trì hoạt động thường xuyên cho 04 nhóm phát triển cây lá khôi tại huyện Phú Lương với 20 hộ dân tham gia Tổ chức 02 chuyến tham quan mô hình và 10 đợt tập huấn kỹ thuật cho thành viên 04 nhóm nông dân và cán bộ kĩ thuật địa phương về kĩ thuật trồng, chăm sóc, thu hái, sơ chế và bảo quản Lá khôi theo tiêu chuẩn GACP-WHO 01 cuốn sách hướng dẫn kĩ thuật nhân giống và trồng lá Khôi theo GACP-WHO được xây dựng dựa trên kết quả thử nghiệm Mô hình trồng Lá khôi của dự án đã được UBND huyện Phú Lương tiếp tục nhân rộng và cấp ngân sách 600 triệu để nhân rộng mô hình. Cây Khôi Nhung

Với sự hỗ trợ từ dự án, gia đình tôi đã quyết định tăng số lượng gốc cây khôi lên 500 gốc để đáp ứng nhu cầu nguyên liệu làm thuốc chữa bệnh dạ dày. (Ông Nguyễn Huy Lập, trưởng thôn Tân Lập, thị trấn Đu, huyện Phú Lương, Thái Nguyên)

Tại tỉnh Quảng Nam

Tại tỉnh Thanh Hóa 32 tổ nhóm cộng đồng được duy trì và phát triển; trong đó, 16 tổ nhóm có hoạt động phúc lợi xã hội 450 hộ tiếp cận được vốn vay để phát triển sinh kế

Gần 2.800 hộ biết về mô hình sinh kế, mô hình nông nghiệp thông minh với khí hậu 4.900 người dân được nâng cao kiến thức về bình đẳng giới 45 giảng viên nông dân chia sẻ và giám sát kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt cho người dân

Sẵn sàng cho những thay đổi

UBND xã đánh giá cao về tính khả thi của mô hình thử nghiệm trồng cây nghệ đỏ. Chúng tôi hy vọng rằng, mô hình này sẽ mở ra một hướng mới để góp phần cải thiện sinh kế, nâng cao thu nhập cho người dân. (Chia sẻ của lãnh đạo UBND xã Tam Lộc, huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam)

9

Đã xây dựng 01 vườn ươm thử nghiệm trồng cây cà gai leo và cây nghệ đỏ với 26 hộ dân tham gia tại huyện Phú Ninh 3.000 cây giống được vào bầu đất, và đã sẵn sàng để mang đi trồng tại vườn nhà của các thành viên tham gia tổ hợp tác 01 ha đất được sử dụng để trồng thử nghiệm giống cây nghệ đỏ Lãnh đạo địa phương cam kết hỗ trợ cho các hộ dân triển khai mô hình để nhân rộng trong thời gian tới.


THỰC THI LÂM LUẬT, QUẢN TRỊ RỪNG VÀ THƯƠNG MẠI LÂM SẢN (FLEGT) VÀ GIẢM PHÁT THẢI TỪ MẤT RỪNG VÀ SUY THOÁI RỪNG (REDD+) Tháng 5 năm 2017, Hiệp định Đối tác Tự nguyện về Thực thi Lâm luật, Quản trị rừng và Thương mại lâm sản (Hiệp định VPA/FLEGT) đã được Liên minh châu Âu (EU) và chính phủ Việt Nam ký tắt, chính thức kết thúc tiến trình đàm phán kéo dài hơn 06 năm để chuyển sang giai đoạn chuẩn bị cho việc phê duyệt và thực thi Hiệp định. Trước đó, tháng 4 năm 2017, Chương trình Hành động Quốc gia về REDD+ đến năm 2030 (NRAP) đã được chính phủ Việt Nam ban hành. Chương trình REDD+ tại Việt Nam cũng bắt đầu chuyển từ giai đoạn chuẩn bị sang giai đoạn chi trả dựa trên kết quả. SRD, cùng với Mạng lưới VNGO-FLEGT và các tổ chức xã hội dân sự (CSO) khác, đã có những đóng góp tích cực cho sự thành công của hai sáng kiến này.

Bước chuyển của xã hội dân sự trong tiến trình VPA/FLEGT và REDD+

10 BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2017 - SRD

Với kinh nghiệm thu được từ tiến trình đàm phán, SRD và các tổ chức xã hội dân sự thuộc Mạng lưới VNGO-FLEGT đã chủ động và tích cực tham gia tiến trình chuẩn bị cho việc phê chuẩn và thực thi Hiệp định ngay sau khi Hiệp định được ký tắt với những hoạt động cụ thể như: tìm hiểu và chia sẻ toàn văn Hiệp định đến các thành viên Mạng lưới VNGO-FLEGT; tham gia quá trình soạn thảo Khung Thực hiện chung VPA (JIF); tham gia Nhóm Nòng cốt Đa bên Thực hiện Hiệp định VPA cùng với các cơ quan Nhà nước, các Hiệp hội ngành gỗ, các tổ chức nghiên cứu và các tổ chức nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực Lâm nghiệp; tổ chức Hội thảo Chuyên gia phục vụ quá trình Đánh giá Tác động của VPA đến một số nhóm đối tượng là các cơ quan Chính phủ, doanh nghiệp ngành gỗ và các hộ gia đình tham gia trồng rừng, khai thác và chế biến gỗ, ... Bên cạnh đó, SRD và các CSO còn tham gia tích cực vào tiến trình REDD+ như: ký kết Kế hoạch Hợp tác với Chương trình UNREDD Việt Nam giai đoạn II nhằm tạo cơ hội để SRD

Họp dân tham vấn ý kiến về tác động của chính sách đến phát triển cộng đồng tại một huyện miền núi thuộc tỉnh Quảng Nam

và các CSO tại 6 tỉnh thí điểm Chương trình UNREDD tham gia các hoạt động giám sát chương trình REDD+ cấp cơ sở và cấp tỉnh; tham gia vào dự án thử nghiệm Giám sát Diễn biến Rừng gần với thời gian thực, thí điểm hệ thống Terra-I tại huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng… Kiến thức và kinh nghiệm thu được từ các hoạt động này sẽ tạo tiền đề cho SRD và CSO hướng tới thiết kế và vận hành hệ thống giám sát độc lập các hoạt động REDD+ trong tương lai.


Một số kết quả nổi bật từ hoạt động dự án 40 cán bộ đến từ các tổ chức xã hội dân sự đã được tập huấn các nội dung liên quan đến REDD+ 12 đại diện CSO được đào tạo về công nghệ Terra-I và tham gia thử nghiệm theo dõi, giám sát diễn biến rừng gần với thời gian thực

SRD và Mạng lưới VNGO-FLEGT cần tiếp tục chủ động tham gia vào tiến trình, đặc biệt là đánh giá tác động của Hiệp định đến sinh kế của các nhóm đối tượng dễ bị tổn thương cũng như giám sát việc tuân thủ hiệp định, từ đó kịp thời phản hồi đến các cơ quan chức năng của Việt Nam và EU những khó khăn và bất cập trong quá trình triển khai nhằm góp phần đảm bảo các hộ dân và cộng đồng dân cư sống dựa vào rừng không bị tổn hại mà còn được hưởng lợi. (Ông Nghiêm Vũ Khải, Phó chủ tịch VUSTA)

Tham dự và cung cấp các góp ý tại 10 hội thảo liên quan đến việc rà soát và sửa đổi Luật bảo vệ và phát triển rừng; Tham vấn Quốc gia về Chương trình Giảm phát thải Bắc Trung bộ; Tham vấn quốc gia về Khung Thực hiện chung VPA. Giám đốc SRD kiêm chủ tịch Mạng lưới VNGO-FLEGT được mời tham dự các hội nghị và hội thảo có liên quan đến rừng và bảo vệ rừng tại Chatham House (nước Anh), EU Brussels (Bỉ) và Cục Lâm nghiệp Hoa Kỳ.

Sẵn sàng cho những thay đổi

30 câu chuyện thay đổi và 04 báo cáo nghiên cứu đã được xuất bản

11

30 đại diện các hộ trồng, khai thác rừng và chế biến gỗ đã tham gia đánh giá tác động của Hiệp định VPA đến đời sống và sản xuất của các nhóm hộ này


CHƯƠNG TRÌNH RỪNG VÀ ĐỒNG BẰNG VIỆT NAM Rừng và Đồng bằng Việt Nam (VFD) là một chương trình lớn được thực hiện trong 5 năm (2012-2017) do Tổ chức phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tài trợ với mục tiêu giúp thúc đẩy sự chuyển đổi của Việt Nam ứng phó với biến đổi khí hậu để phát triển bền vững, trong đó tập trung vào giảm phát thải từ lĩnh vực lâm nghiệp và nông nghiệp cũng như tăng cường sinh kế thích ứng thông minh với khí hậu. Năm 2017 là năm cuối cùng của chu trình dự án. Cùng với Tổ chức Winrock International, Tổ chức Phát triển Hà Lan (SNV), Hội Chữ thập đỏ Mỹ và Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, Trung tâm Phát triển Nông thôn Bền vững (SRD) đã cùng hợp tác một cách hiệu quả với chính quyền địa phương các tỉnh tham gia dự án thực hiện thành công các mục tiêu đề ra. 12

Những kết quả nổi bật từ các hoạt động dự án

BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2017 - SRD

Tại tỉnh Nghệ An

Thực hiện thành công 3 mô hình sinh kế thích ứng biến đổi khí hậu, tạo sinh kế, tăng thu nhập, giảm áp lực khai thác tài nguyên rừng và bảo vệ rừng bền vững, gồm: Mô hình canh tác ngô sinh khối theo hướng sinh học, giảm phát thải khí nhà kính, thúc đẩy hợp tác công tư với 400 hộ hưởng lợi 50 hộ hưởng lợi từ mô hình phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng Pù Mát 530 hộ hưởng lợi từ mô hình bảo tồn và phát triển cây Quế Quỳ như là một sinh kế tạo thu nhập bền vững

98 người tham gia cuộc thi cấp huyện tìm hiểu chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại huyện Tương Dương 04 mô hình sinh kế được tài liệu hóa, gồm: Thí điểm canh tác ngô đất dốc tại huyện Quế Phong và Tương Dương với 21 hộ tham gia; Canh tác ngô sinh khối giảm phát thải kết nối công tư với 400 hộ tham gia tại huyện Anh Sơn; Phát triển và bảo tồn cây bon bo với 835 hộ tham gia tại các huyện Quế Phong, Kỳ Sơn và Tương Dương; Mô hình nuôi gà kết hợp nuôi giun quế làm thức ăn tại huyện Quế Phong với 66 hộ tham gia 120 đại biểu tham dự Hội nghị xúc tiến du lịch góp phần bảo tồn và phát triển các lợi ích khu Dự trữ sinh quyển Tây Nghệ An


Tại tỉnh Thanh Hóa

Thực hiện thành công các mô hình sinh kế với: 538 người hưởng lợi tại 8 xã thuộc huyện Bá Thước với mô hình canh tác lúa thông minh với khí hậu (CSR) Mô hình nuôi ong lấy mật từ rừng ngập mặn cho 200 hộ tham gia với 580 đàn ong Mô hình “Hợp tác xã sản xuất cây dược liệu (cây nghệ vàng) hợp tác với doanh nghiệp” với sự tham gia của 63 hộ có đất nông, lâm nghiệp thuộc huyện Bá Thước nhằm thành lập Hợp tác xã và liên kết với nhau tạo ra chuỗi sản xuất Mô hình “Sử dụng hiệu quả phụ phẩm hầm khí sinh học và xử lý phân chuồng” cho 135 hộ tham gia tại huyện Thạch Thành Phối hợp với Quỹ BVPT rừng và phòng chống thiên tai Thanh Hóa tổ chức Hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện PFES với hơn 130 đại biểu đến từ Trung ương, lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa, các sở, ban ngành và các địa phương tỉnh Thanh Hóa

Tại tỉnh Nam Định và Long An

13 Sẵn sàng cho những thay đổi

90 nhóm Nông dân cùng sở thích (FIG) về “canh tác lúa giảm phát thải, bền vững và hiệu quả” với khoảng gần 3,000 nông dân đã được hình thành tại 5 huyện của tỉnh Nam Định SRD hỗ trợ các cán bộ khuyến nông, các nhóm nông dân chủ chốt tại hai tỉnh Nam Định và Long An xuất bản cuốn tài liệu “Hướng dẫn hình thành và vận hành nhóm nông dân sở thích” như một tài liệu tham khảo hữu ích để các cán bộ khuyến nông và các nhóm nông dân chủ chốt tại các tỉnh thành khác có cơ sở để hình thành các nhóm FIG tại địa phương mình


NÂNG CAO VỊ THẾ NGƯỜI KHUYẾT TẬT

Người khuyết tật tại tỉnh Quảng Trị thực hiện mô hình sinh kế nâng cao thu nhập


SRD tiếp tục tập trung hơn vào việc củng cố và nâng cao điều kiện sống của người khuyết tật bằng các mô hình sinh kế cho các hộ thông qua các mô hình câu lạc bộ, nhóm hộ. Bên cạnh đó, việc tăng cường tiếng nói và sự hiện diện của người khuyết tật vào đời sống xã hội cũng được quan tâm thúc đẩy. Trong năm 2017, có 02 mô hình sinh kế được triển khai tại huyện Gio Linh (tỉnh Quảng Trị) và bước đầu đã có những thành công tích cực. Cụ thể: 08 người khuyết tật tại xã Gio Mỹ đã cùng nhau tập hợp lại thành tổ hợp tác sản xuất các sản phẩm nhang, vàng mã; mô hình sinh kế ép dầu lạc (dầu phụng) được thành lập ở thị trấn Gio Linh với 05 thành viên là người khuyết tật tham gia. Ngoài ra, một số thành viên thuộc Nhóm cha mẹ có trẻ khuyết tật cũng đã được lựa chọn để nhận một khoản hỗ trợ về tài chính từ dự án để phát triển chăn nuôi heo, bò, gà… Các câu lạc bộ Người khuyết tật tại 05 xã dự án đang được duy trì với nhiều hoạt động thiết thực như: các đợt tập huấn nâng cao năng lực cho người khuyết tật; các cuộc thi, các hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức tại cộng đồng về các chủ đề liên quan đến quyền của người khuyết tật, các đợt giao lưu, tham quan học tập kinh nghiệm về các mô hình sản xuất kinh doanh,…

15

SRD cũng đã và đang tích cực làm việc với các cơ quan quản lý nhà nước và chính quyền địa phương các cấp để thúc đẩy việc thành lập các Hội người khuyết tật cấp xã và cấp huyện. Việc công nhận Hội người khuyết tật các cấp theo quy định của Luật người khuyết tật sẽ tạo cơ sở pháp lý để người khuyết tật được hoạt động một cách hợp pháp, và được tiếp cận các dịch vụ xã hội một cách công bằng.

Bác sĩ Vật lý trị liệu hỗ trợ NKT luyện tập tại nhà

Những kết quả nổi bật từ các hoạt động dự án tại tỉnh Quảng Trị

Duy trì có hiệu quả hoạt động của 05 Câu lạc bộ (CLB) Người khuyết tật tại 05 xã dự án với 256 thành viên tham gia thường xuyên Thành lập được 02 nhóm Cha mẹ có trẻ khuyết tật với 40 người tham gia tại 02 xã Gio Mỹ và Gio Hải Tổ chức 94 lượt thăm khám và điều trị tại nhà cho 67 người khuyết tật và 54 trẻ khuyết tật Tổ chức các hoạt động truyền thông nhân ngày Quốc tế Người khuyết tật thu hút hơn 300 người khuyết tật và đại biểu tham gia Một tuyển tập các bài viết và một quyển sách ảnh của người khuyết tật với 2000 bản in đã được xuất bản. Trước đây, tôi ít nhận được sự quan tâm của hàng xóm láng giềng. Sau khi tham gia dự án, tôi đã có thể học được và áp dụng mô hình chăn nuôi heo để cải thiện điều kiện kinh tế. Người dân trong xóm còn bình chọn cho tôi để vay vốn làm ăn. Bây giờ tôi có thể tự tin tham gia thường xuyên các hoạt động do Hội phụ nữ xã tổ chức. (Chia sẻ của 01 người khuyết tật tham gia dự án tại huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị)

Sẵn sàng cho những thay đổi

Mô hình sinh kế nhóm làm vàng mã tại huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị


Cộng đồng thực hành diễn tập cứu hộ khi thiên tai xảy ra

Học sinh hào hứng tham gia các hoạt động truyền thông phòng chống thiên tai

PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI Cộng đồng chung tay ứng phó thiên tai

Phòng ngừa, giảm nhẹ rủi ro thiên tai dựa trên nguyên tắc phát huy tối đa các nguồn lực sẵn có tại cộng đồng là trọng tâm của dự án được thực hiện tại 03 xã Hải chánh, Hải An và Hải Vĩnh (huyện Hải Lăng). 16 BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2017 - SRD

Sau một năm triển khai, dự án đã đạt được một số kết quả tích cực: Các đội xung kích được thành lập với sự tham gia của nhiều thành viên nòng cốt tại địa phương; nhiều lượt truyền thông nâng cao nhận thức cho học sinh và giáo viên đã được tổ chức trong trường học. Đặc biệt, nhiều trẻ em ở các vùng thấp trũng hay bị lũ lụt đã được tập huấn với các kỹ năng bơi và phòng ngừa đuối nước. Việc cải thiện và nâng cao điều kiện kinh tế cho người dân dễ bị tổn thương bởi thiên tai bằng các mô hình sinh kế thích ứng hộ và nhóm hộ cũng được chú trọng. Cụ thể, mô hình sản xuất nông nghiệp không rác thải được 22 hộ thử nghiệm thành công, trên cơ sở đó, 02 tổ hợp tác sản xuất “gà an toàn sinh học” đã đi vào hoạt động ổn định. Các hộ gia đình cũng được trang bị kiến thức và thực hành giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu tại các lớp tập huấn về nông nghiệp thông minh với khí hậu (CSA).

Những kết quả nổi bật từ các hoạt động dự án 03 đội xung kích với 50 thành viên nòng cốt tại địa phương được thành lập 03 đợt diễn tập phòng chống rủi ro thiên tai với sự tham gia của 150 hộ dân và cộng đồng được tổ chức 300 học sinh và giáo viên được truyền thông về phòng chống thiên tai 125 trẻ em vùng thấp trũng được trang bị kỹ năng bơi và phòng ngừa đuối nước Đời sống kinh tế của 39 hộ dân tham gia dự án được cải thiện nhờ các mô hình sinh kế thích ứng hộ và nhóm


Nhiều hoạt động sinh kế phù hợp giúp phụ nữ nghèo nâng cao thu nhập cho gia đình

GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN

Sự tham gia tích cực của phụ nữ địa phương vào việc quản lý dự án và thực hiện các hoạt động tại cộng đồng là yếu tố cần thiết để đảm bảo phụ nữ không chỉ đơn thuần là người tham

Các nhóm nông dân sở thích cũng được thành lập tại các địa bàn dự án thuộc 02 tỉnh Quảng Nam và Thái Nguyên với sự tham gia của 50% là phụ nữ. Điều này giúp tăng cường sự hiện diện của phụ nữ trong các vị trí lãnh đạo tại cộng đồng, từ đó, phụ nữ có thêm nhiều cơ hội để tham gia vào quá trình ra quyết định tại cấp cơ sở. Những kết quả của dự án cũng giúp cải thiện và nâng cao năng lực quản lý, điều hành của Hội liên hiệp Phụ nữ các cấp, góp phần thực hiện thành công các mục tiêu đặt ra trong Chiến lược quốc gia về Bình đẳng Giới giai đoạn 2011-2020 của Việt Nam.

Tôi nhận thấy các chị em phụ nữ nghèo, đơn thân làm chủ hộ đã vui vẻ hơn, tự tin và chủ động hơn trong việc tham gia các hoạt động xã hội cũng như phát triển các hoạt động sinh kế tại gia đình. Nhiều chị em còn dành thời gian tham gia các hoạt động văn hóa thể thao tại cộng đồng. (Bà Patricia Garrido Llamas - đại diện nhà tài trợ Manos Unidas trong chuyến thăm dự án tại xã Ninh Hải và Hải Ninh, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa tháng 10/2017)

Sẵn sàng cho những thay đổi

Nhằm tăng cường sự tham gia của phụ nữ trong giảm nhẹ rủi ro thiên tai, SRD đã thực hiện các sáng kiến với mục đích lồng ghép Giới vào công tác quản lý rủi ro thiên tai tại cộng đồng. Theo đó, phụ nữ tại huyện Hải Lăng (tỉnh Quảng Trị) được khuyến khích tham gia vào các Ban phòng chống thiên tai dựa vào cộng đồng với tỷ lệ 30% thành viên là nữ.

gia mà còn đóng vai trò thúc đẩy và lãnh đạo hoạt động. Hiện đang có 15 câu lạc bộ tín dụng thôn bản (VSLA) với 400 thành viên là phụ nữ nghèo hoạt động thường xuyên tại 02 xã dự án thuộc huyện Tĩnh Gia (tỉnh Thanh Hóa).

17

Là một tổ chức có trách nhiệm về Giới, SRD không ngừng thúc đẩy việc trao quyền cho phụ nữ và công bằng Giới nhằm hỗ trợ cho mục tiêu phát triển cộng đồng theo hướng tiếp cận dựa trên quyền, công bằng, và hòa nhập. Lồng ghép Giới, đặc biệt nêu cao vai trò của phụ nữ nghèo trong suốt chu trình dự án, đã và đang được SRD kiên trì thực hiện.


BẢO VỆ TRẺ EM

Vì sự an toàn và phát triển cho trẻ em

SRD vẫn tiếp tục thực hiện nghiêm chính sách Bảo vệ trẻ em trong toàn bộ quy trình tuyển dụng và hợp tác của mình nhằm đảm bảo trẻ em luôn được bảo vệ và được an toàn. Chính sách Bảo vệ trẻ em cũng được lồng ghép vào các chương trình, dự án mà SRD triển khai tại cộng đồng nhằm tăng cường sự tham gia của trẻ em vào các hoạt động cộng đồng.

18 BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2017 - SRD

Trong năm 2017, nhiều hoạt động bảo vệ trẻ em có sự tham gia của trẻ em cũng đã được tổ chức tại một số địa bàn dự án thuộc tỉnh Quảng Trị. Tại huyện Gio Linh, hơn 100 trẻ em đến từ các xã: Trung Hải, Trung Sơn, Gio Hải, Gio Mỹ và thị trấn Gio Linh đã tham dự Diễn đàn trẻ em năm 2017 với chủ đề “Trẻ em với vấn đề phòng, chống bạo lực và xâm hại”. Tại diễn đàn này, các em đã nêu ý kiến của mình đến các cấp lãnh đạo về các vấn đề ảnh hưởng đến sự an toàn và phát triển của trẻ em như: Bạo lực học đường; Bạo hành gia đình; Trẻ em lang thang cơ nhỡ; Trẻ em khuyết tật; Nạn tảo hôn và buôn bán trẻ em. Trẻ em khuyết tật tại các xã dự án cũng đã được quan tâm hỗ trợ dạy học và phục hồi chức năng theo định kỳ. Các em được dạy học riêng tại nhà, được tham gia các buổi học chung cùng các bạn khuyết tật khác, và được thăm khám định kỳ kết hợp phục hồi chức năng.

Đuối nước trẻ em cũng là một vấn đề nghiêm trọng tại các địa bàn dự án của SRD. Nhằm đảm bảo an toàn cho trẻ, SRD đã hỗ trợ chính quyền địa phương 03 xã dự án thuộc huyện Hải Lăng tổ chức các khóa học bơi cho 125 trẻ em nhằm trang bị những kiến thức và kỹ năng cần thiết cho các em. Các câu lạc bộ, nhóm trẻ trong trường học tại các xã dự án thuộc tỉnh Thái Nguyên cũng được duy trì hoạt động một cách thường xuyên. Các em đã chủ động tổ chức các buổi truyền thông trong trường học và tại cộng đồng với các chủ đề thiết thực như: bảo vệ môi trường, phòng chống bạo lực trẻ em, tuyên truyền về tác hại của việc sử dụng thuốc trừ sâu trong nông nghiệp, …

Em mong muốn tất cả mọi người hiểu rằng: Trẻ em chúng em có quyền được sống an toàn, được đến trường, được chơi đùa, được tôn trọng, được lắng nghe, được thấu hiểu, và được yêu thương. (Em Phan Thị Song Nhi, học sinh lớp 5, xã Gio Hải, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị)


TRUYỀN THÔNG, NGHIÊN CỨU, VÀ VẬN ĐỘNG CHÍNH SÁCH Truyền thông hướng tới cộng đồng SRD đặc biệt quan tâm đến hoạt động truyền thông hướng tới cộng đồng nhằm mục tiêu vận động xã hội và góp phần thay đổi hành vi. Tất cả các dự án do SRD triển khai đều lồng ghép hợp phần truyền thông ngay từ giai đoạn thiết kế, và được triển khai xuyên suốt cả chu trình dự án. Tại huyện Phú Lương (tỉnh Thái Nguyên), đã có 20 bản tin phát thanh được sản xuất và phát rộng rãi trên hệ thống loa truyền thanh của huyện; 10 bản tin phát thanh được phát trên Đài phát thanh - Truyền hình tỉnh Thái Nguyên; các hoạt động dự án được tài liệu hóa bằng các phóng sự và bản tin truyền hình. Nhờ hình thức truyền thông này, nhiều hộ dân ở các địa bàn ngoài dự án đã biết đến mô hình cây lá khôi, và đã tìm đến để tìm hiểu thông tin, học hỏi kinh nghiệm, cũng như thu mua các sản phẩm lá khôi.

SRD cùng mạng lưới VNGO-FLEGT tiếp tục triển khai thêm một đánh giá về “Khả năng tuân thủ quy định gỗ hợp pháp ở cấp hộ gia đình ”tại tỉnh Phú Thọ nhằm phân tích nguyên nhân gốc rễ và đưa ra những đề xuất để đảm bảo các hộ gia đình trồng rừng, các hộ gia đình làm nghề mua bán, vận chuyển gỗ và các cơ sở chế biến gỗ hộ gia đình không bị tổn hại mà còn được hưởng lợi khi VPA/FLEGT được triển khai. Bằng những nỗ lực bền bỉ, với các nghiên cứu và bằng chứng khoa học, SRD và liên minh cũng đã góp phần vận động thành công các cơ quan nhà nước ra quyết định loại bỏ hai hoạt chất thuốc trừ sâu cực độc là 2,4-D và Paraquat ra khỏi Danh mục thuốc trừ sâu được phép sử dụng tại Việt Nam.

Chúng tôi rất vui mừng với quyết định số 278/QĐ-BNN-BVTV của chính phủ Việt Nam khi đặt sức khỏe của người dân lên thành ưu tiên hàng đầu; đồng thời, chúng tôi khuyến khích và mong đợi có thêm nhiều loại hoạt chất thuốc trừ sâu độc hại khác sẽ tiếp tục bị cấm sử dụng tại Việt Nam. (Bà Nguyễn Thị Hòa, Phó Giám đốc SRD)

Sẵn sàng cho những thay đổi

Tại Quảng Trị, người khuyết tật tại 05 xã dự án thuộc huyện Gio Linh cũng đã chủ động thực hiện các hình thức truyền thông hướng tới cộng đồng một cách sáng tạo như: người

Vận động chính sách dựa trên bằng chứng

19

Tại tỉnh Nghệ An, SRD đã tổ chức thành công các hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng về PFES, REDD+ với gần 1.000 người được truyền thông. Đặc biệt, các ấn phẩm truyền thông được thiết kế trực quan, dễ hiểu, dễ tiếp cận đã đem lại những thông tin bổ ích cho nhiều người dân trong cộng đồng nông thôn, miền núi hiểu và hưởng ứng.

khuyết tật chụp ảnh và triển lãm ảnh (Photovoice), cuộc thi viết phản ánh cuộc sống, tâm tư nguyện vọng của người khuyết tật, các đêm biểu diễn văn nghệ tại cộng đồng, … Ngoài ra còn có nhiều hình thức truyền thông trực quan, như: tờ rơi, pano, truyền thông trong trường học hoặc thông qua các buổi sinh hoạt thôn, bản với các chủ đề thiết thực, như: bình đẳng Giới, phòng chống thiên tai, chia sẻ các mô hình sinh kế và cách thức làm ăn hiệu quả đã thu hút đông đảo người dân trong cộng đồng tham gia.


LIÊN MINH LIÊN KẾT VÀ HỢP TÁC QUỐC TẾ Giám đốc SRD trình bày tại Hội nghị UNCCD COP 13 ở Nội Mông, Trung Quốc

Tăng cường liên minh liên kết và hợp tác quốc tế Với vai trò là Chủ tịch Mạng lưới VNGO-FLEGT và VNGO&CC, SRD không ngừng tăng cường khả năng kết nối mạng lưới cũng như mang tiếng nói của SRD và các mạng lưới xã hội dân sự Việt Nam đến những sự kiện, diễn đàn cấp quốc gia, khu vực và quốc tế. Cấp quốc gia

20 BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2017 - SRD

Hội thảo “Tăng cường sự tham gia của các tổ chức xã hội (CSOs) trong REDD+” Hội thảo “Tham vấn các tổ chức dân sự xã hội về hoạt động giám sát đánh giá SiRAP/ BDS trong Chương trình UN-REDD” Hội thảo tổng kết dự án “Thúc đẩy chương trình FLEGT tại vùng Đông Nam Á thông qua sự tham gia chủ động của các tổ chức xã hội - CSO” Hội thảo “Vai trò và sự tham gia của các tổ chức xã hội trong Hiệp định VPA/FLEGT: tiến trình đàm phán và kế hoạch triển khai trong thời gian tới” Hội nghị Quốc tế “Xây dựng và triển khai Kế hoạch Thích ứng Quốc gia cho Việt Nam dựa trên hoạt động thích ứng tại địa phương và kinh nghiệm quốc tế” Hội Nghị Khu Vực Miền Bắc “Triển Khai Thỏa Thuận Paris Về Biến Đổi Khí Hậu” Hội thảo “Tham vấn xây dựng kế hoạch trung hạn thực hiện chương trình REDD+ quốc gia giai đoạn 2017-2020” Triển lãm Ngoại giao Khí hậu EU tại Hà Nội Cấp khu vực và quốc tế Hội nghị cấp cao Mạng lưới Nghiên cứu châu Á - Thái Bình Dương (APRN) tại Nhật Bản

Tham quan học tập kinh nghiệm tại Hoa Kỳ với chủ đề “Lập kế hoạch sử dụng đất có sự tham gia” Hội nghị tham vấn các đối tác liên quan và cập nhật tình hình buôn bán gỗ bất hợp pháp lần thứ 27 diễn ra tại Chatham House, London, nước Anh Hội thảo với chủ đề “Đối mặt với vấn đề phá rừng và buôn bán gỗ bất hợp pháp: Tiến trình đã thực hiện và những cơ hội cho hành động trong tương lai” tại Brussels, Bỉ Hội thảo với chủ đề “Tham nhũng đang phá hủy rừng: Liên minh châu Âu nên và có thể làm gì?” diễn ra tại Nghị viện châu Âu, Brussels, Bỉ Họp với Fern là đối tác của SRD và Mạng lưới VNGO-FLEGT nhằm bàn thảo kế hoạch hợp tác trong giai đoạn chuẩn bị và thực hiện VPA tại Việt Nam Họp với Đại diện Tổng vụ thương mại EU (DG Trade) để trao đổi về khả năng SRD và Mạng lưới VNGO-FLEGT tham gia vào các tham vấn về Hiệp định thương mại tự do giữa EU và Việt Nam – EVFTA Đặc biệt, trong tháng 9/2017, Giám đốc SRD đã được mời tham dự Kỳ họp lần thứ 13 các bên tham gia “Công ước Liên Hợp Quốc về chống sa mạc hóa” (UNCCD COP 13) tổ chức tại Nội Mông, Trung Quốc trong vai trò là đại diện cho khối xã hội dân sự (CSO) tại Việt Nam Các hoạt động liên minh liên kết và giao lưu quốc tế đã giúp SRD có thêm nhiều cơ hội để học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm, tìm kiếm, huy động và đa dạng hóa nguồn lực để có thể hoạt động hiệu quả hơn trong bối cảnh của toàn cầu hóa ngày càng ảnh hưởng sâu sắc đến lĩnh vực phát triển tại Việt Nam và trên toàn cầu.


PHÁT TRIỂN TỔ CHỨC

Củng cố và kiện toàn bộ máy quản lý Trong năm 2017, SRD đã thực hiện một số thay đổi quan trọng về nhân sự cấp cao của Trung tâm nhằm kịp thời đáp ứng các yêu cầu phát triển của SRD trong giai đoạn mới.

Ông Marko Lovrekovic, Giám đốc Trung tâm nguồn lực phi chính phủ - VUFO-NGORC

Sẵn sàng cho những thay đổi

Tôi được biết và nghe nhiều về các thành tựu của SRD trong hơn 10 năm qua. SRD là một trong những tổ chức phi chính phủ hàng đầu của Việt Nam có quá trình hoạt động hiệu quả và chuyên nghiệp; vì vậy, tôi rất vinh dự được trở thành một trong những thành viên của Hội đồng quản lý của SRD.

21

SRD vui mừng chào đón ông Marko Lovrekovic, Giám đốc Trung tâm nguồn lực phi chính phủ (VUFO-NGORC) trở thành thành viên mới trong Hội đồng quản lý của SRD. Với đội ngũ cán bộ có tầm nhìn chiến lược, giàu kinh nghiệm quản lý, cũng như hiểu biết sâu rộng về các lĩnh vực phát triển tại Việt Nam, Hội đồng quản lý của SRD được mong đợi sẽ vạch ra các hướng đi mới mang tính chiến lược và tổng thể để SRD tiếp tục theo đuổi tầm nhìn và sứ mệnh của một tổ chức Phi chính phủ chuyên nghiệp tại Việt Nam hoạt động vì mục tiêu phát triển bền vững.


Từ năm 2018, vị trí Giám Đốc điều hành của SRD sẽ do Bà Nguyễn Kim Ngân - một thành viên Hội đồng Sáng lập và làm việc với SRD từ những ngày đầu thành lập đảm nhiệm. Bà Vũ Thị Bích Hợp tiếp tục đảm nhiệm vị trí Chủ tịch Hội đồng Quản lý Trung tâm SRD, hỗ trợ các vấn đề chiến lược phát triển tổ chức và chương trình, cũng như các công việc của Chủ tịch hai mạng lưới VNGO-FLEGT và VNGO&CC. Xây dựng Kế hoạch chiến lược mới, giai đoạn 2018-2022

Bà Nguyễn Kim Ngân - Giám đốc điều hành mới của SRD từ năm 2018

22 BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2017 - SRD

Với câu hỏi khảo sát: Tầm nhìn của SRD là “Người dân tại các vùng nông thôn được trao quyền để phát triển sinh kế một cách bền vững trong một xã hội bác ái”, theo ông/bà, các hoạt động của SRD trong 05 năm vừa qua có hướng đến hiện thực hóa tầm nhìn này không?, SRD đã nhận được phản hồi với 61,9% hoàn toàn đồng ý và 38,1% đồng ý.

Năm 2017 cũng là năm cuối cùng SRD thực hiện Kế hoạch chiến lược lần thứ III, giai đoạn 20122017. Để chuẩn bị cho Kế hoạch chiến lược lần thứ IV, giai đoạn 2018-2022, SRD đã có những hoạt động rà soát, tổng kết, rút kinh nghiệm, cũng như xác định và xây dựng hướng đi mới cho Trung tâm trong 05 năm tiếp theo. Bằng phương pháp đánh giá, phản hồi có sự tham gia, SRD đã tham vấn với các bên liên quan, bao gồm: người hưởng lợi tại cộng đồng, lãnh đạo chính quyền địa phương và các cơ quan trung ương, các tổ chức phi chính phủ trong nước và quốc tế, nhà tài trợ và thành viên các mạng lưới xã hội dân sự.


PHẢN HỒI TỪ ĐỐI TÁC THỰC HIỆN DỰ ÁN VÀ NHÀ TÀI TRỢ Thuận chính sách, hợp lòng dân “Những hỗ trợ từ dự án đã đáp ứng được nhu cầu và mong đợi của người dân, đồng thời góp phần đạt được các tiêu chí trong chương trình xây dựng nông thôn mới tại xã”, đó là lời nhận xét của lãnh đạo UBND xã Ninh Hải tại một buổi họp bàn kế hoạch hợp tác giữa Hội phụ nữ huyện Tĩnh Gia, chính quyền địa phương, và SRD mới đây. Những đổi thay tích cực

Sự phù hợp và hiệu quả từ dự án Các hoạt động hỗ trợ phát triển sinh kế và nâng cao năng lực của dự án được triển khai

Tính bền vững của dự án Việc thành lập các tổ nhóm cộng đồng đi cùng các chương trình nâng cao năng lực đã tạo nên sự bền vững ngay tại cộng đồng: Bền vững về sinh kế khi đào tạo ra nhóm nông dân nòng cốt tại thôn; Bền vững về nguồn vốn vay phát triển sinh kế khi tạo nên tổ nhóm VSLA để họ có thể tự huy động nguồn vốn vay từ cộng đồng; Bền vững về nhân lực khi hỗ trợ thành lập ban quản lý nhóm chính là các phụ nữ nghèo đơn thân. Những hoạt động tổ nhóm cộng đồng chính là các diễn đàn để phụ nữ nghèo đơn thân giao lưu, tự tin chia sẻ, đồng thời giúp tăng tình đoàn kết trong cộng đồng địa phương. Bà Lường Thị Nhung - Phó chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa

Sẵn sàng cho những thay đổi

Không chỉ đối với phụ nữ nghèo đơn thân làm chủ hộ mà năng lực của Hội phụ nữ các cấp cũng đã được cải thiện nhiều nhờ quá trình tham gia dự án. Giờ đây, các cấp Hội đã chủ động hơn trong việc lập kế hoạch, tổ chức, và thực hiện các hoạt động tại địa phương một cách hiệu quả.

Việc tổ chức hoạt động thăm quan học tập tại các mô hình thành công và tổ chức tập huấn theo phương pháp lớp học đồng ruộng dựa trên những mô hình thí điểm đã giúp cho phụ nữ nghèo đơn thân dễ dàng áp dụng. Những mô hình trình diễn thành công của dự án đã được người dân ngay trong địa bàn và các địa phương lân cận tìm đến học hỏi. 23

Với sự hỗ trợ từ dự án, người dân tại địa bàn hai xã đã có những thay đổi tích cực, đặc biệt là phụ nữ nghèo đơn thân làm chủ hộ. Những thay đổi này được thể hiện thông qua việc phụ nữ nghèo đơn thân làm chủ hộ đã cởi mở, lạc quan và tự tin hơn khi chia sẻ và tham gia vào hoạt động cộng đồng. Đặc biệt, những mô hình sinh kế phù hợp đã giúp họ nâng cao thu nhập và cải thiện cuộc sống gia đình.

dựa trên tiềm năng sẵn có và định hướng của chính quyền địa phương.


Thêm một năm hợp tác thành công giữa

MANOS UNIDAS và SRD Năm nay, với vai trò là đại diện Manos Unidas (MU), một đối tác lâu năm của SRD, tôi đã có cơ hội đi thăm các điểm dự án do MU tài trợ tại các tỉnh Thái Nguyên, Thanh Hóa và Quảng Nam. Tôi nhận thấy rằng các dự án đều đang được triển khai đúng tiến độ với các đầu ra tích cực. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất đối với chúng tôi là SRD luôn hướng đến những nhóm dễ bị tổn thương nhất nhằm mang lại những tác động thực sự cũng như thúc đẩy quá trình thay đổi và chuyển giao. 24 BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2017 - SRD

Các hoạt động của chúng tôi nhằm vào nhóm phụ nữ đơn thân làm chủ hộ, những người nông dân bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu, nhóm người dân tộc thiểu số ở vùng sâu vùng xa… Trong suốt 02 tuần ở Việt Nam, tôi đã có cơ hội gặp gỡ nhiều người trong số họ và vô cùng tự hào khi tận mắt chứng kiến những tác động tích cực mà MU và SRD cùng nhau mang

lại cho những người dân nghèo. Chúng tôi đang tích cực giới thiệu và áp dụng những khái niệm thực tiễn như: chuỗi giá trị, thích ứng với biến đổi khí hậu, sinh kế bền vững, lâm nghiệp cộng đồng… tới cuộc sống của những người dân nơi đây, để họ có thể đạt được những thay đổi thực sự trong sinh kế và cuộc sống của gia đình và cộng đồng. Trải qua hơn 10 năm hợp tác cùng SRD, chúng tôi vô cùng vinh dự và biết ơn tinh thần hữu nghị và sự hợp tác bền vững này. Tôi đã may mắn được tiếp xúc và làm việc cùng đội ngũ lãnh đạo và cán bộ của SRD, những con người thực sự am hiểu, gắn bó với công việc, và vô cùng thân thiện. Mong rằng sự hợp tác tốt đẹp này sẽ tiếp tục phát triển và kéo dài hơn vì lợi ích của rất nhiều người dân tại các vùng nông thôn Việt Nam.

Bà Patricia Garrido Llamas Trưởng ban Đông Nam Á, tổ chức Manos Unidas (Tây Ban Nha)

Có cơ hội làm việc cùng SRD với tư cách là Tình nguyện viên đến từ Úc, tôi thực sự ấn tượng với những thành tựu mà SRD đạt được cũng như những tác động mạnh mẽ của SRD tới cộng đồng và xã hội. Những thành công của SRD có thể kể đến như: xây dựng sinh kế bền vững và kết nối


Chung tay ngăn chặn nạn chặt phá rừng trái phép

doanh nghiệp xã hội cho nhóm phụ nữ nghèo đơn thân làm chủ hộ; tăng cường sự tham gia của nhóm cộng đồng phụ thuộc vào rừng vào quá trình phát triển Hiệp định tự nguyện trong khuôn khổ Chương trình Thực thi Pháp luật, Quản trị và Thương mại Lâm nghiệp; hỗ trợ 05 tỉnh xây dựng Kế hoạch thích ứng với biến đổi khí hậu ở đồng bằng sông Hồng thuộc Dự án Rừng và Đồng bằng Việt Nam; và nhiều nữa...

Mặc dù các CSO không có vị trí chính thức trong các cuộc đàm phán nhưng mạng lưới VNGO-FLEGT đã thành công trong việc chuyển tải những mối quan tâm và kỳ vọng của cộng đồng tới các nhà đàm phán và hoạch định chính sách. Các tổ chức Phi chính phủ tại Việt Nam như SRD đã khẳng định vai trò, vị trí của mình bằng cách tham gia vào việc thúc đẩy quá trình đàm phán. Có ý kiến cho rằng, CSO như một “cầu nối mang những vấn đề của cộng đồng đến với cơ quan nhà nước”. “Cây cầu” là một cách nói ẩn dụ sinh động cho mối quan hệ giữa Fern và SRD khi chúng tôi làm việc cùng nhau trong những lĩnh vực mà lợi ích chung hỗ trợ mạnh mẽ hai bên hoàn thành những sứ mệnh của mình. Ông Rudi Kohnert- Điều phối viên Chương trình và Giám sát đánh giá, tổ chức Fern

Ông James Simon - Cán bộ hỗ trợ nông nghiệp thông minh với khí hậu của SRD (Chương trình tình nguyện viên Úc vì sự phát triển quốc tế - AVID)

Sẵn sàng cho những thay đổi

Công việc của chúng tôi cùng SRD là tập trung vào quyền lợi của nhóm người có sinh kế phụ thuộc vào rừng. Tuy nhiên, làm thế nào để hài hòa hai khía cạnh vô vùng khác biệt giữa nhóm xã hội dân sự vào một cuộc đàm phán thương mại là một điều không phải dễ dàng. Nó đòi hỏi sự tin tưởng và chia sẻ thông tin xuyên suốt giữa hai tổ chức để giải quyết những vấn đề rất

nhạy cảm liên quan đến các quyền lợi về đất đai, tiền bạc và quyền lực. Tuy vậy, chính nhờ những khó khăn và thách thức chung ấy mà mối quan hệ giữa hai tổ chức của chúng tôi ngày càng trở nên bền chặt.

25

Tại Việt Nam, Fern đã và đang làm việc với mạng lưới VNGO-FLEGT thông qua SRD là đại diện tiêu biểu, và nhận thấy rằng, SRD đã chọn cách tiếp cận trực tiếp với cộng đồng sống phụ thuộc vào rừng để chuyển tải những vấn đề và mối lo ngại của họ đối với các chính sách liên quan của chính quyền địa phương, từ đó hạn chế những tác động tiêu cực và đảm bảo sinh kế ổn định cho người dân. Năm 2017 đã đánh dấu một cột mốc quan trọng trong mối quan hệ giữa Fern và SRD. Cùng với việc Hiệp định thương mại song song giữa EU và Việt Nam (VPA) chính thức được ký kết, SRD và Fern đã cùng nhau nỗ lực không ngừng trong việc gia tăng quản trị rừng và ngăn chặn khai thác rừng trái phép bằng cách thông báo cho các bên đàm phán nhằm tìm cách giải quyết tình trạng xuất khẩu gỗ khai thác bất hợp pháp từ Việt Nam vào EU.


BẢN ĐỒ DỰ ÁN VÀ MẠNG LƯỚI

26

BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2017 - SRD


BÁO CÁO TÀI CHÍNH BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN Ngày 31 tháng 12 năm 2017 Đơn vị: USD STT I.

TÀI SẢN

2017

Tiền Tiền mặt

545,695 4,003

2

Việt Nam đồng Ngoại tệ Tiền gửi ngân hàng Việt Nam đồng Ngoại tệ

692 3,311 541,692 533,064 8,629

II. 1

Các khoản đầu tư ngắn hạn Các khoản đầu tư ngắn hạn

III. 1 2

Các khoản phải thu ngắn hạn Phải thu từ nhà tài trợ Tạm ứng (nhân viên) Các khoản phải thu khác

1

3

7,656 7,656 -

1

Hàng tồn kho Công cụ, dụng cụ

V. 1

Tài sản ngắn hạn khác Các khoản phải thu NSNN

3,462 3,462

VI. 1

Tài sản cố định Tài sản cố định hữu hình - Nguyên giá

22,051 22,051

IV.

2016 713,324 4,708 1,528 3,180 708,616 633,934 74,683 10,776 6,823 3,953 27

- Giá trị hao mòn lũy kế Tài sản cố định vô hình - Nguyên giá - Giá trị hao mòn lũy kế

7,839 (7,839)

-

VII.

28,320 28,320 55,921 (27,602)

-

Các khoản đầu tư dài hạn

TỔNG TÀI SẢN

578,865

752,420

Sẵn sàng cho những thay đổi

2

56,470 (34,419) -

-


28

BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2017 - SRD


TRƯỞNG PHÒNG NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG

CÁN BỘ CHƯƠNG TRÌNH

TRỢ LÝ CHƯƠNG TRÌNH TÌNH NGUYỆN VIÊN THỰC TẬP SINH

CÁN BỘ CHƯƠNG TRÌNH

TRỢ LÝ CHƯƠNG TRÌNH TÌNH NGUYỆN VIÊN THỰC TẬP SINH

Sẵn sàng cho những thay đổi

QUẢN LÝ CHƯƠNG TRÌNH MIỀN TRUNG

PHÓ GIÁM ĐỐC

CỐ VẤN PHÁT TRIỂN

TRỢ LÝ CHƯƠNG TRÌNH TÌNH NGUYỆN VIÊN THỰC TẬP SINH

CÁN BỘ CHƯƠNG TRÌNH

TRƯỞNG PHÒNG FLEGT VÀ REDD+

GIÁM ĐỐC

CHỦ TỊCH HĐQL THÀNH VIÊN HĐQL

TRỢ LÝ TRUYỀN THÔNG TÌNH NGUYỆN VIÊN THỰC TẬP SINH

CÁN BỘ TRUYỀN THÔNG

HỘI ĐỒNG QUẢN LÝ

VUSTA

KẾ TOÁN

LÁI XE/ BẢO VỆ/ TẠP VỤ TÌNH NGUYỆN VIÊN THỰC TẬP SINH

CÁN BỘ NHÂN SỰ

PHÓ GIÁM ĐỐC/ KẾ TOÁN TRƯỞNG

SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA SRD

29

CÁN BỘ HÀNH CHÍNH


NHÀ TÀI TRỢ VÀ ĐỐI TÁC TÀI TRỢ NĂM 2017 Nhà tài trợ và Đối tác tài trợ Manos Unidas

Quốc gia Tây Ban Nha

Dự án: Phục hồi rừng nhiệt đới thông qua phát triển vườn ươm cây bản địa tại huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên Dự án: Vì sinh kế bền vững cho phụ nữ nông dân nghèo và đơn thân làm chủ hộ tại huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa Dự án: Cải thiện sinh kế cho nông dân nghèo bằng cách áp dụng phương pháp trồng cây dược liệu và phát triển thị trường tại huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam

Caritas Australia

Úc

Dự án: Nâng cao vị thế Người khuyết tật tại huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị Dự án: Cộng đồng chung tay ứng phó thiên tai tại huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị 30 BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2017 - SRD

Winrock International (tài trợ bởi Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa kỳ _USAID)

Hoa Kỳ

Dự án: Rừng và Đồng bằng Việt Nam

Fern (tài trợ bởi Liên minh Châu Âu_EU)

Bỉ

Dự án: Thúc đẩy chương trình thực thi lâm luật, quản trị rừng và thương mại lâm sản tại vùng Đông Nam Á thông qua sự tham gia chủ động của các tổ chức xã hội Fern (tài trợ bởi Bộ Phát triển Quốc tế Anh _DFID)

Bỉ

Dự án: Quản trị rừng, Thị trường và Khí hậu

Mạng lưới Hành động Thuốc trừ sâu châu Á – Thái Bình Dương (PANAP) Dự án: Hướng tới một môi trường không độc hại tại Đông Nam Á

Malaysia


Bà Nguyễn Kim Ngân, Giám đốc điều hành mới của SRD và đại diện các tổ chức xã hội chụp ảnh lưu niệm cùng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong Buổi Gặp mặt với Ban Bí thư TW Đảng ngày 07/02/2018 Nhóm biên soạn: Các cán bộ dự án SRD Các cán bộ truyền thông SRD

HỘI LUẬT GIA VIỆT NAM NHÀ XUẤT BẢN HỒNG ĐỨC Địa chỉ: 65 Tràng Thi - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội Email: nhaxuatbanhongduc@yahoo.com Điện thoại : 04.3 9260024 Fax :04.3 9260031

Chịu trách nhiệm xuất bản Giám đốc: BÙI VIỆT BẮC Chịu trách nhiệm nội dung Tổng biên tập: LÝ BÁ TOÀN Biên tập: Ngô Thị Hồng Tú Trình bày, minh họa: Phạm Đăng Giang In tại: Công ty TNHH TM và Truyền thông quảng cáo Quang Minh Sửa bản in: Quang Minh Kỹ thuật: Quang Minh In: 400 cuốn, khổ: 18.5 x 26cm. Mobile: 0904 267 080 Số xác nhận ĐKXB: 1039 - 2017/CXBIPH/02 - 15/HD Số QĐXB của NXB: 533/QĐ - NXBHĐ In xong và nộp lưu chiểu năm 2018

Sẵn sàng cho những thay đổi

Ảnh: Nguồn ảnh được sử dụng từ thư viện ảnh của SRD. Ảnh bìa 1: Vũ Ngọc Dũng

31

HIỆU ĐÍNH: Bà Vũ Thị Bích Hợp - Chủ tịch Hội đồng Quản lý SRD


TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN BỀN VỮNG Địa chỉ: Số 56, ngách 19/9, Kim Đồng, Hoàng Mai, Hà Nội Tel: +84 24 3943 6676/78 * Fax: +84 24 3943 6449 Email: info@srd.org.vn * Website: www.srd.org.vn Facebook: http:/www.facebook.com/srdvietnam/


Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.