692

Page 1


BỆNH TRẺ EM Nguyễn Minh Tiến biên soạn Phát hành theo thỏa thuận giữa Công ty Văn hóa Hương Trang và tác giả. Nghiêm cấm mọi sự sao chép, trích dịch hoặc in lại mà không có sự cho phép bằng văn bản của chúng tôi. GPXB số 970-2008/CXB/23-153/VHTT

QĐXB số: 1972/QĐ-VHTT

In ấn và phát hành tại Nhà sách Quang Bình 416 Nguyễn Thị Minh Khai, P5, Q3, TP HCM Việt Nam

Published by arrangement between Huong Trang Cultural Company Ltd. and the author. All rights reserved. No part of this book may be reproduced by any means without prior written permission from the publisher.


NGUYỄN MINH TIẾN biên soạn

BỆNH TRẺ EM SƠ CẤP CỨU - CHẨN ĐOÁN - CHĂM SÓC - ĐIỀU TRỊ

NHÀ XUẤT BẢN VĂN HÓA THÔNG TIN


5

LỜI NÓI ĐẦU

T

rong quá trình nuôi dưỡng và chăm sóc con cái, tất cả chúng ta đều có không ít lần phải tìm đến các y bác sĩ hay bệnh viện. Trong những lần như thế, cho dù bệnh tình của trẻ nặng hay nhẹ, thông thường hay nghiêm trọng, chúng ta cũng không sao tránh khỏi được sự thấp thỏm lo sợ cho đến khi có được kết quả trả lời của bác sĩ điều trị. Trong khi chờ đợi, các bậc cha mẹ chúng ta luôn muốn được biết thật nhiều về bệnh tình của trẻ, nhưng thật không may là hầu hết các bác sĩ thường không có đủ thời gian để trả lời tất cả những câu hỏi của chúng ta, hoặc thậm chí là để giải thích những gì ta không hiểu. Sự thật là họ có quá nhiều bệnh nhân để chăm sóc, điều trị, và chỉ có thể dành cho ta một phần thời gian tiếp xúc rất hạn chế. Hiểu được tâm lý chung của tất cả các bậc cha mẹ, chúng tôi cố gắng biên soạn quyển sách này dựa vào các thông tin y khoa đáng tin cậy đã qua so sánh, đối chiếu và tổng hợp, nhằm đáp ứng nhu cầu tìm hiểu bệnh trẻ em. Tuy chưa phải đã hoàn toàn đầy đủ, nhưng đối với hầu hết các bệnh thông thường của trẻ em, các bậc cha mẹ có thể xem đây như một người bạn dễ tính, có thể tìm đến bất cứ lúc nào để hỏi han về bệnh tình của con cái mình. Quyển sách có thể giúp chúng ta yên tâm phần nào khi con trẻ bệnh, nhờ có được sự hiểu biết đúng đắn về căn bệnh mà trẻ đang mắc phải. Hầu hết các nguồn tham khảo đều là Anh ngữ, và đã được lưu hành rộng rãi nhiều nơi trên thế giới thông qua mạng Internet cũng như các tài liệu y khoa công cộng. Tuy nhiên, trong quá trình biên soạn, chúng tôi đã cố gắng chọn lọc, sắp xếp và bổ sung cho phù hợp với điều kiện của độc


6

BỆNH TRẺ EM

giả Việt Nam. Ngoài ra, đối tượng hướng đến của chúng tôi khi biên soạn sách này không phải là các vị đã được đào tạo chuyên môn về y học, mà là số đông những độc giả thông thường, hay nói chính xác hơn là những bậc cha mẹ tất yếu phải có nhu cầu chăm sóc con cái nhưng lại chưa từng được học hỏi nhiều về bệnh trẻ em. Trên cơ sở đó, có một số vấn đề sẽ không được trình bày từ góc độ chuyên môn, mà được đơn giản hóa phần nào để được dễ hiểu hơn đối với số đông độc giả. Nhưng điều cần phải nói ngay là, quyển sách không nhắm đến việc giúp người sử dụng có thể tự mình chẩn đoán và điều trị tất cả bệnh tật của trẻ em - điều này chẳng những không thể thực hiện được mà đôi khi còn là một ý tưởng rất nguy hiểm. Tuy nhiên, với mục đích chính là giúp người đọc tìm hiểu về bệnh trẻ em, sách này sẽ mang lại những thông tin tổng quát và có tính hệ thống, giúp các bậc cha mẹ có thể tìm hiểu được hầu hết các trường hợp bất ổn về sức khỏe của con mình để hướng đến một phương thức điều trị thích hợp. Mặc dù trong phần lớn các trường hợp, sự can thiệp đúng lúc của bác sĩ vẫn luôn được nhắc đến, nhưng sự khác biệt lớn lao mà quyển sách này có thể mang lại cho các bậc cha mẹ chính là sự hiểu biết về những gì đang xảy ra cho con trẻ. Sự hiểu biết sẽ xua tan đi những lo lắng không cần thiết - điều rất thường gặp ở bất cứ bậc cha mẹ nào, nhất là với những ai mới có con lần đầu. Sự hiểu biết cũng giúp các bậc cha mẹ thực hiện đúng lúc những gì cần thiết để bảo vệ sức khỏe cho con trẻ. Trong rất nhiều trường hợp, ngay cả hiểu biết được sự giới hạn của mình trong việc đối phó với một căn bệnh nào đó cũng là một điều hết sức cần thiết, để có thể kịp thời nhờ đến sự can thiệp chuyên môn. Và trong một số trường hợp khác, sự hiểu biết giúp cha mẹ có thể mạnh


LỜI NÓI ĐẦU

7

dạn thực hiện những biện pháp chăm sóc tại nhà để giảm nhẹ tức thì những bất ổn mà trẻ đang gánh chịu. Sách được chia làm 5 phần. Hai phần đầu tiên là những kiến thức tổng quát về cơ thể và sự phát triển của trẻ, tất nhiên là chỉ trình bày ở mức độ giúp người đọc có được những kiến thức cơ bản nhất để có thể hiểu được những gì sẽ được trình bày trong các phần tiếp theo sau. Phần này cũng cung cấp những thông tin quan trọng giúp các bậc cha mẹ có thể biết được sự phát triển của con mình có bình thường hay không. Phần thứ ba trình bày chi tiết hầu hết các bệnh ở trẻ em, ngay cả một số bệnh ít gặp nhưng nguy hiểm cũng được nêu ra ở đây. Những thông tin trong phần này rất cần thiết cho bất cứ ai muốn quan tâm tìm hiểu bệnh trẻ em. Nhưng cho dù một số các bậc cha mẹ không có nhu cầu này, thì khi con cái họ mắc phải một căn bệnh nào đó, đây cũng sẽ là nguồn tham khảo quý giá cần tìm đến. Vì thế, trong phần chẩn đoán bệnh sẽ luôn có những chỉ dẫn tham chiếu đến bệnh liên quan trong phần này. Phần thứ tư là phần chẩn đoán bệnh, trình bày hầu hết các triệu chứng bệnh ở trẻ em, chia thành 41 nhóm chủ đề, giúp các bậc cha mẹ có thể chẩn đoán sơ bộ về căn bệnh mà con mình có thể mắc phải. Bằng cách tổng hợp các triệu chứng thường gặp trong từng căn bệnh, người dùng sách có thể xác định được những triệu chứng nào có thể sẽ thuộc về những căn bệnh nào. Mặc dù điều này không nhắm đến giải quyết ngay căn bệnh, nhưng nó giúp đưa ra một đánh giá, suy đoán bước đầu để có thể kịp thời xử lý ngay những trường hợp khẩn cấp, hoặc có những biện pháp can thiệp, hỗ trợ thích đáng. Trong mỗi nhóm chủ đề, người sử dụng sẽ có được một số các thông tin tương tự, chẳng hạn như cách xác định bệnh, các dấu hiệu nguy hiểm cần chú ý, cần xử lý


8

BỆNH TRẺ EM

bệnh tại nhà hoặc đưa trẻ đến bác sĩ... Mức độ khẩn cấp của từng trường hợp cũng được gợi ý qua các lời khuyên, chẳng hạn như khi nào cần gọi xe cấp cứu, hoặc cần đến bác sĩ trong vòng 24 giờ, hoặc 48 giờ... Ngoài ra còn có những chỉ dẫn về các biện pháp thiết thực, dễ thực hiện để có thể can thiệp ngay trong một số trường hợp nhằm giảm nhẹ bệnh tình của trẻ, chẳng hạn như cách làm giảm bớt thân nhiệt khi trẻ sốt, cách làm dịu bớt cơn ho của trẻ, hoặc cách làm cho trẻ dễ chịu hơn khi bị nôn mửa... Trong một số trường hợp, những biện pháp xử lý chăm sóc tại nhà cũng có thể là tất cả những gì cần làm, không nhất thiết bao giờ cũng phải tìm đến bác sĩ. Phần cuối cùng là những kiến thức thực tế quan trọng mà tất cả các bậc cha mẹ đều cần phải nắm vững: những phương pháp sơ cấp cứu trẻ em trong các trường hợp khẩn cấp, cần được thực hiện tức thời ngay khi xảy ra tai biến, trong khi chờ đợi các nhân viên y tế hay bác sĩ kịp đến với trẻ, hoặc trước khi đưa trẻ đến bệnh viện. Với những thông tin thiết thực được trình bày một cách hệ thống và dễ hiểu, hy vọng sách này sẽ là một cẩm nang hữu ích cho hầu hết các bậc cha mẹ. Khi biên soạn và giới thiệu quyển sách, chúng tôi mong muốn được chia sẻ những thông tin này cùng tất cả những ai quan tâm đến việc chăm sóc sức khỏe trẻ thơ, và hy vọng sẽ làm giảm nhẹ đi phần nào gánh nặng của các bậc cha mẹ trong suốt quá trình nuôi dưỡng và chăm sóc con cái. Tuy nhiên, do những hạn chế nhất định về trình độ của người biên soạn, chắc chắn sẽ không thể tránh khỏi ít nhiều sai sót. Chúng tôi chân thành mong mỏi được đón nhận và rất biết ơn những ý kiến đóng góp xây dựng để những lần tái bản của sách sẽ được hoàn thiện hơn. NGUYỄN MINH TIẾN


9

PHẦN I NHỮNG HIỂU BIẾT CĂN BẢN VỀ CƠ THỂ CON NGƯỜI

K

hi có được một kiến thức cơ bản về cấu trúc cơ thể con người cũng như hiểu được sự phát triển bình thường về tinh thần, tình cảm, thể lực của trẻ, các bậc cha mẹ có thể sẽ hiểu rõ hơn những chứng bệnh thường gặp. Vì thế, trong phần này chúng ta sẽ bắt đầu tìm hiểu sơ lược về sự phát triển của trẻ em từ sơ sinh cho đến tuổi thiếu niên. Chúng ta cũng sẽ cùng nhau tìm hiểu về những hiểu biết cần thiết trong việc cho trẻ bú, cho trẻ ăn dặm, đặc biệt là vấn đề dinh dưỡng cho trẻ ở độ tuổi đang phát triển. Ngoài ra, chúng ta cũng sẽ đề cập đến một số vấn đề quan trọng như tiêm phòng cho trẻ, các biện pháp phòng ngừa tai nạn, và cách chăm sóc trẻ nói chung. Tất cả những kiến thức cơ bản này là điều kiện tất yếu để có thể đảm bảo cho trẻ một cuộc sống an toàn, khỏe mạnh và phát triển hoàn toàn bình thường. Có rất nhiều khó khăn khác nhau trong việc chăm sóc trẻ em, ngay từ khi trẻ sinh ra cho đến khi trẻ chập chững biết đi, kéo dài cho đến lúc trẻ lớn lên và hoàn toàn trưởng thành. Những khó khăn thường gặp nhất sẽ được tìm hiểu ở cuối phần này, chẳng hạn như những bất ổn trong việc ăn ngủ của trẻ, những dấu hiệu phát triển bất bình thường...


10

I. CÁC HỆ THỐNG CỦA CƠ THỂ Để xác định được những gì bất ổn xảy ra cho trẻ em, chúng ta cần phải hiểu được sự cấu tạo và phát triển bình thường của cơ thể. Phần sau đây trình bày một cái nhìn tổng quát về cơ thể và cơ chế hoạt động của nó, về sự phát triển của bộ xương, về các giác quan và cơ chế hoạt động, phát triển của chúng, cùng với những mốc quan trọng trong sự phát triển ở các độ tuổi sơ sinh, nhi đồng và thiếu niên. Toàn bộ các hệ thống của cơ thể hoạt động hài hòa với nhau để thực hiện nhiều chức năng khác nhau cần thiết cho sự sống, bao gồm việc hô hấp, tiêu hóa, vận động, cung cấp oxygen cũng như các chất dinh dưỡng, và thải bỏ các chất cặn bã ra khỏi cơ thể. Mỗi một hệ thống trong số các hệ thống này đều bao gồm một số các cơ quan, cơ bắp và tế bào đặc biệt cùng phối hợp với nhau để thực hiện được những chức năng quan trọng thiết yếu cho sự sống. Một số bộ phận không chỉ tham gia trong một hệ thống duy nhất mà là nhiều hệ thống khác nhau, chẳng hạn như các mạch máu ở phổi.


NHỮNG HIỂU BIẾT CĂN BẢN

11

1. Hệ hô hấp Hệ hô hấp gồm có hai buồng phổi, các đường dẫn để không khí đi qua (chẳng hạn như mũi, khí quản...) và các cơ hô hấp (bao gồm cả cơ hoành), kết hợp với các mạch máu để cung cấp dưỡng khí (oxygen) cho các mô của cơ thể và mang thán khí (dioxidcarbon) về phổi để thở ra. Hình 1

Hệ hô hấp

khoang mũi họng

khoang miệng thanh quản khí quản

phế quản phổi

cơ hoành


12

BỆNH TRẺ EM

Hai buồng phổi của chúng ta chiếm một thể tích lớn trong khoang ngực, trải dài từ xương đòn xuống tới cơ hoành. Buồng phổi bên phải chia làm 3 phần, còn gọi là 3 thùy. Buồng phổi bên trái có một phần bị choáng chỗ bởi trái tim nên chỉ có 2 thùy. Hai nhánh của khí quản hay cuống phổi phân ra ngày càng nhỏ hơn đi vào các thùy. Các phần của cuống phổi tận cùng bằng các túi phổi, là những túi không khí rất nhỏ bao quanh bởi các mao mạch. Hình 2

Cấu trúc của phổi động mạch chủ tĩnh mạch chủ trên

PHỔI khí quản

tim

2. Hệ tiêu hóa

tiểu phế quản động mạch phổi phế nang

lưới nao mạch

phế nang

thán khí ra khỏi tĩnh mạch dưỡng khí đi vào phế nang

Hệ tiêu hóa là một đường ống chạy dài từ miệng xuống đến hậu môn. Thức ăn đi qua đường ống này được phân hóa ra thành những phân tử rất nhỏ có thể hấp thụ được vào máu, kết hợp với những cơ quan tiết ra các chất hóa học (men tiêu hóa) giúp vào tiến trình tiêu hóa.


NHỮNG HIỂU BIẾT CĂN BẢN

13

Hình 3

Hệ tiêu hóa

họng

miệng tuyến nước bọt

thực quản

gan

dạ dày

túi mật

tụy

ruột già

ruột non

ruột thừa

trực tràng

hậu môn

3. Bộ xương Bộ xương người là một bộ khung vững chắc bên trong để chịu đựng trọng lượng cả cơ thể. Ngoài việc chống chịu cho các mô mềm, bộ xương cũng giúp bảo vệ cho các cơ quan nội tạng và là nơi bám vào của các cơ bắp. Trong suốt giai đoạn trẻ lớn lên, bộ xương liên tục phát triển và thay đổi hình dạng.


14

BỆNH TRẺ EM

Hình 4

Bộ xương người hộp sọ các xương sọ

xương đỉnh xương trán xương thái dương xương châm

xương đòn xương vai

xương hàm trên xương hàm dưới xương ức các xương sườn xương cánh tay

cột sống

xương trụ xương quay xương cùng

xương đùi xương bánh chè xương chày xương mác xương cổ chân xương bàn chân xương đốt ngón chân

đệm đốt sống xương chậu xương mu xương ụ xương cổ tay xương bàn tay xương đốt ngón tay

đai chậu


NHỮNG HIỂU BIẾT CĂN BẢN

15

Cấu trúc xương người vừa chắc chắn vừa mang tính dẻo dai, chịu lực cao. Người trưởng thành có cả thảy 206 xương lớn nhỏ, vừa giữ chức năng chống chịu toàn bộ trọng lượng cơ thể, vừa bảo vệ các cơ quan nội tạng bên trong. Các xương nối với nhau bằng khớp xương, được cấu tạo thích hợp để có thể chuyển động nhẹ nhàng, đáp ứng nhu cầu vận động của cơ thể. Mỗi một xương trong bộ xương có kích thước và hình dáng khác nhau, phù hợp với từng chức năng khác biệt. Chẳng hạn, xương ức (ngực) rộng và phẳng để bảo vệ tim, phổi bên trong lồng ngực... trong khi hộp xương sọ lại thích hợp để bảo vệ bộ não. Các xương ở bàn tay nhỏ và ngắn thích hợp với những cử động linh hoạt và chính xác, trong khi xương cẳng chân lớn và dài để thích hợp với sự di chuyển của toàn bộ cơ thể trong hoạt động đi lại. Lồng ngực là một khoang được tạo thành bởi xương ức và 12 cặp xương sườn, ngoài việc bảo vệ chắc chắn cho tim và phổi, các xương này còn tạo thành một cấu trúc thích hợp hỗ trợ cho hoạt động hô hấp, khi không khí được hít vào và thở ra. Xương sống được hình thành từ 26 đốt sống nối nhau một cách chắc chắn, vừa đủ sức chống chịu trọng lượng cơ thể, vừa đủ linh hoạt để cho phép các cử động phức tạp như khom, cúi, vặn vẹo... Bộ xương còn là kho dự trữ calci, một khoáng chất thiết yếu cho hoạt động của các tế bào thần kinh và cơ bắp của cơ thể. Tủy xương là nơi hình thành các tế bào hồng cầu.

4. Hệ cơ bắp Có ba loại cơ là: cơ tự ý (chịu sự kiểm soát của ý thức), cơ không tự ý (không chịu sự kiểm soát của ý thức) và cơ tim.


16

BỆNH TRẺ EM

Cơ tự ý là các cơ được minh họa trong hình, hoạt động kết hợp với bộ xương để giúp cho cơ thể có thể vận động được. Hình 5

Hệ cơ bắp, nhìn phía trước cơ trán cơ thái dương cơ ức đòn chùm cơ ngực lớn cơ tam giác vai cơ răng lớn

cơ vòng môi cơ ngục nhỏ cơ gian sườn cơ hai đầu cơ chéo trong cơ quay cơ gấp chung ngón tay

cơ thẳng bụng

cơ khép cơ may cơ căng cân đùi cơ rộng ngoài cơ rộng trong

cơ gấp ngón cái

cơ bốn đầu đùi

cơ sinh đôi ngoài

cơ duỗi ngón chân cơ duỗi ngón cái


NHỮNG HIỂU BIẾT CĂN BẢN

17

Hình 6

Hệ cơ bắp, nhìn phía sau

cơ gối đầu cơ thang cơ dưới sống

cơ tam giác vai cơ ba đầu cơ gai sống

cơ lưng lớn cơ duỗi cánh tay cơ quay

cơ mông lỡ

cơ gấp cánh tay cơ mông lớn

cơ khoeo cơ hai đầu đùi cơ bản mạc cơ rộng ngoài

cơ dép

cơ mác gân gót chân


18

BỆNH TRẺ EM

Cơ không tự ý là cơ bao quanh các cơ quan nội tạng, chẳng hạn như ruột, dạ dày... Cơ tim là cơ cấu tạo thành quả tim. Cơ tự ý là những cơ gắn với xương để giúp cơ thể có khả năng vận động, cử động. Tự thân bộ xương không thể cử động, mà tất cả mọi cử động đều là nhờ có các cơ gắn chặt vào xương. Cơ không tự ý cũng gọi là cơ trơn, vì chúng không gắn vào các xương mà được phân bố ở dạ dày, bàng quang cũng như các cơ quan nội tạng khác, để giúp tạo ra các hoạt động co bóp tự nhiên, không do ý thức kiểm soát. Cơ tim là loại cơ duy nhất chỉ có ở tim, giữ chức năng như một bơm áp lực liên tục đẩy máu đi khắp cơ thể.

5. Hệ tuần hoàn Hình 7

Hệ tuần hoàn - tổng quát

các mạch máu

van tim quả tim


NHỮNG HIỂU BIẾT CĂN BẢN

19

Quả tim bơm máu qua các động mạch, tĩnh mạch và mao mạch. Oxygen và các chất dinh dưỡng được máu đưa đến phân phối cho tất cả các phần của cơ thể, đồng thời các chất thải được mang đi. Sau đó, máu được đưa trở về phổi để nhận oxygen và thải thán khí theo hơi thở ra bên ngoài. Dòng chảy của máu được kiểm soát bằng các van theo cơ chế đóng mở tùy thuộc vào sự co bóp của tim. Hình 8: Cơ chế đóng mở van động mạch phổi động mạch phổi

dòng chảy của máu

Van động mạch phổi mở ra

KHI TIM CO BÓP

Van động mạch phổi đóng lại

KHI TIM GIÃN RA

Tim là một cái bơm cực mạnh và cực bền, hoạt động liên tục không ngừng nghỉ. Nhờ có hoạt động của tim mà máu có thể theo các tĩnh mạch để mang dưỡng khí, dưỡng chất đến nuôi tất cả các tế bào của cơ thể, đồng thời máu cũng theo các động mạch để mang đi thán khí và chất thải từ các tế bào. Trong một năm, trái tim của chúng ta co bóp khoảng 3 triệu lần, chuyển đi một lượng máu khoảng 2.900.000 lít! Để đảm bảo phân luồng chính xác lượng máu vào và ra, tim


20

BỆNH TRẺ EM

có 4 van tim để kiểm soát, mỗi van chỉ cho phép máu đi qua theo chiều nhất định. Hoạt động của tim cũng thường xuyên được điều chỉnh để thích hợp với nhu cầu cơ thể, chẳng hạn như gia tăng khi cơ thể hoạt động mạnh và giảm mạnh khi cơ thể hoàn toàn nghỉ ngơi. Hình 9

Trái tim

tĩnh mạch chủ trên

động mạch chủ động mạch phổi

van động mạch phổi

tâm nhĩ phải van ba lá

tâm thất phải tĩnh mạch chủ dưới

tâm nhĩ trái van động mạch chủ van hai lá tâm thất trái

vách ngăn cơ tim


NHỮNG HIỂU BIẾT CĂN BẢN

21

Hình 10

Hệ tuần hoàn - chi tiết

động mạch thái dương ngoài động mạch cột sống động mạch cảnh chung bên phải

tĩnh mạch cột sống tĩnh mạch cổ tĩnh mạch dưới đòn tĩnh mạch chủ trên

tĩnh mạch cánh tay

tĩnh mạch nách tim tĩnh mạch thận

động mạch cảnh chung bên trái

động mạch dưới đòn vòm động mạch chủ động mạch chủ xuống động mạch nách động mạch vành động mạch cánh tay động mạch chủ ngực động mạch thận động mạch chủ bụng

tĩnh mạch trụ tĩnh mạch quay

động mạch chậu khung

tĩnh mạch chủ dưới tĩnh mạch chậu chung

tĩnh mạch đùi

động mạch quay động mạch trụ động mạch đùi

tĩnh mạch trước xương chày

động mạch trước xương chày

tĩnh mạch xương mác động mạch hình cung


22

BỆNH TRẺ EM

Hình 11

Các mạch máu lòng mạch lớp bọc trong lớp bọc giữa lớp bọc ngoài

ĐỘNG MẠCH

MAO MẠCH

TĨNH MẠCH

Các động mạch mang máu từ tim đi khắp cơ thể, trong khi các tĩnh mạch mang máu từ khắp nơi trở về tim. Động mạch và tĩnh mạch được nối nhau bởi các mao mạch là những mạch máu rất nhỏ. Nhờ có các mao mạch mà oxy và các chất dinh dưỡng trong động mạch mới đến được với các tế bào, và cũng thông qua các mao mạch mà chất thải của tế bào được đưa vào các tĩnh mạch. Cấu trúc của động mạch và tĩnh mạch đều tương tự như nhau, đều gồm có ba lớp bọc quanh một ống rỗng là lòng mạch. Lớp bọc trong cùng được hình thành bởi một loại tế bào đặc biệt cho phép giảm nhẹ tối đa ma sát trong lòng mạch khi máu chảy qua. Lớp bọc giữa gồm những tế bào cơ trơn và có độ đàn hồi cao, cho phép lòng mạch có thể giãn ra hoặc co lại tùy theo lượng máu chảy bên trong. Lớp bọc ngoài cùng có tác dụng bảo vệ và đồng thời gắn chặt mạch máu với các bộ phận bao quanh nó.


NHỮNG HIỂU BIẾT CĂN BẢN

23

6. Hệ bạch huyết Hệ bạch huyết là một phần chính yếu trong hệ thống miễn nhiễm của cơ thể, được hình thành bởi một mạng lưới Hình 12

Hệ bạch huyết

hạch cổ hạch nách hạch bạch huyết

hạch amidan

tuyến ức ống ngực lách

hạch trên ròng rọc hạch ngoài xương chậu

hạch bên động mạch chủ

hạch bẹn sâu

tủy xương mạch bạch huyết

mao mạch bạch huyết


24

BỆNH TRẺ EM

các mạch bạch huyết chạy khắp cơ thể và các hạch bạch huyết được bố trí như những nốt chặn. Bạch huyết là một dạng chất lỏng với các tế bào màu trắng (bạch cầu), chảy trong các mạch bạch huyết và có chức năng tiêu diệt các vi sinh vật bị giữ lại nơi các hạch bạch huyết. Tế bào bạch cầu được tạo ra trong các tủy xương, khi trưởng thành sản xuất ra một số loại protein đặc biệt gọi là kháng thể, có khả năng tiêu diệt vi khuẩn xâm nhập cơ thể. Tế bào bạch cầu có khả năng ghi nhớ các loại vi khuẩn đã từng xâm nhập cơ thể, vì thế có thể nhanh chóng tiêu diệt những vi khuẩn này nếu chúng lại xâm nhập cơ thể một lần nữa. Như được thấy trong hình vẽ, hệ thống bạch huyết phân bố khắp cơ thể nhưng đặc biệt không có trên bộ não.

7. Hệ thần kinh Hệ thần kinh được cấu thành bởi bộ não, tủy sống và hàng triệu các tế bào thần kinh. Đây là trung tâm kiểm soát toàn bộ các hoạt động có ý thức và các chức năng tự nhiên của cơ thể. Những dây thần kinh tiếp nhận các cảm giác, chẳng hạn như khi sờ mó, nếm, ngửi, nhìn và nghe. Một cách khái quát, hệ thần kinh chia thành hai phần là hệ thần kinh trung ương và hệ thần kinh ngoại biên. Hệ thần kinh trung ương bao gồm bộ não nằm trong hộp sọ và tủy sống nằm trong cột sống. Toàn bộ mạng lưới các dây thần kinh nối liền não và tủy sống với các phần còn lại của cơ thể được gọi là thần kinh ngoại biên.


NHỮNG HIỂU BIẾT CĂN BẢN

25

Hình 13

Hệ thần kinh

bộ não dây thần kinh nách

thùy trán thùy đỉnh thùy thái dương thùy chẩm tiểu não cuống não

dây thần kinh gian sườn tủy sống hạch tủy sống

dây thần kinh phế vị dây thần kinh cánh tay dây thần kinh xương trụ dây thần kinh giữa dây thần kinh quay dây thần kinh đùi dây thần kinh hông

dây thần kinh ngón tay dây thần kinh tĩnh mạch hiển dây thần kinh xương mác dây thần kinh chày sau


26

BỆNH TRẺ EM

8. Hệ sinh dục - tiết niệu a. Hệ sinh dục nữ Hệ sinh dục nữ gồm có 2 buồng trứng, tử cung và các ống dẫn khác nhau, tạo ra các hormone, và đến tuổi dậy thì hằng tháng sẽ tạo ra trứng. Hình 14

Hệ sinh dục nữ núm vú quầng vú

mô mỡ bầu vú thùy

buồng trứng

tai vòi

vòi trứng thân tử cung cổ tử cung âm đạo

Khác với hệ sinh dục nam, hệ sinh dục nữ có phần phức tạp hơn vì ngoài chức năng tạo ra bào thai, cơ thể người phụ nữ còn phải bảo vệ và nuôi dưỡng bào thai cho đến khi phát triển đủ để có thể tồn tại trong môi trường bên ngoài. Ngoài ra, sau khi sinh con, người phụ nữ còn tiếp tục nuôi dưỡng con bằng sữa mẹ nên hai bầu vú phát triển lớn với các tuyến sữa.


NHỮNG HIỂU BIẾT CĂN BẢN

27

Hình 15

Cơ quan sinh dục nữ vòi trứng

tử cung

cổ tử cung buồng trứng

âm đạo

nội mạc tử cung

Hai buồng trứng là cơ quan sinh sản chính của phụ nữ, có kích thước dài khoảng 3cm, rộng 2cm. Khi mới sinh ra, buồng trứng có đến khoảng 1 triệu trứng non, đến tuổi dậy thì có khoảng 400.000 trứng, nhưng suốt thời gian sinh sản chỉ có khoảng 200 trứng chín rụng mà thôi. Khi trứng rụng gặp đúng thời điểm có giao hợp và tiếp xúc được với tinh trùng của người đàn ông, sự thụ tinh có thể xảy ra. Trứng thụ tinh sẽ đi vào tử cung, bám vào vách tử cung và phát triển thành bào thai ở đó. Nếu không thụ tinh, trứng sẽ bị đưa ra ngoài vào chu kỳ kinh nguyệt kế tiếp. b. Hệ sinh dục nam Chức năng chính của hệ sinh dục nam là tạo ra tinh trùng và đưa vào cơ thể người phụ nữ để đảm bảo việc sinh sản, duy trì nòi giống. Trong khi hệ sinh dục nữ nằm trọn vẹn bên trong cơ thể, thì các bộ phận của hệ sinh dục nam


28

BỆNH TRẺ EM

lại hầu như nằm ngoài, đặc biệt là cơ quan sản xuất tinh trùng cũng nằm bên ngoài dương vật. Điều này giúp cho tinh trùng được giữ ở một nhiệt độ lúc nào cũng thấp hơn nhiệt độ cơ thể (thân nhiệt), và đây là điều cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của tinh trùng. Hình 16

Hệ sinh dục nam

túi tinh tuyến tiền liệt

ống dẫn tinh

niệu đạo

dương vật

bìu

tinh hoàn

Tinh trùng bắt đầu được tạo ra khi đến tuổi dậy thì. Cơ quan có chức năng tạo ra tinh trùng là hai tinh hoàn, nằm bên trong một bọc gọi là bìu. Mỗi tinh hoàn có một ống dẫn tinh. Tinh trùng sau khi được các tinh hoàn tạo ra sẽ đi vào mào tinh và có thể ở đó từ 1 đến 3 tuần lễ để trưởng thành. Mỗi lần giao hợp, có khoảng từ 200 - 300 triệu tinh trùng được đưa vào cơ thể người nữ qua dương vật. Mặc dù vậy, khi giao hợp thành công thì trong số này cũng chỉ có một


NHỮNG HIỂU BIẾT CĂN BẢN

29

Hình 17

Cơ quan sinh dục nam

túi tinh

ống dẫn tinh

tinh hoàn

tuyến tiền liệt

bàng quang

dương vật

tinh trùng duy nhất đủ may mắn để kết hợp và làm trứng thụ tinh và hình thành bào thai. Các tinh hoàn cũng tạo ra những hormone có tác dụng tạo thành các tính cách của nam giới, được bộc lộ kể từ tuổi dậy thì.


30

BỆNH TRẺ EM

Hình 18

Tinh trùng trong cơ quan sinh dục nam ống sinh tinh

mào tinh

tinh hoàn

tinh trùng chưa trưởng thành

c. Hệ tiết niệu Hệ tiết niệu giống nhau ở cả nam và nữ, bao gồm thận, niệu quản và bàng quang, có chức năng lọc bỏ các chất thải, lượng nước thừa và muối thừa trong máu. Ở nữ giới thì niệu đạo được dẫn ra ngoài cơ thể qua âm đạo. Ở nam giới, nước tiểu được đưa ra khỏi cơ thể qua dương vật. Thận có 2 quả hình hạt đậu, gọi là thận phải và thận trái. Mỗi quả thận có kích thước dài khoảng 10 - 12,5 cm, cân nặng chừng 170 gram nhưng được tạo thành bởi khoảng 1 triệu đơn vị thận, gọi là nephron. Mỗi nephron gồm có cầu thận và ống thận. Thận được nối với một ống dài mảnh gọi là niệu quản, thông đến bàng quang là nơi chứa nước tiểu. Từ bàng quang lại có niệu đạo để dẫn nước tiểu thông ra bên ngoài cơ thể qua dương vật hoặc âm đạo.


NHỮNG HIỂU BIẾT CĂN BẢN

31

Hình 19

Hệ tiết niệu

thận

niệu quản

bàng quang niệu đạo

Hình 20

Thận và đơn vị thận(nephron) tủy thận

nhú thận

bao Bowman

cầu thận ống thận

vỏ thận động mạch thận vòng Henle tĩnh mạch thận ống tụ niệu quản THẬN

NEPHRON


32

BỆNH TRẺ EM

9. Hệ nội tiết Các tuyến nội tiết sản xuất ra những hormone, những tín hiệu hóa học của cơ thể. Các hormone được máu mang đến tất cả các phần của cơ thể và giúp điều hòa các tiến trình trong cơ thể, chẳng hạn như sự tăng trưởng. Một số các tuyến nội tiết, chẳng hạn như tinh hoàn và buồng trứng, chỉ hoạt động khi đến tuổi dậy thì. Tuyến yên là tuyến nội tiết quan trọng nhất, giữ chức năng tiết ra nhiều loại hormone đặc biệt có tác dụng kiểm soát hoạt động của các tuyến nội tiết khác và điều hòa nhiều tiến trình sinh học khác nhau của cơ thể. Các hormone quan trọng nhất là hormone tăng trưởng, hormone kích thích tuyến giáp, hormone kháng lợi niệu (làm cho thận thải ra nước tiểu ít nước hơn), hormone kích thích phụ nữ tạo sữa sau khi sinh... Tuyến yên chịu sự kiểm soát của vùng hạ đồi trong não qua các xung động thần kinh cũng như qua các yếu tố điều tiết bằng hormone. Hình 21

Vị trí của tuyến yên vị trí tuyến yên

vùng đồi não

vùng hạ đồi tuyến yên tiểu não cuống não


NHỮNG HIỂU BIẾT CĂN BẢN

33

Hình 22

Hệ nội tiết

tuyến tùng

tuyến cận giáp

vùng hạ đồi tuyến yên

tuyến giáp

tuyến thượng thận tuyến tụy

buồng trứng (nữ giới)

tinh hoàn (nam giới)

Một số cơ quan vừa tham gia hệ nội tiết vừa giữ các chức năng khác trong cơ thể, chẳng hạn như thận (hệ tiết niệu), gan (hệ tiêu hóa), buồng trứng ở nữ giới hoặc tinh hoàn ở nam giới (hệ sinh dục)...


34

BỆNH TRẺ EM

II. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA BỘ XƯƠNG

K

hi vừa sinh ra, phần lớn bộ xương của trẻ đã được hình thành, nhưng một số phần trong đó được cấu tạo bằng sụn và sẽ không hóa xương cho đến những năm cuối của tuổi thanh niên, dễ thấy nhất là những phần cuối của xương tay, xương chân, xương bàn tay, xương bàn chân. Các phần sụn liên tục phát triển trước khi hóa xương, và điều này cho phép tiến trình phát triển của trẻ diễn ra. Tiến trình được tiếp tục qua suốt thời niên thiếu cho đến khi đạt đến kích thước trưởng thành. Số lượng các xương riêng rẽ trong cơ thể giảm bớt đi khi đến tuổi trưởng thành. Đứa trẻ vừa sinh ra có khoảng 300 xương khác nhau, nhưng một số trong các xương này sẽ nhập lại cùng nhau trong quá trình lớn lên, để cuối cùng khi đến tuổi trưởng thành thì một bộ xương hoàn chỉnh sẽ có 206 xương.

1. Sự phát triển của xương sọ Vào lúc mới sinh ra, hộp sọ của một đứa bé không hoàn toàn cấu tạo bằng xương. Các xương riêng rẽ tạo thành hộp sọ được nối kết với nhau bởi các mô sợi rất mềm dẻo. Những khu vực liên kết này cho phép hộp sọ thay đổi kích thước trong lúc sinh và có thể phát triển nhanh chóng trong một hoặc hai năm đầu đời. Vị trí thóp trước của hộp sọ là phần mô sợi lớn nhất và có thể sờ thấy dễ dàng bên trong lớp da. Các xương ở mặt lớn lên cùng một tỷ lệ với phần còn lại của hộp sọ, để khi quá trình tăng trưởng hoàn tất thì đầu có tỷ lệ cân đối với phần còn lại của cơ thể.


NHỮNG HIỂU BIẾT CĂN BẢN

35

Hình 23: Hộp sọ nhìn thẳng

Hình 24: Hộp sọ nhìn nghiêng

Hộp sọ của trẻ sơ sinh

Tiến trình hóa xương của hộp sọ bắt đầu khá lâu trước khi trẻ được sinh ra, nhưng phần thóp trước được cấu tạo bởi các mô sợi vẫn tồn tại ở giữa các xương, cho phép hộp sọ có thể đủ chỗ cho một bộ não ngày càng lớn lên. Những xương mặt của trẻ mới sinh rất nhỏ và răng chưa mọc lên. Khi trẻ lên 6 tuổi, thóp trước đã hóa xương và không còn nhìn thấy được nữa. Tất cả răng sữa đều đã mọc. Răng trưởng thành chỉ vừa mới bắt đầu mọc lên. Xương hàm trước hạ thấp xuống và nhô về phía trước nhiều hơn so với hộp sọ của trẻ mới sinh. Các hốc mắt và vùng mũi cũng mở rộng hơn. Xương hàm dưới phát triển về phía dưới và hơi nhô ra trước.


36

BỆNH TRẺ EM

Hình 25

So sánh hộp sọ trẻ sơ sinh và người lớn

Các phần chưa hóa xương cho phép hộp sọ tiếp tục phát triển

Khi phát triển hoàn toàn, những kẻ hở không còn nữa

Hình 26: Hộp sọ trẻ sơ sinh xương đỉnh thóp trước xương trán

hốc mắc xương hàm trên xương hàm dưới

xương chẩm xương thái dương


NHỮNG HIỂU BIẾT CĂN BẢN

37

Hình 27: Hộp sọ trẻ lên 6 tuổi xương đỉnh xương trán hốc mắt răng trưởng thành đang mọc

các răng sữa xương hàm trên

xương chẩm xương thái dương xương hàm dưới

2. Sự phát triển của hàm răng Khi mới sinh ra, những răng sữa đã phát triển bên trong hàm. Răng đầu tiên thường sẽ bắt đầu mọc ra bên ngoài vào khoảng 6 tháng tuổi, và khi bé được 3 tuổi thì toàn bộ 20 răng sữa đều đã mọc ra. Trong khi đó, 32 răng trưởng thành bắt đầu phát triển bên trong hàm và sẽ mọc ra trong độ tuổi từ 6 đến 16. Khi các răng này mọc, răng sữa bị thay thế, rơi rụng. Những răng hàm thứ ba, hay răng khôn, thường mọc ra ở tuổi 16 hoặc lớn hơn nữa, nhưng cũng có đôi khi chúng chẳng bao giờ mọc ra cả. Răng sữa

Trong hình 28, chúng ta thấy các răng sữa mọc lên trong khoảng thời gian từ 6 tháng tuổi đến 3 năm tuổi, theo thứ tự như các số đặt trong ngoặc đơn. Như có thể thấy được


38

BỆNH TRẺ EM

trong hình, hàm trên và hàm dưới đều theo một kiểu như nhau. Hình 28: Các răng sữa răng cửa bên (2)

răng cửa giữa (1) răng nanh (4)

răng hàm thứ nhất (3)

răng hàm thứ hai (5)

HÀM TRÊN

răng hàm thứ 2 (5)

HÀM DƯỚI

răng hàm thứ nhất (3)

răng nanh (4) răng cửa giữa (1)

răng cửa bên (2)

Hình 29: Các răng trưởng thành răng cửa giữa (2)

răng nanh (4)

răng cửa bên (3)

các răng cối (5)

răng nanh (4) răng hàm thứ nhất (1) răng hàm thứ ba (7)

răng hàm thứ hai (6)

HÀM TRÊN

răng hàm thứ ba (7) răng hàm thứ nhất (1) HÀM DƯỚI

các răng cối (5)

răng cửa giữa (2)

răng hàm thứ hai (6)

răng nanh (4)

răng cửa bên (3)


NHỮNG HIỂU BIẾT CĂN BẢN

39

Hình 30: Các răng khác nhau

răng cửa

răng hàm răng nanh

răng cối

Răng trưởng thành

Trong hình 29, chúng ta thấy các răng trưởng thành hay răng vĩnh viễn mọc lên trong khoảng thời gian từ 6 cho đến 16 tuổi, theo thứ tự như các số đặt trong dấu ngoặc đơn. Các răng cối, răng nanh và răng cửa sẽ trực tiếp thay thế cho những răng sữa trước đó. Cấu trúc của răng

Lớp trong cùng của răng là các dây thần kinh nhạy cảm và mạch máu, được bảo vệ bởi nhiều cấu trúc bao quanh. Ngoài cùng là men răng, là chất có độ cứng nhất trong cơ thể. Bên dưới men răng là một lớp có cấu tạo tương tự như xương gọi là ngà răng, bao quanh phần tủy răng từ thân răng xuống tận chân răng. Quanh chân răng còn có một lớp


40

BỆNH TRẺ EM

cứng gọi là xương răng (cementum) nằm ngăn giữa chân răng với dây chằng quanh răng. Phần dây chằng quanh răng có tác dụng giữ chặt răng và đồng thời làm một lớp đệm giữa lợi và xương hàm khi răng hoạt động như nhai, nghiến... Hình 31: Cấu trúc của răng

thân răng

men răng ngà răng tủy răng lợi xương hàm chân răng mạch máu xương răng dây thần kinh dây chằng quanh răng

3. Những vùng chính trong sự phát triển xương Trong thời thơ ấu, hầu hết các xương dài đều có chứa một phần sụn, cho phép xương có thể phát triển được. Phần sụn ở các vùng này lớn lên và hấp thụ calcium để phát triển thành xương. Các xương chân, xương tay, xương bàn tay, xương bàn chân là những vùng phát triển nhiều nhất, được tạo thành bởi một phần chính là thân xương cùng với phần đầu xương có thể phát triển lớn lên ở một hoặc cả hai đầu. Trong suốt thời gian lớn lên của trẻ, những phần đầu xương dần dần hóa xương, chỉ còn lại một phiến sụn để có thể tiếp


NHỮNG HIỂU BIẾT CĂN BẢN

41

tục phát triển cho đến khi đạt kích thước, chiều cao trưởng thành vào cuối độ tuổi thanh niên. Các vùng xương và sụn đang hóa xương được nhìn thấy rõ khi chụp quang tuyến X, các phần sụn sẽ hiện lên không rõ bằng phần xương. Vì thế, bác sĩ có thể sử dụng phương pháp X-quang để xác định tuổi của một đứa bé và xác định xem sự phát triển của bé có bình thường hay không. Phương pháp này dựa trên cơ sở là các vùng hóa xương xuất hiện theo một trình tự giống nhau ở hết thảy mọi đứa trẻ. Chẳng hạn như, khi được 1 tuổi trẻ sẽ phát triển những vùng hóa xương ở vai, bàn tay, bên hông và bàn chân. Từ 2 tuổi, sẽ có thêm các vùng hóa xương ở vai, khuỷu tay, bàn tay, bên hông, đầu gối và xương bàn chân. Các vùng hóa xương được tạo thành vào mỗi năm và sự phát triển diễn ra liên tục ở cả các vùng cũ cũng như trong những vùng mới. Hình 32: Những vùng sụn hóa xương mới

vai khuỷu tay

khủyu tay bàn tay và cổ tay

bàn tay và cổ tay đầu gối

bàn chân và mắt cá TRẺ 30 THÁNG TUỔI

TRẺ 6 TUỔI


42

BỆNH TRẺ EM

Những vùng hóa xương mới bao gồm các xương ở vai, khuỷu tay, cổ tay, bàn tay, bàn chân và mắt cá. Các vùng hóa xương đã có từ trước vẫn tiếp tục phát triển. Hình ảnh X-quang của bàn tay cho thấy các phần thân xương (những chỗ mờ đục) đã hóa xương, nhưng những phần đầu xương (những chỗ trong suốt) vẫn còn đang phát triển. Hình 33: Hình ảng X-quang cho thấy sự phát triển

vùng phát triển ở đầu xương ngón tay

vùng chớm hóa xương ở xương bàn tay

vùng phát triển ở đầu xương bàn tay

xương ở bàn tay

vùng phát triển ở đầu xương ngón tay

vùng phát triển ở đầu xương bàn tay

vùng đã hóa xương của xương cổ tay

vùng chớm hóa xương ở xương cổ tay vùng đã hóa xương của xương bàn tay TRẺ 30 THÁNG TUỔI

TRẺ 6 TUỔI

Cho đến năm trẻ được 6 tuổi, các vùng hóa xương ở khuỷu tay, bàn tay và cổ tay đã hình thành, và một vùng hóa xương mới xuất hiện ở đầu gối. Hình ảnh X-quang cho thấy nhiều vùng ở cổ tay đã hóa xương hoàn toàn (những vùng mờ đục), nhưng vẫn còn những vùng đang phát triển ở các đầu xương bàn tay (những vùng trong suốt).

4. Sự hồi phục xương

Bản chất tự nhiên của hầu hết trẻ con là tò mò và liều lĩnh. Kết quả là chúng rất thường bị té ngã, có thể dẫn đến


NHỮNG HIỂU BIẾT CĂN BẢN

43

làm sai lệch các khớp xương hoặc thậm chí gãy xương. Khi có một xương bị nứt gãy, tiến trình hồi phục tự nhiên ngay lập tức sẽ bắt đầu. Ở trẻ con, toàn bộ tiến trình này thường chỉ mất khoảng vài tuần lễ. Những trường hợp xương được hình thành lại ở một vị trí sai lệch sẽ tạo thành một xương không ngay ngắn và thiếu độ chắc chắn, có thể dẫn đến những thương tổn nặng hơn trong tương lai. Để tránh điều này, khi xương bị lệch khớp cần phải được nắn sửa ngay lập tức. Một chỗ gãy ở vào phần cuối xương đang phát triển có thể làm ngăn cản tiến trình phát triển, khiến cho xương này về sau ngắn hơn mức bình thường. Việc hồi phục và tái tạo xương sau khi bị gãy cũng là một kiểu hóa xương. Sự khác biệt so với việc hình thành xương hoàn toàn mới từ một vùng sụn là vùng thương tổn phải được làm sạch hoàn toàn các mảnh xương vụn trước khi xương mới có thể phát triển. Tiến trình này được thực hiện bởi các tế bào máu đặc biệt và kết hợp với các tế bào mô, tràn qua khu vực này và lấy đi các mảnh vụn. Xương mới sau đó được hình thành ở khoảng giữa của hai đầu xương, và sau vài tuần lễ thì xương được hồi phục. Chỗ xương hồi phục cũng chắc chắn không kém gì phần xương trước khi bị gãy.

III. CÁC GIÁC QUAN

N

ăm giác quan - thị giác, thính giác, xúc giác, khứu giác và vị giác - mang lại cho trẻ những thông tin quan trọng về môi trường chung quanh. Mắt và tai là quan trọng nhất trong các giác quan. Xúc giác phụ thuộc vào các thụ thể trên bề mặt của da để nhận ra được nhiệt độ, áp lực và tạo cảm giác đau đớn. Những giác quan có liên hệ với nhau như khứu giác (mũi) và vị giác (lưỡi)


44

BỆNH TRẺ EM

giúp phân biệt các mùi vị chính và cảnh báo về những chất có thể là độc hại cho cơ thể trong thức ăn và không khí. Mùi ngửi thấy cũng làm kích thích sự tiết ra nước bọt để tiêu hóa thức ăn. Thông thường thì tất cả các giác quan đều đã có đủ từ lúc trẻ sinh ra, nhưng cần phải có những sự kích thích thích hợp để có thể phát triển hoàn toàn. Ở trẻ con, khứu giác và vị giác thường chính xác hơn ở người lớn, bởi vì chúng chưa chịu những tác động có hại bởi các chất trong môi trường, chẳng hạn như thuốc lá.

1. Thị giác và cấu tạo của mắt Hình 34

Cấu tạo của mắt màng mạch võng mạc củng mạc dây chằng treo giác mạc

hố võng mạc dây thần kinh thị giác mạch máu

đồng tử thủy tinh thể thủy dịch

điểm mù

mống mắt

dịch kính màng trong cơ

thể mi


NHỮNG HIỂU BIẾT CĂN BẢN

45

Sự nhìn thấy là phức tạp nhất trong các cảm nhận của giác quan. Các tia sáng đi vào mắt xuyên qua đồng tử ở phía trước của mắt và ghi vào võng mạc ở phía sau. Các tia sáng được chuyển thành những tín hiệu thần kinh, truyền đi qua dây thần kinh thị giác đến não, và được giải mã để trở thành những hình ảnh.

2. Thính giác và cấu tạo của tai Tai là cơ quan thính giác. Các sóng âm thanh đi xuyên qua tai ngoài vào tai giữa. Từ đó, một hệ thống các màng rung và các xương rất nhỏ sẽ truyền các rung động vào tai trong. Các rung động này được chuyển thành những tín hiệu thần kinh trong ốc tai và truyền đi qua dây thần kinh thính giác đến bộ não. Hình 35

Cấu tạo của tai - tổng quát vành tai

ống bán khuyên ốc tai xương đe xương bàn đạp

ống tai

xương búa

màng nhĩ


46

BỆNH TRẺ EM

Hình 36

Cấu tạo của tai - chi tiết tai giữa

tai ngoài vành tai

xương đe xương búa

tai trong ống bán khuyên

ống tai ốc tai xương thái dương

xương bàn đạp

vòi Eustache

màng nhĩ

3. Xúc giác và cấu tạo của da Da là lớp bao phủ ngoài cùng của cơ thể, có chức năng bảo vệ các cơ quan bên trong và đồng thời cũng là cửa ngõ giao tiếp giúp cơ thể cảm nhận môi trường chung quanh. Các tế bào da đặc biệt tạo cảm giác là những đầu mút của các dây thần kinh tự do hay những cấu trúc có dạng bong bóng, có thể cảm nhận được áp lực, sự đau đớn hay nhiệt độ. Mỗi một sợi lông (hay tóc) đều mọc lên từ chân lông và có cấu trúc khá phức tạp như trên. Sở dĩ lông (hay tóc) có thể mọc ra ngày càng dài là nhờ sự tiếp nối của các tế bào chết chứa đầy keratin bao quanh phần tủy ở giữa. Vì thế, trong một sợi tóc thì phần ở càng xa chân tóc càng khô và cứng hơn. Mỗi ngày một sợi tóc có thể mọc dài ra khoảng 0,2mm.


NHỮNG HIỂU BIẾT CĂN BẢN

47

Hình 37

Cấu tạo của da lỗ chân lông

lông biểu bìlớp bảo vệ da

cảm thụ lạnh

bì-lớp da thật sự

cảm thụ nhiệt mạch máu mô liên kết dây thần kinh mô mỡ

Hình 38

lớp dưới da

tuyến mồ hôi

tuyến bã nhờn

cơ dựng lông

Cấu trúc một sợi lông (hay tóc) mọc lên từ da

thân lông tuyến bã nhờn

nang lông chân lông mạch máu

cơ dựng lông


48

BỆNH TRẺ EM

4. Khứu giác và cấu tạo của mũi

Những mùi hương đi vào trong nước nhầy của khoang mũi và kích thích các lông mao nhỏ li ti của các tế bào thần kinh đặc biệt. Các tín hiệu thần kinh được tạo ra sẽ theo dây thần kinh khứu giác để truyền lên bộ não và được nhận biết thành các mùi khác nhau. Hình 39

Cấu trúc của mũi xoang trán

bầu khứu giác

xoang bướm

xương mũi sụn

tị hầu V. A.

khoang mũi cơ môi răng

lưỡi

Hình 39: Phóng đại cấu trúc

bên trong mũi

bầu khứu giác

lông mao

thần kinh khứu giác

khoang mũi


NHỮNG HIỂU BIẾT CĂN BẢN

49

5. Vị giác và cấu tạo của lưỡi Lưỡi là cơ quan giúp cảm nhận được vị của thức ăn. Thật ra, lưỡi chỉ cảm nhận được 4 vị chính là chua, ngọt, mặn và đắng. Những gì chúng ta thực sự cảm nhận được từ các món ăn khác nhau chính là sự pha trộn phức tạp theo tỷ lệ khác nhau của 4 vị này. Các nụ vị giác nằm chủ yếu bên trong các nhú lưỡi trên bề mặt của lưỡi. Những loại nhú lưỡi khác nhau sắp xếp trên bề mặt lưỡi có thể nhận ra các vị đắng, chua, mặn hay ngọt... Hình 39

Bề mặt của lưỡi

hạch lưỡi nhú lưỡi

nhú lưỡi sợi thần kinh

lỗ vị giác

núm vị giác


50

PHẦN II THEO DÕI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ

V

iệc thường xuyên theo dõi sự phát triển của trẻ rất quan trọng, vì nó có thể giúp chúng ta phát hiện kịp thời bất kỳ sự phát triển bất thường nào. Bạn có thể sử dụng các biểu đồ phát triển sau đây để ghi nhận, so sánh và theo dõi sự phát triển của trẻ. Các thông tin tối thiểu cần theo dõi là kích thước vòng đầu, cân nặng và chiều cao của trẻ ở từng độ tuổi. Nếu ghi nhận đầy đủ những thông tin này, bạn có thể so sánh với mức phát triển trung bình ở độ tuổi đó để đánh giá mức phát triển của trẻ. Nếu có một số đo nào của con bạn rơi ra bên ngoài vệt màu xám của biểu đồ, hoặc đường biểu diễn sự phát triển của trẻ không bình thường, cần tham khảo ý kiến bác sĩ ngay. Trong phần sau đây, chúng ta sẽ làm quen với việc đo kích thước vòng đầu và chiều cao cũng như cân nặng của trẻ. Một khi đã có được những thông tin này, điều còn lại là bạn phải ghi chép chúng thật chính xác vào từng thời điểm cụ thể và sau đó so sánh với những giá trị được ghi trên các biểu đồ.


SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ

51

Hình 42

Các giá trị tổng quát: chiều cao trung bình của trẻ từ sơ sinh đến 24 tháng tuổi

centimet

THÁNG TUỔI

CHIỀU CAO


52

BỆNH TRẺ EM

Hình 43

Các giá trị tổng quát: cân nặng trung bình của trẻ từ sơ sinh đến 24 tháng tuổi

kilogram

THÁNG TUỔI

CÂN NẶNG


SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ

53

Đo kích thước vòng đầu và chiều cao của trẻ

Dùng một thước dây để đo quanh phần lớn nhất của đầu, thường là bên dưới đường viền chân tóc và bên trên đường nối hai chân mày ở phía trước đầu, chạy vòng ra chỗ lồi lên ở phía sau đầu. Hình 44: ĐO VÒNG ĐẦU

Để trẻ đứng chân trần cạnh một bức tường. Lấy một quyển sách để từ trên cao và hạ thấp dần xuống, với gáy sách áp sát tường, cho đến khi quyển sách chạm vào đầu trẻ. Dùng bút chì đánh dấu vị trí trên tường ngang với chiều cao của trẻ. Sau đó dùng thước đo chính xác từ chỗ đánh dấu xuống mặt đất.

Hình 45: ĐO CHIỀU CAO

Để theo dõi trọng lượng, cần cân trẻ bằng một cái cân đảm bảo chính xác. Chú ý ghi nhận lại đầy đủ các kết quả kèm theo với ngày tháng mà bạn thực hiện việc cân đo. Đây là những yếu tố rất quan trọng để xác định sự phát triển thể chất bình thường của trẻ.


54

BỆNH TRẺ EM

Sử dụng các biểu đồ

Đo kích thước vòng đầu của con bạn theo như chỉ dẫn ở phần trên, và sau đó là cân chính xác trọng lượng của bé. Các biểu đồ được cung cấp sau đây có đủ tất cả các số đo ở các độ tuổi để giúp bạn có thể theo dõi và so sánh sự phát triển của con mình. Có các biểu đồ dành cho bé trai và bé gái ở độ tuổi từ sơ sinh cho đến 2 tuổi, cùng với các biểu đồ dành cho các em từ 2 tuổi cho đến 18 tuổi. Tìm số tuổi của con bạn ở hàng dưới cùng của biểu đồ. Từ đó, vạch một đường thẳng đứng lên cho đến khi tương ứng với các giá trị về kích thước vòng đầu, chiều cao hay trọng lượng được ghi bên trái của biểu đồ. Đánh dấu vị trí bạn vừa tìm được. Thực hiện việc cân đo trẻ thường xuyên và nối các số đo lại với nhau để có một đường biểu diễn sự phát triển của trẻ. So sánh với đường biểu diễn sự phát triển trung bình trong biểu đồ và phần in sậm màu ở hai bên. Nếu đường biểu diễn sự phát triển của con bạn không chạy song song theo đường biểu diễn trong biểu đồ, hoặc nằm bên dưới, không chạm vào phần sậm màu, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ ngay. Trong các biểu đồ, kích thước vòng đầu và chiều cao được tính bằng centimet, còn trọng lượng được tính bằng kilogram. Tất cả đều được ghi ở cạnh bên trái của biểu đồ. Độ tuổi của trẻ được ghi theo chiều ngang ở bên dưới cùng, và được tính bằng tháng hoặc năm. Trong phần được in sậm màu, giá trị trên cùng ngang với mốc 98%. Điều này có nghĩa là: 98% trường hợp sẽ thấp hơn giá trị này, chỉ có 2% có khả năng cao hơn. Ngược lại, giá trị thấp nhất trong phần in sậm màu ngang với mốc 2%. Điều này có nghĩa là: chỉ có 2% trường


SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ

55

hợp có thể có giá trị thấp hơn, trong khi 98% còn lại có giá trị cao hơn mức này. Đường biểu diễn nằm giữa vùng được in sậm màu, ngang với mốc 50%. Điều này có nghĩa là: đây là những giá trị thường gặp ở khoảng trung bình. Có chừng 50% trẻ phát triển cao hơn mức này và 50% trẻ phát triển ở mức thấp hơn. Các số đo ghi nhận sự phát triển kích thước vòng đầu của bé trai từ sơ sinh cho đến 2 tuổi giúp theo dõi được tốc độ phát triển của trẻ. Hình 46

Biểu đồ phát triển kích thước vòng đầu của các bé trai từ sơ sinh cho đến 24 tháng tuổi

SỐ ĐO VÒNG ĐẦU (cm) 98% 50% 2%

THÁNG TUỔI

Biểu đồ phát triển kích thước vòng đầu của các bé trai từ sơ sinh cho đến 24 tháng tuổi. Như được nhìn thấy trong biểu đồ, trọng lượng của các bé trai gia tăng nhanh nhất trong vòng 6 tháng đầu tiên. Sau đó thì tốc độ phát triển có giảm đi.


56

BỆNH TRẺ EM

Hình 47

Biểu đồ phát triển trọng lượng của các bé trai từ sơ sinh cho đến 24 tháng tuổi

CÂN NẶNG (kg)

98% 50% 2%

THÁNG TUỔI

Hình 48

Biểu đồ phát triển chiều cao của các em trai từ 2 tuổi cho đến 18 tuổi

CHIỀU CAO (cm)

98% 50% 2%

NĂM TUỔI


SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ

57

Sự gia tăng chiều cao của các em trai chậm lại từ năm 16 tuổi. Hầu hết các em trai sẽ đạt chiều cao trưởng thành cao hơn 7cm so với chiều cao trung bình của cha và mẹ. Hình 49

Biểu đồ phát triển trọng lượng của các em trai từ 2 tuổi đến 18 tuổi. TRỌNG LƯỢNG (kg)

98% 50% 2%

NĂM TUỔI

Trọng lượng các em trai gia tăng đều đặn cho đến khoảng 12 tuổi. Từ 12 tuổi đến 16 tuổi, tốc độ tăng trọng sẽ nhanh hơn nhiều, vì đây là giai đoạn phát triển nhanh của tuổi dậy thì.


58

BỆNH TRẺ EM

Hình 50

Biểu đồ phát triển kích thước vòng đầu của các bé gái từ sơ sinh cho đến 2 tuổi.

SỐ ĐO VÒNG ĐẦU (cm)

98% 50% 2%

THÁNG TUỔI

Các số đo ghi nhận sự phát triển kích thước vòng đầu của bé gái từ sơ sinh cho đến 2 tuổi giúp theo dõi được tốc độ phát triển của trẻ. Trọng lượng của bé gái gia tăng nhanh nhất trong vòng 6 tháng đầu tiên. Sau đó thì tốc độ phát triển có giảm đi.


SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ

59

Hình 51

Biểu đồ phát triển trọng lượng của các bé gái từ sơ sinh cho đến 2 tuổi. CÂN NẶNG (kg)

98% 50% 2%

THÁNG TUỔI

Hình 52

Biểu đồ phát triển chiều cao của các em gái từ 2 tuổi đến 18 tuổi. CHIỀU CAO (cm)

98% 50% 2%

NĂM TUỔI


60

BỆNH TRẺ EM

Sự gia tăng chiều cao của các em gái chậm lại từ năm 16 tuổi. Hầu hết các em gái sẽ đạt chiều cao trưởng thành thấp hơn 7 cm so với chiều cao trung bình của cha và mẹ. Hình 53

Biểu đồ phát triển trọng lượng của các em gái từ 2 tuổi đến 18 tuổi. TRỌNG LƯỢNG (kg)

98% 50% 2%

NĂM TUỔI

Trọng lượng các em gái gia tăng đều đặn cho đến khoảng 10 tuổi. Từ 10 tuổi đến 14 tuổi, tốc độ tăng trọng sẽ nhanh hơn nhiều, vì đây là giai đoạn phát triển nhanh của tuổi dậy thì.


SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ

61

I. ĐẶC ĐIỂM CỦA TRẺ SƠ SINH

M

ột đứa bé vừa sinh ra không chỉ có những phản xạ tự nhiên và những sự vận động vô thức. Ngay từ khi sinh ra, trẻ đã nhận biết được ánh sáng, âm thanh, mùi vị và sự xúc chạm. Chỉ sau vài giờ sinh ra, trẻ đã có thể nhận dạng được một khuôn mặt người và phân biệt được mùi của người mẹ, biết phản ứng với tiếng ồn, với âm thanh đột ngột vang lên, và với giọng nói dịu dàng của một con người. Tất cả trẻ sơ sinh đều nhạy cảm với sự xúc chạm, và rất nhiều phản xạ xúc chạm đã có ngay từ lúc bé vừa sinh ra. Trẻ sơ sinh có năng lực tiếp nhận rất cao và sẵn có những khả năng phát triển.

1. Hình dạng của trẻ sơ sinh Vào lúc mới sinh ra, nhiều đứa trẻ có những sự khác thường về hình dạng, và điều này là hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, nhiều bậc cha mẹ không hiểu biết có thể lấy làm lo lắng. Một số những khác thường có thể kể ra đây như là: hình dạng của đầu không cân xứng; mắt sưng phồng và híp lại; mi mắt rủ xuống; mắt nheo; da đỏ ửng, nhăn nheo, có nhiều lông và trơn nhớt; da ở bàn tay và bàn chân khô và bong ra; có nhiều đốm nhỏ hoặc từng vùng da nhỏ không có màu. Một hiện tượng cũng rất thường gặp là bộ phận sinh dục lớn khác thường ở bé trai cũng như bé gái. Hầu hết những sự khác thường như trên đều sẽ mất đi chỉ trong vài tuần lễ. Mặc dù rất hiếm nhưng một đôi khi cũng có thể có những trường hợp nghiêm trọng, chẳng hạn như trẻ bị nhiễm trùng, và cần phải được điều trị ngay.


62

BỆNH TRẺ EM

Hình 54

Những vị trí thường có hình dạng khác thường

đầu có tỉ lệ không cân đối mắt sưng phồng và híp lại

da nhăn nheo và trơn nhớt da bong ra ở bàn tay

da bong ra ở bàn chân

từng mảng đỏ trên da bộ sinh dục lớn khác thường

Tất cả trẻ sơ sinh đều có những khác thường về hình dạng ban đầu. Rất nhiều trong số những khác thường này là do quá trình sinh nở và sự thay đổi từ môi trường chất lỏng vô trùng trong bụng mẹ sang môi trường không khí. Cha mẹ có thể sẽ lo lắng với những vẻ ngoài khác lạ này, nhưng rồi tất cả sẽ mất đi chỉ trong vòng vài tuần lễ.


SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ

63

2. Những phản xạ đầu tiên của trẻ sơ sinh Những phản ứng đầu tiên của trẻ khi tiếp xúc với môi trường trong giai đoạn sơ sinh đều nhằm nâng cao tối đa khả năng tồn tại của trẻ trong môi trường mới, đảm bảo phải được đáp ứng những nhu cầu thiết yếu cơ bản như được cho bú, được giữ sạch, được giữ ấm, được yêu thương, vuốt ve và được bảo vệ. Một số các phản xạ đã có ngay từ khi sinh ra, như phản xạ tìm kiếm và bú mút gắn liền với Hình 55

Phản xạ bước chân

Trẻ được giữ trong tư thế đứng thẳng

Trẻ cát bước một cách có chủ ý

Hình trên cho thấy là nếu bạn giữ trẻ ở tư thế đứng thẳng với hai chân chạm trên một bề mặt cứng, trẻ sẽ có phản xạ nhại theo cử động bước chân đi. Nhưng khả năng này sẽ nhanh chóng mất đi sau đó.


64

BỆNH TRẺ EM

việc cho trẻ bú. Một số phản xạ khác, chẳng hạn như phản xạ giật mình, là dấu vết còn lại của một quá khứ tiến hóa xa xôi hơn, và sẽ mất đi trong vòng vài tuần lễ. Tất cả các phản xạ cuối cùng rồi đều sẽ được thay thế bởi những cử động được kiểm soát bởi bộ não, khi các cơ bắp và hệ thần kinh của trẻ đã phát triển. Từ lúc vừa sinh ra, trẻ giao tiếp với thế giới bên ngoài bằng tiếng khóc. Sau vài tuần lễ đầu tiên, bạn sẽ bắt đầu có Hình 56

Phản xạ đặt chân

Trẻ được giữ trong tư thế đứng thẳng

Trẻ bước chân lên

Nếu bạn giữ trẻ trong tư thế đứng thẳng và hai chân chạm vào một mép bàn, trẻ sẽ nhấc chân lên và đặt trên mặt bàn. Cũng giống như phản xạ bước chân, phản xạ đặt chân không bao lâu cũng sẽ mất đi.


SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ

65

thể phân biệt được những tiếng khóc của trẻ do các nguyên nhân khác nhau, chẳng hạn như khóc vì đói, vì đau đớn hay vì buồn chán... Dần dần, một cung cách phản ứng riêng của trẻ được hình thành, và những khuynh hướng cá nhân của trẻ ngày càng rõ nét hơn. Hình 57

Phản xạ bám nắm

Trọng lượng của trẻ được nâng giữ

Bàn tay nắm lại theo phản xạ tự nhiên

Nếu bạn dùng ngón tay chạm vào lòng bàn tay trẻ, nó sẽ nắm chặt lấy ngón tay bạn. Khả năng nắm chặt của bàn tay trẻ rất đáng ngạc nhiên, vì thậm chí nó có thể đủ sức để nâng lên toàn bộ trọng lượng cơ thể. Khả năng này có thể là một dấu vết được để lại từ quá trình tiến hóa xa xôi của loài người chúng ta, và không bao lâu sẽ mất đi ở trẻ.


66

BỆNH TRẺ EM

Hình 58

Phản xạ giật mình

Đầu giật nẩy ra sau

Cánh tay duỗi ra Bàn tay mở ra

Chân duỗi ra

Bất cứ khi nào trẻ bị giật mình hay cảm thấy có thể bị ngã hoặc rơi xuống, trẻ sẽ có ngay một phản xạ rất mạnh. Hai cánh tay vung ra như thể để chộp lấy một chỗ bám tựa, trong khi lòng bàn tay mở rộng và đầu giật nẩy ra sau. Phản xạ này đôi khi cho thấy là bạn đang bế trẻ không đúng tư thế. Nếu bạn chạm nhẹ vào gò má của bé, bé sẽ quay về phía đó và miệng há ra một cách tự nhiên theo phản xạ. Đặt một ngón tay hay núm vú vào miệng bé sẽ tạo ra phản xạ bú mút. Đây là một trong những phản xạ cơ bản để trẻ có thể bú mẹ từ lúc sinh ra.


SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ

67

Hình 59

Phản xạ tìm kiếm và bú mút Tay chạm nhẹ vào gò má của bé

Đầu bé quay về phía bị chạm

Miệng há ra theo phản xạ tự nhiên

3. Sự kích thích đối với trẻ sơ sinh Những kích thích bằng âm thanh và hình ảnh là thiết yếu cho sự phát triển thị giác và thính giác. Sự tiếp xúc trực tiếp bằng ánh mắt giữa mẹ và con là phương tiện giao tiếp đầu tiên của bé. Thậm chí chỉ trong vài ngày sau khi sinh, trẻ đã có thể nhại theo một vài cử động, như là thè lưỡi, há miệng hay lúc lắc đầu. Mỗi khi có dịp hãy nói chuyện cùng trẻ, bạn sẽ nhận được phần thưởng là những nụ cười nhoẻn rất sớm của bé. Trẻ sơ sinh có thể nhìn rất rõ các vật thể ở khoảng cách 20 - 25 cm. Sự sắp xếp các đường thẳng và hình dạng có thể được trẻ phân biệt từ rất sớm. Người ta đã quan sát thấy trẻ sơ sinh biết phân biệt và tỏ ra thích những hình


68

BỆNH TRẺ EM

có nhiều màu sậm khác nhau hơn là những hình chỉ có một màu sáng, và thích những hình sọc hoặc gãy góc hơn là các hình tròn. Những sự kích thích bằng hình ảnh như vậy có thể gia tăng bằng cách cho trẻ xem những bức tranh và đồ chơi ở một khoảng cách thích hợp có thể tập trung sự chú ý. Khuôn mặt của người mẹ sẽ tỏ ra rất lôi cuốn đối với bé, và sự giao tiếp trực tiếp qua ánh mắt là một phần thiết yếu trong quá trình tạo ra sự gắn bó. Và điều này cũng giống như những kích thích ban đầu đối với bé, là những yếu tố quan trọng góp phần tạo ra sự phát triển lành mạnh về thể chất cũng như tình cảm của bé. Nói chuyện và hát cho bé nghe sẽ tạo ra một loạt các phản ứng, chẳng hạn như bé sẽ lúc lắc đầu hoặc thè lưỡi ra... Bé cũng biết ngưng bú hay nín khóc khi nghe được giọng nói êm ái vuốt ve của mẹ. Sự gần gũi tiếp xúc thân thể trong khi chăm sóc cho bé sẽ giúp củng cố mối quan hệ gắn bó giữa mẹ và con. Sự tiếp xúc thân thể cũng là một yếu tố quan trọng cho sự phát triển khỏe mạnh của trẻ. Trẻ mới sinh ra có thể đã quen với âm thanh và cảm nhận được tiếng tim đập của người mẹ, cũng như sự di chuyển khi bước đi. Những đứa trẻ được mẹ mang sát người bằng một cái địu vải trong những ngày tháng đầu đời sẽ ít cáu kỉnh hơn là những đứa trẻ không được gần gũi với mẹ theo cách này. Mặc dù trẻ sơ sinh ngủ rất nhiều, nhưng những lúc trẻ thức giấc là những cơ hội tốt để trẻ tiếp xúc với sự kích thích từ môi trường. Một vật thể chuyển động được treo trong phạm vi tầm nhìn của bé là một kích thích thị giác rất tốt. Trong giường nằm hoặc xe đẩy của bé, bạn có thể đặt những mẩu màu sắc cắt ra từ các tạp chí để trẻ có thể chú ý nhìn. Những món đồ chơi có nhạc có thể làm cho trẻ yên tâm hơn


SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ

69

khi bạn phải rời xa ngoài tầm nhìn của bé. Những kích thích từ rất sớm như thế sẽ giúp cho bộ não và hệ thần kinh của trẻ được phát triển.

II. CÁC MỐC PHÁT TRIỂN

Đ

ộ tuổi mà trẻ đạt đến những kỹ năng khác nhau về thể lực, tinh thần cũng như cách ứng xử với môi trường chung quanh không hoàn toàn giống nhau ở mọi đứa trẻ. Tuy nhiên, các biểu đồ phát triển sau đây cho thấy thời điểm thông thường trẻ có thể phát triển những kỹ năng chính cũng như các mốc phát triển chủ yếu. Những năng lực của trẻ dần dần phát triển theo một thứ tự nhất định phụ thuộc vào mức độ trưởng thành của hệ thần kinh và vào những kỹ năng đã đạt được trước đó. Tuy nhiên, việc không đạt được một kỹ năng nào đó vào một mốc thời gian theo như các biểu đồ này tự nó chưa hẳn đã là điều phải lo lắng. Sự phát triển của con bạn sẽ được nhận ra trong các biểu đồ kèm theo đây. Bạn có thể sử dụng biểu đồ theo hai cách. Trước hết, bạn có thể kiểm tra thời điểm phát triển một kỹ năng nào đó của trẻ có bình thường hay không. Đường vạch bên dưới mỗi kỹ năng chỉ ra rằng thời điểm phát triển kỹ năng ấy có thể dao động trong phạm vi đó. Chẳng hạn như, bạn có thể thấy là hầu hết trẻ con biết “đứng chựng” ở khoảng từ 10 cho đến 14 tháng tuổi. Mặt khác, biểu đồ cũng có thể được dùng để xác định những kỹ năng phát triển bình thường ở một độ tuổi nào đó. Xác định độ tuổi cần biết ở đường ngang bên dưới biểu đồ và vạch lên một đường thẳng đứng. Đường vạch này sẽ cắt ngang qua những kỹ năng có thể xem là bình thường ở độ tuổi này, và những


BỆNH TRẺ EM 70

CÁC KHẢ NĂNG PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ QUA TỪNG GIAI ĐOẠN

THÁNG TUỔI

biết lật

có thể bước đi một mình

có thể đứng vững một mình

có thể vịn theo điểm tựa để bước đi Biết bò đứng chựng một mình đứng được nhờ điểm tựa có thể ngồi tựa vững

nằm sấp, chống tay nâng ngực lên nằm sấp, ngẩng đầu lên

Hình 60: Các mốc phát triển chính từ sơ sinh đến 15 tháng tuổi


SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ

71

Hình 61

Các mốc phát triển chính từ 16 đến 24 tháng tuổi

CÁC KHẢ NĂNG PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ QUA TỪNG GIAI ĐOẠN biết đá vào trái banh có thể tự bước lên cầu thang biết ném trái banh vẽ được một đường thẳng biết xếp gạch thành hình khối thích vẽ nguệch ngoạc biết chỉ ra các phần trong thân thể có thể ghép được hai từ có nghĩa học nói từng từ riêng lẻ biết dùng muỗng tự múc ăn tự cởi được quần áo kiểm soát được việc tiểu tiện vào ban ngày

THÁNG TUỔI


72

BỆNH TRẺ EM

Hình 62

Các mốc phát triển chính từ 2 đến 5 tuổi CÁC KHẢ NĂNG PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ QUA TỪNG GIAI ĐOẠN

chộp bắt được trái banh đang nẩy giữ thăng bằng được trên một chân đạp được loại xe nhỏ ba bánh nhảy lò cò một chân

vẽ được một vòng tròn vẽ được một hình vuông vẽ được hình người đơn giản nói được câu hoàn chỉnh biết được tên họ của mình định nghĩa được khoảng 6, 7 từ có thể gọi đúng tên máu sắc có thể tự ăn một mình có thể tự mặc quần áo

không tiểu ướt quần ban đêm NĂM TUỔI


SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ

73

kỹ năng đã phát triển trước đó thì nằm về bên trái. Chẳng hạn như, về khả năng vận động cơ thể, một đứa bé 4 tháng tuổi có thể ngẩng đầu lên, có thể biết lật, và có thể chống tay nâng ngực lên. Kỹ năng nghe nói của một đứa trẻ 2 tuổi thường là có thể ghép đúng được 2 từ khi nói, và xác định các phần của cơ thể bằng cách chỉ đúng khi được hỏi. Mặc dù trẻ con thường phát triển các kỹ năng theo một trình tự giống nhau, nhưng thỉnh thoảng cũng có những trường hợp mà một giai đoạn nào đó bị bỏ qua. Chẳng hạn, đứa trẻ có thể biết đi mà trước đó không biết bò. Ở những độ tuổi nhất định, bác sĩ cần kiểm tra sự phát triển của trẻ. Ngoài việc kiểm tra các kỹ năng, bác sĩ cũng sẽ kiểm tra cả thị lực và thính lực, cũng như chiều cao và cân nặng của trẻ vào các thời điểm này.

III. SỰ PHÁT TRIỂN TRONG ĐỘ TUỔI THIẾU NIÊN Giai đoạn thiếu niên đánh dấu những chuyển biến từ thơ ấu sang trưởng thành - thường được xem như là ở độ tuổi 18. Những thay đổi về mặt thể chất của tuổi dậy thì bắt đầu ở các em trai vào khoảng 12 tuổi, khi tinh hoàn bắt đầu lớn lên; và ở các em gái vào khoảng 11 tuổi rưỡi, khi hai vú bắt đầu phát triển. Hiện tượng phát triển nhanh ở tuổi dậy thì gây ra bởi các hormone, được tạo từ tuyến yên và tuyến thượng thận, làm kích thích sự tiết oestrogen ở các em gái và testosterone ở các em trai. Các hormone này thúc đẩy sự phát triển thể chất, chẳng hạn như làm gia tăng chiều cao và thể trọng, cũng như tạo ra những thay đổi về mặt cảm xúc. Độ tuổi bắt đầu của tuổi dậy thì có thể khác biệt nhau ở mỗi đứa trẻ, nhưng không phải là điều cần quan tâm, chỉ


74

BỆNH TRẺ EM

trừ khi là quá sớm, trước 8 tuổi ở các em gái và trước 9 tuổi ở các em trai, hoặc quá muộn, sau 14 tuổi ở các em gái và sau 15 tuổi ở các em trai.

1. Sự thay đổi cơ thể ở các em gái Giai đoạn phát triển nhanh của tuổi dậy thì có thể bắt đầu trước khi có bất cứ dấu hiệu phát triển thể chất nào. Trong khi chiều cao được gia tăng, các núm vú bắt đầu phát triển và lông mọc ra ở chung quanh bộ phận sinh dục, theo sau nữa là lông nách, rồi các tuyến mồ hôi phát triển. Các Hình 63

Em gái ở độ tuổi 11-12

núm vú đang phát triển

hai bên hông còn khá hẹp lông tơ ở bộ phận sinh dục

hai đùi còn khá nhỏ


SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ

75

chu kỳ kinh nguyệt bắt đầu trong khoảng từ 11 đến 14 tuổi, và sự rụng trứng cũng xuất hiện tiếp theo đó với những quãng thời gian rất khác nhau. Hình 64

Em gái ở độ tuổi 15-16

núm vú và quầng vú sậm màu

hai vú phát triển đầy đủ hai bên hông lớn ra

hai đùi lớn lên

lông trưởng thành ở bộ phận sinh dục

Những giai đoạn phát triển ở các em gái

Ở các em gái, giai đoạn dậy thì được báo trước bởi sự mọc lên của các núm vú và phát triển lông tơ ở bộ phận sinh dục. Đến độ tuổi 15-16, cơ thể đạt đến các tỷ lệ cân đối của một người trưởng thành, với hai bên hông lớn ra, có mỡ tích tụ ở bụng và đùi, hai vú phát triển đầy đủ, lông trưởng thành mọc ra ở bộ sinh dục và dưới nách.


76

BỆNH TRẺ EM

2. Sự thay đổi cơ thể ở các em trai

Giai đoạn phát triển nhanh ở các em trai xuất hiện trễ hơn so với các em gái. Những dấu hiệu đầu tiên của tuổi dậy thì là sự lớn lên của các tinh hoàn, bìu dái có màu sậm đen lại, lông ở hạ bộ mọc, và theo sau đó là dương vật dài ra. Lông tiếp tục mọc ra ở nhiều nơi khác trên cơ thể và giọng nói trầm xuống khi giai đoạn phát triển nhanh đã thực sự bắt đầu.

Hình 65

Hình 66

Em trai ở độ tuổi 12-13

Em trai ở độ tuổi 16-17 lông trên mặt

vai hẹp

thanh quản lớn hơn

vai rộng hơn

lông trên ngực lông tơ ở bộ phận sinh dục

lông trưởng thành ở bộ phận sinh dục dương vật đang phát triển

dương vật đã phát triển

Những giai đoạn phát triển ở các em trai

Ở đầu giai đoạn dậy thì của các em trai, tinh hoàn và bìu dái bắt đầu lớn lên. Đến độ tuổi 16-17, dương vật đạt đến kích thước lớn nhất, các loại lông nách, lông mặt, lông


SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ

77

chân, lông ngực, lông bụng và lông ở bộ phận sinh dục đều phát triển. Giọng nói trầm xuống vì thanh quản và các dây thanh lớn ra.

3. Sự phát triển cảm xúc Tuổi thiếu niên có thể là một giai đoạn khó khăn cho cả các em và cha mẹ. Đây là một giai đoạn thử nghiệm, trẻ sẽ cố gắng hình thành và khẳng định cá tính của mình, trong gia đình cũng như ngoài xã hội. Trẻ có thể đòi hỏi một sự độc lập không thích hợp với độ tuổi của mình. Trẻ cũng có thể thích ứng xử theo cung cách ngược lại với những gì được chỉ dẫn và những giá trị đã được truyền dạy trong thời thơ ấu, và dường như luôn muốn đối nghịch với cha mẹ cũng như những người lớn khác. Sự phát triển cảm xúc của trẻ sẽ không diễn ra cùng lúc với sự phát triển cơ thể. Một đứa trẻ trông đã lớn hẳn lên và đòi hỏi được đối xử như người lớn, nhưng có thể vẫn còn chưa trưởng thành về mặt tình cảm, còn mơ hồ và thiếu tự tin. Điều quan trọng là người lớn không nên có những mong đợi bất hợp lý ở một đứa trẻ trong giai đoạn này. Cũng không nên đánh giá giai đoạn trưởng thành một cách quá tiêu cực, bởi vì đây là một giai đoạn quan trọng để trẻ lớn lên và hầu hết các em sẽ tự mình trở thành những người lớn có trách nhiệm.

IV. NẾP SỐNG LÀNH MẠNH Những nền tảng của một nếp sống lành mạnh được thiết lập ngay trong tuổi thơ của bé bằng vào việc ăn uống có chọn lựa thích hợp, chủng ngừa các bệnh quan trọng, và các biện pháp thận trọng để đề phòng tai nạn ở nhà, ở trường và trên đường đi. Những sự kích thích về tinh thần và thể chất


78

BỆNH TRẺ EM

cũng là thiết yếu. Việc nuôi trẻ bằng sữa mẹ tạo ra một sự cân bằng lý tưởng về dinh dưỡng để trẻ có thể bắt đầu cuộc sống một cách tốt nhất. Khi chuyển sang cho trẻ ăn dặm, bạn nên dùng các thức ăn tươi, và chỉ dùng các thứ như đường, muối, thức ăn chiên dầu ở mức thấp nhất. Để lớn lên và phát triển một cách bình thường, trẻ con cần có một môi trường an toàn. Bạn có thể giúp đạt được điều này bằng cách loại bỏ các mối nguy hiểm, rủi ro chung quanh trẻ, và dạy cho trẻ biết nhận ra những gì là nguy hiểm để tránh xa. Và cuối cùng, phải luôn đảm bảo có sự giám sát, theo dõi mọi hoạt động của trẻ một cách chặt chẽ. V. NUÔI DƯỠNG TRẺ SƠ SINH

Bạn có thể nuôi trẻ bằng sữa mẹ hay sữa bình, và chọn cách nào hoàn toàn là quyết định của riêng bạn. Tuy nhiên, nuôi trẻ bằng sữa mẹ có lợi hơn nhiều so với nuôi trẻ bằng sữa bình. Sữa mẹ cung cấp một tỷ lệ dinh dưỡng thích hợp cho sự phát triển của trẻ sơ sinh, và những chất kháng thể để nâng cao khả năng cho hệ thống miễn nhiễm của trẻ. Một số bà mẹ vì lý do nào đó không thể cho con bú, và với những người này thì việc nuôi con bằng sữa bình là giải pháp thay thế có thể chấp nhận được.

1. Nuôi con bằng sữa mẹ Nếu bạn quyết định nuôi con bằng sữa mẹ, bạn có thể tin chắc là đang mang đến cho bé một bước khởi đầu tốt nhất cho cuộc sống. Sữa mẹ có tỷ lệ thích hợp các thành phần dinh dưỡng thiết yếu giúp trẻ lớn lên và phát triển tốt nhất trong giai đoạn đầu đời. Sữa mẹ là một nguồn dinh dưỡng


SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ

79

sẵn có, rẻ tiền, dễ tiêu hóa, gần như là vô trùng, được cung cấp cho trẻ với một nhiệt độ thích hợp, và chứa các kháng thể của người mẹ để bảo vệ trẻ chống lại được một số bệnh tật. Việc cho trẻ bú còn mang lại những cảm giác tình cảm tuyệt vời không gì thay thế được cho cả mẹ và con. Hình 67

Vị trí và cấu trúc của bầu vú quầng vú

tuyến bã nhờn ống dẫn sữa tuyến sữa

xương đòn núm vú

xương sườn

BÊN NGOÀI

cơ ngục mô mỡ

thùy

ống dẫn sữa

mô sợi núm vú tuyến

BÊN TRONG


80

BỆNH TRẺ EM

Cho trẻ bú sữa mẹ Ngồi thẳng trong tư thế thật thoải mái, và nên duy trì tiếp xúc với bé bằng ánh mắt trong khi cho bé bú. Đây là một phần quan trọng trong quá trình phát triển tình cảm gắn bó giữa mẹ và con. Một số bà mẹ gặp khó khăn, nhất là khi bắt đầu cho con bú. Nhưng với sự kiên trì và thời gian, những khó khăn ấy thường rồi sẽ qua đi. Những khó khăn thường gặp nhất là khi trẻ không chịu ngậm vú, bầu sữa căng tức hoặc đau ở đầu vú, hoặc không đủ sữa cho trẻ bú. Bầu sữa mẹ hoạt động theo cơ chế tương ứng giữa cung và cầu. Vì thế, trẻ càng bú nhiều thì vú mẹ càng tiết ra nhiều sữa hơn. Sau vài ngày bú mẹ, một “thời gian biểu” đều đặn sẽ được thiết lập cho cả mẹ và con để đảm bảo trẻ được bú đầy đủ. Việc cho bú dặm bằng sữa bình sẽ làm rối loạn quá trình thiết lập sự cân bằng này, và do đó chỉ nên áp dụng khi có quyết định chỉ dẫn của bác sĩ mà thôi. Nếu cơn đói của trẻ được đáp ứng bằng sữa bình, bầu sữa của người mẹ sẽ không nhận được sự kích thích cần thiết để tiết ra đủ sữa cho trẻ bú. Để duy trì nguồn sữa đầy đủ cho trẻ, người mẹ cần một chế độ ăn có dinh dưỡng cân đối và uống nhiều nước. Phải đảm bảo nguồn năng lượng mà người mẹ cần thêm để nuôi dưỡng trẻ sẽ được cung cấp từ những thức ăn lành mạnh như trái cây, rau cải, sữa... hơn là những nguồn thực phẩm nhiều carbohydrat.


SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ

81

2. Nuôi con bằng sữa bình Nuôi con bằng sữa bình có thể giúp người mẹ giảm nhẹ yêu cầu về năng lượng vật chất, và đặc biệt là người khác cũng có thể giúp đỡ trong việc cho trẻ bú. Có thể sẽ có những vấn đề phát sinh trong khi cho trẻ bú sữa bình, trong đó có cả những trường hợp dị ứng với protein trong sữa bò. Có rất nhiều loại sữa khác nhau để chọn lựa, mặc dù hầu hết đều có thành phần tương tự như nhau. Trẻ bị dị ứng với protein trong sữa bò có thể chọn một loại sữa thay thế khác. Để pha sữa cho bé, luôn luôn phải dùng nước đã đun sôi, và tỷ lệ pha chế - lượng nước và lượng bột - phải được tuân theo đúng như chỉ dẫn của nhà sản xuất. Tất cả những thứ như bình sữa, núm vú và các dụng cụ dùng để pha sữa đều phải được tiệt trùng trước khi dùng để tránh nhiễm khuẩn. Cho trẻ bú sữa bình Bế trẻ bằng một tay, trong khi tay kia cầm chắc bình sữa và giữ ở một góc sao cho không có không khí đi vào theo núm vú và sữa được cung cấp liên tục khi trẻ bú.

VI. CHO TRẺ ĂN DẶM Ăn dặm là quá trình chuyển dần từ việc cho trẻ bú sang cho trẻ dùng thức ăn. Trước khi được 4 tháng tuổi, sữa là nguồn cung cấp toàn bộ chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ. Từ 4 đến 6 tháng tuổi, hệ tiêu hóa của trẻ đã phát triển đủ để tiêu hóa được những thức ăn phức tạp hơn và sẽ có những dấu hiệu cho thấy trẻ đã có thể sẵn sàng cho việc ăn dặm, chẳng hạn như trẻ vẫn tỏ ra còn đói sau khi đã bú xong, hoặc đòi bú nhiều lần hơn.


82

BỆNH TRẺ EM

1. Những thức ăn đầu tiên Quá trình chuyển đổi từ việc cho trẻ bú sữa sang ăn thức ăn đặc hoàn toàn cần phải thực hiện dần dần và kéo dài trong khoảng 3 đến 4 tháng hoặc lâu hơn nữa. Một số trẻ chấp nhận thức ăn đặc ngay tức thì, trong khi một số khác cần thời gian lâu hơn để làm quen. Không có những quy tắc nhất định để tuân theo trong việc này, chẳng hạn như nên bắt đầu vào lúc nào, nên kéo dài bao lâu hoặc nên cho ăn những thức ăn gì. Điều quan trọng hơn hết là một thái độ tích cực và linh hoạt. Trong vài tuần lễ đầu tiên, bạn chỉ cần giúp trẻ làm quen với dạng thức ăn và việc được cho ăn bằng muỗng. Lượng thức ăn rất ít, xem như không cần thiết cung cấp bất cứ một lượng dinh dưỡng nào cho trẻ trong giai đoạn này. Nên chọn thời điểm bắt đầu sao cho cả bạn và em bé đều thấy thoải mái. Buổi trưa có thể là thời điểm tốt nhất để cho bé ăn bữa ăn đầu tiên, vì trẻ có thể dễ chấp nhận hơn là vào buổi sáng - khi trẻ quá đói, hoặc buổi chiều - khi trẻ có thể mệt mỏi. Cho trẻ bú một nửa lượng sữa như bình thường, sau đó vẫn bế trẻ trong lòng và cho ăn một vài muỗng thức ăn. Sau đó cho trẻ tiếp tục bú. Bột gạo hay rau cải xay, trái cây xay - nhưng tránh các trái cây họ cam quýt - là những thức ăn khởi đầu tốt nhất, bởi vì ít có khả năng gây ra phản ứng. Nếu trẻ không chấp nhận thức ăn, hoặc bị tiêu chảy, nôn mửa, hoặc nổi ban đỏ, hãy tránh dùng thức ăn đó trong vài tuần. Các thức ăn có đạm nên được xay nghiền chung với rau cải. Giảm dần lượng sữa mẹ hoặc sữa bình nhưng vẫn phải duy trì ít nhất là cho đến khi trẻ được 1 năm tuổi.


SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ

83

2. Những thức ăn dặm tốt cho sức khỏe Điều quan trọng là phải cho trẻ ăn dặm bằng những thức ăn lành mạnh, những thức ăn mà bạn muốn trẻ sẽ ăn sau này khi lớn lên. Nên cố gắng sử dụng thức ăn tự làm lấy ở nhà, sử dụng những món ăn tươi sống. Tránh đừng cho muối vào thức ăn của trẻ. Những thức ăn có đường như các loại bánh ngọt nên hạn chế để tránh béo phì và chứng sâu răng về sau. Thay đổi các món ăn sao cho thật đa dạng, nhiều mùi vị, để trẻ có thể nếm thử qua được nhiều loại thức ăn khác nhau.

VII. CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG LÀNH MẠNH Vào lúc được một năm tuổi, trẻ con nên được cho ăn nhiều loại thức ăn khác nhau thật đa dạng. Ở giai đoạn này, việc trẻ thích và không thích một số các món ăn nhất định là thường gặp, và bạn có thể sẽ lo lắng về việc chế độ ăn của trẻ thiếu sự đa dạng và thiếu các dinh dưỡng cần thiết. Bạn có thể khuyến khích một chế độ ăn lành mạnh bằng cách chuẩn bị những bữa ăn giàu dinh dưỡng với các món ăn tươi. Những món ăn được chế biến sẵn và thuận tiện cũng không hẳn là bao giờ cũng bất lợi cho sức khỏe, miễn là bạn đừng dành ưu tiên cho chúng hơn các món ăn tươi sống. Thói quen ăn uống chọn lọc thích hợp trong thời thơ ấu sẽ giúp trẻ có nhiều khả năng hình thành một cuộc sống khỏe mạnh về sau.

1. Nhu cầu dinh dưỡng Trẻ con cần một lượng thức ăn nhiều hơn người lớn nếu tính theo tỷ lệ với trọng lượng cơ thể, bởi vì chúng năng động hơn và cần năng lượng để lớn lên. Lượng thức ăn tăng


84

BỆNH TRẺ EM

lên cao nhất vào những năm ở độ tuổi thiếu niên - giai đoạn phát triển mạnh và có nhiều thay đổi trong cơ thể. Khi trẻ được từ 5 tuổi trở lên, thành phần dinh dưỡng trong mỗi bữa ăn nên được cân đối theo tỷ lệ như sau: carbohydrat: 50%, chất béo: 35%, chất đạm: 15%. Ở độ tuổi nhỏ hơn, không nên giới hạn chất béo theo mức độ của người lớn, bởi vì chất béo cung cấp năng lượng dưới dạng đậm đặc hơn so với carbohydrat. Hình 68

Nhu cầu năng lượng của trẻ kcal/ngày

bé gái

bé trai

NĂM TUỔI

Biểu đồ này so sánh năng lượng cần thiết hàng ngày cho các em trai và em gái ở những độ tuổi khác nhau. Từ sau 5 tuổi, phần lớn năng lượng nên được cung cấp từ các nguồn thức ăn giàu tinh bột, chẳng hạn như cơm gạo, bánh mì...


SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ

85

2. Chế độ dinh dưỡng cân đối Bạn có thể cung cấp cho trẻ một chế độ dinh dưỡng lành mạnh và khuyến khích việc ăn uống có chọn lọc thích hợp bằng cách tuân theo một số những nguyên tắc cơ bản. Chọn thức ăn trong các nhóm thức ăn chính theo tỷ lệ hàng ngày như sau: 60% nhóm thực phẩm giàu tinh bột, 50% nhóm thực phẩm rau quả, và 40% nhóm thực phẩm giàu đạm Hình 69

Các nhóm thức ăn chính nhóm thức ăn nhiều đường, muối nhóm thức ăn giàu đạm như trứng, thịt, cá, các loại đậu nành, đậu xanh...

các loại rau, đậu, củ...

nhóm thức ăn giàu tinh bột

nhóm thức ăn nhiều chất béo

sữa và các chế phẩm từ sữa các loại trái cây tươi

nhóm thức ăn giàu tinh bột


86

BỆNH TRẺ EM

(trong đó 20% thuộc nhóm các sản phẩm chế biến từ sữa, kể cả sữa, và 20% không thuộc nhóm có sữa). Cố gắng thay đổi thức ăn thật đa dạng trong mỗi nhóm thức ăn. Chỉ dùng các món ăn chiên dầu và các món ăn ngọt ở mức ít nhất. Các sinh tố và khoáng chất được cung cấp đủ trong một chế độ ăn cân đối, nhưng nếu trẻ khó tính trong việc ăn uống, có thể cần phải được cung cấp bổ sung. Hình bên cho thấy các nhóm thức ăn chính được xếp theo hình tháp, với nhóm quan trọng nhất được xếp ở dưới cùng và càng lên trên là các thức ăn càng phải giảm thấp tỷ lệ trong chế độ ăn. Mặc dù mức độ năng động và phát triển của mỗi đứa trẻ có thể khác nhau, tỷ lệ cân đối giữa thành phần các nhóm thức ăn nên được duy trì xấp xỉ gần như nhau. Các thức ăn giàu tinh bột nên được xem là thành phần chính. Một phần nhỏ các thức ăn giàu đạm - cá, thịt nạt, trứng, sữa, các sản phẩm chế biến từ sữa - cũng nên được đưa vào thực đơn mỗi ngày. Nhóm các thức ăn ngọt và các thức ăn chiên dầu không thực sự cần thiết, và chỉ nên dùng càng ít càng tốt. VIII. AN TOÀN VÀ SỨC KHỎE

Mặc dù không thể bảo vệ trẻ tránh khỏi tất cả những tai nạn hay bệnh tật, nhưng bạn có thể có những bước đề phòng thận trọng để giúp trẻ giảm thấp nguy cơ mắc phải các bệnh nghiêm trọng hay đe dọa đến tính mạng. Chủng ngừa là biện pháp rất hiệu quả trong việc ngăn ngừa một số các bệnh trong tuổi thơ ấu, chẳng hạn như bệnh sởi hay bệnh ho gà. Bảo vệ trẻ khi ra nắng là đặc biệt quan trọng vì làn da của trẻ rất nhạy cảm và dễ bị bỏng dưới ánh nắng trực tiếp, có thể dẫn đến ung thư da về sau khi đến tuổi


SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ

87

trưởng thành. Có thể dùng kem chống nắng khi trẻ buộc phải ra nắng trực tiếp, và phải đảm bảo là trẻ được đội mũ và mặc quần áo bảo vệ thích hợp. Việc cho trẻ làm quen với ánh nắng trực tiếp cần được thực hiện dần dần mỗi ngày một cách chậm chạp. Các vật thể nhỏ không được để trong tầm tay các em bé để tránh việc bé có thể cho vào miệng và bị ngạt. Chú ý tất cả các dụng cụ có thể gây nguy hiểm cho trẻ đều phải được cất kỹ ngoài tầm tay của trẻ. Những thứ thường gây nguy hiểm nhất là các túi nhựa, thuốc trị bệnh, các hóa chất bảo vệ thực vật và kể cả các món dùng để nấu ăn. Một số bệnh nguy hiểm có thể được ngăn ngừa bằng cách chủng ngừa cho trẻ theo như lịch dưới đây. Mặc dù các phản ứng nghiêm trọng với thuốc chủng ngừa là rất hiếm khi gặp phải, nhưng bạn có thể trao đổi với bác sĩ nếu thấy lo ngại. LỊCH CHỦNG NGỪA CHO TRẺ

Độ tuổi sơ sinh

Mũi tiêm chủng lao (BCG), viêm gan B (nếu người mẹ mang HBV)

2 tháng

bạch hầu + uốn ván + ho gà (DTP), bại liệt, viêm màng não, viêm gan B

3 tháng

bạch hầu + uốn ván + ho gà (DTP), bại liệt, viêm màng não, viêm gan B

4 tháng

bạch hầu + uốn ván + ho gà (DTP), bại liệt, viêm màng não


88

BỆNH TRẺ EM

12 - 15 tháng

sởi + quai bị + rubella (MMR), viêm gan B, thủy đậu

3 - 5 tuổi

ho gà, bại liệt, sởi + quai bị + rubella (MMR)

10 - 14 tuổi

lao (BCG)

15 - 19 tuổi

bạch hầu, uốn ván, bại liệt

IX. PHÒNG NGỪA TAI NẠN

Thống kê cho thấy, ở độ tuổi từ 1 đến 15 tuổi, số trẻ em bị chết vì tai nạn nhiều hơn là số trẻ em chết vì bệnh tật. Nhiều tai nạn có thể phòng tránh được nếu như bạn tuân theo một số các quy trình an toàn, dạy cho trẻ biết cách tránh những nguy hiểm khi đi trên đường phố hoặc trên sân chơi, và hạn chế tối đa những nguyên nhân gây nguy hiểm cho trẻ trong phạm vi ngôi nhà của bạn. Bản chất tự nhiên của trẻ con là tò mò. Ngay cả ngôi nhà của bạn cũng không thể hạn chế hết những nguyên nhân có thể gây nguy hiểm, chẳng hạn như các ổ cắm điện, dây điện, lưỡi dao cạo, cửa kính, phòng tắm, hồ bơi, các dụng cụ thông thường để tự sửa chữa đồ gia dụng và dụng cụ làm vườn. Khi trẻ lớn dần lên, yêu cầu về an toàn cũng cần thay đổi cho phù hợp. Chẳng hạn như, một đứa trẻ vừa chập chững biết đi cần phải được bảo vệ tránh leo lên các bậc cầu thang hoặc đến gần các góc bàn nhọn, trong khi một đứa trẻ lớn hơn cần phải được dạy cho biết cách đi xe đạp và sự an toàn trên đường phố.


SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ

89

Cất giữ thuốc men Các loại thuốc men phải được cất giữ trong tủ thuốc để cao hơn tầm tay của trẻ, và tốt nhất là phải được khóa lại. Các loại thuốc dùng theo toa không được cất giữ với mục đích dự phòng, và các loại thuốc bán tự do phải đảm bảo là không quá hạn. Khi cần thải bỏ thuốc, phải đảm bảo không bỏ ở những nơi mà trẻ có thể lấy được. An toàn trong nhà bếp Phỏng lửa và nước sôi là những nguyên nhân chính gây ra các trường hợp chết vì tai nạn trong nhà. Phải dạy cho trẻ biết tránh xa bếp lò. Một khung bếp cao có thể giúp giảm bớt nguy cơ trẻ sờ vào soong chảo nóng đang nấu. Tay cầm của soong chảo phải xoay vào phía trong hay phía sau của khung bếp. Các nguyên liệu nấu ăn có thể nguy hiểm đối với trẻ cần phải được giữ ở nơi an toàn, có khóa. An toàn trong vườn cây Nếu bạn có vườn cây quanh nhà, những hóa chất được dùng trong việc làm vườn sẽ rất nguy hiểm cho trẻ nếu chúng nuốt vào. Luôn luôn cất giữ những hóa chất này ở nơi an toàn và khóa kỹ. Nếu bạn vừa phun thuốc lên cây trồng, phải dạy cho trẻ biết là không được ăn các trái cây hay lá cây. Trong trường hợp trẻ vẫn ăn phải trái cây hay lá cây có thuốc, hoặc trực tiếp nuốt phải các chất độc loại này, phải thực hiện các biện pháp sơ cứu ngay. An toàn trong sân chơi Cần phải dạy cho trẻ biết rõ cách chơi các trò chơi một cách an toàn. Cầu trượt, đu quay hay bất cứ trò chơi vận động nào cũng đều có những nguy cơ rủi ro nhất định. Chỉ


90

BỆNH TRẺ EM

cho phép trẻ chơi những trò chơi thích hợp với lứa tuổi. Sân chơi phải có bề mặt mềm, chẳng hạn như có cỏ, hoặc trải cát. Khi trẻ chơi nhất thiết phải có sự giám sát của người lớn. X. MỘT SỐ VẤN ĐỀ KHÁC THƯỜNG Ở TRẺ SƠ SINH

Nhiều trẻ sơ sinh có những vẻ ngoài khác thường có thể làm cho cha mẹ phải lo lắng. Mắt nheo lại hay những mảng da khác màu - các vết bớt, là rất thường gặp ở trẻ sơ sinh, và thường mất đi với thời gian mà không cần phải có bất cứ biện pháp can thiệp nào. Một số vấn đề gây tác động đến các trẻ lớn hơn, như những vấn đề liên quan đến việc cho trẻ bú hoặc giấc ngủ của trẻ, có thể được cha mẹ can thiệp giải quyết bằng cách vận dụng đúng những biện pháp được hướng dẫn. Trẻ sơ sinh phải nhanh chóng thích nghi với một thế giới bên ngoài khác biệt rất xa với môi trường khi ở trong bụng mẹ. Nhiều hệ thống của cơ thể, chẳng hạn như hệ hô hấp, hệ tiêu hóa, chưa có chức năng đầy đủ vào lúc trẻ vừa sinh ra, và cần trải qua thời gian nhiều phút, nhiều ngày, tháng, hoặc thậm chí là nhiều năm để phát triển hoàn chỉnh.

1. Các vấn đề về da Có nhiều vấn đề nhỏ nhặt tác động đến làn da của một em bé sơ sinh, và hầu hết sẽ mất đi mà không cần điều trị. Các vết bớt thường không gây ra khó chịu, nhưng chúng có thể làm cho bé trông xấu xí. Thường gặp nhất là các bớt son màu đỏ tía và các vết chàm màu đỏ nhạt. Các bớt son


Không giống như chứng nổi mày đay ở các trẻ lớn, các đốm đỏ của trẻ sơ sinh sẽ biến mất trong tuần lễ đầu tiên

Vết chàm màu đỏ nhạt tạo thành bởi các mạch máu không đúng chỗ

Khi trẻ bú vú mẹ hoặc bú bình quá mạnh có thể gây ra một hay nhiều vết giộp lớn ở môi trên

Hình 70: Một số vấn đề với trẻ sơ sinh

Da màu vàng là do sự tích tụ của các sắc tố vì gan còn non yếu nên việc đưa các chất thải ra ngoài còn chậm

Vùng da màu đỏ tía này thường sẽ không mất đi, nhưng chúng có thể che giấu bớt bằng một loại kem đặc biệt, hoặc làm giảm bớt đi bằng tia laser

Những đốm nhỏ màu trắng xuất hiện chủ yếu quanh vành mũi, và sẽ biến mất mà không cần phải điều trị gì cả

Viêm kết mạc nhẹ ở trẻ sơ sinh có thể bị gây ra bởi một ống lệ bị nghẽn hay do nhiễm khuẩn trong lúc sinh ra

SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ 91


92

BỆNH TRẺ EM

thường sẽ không mất đi, nhưng chúng có thể làm cho khó nhìn thấy hơn bằng một loại kem đặc biệt, hoặc làm giảm bớt đi bằng kỹ thuật tia laser. Một vết chàm thường phát triển nhanh trong vài tuần lễ đầu. Không cần phải điều trị, trừ khi là nằm ở mi mắt. Khi trẻ được 7 tuổi, hầu hết các vết chàm đều sẽ biến mất. Trong vài ba ngày sau khi sinh ra, trẻ thường chưa thể thải hết phân ra bên ngoài cơ thể, và điều này làm tích tụ một số sắc tố màu vàng dưới da. Nhiều trẻ sơ sinh bị vàng da nhẹ loại này, thường sẽ mất đi mà không cần phải điều trị gì cả. Một số trẻ cần được điều trị bằng ánh sáng, gọi là quang liệu pháp.

2. Các vấn đề khác

Trẻ sơ sinh còn có thể gặp một số các vấn đề nhỏ nhặt khác nữa, chẳng hạn như thoát vị rốn, lác mắt hay nhiễm khuẩn. Một số các vấn đề này rồi tự chúng sẽ mất đi. Thoát vị rốn là hiện tượng xảy ra khi có một khe hỡ trong các cơ của thành ruột làm cho một phần ruột phình ra ở gần rốn. Thoát vị rốn thường là sẽ mất đi trước khi trẻ được 2 tuổi. Lác mắt - hay lé - thường xuất hiện ở trẻ em vì sự kiểm soát các cơ mắt còn rất yếu ớt. Nếu vấn đề không mất đi mà kéo dài sau khi trẻ được 4 tháng tuổi, có thể cần phải có sự can thiệp điều trị. Trong quá trình sinh nở, các trường hợp nhiễm khuẩn như viêm miệng, viêm kết mạc có thể là do nơi người mẹ truyền sang. Các trường hợp nhiễm khuẩn khác ở miệng, mắt, da và rốn cũng rất thường gặp trong những tuần lễ đầu tiên.


SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ

93

XI. CHĂM SÓC TRẺ LỚN HƠN Trẻ con thường gặp phải rất nhiều vấn đề, trong đó có cả những khó khăn khi trẻ mọc răng, khi cho trẻ ăn, hoặc những bất ổn liên quan đến giấc ngủ của trẻ. Mặc dù hầu hết các vấn đề này tự chúng sẽ qua đi khi trẻ lớn lên, nhưng chúng cũng có thể gây ra những lo lắng và căng thẳng đáng kể nơi cha mẹ, đặc biệt là khi nhiều vấn đề liên tục nối tiếp nhau xảy ra. Với hầu hết các vấn đề của trẻ, có những biện pháp tự giải quyết dành cho cha mẹ để làm giảm nhẹ đi. Tuy nhiên, nếu chỉ riêng những biện pháp ấy thì không đủ để xóa bỏ khó khăn, điều quan trọng là phải kịp thời có sự giúp đỡ của những người chuyên môn trước khi quá trễ.

1. Cho trẻ bú sữa Trước khi cho trẻ bắt đầu ăn dặm, vấn đề thường gặp nhất khi cho trẻ bú là sự lo lắng của người mẹ không biết trẻ có được bú đủ sữa hay không. Nếu bạn cho trẻ bú sữa bình, có thể dễ dàng xác định được lượng sữa trẻ bú. Nhưng khi trẻ bú sữa mẹ, điều này là khó khăn, và bạn phải dựa vào sự tăng trọng của trẻ như một chỉ số cho biết lượng sữa trẻ bú vào. Tuy nhiên, nếu bạn có thể đảm bảo mọi việc đều bình thường thì chính đứa trẻ sẽ cho bạn biết là lượng sữa cung cấp có đầy đủ hay không. Khi cho trẻ bú sữa bình, điều quan trọng là phải pha sữa thật chính xác để tránh cho bé bú quá nhiều hoặc quá ít. Kiểm tra lỗ núm vú để đảm bảo vừa phải. Lỗ quá lớn sẽ làm cho trẻ hút cả không khí vào và lỗ quá nhỏ sẽ làm trẻ bú khó khăn. Các dụng cụ dùng trong việc cho trẻ bú đều phải được tiệt trùng để tránh các trường hợp nhiễm khuẩn, chẳng hạn như có thể làm cho trẻ bị viêm ruột. Một số vấn


94

BỆNH TRẺ EM

đề thường gặp khi cho trẻ bú được nêu ra dưới đây cùng với các giải pháp. Các vấn đề khi cho trẻ bú sữa mẹ

Vấn đề Giải pháp Viêm vú (nhiễm Tiếp tục cho trẻ bú. Hỏi ý kiến khuẩn hoặc bị tắc ống bác sĩ trong vòng 24 giờ. sữa) Đau núm vú

Đảm bảo là trẻ ngậm vú đúng tư thế. Không để bầu vú quá căng. Giữ núm vú khô. Dùng một loại kem thích hợp.

Bầu vú căng tức

Cho trẻ bú thường xuyên. Vắt sữa ra nếu như trẻ không bú. Đắp vải thấm nước ấm lên vú.

Trẻ không ngậm vú

Đảm bảo trẻ ngậm cả núm vú và quầng vú vào trong miệng. Nếu sữa đầy, nặn ra một ít sữa.

Trẻ khóc đêm

Cho trẻ bú nhiều lần hơn vào buổi tối. Cần nghỉ ngơi nhiều trong ngày để không quá mỏi mệt.

Không đủ sữa

Tăng cường chế độ ăn hợp lý. Không để cơ thể quá mệt mỏi. Cho bú bất cứ khi nào trẻ muốn bú.


SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ

95

Các vấn đề khi cho trẻ bú sữa bình

Vấn đề

Giải pháp

Nhiễm khuẩn

Luôn luôn tiệt trùng tất cả các dụng cụ dùng trong việc cho trẻ bú. Rửa tay sạch trước khi cho trẻ bú. Bảo quản sữa trong tủ lạnh. Đổ bỏ lượng sữa thừa sau mỗi lần bú.

Trẻ bú quá nhiều

Đừng bao giờ dùng nhiều lượng sữa bột hay ít lượng nước hơn so với chỉ dẫn của loại sữa đang dùng. Đừng bao giờ thêm bột ngũ cốc vào sữa.

Lỗ núm vú quá nhỏ

Dùng một kim tiệt trùng hay lưỡi dao để làm rộng hơn lỗ ở đầu núm vú.

No hơi

Cho dù là bú sữa bình hay sữa mẹ, khi trẻ nút nhiều hơi vào đều không tốt, và làm giảm lượng sữa trẻ bú vào vì trẻ có cảm giác no và sẽ ngừng bú. Trong và sau khi trẻ bú, bạn cần giúp trẻ ợ ra lượng không khí đã nút vào. Cách tốt nhất để làm việc này là thay đổi tư thế của trẻ, giữ cho trẻ ở tư thế ngồi hoặc bế trẻ cho tựa đầu vào vai bạn. Đặt trẻ nằm sấp trong lòng, đầu hơi cao hơn, cũng giúp trẻ ợ hơi ra. Dùng tay xoa nhẹ đều trên lưng để trẻ cảm thấy thoải mái và yên tâm. Sau mỗi lần cho bú, nhớ thay đổi tư thế của trẻ để lượng không khí bị nuốt vào sẽ được thải ra khỏi dạ dày của trẻ.


96

BỆNH TRẺ EM

2. Trẻ khóc đêm Trẻ con ở độ tuổi từ 2 tuần cho đến 3 tháng rất thường có những cơn khóc đêm tưởng như không sao làm nguôi được. Trẻ thường khóc thét lên và co đạp chân tay rất dữ dội, như thể đang hết sức đau đớn, và mặt đỏ bừng lên. Một nguyên nhân thường gặp gây ra hiện tượng này là lượng không khí trẻ nút vào khi bú không được đưa ra hết, giờ đây đang đi qua ruột non và gây ra cảm giác đau đớn cũng như tạo ra những cơn co thắt mạnh. Trong các trường hợp khóc đêm, thường thì trẻ khóc như thể rất đau đớn và kéo dài khoảng vài giờ vào đầu hôm. Hiện tượng này có khuynh hướng thường gặp ở những trẻ bú sữa mẹ hơn là những trẻ bú sữa bình, và có nhiều khả năng là trẻ khóc do đói. Ngay cả khi bạn chỉ mới vừa cho trẻ bú cách đó không lâu, cũng nên thử cho trẻ bú một lần nữa vào lúc này. Khi cho trẻ bú sữa mẹ, nguồn sữa thường giảm đi vào buổi tối do người mẹ mệt mỏi, và trẻ cần được bú nhiều lần hơn. Ngoài ra, sự căng thẳng của người mẹ khi trẻ khóc nhiều cũng khiến cho tuyến sữa tiết ra ít hơn, và làm trầm trọng thêm vấn đề. Bế trẻ lên vai và đi lại trong nhà một lúc có thể làm cho trẻ bớt khóc. Xoa bàn tay trên lưng hoặc trên bụng đôi khi cũng có thể tạm thời làm cho trẻ nín khóc. Nếu cho trẻ bú sữa mẹ, người mẹ cần nghỉ ngơi nhiều trong ngày để đảm bảo có đủ sữa cho trẻ bú vào buổi tối. Một số sản phẩm bán trên thị trường được quảng cáo là làm cho trẻ hết khóc đêm, nhưng chưa hề có chứng cứ đáng tin cậy nào về những lời quảng cáo đó.


SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ

97

3. Trẻ chậm phát triển Khi trẻ không tăng cân theo như các biểu đồ phát triển bình thường đã ghi nhận, ta gọi là trẻ chậm phát triển. Tuy nhiên, phần lớn trẻ chậm phát triển vẫn có thể là hoàn toàn khỏe mạnh và không cần thiết phải lo lắng nếu như con bạn chậm tăng cân. Những mong đợi của người mẹ về sự tăng trọng của con mình có thể là không thực tế, và không tính đến các yếu tố như trọng lượng khi sinh ra hay tầm vóc của cha mẹ. Bạn nên kiểm tra cân nặng của trẻ một cách chính xác và đều đặn để có thể thấy rõ được những thay đổi trong sự phát triển của trẻ. Nếu sự phát triển của trẻ được xác định là không bình thường, bác sĩ có thể sẽ xem xét để tìm ra một nguyên nhân nào đó, chẳng hạn như trong việc cho trẻ bú, hoặc khả năng hấp thụ kém của trẻ, hoặc đôi khi cũng có thể là do các nguyên nhân thuộc về cảm xúc hay môi trường giao tiếp của trẻ.

4. Trẻ mọc răng Những chiếc răng đầu tiên của trẻ bắt đầu mọc lên khi trẻ được khoảng 6 tháng tuổi, và răng sữa cuối cùng sẽ mọc vào khoảng 3 tuổi. Các răng cửa khi mọc lên thường ít gây ra vấn đề, nhưng các răng nanh và răng hàm khi bắt đầu mọc có thể làm cho trẻ rất khó chịu. Dấu hiệu đầu tiên khi trẻ mọc răng thường là chảy nước dãi, nướu răng ửng đỏ ở vị trí sắp mọc răng, và gò má cũng ửng đỏ. Trẻ có thể sẽ rất cáu kỉnh vì khó chịu và nảy sinh một số triệu chứng khác. Có thể giảm nhẹ bằng cách cho trẻ cắn vào một loại vòng đặc biệt được thiết kế riêng cho trẻ mọc răng. Nếu trẻ đau nhiều, có thể dùng paracetamol dạng lỏng để giảm đau.


98

BỆNH TRẺ EM

Không nên cho rằng các triệu chứng như sốt cao, tiêu chảy là do trẻ mọc răng. Bởi vì cho tới nay chưa có chứng cứ xác thực nào cho thấy là có một mối quan hệ như vậy.

5. Các vấn đề về giấc ngủ của trẻ Cũng giống như người lớn, nhu cầu về giấc ngủ của trẻ con không hoàn toàn giống nhau, vì thế không thể kết luận một đứa trẻ là có vấn đề bất ổn chỉ vì ngủ ít hơn hoặc nhiều hơn so với một đứa trẻ khác cùng độ tuổi. Các vấn đề bất ổn về giấc ngủ của trẻ bao gồm từ việc không chịu nằm yên vào giờ ngủ cho đến việc thức giấc trong đêm, hay không ngủ chút nào trong ngày. Giấc ngủ của trẻ chỉ thực sự được xem là có vấn đề khi nào nó gây ra bất ổn quá mức cho cha mẹ hay chính bản thân trẻ. Từ khoảng 3 đến 4 tháng tuổi, hầu hết trẻ con không cần phải được cho bú thường xuyên trong đêm nữa, và do đó có thể không cần phải thức giấc ban đêm. Nếu trẻ thức giấc ban đêm và khóc, hãy cứ để yên, đợi một chút trước khi đáp ứng với tiếng khóc của trẻ. Thiết lập một thời biểu với giờ ngủ cố định và một trình tự nhất định những sự việc trước khi trẻ ngủ, chẳng hạn như tắm, cho bú... Những bất ổn có tính cách tạm thời đối với giấc ngủ của trẻ thường là do khi trẻ có bệnh, hoặc khi có sự rối loạn khác với thường ngày, chẳng hạn như khi đưa trẻ đi chơi xa.

6. Phòng ngừa những trường hợp đột tử Mặc dù rất hiếm hoi, nhưng cũng có những trường hợp trẻ chết đột ngột trong khi ngủ, nhiều khi không rõ nguyên nhân. Để phòng ngừa, tốt nhất là nên tuân theo những chỉ dẫn sau đây:


SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ

99

• Đặt trẻ nằm ngửa khi ngủ. • Không hút thuốc trong phòng. Phải giữ cho môi trường quanh trẻ không có khói thuốc lá. • Đừng để trẻ quá nóng. • Đặt trẻ nằm ngủ ở cuối giường, để trẻ không thể chùi sâu vào trong mền, vì có thể làm trẻ quá nóng hoặc bị ngạt. Nên cho trẻ nằm ngửa khi ngủ, chân đụng vào cuối giường. Nếu trẻ nằm ngủ gần đầu giường, có nguy cơ trẻ sẽ chùi dần xuống và bị lớp mền phủ lên mặt, làm cho quá nóng hoặc thậm chí có thể bị ngộp hơi. • Hỏi ý kiến bác sĩ ngay khi cảm thấy trẻ không được khỏe.


100

PHẦN III TÌM HIỂU BỆNH TRẺ EM Trẻ em có khuynh hướng mắc phải một số chứng bệnh khác hơn so với người lớn, hoặc ngay cả cùng một căn bệnh cũng thường tác động đến trẻ em theo cách khác hơn. Phần này mô tả hầu hết các bệnh tật ở trẻ em, bao gồm tất cả những bệnh thường gặp cũng như một số bệnh hiếm gặp nhưng nguy hiểm. Mỗi một chứng bệnh được đề cập đến trong phần này sẽ bao gồm những thông tin mô tả chi tiết để có thể nhận dạng bệnh, các triệu chứng và nguyên nhân, cũng như đề nghị cách xử lý thích hợp trong từng trường hợp, chẳng hạn, có cần thiết phải có ý kiến bác sĩ hay không, có thể tự điều trị đến mức độ nào, và tiên lượng sẽ có thể phát triển như thế nào. Các biện pháp tự điều trị theo từng mức độ sẽ rất hữu ích trong điều kiện gia đình. Những thông tin trong phần này sẽ giúp bạn có đủ cơ sở để hiểu và vận dụng tốt những lời khuyên hoặc chỉ dẫn của bác sĩ đối với căn bệnh của trẻ. Ngay cả trong những trường hợp mà việc điều trị bệnh của trẻ cần được thực hiện bởi bác sĩ và các nhân viên y tế, thì những hiểu biết đúng đắn, đầy đủ cũng sẽ giúp bạn có thể yên tâm hơn và hỗ trợ tốt hơn cho việc điều trị của bác sĩ. Sau phần tìm hiểu này, bạn sẽ thấy dễ dàng hơn trong việc chẩn đoán bệnh của trẻ em, là nội dung được trình bày trong phần tiếp theo sau nữa.


TÌM HIỂU CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP

101

I. CÁC BỆNH Ở TAI Trẻ em rất dễ dàng bị nhiễm khuẩn hoặc nhiễm virus ở tai, gây ra nhiều bệnh khác nhau. Tuy nhiên, đến năm được 7 hoặc 8 tuổi, trẻ thường có khả năng miễn nhiễm với nhiều loại virus thường gặp hơn. Mặt khác, các bệnh nhiễm khuẩn cũng dễ dàng điều trị với kháng sinh. Nhưng một đôi khi việc nhiễm khuẩn ở tai có thể trở nên nghiêm trọng. Vì thế, không nên xem thường bất cứ triệu chứng nào. Nhiễm khuẩn kéo dài ở tai có thể gây giảm thính lực, dẫn đến chậm biết nói và ảnh hưởng xấu đến việc học tập.

1. ĐỌNG MỦ TAI (GLUE EAR) Tình trạng này xảy ra khi tai giữa chứa đầy dịch nhầy tiết ra từ màng tai. Hậu quả là gây giảm thính lực vì dịch nhầy làm giảm khả năng của màng nhĩ và các xương nhỏ trong tai giữa cũng không thể rung như bình thường để truyền chấn động âm thanh đến tai trong. Nguyên nhân

Do sự tiết quá nhiều dịch nhầy của màng tai giữa. Lượng dịch nhầy đọng lại trong tai giữa, nhất là khi vòi Eustache bị hẹp lại do viêm sưng. Tai đọng mủ thường là tình trạng phát triển khi viêm tai giữa không được điều trị kịp thời. Nhưng đôi khi ngay cả việc điều trị viêm tai giữa tốt cũng không ngăn được tai đọng mủ. Triệu chứng

Khi tai đọng mủ, có thể có các triệu chứng sau đây: • Giảm thính lực, khó nghe. Đặc biệt là trẻ có thể có những lúc nghe được tốt hơn xen với những lúc điếc nặng.


102

BỆNH TRẺ EM

• Không lưu tâm đến việc học và khả năng tiếp thu kém. Rất hiếm khi cảm giác đau ở tai lại là một trong các triệu chứng. Vì thế, tình trạng thường kéo dài một thời gian trước khi được phát hiện. Khi nào cần đến bác sĩ?

Nếu có nghi ngờ về việc trẻ bị đọng mủ tai, cần đưa trẻ đến bác sĩ ngay. Bác sĩ có thể sẽ làm gì?

Bác sĩ sẽ dùng một dụng cụ đặc biệt để quan sát bên trong tai. Việc chẩn đoán chủ yếu là loại trừ các nguyên nhân khác. Nếu không phát hiện có gì bất thường, bác sĩ sẽ tiến hành việc kiểm tra thính lực, đo độ rung của màng nhĩ... Nếu kết quả kiểm tra là bình thường, bác sĩ sẽ lập lại một lần kiểm tra nữa sau 3 tháng. Nếu so sánh không thấy có sự cải thiện về thính lực, có thể sẽ phải tiến hành việc gây mê và dùng kim tiêm để rút chất nhầy trong tai giữa ra. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể tạo một lỗ trên màng nhĩ và gắn một ống thông rất nhỏ bằng plastic vào đó. Ống thông này sẽ tự rơi ra khỏi màng nhĩ trong vòng từ 2 tháng cho đến 2 năm. Màng nhĩ sẽ liền lại như cũ trong vòng vài ba ngày sau khi ống thông nhỏ đã rơi ra. Tiên lượng

Khi trẻ lớn lên, vòi Eustache cũng lớn rộng hơn, cho phép dịch nhầy dễ thoát ra khỏi tai giữa hơn. Thường thì sau năm 8 tuổi, trẻ rất hiếm khi bị đọng mủ tai.


TÌM HIỂU CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP

103

2. VIÊM TAI GIỮA (OTITIS MEDIA) Là nguyên nhân gây đau tai thường gặp ở trẻ em. Viêm tai giữa thường xuất hiện ở trẻ em dưới 8 tuổi. Đây thường là biến chứng của một trường hợp viêm nhiễm phần trên của đường hô hấp, chẳng hạn như khi bị cảm lạnh hoặc viêm hầu, viêm amidan... Nguyên nhân

Vi khuẩn hoặc virus từ đường hô hấp lây lan đến vòi Eustache - một ống nhỏ nối từ tai giữa đến phần sau của họng - làm cho các mô ở tai giữa bị viêm và bắt đầu tiết ra nhiều dịch, đôi khi là mủ. Các chất tiết này không thể thoát đi vì vòi Eustache đã bị nghẽn do viêm sưng hoặc do viêm nhóm mô bạch huyết V.A. (Xem mục Sùi vòm họng.) Sự tích tụ các chất tiết trong tai gây đau dữ dội vì chúng tạo áp lực lên màng nhĩ, đôi khi có thể làm thủng nhĩ. Triệu chứng

Đau tai là triệu chứng chính của viêm tai giữa. Tuy nhiên, với trẻ còn ít tháng tuổi, việc xác định chỗ đau có thể là khó khăn, nhất là khi đau cả hai tai, và do đó các triệu chứng chủ yếu sẽ là sốt và nôn mửa. Với những trẻ lớn hơn, các triệu chứng thường gặp là: • • • • •

Thức giấc trong đêm và khóc. Bứt rứt khó chịu. Nắm một vành tai kéo ra, hoặc chà xát vào tai. Giảm thính lực, nghe không rõ. Nước chảy ra từ trong tai, thường kèm theo giảm đau tai nhưng cho thấy là màng nhĩ đã bị thủng.


104

BỆNH TRẺ EM

Khi nào cần đến bác sĩ?

Khi có triệu chứng nghi ngờ là viêm tai giữa, cần đưa trẻ đến bác sĩ trong vòng 24 giờ. Nhưng nếu trẻ đau dữ dội hoặc với trẻ còn ít tháng tuổi, nên đưa trẻ đến bác sĩ ngay. Gia đình có thể làm gì?

Trong khi chờ đợi bác sĩ, có thể cho trẻ uống một liều paracetamol dạng lỏng để giảm đau. Dùng khăn mềm bọc quanh một chai đựng nước nóng và cho trẻ ngồi áp tai đau vào đó, có thể sẽ giúp trẻ thấy dễ chịu hơn. Tai bị đau quay xuống cũng giúp cho chất lỏng trong tai có thể chảy ra dễ dàng. Tuy nhiên, với trẻ còn ít tháng tuổi, không nên dùng chai nước nóng. Thay vì vậy, dùng một miếng vải mềm áp nhẹ vào tai bị đau của trẻ. Nằm ở tư thế thông thường sẽ làm cho cơn đau tai càng dữ dội hơn. Nên đặt trẻ ngồi tựa vào gối bông đặt trên ghế và áp tai xuống một chai nước nóng đã được bọc kỹ trong những lớp khăn mềm. Bác sĩ có thể sẽ làm gì?

Sử dụng một dụng cụ chuyên dùng, bác sĩ có thể quan sát kỹ được bên trong tai để chẩn đoán xác định. Việc điều trị có thể sẽ dùng đến kháng sinh, với hiệu quả dự đoán sẽ làm giảm sốt và giảm đau trong vòng 2 ngày. Nếu sốt và đau vẫn tiếp tục kéo dài sang ngày thứ ba, bác sĩ có thể sẽ đổi sang dùng một loại kháng sinh khác. Nếu trẻ tái phát nhiều đợt viêm tai giữa, hoặc nếu thính lực không tốt hơn sau 3 tháng kể từ lần viêm nhiễm cuối cùng, bác sĩ có thể sẽ tiến hành việc kiểm tra thính lực. Việc giảm thính lực kéo dài hơn nữa có thể là do tai đọng mủ.


TÌM HIỂU CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP

105

Bác sĩ có thể sẽ xem xét đến việc cho dùng kháng sinh liều thấp trong một thời gian dài nếu như trẻ bị viêm tai giữa liên tục 3 lần trong vòng 3 tháng. Tiên lượng

Sau điều trị, đôi khi chất lỏng trong tai giữa có thể vẫn còn và kéo dài đến 3 tháng sau, gây giảm thính lực, khó nghe. Vết thủng màng nhĩ nếu có, thường sẽ lành trong vòng một tuần. Khi trẻ lớn lên, vòi Eustache cũng lớn rộng hơn, cho phép chất lỏng đi qua dễ dàng hơn, nhờ đó mà ít có nguy cơ bị viêm tai giữa hơn. Thường thì sau năm 7 tuổi hoặc 8 tuổi, trẻ rất hiếm khi bị viêm tai giữa.

3. VIÊM TAI NGOÀI (OTITIS EXTERNA) Có nhiều nguyên nhân gây viêm tai ngoài - trong thực tế thường là viêm ống tai ngoài - có thể là do nhiễm khuẩn, cũng có thể do một bệnh của da như viêm da tăng tiết bã nhờn hoặc chàm dị ứng. Nguy cơ nhiễm khuẩn càng gia tăng nếu làn da nhạy cảm của ống tai phải tiếp xúc quá lâu với nước, chẳng hạn như khi bơi lội, hoặc nếu lớp màng tai bị trầy sướt hay bị kích thích bởi một dị vật, chẳng hạn như tăm bông, hay ráy tai tai đóng lâu ngày bít chặt ống tai. Trẻ bị viêm tai ngoài thường có mủ chảy ra từ ống tai. Ngay trước khi đưa trẻ đến bác sĩ, bạn không nên làm sạch mủ, vì có thể bác sĩ cần xét nghiệm chất mủ này để xác định nguyên nhân gây viêm.


106

BỆNH TRẺ EM

Triệu chứng

Khi bị viêm tai ngoài, vành tai thường trở nên nhạy cảm hơn khi chạm vào. Tuy nhiên, những triệu chứng chủ yếu thường là: • Ngứa tai, thường theo sau đó là đau tai. • Chảy mủ ra từ ống tai, có thể là mủ đặc và có màu trắng hoặc hơi vàng. • Giảm thính lực, nếu như ráy tai hoặc mủ trong tai làm nghẽn ống tai. Khi nào cần đến bác sĩ?

Khi trẻ có các dấu hiệu đau tai, chảy mủ tai hoặc giảm thính lực, nên đưa trẻ đến bác sĩ trong vòng 24 giờ. Bác sĩ có thể sẽ làm gì?

Bác sĩ sẽ quan sát bên trong tai bằng một dụng cụ đặc biệt. Nếu có mủ trong ống tai, chất mủ này sẽ được mang đi xét nghiệm. Nếu có vật lạ trong tai hoặc ráy tai nhiều, bác sĩ sẽ lấy ra và làm sạch, sau đó làm khô ống tai. Có thể sẽ phải dùng đến thuốc kháng sinh nhỏ tai. Nếu các bệnh da như chàm dị ứng hoặc viêm da tăng tiết bã nhờn là nguyên nhân đã dẫn đến viêm tai ngoài, bác sĩ sẽ cho dùng một loại thuốc nhỏ tai có corticossteroid để giảm ngứa và độ nhạy cảm của da. Gia đình có thể làm gì?

Có thể cho trẻ uống paracetamol đúng liều để giảm đau tai. Dùng một chai nước nóng quấn khăn mềm chung quanh để có một nhiệt độ vừa đủ ấm và cho trẻ áp tai đau vào, có thể sẽ giúp trẻ thấy dễ chịu hơn.


TÌM HIỂU CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP

107

Nếu trẻ đang được điều trị với thuốc nhỏ tai, cho trẻ nằm với tai đau quay lên phía trên. Giữ chặt đầu trẻ trước khi nhỏ thuốc vào, và để trẻ tiếp tục nằm yên một hoặc hai phút sau đó. Trong thời gian viêm tai ngoài, tránh không cho trẻ bơi lội. Giữ khô tai bị đau bằng cách che tai lại khi tắm hoặc gội đầu. Tiên lượng

Khi được điều trị tốt bằng thuốc men, viêm tai ngoài thường sẽ khỏi trong vòng 7 đến 10 ngày.

4. VIÊM TAI TRONG (LABYRINTHITIS) Tai trong có các túi chứa đầy chất lỏng có quan hệ đến việc giữ thăng bằng cơ thể. Viêm tai trong là biến chứng của một bệnh nhiễm virus và gây ra trạng thái chóng mặt, buồn nôn. Triệu chứng

Các triệu chứng của viêm tai trong xuất hiện thành từng đợt, mỗi đợt kéo dài khoảng 5 đến 15 phút. Mỗi ngày có thể xảy ra nhiều đợt, gồm các biểu hiện như: • Chóng mặt, có cảm giác như tất cả mọi thứ chung quanh mình đều quay tròn rất nhanh không thể dừng lại được. • Không thể đứng vững được, tự nhiên té ngã. Trẻ có thể phải vịn vào tường hay bàn ghế mới đứng lên được. • Buồn nôn và nôn mửa.


108

BỆNH TRẺ EM

Khi nào cần đến bác sĩ?

Trẻ có thể sẽ rất lo lắng, hốt hoảng vì trạng thái này. Nên đưa trẻ đến bác sĩ ngay trong vòng 24 giờ kể từ khi xuất hiện các triệu chứng. Bác sĩ có thể sẽ làm gì?

Bác sĩ sẽ khám tai và tìm hiểu về những căn bệnh gần đây của trẻ để cố gắng xác định nguyên nhân. Bác sĩ có thể sẽ cho dùng một loại thuốc kháng histamin để làm giảm các triệu chứng nôn mửa và chóng mặt. Ngoài ra không cần bất cứ phương thức điều trị nào khác. Tiên lượng

Viêm tai trong thường sẽ khỏi trong vòng 1 đến 3 tuần, nhưng cũng có những trường hợp kéo dài nhiều tháng. Mặc dù các triệu chứng có vẻ như rất nghiêm trọng và đáng sợ, nhưng bệnh này không để lại bất cứ thương tổn lâu dài nào.

5. CHẤN THƯƠNG ÁP LỰC (BAROTRAUMA) Tình trạng xảy ra khi vòi Eustache tạm thời bị nghẽn và màng nhĩ căng ra do sự thay đổi đột ngột của áp suất không khí. Nguyên nhân thay đổi thường gặp nhất là khi đi máy bay. Nguyên nhân

Trong điều kiện bình thường, không khí đi qua vòi Eustache và duy trì áp lực cân bằng giữa phần bên ngoài và bên trong tai giữa. Khi máy bay lên cao, áp suất không khí trong máy bay giảm xuống, và do đó áp suất bên trong tai giữa cũng giảm xuống. Khi máy bay hạ xuống thấp, áp


TÌM HIỂU CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP

109

suất không khí đột ngột gia tăng bên ngoài tai giữa, làm cho vòi Eustache bị đóng lại và màng nhĩ bị đẩy mạnh vào phía trong. Những bệnh nhiễm khuẩn ở phần trên đường hô hấp, chẳng hạn như cảm lạnh, viêm mũi dị ứng hay viêm tai giữa... càng làm cho hiện tượng chấn thương áp lực càng dễ xảy ra hơn. Triệu chứng

Các triệu chứng của chấn thương khí là: • Đau nhói, khi màng nhĩ bị đẩy căng vào. • Giảm thính lực. • Ù tai. Các triệu chứng thường sẽ tự mất đi trong vòng 3 đến 5 giờ mà không cần phải điều trị gì. Có thể dùng paracetamol để giảm đau tai. Chấn thương áp lực thường không để lại tổn thương nào. Làm sao để ngăn ngừa?

Khi trẻ bị cảm lạnh hoặc các bệnh nhiễm khuẩn khác ở phần trên đường hô hấp, hoặc viêm tai, viêm mũi dị ứng, không nên cho trẻ đi máy bay. Để ngăn ngừa chấn thương khí, cho trẻ nhai kẹo khi máy bay sắp hạ cánh. Nếu trẻ còn bú, có thể cho trẻ bú vào lúc máy bay sắp hạ cánh. Cử động bú nút hoặc nhai nuốt sẽ giúp mở thông vòi Eustache và do đó không khí có thể tràn vào tai trong, làm cân bằng áp lực với tai ngoài. Với trẻ lớn tuổi hơn, có thể dạy cho trẻ thao tác Valsalva như được mô tả dưới đây.


110

BỆNH TRẺ EM

Thao tác Valsalva Khi bắt đầu cảm thấy áp lực thay đổi trong tai khi máy bay hạ xuống thấp, dùng tay bịt mũi lại và ngậm kín miệng trong khi cố sức thở hơi ra. Thao tác này giúp không khí được đẩy ngược vào tai giữa và làm cân bằng áp lực với tai ngoài.

II. CÁC BỆNH Ở MẮT Nhiễm khuẩn hoặc nhiễm virus ở các phần khác nhau của mắt rất thường gặp với trẻ em còn nhỏ tuổi. Các bệnh ở mắt của trẻ em thường ít khi nghiêm trọng, nhưng việc phát hiện và điều trị kịp thời giúp ngăn ngừa được những thương tổn lâu dài về sau. Trẻ thường sẽ có khả năng miễn nhiễm với nhiều loại virus thông thường khi đã được 7 hoặc 8 tuổi, nên các bệnh nhiễm virus sẽ ít xảy ra hơn. Tuy nhiên, để đảm bảo sự phát triển thị lực bình thường, việc điều trị kịp thời tất cả những vấn đề bất thường ở mắt là vô cùng quan trọng.

1. LÁC MẮT Lác mắt - hay lé mắt - là tình trạng hướng nhìn của một trong hai mắt không được bình thường, bị lệch đi so với mắt còn lại. Trẻ em rất thường bị lác mắt từ khi sinh ra cho đến 2 hay 4 tháng tuổi và điều này không đáng lo ngại. Tuy nhiên, trường hợp lác mắt xuất hiện sau 4 tháng tuổi hoặc lác mắt kéo dài được xem là bất thường. Nguyên nhân

Trẻ sơ sinh lác mắt là do cơ chế điều phối hai mắt chưa phát triển đầy đủ. Trẻ lớn lên mới bị lác mắt thường là do


TÌM HIỂU CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP

111

tật viễn thị nghiêm trọng làm cho mắt phải điều tiết quá mạnh khi nhìn gần, do đó mà một trong hai mắt bị lệch về phía trong. Lác mắt cũng có thể do sự khúc xạ không cân bằng, làm cho hai mắt nhìn thấy những hình ảnh không giống nhau. Để xử lý tình trạng nhìn đôi này, hình ảnh của mắt yếu hơn sẽ bị não làm mờ đi và do đó mắt này kém phát triển, không được điều khiển chính xác. Triệu chứng

Các biểu hiện của lác mắt là: • Khi trẻ nhìn thẳng vào một đối tượng ở phía trước, một trong hai mắt chuyển động quá xa ra phía ngoài (lác mắt phân kỳ) hoặc vào phía trong (lác mắt hội tụ), đôi khi cũng có thể là hướng lên cao hoặc xuống thấp hơn (lác mắt chiều dọc) so với mắt bình thường. • Giảm thị lực ở mắt bị lác. • Mờ mắt hoặc cùng lúc nhìn thấy hai hình ảnh của một vật. Trẻ thường phản ứng với tình trạng này bằng cách nheo một mắt hoặc dùng tay che mắt bị lác đi. Biến chứng

Khi mắt đồng thời nhìn thấy hai hình ảnh của một vật, não sẽ phản ứng bằng cách loại bỏ hình ảnh của mắt yếu hơn. Do không được dùng đến, thị lực của mắt này sẽ yếu dần đi. Khi nào cần đến bác sĩ?

Nếu trẻ bắt đầu bị lác mắt sau 4 tháng tuổi, hoặc khi bị lác mắt từ sơ sinh nhưng kéo dài đến sau 4 tháng tuổi, cần đưa trẻ đến bác sĩ.


112

BỆNH TRẺ EM

Bác sĩ có thể sẽ làm gì?

Trước hết bác sĩ cần kiểm tra thị lực của trẻ. Tùy theo nguyên nhân được xác định mà việc điều trị có thể khác nhau. Nếu nguyên nhân là một trong các tật khúc xạ, chẳng hạn như tật viễn thị, trẻ sẽ được cho mang kính để điều chỉnh. Đôi khi, mắt bình thường có thể bị che lại để buộc mắt bị lác phải hoạt động, giúp cho thị lực phát triển cân đối giữa hai mắt. Trong một số trường hợp khác, mắt bị lác có thể được điều chỉnh bằng phẫu thuật. Tiên lượng

Nếu việc điều trị được tiến hành sớm ngay sau khi hiện tượng lác mắt xuất hiện, thị lực của trẻ sẽ phát triển bình thường.

2. CÁC TẬT KHÚC XẠ Ở MẮT Những vấn đề bất thường trong cơ chế tập trung vào điểm nhìn của mắt được gọi chung là các tật khúc xạ. Có 3 loại tật khúc xạ, đều có tác dụng làm cho mắt bị mờ đi đến một mức độ nào đó. Ba tật khúc xạ này là cận thị, viễn thị và loạn thị, đều có khuynh hướng di truyền trong gia đình. Viễn thị và loạn thị thường phát hiện ngay từ nhỏ, trong khi cận thị thường chỉ bộc lộ rõ khi đến tuổi dậy thì, cho dù có thể đã bắt đầu phát triển trước đó vài ba năm. Nguyên nhân

Cận thị và viễn thị đều do nơi mối quan hệ không thích hợp giữa chiều dài của nhãn cầu và khả năng hội tụ của giác mạc (phần phía trước của mắt).


TÌM HIỂU CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP

113

Để mắt có thể nhìn rõ vật, hình ảnh phải được hội tụ ngay trên võng mạc. Tuy nhiên, khi bị cận thị thì hình ảnh của những vật ở xa được hội tụ ở phía trước võng mạc nên mắt nhìn thấy vật ấy mờ đi, không rõ. Ngược lại, khi bị viễn thị thì hình ảnh của vật hội tụ phía sau võng mạc, thay vì là ngay trên đó. Tuy nhiên, trẻ em bị viễn thị nhẹ vẫn có thể nhìn rõ mọi vật nhờ vào cơ chế điều tiết của mắt rất mạnh, có thể đưa điểm hội tụ về phía trước để hiện đúng trên võng mạc. Loạn thị xảy ra khi độ cong của giác mạc không đều, làm cho hình ảnh các phần khác nhau của vật nhìn không được hội tụ đồng thời trên võng mạc. Chẳng hạn như, những đường nằm ngang có thể hiện rõ trên võng mạc trong khi những đường dọc rất mờ. So sánh các tật khúc xạ ở mắt Mắt bình thường Hình dạng của nhãn cầu và khả năng hội tụ của giác mạc tương ứng với nhau một cách chính xác để hình ảnh của vật thể hiện ra đúng trên võng mạc. Nhờ đó mắt nhìn được rõ ràng. Mắt cận thị Nhãn cầu có kích thước quá dài và khả năng hội tụ của giác mạc với độ cong gấp là quá lớn, hình ảnh của vật thể hiện ra phía trước võng mạc nên không được nhìn rõ. Mắt viễn thị Nhãn cầu có kích thước quá ngắn và khả năng hội tụ của giác mạc hơi phẳng là quá yếu, hình ảnh của vật thể hiện ra phía sau võng mạc nên không được nhìn rõ.


114

BỆNH TRẺ EM

Triệu chứng

Khi bị cận thị hay loạn thị, có thể bản thân trẻ không nhận ra điều đó và không thấy có gì bất ổn. Tuy nhiên, bạn có thể quan sát thấy các dấu hiệu sau đây: • Trẻ thường ngồi quá gần khi xem ti-vi. • Khả năng học hỏi ở trường kém, có thể tỏ ra không quan tâm đến việc học. Điều này là do trẻ không có khả năng nhìn rõ những gì diễn ra trong lớp học, nhất là trên bảng đen và trên bục giảng. • Than phiền về việc không nhìn rõ được những vật ở xa. Nếu trẻ bị viễn thị, có thể sẽ có các dấu hiệu: • Phát triển tật lác mắt. • Than phiền về việc không nhìn rõ được những vật ở gần. Khi nào cần đến bác sĩ?

Nếu nghi ngờ trẻ bị một trong các tật khúc xạ, nên đưa trẻ đến bác sĩ. Bác sĩ có thể sẽ làm gì?

Bác sĩ sẽ tiến hành việc kiểm tra thị lực của từng mắt. Các phương pháp kiểm tra thị lực rất đa dạng, tùy thuộc vào độ tuổi và khả năng phân biệt của trẻ, có thể là bảng chữ cái, hoặc các hình ảnh quen thuộc với trẻ... Với những trẻ quá nhỏ, có thể sẽ phải dùng đến một khúc xạ kế để xác định đường đi của ánh sáng vào mắt và được phản chiếu bởi võng mạc.


TÌM HIỂU CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP

115

Một khi có thể đánh giá chính xác thị lực của trẻ sẽ có thể đánh giá được mức độ nghiêm trọng của tật khúc xạ. Vì thế, để đảm bảo có thể đánh giá chính xác thị lực, bác sĩ có thể sẽ dùng thuốc nhỏ mắt atropin để tạm thời vô hiệu hóa cơ chế điều tiết của mắt. Sau đó, trẻ được thử qua các loại kính khác nhau để xác định xem với loại kính nào thì có thể nhìn rõ nhất. Tiên lượng

Trong hầu hết các trường hợp, các tật khúc xạ thường sẽ không tiếp tục gia tăng một khi cơ thể đã phát triển hoàn chỉnh. Tuy nhiên, do khả năng điều tiết của cơ thể ngày càng giảm đi so với tuổi tác nên những trường hợp viễn thị không gây ảnh hưởng gì đáng kể lúc trẻ lại có thể bộc lộ rõ vào độ tuổi trung niên.

3. BỆNH Ở MI MẮT Chắp và viêm mí mắt là những bệnh thường gặp nhất ở mi mắt của trẻ em. Chắp là những chỗ sưng phồng có bọng mủ nằm dưới chân lông mi. Viêm mí mắt là tình trạng viêm nhiễm ngoài đường viền của mi mắt. Mặc dù gây khó chịu, nhưng các bệnh này không nghiêm trọng lắm. a. CHẮP (STYES)

Chắp thường gây ra do nhiễm khuẩn, nhưng đôi khi cũng xuất hiện như một biến chứng của viêm mí mắt. Triệu chứng

Các triệu chứng chính của chắp là: • Đốm mủ vàng được nhìn thấy trên mi mắt, dưới chân lông mi.


116

BỆNH TRẺ EM

• Viêm sưng mi mắt ở vùng da bao quanh đốm mủ. • Đau hoặc rất nhạy cảm khi sờ vào. Gia đình có thể làm gì?

Mỗi giờ đồng hồ dùng một miếng vải thấm nước ấm vắt ráo áp vào chỗ đau khoảng 20 phút, có thể giúp trẻ dễ chịu hơn, cũng giúp cho mủ thoát ra và làm chắp mau lành hơn. Tránh không sờ vào chắp vì có thể làm cho vi khuẩn lan ra dễ dàng hơn. Khi nào cần đến bác sĩ?

Khi chắp thường xuyên xảy ra nhiều lần hoặc kéo dài, nên đưa trẻ đến bác sĩ. Bác sĩ có thể sẽ làm gì?

Bác sĩ có thể sẽ cho dùng thuốc nhỏ mắt có kháng sinh để điều trị. Thuốc cũng được dùng để ngăn ngừa tái phát. Khi chắp t%% lan hoặc chắp quá lớn, có thể cần phải phẫu thuật để điều trị. Phẫu thuật được tiến hành sau khi gây tê tại chỗ. Tiên lượng

Chắp nhẹ thường tự khỏi trong vòng vài ba ngày mà không cần điều trị. Những trường hợp nặng phải dùng kháng sinh điều trị cũng thường khỏi trong vòng một tuần, kể cả các trường hợp phải phẫu thuật. Chắp không để lại thương tổn lâu dài nào cho mắt. b. VIÊM MÍ MẮT (BLEPHARITIS)

Trong nhiều trường hợp, viêm mí mắt thường đi kèm với gầu trên da đầu. Viêm mí mắt thường xuất hiện nhiều nhất


TÌM HIỂU CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP

117

ở những trẻ bị viêm da tăng tiết bã nhờn. Những trường hợp ít gặp hơn là viêm mí mắt do nhiễm vi khuẩn hoặc virus. Triệu chứng

Các triệu chứng chính của viêm mí mắt là: • Mí mắt đỏ, có cảm giác ngứa và bỏng rát. • Đóng vảy ở bờ mi. Khi viêm mí mắt do chứng viêm da tăng tiết bã nhờn, vảy có màu vàng và trơn nhớt. • Đôi khi lông mi mọc lệch hướng hoặc rụng mất. Những trường hợp viêm mí mắt do nhiễm khuẩn đôi khi có thể kèm theo với viêm kết mạc. Khi nào cần đến bác sĩ?

Nếu có triệu chứng nghi ngờ trẻ bị viêm mí mắt, nên đưa trẻ đến bác sĩ. Bác sĩ có thể sẽ làm gì?

Bác sĩ cần chẩn đoán xác định nguyên nhân, đôi khi cần xét nghiệm bệnh phẩm. Nếu xác định là viêm mí mắt do nhiễm khuẩn, bác sĩ sẽ cho dùng thuốc nhỏ mắt có kháng sinh. Bệnh sẽ khỏi trong vòng 2 tuần sau khi dùng thuốc, nhưng cần tiếp tục dùng thuốc trong 2 tuần nữa để ngăn ngừa tái phát. Gia đình có thể làm gì?

Thường xuyên làm sạch mí mắt bằng một miếng bông gòn thấm nước sôi để nguội. Nếu dùng thuốc theo toa bác sĩ, chỉ nhỏ thuốc sau khi đã làm sạch mí mắt.


118

BỆNH TRẺ EM

Tiên lượng

Viêm mí mắt do viêm da tăng tiết bã nhờn có khuynh hướng kéo dài. Trị gầu trên da đầu có thể giúp ngăn cản sự bộc phát của bệnh.

4. VIÊM MỐNG MẮT (IRITIS) Viêm mống mắt là từ chỉ chung tình trạng viêm nhiễm của mống mắt và cơ vòng bao quanh nó. Viêm mống mắt hiếm khi là vấn đề nghiêm trọng ở trẻ em, nhưng riêng với những trẻ bị viêm khớp mạn tính tuổi trẻ thì viêm mống mắt có thể kéo dài hoặc thường xuyên tái phát. Triệu chứng

Viêm mống mắt có thể ảnh hưởng đến một mắt hoặc cùng lúc cả hai mắt, với các triệu chứng như: • Đau mắt, có thể từ cảm giác đau âm ỉ cho đến đau dữ dội. • Tròng trắng của mắt bị đỏ, nhất là phần viền quanh mống mắt. • Rất nhạy cảm với ánh sáng. • Mờ mắt. • Mống mắt sưng, đổi màu trông có vẻ xám đục. • Đồng tử (con ngươi) biến dạng khác thường, nhỏ hơn so với ở mắt không bị viêm. • Chảy nước mắt. Khi nào cần đến bác sĩ?

Nếu các triệu chứng cho thấy có thể trẻ bị viêm mống mắt, nên đưa trẻ đến bác sĩ ngay.


TÌM HIỂU CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP

119

Bác sĩ có thể sẽ làm gì?

Sau khi chẩn đoán xác định, bác sĩ có thể sẽ cho dùng thuốc nhỏ mắt chứa corticosteroid để giảm viêm sưng. Gia đình có thể làm gì?

Dùng một miếng bông gòn thấm nước sôi để nguội vừa phải - với nhiệt độ hơi ấm - để áp vào mắt bị đau sẽ giúp trẻ thấy dễ chịu hơn. Tiên lượng

Nếu phát hiện và điều trị kịp thời, viêm mống mắt thường sẽ khỏi trong vòng 1 đến 2 tuần và không để lại thương tổn. Nếu không được điều trị tốt hoặc do một tác nhân nào khác, viêm mống mắt kéo dài hoặc tái phát nhiều lần có thể gây thương tổn không hồi phục đối với thị lực.

5. VIÊM KẾT MẠC (CONJUNCTIVITIS) Kết mạc là lớp màng trong suốt phủ bên ngoài củng mạc (tròng trắng mắt) và lót ở mặt trong của mí mắt. Trẻ sơ sinh thường bị viêm kết mạc do tiếp xúc với một loại vi khuẩn vẫn hiện diện bình thường trong cơ thể người mẹ. Hiếm gặp hơn, trẻ có thể bị viêm kết mạc do nhiễm những vi khuẩn nguy hiểm khi người mẹ bị bệnh lậu, mụn rộp vùng sinh dục, nhiễm vi khuẩn Chlamy­dia. Ở những trẻ lớn hơn, nguyên nhân thường gặp nhất gây viêm kết mạc là nhiễm virus. Viêm kết mạc cũng có thể là một triệu chứng của viêm mũi dị ứng theo mùa, gọi là viêm kết mạc dị ứng.


120

BỆNH TRẺ EM

Triệu chứng

Các triệu chứng có thể xuất hiện ở một hoặc cả hai mắt, bao gồm: • Tròng trắng của mắt và bên trong mí mắt chuyển sang màu đỏ. • Mắt ngứa và khó chịu. • Nếu là viêm kết mạc do nhiễm khuẩn, sẽ có mủ màu vàng chảy ra từ khóe mắt và trên các lông mi. Mủ nhiều làm mi mắt dính lại và trẻ gần như không thể mở mắt ra vào buổi sáng khi mới thức dậy. • Nếu là viêm kết mạc do dị ứng, mi mắt sưng lên và có nước trong chảy ra từ mắt. Khi nào cần đến bác sĩ?

Viêm kết mạc ở trẻ sơ sinh sẽ được phát hiện và điều trị ngay sau khi sinh. Tuy nhiên, trong một số trường hợp các triệu chứng không bộc lộ cho đến nhiều tuần sau đó. Nếu thấy các triệu chứng xuất hiện, cần đưa trẻ đến bác sĩ ngay. Viêm kết mạc thường không nghiêm trọng, nhưng cần có sự xác định của bác sĩ để chắc chắn là không rơi vào những trường hợp nghiêm trọng khác. Bác sĩ có thể sẽ làm gì?

Viêm kết mạc do vi khuẩn được điều trị bằng thuốc nhỏ mắt có kháng sinh, và thường sẽ khỏi trong vòng một tuần. Kháng sinh dạng uống và tiêm tĩnh mạch có thể được dùng trong những trường hợp nghiêm trọng hơn, và có thể phải mất đến 6 tuần mới thuyên giảm.


TÌM HIỂU CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP

121

Viêm kết mạc do virus thường tự khỏi không cần điều trị trong vòng một tuần. Để giảm nhẹ các triệu chứng khó chịu khi viêm kết mạc dị ứng, có thể bác sĩ sẽ cho dùng thuốc nhỏ mắt có tác dụng kháng viêm. Gia đình có thể làm gì?

Thường xuyên làm sạch mắt cho trẻ với bông gòn thấm nước sôi để nguội. Để ngăn ngừa sự lây lan của vi khuẩn, lưu ý rửa tay sạch sau mỗi lần tiếp xúc với mắt bệnh. Khăn mặt, khăn tắm của trẻ không được dùng chung với những trẻ khác. Vi khuẩn gây viêm kết mạc rất dễ lây lan. Tiên lượng

Với viêm kết mạc ở trẻ sơ sinh, việc điều trị tốt sẽ giúp trẻ khôi phục hoàn toàn. Với các trẻ lớn hơn, các loại viêm kết mạc đều không gây thương tổn lâu dài cho thị lực.

6. TẮC ỐNG LỆ (BLOCKED TEAR DUCT) Ống lệ là hai ống nhỏ có chức năng dẫn lượng nước mắt thừa từ mắt xuống mũi. Các tuyến lệ thường xuyên tiết ra nước mắt để làm ẩm giác mạc và kết mạc, cũng như để rửa trôi các dị vật rơi vào mắt. Khi lượng nước mắt nhiều hơn mức cần thiết, nó sẽ theo các ống lệ đi xuống bên trong hốc mũi. Đôi khi, một hoặc cả hai ống lệ bị tắc nghẽn vào lúc trẻ sinh ra, do xác của các tế bào chết, do đó nước mắt không thể chảy hết đi. Kết quả là mắt trẻ sẽ liên tục chảy nước. Triệu chứng

Các triệu chứng khi tắc ống lệ là:


122

BỆNH TRẺ EM

• Trẻ liên tục chảy nước mắt, ngay cả khi không khóc. • Nếu có nhiễm khuẩn - nhưng rất hiếm gặp - sẽ có mủ ở khóe mắt và mũi sưng lên ở phần ngay dưới khóe mắt phía trong. Khi nào cần đến bác sĩ?

Trong hầu hết các trường hợp, tắc ống lệ sẽ tự mở thông vào lúc trẻ được 1 tuổi. Tuy nhiên, nếu được điều trị thì ống lệ sẽ được làm thông sớm hơn. Vì thế, nên đưa trẻ đến bác sĩ nếu thấy trẻ liên tục chảy nước mắt. Đặc biệt nếu có dấu hiệu nhiễm khuẩn, cần đưa trẻ đến bác sĩ trong vòng 24 giờ. Bác sĩ có thể sẽ làm gì?

Bác sĩ sẽ chẩn đoán loại trừ trường hợp nhiễm khuẩn. Sau đó sẽ hướng dẫn cách chà xát để làm thông ống lệ. Nếu phát hiện có nhiễm khuẩn, bác sĩ sẽ cho dùng thuốc nhỏ mắt có kháng sinh. Thường là trong một tuần thì các dấu hiệu nhiễm khuẩn sẽ mất đi, nhưng cần đến bác sĩ để xác định chắc chắn. Sau đó có thể bắt đầu việc làm thông ống lệ. Những trường hợp đặc biệt mà ống lệ không mở thông sau khi được chà xát, cũng không tự mở thông khi trẻ đã được 1 tuổi, có thể sẽ cần được can thiệp bằng phẫu thuật. Sau khi gây mê, bác sĩ sẽ làm thông ống lệ bằng một que thông nhỏ. Gia đình có thể làm gì?

Làm thông ống lệ theo các chỉ dẫn dưới đây. Sau khi rửa sạch tay, dùng ngón tay trỏ đặt vào vị trí phần trên của ống lệ -ngay dưới khóe mắt phía trong - và ấn nhẹ vào rồi chà


TÌM HIỂU CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP

123

xát theo vòng tròn. Thao tác này cần thực hiện mỗi ngày 3 hoặc 4 lần và kéo dài trong khoảng 1 đến 2 tuần, có thể giúp cho tuyến lệ được mở thông. Hình 71.

Vị trí ống lệ tuyến lệ dùng ngón tay chà xát vào đây

Tiên lượng

ống lệ

Khi tuyến lệ được mở thông, trẻ sẽ không còn thường xuyên chảy nước mắt và cũng ít có nguy cơ nhiễm khuẩn hơn.

III. CÁC VẤN ĐỀ VỀ RĂNG MIỆNG Trẻ em dùng miệng như một phương tiện để tiếp xúc thăm dò mọi thứ trong thế giới bên ngoài. Hầu hết các em bé đều có khuynh hướng đưa những vật lạ mới nhìn thấy lần đầu tiên vào miệng để cắn thử. Điều này đặc biệt dễ dàng


124

BỆNH TRẺ EM

gây ra các trường hợp nhiễm khuẩn. Bởi vì trong khi hầu hết các phần khác của cơ thể đều được bảo vệ tốt bởi làn da, thì riêng ở miệng lại rất dễ dàng nhiễm khuẩn: lưỡi và lớp niêm mạc trong miệng đều rất mảnh mai dễ bị trầy xướt, tổn thương khi trẻ cắn vào những vật cứng, sắc, và cũng dễ nhiễm khuẩn hơn nhiều so với những tiếp xúc ngoài da. Mặt khác, cho dù hàm răng sữa sẽ được thay thế hoàn toàn bằng răng trưởng thành bắt đầu mọc từ năm 6 tuổi, nhưng việc chăm sóc răng sữa vẫn đặc biệt quan trọng để có thể tránh được những vấn đề về răng và nướu răng (lợi).

1. SÂU RĂNG (DENTAL CARIES) Trước đây, sâu răng là bệnh phổ biến nhất ở trẻ em. Tuy nhiên, trong khoảng 15 năm qua, mức độ phổ biến cũng như tính chất nghiêm trọng của bệnh này đã giảm mạnh đáng kể, chủ yếu có thể là nhờ vào việc sử dụng flour trong kem đánh răng. Tuy nhiên, hiện nay sâu răng đang có khuynh hướng gia tăng trở lại ở một số vùng trên thế giới, nhất là tại các nước nghèo. Nghiên cứu cho thấy sự gia tăng trở lại của sâu răng có thể là do việc tiêu thụ quá nhiều các thức ăn và thức uống ngọt. Nguyên nhân

Sâu răng gây ra do hoạt động của vi khuẩn sống trong bựa răng. Vi khuẩn cần sử dụng các thành phần trong thức ăn để tạo ra năng lượng (chủ yếu là các loại đường). Để phân hủy thức ăn, vi khuẩn tạo ra các loại acid. Những acid này nằm trong bựa răng nên tiếp xúc với men răng. Hiện tượng khử khoáng xảy ra làm cho men răng bị khử mất calcium và phosphate. Nếu quá trình này không được phát hiện và ngăn chặn, lớp men răng, và sau đó là ngà răng bên trong,


TÌM HIỂU CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP

125

sẽ dần dần bị phá hủy. Nếu đến giai đoạn này sâu răng vẫn không được điều trị, phần tủy răng ở giữa răng có thể cũng sẽ bị nhiễm khuẩn, làm tổn thương vĩnh viễn các dây thần kinh và mạch máu bên trong đó. Triệu chứng

Giai đoạn đầu của sâu răng thường không gây ra triệu chứng gì. Khi răng sâu đã hình thành, các triệu chứng sau đây xuất hiện: • Răng nhạy cảm với nhiệt độ thức ăn nóng, lạnh, thức ăn ngọt, hoặc các chất lỏng. • Khi đã phát triển nghiêm trọng, răng chuyển sang màu nâu, có lỗ hỗng nhìn thấy được trên bề mặt men răng và có thể gây đau dữ dội. Khi nào cần đến nha sĩ?

Nên đưa trẻ đến nha sĩ định kỳ mỗi năm một lần. Nếu phát hiện có các dấu hiệu của sâu răng, cần đưa trẻ đến nha sĩ ngay. Nha sĩ có thể sẽ làm gì?

Việc khám răng đôi khi có thể cần đến hình ảnh X-quang. Nếu phát hiện sâu răng ở giai đoạn đầu, có thể chỉ cần làm sạch răng. loại bỏ các bựa răng. Sau khi được làm sạch, bề mặt của răng được tiếp xúc với nước bọt sẽ có khả năng tự hình thành men răng trở lại. Cũng có thể dùng đến một loại kem có flour. Nếu sâu răng đã phát triển nghiêm trọng, phần bị hỏng của răng có thể phải được khoan lấy sạch đi, sau đó được trám lại. Nếu các dây thần kinh trong răng đã bị tổn thương


126

BỆNH TRẺ EM

hoặc phá hủy do nhiễm khuẩn, có thể cũng cần phải được loại bỏ đi. Trong những trường hợp rất nghiêm trọng, răng bị sâu có thể cần phải nhổ bỏ đi. Gia đình có thể làm gì?

Sâu răng hoàn toàn có thể ngăn ngừa được. Hạn chế cho trẻ ăn ngọt, nhất là không ăn ngọt trước khi đi ngủ. Giữ vệ sinh tốt cho răng. Đưa trẻ đến nha sĩ để khám răng định kỳ, ít nhất mỗi năm một lần. Những biện pháp này sẽ có tác dụng ngăn ngừa không để cho sâu răng phát triển.

2. ÁP-XE RĂNG (DENTAL ABSCESS) Là tình trạng đọng mủ quanh chân răng, khi tủy răng bị vi khuẩn xâm nhập và tấn công. Vi khuẩn chỉ có thể xâm nhập vào tủy răng khi răng đã bị phá hủy một cách rất nghiêm trọng bởi hiện tượng sâu răng trước đó. Triệu chứng

Các triệu chứng chính của một trường hợp áp-xe răng là: • Răng đau nhức nhối kéo dài thường xuyên. • Răng đau nhói lên dữ dội khi nhai thức ăn chạm vào, hoặc khi thức ăn nóng, hoặc khi tiếp xúc với các chất lỏng. • Phần nướu răng quanh chân răng đau sưng đỏ và rất nhạy cảm mỗi khi chạm vào. • Thỉnh thoảng có mủ chảy ra từ nướu răng, sau đó thì cơn đau giảm đi. • Răng bị đau có thể lung lay.


TÌM HIỂU CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP

127

Nếu nhiễm khuẩn lan sang các mô bao quanh, mặt và hạch bạch huyết ở cổ có thể sưng lên. Cuối cùng, trẻ sẽ có các triệu chứng nhiễm khuẩn toàn thân như sốt và đau đầu. Khi nào cần đến nha sĩ?

Khi phát hiện các dấu hiệu của áp-xe răng, nên đưa trẻ đến nha sĩ ngay. Nha sĩ có thể sẽ làm gì?

Nha sĩ sẽ cố gắng giữ lại răng đau nếu như đó là một răng vĩnh viễn và chưa bị tổn thương quá nghiêm trọng. Răng đau có thể sẽ phải được khoan vào để lấy sạch mủ ra và làm giảm áp lực. Phần tủy răng đã chết sẽ được lấy đi, răng được làm sạch, làm khô và trám lại. Khi răng đã bị phá hủy một cách nghiêm trọng, có thể buộc lòng phải nhổ bỏ đi. Sau đó có thể trẻ phải được cho uống kháng sinh để điều trị dứt việc nhiễm khuẩn. Gia đình có thể làm gì?

Có thể cho trẻ uống paracetamol đúng liều để giảm đau. Dùng một chai đựng nước nóng bọc kỹ bằng vải mềm để áp vào bên ngoài chỗ răng đau có thể giúp trẻ dễ chịu hơn. Việc giữ vệ sinh răng miệng tốt và hạn chế ăn ngọt có thể giúp giảm nguy cơ xảy ra sâu răng, do đó cũng ngăn ngừa các trường hợp áp-xe răng. Đưa trẻ đến nha sĩ để khám răng định kỳ phát hiện kịp thời các răng bị sâu cũng là một biện pháp ngăn ngừa tích cực.


128

BỆNH TRẺ EM

Tiên lượng

Nếu điều trị sớm, răng có thể hồi phục hoàn toàn bình thường như trước đó. Nếu răng phải nhổ đi, các răng bên cạnh thường có khuynh hướng nghiêng sang chiếm chỗ.

3. VIÊM NƯỚU RĂNG (GINGIVITIS) Là tình trạng viêm nhiễm ở các nướu răng. Bệnh thường phát triển khi trẻ không vệ sinh răng miệng tốt, chẳng hạn như không chải răng sạch mỗi ngày hoặc trước khi đi ngủ. Bệnh gây ra do tác động kích thích của vi khuẩn sống trong bựa răng. Bựa răng là chất tạo thành bởi các vụn nhỏ của thức ăn trộn lẫn với nước bọt thành một chất bám dính tụ lại quanh răng và phần tiếp xúc với nướu răng. Triệu chứng

Các triệu chứng chính của viêm nướu răng là: • Nướu răng sưng đỏ, mềm và rất nhạy cảm khi chạm vào. • Rất dễ chảy máu khi chải răng. Biến chứng

Viêm nướu răng tự nó chỉ là một vấn đề không nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu không được điều trị có thể phát triển trở thành một trường hợp nhiễm khuẩn quan trọng, thậm chí có thể làm rụng răng. Khi nào cần đến nha sĩ?

Khi có nghi ngờ trẻ bị viêm nướu răng, nên đưa trẻ đến nha sĩ.


TÌM HIỂU CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP

129

Nha sĩ có thể sẽ làm gì?

Các trường hợp nghiêm trọng có thể sẽ cần dùng đến thuốc súc miệng có chất diệt khuẩn và làm giảm viêm sưng. Khi các triệu chứng đã giảm bớt, nha sĩ sẽ cạo sạch bựa răng, kể cả những phần bựa lâu ngày đã đóng cứng vào răng. Sau đó là những chỉ dẫn cần thiết trong việc chăm sóc và giữ vệ sinh răng. Gia đình có thể làm gì?

Luôn nhắc nhở trẻ vệ sinh răng thật tốt, chải răng mỗi ngày và trước khi đi ngủ để tránh hình thành bựa răng. Tiên lượng

Chỉ cần vệ sinh răng tốt, viêm nướu răng sẽ khỏi và nướu răng trở lại bình thường trong vòng vài tháng. Cần tiếp tục giữ vệ sinh tốt cho răng và nên đưa trẻ đến nha sĩ để khám răng định kỳ.

4. VIÊM NƯỚU-MIỆNG (GINGIVOSTOMATITIS) Bệnh rất hiếm gặp, tạo thành những ổ loét rất đau trong miệng. Bệnh thường gây ra do nhiễm virus Herpes simplex lần đầu tiên, cũng chính là loại vi khuẩn gây ra chứng mụn rộp môi (trang 158). Viêm nướu-miệng thường gặp nhất ở trẻ em từ 6 tháng cho đến 4 tuổi. Triệu chứng

Viêm nướu-miệng thường bắt đầu với các triệu chứng sốt và đau miệng. Trẻ thường bứt rứt, khó chịu và không muốn ăn uống. Sau đó không lâu, các triệu chứng rõ nét sau đây xuất hiện:


130

BỆNH TRẺ EM

• Những ổ loét cạn và rất đau xuất hiện trên các nướu răng, lưỡi và vòm miệng. • Các nướu răng sưng đỏ và rất dễ chảy máu. • Sưng hạch bạch huyết ở cổ. Khi nào cần đến bác sĩ?

Khi phát hiện các triệu chứng nghi ngờ là viêm nướumiệng, cần đưa trẻ đến bác sĩ ngay để xác định. Bác sĩ có thể sẽ làm gì?

Sau chẩn đoán xác định, bác sĩ có thể sẽ cho dùng thuốc kháng sinh Aciclovir. Nếu trẻ quá yếu hoặc không chịu ăn uống, có thể sẽ được chỉ định dùng kháng sinh kèm theo với truyền dịch qua đường tĩnh mạch. Gia đình có thể làm gì?

Giúp trẻ giảm đau miệng theo các chỉ dẫn ở mục Các vấn đề về răng miệng (trang 123), trong phần Chẩn đoán bệnh trẻ em. Cho trẻ uống nhiều nước và sữa. Do trẻ khó uống nên có thể cần phải chia nhiều lần uống, mỗi lần một ít. Xem các chỉ dẫn về chống mất nước ở trẻ sơ sinh (trong mục Tiêu chảy) (trang 407) và chống mất nước ở trẻ em (trong mục Tiêu chảy ở trẻ trên một năm tuổi, trang 427) trong phần Chẩn đoán bệnh trẻ em. Tiên lượng

Viêm nướu-miệng thường tự khỏi không cần điều trị trong khoảng 10 ngày. Nếu được điều trị với aciclovir trong vòng 36 giờ kể từ khi xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng, thời gian hồi phục của trẻ sẽ nhanh hơn nhiều.


TÌM HIỂU CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP

131

5. LOÉT MIỆNG (MOUTH ULCER) Những ổ loét miệng có thể phát triển trên lớp niêm mạc trong miệng hoặc ở chân lưỡi. Dạng thường gặp nhất là loét aphthous, có khuynh hướng tái phát nhiều lần và đến nay vẫn chưa rõ nguyên nhân. Mặc dù có thể làm cho trẻ đau đớn khó chịu, nhưng bệnh không thực sự nghiêm trọng và thường có thể tự khỏi. Loét miệng cũng có thể là do một tổn thương nhỏ, chẳng hạn như một cái răng có gờ sắc và không bằng phẳng. Những trường hợp hiếm gặp hơn, loét miệng có thể gây ra do một căn bệnh tiềm ẩn khác. Triệu chứng

Các triệu chứng thường gặp của loét miệng là: • Một hay nhiều ổ loét xuất hiện ở phía trong hai má, trên môi hoặc ở chân lưỡi. Mỗi ổ loét có một phần giữa màu xám nằm trong một vùng màu trắng nhạt hay vàng với viền đỏ bao quanh. • Miệng đau và rất nhạy cảm, làm cho trẻ biếng ăn và không chịu đánh răng. Trong khoảng một hoặc hai ngày trước khi các ổ loét aphthous xuất hiện, có thể có cảm giác đau hoặc bỏng rát ở lớp niêm mạc trong miệng, ở phía trong của môi, hoặc ở lưỡi. Gia đình có thể làm gì?

Cho trẻ súc miệng bằng dung dịch soda bicarbonate pha loãng có thể giúp giảm bớt đau hoặc cảm giác khó chịu. Để pha chế dung dịch, hòa tan khoảng một phần tư muỗng soda bicarbonate trong 100 mililit nước ấm. Có thể cho trẻ uống paracetamol theo liều quy định để giảm đau.


132

BỆNH TRẺ EM

Tránh không cho trẻ ăn hoặc uống những thứ có độ chua (acid), những gia vị cay, nóng hoặc mặn, vì có thể kích thích các ổ loét. Nếu trẻ thấy đau nhiều khi nhai, tạm thời cho trẻ ăn thức ăn mềm hoặc lỏng. Uống nước bằng ống hút có thể ngăn chất lỏng không tiếp xúc với các ổ loét và do đó giúp trẻ dễ chịu hơn. Khi nào cần đến bác sĩ?

Nếu các ổ loét gây đau dữ dội hoặc kéo dài hơn 10 ngày, hoặc thường xuyên tái phát, cần đưa trẻ đến bác sĩ. Nếu ổ loét tái phát ở cùng một vị trí, nên đưa trẻ đến nha sĩ vì có khả năng một răng quá sắc đã gây ra ổ loét. Bác sĩ có thể sẽ làm gì?

Trong trường hợp loét thường xuyên tái phát, bác sĩ có thể sẽ cho dùng một loại viên ngậm chứa hydro­cortisone. Thuốc được đặt trực tiếp lên ổ loét và chậm chậm tan dần. Thường thì việc dùng thuốc sớm mang lại hiệu quả cao hơn. Nếu có nhiều ổ loét và trước đây trẻ chưa từng bị loét miệng, nguyên nhân có thể là do virus Herpex simplex. Bác sĩ có thể sẽ cho dùng viên uống Aciclovir để rút ngắn thời gian bệnh, với điều kiện thuốc được dùng trong vòng 36 giờ kể từ khi xuất hiện các ổ loét. Nếu có dấu hiệu nghi ngờ các ổ loét là biểu hiện của một bệnh tiềm ẩn khác, bác sĩ có thể sẽ cho tiến hành các xét nghiệm để xác định. Tiên lượng

Hầu hết các ổ loét miệng tự khỏi không cần điều trị trong vòng từ 4 đến 10 ngày. Những ổ loét có đường kính dưới


TÌM HIỂU CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP

133

2 milimet sẽ khỏi nhanh. Những ổ loét lớn hơn phải mất nhiều thời gian hơn trước khi khỏi hẳn. Thường thì loét miệng không xảy ra thường xuyên và thời gian kéo dài của các ổ loét cũng không lâu nên không gây khó chịu nhiều. Tuy nhiên, ở một số trẻ bệnh có thể tái phát rất thường xuyên với mức độ nghiêm trọng hơn. Tiên lượng khó chính xác trong những trường hợp này, nhưng hầu hết rồi cũng qua đi mà không để lại tổn thương lâu dài nào.

6. NẤM MIỆNG (ORAL THRUSH) Nấm miệng thường xuất hiện chủ yếu ở trẻ em dưới một tuổi. Bệnh gây ra do sự phát triển bất thường của nấm Candida albican, một loại nấm vẫn hiện diện thường xuyên một cách tự nhiên trong miệng. Nguyên nhân

Thường thì nấm Candida chỉ có trong miệng với một số lượng không nhiều lắm, được khống chế và cân đối với số vi khuẩn trong miệng. Tuy nhiên, thế cân bằng này có thể bị mất đi do việc sử dụng kháng sinh hoặc do một bệnh toàn thân nào đó. Triệu chứng

Các triệu chứng chính khi bị nấm miệng là: • Miệng đau, làm cho trẻ có thể không muốn bú hoặc bỏ ăn. • Những đốm trăng hoặc có màu vàng kem xuất hiện trên lưỡi và lớp niêm mạc trong miệng.


134

BỆNH TRẺ EM

Khi nào cần đến bác sĩ?

Nên đưa trẻ đến bác sĩ trong vòng một hai ngày sau khi nấm miệng xuất hiện. Bác sĩ có thể sẽ làm gì?

Có thể bác sĩ cần phân tích bệnh phẩm lấy từ miệng để xác định chính xác. Việc điều trị có thể có thể sẽ dùng đến thuốc chống nấm để tấn công trực tiếp vào trong miệng. Gia đình có thể làm gì?

Khả năng tái phát của bệnh rất cao và do đó cần ngăn ngừa bằng các biện pháp vệ sinh thận trọng khi tiệt trùng bình sữa, núm vú trước khi cho trẻ bú.

7. RĂNG LỆCH KHỚP CẮN (MALOCCLUSION) Là tình trạng khi răng hàm trên và hàm dưới không khớp nhau lúc cắn lại. Chỉ cần thiết phải điều trị nếu trường hợp quá nghiêm trọng hoặc làm cho vẻ ngoài trở nên xấu xí, hoặc khó chải sạch răng nên dẫn đến các bệnh về răng khác. Nguyên nhân

Răng lệch khớp cắn thường gặp nhất là do răng mọc dày đặc chen nhau. Tình trạng này thường do di truyền, có thể phát hiện ra lúc răng và xương hàm của trẻ phát triển. Răng mọc dày chen nhau cũng có thể do răng sữa rụng mất quá sớm, chẳng hạn như khi bị sâu răng hay do va đập... Khi một răng sữa bị mất đi quá sớm, các răng còn lại kế bên có khuynh hướng nghiêng sang chiếm chỗ. Do đó, răng


TÌM HIỂU CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP

135

trưởng thành khi mọc lên sẽ không đủ chỗ. Răng mọc chen thường là phải nghiêng về phía trước hoặc phía sau, không thể khớp với răng của hàm đối diện. Một nguyên nhân khác cũng do di truyền là xương hàm bị lệch. Trường hợp này làm cho nguyên cả hàm răng trên hoặc hàm răng dưới bị nhô ra trước hoặc tụt vào phía sau, khiến cho hai hàm không thể tiếp xúc tốt với nhau như bình thường. Khi nào cần đến nha sĩ?

Cần đưa trẻ đến nha sĩ khám răng định kỳ để phát hiện kịp thời các răng mọc lệch hoặc có vấn đề. Hầu hết các trường hợp lệch khớp cắn nhẹ không cần điều trị, chỉ lưu ý giữ vệ sinh răng tốt hơn vì các răng lệch rất dễ bám bựa răng. Tuy nhiên, các trường hợp nghiêm trọng có thể cần can thiệp để điều chỉnh. Nha sĩ có thể sẽ làm gì?

Điều trị răng lệch khớp cắn thường được tiến hành vào khoảng năm trẻ được 11 cho đến 13 tuổi. Nếu răng mọc chen nhau quá dày, nha sĩ có thể xem xét việc nhổ bớt răng. Nha sĩ cũng có thể cho trẻ đeo vào răng những vòng kiềng đặc biệt có tác dụng chỉnh hình răng. Vòng kiềng liên tục tạo ra một áp lực đẩy răng về hướng thích hợp. Việc chỉnh hình có thể phải kéo dài lên đến 2 năm. Trường hợp do xương hàm bị lệch có thể được chỉnh lại bằng phẫu thuật.

IV. CÁC BỆNH NGOÀI DA Làn da của trẻ em rất nhạy cảm, và những phản ứng của da rất thường gặp trong suốt thời thơ ấu. Một vùng da nổi


136

BỆNH TRẺ EM

đỏ hay một thay đổi khác thường nào đó trên da có thể là do bị kích thích, chẳng hạn như bởi các hóa chất có trong bột giặt, nhưng cũng có thể do nhiễm khuẩn hay dị ứng. Các phản ứng của da cũng có thể là một phần của một một bệnh toàn thân nào đó, chẳng hạn như bệnh sởi. Những vấn đề chỉ liên quan giới hạn đến da thì thường không nghiêm trọng và trong hầu hết các trường hợp sẽ qua đi khá nhanh. Bước đầu tiên khi phát hiện một khác lạ về da là phải xác định đúng nguyên nhân của vấn đề, và do đó tốt nhất là nên tham khảo ngay ý kiến bác sĩ.

1. MỤN (ACNE) Mụn là những đốm nhỏ viêm đỏ xuất hiện trên da mặt và đôi khi cũng có ở những nơi khác trên cơ thể. Đây là hiện tượng rất thường gặp ở độ tuổi thiếu niên, có khuynh hướng xuất hiện vào đầu giai đoạn dậy thì, khi trẻ được từ 12 đến 14 tuổi. Mụn thường phát triển mạnh nhất vào những năm sắp đến tuổi 20, và sau đó thì giảm đi. Mụn cũng có khuynh hướng di truyền và thường phát triển mạnh hơn ở các em trai so với các em gái. Mụn không thể ngăn ngừa hoặc trị dứt, nhưng có những biện pháp giúp kiểm soát được mức độ phát triển của nó. Nguyên nhân

Khi đến tuổi dậy thì, cơ thể gia tăng tiết bã nhờn từ các tuyến bài tiết dưới chân lông, do có sự gia tăng nồng độ các hormone tính dục. Các đốm mụn hình thành khi lượng chất nhờn tiết ra quá nhiều, và đôi khi các tế bào da đã chết hình thành những nút chặn nơi lỗ chân lông, giữ lại nhiều vi khuẩn hơn và gây viêm đỏ nơi vùng da quanh lỗ chân lông ấy. Các chất có dầu dùng trên bề mặt da như mỹ phẩm hay


TÌM HIỂU CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP

137

dầu gội có thể làm cho vấn đề trở nên tồi tệ hơn, trong khi việc ăn kiêng hầu như không có hiệu quả gì. Triệu chứng

Mụn chủ yếu là xuất hiện trên da mặt, tiếp đến là ở cổ, vai, ngực, phần trên của tay và sau lưng. Các triệu chứng chính là: • Các đốm nhỏ màu đỏ nổi lên trên bề mặt da. • Có đốm đen rất nhỏ ngay giữa mụn. • Cũng có thể là những nốt trắng nhỏ xuất hiện giữa đốm da bị viêm. • Có thể là những đốm rất nhỏ sưng phồng bọng nước. • Những vết màu tím để lại sau khi mụn đã lành, ngày càng mờ nhạt đi. Trong những trường hợp rất nghiêm trọng, mụn có thể để lại những vết sẹo hoặc chỗ lõm nhỏ trên da. Mụn cũng có thể làm cho trẻ cảm thấy rất khó chịu trước người khác do vẻ mặt khó coi, bởi vì đây cũng là giai đoạn trẻ phát triển ý thức về sự hiện hữu của mình trong cộng đồng. Gia đình có thể làm gì?

Rửa mặt nhiều lần trong ngày với xà phòng loại thông thường và nước sạch. Có thể dùng các loại kem trị mụn được bán phổ biến trên thị trường. Những loại kem này chủ yếu thúc đẩy quá trình làm thông các lỗ chân lông và kháng khuẩn. Có rất nhiều loại với nồng độ khác nhau, bạn nên khởi đầu với việc chọn dùng loại có nồng độ nhẹ nhất. Không nên nặn, ép hay cào gãi trên chỗ da bị mụn, chỉ có tác dụng làm cho vấn đề càng xấu hơn và làm lây lan nhanh vi khuẩn.


138

BỆNH TRẺ EM

Khi nào cần đến bác sĩ?

Nếu dùng thuốc trị mụn trong vòng từ 2 đến 3 tháng không thấy hiệu quả, nên tham khảo ý kiến bác sĩ. Bác sĩ có thể sẽ làm gì?

Bác sĩ có thể sẽ cho dùng thuốc kháng sinh dạng viên uống. Việc điều trị có thể chia thành nhiều đợt, mỗi đợt có thể kéo dài từ 3 đến 6 tháng. Nếu điều trị kháng sinh không mang lại hiệu quả, bác sĩ có thể sẽ cho dùng một loại thuốc retinoid có tác dụng làm giảm việc tiết bã nhờn. Thuốc này thường có hiệu quả tốt, nhưng gây ra một số phản ứng phụ như làm khô môi, mắt và mũi. Tiên lượng

Mụn không thể trị dứt. Tuy nhiên, việc điều trị giúp giảm nhẹ và ngăn ngừa không để lại sẹo trên da. Các thuốc trị mụn hiệu quả ngày nay được bán rất đa dạng nên hiếm có trường hợp mụn phát triển nghiêm trọng. Thường thì mụn giảm dần và mất hẳn khi trẻ đến tuổi trưởng thành và bước vào những năm đầu của tuổi 20.

2. HĂM TÃ Làn da non của trẻ bị kích thích nếu tã ướt hay bẩn được sử dụng quá lâu. Hầu hết trẻ em đều bị hăm tã, nhưng những trường hợp bệnh hay khi bị tiêu chảy thường làm cho trẻ dễ bị hăm tã hơn. Ngoài ra, một số trẻ em có vẻ như dễ bị hăm tã hơn những trẻ khác.


TÌM HIỂU CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP

139

Triệu chứng

Các biểu hiện chính của một trường hợp hăm tã là: • Một vùng da ở nơi quấn tã lót bị đau rát. • Xuất hiện nhiều đốm nhỏ màu đỏ trong vùng quấn tã lót. Biến chứng

Một trường hợp nhiễm khuẩn hay nhiễm nấm Candida Albican có thể làm cho vùng da bệnh phồng rộp lên và chảy nước. Khi nào cần đến bác sĩ?

Nếu trẻ không giảm bớt sau khoảng 2 ngày, nên đưa trẻ đến bác sĩ. Bác sĩ có thể sẽ làm gì?

Bác sĩ có thể sẽ cho dùng một loại kem bôi da corticosteroid để giảm viêm. Nếu vùng da có dấu hiệu nhiễm khuẩn, một loại kem bôi da chống nhiễm khuẩn có thể sẽ được dùng đến. Việc điều trị thường sẽ có hiệu quả ngay trong vài ngày và phải mất khoảng một tuần để các triệu chứng hoàn toàn biến mất. Gia đình có thể làm gì?

Khi trẻ đã bị hăm tã, hạn chế không quấn tã cho trẻ nữa mà chỉ để trần, giữ cho vùng da bệnh tiếp xúc với không khí khô ấm càng nhiều càng tốt. Để phòng ngừa hăm tã, cần chú ý thay tã lót cho trẻ ngay sau mỗi lần trẻ “làm ướt” tã. Sau khi rửa sạch, nhớ làm khô vùng quấn tã và bảo vệ da bằng cách dùng bột phấn hút ẩm.


140

BỆNH TRẺ EM

3. VIÊM DA TIẾP XÚC (CONTACT DERMATITIS) Viêm da tiếp xúc là một dạng viêm da do tiếp xúc với những chất gây kích thích, thường không xuất hiện ở những trẻ em dưới 12 tuổi. Những chất gây kích thích thường gặp là kền (có trong một số đồ trang sức), cao su, chất nhuộm vải sợi, các loại thuốc dán, dầu tắm, bột giặt, một số kem thuốc hoặc mỹ phẩm, và một số loại thực vật. Triệu chứng

Vùng viêm da tiếp xúc có thể chỉ giới hạn ở nơi tiếp xúc, chẳng hạn như viêm da gây ra do vòng đeo tay, hoặc có thể lan rộng nhiều nơi, chẳng hạn như khi tác nhân kích thích là một loại dầu tắm, xà phòng thơm... Các triệu chứng chủ yếu thường là như sau: • Xuất hiện vùng da bị viêm, bong vảy. • Rất ngứa. • Đôi khi phồng rộp và chảy nước (thường gây ra do tiếp xúc với một loại thực vật nào đó). Các triệu chứng có thể xuất hiện nhiều ngày sau khi tiếp xúc với tác nhân kích thích, và thời gian kéo dài tùy thuộc vào loại tác nhân gây kích thích. Gia đình có thể làm gì?

Nếu xác định được tác nhân gây kích thích, chỉ cần loại bỏ đi, hoặc giải thích cho trẻ hiểu để tránh không tiếp xúc với tác nhân đó nữa. Cũng có thể dùng thuốc tím để rửa sạch da hoặc một loại kem bôi da corticosteroid để giảm viêm.


TÌM HIỂU CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP

141

Khi nào cần đến bác sĩ?

Nếu không xác định được tác nhân gây viêm da, cần đưa trẻ đến bác sĩ. Bác sĩ có thể sẽ làm gì?

Bác sĩ sẽ tiến hành các thử nghiệm để tìm tác nhân gây viêm da, chẳng hạn như cho trẻ tiếp xúc với những chất nghi ngờ là tác nhân ở một vùng da nhỏ và quan sát phản ứng để xác định hoặc loại trừ dần.

4. VIÊM DA TĂNG TIẾT BÃ NHỜN (SEBORRHOEIC DERMATITIS) Trường hợp viêm da này rất thường gặp và đến nay vẫn chưa rõ nguyên nhân. Bệnh có thể ảnh hưởng trên thân mình, trên mặt và cả trên da đầu. Bệnh có thể bắt đầu xuất hiện trong những tháng tuổi đầu tiên. Các triệu chứng thay đổi và nặng hơn qua nhiều tháng, nhưng thường thì sẽ chấm dứt khi bé được 2 tuổi. Tuy nhiên, bệnh cũng có thể tái phát sau tuổi dậy thì, và cũng có thể xuất hiện sau đó nhiều lần trong đời. Triệu chứng

Các triệu chứng chủ yếu ở trẻ sơ sinh là: • Da nổi đỏ và bong vảy ra thành vùng, thường gặp nhất là ở các nếp da nơi vùng quấn tã, nhưng đôi khi cũng xuất hiện ở các vùng da khác. • Đôi khi cũng gây ngứa nhẹ ở các vùng da nổi đỏ. • Xuất hiện các vảy dày màu hơi vàng bong ra trên da đầu, thường ở vùng đỉnh đầu. Đôi khi cũng xuất hiện ở trước trán, phía sau tai hay trên chân mày.


142

BỆNH TRẺ EM

Các triệu chứng chủ yếu ở độ tuổi thiếu niên là: • Những vùng da nổi đỏ bong vảy, thường xuất hiện trên mặt, phía sau tai, trên cổ, trên ngực, sau lưng, trong nách và dưới háng. • Đôi khi, các vùng da đỏ có thể gây ngứa nhẹ. • Nhiều gàu trên da đầu, nếu bệnh gây ảnh hưởng đến da đầu. Biến chứng

Việc cào gãi nơi vùng da bị ngứa đôi khi có thể làm nhiễm khuẩn, chẳng hạn như gây ra chốc lở, làm cho da bị trầy rách và chảy nước. Khi nào cần đến bác sĩ?

Khi các vùng da bệnh lan rộng hoặc có dấu hiệu nhiễm khuẩn hoặc viêm da đầu, hoặc xuất hiện các triệu chứng khác, hoặc sự thay đổi trên da kéo dài quá vài tuần lễ không có dấu hiệu thuyên giảm, cần đưa trẻ đến bác sĩ. Bác sĩ có thể sẽ làm gì?

Bác sĩ có thể sẽ cho dùng một loại kem bôi da corticosteroid trong có chứa chất kháng sinh hoặc diệt khuẩn. Gia đình có thể làm gì?

Những vùng da bệnh cần được làm sạch với sữa tắm thay vì dùng xà phòng, vì có thể gây kích thích. Sau khi làm sạch da, dùng kem corticosteroid bôi lên. Phương pháp này có hiệu quả cao nhất khi được áp dụng ngay khi các triệu chứng vừa xuất hiện. Những vảy trên da đầu của trẻ - cứt trâu - sẽ tự mất đi trong vài tuần hoặc vài tháng. Tuy nhiên, bạn có thể loại


TÌM HIỂU CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP

143

bỏ những vảy xấu xí này bằng cách dùng dầu ô-liu hay dầu tắm em bé chà sát nhẹ vào, để nguyên như vậy qua một đêm và gội lại bằng nước sạch. Các loại dầu gội đặc trị có chứa acid salicylic hiện cũng có bán tự do trên thị trường cũng có thể dùng để làm sạch da đầu cho trẻ. Việc dùng thường xuyên một loại dầu gội đặc biệt hoặc chải tóc bằng lược cho bé mỗi ngày có thể giúp ngăn ngừa sự hình thành các mảng vảy trên đầu. Đối với trường hợp da đầu có nhiều gàu, chỉ cần sử dụng các loại dầu trị gàu sẽ dễ dàng làm sạch. Tiên lượng

Khi được điều trị, các vùng da bệnh thường sẽ trở lại bình thường sau một vài tuần.

5. VẢY NẾN (PSORIASIS) Bệnh ở da kéo dài lâu năm này tạo thành những vùng da đỏ có vảy dày, xuất hiện trên tay chân, thân hình hay da đầu. Thường gặp nhất ở trẻ em trên 10 tuổi. Những vùng da bệnh thường không ngứa, nhưng làm cho trẻ khó chịu và ngại tiếp xúc với bạn bè vì nó tạo vẻ ngoài xấu xí. Mức độ nghiêm trọng của bệnh thường thay đổi, phát triển mạnh trong những giai đoạn trẻ có bệnh hoặc có cảm xúc căng thẳng, chẳng hạn như trẻ đi học sắp đến kỳ thi... Nguyên nhân

Nguyên nhân gây bệnh này chưa được biết rõ, nhưng có khuynh hướng xuất hiện trong cùng một gia đình và dường như có tính di truyền. Lần xuất hiện đầu tiên của vảy nến


144

BỆNH TRẺ EM

có thể là theo sau một bệnh nhiễm khuẩn nghiêm trọng nào đó, chẳng hạn như viêm hạch hạnh nhân (a-mi-đan) hoặc viêm tai giữa. Vùng da vảy nến xuất hiện khi những tế bào da mới được tạo ra với tốc độ nhanh hơn so với số tế bào da chết bị thải ra. Những tế bào da mới do đó tích tụ lại tạo thành những vùng da dày, phủ lên bởi các tế bào da chết bong ra. Triệu chứng

Các vùng da vảy nến thường có vẻ ngoài khác biệt nhau, nhưng các dấu hiệu tiêu biểu nhất để nhận ra thường là: • Những vùng da dày màu đỏ phủ vảy trắng, thường xuất hiện ở khuỷu tay, đầu gối hay trên da đầu. • Nhiều vùng da nhỏ màu đỏ có bong vảy xuất hiện rải rác trên thân hình và trên khuôn mặt. • Móng tay, móng chân dày lên và có đốm rỗ. • Có thể đau và khó chịu nếu vùng da vảy nến bị nứt nẻ. Khi nào cần đến bác sĩ?

Nếu vùng da vảy nến lan rộng hoặc rất nghiêm trọng, gây khó chịu, nên đưa trẻ đến bác sĩ chuyên khoa da. Bác sĩ có thể sẽ làm gì?

Bác sĩ có thể sẽ cho dùng một loại kem bôi da có chứa nhựa than (coal tar), acid salicylic hoặc cortico­steroid cho những vùng vảy nến nhỏ và ít nghiêm trọng. Nếu vùng vảy nến lan rộng và phát triển mạnh, có thể sẽ phải dùng đến một loại thuốc mỡ có chứa dithranol. Một vài biện pháp điều trị khác như tắm nước có chứa nhựa than hay cho trẻ


TÌM HIỂU CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP

145

tiếp xúc vừa phải với đèn chiếu tia cực tím cũng có thể sẽ được dùng đến. Gia đình có thể làm gì?

Trong những trường hợp không quá nghiêm trọng, có thể giúp ngăn ngừa các đợt xuất hiện của vảy nến bằng cách sử dụng kem giữ ẩm da. Những vùng da bị vảy nến nhẹ nếu được cho tiếp xúc vừa phải với ánh nắng trực tiếp cũng có thể mang lại hiệu quả. Tiên lượng

Vảy nến thực ra không thể điều trị dứt, và có nhiều khả năng sẽ xuất hiện trở lại nhiều lần trong đời. Tuy nhiên, việc điều trị kịp thời có thể giúp khống chế được từng đợt bộc phát của bệnh.

6. VẢY PHẤN HỒNG (PITYRIASIS ROSEA) Là những đốm phẳng nhỏ có vảy mọc thành vùng trên da, chủ yếu là trên thân hình, cánh tay và chân. Bệnh được cho là do virus gây ra, nhưng cho đến nay vẫn chưa phân định được loại virus cụ thể nào gây bệnh. Vảy phấn hồng thường xuất hiện nhiều nhất ở độ tuổi thiếu niên. Triệu chứng

Các triệu chứng chính là: • Một đốm phẳng có vảy xuất hiện đơn độc trên thân hình, gọi là đốm báo hiệu, có hình tròn hay bầu dục với đường kính từ 1 đến 2 centimet. • Sau đó khoảng từ 3 đến 10 ngày, nhiều đốm phẳng hình bầu dục có màu đồng hay màu hồng sậm xuất hiện.


146

BỆNH TRẺ EM

• Sau khi xuất hiện khoảng một tuần, mỗi đốm phẳng này đều hình thành một vảy cứng viền quanh. • Đôi khi có thể gây ngứa, nhưng thường thì không. • Thông thường thì các đốm bệnh xuất hiện đầu tiên trên thân hình, chạy dài theo các xương sườn. Sau đó có thể lan dần lên cổ hoặc lan sang tay, chân và mất dần đi ở bên ngoài khuỷu tay hoặc dưới gối. Rất hiếm khi thấy xuất hiện trên da mặt. Khi nào cần đến bác sĩ?

Bệnh thường không nghiêm trọng và sẽ tự khỏi không cần điều trị. Tuy nhiên, trẻ nên được đưa đến bác sĩ trong vòng vài ngày sau khi phát bệnh để loại trừ khả năng nhầm lẫn với các bệnh khác. Bác sĩ sẽ thực hiện các xét nghiệm cần thiết để đảm bảo trẻ không mắc bất cứ một bệnh nghiêm trọng nào khác. Bác sĩ có thể sẽ làm gì?

Bác sĩ sẽ quan tâm điều trị các triệu chứng là chủ yếu. Chẳng hạn, nếu trẻ thấy ngứa, sẽ được dùng một loại kem nhẹ chứa corticosteroid để giảm ngứa. Nếu trẻ rất ngứa và khó chịu, có thể sẽ được dùng một loại thuốc kháng histamine dạng viên uống. Gia đình có thể làm gì?

Da cần được giữ mát, tránh tiếp xúc với thời tiết quá nóng và việc giữ ẩm cho da cũng có thể giúp giảm nhẹ các triệu chứng. Tuy nhiên, ánh nắng trực tiếp có thể giúp bệnh khỏi nhanh hơn.


TÌM HIỂU CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP

147

Tiên lượng

Bệnh thường kéo dài khoảng từ 3 đến 8 tuần lễ trước khi dứt hẳn. Có rất nhiều khả năng sẽ tái phát.

7. VẢY NẾN TẠP SẮC (PITYRIASIS VERSICOLOR) Một bệnh ngoài da rất thường gặp vào sau độ tuổi dậy thì, tạo thành nhiều đốm nhạt màu trên da. Bệnh gây ra bởi sự phát triển vượt mức của một loại men vẫn thường hiện diện trên da, có thể là do sự kích thích của ánh nắng hoặc môi trường nóng ẩm. Triệu chứng

Những đốm da nhạt màu là triệu chứng chủ yếu, với các đặc điểm sau đây: • Trên màu da nhạt, các đốm này sậm màu hơn những chỗ da bình thường, trên màu da sậm, các đốm này lại thường có màu sáng, nhạt hơn. • Da bong ra thành những vảy nhỏ. • Phân biệt rõ với vùng da chung quanh. • Đôi khi có thể gây ngứa nhẹ. Những vùng da sẫm màu khi bị vảy nến tạp sắc sẽ hình thành những đốm tròn phẳng có màu sáng nhạt phân biệt rõ với chung quanh. Khi nào cần đến bác sĩ?

Nên đưa trẻ đến bác sĩ ngay khi phát hiện bệnh. Mặc dù vảy nến tạp sắc là vô hại, nhưng nếu không điều trị bệnh sẽ có thể sẽ kéo dài vô thời hạn.


148

BỆNH TRẺ EM

Bác sĩ có thể sẽ làm gì?

Bác sĩ có thể sẽ cho dùng một loại thuốc dạng kem hay thuốc mỡ để bôi trực tiếp lên chỗ da bị bệnh, mỗi ngày một lần. Thuốc có tác dụng kiềm chế mức phát triển của men trên da trở lại mức bình thường trong vòng 1 tuần. Tuy nhiên, cần tiếp tục dùng thuốc trong vòng 3 tuần để giảm thấp khả năng tái phát. Để thoáng chỗ da bị bệnh cũng giúp làm giảm bớt mức phát triển của men. Có thể phải mất nhiều tuần hoặc nhiều tháng trước khi da có thể trở lại hoàn toàn như bình thường như trước.

8. GHẺ NGỨA (SCABIES)

Bệnh lây nhiễm và gây ngứa nhiều trên da do sự xâm nhập của những ký sinh trùng rất nhỏ - dân gian gọi là cái ghẻ. Ký sinh trùng giống cái chui sâu vào da để đẻ trứng và do đó gây ra cảm giác rất ngứa. Ghẻ ngứa lây lan từ người này sang người khác qua việc tiếp xúc trực tiếp. Bất cứ ai cũng có thể bị lây bệnh, bất chấp những điều kiện vệ sinh cá nhân.

Triệu chứng

Sau khi bị nhiễm ký sinh trùng trên da, khoảng 6 tuần lễ sau thì các triệu chứng mới bắt đầu xuất hiện: • Ngứa nhiều, nhất là về đêm. • Những đường chỉ mảnh màu xám - là những đường do ký sinh trùng chui vào da để đẻ trứng - hiện rõ giữa các ngón tay, trên cổ tay, trong nách, dưới háng hoặc quanh bìu dái... Ở trẻ sơ sinh, lòng bàn tay và lòng bàn chân cũng có thể bị ghẻ. • Những vết trầy, loét, vảy ghẻ... xuất hiện chủ yếu là do cào gãi.


TÌM HIỂU CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP

149

• Nhiều chỗ viêm sưng xuất hiện trên cơ thể. Những đường chỉ mảnh màu xám chạy trên da là dấu vết do ký sinh trùng tạo ra khi chui vào đẻ trứng, nhưng có thể bị che khuất khó thấy vì những vết trầy, loét do cào gãi. Khi nào cần đến bác sĩ?

Cần đưa trẻ đến bác sĩ ngay khi thấy ngứa nhiều trên da hoặc các dấu hiệu khác của ghẻ ngứa. Nếu không được điều trị, ghẻ ngứa sẽ kéo dài và việc cào gãi có thể gây nhiễm trùng, dẫn đến chốc lở. Bác sĩ có thể sẽ làm gì?

Bác sĩ có thể sẽ cho dùng một loại thuốc mỡ có tác dụng diệt ký sinh trùng. Thuốc phải được bôi lên toàn thân, chỉ trừ phần đầu và cổ. Để nguyên như vậy trong 24 giờ rồi tắm rửa thật sạch. Cần điều trị đồng loạt cho tất cả mọi thành viên trong gia đình, ngay cả khi có những người chưa có dấu hiệu bị ghẻ. Ký sinh trùng sẽ bị diệt sau 3 ngày điều trị, nhưng ngứa có thể vẫn còn kéo dài khoảng 2 tuần sau đó. Bác sĩ có thể sẽ cho dùng một loại thuốc mỡ có tác dụng giảm ngứa. Gia đình có thể làm gì?

Cùng lúc với việc dùng thuốc, phải giặt sạch và diệt trùng bằng nước sôi tất cả quần áo, khăn trải giường, mền, mùng... trong nhà. Những ai có tiếp xúc với người bị ghẻ ngứa nên được thông báo để tiến hành điều trị, vì rất có khả năng họ đã nhiễm ký sinh trùng.


150

BỆNH TRẺ EM

9. CHÀM DỊ ỨNG (ATOPIC ECZEMA) Đây là một dạng bệnh ở da thường xuất hiện với tỷ lệ khoảng 5% trên tổng số trẻ em, nghĩa là cứ khoảng 20 em sẽ có một em mắc bệnh này. Bệnh thường xuất hiện lần đầu tiên trước khi trẻ được 18 tháng tuổi, và có thể thay đổi mức độ kéo dài qua một số năm. Nguyên nhân gây ra chàm dị ứng đến nay vẫn chưa được biết rõ. Hầu hết trẻ em mắc bệnh này thường có người thân với quan hệ huyết thống gần gũi mắc một bệnh dị ứng nào đó, chẳng hạn như viêm mũi dị ứng hay hen suyễn. Hiếm gặp hơn, việc không dung nạp một loại thức ăn nào đó cũng có thể là nguyên nhân gây ra chàm dị ứng. Triệu chứng Các triệu chứng của chàm dị ứng rất khác biệt, tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ. Ở trẻ dưới 4 tuổi có thể có các triệu chứng như sau:

• Xuất hiện những vùng da viêm đỏ và ngứa, có thể rỉ nước nhẹ. • Những nơi thường xuất hiện chàm dị ứng nhiều nhất là trên da đầu, hai gò má, tay, phía trước chân và trên thân mình. Tuy nhiên, chàm cũng có thể xuất hiện ở bất cứ nơi nào khác trên cơ thể. Chàm dị ứng có thể sẽ mất đi trước khi trẻ được 4 tuổi, và trong một số trường hợp sẽ không bao giờ tái phát. Ở một số trẻ khác, chàm có thể sẽ tái phát trong khoảng từ 4 đến 10 tuổi. Một số trẻ cũng có thể xuất hiện chàm lần đầu tiên trong giai đoạn này, với các triệu chứng như sau: • Xuất hiện những vùng da khô, ngứa, bong vảy và da cũng có thể bị nứt ra.


TÌM HIỂU CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP

151

• Những nơi thường xuất hiện chàm dị ứng nhiều nhất là trên khuôn mặt, cổ, bên trong các khuỷu tay, cổ tay, phía sau gối và các mắt cá chân. • Qua một thời gian, da ở những vùng bị chàm có thể trở nên thô dày hơn. Đối với trẻ ở mọi độ tuổi, dấu hiệu đầu tiên trong thời gian chàm dị ứng đang chuẩn bị bộc phát thường bao giờ cũng là một vùng nhỏ viêm đỏ nhẹ trên da. Biến chứng

Nếu trẻ ngứa và gãi nhiều, da có thể bị nhiễm khuẩn, làm cho da phồng rộp và chảy nước. Một biến chứng hiếm gặp hơn nhưng cũng nghiêm trọng là nhiễm vi khuẩn herpes simplex (vi khuẩn gây mụn rộp ở môi) và chuyển thành chàm herpeticum. Bệnh này gây ra nhiều vùng da lan rộng với những mụn rộp có miệng nhỏ ở giữa rất đau, kèm theo sốt cao đến 400C - 410C. Các hạch bạch huyết cũng có thể sưng phồng lên. Khi nào cần đến bác sĩ?

Nếu trẻ xuất hiện chàm trên da lần đầu tiên, cần đưa trẻ đến bác sĩ trong vòng 24 giờ để khám xác định. Nếu trẻ đã được chẩn đoán là chàm dị ứng và việc điều trị không mang lại kết quả giảm nhẹ hoặc bệnh ngày càng nặng hơn, cần đưa trẻ đến bác sĩ vì rất có thể các vùng da bệnh đã bị nhiễm khuẩn. Bác sĩ có thể sẽ làm gì?

Bác sĩ có thể sẽ cho dùng một loại kem bôi da corticosteroid để làm giảm viêm ngứa trên da trong thời gian chàm bộc phát. Cần tiếp tục sử dụng kem bôi da này theo chỉ dẫn của


152

BỆNH TRẺ EM

bác sĩ cho đến khi màu da trở lại hoàn toàn bình thường. Khi có dấu hiệu viêm nhẹ ở da cho thấy chàm đang sắp bộc phát, có thể dùng kem bôi lên những vùng da đó để ngăn cản sự phát triển của chàm. Nếu da ngứa nhiều làm trẻ mất ngủ, bác sĩ có thể sẽ cho dùng một loại thuốc kháng histamin. Nếu chàm phát triển nặng hoặc lan rộng nhiều vùng, bác sĩ có thể sẽ hướng dẫn việc kiêng ăn một số loại thức ăn nào đó. Nếu có nhiễm khuẩn da, bác sĩ có thể sẽ cho dùng kem bôi da có thêm thuốc kháng sinh hay kháng khuẩn. Cũng có thể sẽ cần phải uống thuốc kháng sinh dạng viên. Nếu trẻ bị biến chứng chàm herpeticum, có thể sẽ phải vào bệnh viện để điều trị. Tại đây, aciclovir (thuốc kháng virus) có thể sẽ được dùng qua đường tiêm tĩnh mạch. Gia đình có thể làm gì?

Ngoài việc lưu ý sử dụng kem bôi da theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, việc chăm sóc trẻ còn có thể giúp giảm nhẹ các triệu chứng bệnh bằng cách giữ cho da đừng quá khô. Khi tắm trẻ, dùng các loại dầu tắm nhẹ, pha thêm một ít dầu đặc trị chàm và tránh không sử dụng các loại dầu tắm thơm nhiều bọt. Nên sử dụng kem giữ ẩm và làm mềm da để bôi lên các vùng da bệnh thường xuyên nhiều lần trong ngày, đặc biệt hiệu quả nhất là ngay sau khi đã tắm cho trẻ bằng nước ấm mỗi ngày. Với một số trẻ em, thời tiết lạnh có thể làm cho chàm dị ứng phát triển nặng hơn, nhưng với một số trẻ khác thì thời tiết nóng lại là nguyên nhân làm cho bệnh bộc phát. Cần chú ý cho trẻ mặc quần áo tiếp xúc với da bằng vải cotton vì có thể giảm nhẹ kích thích da.


TÌM HIỂU CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP

153

Nên tránh không cho trẻ tiếp xúc với những người đang mắc bệnh mụn rộp ở môi (vì mang vi khuẩn herpes simples). Không cho trẻ ăn đậu phộng và dầu hoặc các thức ăn chế biến có đậu phộng. Tiên lượng

Khi trẻ lớn lên, chàm dị ứng thường giảm dần, và đến tuổi thiếu niên thì hầu hết không còn bị chàm dị ứng nữa. Tuy nhiên, khoảng 50% số trẻ em đã bị chàm dị ứng thường sẽ phát triển một căn bệnh dị ứng khác, chẳng hạn như hen suyễn.

10. CHÀM MÔI (LICK ECZEMA) Trẻ bị chàm môi sẽ nổi những vùng da đỏ quanh miệng. Da nổi đỏ thường là do nước bọt kích thích môi và vùng da quanh miệng khi trẻ liếm môi hay mút ngón tay quá thường xuyên. Vì thế, khi trẻ bỏ được những thói quen này thì chàm môi cũng tự nó mất đi. Triệu chứng

Các triệu chứng của chàm môi là: • Xuất hiện những vùng da viêm, bong vảy quanh môi. • Môi khô, nứt nẻ và rất đau. Dùng thuốc mỡ có thể bảo vệ đôi môi trẻ khỏi sự kích thích của nước bọt và đồng thời cũng làm cho trẻ thấy dễ chịu hơn. Gia đình có thể làm gì?

Dùng kem bôi da corticosteroid để bôi lên vùng da quanh môi trong vài ngày để làm giảm viêm và dùng thuốc mỡ để


154

BỆNH TRẺ EM

bảo vệ môi khỏi bị kích thích bởi nước bọt. Dùng thuốc mỡ cũng giúp giữ ẩm cho môi và bảo vệ môi. Trẻ con thường có thói quen liếm môi hay mút ngón tay cái và kéo dài cho đến tuổi đi học. Có thể giúp trẻ từ bỏ thói quen này nhanh hơn bằng cách lôi kéo sự chú ý của trẻ sang chuyện khác mỗi khi thấy trẻ bắt đầu liếm môi hay mút ngón tay. Tuy nhiên, rầy la ngăn cấm trẻ có thể sẽ có tác dụng ngược lại.

11. VẾT CÔN TRÙNG CẮN, CHÍCH Hầu hết các vết cắn hoặc chích của côn trùng thường chỉ làm cho trẻ đau nhức hoặc ngứa ngáy tại chỗ. Tuy nhiên, ở một số trẻ, đặc biệt là những trẻ có dị ứng, có thể có phản ứng rất nghiêm trọng, thậm chí có thể tử vong, gọi là sốc phản vệ. Các loài côn trùng cắn chích thường gặp nhất là muỗi và các loại ong, nhưng đôi khi trẻ cũng bị cắn chích bởi nhiều loại côn trùng khác. a. VẾT CẮN

Vết cắn của côn trùng thường gây ra: • Một mụn đỏ nổi lên nơi bị cắn. • Gây ngứa tại chỗ. • Trong một số trường hợp có thể có dấu cắn hoặc sưng tấy lên. Các triệu chứng thường có thể kéo dài từ vài giờ cho đến nhiều ngày. Ở một số trẻ em, nhất là trẻ từ 2 đến 7 tuổi, vết cắn có thể làm nổi lên nhiều mụn ngứa nhỏ, kéo dài từ 2 ngày cho đến 10 ngày.


TÌM HIỂU CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP

155

Gia đình có thể làm gì?

Đắp khăn ướt hoặc bôi thuốc mỡ lên vết cắn để làm giảm ngứa. Giải thích cho trẻ hiểu là không nên cào gãi nơi vết cắn - mặc dù có thể ngứa - vì như thế rất dễ dẫn đến nhiễm trùng. Khi trẻ đi ra vườn hoặc những nơi dễ có nguy cơ bị côn trùng cắn chích, nên lưu ý cho trẻ mắc quần áo dài và mang vớ. b. VẾT CHÍCH

Vết chích của côn trùng thường gây ra: • Ngứa hoặc đau nhức nơi vết chích. • Da ửng đỏ và sưng phồng lên. Các triệu chứng thường mất đi trong vòng 48 giờ. Một số trẻ em dị ứng với nọc độc của côn trùng qua vết chích và có thể nổi mày đay hoặc bị sốc phản vệ, một phản ứng toàn thân rất nghiêm trọng do dị ứng. Khi nào cần đến bác sĩ?

Gọi xe cứu thương hoặc đưa trẻ đến ngay bệnh viện gần nhất nếu có bất kỳ dấu hiệu nào sau đây, vì có thể trẻ bị sốc phản vệ: • Sưng phồng miệng hoặc cả khuôn mặt. • Khó thở hoặc thở khò khè. • Khó nuốt. • Ngủ lơ mơ khác thường. Trong trường hợp trước đây trẻ đã từng có phản ứng nghiêm trọng với vết chích côn trùng, nên trình bày việc này với bác sĩ. Bác sĩ có thể sẽ cung cấp một liều andrenalin


156

BỆNH TRẺ EM

dự phòng để sử dụng kịp thời ngay khi trẻ bị côn trùng chích nhằm chống sốc phản vệ. Gia đình có thể làm gì?

Nếu côn trùng - chẳng hạn như ong - làm gãy lại kim trong vết chích, nên dùng một cái nhíp để gắp lấy đầu kim chích bị gãy lại trong vết chích, sau đó dùng một miếng gạc nhúng thuốc sát trùng để làm sạch chỗ vết chích.. Đắp khăn mát lên chỗ vết chích có thể giúp giảm sưng đau. Cũng có thể cho trẻ uống một liều thuốc kháng histamin loại được bán tự do - không cần toa bác sĩ - để giảm sưng đau.

12. MÀY ĐAY (URTICARIA) Là những vùng sần đỏ nổi lên trên bề mặt da, gây ngứa nhiều. Trong nhiều trường hợp không rõ nguyên nhân. Trong một số trường hợp khác, nguyên nhân thường gặp nhất là dị ứng, có thể là với một loại thức ăn, chẳng hạn như cá, hoặc thuốc, chẳng hạn như penicillin, hoặc do côn trùng cắn chích, hoặc dị ứng với một loại thực vật nào đó... Triệu chứng

Có hai dạng cấp tính và mạn tính. Dạng cấp tính thường kéo dài trong khoảng từ nửa giờ cho đến vài ba ngày, trong khi dạng mạn tính có thể kéo dài đến nhiều tháng. Cả hai loại đều có khả năng tái phát. Các triệu chứng chung là: • Những mảng nổi trên da màu trắng hay vàng bao quanh bởi một vùng da viêm đỏ. • Gây ngứa nhiều.


TÌM HIỂU CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP

157

• Các vùng da nổi mày đay có thể giới hạn trong một vùng nhỏ hoặc cũng có thể lan rộng. Tuy rất hiếm gặp, nhưng cũng có khi nổi mày đay là một phần trong các triệu chứng của sốc phản vệ. Cần lưu ý các triệu chứng kèm theo để phân biệt: • Sưng mặt hoặc sưng miệng. • Thở khó hoặc thở có âm thanh lạ, khò khè. • Khó nuốt. • Ngủ mê khác thường. Nếu nổi mày đay kèm theo với bất cứ triệu chứng nào trong số các triệu chứng này, cần đưa trẻ đi cấp cứu ngay. Vùng da nổi mày đay có thể có những kích thước và hình dạng rất khác nhau. Các mảng mày đay có thể có màu trắng nhạt, nổi lên cao hơn bề mặt da và bao quanh bởi một viền da ửng đỏ, phân biệt rõ với vùng da bình thường chung quanh. Gia đình có thể làm gì?

Nếu trẻ tái phát nhiều lần, cần lưu ý để xác định tác nhân gây mày đay. Nếu xác định được tác nhân, vấn đề sẽ trở nên dễ dàng vì chỉ cần lưu ý không cho trẻ tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng đó. Tuy nhiên, không phải bao giờ cũng có thể làm được điều này. Khi trẻ đang nổi mày đay, có thể dùng một loại thuốc kháng histamine thông thường để giảm nhẹ. Nên tiếp tục dùng thuốc trong khoảng vài tuần sau khi các mảng mày đay đã biến mất trên da.


158

BỆNH TRẺ EM

Khi nào cần đến bác sĩ?

Khi thuốc kháng histamine tỏ ra không hiệu quả và các mảng mày đay phát triển nghiêm trọng, cần đưa trẻ đến bác sĩ. Bác sĩ có thể sẽ làm gì?

Bác sĩ có thể sẽ kê toa cho dùng một loại cortico­steroid dạng viên uống, đồng thời với việc tiến hành các xét nghiệm để xác định nguyên nhân gây ra mày đay. Tiên lượng

Thường thì chứng mày đay có rất nhiều khả năng tự khỏi khi trẻ lớn lên mà không cần phải điều trị gì. Vì thế, việc điều trị chủ yếu chỉ là giải quyết triệu chứng trước mắt để trẻ thấy dễ chịu hơn mà thôi.

13. MỤN RỘP MÔI (COLD SORE) Chứng mụn rộp trên môi gây ra do một chủng virus gọi là Herpes simplex, tạo thành những chỗ bỏng rộp nhỏ phát triển quanh môi. Việc nhiễm loại virus này ban đầu thường không gây ra triệu chứng nào cả, nhưng cũng có thể gây ra Viêm nướu-miệng (trang 129). Sau giai đoạn nhiễm khuẩn đầu tiên này, virus sẽ ngủ yên trong các tế bào thần kinh, nhưng cũng có thể sẽ hoạt động trở lại để gây ra mụn rộp trên môi. Mụn rộp môi có thể bị thúc đẩy phát triển nhanh hơn bởi việc nhiễm trùng nặng, những căng thẳng lo lắng hay xúc động mạnh, hoặc do tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng hay gió lạnh.


TÌM HIỂU CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP

159

Triệu chứng

Mụn rộp có thể xuất hiện đơn lẻ hay thành từng cụm trên môi. Các triệu chứng chính là: • Cảm giác ngứa ran ở quanh miệng, thường xuất hiện khoảng từ 4 đến 12 giờ trước khi có bất cứ mụn rộp nào xuất hiện. • Xuất hiện những mụn rộp nhỏ, có thể ngứa hoặc đau, được bao quanh bởi một vùng da viêm đỏ nhẹ. Trong khoảng vài ngày thì các mụn này vỡ ra và hình thành những mày cứng ở giữa. Tất cả sẽ mất đi trong vòng vài tuần sau đó. Mụn rộp thường xuất hiện thành từng cụm quanh môi, ban đầu rất dễ nhận ra. Sau đó mờ đục dần rồi hình thành những mày trắng ở giữa. Mụn rộp môi thường nhỏ hơn so với bệnh chốc lở. Gia đình có thể làm gì?

Trong hầu hết các trường hợp, mụn rộp môi chỉ làm cho trẻ cảm thấy hơi khó chịu và không cần thiết phải điều trị. Tuy nhiên, nếu các mụn rộp gây đau nhiều và làm cho trẻ rất khó chịu, cho trẻ uống nước mát có thể sẽ giúp giảm đau. Nếu mụn rộp tái phát nhiều lần, hoặc phát triển rất nghiêm trọng, gây khó chịu nhiều cho trẻ, có thể dùng một loại kem bôi da có chứa chất kháng virus aciclovir. Loại kem này được bán tự do không cần toa bác sĩ, có thể giúp giảm nhẹ mức phát triển và rút ngắn thời gian bị mụn rộp. Tuy nhiên, thuốc có hiệu quả tốt nhất là khi được sử dụng sớm vào lúc chỉ có cảm giác ngứa ran mà chưa có bất cứ mụn rộp nào xuất hiện. Nếu có thể xác định được một nguyên nhân nào đó đã kích thích gây ra chứng mụn rộp của trẻ, việc phòng ngừa


160

BỆNH TRẺ EM

sẽ rất hiệu quả. Chẳng hạn như, nếu mụn rộp thường xuất hiện sau khi trẻ ra nắng, đây có thể là nguyên nhân. Như vậy, có thể tránh không cho trẻ ra nắng hoặc chủ động che mát khi trẻ buộc phải đi ngoài nắng. Sự phòng tránh này sẽ ngăn không cho mụn rộp phát triển. Để giảm bớt nguy cơ lây lan của virus sang các phần khác trên cơ thể cũng như sang người khác, cần ngăn không cho trẻ dùng tay sờ lên các mụn rộp hoặc cho các ngón tay vào miệng mút. Tốt nhất là thường xuyên rửa sạch tay cho trẻ. Tiên lượng

Không có phương thức điều trị nào làm dứt được bệnh này. Trẻ có khả năng sẽ tái phát nhiều lần trong suốt cả cuộc đời, nhưng thường thì về sau số lần xuất hiện sẽ ngày càng ít hơn.

14. NHỌT (BOIL) Nhọt là một chỗ sưng đỏ, đau nhức và bọng mủ xuất hiện trên da. Nhọt hình thành khi một lỗ chân lông bị nhiễm khuẩn. Nguyên nhân gây nhiễm khuẩn thường không được biết, mặc dù vi khuẩn thường có sẵn ở trong mũi. Nhọt thường xuất hiện nhất ở những vùng da ẩm ướt, chẳng hạn như trong nách hay dưới háng, và cũng thường gặp ở phía sau cổ. Triệu chứng

Nhọt thường bắt đầu với một chỗ sưng đỏ khá nhỏ và ngày càng lớn lên khi bên dưới chứa đầy mủ. Các triệu chứng chủ yếu là:


TÌM HIỂU CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP

161

• Đau nhức và rất nhạy cảm ở quanh vùng có nhọt. • Một đốm nhỏ màu trắng hay vàng ở ngay giữa nhọt, là nơi nhìn thấy mủ tích tụ bên trong. Hầu hết các nhọt đều sẽ tự vỡ ra để thoát hết mủ, nhưng thỉnh thoảng cũng có trường hợp mủ chảy vào các mô chung quanh. Trong phần lớn các trường hợp, nhọt sẽ lành trong khoảng 2 tuần. Đặc trưng của nhọt thường là một vùng sưng đỏ phủ những vảy trắng nhỏ của tế bào da chết. Mủ từ bên trong thoát ra khỏi nhọt để hình thành một vảy màu hơi xanh ở giữa. Vùng da chung quanh ửng đỏ do nhiễm khuẩn lan rộng. Khi nào cần đến bác sĩ?

Cần đưa trẻ đến bác sĩ khi nhọt kéo dài hơn 2 tuần lễ, hoặc khi nhọt rất lớn và rất đau nhức, hoặc khi nhọt tái phát liên tục nhiều lần. Bác sĩ có thể sẽ làm gì?

Bác sĩ có thể sẽ cho dùng kháng sinh dạng viên uống để chống nhiễm khuẩn. Trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ thực hiện một đường mổ nhỏ để lấy sạch mủ ra khỏi nhọt. Nếu nhọt tái phát nhiều lần, bác sĩ có thể sẽ cho dùng một loại kem kháng sinh bôi vào mũi trẻ để diệt khuẩn ngay tại đây. Có thể cần phải cho trẻ dùng xà phòng diệt khuẩn để rửa và tắm bằng dung dịch có pha thuốc diệt khuẩn. Gia đình có thể làm gì?

Khi nhọt sắp làm miệng, nghĩa là hình thành đầu nhọt ở giữa, có thể dùng kem bôi da có sulphate magnesium để


162

BỆNH TRẺ EM

bôi lên, và dùng thuốc dán để dán lên nhọt. Bằng cách này, nhọt sẽ mau vỡ miệng hơn và cũng sẽ mau lành hơn. Khi nhọt đã vỡ miệng, cẩn thận dùng bông gòn nhúng thuốc sát trùng để lau sạch hết mủ và dùng một miếng băng dán để dán kín lên vùng nhọt. Tránh không được chọc vào hay bóp nặn nhọt để làm cho vỡ miệng, vì như thế có thể làm cho việc nhiễm khuẩn lan rộng.

15. CHỐC LỞ (IMPETIGO) Bệnh nhiễm trùng da rất thường gặp và có tỷ lệ lây nhiễm cao, chủ yếu ở trẻ em, nhất là các bé còn ít tháng tuổi. Với trẻ em, chốc lở thường xuất hiện ở miệng và mũi, nhưng với trẻ còn ít tháng tuổi thì chốc lở thường xuất hiện ở vùng quấn tả. Tuy nhiên, chúng cũng có thể xuất hiện ở bất cứ vùng da nào khác trên cơ thể. Vi khuẩn gây chốc lở thường xâm nhập vào da qua các vết cắt, vết cắn, chích, hoặc do các bệnh ngoài da khác như chàm dị ứng, ghẻ... Triệu chứng

Các triệu chứng của chốc lở thay đổi qua các giai đoạn phát triển của việc nhiễm trùng: • Ban đầu, da hơi ửng đỏ và từng cụm các mụn rộp nhỏ xuất hiện. • Sau đó, các mụn rộp nhỏ vỡ ra và để lại một chỗ da loét ẩm ướt, rỉ nước, ngày càng lớn dần lên. • Tiếp theo, bề mặt các vết loét hình thành những vảy cứng khô màu nâu sậm. Chốc lở thường không gây đau nhiều, nhưng đôi khi có thể gây ngứa nhẹ.


TÌM HIỂU CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP

163

Khi nào cần đến bác sĩ?

Khi xác định trẻ bị chốc lở, nên đưa trẻ đến bác sĩ trong vòng 24 giờ, vì khả năng lây lan của bệnh rất cao nên cần ngăn chặn ngay. Bác sĩ có thể sẽ làm gì?

Bác sĩ có thể sẽ kê toa cho dùng một loại thuốc mỡ có chứa kháng sinh để bôi trực tiếp lên vùng da bị chốc lở mỗi ngày nhiều lần. Nếu vùng nhiễm trùng lan rộng, có thể sẽ cần dùng đến một loại kháng sinh dạng viên uống. Gia đình có thể làm gì?

Trước khi bôi thuốc mỡ, dùng gạc thấm nước muối đắp nhẹ lên chỗ vảy cứng để làm mềm rồi nhẹ nhàng gỡ ra. Sau đó, đợi cho chỗ da đã khô hẳn mới bôi thuốc vào. Hướng dẫn cho trẻ biết là không nên sờ tay vào những chỗ có chốc lỡ. Giữ riêng biệt các vật dụng của trẻ như khăn trải giường, khăn tắm, khăn mặt...và tránh không cho trẻ tiếp xúc với các trẻ m khác cho đến khi bệnh đã khỏi hẳn. Giữ vệ sinh tốt là một cách phòng ngừa chốc lở. Trẻ nên được tắm sạch mỗi ngày. Với trẻ còn rất nhỏ, giữ sạch và khô ở vùng quấn tã, tránh không để trẻ bị hăm tã, vì có thể làm tăng nguy cơ bị chốc lỡ. Cắt ngắn và làm sạch móng tay cho trẻ cũng giúp làm giảm thấp nguy cơ nhiễm trùng khi trẻ cào, gãi trên da. Tiên lượng

Nếu không điều trị, bệnh có thể kéo dài nhiều tuần, thậm chí là nhiều tháng. Nếu được điều trị tốt, chốc lở thường sẽ giảm nhẹ trong vòng 5 ngày.


164

BỆNH TRẺ EM

16. MỤN CÓC (WART) Mụn cóc là những đốm nhỏ vô hại mọc trên bề mặt của da, gây ra do virus. Thường gặp nhất ở bàn tay và bàn chân. Mụn cóc không lây lan, nhưng một số người dễ bị bệnh này hơn những người khác. Phần lớn các mụn cóc sẽ tự mất đi trong vòng vài tháng, nhưng có một số sẽ tồn tại trong nhiều năm nếu không được điều trị. Triệu chứng

Có nhiều kiểu mụn cóc khác nhau, mỗi loại đều có thể xuất hiện đơn độc hay mọc thành cụm trên da. Những loại thông thường nhất là: • Mụn cóc thông thường: có bề mặt gồ ghề và cứng mọc nổi gờ lên trên da, thường xuất hiện ở bàn tay, bàn chân, đầu gối và trên mặt. • Mụn cóc phẳng: bề mặt phẳng lì ngang với mặt da hoặc hơi nhô lên, thường xuất hiện ở bàn tay hoặc trên da mặt. Có thể gây ngứa nhẹ. • Mụn cóc gan bàn chân (cũng gọi là mụn cơm): bề mặt cứng hóa sừng, xuất hiện bên dưới lòng bàn chân, có dạng phẳng và thường gây đau khi đi đứng vì sức nặng của cơ thể sẽ ép mạnh nó vào da. Gia đình có thể làm gì?

Mụn cóc thường có thể tự mất đi mà không cần điều trị. Tuy nhiên, nếu muốn loại bỏ mụn thì có thể thực hiện an toàn với các mụn ở bàn tay và bàn chân. Đừng bao giờ cố loại bỏ một mụn cóc nằm ở miệng hay trên da mặt. Phương thức đơn giản nhất để loại bỏ mụn cóc thông thường và mụn cóc phẳng là phủ lên một lớp thạch cao


TÌM HIỂU CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP

165

có acid salicylic. Cần thay thuốc mới mỗi ngày. Nếu mụn không mất đi sau 3 tuần, có thể thử dùng một loại thuốc trừ mụn cóc bán tự do trên thị trường. Cần theo đúng các chỉ dẫn của nhà sản xuất. Trước khi bôi thuốc lên mụn cóc, nên dùng thuốc mỡ để bảo vệ vùng da quanh mụn. Với mụn cóc gan bàn chân, có thể dùng đá mài nhuyễn để mài mòn đi phần nhô ra ngoài da. Sau đó cắt một miếng thạch cao có acid salicylic với kích thước vừa bằng bề mặt của mụn và đắp vào. Thay thuốc mỗi ngày cho đến khi mụn mất đi, có thể phải kéo dài đến khoảng 3 tháng. Cần dạy cho trẻ biết là không nên cào gãi các mụn cóc vì có thể làm cho chúng lây lan. Khi nào cần đến bác sĩ?

Khi các biện pháp được thực hiện tại nhà không có kết quả, hoặc với các mụn cóc nổi trên mặt hay trên miệng gây khó chịu nhiều cho trẻ, cần đưa trẻ đến bác sĩ. Bác sĩ có thể sẽ làm gì?

Bác sĩ có thể loại bỏ mụn cóc bằng phương pháp phẫu thuật đông lạnh. Mụn cóc gan bàn chân có thể được dùng kỹ thuật nạo để làm sạch đi. Tiên lượng

Hầu hết các mụn cóc đều có thể tự mất đi mà không cần điều trị. Tuy nhiên, mụn cóc thường tái phát, ngay cả trong trường hợp được điều trị, và thường thì phải điều trị rất nhiều lần trước khi mụn có thể thực sự mất hẳn đi.


166

BỆNH TRẺ EM

17. NHỌT MỀM LÂY LAN (MOLLUSCUM CONTAGIOSUM) Nhiễm khuẩn nhẹ trên da tạo thành những nhọt mềm nhỏ có màu sáng xuất hiện thành vùng trên da. Nhọt mềm lây lan thường gặp nhất ở trẻ từ 2 đến 5 tuổi. Vùng da nhiễm khuẩn rất dễ lây lan, do tiếp xúc trực tiếp hay gián tiếp, chẳng hạn như qua các hồ bơi công cộng hoặc do chạm vào quần áo, khăn tắm... của người có bệnh. Triệu chứng

Các nhọt mềm xuất hiện từ 2 đến 7 tuần sau khi bị nhiễm khuẩn. Chúng xuất hiện chủ yếu trên thân hình, trên mặt hay bàn tay, và rất hiếm khi thấy ở lòng bàn tay hay bàn chân. Các nhọt mềm có hình dạng: • U mềm hình cầu nổi lên bề mặt da với miệng nhọt ở giữa. • Có màu trắng nhạt hoặc đỏ tươi. Khi nào cần đến bác sĩ?

Nên đưa trẻ đến bác sĩ để chẩn đoán xác định khi thấy nhọt xuất hiện. Bác sĩ có thể sẽ làm gì?

Nếu trẻ có khả năng miễn nhiễm thấp, hoặc có nhiều mụn nhọt gây biến dạng ở vùng da dễ nhìn thấy, chẳng hạn như trên mặt, bác sĩ có thể sẽ cần phải loại bỏ ngay các mụn nhọt. Sau khi dùng thuốc gây tê tại chỗ, bác sĩ sẽ chọc vào mụn nhọt với một dụng cụ đã được nhúng vào dung dịch podophyllin. Cũng có thể áp dụng các kỹ thuật nạo hoặc phẫu thuật đông lạnh để loại bỏ mụn nhọt.


TÌM HIỂU CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP

167

Tiên lượng

Bệnh có thể tự khỏi mà không cần điều trị, và không để lại sẹo trên da. Tuy nhiên, quá trình này có thể phải mất từ vài tuần cho đến một năm. Mỗi đứa trẻ thường mọc khoảng 25 nhọt. Nếu có nhọt vỡ ra, virus sẽ lây lan nhanh sang các phần khác của cơ thể và tạo thêm các nhọt mới. Nếu trẻ đang trong thời gian điều trị một bệnh có ảnh hưởng đến khả năng miễn nhiễm của cơ thể, chẳng hạn như bệnh bạch cầu, nhọt sẽ phát triển nghiêm trọng hơn và kéo dài lâu hơn.

18. CÁC TRƯỜNG HỢP NHIỄM NẤM Da, tóc và móng tay, móng chân đều có thể bị nhiễm nấm. Trong số các trường hợp nhiễm nấm, thường gặp nhất là nấm da và nấm bàn chân. Nấm da ở những trẻ vào độ tuổi đi học có thể xuất hiện ở da đầu, trên thân hình hoặc trên da mặt. Độ tuổi thiếu niên rất dễ bị nấm bàn chân, thường gặp nhất là ở phần da giữa các ngón chân. a. NẤM DA (RINGWORM)

Trẻ con có thể nhiễm nấm da trực tiếp từ người hoặc thú vật lây sang, hoặc từ nấm có trong đất, cát. Trẻ cũng có thể gián tiếp bị lây lan từ các vật dụng của người đã nhiễm nấm, chẳng hạn như mũ nón, lược chải đầu, quần áo... hoặc từ những đồ vật tiếp xúc chung trong nhà như thảm lót nền, ghế ngồi... Triệu chứng

Khi xuất hiện trên than hình hoặc trên da mặt, nấm da có những biểu hiện như:


168

BỆNH TRẺ EM

• Những đốm tròn hay bầu dục có vảy, với phần viền quanh hơi nhô cao và hơi viêm đỏ. • Gây ngứa chỗ nhiễm nấm. Khi xuất hiện trên da đầu, nấm da có những biểu hiện như: • Những vảy nhỏ bong ra khỏi da đầu tương tự như gầu. • Rụng nhiều tóc, thường là do tóc có khuynh hướng gãy ngang ngay bên trên da đầu. • Đôi khi có thể có một vùng da viêm nhiễm bọng mủ. • Thường gây ngứa nhiều. Khi nào cần đến bác sĩ?

Khi phát hiện trẻ bị nấm da, tốt nhất là nên đưa trẻ đến bác sĩ ngay. Bác sĩ có thể sẽ làm gì?

Nếu nấm da xuất hiện trên thân hình hay trên da mặt, bác sĩ có thể sẽ cho dùng một loại kem hay thuốc mỡ có tác dụng chống nấm để bôi trực tiếp lên chỗ da nhiễm nấm. Nếu vùng nhiễm nấm lan ra quá rộng, hoặc nấm da xuất hiện trên da đầu, có thể sẽ phải dùng đến thuốc uống chống nấm. Gia đình có thể làm gì?

Nên phòng ngừa nhiễm nấm da bằng cách tránh không để trẻ tiếp xúc với người đã nhiễm nấm, không cho trẻ chơi đùa với thú vật, không dùng chung các vật dụng cá nhân với người khác, chẳng hạn như lược chải đầu, khăn mặt, khăn tắm...


TÌM HIỂU CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP

169

b. NẤM BÀN CHÂN (ATHLETE’S FOOT)

Nấm bàn chân thường gặp nhất vào những tháng mùa hè, nhất là với những trẻ ở độ tuổi thiếu niên và thường phải mang giày vớ trong khi luyện tập thể thao. Nấm thường bị lây nhiễm từ việc tiếp xúc ở những nơi công cộng như phòng thay quần áo, phòng tắm, hồ bơi, phòng tập thể thao... Triệu chứng Các triệu chứng chính là:

• Da nứt nẻ và đau ở giữa các ngón chân, thường là ngón thứ tư và thứ năm. • Thường gây ngứa nhiều. • Đôi khi cũng làm cho móng chân nhạt màu, dày lên và dễ gãy. Gia đình có thể làm gì? Có rất nhiều dạng thuốc khác nhau được bán tự do trên thị trường để trị nấm bàn chân, từ các loại có dạng bột, dạng kem cho đến dạng phun bụi...

Rửa sạch bàn chân nhiễm nấm và rắc thuốc bột hoặc bôi kem chống nấm vào giữa các ngón chân mỗi ngày 2 lần. Giày vớ của trẻ cũng cần được xử lý bằng thuốc bột chống nấm. Khi được điều trị bằng thuốc, nấm bàn chân thường sẽ bắt đầu mất đi trong vòng 1 đến 2 tuần lễ. Nấm bàn chân có thể phòng ngừa hiệu quả bằng việc luôn làm khô chân ngay sau mỗi lần rửa chân. Nếu mang vớ, phải thay vớ sạch mỗi ngày. Hạn chế thời gian mang giày, thay vào đó có thể dùng các loại dép da để hở ngón chân và đi chân trần vào những lúc thích hợp.


170

BỆNH TRẺ EM

Khi nào cần đến bác sĩ? Nếu việc dùng thuốc tại nhà không có kết quả và nấm bàn chân kéo dài lâu hơn 2 tuần lễ, hoặc khi nấm gây ảnh hưởng đến các móng chân, nên đưa trẻ đến bác sĩ. Bác sĩ có thể sẽ làm gì? Trước tiên bác sĩ sẽ xem xét kỹ để xác định xem có đúng là trẻ bị nấm bàn chân hay một bệnh chứng nào khác. Nếu đúng, có thể bác sĩ sẽ cho dùng một loại thuốc chống nấm dạng viên uống.

19. CHẤY Là loài côn trùng không cánh rất nhỏ sống ký sinh trên da đầu và hút máu. Trẻ em ở độ tuổi đến trường rất dễ bị lây chấy qua việc tiếp xúc trực tiếp hoặc dùng chung lược chải đầu hay mũ nón. Quan niệm cũ cho rằng vệ sinh da đầu không tốt dẫn đến có chấy, nhưng trong thực tế thì chấy ưa thích môi trường tóc và da đầu được giữ sạch hơn. Triệu chứng

Các triệu chứng chủ yếu là: • Ngứa nhiều trên da đầu. • Những vết đỏ nhỏ li ti trên da đầu do chấy cắn. Chấy trưởng thành có kích thước khá nhỏ và lẫn vào màu tóc nên rất khó thấy. Trứng chấy dễ nhìn thấy hơn, nhất là những trứng đã nở rồi. Gia đình có thể làm gì?

Dùng lược răng dày chải tóc sau khi gội ướt tóc có thể chải được chấy xuống khỏi đầu. Tuy nhiên, đây không phải


TÌM HIỂU CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP

171

là biện pháp có thể trị dứt được chấy. Cần phải dùng các loại dầu gội đặc biệt trị chấy (thường có chứa malathion hay carbaryl). Tùy theo dạng bào chế, có thể cần phải dùng thuốc một lần hoặc nhiều lần, nên theo đúng với các chỉ dẫn của nhà sản xuất. Cần điều trị đồng loạt cho tất cả mọi thành viên trong gia đình. Lược và bàn chải tóc phải được nhúng vào nước sôi để diệt sạch trứng chấy có thể còn bám vào. Để phòng ngừa, nên tập cho trẻ thói quen không dùng chung mũ nón, lược hay bàn chải tóc với người khác. Khi nào cần đến bác sĩ?

Việc điều trị rất hiếm khi phải cần đến bác sĩ. Tuy nhiên, nếu trẻ dưới 2 tuổi hoặc bị dị ứng hay hen suyễn, nhất thiết phải tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng bất cứ loại dầu gội trị chấy nào.

V. CÁC BỆNH NHIỄM KHUẨN Trẻ em có khuynh hướng dễ mắc phải các bệnh nhiễm khuẩn hơn là người lớn, đơn giản chỉ là vì hệ thống miễn nhiễm của cơ thể chưa phát triển đầy đủ để có thể chống lại. Phần lớn các bệnh nhiễm khuẩn trong thời thơ ấu không nghiêm trọng lắm, nhưng có một số ít có thể gây nguy hiểm. Ngày nay, nhờ việc chủng ngừa đầy đủ cho các em, một số bệnh nguy hiểm đã không còn xuất hiện nhiều như trước đây nữa, chẳng hạn như các bệnh quai bị, sởi, rubella, sốt bại liệt... Các bệnh nhiễm khuẩn thường có thể điều trị nhanh chóng và dứt điểm bằng cách dùng các thuốc kháng sinh.


172

BỆNH TRẺ EM

1. HO GÀ (PERTUSSIS) Ho gà là một bệnh nhiễm khuẩn nguy hiểm ở trẻ em. Triệu chứng chính là những cơn ho thành tràng dài và thường chấm dứt bằng một tiếng lấy hơi vào rất đặc trưng, do trẻ đã không thở được trong khi ho. Trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi chịu ảnh hưởng của bệnh rất nghiêm trọng. Việc tiêm chủng mở rộng đã đẩy lùi được bệnh này và biến nó thành một bệnh hiếm thấy. Triệu chứng

Thời gian ủ bệnh thường là khoảng 7 ngày. Sau đó bệnh phát triển thành hai giai đoạn. Giai đoạn đầu tiên kéo dài khoảng từ 7 đến 10 ngày với các triệu chứng sau đây: • Cơn ho khan ngắn thường chỉ có vào ban đêm. • Chảy mũi nước. • Sốt nhẹ. Giai đoạn tiếp theo có thể kéo dài từ 8 đến 12 tuần lễ, với các triệu chứng rất rõ rệt như sau đây: • Những cơn ho khan từ 10 đến 20 tiếng một lần, xuất hiện cả ngày lẫn đêm. • Những cơn ho dài dữ dội chấm dứt bằng một tiếng hít hơi vào. Với trẻ sơ sinh không nhận ra được tiếng lấy hơi này. • Nôn mửa, gây ra do cơn ho. • Ngừng thở từng chặp, có thể lâu hơn 10 giây. • Co giật.


TÌM HIỂU CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP

173

Biến chứng

Trong một số rất ít trường hợp, đờm dãi làm tắt ngẽn đường thở có thể gây tổn thương một phần cho phổi hoặc viêm phổi. Khi nào cần đến bác sĩ?

Tham khảo ý kiến bác sĩ trong vòng 24 giờ nếu trẻ bị ho khi còn dưới 6 tháng tuổi, hoặc khi cơn ho gây nôn mửa, hoặc khi ho kéo dài hơn một tuần. Gọi bác sĩ ngay lập tức nếu cơn ho làm cho trẻ tím tái môi hoặc lưỡi, hoặc khi trẻ lên cơn co giật. Bác sĩ có thể sẽ làm gì?

Để xác định bệnh, bác sĩ cần lấy mẫu bệnh phẩm ở cổ họng trẻ để đưa xét nghiệm. Phác đồ điều trị có thể là sử dụng kháng sinh liên tục 10 ngày, và được áp dụng không chỉ cho trẻ đang bệnh mà còn cho tất cả anh chị em khác trong nhà nếu có. Kháng sinh có thể giúp rút ngắn thời gian bệnh, nhưng chỉ hiệu quả nếu được sử dụng sớm. Nếu trẻ có dấu hiệu tím tái sau cơn ho hoặc lên cơn co giật, có thể sẽ phải đưa vào bệnh viện, nhất là với trẻ dưới 6 tháng tuổi. Nếu thể trạng của trẻ nói chung quá yếu, hoặc ho kéo dài không thuyên giảm sau 6 tuần, có thể bác sĩ sẽ đề nghị chụp X-quang lồng ngực để kiểm tra. Gia đình có thể làm gì?

Cho trẻ ăn thức ăn mềm, dễ tiêu, chia nhỏ thành nhiều bữa và uống thật nhiều nước. Có thể giúp trẻ ngắt cơn ho bằng cách dùng tay vỗ nhẹ vào lưng. Đôi khi gia đình cũng có thể được hướng dẫn các thao tác vật lý trị liệu đơn giản để giúp làm sạch các chất tiết trong phổi. Các thành viên


174

BỆNH TRẺ EM

trong gia đình cần sắp xếp thay phiên nhau chăm sóc cho trẻ để tránh suy sụp vì mất ngủ. Tiên lượng

Ho có thể tiếp tục kéo dài trong nhiều tháng. Trong một số trường hợp, ho có thể tái phát vào năm sau đó nếu trẻ bị nhiễm khuẩn lần nữa. Thương tổn vĩnh viễn cho phổi thường rất hiếm khi xảy ra.

2. UỐN VÁN (TETANUS) Căn bệnh nghiêm trọng này ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương, gây ra do việc nhiễm các bào tử của vi khuẩn vào cơ thể qua các vết thương ngoài da. Các vết cắt sâu và có tiếp xúc với đất hoặc phân súc vật sẽ có nhiều khả năng gây bệnh nhất. Hiện nay, nhờ việc tiêm chủng rộng rãi nên bệnh này đã bị đẩy lùi và trở nên một bệnh rất hiếm gặp. Trẻ em cần được tiêm chủng đủ 3 liều vaccine. Các mũi tiêm nhắc lại là trước tuổi đến trường và một lần nữa khi học xong phổ thông, sau đó cần nhắc lại 10 năm một lần. Triệu chứng

Thời gian ủ bệnh là khoảng từ 3 đến 21 ngày, sau đó các triệu chứng sau đây bắt đầu xuất hiện: • Cứng hàm, không thể mở miệng ra. • Khó nuốt. • Co rút các cơ trên mặt, làm cho khuôn mặt có vẻ cố định như đang cười • Co thắt các cơ ở cổ, lưng, bụng và tứ chi, thường xuất hiện trong một giai đoạn từ 10 đến 14 ngày và có thể gây khó thở.


TÌM HIỂU CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP

175

Khi nào cần đến bác sĩ?

Đây là bệnh cực kỳ nguy hiểm, cần gọi bác sĩ ngay khi có triệu chứng đáng nghi ngờ là trẻ mắc bệnh này. Điều trị

Trẻ sẽ được nhập viện ngay nếu bác sĩ nghi ngờ là mắc bệnh này. Các trường hợp nhẹ chỉ cần dùng thuốc giảm đau và cho trẻ ăn nhẹ. Việc điều trị các trường hợp nghiêm trọng hơn có thể bao gồm cả việc mở thông khí quản để giúp bệnh nhân thở, các thuốc giảm đau và giãn cơ để chống lại việc co cơ, và cũng có thể phải dùng đến máy thở oxy để duy trì nhịp thở cho bệnh nhân. Tiên lượng

Uốn ván là bệnh nghiêm trọng có thể gây tử vong, mặc dù với khả năng điều trị của các bệnh viện ngày nay thì tỷ lệ tử vong không còn cao. Hầu hết trẻ em sẽ hồi phục hoàn toàn nếu được nhập viện điều trị kịp thời. Thời gian hồi phục tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh, trung bình là khoảng 3 tuần. Phòng bệnh như thế nào?

Ngày nay việc tiêm chủng ngừa uốn ván đã được áp dụng rộng rãi cho tất cả trẻ em ngay từ khi còn nhỏ. Mặc dù vậy, khi trẻ bị các vết cắt sâu ngoài da có nguy cơ nhiễm khuẩn, cần đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để được xử lý thích đáng. Không nên đợi đến khi có các triệu chứng bệnh xuất hiện. Để ngừa bệnh, bác sĩ có thể sẽ phải mổ vết thương để đảm bảo lấy sạch ra các dị vật và cả các mô đã chết, sau đó tiêm vaccine uốn ván cho trẻ.


176

BỆNH TRẺ EM

3. QUAI BỊ (MUMPS) Là một bệnh nhiễm khuẩn nhẹ, bệnh quai bị đã từng rất phổ biến ở trẻ em trước khi việc tiêm chủng rộng rãi được áp dụng. Bệnh gây sốt và làm sưng to một hoặc hai tuyến nước bọt ở ngay về phía trước và bên dưới lỗ tai (còn gọi là tuyến mang tai), khiến cho khuôn mặt có đặc điểm nổi bật là sưng phù một hoặc hai bên má. Đặc điểm tiêu biểu nhất của bệnh quai bị là khuôn mặt phồng lên do các tuyến mang tai (tuyến nước bọt) sưng to. Trẻ có thể thấy đau ở chỗ các tuyến bị sưng to. Triệu chứng

Thời gian ủ bệnh thường là từ 14 đến 24 ngày, sau đó các triệu chứng sau đây bắt đầu xuất hiện: • Sốt. • Sưng phồng và rất dễ cảm thấy đau ở một hoặc hai bên má, có thể là khoảng 1 hoặc hai ngày sau cơn sốt đầu tiên và thường tiếp tục kéo dài khoảng từ 4 đến 8 ngày. Biến chứng

Một đôi khi những trẻ ở độ tuổi thiếu niên có thể chuyển sang viêm tinh hoàn. (Xem mục Bệnh ở dương vật và tinh hoàn) Biến chứng này có thể phát triển khoảng một tuần sau khi đã bắt đầu bệnh quai bị. Hiếm gặp hơn là các biến chứng viêm não hoặc viêm màng não, cả hai đều gây ảnh hưởng đến bộ não. Biến chứng viêm tụy cũng có thể xảy ra trước hoặc sau khi tuyến mang tai đã sưng lên.


TÌM HIỂU CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP

177

Khi nào cần đến bác sĩ?

Khi nghi ngờ trẻ bị bệnh này, cần đưa trẻ đến bác sĩ. Gọi bác sĩ ngay lập tức nếu trẻ thấy đau đầu (có hoặc không có kèm theo nôn mửa) hoặc đau trong bụng. Bác sĩ có thể sẽ làm gì?

Bác sĩ thường sẽ xác định bệnh qua thăm khám. Nếu trẻ đau đầu dữ dội, có thể sẽ được đưa vào bệnh viện để xét nghiệm nhằm loại trừ các khả năng viêm não hoặc viêm màng não. Gia đình có thể làm gì?

Cho trẻ uống paracetamol đúng liều để giảm sốt và giảm đau. Cần cho trẻ uống thật nhiều nước nhưng tránh cho uống các loại nước trái cây, vì có thể kích thích việc tiết nước bọt và làm cho tuyến nước bọt đau nhiều hơn. Tiên lượng

Trong hầu hết các trường hợp, trẻ sẽ hồi phục sau khoảng 10 ngày. Những vấn đề ảnh hưởng đến tinh hoàn và tụy thường không gây tác động lâu dài. Không đúng như nhiều người vẫn lầm tưởng, khả năng dẫn đến vô sinh sau khi mắc bệnh quai bị thật ra là cực kỳ hiếm gặp. Tuy nhiên, viêm não hoặc viêm màng não có thể dẫn đến việc mất thính lực vĩnh viễn. Một lần mắc bệnh tạo ra cho trẻ khả năng miễn nhiễm suốt đời đối với bệnh này.


178

BỆNH TRẺ EM

4. SỞI (MEASLES) Bệnh sởi trước đây đã từng là một bệnh rất phổ biến ở trẻ em, là một loại bệnh nhiễm khuẩn gây sốt và những vùng đỏ đặc biệt trên da. Bệnh này tự nó thường không nghiêm trọng, nhưng thường làm cho trẻ bị bệnh mệt mỏi, uể oải. Trong một số ít trường hợp bệnh có khả năng biến chứng nghiêm trọng, nhất là ở những trẻ sẵn có các bệnh tim hoặc phổi mạn tính, hoặc có hệ miễn nhiễm suy yếu. Bệnh sởi là một bệnh có khả năng lây lan rất cao, nhưng việc chủng ngừa rộng rãi đã đẩy lùi sự xuất hiện của nó, làm cho nó trở thành một bệnh ngày nay rất hiếm gặp. Triệu chứng

Virus bệnh sởi gây ra những triệu chứng đầu tiên sau một thời gian ủ bệnh từ 10 đến 14 ngày. Các triệu chứng bệnh là: • Sốt • Mắt đỏ và ướt • Chảy mũi nước • Ho khan Các dấu hiệu tiêu biểu của bệnh sau đó sẽ xuất hiện, bao gồm: • Những đốm trắng có nền đỏ (nốt Koplik) đôi khi xuất hiện ở mặt trong của má khoảng vài ngày trước khi ban sởi nổi lên. • Một vùng da đỏ gồm nhiều đốm nhỏ liên kết nhau nổi lên trong thời gian khoảng 3 đến 4 ngày sau khi bệnh phát khởi, thoạt tiên là trên mặt và phía sau tai, sau đó lan dần xuống và phủ khắp cơ thể.


TÌM HIỂU CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP

179

Sau khoảng 3 hay 4 ngày thì các vùng đỏ dần dần mất đi. Vào lúc này, sốt cũng giảm bớt và trẻ cảm thấy khỏe hơn. Trong đa số trường hợp, các vùng ban đỏ biến mất sau khoảng một tuần lễ. Biến chứng

Các biến chứng thường gặp nhất là gây viêm tai giữa và viêm phổi. Biến chứng nghiêm trọng hơn là viêm não có nguy cơ xảy ra với xác xuất khoảng một phần ngàn, thường là do phản ứng không bình thường của hệ miễn nhiễm cơ thể với virus bệnh sởi. Khi nào cần đến bác sĩ?

Nếu nghi ngờ là bệnh sởi, trẻ cần được đưa đến bác sĩ khám trong vòng 24 giờ. Phải báo ngay cho bác sĩ khi trẻ có một trong các dấu hiệu sau đây: • Đau tai • Thở nhanh bất thường • Chóng mặt • Co giật • Đau đầu dữ dội • Nôn mửa Bác sĩ có thể sẽ làm gì?

Bác sĩ sẽ thăm khám để chẩn đoán xác định, sau đó có thể sẽ kê toa thuốc kháng sinh để điều trị viêm tai giữa hoặc viêm phổi, và nếu có nghi ngờ viêm não, sẽ đề nghị đưa trẻ vào bệnh viện.


180

BỆNH TRẺ EM

Gia đình có thể làm gì?

Trẻ có thể thích hoặc không thích nghỉ ngơi trên giường, và không nên ép buộc trẻ. Cho trẻ uống nhiều nước và có thể dùng paracetamol đúng liều để giảm sốt. Giai đoạn nhiễm khuẩn kéo dài từ khoảng 2 ngày trước khi ban đỏ nổi lên cho đến khoảng 5 ngày sau khi đã nổi ban đỏ. Trong thời gian này giữ không cho trẻ tiếp xúc với người khác để tránh lây nhiễm. Việc ngăn không cho trẻ tiếp xúc với các anh chị em trong gia đình thường không mấy hiệu quả, vì có thể những trẻ này cũng đã nhiễm khuẩn trước khi căn bệnh được phát hiện. Tiên lượng

Hầu hết trẻ em sẽ hồi phục hoàn toàn trong khoảng 10 ngày sau khi phát bệnh. Một lần mắc bệnh sẽ tạo ra khả năng miễn nhiễm suốt đời đối với căn bệnh này.

5. THỦY ĐẬU (CHICKENPOX) Bệnh thủy đậu cũng thường được gọi là bệnh đậu mùa, là một bệnh nhiễm khuẩn nhẹ có đặc điểm tiêu biểu là những vùng da ngứa đỏ rất dễ phân biệt và kèm theo có sốt nhẹ. Bệnh thủy đậu là một bệnh rất thường gặp ở trẻ em, chủ yếu là trẻ em dưới 10 tuổi. Thời gian xuất hiện bệnh nhiều nhất trong năm thường là vào cuối mùa đông và trong mùa xuân. Triệu chứng

Sau một thời gian ủ bệnh khoảng từ 2 đến 3 tuần lễ, bệnh thủy đậu bắt đầu xuất hiện các triệu chứng sau đây:


TÌM HIỂU CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP

181

• Sốt nhẹ hoặc đau đầu, có thể là khoảng vài giờ trước khi bắt đầu nổi lên các vùng da đỏ. • Nổi lên các vùng đỏ trên da, chủ yếu là trên thân mình, gồm rất nhiều các nốt nhỏ li ti rồi nhanh chóng phát triển thành các mụn nước gây ngứa. • Sau vài ngày, các mụn nước khô đi và đóng thành các vảy nhỏ phía trên của mụn. • Các nốt đỏ như trên có thể nổi lên thành nhiều đợt nối tiếp nhau. • Đôi khi có những nốt đỏ xuất hiện quanh vùng miệng và phát triển thành các vết loét làm cho việc ăn uống trở nên khó khăn. • Trong một vài trường hợp có thể có ho dữ dội. Biến chứng

Biến chứng thường gặp nhất là tái nhiễm vi khuẩn Streptococcus qua các vết trầy sướt trên cơ thể do trẻ bị ngứa và cào gãi. Trẻ em có bệnh chàm đặc biệt càng dễ nhiễm khuẩn hơn. Hai biến chứng khác có thể có là viêm phổi và viêm não, nhưng viêm não rất hiếm gặp. Những trẻ em dễ gặp phải các biến chứng này là những trẻ em có hệ miễn nhiễm cơ thể suy yếu (do đang sử dụng hóa trị liệu hoặc đang uống các loại corticosteroid chẳng hạn) và trẻ sơ sinh, thường mắc bệnh do nơi người mẹ đã nhiễm bệnh vào cuối thai kỳ. Khi nào cần đến bác sĩ?

Trẻ sơ sinh hoặc còn ít tháng tuổi nếu nhiễm bệnh cần phải có sự chăm sóc của bác sĩ ngay lập tức. Các đối tượng khác cần đặc biệt lưu ý là trẻ có hệ miễn nhiễm suy yếu hoặc có bệnh chàm. Trong các trường hợp thông thường


182

BỆNH TRẺ EM

khác, cũng cần gọi bác sĩ ngay nếu phát hiện trẻ có một trong các triệu chứng sau đây: • Ho nhiều. • Co giật. • Thở nhanh. • Trẻ rơi vào trạng thái lơ mơ khác thường. • Sốt kéo dài hoặc tái phát nhiều cơn • Bước đi không vững • Có mủ chảy ra từ các mụn trên da • Vùng da bao quanh các mụn đỏ cũng chuyển sang màu đỏ Bác sĩ có thể sẽ làm gì? Nếu trẻ bị tái nhiễm vi khuẩn qua da, bác sĩ sẽ kê toa một loại kháng sinh dạng viên uống. Trẻ có bệnh chàm sẽ được cho uống thuốc kháng virus aciclovir. Trẻ có nguy cơ gặp biến chứng cao có thể sẽ phải nhập viện và điều trị liên tục trong 5 ngày với thuốc aciclovir tiêm tĩnh mạch, hoặc được tiêm truyền globulin miễn dịch cho bệnh thủy đậu và bệnh zona (varicella zoster immune globulin). Gia đình có thể làm gì? Có thể giúp trẻ bớt ngứa bằng cách xức thuốc calomine lên vùng bị ngứa, dùng thuốc kháng histamin dạng viên uống, và cho trẻ tắm trong dung dịch nước ấm có pha một nắm soda bicarbonat. Cho trẻ uống thật nhiều nước và có thể dùng paracetamol đúng liều để giảm sốt.

Cắt móng tay cho trẻ để tránh việc cào gãi làm trầy sướt da dẫn đến nhiễm khuẩn, cũng như giải thích cho trẻ hiểu (nếu có thể) và khuyên trẻ không nên gãi vào chỗ ngứa.


TÌM HIỂU CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP

183

Thời gian có thể lây nhiễm của bệnh là bắt đầu từ khoảng 1 ngày trước khi da nổi đỏ và kéo dài cho đến khi tất cả mụn nước trên da đều đã khô và đóng vảy. Trong thời gian này, giữ không cho trẻ tiếp xúc với những người có nhiều nguy cơ bị biến chứng của bệnh. Tiên lượng Trẻ em thường hồi phục hoàn toàn sau cơn bệnh trong vòng 7 đến 10 ngày tính từ ngày bắt đầu các triệu chứng. Một lần mắc bệnh có thể tạo khả năng miễn nhiễm suốt đời, nhưng vius gây bệnh vẫn tiếp tục tồn tại trong các tế bào thần kinh của cơ thể và có thể sẽ tái phát lần nữa ở tuổi trưởng thành để gây bệnh zona.

6. RUBELLA Trước đây thường được gọi là bệnh sởi Đức (German measles), là một dạng bệnh nhiễm khuẩn nhẹ có thể làm nổi lên những vùng da đỏ và sưng phồng các hạch bạch huyết. Trong khoảng một phần tư các trường hợp nhiễm bệnh không có ban đỏ nổi lên, và căn bệnh trôi qua hầu như không được nhận biết, mặc dù kết quả thử máu có thể cho thấy việc nhiễm bệnh. Tuy nhiên, nếu phụ nữ nhiễm bệnh vào đầu thời kỳ mang thai, bệnh có thể gây thương tổn nặng nề cho thai nhi đang phát triển. Trước kia, rubella cũng là một bệnh rất thường gặp, nhưng nhờ có tiêm chủng rộng rãi nên ngày nay nó đã trở thành một bệnh hiếm thấy. Đặc trưng của bệnh rubella là những đốm phẳng nhỏ li ti màu hồng nhạt, trước tiên xuất hiện ở trên mặt, sau đó lan dần xuống cổ và tay chân. Các đốm nhỏ này có thể liên kết lại với nhau thành vùng khi lan rộng trên cơ thể.


184

BỆNH TRẺ EM

Triệu chứng

Sau một giai đoạn ủ bệnh khoảng từ 2 đến 3 tuần lễ, virus rubella có thể sẽ bắt đầu gây ra các triệu chứng sau đây: • Sốt nhẹ. • Sưng hạch bạch huyết ở phía sau cổ và sau tai, trong một số trường hợp có thể sưng lớn các hạch bạch huyết ở khắp cơ thể, kể cả trong nách và dưới háng. • Xuất hiện vùng da đỏ không gây ngứa vào khoảng ngày thứ hai hoặc thứ ba, và vùng đỏ này thường biến mất sau đó khoảng 3 ngày. • Một số trẻ có thể bị đau ở các khớp xương. Biến chứng

Biến chứng rất hiếm gặp là gây viêm não. Bệnh cũng có thể gây giảm tiểu cầu, nghĩa là số tiểu cầu có chức năng làm đông máu giảm thấp đi một cách bất thường trong máu. Khi nào cần đến bác sĩ?

Khi nghi ngờ trẻ bị nhiễm bệnh rubella, cần liên lạc ngay với bác sĩ điều trị, nhưng đừng đưa trẻ đến phòng khám để tránh làm lây lan bệnh. Cần phải thông báo ngay với bác sĩ điều trị nếu trẻ phát triển một trong các triệu chứng sau đây: • Đau khớp. • Các đốm màu đỏ tươi trên da khi ấn vào vẫn không đổi màu. • Đau đầu dữ dội.


TÌM HIỂU CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP

185

• Nôn mửa. • Mệt mỏi, uể oải hoặc rơi vào trạng thái lơ mơ bất thường. Bác sĩ có thể sẽ làm gì? Bác sĩ sẽ đến thăm khám và tiến hành việc xét nghiệm máu tìm kháng thể chống virus để xác định bệnh. Tuy nhiên, không có phương pháp đặc trị nào đối với bệnh này, bác sĩ chỉ có thể tùy theo tiến triển của bệnh để can thiệp các triệu chứng. Gia đình có thể làm gì? Cho trẻ uống paracetamol đúng liều để giảm sốt, và uống thật nhiều nước. Giữ không cho trẻ tiếp xúc với phụ nữ có thai. Thời gian lây nhiễm của bệnh là khoảng một tuần trước khi phát bệnh và khoảng 4 ngày sau khi da đã nổi đỏ. Tiên lượng

Trẻ em thường hồi phục hoàn toàn trong khoảng 10 ngày sau khi phát bệnh. Một lần nhiễm bệnh thường sẽ tạo được khả năng miễn nhiễm suốt đời đối với bệnh này.

7. BAN ĐỎ NHIỄM KHUẨN (ERYTHEMA INFECTIOSUM) Ban đỏ nhiễm khuẩn là một bệnh nhiễm khuẩn dạng nhẹ, thường phát sinh từng đợt nhỏ vào mùa xuân trong số những trẻ em trên 2 tuổi. Triệu chứng tiêu biểu nhất của bệnh là những vùng ban đỏ nổi trên hai bên má. Ban đỏ nhiễm khuẩn đôi khi được gọi là “bệnh đỏ má” bởi vì dấu hiệu đầu tiên là những vùng da đỏ tươi đột nhiên


186

BỆNH TRẺ EM

xuất hiện trên hai má, sau đó mới lan dần xuống cánh tay và thân thể. Triệu chứng

Sau một thời gian ủ bệnh tiêu biểu khoảng từ 4 đến 14 ngày, các triệu chứng sau đây sẽ xuất hiện: • Hai gò má nổi lên những vùng đỏ, tương phản với một vùng tái nhợt chung quanh miệng. • Sốt. • Da nổi đỏ từng vùng, phát triển từ 1 đến 4 ngày sau khi má đã nổi đỏ. Các vùng da đỏ thường xuất hiện nhất ở tay, chân và đôi khi cũng nổi trên thân mình. Các đốm đỏ dần dần liên kết lại thành vùng hoặc thành từng mảng dài, nhất là trên tay, chân, và thường nổi rõ hơn sau khi tắm nước nóng. Ban đỏ thường kéo dài khoảng từ 7 đến 10 ngày. • Trong một số trường hợp rất hiếm gặp, có thể có đau khớp. Biến chứng

Ban đỏ nhiễm khuẩn đôi khi có thể trở nên nghiêm trọng ở những trẻ em có các rối loạn về máu, bao gồm các chứng thiếu máu như thiếu máu hồng cầu liềm, thiếu máu Địa trung hải. Nếu mắc phải bệnh này trong thời gian mang thai, trong một số rất ít trường hợp có thể dẫn đến sẩy thai. Khi nào cần đến bác sĩ?

Bạn có thể gọi bác sĩ nếu cảm thấy lo lắng về bệnh trạng của trẻ, hoặc nếu như trẻ hiện có một rối loạn máu nào đó.


TÌM HIỂU CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP

187

Bác sĩ có thể sẽ làm gì?

Trong một số trường hợp cần thiết, bác sĩ sẽ cho tiến hành việc xét nghiệm máu để xác định bệnh. Tuy nhiên, hoàn toàn không có phương pháp đặc trị nào đối với bệnh này. Gia đình có thể làm gì?

Cho trẻ uống paracetamol đúng liều để giảm sốt và cho uống thật nhiều nước. Thường thì người bệnh không còn lây nhiễm sau khi ban đỏ đã nổi lên, tuy nhiên trong thời gian ban đỏ vẫn chưa dứt hẳn, tốt nhất là nên giữ không cho trẻ tiếp xúc với những phụ nữ có thai. Tiên lượng

Các vùng ban đỏ có thể tiếp tục xuất hiện trở lại nhiều lần trong một giai đoạn kéo dài nhiều tuần hay nhiều tháng, và có thể thay đổi mức độ khác nhau tùy thuộc vào điều kiện nhiệt độ hay sự tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng. Tuy nhiên, sau khi đã khỏi bệnh, trẻ sẽ có khả năng miễn nhiễm và rất hiếm khi mắc bệnh lần nữa.

8. BAN ĐÀO (ROSEOLA INFANTUM) Bệnh gây ra do virus, là một bệnh rất thường xuất hiện trong những năm đầu đời của trẻ. Cho đến khi được 2 tuổi thì hầu hết trẻ em đều đã trải qua căn bệnh này. Đặc điểm của bệnh là sốt cao đột ngột và kéo dài khoảng 4 ngày, theo sau là sự xuất hiện thành vùng trên da của những đốm nhỏ li ti màu hồng.


188

BỆNH TRẺ EM

Triệu chứng

Thời gian ủ bệnh có thể là từ 5 đến 15 ngày. Sau đó, các triệu chứng bệnh xuất hiện thành 2 giai đoạn. Các triệu chứng đầu tiên của giai đoạn một là: • Sốt cao - thân nhiệt đột ngột tăng cao (từ 390C đến 400C) nhưng trẻ có thể vẫn thấy khỏe. • Đôi khi trẻ có thể bị co giật do sốt quá cao. Trong một số trường hợp, có thể có thêm các triệu chứng khác nữa là: • Tiêu chảy nhẹ. • Ho. • Sưng lớn hạch bạch huyết ở cổ. • Đau tai. Sau khoảng 4 ngày, bệnh chuyển sang giai đoạn thứ hai với các triệu chứng tiêu biểu là: • Giảm sốt đột ngột, thân nhiệt trở lại bình thường. • Xuất hiện thành vùng trên da các đốm nhỏ li ti màu hồng rất dễ thấy, thường là ở các vùng da trống trên đầu, mặt và trên thân hình. Các đốm này kéo dài trong khoảng 4 ngày. Biến chứng Trẻ có hệ miễn nhiễm suy yếu có thể có biến chứng viêm gan hoặc viêm phổi. Với các trẻ khỏe mạnh bình thường rất hiếm khi gặp biến chứng. Khi nào cần đến bác sĩ?

Gọi bác sĩ ngay khi trẻ sốt quá cao (390C trở lên) hoặc trẻ có các dấu hiệu co giật, ngủ lơ mơ, hay bứt rứt khó chịu


TÌM HIỂU CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP

189

khác thường. Trong khi chờ đợi, giúp trẻ giảm sốt theo các chỉ dẫn ở cuối mục này. Bác sĩ có thể sẽ làm gì?

Bác sĩ sẽ xem xét đến các nguyên nhân gây sốt khác và có thể cho tiến hành xét nghiệm máu và nước tiểu để loại trừ các khả năng nhiễm khuẩn. Cũng có thể tiến hành việc chọc rút nước tủy sống nếu có nghi ngờ viêm màng não, bởi vì viêm màng não có những triệu chứng rất giống với bệnh này. Ngoài ra, hiện chưa có bất cứ phương pháp đặc trị nào đối với bệnh này cả. Gia đình có thể làm gì?

Dùng khăn thấm nước ấm đắp lên người cho trẻ để giúp giảm bớt thân nhiệt. Cũng có thể cho trẻ ngâm mình trong chậu nước ấm hoặc cho uống paracetamol đúng liều để hạ sốt. Tiên lượng

Trẻ em hồi phục rất nhanh sau cơn bệnh. Ngay khi các đốm ban biến mất, trẻ thường sẽ thấy khỏe lại như bình thường.

9. TINH HỒNG NHIỆT (SCARLET FEVER) Bệnh tinh hồng nhiệt còn thường được gọi là bệnh ban đỏ, gây ra do vi khuẩn Streptococcus. Đặc điểm nổi bật nhất của bệnh là nổi thành từng vùng đỏ trên da, làm cho toàn thân của trẻ có màu đỏ tươi. Việc sử dụng rộng rãi các loại thuốc kháng sinh hầu như đã đẩy lùi bệnh này ra khỏi các nước phát triển. Các vùng đỏ trên da gồm rất nhiều các đốm đỏ li ti, có thể hơi nổi cộm lên khỏi bề mặt da, và khi ấn vào thì thường mất màu.


190

BỆNH TRẺ EM

Triệu chứng

Thời gian ủ bệnh thường là khoảng từ 2 đến 4 ngày, sau đó các triệu chứng bắt đầu xuất hiện: • Nôn mửa. • Sốt. • Đau họng và đau đầu. • Sau khoảng 12 giờ thì nổi lên các vùng đỏ trên da, gồm rất nhiều các đốm nhỏ li ti màu đỏ, thường xuất hiện trước hết ở cổ và ngực, sau đó lan ra rất nhanh nhưng không xuất hiện trên mặt. Vùng xuất hiện dày đặc nhất thường là cổ, nách và dưới háng. Ban đỏ kéo dài trong khoảng 6 ngày và sau đó da bị bong ra. • Hai má ửng đỏ và quanh miệng xuất hiện một vùng tái nhợt thấy rất rõ. • Trong những ngày đầu lưỡi có một lớp bợn trắng dày bao phủ, rồi xuyên qua đó tiếp tục mọc lên những đốm đỏ. Lớp bợn bao phủ này bong ra vào ngày thứ ba hoặc thứ tư, để lộ ra mặt lưỡi màu đỏ tươi với các đốm đỏ vẫn còn mọc lên. Biến chứng

Biến chứng có thể có của bệnh này là bệnh thấp khớp cấp, một rối loạn có thể dẫn đến thương tổn vĩnh viễn cho tim, và chứng viêm thận - tiểu cầu. Điều trị kháng sinh ngày nay đã làm cho các trường hợp biến chứng rất hiếm khi xảy ra. Khi nào cần đến bác sĩ?

Tham khảo ý kiến bác sĩ trong vòng 24 giờ kể từ khi có các triệu chứng đầu tiên. Gọi bác sĩ ngay nếu thấy nước tiểu


TÌM HIỂU CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP

191

trẻ có màu đỏ, hồng hay bốc hơi lên (dấu hiệu của viêm thận - tiểu cầu) hoặc khi trẻ sốt kéo dài đến 5 ngày (có khả năng là bệnh Kawasaki). Bác sĩ có thể sẽ làm gì?

Bác sĩ sẽ xác định bệnh thông qua thăm khám các triệu chứng và cấy mẫu vi khuẩn lấy từ họng. Bệnh này thường được điều trị bằng một liệu trình kéo dài 10 ngày liên tục bằng kháng sinh. Gia đình có thể làm gì?

Cho trẻ uống paracetamol đúng liều để giảm sốt và giảm đau. Theo dõi để đảm bảo trẻ uống đủ liều thuốc điều trị theo toa bác sĩ và giữ không cho trẻ tiếp xúc với các trẻ em khác cho đến khi việc điều trị kết thúc. Tiên lượng

Trong vòng 7 ngày kể từ khi có các triệu chứng đầu tiên trẻ thường phải cảm thấy khỏe lại. Nếu trẻ vẫn không hồi phục sức khỏe như trước, cần tham khảo ý kiến bác sĩ ngay vì có nhiều khả năng có biến chứng viêm thấp khớp cấp. Một lần mắc bệnh tạo ra cho trẻ khả năng miễn nhiễm suốt đời đối với bệnh này.

10. SỐT RÉT (MALARIA) Bệnh sốt rét đã trở thành một vấn đề quan trọng trong sức khỏe cộng đồng ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Sốt rét cũng ngày càng gia tăng các trường hợp bệnh xuất hiện ở các vùng khác do kết quả của việc đi lại, tiếp xúc với các vùng có sốt rét. Bệnh gây ra do ký sinh trùng sốt rét, xâm nhập vào cơ thể con người qua đường máu khi bị chích


192

BỆNH TRẺ EM

bởi loại muỗi có mang ký sinh trùng sốt rét. Có 4 loại khác nhau có thể gây bệnh sốt rét, trong số đó thì sốt rét do P. falciparum gây ra là nghiêm trọng nhất. Ký sinh trùng sốt rét sinh trưởng và phân tách ngay bên trong các tế bào, làm cho tế bào cuối cùng bị phá vỡ ra và các ký sinh trùng bên trong nó lại tấn công thêm vào nhiều tế bào khác. Các tế bào gan và tế bào hồng cầu thường bị tấn công nhiều nhất. Triệu chứng

Các triệu chứng bệnh thường xuất hiện trong khoảng từ 6 đến 30 ngày sau khi nhiễm bệnh. Tuy nhiên, thời gian này đôi khi cũng có thể kéo dài đến một năm nếu các loại thuốc chống sốt rét đã được sử dụng và không đủ hiệu quả để diệt bệnh. Các triệu chứng chủ yếu là: • Sốt cao từng đợt xen kẽ với những cơn rét run. • Đau đầu. Cũng có thể có thêm các triệu chứng như: • Buồn nôn, nôn mửa. • Đau trong vùng bụng và đau ở lưng. • Đau khớp. Biến chứng

Sốt rét do falciparum gây ra có thể có các biến chứng rất nghiêm trọng ảnh hưởng đến gan, thận, não và máu. Khi nào cần đến bác sĩ?

Gọi bác sĩ ngay nếu nghi ngờ trẻ có bất cứ triệu chứng nào của bệnh sốt rét. Đưa trẻ vào bệnh viện ngay nếu có bất cứ triệu chứng nào trong số các triệu chứng sau đây:


TÌM HIỂU CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP

193

• Co giật. • Ngủ lơ mơ, mất cảm giác tỉnh táo. • Da chuyển sang màu vàng hoặc tái nhợt. Bác sĩ có thể sẽ làm gì?

Trẻ sẽ được đưa vào bệnh viện và tiến hành ngay việc xét nghiệm máu để tìm ký sinh trùng sốt rét. Điều trị bằng các loại thuốc chống sốt rét. Nếu có các biến chứng xảy ra, trẻ sẽ được theo dõi chăm sóc đặc biệt. Phòng bệnh như thế nào?

Trước khi có nhu cầu đến các vùng có sốt rét, cần sử dụng thuốc chống sốt rét. Các biện pháp diệt muỗi và ngăn không cho muỗi chích (ngủ mùng, mặc quần áo đủ kín...) được xem là rất hiệu quả trong việc phòng ngừa sốt rét. Tiên lượng

Nếu điều trị kịp thời, việc hồi phục có thể là từ vài ngày cho đến vài tuần, tùy theo mức độ nghiêm trọng của bệnh. Tuy nhiên, sốt rét do P. falciparum gây ra có thể đe dọa đến tính mạng nếu như các biến chứng gây ảnh hưởng đến não hoặc thận.

11. SỐT THƯƠNG HÀN (TYPHOID FEVER)

Bệnh gây ra do vi khuẩn Salmonella typhi, lây nhiễm qua thức ăn hay nước uống có chứa vi khuẩn, thường là có rất nhiều trong phân người bệnh. Bệnh phát khởi khi vi khuẩn vào được trong máu, gây sốt và các triệu chứng nhiễm độc máu khác nữa. Việc chủng ngừa bệnh này rất cần thiết, nhất là khi có nhu cầu phải đi lại tiếp xúc trong những vùng đang có bệnh.


194

BỆNH TRẺ EM

Triệu chứng

Thời gian ủ bệnh thường là từ 7 đến 14 ngày, sau đó sẽ xuất hiện các triệu chứng sau đây: • Sốt - với đặc điểm là thân nhiệt tăng dần dần lên đến 390C - 400C và rồi giữ nguyên ở mức này liên tục không thay đổi trong thời gian có thể kéo dài đến 4 tuần. • Đau đầu. • Mệt mỏi, ủ rũ. • Đau trong vùng bụng. • Táo bón hoặc tiêu chảy. • Các đốm nhỏ màu hồng xuất hiện nổi cộm trên bề mặt da, ở vùng bụng và ngực. Các đốm này thường nổi lên trong tuần lễ thứ hai sau khi phát bệnh và kéo dài trong khoảng một ngày. Biến chứng

Các biến chứng như chảy máu ruột hoặc thủng ruột hoặc một số biến chứng khác có thể xảy ra trong tuần thứ hai hoặc thứ ba nếu như bệnh không được điều trị. Khi nào cần đến bác sĩ?

Trẻ cần được bác sĩ thăm khám ngay trong vòng 24 giờ nếu có bất cứ triệu chứng nào nghi ngờ là bệnh thương hàn. Bác sĩ có thể sẽ làm gì?

Nếu chẩn đoán là bệnh thương hàn, bác sĩ sẽ đề nghị cho trẻ vào bệnh viện. Kết quả chẩn đoán sẽ được xác định chắc chắn qua việc cấy mẫu phân hoặc nước tiểu, hoặc qua xét nghiệm máu. Trẻ sẽ được điều trị bằng kháng sinh, và trong


TÌM HIỂU CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP

195

những trường hợp nghiêm trọng có thể cần phải được tiêm thuốc qua đường tĩnh mạch. Tiên lượng

Các triệu chứng thường mất dần đi sau vài ba ngày điều trị. Hầu hết trẻ em có thể sẽ hồi phục hoàn toàn trong vòng 2 hoặc 3 tuần lễ. Nếu điều trị kịp thời thì rất ít có khả năng xảy ra các biến chứng.

12. TĂNG BẠCH CẦU ĐƠN NHÂN NHIỄM KHUẨN (INFECTIOUS MONONUCLEOSIS) Đây là một bệnh nhiễm khuẩn có đặc điểm gây sốt cao, làm cho trẻ mỏi mệt, uể oải và làm sưng to các hạch bạch huyết. Bệnh gây ra bởi virus Epstein-Barr, có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng thường gặp nhất là ở độ tuổi thanh thiếu niên. Triệu chứng

Sau một thời gian ủ bệnh khoảng 10 ngày thì các triệu chứng sau đây xuất hiện: • Sốt cao (390C - 400C), có thể kéo dài từ vài ba ngày cho đến vài tuần. • Ăn không ngon, sụt cân. • Mệt mỏi, uể oải. • Đau họng, có thể rất nghiêm trọng. • Hạch bạch huyết ở cổ sưng to, cũng có thể ở bất cứ nơi nào khác trong cơ thể. • Đau đầu.


196

BỆNH TRẺ EM

• Đôi khi có đau nhức cơ bắp. • Trong một số ít trường hợp có những đốm nhỏ nổi thành vùng trên da, có thể là những đốm phẳng hoặc nổi cộm lên bề mặt da. • Đau trong vùng bụng. Đặc trưng của bệnh này là hạch bạch huyết trong cổ sưng to, có thể sờ thấy bên dưới cằm. Biến chứng

Biến chứng thường gặp nhất là viêm gan. Hiếm gặp hơn là viêm phổi, vỡ lách, và các vấn đề khác thuộc về hệ thần kinh, máu và đường hô hấp. Khi nào cần đến bác sĩ?

Khi nghi ngờ trẻ mắc bệnh này, cần đưa đến bác sĩ để thăm khám ngay. Bác sĩ có thể sẽ làm gì?

Bác sĩ có thể sẽ tiến hành việc xét nghiệm máu để chẩn đoán xác định bệnh, nhưng đồng thời cũng là để loại trừ khả năng mắc phải các bệnh nhiễm khuẩn khác cũng có triệu chứng tương tự như bệnh này. Hiện chưa có phương pháp đặc trị nào đối với bệnh này. Dùng kháng sinh không có hiệu quả gì mà còn có thể làm cho da nổi mẩn đỏ nhiều hơn. Gia đình có thể làm gì?

Cho trẻ uống paracetamol đúng liều để giảm sốt và uống thật nhiều nước. Nếu trẻ muốn được nằm nghỉ ngơi trên giường suốt ngày cũng có thể chiều ý trẻ. Tuy nhiên, ngồi trên ghế hoặc đi lại trong nhà có thể làm cho trẻ thấy dễ chịu hơn.


TÌM HIỂU CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP

197

Tiên lượng

Đa số trẻ em sẽ khỏe lại sau khoảng vài tuần lễ và có thể đến trường. Tuy nhiên, cần lưu ý cho trẻ nghỉ ngơi thêm vài tuần nữa. Cần phải tránh các hoạt động thể thao dùng nhiều sức lực trong khoảng một tháng sau khi trẻ đã hồi phục, bởi vì có thể sẽ làm cho trẻ kiệt sức. Một số ít trẻ có thể mắc phải hội chứng mỏi mệt kéo dài sau cơn bệnh.

13. CÁC NỐT PHỒNG GIỘP (MỤN RỘP) Đây là một bệnh nhiễm khuẩn nhẹ đặc biệt gây ra các nốt phồng giộp trong miệng, trên bàn tay và bàn chân. Bệnh rất thường gặp ở trẻ em dưới 4 tuổi, thường xuất hiện thành dịch trong mùa hè và đầu mùa thu. Các nốt phồng giộp thường xuất hiện ở bàn tay, bàn chân, nhất là trên các ngón tay, lưng bàn tay và mặt trên của bàn chân. Triệu chứng

Sau một thời gian ủ bệnh thường là khoảng từ 3 đến 5 ngày, bệnh bắt đầu gây ra các triệu chứng sau: • Sốt nhẹ. • Các nốt phồng giộp xuất hiện bên trong miệng, đôi khi phát triển thành những vết loét cạn nhưng gây đau. • Trẻ biếng ăn. • Các nốt phồng giộp nổi lên ở bàn tay và bàn chân, thường là khoảng 1 hoặc 2 ngày sau khi đã nổi lên ở miệng. Các nốt này thường không gây cảm giác ngứa hoặc đau.


198

BỆNH TRẺ EM

Gia đình có thể làm gì?

Hiện không có phương pháp điều trị nào đối với bệnh này, nên vai trò chăm sóc của gia đình là chủ yếu. Cho trẻ uống paracetamol đúng liều để giảm đau nếu có nhiều vết loét ở miệng. Súc miệng với nước muối cũng có thể giúp giảm đau. (Xem các chỉ dẫn ở mục 35 trong phần Chẩn đoán bệnh trẻ em) Cho trẻ uống nhiều nước lọc, sữa... nhưng tránh không cho uống nước trái cây hay các loại nước có độ chua, vì acid sẽ làm cho vết đau trong miệng trầm trọng hơn. Nếu cần, cho trẻ ăn thức ăn lỏng. Tiên lượng

Các nốt phồng giộp trên bàn tay và bàn chân thường mất đi sau khoảng 3 hay 4 ngày, kèm theo đó cũng không còn sốt nữa. Tuy nhiên, các vết loét trong miệng có thể tiếp tục kéo dài đến 3 hoặc 4 tuần lễ. Một lần mắc bệnh sẽ tạo cho trẻ khả năng miễn nhiễm suốt đời.

14. BỆNH KAWASAKI Bệnh này được phát hiện lần đầu tiên ở Nhật vào thập niên 60 của thế kỷ trước và hiện nay đang ngày càng gia tăng các trường hợp nhiễm bệnh ở các nước phương Tây. Bệnh chủ yếu xảy ra ở trẻ em dưới 5 tuổi, được xem là một bệnh do nhiễm khuẩn, nhưng cho đến nay vẫn chưa tìm ra được tác nhân cụ thể. Bệnh gây sốt, làm sưng to các hạch bạch huyết và các triệu chứng ảnh hưởng đến da và các lớp màng nhầy. Trẻ mắc bệnh này có thể có nguy cơ phát triển bệnh tim. Triệu chứng

Các triệu chứng điển hình của bệnh là:


TÌM HIỂU CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP

199

• Sốt kéo dài hơn 5 ngày. • Viêm kết mạc. • Môi khô, nứt và sưng to. • Đau họng. • Sưng to một hay nhiều hạch bạch huyết ở cổ. • Bàn tay và bàn chân sưng phồng lên. • Da nổi đỏ khắp cả người. • Lòng bàn tay và lòng bàn chân đều ửng đỏ. • Vào tuần thứ hai sau khi phát bệnh, da ở các đầu ngón tay, ngón chân bong ra. Biến chứng Các biến chứng có thể có của bệnh kawasaki là viêm khớp, viêm cơ tim, nhồi máu cơ tim, bệnh động mạch vành ở tim. Khi nào cần đến bác sĩ?

Nếu có dấu hiệu nghi ngờ về bệnh cần đưa trẻ đến bác sĩ ngay trong vòng 24 giờ. Bác sĩ có thể sẽ làm gì?

Hiện nay vẫn chưa có thuốc men hay phương pháp điều trị nào đối với bệnh này, nhưng bác sĩ có thể sẽ đề nghị đưa trẻ vào bệnh viện để theo dõi và điều trị kịp thời các biến chứng. Cũng có thể sẽ dùng đến aspirin và tiêm gammaglobulin để giảm nguy cơ xảy ra các biến chứng về tim. Tiên lượng

Hầu hết trẻ em mắc bệnh này đều sẽ hồi phục sau khoảng 3 tuần. Các biến chứng gây thương tổn cơ tim có thể kéo


200

BỆNH TRẺ EM

dài từ 6 đến 8 tuần lễ. Bệnh động mạch vành hồi phục rất chậm, có thể kéo dài đến khoảng 1 năm. Trong khoảng 1% đến 2% các trường hợp, có thể có các biến chứng nghiêm trọng đến tim gây tử vong.

15. NHIỄM HIV VÀ BỆNH AIDS Hầu hết trẻ em nhiễm HIV1 là do từ người mẹ lây sang trước khi sinh ra. Việc điều trị người mẹ trong thời gian mang thai có thể giúp làm giảm nguy cơ lây nhiễm sang đứa trẻ. Nhiễm HIV gây ra rất ít triệu chứng, nhưng làm hủy hoại hệ thống miễn nhiễm của cơ thể, dẫn đến bệnh AIDS.2 Khi bị bệnh AIDS, hệ thống miễn nhiễm của cơ thể suy yếu nên các bệnh khác, chẳng hạn như viêm phổi, dễ dàng phát triển. Triệu chứng

Hầu hết trẻ em bị nhiễm HIV trước hoặc trong khi sinh sẽ có các triệu chứng trước khi được 2 tuổi. Tuy nhiên, một số trẻ có thể không bộc lộ bất cứ triệu chứng nào trước khi lên 5 tuổi, và một số rất ít được chẩn đoán rất trễ vào khoảng năm 12 tuổi. Các triệu chứng tiêu biểu trong số rất nhiều triệu chứng khác có thể thấy ở trẻ em là: • Chậm lớn. • Thường xuyên bị tiêu chảy nhiều lần. • Sưng lớn các hạch bạch huyết. • Rất thường bị nhiễm khuẩn. • Viêm phổi. • Chậm phát triển các chức năng. 1

HIV là từ viết tắt từ cụm từ tiếng Anh: human immunodeficiency vius AIDS là từ viết tắt của cụm từ tiếng Anh: acquired immune deficiency syndrome.

2


TÌM HIỂU CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP

201

Khi nào cần đến bác sĩ?

Trẻ em nhiễm HIV hoặc đã phát triển bệnh AIDS cần phải được theo dõi chăm sóc đặc biệt thận trọng. Bác sĩ có thể sẽ làm gì?

Khi trẻ có nghi ngờ nhiễm HIV, cha mẹ sẽ được giải thích rõ về căn bệnh này, và sau đó với sự đồng ý của cha mẹ, một xét nghiệm máu sẽ được thực hiện. Mặc dù kháng thể HIV của người mẹ có thể được duy trì trong máu đứa trẻ đến một năm hay lâu hơn, nhưng một xét nghiệm khác nữa sẽ có thể cho kết quả xác định hoặc loại trừ việc nhiễm khuẩn trong vòng 4 tháng tuổi đầu tiên của trẻ. Bác sĩ có thể sẽ dùng đến các loại thuốc chẳng hạn như zidovudin để tấn công virus và làm chậm tiến trình phát triển của bệnh. Gamma globulin cũng có thể sẽ được tiêm truyền thường xuyên cùng với việc sử dụng các thuốc kháng khuẩn như cotrimoxazole để giúp ngăn ngừa hoặc chống lại các nguy cơ nhiễm khuẩn, chẳng hạn như viêm phổi. Gia đình có thể làm gì?

Nếu người mẹ đã nhiễm HIV, tốt nhất là không nên cho trẻ bú sữa mẹ, vì có một phần nhỏ nguy cơ lây truyền virus qua sữa mẹ. Nếu người mẹ được điều trị tích cực HIV trong thời gian mang thai và không cho con bú sữa mẹ thì nguy cơ lây nhiễm cho trẻ là thấp hơn 5%. Nếu trẻ đã nhiễm HIV hoặc bị bệnh AIDS, gia đình cần có sự tư vấn chuyên môn để biết rõ nên làm những gì. Tiên lượng

Trẻ bị nhiễm HIV vẫn có thể sống sót đến tuổi trưởng thành. Tuy nhiên, tiên lượng phát triển tự nhiên của bệnh


202

BỆNH TRẺ EM

là hầu như tất cả những người mắc bệnh cuối cùng đều đi đến tử vong.

VI. CÁC VẤN ĐỀ VỀ HỆ TIÊU HÓA Các vấn đề về hệ tiêu hóa thường xuyên ảnh hưởng đến trẻ em. Nhiễm khuẩn đường tiêu hóa gây tiêu chảy và nôn mửa đặc biệt thường gặp nhất. Mặc dù các triệu chứng bệnh có thể gây lo lắng cho cha mẹ cũng như bản thân đứa trẻ, nhưng thường không kéo dài đủ để trở thành mối đe dọa nghiêm trọng cho sức khỏe. Nhưng một số vấn đề rối loạn tiêu hóa ít gặp hơn lại có thể tạo thành những căn bệnh kéo dài và ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ nếu như không được điều trị tốt.

1. GIUN KIM (THREADWORM) Loài ký sinh trùng thường gặp nhất ở các nước vùng ôn đới, sống ký sinh trong ruột, chủ yếu là ở trẻ em. Thành viên trong gia đình thường bị lây nhiễm cùng một lúc, vì thế việc điều trị nên được thực hiện đồng loạt cho tất cả mọi người. Nguyên nhân lây nhiễm

Trẻ con thường bị lây nhiễm khi đưa các đồ vật bẩn vào miệng ngậm, hoặc ăn thức ăn có nhiễm trứng giun kim. Trứng được nuốt vào ruột sẽ nở và phát triển thành giun trưởng thành. Giun cái chui ra khỏi trực tràng vào ban đêm để đẻ trứng trên vùng da quanh hậu môn. Triệu chứng

Các triệu chứng khi nhiễm giun kim có thể là:


TÌM HIỂU CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP

203

• Ngứa quanh hậu môn, nhất là vào ban đêm khi giun cái đẻ trứng. • Các bé gái còn thấy ngứa nơi âm hộ. • Thường viêm ở hậu môn do kết quả của việc cào gãi làm trầy sướt. • Đôi khi, những con giun tí xíu có thể được nhìn thấy ngọ ngoạy trong phân. Khi nào cần đến bác sĩ?

Khi nghi ngờ bị nhiễm giun kim, nên đưa trẻ đến bác sĩ để chẩn đoán xác định. Bác sĩ có thể sẽ làm gì?

Bác sĩ sẽ hướng dẫn cách lấy trứng giun để khảo sát dưới kính hiển vi. Dùng một que dính đưa vào vùng hậu môn của trẻ để cho trứng giun dính vào đó, nên làm vào buổi sáng trước khi trẻ đi vệ sinh. Sau khi chẩn đoán xác định, bác sĩ sẽ điều trị đồng loạt cho tất cả mọi thành viên trong gia đình bằng một trong ba loại thuốc kháng ký sinh trùng: hai loại được dùng chỉ một liều duy nhất, loại thứ ba được uống mỗi ngày liên tục trong một tuần. Chỉ một lần điều trị có thể diệt sạch giun kim, nhưng để ngăn ngừa tái nhiễm, cả gia đình cần phải được điều trị một lần nữa vào 2 tuần lễ sau đó. Gia đình có thể làm gì?

Dạy cho trẻ biết giữ vệ sinh tốt, thường xuyên rửa tay sạch bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi tiêu. Với trẻ


204

BỆNH TRẺ EM

đã bị giun kim đang điều trị, dạy cho trẻ biết hạn chế việc cào gãi gây trầy sướt ở hậu môn. Tiên lượng

Không thể trị dứt được giun kim nếu không điều trị đồng loạt cho tất cả mọi thành viên trong gia đình, ngay cả với những người chưa có dấu hiệu nhiễm giun. Mặt khác, việc dùng thuốc tuy có thể diệt sạch giun kim, nhưng khả năng tái nhiễm tùy thuộc rất nhiều vào các biện pháp giữ vệ sinh chung trong gia đình.

2. HỘI CHỨNG KÉM HẤP THU (MALABSORPTION) Là tình trạng khi ruột non không làm tốt chức năng hấp thu dinh dưỡng. Rối loạn này thường luôn đi kèm với một bệnh khác, chẳng hạn như tiêu chảy mỡ, bệnh Crohn, bệnh xơ nang... Nguyên nhân

Khả năng hấp thu kém của ruột non thường là do niêm mạc ruột non bị tổn hại, làm giảm khả năng hấp thu dinh dưỡng. Đôi khi cũng có thể do thiếu một loại men tiêu hóa, làm cho thức ăn không thể phân hủy được thành những đơn vị nhỏ đủ để có thể hấp thu. Triệu chứng

Các triệu chứng chính thường là: • Phân hôi, rất nhạt màu và nổi trên mặt nước (do có nhiều chất béo không hấp thu được trong đó). • Giảm cân hoặc không tăng cân.


TÌM HIỂU CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP

205

• Kém năng động, lừ đừ. Biến chứng

Trong những trường hợp nghiêm trọng, hội chứng kém hấp thu có thể dẫn đến sự thiếu hụt các vitamin và khoáng chất. Sự thiếu hụt này tiếp tục dẫn đến suy dinh dưỡng và thiếu máu. Khi nào cần đến bác sĩ?

Nếu có dấu hiệu nghi ngờ là trẻ bị kém khả năng hấp thu dinh dưỡng, nên đưa trẻ đến bác sĩ ngay. Bác sĩ có thể sẽ làm gì?

Bác sĩ sẽ kiểm tra tổng quát thể trạng và cân nặng, chiều cao của trẻ để đánh giá mức độ hấp thu dinh dưỡng, cũng như tìm hiểu về chế độ ăn thường ngày của trẻ. Các xét nghiệm sẽ được thực hiện để chẩn đoán tìm nguyên nhân. Việc điều trị sẽ tùy thuộc vào nguyên nhân đã gây ra hội chứng kém hấp thu, kèm theo với một chế độ dinh dưỡng đặc biệt đảm bảo giúp trẻ nhanh chóng hồi phục. Gia đình có thể làm gì?

Tình trạng rất khó phát hiện nếu không có sự theo dõi thường xuyên sức khỏe và sự tăng trọng bình thường của trẻ. Vì thế, khi phát hiện trẻ chậm tăng cân hoặc giảm cân, cần nghĩ ngay đến một trường hợp kém khả năng hấp thu. Tiên lượng

Sau khi tìm ra và giải quyết tốt nguyên nhân của vấn đề, đồng thời chú ý cung cấp một chế độ dinh dưỡng tốt, trẻ sẽ nhanh chóng hồi phục và phát triển bình thường.


206

BỆNH TRẺ EM

3. VIÊM RUỘT Viêm ruột ở đây chỉ chung cho hai chứng bệnh viêm mạn tính thường gặp ở đường ruột, có triệu chứng khá giống nhau, là bệnh Crohn và bệnh viêm loét kết tràng. Các bệnh này hiếm gặp ở trẻ dưới 7 tuổi và thường gặp hơn ở độ tuổi thiếu niên. Nguyên nhân gây bệnh vẫn chưa được biết, nhưng bệnh có tính chất di truyền trong gia đình. a. BỆNH CROHN

Bệnh viêm mạn tính ở đường ruột này trước đây khá hiếm gặp, nhưng nay ngày càng nhiều hơn. Mặc dù bệnh có thể gây viêm ở bất cứ phần nào trong đường tiêu hóa, nhưng thường gặp nhất là ở phần cuối của ruột non. Do ảnh hưởng của tình trạng viêm lâu ngày, thành ruột non trở nên rất dày và có thể hình thành những ổ loét sâu xuyên thủng qua. Bệnh làm cho ruột non giảm khả năng hấp thu dinh dưỡng từ thức ăn. Triệu chứng

Các triệu chứng của bệnh Crohn thường phát triển chậm chạp, bao gồm: • Tiêu chảy. Thỉnh thoảng trong phân có máu, mủ hoặc chất nhầy nếu như ruột kết bị ảnh hưởng. • Đau bụng từng cơn. • Sốt. • Buồn nôn. • Trẻ chậm phát triển, giai đoạn dậy thì đến trễ. • Giảm cân và biếng ăn, ăn không ngon. • Đôi khi gây loét hậu môn.


TÌM HIỂU CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP

207

Biến chứng

Thành ruột bị dày dẫn đến hẹp đường ruột, có thể đến mức gây tắc ruột. Các biến chứng có thể gặp ở những nơi khác trong cơ thể là viêm khớp và viêm mắt. Hình chụp X-quang với thuốc cản quang baryt có thể cho thấy phần bị hẹp ở cuối ruột non do bệnh Crohn gây ra. Hình ảnh nội soi thì cho thấy thành ruột bị dày lên với những ổ loét có màu vàng hoặc hơi trắng. Khi nào cần đến bác sĩ? Khi các triệu chứng kể trên xuất hiện và kéo dài quá vài ba ngày. Mặc dù các triệu chứng này chưa đủ để chẩn đoán xác định, vì có thể tương tự với các trường hợp nhiễm trùng ruột khác, nhưng các xét nghiệm như chụp X-quang với thuốc cản quang baryt và nội soi ruột non sẽ giúp phát hiện bệnh sớm. Bác sĩ có thể sẽ làm gì?

Sau khi chẩn đoán xác định, việc điều trị có thể sẽ dùng đến các thuốc kháng viêm. Có thể gia đình sẽ được hướng dẫn cho trẻ ăn một chế độ ăn loãng với các món ăn có protein dễ phân hóa, giúp cho sự hấp thụ của ruột non được dễ dàng hơn. Trong những trường hợp nghiêm trọng, hoặc nếu trẻ bị suy dinh dưỡng nặng, có thể sẽ phải sử dụng phương pháp truyền thuốc và dinh dưỡng qua đường tĩnh mạch. Đôi khi có thể cần đến việc truyền máu. Nếu việc điều trị thuốc men không cải thiện được tình trạng, hoặc nếu có xảy ra các biến chứng quan trọng, có thể cần phải phẫu thuật cắt bỏ đoạn ruột đã bị tổn thương.


208

BỆNH TRẺ EM

Tiên lượng

Bệnh Crohn là một bệnh kéo dài. Một số trẻ em bị bệnh có thể sẽ phải tiếp tục chịu đựng những cơn bộc phát của bệnh trong nhiều năm. Các triệu chứng thường tái phát từng đợt với khoảng cách giữa hai đợt từ vài ba tháng cho đến một vài năm. Với một số trẻ khác may mắn hơn, bệnh biến mất sau một hoặc hai lần bộc phát. b. VIÊM LOÉT KẾT TRÀNG (ULCERATIVE COLITIS)

Bệnh gây viêm loét ở kết tràng và trực tràng. Giai đoạn phát bệnh đầu tiên thường dữ dội nhất, sau đó các triệu chứng bắt đầu dao động không ổn định trong suốt một thời gian dài. Triệu chứng

Tiêu chảy ra phân có máu là triệu chứng chính của bệnh, có thể kèm theo đó là: • Đau và nhạy cảm ở vùng bụng. • Có cảm giác no hơi, đầy bụng. • Sốt. • Buồn nôn. • Biếng ăn, ăn không ngon. • Chậm phát triển. • Giảm cân. Hình chụp X-quang với thuốc cản quang baryt có thể cho thấy những vùng chịu ảnh hưởng của bệnh rất dễ phân biệt do không có những nếp gấp như ở các đoạn ruột bình thường. Hình ảnh nội soi thì cho thấy những vùng bị loét trên niêm mạc ruột kết có màu hơi trắng.


TÌM HIỂU CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP

209

Biến chứng

Mất máu nhiều lần có thể gây ra thiếu máu. Một biến chứng nguy hiểm có nguy cơ đe dọa mạng sống của trẻ là ruột kết có thể lớn lên khác thường. Khi nào cần đến bác sĩ?

Khi có các triệu chứng tiêu chảy trong phân có máu và kèm theo đau bụng, nên đưa trẻ đến bác sĩ ngay trong vòng 24 giờ. Bác sĩ có thể sẽ làm gì? Những triệu chứng như trên chưa đủ để xác định bệnh, nhưng khi có nghi ngờ bác sĩ sẽ cho thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán cần thiết để phân biệt với các trường hợp nhiễm trùng ruột.

Việc điều trị chủ yếu dùng thuốc kháng viêm. Nếu thuốc không đủ tác dụng làm ngưng các triệu chứng, hoặc nếu ruột kết đã bị tổn thương quá nặng nề, có thể cần phải phẫu thuật cắt bỏ phần bị tổn thương, đồng thời ruột được mở thông xuyên qua bụng (mổ thông hồi tràng) để đưa phân ra bên ngoài. Tiên lượng

Thuốc kháng viêm có thể sẽ phải dùng liên tục vô thời hạn. Những trường hợp nghiêm trọng cần phẫu thuật, bệnh nhân thường phải chấp nhận làm quen lâu dài với việc thải phân qua hậu môn nhân tạo.

4. VIÊM RUỘT THỪA (APENDICITIS) Ruột thừa là một ống nhỏ hình như ngón tay phân nhánh ra từ phần đầu tiên của ruột già. Hiện nay người ta vẫn


210

BỆNH TRẺ EM

chưa biết được là ruột thừa có chức năng gì. Tuy nhiên, đôi khi ruột thừa có thể bị viêm vì những nguyên nhân không được rõ. Viêm ruột thừa là nguyên nhân thường gặp nhất gây ra những cơn đau bụng cần phải phẫu thuật ở trẻ em dưới 16 tuổi. Triệu chứng

Các triệu chứng chính là: • Đau ngấm ngầm ở phần dưới bụng. Khi ấn nhẹ lên chỗ đau, hoặc khi di chuyển, hoặc khi thở sâu đều làm cho cơn đau tăng thêm. Vì thế, trẻ thường chỉ muốn nằm yên. • Cảm giác buồn nôn, nhưng có thể có hoặc không có nôn mửa. • Sốt cao. • Táo bón hoặc tiêu chảy. Đặc trưng của cơn đau viêm ruột thừa thường là bắt đầu quanh rốn. Đau ngày càng dữ dội hơn và chuyển sang phía bên phải, ở một vị trí thấp hơn trong khoảng vài giờ sau đó. Biến chứng

Khi không được phát hiện và điều trị kịp thời, ruột thừa viêm có thể vỡ ra, chảy mủ vào khoang bụng và gây viêm màng bụng, một trường hợp cực kỳ nguy hiểm có thể dẫn đến tử vong. Sau khi ruột thừa vỡ, đau sẽ lan ra khắp bụng và kéo dài liên tục. Gia đình có thể làm gì?

Khi một cơn đau bụng bắt đầu, thường rất khó biết được liệu đó có phải là một vấn đề nghiêm trọng hay không. Có


TÌM HIỂU CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP

211

thể dùng một chai đựng nước nóng bọc quanh bằng vải mềm rồi áp lên chỗ đau nơi bụng để làm cho trẻ cảm thấy dễ chịu hơn. Không được cho trẻ uống paracetamol hay bất cứ loại thuốc nào khác có tác dụng giảm đau, vì điều đó sẽ làm cho việc chẩn đoán trở nên khó khăn. Không nên cho trẻ ăn hay uống bất cứ món gì trước khi xác định được chính xác nguyên nhân, bởi vì rất có thể sẽ cần đến phẫu thuật. Khi nào cần đến bác sĩ?

Nếu trẻ đau bụng dữ dội hoặc kéo dài đến 3 giờ liền, cần đưa trẻ đến bác sĩ ngay. Nếu cơn đau bụng kéo dài đến 6 giờ liền, nên đưa trẻ đến ngay bệnh viện gần nhất. Bác sĩ có thể sẽ làm gì?

Nếu nghi ngờ là viêm ruột thừa, bác sĩ sẽ đề nghị điều trị tại bệnh viện. Nếu các bước chẩn đoán tiếp theo cho thấy rất có thể là một trường hợp viêm ruột thừa, bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật. Việc xác định chính xác một trường hợp viêm ruột thừa đôi khi rất khó khăn, vì các triệu chứng thường tương tự với nhiều bệnh khác ở bụng. Tuy nhiên, ngay cả khi việc phẫu thuật cho thấy có sai lầm trong chẩn đoán, nghĩa là ruột thừa không bị viêm, bác sĩ vẫn sẽ cắt bỏ ruột thừa để tránh một trường hợp viêm sau này. Sở dĩ có thể làm như vậy là vì ruột thừa được xem như không có chức năng gì rõ rệt cả. Sau phẫu thuật, trẻ sẽ được cho dùng thuốc giảm đau trong 24 giờ. Nếu ruột thừa không bị vỡ trước khi cắt bỏ, trẻ có thể sẽ được về nhà sau khoảng 3 hay 4 ngày. Nếu ruột


212

BỆNH TRẺ EM

thừa bị vỡ, trẻ sẽ cần được điều trị bằng kháng sinh và theo dõi trong bệnh viện cho đến khoảng 7 ngày sau đó. Tiên lượng

Phẫu thuật ruột thừa không có biến chứng viêm nhiễm sẽ hồi phục nhanh. Sau một ngày có thể cho trẻ ăn uống nhẹ và sau 3 ngày có thể ăn uống bình thường trở lại. Những trường hợp có biến chứng viêm nhiễm sẽ mất nhiều thời gian hơn trước khi hồi phục. Sau phẫu thuật, tránh những hoạt động thể thao cần gắng sức trong khoảng ít nhất là một tháng.

5. VIÊM DẠ DÀY-RUỘT (GASTROENTERITIS) Viêm dạ dày-ruột gây ra tiêu chảy có hoặc không có kèm theo nôn mửa, là bệnh đường tiêu hóa rất thường gặp ở trẻ em. Mặc dù đây thường là một bệnh nhẹ, nhưng cũng có những trường hợp nghiêm trọng, nhất là khi xảy ra với trẻ sơ sinh. Nguyên nhân gây bệnh thường gặp nhất ở trẻ em là nhiễm virus lây truyền qua không khí hoặc qua tiếp xúc với phân người có bệnh. Vi khuẩn lây lan qua thức ăn hoặc nước uống cũng có thể gây viêm dạ dày-ruột. Triệu chứng

Một số hoặc tất cả những triệu chứng sau đây có thể sẽ xuất hiện trong vòng 1 đến 5 ngày sau khi trẻ nhiễm bệnh: • Tiêu chảy. • Nôn mửa.


TÌM HIỂU CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP

213

• Biếng ăn. • Đau bụng. • Mỏi mệt, rũ rượi. • Sốt. Biến chứng

Có thể dẫn đến mất nước nghiêm trọng do tiêu chảy và nôn mửa. Trẻ còn đang bú thường dễ bị mất nước nhất. Khi nào cần đến bác sĩ?

Nếu trẻ chưa được 2 tháng tuổi có các triệu chứng viêm dạ dày-ruột, nên đưa trẻ đến bác sĩ ngay. Trong những trường hợp khác, cần đưa trẻ đến bác sĩ nếu có dấu hiệu bị mất nước hoặc bệnh không thuyên giảm sau 24 giờ, ngay cả khi các triệu chứng có vẻ như không nghiêm trọng lắm. Bác sĩ có thể sẽ làm gì?

Để chẩn đoán chính xác, bác sĩ có thể sẽ tiến hành việc xét nghiệm máu. Có thể trẻ sẽ được truyền dịch qua đường tĩnh mạch và không được ăn uống gì trong vòng 24 giờ. Sau đó, trẻ sẽ được cho uống dung dịch bù nước và gia tăng dần lượng thức ăn cho đến mức bình thường. Gia đình có thể làm gì?

Trong hầu hết các trường hợp, việc điều trị viêm dạ dàyruột thường không phải làm gì khác ngoài việc để trẻ nghỉ ngơi và theo dõi bù nước tốt cho trẻ. Gia đình có thể tự chuẩn bị các dung dịch uống thích hợp cho trẻ theo chỉ dẫn ở mục Tiêu chảy ở trẻ sơ sinh (trang 407) và mục Tiêu chảy ở trẻ em (trang 427) trong phần Chẩn đoán bệnh trẻ em.


214

BỆNH TRẺ EM

Nếu trẻ còn bú mẹ hoàn toàn, cho trẻ uống dung dịch bù nước trước mỗi lần bú. Nếu các triệu chứng giảm đi, có thể giảm dần lượng nước trong khoảng 5 ngày. Với trẻ bú sữa bình, ngưng không cho trẻ bú trong ngày đầu tiên phát bệnh, chỉ cho trẻ uống dung dịch bù nước đều đặn suốt ngày. Ngày thứ hai, cho trẻ bú một nửa lượng sữa pha với một nửa lượng dung dịch chống mất nước. Ngày thứ ba, trẻ hồi phục và có thể cho bú theo chế độ bình thường. Với trẻ đã lớn hơn, việc điều trị thường kéo dài có thể đến 5 ngày. Ngày thứ nhất chỉ cho trẻ uống dung dịch chống mất nước, có thể xen lẫn với nước ép trái cây không đường. Ngày thứ hai có thể cho trẻ ăn thêm ít cháo gạo với rau và vẫn cho uống đủ dung dịch bù nước, có thể thêm một ít nước ép trái cây không đường. Ngày thứ ba có thể cho trẻ ăn thêm một ít các thức ăn có đạm và đồng thời có thể cho uống sữa trở lại. Ngày thứ tư, chế độ ăn của trẻ có thể được bổ sung trứng, thịt, cá... Và ngày thứ năm, chế độ ăn có thể trở lại như bình thường. Làm sao để phòng ngừa?

Việc lây nhiễm virus gây bệnh hầu như không thể phòng ngừa được. Tuy nhiên, sau mỗi lần mắc bệnh, trẻ phát triển khả năng miễn nhiễm với loại virus đã gây bệnh. Phòng ngừa vi khuẩn gây bệnh có phần dễ dàng hơn. Cần tiệt trùng kỹ tất cả các vật dụng trước khi cho trẻ ăn bú hoặc ăn. Mọi người trong gia đình phải thận trọng không dùng chung các đồ dùng vệ sinh cá nhân. Hạn chế việc cất giữ thức ăn thừa, nếu có phải đảm bảo trong điều kiện nhiệt độ thích hợp. Để diệt vi khuẩn Salmonella, cần luộc trứng đến 6 phút. Thịt gà cần phải được nấu thật chín nhừ.


TÌM HIỂU CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP

215

Trẻ bị viêm dạ dày-ruột sẽ là nguồn lây nhiễm cho đến khi nào phân trở lại bình thường. Vì thế, trong thời gian có trẻ bệnh cần đặc biệt lưu ý vấn đề vệ sinh chung, nhất là phải luôn luôn rửa sạch tay sau mỗi lần đi vệ sinh. Tiên lượng

Viêm dạ dày-ruột có thể tự khỏi trong vài ba ngày không cần điều trị. Tuy nhiên, việc theo dõi chặt chẽ sẽ đảm bảo trẻ không bị mất nước và kịp thời phát hiện các triệu chứng bệnh khác. Nếu chăm sóc tốt, bệnh hiếm khi kéo dài quá 5 ngày.

6. ĐI TIÊU PHÂN SỐNG (TODDLER’S DIARRHOEA) Trẻ em từ 1 đến 3 tuổi thỉnh thoảng thường bị đi tiêu phân sống. Trẻ đang khỏe mạnh bình thường bỗng đi tiêu ra phân nước và có thể nhìn thấy những thức ăn đã ăn vào còn nguyên dạng trong phân, chẳng hạn như rau đậu, cà rốt... Nguyên nhân

Cho đến nay nguyên nhân của hiện tượng này vẫn chưa được biết rõ. Tuy nhiên, có nhiều khả năng là do trẻ không nhai kỹ thức ăn. Triệu chứng

Ngoài việc đi ra phân sống - trong phân còn nguyên dạng thức ăn đã ăn vào - trẻ không có bất cứ một triệu chứng nào khác và vẫn khỏe mạnh bình thường.


216

BỆNH TRẺ EM

Khi nào cần đến bác sĩ?

Đi tiêu phân sống không phải là vấn đề đáng lo ngại. Tuy nhiên, cần đưa trẻ đến bác sĩ để chẩn đoán loại trừ các bệnh nghiêm trọng khác. Bác sĩ có thể sẽ làm gì?

Để chẩn đoán xác định, bác sĩ có thể sẽ kiểm tra cân nặng và chiều cao của trẻ để đảm bảo là trẻ phát triển bình thường. Nếu trẻ phát triển chậm hơn mức bình thường, có thể đây không đơn thuần là một trường hợp đi tiêu phân sống mà có thể là dấu hiệu của một bệnh tiềm ẩn khác. Bác sĩ có thể sẽ cho xét nghiệm phân để tìm nguyên nhân. Gia đình có thể làm gì?

Một trường hợp đơn thuần là đi tiêu phân sống không có gì đáng lo ngại và không cần bất cứ biện pháp điều trị nào. Cũng không cần phải thay đổi hay giới hạn chế độ ăn của trẻ. Tuy nhiên, có thể nghiền nhỏ hoặc nấu nhừ hơn những loại thức ăn nào mà trẻ khó nhai hoặc tiêu hóa kém. Tiên lượng

Thường thì tình trạng này sẽ không còn nữa khi trẻ đã được 3 tuổi và cũng không để lại bất cứ ảnh hưởng xấu nào.

7. TÁO BÓN (CONSTIPATION) Táo bón là tình trạng trẻ đi phân khô, cứng và không thường xuyên. Nếu trẻ chỉ đi tiêu không thường xuyên, điều đó không có nghĩa là táo bón. Bởi vì trẻ em có thể khác nhau rất nhiều về số lần đi tiêu, từ 4 lần mỗi ngày cho đến 4 ngày


TÌM HIỂU CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP

217

một lần đều có thể là bình thường. Táo bón thường chỉ trong một giai đoạn ngắn, nhưng đôi khi cũng có thể kéo dài dai dẳng. Nguyên nhân

Táo bón tạm thời thường gây ra khi cơ thể bị mất nước, thường do những bệnh có triệu chứng sốt cao và nôn mửa. Trong khoảng thời gian từ 1 đến 2 tuổi, việc thay đổi chế độ ăn uống của trẻ (chẳng hạn như thay đổi loại sữa, bắt đầu một loại thức ăn mới...) cũng có thể là nguyên nhân gây ra táo bón. Với những trẻ đã lớn, chế độ ăn thiếu chất xơ - có nhiều trong rau cải, trái cây, ngũ cốc... - là nguyên nhân thường gặp nhất gây ra táo bón. Một trường hợp táo bón có thể kéo dài nếu như có một vết rách gây đau ở hậu môn do phân quá cứng. Vết đau làm cho trẻ thấy sợ mỗi lần đi tiêu, và do đó phản ứng tự nhiên bằng cách cố nín lại. Trẻ cũng có phản ứng tương tự nếu bị buộc phải đi vệ sinh trong bô quá sớm khi chưa đủ tuổi, hoặc khi có những vấn đề bất ổn về cảm xúc. Triệu chứng

Các triệu chứng bao gồm: • Đi tiêu không thường xuyên. • Đau khi đi tiêu. • Phân cứng và khô. Khi táo bón lâu năm, có thể có các triệu chứng: • Không kiểm soát được phân lỏng rỉ ra từ hậu môn, làm ướt nhớp quần. • Đau mỗi khi cố rặn phân ra.


218

BỆNH TRẺ EM

• Biếng ăn, ăn không ngon. • Có máu trong phân. Khi nào cần đến bác sĩ?

Nên đưa trẻ đến bác sĩ nếu táo bón kéo dài hơn một tuần, nếu đau nhiều khi đi tiêu, hoặc nếu nghi ngờ đã chuyển sang táo bón kinh niên. Bác sĩ có thể sẽ làm gì?

Sau khi chẩn đoán xác định, nếu cần thiết phải can thiệp bằng thuốc, bác sĩ có thể sẽ cho dùng các loại thuốc làm mềm phân hoặc nhuận tràng. Bác sĩ sẽ hướng dẫn việc tạo cho trẻ thói quen đi tiêu đều đặn vào những giờ nhất định trong ngày. Khi đã tạo được thói quen đi tiêu đều đặn, thường là phải mất khoảng 2 tháng, việc dùng thuốc sẽ được giảm dần. Vết rách ở hậu môn nếu có cũng không cần thiết phải điều trị. Khi phân được làm mềm đi, vết rách sẽ tự khỏi, thường là trong khoảng 6 tuần lễ. Gia đình có thể làm gì?

Hầu hết các trường hợp táo bón có thể được giải quyết tại gia đình, bằng vào việc thay đổi chế độ ăn uống thích hợp. Cho trẻ uống nhiều nước, ăn nhiều rau cải, trái cây. Đôi khi cũng cần lưu ý cho trẻ ăn thêm những thức ăn đặc biệt giàu chất xơ như gạo lứt, chuối, xoài... Với trẻ bị táo bón, không nên cho uống mỗi ngày nhiều hơn 500ml sữa, vì sữa có thể làm cho táo bón càng nặng hơn. Tiên lượng

Táo bón dù là tạm thời hay kéo dài trong tuổi thơ ấu thường không phải là nguyên nhân gây ra các vấn đề về đường ruột khi trưởng thành.


TÌM HIỂU CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP

219

8. TIÊU CHẢY MỠ (COELIAC DISEASE) Bệnh hiếm gặp, gây ra do sự nhạy cảm của ruột non với một loại protein (gluten) có trong ngũ cốc. Phản ứng với loại protein này làm cho niêm mạc ruột non trở nên khác thường - có thể trở lại bình thường sau đó - nên không thể hấp thụ tốt thức ăn. Lớp niêm mạc ruột non có hàng triệu cấu trúc li ti có hình dạng dựng lên như những ngón tay, gọi là các nhung mao, giữ chức năng hấp thu dinh dưỡng. Trong bệnh tiêu chảy mỡ, các nhung mao nằm phẳng xuống nên khả năng hấp thu dinh dưỡng bị kém đi. Triệu chứng Các triệu chứng thường xuất hiện khoảng một tháng sau khi bắt đầu cho trẻ ăn thức ăn đặc, có thể bao gồm:

• Giảm cân hoặc không tăng cân. • Phân hôi, rất nhạt màu và nổi trên mặt nước (do có nhiều chất béo không hấp thu được trong đó). • Da nhợt nhạt, hơi thở yếu ớt, đứt quãng, mất sinh khí do thiếu máu. Những thức ăn như bột ngũ cốc, bánh quy, thường là những nguyên nhân thường gặp nhất gây ra tiêu chảy mỡ. Khi nào cần đến bác sĩ?

Bệnh thường phát triển rất chậm nên trẻ ít khi đột ngột ngã bệnh. Tuy nhiên, nếu trẻ có bất cứ dấu hiệu nào có thể nghi ngờ là tiêu chảy mỡ, nên đưa trẻ đến bác sĩ ngay.


220

BỆNH TRẺ EM

Bác sĩ có thể sẽ làm gì?

Bác sĩ sẽ kiểm tra tổng quát thể trạng và cân nặng, chiều cao của trẻ để đánh giá mức độ hấp thu dinh dưỡng. Có thể cần xét nghiệm máu để tìm dấu hiệu thiếu máu và tìm các chất kháng thể chống gluten. Nếu các xét nghiệm cho kết quả dương tính với bệnh, trẻ cần được đưa vào bệnh viện để tiếp tục làm sinh thiết mô ở niêm mạc ruột non. Chỉ khi nào kết quả sinh thiết cho thấy có sự thay đổi ở niêm mạc ruột non thì việc chẩn đoán bệnh mới được xác định. Việc điều trị không làm gì khác hơn ngoài việc điều chỉnh một chế độ ăn thích hợp cho trẻ. Gia đình có thể làm gì?

Loại bỏ gluten ra khỏi chế độ ăn của trẻ nếu như trẻ mắc bệnh này. Hiện sẵn có nhiều sản phẩm bột, bánh trên thị trường đã loại bỏ gluten để chọn dùng. Với các loại thực phẩm khác như các sản phẩm sữa, trứng, thịt, cá, rau cải, trái cây... vẫn nên cho trẻ ăn như bình thường. Tiên lượng

Các triệu chứng sẽ mất đi trong vòng 2 tuần kể từ khi điều chỉnh chế độ ăn thích hợp cho trẻ, và trẻ sẽ bắt đầu tăng trưởng bình thường trở lại. Trong hầu hết các trường hợp, có thể trẻ phải duy trì chế độ ăn uống không có gluten suốt đời.

9. HỘI CHỨNG KÍCH THÍCH RUỘT (IRRITABLE BOWEL SYNDROM) Hội chứng kích thích ruột là một rối loạn không thường gặp ở trẻ em, tạo ra những cơn đau bụng lập lại nhiều lần


TÌM HIỂU CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP

221

kèm theo với tiêu chảy hoặc táo bón, hoặc cả hai. Hội chứng này có thể gây ra do tâm trạng căng thẳng, hoặc cũng có thể do dị ứng với một loại thức ăn nào đó, chẳng hạn như protein trong sữa bò, đậu phộng, trứng... Triệu chứng

Các triệu chứng chính thường là: • Đau bụng, thường giảm nhẹ sau mỗi lần đại tiện hay trung tiện. • Thường xuyên có cảm giác đầy và sưng phồng trong bụng. • Bụng đầy hơi, tiêu chảy hay táo bón, hoặc xen kẽ những lần tiêu chảy với táo bón. • Đôi khi thấy buồn nôn, đau đầu và mệt mỏi, uể oải. Khi nào cần đến bác sĩ?

Nếu có những triệu chứng nghi ngờ là hội chứng kích thích ruột, nên đưa trẻ đến bác sĩ để chẩn đoán xác định. Bác sĩ có thể sẽ làm gì?

Việc chẩn đoán dựa trên các triệu chứng và thăm khám thực thể, đôi khi cần được tiến hành trong bệnh viện để có thể chẩn đoán loại trừ các bệnh có triệu chứng tương tự khác như bệnh gardia, viêm ruột hay các trường hợp do phản ứng với thức ăn. Nếu chẩn đoán xác định, việc điều trị thường chủ yếu là giải quyết các triệu chứng. Gia đình có thể làm gì?

Một chế độ ăn nhiều chất xơ có thể sẽ mang lại hiệu quả tốt, nhất là khi táo bón là triệu chứng bộc lộ rõ nhất. Cần lưu ý một số thức ăn có thể làm cho các triệu chứng trở nên


222

BỆNH TRẺ EM

nghiêm trọng hơn. Vì thế, việc theo dõi mối tương quan giữa các món ăn của trẻ với sự biến chuyển của bệnh sẽ rất có ích. Tâm trạng lo lắng căng thẳng hoặc không thoải mái thường cũng có tác dụng làm gia tăng mức độ của các triệu chứng bệnh, vì thế nên cố gắng hạn chế những gì có thể làm trẻ khó chịu. Tiên lượng

Hội chứng kích thích bụng thường là một tình trạng kéo dài, và các triệu chứng có nhiều khả năng sẽ tái phát nhiều lần trong đời.

10. TẮC RUỘT (INTESTINAL OBSTRUCTION) Hay còn gọi là ngẹt ruột, nghẽn ruột, chỉ cho tình trạng ruột non hay ruột già bị tắc nghẽn hoàn toàn hoặc một phần, làm cho thức ăn không thể đi qua tự do. Khi thức ăn bị nghẽn lại không di chuyển được trong ruột sẽ gây ra cơn đau thắt ruột dữ dội. Đây là trường hợp cần can thiệp tức thời. Nếu tắc ruột hoàn toàn không được xử lý kịp có thể dẫn đến tử vong. Nguyên nhân Ở trẻ em dưới 2 tuổi, nguyên nhân gây tắc ruột thường gặp nhất là lồng ruột, nghĩa là một đoạn ruột tự lồng vào chính nó, giống như khi ta lộn một ống tay áo từ trong ra ngoài. Lồng ruột thường xảy ra ở đoạn tiếp xúc giữa ruột già và ruột non.

Tuy nhiên, ở trẻ sơ sinh thì lồng ruột có thể là do một trường hợp thoát vị hoặc khuyết tật bẩm sinh của ruột.


TÌM HIỂU CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP

223

Các nguyên nhân khác gây tắc ruột trẻ em ở mọi độ tuổi có thể bao gồm bệnh Crohn, xoắn ruột... Triệu chứng

Các triệu chứng có thể bao gồm: • Đau thắt từng cơn dữ dội trong bụng. • Nôn mửa, có thể nôn ra một chất lỏng màu vàng hơi xanh. Nôn mửa có thể gia tăng ngày càng nhiều lần hơn. • Đầy hơi trong bụng nhưng không thể đại tiện được. Trong trường hợp chỉ tắc ruột một phần, phân vẫn có thể đi qua được, sẽ giảm đau tạm thời sau mỗi lần đại tiện. • Có nhầy nhớt lốm đốm máu trong phân, nếu là một trường hợp do lồng ruột. • Sốt cao và sưng phồng vùng bụng nếu không được can thiệp kịp thời. Biến chứng

Có nguy cơ đoạn ruột tắc bị vỡ ra, sẽ dẫn đến viêm màng bụng rất nguy hiểm. Đoạn ruột ấy cũng có thể bị chết đi (hoại tử), là một biến chứng có thể gây tử vong. Một biến chứng nghiêm trọng khác nữa là nôn mửa nhiều có thể dẫn đến tình trạng mất nước. Khi nào cần đến bác sĩ?

Gọi xe cấp cứu ngay hoặc đưa trẻ đến bệnh viện gần nhất nếu có dấu hiệu nghi ngờ trẻ bị tắc ruột. Bác sĩ có thể sẽ làm gì?

Trong khi chờ đợi chẩn đoán, có thể trẻ sẽ được truyền dịch tĩnh mạch ngay để chống mất nước. Để chẩn đoán xác


224

BỆNH TRẺ EM

định và tìm nguyên nhân gây tắc ruột, bác sĩ sẽ đề nghị tiến hành chụp X-quang. Nếu nghi ngờ là một trường hợp lồng ruột, một phương pháp X-quang đặc biệt sẽ được thực hiện, bao gồm cả việc bơm không khí hoặc chất cản quang baryt vào ruột. Áp lực bơm thường có thể giúp đoạn ruột lồng được tháo ra trở lại vị trí bình thường. Nếu phương pháp này không có hiệu quả, có thể cần phải tiến hành phẫu thuật. Tắc ruột do những nguyên nhân khác cũng thường đòi hỏi phải được phẫu thuật, đôi khi còn phải cắt bỏ một phần ruột bị tắc. Tiên lượng

Nếu tắc ruột có thể được điều trị tốt, sau đó trẻ có thể phát triển bình thường như trước, ngay cả khi phải phẫu thuật cắt bỏ một đoạn ruột ngắn. Tuy nhiên, nếu nguyên nhân gây tắc ruột là một bệnh khác, chẳng hạn như bệnh Crohn, sẽ có nguy cơ tái phát nếu như bệnh không được điều trị một cách hiệu quả.

11. HỒI LƯU DẠ DÀY-THỰC QUẢN (GASTRO-OESOPHAGEAL REFLUX) Chứng hồi lưu dạ dày-thực quản là tình trạng thường gặp nhất trong năm tuổi đầu tiên của trẻ và thường bắt đầu khoảng vài ba tuần lễ sau khi sinh. Trong tình trạng này, những gì được đưa vào dạ dày bị tống ngược trở lại thực quản (hồi lưu) bởi vì cơ vòng ngăn giữa dạ dày với thực quản quá yếu, không co thắt đủ để ngăn cản sự đi ngược dòng này. Trong hầu hết trường hợp, đây chỉ là một vấn đề xảy ra tạm thời, không kéo dài.


TÌM HIỂU CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP

225

Triệu chứng

Các triệu chứng chính khi có xảy ra hồi lưu là: • • • • •

Nôn mửa kéo dài. Sữa liên tục chảy ngược ra ngoài miệng khi cho trẻ bú. Ho, nếu dòng sữa chảy ngược bị hút vào phổi. Trẻ khóc nhiều, bứt rứt khó chịu. Không tăng cân, nếu như tình trạng kéo dài và nghiêm trọng.

Khi nào cần đến bác sĩ?

Đưa trẻ đến bác sĩ ngay nếu trẻ nôn ra có lẫn máu. Ngoài ra, nếu có các triệu chứng hồi lưu như kể trên, nên đưa trẻ đến bác sĩ để chẩn đoán xác định. Bác sĩ có thể sẽ làm gì?

Việc chẩn đoán xác định có thể cần đến xét nghiệm máu và nước tiểu, chủ yếu là để phát hiện hoặc loại trừ các nguyên nhân nguy hiểm khác gây nôn mửa, chẳng hạn như viêm dạ dày-ruột hay hẹp môn vị... Rất hiếm khi cần phải điều trị bằng thuốc. Tuy nhiên, nếu xét cần bác sĩ sẽ cho dùng một loại thuốc làm giảm bớt lượng acid trong dạ dày. Trong hầu hết các trường hợp, những chỉ dẫn cho gia đình về việc chăm sóc trẻ đã là quá đủ. Gia đình có thể làm gì?

Thay đổi tư thế của trẻ khi nằm ngủ có thể giúp giảm nhẹ tình trạng hồi lưu. Với trẻ lớn hơn, cần cho trẻ ngồi nhiều hơn nằm. Nếu có thể được, cho trẻ ăn nhiều thức ăn đặc hơn. Đừng bao giờ cho trẻ uống nhiều nước mà không kèm theo một món ăn đặc nào đó.


226

BỆNH TRẺ EM

Cho trẻ ngủ trong tư thế nằm nghiêng với đầu hơi cao hơn so với chân. Tư thế này có thể giúp giảm bớt tình trạng hồi lưu. Tiên lượng

Hầu hết trẻ em sẽ vượt qua tình trạng này khi được một năm tuổi, ngay cả khi không được điều trị.

12. HẸP MÔN VỊ (PYLORIC STENOSIS) Tình trạng bất thường ít gặp, xảy ra ở trẻ dưới 2 tháng tuổi. Môn vị là chỗ nối giữa dạ dày vào ruột non. Nếu môn vị bị hẹp nghiêm trọng, thức ăn từ dạ dày chỉ có thể đưa vào ruột non một lượng rất nhỏ, phần còn lại buộc phải nôn mửa ra. Do đó, trẻ tất yếu sẽ bị giảm cân trầm trọng. Hẹp môn vị thường do các cơ bao quanh dày lên khác thường. Nguyên nhân không rõ, nhưng thường gặp ở các bé trai nhiều hơn. Triệu chứng

Các triệu chứng của một trường hợp hẹp môn vị thường xuất hiện trong khoảng thời gian từ 2 đến 6 tuần sau khi sinh, bao gồm: • Nôn mửa kéo dài. Nôn với sức phun ra rất mạnh, có thể làm cho những chất nôn mửa vọt ra khá xa. • Cảm giác đói liên tục. Trẻ thường muốn bú ngay sau khi nôn mửa xong. • Đi tiêu không đều đặn. • Giảm cân và trở nên kém năng động, lừ đừ nếu các triệu chứng kéo dài đến hơn vài ba ngày.


TÌM HIỂU CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP

227

Biến chứng

Nôn mửa kéo dài có thể dẫn đến mất nước nghiêm trọng. Khi nào cần đến bác sĩ?

Đưa trẻ đến bệnh viện gần nhất nếu có dấu hiệu cho thấy trẻ bị mất nước nghiêm trọng. Đưa trẻ đến bác sĩ khi thấy những triệu chứng như kể trên. Bác sĩ có thể sẽ làm gì?

Bác sĩ có thể sẽ khám ở bụng trong khi trẻ đang bú để dò tìm một chỗ sưng phồng trong vùng môn vị. Nếu thăm khám cho thấy có khả năng là hẹp môn vị, trẻ sẽ được đưa vào điều trị trong bệnh viện. Kết quả chẩn đoán có thể cần xác định lại bằng siêu âm. Nếu trẻ có dấu hiệu mất nước sẽ được truyền dịch ngay qua đường tĩnh mạch. Vị trí chỗ hẹp sẽ được xử lý bằng một phẫu thuật nhỏ để làm rộng ra. Nếu không có biến chứng phức tạp, trẻ có thể được cho về nhà trong ngày hôm sau. Gia đình có thể làm gì?

Trong khi chờ đợi chẩn đoán và điều trị, cho trẻ bú ít nhưng thường xuyên, nhiều lần. Sau phẫu thuật, nên cho trẻ bú từng ít một với lượng tăng dần, sao cho đạt đến mức bình thường sau khoảng 48 đến 72 giờ. Tiên lượng

Sau điều trị, tình trạng sẽ không tái phát. Trẻ phát triển bình thường và không có bất cứ ảnh hưởng xấu nào về sau.


228

BỆNH TRẺ EM

13. THOÁT VỊ (HERNIA) Thoát vị là tình trạng khi có một đoạn ruột nhô ra qua thành bụng. Có nhiều kiểu thoát vị, tùy thuộc vào vị trí của nó. Thoát vị bẹn và thoát vị rốn là 2 kiểu thường gặp nhất ở trẻ em. Khi bị thoát vị rốn, ruột trồi ra qua cơ thành bụng ở vị trí rốn hoặc trên rốn. Trong thoát vị bẹn, ruột sa xuống đường bẹn - ở các bé trai, là đường tinh hoàn đi vào bìu dái trước khi sinh. a. THOÁT VỊ RỐN (UMBILICAL HERNIA)

Kiểu thoát vị này xảy ra khi có khoảng hở giữa các cơ ở thành bụng, thường xuất hiện trong khoảng vài tuần lễ sau khi sinh. Trong hầu hết các trường hợp, thoát vị rốn sẽ tự khỏi trước khi trẻ được 2 tuổi, nhưng cũng có thể kéo dài cho đến lúc trẻ được 5 tuổi. Thoát vị rốn thường là ngay vị trí của rốn, nhưng đôi khi cũng có thể xuất hiện ở trên rốn một chút. Triệu chứng

Được nhìn thấy như một chỗ sưng mềm, thường là ngay vị trí của rốn, với các đặc điểm: • Không nhìn thấy vào sáng sớm, nhưng sẽ hiện ra vào một lúc nào đó trong ngày. • Gia tăng kích thước lớn hơn khi trẻ khóc hoặc căng các cơ bụng. • Không gây đau.


TÌM HIỂU CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP

229

Khi nào cần đến bác sĩ?

Chỉ cần đến bác sĩ khi nào chỗ thoát vị có kích thước lớn khác thường, hoặc không tự mất đi sau khi trẻ đã được 5 tuổi. Bác sĩ có thể sẽ làm gì?

Để xử lý chỗ thoát vị nghiêm trọng, có thể cần phẫu thuật để đặt ruột trở vào bên trong khoang bụng và khép lại chỗ hở giữa các cơ thành bụng. Những trường hợp thoát vị ở trên rốn thường đòi hỏi phẫu thuật hơn. Tiên lượng

Thoát vị rốn thường tự khỏi trong hầu hết các trường hợp. Nếu phải phẫu thuật cũng không để lại ảnh hưởng xấu nào và rất ít có khả năng tái phát. b. THOÁT VỊ BẸN (INGUINAL HERNIA)

Thường xảy ra nhất ở các bé trai dưới 1 tuổi. Thoát vị bẹn xảy ra khi đường bẹn không khép lại sau khi trẻ được sinh ra như thông thường, tạo một khoảng trống để ruột có thể qua đó mà sa xuống bẹn hoặc bìu dái. Triệu chứng

Được nhìn thấy như một chỗ sưng mềm ngay trên bẹn hoặc trong bìu dái, với các đặc điểm: • Thường không nhìn thấy vào sáng sớm, nhưng xuất hiện trở lại trong ngày. • Có thể sưng lớn hơn khi trẻ khóc.


230

BỆNH TRẺ EM

Biến chứng

Thoát vị nghẹt là biến chứng nguy hiểm xảy ra khi một đoạn ruột bị kẹt lại trong bìu không được cung cấp đủ máu hoặc mất máu hoàn toàn. Khi thoát vị nghẹt, chỗ sưng đổi màu và trở nên cứng, đau hoặc rất nhạy cảm khi sờ vào. Trẻ cũng có thể sẽ nôn mửa. Khi nào cần đến bác sĩ?

Khi thấy có một chỗ sưng không đau ở bẹn hoặc trong bìu dái, nên đưa trẻ đến bác sĩ trong vòng 24 giờ để chẩn đoán xác định. Tuy nhiên, nếu chỗ sưng đau hoặc rất nhạy cảm khi sờ vào, cần đưa trẻ đến ngay bệnh viện gần nhất. Bác sĩ có thể sẽ làm gì?

Thoát vị bẹn không thể tự khỏi, nên luôn luôn cần đến phẫu thuật để điều chỉnh. Nếu có dấu hiệu cho thấy một trường hợp thoát vị nghẹt, trẻ sẽ được mổ khẩn cấp tại bệnh viện. Bác sĩ phẫu thuật sẽ đặt ruột trở vào trong khoang bụng và khép kín đường bẹn lại. Sau phẫu thuật trẻ sẽ hồi phục hoàn toàn. Tiên lượng

Trẻ bị thoát vị bẹn sau khi được phẫu thuật điều trị sẽ phát triển bình thường không có bất cứ ảnh hưởng xấu nào. Tuy nhiên, khả năng tái phát có thể xảy ra cho dù là rất ít.

14. VIÊM GAN (HEPATITIS) Nguyên nhân gây viêm gan thường gặp nhất là do nhiễm virus. Có rất nhiều chủng virus khác nhau gây ra viêm gan. Thường gặp ở trẻ sơ sinh là virus viêm gan B, lây nhiễm qua


TÌM HIỂU CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP

231

trẻ trong trường hợp người mẹ có mang virus. Tuy nhiên, hầu hết trẻ em thuộc đối tượng này đều được chủng ngừa virus viêm gan B. Vì thế, bệnh viêm gan thường gặp nhất ở trẻ em lại là do virus viêm gan A gây ra. Nguyên nhân

Virus gây viêm gan A lây nhiễm qua thức ăn nước uống có virus. Virus tồn tại và lan truyền dễ dàng trong tự nhiên, ở các vùng bùn lầy nước đọng. Từ đó, chúng xâm nhập vào cơ thể các loài sinh vật và tồn tại. Khi ăn những sò, ốc, tôm, cua... trong vùng đó có thể sẽ bị nhiễm virus. Ngoài ra, nguồn lây lan chính trong môi trường thường là phân người bệnh vì có chứa rất nhiều virus trong đó. Triệu chứng

Với trẻ ở độ tuổi chưa đến trường, nhiễm virus viêm gan A thường nhẹ và không có triệu chứng gì. Trẻ lớn tuổi hơn khi nhiễm virus sẽ có một số triệu chứng nhưng thường hiếm khi nghiêm trọng. Các triệu chứng thường bao gồm: • Một số triệu chứng tương tự như cảm cúm: sốt, đau đầu, mỏi mệt. • Biếng ăn, ăn không ngon. • Buồn nôn, nôn mửa. • Nhạy cảm ở vùng bụng phía trên, bên phải, nơi vị trí của gan. Khoảng một tuần sau khi xuất hiện các triệu chứng, trẻ bắt đầu phát triển triệu chứng vàng da, thường kèm theo với nước tiểu sậm, phân có màu nhợt nhạt và đôi khi có tiêu chảy. Vàng da có thể kéo dài đến 2 tuần.


232

BỆNH TRẺ EM

Một đặc trưng trong bệnh viêm gan là có một chất thải của máu (bilirubin) bị tích tụ lại trong máu cao hơn mức bình thường gây ra hiện tượng vàng da, vàng mắt. Khi nào cần đến bác sĩ?

Nếu có các triệu chứng nghi ngờ là viêm gan, nên đưa trẻ đến bác sĩ trong vòng 24 giờ để chẩn đoán xác định. Bác sĩ có thể sẽ làm gì?

Bệnh viêm gan A cho đến nay vẫn chưa có thuốc đặc trị, nhưng bác sĩ có thể sẽ hướng dẫn gia đình phương thức thích hợp để chăm sóc trẻ. Trong một số trường hợp hiếm hoi, bệnh có thể phát triển nghiêm trọng đến mức phải đưa trẻ vào bệnh viện để theo dõi điều trị. Ngoài việc điều trị chăm sóc cho trẻ, bác sĩ có thể sẽ đề nghị cả gia đình chủng ngừa viêm gan A để tránh bị lây nhiễm. Trẻ mắc bệnh này là nguồn lây nhiễm trong khoảng 2 tuần trước khi có triệu chứng vàng da và kéo dài thêm 1 tuần sau đó. Gia đình có thể làm gì?

Bệnh nhi nên được nghỉ ngơi trên giường nếu cảm thấy mệt mỏi. Khi trẻ nôn mửa nhiều hoặc biếng ăn, chú ý cho trẻ uống nhiều nước để bù vào lượng nước mất đi. Nên cho trẻ uống thành nhiều lần và có thể dùng nước ép trái cây. Khi đã xuất hiện triệu chứng vàng da, thường thì trẻ bắt đầu ăn thấy ngon miệng và nên cho trẻ trở lại chế độ ăn bình thường đầy đủ dinh dưỡng. Nếu không có điều kiện chủng ngừa, việc giữ vệ sinh tốt cũng là biện pháp hiệu quả để tránh lây nhiễm. Rửa tay


TÌM HIỂU CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP

233

cẩn thận bằng xà phòng và tiệt trùng kỹ các dụng cụ dùng trong việc nấu ăn, đồng thời tránh không ăn các món ăn không được nấu chín (rau sống, gỏi...) trong thời gian đang có bệnh lây lan. Tiên lượng

Phần lớn các trường hợp bệnh đều là nhẹ, và trẻ có thể hồi phục hoàn toàn trong khoảng thời gian từ 2 tuần cho đến 6 tuần kể từ khi bắt đầu xuất hiện các triệu chứng. Viêm gan A hiếm khi gây tổn thương vĩnh viễn cho gan. Sau một lần mắc bệnh, trẻ thường sẽ phát triển khả năng miễn nhiễm suốt đời đối với bệnh này.

15. BỆNH GIARDIA (GIARDIASIS) Bệnh ở ruột non do nhiễm ký sinh đơn bào Giardia lamblia qua thức ăn, nước uống. Trước đây chỉ thấy ở vùng nhiệt đới, nhưng nay bệnh đã lan đến cả những nước vùng ôn đới, chủ yếu là với trẻ em ở độ tuổi chưa đến trường. Nguyên nhân gây bệnh Giardia là do ký sinh đơn bào Giardia lamblia bám vào các nếp gấp trên niêm mạc ruột và hút lấy dinh dưỡng từ những chất lỏng trong ruột. Triệu chứng

Khoảng hai phần ba trẻ em nhiễm bệnh không bộc lộ bất cứ triệu chứng gì. Trong những trường hợp khác, các triệu chứng thường xuất hiện trong khoảng từ 1 đến 3 ngày sau khi nhiễm ký sinh trùng. Các triệu chứng thường gặp là: • Tiêu chảy từng đợt dữ dội kèm theo với đầy hơi. • Phân có mùi hôi khó chịu, nhạt màu và nổi trên mặt nước, triệu chứng do ruột kém hấp thu.


234

BỆNH TRẺ EM

• Cảm giác co thắt và khó chịu trong ruột. • Bụng chướng lên và có cảm giác buồn nôn. Khi nào cần đến bác sĩ?

Khi bệnh kéo dài quá 2 tuần hoặc tiêu chảy nghiêm trọng kéo dài hơn 2 ngày, nên đưa trẻ đến bác sĩ. Bác sĩ có thể sẽ làm gì?

Để chẩn đoán xác định, bác sĩ sẽ cho xét nghiệm phân. Nếu tìm thấy ký sinh đơn bào Giardia lamblia, bác sĩ sẽ cho dùng thuốc kháng ký sinh trùng trong khoảng một tuần. Gia đình có thể làm gì?

Cho trẻ uống thật nhiều nước để chống mất nước vì tiêu chảy. Dạy cho trẻ biết giữ vệ sinh tốt, luôn rửa tay cẩn thận bằng xà phòng sau mỗi lần đi vệ sinh. Những người nấu ăn trong gia đình cũng cần phải rửa tay sạch sẽ trước khi chuẩn bị các món ăn. Những biện pháp này sẽ ngăn không cho ký sinh trùng lây lan sang những người khác trong gia đình. Tiên lượng

Đa số các trường hợp bệnh nhẹ và thường tự khỏi trong vòng 2 tuần không cần điều trị. Những trường hợp nghiêm trọng được điều trị bằng thuốc cũng sẽ khỏi nhanh và không để lại di chứng.

VII. CÁC VẤN ĐỀ VỀ HỆ HÔ HẤP Nhiễm khuẩn hoặc nhiễm virus là nguyên nhân thường gặp nhất gây ra các bệnh đường hô hấp ở trẻ em. Trẻ càng ít


TÌM HIỂU CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP

235

tuổi càng dễ nhiễm khuẩn vì hệ miễn nhiễm của cơ thể chưa đủ thời gian để phát triển hoàn chỉnh. Một nguyên nhân khác nữa là các trường hợp dị ứng, chẳng hạn như chứng viêm mũi dị ứng hoặc bệnh hen (suyễn). Bệnh hen hiện nay đang trở nên ngày càng phổ biến hơn.

1. BỆNH CÚM (INFLUENZA) Thường gọi là cảm cúm, là bệnh nhiễm virus ở phần trên của đường hô hấp, có thể xuất hiện với trẻ em ở bất cứ độ tuổi nào. Virus gây bệnh cúm được đưa vào không khí qua những cơn ho và hắt hơi của người mang virus, từ đó lây lan sang người khác. Virus cũng thường lây truyền qua việc tiếp xúc trực tiếp với người mang virus. Do khả năng lây nhiễm cao nên mỗi năm đều có những đợt bùng phát nhỏ của bệnh này. Virus gây bệnh cảm cúm có khả năng thay đổi cấu trúc, tạo ra những chủng mới mà hệ miễn dịch của trẻ chưa biết. Chính nhờ vào khả năng này, nó có thể tấn công nhiều lần mà cơ thể vẫn không phát triển được khả năng miễn dịch. Triệu chứng

Các triệu chứng bệnh thường xuất hiện khoảng 1 đến 3 ngày sau khi nhiễm virus, và thường phát triển nhanh chóng: • • • • •

Sốt cao, thường trên 390C. Ho khan, không có đờm. Đau mỏi các cơ bắp. Ngẹt mũi. Mệt mỏi, uể oải và yếu ớt.


236

BỆNH TRẺ EM

• Đau đầu. • Thường thì kèm theo đau họng. Biến chứng Bệnh cúm tự nó không phải là một bệnh nguy hiểm, nhưng trong nhiều trường hợp có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng hơn. Virus cúm có thể lan sang phổi gây viêm phổi hoặc viêm phế quản, thường rất nguy hiểm vì bội nhiễm vi khuẩn. Viêm xoang hoặc viêm tai giữa là những biến chứng thường gặp khác. Những trẻ em có nguy cơ cao xảy ra biến chứng là trẻ mang các bệnh mạn tính về tim, phổi, thận, đái tháo đường, xơ nang, hoặc những trẻ bị suy giảm hệ miễn dịch. Riêng với những trẻ còn ít tháng tuổi còn có thể có biến chứng sốt co giật. Khi nào cần đến bác sĩ? Bệnh thông thường không quá nghiêm trọng và có thể tự khỏi. Tuy nhiên, cần gọi bác sĩ ngay trong những trường hợp:

• • • • • •

Trẻ dưới 2 năm tuổi. Trẻ có nhiều nguy cơ xảy ra biến chứng. Trẻ sốt cao kéo dài trên 390C. Có dấu hiệu thở nhanh khác thường. Trẻ bỏ ăn. Trẻ ngủ mê khác thường hoặc có triệu chứng lơ mơ, không tỉnh táo.

Bác sĩ có thể sẽ làm gì? Sau chẩn đoán, nếu xác định có nhiễm khuẩn bác sĩ sẽ cho dùng thuốc kháng sinh. Các trường hợp có nguy cơ cao xảy ra biến chứng thường phải được điều trị tại bệnh viện để đảm bảo xử lý kịp thời.


TÌM HIỂU CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP

237

Gia đình có thể làm gì?

Trong hầu hết các trường hợp bình thường thì điều trị tại nhà là đủ. Trẻ nên được nghỉ ngơi trên giường trong một phòng ấm nhưng thoáng khí. Làm tăng ẩm độ trong phòng theo chỉ dẫn như ở hình 139. Nếu trẻ sốt nhiều và đau đầu, có thể cho dùng paracetamol dạng lỏng đúng liều quy định. Thường xuyên cho trẻ uống nước ấm nhiều lần trong ngày. Việc chủng ngừa bệnh cúm hiện đã có hiệu quả, nhưng điều bất tiện là thuốc chủng chỉ có hiệu lực ngắn hạn nên đòi hỏi phải chủng ngừa định kỳ hằng năm. Nên áp dụng chế độ chủng ngừa bệnh cúm hằng năm cho tất cả trẻ em có nguy cơ xảy ra biến chứng khi bị bệnh cúm. Tiên lượng Các triệu chứng thường là nặng nhất trong giai đoạn từ 2 đến 5 ngày đầu tiên, và trong hầu hết các trường hợp sẽ hoàn toàn mất đi trong vòng 10 ngày. Các trường hợp xảy ra biến chứng cần điều trị tùy theo diễn tiến của bệnh.

2. CẢM LẠNH (COMMON COLD) Cảm lạnh là một bệnh nhiễm virus dạng nhẹ, dễ lây lan và rất thường xuyên xuất hiện ở trẻ em. Đa số trẻ em mỗi năm bị cảm lạnh ít nhất khoảng 6 lần, và tần số mắc bệnh càng gia tăng khi trẻ đến tuổi biết chơi đùa trong nhóm hoặc được đưa đi nhà trẻ. Cá biệt có những trẻ hoàn toàn khỏe mạnh nhưng có thể bị cảm lạnh đến 10 lần trong năm. Có đến hơn 200 chủng virus đã được biết là nguyên nhân gây ra cảm lạnh.


238

BỆNH TRẺ EM

Triệu chứng

Các triệu chứng thường bắt đầu trong khoảng từ 1 đến 3 ngày sau khi nhiễm virus, thoạt tiên thường là một cảm giác hơi ngứa trong cổ họng. Theo sau đó là các triệu chứng: • • • • • • •

Chảy mũi nước. Hắt hơi. Ngẹt mũi, có thể làm cho trẻ khó bú. Ho và đau họng. Chảy nước mắt. Đau cơ bắp. Đôi khi có sốt.

Biến chứng

Cảm lạnh có rất nhiều biến chứng phức tạp. Virus cảm lạnh có thể lan đến phổi gây viêm tiểu phế quản, viêm phế quản hoặc viêm phổi, và có thể trở nên nghiêm trọng hơn nhiều khi tiếp tục có thêm một loại nhiễm khuẩn khác. Nhiễm khuẩn cũng có thể ảnh hưởng đến tai, gây ra viêm tai giữa, hoặc lan đến các xoang, gây viêm xoang. Với những trẻ bị hen, cảm lạnh có thể thúc đẩy gây ra cơn hen. Nguyên nhân

Có rất nhiều chủng virus khác nhau gây ra chứng cảm lạnh. Mỗi lần mắc bệnh có thể tạo ra khả năng miễn nhiễm với một chủng virus, nhưng điều đó không thể bảo vệ cơ thể đối với những chủng virus khác. Vì thế mà trẻ em vẫn thường xuyên bị cảm lạnh nhiều lần. Trẻ em ở độ tuổi đi nhà trẻ hoặc đến trường càng có nhiều nguy cơ nhiễm bệnh hơn vì phải tiếp xúc với nhiều chủng virus khác nhau mà trẻ chưa từng mắc phải.


TÌM HIỂU CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP

239

Virus gây cảm lạnh được đưa vào không khí khi người mang virus có cơn ho hay hắt hơi, và sau đó lây lan sang bất cứ ai hít phải virus vào qua đường thở. Virus cũng có thể lây lan qua việc tiếp xúc trực tiếp với người mang virus hoặc sờ mó vào những đồ vật có virus bám trên bề mặt. Gia đình có thể làm gì?

Cảm lạnh có thể hạn chế khả năng mắc phải bằng cách giữ không cho trẻ tiếp xúc với các nguồn lây bệnh, nhất là trong thời gian có rất nhiều người mắc bệnh. Duy trì sức khỏe để tăng khả năng đề kháng cũng là một biện pháp hữu hiệu, vì ngay cả khi mắc bệnh trẻ cũng sẽ dễ dàng vượt qua hơn. Trong thời gian trẻ có bệnh, những biện pháp sau đây có thể giúp giảm nhẹ các triệu chứng: • Giữ ấm cho trẻ, nhưng đừng quá nóng. Cho trẻ mặc quần áo đủ ấm và lưu ý nhiệt độ phòng. • Gia tăng độ ẩm trong phòng. Dùng một khăn ướt phủ trên ghế và đặt gần lò sưởi hay quạt thông gió. • Cho trẻ uống thật nhiều nước. Nếu trẻ còn bú, số lần cho bú trong ngày phải được gia tăng nhiều hơn. • Có thể dùng paracetamol dạng lỏng theo liều quy định để giảm bớt đau họng hoặc các triệu chứng khác. Để làm tăng độ ẩm trong phòng, có thể dùng một khăn tắm đã thấm nước vắt ngang trên thành ghế và đặt gần lò sưởi hay quạt thông gió để tăng thêm lượng hơi nước trong phòng.


240

BỆNH TRẺ EM

Khi nào cần đến bác sĩ?

Cần đưa trẻ đến bác sĩ trong những trường hợp sau: • Trẻ bỏ ăn hoặc bỏ bú. • Sốt cao trên 390C. • Có vẻ như rất mệt mỏi, uể oải. • Trẻ chưa được 2 tháng tuổi. • Ho kéo dài hơn 5 ngày không thuyên giảm. • Các triệu chứng bệnh nói chung kéo dài quá 10 ngày. • Xuất hiện thêm các triệu chứng bệnh khác. Tiên lượng

Hầu hết những cơn cảm lạnh sẽ tự khỏi trong vòng một tuần. Tuy nhiên, trẻ cần thêm một thời gian để có thể hồi phục hoàn toàn. Trong những trường hợp có biến chứng thì việc điều trị và tiến triển của bệnh tùy theo từng loại biến chứng.

3. VIÊM PHỔI (PNEUMONIA) Viêm phổi có thể gây ra do nhiễm khuẩn hoặc nhiễm virus. Thường thì đây là biến chứng của một trường hợp nhiễm khuẩn hay virus khác ở phần trên của đường hô hấp, chẳng hạn như cảm lạnh, bệnh thủy đậu... Những trẻ em bị chứng xơ nang đặc biệt rất dễ bị viêm phổi. Triệu chứng

Viêm phổi có thể bắt đầu với những triệu chứng như của một trường hợp cảm lạnh, chẳng hạn như hắt hơi, sổ mũi... Sau đó, các triệu chứng sau đây có thể xuất hiện:


TÌM HIỂU CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP

241

• Ho. Với những trẻ lớn tuổi có thể có đờm xanh, vàng hoặc lốm đốm máu. • Khó thở, thở nhanh. • Sốt. • Đau đầu. Các triệu chứng sau đây sẽ cho thấy là bệnh phát triển nghiêm trọng: • Ngủ lơ mơ. • Môi và lưỡi có màu xanh hoặc tím. • Không chịu ăn uống bất cứ món gì. Khi nào cần đến bác sĩ?

Gọi xe cấp cứu ngay nếu thấy trẻ có bất cứ triệu chứng nào trong số các triệu chứng nghiêm trọng vừa kể trên. Và cần đưa trẻ đến bác sĩ nếu nhận thấy: • Trẻ thở nhanh trong khi đang nằm nghỉ ngơi trên giường. • Ho hoặc sốt kéo dài hơn 2 ngày. • Trẻ tỏ ra mệt mỏi khác thường. Bác sĩ có thể sẽ làm gì?

Bác sĩ sẽ chẩn đoán xác định bằng cách dùng ống nghe để nghe phổi. Có thể cần xét nghiệm đờm và máu để xác định nguyên nhân gây viêm. Trong những trường hợp bệnh nhẹ, việc điều trị có thể là sử dụng kháng sinh và hướng dẫn gia đình chăm sóc trẻ tại nhà.


242

BỆNH TRẺ EM

Nếu bệnh nghiêm trọng hơn, trẻ nên được điều trị tại bệnh viện. Có thể cần chụp X-quang lồng ngực để xác định kết quả chẩn đoán. Việc điều trị có thể bao gồm sử dụng kháng sinh, cho trẻ thở oxygen nếu cần và một đôi khi có thể cần phải dùng đến máy giúp thở. Tuy nhiên, thông thường thì bệnh sẽ chuyển biến tốt sau khoảng 4 ngày điều trị và trẻ có thể được cho về chăm sóc tại nhà. Viêm phổi tạo thành nhiều túi nhỏ chứa đầy chất lỏng trong phổi. Hình chụp X-quang cho thấy những vùng này có màu trắng mờ. Gia đình có thể làm gì?

Khi chăm sóc trẻ bị viêm phổi, cần chú ý cho trẻ uống thật nhiều nước ấm. Cho trẻ bú hoặc ăn thành nhiều bữa với lượng ít hơn thông thường. Có thể dùng paracetamol dạng lỏng đúng liều quy định để giảm sốt hoặc đau đầu. Trong hầu hết trường hợp, trẻ thường hồi phục trong vòng một tuần. Nếu trẻ được điều trị ở bệnh viện về, nên lưu ý hạn chế các hoạt động cần dùng nhiều sức lực trong vòng một tuần. Có thể cho trẻ đi dạo ngoài trời, nhưng phải tránh những khi thời tiết ẩm hoặc quá lạnh. Tiên lượng

Sau khi khỏi bệnh, trẻ có thể tiếp tục ho trong vòng 2 tuần. Thường thì viêm phổi không để lại thương tổn lâu dài.

4. VIÊM PHẾ QUẢN (BRONCHITIS) Viêm phế quản thường là biến chứng của một trường hợp nhiễm virus, chẳng hạn như cảm lạnh hoặc cảm cúm,


TÌM HIỂU CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP

243

nhưng đôi khi viêm phế quản cũng có thể là do nhiễm khuẩn. Triệu chứng

Trẻ có thể bị chảy mũi nước trong vòng vài ba ngày trước khi viêm phế quản xuất hiện. Các triệu chứng chính thường là: • Ho kéo dài. Ban đầu thường là ho khan, nhưng sau đó có đờm màu xanh pha vàng nếu có nhiễm khuẩn. • Thở khò khè, hơi thở ngắn. • Đôi khi có sốt. Khi bị viêm phế quản, vách phế quản bị viêm sưng và các tuyến nằm dọc theo vách phế quản tiết ra nhiều chất nhầy hơn. Kết quả là đường dẫn không khí vào phổi bị hẹp lại gây ra khó thở. Gia đình có thể làm gì?

Giữ trẻ trong phòng và làm tăng độ ẩm phòng. Có thể cho xông hơi nước nóng theo chỉ dẫn ở hình 141 sẽ giúp trẻ thấy dễ chịu hơn. Cho trẻ uống nước nóng có thể làm giảm ho. Có thể cho trẻ uống paracetamol dạng lỏng theo liều quy định để giảm sốt. Trong phần lớn các trường hợp, trẻ sẽ thuyên giảm sau vài ba ngày được chăm sóc tốt, và có thể hoàn toàn hồi phục trong vòng một tuần. Khi nào cần đến bác sĩ?

Cần đưa trẻ đến bác sĩ nếu nhận thấy: • Các triệu chứng không thuyên giảm chút nào sau 24 giờ. • Hơi thở của trẻ trở nên nhanh khác thường.


244

BỆNH TRẺ EM

• Sốt cao trên 390C. Đưa trẻ đến cấp cứu ở bệnh viện gần nhất nếu trẻ có hiện tượng ngủ lơ mơ hoặc không chịu uống nước. Bác sĩ có thể sẽ làm gì?

Bác sĩ sẽ chẩn đoán loại trừ các bệnh nghiêm trọng hơn như là viêm phổi hoặc viêm tiểu phế quản. Sau khi xác định đúng là viêm phế quản, bác sĩ có thể sẽ cho dùng một loại kháng sinh nếu nghi ngờ là có nhiễm khuẩn. Để giúp trẻ giảm đi triệu chứng thở khò khè, có thể bác sĩ sẽ cho dùng thêm một loại thuốc làm giãn phế quản. Tiên lượng

Một số trẻ bị viêm phế quản có thể thường xuyên tái phát rất nhiều lần, nhưng thường thì sẽ không mắc bệnh này nữa sau 5 tuổi.

5. VIÊM TIỂU PHẾ QUẢN (BRONCHIOLITIS) Bệnh gây ra do nhiễm virus, làm viêm sưng các tiểu phế quản, những đường dẫn không khí nhỏ nhất trong phổi. Viêm tiểu phế quản thường gặp chủ yếu là ở trẻ dưới một năm tuổi và có thể là một bệnh cực kỳ nghiêm trọng. Bệnh thường xảy ra thành từng đợt, lan rộng vào những tháng mùa đông. Triệu chứng

Những triệu chứng ban đầu có thể tương tự như một trường hợp cảm lạnh. Sau vài ba ngày, có thể xuất hiện các triệu chứng sau đây:


TÌM HIỂU CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP

245

• Ho khan nhiều, khó chịu. • Thở khò khè, có thể kèm theo thở nhanh hoặc khó thở. Ở trẻ sơ sinh, đôi khi có khoảng dừng đến hơn 10 giây sau mỗi hơi thở. • Bỏ bú, biếng ăn. • Thâm tím ở môi và lưỡi. • Ngủ lơ mơ khác thường. Khi nào cần đến bác sĩ?

Nếu trẻ dưới một năm tuổi, nên đưa trẻ đến bác sĩ ngay khi có triệu chứng ho hoặc thở khò khè. Gọi xe cấp cứu ngay nếu phát hiện trẻ có một trong các dấu hiệu sau đây: • Khó thở. • Xanh tím ở môi và lưỡi. • Ngủ lơ mơ khác thường. Gia đình có thể làm gì?

Khi trẻ được chăm sóc tại nhà, cần cho trẻ uống thật nhiều nước. Cho trẻ bú hoặc ăn nhiều lần hơn với lượng sữa hoặc thức ăn mỗi lần ít hơn mức bình thường. Có thể cho trẻ uống paracetamol dạng lỏng theo liều quy định để giảm sốt. Giúp trẻ giảm bớt lượng chất nhầy quá đặc trong phổi bằng cách bế trẻ nằm sấp và dùng tay vỗ nhẹ trên lưng để làm cho chất nhầy quá đặc trong phổi được loãng ra, giúp trẻ dễ chịu hơn. Những trường hợp bệnh nhẹ thường sẽ chuyển biến tốt trong vòng một tuần. Bác sĩ có thể sẽ làm gì?

Những trường hợp bệnh nhẹ sẽ được bác sĩ cho dùng thuốc giãn phế quản và hướng dẫn việc chăm sóc tại nhà.


246

BỆNH TRẺ EM

Những trường hợp nặng nên được điều trị tại bệnh viện, với việc thở oxygen qua ống thông vào mũi. Đôi khi cần phải nuôi ăn trẻ qua một ống đưa vào mũi thông xuống dạ dày, hoặc qua đường tĩnh mạch. Trường hợp rất nghiêm trọng có thể phải dùng đến máy giúp thở. Khi trẻ có thể ăn uống trở lại bình thường, bác sĩ có thể sẽ đề nghị đưa trẻ về chăm sóc tại nhà, thường là trong vòng một tuần kể từ khi bắt đầu điều trị. Tuy nhiên, sau đó trẻ vẫn còn tiếp tục ho, có thể kéo dài lên đến 6 tuần. Tiên lượng

Viêm tiểu phế quản không gây tổn thương dài lâu cho phổi. Tuy nhiên, trong khoảng vài năm sau cơn bệnh, trẻ thường có khuynh hướng thở khò khè mỗi khi bị cảm lạnh.

6. VIÊM XOANG (SINUSITIS) Tình trạng rất thường gặp ở độ tuổi thiếu niên, khi lớp niêm mạc lót các xoang - những hốc xương chứa không khí - bị viêm nhiễm. Nguyên nhân gây viêm nhiễm thường gặp nhất là biến chứng khi bị cảm lạnh. Triệu chứng

Triệu chứng đầu tiên của viêm xoang cũng chính là các triệu chứng của cảm lạnh, nhưng kéo dài lâu hơn mức thông thường. Sau đó trẻ có thể sẽ có thêm các triệu chứng đặc trưng của viêm xoang như: • Liên tục chảy nước mũi. • Cảm giác đầy nặng hoặc đau ở bên trong hai má, đôi khi ở trán.


TÌM HIỂU CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP

247

• Ho. • Đôi khi đau dữ dội ở các răng sau hàm trên. • Một số trẻ có thể bị sốt kéo dài. Nguyên nhân

Chất nhầy được tạo ra trong các xoang thông thường có chức năng “bắt giữ” vi khuẩn xâm nhập vào đường thở. Sau đó, các cấu trúc li ti như những sợi lông mọc trên bề mặt niêm mạc sẽ cử động để di chuyển dần chất nhầy cho đến khi chúng được đưa qua những khe hẹp và đi vào mũi và họng, rồi được cơ thể tống ra bên ngoài. Khi bị nhiễm khuẩn, chẳng như trong trường hợp cảm lạnh, các mô bị viêm sưng làm nghẽn các khe hẹp này, làm cho chất nhầy bị tích tụ lại trong xoang và phát triển ở đó, tấn công vào chính lớp niêm mạc của các xoang. Khi nào cần đến bác sĩ?

Đưa trẻ đến bác sĩ trong vòng 24 giờ nếu có các dấu hiệu nghi ngờ là trẻ bị viêm xoang. Bác sĩ có thể sẽ làm gì?

Nếu bác sĩ chẩn đoán xác định viêm xoang, có thể sẽ cho dùng thuốc kháng sinh. Khi điều trị đúng mức bằng kháng sinh, bệnh thường sẽ khỏi trong vòng 7 ngày. Gia đình có thể làm gì?

Cho trẻ dùng paracetamol đúng liều để giảm đau và cho trẻ uống thật nhiều nước. Xông hơi theo chỉ dẫn trong hình dưới đây thường cũng có thể giúp làm thông các xoang. Chú ý làm tăng độ ẩm trong phòng để giúp trẻ dễ chịu hơn vì


248

BỆNH TRẺ EM

có thể làm cho chất nhầy trong xoang trở nên loãng hơn. Khuyến khích trẻ đi dạo ngoài trời khi trời mát để hít thở không khí trong lành cũng có thể giúp giảm nhẹ các triệu chứng. Có thể cho trẻ xông hơi nước nóng bằng phương pháp đơn giản. Đặt bát nước nóng vững chải trên mặt bàn và cho trẻ cúi đầu bên trên để xông hơi với một khăn tắm phủ bên trên để giữ hơi lại. Nên xông hơi mỗi ngày ba lần. Tiên lượng

Hầu hết các trường hợp viêm xoang đều được trị dứt nếu dùng kháng sinh đủ liều thích hợp, nhưng cũng hầu hết trường hợp đều có khả năng tái phát nhiều lần sau đó, nhất là sau mỗi lần cảm lạnh. Những trường hợp tái phát về sau có thể khó trị dứt hơn. Đôi khi đòi hỏi phải can thiệp bằng việc rửa xoang hoặc phẫu thuật dẫn lưu xoang.

7. VIÊM TẮC THANH QUẢN (CROUP) Đây là trường hợp viêm nhiễm làm cho đường dẫn không khí chủ yếu đến phổi bị hẹp lại. Viêm tắc thanh quản gây ra do nhiễm virus, thường xuất hiện nhất ở nhóm trẻ từ 6 tháng đến 3 năm tuổi. Viêm tắc thanh quản thường là một bệnh nhiễm khuẩn nhẹ, nhưng cá biệt cũng có một số trường hợp gây khó thở nghiêm trọng và đòi hỏi phải được can thiệp khẩn cấp. Triệu chứng

Viêm tắc thanh quản bắt đầu với các triệu chứng tương tự như cảm lạnh, gồm cả chảy mũi nước và hắt hơi. Sau 1 đến 2 ngày, những triệu chứng sau đây bắt đầu phát triển:


TÌM HIỂU CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP

249

• Thở rít, khi thở nghe có tiếng ồn, âm thanh lạ. • Ho tiếng một và kéo dài dai dẳng. • Thay đổi tiếng nói, trở nên khàn, đục. Trong những trường hợp nghiêm trọng, trẻ có thể: • Khó thở. • Thở nhanh khác thường. • Tím tái ở lưỡi, đôi khi cả trên da. Bệnh có khuynh hướng xuất hiện thành từng đợt vào sáng sớm, mỗi đợt kéo dài khoảng vài giờ đồng hồ. Khi nào cần đến bác sĩ?

Nếu phát hiện trẻ bị viêm tắc thanh quản, nên đưa trẻ đến bác sĩ. Nếu các triệu chứng trở nên nặng thêm hoặc phát triển các triệu chứng nghiêm trọng khác, đưa ngay trẻ đến bệnh viện gần nhất để có điều kiện xử lý những trường hợp khẩn cấp. Bác sĩ có thể sẽ làm gì?

Bác sĩ sẽ đánh giá mức độ nghiêm trọng của bệnh đồng thời với việc chẩn đoán loại trừ các bệnh nguy hiểm có triệu chứng tương tự, chẳng hạn như viêm sụn nắp thanh quản. (Xem mục tiếp theo.) Các trường hợp viêm tắc thanh quản nhẹ có thể sẽ được bằng các loại steroid dạng uống, dạng hít hoặc dạng thuốc tiêm. Các trường hợp nặng thường phải được điều trị tại bệnh viện, với các biện pháp can thiệp khi trẻ khó thở, chẳng hạn như cho thở oxygen. Nếu đường thở bị nghẽn một cách nghiêm trọng, có thể sẽ phải đặt ống thông từ mũi xuống


250

BỆNH TRẺ EM

khí quản và đi qua chỗ nghẽn. Việc điều trị có thể sẽ phải kéo dài trong vài ngày trước khi trẻ hồi phục. Gia đình có thể làm gì?

Cho trẻ uống paracetamol dạng lỏng theo liều quy định và thường xuyên uống nhiều nước ấm. Làm tăng độ ẩm trong phòng có thể giúp trẻ dễ chịu hơn. Tiên lượng

Hầu hết các trường hợp viêm tắc thanh quản đều nhẹ và sẽ tự khỏi trong vòng 5 ngày và ít có nguy cơ tái phát nhiều lần. Tuy nhiên, những trẻ sẵn có bệnh hen sẽ rất dễ tái phát với mức độ nghiêm trọng hơn. Vì thế, với những trẻ này thì việc điều trị có thể cần dùng thuốc để ngăn ngừa cơn hen. Bác sĩ có thể sẽ cho dự phòng một loại ống hít corticosteroid để trẻ dùng đến ngay khi có dấu hiệu của một cơn viêm tắc thanh quản.

8. VIÊM SỤN NẮP THANH QUẢN (EPIGLOTTITIS) Bệnh gây ra do nhiễm virus Hemophilus influenzae, thường gặp ở trẻ em từ 2 đến 6 tuổi, rất nguy hiểm vì thường xuất hiện đột ngột, tiến triển nhanh và có khả năng dẫn đến tử vong. Sụn nắp thanh quản là một phần sụn nhỏ tạo thành nắp đậy trên thanh quản. Sụn nằm ở vị trí đứng lên để hở đường không khí đi vào thanh quản, và mỗi khi ta nuốt thức ăn vào thì sụn đóng lại như một cái van để ngăn không cho thức ăn đi vào đường thở.


TÌM HIỂU CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP

251

Khi vi khuẩn tấn công gây viêm nhiễm ở sụn nắp thanh quản, sụn nắp sưng lên rất nhanh gây nghẽn đường thở. Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, có khả năng sẽ gây tử vong do ngạt thở. Việc sử dụng thuốc chủng ngừa đã giúp giảm nhanh các trường hợp mắc bệnh này. Triệu chứng

Viêm sụn nắp thanh quản thường xuất hiện rất đột ngột, với các triệu chứng chính như sau: • Khó nuốt và có cảm giác đau khi nuốt. • Chảy nước dãi ra ngoài miệng, vì trẻ không thể nuốt vào như bình thường. • Sốt cao. • Thở khò khè, có tiếng ồn, âm thanh lạ khi thở, nhưng trở nên êm hơn khi bệnh tiến triển nặng hơn. • Ngày càng khó thở hơn, và trẻ thường phản ứng bằng cách ngồi dậy để dễ thở hơn. • Tím tái ở lưỡi và đôi khi ở da vì thiếu oxygen. Khi nào cần đến bác sĩ?

Ngay khi phát hiện trẻ khó thở và khó nuốt, cần đưa trẻ đến bệnh viện gần nhất ngay để có thể xử lý kịp thời nếu xảy ra ngạt thở. Bác sĩ có thể sẽ làm gì?

Ngoài việc chẩn đoán loại trừ các bệnh có triệu chứng tương tự, chẳng hạn như bệnh bạch hầu thanh quản, bác sĩ có thể sẽ tiến hành vvchụp X-quang để xác định kết quả chẩn đoán. Thường thì sẽ phải dùng đến kháng sinh tiêm tĩnh mạch. Trong một số trường hợp cần gây mê để đặt ống thông đường thở.


252

BỆNH TRẺ EM

Vi khuẩn có độ lây lan cao nên có thể sẽ phải điều trị kháng sinh dự phòng đối với những người trong gia đình. Gia đình có thể làm gì?

Bệnh phát triển rất nhanh chóng, nên điều cần thiết là phải đưa trẻ đến bệnh viện ngay khi có nghi ngờ, không được chủ quan trì hoãn để chờ xem diễn tiến của bệnh. Đừng bao giờ cố nhìn vào trong cổ họng của bé với mục đích để “tìm bệnh”, bởi vì phản ứng của trẻ thường là sẽ khóc nhiều, và điều này kích thích việc tiết nhiều dịch nhầy hơn khiến cho đường thở càng nhanh chóng bị tắt nghẽn hoàn toàn. Vì mức độ nguy hiểm của bệnh, tốt nhất là nên cho trẻ chủng ngừa để được bảo vệ chống lại virus Hemo­philus influenzae. Tiên lượng

Khi phát hiện và điều trị kịp thời, trẻ có thể sẽ hoàn toàn hồi phục trong vòng 1 tuần. Trẻ đã mắc bệnh thì sau đó sẽ có khả năng miễn nhiễm. Những trường hợp không phát hiện kịp thời có thể sẽ dẫn đến tử vong vì ngạt thở.

9. VIÊM HẦU (PHARYNGITIS) VÀ VIÊM AMIDAN (TONSILLITIS) Hai trường hợp viêm nhiễm này đều có thể gây ra do virus hoặc do vi khuẩn Streptococcus, và thường xuất hiện như một phần trong chứng cảm lạnh. Viêm hầu là nguyên nhân thường gặp nhất gây đau họng. Viêm amidan (viêm


TÌM HIỂU CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP

253

hạch hạnh nhân) thường kèm theo với viêm hầu ở trẻ em dưới 8 tuổi. Triệu chứng

Cả hai trường hợp đều có triệu chứng tương tự như nhau, mặc dù viêm amidan thường có mức độ nghiêm trọng hơn. Các triệu chứng thường gặp là: • Viêm, đau trong cổ họng. • Sốt. • Cảm thấy khó chịu khi nuốt, vì thế trẻ có thể bỏ ăn. • Các hạch ở cổ sưng to và đau khi sờ vào. • Đau tai. • Viêm amidan còn có đặc trưng là hạch amidan sưng đỏ. Trong đa số trường hợp, các triệu chứng sẽ mất đi trong vòng 3 ngày. Tuy nhiên, trong một số trường hợp hiếm gặp, hạch amidan có thể tiếp tục sưng to, gây sốt và khó nuốt. Khi bị viêm amidan, hạch amidan sưng đỏ và đôi khi có những đốm mủ vàng hoặc trắng xuất hiện trên bề mặt. Trong một vài trường hợp hiếm hoi, hạch amidan có thể sưng to đến mức làm nghẽn đường thở. Khi nào cần đến bác sĩ?

Khi các triệu chứng kéo dài hơn 24 giờ, hoặc khi có khuynh hướng ngày càng nặng hơn, đưa trẻ đến bác sĩ ngay. Bác sĩ có thể sẽ làm gì?

Sau khi chẩn đoán xác định, bác sĩ có thể sẽ cho điều trị bằng kháng sinh. Trong một số trường hợp viêm amidan nghiêm trọng, có thể cần can thiệp bằng phẫu thuật.


254

BỆNH TRẺ EM

Gia đình có thể làm gì?

Trong những trường hợp nhẹ, chỉ cần cho trẻ uống paracetamol đúng liều quy định và cho uống thật nhiều nước. Trong vòng 3 ngày kể từ khi có dấu hiệu đau họng, trẻ sẽ là nguồn lây nhiễm bệnh cho người chung quanh, vì thế cần đặc biệt tránh không cho trẻ tiếp xúc với những trẻ khác trong giai đoạn này. Tiên lượng

Đa số các trường hợp bệnh không nghiêm trọng lắm và hầu hết trẻ em có khả năng phát triển khả năng miễn nhiễm sau khi mắc bệnh. Tuy nhiên, với những trường hợp hạch amidan bị viêm trở lại nhiều lần với mức độ quá thường xuyên (khoảng hơn 3 lần trong một năm) có thể cần phải phẫu thuật cắt bỏ.

10. SÙI VÒM HỌNG (ENLARGED ADENOIDS) Thuật ngữ chuyên môn gọi trường hợp này là viêm sưng V.A. V.A. là một nhóm mô bạch huyết nằm ở vị trí sau khoang mũi và bên trên hạch hạnh nhân (amidan), là một phần trong hệ thống miễn dịch giúp cơ thể chống lại sự nhiễm trùng. Sau khi trẻ bị nhiễm trùng nhiều lần, V.A. có thể sưng lớn lên và làm nghẽn đường thở, hoặc cũng có thể làm nghẽn vòi Eustache nối tai giữa với họng. Được hình thành bởi một nhóm mô bạch huyết, V.A. nằm ở phía sau khoang mũi, bên trên hạch hạnh nhân. Tại đây chứa rất nhiều tế bào bạch cầu, có chức năng giúp cơ thể chống lại sự nhiễm trùng.


TÌM HIỂU CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP

255

Triệu chứng

Các triệu chứng khi trẻ bị viêm sưng V.A. thường là: • Ngáy to khi ngủ. • Thường xuyên thức giấc ban đêm do khó thở, hệ quả là sẽ rất mệt mỏi vào ngày hôm sau. • Thở bằng miệng. • Nói giọng mũi. Biến chứng

Khi vòi Eustache bị nghẽn do V.A. sưng to, trẻ có thể sẽ bị nhiễm trùng tai nhiều lần, nhất là viêm tai giữa, đọng mủ tai và giảm thính lực. Khi nào cần đến bác sĩ?

Khi các triệu chứng chỉ ở mức độ nhẹ, không cần phải điều trị, bởi vì theo tự nhiên thì V.A. sẽ teo nhỏ lại khi trẻ lớn lên. Tuy nhiên, cần đưa trẻ đến khám bác sĩ nếu như các triệu chứng của trẻ trở nên nghiêm trọng, chẳng hạn như ngáy nhiều, phát âm khó khăn, hoặc thường xuyên bị nhiễm trùng tai. Bác sĩ có thể sẽ làm gì?

Việc chẩn đoán có thể cần phải chụp X-quang để xác định kích thước của V.A. Trong trường hợp cần thiết, có thể sẽ phải phẫu thuật cắt bỏ, thường gọi là nạo V.A. hay nạo sùi vòm họng.


256

BỆNH TRẺ EM

Gia đình có thể làm gì?

Việc thường xuyên thở bằng miệng do đường mũi bị nghẽn sẽ làm cho trẻ bị khô miệng. Cần làm tăng thêm độ ẩm trong phòng để giúp trẻ dễ chịu hơn. Dạy cho trẻ biết nằm nghiêng khi ngủ để giảm ngáy nhờ đường thở được thông hơn. Tiên lượng

Ở những trẻ không phẫu thuật cắt bỏ V.A. các triệu chứng cũng sẽ mất đi vào khoảng năm lên 7 tuổi, khi V.A. bắt đầu teo nhỏ lại và đến tuổi dậy thì sẽ hoàn toàn biến mất. Khi phẫu thuật cắt bỏ V.A. trẻ sẽ dễ thở hơn và do đó không còn ngáy to trong khi ngủ.

11. DỊ ỨNG (ALLERGIES) Dị ứng là trường hợp mà hệ miễn dịch của cơ thể phản ứng không thích hợp với một tác nhân nào đó trong môi trường. Phản ứng này có thể gây ra nhiều triệu chứng khác nhau như nổi ban đỏ, ho, nôn mửa... Dị ứng thường có khả năng di truyền trong gia đình. Nguyên nhân

Hệ miễn nhiễm của cơ thể phản ứng với các tác nhân khác lạ từ môi trường xâm nhập vào cơ thể ­- chẳng hạn như vi khuẩn, virus...- bằng cách tạo ra các kháng thể và các tế bào bạch cầu nhạy cảm có khả năng nhận ra và tấn công tiêu diệt vi khuẩn, virus... Một trường hợp dị ứng cũng là một phản ứng tương tự như vậy, chỉ có điều là cơ thể đã phản ứng sai lầm với một tác nhân thực ra là vô hại - gọi là tác nhân gây dị ứng - chẳng hạn như bụi trong không khí hay một loại thức ăn nào đó...


TÌM HIỂU CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP

257

Lần tiếp xúc đầu tiên với một tác nhân gây dị ứng làm cho hệ miễn nhiễm của cơ thể trở nên nhạy cảm với nó. Sau đó, hệ miễn nhiễm của cơ thể sẽ phản ứng nhanh và mạnh mẽ với tác nhân ấy, tạo ra một trường hợp dị ứng. Có nhiều tác nhân gây dị ứng khác nhau. Dị ứng có thể xảy ra khi da tiếp xúc với một loại hóa chất, khi ăn một loại thức ăn, hoặc hít phải một loại bụi trong không khí, chẳng hạn như phấn hoa. Nọc độc của côn trùng hoặc các loại thuốc uống, thuốc chích, chẳng hạn như penicillin cũng có thể gây dị ứng. Trong một số ít trường hợp, dị ứng có thể rất nghiêm trọng đến mức gây tử vong, chẳng hạn như các trường hợp sốc phản vệ. Triệu chứng

Các triệu chứng có thể từ nhẹ đến nghiêm trọng, có thể gây ảnh hưởng đến một phần hoặc lan rộng đến nhiều bộ phận khác nhau của cơ thể... Các triệu chứng điển hình thường gặp là: • Nổi ban đỏ trên da. • Đau hoặc ngứa mắt. • Nghẹt mũi hoặc chảy mũi nước. • Ho. • Ngất xỉu. • Đau bụng. • Buồn nôn, nôn mửa hoặc tiêu chảy. Khi nào cần đến bác sĩ?

Đưa người bị dị ứng đi cấp cứu ngay nếu có bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy đó có thể là một trường hợp sốc phản vệ.


258

BỆNH TRẺ EM

Hầu hết các trường hợp khác tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng. Bác sĩ có thể sẽ làm gì?

Các loại thuốc kháng histamin và corticosteroid có thể được chỉ định để đối phó với các triệu chứng. Tuy nhiên, một số triệu chứng chỉ cần để bệnh nhân nghỉ ngơi sẽ tự qua đi. Gia đình có thể làm gì?

Cố gắng xác định đúng tác nhân gây dị ứng qua sự lập lại nhiều lần các trường hợp dị ứng. Sau đó tìm cách tránh không để trẻ tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng đó.

12. VIÊM MŨI DỊ ỨNG (ALLERGIC RHINITIS) Là trường hợp niêm mạc của mũi bị viêm do dị ứng với một tác nhân nào đó, chẳng hạn như phấn hoa, bụi... Viêm mũi dị ứng thường được chia làm 2 loại: viêm mũi dị ứng theo mùa, thường là vào mùa xuân và mùa hạ, và viêm mũi dị ứng quanh năm, có thể là bất cứ tháng nào trong năm. Viêm mũi dị ứng có tính di truyền và thường gặp nhất ở những trẻ em có các trường hợp dị ứng khác nữa. Nguyên nhân

Viêm mũi dị ứng xảy ra khi bệnh nhân hít phải một tác nhân gây dị ứng trong không khí. Các tác nhân thường gặp nhất là mùi cỏ, cây hoặc phấn hoa... những loại này thường gây viêm mũi theo mùa. Các tác nhân gây viêm mũi quanh năm thường là những côn trùng rất nhỏ sống trong nhà, tế bào da chết của những con vật nuôi, hoặc các bào tử sống trong đất...


TÌM HIỂU CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP

259

Phấn hoa là một trong các nguyên nhân thường gặp nhất gây viêm mũi dị ứng. Những hạt nhỏ li ti trong phấn hoa bay đi rất xa trong không khí nhưng mắt thường không thể nhìn thấy được. Triệu chứng

Triệu chứng của cả hai loại viêm mũi đều tương tự như nhau, mặc dù các triệu chứng ở loại viêm mũi quanh năm thường có mức độ ít nghiêm trọng hơn. Các triệu chứng thường gặp là: • Cảm giác ngứa ngáy ở mắt, mũi và miệng. • Nghẹt mũi, chảy mũi nước. • Hắt hơi. • Mắt ướt, đỏ và đau. • Đôi khi có thể bị khô da. Khi nào cần đến bác sĩ?

Đưa trẻ đến bác sĩ nếu các triệu chứng có mức độ rất nghiêm trọng hoặc kéo dài không thuyên giảm. Bác sĩ có thể sẽ làm gì?

Sau khi chẩn đoán, bác sĩ có thể sẽ cho dùng một loại ống phun mũi có chứa sodium cromoglycate hoặc corticosteroid để làm giảm nhẹ các triệu chứng. Gia đình có thể làm gì?

Hầu hết các trường hợp viêm mũi dị ứng gây khó chịu vì sự lập lại nhiều lần nếu không biết được tác nhân gây dị ứng. Vì thế, tốt nhất là phải xác định được tác nhân để ngăn


260

BỆNH TRẺ EM

ngừa việc trẻ tiếp xúc với tác nhân đó. Tuy nhiên, nếu tác nhân là phấn hoa bay trong không khí, chỉ có thể hạn chế chứ không thể né tránh hoàn toàn. Giữ trẻ trong nhà nhiều hơn vào mùa phấn hoa, đóng các cửa sổ vào những ngày trời nóng và có gió, vì lượng phấn hoa trong không khí vào những ngày này là rất cao. Hạn chế không cho trẻ chơi đùa với những con vật nuôi trong nhà vì chúng có thể là nguyên nhân gây dị ứng. Nếu côn trùng là nguyên nhân, việc giữ vệ sinh môi trường có hiệu quả phòng bệnh. Một số loại thuốc kháng histamine thông thường được bán tự do không cần toa bác sĩ có thể được dùng để giảm nhẹ các triệu chứng. Tuy nhiên, thuốc không có mấy tác dụng đối với loại viêm mũi dị ứng quanh năm. Tiên lượng

Viêm mũi dị ứng có khuynh hướng tái phát khá thường xuyên, nhưng thường giảm dần và mất hẳn khi trẻ ngày càng lớn lên.

13. HEN (SUYỄN) (ASTHMA) Đây là bệnh phổi mạn tính thường gặp nhất ở trẻ em. Bệnh thường xuyên gây ra những cơn khó thở, khò khè và hụt hơi, thậm chí ngưng thở. Trong những năm gần đây, thống kê cho thấy bệnh có chiều hướng gia tăng. Riêng tại Anh quốc, trong số 7 em thì có 1 em mắc bệnh này. Bệnh thường xuất hiện lần đầu tiên ở trẻ vào khoảng năm 4 hoặc 5 tuổi. Nếu không được điều trị, bệnh sẽ làm cho trẻ chậm phát triển và còn có thể dẫn đến tử vong.


TÌM HIỂU CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP

261

Nguyên nhân

Bệnh có liên quan đến yếu tố di truyền. Phần lớn trẻ em mắc bệnh thường là những trẻ có kèm theo một căn bệnh dị ứng khác, chẳng hạn như viêm mũi dị ứng hoặc chàm dị ứng. Gia đình của một trẻ mắc bệnh cũng thường có tiền sử mắc bệnh này hoặc các bệnh dị ứng khác. Những cơn hen ở trẻ mắc bệnh thường gây ra do việc nhiễm khuẩn hoặc do các tác nhân gây dị ứng khác nhau. Tập thể dục trong điều kiện thời tiết quá lạnh cũng có thể gây ra cơn hen. Sự lo âu căng thẳng cũng có thể gây ra cơn hen hoặc làm cho một cơn hen đã phát sinh trở nên trầm trọng hơn. Các triệu chứng của cơn hen gây ra vì đường dẫn không khí trong phổi bị hẹp lại do kết quả của việc viêm nhiễm thành phế quản, sự co cơ xảy ra trong thành phế quản, và sự gia tăng bài tiết các chất nhầy. Triệu chứng

Ở trẻ em còn ít tuổi, triệu chứng đầu tiên của bệnh thường chỉ là những cơn ho lập lại nhiều lần, nhất là sau mỗi lần bị lạnh hoặc phải gắng sức. Đôi khi, dấu hiệu đầu tiên có thể là những cơn ho chỉ xuất hiện về đêm. Các triệu chứng khác hầu như là tương tự với viêm tiểu phế quản: • Thở khò khè. • Hơi thở ngắn, gấp. • Căng tức ở ngực. Khi lên cơn hen nghiêm trọng, có thể có các triệu chứng: • Khó thở và thở có tiếng ồn. • Phát âm khó khăn khi nói.


262

BỆNH TRẺ EM

• Ngủ mê, lơ mơ. • Ngủ chập chờn, không thẳng giấc. • Tím tái ở môi và lưỡi, do thiếu oxygen trầm trọng. • Trẻ không chịu ăn uống bất cứ món gì. Khi nào cần đến bác sĩ?

Nếu có dấu hiệu nghi ngờ trẻ bị hen, cần đưa trẻ đến bác sĩ trong vòng 24 giờ. Nếu các triệu chứng nghiêm trọng như được mô tả trên xuất hiện đột ngột, cần đưa trẻ đến cấp cứu ở bệnh viện gần nhất để có thể can thiệp kịp thời trước khi quá muộn. Bác sĩ có thể sẽ làm gì?

Bác sĩ sẽ chú ý tìm hiểu các tác nhân có thể gây dị ứng mà trẻ đã tiếp xúc gần đây, hoặc có nguyên nhân nào gây lo lắng căng thẳng cho trẻ hay không, chẳng hạn như một giai đoạn chuẩn bị thi kiểm tra ở nhà trường... Để đánh giá mức độ nghiêm trọng của bệnh, bác sĩ có thể sẽ dùng đến một dụng cụ đặc biệt để đo lường dung tích thở của trẻ. Chụp X-quang lồng ngực cũng có thể được chỉ định để kiểm tra xem có bất cứ vấn đề nhiễm khuẩn nào khác kèm theo hay không. Nếu mức độ bệnh không quá nghiêm trọng, bác sĩ có thể sẽ cho dùng một loại thuốc làm giãn phế quản, được hít vào mũi để giúp trẻ dễ thở ngay khi đang lên cơn hen. Nếu bệnh nghiêm trọng hơn, bác sĩ cũng có thể sẽ cho dùng một loại sodium cromoglicate hoặc cortico­steroid. Các thuốc này phải được hít đều đặn để ngăn ngừa trước những


TÌM HIỂU CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP

263

cơn hen. Một số trẻ cần được dùng cortico­steroid dạng viên uống hoặc phải được hít các thuốc làm giãn phế quản có tác dụng kéo dài. Gia đình có thể làm gì?

Nếu trẻ trên 6 tuổi, bác sĩ có thể sẽ hướng dẫn và đề nghị gia đình sử dụng dụng cụ đo dung tích thở của trẻ một cách thường xuyên để theo dõi. Kết quả theo dõi có thể cảnh báo trước những cơn hen nghiêm trọng sắp xảy ra. Gia đình cũng cần ghi nhận rõ các triệu chứng của trẻ cùng với những kết quả đo dung tích thở hằng ngày. Những ghi nhận này rất cần thiết để giúp bác sĩ theo dõi chính xác sự thay đổi, phát triển hoặc thuyên giảm của bệnh. Thuốc làm giãn phế quản cần được chuẩn bị sẵn sàng ở nhà. Khi trẻ lên cơn hen nghiêm trọng và liều thuốc thông thường tỏ ra không có tác dụng, cần lập lại một liều tiếp theo. Nếu liều thuốc thứ hai vẫn không có tác dụng, đưa trẻ đến cấp cứu ngay tại bệnh viện gần nhất. Phòng ngừa

Không có cách nào để ngăn ngừa trẻ mắc bệnh hen, nhưng có thể làm giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh bằng cách chú ý tìm ra tác nhân dị ứng gây cơn hen và dạy cho trẻ biết tránh tiếp xúc với tác nhân ấy. Cố gắng tạo ra sự yên tâm và thoải mái cho trẻ trong thời gian bệnh, tránh bất cứ nguyên nhân gây lo lắng căng thẳng nào. Với một số trẻ, việc dùng thuốc giãn phế quản khoảng một giờ trước khi có các hoạt động thể lực mạnh có thể giúp ngăn ngừa cơn hen.


264

BỆNH TRẺ EM

Tiên lượng

Khoảng một nửa số trẻ em bị bệnh hen từ lúc dưới 5 tuổi sẽ khỏi bệnh khi lớn lên. Nhưng với những trẻ vẫn còn có cơn hen sau tuổi 14, có nhiều khả năng sẽ tiếp tục bị hen khi đã trưởng thành.

14. SỐC PHẢN VỆ (ANAPHYLACTIC SHOCK) Sốc phản vệ là một kiểu dị ứng ít gặp nhưng cực kỳ nghiêm trọng, làm co thắt đường thở và giảm huyết áp một cách đột ngột. Nếu không có các biện pháp can thiệp kịp thời, rất có thể sẽ dẫn đến tử vong. Những nguyên nhân gây ra sốc phản vệ thường gặp nhất là những vết cắn chích của côn trùng và phản ứng với thuốc, đặc biệt là các loại thuốc có gốc penicillin. Một số loại thức ăn cũng có thể gây ra sốc phản vệ. Triệu chứng

Những người nhạy cảm với một tác nhân gây dị ứng nào đó thường bắt đầu có phản ứng sau khoảng vài phút tiếp xúc với tác nhân. Thoạt tiên thường là cảm giác ngứa ngáy hoặc bỏng rát ở môi, miệng hoặc cổ họng. Theo sau đó có thể là các triệu chứng như: • Nổi ban đỏ thành từng vùng, gồm nhiều đốm nhỏ sưng phồng lên và ngứa. • Da đổi màu nhợt nhạt và toát mồ hôi. • Tâm trạng hồi hộp, bồn chồn vô cớ. • Sưng phồng mi mắt, môi và lưỡi. • Mặt và cổ sưng phù lên. • Khó thở.


TÌM HIỂU CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP

265

• Đau bụng, đôi khi có nôn mửa hoặc tiêu chảy. • Ngất xỉu, ngủ mê lơ mơ hoặc bất tỉnh. • Ở trẻ sơ sinh, có thể không chịu uống nước hoặc đôi khi chảy nước dãi vì không thể nuốt vào qua cổ họng. Khi nào cần đến bác sĩ?

Nếu trẻ có bất cứ triệu chứng nào trong số các triệu chứng kể trên, có thể nghi ngờ là sốc phản vệ và cần đưa ngay đến bệnh viện gần nhất. Gia đình có thể làm gì?

Trong khi chờ xe cấp cứu, cần đặt trẻ trong tư thế nửa ngồi nửa nằm để giúp cho trẻ dễ thở hơn. Không nên cho trẻ ăn uống bất cứ món gì. Nếu trẻ bắt đầu nôn mửa, đặt trẻ trong tư thế hồi phục như hướng dẫn ở phần Các biện pháp sơ cấp cứu. Nếu trẻ hoàn toàn bất tỉnh, cần thực hiện ngay phương pháp hồi sinh cũng được hướng dẫn trong phần Các biện pháp sơ cấp cứu. Cần chú ý tìm biết tác nhân gây dị ứng đối với trẻ để có thể tránh không cho trẻ tiếp xúc với tác nhân này. Bác sĩ có thể sẽ chỉ dẫn cách sử dụng ống tiêm adrenaline để gia đình kịp thời sử dụng ngay trong trường hợp khẩn cấp. Cần thông báo với nhà trường nơi trẻ đang theo học để có sự quan tâm đặc biệt. Bác sĩ có thể sẽ làm gì?

Bác sĩ có thể sẽ phải sử dụng ngay một liều thuốc tiêm adrenaline (epinephrine) để lập tức làm tăng mức huyết áp đang quá thấp. Sau đó là kiểm tra đường thở của trẻ và nếu cần có thể sẽ phải đặt ống thông khí quản. Nếu tim ngừng đập, bác sĩ sẽ phải thực hiện thao tác xoa bóp hồi


266

BỆNH TRẺ EM

sinh tim. Để giảm bớt các triệu chứng sưng và ngứa, bác sĩ có thể sẽ tiêm một loại thuốc corticosteroid hoặc thuốc kháng histamin. Trong nhiều trường hợp, có thể sẽ phải truyền dịch qua đường tĩnh mạch để nâng huyết áp lên trở lại mức bình thường. Tiên lượng

Sốc phản vệ có nhiều khả năng lập lại bất cứ khi nào trẻ tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng. Vì thế, mọi biện pháp cấp cứu phải được gia đình chuẩn bị sẵn sàng để có thể đối phó kịp thời khi xảy ra sốc phản vệ.

VIII. CÁC VẤN ĐỀ VỀ MÁU VÀ TUẦN HOÀN Những khuyết tật bẩm sinh ở tim là nghiêm trọng và thường gặp nhất, nhưng trong hầu hết các trường hợp đều không rõ nguyên nhân. Điều đáng mừng là ngày nay phần lớn các khuyết tật loại này đều có thể điều trị được. Khả năng điều trị được các bệnh nghiêm trọng về máu cũng tăng cao, ngay cả với những bệnh như bệnh bạch cầu, trước đây rất thường gây tử vong. Tuy nhiên, việc phát hiện sớm các triệu chứng vẫn là rất quan trọng vì có thể giúp gia tăng tối đa khả năng điều trị bệnh.

1. THIẾU MÁU (ANAEMIA) Thuật ngữ “thiếu máu” được dùng trong y học để chỉ cho những trường hợp không có đủ lượng huyết cầu tố (hemoglobin) trong máu. Huyết cầu tố là một loại sắc tố trong các tế bào hồng cầu, giữ chức năng mang oxygen từ phổi đến cho các mô của cơ thể. Vì thế, nếu không có đủ lượng huyết cầu tố, các mô của cơ thể sẽ nhận không đủ lượng oxygen cần thiết.


TÌM HIỂU CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP

267

Nguyên nhân

Các tế bào hồng cầu được tạo ra trong tủy xương, sau đó được đưa vào máu. Thường thì chúng có một chu kỳ hoạt động khoảng 120 ngày rồi trở nên suy yếu và bị phá hủy. Thiếu máu có thể là kết quả của sự mất cân bằng do việc các tế bào hồng cầu được tạo ra quá ít hoặc bị phá hủy đi quá nhiều. Việc tạo ra ít tế bào hồng cầu thường là do thiếu một chất thiết yếu nào đó trong việc hình thành tế bào hồng cầu khỏe mạnh. Trường hợp thường gặp nhất là thiếu sắt (Fe), gây ra chứng thiếu máu thiếu sắt. Việc phá hủy nhiều tế bào hồng cầu hơn mức được tạo ra thường là kết quả của một bất thường về gen. Sự bất thường về gen thúc đẩy việc tạo ra các tế bào hồng cầu khác thường, bị phá hủy với mức độ cao hơn các tế bào bình thường. Các trường hợp điển hình là thiếu máu hồng cầu liềm và thiếu máu Địa trung hải. Khi bị thiếu máu, các tế bào hồng cầu thường nhỏ và nhạt màu hơn bình thường. Riêng trong trường hợp thiếu máu hồng cầu liềm, tế bào hồng cầu bị biến dạng. Triệu chứng

Khi thiếu máu nhẹ, trẻ có thể không có bất cứ triệu chứng nào. Khi thiếu máu nghiêm trọng hơn, các triệu chứng tiêu biểu sau đây có thể xuất hiện: • Màu da nhợt nhạt. • Mệt mỏi, yếu ớt. • Thở hụt hơi khi phải gắng sức.


268

BỆNH TRẺ EM

Khi nào cần đến bác sĩ?

Khi nghi ngờ trẻ bị thiếu máu, nên đưa trẻ đến bác sĩ ngay. Bác sĩ có thể sẽ làm gì?

Bác sĩ có thể sẽ cần phải tìm hiểu về tiền sử bệnh của gia đình, tình trạng sức khỏe và chế độ ăn uống thông thường của trẻ, vì những yếu tố này có giá trị góp phần vào việc chẩn đoán. Tuy nhiên, để xác định chắc chắn cần phải tiến hành xét nghiệm máu. Kết quả xét nghiệm sẽ cho biết về tính chất và mức độ nghiêm trọng của trường hợp thiếu máu mà trẻ mắc phải. Trong xét nghiệm, máu sẽ được phân tích để đếm số lượng cũng như quan sát hình dạng, kích thước và màu sắc của các tế bào hồng cầu. Qua sự phân tích này, kiểu thiếu máu của trẻ sẽ được xác định. Các xét nghiệm tiếp theo sẽ giúp đưa ra một chẩn đoán chính xác hơn, chẳng hạn như đo lường lượng sắt trong máu. Tiên lượng

Việc điều trị và tiến triển của bệnh tùy thuộc vào từng loại thiếu máu khác nhau. Nếu là thiếu máu do bất thường về gen, việc điều trị có thể sẽ phải kéo dài suốt đời.

2. THIẾU MÁU THIẾU SẮT (IRONDEFICIENCY ANAEMIA) Bệnh thiếu máu loại này là do thiếu sắt (Fe), một thành phần thiết yếu trong việc tạo thành huyết cầu tố, sắc tố giữ chức năng mang oxygen trong tế bào hồng cầu. Thiếu máu thiếu sắt là dạng thiếu máu thường gặp nhất ở trẻ em.


TÌM HIỂU CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP

269

Triệu chứng

Thiếu máu nhẹ có thể không tạo ra bất cứ triệu chứng nào. Khi thiếu máu nghiêm trọng hơn, các triệu chứng sau đây có thể xuất hiện: • Màu da nhợt nhạt. • Mệt mỏi, yếu ớt. • Thở hụt hơi khi phải gắng sức. Thiếu máu thiếu sắt kéo dài có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển trí não và các chức năng của trẻ. Khi nào cần đến bác sĩ?

Nên đưa trẻ đến bác sĩ ngay nếu có nghi ngờ là thiếu máu, ngay cả khi các triệu chứng không rõ ràng. Bác sĩ có thể sẽ làm gì?

Các xét nghiệm cần thiết sẽ được thực hiện để xác định và đánh giá mức độ nghiêm trọng của bệnh. Trong trường hợp thiếu máu thiếu sắt, tế bào hồng cầu nhạt màu và có kích thước nhỏ hơn bình thường. Phương thức điều trị chủ yếu có thể là dùng thuốc có chứa sắt trong khoảng 3 tháng để tích lũy đủ một lượng sắt cần thiết cho cơ thể, song song với việc cải thiện chế độ ăn thích hợp. Trẻ sinh thiếu tháng và còn ở độ tuổi dưới 6 tháng thường phải được bác sĩ cho dùng thuốc chứa sắt. Vì trẻ sinh thiếu tháng không có đủ lượng sắt dự trữ để sử dụng trong giai đoạn 6 tháng tuổi đầu tiên chỉ bú toàn sữa mẹ, trước khi bắt đầu chế độ ăn dặm. Gia đình có thể làm gì?

Đảm bảo chế độ ăn thích hợp cung cấp đủ lượng sắt cho trẻ là biện pháp tích cực và hiệu quả nhất. Sắt trong rau


270

BỆNH TRẺ EM

xanh được hấp thụ tốt nhất khi bữa ăn có kèm theo thịt, trứng. Trẻ quá 6 tháng tuổi chưa được ăn dặm sẽ có nhiều nguy cơ thiếu sắt, cho dù có được dùng các loại sữa bột giàu sắt, do thiếu khả năng hấp thụ. Triệu chứng thiếu sắt thường sẽ bộc lộ rõ khi trẻ được 12 đến 18 tháng tuổi. Nếu trẻ biếng ăn và không thể ăn đủ những thức ăn giàu sắt, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ về việc dùng thuốc để bổ sung lượng sắt cho trẻ. Tiên lượng

Rất ít trường hợp thiếu máu thiếu sắt kéo dài cho đến khi trẻ lớn lên, bởi vì khi chế độ ăn của trẻ trở nên đa dạng, phong phú hơn sẽ đảm bảo cung cấp đủ lượng sắt cần thiết cho cơ thể.

3. BAN XUẤT HUYẾT HENOCHSCHÖNLEIN (HENOCH-SCHÖNLEIN PURPURA) Ở người mắc bệnh này, các mạch máu nhỏ trở nên mỏng manh và để cho máu thấm qua để thoát ra bên ngoài. Chảy máu dưới da dẫn đến những vùng da đỏ bầm rất dễ thấy, trong khi việc chảy máu vào các khớp xương, thận hay đường tiêu hóa có thể gây ra những triệu chứng đa dạng khác. Bệnh thường gặp ở trẻ em từ 2 đến 10 tuổi, và thường không nghiêm trọng lắm. Nguyên nhân đến nay vẫn chưa được biết, nhưng có thể là liên quan đến dị ứng hoặc nhiễm khuẩn. Triệu chứng

Ban xuất huyết Henoch-Schönlein có thể gây ra các triệu chứng sau đây:


TÌM HIỂU CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP

271

• Ban đỏ trên da, xuất hiện ở tất cả các trường hợp, tạo thành bởi những đốm nhỏ đọng máu có màu hồng, đỏ hoặc tím, khi ấn vào vẫn không mất màu. Ban đỏ thường xuất hiện trước tiên ở hai mông đít và phía sau của chân, tay, nhất là quanh mắt cá chân và khuỷu tay, sau đó lan dần ra phía trước. • Sưng đau các khớp xương. • Đau bụng. Trong nhiều trường hợp có kèm theo nôn mửa và tiêu chảy. • Đi tiêu phân có máu. Các đốm ban đỏ có thể có màu hồng, đỏ hoặc tím, cũng có thể bằng phẳng hoặc nhô lên cao hơn mặt da, và có kích thước lớn nhỏ không giống nhau. Biến chứng

Có thể dẫn đến viêm thận-tiểu cầu. Biến chứng này thường không có triệu chứng biểu lộ. Khi nào cần đến bác sĩ?

Khi có bất cứ dấu hiệu nào cho thấy trẻ có thể bị ban xuất huyết Henoch-Schönlein, cần đưa trẻ đến bác sĩ ngay trong vòng 24 giờ. Bác sĩ có thể sẽ làm gì?

Nếu các triệu chứng chưa đủ để chẩn đoán xác định, có thể bác sĩ sẽ tiến hành việc xét nghiệm máu để loại trừ những khả năng khác. Cũng có thể sẽ cần phải phân tích nước tiểu. Sự hiện diện của tế bào hồng cầu và protein trong nước tiểu sẽ cho thấy là thận đã bị viêm nhiễm. Nếu các triệu chứng bệnh được xem là nhẹ, sẽ không cần phải điều trị. Bác sĩ cũng có thể sẽ cho dùng một loại


272

BỆNH TRẺ EM

corticosteroid nếu đau bụng nhiều, và cũng giúp sự hồi phục được nhanh chóng hơn. Nếu có ảnh hưởng đến thận, việc xét nghiệm máu và nước tiểu sẽ được lập lại nhiều lần để đảm bảo là có tiến triển tốt. Gia đình có thể làm gì?

Nếu trẻ thấy đau nhiều hoặc khó chịu, có thể cho dùng paracetamol đúng liều quy định. Cho trẻ nghỉ ngơi trên giường nếu trẻ thấy mệt mỏi. Tiên lượng

Ban xuất huyết Henoch-Schönlein có thể kéo dài từ khoảng vài ba ngày cho đến một tháng. Trong suốt thời gian bệnh, các triệu chứng có thể xuất hiện rồi mất đi thành từng đợt. Hầu hết trẻ em đều có khả năng hồi phục hoàn toàn sau cơn bệnh và không có bất cứ ảnh hưởng nào về sau. Trong phần lớn trường hợp, viêm nhiễm ở thận nếu có cũng sẽ mất đi trong vài ba ngày. Tuy nhiên, trong một số ít trường hợp viêm thận có thể kéo dài đến 2 năm.

4. GIẢM TIỂU CẦU (THROMBOCYTOPENIA) Là tình trạng số lượng tiểu cầu trong máu giảm thấp một cách bất thường. Ở trẻ em, giảm tiểu cầu thường gặp nhất là do bệnh ban xuất huyết giảm tiểu cầu vô căn. Bệnh tự phát không rõ nguyên nhân, nhưng thường thấy xuất hiện trong vòng 2 tuần theo sau một trường hợp nhiễm virus. Triệu chứng

Giảm tiểu cầu gây ra giảm khả năng đông máu, vì thế


TÌM HIỂU CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP

273

gây ra chảy máu bất thường. Các triệu chứng thường gặp của ban xuất huyết giảm tiểu cầu vô căn là: • Nhiều đốm phẳng màu tím xuất hiện trên da thành vùng, do có chảy máu dưới da. Các đốm này khi ấn vào vẫn không đổi màu. • Da dễ bị thâm tím, ngay cả khi chỉ chịu những áp lực nhỏ. • Chảy máu ở mũi. • Chảy máu ở miệng. • Có máu trong nước tiểu, do có xuất huyết ở thận. Biến chứng

Tuy rất hiếm gặp nhưng đôi khi cũng có xuất huyết não, một trường hợp nghiêm trọng hơn khi có chảy máu ở chung quanh hoặc bên trong não. Khi nào cần đến bác sĩ?

Cần đưa trẻ đến bác sĩ ngay nếu có bất cứ triệu chứng nào có thể nghi ngờ là ban xuất huyết giảm tiểu cầu vô căn. Bác sĩ có thể sẽ làm gì?

Để chẩn đoán xác định, một số các xét nghiệm sẽ được thực hiện, chủ yếu là để loại trừ các bệnh khác có triệu chứng tương tự. Hầu hết trẻ em mắc bệnh này không cần điều trị. Tuy nhiên, cần tránh cho trẻ các hoạt động phải dùng sức nhiều, cho đến khi nào các triệu chứng bệnh đã hoàn toàn mất hẳn, thường là khoảng vài tuần lễ. Nếu trẻ chảy máu nhiều ở mũi hoặc miệng, hoặc số lượng tiểu cầu giảm quá thấp, trẻ có thể cần phải được điều


274

BỆNH TRẺ EM

trị tại bệnh viện. Phương thức điều trị có thể là cho dùng thuốc corticosteroid trong một giai đoạn ngắn. Trong một số trường hợp khác có thể phải dùng đến thuốc tiêm tĩnh mạch gamma-globulin để đẩy nhanh tiến trình hồi phục và giảm nguy cơ chảy máu nghiêm trọng. Tiên lượng

Trong hầu hết trường hợp, các triệu chứng sẽ mất đi trong vòng vài tuần lễ và trẻ hồi phục hoàn toàn. Tuy nhiên, với một số ít trường hợp lượng tiểu cầu có thể sẽ phải mất đến 6 tháng hoặc lâu hơn để trở lại hoàn toàn bình thường.

5. BỆNH BẠCH CẦU (LEUKAEMIA) Bệnh bạch cầu là một dạng ung thư. Khi mắc bệnh, tủy xương tạo ra nhiều tế bào bạch cầu bất thường, và số lượng tế bào bạch cầu bình thường cũng như hồng cầu và tiểu cầu đều giảm hơn mức bình thường. Các tế bào bạch cầu khác thường xâm nhập vào gan, lách và các hạch bạch huyết. Có nhiều loại bệnh bạch cầu khác nhau, dạng thường gặp nhất ở trẻ em là bạch cầu nguyên bào lympho cấp tính. Triệu chứng

Bệnh bạch cầu nguyên bào lympho cấp tính có thể có những triệu chứng sau đây: • Màu da nhợt nhạt. • Có những đốm phẳng màu hồng hay màu tím xuất hiện trên da. • Da rất dễ bị thâm tím (bầm). • Mệt mỏi, uể oải.


TÌM HIỂU CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP

• • • •

275

Sưng hạch bạch huyết ở cổ, nách hoặc dưới háng. Sốt. Đau ở xương chân, tay và các khớp. Chảy máu nướu răng.

Khi nào cần đến bác sĩ?

Cần đưa trẻ đến bác sĩ ngay nếu có nghi ngờ trẻ bị bệnh bạch cầu. Bác sĩ có thể sẽ làm gì?

Bác sĩ sẽ tiến hành việc xét nghiệm máu. Sau đó, có thể sẽ cần thực hiện việc sinh thiết tủy xương. Tiến trình này được thực hiện bằng cách lấy một ít tế bào tủy xương để phân tích và kết quả có thể giúp xác định là trẻ có bị bệnh bạch cầu hay không. Việc điều trị bệnh bạch cầu nguyên bào limpho cấp tính được chia làm hai giai đoạn. Trong giai đoạn thứ nhất, thường kéo dài khoảng vài ba tuần lễ, bác sĩ sẽ dùng thuốc để phá hủy các nguyên bào bất thường. Giai đoạn này chỉ chấm dứt khi nào kết quả sinh thiết tủy xương cho thấy không còn có sự hiện diện của các nguyên bào bất thường. Vào thời điểm này, bệnh được xem là đã được đẩy lùi và có thể bước sang giai đoạn điều trị thứ hai. Giai đoạn thứ hai thường kéo dài trong khoảng 2 năm. Trong giai đoạn này sẽ có những đợt dùng thuốc nhằm mục đích tiêu diệt bất cứ nguyên bào bất thường nào còn sót lại trong cơ thể.


276

BỆNH TRẺ EM

Gia đình có thể làm gì?

Nên khuyến khích trẻ sống và hoạt động bình thường như những trẻ khác. Tuy nhiên, trong giai đoạn điều trị bệnh trẻ dễ bị nhiễm khuẩn hơn bình thường, do đó cần phải có sự chú ý bảo vệ tránh xa các nguồn lây nhiễm. Tiên lượng

Khả năng điều trị của y học hiện đại đã cho phép chữa khỏi hoàn toàn từ 60% đến 70% số trẻ được chẩn đoán mắc bệnh này.

6. BỆNH TIM BẨM SINH (CONGENITAL HEART DISEASE) Trẻ bị bệnh tim bẩm sinh có nghĩa là ngay khi sinh ra đã có một hay nhiều khuyết tật ở tim. Nguy cơ trẻ bị bệnh tim bẩm sinh sẽ gia tăng trong những trường hợp người mẹ trong khi mang thai bị tiểu đường không được khống chế tốt, hoặc sử dụng thường xuyên một loại thuốc nào đó, hoặc trước đó đã từng sinh một bé có bệnh tim bẩm sinh. Hiếm hoi hơn nữa là khi người mẹ mắc bệnh sởi vào khoảng thời gian đầu thai kỳ. Thống kê cho thấy có khoảng 1 trong số 140 trẻ em sinh ra với khuyết tật bẩm sinh ở tim. Trong số đó, một số có tiến triển tốt không cần điều trị, nhưng một số khác cần phải được phẫu thuật. Phân loại các khuyết tật

Các khuyết tật bẩm sinh thường gặp ở tim là: • Hở vách ngăn tâm thất, rất thường gặp. (Xem hình minh họa) Loại khuyết tật này chiếm khoảng một phần tư trong tổng số các trường hợp.


TÌM HIỂU CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP

277

• Ống động mạch không đóng lại sau khi sinh. Ống động mạch trước khi trẻ sinh ra đóng vai trò như một đường dẫn cần thiết, nhưng sau khi sinh ra nếu không được đóng lại sẽ làm cho máu từ động mạch chủ chảy qua động mạch phổi. • Có lỗ ở tâm nhĩ. • Hẹp van động mạch chủ. • Hẹp van động mạch phổi. • Lệch vị trí các động mạch lớn: động mạch chủ và động mạch phổi đổi chỗ cho nhau, khiến cho máu đã nhận oxygen chảy ngược về phổi thay vì được đưa đi nuôi cơ thể. • Hẹp động mạch chủ. • Kết hợp đồng thời 4 khuyết tật gọi là Tứ chứng Fallot: có lỗ ở vách ngăn tâm thất, hẹp van động mạch phổi, lệch chỗ động mạch chủ và dày tâm thất phải. Triệu chứng

Các triệu chứng của bệnh tim bẩm sinh tùy thuộc vào tính chất và mức độ nghiêm trọng của khuyết tật. Trong một số trường hợp, các triệu chứng được bác sĩ phát hiện vào những lần kiểm tra sức khỏe định kỳ cho trẻ. Trong một số trường hợp khác, các triệu chứng không được nhận ra cho đến khi trẻ lớn lên hay thậm chí là đến tuổi trưởng thành. Trong số rất nhiều các triệu chứng khác nhau, có thể kể ra một số tiêu biểu là: • Có tiếng thổi, âm thanh khác lạ trong tim. Bác sĩ có thể nghe được âm thanh này bằng cách sử dụng ống nghe. Phần lớn âm thanh lạ ở tim chưa hẳn đã xác định được bệnh tim bẩm sinh, nhưng trong một số trường hợp các


278

BỆNH TRẺ EM

âm thanh này là do hẹp van động mạch phổi hay van động mạch chủ, hoặc một khuyết tật khác của tim. • Khó bú và sụt cân. Ở một số trẻ bị bệnh tim bẩm sinh, tim không cung cấp đủ máu, dẫn đến việc trẻ bú chậm và bú không no. Trẻ có thể thở rất nhanh và toát mồ hôi, nhất là sau mỗi lần bú xong. • Lưỡi và môi có màu hơi xanh, tím tái. Nhiều khuyết tật của tim ngăn cản sự tuần hoàn tự nhiên của máu qua phổi. Điều này có nghĩa là lượng máu do tim cung cấp cho cơ thể sẽ có hàm lượng oxygen ít hơn, làm cho một số mô có màu hơi xanh. • Thở hụt hơi mỗi khi phải gắng sức. • Chậm phát triển hơn so với những trẻ bình thường. Biến chứng

Trẻ có bệnh tim bẩm sinh cho dù ở thể nhẹ cũng rất dễ bị viêm nội tâm mạc (nhiễm trùng ở màng trong tim và các van tim). Trong trường hợp này, nhiễm trùng gây ra do vi khuẩn xâm nhập vào máu thường là sau mỗi lần nhổ răng hoặc phẫu thuật. Khi nào cần đến bác sĩ?

Khi nghi ngờ trẻ có sự bất thường bẩm sinh về tim, nhất thiết phải đưa trẻ đến bác sĩ ngay để xác định. Đối với trẻ có bệnh tim bẩm sinh, các triệu chứng như sốt, mệt mỏi, biếng ăn cần phải được chú ý phát hiện và nhanh chóng đưa trẻ đến bác sĩ ngay, vì có thể là những dấu hiệu cho thấy trẻ bị viêm nội tâm mạc.


TÌM HIỂU CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP

279

Bác sĩ có thể sẽ làm gì?

Bác sĩ sẽ thực hiện các bước cần thiết để xác định tình trạng bệnh tim của trẻ. Các xét nghiệm chẩn đoán có thể bao gồm việc chụp X-quang, đo điện tâm đồ, siêu âm tim... Các xét nghiệm này sẽ cho biết tính chất và mức độ nghiêm trọng của những tình trạng bất thường ở tim. Có nhiều trường hợp bệnh tim bẩm sinh tự thuyên giảm theo thời gian mà không cần điều trị. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, phẫu thuật khẩn cấp cần phải được thực hiện mới có thể giữ lại mạng sống cho trẻ. Một số trường hợp khác, việc phẫu thuật để xử lý khuyết tật có thể được trì hoãn cho đến khi trẻ lớn lên. Và trong một số trường hợp khác nữa, có thể phải cần đến nhiều lần phẫu thuật. Trẻ có bệnh tim bẩm sinh cần được thường xuyên theo dõi thận trọng. Bác sĩ điều trị sẽ đưa ra những lời khuyên thích hợp cho gia đình. Ngoài ra, để giảm tối đa nguy cơ bị viêm nội tâm mạc, các thuốc kháng sinh dự phòng sẽ luôn được dùng đến bất cứ khi nào trẻ cần phải nhổ răng hay phẫu thuật. Gia đình có thể làm gì?

Nên khuyến khích trẻ sống và hoạt động một cách hoàn toàn bình thường, với sự rèn luyện thể lực như được khuyến khích với mọi đứa trẻ khác, trừ khi là có những chỉ dẫn khác của bác sĩ. Có rất ít trường hợp bệnh tim bẩm sinh, nhất là khi trẻ có dấu hiệu tím tái ở môi và lưỡi, cần phải giới hạn các hoạt động rèn luyện của trẻ. Cần lưu ý việc dùng thuốc kháng sinh của trẻ luôn luôn phải đủ liều theo toa bác sĩ để đảm bảo ngăn ngừa viêm nội tâm mạc.


280

BỆNH TRẺ EM

Tiên lượng

Sự phát triển của bệnh tim bẩm sinh tùy thuộc vào loại khuyết tật mà trẻ mắc phải, cũng như mức độ nghiêm trọng của nó. Trong hầu hết các trường hợp, hở vách ngăn tâm thất sẽ có thể tự khép kín lại trước khi trẻ được 5 tuổi. Với các trường hợp không tự tiến triển thuận lợi như vậy, cũng như với các khuyết tật loại khác như có lỗ ở tâm nhĩ, ống động mạch không đóng, hẹp van động mạch phổi hay động mạch chủ, cần phải tiến hành xử lý bằng phẫu thuật. Với những tiến bộ của phẫu thuật hiện đại trong vòng vài thập kỷ gần đây, hầu hết trẻ em bị bệnh tim bẩm sinh, kể cả những trường hợp rất nghiêm trọng, đều có thể được điều trị tốt để lớn lên và sống một cuộc sống bình thường.

IX. CÁC VẤN ĐỀ VỀ HỆ THẦN KINH Sự hình thành và phát triển bộ não - trung tâm hệ thần kinh - của trẻ thường hoàn tất khi trẻ được khoảng 5 tuổi. Bất cứ trường hợp nhiễm trùng hay thương tổn nào xảy ra ở não vào những năm đầu đời - hoặc trong một số trường hợp có thể là ngay từ khi trẻ còn trong bào thai - khi bộ não còn chưa phát triển hoàn chỉnh, đều có thể để lại những hậu quả nghiêm trọng kéo dài. Vì thế, việc phát hiện và điều trị kịp thời các vấn đề ở não là cực kỳ quan trọng. Mặt khác, bộ não trẻ em có khả năng hồi phục mạnh mẽ hơn nhiều so với người đã trưởng thành. Tuy nhiên, có một số vấn đề lại không thể chữa trị được, chẳng hạn như chứng bại não.


TÌM HIỂU CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP

281

1. CHẤN THƯƠNG ĐẦU (HEAD INJURY) Những va đập vào đầu rất thường gặp ở trẻ em và hiếm khi trở nên nghiêm trọng. Những nguyên nhân thông thường nhất là té ngã từ trên giường xuống đất, té ngã khi leo trèo, hoặc tai nạn giao thông. Một vết cắt nhỏ trên da đầu hoặc trước trán đều có thể gây chảy máu nghiêm trọng. Tuy nhiên, nguy cơ chính của một chấn thương đầu lại là sự chảy máu bên trong hộp sọ, vì có thể dẫn đến tổn thương não. Tuy hiếm gặp nhưng chấn thương đầu đôi khi cũng có thể dẫn đến tử vong. Triệu chứng

Nếu chấn thương nhẹ, thường không có triệu chứng gì khác ngoài cảm giác hơi đau đầu hoặc một cục u ngay chỗ bị va đập. Tuy nhiên, một cú va đập cũng có thể gây ra chấn động não làm nạn nhân bất tỉnh trong khoảng vài ba giây. Các triệu chứng thường gặp ngay sau một chấn động não có thể là: • Lú lẫn, không tỉnh táo. • Không nhớ được những gì đã xảy ra ngay trước khi bị chấn thương. • Chóng mặt. • Mờ mắt. • Nôn mửa. Với những trường hợp chấn thương đầu nghiêm trọng hơn, trẻ có thể bất tỉnh kéo dài hơn vài ba phút hoặc thậm chí rơi vào hôn mê. Nếu có một chất nước màu vàng nhạt hoặc một tia máu nhỏ chảy ra từ mũi hoặc tai, có thể trẻ đã bị nứt sọ.


282

BỆNH TRẺ EM

Khi nào cần đến bác sĩ?

Gọi xe cấp cứu ngay nếu trẻ bất tỉnh sau chấn thương, cho dù chỉ khoảng vài ba giây, và kèm theo bất cứ triệu chứng nào sau đây: • Trẻ có vẻ lú lẫn hoặc lơ mơ khác thường. • Nôn mửa liên tục. • Có nước vàng hoặc máu chảy ra từ mũi hoặc tai. Bác sĩ có thể sẽ làm gì?

Trước tiên, mọi vết thương ngoài da cần được xử lý ngay để chống mất máu. Sau đó, bác sĩ sẽ thực hiện các xét nghiệm cần thiết để có thể đánh giá đúng về mức độ chấn thương. Việc scan hình ảnh não (CT - computed tomography) là cần thiết để phát hiện các trường hợp xuất huyết não. Nếu hình ảnh cho thấy có xuất huyết não, bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật ngay để ngăn chặn chảy máu trong não và đồng thời lấy sạch những cục máu đông ra khỏi não. Nếu trẻ bị nứt sọ hoặc chấn động não nghiêm trọng, có thể cần phải được theo dõi tại bệnh viện trong vòng 24 giờ sau chấn thương. Chảy máu bên trong hộp sọ có thể tạo thành những cục máu đông, gây tổn thương cho các mô của não. Gia đình có thể làm gì?

Nếu trẻ bị chấn thương đầu, cho dù rất nhẹ, nên để trẻ nghỉ ngơi ở nhà trong vài ba ngày. Cần theo dõi cẩn thận trong vòng 24 giờ ngay sau khi chấn thương để phát hiện và kịp thời đưa trẻ đến bệnh viện ngay khi có bất cứ triệu chứng nào sau đây: • Trẻ lơ mơ khác thường. • Nôn mửa.


TÌM HIỂU CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP

283

• Bứt rứt khó chịu. • Lú lẫn, mất trí nhớ. • Nói lắp hoặc nói lảm nhảm vô nghĩa. • Nước hay máu chảy ra từ mũi hoặc tai. Nếu trẻ bị chấn thương nặng, sau khi đã điều trị ở bệnh viện về, cần được nghỉ ngơi theo dõi trong nhiều tuần lễ sau đó. Tiên lượng

Thường thì những chấn thương nhẹ ở đầu không để lại di chứng. Nhưng những chấn thương nặng có thể gây thương tổn vĩnh viễn cho não, dẫn đến một số thay đổi lâu dài về thể lực cũng như tâm thần.

2. ĐAU ĐẦU THƯỜNG XUYÊN Hầu như tất cả trẻ em thỉnh thoảng đều có những lần bị đau đầu. Tuy nhiên, ở một số trẻ, những cơn đau đầu xảy ra ở mức thường xuyên, có thể gây suy nhược nghiêm trọng và giảm mạnh khả năng học hỏi ở trường. Hai trường hợp đau đầu thường xuyên thường gặp nhất là chứng nhức nửa đầu và đau đầu do căng thẳng. Hiếm gặp hơn là trường hợp đau đầu thường xuyên gây ra do có bất thường trong não. a. NHỨC NỬA ĐẦU (MIGRAIN)

Chứng nhức nửa đầu thường xuất hiện ở những trẻ sinh trong gia đình có người đã từng bị bệnh này, nhưng chưa phát hiện thấy yếu tố di truyền rõ rệt. Tác nhân thường gặp nhất gây ra cơn nhức nửa đầu là những cảm xúc mạnh, căng thẳng. Các nguyên nhân khác có thể là do một loại


284

BỆNH TRẺ EM

thức ăn nào đó, hoặc có thể do quá đói, hoặc do ở lâu ngoài nắng, và cũng có thể do mệt mỏi. Triệu chứng

Cơn nhức nửa đầu thường xảy ra mỗi tháng không quá một hoặc hai lần. Một số trẻ có các dấu hiệu báo trước, như nhìn thấy những tia sáng chớp lóa hoặc những đường kẻ ngoằn ngoèo. Các triệu chứng theo sau đó có thể kéo dài từ vài giờ cho đến vài ngày, bao gồm: • Đau đầu dữ dội, thường chỉ một nửa đầu, nhưng cũng có khi đau nhức ở cả hai bên. • Nôn mửa. • Sợ ánh sáng và tiếng động. • Đầu óc quay cuồng hoặc chóng mặt. • Có cảm giác ngứa ran, mỏi rũ hoặc tê liệt một cánh tay hay bàn tay. Khi nào cần đến bác sĩ?

Khi có triệu chứng nghi ngờ là nhức nửa đầu, nên đưa trẻ đến bác sĩ ngay. Bác sĩ có thể sẽ làm gì?

Bác sĩ sẽ hướng dẫn gia đình cố gắng tìm ra tác nhân làm sinh khởi cơn đau đầu, để có thể tránh việc tiếp xúc với tác nhân đó. Bác sĩ có thể sẽ cho dùng thuốc chống nôn trong trường hợp cơn đau đầu gây nôn dữ dội. Cuối cùng, nếu cơn nhức nửa đầu xảy ra quá thường xuyên - mỗi tháng nhiều hơn hai lần - bác sĩ có thể sẽ cho dùng propranolol để ngăn chặn cơn nhức nửa đầu.


TÌM HIỂU CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP

285

Gia đình có thể làm gì?

Nếu cơn nhức nửa đầu xảy ra mỗi tháng không quá một lần, không cần điều trị gì khác ngoài việc làm giảm nhẹ cơn đau đầu. Điều này có thể thực hiện tại nhà bằng cách cho uống một liều paracetamol và sau đó đặt trẻ nằm trong một phòng yên tĩnh, thoáng mát nhưng hơi tối cho đến khi cơn nhức nửa đầu qua đi. Tiên lượng

Những cơn nhức nửa đầu có thể cách nhau rất lâu nếu trẻ biết và tránh né được tác nhân gây đau đầu. Trong trường hợp này, những cơn nhức nửa đầu có thể được hạn chế. Nếu không, propranolol có thể giúp giảm bớt số lần đau đầu. b. ĐAU ĐẦU DO CĂNG THẲNG

Cơn đau khi bị đau đầu do căng thẳng xuất hiện khi các cơ ở mặt và cổ và da đầu co rút mạnh, chẳng hạn như khi nghiến răng quá chặt. Những cảm xúc căng thẳng là nguyên nhân thường gặp nhất gây ra cơn đau đầu loại này. Triệu chứng

Các triệu chứng có thể xuất hiện mỗi ngày, thường bao gồm: • Đau đầu, có thể ở bất cứ phần nào trong cả đầu. • Đôi khi có kèm theo những dấu hiệu căng thẳng, chẳng hạn như đau bụng. Gia đình có thể làm gì?

Cho trẻ uống một liều paracetamol để giảm nhẹ cơn đau. Cố gắng xác định các nguyên nhân gây căng thẳng để loại


286

BỆNH TRẺ EM

trừ. Khi cơn đau đầu trở nên nghiêm trọng hoặc kéo dài, nên đưa trẻ đến bác sĩ. c. ĐAU ĐẦU DO BẤT THƯỜNG TRONG NÃO

Các triệu chứng có thể rất đa dạng, nhưng những dấu hiệu sau đây có thể cho thấy khả năng có một bất thường nào đó trong não, chẳng hạn như một bướu não: • Đau đầu làm trẻ thức giấc trong đêm. • Đau đầu vào buổi sáng khi vừa thức dậy. • Đau đầu dữ dội hơn khi ho. • Co giật. • Thay đổi hành vi ứng xử. Nếu nghi ngờ cơn đau đầu là thuộc loại này, nên đưa trẻ đến bác sĩ ngay. Các xét nghiệm chẩn đoán thường phải được thực hiện tại bệnh viện. Việc điều trị và tiên lượng bệnh tùy thuộc vào tính chất của vấn đề trong não.

3. SỐT CO GIẬT (FEBRILE CONVULSION) Sốt co giật là trường hợp trẻ lên cơn co giật do sốt, thường là sốt cao trên 390C. Hiện tượng này thường gây ra do một trường hợp nhiễm trùng ở nơi nào khác trong cơ thể mà không phải ở não. Sốt co giật thường xuất hiện ở trẻ em khoảng từ 6 tháng đến 5 tuổi. Mặc dù rất đáng sợ, nhưng cơn co giật thường là không quá nghiêm trọng. Nguyên nhân

Sốt co giật gây ra do sự tăng cao thân nhiệt một cách đột ngột, và thường xuất hiện vào lúc khởi đầu một căn


TÌM HIỂU CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP

287

bệnh gây sốt nào đó. Những cơn co giật thường gặp nhất với các trường hợp nhiễm khuẩn hoặc virus ở phần trên đường hô hấp, chẳng hạn như bị cảm lạnh. Trẻ con dễ bị sốt co giật là vì bộ não chưa phát triển hoàn chỉnh nên cơ chế hạ nhiệt của não chưa hoạt động hiệu quả. Do đó mà thân nhiệt thường tăng vọt một cách đột ngột. Triệu chứng

Mỗi cơn co giật thường chia ra làm hai giai đoạn nối tiếp nhau. Giai đoạn đầu tiên thường kéo dài khoảng 30 giây. Các triệu chứng có thể là: • Mất ý thức, bất tỉnh. • Cơ thể cứng đờ. • Ngưng thở, kéo dài có thể lên đến 30 giây, và khi thở lại thường thở nông, nhẹ, hầu như rất khó nhận ra. • Són nước tiểu hoặc phân ra quần một cách vô ý thức. Giai đoạn thứ hai tiếp theo đó thường kéo dài không quá 5 phút, với các triệu chứng như: • Co giật tay, chân hoặc các cơ mặt. • Đồng tử trong mắt đảo ngược lên hoặc nằm sang một bên. Vào cuối giai đoạn hai, trẻ hồi phục ý thức và có thể sẽ rơi vào giấc ngủ sâu trong khoảng một hoặc hai giờ. Khi thức dậy trẻ thường có dấu hiệu đờ đẫn, buồn ngủ và bứt rứt khó chịu.


288

BỆNH TRẺ EM

Khi nào cần đến bác sĩ?

Nếu trẻ lần đầu tiên bị co giật hoặc khi trẻ sốt cao đến trên 390C, cần đưa trẻ đến bác sĩ ngay. Nếu cơn co giật kéo dài hơn 5 phút (hoặc hơn 15 phút nếu đã có dùng thuốc diazepam) cần gọi xe cấp cứu ngay. Gia đình có thể làm gì?

Khi trẻ sốt, nên làm giảm thân nhiệt cho trẻ. Thân nhiệt không tăng quá cao sẽ giúp ngăn ngừa không xảy ra cơn co giật. Nếu trẻ đã bị co giật, bế trẻ trong tư thế hồi phục như chỉ dẫn ở phần Các biện pháp sơ cấp cứu. Tiếp tục các biện pháp giảm thân nhiệt cho trẻ để tránh có thể xảy ra một cơn co giật khác nữa. Đặt trẻ nằm thoải mái trên giường thoáng và dùng một khăn mềm thấm nước ấm lau ngoài da cho trẻ để giúp thân nhiệt giảm xuống. Không đặt trẻ có cơn co giật trong chậu nước vì có thể làm trẻ bị ngộp nước. Bác sĩ có thể sẽ làm gì?

Trước tiên, bác sĩ có thể cần phải chẩn đoán loại trừ viêm màng não, là một bệnh nguy hiểm hơn, hoặc bất cứ bệnh nhiễm trùng nào khác. Các xét nghiệm cần thiết sẽ được thực hiện với đờm, máu và nước tiểu để xác định nguyên nhân gây sốt. Nếu là một trường hợp nhiễm khuẩn, việc điều trị sẽ phải dùng đến kháng sinh. Bác sĩ cũng sẽ hướng dẫn gia đình các biện pháp cần thiết phải thực hiện khi trẻ có một cơn co giật khác trong tương lai, vì điều này có rất nhiều khả năng xảy ra. Trong các biện pháp này có thể bao gồm cả việc chuẩn bị và sử dụng thuốc diazepam - một


TÌM HIỂU CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP

289

loại thuốc chống co giật. Khi được tiêm vào trực tràng (ruột thẳng) vào lúc đang co giật, thuốc có tác dụng rút ngắn thời gian co giật. Tiên lượng

Khoảng một phần ba số trẻ đã lên cơn co giật sẽ có nguy cơ bị co giật lần nữa trong vòng 6 tháng tiếp theo. Trong đa số trường hợp, sốt co giật sẽ qua đi không để lại bất cứ di chứng nào về sau. Tuy nhiên, một số ít trẻ có nguy cơ phát triển thành chứng động kinh.

4. ĐỘNG KINH (EPILEPSY) Là trường hợp có những cơn co giật xảy ra thường xuyên với trẻ. Thống kê cho thấy trong khoảng 200 trẻ em thì có một trẻ bị động kinh. Trong cơn co giật của chứng động kinh, hoạt động điện não dao động không đều và rối loạn, tạo ra những cử động tay, chân hoặc phần đầu vượt ngoài sự kiểm soát của ý thức. Có nhiều nguyên nhân khác cũng gây ra co giật, chẳng hạn như sốt co giật. Vì thế, một cơn co giật duy nhất không được xem là biểu hiện của chứng động kinh. Nguyên nhân

Trẻ em mắc chứng động kinh một đôi khi có cấu trúc bất thường trong não, nhưng trong phần lớn các trường hợp không thể tìm thấy nguyên nhân rõ rệt nào. Với một số trẻ, từng cơn co giật riêng lẻ có thể gây ra do một tác nhân nào đó, chẳng hạn như một tia chớp lóe sáng. Với một số trẻ khác, cơn co giật có thể xuất hiện mà không thấy có tác nhân rõ rệt nào cả.


290

BỆNH TRẺ EM

Triệu chứng

Có một số kiểu loại động kinh khác nhau. Ở trẻ em, loại động kinh thường gặp nhất là động kinh cơn lớn, với khoảng hơn ba phần tư số trẻ bị động kinh rơi vào loại này. Loại động kinh thứ hai thường gặp là động kinh cơn nhỏ, cũng gọi là cơn vắng ý thức. Các triệu chứng phân biệt của từng loại như sau: Động kinh cơn lớn

• Có dấu hiệu bứt rứt khó chịu và cư xử khác thường trong khoảng vài phút trước khi xảy ra cơn co giật. • Cơn co cứng kéo dài khoảng 30 giây, thường làm cho trẻ ngã lăn bất tỉnh trên sàn nhà và rối loạn nhịp thở. • Co giật từng hồi chân, tay hoặc các cơ mặt trong khoảng từ 20 giây cho đến vài giờ liền. Trẻ có thể cắn lưỡi. Cũng có thể mất khả năng kiểm soát đại tiểu tiện. • Sau cơn co giật, trẻ tiếp tục bất tỉnh trong khoảng vài ba phút, hoặc trong một số trường hợp hiếm gặp hơn có thể kéo dài đến 10 phút. • Khi hồi tỉnh, trẻ thường rơi vào trạng thái mất phương hướng, lẫn lộn, có thể kèm theo đau đầu và buồn ngủ. Động kinh cơn nhỏ

• Trẻ đột nhiên bất động và nhìn trừng trừng vào khoảng không, không còn biết gì đến mọi việc xảy ra chung quanh trong khoảng 10 đến 15 giây, nhưng không té ngã. • Sau đó trẻ không nhớ biết gì về cơn co giật đã xảy ra.


TÌM HIỂU CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP

291

Còn có kiểu động kinh hiếm gặp hơn gây co giật một bên cơ thể, chẳng hạn như một tay, một chân hoặc một bên cơ mặt. Trẻ cũng có thể bị mất ý thức. Trong hầu hết trường hợp, trẻ thường chỉ bị một trong các kiểu động kinh mà thôi. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp phức tạp hơn khi có sự kết hợp cả hai hoặc ba kiểu động kinh. Gia đình có thể làm gì?

Nếu trẻ bị động kinh cơn lớn, đặt trẻ nằm theo tư thế đầu ngang bằng hoặc hơi thấp hơn so với thân thể. Đừng bao giờ đặt bất cứ vật gì vào trong miệng trẻ với chủ ý để cho trẻ không cắn phải lưỡi, và để yên cho đến khi trẻ hoàn toàn hồi phục. Với các kiểu động kinh khác, đặt trẻ ngồi xuống ở một nơi yên tĩnh cho đến khi trẻ hoàn toàn hồi phục và lấy lại sự tỉnh táo. Trò chuyện và trấn an trẻ. Đừng bao giờ cố sức lay đập trẻ để chấm dứt cơn co giật. Khi nào cần đến bác sĩ?

Nếu trẻ bị động kinh cơn lớn lần đầu tiên, cần gọi bác sĩ ngay. Gọi xe cấp cứu hoặc đưa trẻ đến bệnh viện gần nhất nếu như trẻ bất tỉnh lâu hơn 10 phút, bất kể đó có phải là lần co giật đầu tiên hay không. Những kiểu động kinh khác thường là ít nghiêm trọng hơn nhưng cũng cần đưa trẻ đến bác sĩ. Cần trình bày rõ với bác sĩ điều trị về những lần động kinh đã xảy ra với trẻ.


292

BỆNH TRẺ EM

Bác sĩ có thể sẽ làm gì?

Bác sĩ có thể cần tìm hiểu về những triệu chứng cũng như cần được nghe mô tả về thái độ, hành vi của trẻ trước khi xảy ra cơn động kinh, vào lúc đang xảy ra cơn động kinh và sau khi đã dứt cơn động kinh. Để xác định tác nhân có thể gây ra cơn động kinh, bác sĩ cũng có thể sẽ hỏi về những việc trẻ đang làm ngay trước khi xảy ra cơn động kinh. Phương pháp đo điện não sẽ giúp xác định kiểu động kinh. Kỹ thuật scan hình ảnh não sẽ cần thiết để tìm xem có sự bất thường nào trong cấu trúc của não có thể là nguyên nhân gây co giật hay không. Xét nghiệm máu sẽ giúp loại trừ những nguyên nhân khác có thể gây ra cơn co giật, chẳng hạn như đường máu xuống thấp. Trẻ bị động kinh thường cần được dùng thuốc chống co giật thường xuyên. Việc điều trị phải kéo dài từ 2 đến 4 năm kể từ lần cuối cùng lên cơn động kinh, và sau đó được giảm liều dần dần trong nhiều tháng trước khi chấm dứt. Nếu việc dùng thuốc không đủ để ngăn chặn những cơn động kinh, và việc scan hình ảnh não cho thấy có cấu trúc bất thường, có thể phải cần đến phẫu thuật để điều chỉnh vấn đề. Tuy nhiên, khả năng này rất hiếm khi xảy ra. Bác sĩ cũng sẽ hướng dẫn gia đình về những điều cần phải lưu ý trong việc chăm sóc trẻ bị động kinh, cũng như những hoạt động nào cần tránh không cho trẻ tham gia. Tiên lượng

Tùy thuộc vào kiểu động kinh, tiên lượng bệnh có thể khác nhau. Hơn ba phần tư số trẻ em bị động kinh cơn lớn được điều trị dứt cơn hẳn trong 2 năm sẽ không còn tái


TÌM HIỂU CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP

293

phát. Hầu hết những trẻ bị động kinh kiểu co giật một bên sẽ tự khỏi bệnh sau tuổi dậy thì mà không cần thuốc men điều trị gì cả. Với trẻ bị động kinh cơn nhỏ thì diễn tiến khó đoán trước hơn. Tuy nhiên, hầu hết trẻ bị động kinh, ngay cả những trẻ không trị dứt được bệnh, cũng không dẫn đến khuyết tật nào. Trẻ vẫn có thể đến trường một cách bình thường và thậm chí có thể tham gia hầu hết các hoạt động thể thao.

5. VIÊM MÀNG NÃO (MENINGITIS) Là tình trạng viêm nhiễm lớp màng bao quanh não và tủy sống, có thể gây ra do vi khuẩn hoặc virus. Các triệu chứng của viêm màng não do virus không đáng kể, nhưng viêm màng não do vi khuẩn thì cực kỳ nguy hiểm và có thể dẫn đến tử vong hoặc để lại di chứng suốt đời. Viêm màng não do vi khuẩn thường gặp nhất ở trẻ em dưới 5 tuổi, mặc dù bệnh có thể xuất hiện ở bất cứ độ tuổi nào. Thường thì bệnh xuất hiện riêng lẻ không đi kèm với bệnh nào khác. Viêm màng não do virus có khuynh hướng xuất hiện lan tràn thành dịch vào mùa đông, và thường gặp nhất ở trẻ em trên 5 tuổi. Có 3 lớp màng bảo vệ bao quanh não và tủy sống, đều được gọi chung là màng não. Viêm màng não xảy ra khi virus hoặc vi khuẩn tấn công các lớp màng này. Nguyên nhân

Viêm màng não do vi khuẩn ở trẻ em thường gặp nhất là do vi khuẩn Neisseria meningitidis. Vi khuẩn Neisseria


294

BỆNH TRẺ EM

bình thường vẫn có ở mũi và cổ họng nhưng không gây bệnh gì. Vì sao chúng gây ra viêm màng não ở một số trẻ em vẫn là điều mà đến nay chưa được biết. Một nguyên nhân khác nữa là do vi khuẩn Haemophilus influenzae. Tuy nhiên, nhờ có thuốc chủng ngừa nên nguyên nhân này đã trở nên rất hiếm gặp ở trẻ em kể từ năm 1993. Rất nhiều loại virus có khả năng gây viêm màng não, trong đó bao gồm cả các loại virus gây bệnh cảm cúm, thủy đậu, tăng bạch cầu đơn nhân và AIDS. Cũng giống như trường hợp của vi khuẩn gây viêm màng não, người ta cũng không rõ nguyên nhân nào đã làm cho các loại virus này tấn công vào màng não và gây viêm. Triệu chứng

Các triệu chứng của viêm màng não do vi khuẩn và virus thường tương tự như nhau trong những giai đoạn ban đầu. Tuy nhiên, triệu chứng của viêm màng não do vi khuẩn thường nghiêm trọng hơn và có khuynh hướng phát triển nhanh, đôi khi chỉ trong vài giờ đồng hồ. Ở trẻ sơ sinh, các triệu chứng ban đầu thường rất mờ nhạt, có thể bao gồm: • Ngủ lơ mơ khác thường. • Sốt. • Nôn mửa. • Không muốn bú. • Khóc nhiều, không chịu nằm yên. Ở trẻ lớn tuổi hơn, ngoài những triệu chứng kể trên còn có thể có: • Đau đầu dữ dội. • Sợ ánh sáng và tiếng động.


TÌM HIỂU CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP

295

• Cứng đờ các cơ, nhất là cơ ở cổ gây cứng cổ. Với trẻ em ở mọi độ tuổi, những triệu chứng ban đầu của viêm màng não do vi khuẩn có thể tiếp tục phát triển với sự gia tăng tình trạng lơ mơ và đôi khi có thể bất tỉnh hoặc co giật. Một số trẻ có thể nổi ban đỏ đặc trưng trên da với những đốm phẳng màu hồng hoặc tím, khi ấn vào vẫn không đổi màu. Sự phát triển các nốt ban đỏ đặc trưng của viêm màng não là một triệu chứng nghiêm trọng cho thấy bệnh đã đến giai đoạn cần được điều trị khẩn cấp. Khi nào cần đến bác sĩ?

Nếu phát hiện thấy trẻ có dấu hiệu lơ mơ khác thường, hoặc bất cứ 2 trong số các triệu chứng đã kể trên, cần đưa trẻ đến bác sĩ ngay. Bác sĩ có thể sẽ làm gì?

Nếu chẩn đoán nghi ngờ là viêm màng não, trẻ cần được điều trị tại bệnh viện. Tại đây, việc chọc rút tủy sống sẽ được thực hiện để xác định kết quả chẩn đoán, đồng thời cũng là để phân biệt viêm màng não do vi khuẩn hay virus gây ra. Trong một số trường hợp, xét nghiệm này cũng cho phép xác định được vùng nhiễm khuẩn. Xét nghiệm máu cũng sẽ được thực hiện để xác định loại vi khuẩn gây bệnh. Kháng sinh liều cao sẽ được sử dụng ngay cả khi chưa có các kết quả xét nghiệm. Nếu kết quả xét nghiệm cho thấy là viêm màng não do virus, sẽ không cần thiết dùng đến kháng sinh nữa. Việc điều trị không cần gì khác ngoài việc cho thuốc giảm đau để


296

BỆNH TRẺ EM

trẻ thấy dễ chịu hơn. Bệnh sẽ tự khỏi trong vòng từ 5 ngày cho đến 2 tuần, tùy theo loại virus gây bệnh. Nếu kết quả xét nghiệm cho thấy là viêm màng não do vi khuẩn, kháng sinh sẽ tiếp tục được dùng, hoặc xét cần sẽ thay đổi loại kháng sinh để có hiệu quả cao đối với loại vi khuẩn đã được xác định. Có thể trẻ sẽ được truyền dịch tĩnh mạch, và có thể phải dùng thuốc chống co giật nếu có cơn co giật. Điều trị kháng sinh thường có thể kéo dài lên đến 10 ngày. Gia đình có thể làm gì?

Chủng ngừa đúng lịch cho trẻ có thể loại trừ viêm màng não do vi khuẩn Haemophilus influenzae gây ra. Ngoài ra, trong những trường hợp thực sự cần thiết có thể sẽ phải dùng đến kháng sinh dự phòng cho những người thân trong gia đình có nguy cơ bị lây bệnh. Tiên lượng

Viêm màng não do virus gây ra thường tự khỏi và rất hiếm khi để lại di chứng. Viêm màng não do vi khuẩn gây ra nếu được điều trị kịp thời bằng kháng sinh sẽ có thể hồi phục hoàn toàn. Một số ít trẻ có thể bị thương tổn não dẫn đến điếc, động kinh, hoặc kém khả năng học hỏi, nhất là những trường hợp điều trị không kịp thời. Trong một vài trường hợp rất hiếm gặp, bệnh có thể dẫn đến tử vong cho dù đã được điều trị tức thời.

6. VIÊM NÃO (ENCEPHALITIS) Viêm não là bệnh hiếm gặp, có thể gây ra do bất cứ trường hợp nhiễm virus nào. Vì những nguyên nhân nào đó chưa


TÌM HIỂU CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP

297

được biết rõ, virus lan truyền từ những nơi khác trong cơ thể theo đường máu đến não và gây bệnh. Bệnh có thể qua đi rất nhẹ và không gây ra nguy hại gì, nhưng cũng có thể cực kỳ nghiêm trọng đến mức có thể gây tử vong. Nguyên nhân

Với trẻ sơ sinh, virus Herpes simplex (loại virus gây mụn rộp trên môi) là nguyên nhân gây viêm não thường gặp nhất. Tuy hiếm gặp hơn, nhưng viêm não cũng có thể xảy ra theo sau các bệnh như sởi, rubella hay thủy đậu. Hiếm hoi hơn nữa là những trường hợp virus sống trong các loại thuốc chủng ngừa (chẳng hạn như thuốc chủng ngừa bệnh sởi) gây ra viêm não. Triệu chứng

Với các trường hợp nhẹ, triệu chứng hầu như rất khó nhận ra. Chẳng hạn như, viêm não do virus bệnh thủy đậu có thể chỉ làm cho người bệnh có cảm giác lâng lâng không vững khi bước đi trong vòng vài ba ngày. Với các trường hợp nghiêm trọng hơn, triệu chứng quan trọng nhất là trạng thái lơ mơ khác thường phát triển ngày càng nặng hơn, có thể dẫn đến hôn mê. Ngoài ra còn có thể có: • Sốt. • Bứt rứt khó chịu. • Nôn mửa. • Hoa mắt (nhìn hình ảnh thấy một hóa nhiều) hoặc lác mắt rất rõ (đồng tử lệch sang bên).


298

BỆNH TRẺ EM

• Tay chân rũ rượi. • Co giật. Khi nào cần đến bác sĩ?

Đưa trẻ đến bác sĩ ngay nếu phát hiện có trạng thái lơ mơ khác thường, hoặc khi trẻ sốt có kèm theo bất kỳ 2 trong số các triệu chứng vừa kể trên. Bác sĩ có thể sẽ làm gì?

Việc chẩn đoán sẽ dựa vào các triệu chứng kết hợp với kết quả scan hình ảnh não. Trong những giai đoạn ban đầu của bệnh, kết quả xét nghiệm có thể không cho thấy được gì, ngay cả trong những trường hợp sau đó trẻ thực sự phát triển viêm não. Việc chọc hút tủy sống có thể cần được thực hiện để chẩn đoán loại trừ viêm màng não do vi khuẩn. Việc điều trị có thể sẽ dùng thuốc kháng virus acyclovir để diệt virus Herpes simplex. Nếu là các chủng virus khác thì hiện nay chưa có thuốc đặc trị. Nếu trẻ khó thở, có thể sẽ phải dùng đến máy giúp thở. Tiên lượng

Tùy thuộc vào loại virus gây bệnh và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng. Phần lớn bệnh nhi hồi phục hoàn toàn. Trong một số ít trường hợp, có tổn thương vĩnh viễn ở não, thường gây liệt một tay hay một chân, kém khả năng học hỏi, rối loạn hành vi hoặc động kinh. Bệnh có thể dẫn đến tử vong, nhưng khả năng này rất hiếm xảy ra.


TÌM HIỂU CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP

299

7. DỊ TẬT ỐNG THẦN KINH (NEURAL TUBE DEFECT) Ống thần kinh là phần trong thai nhi mà về sau sẽ phát triển thành não và tủy sống cũng như phần sau của xương sọ và các đốt sống. Nếu quá trình phát triển không diễn ra bình thường, trẻ có thể sẽ được sinh ra với những dị tật ở bất kỳ phần nào trong số những phần này. Dị tật thường gặp nhất là cột sống chẻ đôi, có thể tác động đến một hoặc nhiều đốt sống. Tủy sống, não và màng não có thể bị lộ ra ở mức độ nhiều hay ít khác nhau, làm cho chúng dễ bị tổn thương hoặc nhiễm khuẩn. Dị tật có thể rất nhẹ đến mức chỉ được nhìn thấy như một lỗ nhỏ, nhưng cũng có thể là rất lớn thành một khối sưng to chứa đầy dịch tủy được bao quanh bởi một lớp màng mỏng hoặc một lớp da. Triệu chứng

Các triệu chứng, nếu có, tùy thuộc vào những mức độ khác nhau của dị tật ống thần kinh và có thể bao gồm những biểu hiện sau đây: • Chân yếu hoặc liệt chân. • Chân có dị dạng. • Không có khả năng kiểm soát đại tiện, tiểu tiện hoặc cả hai. • Mất cảm giác, không nhạy cảm với cảm giác đau ở da. • Trong một số trường hợp có thể có tràn dịch não. • Đôi khi có thể kém khả năng học hỏi.


300

BỆNH TRẺ EM

Làm thế nào để phòng ngừa?

Mỗi năm riêng tại Hoa Kỳ có khoảng 2.500 trẻ em sinh ra với dị tật ống thần kinh. Những nguyên nhân gây ra dị tật vẫn còn chưa được biết. Tuy nhiên, nguy cơ mắc phải dị tật này đã được chứng minh là sẽ giảm đi đáng kể - khoảng 75% - nếu người mẹ dùng một lượng nhỏ acid folic mỗi ngày trong một tháng trước khi có thai và trong tháng đầu tiên của thai kỳ. Một cuộc nghiên cứu tiến hành vào năm 1996 cho thấy là các phụ nữ béo phì có nguy cơ sinh con mắc phải dị tật ống thần kinh cao gấp đôi những người bình thường. Trong giai đoạn đầu của thai kỳ, các phương pháp kiểm tra như xét nghiệm máu, siêu âm tổng quát... thường có thể giúp phát hiện sớm dị tật. Trong trường hợp này, cha mẹ đứa bé có thể thấy trước được mức độ nghiêm trọng của dị tật và tự quyết định việc có nên để cho đứa bé ra đời hay không. Bác sĩ có thể sẽ làm gì?

Trẻ bị dị tật ở mức độ nhẹ có thể không bộc lộ triệu chứng gì và cũng không cần điều trị. Tuy nhiên, những trường hợp nghiêm trọng có thể phải cần đến sự can thiệp bằng phẫu thuật, chẳng hạn như khi có tràn dịch não. Bác sĩ có thể cần phải đưa một ống nhỏ vào trong não để hút chất lỏng ra. Nếu không can thiệp kịp thời, trẻ có thể sẽ bị thương tổn không hồi phục. Mặc dù có thể được cứu sống, nhưng trẻ có thể phải cần đến vật lý trị liệu và phải sống với dị tật suốt đời.

8. BẠI NÃO (CEREBRAL PALSY) Bại não là thuật ngữ chỉ chung cho những trường hợp bất bình thường trong khả năng cử động tay chân hoặc thân


TÌM HIỂU CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP

301

thể. Bại não là do sự tổn thương não vào giai đoạn cuối thai kỳ, vào lúc sinh ra, trong giai đoạn sơ sinh hoặc trong những năm đầu đời. Nhưng thường gặp nhất là thương tổn xảy ra trước khi sinh. Bại não thường thấy ở những trẻ em sinh thiếu tháng với trọng lượng dưới 1,5 kilogram. Triệu chứng

Bại não có thể không được nhận ra cho đến khi trẻ đã được nhiều tháng tuổi. Những dấu hiệu sớm nhất thường là: • Tay hoặc chân cứng đờ khi được bế lên. • Không muốn sử dụng một bàn tay hay cánh tay. • Khó khăn trong ăn uống. • Chậm biết ngồi, thường là không ngồi được trước khi đủ một năm tuổi. Ở một số trẻ, có thể có cứng cơ ở tay hoặc chân, làm cho những cử động bình thường trở nên rất khó khăn. Hiện tượng này thường bắt đầu vào lúc trẻ được 6 tháng tuổi trở đi. Một số trẻ khác có biểu hiện vặn vẹo thân hình một cách bất thường và ngoài ý muốn. Nhiều trẻ em bị bại não gặp khó khăn trong việc học tập. Một số trẻ còn có thể bị động kinh và các vấn đề về thính lực, thị lực. Gặp khó khăn trong việc học nói là hiện tượng thường gặp, do rất nhiều nguyên nhân, trong đó có việc nghe kém nên không thể lập lại đúng từ đã nghe, khả năng tiếp thu học hỏi chậm, và sự phối hợp không tốt các cơ liên quan đến sự phát âm. Những vấn đề bất thường trong cách ứng xử của trẻ thường là kết quả của sự thất vọng vì những năng lực kém cỏi của tự thân, hoặc do áp lực căng thẳng


302

BỆNH TRẺ EM

của gia đình, hoặc cũng có thể do chính sự thương tổn của não gây ra. Khi nào cần đến bác sĩ?

Nếu bạn thấy lo lắng về sự phát triển không bình thường nào đó của trẻ, nên đưa trẻ đến bác sĩ để xác định Bác sĩ có thể sẽ làm gì?

Các xét nghiệm và việc scan hình ảnh não có thể sẽ được thực hiện để đưa ra chẩn đoán chính xác về các vấn đề bất thường của trẻ. Tùy thuộc vào những khiếm khuyết của trẻ, việc điều trị có thể sẽ phải vận dụng các phương pháp tâm lý hoặc vật lý trị liệu. Trong một số trường hợp, những khuyết tật do sự co cứng của các cơ có thể cần phải được can thiệp bằng phẫu thuật. Tiên lượng

Bại não tuy không thể chữa khỏi, nhưng với sự kiên nhẫn và tạo ra những kích thích đúng hướng cho trẻ, vấn đề sẽ có thể tiến triển tốt hơn. Trẻ bị ở dạng nhẹ thường vẫn có khả năng đến trường như bình thường, nhưng những trẻ bị bại não nghiêm trọng cần phải được giáo dục trong môi trường đặc biệt.

9. HỘI CHỨNG SUY NHƯỢC (CHRONIC FATIGUE SYNDROM) Tình trạng rối loạn bao gồm một loạt các triệu chứng khác nhau, trong đó quan trọng nhất là sự mệt mỏi nghiêm trọng kéo dài nhiều tháng hoặc thậm chí nhiều năm. Vì những nguyên nhân chưa được biết, một căn bệnh do virus


TÌM HIỂU CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP

303

gây ra có thể là khởi đầu của hội chứng này. Đôi khi, các triệu chứng cũng gây ra do sự suy nhược kéo dài không được nhận biết. Triệu chứng

Các triệu chứng thường gặp là: • Mệt mỏi nhiều, khiến cho trẻ thức dậy và ra khỏi giường ngủ muộn hơn thường lệ. • Cảm giác rũ rượi, yếu ớt nơi tay chân. • Đau đầu, đau bụng và đau cơ bắp ở tay chân. • Biếng ăn, lười tham gia các hoạt động tập thể. • Mệt nhoài ngay sau mỗi lần phải nỗ lực về thể chất hoặc tinh thần. • Khó tập trung sự chú ý vào bất cứ việc gì. Đôi khi, trước hội chứng suy nhược có thể là một lần đau họng hay một bệnh nhiễm virus khác, chẳng hạn như tăng bạch cầu đơn nhân, nhưng không phải bao giờ cũng vậy. Khi nào cần đến bác sĩ?

Sau một lần bệnh nghiêm trọng, trẻ có thể mệt mỏi kéo dài khoảng một hai tuần. Điều đó hoàn toàn bình thường. Nếu trạng thái mỏi mệt kéo dài hơn một tháng, nên đưa trẻ đến bác sĩ. Bác sĩ có thể sẽ làm gì?

Chẩn đoán chủ yếu là loại trừ các nguyên nhân gây suy yếu thể lực, có thể cần xét nghiệm máu để xác định bất cứ dấu hiệu bệnh tật nào khác.


304

BỆNH TRẺ EM

Trong hầu hết các trường hợp, kiểm tra tổng quát và các xét nghiệm thường không phát hiện bất cứ dấu hiệu bất thường nào, nhưng rất thường gặp những trường hợp trẻ vừa trải qua hoặc đang có một bệnh nhiễm virus nào đó. Gia đình có thể làm gì?

Không có biện pháp điều trị cụ thể nào. Vì thế, sự chăm sóc theo dõi của gia đình là cực kỳ quan trọng. Nếu trẻ đã nghỉ học khá lâu, cần sắp xếp một thời biểu đặc biệt để trẻ dần dần trở lại với học tập mà không phải thay đổi quá đột ngột. Nên trao đổi với nhà trường và thầy cô giáo phụ trách để tìm xem có bất cứ nguyên nhân nào gây căng thẳng lo lắng cho trẻ hay không. Tiên lượng

Một khi trẻ có thể trở lại đi học bình thường, có thể xem là bệnh đã thuyên giảm. Tuy nhiên, nếu có những đợt suy nhược trở lại nhiều lần, có thể phải cần đến một chuyên gia tâm lý trị liệu hoặc tâm thần học.

X. CÁC VẤN ĐỀ VỀ CẢM XÚC VÀ ỨNG XỬ Khi một đứa trẻ có dấu hiệu ứng xử khác thường, vấn đề cần thiết đối với cha mẹ là phải biết được liệu điều đó có khả năng kéo dài hay chỉ tạm thời. Trẻ con thường có khả năng loại bỏ dần những thói quen không tốt, nhưng một số vấn đề có thể phải cần đến sự trợ giúp thích hợp. Tham khảo ý kiến bác sĩ kịp thời có thể giúp giảm nhẹ những lo lắng không cần thiết và đôi khi mang lại những biện pháp giúp đỡ kịp thời, thích hợp để giúp trẻ phát triển bình thường.


TÌM HIỂU CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP

305

1. LO LẮNG VÀ SỢ HÃI Tất cả trẻ em đều phải trải qua cảm giác lo lắng và sợ hãi vào những lúc nào đó. Ở mức độ thông thường, không có gì phải quan tâm đến những cảm xúc này, chẳng hạn như một đứa trẻ có thể khóc thét lên một lúc khi bị tách rời khỏi cha hoặc mẹ. Những nguyên nhân làm trẻ sợ hãi trong một thời gian ngắn như bóng tối, thú vật, sấm chớp... cũng là thông thường. Tuy nhiên, cảm xúc lo lắng và sợ hãi của trẻ cần được quan tâm giải quyết khi nó kéo dài trong nhiều tháng, hoặc quá nghiêm trọng đến mức trở thành một nỗi ám ảnh, hoặc gây rối loạn nếp sống bình thường của trẻ. Những dấu hiệu sau đây có thể cho thấy là trẻ đang có tâm trạng lo lắng hoặc sợ hãi đến mức cần được quan tâm giải quyết: • Khóc dai dẳng, kéo dài một cách khác thường. • Bứt rứt khó chịu, dễ dàng trở nên cáu gắt hoặc giận dữ. • Biếng ăn và ngủ không ngon giấc, thường thức giấc nhiều lần trong đêm. • Đái dầm và ỉa són. • Thường xuyên có những cơn đau bụng, đau đầu hoặc đau nhức ở tay chân, khớp xương mà hoàn toàn không tìm thấy nguyên nhân bệnh lý. Lo lắng hoặc sợ hãi thường xuất phát từ tâm trạng bất an. Có thể có những nguyên nhân cụ thể dẫn đến tâm trạng này, chẳng hạn như bị tách rời khỏi cha mẹ, gặp vấn đề ở trường học hoặc trong gia đình, hoặc những vấn đề khó giải quyết với bạn bè.


306

BỆNH TRẺ EM

Nhưng sự lo lắng hay sợ hãi của trẻ cũng có thể xuất phát từ người khác theo cơ chế bắt chước. Chẳng hạn như một người mẹ rất sợ chuột có thể là nguyên nhân làm cho trẻ sợ chuột. Với những trẻ đã lớn, trò chuyện và giải thích có thể giúp giải t%% những lo lắng hoặc sợ hãi của chúng. Nếu có những nguyên nhân cụ thể, hãy giúp trẻ giải quyết những nguyên nhân ấy. Việc la mắng hoặc tỏ ra giận dữ với trẻ thường không có tác dụng tốt mà chỉ làm cho vấn đề càng nghiêm trọng hơn, vì trẻ sẽ có khuynh hướng che giấu tâm trạng lo lắng hoặc sợ hãi của mình và tạo ra một sự ẩn ức tâm lý rất có hại. Cách tốt nhất là có thái độ bình thản và luôn trấn an trẻ, lắng nghe và chia sẻ với những gì trẻ đang lo lắng. Cố gắng giúp trẻ đạt được sự tự tin trong việc đối mặt với những nguyên nhân gây sợ hãi cho trẻ. Những lo lắng hoặc sợ hãi của trẻ thường rất ít khi kéo dài hơn vài tháng. Tuy nhiên, mức độ nghiêm trọng của vấn đề có thể để lại những ảnh hưởng lâu dài về sau cho trẻ.

2. TỰ KỶ (AUTISM) Tình trạng tâm lý bất thường này ảnh hưởng đến khả năng của trẻ trong việc giao tiếp với người khác, thường được nhận ra vào khi trẻ được khoảng 3 tuổi, có khuynh hướng xuất hiện ở các bé trai nhiều hơn bé gái. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng bất ổn tâm lý này vẫn chưa được biết, nhưng dường như có ảnh hưởng của các gen di truyền. Hội chứng Asperger đôi khi được xem là dạng nhẹ nhất của tự kỷ, không có ảnh hưởng gì đến trí thông minh của trẻ.


TÌM HIỂU CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP

307

Tự kỷ có nhiều mức độ khác nhau, nhưng có chung một số biểu hiện thường gặp như sau: • Không thể nhìn thẳng vào mắt người khác khi giao tiếp hoặc dùng tay chỉ vào vật thể để lôi cuốn sự chú ý của người khác. • Thích thực hiện những hành vi đơn điệu, lập lại, chẳng hạn như nhịp tay giờ lâu hoặc đẩy tới đẩy lui mãi một món đồ chơi... • Chậm biết nói và kém khả năng phát triển giao tiếp bằng ngôn ngữ. • Tỏ ra không quan tâm đến người khác. • Thích những hoạt động đơn độc, riêng lẻ. • Không hứng thú với các trò chơi có tính sáng tạo. • Không thích, thậm chí thường phản đối sự thay đổi những gì đã quen thuộc. • Kém khả năng học hỏi. Các biểu hiện quan trọng nhất cần đưa trẻ đến bác sĩ là khi trẻ có bất thường trong việc phát triển khả năng giao tiếp bằng ngôn ngữ, khả năng học hỏi ở nhà trường quá kém, hoặc có vẻ như rất khó khăn trong việc tiếp xúc với người khác. Hiện không có phương pháp điều trị nào đối với tình trạng rối loạn tâm lý đặc biệt này của trẻ. Những trẻ bị tự kỷ ở mức độ nặng có thể phải đi học ở những trường học dành riêng cho trẻ chậm phát triển. Chỉ một số ít có khả năng đi học bình thường nhưng cần có những sự nâng đỡ, trợ giúp đặc biệt. Sự quan tâm gần gũi nhiều hơn của gia đình có thể xem là giải pháp tích cực nhất.


308

BỆNH TRẺ EM

Trẻ em bị tự kỷ nếu nhận được sự chăm sóc tốt có thể sẽ dần dần phát triển tốt hơn. Tuy nhiên, chỉ một số rất ít có khả năng phát triển để sống tự lập sau này, còn đa số vẫn tiếp tục cần đến sự chăm sóc của gia đình ngay cả khi đã trưởng thành.

3. NHỮNG THÓI QUEN CỦA TRẺ Có nhiều thói quen quá phổ biến ở trẻ em đến nỗi chúng ta nên xem đó là bình thường. Thật ra, những thói quen có thể giúp trẻ cảm thấy dễ chịu hơn những khi có chuyện lo lắng căng thẳng, hoặc cũng có thể là cách để trẻ bày tỏ những cảm xúc như giận dữ, thất vọng hay buồn chán... Những thói quen thường gặp nhất ở trẻ em là mút tay, cắn móng tay, đập đầu, nín thở... Nói chung thì những thói quen của trẻ thường không có hại. a. MÚT TAY

Là thói quen cho ngón tay cái vào miệng để mút, thường gặp ở khoảng một nửa số trẻ em dưới 3 tuổi. Khi trẻ còn nhỏ, mút tay chỉ đơn thuần là một thói quen được hình thành trong giai đoạn bú mẹ. Nhưng ở trẻ lớn hơn, mút tay có thể là cách để trẻ giảm bớt sự lo lắng, căng thẳng, buồn chán hoặc khó chịu. Trẻ thường giữ thói quen mút tay cho đến năm 3 tuổi, và điều đó là vô hại. Tuy nhiên, ở một số trẻ khác thói quen này có thể được duy trì cho đến năm 6 hoặc 7 tuổi. Trong những trường hợp này, nên tác động để trẻ từ bỏ mút tay. Sự khuyên nhủ hoặc khen thưởng thường có tác dụng tốt. b. CẮN MÓNG TAY

Khoảng một phần ba trẻ em có thói quen cắn móng tay. Thói quen này thường xuất hiện vào những năm trẻ bắt đầu


TÌM HIỂU CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP

309

đi học và kéo dài mãi cho đến khi trẻ lớn lên. Cắn móng tay thường xuyên có thể làm cho móng tay không mọc ra được và gây đau. Trẻ thường có thể từ bỏ thói quen này nếu bị chê trách. Trẻ lớn hơn thường có thể khuyến khích việc từ bỏ cắn móng tay bằng việc thưởng cho trẻ một cái dũa hoặc cái bấm móng tay đẹp. c. ĐẬP ĐẦU

Một số trẻ tập thành thói quen đập đầu vào vật cứng nào đó mỗi khi có chuyện không hài lòng, tức giận hay buồn chán. Thói quen này chỉ hình thành ở một số ít trẻ vào khoảng 2 hoặc 3 tuổi, và thường mất đi vào năm được 4 tuổi. Mặc dù có vẻ rất đáng sợ, nhưng hiếm khi điều này thực sự gây hại cho trẻ. Cách đối phó tốt nhất là phớt lờ đi hành vi này của trẻ. Khi thấy phản ứng của mình không mang lại hiệu quả, trẻ thường sẽ sớm từ bỏ. d. NÍN THỞ

Một số ít trẻ em khoảng 2 hoặc 3 tuổi có thói quen nín thở, mỗi lần có thể kéo dài lên đến 30 giây. Rất hiếm khi, nhưng trẻ cũng có khi ngất đi do hậu quả của việc nín thở. Trẻ thường nín thở khi bị đau, khi có việc không hài lòng, hoặc đôi khi dùng việc nín thở như một phương cách để phản đối hoặc yêu sách điều gì với cha mẹ. Cách đối phó tốt nhất thường vẫn là phớt lờ đi, làm ra vẻ như hoàn toàn không chú ý đến. Trẻ thường sẽ từ bỏ thói quen này khoảng vào năm 4 tuổi.

4. CÁC VẤN ĐỀ VỀ GIẤC NGỦ Trẻ em dưới 5 tuổi là độ tuổi thường gặp nhiều bất ổn về giấc ngủ, mặc dù vấn đề đôi khi cũng có thể xảy ra với những


310

BỆNH TRẺ EM

trẻ lớn hơn. Những vấn đề được đề cập dưới đây thường chỉ là tạm thời. Rất hiếm khi, nhưng chúng cũng có thể là dấu hiệu của sự lo lắng căng thẳng, hoặc hiếm gặp hơn nữa khi chúng là biểu hiện của một bất ổn nghiêm trọng trong khả năng ứng xử của trẻ. a. TRẺ KHÔNG NGỦ TRONG ĐÊM

Thường thì khi trẻ được 1 tuổi đã bắt đầu ngủ suốt đêm không thức giấc. Nếu trẻ lớn hơn 1 tuổi không chịu ngủ đúng giờ hoặc thức giấc trong đêm, bạn cần chú ý để tìm ra nguyên nhân. Những nguyên nhân thường gặp nhất là do không cho trẻ đi ngủ đều đặn vào một giờ nhất định, hoặc ép trẻ đi ngủ quá sớm. Một số trẻ cũng có thể sợ bóng tối. Xác định một giờ đi ngủ thích hợp và tỏ ra hơi nghiêm khắc trong việc buộc trẻ luôn đi ngủ đúng giờ. Nếu trẻ sợ bóng tối, thay đèn ngủ sáng hơn có thể là giải pháp hữu hiệu. Trẻ lớn tuổi hơn có thể đáp ứng tốt với sự khen thưởng thích hợp mỗi lần trẻ đi ngủ ngoan. Nếu sự mất ngủ trong đêm của trẻ có mức độ nghiêm trọng hoặc kéo dài, cần theo dõi chặt chẽ giờ ngủ trong ngày của trẻ. So sánh với những thời gian ngủ thích hợp cần thay đổi và bắt đầu thay đổi dần dần giờ ngủ của trẻ để thiết lập một thói quen mới. Nếu bạn đủ kiên nhẫn, phương pháp này thường sẽ có hiệu quả trong vòng vài tuần lễ. b. ÁC MỘNG

Những giấc mơ gây khiếp sợ thường xuất hiện ở nhóm trẻ 5 hoặc 6 tuổi. Thường thì ác mộng sinh ra do những cảm xúc kinh hãi hoặc đáng sợ mà trẻ đã trải qua, chẳng hạn


TÌM HIỂU CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP

311

một đoạn phim kinh hoàng. Đôi khi, ác mộng là biểu hiện của một tâm trạng lo lắng căng thẳng. Khi trẻ thức giấc trong đêm vì ác mộng, trấn an trẻ cho đến khi trẻ có thể ngủ lại. Trong một số trường hợp, chọn lọc thích hợp các chương trình ti-vi hoặc phim ảnh mà trẻ xem có thể giúp hạn chế ác mộng. Để trống cửa phòng ngủ hoặc tăng thêm ánh sáng đèn ngủ đôi khi cũng có hiệu quả. Trong một số trường hợp, nói chuyện với trẻ về những cơn ác mộng có thể mang lại kết quả tốt. Nếu tình trạng kéo dài dai dẳng, nên đưa trẻ đến bác sĩ. Vấn đề thường tự nó giảm đi khi trẻ được 6 tuổi trở lên. Tuy nhiên, ngay cả những người trưởng thành thỉnh thoảng cũng vẫn có những cơn ác mộng. c. GIẬT MÌNH TRONG ĐÊM

Trẻ em từ 4 đến 7 tuổi là nhóm trẻ thường bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi những cơn giật mình có vẻ như vô cớ trong đêm. Cơn giật mình thường xảy ra vào khoảng 2 giờ sau khi trẻ bắt đầu ngủ. Khi cơn giật mình xảy ra, trẻ có vẻ như thức giấc và hốt hoảng, rất có thể sẽ kêu la hoặc khóc thét lên... Tuy nhiên, trong thực tế thì trẻ không ở trong trạng thái tỉnh ngủ và thậm chí lúc này rất khó làm cho trẻ thức giấc. Trẻ thường không đáp ứng với sự vỗ về, trấn an của người lớn. Nếu cơn giật mình xảy ra khá thường xuyên, bạn có thể gọi trẻ dậy trước thời điểm mà cơn giật mình được dự đoán là sắp xảy ra. Khi cơn giật mình đã xảy ra, điều duy nhất có thể làm là ở bên cạnh trẻ để trẻ yên tâm khi tỉnh dậy.


312

BỆNH TRẺ EM

Hầu hết mọi đứa trẻ thỉnh thoảng đều có một vài cơn giật mình. Nhưng nếu cơn giật mình xảy ra thường xuyên đến mức nhiều hơn 2 lần một tuần, nên đưa trẻ đến bác sĩ để tìm hiểu những nguyên nhân tiềm ẩn. Việc điều trị có thể dùng đến thuốc ngủ trong vòng vài tuần để giúp trẻ ngủ sâu. Thường thì mọi việc sẽ qua đi khi trẻ lớn lên. d. MỘNG DU (SLEEPWALKING)

Thường gặp nhất ở trẻ từ 6 đến 12 tuổi. Mộng du là tình trạng trẻ rời khỏi giường trong trạng thái ngủ mê, đi quanh đâu đó khoảng vài phút và cuối cùng tìm đường trở về giường ngủ. Bạn không cần phải làm gì khác ngoài việc theo dõi sát để đảm bảo trẻ được an toàn. Đừng cố gắng đánh thức trẻ dậy, nhưng có thể nhẹ nhàng nắm tay dắt trẻ trở lại giường. Mộng du thỉnh thoảng xảy ra ở một số trẻ em và là tình trạng không đáng lo ngại. Hầu hết trẻ bị mộng du sẽ chấm dứt tình trạng này khi đến tuổi dậy thì. Tuy nhiên, trong một số ít trường hợp trẻ có thể tiếp tục bị mộng du cho đến khi lớn lên hoặc thậm chí là suốt đời.

5. ỈA SÓN Hầu hết trẻ em biết tự chủ trong việc đi tiêu, đi tiểu đúng chỗ vào khoảng 3 tuổi. Tuy nhiên, thỉnh thoảng có một vài lần “đột biến” sau độ tuổi này cũng là chuyện bình thường không đáng lo ngại. Những trường hợp ỉa són có nghĩa là trẻ không kiểm soát được việc đi phân ra, và do đó són ra một ít phân trong quần. Nếu ỉa són kéo dài hoặc xuất hiện sau khi trẻ đã tập thành thói quen tốt trong việc đi tiêu có thể là dấu hiệu của một vấn đề bất ổn.


TÌM HIỂU CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP

313

Ỉa són có thể là kết quả của chứng táo bón kéo dài. Phân cứng không thể ra được, và phân lỏng tự nó thoát ra một ít. Đôi khi, một số bệnh khác cũng gây ra ỉa són do có triệu chứng tiêu chảy. Một số nguyên nhân khác có thể là do phát triển chậm khả năng tự chế trong việc đi tiêu đi tiểu, hoặc do trẻ có sự lo lắng căng thẳng nào đó. Những trường hợp trẻ không chỉ són ra đôi chút mà đi tiêu khá nhiều phân trong quần gọi là ỉa đùn, có thể là dấu hiệu của một sự rối loạn cảm xúc nghiêm trọng. Với những nguyên nhân bệnh lý thực thể, chẳng hạn như chứng táo bón hoặc một bệnh khác có liên quan đến đường ruột, cần điều trị dứt mới có thể làm mất đi hiện tượng ỉa són. Với những nguyên nhân tâm sinh lý, việc la mắng hoặc trừng phạt trẻ thường chỉ làm cho vấn đề càng trầm trọng hơn. Thay vì vậy, nên kiên nhẫn và nghiêm khắc trong việc buộc trẻ phải vào nhà vệ sinh vào những giờ nhất định trong ngày, khi dự đoán là trẻ có thể sẽ đi tiêu. Khi tập thành thói quen đều đặn, trẻ sẽ không còn ỉa són hay ỉa đùn nữa. Cần lưu ý tìm ra những nguyên nhân gây lo lắng căng thẳng cho trẻ, vì điều này có thể là nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự thay đổi trong cách ứng xử của trẻ.

6. BẤT THƯỜNG KHI TRẺ HỌC NÓI Những bất thường khi trẻ học nói là rất... thường gặp, nhất là ở các bé trai. Bất thường phổ biến nhất là chậm biết nói, có thể do có vấn đề trong khả năng nghe hiểu hoặc trong khả năng phát âm. Các bất thường khác nữa là nói lắp và nói ngọng. Các vấn đề bất thường khi trẻ học nói vẫn


314

BỆNH TRẺ EM

thường xuất hiện ở những trẻ em phát triển bình thường về mọi mặt, nhưng trong một số trường hợp chúng có thể liên quan đến các bất ổn khác như kém khả năng học hỏi hay tình trạng tự kỷ... a. CHẬM BIẾT NÓI

Nguyên nhân thông thường nhất là khi trẻ bị các bệnh gây ảnh hưởng đến khả năng nghe như viêm tai giữa (trang 103) hoặc đọng mủ tai (trang 101). Khi khả năng nghe kém, trẻ không thể nhận đúng được từ để học phát âm theo. Một vài tình trạng bất thường khác trong phát triển, chẳng hạn như với những trẻ bị bại não, cũng có thể dẫn đến chậm biết nói do trẻ không kiểm soát và phối hợp được các bộ phận khác nhau liên quan đến việc phát âm. Cơ chế phát âm Không khí từ phổi đi ra làm rung động các dây thanh để tạo ra âm thanh. Bộ não kiểm soát và phối hợp sự vận động của miệng, môi và lưỡi để tạo thành những âm thanh khác nhau. Những vị trí tiếp xúc khác nhau của lưỡi với răng hay vòm miệng cho phép tạo thành những âm thanh có nghĩa, tức là tiếng nói. Trong những trường hợp thông thường, trẻ có thể chậm biết nói chỉ đơn giản là vì ít được tiếp xúc trò chuyện với cha mẹ hoặc những người khác. Trẻ em sinh trong những gia đình nói hai thứ tiếng, trẻ em thuận tay trái hoặc thuận cả hai tay là những đối tượng có thể chậm biết nói. Điều cần quan tâm trước tiên là kiểm tra thính lực của trẻ. Nếu nguyên nhân xuất phát từ đây, việc giải quyết vấn đề sẽ trở nên dễ dàng khi thính lực của trẻ trở lại bình


TÌM HIỂU CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP

315

thường. Trong những trường hợp bình thường, việc gia tăng thời gian tiếp xúc trò chuyện với trẻ là giải pháp hữu hiệu nhất. Tuy nhiên, nếu nguyên nhân là do kém khả năng học hỏi hoặc suy giảm thính lực vĩnh viễn, trẻ có thể phải cần đến sự giúp đỡ chăm sóc đặc biệt hơn. Những trẻ chậm biết nói với một mức độ nhẹ có thể sẽ bắt kịp các trẻ cùng lứa tuổi khi lớn lên. Những trẻ bất thường nghiêm trọng hơn, khi được điều trị tốt sẽ có tiến triển tốt. Tuy nhiên, trong một số trường hợp khi vấn đề không được cải thiện, trẻ sẽ tiếp tục gặp phải những khó khăn về sau khi học đọc và học viết. b. PHÁT ÂM KHÓ KHĂN

Trẻ em trong giai đoạn học nói thường có thể nói ngọng, không phát âm được một vài phụ âm nào đó... do nơi sự phát triển chưa hoàn chỉnh của bộ máy phát âm. Rất nhiều trẻ em trải qua một giai đoạn nói lắp (cà lăm) khoảng từ 2 cho đến 4 tuổi. Những vấn đề trên là bình thường và sẽ mất đi khi trẻ lớn dần lên, thường là khi bắt đầu đến trường. Tuy nhiên, những trường hợp nghiêm trọng hoặc kéo dài quá lâu cần đưa đến bác sĩ để kiểm tra xác định nguyên nhân. Trong một số trường hợp, việc phát hiện nguyên nhân và điều trị có thể giúp trẻ phát âm bình thường, nhưng trong một số trường hợp khác, các tật phát âm này có thể kéo dài suốt đời.

7. KÉM KHẢ NĂNG HỌC HỎI (LEARNING DIFFICULTIES) Trẻ rơi vào trường hợp này có khả năng học hỏi những điều mới lạ chậm chạp và khó khăn hơn so với những trẻ


316

BỆNH TRẺ EM

khác cùng độ tuổi. Kém khả năng học hỏi có thể ảnh hưởng toàn diện đến mọi khía cạnh học hỏi, nhưng cũng có thể chỉ ảnh hưởng đến một khía cạnh riêng biệt nào đó, chẳng hạn như kỹ năng đọc hoặc viết... a. KÉM KHẢ NĂNG HỌC HỎI TOÀN DIỆN (GENERAL LEARNING DIFFICULTIES) Nguyên nhân

Những nguyên nhân được biết của tình trạng này có thể là do gen di truyền, như trong trường hợp của hội chứng Down (trang 390), bệnh Phenylketonuria (trang 395); hoặc do các khuyết tật trong khả năng nghe, nhìn; cũng có thể là do tổn thương não trước, trong hoặc sau khi sinh. Một khuyết tật của cơ thể như chứng bại não (trang 300) đôi khi cũng đi kèm với việc kém khả năng học hỏi. Tuy nhiên, có nhiều trẻ em rơi vào tình trạng này mà không có nguyên nhân rõ rệt. Trong một số trường hợp hiếm gặp, các bất ổn về tình cảm có thể là nguyên nhân. Triệu chứng

Các triệu chứng rất đa dạng, khác biệt. Trẻ có thể được chẩn đoán ngay từ khi sinh ra, chẳng hạn như trường hợp của hội chứng Down, trong đó bao gồm cả việc kém khả năng học hỏi. Nhưng một đứa trẻ có vẻ như hoàn toàn bình thường cũng có thể bị giảm khả năng học tập. Hoặc có những trường hợp mà trẻ không có bất cứ dấu hiệu khác thường nào cho đến lúc bắt đầu đến trường. Tuy nhiên, nói chung thì các biểu hiện thường gặp nhất ở một đứa trẻ bị kém khả năng học hỏi có thể là:


TÌM HIỂU CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP

317

• Chậm biết ngồi và chậm biết đi hơn so với những trẻ cùng độ tuổi. • Chậm biết nói và chậm phát triển khả năng ngôn ngữ. • Không nhận biết và phản ứng với âm thanh, vì thế có vẻ như bị điếc. • Không có tiến triển trong việc học hỏi khi được đưa đến nhà trẻ, trường học. Ngoài ra còn có thể có các dấu hiệu của việc ứng xử cách biệt trong giao tiếp. Điều trị

Việc điều trị chủ yếu nhắm đến giúp trẻ phát huy tối đa năng lực. Trẻ có thể cần có sự giúp đỡ, hỗ trợ đặc biệt trong việc học để có thể phát triển kịp với những bạn bè cùng lớp. Trong đa số trường hợp, trẻ cần được hướng dẫn riêng trong những lớp đặc biệt có rất ít học sinh. Tùy theo nguyên nhân được xác định, có thể sẽ cần đến sự hỗ trợ của các liệu pháp tâm lý hay vật lý. Tiên lượng

Với sự chăm sóc tốt, một số trẻ bị kém khả năng học hỏi toàn diện ở mức độ vừa và nhẹ vẫn có thể đạt đến một mức độ phát triển nhất định và có thể có cuộc sống tự lập. Với những trẻ có tình trạng nghiêm trọng hơn, việc chăm sóc vẫn có tác dụng tích cực nhưng có thể là trẻ sẽ không bao giờ có thể tự mình tạo dựng được một cuộc sống tự lập. b. KÉM KHẢ NĂNG HỌC HỎI CÁ BIỆT (SPECIFIC LEARNING DIFFICULTIES)

Trẻ có thể phát triển hầu như bình thường trên nhiều lãnh vực học tập, nhưng cá biệt chậm phát triển trong một


318

BỆNH TRẺ EM

số môn học nào đó, chẳng hạn như kỹ năng, đọc, viết hoặc toán học. Nguyên nhân của tình trạng này có thể là do có vấn đề với khả năng nghe, nhìn, hoặc cũng có thể do một tổn thương nhẹ ở não. Tuy nhiên, trong hầu hết trường hợp vấn đề thường là không rõ nguyên nhân. Trẻ bị kém khả năng học hỏi có thể không có bất cứ biểu hiện gì cho đến khi các kỹ năng về ngôn ngữ và toán học được cần đến trong học tập. Khi so sánh với những trẻ cùng độ tuổi, những biểu hiện sau đây có thể được nhận ra: • Chậm biết nói. • Thấy khó khăn trong những trò chơi đòi hỏi vận động trí não, chẳng hạn như chơi ô chữ... • Khả năng vẽ rất kém, dưới mức bình thường. • Rất khó khăn trong việc học đánh vần. • Rất khó khăn trong việc học đếm số hoặc khi đếm các vật thể, hình ảnh. • Có khuynh hướng cư xử cách biệt trong giao tiếp với bạn bè. Trong hầu hết trường hợp, điều cần làm là kiểm tra khả năng nghe nhìn của trẻ. Nếu trẻ có vấn đề với thính lực và thị lực, việc điều trị sẽ bắt đầu từ đây. Trong những trường hợp khác, trẻ cần một sự quan tâm giáo dục đặc biệt với những giúp đỡ, hỗ trợ từ gia đình và nhà trường để có thể phát triển tương đối bình thường. Yếu tố tâm lý rất quan trọng, vì thế cần khuyến khích động viên trẻ bằng cách nhấn mạnh vào các môn học mà trẻ có thể ít gặp khó khăn hơn.


TÌM HIỂU CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP

319

Một số trường hợp nhẹ có thể vượt qua khi trẻ lớn lên, nhưng trong nhiều trường hợp khác, trẻ thường phải chịu đựng sự khiếm khuyết này suốt đời.

8. CƯ XỬ CÁCH BIỆT Là cung cách cư xử không hòa đồng, cách biệt với những người khác trong giao tiếp. Hầu hết trẻ em thỉnh thoảng đều có những lúc biểu lộ cung cách cư xử như thế này. Tuy nhiên, nếu nó thường xuyên xuất hiện như một cá tính của trẻ, hoặc với một mức độ nghiêm trọng ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của trẻ, cần phải có sự quan tâm tìm hiểu. Triệu chứng

Những đặc điểm chung của trẻ rơi vào tình trạng này là hung hăng, dễ cáu gắt và không vâng lời. Tuy nhiên, còn có những biểu hiện khác nhau ở từng độ tuổi khác nhau: Khi trẻ chưa đến trường

• Đánh nhau với các trẻ khác, đôi lúc dùng tay đánh lại cả cha hoặc mẹ. • Cố ý đập phá các món đồ vật, đồ chơi. • Thường có những cơn giận dữ gay gắt. Khi trẻ đã đến trường

• Bắt nạt hoặc đánh nhau với các trẻ khác. • Có hành vi thô lỗ với các trẻ cùng chơi, hoặc với cả những con vật nuôi trong nhà. • Trộm cắp vặt và nói dối.


320

BỆNH TRẺ EM

• Quậy phá, gây rối trong lớp học. • Thường trốn học và có những hành vi phá hoại ở trường hoặc ở nhà. Nguyên nhân

Một trong các nguyên nhân có thể là do trẻ có vấn đề về tình cảm, không tìm được niềm vui trong cuộc sống gia đình hoặc ở trường. Một số nguyên nhân khác có thể là do kém khả năng học hỏi, hoặc có một khuyết tật nào đó, chẳng hạn như nghe kém. Sự hung hăng của trẻ có thể là bắt chước theo một khuôn mẫu nào đó, có thể chính là cha hoặc mẹ, cũng có thể xem thấy trên ti-vi, phim ảnh, hoặc từ những bạn bè cùng chơi trong nhóm. Điều trị

Những cơn giận dữ hung hăng của trẻ nên được phớt lờ đi trong gia đình. Thường thì chúng sẽ mất đi trong vòng một vài tháng nếu không được ai chú ý đến. Cần có thái độ nghiêm khắc nhưng cảm thông và yêu thương, tránh gây cho trẻ mặc cảm bị ghét bỏ. Trao đổi với những bạn bè lớn tuổi hơn của trẻ có thể giúp hiểu được những nguyên nhân ẩn ức nếu có. Những trường hợp rất nghiêm trọng cần sớm có ý kiến tư vấn của các chuyên gia tâm lý. Tiên lượng

Nếu được quan tâm phát hiện và tác động sớm, trẻ có thể trở lại tâm trạng bình thường. Nếu tình trạng kéo dài, trẻ có thể trở nên không còn sửa chữa, thay đổi được. Hầu hết trẻ có thể vượt qua được tình trạng này sau năm 15 tuổi. Những trường hợp nghiêm trọng và kéo dài có thể trở thành cá tính của trẻ khi trưởng thành.


TÌM HIỂU CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP

321

XI. CÁC VẤN ĐỀ VỀ CƠ, XƯƠNG VÀ KHỚP Trẻ em rất thường gặp phải các vấn đề bất ổn về cơ, xương và khớp. Điều này có hai lý do. Thứ nhất, trẻ em rất năng động. Thứ hai, cơ, xương và khớp của các em đang trong giai đoạn phát triển chưa hoàn chỉnh. Cũng có một số vấn đề là do gen di truyền bất thường hoặc khuyết tật bẩm sinh. Các vấn đề bất ổn về cơ xương rất thường gặp và cần đến sự can thiệp chuyên môn của khoa chỉnh hình. Tiên lượng cho hầu hết các trường hợp là tốt, vì đối với các vấn đề này trẻ em thường có khả năng hồi phục nhanh chóng và hoàn toàn.

1. GÃY XƯƠNG VÀ TRẬT KHỚP Những xương thường bị gãy nhất ở trẻ em là xương tay, xương chân và xương đòn. Trường hợp trật khớp xảy ra khi các dây chằng giữ chặt vị trí của xương ở khớp xương bị kéo giãn quá mức hoặc bị rách, đứt, và do đó xương bị lệch ra khỏi vị trí của nó. Ở trẻ em, khớp nơi khuỷu tay là nơi thường xảy ra trật khớp nhất. Khi xảy ra trật khớp, có thể kèm theo là xương cũng đã bị gãy. Gãy xương và trật khớp thường là do té ngã, hoạt động thể thao hay tai nạn giao thông. Triệu chứng

Một trường hợp gãy xương nhẹ có thể có những triệu chứng mờ nhạt và thường bị nhầm lẫn với căng cơ quá mức hay bong gân. Các trường hợp gãy xương hoặc trật khớp nghiêm trọng hơn có thể có các triệu chứng như sau đây: • Đau dữ dội, trẻ không muốn di chuyển hay cử động chỗ bị đau.


322

BỆNH TRẺ EM

• Chỗ bị đau rất nhạy cảm, dễ bị kích thích, nhất là khi bị ấn nhẹ trực tiếp lên vị trí chấn thương. • Sưng phồng và đổi màu da ở vùng bị đau. • Có thể nhìn thấy sự biến dạng trong trường hợp trật khớp hay gãy xương nghiêm trọng. Một trường hợp gãy xương hay trật khớp cũng có thể làm thương tổn các mô, dây thần kinh và mạch máu ở vùng chung quanh. Nếu xương bị gãy chọc thủng ra ngoài da, có thể có nguy cơ nhiễm trùng. Khi nào cần đến bác sĩ?

Nếu trẻ bị chấn thương ở lưng hay cổ, đừng di chuyển trẻ. Gọi xe cứu thương ngay. Nếu nghi ngờ trẻ bị gãy xương hoặc trật khớp ở một nơi nào khác, đưa trẻ đến bệnh viện ngay. Trong khi chờ đợi, có thể cần phải cố định chỗ xương bị gãy. Xem các mục gãy xương chân, gãy xương đòn và gãy xương tay. Bác sĩ có thể sẽ làm gì?

Vùng bị thương tổn sẽ được chụp X-quang để xác định việc gãy xương hay trật khớp, xác định chính xác vị trí gãy hay trật khớp nếu có, và đồng thời đánh giá mức độ nghiêm trọng của thương tổn. Bác sĩ cũng có thể sẽ gây tê tại chỗ hoặc gây mê toàn diện để nắn sửa xương bị lệch trở vào đúng vị trí. Trong một số trường hợp có thể phải cần đến phẫu thuật để sắp xếp lại vị trí của xương cũng như để xử lý các thương tổn mô ở vùng bao quanh. Chân hoặc tay bị gãy có thể cần phải được cố định để giữ đúng vị trí trong suốt thời gian chờ hồi phục bằng cách dùng nẹp hay bó bột. Trong một số trường hợp có thể phải dùng đến biện pháp


TÌM HIỂU CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP

323

kéo xương hoặc dùng đến những đinh, ốc, nẹp... bằng kim loại để giúp cố định xương cho đến khi lành hẳn. Có một số hình thức gãy khác nhau, tùy theo tính chất của xương và sự va đập. Dưới đây mô tả một số thường gặp nhất. Hình 72: Xương gãy một bên

Bởi vì xương ở trẻ em có độ dẻo cao, nên những xương dài như xương tay hoặc xương chân thường có khuynh hướng cong lại và chỉ gãy một bên. Hình 73: Xương gãy kín

Kiểu gãy này đơn giản, xương nằm yên tại chỗ, không gây thương tổn da và các mô chung quanh. Vì thế, không xảy ra nhiễm trùng.


324

BỆNH TRẺ EM

Hình 74: Xương gãy hở

Kiểu gãy này phức tạp, những chỗ gãy nhọn dễ dàng đâm thủng da và gây thương tổn các mô chung quanh. Vì thế, có nhiều nguy cơ xảy ra nhiễm trùng. Hình 75: Xương gãy ngang

Kiểu gãy này ít phức tạp hơn, do đầu xương không xê dịch xa chỗ gãy. Vết gãy này thường do lực mạnh tác động trực tiếp từ bên ngoài. Hình 76: Xương gãy vụn

Kiểu gãy này chỉ xảy ra khi có một lực tác động rất mạnh từ bên ngoài, nhất là trong các tai nạn giao thông. Thường kèm theo tổn thương nặng ở da và vùng mô chung quanh.


TÌM HIỂU CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP

325

Xương gãy ở trẻ em hồi phục nhanh hơn rất nhiều so với ở người lớn. Một xương nhỏ không chịu đựng nhiều, chẳng hạn như xương ngón tay, sẽ chỉ cần một hoặc hai tuần để nối liền như cũ sau khi gãy. Những xương lớn và chịu đựng nhiều hơn, chẳng hạn như xương đùi, có thể cần phải mất vài ba tháng. Các trường hợp trật khớp thường hồi phục hoàn toàn sau một hoặc hai tuần lễ. Ngay khi xương hoặc khớp xương đã hồi phục đủ để có thể vận động một cách an toàn, các động tác luyện tập thích hợp cần được áp dụng để tránh tình trạng các cơ và khớp có thể bị cứng hoặc yếu đi vì quá lâu không hoạt động. Tiên lượng

Nếu xương được đặt lại đúng vị trí và cố định trong suốt thời gian chờ hồi phục, một trường hợp gãy xương hay trật khớp sẽ có thể được hồi phục hoàn toàn, nhưng cử động khó khăn ở vùng thương tổn có thể còn kéo dài trong nhiều tuần hay nhiều tháng. Gãy xương ở vị trí khớp có thể phần nào làm gia tăng nguy cơ bị viêm khớp về sau.

2. ĐI KHẬP KHIỄNG Trẻ đi khập khiễng có thể là do một chấn thương nhẹ và sẽ tự khỏi. Tuy nhiên, đây cũng có thể là dấu hiệu của vấn đề nghiêm trọng tiềm ẩn nào đó mà đòi hỏi phải được can thiệp ngay để tránh cho trẻ không bị thương tật vĩnh viễn. Vì thế, tốt hơn hết là đừng bao giờ xem thường và phớt lờ đi một trường hợp đi khập khiễng. Những vấn đề liên quan đến cơ, khớp và xương ở quanh vùng hông hay chân, bàn chân đều có thể làm cho trẻ đi khập khiễng vì đau. Nơi bị đau có thể không được nhận ra,


326

BỆNH TRẺ EM

và một sự bất thường ở hông cũng có thể gây đau ở nơi đùi hay đầu gối. Nguyên nhân

Nguyên nhân thường gặp nhất là trẻ không muốn bước đi vì bị đau. Độ dài không bằng nhau của các xương chân cũng có thể làm cho trẻ đi khập khiễng. Xương có thể ngắn từ khi sinh ra, hoặc không phát triển chiều dài bình thường do có sự bất thường của tủy sống. Đi khập khiễng cũng có thể do chứng bại não liên quan đến sự suy yếu cơ ở một bên của cơ thể, hoặc do lệch xương hông bẩm sinh được chẩn đoán trễ, hoặc do vẹo xương sống. Những trẻ em bị rối loạn hệ cơ bắp hay hệ thần kinh, như trong trường hợp bị loạn dưỡng cơ tăng tiến (còn gọi là chứng teo cơ) hay chứng bại não, có thể bị suy yếu cơ bắp hoặc không có sự phối hợp đồng bộ dẫn đến những bước đi khó khăn tương tự như việc đi khập khiễng. Trong một số trường hợp hiếm gặp hơn, trẻ có thể đi khập khiễng như một thói tật, ở những trẻ gặp phải các vấn đề về cảm xúc hay tâm lý. Khi nào cần đến bác sĩ?

Cần đưa trẻ đến bác sĩ khi trẻ bước đi khập khiễng hoặc không chịu bước đi mà không thể tìm ra được nguyên nhân cụ thể nào, như một vật cứng nhỏ ghim vào lòng bàn chân chẳng hạn. Cần gọi bác sĩ ngay nếu kèm theo đó trẻ có sốt, nổi ban đỏ, hoặc sưng nóng ở khớp xương. Các triệu chứng này cho thấy có thể trẻ đã bị nhiễm khuẩn xương hay khớp, cần phải được bác sĩ điều trị ngay tức thời.


TÌM HIỂU CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP

327

Bác sĩ có thể sẽ làm gì?

Trẻ sẽ được thăm khám kỹ và cũng có thể sẽ được tiến hành xét nghiệm máu, chụp X-quang... để tìm kiếm nguyên nhân. Nếu xét cần, trẻ cũng có thể được chuyển đến bác sĩ chuyên khoa nhi hoặc bác sĩ chỉnh hình, hoặc đưa vào bệnh viện để tiến hành các xét nghiệm và theo dõi. Các biện pháp điều trị tùy thuộc vào nguyên nhân được tìm ra. Tiên lượng

Việc đi khập khiễng do một chấn thương nhẹ thường sẽ mất đi sau vài ba ngày. Nếu là do các nguyên nhân khác, hầu hết đều sẽ hồi phục ngay sau khi đã được điều trị nguyên nhân. Trong một số ít trường hợp, nguyên nhân gây đi khập khiễng không thể chữa trị được, chẳng hạn như độ dài khác nhau của hai xương chân, hoặc suy yếu cơ bắp. Với những trường hợp này, trẻ có thể phải mang tật suốt đời.

3. CĂNG CƠ QUÁ MỨC VÀ BONG GÂN Căng cơ quá mức là tình trạng xảy ra khi cơ bắp bị kéo căng quá mức, làm cho một số sợi cơ bị thương tổn. Bong gân là từ thông thường được dùng để chỉ tình trạng xảy ra ở khớp xương khi một hay nhiều sợi dây chằng (những sợi nối các xương lại với nhau ở khớp) bị kéo giãn quá mức hoặc bị rách, đứt. Căng cơ quá mức và bong gân thường gây ra do té ngã hoặc do các hoạt động thể lực gắng sức quá độ. Các chấn thương loại này thường được điều trị tại nhà, việc chăm sóc chuyên môn chỉ cần đến trong những trường hợp rất nghiêm trọng.


328

BỆNH TRẺ EM

Mắt cá chân là vị trí khớp nối thường bị bong gân nhất. Thương tổn có thể xảy ra khi té ngã hoặc khi bàn chân bị vặn mạnh ra phía ngoài. Triệu chứng

Mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng tùy thuộc vào mức độ thương tổn của cơ bắp hoặc dây chằng. Có thể có các triệu chứng như sau đây: • Đau và trở nên rất dễ bị kích thích, càng cử động vùng bị đau thì đau càng gia tăng. • Sưng phồng lên ở nơi bị thương tổn. • Co rút cơ, do phản ứng co cơ không tùy ý • Đi khập khiễng, nếu một chân bị ảnh hưởng. • Tím bầm ở chỗ đau, có thể xuất hiện khoảng vài ngày sau chấn thương. Khi nào cần đến bác sĩ?

Nếu khớp xương của trẻ bị sưng đau nghiêm trọng ngay sau khi chấn thương, chẳng hạn như trẻ không thể bước đi được vì một chấn thương ở mắt cá chân, hoặc các triệu chứng ít nghiêm trọng hơn nhưng kéo dài không có dấu hiệu thuyên giảm trong vòng 2 hoặc 3 ngày, cần đưa trẻ đến bác sĩ. Bác sĩ có thể sẽ làm gì?

Bác sĩ sẽ thăm khám kỹ vùng bị thương tổn và có thể sẽ cho tiến hành chụp X-quang để xác định xem có xương nào bị gãy hay không. Phần bị chấn thương có thể sẽ được bó chặt lại bằng dây hay một miếng băng. Nếu chấn thương ở chân, trẻ có thể sẽ phải tạm thời dùng nạng khi đi, và nếu


TÌM HIỂU CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP

329

chấn thương ở tay, có thể sẽ cần một dây treo để nâng tay bị đau. Nếu mức độ rất nghiêm trọng, bác sĩ có thể sẽ cho dùng một loại thuốc kháng viêm không có steroit để giúp giảm sưng đau và thúc đẩy quá trình hồi phục. Nếu chỗ bị thương tổn quá đau đớn, trẻ có thể sẽ phải được bó bột hoặc nẹp chặt để tránh không cử động chỗ đau. Khi chỗ đau đã lành hẳn, bác sĩ sẽ hướng dẫn những bài tập cử động nhẹ thích hợp cho phần khớp xương bị đau. Gia đình có thể làm gì?

Trong 48 giờ đầu tiên sau chấn thương, một trường hợp căng cơ quá mức hoặc bong gân có thể được điều trị tốt nhất bằng liệu trình: nghỉ ngơi, chườm nước đá, bó chặt và nâng cao chỗ đau lên. Không nên hơ nóng chỗ đau trong vòng 48 giờ đầu tiên, mặc dù có nhiều người vẫn nghĩ rằng làm như thế giúp trẻ thấy dễ chịu. Có thể cho trẻ uống paracetamol đúng liều để giảm đau. Sau một hoặc hai ngày nghỉ ngơi, chỗ đau thường sẽ mất đi và trẻ có thể bắt đầu tập những cử động nhẹ. Làm thế nào để phòng ngừa?

Dạy cho trẻ biết cách khởi động cơ thể trước khi tham gia bất cứ hoạt động thể thao hay rèn luyện thể lực nào phải dùng sức nhiều. Các động tác khởi động nên được tập thành thói quen và phải bao gồm việc vận động các khớp, khởi động các cơ bắp và nhẹ nhàng duỗi căng các cơ. Tiên lượng

Một trường hợp căng cơ quá mức hay bong gân thường hồi phục trong vòng 2 tuần lễ. Nếu chỗ thương tổn được


330

BỆNH TRẺ EM

chăm sóc đúng và tập luyện thích hợp sau khi hồi phục, khả năng vận động sẽ trở lại hoàn toàn bình thường. Nếu không, thương tổn sẽ có thể để lại sự suy yếu vĩnh viễn.

4. CHUỘT RÚT (CRAMP) Hiện tượng chuột rút bắt đầu bằng một sự co rút mạnh và đau đớn của cơ, thường là rất đột ngột và nghiêm trọng. Tuy nhiên, nó chỉ kéo dài trong khoảng vài ba phút. Ngoài cảm giác đau đớn, chỗ bị chuột rút còn thấy căng cứng và nổi rõ lên một khối u hoặc có thể nhìn rõ được một sự biến dạng. Nơi thường xảy ra chuột rút nhiều nhất là ở bắp chân. Nguyên nhân

Chuột rút có thể là phát sinh do một nỗ lực quá sức, do sự lập lại nhiều lần một động tác, hoặc do nằm hoặc ngồi với một tư thế rất khó khăn. Khi sự luyện tập quá sức gây ra chuột rút, có thể có liên quan đến việc mất muối do thoát nhiều mồ hôi. Trường hợp hiếm gặp hơn là chuột rút thường xuyên lập lại hoặc kéo dài do thiếu calcium trong máu. Gia đình có thể làm gì?

Cơn chuột rút có thể được giảm nhẹ bằng việc xoa bóp vùng bị đau và nhẹ nhàng kéo duỗi các cơ ở nơi bị đau ra. Có thể dạy cho trẻ biết cách duỗi cơ bắp chân ra theo như được minh họa trong hình 101. Có thể lập lại các thao tác cho đến khi cảm giác đau đớn bắt đầu mất dần đi. Nếu vẫn còn thấy đau phần nào, dùng khăn vải quấn quanh một cái chai đựng nước nóng và áp lên chỗ đau. Cũng có thể cho trẻ tắm nước nóng. Có thể cho trẻ uống paracetamol hoặc ibuprofen để giảm đau.


TÌM HIỂU CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP

331

Chuột rút có thể làm cho trẻ lo lắng, sợ hãi. Cần trấn an bằng cách giải thích cho trẻ biết rằng đây chỉ là một trường hợp thông thường và tạm thời, không kéo dài. Để phòng ngừa bị chuột rút, cần cho trẻ uống nhiều nước khi tham gia các hoạt động thể lực căng thẳng, nhất là trong thời tiết nắng nóng. Nếu hiện tượng chuột rút vẫn tiếp tục xảy ra mà không có nguyên nhân rõ ràng, cần tham khảo ý kiến bác sĩ để loại trừ trường hợp có một vấn đề bất ổn nào đó đang tiềm tàng. Hình 77: Xử lý một trường hợp chuột rút

Trước hết, nhẹ nhàng kéo các đầu ngón của chân bị đau về phía bạn, sau đó đẩy bàn chân trở lại để các ngón chân chỉa thẳng lên. Mỗi một vị trí nên được giữ yên trong khoảng vài phút. Lập lại nhiều lần cho đến khi trẻ cảm thấy dễ chịu.


332

BỆNH TRẺ EM

5. VẸO CỘT SỐNG (SCOLIOSIS) Sự cong vẹo bất thường của xương sống được gọi là vẹo cột sống. Thông thường thì vẹo cột sống chưa được rõ nguyên nhân. Trong một số trường hợp rất hiếm hoi, vẹo cột sống là do cấu trúc khác thường của một hay nhiều đốt sống, hoặc do sự suy yếu cơ tại chỗ. Vẹo cột sống thường xảy ra ở các bé gái trong giai đoạn tăng trưởng nhanh. Triệu chứng

Các triệu chứng chủ yếu là: • Cột sống (xương sống) cong vẹo sang một bên. • Hai vai không nằm ngang bằng nhau. • Lồng ngực nhô cao lên một bên so với bên còn lại. Khi trẻ bị vẹo cột sống, xương sống cong hẳn về một bên, thường là bên phải, và một bên vai nhô cao hơn so với bên kia. Độ cong của cột sống thường dễ nhận ra một cách rõ rệt hơn nữa khi trẻ cúi người về phía trước để chạm xuống các ngón chân trong khi vẫn giữ thẳng hai gối. Khi nào cần đến bác sĩ?

Cần đưa trẻ đến bác sĩ ngay nếu nghi ngờ trẻ bị vẹo cột sống. Bác sĩ có thể sẽ làm gì?

Việc điều trị cần được thực hiện bởi một bác sĩ chuyên khoa chỉnh hình. Trẻ sẽ được theo dõi để xem mức độ cong vẹo có phát triển ngày càng nặng hơn hay không. Nếu độ cong nhẹ và không tiếp tục tiến triển theo thời gian thì


TÌM HIỂU CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP

333

thường không cần phải có bất cứ biện pháp can thiệp nào. Trong các trường hợp độ cong của cột sống ngày càng nặng nề hơn, bác sĩ có thể cần phải can thiệp bằng cách cố định với một khuôn plastic thích hợp để ngăn không cho cột sống tiếp tục cong vẹo nhiều hơn. Tiên lượng

Nếu phát hiện và can thiệp kịp thời, vẹo cột sống thường sẽ không tiếp tục phát triển và do đó không để lại bất cứ ảnh hưởng lâu dài nào. Tuy nhiên, nếu các trường hợp vẹo cột sống có tiến triển mà không được can thiệp điều trị có thể sẽ gây biến dạng nghiêm trọng cho cột sống và các xương sườn. Các biến dạng này có thể gây ra khó thở và nhiễm trùng phổi tái phát thường xuyên.

6. CÁC VẤN ĐỀ Ở KHỚP GỐI Những vấn đề thường gặp nhất ở khớp gối là nhuyễn sụn bánh chè và bệnh Osgood-Schlatter1, thường xảy ra nhất ở độ tuổi thiếu niên. Cả hai trường hợp này đều gây ra do khớp gối phải chịu đựng quá mức, chẳng hạn như hoạt động thể lực quá căng thẳng. Bệnh có thể gây ảnh hưởng đến một hoặc cả hai khớp gối. a. NHUYỄN SỤN BÁNH CHÈ (CHONDROMALACIA PATELLAE)

Ở người mắc phải trường hợp này, phần sụn ở phía sau xương bánh chè bị mềm đi, sưng lên và mặt sụn trở nên xù xì. Các em gái tuổi từ 15 đến 18 thường gặp phải trường hợp này nhiều nhất. 1

Bệnh được đặt tên theo hai thầy thuốc là Osgood (1873-1956), người Mỹ và Carl Schlatter (1864-1934), người Thụy Điển.


334

BỆNH TRẺ EM

Triệu chứng

Triệu chứng chính là đau ở phía sau xương bánh chè, càng đau nhiều hơn khi di chuyển, nhất là khi phải leo cầu thang, khi nằm yên nghỉ ngơi thì cảm thấy dễ chịu hơn. Điều trị như thế nào?

Biện pháp cơ bản là nghỉ ngơi, tránh bất cứ hoạt động nào làm cử động khớp gối, nhất là các hoạt động co duỗi gối thường xuyên như đi xe đạp. Có thể dùng paracetamol đúng liều để giảm đau. Nếu sau 24 giờ không thấy thuyên giảm, cần đưa trẻ đến bác sĩ để loại trừ khả năng có thể là một vấn đề nào khác nghiêm trọng hơn. Tiên lượng

Những cơn đau ở sau xương bánh chè có thể lập lại nhiều lần trong suốt giai đoạn thiếu niên. Trong phần lớn trường hợp, các triệu chứng sẽ mất đi trong vòng một năm sau khi đến giai đoạn ngừng tăng trưởng. Trong một số ít trường hợp, có thể sớm phát triển bệnh viêm khớp. b. BỆNH OSGOOD-SCHLATTER

Khi mắc bệnh này, xương chày bị viêm nhiễm ở ngay bên dưới khớp gối, nơi có một gân lớn bám vào. Bệnh thường xuất hiện ở các em trai từ 10 đến 14 tuổi. Triệu chứng

Triệu chứng chính là sưng đau và rất nhạy cảm ở ngay phía dưới gối, càng đau nhiều hơn khi di chuyển. Cần đưa trẻ đến bác sĩ ngay để khám xác định.


TÌM HIỂU CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP

335

Điều trị như thế nào?

Trẻ cần được nghỉ ngơi, tránh tất cả những hoạt động mạnh, chẳng hạn như đá bóng, trong nhiều tháng. Trong một số rất ít trường hợp, nếu đau nhiều hoặc kéo dài trong nhiều tháng mặc dù đã nghỉ ngơi, có thể cần cố định khớp gối không cho chuyển động bằng cách dùng nẹp hay bó bột trong khoảng 6 đến 8 tuần. Thường thì biện pháp này sẽ giúp giải quyết được vấn đề. Tiên lượng

Bệnh rất hiếm khi tái phát, miễn là phải lưu ý tránh mọi hoạt động quá mạnh cho đến khi trẻ được trên 14 tuổi.

7. MỘT SỐ VẤN ĐỀ KHÁC VỀ XƯƠNG

Khi trẻ bắt đầu có thể tự đứng lên và chập chững bước đi, các bậc cha mẹ rất thường phải lo lắng vì sự khác thường khi quan sát chân hoặc bàn chân của trẻ. Các trường hợp thường gặp nhất là các ngón chân quay ra hoặc quay vào, hai chân khuỳnh ra (chân vòng kiềng) hoặc cong vào rất rõ, hoặc lòng bàn chân phẳng lì không có phần cong lên ở giữa. Hầu hết các trường hợp này chỉ là do vị trí khác nhau của trẻ khi còn nằm trong thai, và là những khác biệt bình thường. Tuy nhiên, trong một số ít trường hợp cũng có thể là dấu hiệu của một vấn đề bất ổn nào đó đang tiềm ẩn.

a. Ngón chân quay vào - quay ra

Cả hai trường hợp này đều rất thường gặp. Nguyên nhân thông thường nhất là do sự quay vào bên trong của toàn bộ phần chân từ hông trở xuống. Trong một số trường hợp khác, trẻ chỉ bị cong nơi phần trước của bàn chân, hoặc ngón chân quay vào do hai chân khuỳnh ra.


336

BỆNH TRẺ EM

Hình 78: Ngón chân mọc vào Ngón chân quay vào bên trong do phần trước của bàn chân bị cong, và khoảng cách giữa ngón cái với ngón kế bên thường rộng hơn. Khi nào cần đến bác sĩ?

Nếu bạn cảm thấy lo lắng về hình dạng khác thường ở chân trẻ thì có thể đến bác sĩ để xác định. Bác sĩ có thể sẽ làm gì?

Trường hợp bàn chân cong vào là thông thường và sẽ mất đi khi trẻ được 3 hay 4 tuổi. Nếu dị dạng vẫn tiếp tục kéo dài, có thể sẽ cần đến sự can thiệp bằng cách cố định bàn chân ở một vị trí thích hợp nhờ vào một khuôn plastic. Tuy rất hiếm xảy ra nhưng cũng có khi cần đến phẫu thuật. Nếu vấn đề có liên quan đến xương hông, thường có thể kéo dài đến năm 8 tuổi mới tự khỏi. Hiếm khi gặp những trường hợp kéo dài và cần đến phẫu thuật. Trường hợp bàn chân quay ra thường tự khỏi khi trẻ bắt đầu đi được. Nhưng cho dù có kéo dài hơn nữa cũng không gây ra vấn đề gì đáng ngại. b. Chân vòng kiềng - chân cong vào

Chân hơi cong ra phía ngoài là hiện tượng thông thường ở trẻ vừa biết đi. Trong trường hợp gọi là chân vòng kiềng, độ cong ra lớn hơn nhiều và xương chày xoay về phía trong.


TÌM HIỂU CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP

337

Trường hợp chân cong vào thì lại làm cho hai gối luôn chạm sát nhau. Hiện tượng chân vòng kiềng thường tự mất đi vào khoảng 3 hay 4 tuổi, trong khi chân cong vào có thể sẽ kéo dài cho đến khoảng 11 tuổi. Hình 79: Chân vòng kiềng

Hai chân khuỳnh ra làm cho hai gối cách xa nhau, xương chày quay về phía trong.

Hình 80: Chân cong vào

Hai chân cong vào làm cho hai gối chạm nhau và hai bàn chân cách xa nhau.


338

BỆNH TRẺ EM

Khi nào cần đến bác sĩ?

Vấn đề thường không có gì phải lo lắng, nhưng nếu bạn cảm thấy không yên tâm có thể đến bác sĩ để được giải thích rõ hơn. Bác sĩ có thể sẽ làm gì?

Bác sĩ thường cũng không làm gì khác ngoài việc trấn an là vấn đề không có gì nghiêm trọng. Rất hiếm khi phải cần đến phẫu thuật để can thiệp khi sự biến dạng nghiêm trọng là hậu quả của sự phát triển xương không bình thường, chẳng hạn như trong trường hợp còi xương. c. Bàn chân phẳng

Trường hợp khác thường này là khi lòng bàn chân trẻ phẳng lì không có phần cong lên như các trẻ khác. Trường hợp này cũng là thông thường và sẽ mất đi khi trẻ được 2 hoặc 3 tuổi. Trong một số trường hợp ít gặp có thể kéo dài lâu hơn nhưng thường không kèm theo bất cứ vấn đề gì. Rất hiếm khi bàn chân phẳng lại là hậu quả của các vấn đề bất ổn về xương hay khớp, làm cho bàn chân đau, cứng và yếu ớt. Khi nào cần đến bác sĩ?

Thường thì vấn đề không có gì nghiêm trọng, nhưng nếu cảm thấy lo lắng nhiều cũng có thể đến bác sĩ để xác định. Bác sĩ có thể sẽ làm gì?

Bác sĩ sẽ kiểm tra về hình dạng, khả năng vận động và sức chịu đựng của bàn chân. Nếu các yếu tố này đều bình thường, xem như bàn chân trẻ hoàn toàn bình thường và không cần đến bất cứ biện pháp điều trị nào. Nếu phát hiện có vấn đề bất ổn nào đó, các biện pháp can thiệp thường là


TÌM HIỂU CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP

339

cố định bàn chân, và trong một số rất ít trường hợp có thể cần đến phẫu thuật. d. Bàn chân vẹo (clubfoot)

Đây là một kiểu dị dạng bẩm sinh, bàn chân bị xoắn vặn biến dạng hoặc không ở vị trí thông thường. Các bé trai thường gặp phải dị dạng này với tỷ lệ nhiều hơn gấp ba lần so với các bé gái, và một nửa số trường hợp dị dạng ảnh hưởng đến cả hai bàn chân. Dị dạng này thường được phát hiện khi thăm khám trẻ sau khi sinh. Hình 81: Bàn chân vẹo

Gót chân quay về phía trong, phần còn lại của bàn chân bị vặn xuống và quay vào. Trong một số trường hợp, xương chày bị xoay vào trong và và các cơ chân chậm phát triển.

Nguyên nhân

Bàn chân vẹo thường là do tư thế khác thường của trẻ lúc còn trong thai, hoặc cũng có thể do dị dạng của xương bàn chân. Bác sĩ có thể sẽ làm gì?

Bác sĩ sẽ kiểm tra khả năng vận động của bàn chân. Nếu khả năng vận động của bàn chân trẻ bình thường, đây là dị


340

BỆNH TRẺ EM

dạng do tư thế khác thường lúc còn trong thai, và sẽ không cần đến bất cứ biện pháp điều trị nào. Nếu khả năng vận động của bàn chân trẻ bị giới hạn, đây là dấu hiệu cho thấy dị dạng của xương. Biện pháp điều trị thường là nắn sửa bàn chân và cố định vị trí. Nếu khi trẻ được 3 đến 6 tháng tuổi mà bàn chân vẫn không thẳng ra, có thể phải cần đến phẫu thuật để làm thẳng bàn chân, và sau đó sẽ phải bó bột ít nhất là 3 tháng. Tiên lượng

Bàn chân vẹo do tư thế khác thường trong thai sẽ tự khỏi khoảng vài tuần sau khi sinh. Một nửa số trường hợp do dị dạng xương được can thiệp sẽ khỏi sau 2 đến 3 tháng. Một nửa số trường hợp còn lại cần đến phẫu thuật và hầu hết có thể được chữa khỏi. Tuy nhiên, một số rất ít trường hợp đòi hỏi phải được phẫu thuật nhiều lần kéo dài trong 5 năm để cải thiện chức năng và hình dạng cho bàn chân, nhưng thường vẫn không bao giờ có thể trở nên hoàn toàn bình thường.

8. TRẬT KHỚP HÁNG BẨM SINH (CONGENITAL HIP DISLOCATION) Tỷ lệ trẻ em bị trật khớp háng bẩm sinh là khoảng bốn phần ngàn, nghĩa là cứ khoảng 250 bé thì có một bé rơi vào trường hợp này. Đầu xương đùi thông thường nằm đúng vào một khớp lõm của xương chậu (ổ cối), nhưng trong trường hợp lệch đầu xương đùi bẩm sinh thì đầu xương lại không nằm trong khớp lõm hoặc không gắn chặt vào nên rất dễ bị trượt ra. Kiểm tra trật khớp háng bẩm sinh là một phần trong việc thăm khám sau khi sinh và những lần kiểm tra sức khỏe sau đó trong năm tuổi đầu tiên của trẻ. Dị tật bẩm


TÌM HIỂU CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP

341

sinh này có tính di truyền trong gia đình, và thường gặp ở các bé gái nhiều hơn bé trai. Nguyên nhân

Trật khớp háng có thể xuất hiện ở một hoặc cả hai bên. Nguyên nhân gây ra vẫn chưa được biết rõ, nhưng quan sát các trường hợp thực tế thường thấy là do lớp sợi bao quanh khớp xương chậu quá yếu, hoặc do hốc xương chậu quá cạn so với thông thường. Nhận dạng

Thường thì lệch đầu xương đùi được phát hiện ngay sau khi sinh qua thăm khám. Ở một số nơi người ta cũng dùng kỹ thuật siêu âm để kiểm tra phát hiện dị dạng này. Trong một số trường hợp vấn đề cũng có thể được phát hiện trễ hơn, vào những lần kiểm tra sức khỏe trong năm tuổi đầu tiên của trẻ. Các trường hợp hiếm gặp hơn nữa là được phát hiện ra vào lúc trẻ bắt đầu biết đi. Trong trường hợp này, có thể nhận thấy các dấu hiệu sau: • Đi khập khiễng. • Phía sau của chân bị trật khớp có nhiều nếp da nhăn dưới mông, khác với bên chân bình thường. Bác sĩ thường phải kiểm tra ngay khi trẻ vừa sinh ra. Việc sờ nắn kỹ có thể giúp phát hiện một trường hợp trật khớp háng bẩm sinh. Đầu xương đùi sẽ nằm về phía trên của hốc xương chậu thay vì là nằm gọn vào trong hốc như bình thường. Khi nào cần đến bác sĩ?

Nếu nghi ngờ trẻ rơi vào trường hợp này, nên đưa trẻ đến bác sĩ ngay.


342

BỆNH TRẺ EM

Bác sĩ có thể sẽ làm gì?

Trường hợp đầu xương đùi không gắn cứng trong ổ cối xương chậu thường sẽ tự khỏi một thời gian sau khi sinh. Nếu qua khoảng 2 tuần tuổi mà đầu xương vẫn chưa vào vị trí bình thường, có thể cần phải can thiệp cách bó nẹp để đưa đầu xương vào đúng vị trí và giữ yên ở đó. Nẹp phải được giữ trong khoảng từ 2 đến 4 tháng và gia đình sẽ được chỉ dẫn các biện pháp cần thiết để chăm sóc trẻ trong thời gian này. Sau khi tháo bỏ nẹp, vị trí xương thường sẽ hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, nếu phát hiện trễ khoảng 6 tuần sau khi sinh hoặc lâu hơn, đầu xương có thể cần phải được đưa vào trong hốc xương chậu và dùng lực kéo (kéo tạ) để giữ lại đúng vị trí trong nhiều tuần. Sau giai đoạn này, trẻ tiếp tục phải được mang nẹp hoặc bó bột trong nhiều tháng nữa. Nếu phát hiện trễ đến sau thời điểm trẻ đã biết đi, có thể phải cần đến một loạt các phẫu thuật mới có thể điều chỉnh lại được vị trí của xương. Tiên lượng

Phát hiện và điều trị càng sớm sẽ cho kết quả càng tốt hơn. Trẻ được phát hiện và điều trị ngay trong giai đoạn sơ sinh thì lớn lên sẽ có khả năng đi lại hoàn toàn bình thường và không có bất cứ ảnh hưởng nào về sau. Tuy nhiên, nếu phát hiện và điều trị chậm trễ hoặc không được điều trị, sẽ có nguy cơ đi khập khiễng suốt đời và về sau thường bị viêm khớp sớm ở chân bị trật khớp.


TÌM HIỂU CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP

343

9. VIÊM KHỚP HÁNG (IRRITABLE HIP) Đây là trường hợp lớp màng bọc nơi khớp háng bị viêm sưng và có dịch tích tụ bên trong khớp. Nguyên nhân vẫn chưa được biết, nhưng viêm khớp háng thường phát triển trong khoảng 2 tuần sau một trường hợp viêm nhiễm nhẹ đường hô hấp, chẳng hạn như một cơn cảm lạnh. Trẻ em từ 2 tuổi đến 12 tuổi thường rất dễ bị viêm khớp háng. Triệu chứng

Các triệu chứng xuất hiện rất đột ngột và thường bao gồm: • Đi khập khiễng. • Đau ở hông, vùng bụng dưới, đùi hay đầu gối. • Đôi khi có sốt nhẹ. Khi nào cần đến bác sĩ?

Khi có dấu hiệu nghi ngờ, cần đưa trẻ đến bác sĩ ngay trong vòng 24 giờ. Thường là khi thấy trẻ đau ở vùng hông, vùng bụng dưới, khớp gối và đi khập khiễng mà không có nguyên nhân rõ ràng. Bác sĩ có thể sẽ làm gì?

Bác sĩ có thể sẽ cho dùng một loại thuốc giảm đau, chẳng hạn như paracetamol, và đề nghị cho trẻ nghỉ ngơi trên giường cho đến khi cơn đau qua đi, thường có thể là từ 1 cho đến 7 ngày. Đôi khi cơn đau có thể rất nghiêm trọng và trẻ cần được đưa vào bệnh viện để tiến hành xét nghiệm máu nhằm phát hiện hoặc loại trừ các khả năng nhiễm khuẩn. Các xét nghiệm khác như X-quang hay siêu âm cũng có thể cần


344

BỆNH TRẺ EM

được thực hiện để loại trừ các khả năng bị viêm khớp biến dạng tuổi trẻ (bệnh Perths) hay nhiễm trùng khớp. Cũng có thể sẽ dùng đến phương pháp kéo khớp để làm giảm đau và co thắt cơ. Tiên lượng

Khi cơn đau qua đi trẻ thường sẽ đi lại được bình thường. Nhưng nếu trẻ cử động quá sớm khi chưa dứt đau, có nguy cơ các triệu chứng sẽ tái phát và khi đó cần phải dùng đến các thuốc kháng viêm không phải steroid. Nếu đau tái phát nhiều lần bất chấp việc điều trị, có thể trẻ đã bị chứng viêm khớp dạng thấp hoặc viêm khớp biến dạng tuổi trẻ.

10. TRẬT KHỚP HÁNG (SLIPPED FEMORAL EPIPHYSIS) Xương dài được phát triển ở các phần đầu cùng của xương, chia cách các đầu xương với thân xương chính. Trật khớp háng xảy ra khi đầu xương phía trên của xương đùi, nơi kết hợp để tạo thành khớp háng, bị trượt đến một vị trí khác hơn bình thường. Trường hợp này rất hiếm xảy ra, nhưng nếu có thì thường nhất là rơi vào lứa tuổi đang tăng trưởng nhanh - từ 10 đến 14 tuổi ở các bé gái và từ 12 đến 16 tuổi ở các bé trai. Những trẻ em bị béo phì hoặc những em phát triển quá nhanh thường rất dễ bị trật khớp háng. Nguyên nhân

Ở trẻ đang lớn, xương đùi phát triển chủ yếu về phía trên. Vùng xương đang phát triển có cấu tạo bằng sụn và vì thế là vùng yếu nhất của xương. Vì thế, đầu trên của xương


TÌM HIỂU CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP

345

Hình 82: Vị trí khớp háng bị trật

Vùng phát triển của xương

đầu xương

thân xương đùi VỊ TRÍ BÌNH THƯỜNG

KHI BỊ TRẬT KHỚP

Vùng phát triển ở đầu xương biến dạng và đầu xương phía trên trượt ra khỏi vị trí thông thường. đùi rất dễ bị trượt ra khỏi hốc xương chậu (ổ cối). Đầu xương có thể trượt ra ngay khi bị chấn thương, hoặc cũng có thể trượt dần ra khỏi vị trí thông thường vì những nguyên nhân chưa được biết. Triệu chứng Các triệu chứng có thể là:

• Đau ở vùng hông, ở đầu gối hoặc ở đùi. • Không thể chịu lực trên chân bị đau. • Đi khập khiễng hoặc bàn chân quay ra, vì chân bị xoay ra ngoài. • Cử động của khớp háng bị giới hạn. Nếu trẻ thấy đau ở vùng hông, ở đùi, khớp gối hoặc đi khập khiễng mà không rõ nguyên nhân, cần đưa trẻ đến bác sĩ ngay để xác định.


346

BỆNH TRẺ EM

Bác sĩ có thể sẽ làm gì?

Bác sĩ có thể sẽ khám và đề nghị chụp X-quang để xác định. Nếu kết quả X-quang cho thấy đúng là trật khớp háng, có thể sẽ cần phải thực hiện phẫu thuật. Trong những trường hợp nhẹ, đầu xương chỉ trượt ra rất ít có thể được để yên tại chỗ và cố định với các đinh ốc để không cho trượt thêm ra nữa. Cùng lúc, có thể cần phẫu thuật cả phần xương ở khớp háng bên kia để làm chắc bằng phương pháp tương tự. Trong những trường hợp nghiêm trọng hơn, có thể cần phải khoét lấy một phần xương bên dưới của đầu xương phía trên để có thể đưa đầu xương đùi vào vị trí bình thường trong hốc xương chậu. Tiên lượng

Nếu điều trị kịp thời, kết quả sẽ tốt đẹp và không để lại bất cứ vấn đề nào về lâu dài. Sau phẫu thuật, trẻ sẽ có thể vận động bình thường suốt đời. Khả năng tái phát rất hiếm khi xảy ra, nhất là khi đã qua khỏi giai đoạn tăng trưởng nhanh. Tuy vậy, trong một số rất ít trường hợp có thể bị cứng khớp háng, rất đau và về sau rất dễ bị viêm khớp.

11. VIÊM KHỚP BIẾN DẠNG TUỔI TRẺ (PERTHES’ DISEASE) Căn bệnh này làm cho đầu xương đùi ngày càng mềm đi, sau đó biến dạng và rồi cứng lại. Bệnh gây ra do nguồn cung cấp máu đến đầu xương không đầy đủ. Bệnh thường xuất hiện ở trẻ em từ 4 đến 8 tuổi, nhất là các bé trai. Mặc dù bệnh có chuyển biến tự thuyên giảm trong vòng từ 2 đến 4 năm, nhưng việc điều trị cần phải được áp dụng càng sớm càng tốt để ngăn ngừa việc khớp háng bị biến dạng.


TÌM HIỂU CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP

347

Hình 83: Biến dạng xương đùi Đầu xương đùi bị mất độ cong

hốc xương chậu

xương đùi

Mấu xương đùi bị ngắn lại-

Nếu khớp háng vẫn phải chịu lực trong thời gian bị bệnh, phần đầu xương và mấu xương sẽ bị biến dạng. Triệu chứng Các triệu chứng chính của bệnh là: • Đi khập khiễng. • Đau ở hông (nơi khớp háng) hay đầu gối. • Cử động nơi khớp háng bị giới hạn. Nếu trẻ thấy đau ở hông hay đầu gối và đi khập khiễng mà không rõ nguyên nhân, cần đưa đến bác sĩ ngay trong vòng 24 giờ để xác định. Điều trị như thế nào?

Sau khi thăm khám, bác sĩ có thể sẽ đề nghị vào bệnh viện để tiến hành việc chụp X-quang khớp xương chậu nhằm xác định nguyên nhân gây ra các triệu chứng. Phương pháp điều trị tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của từng trường hợp. Trong những trường hợp nhẹ, chỉ cần nghỉ ngơi hoàn


348

BỆNH TRẺ EM

toàn trên giường trong 1 hoặc 2 tuần lễ cho đến khi cơn đau qua đi, và thường xuyên theo dõi bằng X-quang. Nếu khớp có nguy cơ bị biến dạng, có thể cần phải cố định bằng nẹp hay bó bột để tránh mọi cử động. Những trường hợp nghiêm trọng hơn nữa có thể cần phải áp dụng phẫu thuật để điều chỉnh đầu xương đùi gắn chặt vào ổ cối xương chậu, làm giảm nguy cơ biến dạng khớp. Tiên lượng

Bệnh phát hiện càng sớm ở trẻ càng ít tuổi và mức độ nghiêm trọng càng thấp thì tiên lượng về sau càng tốt hơn. Thông thường thì sự biến dạng khớp có thể được ngăn ngừa và sự vận động về sau sẽ bình thường. Trong một số trường hợp đặc biệt nghiêm trọng, việc điều trị không thể ngăn ngừa được sự biến dạng của khớp sẽ có nguy cơ sau này bị viêm khớp háng.

12. VIÊM KHỚP MẠN TÍNH TUỔI TRẺ (JUVENILE CHRONIC ARTHRITIS) Có 3 loại viêm khớp mạn tính có thể gặp ở trẻ em. Viêm khớp dạng đơn (pauciarticular arthritis) thường ảnh hưởng đến không quá 4 khớp loại lớn, chẳng hạn như khớp gối. Viêm khớp dạng phức (polyarticular arthritis) gây ảnh hưởng đến rất nhiều khớp nhỏ, chẳng hạn như các khớp ở bàn tay, bàn chân. Loại thứ ba là viêm khớp toàn thân tuổi trẻ (systemic juvenile arthritis) cũng thường ảnh hưởng đến các khớp nhỏ và kèm theo gây ra các triệu chứng bệnh toàn thân. Các khớp ở ngón tay có thể sưng đỏ lên do viêm khớp. Những khớp nhỏ khác cũng có thể bị tấn công là khớp ở cổ và ở xương hàm.


TÌM HIỂU CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP

349

Nguyên nhân

Nguyên nhân tiềm ẩn gây ra bệnh này cho đến nay vẫn chưa được biết, nhưng bệnh có thể là mang tính di truyền. Nguyên nhân trực tiếp gây viêm có thể là vi-rút, nhưng cho đến nay vẫn chưa xác định được loại vi-rút cụ thể nào. Triệu chứng

Các triệu chứng chủ yếu là: • Sưng đỏ, đau và cứng khớp. • Đi khập khiễng, nếu các khớp bị đau nằm ở chân hoặc bàn chân. • Với viêm khớp dạng phức, có thể có sốt nhẹ. Nếu là viêm khớp toàn thân, các triệu chứng sau đây có thể xuất hiện nhiều tuần hay nhiều tháng trước khi các khớp thực sự bị đau: • Sốt cao trên 390C. • Nổi hạch toàn thân (do các tuyến dịch sưng phồng lên). • Nổi ban đỏ nhiều vùng nhưng không ngứa. Biến chứng

Biến chứng rất hiếm gặp là viêm mống mắt. Khi nào cần đến bác sĩ?

Khi xuất hiện các triệu chứng như đau khớp hay cứng khớp, hoặc đi khập khiễng, hoặc phát ban đỏ kèm theo sốt, cần đưa trẻ đến bác sĩ trong vòng 24 giờ sau đó.


350

BỆNH TRẺ EM

Bác sĩ có thể sẽ làm gì?

Bác sĩ trước hết có thể sẽ cho tiến hành xét nghiệm máu để xác định loại trừ khả năng mắc các bệnh nhiễm khuẩn khác. Phương pháp điều trị chủ yếu là áp dụng vật lý trị liệu để duy trì sức mạnh của các cơ bắp (chống teo cơ) và khả năng vận động của các khớp. Có thể cần phải cố định các khớp bằng cách mang nẹp vào ban đêm để ngăn ngừa sự biến dạng của khớp, đôi khi cần mang nẹp cả vào ban ngày nếu khớp bị đau cần phải được nghỉ ngơi tuyệt đối. Có thể dùng các thuốc giảm đau như aspirin, thuốc kháng viêm không steroid như ibuprofen để giảm bớt sưng đau. Nếu các thuốc loại này tỏ ra không đủ hiệu quả, các thuốc mạnh hơn như corticosteroid có thể sẽ được dùng đến. Trong một số trường hợp rất nghiêm trọng, có thể phải dùng đến phẫu thuật để thay thế một số khớp hoặc kéo dài những cơ gây biến dạng. Trong suốt thời gian điều trị viêm khớp, trẻ cần được khám mắt thường xuyên để kịp thời phát hiện viêm mống mắt. Tiên lượng

Một phần ba số trường hợp mắc bệnh sẽ hồi phục hoàn toàn ngay sau điều trị. Một phần ba số trường hợp khác sẽ tiếp tục kéo dài các triệu chứng trong nhiều năm trước khi dứt hẳn. Và một phần ba số trường hợp còn lại bệnh tiếp tục tiến triển ngày càng nặng hơn.

13. NHIỄM KHUẨN XƯƠNG VÀ KHỚP Nhiễm khuẩn xương hay nhiễm khuẩn khớp thường xảy ra nhất là khi vi khuẩn xâm nhập vào đường máu qua một


TÌM HIỂU CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP

351

vết thương hay mụn nhọt. Trong một số trường hợp, nhiễm khuẩn có thể lan ra trực tiếp từ vùng mô nhiễm khuẩn nằm kế cận. a. NHIỄM KHUẨN XƯƠNG

Trẻ em từ 3 đến 14 tuổi, nhất là các em trai, rất dễ bị nhiễm khuẩn xương. Nhiễm khuẩn thường gặp nhất là ở các xương dài như tay, chân. Nếu không điều trị ngay, nhiễm khuẩn xương có thể trở thành mạn tính và sau đó sẽ rất khó điều trị dứt hẳn. Triệu chứng Các triệu chứng có thể bao gồm:

• Đau dữ dội ở tay hay chân nơi bị nhiễm khuẩn, làm cho trẻ không muốn cử động hoặc không muốn ai sờ đến. • Sốt cao. • Nếu chậm trễ không điều trị, sẽ tiếp tục sưng phồng và viêm nhiễm xuất hiện nơi vùng da bên ngoài chỗ xương nhiễm khuẩn. Cần gọi bác sĩ ngay nếu nghi ngờ là trẻ bị nhiễm khuẩn xương. Điều trị như thế nào?

Trẻ có thể cần được đưa vào bệnh viện ngay để tiến hành các xét nghiệm bao gồm việc cấy máu và scan vùng xương nhiễm khuẩn. Sau khi xác định bệnh, trẻ sẽ được điều trị với kháng sinh. Trong một số ít trường hợp, có thể cần đến phẫu thuật để loại bỏ phần xương nhiễm khuẩn. Nếu được điều trị kịp thời, trẻ thường sẽ nhanh chóng hồi phục hoàn toàn.


352

BỆNH TRẺ EM

b. NHIỄM KHUẨN KHỚP

Nhiễm khuẩn khớp thường gặp nhất ở trẻ em đến 2 tuổi và ở độ tuổi thiếu niên. Khớp bị viêm nhiễm sẽ có chất dịch tích tụ lại bên trong. Nếu chậm trễ không điều trị, phần sụn bao quanh xương vè phía trong khớp sẽ bị hủy hoại, gây ra cứng khớp và dị dạng khớp. Triệu chứng

Các triệu chứng tương tự như khi nhiễm khuẩn xương, nhưng kèm theo đó là khớp bị nhiễm khuẩn sưng phồng lên và nóng, đỏ. Cần gọi bác sĩ ngay nếu nghi ngờ là trẻ bị nhiễm khuẩn khớp. Điều trị như thế nào?

Trẻ có thể sẽ được đưa vào bệnh viện ngay để tiến hành các xét nghiệm. Các phương pháp như siêu âm, scan vùng khớp có thể sẽ được áp dụng. Để xác định, người ta cũng cần phải rút chất dịch từ khớp ra để phân tích, và có thể cũng cần phải tiến hành xét nghiệm máu. Để chẩn đoán khớp bị nhiễm khuẩn, cần phải rút dịch từ trong khớp để phân tích dưới kính hiển vi. Một ống tiêm được đâm xuyên qua từ cạnh bên khớp gối để rút dịch. Sau khi chẩn đoán xác định, việc điều trị được tiến hành với thuốc kháng sinh. Có thể cần đến phẫu thuật để rút sạch chất dịch nhiễm khuẩn ra khỏi khớp. Sau khi khớp đã được làm sạch, trẻ cần được áp dụng các động tác vật lý trị liệu để giữ cho khớp vận động linh hoạt. Nếu việc điều trị được tiến hành kịp thời, trẻ sẽ được hồi phục hoàn toàn.


TÌM HIỂU CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP

353

14. LOẠN DƯỠNG CƠ (MUSCULAR DYSTROPHY)

Đặc điểm nổi bật của chứng bệnh này là sự yếu dần và mất năng lực hoạt động của các cơ. Có nhiều loại loạn dưỡng cơ, nhưng trong đó loạn dưỡng cơ Duchenne thường gặp nhất và cũng nghiêm trọng nhất. Bệnh chỉ xuất hiện ở các bé trai và thường là vào những năm trước khi bé được 5 tuổi.

Nguyên nhân

Loạn dưỡng cơ Duchenne gây ra do một gen bất thường. Một phụ nữ mang gen bất thường loại này sẽ sinh ra một bé trai có 50% nguy cơ mắc bệnh. Đặc điểm là chỉ có phụ nữ (người mẹ) mang gen bệnh mới di truyền bệnh cho con, và chỉ có con trai mới chịu ảnh hưởng di truyền loại này mà thôi. Triệu chứng

Triệu chứng đầu tiên là sự suy yếu các cơ ở chân, làm cho trẻ có các biểu hiện sau: • Chậm biết đi, có thể đến hơn 18 tháng tuổi, và có dáng đi khó khăn khác thường • Khó khăn khi phải đi lên dốc, leo cầu thang. • Dễ té và hay ngã nhào về phía trước, khi leo cầu thang thường chống tay vào chân để tăng lực. Có thể có một số triệu chứng khác nữa như: • Các cơ bắp chân lớn hơn. • Phần bên dưới xương sống cong vào phía trong. Do các cơ ở chân rất yếu nên trẻ phải đứng dậy bằng cách dùng tay đẩy vào mắt cá, đầu gối và bắp đùi.


354

BỆNH TRẺ EM

Khi nghi ngờ trẻ bị loạn dưỡng cơ, cần đưa trẻ đến bác sĩ ngay để xác định. Điều trị như thế nào?

Việc điều trị có thể cần đến một bác sĩ chuyên khoa thần kinh. Tuy nhiên, trước hết cần tiến hành một số các xét nghiệm để chẩn đoán xác định bệnh, bao gồm xét nghiệm máu, điện cơ đồ và sinh thiết cơ. Hiện chưa có phương pháp điều trị nào đối với loạn dưỡng cơ Duchenne. Biện pháp tích cực nhất là áp dụng vật lý trị liệu để duy trì khả năng vận động hiện có. Có thể phòng ngừa được không?

Vì bệnh có đặc điểm chỉ di truyền từ gen của người mẹ, nên phụ nữ thuộc một gia đình có tiền sử bệnh cần được xét nghiệm chẩn đoán xem có mang gen bất thường gây bệnh hay không. Nếu có, người này cần được giải thích về nguy cơ truyền bệnh cho con trước khi họ quyết định có con. Nếu đã mang thai, cần thực hiện các xét nghiệm cần thiết trong thai kỳ để xác định xem thai nhi có mắc bệnh hay không. (Khả năng này là 50%) Nếu thai nhi được xác định là mắc bệnh, người mẹ sẽ được giải thích rõ để tự quyết định có nên tiếp tục việc mang thai hay không. Tiên lượng

Các cơ của trẻ mắc bệnh sẽ ngày càng yếu hơn và cũng lan dần ra ngày càng có nhiều cơ bị ảnh hưởng hơn, cho đến khi trẻ phải cần đến xe lăn để di chuyển, thường là vào khoảng 8 cho đến 11 tuổi. Trẻ mắc bệnh ngày càng dễ bị nhiễm trùng phổi hơn, và thường thì không sống qua được những năm đầu của tuổi 20.


TÌM HIỂU CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP

355

XII. CÁC VẤN ĐỀ VỀ HỆ SINH DỤC - TIẾT NIỆU Nhiễm khuẩn đường tiết niệu rất thường gặp với trẻ em nói chung, nhưng thường ảnh hưởng đến các em gái nhiều hơn các em trai. Hầu hết các trường hợp nhiễm khuẩn này thường tự khỏi nhanh chóng không cần điều trị. Tuy nhiên, tất cả các trường hợp nhiễm khuẩn đường tiết niệu và các rối loạn gây ảnh hưởng đến thận, bàng quang hoặc cơ quan sinh dục đều cần phải được tìm hiểu kỹ để kịp thời phát hiện bất cứ khuyết tật bẩm sinh nào. Các vấn đề nghiêm trọng của thận hiện nay hầu hết đều có thể chữa trị được, kể cả chứng ung thư ở thận thường gặp nhất với trẻ em: khối u Wilms.

1. BẤT THƯỜNG Ở CƠ QUAN SINH DỤC NAM Các vấn đề bất thường ở cơ quan sinh dục nam thường bao gồm các trường hợp hẹp bao da quy đầu, bán hẹp bao da quy đầu, viêm quy đầu và lỗ tiểu đóng thấp. Ngoài ra, ở tinh hoàn thì thường gặp tràn dịch tinh mạc, tinh hoàn không xuống bìu. Các em trai đến độ tuổi thiếu niên còn có thể bị xoắn tinh hoàn và viêm tinh hoàn. a. BAO DA QUY ĐẦU CHẬT (TIGHT FORESKIN)

Trong năm tuổi đầu tiên, da quy đầu của trẻ không thể chưa thể kéo ngược lên để lộ quy đầu. Đừng bao giờ cố tìm cách kéo da quy đầu lên vì rất có thể sẽ làm tổn thương các mô, dẫn đến chảy máu và tạo thành mô sẹo. Ở hầu hết các bé trai, da quy đầu có thể kéo lên được vào năm thứ hai, nhưng với một số trẻ thì điều này lại chỉ có thể làm được sau năm 4 tuổi. Chỉ sau tuổi này, nếu da quy đầu không thể kéo lên để lộ quy đầu thì mới xem là bất thường.


356

BỆNH TRẺ EM

Trong một trường hợp bao da quy đầu chật, da bao quy đầu căng ra và lỗ thoát của da ở đầu dương vật rất nhỏ, vì thế không thể đưa ngược lên để lộ quy đầu. Tình trạng này có thể làm cho việc tiểu tiện khó khăn. Nguyên nhân

Da bao quy đầu bị chật có thể đơn giản chỉ là do các mô sợi gắn liền bao quy đầu với quy đầu vào lúc sinh ra vẫn tiếp tục dính liền vào đó. Nguyên nhân cũng có thể là do hẹp bao quy đầu (phimosis), với lỗ thoát của da quy đầu ở đầu dương vật quá nhỏ. Hẹp bao quy đầu có thể là bẩm sinh, cũng có thể do mô sẹo tạo ra bởi nhiều lần viêm quy đầu, hoặc do cố dùng sức kéo ngược da quy đầu lên khi chưa đến lúc. Triệu chứng Triệu chứng duy nhất có thể là hiện tượng khó kéo da quy đầu lên để lộ quy đầu ra. Nếu là hẹp bao quy đầu, lỗ thoát quá nhỏ có thể sẽ gây ra các triệu chứng sau đây:

• Da quy đầu căng phồng lên mỗi lần trẻ tiểu tiện. • Tia nước tiểu nhỏ hẹp và bắn ra như có sức ép mạnh. Biến chứng

Nếu là hẹp bao quy đầu, có rất nhiều nguy cơ dẫn đến nhiễm khuẩn đường tiết niệu (trang 367) và viêm quy đầu, chủ yếu là do da quy đầu không thể được làm sạch. Khi nào cần đến bác sĩ?

Khi trẻ đã được hơn 4 tuổi mà da quy đầu không thể kéo ngược lên, hoặc có kèm theo tiểu tiện khó, nên đưa trẻ đến bác sĩ để chẩn đoán xác định.


TÌM HIỂU CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP

357

Bác sĩ có thể sẽ làm gì?

Bác sĩ sẽ chẩn đoán phân biệt các trường hợp. Nếu là hẹp bao quy đầu, bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật cắt da bao quy đầu. Nếu chỉ là trường hợp da quy đầu bị dính vào quy đầu nhưng lỗ thoát ở đầu dương vật có kích thước bình thường, chỉ cần phẫu thuật tách các mô dính liền ra. Cả hai trường hợp phẫu thuật đều được thực hiện sau khi gây mê. b. NGHẸT QUY ĐẦU (PARAPHIMOSIS)

Cũng gọi là bán hẹp bao da quy đầu, là trường hợp da quy đầu hẹp nhưng vẫn bị dùng sức kéo ngược lên. Khi điều này xảy ra, da quy đầu bó chặt và kẹt lại ở vị trí giữa quy đầu, siết lại ở đó gây sưng đau dương vật. Khi nào cần đến bác sĩ?

Khi da quy đầu bó chặt lấy vị trí nửa chừng của quy đầu, cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay thay vì cố gỡ ra, chỉ làm cho trẻ đau đớn hơn. Bác sĩ có thể sẽ làm gì?

Bác sĩ sẽ cho trẻ dùng thuốc an thần hoặc gây tê, sau đó nhẹ nhàng ép dương vật lại và đưa da bao quy đầu xuống trở lại vị trí bình thường. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể cần phải rạch da bao quy đầu mới có thể gỡ xuống được. Tuy nhiên, tình trạng có nhiều khả năng sẽ xảy ra lần nữa, trừ khi tiến hành cắt bỏ da bao quy đầu. c. VIÊM QUY ĐẦU (BALANITIS)

Nguyên nhân thường gặp nhất gây viêm quy đầu là nhiễm vi khuẩn hoặc nhiễm nấm, chủ yếu là do không giữ vệ sinh tốt dương vật. Hẹp bao quy đầu có khuynh hướng


358

BỆNH TRẺ EM

làm cho đầu dương vật không được làm sạch, do đó gia tăng nguy cơ bị viêm quy đầu. Viêm quy đầu cũng có thể xảy ra do phản ứng với xà phòng, bột giặt, hoặc do quy đầu bị kích thích. Triệu chứng

Các triệu chứng chính của viêm quy đầu là: • • • •

Quy đầu và da bao sưng phồng lên. Đau hoặc ngứa quy đầu. Có mủ trắng chảy ra từ dương vật. Vùng sinh dục có thể đỏ và ướt.

Gia đình có thể làm gì?

Trong hầu hết các trường hợp, viêm quy đầu chỉ cần chăm sóc tốt tại nhà, sẽ tự khỏi trong vòng 3 ngày không cần điều trị. Việc chăm sóc chủ yếu là giữ vệ sinh tốt. Dạy cho trẻ biết rửa sạch dương vật và vùng sinh dục ít nhất là 2 lần mỗi ngày. Sau khi đã khỏi viêm, cần tiếp tục rửa sạch dương vật mỗi ngày để tránh tái phát. Nếu viêm quy đầu do kích thích, cần lưu ý cho trẻ mặc quần bằng vải cotton và luôn được giữ sạch. Tránh không cho trẻ dùng xà phòng thơm. Khi nào cần đến bác sĩ?

Nếu viêm quy đầu không giảm nhẹ sau 3 ngày, nên đưa trẻ đến bác sĩ. Bác sĩ có thể sẽ làm gì?

Tùy theo kết quả chẩn đoán, bác sĩ có thể sẽ cho dùng thuốc kháng sinh hoặc thuốc kháng nấm, có thể là dạng


TÌM HIỂU CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP

359

kem bôi da hoặc dạng viên uống. Tình trạng nhiễm khuẩn thường sẽ chấm dứt trong vòng một tuần sau khi bắt đầu dùng thuốc. Nếu trẻ thường xuyên tái phát viêm quy đầu, bác sĩ có thể sẽ đề nghị cắt bỏ da bao quy đầu. Cắt da bao quy đầu để lộ quy đầu ra là phẫu thuật cần thiết khi da bao quy đầu quá chật hoặc trẻ thường xuyên nhiễm khuẩn ở quy đầu. d. LỖ TIỂU ĐÓNG THẤP (HYPOSPADIAS)

Một dị tật bẩm sinh, xuất hiện với tỷ lệ khoảng 1/300 bé trai. Trong trường hợp dị tật này, lỗ tiểu nằm ở bên dưới thay vì là ở đầu dương vật như bình thường. Thường thì lỗ tiểu thấp nhưng vẫn nằm trong phạm vi quy đầu. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp lỗ tiểu có thể nằm ở bất cứ nơi nào dọc theo phía dưới thân dương vật. Nửa dưới của da bao quy đầu có thể không có, và nửa trên có thể trùm kín đầu dương vật không có lỗ tiểu. Ở một số trẻ, thân dương vật cong xuống. Dị tật này được phát hiện qua thăm khám ngay sau khi sinh. Trong những trường hợp nhẹ, lỗ tiểu vẫn nằm trong phạm vi quy đầu. Trường hợp nặng hơn, lỗ tiểu nằm bên dưới phần thân dương vật. Trường hợp nghiêm trọng nhất là khi lỗ tiểu nằm rất xa về phía bìu dái. Điều trị Phẫu thuật để điều chỉnh dị tật này sẽ được thực hiện trước khi trẻ được 2 tuổi. Trong phẫu thuật, bác sĩ tạo một ống nối dài niệu đạo từ vị trí hiện tại đến đầu dương vật. Ống này thường được tạo bằng da bao quy đầu. Dương vật cong xuống cũng sẽ được làm thẳng lên trong phẫu thuật này. Vì phẫu thuật cần đến da bao quy đầu, nên trước đó không được cắt bỏ da bao quy đầu của trẻ.


360

BỆNH TRẺ EM

Tiên lượng

Sau phẫu thuật, dương vật sẽ có hình dạng như bình thường. Các vấn đề đề về tiểu tiện và kể cả sự giao hợp sau này của trẻ cũng sẽ không gặp trở ngại nào. e. TRÀN DỊCH TINH MẠC (HYDROCELE)

Là tình trạng bìu dái sưng to, mềm, do chứa nhiều dịch quanh tinh hoàn nhưng không đau. Tràn dịch tinh mạc thường gặp ở trẻ sơ sinh, và thường biến mất không cần điều trị vào khoảng 6 tháng tuổi. Tràn dịch tinh mạc xảy ra đột ngột ở những trẻ lớn tuổi có thể là do hậu quả của chấn thương. Khi nào cần đến bác sĩ?

Nên đưa trẻ đến bác sĩ nếu như một trường hợp tràn dịch tinh mạc kéo dài cho đến lúc trẻ đã hơn 6 tháng tuổi, hoặc lần đầu tiên xảy ra vào lúc trẻ đã hơn 6 tháng tuổi. Trong những trường hợp này, tràn dịch tinh mạc thường là kết hợp với thoát vị bẹn (trang 229) và đòi hỏi phải được can thiệp bằng phẫu thuật. Trẻ cần được đưa đến bác sĩ ngay nếu tràn dịch tinh mạc xuất hiện đột ngột ở một trẻ lớn tuổi, vì rất có thể là do chấn thương. Mặc dù trường hợp này cũng có thể sẽ thuyên giảm không cần điều trị, nhưng các xét nghiệm kiểm tra, bao gồm cả siêu âm, sẽ đảm bảo phát hiện bất cứ tổn thương nào có thể đã xảy ra ở tinh hoàn. f. TINH HOÀN KHÔNG XUỐNG BÌU

Đôi khi một trong hai tinh hoàn, hoặc hiếm gặp hơn là trường hợp cả hai, không đi xuống bìu dái trước khi sinh ra như thông thường. Tất cả trẻ sơ sinh đều cần được kiểm tra


TÌM HIỂU CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP

361

việc hai tinh hoàn có đi xuống bìu dái một cách bình thường hay không. Nếu không, trẻ sẽ được theo dõi tiếp tục cho đến 3 tháng tuổi, vì thông thường thì tinh hoàn sẽ tự nhiên đi xuống bìu dái trong giai đoạn này. Nếu điều này không xảy ra, bác sĩ sẽ phẫu thuật để đưa tinh hoàn xuống bìu dái ở vị trí bình thường. Phẫu thuật thường được thực hiện vào lúc trẻ được 2 hoặc 3 tuổi. Các tinh hoàn thông thường đi theo ống bẹn xuống bìu trước khi sinh. Một tinh hoàn không xuống bìu có thể dừng lại ở bất cứ nơi đâu, từ vị trí rất cao trên bụng cho đến vị trí thấp chỉ ngay bên trên bìu. Tiên lượng

Nếu phẫu thuật điều chỉnh tinh hoàn được thực hiện đúng thời điểm, sự phát triển về giới tính và khả năng tạo tinh dịch hoàn toàn không bị ảnh hưởng gì. Tuy nhiên, nguy cơ bị ung thư tinh hoàn về sau thường tăng nhẹ ở những trường hợp này. g. XOẮN TINH HOÀN (TESTICULAR TORSION)

Tình trạng xảy ra khi thừng tinh - dây treo tinh hoàn - bị xoắn lại, làm lượng máu cung cấp cho các tinh hoàn không đến được hoặc đến rất ít. Xoắn tinh hoàn gây đau dữ dội. Nếu không can thiệp bằng phẫu thuật để tháo xoắn kịp thời trong vòng một vài giờ, tinh hoàn có thể bị tổn thương không hồi phục phải cắt bỏ. Triệu chứng

Các triệu chứng chính của xoắn tinh hoàn là: • Đau đột ngột và dữ dội trong bụng. • Đau dữ dội ở tinh hoàn.


362

BỆNH TRẺ EM

• Tinh hoàn bị đau có thể bị kéo lên cao hơn rõ rệt so với vị trí thông thường. • Có thể có buồn nôn và nôn mửa. • Sau một vài giờ, bìu dái có thể sưng đỏ và rất nhạy cảm. Khi nào cần đến bác sĩ?

Nếu trẻ đau dữ dội ở tinh hoàn, cần đưa trẻ đến ngay bệnh viện gần nhất. Bác sĩ có thể sẽ làm gì?

Bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật ngay để tháo xoắn thừng tinh. Sau đó, cả hai tinh hoàn sẽ được khâu gắn vào bìu để ngăn ngừa trường hợp tương tự có thể xảy ra sau này. Nếu tinh hoàn bị thương tổn không hồi phục sẽ cần phải cắt bỏ. Tiên lượng

Nếu can thiệp phẫu thuật kịp thời, trẻ có thể hồi phục hoàn toàn và không ảnh hưởng đến chức năng của tinh hoàn. Nếu một trong hai tinh hoàn phải cắt bỏ do tổn thương, tinh hoàn còn lại vẫn có thể đảm bảo sự phát triển giới tính và khả năng tạo tinh dịch, do đó không ảnh hưởng đến việc sinh con sau này. h. VIÊM TINH HOÀN (ORCHITIS)

Nguyên nhân thường gặp nhất gây viêm tinh hoàn là do biến chứng của bệnh quai bị (trang 176). Đôi khi, viêm tinh hoàn cũng gây ra do nhiễm khuẩn.


TÌM HIỂU CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP

363

Triệu chứng

Các triệu chứng chính khi bị viêm tinh hoàn là: • Đau ở tinh hoàn. • Đôi khi có sốt. Khi nào cần đến bác sĩ?

Nếu trong 2 tuần qua trẻ không mắc bệnh quai bị, đây có khả năng là một trường hợp xoắn tinh hoàn, cần đưa trẻ đến ngay bệnh viện gần nhất. Nếu gần đây trẻ có mắc bệnh quai bị, nên đưa trẻ đến bác sĩ trong vòng 24 giờ để chẩn đoán xác định. Bác sĩ có thể sẽ làm gì?

Nếu chẩn đoán xác định là viêm tinh hoàn, thường thì chỉ cần dùng một loại thuốc giảm đau, chẳng hạn như paracetamol. Nhưng nếu có nhiễm khuẩn, bác sĩ có thể sẽ cho dùng các loại kháng sinh. Tiên lượng

Viêm tinh hoàn thường không nghiêm trọng và tự khỏi trong vòng một tuần.

2. VIÊM ÂM HỘ-ÂM ĐẠO (VULVOVAGINITIS) Tình trạng viêm nhiễm rất thường gặp ở các bé gái và thường không nghiêm trọng. Viêm âm hộ-âm đạo có thể gây ra do sự kích thích các mô mềm ở vùng sinh dục (chẳng hạn như do xà phòng tắm) và sẽ tự khỏi nhanh với các biện pháp tự chăm sóc. Đôi khi, nguyên nhân có thể là do nhiễm khuẩn hay nhiễm nấm và cần phải điều trị bằng thuốc. Tuy nhiên, thường thì viêm âm hộ-âm đạo không có nguyên nhân rõ rệt.


364

BỆNH TRẺ EM

Nguyên nhân

Các nguyên nhân gây kích thích thường gặp nhất là vệ sinh kém, quần bó sát, hoặc do các loại xà phòng tắm, xà phòng thơm... Ở một số bé gái, không có nguyên nhân rõ ràng, có vẻ như chỉ do da ở âm hộ và lớp niêm mạc âm đạo đặc biệt quá nhạy cảm. Vi khuẩn từ trực tràng ra hậu môn có thể gây viêm âm hộ-âm đạo nếu như trẻ chùi rửa hậu môn theo hướng từ sau ra trước mỗi lần đi vệ sinh. Ít gặp hơn, nhiễm khuẩn có thể gây ra do có dị vật trong âm đạo. Một nguyên nhân khác có thể gặp ở các em nhỏ là nhiễm giun kim. Với các em gái sau tuổi dậy thì, sự phát triển của nấm Candida là một nguyên nhân thường gặp. Nấm Candida albican bình thường vẫn hiện diện trong âm đạo. Tuy nhiên, khi chúng phát triển quá nhanh có thể gây viêm âm hộ-âm đạo. Triệu chứng

Các triệu chứng thường gặp là: • Viêm sưng, đau và ngứa ở vùng sinh dục. • Đau rát khi tiểu tiện. • Nếu nguyên nhân là do nhiễm khuẩn, sẽ có dịch tiết màu xanh hay màu vàng hơi xanh chảy ra từ âm đạo. Nếu nguyên nhân là do có dị vật trong âm đạo, dịch tiết thường sẽ có mùi hôi. • Nếu nguyên nhân là do nhiễm nấm, sẽ có dịch tiết màu trắng chảy ra từ âm đạo.


TÌM HIỂU CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP

365

Khi nào cần đến bác sĩ?

Bệnh thường nhẹ, không đáng ngại. Nhưng nên đưa trẻ đến bác sĩ nếu như trẻ thấy rất khó chịu, khi có nhiều dịch tiết ra từ âm đạo, hoặc khi đau nhiều mỗi lần tiểu tiện. Cũng nên đưa trẻ đến bác sĩ nếu bệnh kéo dài quá 2 tuần. Bác sĩ có thể sẽ làm gì?

Bác sĩ sẽ chẩn đoán tìm nguyên nhân gây viêm. Tùy theo nguyên nhân được xác định, các biện pháp điều trị khác nhau sẽ được áp dụng. Chẳng hạn, lấy dị vật ra khỏi âm đạo - đôi khi cần gây mê - hoặc xét nghiệm bệnh phẩm lấy từ âm đạo để xác định vi khuẩn hoặc nấm gây bệnh. Điều trị các trường hợp nhiễm khuẩn có thể bằng kem kháng sinh bôi vào âm đạo hoặc kháng sinh dạng viên uống. Kem chống nấm có thể được dùng nếu nguyên nhân là do nhiễm nấm. Nếu triệu chứng khó chịu kéo dài khi không có dấu hiệu nhiễm khuẩn, bác sĩ có thể sẽ cho dùng một loại kem oestrogen có tác dụng làm dày hơn lớp da ở âm hộ và lớp niêm mạc trong âm đạo để giảm bớt độ nhạy cảm. Gia đình có thể làm gì?

Hầu hết các trường hợp viêm âm hộ-âm đạo có thể được chăm sóc tại nhà và sẽ khỏi không cần điều trị. Rửa sạch vùng sinh dục mỗi ngày 2 lần, liên tục trong một tuần. Không sử dụng các loại xà phòng thơm hay dầu tắm. Nên cho trẻ mặc quần bằng vải cottton thoáng rộng, không bó sát hoặc quá chật và thay ra mỗi ngày. Mỗi ngày nên để thoáng vùng sinh dục của trẻ trong một quãng thời gian nhất định.


366

BỆNH TRẺ EM

Dạy cho trẻ biết chùi rửa hậu môn đúng cách sau mỗi lần đi vệ sinh, phải chùi rửa theo hướng từ trước ra sau.

3. ĐÁI DẦM Đái dầm là một vấn đề phổ biến ở trẻ em. Độ tuổi mà trẻ em đủ khả năng kiểm soát việc tiểu tiện để không đái dầm vào ban đêm là rất khác nhau. Rất ít trẻ em có thể kiểm soát được việc tiểu tiện trước năm 3 tuổi. Độ tuổi có thể biết và tự chủ được việc tiểu tiện cả ngày lẫn đêm thường là từ 3 cho đến 7 tuổi. Thường thì không có gì đáng phải lo lắng về việc trẻ đái dầm, trừ khi trẻ đã hơn 7 tuổi, hoặc đột nhiên đái dầm sau một thời gian dài từ 6 đến 12 tháng không có hiện tượng này. Nguyên nhân

Trong hầu hết các trường hợp, đái dầm thường là do sự phát triển hoàn chỉnh muộn của các phần trong hệ thần kinh có chức năng kiểm soát bàng quang. Đái dầm cũng có thể gây ra do nhiễm khuẩn đường tiết niệu, hoặc do căng thẳng lo lắng. Hiếm gặp hơn, có thể là do một khuyết tật bẩm sinh của đường tiết niệu, hoặc do bệnh đái tháo đường. Khi nào cần đến bác sĩ?

Vấn đề thường không nghiêm trọng, nhưng nên đưa trẻ đến bác sĩ để chẩn đoán loại trừ các nguyên nhân có thể là nghiêm trọng nếu như: • Trẻ vẫn còn đái dầm sau năm 7 tuổi. • Trẻ đột nhiên đái dầm sau một thời gian dài không có hiện tượng này.


TÌM HIỂU CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP

367

Bác sĩ có thể sẽ làm gì?

Trước tiên, bác sĩ thường sẽ cho xét nghiệm nước tiểu để tìm dấu hiệu nhiễm khuẩn đường tiết niệu hoặc đái tháo đường. Nếu việc chẩn đoán giúp tìm ra một nguyên nhân thực thể nào đó, chẳng hạn như một trường hợp nhiễm khuẩn, bác sĩ sẽ tiến hành việc điều trị. Nếu không, bác sĩ sẽ hướng dẫn những gì nên làm ở nhà. Gia đình có thể làm gì?

Để hạn chế việc đái dầm, nên tập cho trẻ thói quen tiểu tiện đều đặn vào những giờ nhất định trong ngày và nhất là luôn đi tiểu trước khi đi ngủ. Đừng bao giờ trách mắng hoặc quở phạt trẻ sau mỗi lần đái dầm. Điều này tạo ra hoặc làm tăng thêm sự lo lắng căng thẳng, và làm cho vấn đề càng trầm trọng hơn nữa. Ngược lại, nên khuyến khích và khen thưởng trẻ sau mỗi một đêm mà trẻ có thể không đái dầm. Với những trẻ lớn tuổi hơn, có thể hướng dẫn trẻ đánh dấu những đêm “khô” vào một bảng theo dõi hàng tháng. Điều này giúp trẻ có ý thức quan tâm đến việc tự kiểm soát chính mình và thấy được kết quả tốt hoặc xấu qua mỗi ngày. Tiên lượng

Hầu hết trẻ em sẽ vượt qua tình trạng đái dầm mà không cần điều trị. Với sự khuyến khích của gia đình, trẻ thường sẽ sớm vượt qua hơn.

4. NHIỄM KHUẨN ĐƯỜNG TIẾT NIỆU Nhiễm khuẩn đường tiết niệu rất thường gặp ở trẻ em, nhất là các em gái. Tuy nhiên, các bé trai sơ sinh lại dễ


368

BỆNH TRẺ EM

nhiễm khuẩn đường tiết niệu hơn so với các bé gái. Nhiễm khuẩn có thể gây ảnh hưởng đến niệu đạo, bàng quang hay thận. Điều trị kịp thời một trường hợp nhiễm khuẩn đường tiết niệu là rất quan trọng, có thể ngăn ngừa được việc để lại những mô sẹo ở thận, rất thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi. Nguyên nhân

Nguyên nhân gây nhiễm khuẩn đường tiết niệu thường gặp nhất là do vi khuẩn từ trực tràng xâm nhập vào niệu đạo. Đôi khi vi khuẩn cũng lan đến đường tiết niệu qua đường máu. Các em gái dễ nhiễm khuẩn đường tiết niệu hơn so với các em trai vì có niệu đạo ngắn hơn. Những trẻ em bị chứng hồi lưu nước tiểu rất dễ bị nhiễm khuẩn. Trong tình trạng bẩm sinh đặc biệt này, khi bàng quang thải nước tiểu ra, một ít nước tiểu đi ngược trở lên thận. Những trẻ bị dị dạng đường tiết niệu, bị táo bón kinh niên, hoặc thận có mô sẹo do các trường hợp nhiễm khuẩn trước đây, đều là những trẻ có nguy cơ nhiễm khuẩn cao hơn. Triệu chứng

Trẻ dưới 2 tuổi khi nhiễm khuẩn đường tiết niệu thường có khuynh hướng có các triệu chứng nhiễm khuẩn toàn thân, bao gồm: • • • •

Sốt. Tiêu chảy. Nôn mửa. Kém năng động, bứt rứt khó chịu.


TÌM HIỂU CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP

369

Với những trẻ lớn hơn, các triệu chứng nhiễm khuẩn thường chuyên biệt hơn, có thể bao gồm: • • • • • •

Cảm giác nóng rát khi tiểu tiện. Tăng số lần tiểu tiện nhiều hơn. Đau ở phía dưới hoặc một bên của bụng. Đái dầm (cho dù trước đó không có hiện tượng này). Nước tiểu có màu đỏ, hồng hoặc trắng đục. Sốt.

Biến chứng

Nhiễm khuẩn nhiều lần gây ra các mô sẹo ở thận có thể dẫn đến cao huyết áp hoặc suy thận về sau. Khi nào cần đến bác sĩ?

Nên đưa trẻ đến bác sĩ trong vòng 24 giờ nếu có các triệu chứng nghi ngờ là nhiễm khuẩn đường tiết niệu. Bác sĩ có thể sẽ làm gì?

Bác sĩ có thể cần một ít nước tiểu của trẻ để xét nghiệm phân tích. Trẻ sơ sinh tại bệnh viện có thể được lấy nước tiểu bằng cách dùng một kim tiêm xuyên qua da để rút trực tiếp từ bàng quang. Xét nghiệm nước tiểu giúp chẩn đoán loại trừ một số các nguyên nhân khác và xác định việc nhiễm khuẩn. Nếu kết quả xét nghiệm thực sự xác định việc nhiễm khuẩn, bác sĩ có thể điều trị bằng cách dùng kháng sinh dạng viên uống. Những trường hợp rất nghiêm trọng có thể cần điều trị tại bệnh viện với việc tiêm kháng sinh qua tĩnh mạch. Kháng sinh có thể được dùng liên tục đến một tuần. Khoảng một hoặc hai ngày sau khi các dấu hiệu nhiễm khuẩn đã chấm


370

BỆNH TRẺ EM

dứt, trẻ sẽ được xét nghiệm nước tiểu một lần nữa để xác định kết quả điều trị. Nếu nhiễm khuẩn chưa hoàn toàn dứt hết, cần tiếp tục thêm một liệu trình kháng sinh nữa. Các xét nghiệm thêm nữa có thể cần thực hiện để tìm xem liệu trẻ có bị các mô sẹo trong thận, hoặc có bất thường nào trong cấu trúc của đường tiết niệu hay không. Với một số trẻ, có thể cần những xét nghiệm đặc biệt để tìm dấu hiệu của hồi lưu nước tiểu. Bởi vì những trẻ em rơi vào các trường hợp này rất dễ bị tái nhiễm khuẩn, nên có thể cần được điều trị bằng kháng sinh liên tục trong nhiều năm như là một phương pháp phòng ngừa. Gia đình có thể làm gì?

Việc lấy nước tiểu để xét nghiệm đôi khi có thể cần thực hiện tại nhà trước khi đưa trẻ đến bác sĩ. Cần có một ống đựng vô trùng do phòng xét nghiệm cung cấp. Lấy nước tiểu sau khi trẻ vừa tắm xong hoặc đã rửa sạch cơ quan sinh dục. Nên bỏ đi một ít nước tiểu vừa ra đầu tiên, lấy lượng nước tiểu tiếp theo đó vào ống đựng vô trùng. Nếu chưa mang đến phòng xét nghiệm ngay, có thể giữ lại được trong tủ lạnh đến khoảng 48 giờ. Trong thời gian trẻ bị nhiễm khuẩn, cần lưu ý cho trẻ uống thật nhiều nước. Lượng nước đưa vào cơ thể nhiều sẽ giúp pha loãng nước tiểu hơn, làm giảm bớt cảm giác đau và khó chịu mỗi lần tiểu tiện, và cũng giúp thải bớt vi khuẩn ra bên ngoài. Phòng ngừa nhiễm khuẩn đường tiết niệu

Nên tập cho trẻ thói quen tiểu tiện ít nhất là 4 giờ một lần, hoặc trước mỗi bữa ăn và trước khi đi ngủ. Sau mỗi lần đi vệ sinh, dạy cho trẻ biết rửa sạch hậu môn từ trước ra sau


TÌM HIỂU CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP

371

thay vì ngược lại, nhất là các bé gái, để tránh đưa vi khuẩn từ hậu môn ra đường tiết niệu. Tắm sạch ít nhất mỗi ngày một lần và tránh dùng các loại xà phòng thơm hay dầu tắm có thể gây kích thích da. Nếu có táo bón cần điều trị ngay. Tiên lượng

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu rất thường tái phát, nhưng việc điều trị kịp thời có thể giúp ngăn chặn các tổn thương vĩnh viễn cho thận. Các mô sẹo ở thận nếu có sẽ ngày càng nhỏ hơn khi trẻ ngày càng lớn lên. Khuynh hướng hồi lưu nước tiểu thường mất đi khoảng sau năm 9 tuổi không cần điều trị.

5. VIÊM VI CẦU THẬN (GLOMERULONEPHRITIS)

Là tình trạng viêm nhiễm ở các đơn vị giữ chức năng lọc của thận. Bệnh thường ảnh hưởng đến cả 2 quả thận. Các vi cầu thận bị viêm không có khả năng xử lý chất thải một cách hiệu quả, dẫn đến việc giảm lượng nước tiểu, đồng thời để mất máu và protein vào nước tiểu. Thường thì nguyên nhân gây viêm vi cầu thận không được biết, nhưng đôi khi có thể là theo sau một trường hợp nhiễm vi khuẩn Streptococcus hoặc các loại virus.

Triệu chứng

Sau khi bị lây nhiễm khoảng một tuần lễ, các triệu chứng bắt đầu xuất hiện. Bất kể nguyên nhân là gì, các triệu chứng chính vẫn thường là: • Nước tiểu có màu đỏ, hồng hay trắng đục. • Lượng nước tiểu ít hơn bình thường. • Đôi khi có đau đầu.


372

BỆNH TRẺ EM

Biến chứng

Do chất lỏng tích tụ lại trong các mô, có thể dẫn đến sưng mặt, sưng chân. Biến chứng hiếm gặp hơn là cao huyết áp. Khi nào cần đến bác sĩ?

Nếu có các triệu chứng nghi ngờ là viêm vi cầu thận, nên đưa trẻ đến bác sĩ ngay để chẩn đoán xác định. Bác sĩ có thể sẽ làm gì?

Các xét nghiệm chẩn đoán thường được thực hiện tại bệnh viện, bao gồm việc phân tích nước tiểu, đo lường lượng nước đưa vào và thải ra khỏi cơ thể. Nếu kết quả chẩn đoán xác định là viêm vi cầu thận, trẻ cần được điều trị tại bệnh viện. Việc điều trị bao gồm một chế độ ăn có ít sodium, protein và hạn chế lượng nước đưa vào cơ thể. Chế độ ăn uống này có tác dụng giảm nhẹ khối lượng công việc cho thận và ngăn ngừa việc tích tụ nước thừa trong cơ thể. Không cần thiết phải buộc trẻ nằm yên trên giường. Nếu nguyên nhân gây viêm là do nhiễm khuẩn, trẻ sẽ được điều trị bằng kháng sinh. Nếu huyết áp lên cao, có thể cần phải điều trị triệu chứng này trong vài ba ngày cho đến khi huyết áp trở lại bình thường. Được điều trị với thuốc men đầy đủ, bệnh thường sẽ khỏi trong vòng một tuần. Tiên lượng

Đối với trẻ em, trong hầu hết các trường hợp viêm vi cầu thận không để lại tác hại lâu dài nào cho thận, và thường không tái phát. Rất hiếm khi viêm vi cầu thận có thể dẫn


TÌM HIỂU CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP

373

đến tiếp theo là hội chứng thận hư, một tình trạng kinh niên đòi hỏi điều trị kéo dài.

6. HỘI CHỨNG THẬN HƯ (NEPHROTIC SYNDROM) Trong hội chứng này, một lượng lớn protein bị thất thoát qua thận, từ máu đi vào nước tiểu. Việc giảm protein trong máu dẫn đến sưng phù, do tích tụ nước thừa trong các mô của cơ thể. Hội chứng thận hư là một trường hợp ít gặp, chủ yếu xuất hiện ở trẻ em từ 1 đến 6 tuổi. Triệu chứng

Các triệu chứng chính là: • Sưng phù nhiều nơi trên cơ thể, thường phát triển dần dần qua nhiều tuần. • Lượng nước tiểu ít hơn bình thường. • Tăng cân (do ứ nước). • Đôi khi có tiêu chảy, ăn không ngon và mệt mỏi khác thường. Trong hội chứng thận hư, rất ít nước được đưa vào nước tiểu. Thay vì vậy, nước tích tụ trong các mô của cơ thể, làm cho chúng sưng phù lên. Biến chứng

Trẻ em bị hội chứng thận hư thường dễ bị nhiễm khuẩn, dễ hình thành những cục máu đông trong tĩnh mạch. Khi nào cần đến bác sĩ?

Nên đưa trẻ đến bác sĩ ngay nếu cơ thể xuất hiện nhiều chỗ sưng phù, hoặc khi có các triệu chứng nghi ngờ là hội chứng thận hư.


374

BỆNH TRẺ EM

Bác sĩ có thể sẽ làm gì?

Để chẩn đoán xác định, bác sĩ cần tiến hành việc phân tích nước tiểu để tìm lượng protein trong đó. Nếu kết quả cho thấy có thể bị hội chứng thận hư, trẻ sẽ được đưa vào bệnh viện để thực hiện thêm một số xét nghiệm chẩn đoán khác nữa nhằm xác định chắc chắn. Sau đó, nếu đúng là hội chứng thận hư, trẻ sẽ được điều trị bằng corticosteroid tại bệnh viện. Trong vòng 10 ngày, khi nước trong cơ thể được thận thải ra, triệu chứng sưng phù sẽ mất dần, cùng lúc với sự giảm nhanh trọng lượng cơ thể. Trẻ cần tiếp tục được điều trị tại bệnh viện cho đến khi nào các xét nghiệm cho thấy lượng protein bị mất vào nước tiểu đã giảm rõ rệt. Gia đình có thể làm gì?

Sau khi được điều trị tại bệnh viện, gia đình cần tiếp tục theo dõi và thử nước tiểu của trẻ mỗi ngày bằng một que thử đặc biệt. Khi trong nước tiểu có protein, que sẽ đổi màu. Nếu phát hiện có protein xuất hiện trở lại trong nước tiểu của trẻ, cần đưa trẻ đến bác sĩ ngay để chẩn đoán theo dõi. Tiên lượng

Thường thì trẻ có thể hồi phục hoàn toàn không để lại di chứng nào. Tuy nhiên, một số trẻ có thể sẽ tái phát một vài lần nữa. Nếu trẻ tái phát quá nhiều lần, có thể cần phải điều trị liên tục bằng corticosteroid trong vòng một năm hay lâu hơn.

7. KHỐI U WILMS (WILMS’ TUMOUR) Còn gọi là ung thư nguyên bào thận, là một dạng ung thư hiếm gặp ở thận, có thể là bẩm sinh hoặc phát triển trong 4


TÌM HIỂU CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP

375

năm đầu đời. Trong hầu hết các trường hợp, khối u Wilms chỉ ảnh hưởng đến một trong hai quả thận, hiếm hoi lắm mới có trường hợp xuất hiện ở cả 2 thận. Khối u Wilms thường rất lớn, có hình cầu và mọc về phía trên quả thận. Triệu chứng

Các triệu chứng chính của khối u Wilms là: • Bụng sưng lớn. • Đau bụng. • Nước tiểu có màu đỏ, hồng hay trắng đục. Khi nào cần đến bác sĩ?

Nếu có dấu hiệu sưng bụng kèm theo nước tiểu đỏ, nên đưa trẻ đến bác sĩ ngay. Bác sĩ có thể sẽ làm gì?

Chẩn đoán xác định khối u Wilms cần đến phương pháp siêu âm hay các kỹ thuật hình ảnh khác để có thể xác định bệnh đồng thời nắm chắc được tính chất, mức độ phát triển của bướu. Khối u Wilms được điều trị bằng cách phẫu thuật cắt bỏ quả thận bị bệnh. Các phương pháp hóa trị và xạ trị có thể được áp dụng trước để giảm bớt kích thước khối u, và cũng có thể được dùng sau phẫu thuật để tiêu diệt những tế bào ung thư còn sót lại. Tiên lượng

Trẻ sẽ hồi phục hoàn toàn sau đó, với điều kiện phẫu thuật được tiến hành kịp thời trước khi ung thư lan rộng.


376

BỆNH TRẺ EM

Quả thận còn lại sẽ đủ khả năng đảm nhận luôn công việc của quả thận bị cắt bỏ.

XIII. RỐI LOẠN NỘI TIẾT TỐ Các hormone, hay nội tiết tố trong máu giữ các chức năng điều tiết sự tăng trưởng, sự tạo thành nămg lượng, các phản ứng sinh hóa (như trong việc tiêu hóa thức ăn) và sự phát triển cũng như chức năng tính dục. Chúng cũng giúp cơ thể đáp ứng với những tình trạng căng thẳng, nguy hiểm và mệt mỏi. Một sai lầm rối loạn trong việc sản xuất các hormone có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất hoặc tinh thần, hoặc cả hai.

1. ĐÁI THÁO NHẠT (DIABETES INSIPIDUS) Triệu chứng chính của bệnh đái tháo nhạt là tiểu tiện rất nhiều và thường xuyên, dẫn đến khát nước dữ dội, cũng tương tự như với bệnh đái tháo đường. Tuy nhiên, bệnh gây ra do thiếu một loại hormone hoàn toàn khác, và không liên quan gì đến đường glucose hay việc sử dụng năng lượng của cơ thể. Nguyên nhân

Trong hầu hết các trường hợp, đái tháo nhạt xảy ra do tuyến yên không tạo ra được một loại hormone gọi là antidiuretic hormone (ADH). Thông thường, ADH tác động đến thận trong việc làm đậm đặc nước tiểu, hạn chế lượng nước thoát ra khỏi cơ thể. Tuyến yên không tạo ra ADH có thể là do tổn thương ở tuyến này, hoặc ít gặp hơn, có thể là do một khối u.


TÌM HIỂU CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP

377

Trong một số trường hợp hiếm gặp, đái tháo đường cũng có thể gây ra do thận không đáp ứng với mức độ ADH thông thường. Triệu chứng

Các triệu chứng của đái tháo nhạt là: • Khát nước dữ dội. • Thường xuyên tiểu tiện với lượng nước tiểu nhiều, nhạt màu và loãng. Biến chứng

Do lượng nước thải ra khỏi cơ thể quá nhiều và nhanh, có thể dẫn đến mất nước nghiêm trọng. Khi nào cần đến bác sĩ?

Đưa trẻ đến bác sĩ ngay nếu có triệu chứng cho thấy là trẻ bị đái tháo nhạt, hoặc các triệu chứng của tình trạng mất nước như: mắt trũng sâu, ngủ lơ mơ khác thường và giảm cân nhanh. Bác sĩ có thể sẽ làm gì?

Để chẩn đoán, trước tiên cần tiến hành việc xét nghiệm phân tích nước tiểu. Nếu nước tiểu không có độ đậm đặc như thông thường, có khả năng là trẻ bị đái tháo nhạt. Cần có thêm các xét nghiệm khác nữa tại bệnh viện để xác định và đồng thời tìm biết nguyên nhân. Nếu kết quả xét nghiệm cho thấy tuyến yên không tạo ra đủ lượng ADH như thông thường, trẻ sẽ được điều trị bằng cách bổ sung dạng ADH tổng hợp. Nếu nguyên nhân là do thận không đáp ứng với sự kích thích của lượng ADH bình thường, việc điều trị sẽ là một chế độ ăn ít sodium và, có thể bạn không tin, dùng thuốc lợi tiểu!


378

BỆNH TRẺ EM

Tiên lượng

Nếu nguyên nhân là do tổn thương tuyến yên, vấn đề có khả năng sẽ bình thường trở lại. Trong các trường hợp khác, tình trạng này sẽ kéo dài suốt đời. Tuy nhiên, việc điều trị tốt cho phép bệnh nhân vẫn có thể sống cuộc bình thường, và về lâu dài cũng không có biến chứng nào cả.

2. ĐÁI THÁO ĐƯỜNG (DIABETES MELLITUS) Bệnh đái tháo đường ở trẻ em xảy ra khi một số tế bào trong tuyến tụy đột nhiên ngưng việc tạo ra insulin, một hormone có tác dụng giúp cho các tế bào cơ thể sử dụng và tích lũy được đường glucose. Thiếu insulin sẽ làm cho đường glucose không được hấp thụ tích tụ lại trong máu và đồng thời làm rối loạn các tiến trình hóa học trong cơ thể. Lượng đường glucose không được dùng đến sẽ phải thải ra qua những lần tiểu tiện thường xuyên, làm cho trẻ khát nước. Trẻ bị đái tháo đường cần phải được tiêm insulin vào cơ thể mỗi ngày, ngay cả khi đã đến tuổi trưởng thành. Tụy là một tuyến tiêu hóa, gồm nhiều loại tế bào khác nhau xếp thành cụm. Một số tế bào tiết ra insulin làm hạ thấp đường glucose trong máu, một số khác lại tiết ra glucagon làm nâng cao đường máu. Khi bị tiểu đường, insulin được tạo ra ít hơn mức bình thường. Triệu chứng

Khi đái tháo đường không được điều trị tốt, lượng đường glucose trong máu tăng rất cao. Thêm vào đó, vì các tế bào không thể sử dụng glucose để tạo năng lượng, cơ thể buộc phải sử dụng chất béo và protein như các nguồn năng lượng


TÌM HIỂU CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP

379

thay thế. Điều này gây rối loạn các tiến trình sinh hóa thông thường và tạo ra các triệu chứng như: • Tiểu tiện rất thường xuyên, nhiều lần, đôi khi làm cho trẻ “đái dầm” trong đêm. • Khát nước dữ dội. • Mệt mỏi, kém năng động. • Ăn không ngon, biếng ăn. • Giảm cân nhanh. Trong vòng 3 tháng có thể giảm đến một phần mười trọng lượng cơ thể. Trong những trường hợp rối loạn sinh hóa nghiêm trọng hơn, còn có thể có thêm các triệu chứng như: • • • •

Nôn mửa. Đau bụng. Thở nhanh khác thường. Ngủ lơ mơ, lú lẩn, nếu không điều trị có thể tiếp tục phát triển thành bất tỉnh, hôn mê.

Biến chứng

Đái tháo đường không được điều trị tốt có thể gaya biến chứng ảnh hưởng đến tim và hệ tuần hoàn, đến thận, mắt và hệ thần kinh. Các biến chứng không xuất hiện trong thời thơ ấu. Thông thường chúng phát triển vào khoảng 10 đến 15 năm sau khi bắt đầu mắc bệnh. Khi nào cần đến bác sĩ?

Nếu có dấu hiệu nghi ngờ trẻ bị đái tháo đường, cần đưa trẻ đến bác sĩ ngay để chẩn đoán xác định. Nếu trẻ bị đái tháo đường đang dùng thuốc, cần tham khảo ý kiến bác sĩ ngay khi có bất cứ dấu hiệu khác thường


380

BỆNH TRẺ EM

nào. Đưa trẻ đến bác sĩ ngay nếu có dấu hiệu nhiễm khuẩn hoặc viêm dạ dày-ruột, bởi vì các trường hợp này có thể làm cho việc kiểm soát mức đường máu trở nên khó khăn hơn. Bác sĩ có thể sẽ làm gì? Để chẩn đoán xác định, bác sĩ cần xét nghiệm phân tích nước tiểu và máu để đo mức đường glucose. Nếu kết quả cho thấy mức đường glucose tăng cao bất thường, trẻ cần được đưa vào điều trị trong bệnh viện. Cần phải được theo dõi nhiều ngày tại bệnh viện và bắt đầu việc điều trị với insulin. Thời gian nằm lại bệnh viện tùy thuộc vào độ tuổi và mức độ nghiêm trọng của bệnh. Nếu trẻ mất nước nhiều do tiểu tiện thường xuyên, có thể cần phải được truyền dịch tĩnh mạch kết hợp với insulin.

Việc điều trị lâu dài để kiểm soát được mức phát triển của bệnh đái tháo đường cần được thực hiện với sự theo dõi của bác sĩ. Mục đích của điều trị là cung cấp vừa đủ lượng insulin để giữ cho lượng đường glucose trong máu chỉ dao động trong phạm vi bình thường. Để duy trì mức đường glucose bình thường trong máu, cần phải ăn uống đều đặn và cân đối, kèm theo việc tiêm insulin mỗi ngày 2 lần, đôi khi đến 3 lần. Gia đình có thể làm gì? Vì việc điều trị kéo dài, nên gia đình cần phải tự thực hiện việc tiêm thuốc cho trẻ mỗi ngày, cũng như cách bảo quản thuốc và xử lý kim tiêm, ống thuốc đã qua sử dụng.

Gia đình cũng cần phải biết cách đo mức đường máu của bệnh nhi để theo dõi và ghi nhận thường xuyên. Kết quả theo dõi này giúp bác sĩ có thể điều chỉnh chính xác lượng insulin thích hợp cần tiêm cho trẻ mỗi ngày.


TÌM HIỂU CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP

381

Trong thời gian điều trị, mức đường glucose trong máu của trẻ đôi khi có thể bất ngờ hạ xuống quá thấp, gây ra một cơn giảm glucoza huyết. Tình trạng này có thể gây ra do liều quá cao insulin, hoặc do bỏ lỡ một bữa ăn, hoặc gắng sức quá mức. Gia đình cần phải nhận biết ngay các triệu chứng khi điều này xảy ra, bao gồm: • Đau bụng. • Toát mồ hôi. • Chóng mặt hoặc mất trí nhớ, hoặc cả hai. Trong khi chờ đợi bác sĩ, gia đình cần biết cách xử lý kịp thời tình trạng này. Cho trẻ uống ngay một ly nước ngọt hoặc ăn bánh ngọt, kẹo sô-cô-la... Nếu trẻ không chịu ăn uống, lượng đường có thể tiếp tục xuống thấp đến mức trẻ cảm thấy buồn ngủ, ngủ lơ mơ hoặc thậm chí bất tỉnh. Trong trường hợp này cần tiêm ngay một liều glucagon - thường đã được bác sĩ kê toa dự phòng trước đó - để nâng cao đường máu lên đến mức bình thường. Chế độ ăn uống của trẻ cũng là một phần trong quy trình điều trị. Trẻ cần phải được ăn uống theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, với lượng dinh dưỡng cân đối và ổn định các thành phần, với giờ ăn đều đặn mỗi ngày không thay đổi. Thành phần dinh dưỡng thường được bác sĩ điều trị chỉ dẫn. Tuy nhiên, về cơ bản thì phải duy trì sao cho mức năng lượng đưa vào cơ thể mỗi ngày luôn ổn định như nhau, với những thành phần cân đối cố định. Với trẻ trên 5 tuổi, khoảng hơn một phần ba khẩu phần là chất béo, dưới một phần sáu khẩu phần là protein, và phần còn lại là carbohydrat. Trẻ dưới 5 tuổi có thể ăn nhiều chất béo hơn. Ngoài ra, trong khẩu phần của trẻ cũng cần có nhiều chất xơ (hòa tan và không hòa tan).


382

BỆNH TRẺ EM

Tính chất ổn định là yêu cầu đặc biệt cho chế độ ăn của trẻ. Tuy nhiên, thành phần dinh dưỡng cũng là phù hợp với mọi người khác trong gia đình, nên không cần thiết phải có những bữa ăn dành riêng. Nếu trẻ ăn không ngon, biếng ăn, cần có sự lưu ý bổ sung đủ năng lượng hằng ngày bằng cách cho trẻ uống thêm nước ngọt. Các hoạt động thể dục thể thao của trẻ cũng phải tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ điều trị, nói chung tránh những hoạt động cần gắng sức nhiều. Nên dạy cho trẻ biết cách và khuyến khích trẻ tự chăm sóc chính mình. Trẻ có thể học cách tự tiêm thuốc, tự đo mức đường glucose trong máu với các dụng cụ đặc biệt và ghi lại để theo dõi, cũng như tự ý thức việc phải ăn uống đúng chế độ điều trị và đúng giờ. Để đo mức đường glucose trong máu bằng que đổi màu, máu được chích lấy từ ngón tay và phết lên một que đặc biệt có phản ứng với glucose trong máu. Que này sẽ đổi màu. So sánh màu của que với một bảng chỉ số màu có sẵn ngoài hộp đựng que và sẽ biết được mức đường glucose trong máu. Cũng có thể dùng đồng hồ để đo đường máu. Phương pháp này chính xác hơn. Cách thực hiện tương tự, nhưng que không đổi màu mà được đưa vào một khe nhỏ, phản ứng trên que được máy tự động đọc hiểu và hiện ra chỉ số trên mặt đồng hồ. Tiên lượng

Việc theo dõi điều trị tốt có thể giúp trẻ phát triển bình thường, với những hoạt động tương đối bình thường, và hạn chế nguy cơ phát triển các biến chứng nguy hiểm. Tuy


TÌM HIỂU CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP

383

nhiên, cần phải duy trì việc theo dõi mức đường glucose trong máu và sử dụng thuốc tiêm insulin suốt đời.

3. GIẢM NĂNG TUYẾN GIÁP (HYPOTHYROIDISM) Tuyến giáp sản xuất các nội tiết tố, hay hormone, cần thiết cho sự phát triển bình thường về thể chất và tinh thần của cơ thể. Giảm năng tuyến giáp - tuyến giáp hoạt động dưới mức thông thường - còn gọi là nhược giáp, dẫn đến sản xuất không đủ các loại hormone này. Nếu không được điều trị, giảm năng tuyến giáp có thể gây ảnh hưởng có hại đến sự phát triển và khả năng học tập của trẻ. Tuyến giáp nằm dưới cổ, phía trước khí quản, có chức năng điều tiết mức năng lượng và sự phát triển của cơ thể. Nguyên nhân

Giảm năng tuyến giáp có thể là bẩm sinh, thường do tuyến giáp nhỏ hơn bình thường. Giảm năng tuyến giáp cũng có thể là một tình trạng phát triển về sau do bệnh tuyến giáp hay do hoạt động kém của vùng dưới đồi trong não hoặc tuyến yên, cả hai đều có chức năng kích thích việc tạo ra các hormone của tuyến giáp. Triệu chứng

Tất cả trẻ em đều được xét nghiệm máu trong vòng một tuần sau khi sinh để tìm dấu hiệu giảm năng tuyến giáp. Nếu có, việc điều trị sẽ được tiến hành ngay cả khi chưa có bất cứ triệu chứng biểu hiện nào. Với những trẻ bị giảm năng tuyến giáp khi đã lớn, các triệu chứng thường là:


384

BỆNH TRẺ EM

• Chậm phát triển rõ rệt. • Kém khả năng học hỏi. • Kém năng động, ăn không ngon và tăng cân. • Phình tuyến giáp, lớn hơn bình thường. Khi nào cần đến bác sĩ?

Nếu có triệu chứng nghi ngờ, cần đưa trẻ đến bác sĩ để chẩn đoán xác định. Bác sĩ có thể sẽ làm gì?

Việc chẩn đoán xác định cần tiến hành xét nghiệm máu để đo lượng hormone. Nếu kết quả xét nghiệm cho thấy đúng là trẻ bị giảm năng tuyến giáp, một dạng thyroxin - T4, một loại hormone quan trọng do tuyến giáp tạo ra tổng hợp sẽ được dùng để bổ sung cho sự thiếu hụt do tuyến giáp không tạo ra đủ loại hormone này. Tiên lượng

Việc phát hiện và điều trị kịp thời có thể giúp trẻ phát triển bình thường. Tuy nhiên, việc dùng thyroxine có thể sẽ phải kéo dài suốt đời.

4. THIẾU NỘI TIẾT TỐ TĂNG TRƯỞNG Để phát triển bình thường, trẻ em cần đến nội tiết tố tăng trưởng, hay hormone tăng trưởng, được tạo ra bởi tuyến yên, là một tuyến rất nhỏ nằm ở mặt dưới của não. Việc tuyến yên không tạo ra đủ lượng hormone tăng trưởng như bình thường có thể do nhiều nguyên nhân, chẳng hạn như do khuyết tật bẩm sinh, do bệnh tuyến yên, hoặc do


TÌM HIỂU CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP

385

chấn thương đầu. Thiếu hormone tăng trưởng dẫn đến làm chậm tốc độ tăng trưởng của trẻ. Triệu chứng

Các triệu chứng thường gặp khi thiếu hormone tăng trưởng là: • Chậm tăng trưởng so với mức tăng trưởng bình thường. • Thân hình lùn thấp và mập mạp. • Chậm phát triển các đặc điểm tính dục ở trẻ đã lớn. Khi nào cần đến bác sĩ?

Khi trẻ chậm tăng trưởng so với mức bình thường, cần đưa trẻ đến bác sĩ để chẩn đoán xác định. Bác sĩ có thể sẽ làm gì?

Bác sĩ sẽ theo dõi sự phát triển chiều cao của trẻ. Nếu thấy là chậm hơn mức phát triển bình thường, việc chẩn đoán xác định sẽ cần đến các xét nghiệm tại bệnh viện. Nếu chẩn đoán xác định thiếu hormone tăng trưởng, bác sĩ sẽ cho dùng một dạng tổng hợp của hormone tăng trưởng để thay thế. Loại thuốc này được tiêm vào cơ thể mỗi ngày một lần cho đến khi trẻ qua hết giai đoạn dậy thì. Tiên lượng

Việc điều trị có thể giúp cải thiện ngay mức độ tăng trưởng của trẻ. Tuy nhiên, để trẻ đạt được chiều cao phát triển bình thường, việc điều trị phải được bắt đầu sớm, thường là vào khoảng năm trẻ được 6 tuổi.


386

BỆNH TRẺ EM

XIV. CÁC VẤN ĐỀ DO DI TRUYỀN Tất cả những thông tin cần thiết cho sự lớn lên và phát triển của bào thai được chứa trong khoảng 30.000 cặp gen di truyền, sắp xếp trong 23 cặp nhiễm sắc thể. Những bất thường của các gen này, hoặc của toàn bộ nhiễm sắc thể, có thể gây ra các khuyết tật ngay khi sinh, hoặc các bất ổn sẽ bộc lộ về sau. Sự phân tích các gen di truyền cho phép kết hợp với bệnh sử trước đây của một gia đình đối với một chứng bệnh di truyền nào đó để ước tính được nguy cơ sinh ra một đứa trẻ mắc bệnh di truyền ấy. Các xét nghiệm y khoa trong thời gian mang thai cũng có thể cho biết việc bào thai có bị ảnh hưởng của bệnh hay không.

1. THIẾU MÁU HỒNG CẦU LIỀM (SICKLECELL ANAEMIA) Bệnh di truyền thường gặp nhất ở người châu Phi, là một bệnh về máu rất nghiêm trọng, với đặc trưng là tế bào hồng cầu trong máu biến dạng thành hình liềm. Các tế bào hồng cầu hình liềm rất khó đi qua các mạch máu nhỏ nên có thể làm nghẽn sự lưu thông của máu. Các tế bào này cũng bị phá hủy với mức độ cao hơn các tế bào bình thường, dẫn đến thiếu máu (trang 266). Nguyên nhân

Sự biến dạng của các tế bào hồng cầu xảy ra do chúng có chứa một loại hemoglobin - sắc tố mang oxygen trong máu - bất thường gọi là hemoglobin S. Nếu chịu di truyền gen bất thường này từ cả cha và mẹ, trẻ sẽ mắc bệnh thiếu máu hồng cầu liềm. Nếu chỉ nhận gen bất thường từ một


TÌM HIỂU CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP

387

trong hai người, cha hoặc mẹ, trẻ không có triệu chứng bệnh nhưng có khả năng sẽ tiếp tục di truyền bệnh cho thế hệ tiếp theo. Triệu chứng

Các triệu chứng chính là: • Kém năng động, mệt mỏi và khó thở. • Xuất hiện từng giai đoạn vàng da, vàng mắt. • Đau từng cơn dữ dội trong xương, trong ngực hoặc trong bụng, do bị nghẽn các mạch máu nhỏ làm giảm lượng oxygen cung cấp đến các mô. Khi cơ thể mất nước, bị lạnh hoặc nhiễm khuẩn nghiêm trọng thì các cơn đau càng thường xảy ra hơn. Biến chứng

Trẻ bị thiếu máu hồng cầu liềm sẽ gia tăng nguy cơ viêm phổi nhiễm phế cầu khuẩn. Đôi khi, lượng máu cung cấp cho thận, lách hay não có thể bị giảm mạnh gây tổn thương cho các cơ quan này. Khi nào cần đến bác sĩ?

Trẻ mắc bệnh này thường được phát hiện ngay khi sinh ra qua việc xét nghiệm máu. Nếu bạn nghi ngờ về việc trẻ có thể mắc bệnh thiếu máu hồng cầu liềm do có các triệu chứng kể trên, nên đưa trẻ đến bác sĩ để chẩn đoán xác định. Bác sĩ có thể sẽ làm gì?

Chẩn đoán xác định bệnh cần thông qua các xét nghiệm phân tích máu. Việc điều trị bao gồm cung cấp acid folic cho cơ thể để giảm bớt mức độ nghiêm trọng của thiếu máu,


388

BỆNH TRẺ EM

dùng penicillin để ngăn ngừa nhiễm khuẩn, chủng ngừa nhiễm phế cầu khuẩn, và nếu cần thì dùng thêm thuốc giảm đau ở mức độ thích hợp. Gia đình có thể làm gì?

Cho trẻ uống nhiều nước thường xuyên để chống mất nước, có thể làm giảm bớt nguy cơ xảy ra các cơn đau. Luôn chú ý đừng bao giờ để trẻ bị lạnh. Trong thời gian điều trị, gọi bác sĩ ngay nếu một cơn đau của trẻ xảy ra kèm theo một trong các dấu hiệu sau đây: • Sốt cao. • Đột nhiên tái nhợt cả người. • Nôn mửa kéo dài hoặc tiêu chảy nghiêm trọng. • Khó thở hoặc thở nhanh. • Ngủ lơ mơ khác thường hoặc kém năng động. Đưa trẻ đến ngay bệnh viện gần nhất nếu như trẻ đau bụng dữ dội hoặc khi có các dấu hiệu mất nước hay nhiễm khuẩn. Tiên lượng

Khi được chăm sóc với thuốc men đầy đủ, hầu hết trẻ mắc bệnh này vẫn có thể sống được đến tuổi trưởng thành. Nếu các triệu chứng bệnh rất nghiêm trọng, trẻ sẽ được xem xét đến khả năng ghép tủy xương, với điều kiện có một người cho thích hợp. Nếu ghép tủy xương thành công, có thể xem như hoàn tất việc điều trị.


TÌM HIỂU CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP

389

2. THIẾU MÁU ĐỊA TRUNG HẢI (THALASSAEMIA) Một dạng thiếu máu di truyền, thường gặp nhất ở người dân gốc Địa Trung Hải, châu Phi và châu Á. Tùy theo sự di truyền khác nhau từ cha mẹ, trẻ có thể mắc một trong hai dạng của bệnh. Dạng nghiêm trọng nếu không được điều trị có thể dẫn đến trẻ chậm lớn và biến dạng hộp sọ. Dạng nhẹ thường không gây ra triệu chứng. Nguyên nhân

Bệnh gây ra do sự khiếm khuyết của một gen tác động đến sự sản xuất hemoglobin. Những trẻ nào nhận gen khiếm khuyết từ cả cha lẫn mẹ sẽ mắc bệnh dạng nặng, không có khả năng tạo ra các hemoglobin bình thường. Các tế bào hồng cầu của người bệnh nhỏ và dễ vỡ và thường bị phá hủy với tốc độ rất nhanh, dẫn đến thiếu máu nghiêm trọng. Nếu trẻ chỉ nhận gen khiếm khuyết từ một trong hai người, cha hoặc mẹ, sẽ mắc bệnh dạng nhẹ, chỉ có một khác biệt duy nhất là các tế bào hồng cầu hơi nhỏ hơn bình thường đôi chút. Triệu chứng

Chỉ dạng bệnh nghiêm trọng mới có các triệu chứng như sau: • Màu da nhợt nhạt. • Mệt mỏi kéo dài. • Hơi thở ngắn. Khi nào cần đến bác sĩ?

Khi thấy trẻ có các triệu chứng thiếu máu, nên đưa trẻ đến bác sĩ để chẩn đoán xác định.


390

BỆNH TRẺ EM

Bác sĩ có thể sẽ làm gì?

Chẩn đoán xác định được thực hiện thông qua các xét nghiệm máu. Khi xác định bệnh, dạng thiếu máu nghiêm trọng sẽ được điều trị bằng cách truyền máu hằng tháng. Tuy nhiên, việc truyền máu thường xuyên lâu dài sẽ hủy hoại các cơ quan nội tạng, chẳng hạn như tim, gan, bởi vì hiện tượng thừa sắt do lượng sắt trong cơ thể được tái hấp thu cộng thêm lượng sắt chứa trong máu được truyền vào. Điều này có thể được ngăn ngừa bằng cách truyền cho bệnh nhân một hợp chất gọi là desferrioxamine. Dạng bệnh nhẹ không cần điều trị. Tiên lượng Những trẻ em bị bệnh thiếu máu Địa Trung Hải dạng nghiêm trọng nếu được truyền máu và desferrioxa­mine đều dặn sẽ có tiến triển tốt, có khả năng phát triển bình thường và nhiều em có thể tiếp tục sống đến độ tuổi trung niên.

3. HỘI CHỨNG DOWN (DOWN’S SYNDROM) Là một trường hợp bất thường nhiễm sắc thể thường gặp nhất, hội chứng Down xuất hiện ở khoảng 1 trong số 700 trẻ em. Trẻ em mắc phải hội chứng này có ngoại hình đặc trưng rất dễ nhận ra và chậm phát triển về mặt tinh thần. Chẩn đoán nghi ngờ đối với hội chứng này thường được đưa ra ngay sau khi sinh. Nguy cơ sinh con mắc hội chứng Down gia tăng nhanh theo số tuổi của các bà mẹ khi mang thai. Tỷ lệ sinh con mắc phải hội chứng này ở những bà mẹ 30 tuổi là 1 phần ngàn, trong khi ở những bà mẹ 40 tuổi thì tỷ lệ này tăng lên đến 1 phần trăm! Nguy cơ càng lớn hơn đối với những bà mẹ đã có một đứa con mắc phải hội chứng này.


TÌM HIỂU CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP

391

Triệu chứng

Các đặc điểm của những trẻ mắc phải hội chứng Down bao gồm: • Mắt xếch ngược lên phía ngoài, với những nếp da lớn phía trong che cả khóe mắt trong. • Khuôn mặt nhỏ, tròn, má phính. • Lưỡi to, luôn có khuynh hướng thè ra. • Phía sau đầu dẹt. • Tay chân mềm dẻo, có khuynh hướng buông thõng. • Chậm phát triển tinh thần. • Kém khả năng học hỏi. • Vóc người thấp, chân tay đều ngắn. Biến chứng Rất nhiều trẻ em bị hội chứng Down kèm theo với khuyết tật bẩm sinh ở tim. Một số khác có dị dạng trong ruột, chẳng hạn như hẹp ruột. Trẻ bị hội chứng Down cũng có nguy cơ cao hơn trong việc phát triển các trường hợp giảm năng tuyến giáp (trang 383) và bệnh bạch cầu (trang 274). Những trẻ này cũng thường gia tăng mức độ không ổn định ở các khớp cổ, làm giới hạn một số các hoạt động thể thao. Trẻ cũng thường có vấn đề về thính lực và rất dễ nhiễm khuẩn. Bác sĩ có thể sẽ làm gì? Khi có nghi ngờ trẻ bị hội chứng Down - thường là qua chẩn đoán ngay sau khi sinh - bác sĩ sẽ tiếp tục tiến hành một số các xét nghiệm khác như phân tích nhiễm sắc thể và máu để chẩn đoán xác định. Sau đó, cha mẹ của trẻ sẽ được tư vấn về các kiến thức di truyền để hiểu được về nguy cơ ảnh hưởng của bệnh với đứa con tiếp theo.


392

BỆNH TRẺ EM

Các chẩn đoán tiếp theo sẽ được thực hiện để phát hiện những khuyết tật có thể có ở trẻ, chẳng hạn như siêu âm tim, chụp X-quang bụng. Sau đó, có thể cần phẫu thuật để điều chỉnh các khuyết tật được phát hiện. Gia đình có thể làm gì?

Việc chăm sóc, giáo dục cho trẻ bị hội chứng Down cần được quan tâm đặc biệt. Tuy bệnh không thể trị được, nhưng cần phải tạo các điều kiện chăm sóc và môi trường thích hợp để trẻ có thể phát triển đến mức tối ưu khả năng hạn chế của mình. Tiên lượng

Nhiều trẻ em bị hội chứng Down có thể sống đến tuổi trung niên, nhưng có khoảng 20% chết trước 5 tuổi, thường là do các vấn đề về tim mạch. Khi lớn lên, người mang hội chứng Down rất dễ mắc bệnh Alzheimer và chứng xơ vữa động mạch. Tuy nhiên, những tiến bộ vượt bực trong các phương thức giáo dục gần đây đã giúp cho khả năng phát triển của trẻ bị hội chứng Down ngày nay tốt hơn nhiều so với trước đây, và đa số trẻ em bị hội chứng này vẫn có thể được đến trường một cách bình thường.

4. HỘI CHỨNG FRAGILE X (FRAGILE X SYNDROM) Tình trạng gây ra do bất thường nhiễm sắc thể di truyền, là nguyên nhân khá thường gặp gây ra tình trạng kém khả năng học hỏi ở trẻ em (trang 315), đồng thời cũng làm cho người bệnh có dáng vẻ hơi khác thường. Ở các bé trai, tỷ lệ mắc bệnh là 1 trong số 1.000 em, trong khi ở các bé gái thì


TÌM HIỂU CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP

393

tỷ lệ mắc bệnh là 1 trong số 2.500.000. Một người mẹ không có triệu chứng bệnh nào nhưng có thể mang nhiễm sắc thể bất thường và có khả năng di truyền bệnh cho một số trong các con của mình. Triệu chứng

Những đặc điểm của hội chứng Fragile X có thể bao gồm: • Đầu hơi lớn bất thường. • Chậm phát triển tinh thần, thường nhẹ ở các em gái và nặng hơn hoặc rất trầm trọng ở các em trai. • Chậm biết nói, cũng thường nghiêm trọng hơn ở các em trai. • Các dấu hiệu của tình trạng tự kỷ (trang 306). • Cằm vuông, mặt dài, tai lớn, và tinh hoàn lớn ở các em trai vào tuổi dậy thì. Hội chứng Fragile X thường chỉ có thể nhận ra và nghi ngờ vào sau tuổi dậy thì, khi các đặc điểm ngoại hình đã bộc lộ rõ. Khi nào cần đến bác sĩ?

Khi thấy có các dấu hiệu như trên, nên đưa trẻ đến bác sĩ để chẩn đoán xác định. Bác sĩ có thể sẽ làm gì?

Để chẩn đoán xác định hội chứng Fragile X, cần phân tích nhiễm sắc thể trong máu. Không có phương thức điều trị nào cho hội chứng này ngoài việc tạo các môi trường chăm sóc và giáo dục đặc biệt cho trẻ để phát triển tối ưu trong phạm vi có thể được.


394

BỆNH TRẺ EM

5. BỆNH HUYẾT HỮU (HAEMOPHILIA) Còn gọi là bệnh dễ chảy máu, là một rối loạn di truyền gây ra những đợt chảy máu liên tục. Bệnh xuất hiện ở trẻ em với tỷ lệ khoảng 1 trên 10.000 em trai. Bệnh không gây ảnh hưởng ở các em gái. Tình trạng này xảy ra do thiếu một hoạt chất gọi là yếu tố VIII, rất cần cho quá trình đông máu. Các bé gái mang gen bệnh không có bất cứ triệu chứng bệnh nào, nhưng có khả năng truyền bệnh cho con cái sau này. Triệu chứng

Các triệu chứng bệnh bao gồm: • Rất dễ chảy máu. Chảy máu kéo dài sau mỗi lần chấn thương, hoặc thậm chí một tác động nhỏ như nhổ răng cũng có thể gây chảy máu nghiêm trọng. • Sưng đau các cơ bắp và khớp xương do hậu quả của việc chảy máu trong. Mức độ nghiêm trọng của bệnh khác nhau rất nhiều ở mỗi người. Một số người chỉ thỉnh thoảng mới bị những đợt chảy máu nhẹ. Khi tình trạng nghiêm trọng, có nguy cơ gây tổn thương cơ bắp và các khớp do quá nhiều lần chảy máu trong. Khi nào cần đến bác sĩ?

Nếu trẻ có dấu hiệu chảy máu bất thường do chậm đông máu, cần đưa trẻ đến bác sĩ. Bác sĩ có thể sẽ làm gì?

Chẩn đoán bệnh thông qua các triệu chứng, nhưng để xác định cần phải thực hiện việc xét nghiệm máu để đánh giá khả năng đông máu.


TÌM HIỂU CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP

395

Điều trị bệnh bằng cách tiêm vào cơ thể yếu tố VIII, thường là lấy từ cha hoặc mẹ của trẻ, để ngăn chặn những đợt chảy máu. Nếu các đợt chảy máu xảy ra rất thường xuyên, yếu tố VIII cần được truyền liên tục bằng cách nhỏ giọt để ngăn ngừa chảy máu. Tiên lượng

Trẻ em mắc bệnh này cần tránh tham gia những hoạt động mạnh, dễ gây chấn thương, chẳng hạn như các môn thể thao có va chạm. Nếu được điều trị tốt bằng cách truyền yếu tố VIII kịp thời mỗi khi xảy ra chảy máu, hoặc được truyền thường xuyên đều đặn để đảm bảo các cơ bắp và khớp không bị tổn hại, trẻ vẫn có thể sống và lớn lên một cách bình thường.

6. BỆNH PHENYLKETONURIA Ở căn bệnh di truyền này, một khiếm khuyết về mặt hóa học của cơ thể tạo ra sự tích tụ phenylalanine - một thành phần của protein - trong máu. Nếu không được điều trị, bệnh sẽ gây tổn thương não. Tỷ lệ mắc bệnh Phenylketonuria ở trẻ em là 1 trong số 10.000. Thường thì trẻ em được kiểm tra bệnh này bằng cách xét nghiệm máu ngay sau khi sinh ra. Triệu chứng

Khi mới sinh, trẻ mắc bệnh Phenylketonuria không có bất cứ dấu hiệu bất thường nào. Tuy nhiên, nếu không được điều trị, bệnh sẽ dần dần phát triển các triệu chứng như sau: • Giảm khả năng học hỏi một cách nghiêm trọng. • Có khuynh hướng dễ bị những cơn động kinh.


396

BỆNH TRẺ EM

• Cơ thể có mùi hôi rất đặc trưng. • Nổi ban đỏ tương tự như khi bị chàm dị ứng. Bác sĩ có thể sẽ làm gì?

Bệnh Phenylketonuria được điều trị bằng chế độ ăn đặc biệt. Phần lớn thức ăn chứa protein có phenylala­nine đều phải được hạn chế, nhưng đồng thời trẻ phải nhận được đủ lượng protein để phát triển tốt. Vì thế, chế độ ăn sẽ tương tự như người ăn chay, kèm theo việc cung cấp dinh dưỡng bổ sung thích hợp. Trẻ cần được cho dùng một loại sữa đặc biệt khác với thông thường. Tiên lượng

Trẻ mắc bệnh này được điều trị tốt vẫn có thể phát triển bình thường, có chỉ số thông minh bình thường. Một số ít có biểu hiện ứng xử khác thường và giảm khả năng học hỏi. Thường thì chế độ ăn đặc biệt của trẻ sẽ phải duy trì suốt đời.

7. XƠ NANG (CYSTIC FIBROSIS) Bệnh di truyền rất nghiêm trọng, gây nhiễm khuẩn thường xuyên ở đường hô hấp và mất khả năng hấp thu dinh dưỡng ở ruột. Nhiễm khuẩn thường xuyên gây tổn thương tiến triển ở phổi. Mặc dù xơ nang hiện diện ngay từ lúc sinh ra, nhưng đôi khi không được phát hiện trong nhiều tháng hoặc nhiều năm, và trong thời gian này có thể phổi đã bắt đầu bị thương tổn. Xơ nang thường gặp ở khoảng 1 trong số 2.000 trẻ em. Nguyên nhân

Bệnh xơ nang gây ra do một gen khiếm khuyết. Trẻ chỉ mắc bệnh khi nhận gen khiếm khuyết từ cả cha lẫn mẹ.


TÌM HIỂU CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP

397

Gen khiếm khuyết này gây ra sự tiết các chất nhầy nhớt không thể chảy đi dễ dàng qua các đường dẫn không khí, dẫn đến nhiễm khuẩn đường hô hấp thường xuyên tái phát. Sự khiếm khuyết gen này cũng làm cho tuyến tụy tiết ra không đủ các enzyme có chức năng hỗ trợ quá trình tiêu hóa, điều này dẫn đến kém hấp thu dinh dưỡng ở ruột và có thể gây tiêu chảy mỡ. Triệu chứng

Các triệu chứng chính của xơ nang là: • Trẻ chậm lớn, không tăng cân bình thường. • Ho kéo dài. • Tiêu chảy kinh niên, phân nhạt màu, nổi trên nước và rất hôi. Khi nào cần đến bác sĩ? Khi trẻ có các triệu chứng nêu trên, nên đưa trẻ đến bác sĩ ngay để chẩn đoán xác định. Bác sĩ có thể sẽ làm gì? Chẩn đoán xác định bằng cách phân tích mồ hôi của trẻ. Khi bị xơ nang, mồ hôi của trẻ chứa lượng muối cao hơn bình thường. Các xét nghiệm gen cũng có thể sẽ được thực hiện.

Nếu chẩn đoán xác định đúng là xơ nang, bác sĩ sẽ cho dùng pancreatin để thay thế enzyme của tuyến tụy, được dùng kèm với bữa ăn của trẻ để đảm bảo sự tiêu hóa được bình thường. Chế độ ăn của trẻ phải nhiều năng lượng và giàu protein, có bổ sung các vitamin. Bác sĩ cũng có thể sẽ cho dùng kháng sinh và đề nghị các phương pháp vật lý trị liệu để chống nhiễm khuẩn đường hô hấp và ngăn chặn các bệnh hô hấp mạn tính.


398

BỆNH TRẺ EM

Gia đình có thể làm gì?

Phương pháp vật lý trị liệu đơn giản sẽ được bác sĩ hướng dẫn cho gia đình để thực hiện thường xuyên tại nhà. Chú ý chế độ ăn đặc biệt của trẻ, luôn phải chứa nhiều năng lượng và giàu dinh dưỡng. Cần theo dõi chặt chẽ và báo ngay với bác sĩ khi trẻ có dấu hiệu nhiễm khuẩn hoặc triệu chứng đầu tiên của bất cứ căn bệnh nào, để bác sĩ có thể can thiệp điều trị kịp thời. Khi trẻ có nhiễm khuẩn đường hô hấp, phương pháp vật lý trị liệu cần được thực hiện nhiều lần hơn bình thường. Cho trẻ nằm sấp, hai tay duỗi về trên đầu. Khum hai bàn tay lại và vỗ đều nhẹ trên lưng trẻ. Phương pháp này làm loãng nhầy nhớt phổi, giúp trẻ dễ chịu hơn, cần được thực hiện ít nhất là 2 lần mỗi ngày, và nhiều lần hơn nữa khi trẻ đang có nhiễm khuẩn đường hô hấp. Tiên lượng

Bệnh không thể trị khỏi, nhưng tiên lượng sẽ tốt hơn nhiều khi được phát hiện sớm. Với những phương pháp điều trị mới, hầu hết trẻ mắc bệnh đều có thể sống sót cho đến tuổi trưởng thành. Một số ít trẻ có tình trạng rất nghiêm trọng cần phải được ghép phổi hoặc tim-phổi. Kết quả thành công có thể giúp trẻ sống tốt hơn và gia tăng tuổi thọ.


399

PHẦN IV CHẨN ĐOÁN BỆNH TRẺ EM

T

rẻ em rất thường có những lần ốm đau vặt vãnh. Hầu hết các trường hợp là không quan trọng và sẽ tự nó trôi qua trong vòng vài ngày. Tuy nhiên, đôi khi một dấu hiệu nào đó có thể báo trước một vấn đề nghiêm trọng. Điều quan trọng là phải theo dõi chặt chẽ các triệu chứng của trẻ. Chương sách tiếp theo đây nhằm mục đích giúp cho các bậc cha mẹ xác định đúng những triệu chứng nào của trẻ cần được quan tâm điều trị ngay bằng thuốc men, và mức độ khẩn cấp của từng trường hợp. Mỗi bệnh lý được phân tích ra nhiều trường hợp, bạn chỉ cần chọn đúng trường hợp của mình và sẽ được chỉ dẫn những thông tin cần thiết. Bạn sẽ biết được những nguyên nhân có thể đã gây ra các triệu chứng của trẻ. Tùy theo nguyên nhân, bạn có thể sẽ phải tìm đến phần Các bệnh thường gặp để biết thêm chi tiết, nhưng cũng sẽ được hướng dẫn những điều cần làm ngay để giảm nhẹ các triệu chứng của trẻ. Bạn cũng sẽ biết về những dấu hiệu nguy hiểm cho thấy có một nguy cơ nghiêm trọng nào đó đang đe dọa trẻ, và cần phải nhờ đến sự can thiệp của bác sĩ trong thời gian sớm nhất.


400

CHẨN ĐOÁN TRẺ DƯỚI MỘT NĂM TUỔI 1. NHỮNG VẤN ĐỀ KHI CHO TRẺ BÚ (Với trẻ lớn hơn 1 tuổi, xem ở trang 419) Những bất ổn khi cho trẻ bú có thể làm cho các bậc cha mẹ lo lắng, căng thẳng. Tuy nhiên, hầu hết các vấn đề này là rất thường gặp, nhất là trong vòng vài tuần lễ sau khi sinh. Nếu như trẻ tăng trọng bình thường và vẫn tỏ ra khỏe mạnh thì không cần thiết phải lo lắng. Chẩn đoán các triệu chứng Trẻ vẫn bú bình thường

• Nếu trẻ bú sữa mẹ và người mẹ lo lắng về việc không đủ lượng sữa, đó là việc bình thường. Tuy nhiên, bạn nên xác định việc trẻ có tăng trọng bình thường hay không. Xem biểu đồ phát triển bình thường của trẻ (trang 50). Nếu trẻ không tăng cân bình thường, nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ. Nếu trẻ vẫn tăng cân bình thường, điều đó cho thấy là trẻ đã được bú đầy đủ. • Trẻ bú quá nhiều lần. Điều này cũng rất thường gặp ở trẻ bú sữa mẹ, nhất là trong những tuần lễ đầu tiên. Nếu trẻ bú khoảng 2 giờ đồng hồ một lần là bình thường. Tuy nhiên, người mẹ có thể sẽ mệt mỏi nhiều với số lần cho bú quá thường xuyên. Người cha có thể giúp giảm nhẹ việc này bằng cách cho trẻ bú với lượng sữa người mẹ đã vắt ra và cho vào bình. Nếu người mẹ cảm thấy tâm trạng khó chịu, không được bình thường, nên hỏi ý kiến bác sĩ.


CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ

401

• Trẻ thường khóc khi bắt đầu bú. Có thể là bầu sữa không tiết đủ sữa ngay khi trẻ vừa bú, hoặc bầu sữa quá căng làm sữa ra nhiều. Sữa không ra kịp trẻ bú ngay từ đầu thường là do người mẹ mỏi mệt hoặc căng thẳng. Cố gắng thư giãn trước khi cho trẻ bú. Nếu bầu sữa quá căng, nặn ra một ít sữa trước khi cho trẻ bú. • Nếu trẻ khóc sau khi bú xong, xem mục 3 - Trẻ khóc nhiều (trang 404). • Khi trẻ bắt đầu được cho ăn dặm, đôi khi trẻ có thể không chịu ăn một loại thức ăn nào đó. Điều này là bình thường, vì trẻ phát triển rất sớm khả năng nhận biết và thích hay không thích một số món ăn nhất định. Thậm chí một số loại thức ăn được trẻ chấp nhận trước đó nhưng về sau trẻ có thể không thích nữa. Cách tốt nhất là thay đổi và làm đa dạng các món ăn cho trẻ, để đảm bảo có đủ nguồn dinh dưỡng cần thiết. Trẻ có vẻ như không muốn bú

• Nếu trẻ đột nhiên thay đổi tỏ ra không muốn bú, có thể là dấu hiệu của chứng cảm lạnh (trang 237). Xem chi tiết ở mục này trong phần Tìm hiểu bệnh trẻ em. Nhưng cũng có thể là dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng hơn. Cần đưa trẻ đến bác sĩ ngay. • Nếu trẻ khó bú và không tăng cân bình thường, cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ. • Nếu trẻ khó bú nhưng vẫn tăng cân bình thường, không cần phải lo lắng. Một số trẻ khó tính cần được vỗ về mới chịu bú, hoặc thậm chí có thể ngủ trong khi đang bú. Bạn chỉ nên theo dõi kỹ, nếu có những triệu chứng khác nữa xuất hiện mới cần đến bác sĩ.


402

BỆNH TRẺ EM

2. TRẺ CHẬM TĂNG CÂN (Với trẻ trên 1 tuổi, xem mục 1, trang 419) Việc theo dõi thường xuyên mức tăng trọng của trẻ và so sánh với biểu đồ phát triển bình thường sẽ cho thấy trẻ có tăng cân bình thường hay không. Nếu bạn lo lắng về việc trẻ chậm tăng cân mà không nhận ra được lý do rõ rệt nào, bạn có thể tham khảo phần dưới đây. Chẩn đoán các triệu chứng

• Nếu trẻ có vẻ không được khỏe mạnh, có thể có một căn bệnh tiềm ẩn nào đó là nguyên nhân dẫn đến việc chậm tăng cân của trẻ. Bạn nên đưa trẻ đến bác sĩ càng sớm càng tốt. • Nếu bạn cho trẻ bú vào những giờ nhất định trong ngày mà không cho bú vào những lúc trẻ khóc, sự thiếu sữa có thể là nguyên nhân làm trẻ chậm tăng cân. Hãy cho trẻ bú bất cứ khi nào trẻ đòi bú. Và nếu trẻ không tăng cân bình thường trở lại sau 2 tuần lễ, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ. • Nếu bạn cho trẻ bú vào bất cứ khi nào trẻ khóc, có thể bạn đã không có đủ lượng sữa mà trẻ cần. Tham khảo ý kiến bác sĩ. Nếu trẻ trên 3 tháng tuổi, có thể cần cho trẻ ăn dặm, hoặc có thể buộc phải cho trẻ bú thêm sữa bình. • Nếu bạn cho trẻ bú sữa bình, cần kiểm tra lại việc pha sữa. Quá nhiều nước hoặc quá ít sữa đều làm cho trẻ bị thiếu nguồn dinh dưỡng. Nếu đây là nguyên nhân, điều chỉnh ngay việc pha sữa chính xác theo chỉ dẫn của nhà sản xuất. Chú ý là mỗi một loại sữa đều có tỷ lệ pha


CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ

403

chế riêng, không giống với các loại sữa khác. Nếu sau 2 tuần trẻ không tăng cân bình thường trở lại, cần tham khảo ý kiến bác sĩ. • Nếu bạn cho trẻ bú sữa bình và việc pha chế là hoàn toàn chính xác, có thể lượng sữa đã không đủ theo nhu cầu của trẻ. Thông thường, sau mỗi lần bú nên thừa lại một ít sữa. Nếu trẻ luôn luôn bú hết sạch, rất có khả năng là trẻ đã bú chưa đủ no. Nếu tăng thêm lượng sữa mà trẻ vẫn không tăng cân bình thường trở lại sau 2 tuần lễ, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ. Nếu trẻ trên 3 tháng tuổi, có thể xem xét việc cho trẻ ăn dặm. • Nếu trẻ đã được cho ăn dặm, bạn cần xem xét lại khẩu phần ăn của trẻ. Có thể là thức ăn nghèo dinh dưỡng hoặc không đủ lượng thức ăn trẻ cần. Tham khảo ý kiến bác sĩ để điều chỉnh chế độ ăn cho trẻ. Các yếu tố đặc biệt

Hầu hết trẻ em có tốc độ phát triển bình thường theo một đường cong gần giống nhau. (Xem các biểu đồ phát triển bình thường của trẻ em.) Tuy nhiên, có một số yếu tố cần chú ý khi đánh giá về mức độ phát triển của trẻ. • Nếu cha mẹ có tầm vóc nhỏ hơn mức trung bình, trẻ cũng có nhiều khả năng nhỏ hơn mức trung bình. • Trẻ được bú toàn sữa mẹ có khuynh hướng tăng cân rất nhanh trong vài ba tháng đầu và sau đó chậm lại. • Khi người mẹ bị bệnh tiểu đường, trẻ sinh ra có thể nặng cân, nhưng rồi không tăng cân trong vòng vài tháng sau đó.


404

BỆNH TRẺ EM

• Trẻ sinh thiếu tháng thường nhẹ hơn những trẻ khác cùng độ tuổi. Hình 84: Trẻ có trọng lượng dưới trung bình

TUỔI (TUẦN LỄ)

Các biểu đồ trên đây cho thấy mức độ phát triển theo giả định của một em bé mà cha mẹ có tầm vóc nhỏ hơn mức trung bình. Điểm khởi đầu của cả 2 biểu đồ đều ở gần mức thấp nhất so với trung bình. Khuynh hướng này tiếp tục duy trì khi trẻ lớn lên, cho thấy một tỷ lệ cân xứng giữa kích thước vòng đầu và trọng lượng của trẻ.

3. TRẺ KHÓC NHIỀU Tất cả trẻ con đều phải khóc, vì đó là cách duy nhất để trẻ có thể giao tiếp với chúng ta. Tiếng khóc của trẻ cho biết là trẻ đang đói, khát, mệt mỏi hay khó chịu. Tuy nhiên, nếu trẻ khóc không thể làm nguôi được, kéo dài hơn mức bình thường, hoặc tiếng khóc nghe khác lạ, có thể đó là dấu hiệu của một tình trạng bất ổn về sức khỏe cần điều trị.


CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ

405

Chẩn đoán các triệu chứng Khi trẻ khóc một cách bất thường

• Nếu trước đó trẻ có vẻ như không muốn bú, có thể trẻ khóc do bị đau vì một nguyên nhân nào đó, chẳng hạn như viêm tai giữa (trang 103). Xem chi tiết ở mục này trong phần Tìm hiểu bệnh trẻ em. Gọi bác sĩ ngay lập tức. • Nếu trẻ vẫn bú như bình thường, có thể đây là một trường hợp trẻ khóc đêm, cũng thể trẻ đang mọc răng hoặc bị hăm tã (trang 138). Nếu trẻ không ngớt đi sau 24 giờ, cần đến gặp bác sĩ. Khi trẻ khóc như bình thường

• Nếu trẻ nín khóc khi được cho bú, có thể đơn giản là trẻ khóc vì đói. Bạn nên thu ngắn khoảng cách giữa 2 lần bú hơn nữa để đáp ứng với nhu cầu của trẻ. • Trẻ cũng có thể khóc vì khát nước, nhất là khi bạn cho trẻ bú sữa bình hoặc khi thời tiết quá nóng. Chú ý cho trẻ uống nhiều nước lọc đun sôi để nguội. • Bế trẻ lên và làm cho trẻ ợ hơi ra có thể làm cho trẻ nín khóc, nếu nguyên nhân khóc là do trẻ khó chịu vì đầy hơi. Xem chỉ dẫn ở cuối mục này để phòng tránh đầy hơi cho trẻ. • Nếu trẻ dưới 3 tháng tuổi và thường khóc vào đầu hôm, đây là trường hợp khóc đêm rất thường gặp. Cho trẻ bú, sau đó bế trẻ lên và đi qua đi lại trong nhà một lúc, cũng có thể dùng tay vỗ trên lưng, xoa lưng hoặc xoa bụng cho trẻ. Nếu không có nguyên nhân nào khác, trẻ sẽ nín khóc sau một lúc được vỗ về.


406

BỆNH TRẺ EM

• Có những đứa trẻ đòi hỏi được sự quan tâm vuốt ve, nựng nịu nhiều hơn những đứa trẻ khác. Trong trường hợp này trẻ cũng sẽ khóc vì nhu cầu tình cảm không được đáp ứng. Một số người cho rằng chiều chuộng nâng niu sẽ làm cho trẻ nũng nịu, “sinh hư”. Điều đó hoàn toàn không đúng đối với những trẻ em còn quá nhỏ. • Những thay đổi khác thường trong sinh hoạt thường ngày của gia đình - chẳng hạn như khi dọn đến nhà mới hoặc khi đi nghỉ hè xa, hoặc không khí căng thẳng - chẳng hạn như có bất hòa, cãi vã to tiếng giữa những người trong gia đình - cũng có thể là nguyên nhân làm trẻ khóc. Trong những giai đoạn này, bạn cần quan tâm nhiều hơn đến trẻ, để trẻ cảm thấy yên tâm và thoải mái hơn. Phòng tránh đầy hơi cho trẻ

Khi trẻ vừa khóc trước khi bú, hoặc khi trẻ quá đói và bú “ngấu nghiến”, sẽ có nhiều khả năng trẻ nút rất nhiều không khí vào dạ dày. Lượng không khí này khi không thoát ra được, nằm lại trong ruột sẽ gây khó chịu cho trẻ. Những chỉ dẫn sau đây giúp bạn ngăn không để cho trẻ bị đầy hơi như thế, hoặc làm cho lượng không khí đã đi vào trong ruột được thoát ra. • Nếu trẻ bú sữa bình, lỗ núm vú phải đảm bảo đúng cỡ, không quá lớn hoặc quá nhỏ. • Cho trẻ bú ở tư thế hơi nâng đầu lên cao thay vì nằm ngang, để lượng sữa bú vào sẽ nằm ở đáy của dạ dày. • Giúp trẻ ợ hơi ra sau mỗi lần bú xong. Bế vác trẻ lên vai, hoặc giữ ở tư thế ngồi thẳng, hoặc cho trẻ nằm sấp


CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ

407

trong lòng để không khí có thể thoát ra. Xoa hay vỗ nhẹ trên lưng để làm cho trẻ yên tâm. Hình 85: Tư thế giúp trẻ ợ hơi ra

Sau mỗi lần trẻ bú xong, bế trẻ ở tư thế như thế này để trẻ dễ dàng ợ hơi ra.

4. TIÊU CHẢY (Với trẻ lớn hơn 1 tuổi, xem trang 427) Tiêu chảy là hiện tượng trẻ đi phân lỏng và đi nhiều lần hơn bình thường. Tuy nhiên, trẻ được bú toàn sữa mẹ thường đi phân có khoảng 50% là nước, không nên nhầm lẫn với tiêu chảy. Khi trẻ bị tiêu chảy, cần phải cho trẻ uống nhiều nước để chống mất nước. Những dấu hiệu nguy hiểm

Gọi bác sĩ ngay nếu thấy trẻ có bất cứ dấu hiệu nào trong số các dấu hiệu sau đây: • Trẻ uể oải, kém linh hoạt một cách khác thường • Trẻ không chịu ăn trong vòng 6 giờ hoặc lâu hơn.


408

BỆNH TRẺ EM

• Trẻ nôn mửa kéo dài trong 6 giờ liền. • Mắt trũng sâu. • Đi tiểu rất ít. Chẩn đoán các triệu chứng Tiêu chảy có sốt

Nếu tiêu chảy có kèm theo sốt (thân nhiệt từ 380C trở lên), trẻ có thể bị viêm dạ dày - ruột (trang 212). Xem chi tiết ở các mục này trong phần Tìm hiểu bệnh trẻ em. Đưa trẻ đi khám bác sĩ trong vòng 24 giờ. Trong khi chờ đợi, bạn có thể giúp trẻ làm giảm bớt thân nhiệt theo chỉ dẫn ở mục Sốt ở trẻ em (trang 433), và thực hiện các biện pháp để chống mất nước theo chỉ dẫn ở cuối mục này. Tiêu chảy không có sốt

• Nếu trẻ tiêu chảy có kèm theo nôn mửa, biếng ăn hoặc không chịu bú, hay ngủ mê, có thể trẻ bị viêm dạ dàyruột (trang 212). Xem chi tiết ở mục này trong phần Tìm hiểu bệnh trẻ em. Bạn cần đưa trẻ đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt. Trong thời gian chờ đợi, thực hiện các biện pháp để chống mất nước theo chỉ dẫn ở cuối mục này. • Nếu bạn cho trẻ uống nhiều nước trái cây, lượng đường trong đó có thể là nguyên nhân gây tiêu chảy. Nên pha loãng với một lượng nước sôi để nguội trước khi cho trẻ uống, và không nên dùng quá nhiều. • Nếu bạn vừa cho trẻ ăn một loại thức ăn lạ trước đó chưa được 24 giờ, đây có thể là nguyên nhân gây tiêu chảy. Thường thì phản ứng này chỉ có tính cách tạm thời và


CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ

409

sẽ mất đi khi trẻ đã quen với loại thức ăn mới. Nhưng nếu tiêu chảy kéo dài hoặc nếu bạn nhận ra nó có mối quan hệ với một loại thức ăn nhất định nào đó, cần hỏi ý kiến bác sĩ ngay. Trong thời gian chờ đợi, ngưng không cho trẻ ăn loại thức ăn đó, và thực hiện các biện pháp để chống mất nước theo chỉ dẫn ở cuối mục này. • Nếu bạn có cho trẻ ăn một loại thức ăn lạ, nhưng trước đó đã hơn một ngày, có thể trẻ bị phản ứng với thức ăn hoặc bị viêm dạ dày-ruột (trang 212) ở thể nhẹ. Xem chi tiết ở mục này trong phần Tìm hiểu bệnh trẻ em. Ngưng không cho trẻ ăn - chỉ cho bú - và đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt. Trong thời gian chờ đợi, thực hiện các biện pháp để chống mất nước theo chỉ dẫn ở cuối mục này. • Nếu trẻ vẫn còn chưa được ăn dặm, có thể trẻ bị viêm dạ dày-ruột (trang 212) ở thể nhẹ. Xem chi tiết ở mục này trong phần Tìm hiểu bệnh trẻ em. Đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt. Trong thời gian chờ đợi, thực hiện các biện pháp để chống mất nước theo chỉ dẫn ở cuối mục này. • Nếu bạn vừa cho trẻ dùng một loại thuốc nào đó, hỏi ý kiến bác sĩ ngay vì rất có thể đây là tác dụng phụ của thuốc. Bác sĩ sẽ cho ý kiến về việc có nên tiếp tục dùng thuốc hay không. • Nếu tiêu chảy kéo dài từ 2 tuần trở lên, rất có thể trẻ bị nhiễm khuẩn. Các nguyên nhân khác có thể là phản ứng với thức ăn, bệnh Giardia (trang 233), tiêu chảy mỡ (trang 219), xơ nang (trang 396). Xem chi tiết ở các mục này trong phần Tìm hiểu bệnh trẻ em. Tuy nhiên những nguyên nhân này đều thuộc loại hiếm gặp. Bạn cần đưa trẻ đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt. Trong


410

BỆNH TRẺ EM

thời gian chờ đợi, thực hiện các biện pháp để chống mất nước theo chỉ dẫn ở cuối mục này. Chống mất nước ở trẻ sơ sinh

Tiêu chảy, sốt hoặc nôn mửa kéo dài có thể làm cho trẻ có nguy cơ bị mất nước. Điều quan trọng trong các trường hợp này là phải cung cấp thật nhiều nước cho trẻ. Cách tốt nhất là cho trẻ uống các dung dịch được bào chế sẵn như Dioralyte hay Rehidrat. Những loại này hoặc các chế phẩm tương tự có thể mua tự do mà không cần toa bác sĩ. Nếu không có sẵn các loại dung dịch này, bạn có thể tự pha lấy bằng cách hòa tan 2 muỗng đường trong 200 ml nước sôi để nguội. Trẻ cần được uống vào khoảng từ nửa lít cho đến một lít rưỡi dung dịch này trong một ngày, thay đổi khác nhau tùy theo trọng lượng cơ thể của trẻ như trong bảng hướng dẫn dưới đây. Trong suốt thời gian trẻ còn bệnh, phải đảm bảo trẻ được uống dung dịch này với lượng nhỏ nhưng nhiều lần, tối thiểu là từ 2 đến 3 giờ một lần. Hướng dẫn lượng nước uống mỗi ngày

Trọng lượng của trẻ

Lượng nước trong 1 ngày

Dưới 4 kg 4 kg 5 kg 6 kg 7 kg 8 kg 9 kg

500 ml 600 ml 750 ml 900 ml 1.050 ml 1.200 ml 1.350 ml

Trên 10 kg

1.500 ml


CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ

411

5. NÔN MỬA (Với trẻ lớn hơn 1 tuổi, xem ở mục 5, trang 429) Đối với trẻ em dưới một tuổi, điều quan trọng là phải biết phân biệt giữa nôn mửa - một triệu chứng bệnh, với hiện tượng ọc sữa, hay trớ, vốn là rất bình thường ở mọi đứa trẻ. Tuy nhiên, ngay cả việc nôn mửa chỉ một lần duy nhất cũng rất thường gặp ở trẻ dưới một tuổi, và ít có khả năng gây ra bởi một nguyên nhân nghiêm trọng. Những dấu hiệu nguy hiểm

Gọi bác sĩ ngay nếu thấy trẻ có bất cứ dấu hiệu nào trong số các dấu hiệu sau đây: • Nôn mửa kéo dài trong 6 giờ liền • Thóp trên đầu trũng sâu • Đi tiểu rất ít và có màu sậm, đậm đặc • Mắt trũng sâu • Da nhăn nheo • Trẻ uể oải, kém linh hoạt một cách khác thường Chẩn đoán các triệu chứng Trẻ nôn mửa nhưng vẫn khỏe và bú bình thường

• Nếu trẻ nôn ra nhiều sữa một cách tự nhiên không gắng sức, có thể trẻ bị chứng hồi lưu dạ dày-thực quản (trang 224). Xem chi tiết ở mục này trong phần Tìm hiểu bệnh trẻ em. Đưa trẻ đến gặp bác sĩ trong vòng 24 giờ. • Nếu trẻ nôn ra ít sữa, có nhiều khả năng đây chỉ là hiện tượng ọc sữa nhẹ thường gặp ở hầu hết trẻ em, dân gian


412

BỆNH TRẺ EM

gọi là trớ. Nguyên nhân là do khi bú trẻ đã nút vào một lượng không khí và khi lượng không khí này thoát ra sẽ kèm theo ọc sữa, thường hiếm khi có thể là nghiêm trọng. Trẻ nôn mửa và không được khỏe, bú hoặc ăn thất thường

• Nếu trẻ dưới 2 tháng tuổi và nôn mửa sau mỗi lần bú xong, có khả năng trẻ bị hẹp môn vị (trang 226). Xem chi tiết ở mục này trong phần Tìm hiểu bệnh trẻ em. Đưa trẻ đến bác sĩ trong vòng 24 giờ. • Nếu trẻ nôn mửa vào bất kỳ lúc nào, kèm theo với sốt (380C trở lên) và ngủ mê hoặc không chịu ăn uống, có thể trẻ bị chứng ban đào (trang 187) hoặc viêm màng não (trang 293). Xem chi tiết ở các mục này trong phần Tìm hiểu bệnh trẻ em. Gọi bác sĩ ngay lập tức. • Nếu trẻ nôn mửa vào bất kỳ lúc nào, có hoặc không có kèm theo sốt (380C trở lên) và tiêu chảy, có thể trẻ bị viêm dạ dày-ruột (trang 212). Xem chi tiết ở mục này trong phần Tìm hiểu bệnh trẻ em. Gọi bác sĩ ngay lập tức. Trong thời gian chờ đợi, nếu trẻ sốt thì làm giảm thân nhiệt của trẻ theo chỉ dẫn ở mục 6 - Sốt ở trẻ sơ sinh (trang 413), và cho trẻ uống nước để chống mất nước theo chỉ dẫn ở mục 4 - Tiêu chảy ở trẻ sơ sinh (trang 407). • Nếu trẻ nôn mửa vào bất kỳ lúc nào, có hoặc không có kèm theo sốt (380C trở lên) và ho, có thể trẻ bị viêm tiểu phế quản (trang 244) hoặc ho gà (trang 172). Xem chi tiết ở các mục này trong phần Tìm hiểu bệnh trẻ em. Gọi bác sĩ ngay lập tức. Trong thời gian chờ đợi, nếu trẻ


CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ

413

sốt thì làm giảm thân nhiệt của trẻ theo chỉ dẫn ở mục 6 - Sốt ở trẻ sơ sinh (trang 413), và làm giảm bớt cơn ho cho trẻ theo chỉ dẫn ở mục 12 - Ho (trang 470). • Nếu trẻ nôn mửa vào bất kỳ lúc nào và sốt không kèm theo triệu chứng nào khác, xem mục 6 - Sốt ở trẻ sơ sinh (trang 413). • Nếu trẻ nôn mửa ra một chất nước màu vàng xanh, trẻ có thể bị tắc ruột (trang 222). Xem chi tiết ở mục này trong phần Tìm hiểu bệnh trẻ em. Gọi xe cấp cứu ngay, và trong thời gian chờ đợi không cho trẻ ăn uống bất cứ món gì. • Nếu trẻ chỉ nôn mửa một lần và không kèm theo triệu chứng nào khác, có thể không có gì đáng lo ngại. Nếu sự nôn mửa lập lại nhiều lần và có các triệu chứng khác xuất hiện, cần đưa trẻ đến bác sĩ ngay.

6. SỐT (Với trẻ lớn hơn 1 tuổi, xem ở trang 433) Sốt có nghĩa là thân nhiệt lên cao, và thường là gây ra bởi nhiễm khuẩn. Nếu cảm thấy trẻ bị nóng hoặc có vẻ như bơ phờ, khó chịu khác thường, cần phải đo thân nhiệt của trẻ ngay. Thân nhiệt trung bình là từ khoảng 360C đến 370C. Nếu lên cao đến 380C hoặc cao hơn nữa được xem là có sốt. Những dấu hiệu nguy hiểm

Gọi bác sĩ ngay nếu thấy trẻ có bất cứ dấu hiệu nào trong số các dấu hiệu sau đây: • Hơi thở nhanh gấp bất thường • Khó thở hoặc thở ra nghe có âm thanh lạ


414

• • • • •

BỆNH TRẺ EM

Trẻ uể oải, kém linh hoạt một cách khác thường Trẻ khó chịu một cách khác thường Trẻ không chịu uống nước Trẻ liên tục nôn mửa Trẻ sốt cao trên 390C

Chẩn đoán các triệu chứng Trẻ dưới 6 tháng tuổi

• Trẻ dưới 6 tháng rất hiếm khi bị sốt. Đây là dấu hiệu bất thường, có thể là biểu hiện của một bệnh nghiêm trọng. Điều bạn có thể làm là gọi bác sĩ ngay lập tức, và trong khi chờ đợi thì thực hiện các biện pháp giúp trẻ tạm thời giảm bớt thân nhiệt theo như chỉ dẫn ở cuối phần này. Trẻ trên 6 tháng tuổi

• Nếu trẻ có nổi ban đỏ kèm theo sốt, xem mục Phát ban có sốt. • Nếu trẻ thức dậy trong đêm và khóc, hoặc trẻ khóc và dùng tay nắm kéo một bên tai, có khả năng trẻ bị Viêm tai. Xem mục này (trang 103) trong phần Tìm hiểu bệnh trẻ em. Bạn cần đưa trẻ đến khám bác sĩ trong vòng 24 giờ. Trong thời gian chờ đợi có thể thực hiện các biện pháp giúp trẻ tạm thời giảm bớt thân nhiệt theo như chỉ dẫn ở cuối phần này. Cũng có thể giúp trẻ giảm bớt đau tai theo như các biện pháp được chỉ dẫn ở mục Đau tai (trang 488). • Nếu trẻ không khóc nhưng hơi thở trở nên nhanh gấp hơn, trẻ có thể bị viêm phổi (trang 240) hoặc viêm tiểu


CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ

415

phế quản (trang 244). Xem chi tiết ở các mục này trong phần Tìm hiểu bệnh trẻ em. Bạn cần gọi bác sĩ ngay lập tức. Trong thời gian chờ đợi có thể thực hiện các biện pháp giúp trẻ tạm thời giảm bớt thân nhiệt theo như chỉ dẫn ở cuối phần này. • Nếu hơi thở trẻ bình thường, nhưng có ho hoặc chảy mũi nước, có khả năng trẻ bị cảm lạnh (trang 237), hoặc cảm cúm (trang 235), hoặc bệnh sởi (trang 178). Xem chi tiết ở các mục này trong phần Tìm hiểu bệnh trẻ em. Nếu trẻ không thuyên giảm trong vòng 48 giờ, hoặc theo dõi hơi thở của trẻ có khó khăn, hoặc bắt đầu thấy nổi ban đỏ, cần gọi bác sĩ ngay lập tức. • Nếu trẻ bị nôn mửa nhưng không có tiêu chảy, hoặc có vẻ uể oải, hoặc tỏ ra khó chịu khác thường, trẻ có thể bị chứng ban đào (trang 187) hoặc viêm màng não (trang 293). Xem chi tiết ở các mục này trong phần Tìm hiểu bệnh trẻ em. Gọi bác sĩ ngay lập tức. • Nếu trẻ có dấu hiệu biếng ăn, trẻ có thể bị đau họng (trang 475) hoặc viêm amiđan (trang 252). Xem chi tiết ở các mục này trong phần Tìm hiểu bệnh trẻ em. Nếu trong vòng 24 giờ không thuyên giảm, cần gọi bác sĩ ngay. Trong thời gian chờ đợi có thể thực hiện các biện pháp giúp trẻ tạm thời giảm bớt thân nhiệt theo như chỉ dẫn ở cuối phần này, hoặc giúp trẻ giảm đau họng theo các chỉ dẫn ở mục Đau họng (trang 475). • Nếu trẻ có nôn mửa kèm theo tiêu chảy, trẻ có thể bị viêm dạ dày-ruột (trang 212). Xem chi tiết ở mục này trong phần Tìm hiểu bệnh trẻ em. Đưa trẻ đến bác sĩ trong vòng 24 giờ. Trong thời gian chờ đợi có thể giúp


416

BỆNH TRẺ EM

trẻ chống mất nước theo các chỉ dẫn ở mục Tiêu chảy ở trẻ sơ sinh (trang 407). • Nếu nhiệt độ phòng quá nóng hoặc trẻ mặc quần áo quá nhiều lớp, trẻ có thể đơn giản là bị nóng do môi trường. Thông thường, trẻ không cần được giữ ấm nhiều hơn mức bình thường của một người lớn. Nếu đây là nguyên nhân, bạn chỉ cần cho trẻ mặc quần áo thoáng mát hơn và giảm nhiệt độ phòng. Trong vòng một giờ sau nếu trẻ vẫn không hạ nhiệt, hoặc có bất cứ dấu hiệu nguy hiểm nào như đã nói trên, cần phải hỏi ý kiến bác sĩ ngay. • Nếu trẻ sốt mà không rơi vào bất cứ trường hợp nào nêu trên, đưa trẻ đi khám bác sĩ trong vòng 24 giờ. Giúp trẻ giảm bớt thân nhiệt Hình 86: Làm giảm thân nhiệt cho trẻ

Bạn có thể giúp trẻ hạ nhiệt độ cơ thể bằng cách đặt trẻ vào một chậu tắm có nước hơi ấm.


CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ

417

Làm giảm bớt thân nhiệt cho trẻ sẽ tạm thời giúp trẻ cảm thấy dễ chịu hơn, và làm giảm nguy cơ có sốt co giật (trang 286) ở trẻ từ 3 tháng cho đến 5 năm tuổi. Các biện pháp sau đây có thể áp dụng để làm giảm thân nhiệt cho trẻ ở mọi độ tuổi: • Cởi bỏ quần áo của trẻ. • Dùng nước ấm thấm khăn lau cho trẻ, hoặc đặt trẻ vào một chậu tắm có nước ấm. • Nếu trẻ trên 3 tháng tuổi, cho uống một liều paracetamol dạng lỏng. • Giảm nhiệt độ phòng xuống, tốt nhất là vào khoảng 150C. • Dùng quạt để quạt mát cho trẻ.

7. CÁC VẤN ĐỀ VỀ DA (Với các đốm đỏ và vùng đỏ trên da, xem ở mục 8, trang 459) Trẻ sơ sinh có làn da hết sức nhạy cảm, rất dễ bị kích thích. Đặc biệt thường gặp là sự ửng đỏ của vùng da nơi tã lót - thường gọi là hăm tã (trang 138), có thể làm cho trẻ rất khó chịu. Nếu da bị viêm hay ngứa kéo dài, kèm theo với các triệu chứng khác, trẻ cần được đưa đến bác sĩ. Chẩn đoán các triệu chứng

• Nếu trẻ dưới 3 tháng tuổi và có những vùng da viêm đỏ, bong thành vảy ở vài nơi trong số các vùng này: phía trước cổ, sau tai, trên mặt, dưới háng và dưới nách, hoặc có những mảng vảy cứng màu hơi vàng đóng trên da đầu, rất có thể trẻ bị chứng viêm da tăng tiết bã


418

BỆNH TRẺ EM

nhờn (trang 141). Xem chi tiết ở mục này trong phần Tìm hiểu bệnh trẻ em. Nếu những vùng da bị viêm không mất đi sau khoảng vài tuần lễ, hoặc nếu chúng lan rộng thêm hay có dấu hiệu chảy nước, cần đưa trẻ đến bác sĩ. • Nếu trẻ có các vùng da ngứa đỏ và bong vảy ở những nơi như trên mặt, sau gối hay bên trong khuỷu tay, có khả năng trẻ bị chàm dị ứng (trang 150). Xem chi tiết ở mục này trong phần Tìm hiểu bệnh trẻ em. Nếu vùng da ngứa đỏ rộng, ngứa nhiều hay chảy nước, làm cho trẻ rất khó chịu, cần đưa trẻ đến bác sĩ. Trong thời gian chờ đợi, có thể giúp trẻ bớt ngứa theo như chỉ dẫn ở cuối mục này. • Nếu trẻ có những đốm viêm đỏ nơi bộ phận sinh dục hoặc nơi hậu môn, có thể trẻ bị hăm tã (trang 138). Thường thì không nghiêm trọng, nhưng nếu vấn đề kéo dài hơn 10 ngày, hoặc có chỗ da bị rách hay bị loét, cần đưa trẻ đến bác sĩ. • Nếu trẻ có những vết đỏ ở nhiều nơi trên thân thể, nhưng vẫn chơi và bú như bình thường, có thể chỉ là một trường hợp ngứa do kích thích. Nếu vấn đề kéo dài qua ngày sau hoặc trẻ có dấu hiệu không được khỏe, cần đưa trẻ đến bác sĩ. Trong khi chờ đợi có thể giúp trẻ bớt ngứa theo như chỉ dẫn ở cuối mục này. • Nếu ngứa đỏ nhiều nơi kèm theo trẻ có dấu hiệu bơ phờ, uể oải, xem ở mục 8 - Các đốm đỏ và vùng da đỏ (trang 459). • Nếu ngứa đỏ nhiều nơi kèm theo trẻ có sốt - trên 380C, xem ở mục 22 - Phát ban có sốt (trang 467).


CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ

419

Giúp trẻ bớt ngứa

Bạn hãy cố giữ cho trẻ đừng gãi nhiều vào vùng da ngứa, vì có thể sẽ dẫn đến nhiễm trùng. Những chỉ dẫn sau đây có thể là có ích: • Chỉ dùng các loại xà phòng không kích thích da để tắm cho trẻ, chẳng hạn như loại xà phòng dành riêng cho trẻ em. Không pha nước quá nóng. • Nếu da trẻ bị khô, các vết ngứa sẽ phát triển càng nghiêm trọng hơn. Vì vậy, cần giữ cho da trẻ đủ độ ẩm bằng cách dùng các loại kem giữ ẩm da, xoa nhiều lần trong ngày.

CHẨN ĐOÁN TRẺ TRÊN MỘT NĂM TUỔI

1. CÁC VẤN ĐỀ VỀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ (Với trẻ chậm tăng cân dưới 1 tuổi, xem mục 2, trang 402) Một số trẻ con có tầm vóc tự nhiên lớn hơn hoặc nhỏ hơn các trẻ cùng lứa tuổi, và có một sự dao động rất lớn trong phạm vi được xem là bình thường về chiều cao, cân nặng hay mức độ phát triển của trẻ ở mọi độ tuổi. Đối với hầu hết trẻ em, sự phát triển diễn ra theo những giai đoạn không đều nhau. Các biểu đồ phát triển bình thường (trang 50) có thể giúp bạn đánh giá tổng quát về sự phát triển của trẻ.


420

BỆNH TRẺ EM

Chẩn đoán các triệu chứng Trẻ phát triển chậm về chiều cao

• Nếu trẻ có chiều cao bình thường khi so với biểu đồ phát triển, nhưng trong 6 tháng qua đã tăng không đến 2,5 cm (mức phát triển chậm). Điều này vẫn được xem là bình thường, trừ khi trẻ có dấu hiệu không được khỏe, hoặc theo dõi trong 6 tháng tiếp sau đó cũng có mức tăng không đến 2,5 cm. Trong trường hợp này, cần đưa trẻ đến bác sĩ. Điều bạn có thể làm ở nhà là chú ý một chế độ dinh dưỡng cân đối lành mạnh cho trẻ. • Nếu trẻ có chiều cao thấp hơn khi so với biểu đồ phát triển, có thể do một số nguyên nhân như qua một cơn bệnh kéo dài, thiếu nội tiết tố tăng trưởng (trang 384) hoặc giảm năng tuyến giáp (trang 383). Xem chi tiết ở các mục này trong phần Tìm hiểu bệnh trẻ em. Cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ. Trẻ tăng cân chậm so với chiều cao

• Nếu trẻ có vẻ không được khỏe mạnh hoặc ăn uống không bình thường, có thể trẻ đang bị một chứng bệnh nào đó. Ít gặp hơn là trường hợp giảm khả năng hấp thụ dinh dưỡng do các bệnh như tiêu chảy mỡ (trang 219), xơ nang (trang 396) hay bệnh Crohn (trang 206). Xem chi tiết ở các mục này trong phần Tìm hiểu bệnh trẻ em. Đưa trẻ đến gặp bác sĩ. • Nếu trẻ đã trải qua một cơn bệnh kéo dài, đây có thể là nguyên nhân làm rối loạn sự phát triển bình thường. Chú ý cân đối dinh dưỡng, và nếu sau một tháng mà trẻ không tăng cân bình thường trở lại, đưa trẻ đến gặp bác sĩ.


CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ

421

• Nếu trẻ vẫn khỏe mạnh và ăn uống bình thường, có thể đây chỉ là một giai đoạn chậm phát triển của trẻ. Trẻ có thể có những giai đoạn chậm phát triển về chiều cao, và những giai đoạn khác chậm tăng cân. Những sự phát triển không đều đặn này vẫn là bình thường. Tuy nhiên, nếu theo dõi trong một tháng tiếp sau đó trẻ vẫn chậm tăng cân, cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ. Sự phát triển của trẻ trong thời thơ ấu

Mặc dù phần lớn trẻ con phát triển theo như trình bày trong các biểu đồ phát triển, nhưng có một số trường hợp khác biệt có thể làm cho cha mẹ lo lắng rằng trẻ chậm phát triển trong khi điều đó không có gì bất thường: • Một đứa trẻ có vóc dáng mảnh dẻ tự nhiên sẽ có vẻ như tăng cân chậm so với chiều cao. • Một đứa trẻ có vóc dáng to lớn sẽ có vẻ như phát triển chiều cao chậm so với trọng lượng. • Một đứa trẻ mà cha mẹ có vóc dáng nhỏ nhắn cũng sẽ phát triển chậm hơn so với các trẻ khác. • Một đứa trẻ tăng cân quá nhanh cho đến tuổi biết đi, sau đó sẽ có vẻ như phát triển chiều cao nhanh hơn so với tăng trọng. • Một đứa trẻ có tuổi dậy thì đến trễ hơn sẽ có vẻ như thấp hơn, nhẹ hơn so với các trẻ cùng lứa tuổi. Tuy nhiên, khi qua khỏi tuổi dậy thì, trẻ thường là sẽ bắt kịp với kích thước bình thường.


422

BỆNH TRẺ EM

Hình 87: Biểu đồ phát triển của một đứa trẻ mảnh dẻ

CHIỀU CAO

CÂN NẶNG

NĂM TUỔI

Các biểu đồ trên cho thấy sự phát triển theo giả thuyết của một đứa trẻ có vóc dáng mảnh dẻ tự nhiên, nhưng hoàn toàn khỏe mạnh. Những chấm đen cho thấy mức phát triển chiều cao gần đến mức tối đa của đường cong phát triển, trong khi cân nặng gần như chỉ ở mức trung bình. Miễn là chiều cao và cân nặng của trẻ đều gia tăng theo tỷ lệ, và trọng lượng chỉ hơi dưới mức mong đợi đôi chút, bạn không có gì phải lo lắng về sự phát triển của trẻ.

2. NHỮNG VẤN ĐỀ KHI TRẺ HỌC NÓI Khi trẻ bắt đầu học nói, việc trẻ nói chậm và lập lại một từ nhiều lần là chuyện bình thường. Tuy nhiên, nếu hiện tượng nói lắp kéo dài, hoặc khả năng học từ mới của trẻ chậm, có thể là có một nguyên nhân nào đó về thể chất. Sự khác nhau giữa mỗi đứa trẻ là chuyện tự nhiên, và khả năng học nói của các em trai thường chậm hơn các em gái.


CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ

423

Chẩn đoán các triệu chứng

• Nếu trẻ từ 2 tuổi trở lên nhưng nói rất ít hoặc không nói, chỉ phát âm được không quá 5 từ, có thể xem là bị chậm phát triển kỹ năng nói. Xem mục Bất thường khi trẻ học nói (trang 313) trong phần Tìm hiểu bệnh trẻ em. Có nhiều yếu tố tạo ra trường hợp này, bao gồm việc thiếu các điều kiện kích thích, căng thẳng về tình cảm, có khả năng nghe kém, hoặc chậm phát triển trí não. Cần đưa trẻ đến khám bác sĩ. Các biện pháp có thể áp dụng là khuyến khích trẻ nói nhiều hơn bằng cách thường xuyên nói chuyện với trẻ, và tạo nhiều cơ hội để trẻ tiếp xúc, chơi đùa với các trẻ khác. • Nếu trẻ nói ít nhưng phát âm rõ ràng và dùng từ chính xác, thường có nghĩa là không có vấn đề gì về thể chất. Trong trường hợp này, một vấn đề về tình cảm có thể là nguyên nhân làm cho trẻ ít nói. Nên đưa trẻ đến bác sĩ để có lời khuyên thích hợp. • Nếu trẻ nói được ít từ và phát âm rất khó nghe, rất có thể trẻ bị khiếm khuyết khả năng nghe. Khi trẻ có vấn đề về khả năng nghe, trẻ sẽ nghe không chính xác từ ngữ được cha mẹ hay những người khác nói ra. Do đó, trẻ sẽ lập lại các từ ấy một cách không chính xác và rất khó nghe. Đưa trẻ đến bác sĩ để có lời khuyên thích hợp. Các biện pháp có thể áp dụng là luôn luôn nói chuyện thật rõ ràng với trẻ, và nhấn mạnh ở những từ trẻ chưa biết. Để cho trẻ nhìn rõ cử động ở miệng của bạn khi nói chuyện với trẻ. • Nếu trẻ dưới 2 tuổi và khả năng nói kém có kèm theo chậm phát triển một số các kỹ năng khác (Xem phần Các mốc phát triển, trang 69), rất có thể sự chậm phát triển trí não đã ảnh hưởng đến khả năng học nói của


424

BỆNH TRẺ EM

trẻ. Đưa trẻ đến bác sĩ để có lời khuyên thích hợp. Các biện pháp có thể áp dụng là khuyến khích trẻ nói nhiều hơn bằng cách thường xuyên nói chuyện với trẻ, và tạo nhiều cơ hội để trẻ tiếp xúc, chơi đùa với các trẻ khác. • Nếu trẻ chậm nói nhưng các kỹ năng khác vẫn phát triển bình thường (Xem phần Các mốc phát triển, trang 69), điều đó không có gì phải lo lắng. Tuy nhiên, nếu bạn không yên tâm, có thể đưa trẻ đến bác sĩ để xác định vấn đề. Ngoài ra, nên khuyến khích trẻ nói nhiều bằng cách thường xuyên nói chuyện với trẻ, và tạo nhiều cơ hội để trẻ tiếp xúc, chơi đùa với các trẻ khác. • Nếu trẻ nói ngọng hoặc có các khuyết tật khác khi nói, điều đó cũng rất thường gặp ở trẻ mới học nói. Tuy nhiên, nếu trẻ phát âm rất khó nghe, có thể trẻ có vấn đề về năng lực nghe hiểu người khác. Nên đưa trẻ đến khám bác sĩ để xác định. • Trẻ nói lắp nhiều hoặc nói rất chậm cũng là những vấn đề thường gặp ở trẻ mới học nói, và thường thì mọi việc sẽ trở nên bình thường khi trẻ lớn lên. Nếu vấn đề kéo dài cho đến sau khi trẻ đã được 5 tuổi, hoặc xuất hiện trở lại sau một giai đoạn đã chấm dứt, cần đưa trẻ đến bác sĩ.

3. TRẺ BIẾNG ĂN (Với trẻ dưới một tuổi, xem trang 402) Sự thèm ăn của trẻ gia tăng hay giảm đi tùy theo nhu cầu về năng lượng và tùy theo từng giai đoạn phát triển. Miễn là không có kèm theo triệu chứng gì khác, và trẻ vẫn phát triển bình thường (Xem các biểu đồ phát triển bình thường của trẻ, trang 50), bạn không cần thiết phải lo lắng về việc một đôi khi trẻ có dấu hiệu biếng ăn.


CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ

425

Chẩn đoán các triệu chứng Trẻ biếng ăn từ cách đây chưa được một tuần

• Nếu trẻ ăn quà vặt giữa các bữa ăn chính, hoặc vận động ít hơn bình thường, đây có thể là những nguyên nhân làm trẻ biếng ăn. Nếu trẻ vẫn tỏ ra khỏe mạnh, không cần phải lo lắng về việc trẻ tạm thời biếng ăn. Nếu trẻ tỏ ra mệt mỏi, uể oải, đưa trẻ đến bác sĩ trong vòng 24 giờ. Bạn có thể giúp trẻ ăn ngon miệng hơn bằng cách thực hiện những chỉ dẫn kích thích sự ngon miệng của trẻ ở cuối mục này. • Nếu trẻ biếng ăn và kèm theo sốt - thân nhiệt từ 380C trở lên, xem mục 6 - Sốt ở trẻ em (trang 433). • Nếu trẻ biếng ăn và kèm theo đau họng, xem mục 13 Đau họng (trang 475). • Nếu trẻ biếng ăn và kèm theo các vùng da nổi đỏ, xem mục 8 - Các đốm đỏ và vùng da đỏ (trang 459). Trẻ biếng ăn từ cách đây hơn một tuần

• Nếu không tăng cân bình thường (Xem các biểu đồ phát triển bình thường của trẻ, trang 50), trẻ được xem là chậm phát triển. Cần đưa trẻ đến bác sĩ. • Nếu các tuyến dưới cổ của trẻ sưng phồng lên, có thể trẻ bị chứng tăng bạch hầu đơn nhân nhiễm khuẩn (trang 195). Xem chi tiết ở mục này trong phần Tìm hiểu bệnh trẻ em. Đưa trẻ đến gặp bác sĩ. • Nếu trẻ đi ra phân có màu nhợt nhạt, nước tiểu sậm màu, có thể trẻ bị viêm gan (trang 230). Xem chi tiết ở mục này trong phần Tìm hiểu bệnh trẻ em. Đưa trẻ đến gặp bác sĩ.


426

BỆNH TRẺ EM

• Nếu trẻ đi tiểu nhiều lần hơn thường lệ, hoặc đái dầm khi ngủ trong đêm, có thể trẻ bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu (trang 367). Xem chi tiết ở mục này trong phần Tìm hiểu bệnh trẻ em. Đưa trẻ đến bác sĩ trong vòng 24 giờ. • Nếu trẻ tập thành thói quen ăn quà vặt giữa các bữa ăn chính, hoặc ít vận động trong ngày, có thể đây là những nguyên nhân làm trẻ biếng ăn. Nếu trẻ vẫn tỏ ra khỏe mạnh, bạn không cần phải lo lắng. Tuy nhiên, nếu trẻ tỏ ra mệt mỏi, uể oải, hoặc có những triệu chứng khác, đưa trẻ đến bác sĩ trong vòng 24 giờ. Khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động thể lực nhiều hơn và bỏ thói quen ăn quà vặt quá nhiều. Bạn cũng có thể giúp trẻ ăn ngon miệng hơn bằng cách thực hiện những chỉ dẫn kích thích sự ngon miệng của trẻ ở dưới đây. Kích thích sự ngon miệng của trẻ

Khi trẻ tỏ ra biếng ăn vì không thấy ngon miệng, cần có một số biện pháp để giúp trẻ ăn ngon miệng hơn: • Nếu trẻ biếng ăn vì một chứng bệnh nào đó, đừng ép trẻ phải ăn. Có thể lúc này trẻ chỉ thích các chất lỏng; kem hay sữa chua có thể giúp giảm đau cổ họng và cung cấp được một phần dinh dưỡng. • Với những trẻ còn rất nhỏ, cần chơi đùa với trẻ trong khi ăn. Sáng tạo các trò chơi sao cho trẻ có thể vừa chơi vừa ăn. Các món ăn có hình dáng, màu sắc lạ có thể hấp dẫn trẻ hơn. • Đừng đòi hỏi trẻ chỉ ăn vào các bữa ăn chính giống như người lớn. Vì trẻ có hệ tiêu hóa cũng như cơ chế chuyển


CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ

427

hóa thức ăn chưa thực sự hoàn chỉnh, nên cho trẻ ăn 5 hay 6 bữa ăn nhỏ trong ngày thích hợp hơn là chỉ 2 hoặc 3 bữa ăn chính. • Cố gắng đảm bảo cân đối thành phần thức ăn mà trẻ ăn vào theo những tỷ lệ dinh dưỡng thích hợp, lành mạnh. Các món quà vặt không nhất thiết phải loại trừ, miễn là đừng để trẻ ăn quá thường xuyên, đều đặn mỗi ngày. • Một đứa trẻ khó tính - kén ăn - có thể cần phải được ăn thật nhiều món đa dạng khác nhau, mỗi món một ít.

4. TIÊU CHẢY (Với trẻ dưới 1 tuổi, xem ở mục 4, trang 407) Những dấu hiệu nguy hiểm

Gọi bác sĩ ngay nếu thấy trẻ có bất cứ dấu hiệu nào trong số các dấu hiệu sau đây: • Đau bụng kéo dài trong khoảng 3 giờ liền. • Nôn mửa kéo dài trong khoảng 12 giờ liền. • Trẻ không chịu uống nước trong 6 giờ. • Mắt trũng sâu. • Ngủ mê khác thường. • Không đi tiểu trong 6 giờ liền trong ngày. Chẩn đoán các triệu chứng

• Nếu trẻ tiêu chảy trong vòng 3 ngày, kèm theo đau bụng, hoặc nôn mửa, hoặc sốt cao, có thể trẻ bị viêm dạ dàyruột (trang 212). Xem chi tiết ở mục này trong phần


428

BỆNH TRẺ EM

Tìm hiểu bệnh trẻ em. Đưa trẻ đến bác sĩ trong vòng 24 giờ. Trong thời gian chờ đợi, đảm bảo chống mất nước cho trẻ theo chỉ dẫn ở cuối mục này. • Nếu trẻ vừa trải qua một sự kiện hoặc giai đoạn căng thẳng, kích động, đây có thể là nguyên nhân. Trong trường hợp này, tiêu chảy sẽ nhanh chóng qua đi. Nếu tiêu chảy vẫn kéo dài, tham khảo ý kiến bác sĩ. • Nếu tiêu chảy cùng lúc với táo bón, nguyên nhân chính là táo bón kéo dài và tiêu chảy là biến chứng. Đưa trẻ đến gặp bác sĩ. Để phòng ngừa có thể áp dụng các biện pháp chống táo bón như chỉ dẫn ở mục 23 - Táo bón (trang 502). • Nếu trẻ đang dùng thuốc trị bệnh và bị tiêu chảy, đây có thể là tác dụng phụ của thuốc. Hỏi ý kiến bác sĩ để xác định vấn đề và xem liệu có nên ngưng dùng thuốc hay không. • Nếu trẻ dưới 3 tuổi và tiêu chảy ra phân sống (trang 215) - có thể nhìn thấy những mẩu thức ăn đã ăn vào, đây là một trường hợp rất thường gặp ở trẻ em từ 1 đến 3 tuổi. Đưa trẻ đến gặp bác sĩ. • Tiêu chảy kéo dài ở trẻ trên 3 tuổi, có thể có hoặc không có phân sống (trang 215), rất thường là do phản ứng với thức ăn, hoặc bệnh Giardia (trang 233). Những trường hợp ít gặp hơn có thể nghĩ đến là tiêu chảy mỡ (trang 219) hoặc một bệnh di truyền là xơ nang (trang 396). Bệnh Crohn (trong mục viêm ruột, trang 206) cũng có thể là một nguyên nhân khác, nhưng cực kỳ hiếm gặp ở trẻ dưới 7 tuổi. Xem chi tiết ở các mục này trong phần Tìm hiểu bệnh trẻ em. Đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay. Trong thời gian chờ đợi, lưu ý chống mất nước cho trẻ theo như hướng dẫn dưới đây.


CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ

429

Chống mất nước ở trẻ em

Nếu trẻ đi chảy kéo dài, hoặc sốt, hoặc nôn mửa, điều quan trọng là phải cung cấp thêm nhiều nước cho cơ thể của trẻ để chống mất nước. Cách tốt nhất là cho trẻ uống các dung dịch được bào chế sẵn như Dioralyte hay Rehidrat. Những loại này hay các chế phẩm tương tự có thể mua tự do mà không cần có toa bác sĩ. Nếu không có sẵn các loại dung dịch này, bạn có thể tự pha lấy bằng cách hòa tan 2 muỗng đường trong 200 ml nước sôi để nguội. Nước vắt trái cây không pha đường cũng có thể dùng thay, nhưng tránh không dùng sữa trong ngày đầu tiên. Tất cả trẻ em đều cần được uống vào khoảng từ một lít cho đến một lít rưỡi dung dịch này trong một ngày. Trong suốt thời gian trẻ còn bệnh, phải đảm bảo trẻ được uống dung dịch này với lượng nhỏ nhưng nhiều lần, tối thiểu là từ 2 đến 3 giờ một lần. Nếu trẻ có nôn mửa, cho trẻ hớp từng ngụm nhỏ trong mỗi một giờ đồng hồ.

5. NÔN MỬA Ở TRẺ EM (Với trẻ dưới một tuổi, xem trang 411) Ở trẻ em, chỉ một lần nôn mửa không kèm theo các triệu chứng khác ít khi có thể là dấu hiệu của một bệnh nghiêm trọng. Thường thì đó là kết quả của việc ăn quá nhiều hoặc bị kích thích quá độ. Nôn mửa lập lại nhiều lần thường gây ra do nhiễm trùng đường tiêu hóa, nhưng đôi khi sự nhiễm trùng ở bất cứ một bộ phận nào khác của cơ thể cũng có thể là nguyên nhân.


430

BỆNH TRẺ EM

Những dấu hiệu nguy hiểm

Gọi xe cấp cứu ngay nếu thấy trẻ có bất cứ dấu hiệu nào trong số các dấu hiệu sau đây: • Chất nôn mửa ra có màu vàng hơi xanh. • Đau bụng kéo dài trong 6 giờ • Có những đốm phẳng trên da màu tím hoặc màu hồng, khi ấn vào vẫn không mất đi. Gọi bác sĩ ngay nếu thấy trẻ có bất cứ dấu hiệu nào trong số các dấu hiệu sau đây: • Trẻ nôn mửa kéo dài đến 12 giờ liền • Ngủ mê một cách khác thường • Trẻ không chịu uống nước trong 6 giờ liền • Mắt trũng sâu • Lưỡi khô • Không tiểu tiện 6 giờ liền trong ngày Chẩn đoán các triệu chứng

• Nếu trẻ nôn mửa ra chất có màu vàng hơi xanh, có khả năng trẻ đã bị tắc ruột (trang 222). Xem chi tiết ở mục này trong phần Tìm hiểu bệnh trẻ em. Gọi xe cấp cứu ngay, và trong khi chờ đợi không cho trẻ ăn uống bất cứ món gì. • Nếu trẻ nôn mửa kèm theo tiêu chảy, có thể trẻ bị viêm dạ dày-ruột (trang 212). Xem chi tiết ở mục này trong phần Tìm hiểu bệnh trẻ em. Đưa trẻ đến bác sĩ trong vòng 24 giờ. • Nếu trẻ nôn mửa và đau bụng liên tục trong suốt 6 giờ liền, trẻ có thể bị viêm ruột thừa (trang 209). Xem chi tiết ở mục này trong phần Tìm hiểu bệnh trẻ em. Gọi


CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ

431

xe cấp cứu ngay, và trong khi chờ đợi không cho trẻ ăn uống bất cứ món gì. • Nếu trẻ nôn mửa, ngủ mê một cách khác thường, và trước đó đã có va đập vào đầu, có thể chấn thương đầu (trang 281) là nguyên nhân gây nôn mửa. Xem chi tiết ở mục này trong phần Tìm hiểu bệnh trẻ em. Gọi xe cấp cứu ngay, và trong khi chờ đợi không cho trẻ ăn uống bất cứ món gì. • Nếu trẻ nôn mửa kèm theo một trong các triệu chứng sau đây: • Đau đầu • Cứng cổ • Có những đốm phẳng trên da màu hồng hay tím, khi ấn vào không mất đi Có thể trẻ bị viêm màng não (trang 293). Xem chi tiết ở mục này trong phần Tìm hiểu bệnh trẻ em. Gọi xe cấp cứu ngay. • Nếu trẻ nôn mửa và đi ra phân có màu nhợt nhạt, nước tiểu sậm màu, có thể trẻ bị viêm gan (trang 230). Xem chi tiết ở mục này trong phần Tìm hiểu bệnh trẻ em. Đưa trẻ đến bác sĩ trong vòng 24 giờ. • Nếu trẻ nôn mửa và có kèm theo hai hoặc nhiều hơn các triệu chứng sau đây: • Sốt - thân nhiệt từ 380C trở lên • Đau rát khi tiểu tiện • Đau bụng • Tiểu tiện trong khi ngủ (đái dầm) Có thể trẻ bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu (trang 367). Xem chi tiết ở mục này trong phần Tìm hiểu bệnh trẻ em. Đưa trẻ đến bác sĩ trong vòng 24 giờ.


432

BỆNH TRẺ EM

• Nếu trẻ nôn mửa theo sau một cơn ho, có thể trẻ bị ho gà (trang 172). Xem chi tiết ở mục này trong phần Tìm hiểu bệnh trẻ em. Tham khảo ý kiến bác sĩ trong vòng 24 giờ. Trong thời gian chờ đợi, giúp trẻ dễ chịu hơn khi nôn mửa theo các chỉ dẫn ở cuối mục này, và giúp trẻ giảm nhẹ cơn ho theo các chỉ dẫn ở mục 12 - Ho (trang 470). • Nếu trẻ vừa trải qua một sự kiện căng thẳng hoặc kích thích mạnh, có thể đây là nguyên nhân gây nôn mửa. Trong trường hợp này, nôn mửa sẽ nhanh chóng chấm dứt. Nếu kéo dài, cần tham khảo ý kiến bác sĩ. • Nếu trẻ nôn mửa khi đang đi đường xa, đây là một trong các triệu chứng của hiện tượng được gọi là “say sóng” khi đi tàu, xe. Để phòng tránh, có thể cho trẻ uống thuốc chống say sóng trước khi đi xa. Nếu bạn chủ động đi bằng xe hơi, nên tránh những giờ cao điểm có quá nhiều xe cộ trên đường. Mở cửa sổ cho thoáng khí trong xe có thể giúp giảm nhẹ vấn đề. • Nếu trẻ nôn mửa kéo dài và bạn không xác định được bất cứ trường hợp nào trong những trường hợp đã kể trên, đưa trẻ đến bác sĩ trong vòng 48 giờ. Giúp trẻ dễ chịu hơn khi nôn mửa

Khi trẻ nôn mửa, làm theo các chỉ dẫn dưới đây có thể là có ích: • Nâng đầu trẻ khi đang nôn mửa. Khi trẻ thôi nôn mửa, dùng khăn ướt lau mặt và cho trẻ súc miệng bằng nước sạch. • Trấn tĩnh trẻ, vì trẻ có thể lo sợ hoặc hốt hoảng. • Cho trẻ uống dung dịch chống mất nước mỗi giờ ít nhất


CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ

433

là 30 ml để bù lại lượng nước mất do nôn mửa. Xem chỉ dẫn về chống mất nước ở trẻ em trong mục 4 - Tiêu chảy ở trẻ em (trang 427). • Khuyến khích trẻ nằm nghỉ ngơi. Chuẩn bị mọi thứ để phòng khi trẻ có thể tiếp tục nôn mửa.

6. SỐT (Với trẻ dưới 1 tuổi, xem ở trang 413) Sốt - nghĩa là thân nhiệt tăng đến 380C trở lên - thường là dấu hiệu của một trường hợp nhiễm khuẩn. Tuy nhiên, sốt cũng có thể gây ra do môi trường quá nóng. Nếu trẻ có vẻ không được khỏe, cần đo thân nhiệt của trẻ và chú ý các triệu chứng kèm theo để giúp bác sĩ có thể đưa ra sự chẩn đoán chính xác. Chẩn đoán các triệu chứng

• Nếu trẻ sốt có kèm theo các vùng da ửng đỏ, xem mục 22 - Phát ban có sốt (trang 467). • Nếu trẻ sốt kèm theo thể trạng không được khỏe và có một trong các triệu chứng như sau đây: • Cứng cổ • Đau đầu • Ngủ mê khác thường • Cáu gắt khó chịu khác thường Trẻ có thể bị viêm màng não (trang 293). Xem chi tiết ở mục này trong phần Tìm hiểu bệnh trẻ em. Gọi xe cấp cứu ngay tức khắc. • Nếu trẻ sốt kèm theo đau họng hoặc bỏ ăn, trẻ có thể bị viêm amiđan. Xem mục Viêm hầu và amiđan (trang


434

BỆNH TRẺ EM

252) trong phần Tìm hiểu bệnh trẻ em. Nếu trẻ không thuyên giảm trong vòng 24 giờ, đưa trẻ đến bác sĩ. Trong thời gian chờ đợi có thể giúp trẻ giảm bớt thân nhiệt theo chỉ dẫn ở mục 6 - Sốt ở trẻ sơ sinh (trang 413), và giúp trẻ bớt đau họng theo chỉ dẫn ở mục 13 Đau họng (trang 475). • Nếu trẻ sốt kèm theo ho và sổ mũi, có thể trẻ đã bị cảm lạnh (trang 237) hoặc bệnh cúm (trang 235). Bệnh sởi (trang 178) cũng có thể là nguyên nhân. Xem chi tiết ở các mục này trong phần Tìm hiểu bệnh trẻ em. Nếu trong vòng 48 giờ mà các triệu chứng không giảm nhẹ, trở nên nghiêm trọng hơn hoặc phát triển các triệu chứng khác nữa, đưa trẻ đến bác sĩ ngay. Trong thời gian chờ đợi có thể giúp trẻ giảm bớt thân nhiệt theo chỉ dẫn ở mục 6 - Sốt ở trẻ sơ sinh (trang 413), và giúp trẻ bớt ho theo chỉ dẫn ở mục 12 - Ho (trang 470). • Nếu trẻ sốt kèm theo ho và sổ mũi, hơi thở khò khè, trẻ có thể bị viêm tắc thanh quản (trang 248), hen (suyễn) (trang 260) hoặc viêm phế quản (trang 242). Xem chi tiết ở các mục này trong phần Tìm hiểu bệnh trẻ em. Gọi bác sĩ ngay lập tức. Trong thời gian chờ đợi, có thể giúp trẻ thở dễ dàng hơn theo các chỉ dẫn ở mục 20 Các vấn đề về hơi thở (trang 493). • Nếu trẻ sốt kèm theo ho và sổ mũi, hơi thở nhanh gấp khác thường, trẻ có thể đã bị viêm phổi (trang 240). Xem chi tiết ở mục này trong phần Tìm hiểu bệnh trẻ em. Gọi bác sĩ ngay lập tức. Trong thời gian chờ đợi, có thể giúp trẻ giảm bớt thân nhiệt theo chỉ dẫn ở cuối mục 6 - Sốt ở trẻ sơ sinh (trang 413), và giúp trẻ bớt ho theo chỉ dẫn ở mục 12 - Ho (trang 470).


CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ

435

• Nếu trẻ sốt có kèm theo dấu hiệu sưng phồng ở một trong hai bên gò má, ngay phía trước và bên dưới tai, hoặc cả hai bên má, có khả năng trẻ bị bệnh quai bị (trang 176). Xem chi tiết ở mục này trong phần Tìm hiểu bệnh trẻ em. Đưa trẻ đến bác sĩ ngay. Trong thời gian chờ đợi, có thể giúp trẻ giảm bớt thân nhiệt theo chỉ dẫn ở mục 6 - Sốt ở trẻ sơ sinh (trang 413). • Nếu trẻ sốt có kèm theo đau rát khi tiểu tiện, hoặc đi tiểu nhiều lần hơn bình thường, có thể trẻ bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu (trang 367). Xem chi tiết ở mục này trong phần Tìm hiểu bệnh trẻ em. Đưa trẻ đến bác sĩ trong vòng 24 giờ. Trong thời gian chờ đợi, có thể giúp trẻ giảm bớt thân nhiệt theo chỉ dẫn ở mục 6 - Sốt ở trẻ sơ sinh (trang 413). • Nếu trẻ sốt có kèm theo nôn mửa và có hoặc không có tiêu chảy, trẻ có thể bị viêm dạ dày-ruột (trang 212). Xem chi tiết ở mục này trong phần Tìm hiểu bệnh trẻ em. Đưa trẻ đến bác sĩ trong vòng 24 giờ. Trong thời gian chờ đợi, đảm bảo chống mất nước cho trẻ theo chỉ dẫn ở mục 4 - Tiêu chảy ở trẻ em (trang 427). • Nếu trẻ sốt có kèm theo đau một bên tai, hoặc thức giấc kêu khóc trong đêm, có thể trẻ bị viêm tai giữa (trang 103). Xem chi tiết ở mục này trong phần Tìm hiểu bệnh trẻ em. Đưa trẻ đến bác sĩ trong vòng 24 giờ. Trong thời gian chờ đợi, có thể giúp trẻ giảm bớt thân nhiệt theo chỉ dẫn ở mục 6 - Sốt ở trẻ sơ sinh (trang 413), và giúp trẻ bớt đau tai theo chỉ dẫn ở mục 18 - Đau tai hoặc ngứa tai (trang 488). • Nếu trẻ vừa từ ngoài nắng vào, hoặc đã ở trong phòng nóng bức nhiều giờ liền, đây có thể là nguyên nhân làm trẻ lên sốt. Có thể giúp trẻ giảm bớt thân nhiệt theo chỉ


436

BỆNH TRẺ EM

dẫn ở mục 6 - Sốt ở trẻ sơ sinh (trang 413). Nếu sau 1 giờ, trẻ vẫn không hạ sốt, gọi bác sĩ đến ngay. • Nếu trẻ sốt kéo dài mà không rơi vào bất cứ trường hợp nào như đã kể trên, cần đưa trẻ đến bác sĩ.

7. ĐAU RĂNG Nguyên nhân chủ yếu gây đau răng ở trẻ em là sâu răng (trang 124). Khi trẻ đau răng hoặc đau nướu răng, nên đưa trẻ đến gặp nha sĩ ngay. Nguyên tắc chính để phòng ngừa vấn đề là đảm bảo trẻ có một chế độ ăn lành mạnh cũng như được chăm sóc răng thích hợp. Chẩn đoán các triệu chứng

• Nếu cơn đau răng kéo dài liên tục kèm theo sốt, có thể trẻ bị áp-xe răng (trang 126). Xem chi tiết ở mục này trong phần Tìm hiểu bệnh trẻ em. Đưa trẻ đến nha sĩ ngay lập tức. Trong thời gian chờ đợi, có thể làm giảm đau cho trẻ theo chỉ dẫn ở cuối mục này. • Nếu trẻ đau nhói từng cơn hoặc nhức nhối kéo dài trong nhiều phút, và cơn đau có thể gây ra khi chạm phải thức ăn nóng hoặc lạnh, nguyên nhân có thể là do sâu răng (trang 124). Xem chi tiết ở mục này trong phần Tìm hiểu bệnh trẻ em. Một chỗ trám sâu vào trong răng hoặc một cái răng bị nứt có thể gây ra viêm tủy răng. Cần đưa trẻ đến nha sĩ ngay. Trong thời gian chờ đợi, có thể làm giảm đau cho trẻ theo chỉ dẫn ở cuối mục này. • Cơn đau răng do sâu răng hay răng bị nứt bể cũng thường xuất hiện khi trẻ ăn uống những thứ nóng, lạnh và hay thức ăn ngọt, và thường kéo dài chỉ trong vài ba


CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ

437

giây đồng hồ. Nên đưa trẻ đến nha sĩ. Có thể làm giảm bớt cơn đau cho trẻ theo chỉ dẫn ở cuối mục này. • Nếu là cơn đau ngầm ngầm kéo dài liên tục ở những răng sau của hàm trên, có thể trẻ bị viêm xoang (trang 246). Xem chi tiết ở mục này trong phần Tìm hiểu bệnh trẻ em. Đưa trẻ đến gặp bác sĩ để xác định. • Cơn đau ở chỗ nướu răng ngay phía sau răng hàm thứ 2, có thể là do răng khôn của trẻ đang bắt đầu mọc lên. Xem phần Sự phát triển của hàm răng (trang 37). Đưa trẻ đến nha sĩ để xác định. Giúp trẻ giảm đau theo những chỉ dẫn ở cuối mục này. • Nếu bạn vừa cho trẻ trám răng hồi gần đây, chỗ trám trong răng có thể là nguyên nhân gây đau. Nếu chỗ trám không ngang bằng hoặc cao hơn bề mặt răng sẽ gây đau khi trẻ cắn vào thức ăn. Đưa trẻ đến nha sĩ ngay. Trong khi chờ đợi, cho trẻ ăn những thức ăn mềm và lỏng, hoặc dạy cho trẻ biết nhai bằng phía không đau của hàm răng. Tuy nhiên, một chỗ răng trám tốt cũng vẫn thường rất nhạy cảm, nhất là với thức ăn uống lạnh hoặc khi vết trám nằm quá sâu vào trong răng. Nếu chỗ trám tỏ ra rất nhạy cảm với thức ăn nóng, hoặc khi nó gây đau kéo dài hơn vài ba giây đồng hồ, cần phải đến gặp nha sĩ ngay. Những dấu hiệu này cho thấy có thể là phần tủy răng đã bị tổn thương. Xử lý một trường hợp gãy răng

Khi một cái răng sữa rụng ra khỏi hàm của trẻ, hãy tìm cho được nó để chắc chắn là trẻ không nuốt vào bụng. Răng sữa không thể trồng lại vào hàm, nhưng nếu một răng trưởng thành vì lý do nào đó bị rơi ra khỏi hàm, nha sĩ


438

BỆNH TRẺ EM

có thể ghép nó trở vào trong hàm răng, với điều kiện bạn không để quá lâu. Khi nhặt cái răng gãy ra, đừng cố làm sạch nó vì điều này có thể làm tổn hại đến tủy răng. Chỉ cần bỏ răng vào trong một ly sữa và mang theo khi đưa trẻ đến nha sĩ ngay sau đó, càng sớm càng tốt. Nếu một mảnh trong thân răng bị vỡ ra, mang nó đến chỗ nha sĩ, vì có thể gắn dính trở vào chỗ cũ được. Nếu một nướu răng trống khi cái răng đã bị rơi ra khỏi hàm liên tục chảy máu, lấy một miếng gạc vô trùng đặt ngang qua đó và bảo trẻ cắn chặt lại. Làm giảm nhẹ cơn đau răng

Những biện pháp sau đây có thể giúp trẻ dễ chịu hơn: • Cho trẻ uống một liều paracetamol dạng lỏng. Chú ý không để thuốc tiếp xúc trực tiếp chỗ răng đau vì có thể gây phản ứng hóa học làm bỏng chỗ nướu răng. • Trẻ có thể cảm thấy dễ chịu hơn khi được cho ngồi tựa vào nhiều cái gối chồng lên nhau. Dùng một chai đựng nước nóng quấn kỹ vải mềm chung quanh để trẻ áp gò má phía bên có răng đau vào có thể sẽ giúp trẻ cảm thấy dễ chịu hơn.

8. ĐAU ĐẦU Đau đầu có thể đi kèm với các trường hợp nhiễm trùng nghiêm trọng và có sốt. Những cơn đau đầu cũng có thể chỉ xuất hiện một mình, hoặc nghiêm trọng hơn là đi kèm với rất nhiều triệu chứng đa dạng khác nữa. Bạn nên hỏi ý kiến


CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ

439

bác sĩ ngay trong những trường hợp cơn đau đầu của trẻ rất nghiêm trọng, hoặc kéo dài, hoặc lập lại nhiều lần, hoặc khi trẻ lần đầu tiên bị một kiểu đau đầu đặc biệt nào đó. Chẩn đoán các triệu chứng

• Trẻ có thể đau đầu khi có một chuyện gì lo lắng, căng thẳng. Chẳng hạn như khi trẻ phải học hành căng thẳng trước kỳ thi. Xem chi tiết ở mục Đau đầu (trang 283) trong phần Tìm hiểu bệnh trẻ em. Làm giảm bớt căng thẳng và giúp trẻ bớt đau đầu theo chỉ dẫn ở cuối mục này. Nếu vấn đề thường xuyên lập lại và làm cho trẻ rất khó chịu, nên tham khảo ý kiến bác sĩ. • Nếu trẻ thỉnh thoảng mới có một cơn đau đầu không theo một quy luật đều đặn, bạn không cần thiết phải lo lắng vì điều này là thường gặp ở mọi đứa trẻ. Có thể giúp trẻ bớt đau đầu theo chỉ dẫn ở cuối mục này. • Nếu trẻ thường xuyên đau đầu mỗi ngày, nhất là vào ban đêm hoặc sáng sớm, có thể là do một sự bất thường trong bộ não. Xem chi tiết ở mục Đau đầu (trang 283) trong phần Tìm hiểu bệnh trẻ em. Đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay. • Nếu trẻ đau đầu thường xuyên sau khi đọc sách, sau khi sử dụng máy vi tính, hoặc sau khi xem ti-vi, rất có thể một vấn đề về thị lực đã gây ra cơn đau đầu của trẻ. Đưa trẻ đến gặp bác sĩ để xác định. • Nếu cơn đau đầu thường xuyên của trẻ có kèm theo đau bụng, hoặc buồn nôn hay nôn mửa, hoặc gây rối loạn thị lực, có thể trẻ bị chứng đau nửa đầu (trang 283). Cũng có thể nghĩ đến bệnh này khi cha mẹ hoặc một người thân trực hệ khác trong gia đình cũng đau đầu


440

BỆNH TRẺ EM

thường xuyên như vậy. Xem chi tiết ở mục Đau đầu thường xuyên (trang 283) trong phần Tìm hiểu bệnh trẻ em. Đưa trẻ đến bác sĩ càng sớm càng tốt. • Nếu trẻ đau đầu kèm theo thể trạng không được khỏe, và trước đó đã bị va đập vào đầu, có thể nghĩ đến đau đầu do chấn thương đầu (trang 281). Xem chi tiết ở mục này trong phần Tìm hiểu bệnh trẻ em. • Nếu trẻ đau đầu sau một cơn cảm lạnh gần đây, có thể trẻ bị viêm xoang (trang 246). Xem chi tiết ở mục này trong phần Tìm hiểu bệnh trẻ em. Đưa trẻ đến gặp bác sĩ để xác định. • Nếu trẻ đau đầu kèm theo sốt cao, xem mục 6 - Sốt ở trẻ em (trang 433). • Nếu trẻ đau đầu kèm theo nôn mửa, xem mục 5 - Nôn mửa ở trẻ em (trang 429). • Nếu trẻ đau đầu và thể trạng suy sụp nhanh chóng kèm theo với hai trong số các triệu chứng sau đây: Cứng cổ Ngủ mê khác thường Sốt Nôn mửa Không chịu uống nước Có những đốm phẳng trên da màu hồng hay tím, không mất đi khi bị ấn vào Rất có khả năng trẻ bị viêm màng não (trang 293). Xem chi tiết ở mục này trong phần Tìm hiểu bệnh trẻ em. Gọi xe cấp cứu ngay. • • • • • •

• Nếu cơn đau đầu của trẻ thường xuyên lập lại và không rơi vào bất cứ trường hợp nào như đã kể trên, nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.


CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ

441

Làm giảm nhẹ cơn đau đầu cho trẻ

Hầu hết những cơn đau đầu đơn thuần đều có thể giải quyết một cách đơn giản và hiệu quả ngay tại nhà. Tuy nhiên, nếu cơn đau đầu kéo dài quá 4 giờ liền, hoặc trẻ có vẻ rất mệt mỏi, hoặc có kèm theo các triệu chứng khác, nên đưa trẻ đến bác sĩ. Các biện pháp sau đây có thể giúp giảm nhẹ cơn đau đầu: • Cho trẻ uống một liều paracetamol dạng lỏng. • Cho trẻ nằm nghỉ ngơi trong một phòng thoáng mát và hơi tối. Nếu trẻ có thể ngủ được, điều này sẽ giúp giảm nhẹ cơn đau đầu. • Nếu trẻ thấy đói, cho trẻ uống sữa hoặc ăn nhẹ. Cơn đói đôi khi cũng có thể là nguyên nhân gây đau đầu. Một bữa ăn nhẹ dễ tiêu hóa có thể dễ dàng làm giảm nhẹ đau đầu.

9. NHỮNG VẤN ĐỀ KHI DẠY TRẺ ĐI VỆ SINH Hầu hết trẻ em tự kiểm soát được các vấn đề đại tiện và tiểu tiện trong khoảng thời gian từ 2 cho đến 5 tuổi, mặc dù ngay cả những trẻ lớn hơn nữa thỉnh thoảng vẫn có một vài lần “xé rào”. Trừ khi có một vấn đề nào đó về thể chất, bằng không thì việc trẻ biết tự đi vệ sinh sẽ đến một cách tự nhiên và các bậc cha mẹ không thể hối thúc quá trình này bằng cách tạo ra áp lực với trẻ. Chẩn đoán các triệu chứng

• Rất ít trẻ em có khả năng tự kiểm soát hoàn toàn việc đại, tiểu tiện của mình trước 3 tuổi. Trẻ cũng có thể biết đi tiêu, đi tiểu vào ban ngày, nhưng vẫn liên tục


442

BỆNH TRẺ EM

“tè dầm” vào ban đêm. Điều này là bình thường, và nếu không có triệu chứng nào khác thì bạn không cần phải lo lắng về sự chậm trễ. Nếu trẻ trên 3 tuổi mà vẫn chưa thể tự kiểm soát hoàn toàn việc đại, tiểu tiện, có thể xem là dấu hiệu của sự chậm phát triển hệ thần kinh. Tuy nhiên, rất hiếm khi điều này lại là dấu hiệu của một rối loạn nào đó trong cơ thể. Chỉ khi nào trẻ đã trên 5 tuổi mà vấn đề vẫn còn kéo dài, bạn mới cần thiết phải đưa trẻ đến bác sĩ. • Nếu bạn bắt đầu việc tập cho trẻ tự đi vệ sinh quá sớm, điều này có thể tạo ra phản ứng ngược lại. Trẻ sẽ có phản ứng chống lại sự thúc ép của bạn, và điều này làm ức chế sự diễn tiến tự nhiên của quá trình. Kết quả là con bạn sẽ chậm phát triển khả năng tự kiểm soát việc đại, tiểu tiện hơn so với bình thường. • Khi trẻ chưa quá 2 tuổi, điều tự nhiên là hệ thần kinh chưa phát triển đủ để giúp trẻ có thể tự kiểm soát hoàn toàn việc đại, tiểu tiện. Không ích gì khi cố tập cho trẻ biết tự đi tiêu, đi tiểu vào giai đoạn này, khi mà cơ thể của trẻ chưa sẵn sàng để có thể làm được. Hãy đợi cho trẻ lớn hơn và có những dấu hiệu bộc lộ cho thấy là đã có đủ khả năng để tự đi tiêu, đi tiểu. • Nếu trẻ thỉnh thoảng có những lần đại tiện có vẻ như “ngoài ý muốn”, điều cần thiết là phải phân biệt dạng phân của trẻ. Nếu phân lỏng nhưng chỉ thấm ướt ra quần không nhiều lắm, cho thấy trẻ có thể đã bị chứng táo bón (trang 502) kéo dài. Xem chi tiết ở mục này trong phần Tìm hiểu bệnh trẻ em. Bạn cần đưa trẻ đến bác sĩ. Nếu phân của trẻ bình thường, kèm theo việc trẻ đột xuất “tè dầm”, rất có thể trẻ đang có một sự lo lắng nào đó hoặc đã trải qua một sự căng thẳng, xúc


CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ

443

động mạnh. Nếu vấn đề kéo dài, bạn nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ. • Nếu trẻ “tè dầm” không rõ nguyên nhân, có nghĩa là trước đó trẻ đã biết kiểm soát việc tiểu tiện và không “tè dầm” ban đêm, và bạn cũng không thấy có sự kiện đặc biệt nào xảy ra với trẻ để có khả năng gây ảnh hưởng tình cảm hoặc tinh thần, rất có thể trẻ bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu (trang 367). Xem chi tiết ở mục này trong phần Tìm hiểu bệnh trẻ em. Bạn nên đưa trẻ đến bác sĩ để xác định. Dạy cho trẻ biết tự đi vệ sinh

Khả năng biết tự đi vệ sinh là một trong các bước phát triển tự nhiên của trẻ, cũng giống như việc trẻ tập đi. Vai trò của cha mẹ là cố gắng làm sao cho quá trình diễn ra một cách dễ dàng và thật thoải mái. Thường thì trẻ biết kiểm soát việc đại tiện trước khi có thể kiểm soát được việc tiểu tiện, và việc tự kiềm chế để không “tè dầm” trong khi ngủ thường là đến chậm nhất. Điều tốt nhất là chỉ bắt đầu việc dạy cho trẻ biết tự đi vệ sinh vào lúc mà trẻ đã có đủ khả năng để sẵn sàng cho mọi việc, và thường sớm nhất cũng là sau 18 tháng tuổi. Độ tuổi trung bình là sau 2 năm. Nếu bạn bắt đầu sự việc càng sớm, quá trình sẽ diễn ra càng lâu hơn. Sau đây là một vài chỉ dẫn có thể có ích: • Cho trẻ làm quen với bô vệ sinh một thời gian - chỉ làm quen mà thôi, chưa thật sự sử dụng. • Khuyến khích và giúp trẻ ngồi bô, nhưng đừng làm cho sự việc trở nên căng thẳng. • Cho trẻ ngồi bô vào những giờ nhất định, đều đặn mỗi ngày, khi bạn biết chắc là rất có thể trẻ sẽ đi tiêu hoặc đi tiểu.


444

CHẨN ĐOÁN TRẺ Ở MỌI LỨA TUỔI 1. CÁC VẤN ĐỀ VỀ CƠ QUAN SINH DỤC NAM Các vấn đề như sưng đau ở dương vật, bìu dái, hoặc đau buốt khi tiểu tiện, có thể xảy đến với các em trai ở bất cứ độ tuổi nào, nhưng những thương tổn ở vùng sinh dục thường có khuynh hướng xảy ra nhiều nhất với các em trai ở độ tuổi đi học. Những thương tổn nghiêm trọng đến vùng sinh dục cần phải được chăm sóc y khoa ngay tức thời. Chẩn đoán các triệu chứng

• Nếu trẻ bị sưng phồng ở vùng bụng dưới hay bìu dái nhưng không đau, có thể trẻ bị thoát vị bẹn. Xem chi tiết ở mục Thoát vị (trang 228). Cũng có thể trẻ bị tràn dịch tinh mạc (trang 355). Xem chi tiết ở mục Bất thường ở cơ quan sinh dục nam. Tham khảo ý kiến bác sĩ trong vòng 24 giờ. • Nếu trẻ bị sưng đau ở vùng bụng dưới hay bìu dái sau một chấn thương vào vùng này, có thể tinh hoàn đã bị thương tổn. Cần đưa trẻ đến bác sĩ ngay. • Nếu trẻ bị sưng đau ở vùng bụng dưới hay bìu dái sau khi đã khỏi bệnh quai bị trước đó một vài tuần, có thể trẻ bị viêm tinh hoàn (trang 362). Xem chi tiết ở mục Bất thường ở cơ quan sinh dục nam (trang 355) trong phần Tìm hiểu bệnh trẻ em. Tham khảo ý kiến bác sĩ trong vòng 24 giờ. • Nếu trẻ bị sưng đau ở vùng bụng dưới hay bìu dái không kèm theo triệu chứng nào khác, có thể trẻ bị xoắn tinh


CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ

445

hoàn (trang 361). Xem chi tiết ở mục Bất thường ở cơ quan sinh dục nam trong phần Tìm hiểu bệnh trẻ em. Cũng có thể trẻ bị thoát vị bẹn. Xem chi tiết ở mục Thoát vị (trang 228) trong phần Tìm hiểu bệnh trẻ em. Gọi xe cấp cứu ngay và trong khi chờ đợi không cho trẻ ăn uống bất cứ món gì cho đến khi có chỉ dẫn của bác sĩ điều trị. • Nếu trẻ thấy đau buốt khi tiểu tiện, có thể trẻ bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu (trang 367). Xem chi tiết ở mục này trong phần Tìm hiểu bệnh trẻ em. Tham khảo ý kiến bác sĩ trong vòng 24 giờ. • Nếu đầu dương vật của trẻ sưng phồng lên hoặc có mủ chảy ra từ da bao quy đầu, có thể trẻ bị viêm quy đầu (trang 357). Xem chi tiết ở mục Bất thường ở cơ quan sinh dục nam trong phần Tìm hiểu bệnh trẻ em. Tham khảo ý kiến bác sĩ trong vòng 24 giờ. • Nếu có chất mủ màu vàng hơi xám chảy ra từ dương vật, có thể có vật gì đó lọt vào trong niệu đạo của trẻ. Cần đưa trẻ đến bác sĩ ngay. • Nếu bạn không xác định được gì qua những gợi ý trên, nên đưa trẻ đến bác sĩ trong vòng 48 giờ.

2. CÁC VẤN ĐỀ VỀ CƠ QUAN SINH DỤC NỮ Các triệu chứng thường gặp nhất ở vùng sinh dục của các em gái là ngứa và viêm nhiễm, có thể gây đau khi tiểu tiện hoặc chảy mủ ra từ trong bộ phận sinh dục. Tác động kích thích của các loại xà phòng thơm, xà phòng tắm hay chất khử mùi có thể là một trong các nguyên nhân gây ra các triệu chứng này.


446

BỆNH TRẺ EM

Chẩn đoán các triệu chứng

• Nếu vùng sinh dục của trẻ bị đau hoặc ngứa kèm theo có chất mủ màu vàng hơi xám hoặc màu xanh chảy ra từ âm đạo, có thể trẻ bị viêm nhiễm trong âm đạo. Xem chi tiết ở mục Viêm âm hộ-âm đạo (trang 363) trong phần Tìm hiểu bệnh trẻ em. Tham khảo ý kiến bác sĩ trong vòng 24 giờ. • Nếu vùng sinh dục của trẻ bị đau hoặc ngứa kèm theo có chất mủ hơi sệt màu trắng chảy ra, có thể trẻ bị nhiễm nấm Candida ở âm đạo. Xem chi tiết ở mục Viêm âm hộ-âm đạo (trang 363) trong phần Tìm hiểu bệnh trẻ em. Tham khảo ý kiến bác sĩ trong vòng 24 giờ. • Nếu vùng sinh dục của trẻ bị đau hoặc ngứa nhưng không có triệu chứng nào khác, có thể là do điều kiện vệ sinh không tốt, nhưng cũng có thể do viêm âm hộ âm đạo (trang 363). Cũng có thể trẻ bị nhiễm giun kim (trang 202). Xem chi tiết ở các mục này trong phần Tìm hiểu bệnh trẻ em. Chú ý hướng dẫn trẻ biết thay đồ lót mỗi ngày và vệ sinh kỹ ở vùng sinh dục, tránh dùng các loại xà phòng gây kích thích. Tham khảo ý kiến bác sĩ trong vòng 24 giờ. • Nếu có dịch tiết loãng màu trắng chảy ra từ âm đạo của bé gái từ 10 tuổi trở lên, điều này là bình thường, do sự gia tăng lượng hormone giới tính ở độ tuổi sắp dậy thì. Nếu có kèm theo ngứa nhiều ở vùng sinh dục, cần đưa trẻ đến bác sĩ. • Nếu bạn không xác định được gì qua những gợi ý trên, nên đưa trẻ đến bác sĩ trong vòng 48 giờ.


CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ

447

3. CÁC VẤN ĐỀ VỀ TIỂU TIỆN Các vấn đề bất ổn về tiểu tiện có thể rất đa dạng, từ các trường hợp nhiễm trùng nhẹ cho đến các bệnh nghiêm trọng như là đái tháo đường. Cảm giác đau khi tiểu tiện thường là dấu hiệu có bệnh, nhưng sự khác nhau về số lần tiểu tiện hay màu sắc nước tiểu không phải bao giờ cũng là các triệu chứng bệnh. Chẩn đoán các triệu chứng Trẻ tiểu tiện nhiều lần hơn bình thường

• Nếu trẻ tiểu tiện rất nhiều lần, lượng nước tiểu ngày càng nhiều hơn kèm theo sụt giảm cân nặng hoặc mệt mỏi khác thường, có thể trẻ bị đái tháo đường (trang 378). Xem chi tiết ở mục này trong phần Tìm hiểu bệnh trẻ em. Đưa trẻ đến bác sĩ trong vòng 24 giờ. • Nếu trẻ tiểu tiện rất nhiều lần nhưng lượng nước tiểu không tăng thêm, kèm theo có sốt cao (380C trở lên) hoặc cơ thể mỏi mệt, có thể trẻ bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu (trang 367). Xem chi tiết ở mục này trong phần Tìm hiểu bệnh trẻ em. Tham khảo ý kiến bác sĩ trong vòng 24 giờ. • Nếu trẻ tiểu tiện rất nhiều lần sau khi sử dụng một loại thuốc nào đó, có thể đây là tác dụng phụ của thuốc. Báo ngay cho bác sĩ đã kê toa thuốc biết để xác định và có ý kiến về việc có nên tiếp tục dùng thuốc hay không. • Những thay đổi quan trọng trong môi trường gia đình hoặc những khó khăn trong giao tiếp ở trường học có thể làm cho trẻ căng thẳng, lo sợ và dẫn đến triệu


448

BỆNH TRẺ EM

chứng tiểu tiện nhiều lần hơn bình thường. Cần tìm hiểu nguyên nhân để giúp trẻ bớt căng thẳng. Nếu vấn đề kéo dài quá vài ba ngày, nên đưa trẻ đến bác sĩ. Đau buốt khi tiểu tiện

• Nếu trẻ bị đau khi tiểu tiển, có thể trẻ bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu (trang 367). Xem chi tiết ở mục này trong phần Tìm hiểu bệnh trẻ em. Đưa trẻ đến bác sĩ trong vòng 24 giờ. Nước tiểu có màu khác thường

• Nếu nước tiểu của trẻ có màu hồng hoặc đỏ, có thể trẻ bị viêm vi cầu thận (trang 371) hay nhiễm khuẩn đường tiết niệu (trang 367). Xem chi tiết ở các mục này trong phần Tìm hiểu bệnh trẻ em. Đưa trẻ đến bác sĩ ngay. • Nếu nước tiểu trong và có màu nâu sậm kèm theo phân có màu xanh nhợt, có thể trẻ bị viêm gan (trang 230). Xem chi tiết ở mục này trong phần Tìm hiểu bệnh trẻ em. Tham khảo ý kiến bác sĩ trong vòng 24 giờ. Nếu trẻ đi phân bình thường, có thể chỉ là trường hợp nước tiểu đậm đặc do lượng nước uống vào quá ít, hoặc do ảnh hưởng trước đó của sốt cao, nôn mửa hoặc tiêu chảy. Trong trường hợp này, nước tiểu cũng có thể có màu vàng sậm hoặc vàng cam. Cho trẻ uống nhiều nước, nếu màu nước tiểu vẫn không trở lại bình thường, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ. • Nếu nước tiểu có màu xanh hoặc xanh lục, có thể là do các chất tạo màu có trong thức ăn, thức uống hoặc thuốc men mà trẻ đã dùng. Hiện tượng này không đáng lo ngại vì sau đó sẽ tự mất đi.


CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ

449

• Nếu bạn không xác định được gì qua những gợi ý trên, nên đưa trẻ đến bác sĩ trong vòng 48 giờ.

4. NHỮNG CHỖ ĐAU Ở TAY CHÂN Trẻ em rất thường bị đau ở tay hay chân, do những lần té ngã nhẹ hoặc va đập, chấn thương. Những trường hợp nhẹ thế này rất hiếm khi phải cần đến các biện pháp can thiệp y khoa. Nhưng đôi khi xương có thể bị gãy hoặc một chỗ tiếp xúc giữa 2 xương bị trật khớp. Những trường hợp này đòi hỏi phải được điều trị kịp thời. Những chỗ đau không rõ nguyên nhân hoặc kéo dài cũng cần thiết phải được chú ý đến. Chẩn đoán các triệu chứng Chỗ đau xuất hiện sau khi té ngã hoặc va đập

• Nếu trẻ bị đau sau khi té ngã, va đập, và chỗ đau làm cho việc cử động bị giới hạn hoặc gây đau thêm, chân hay tay bị đau có hình dạng thay đổi khác hơn bình thường, có thể trẻ đã bị gãy xương hoặc trật khớp. Xem chi tiết ở mục Gãy xương và trật khớp (trang 321) trong phần Tìm hiểu bệnh trẻ em. • Nếu chân hoặc tay có những chỗ bị sưng phồng lên sau khi té ngã hoặc va đập, có thể trẻ bị bong gân hoặc căng cơ quá mức. Xem chi tiết ở mục Căng cơ quá mức và bong gân (trang 327) trong phần Tìm hiểu bệnh trẻ em. Xử lý theo như chỉ dẫn ở cuối mục này. Nếu trong vòng 24 giờ không có dấu hiệu thuyên giảm, hoặc nếu chỗ sưng ngày càng đau nhiều hơn, cần đưa trẻ đến bác sĩ.


450

BỆNH TRẺ EM

Khi trẻ không bị té ngã hoặc va đập

• Nếu trẻ đau ở bàn chân nhưng không bị té ngã hoặc va đập trước đó, xem mục 21 - Các vấn đề ở bàn chân (trang 452). • Nếu chỗ đau tập trung quanh khớp xương, xem mục 20 - Các khớp xương bị đau (trang 454). • Nếu chỗ đau ở chân hoặc tay có kèm theo sốt - thân nhiệt từ 380C trở lên, hoặc trẻ có dấu hiệu mệt mỏi, uể oải, cùng với một trong các triệu chứng khác nữa như đau đầu, ho hoặc đau họng, có thể trẻ bị bệnh cúm (trang 235). Nếu trong vòng 48 giờ không thuyên giảm, hoặc khi thấy trẻ có dấu hiệu khó thở, hoặc nổi ban đỏ, gọi bác sĩ ngay lập tức. Có thể giúp trẻ giảm bớt thân nhiệt theo các chỉ dẫn ở mục 6 - Sốt ở trẻ sơ sinh (trang 413). • Nếu da ửng đỏ hoặc đau thành vùng bên trên một chỗ xương, có thể trẻ bị nhiễm khuẩn xương. Xem chi tiết ở mục Nhiễm khuẩn xương và khớp (trang 350) trong phần Tìm hiểu bệnh trẻ em. Đưa trẻ đến bác sĩ ngay. • Nếu chỗ đau nằm ở vị trí dưới bắp chân, đau nhói từng cơn và kéo dài trong khoảng vài phút, có thể đó là hiện tượng chuột rút (trang 330). Xem chi tiết ở mục này trong phần Tìm hiểu bệnh trẻ em. Xoa bóp nhẹ và kéo dãn chân bị đau ra một lúc có thể làm mất cơn đau. Nếu cơn đau tiếp tục kéo dài, đưa trẻ đến gặp bác sĩ. • Nếu chỗ đau của trẻ không xác định được rơi vào bất cứ trường hợp nào trong những trường hợp đã nêu trên, và có vẻ như không thuyên giảm trong vòng 24 giờ, hoặc đau càng lúc càng nhiều hơn, hoặc trẻ có vẻ như không muốn cử động phần tay, chân bị đau, cần tham khảo ý kiến bác sĩ càng sớm càng tốt.


CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ

451

Xử lý các trường hợp bong gân và căng cơ quá mức

Hình 88: Bó chặt chỗ đau

Đặt một lớp dày bông gòn quanh chỗ đau, rồi dùng một dây băng để bó chặt lại. Nếu trẻ bị bong gân hoặc căng cơ quá mức, trình tự các biện pháp cần áp dụng là cho trẻ nghỉ ngơi, chườm nước đá, bó chặt và nâng cao chỗ đau lên. Các biện pháp này cũng có thể áp dụng cả với những chỗ đau bầm sâu trên da ở chân tay. • Nghỉ ngơi: Dạy cho trẻ biết là cần phải nghỉ ngơi, không cố gắng cử động nhiều chỗ chân hoặc tay bị đau. • Chườm nước đá: Dùng một khăn mềm bọc nước đá đặt lên chỗ đau trong vòng 10 đến 15 phút. • Bó chặt: Dùng bông gòn đặt một lớp dày quanh chỗ đau rồi dùng dây băng để bó chặt lại. • Nâng cao: Dùng gối mềm để nâng và chịu tay hoặc chân bị đau của trẻ ở một vị trí hơi cao lên, nhằm giảm tối đa việc chỗ đau có thể bị sưng phồng thêm nữa.


452

BỆNH TRẺ EM

5. CÁC VẤN ĐỀ Ở BÀN CHÂN Đa số các vấn đề ở bàn chân của trẻ em thường không nghiêm trọng. Thường gặp nhất là các vấn đề do té ngã và các vấn đề gây ảnh hưởng đến da ở một hay cả hai bàn chân. Mang giày dép không đúng kích thước vừa vặn cũng có thể gây ra các vấn đề cho bàn chân. Nếu chân rất đau hoặc sưng phồng, hoặc nếu trẻ bước đi khó khăn, nên sớm hỏi ý kiến bác sĩ. Chẩn đoán các triệu chứng Đau bàn chân

• Nếu bàn chân trẻ bị đau sau khi té ngã và trẻ không thể bước đi bình thường, có thể đã có tổn thương ở các xương hay khớp xương ở bàn chân, ngón chân, hoặc mắt cá. Xem chi tiết ở mục Gãy xương và trật khớp (trang 321) trong phần Tìm hiểu bệnh trẻ em. Bạn cần đưa trẻ đến bệnh viện gần nhất. Nếu trẻ thấy đau nhưng vẫn gắng đi được, có thể trẻ đã bị căng cơ quá mức hoặc bong gân (trang 327). Xem chi tiết ở mục này trong phần Tìm hiểu bệnh trẻ em. • Nếu bàn chân trẻ chỉ đau khi mang giày, kiểm tra lại kích cỡ giày vì có thể là quá chật, hoặc lớp vải lót bên trong của giày có thể đã mòn rách. Mua giày mới với kích thước đúng cho trẻ. Chú ý sau khi đưa bàn chân đến chạm sát mũi giày, cần có được một khoảng hở chừng 1,5 đến 2,5 cm ở phần gót chân. • Nếu bàn chân trẻ chỉ đau khi đi hoặc đứng, cần quan sát kỹ xem có những dấu hiệu bất thường hay không. Bạn


CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ

453

có thể sẽ phát hiện thấy những vết phẳng và cứng dưới lòng bàn chân, khi ấn vào gây đau. Đó là những mụn cóc (trang 164). Xem chi tiết ở mục này trong phần Tìm hiểu bệnh trẻ em. Đưa trẻ đến gặp bác sĩ. Hoặc cũng có thể là những vùng da ngứa đỏ bong ra, cho thấy trẻ đã bị nấm ở bàn chân. Xem chi tiết ở mục Các trường hợp nhiễm nấm (trang 167) trong phần Tìm hiểu bệnh trẻ em. Giữ khô bàn chân trẻ, nhất là sau khi tắm hoặc rửa chân. Dùng thuốc bột hoặc kem chống nấm để xử lý chỗ đau. Nếu sau 2 tuần mà chỗ đau không lành hẳn, hoặc có dấu hiệu cho thấy nhiễm trùng ở các ngón chân, cần đến gặp bác sĩ. • Nếu trẻ đau chân và có những vùng da đỏ hoặc sưng phồng trên bàn chân, có thể trẻ đã bị nhiễm trùng từ một vết cắt hoặc trầy xướt do vật cứng gây ra, chẳng hạn như gai nhọn, mảnh chai... Quan sát kỹ, nếu phát hiện vật thể lạ vẫn còn ở vết đau, dùng một cái nhíp nhổ lông đã tiệt trùng để lấy ra. Sau đó dùng một miếng gạc vô trùng để băng lại. Giữ không cho trẻ đi lại để tránh làm đau vết thương. Cần đưa trẻ đến bác sĩ trong vòng 24 giờ. • Nếu bạn không xác định được về bàn chân đau của trẻ qua các chỉ dẫn ở đây, hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ. Dị dạng bàn chân

• Lòng bàn chân trẻ phẳng lì, tiếp xúc hoàn toàn với mặt đất thay vì lõm về phía trên như thông thường. Dị dạng loại này là thông thường và không đáng lo ngại nếu trẻ chưa đến 3 tuổi, vì chỉ là do sự phát triển chưa


454

BỆNH TRẺ EM

trọn vẹn của các cơ và dây chằng ở lòng bàn chân. Nếu hiện tượng này kéo dài cho đến lúc trẻ đã hơn ba tuổi thường là kèm theo đau chân, cứng đờ hoặc yếu ớt - đây có thể là một dị dạng do xương hay các khớp. Cần đến gặp bác sĩ để xác định sớm. Xem chi tiết ở mục Một số vấn đề khác về xương (trang 335) trong phần Tìm hiểu bệnh trẻ em. • Các ngón chân cong vẹo hoặc đổi hướng khác thường. Rất có thể do giày hoặc vớ quá chật. Thay thế giày hoặc vớ của trẻ với kích thước đúng. • Nếu bạn không xác định được về dị dạng của bàn chân trẻ qua các chỉ dẫn ở đây, hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ.

6. CÁC KHỚP XƯƠNG BỊ ĐAU Rất hiếm khi trẻ con bị ảnh hưởng bởi một bệnh nghiêm trọng ở các khớp xương. Thông thường thì những chỗ đau gây ra bởi các trường hợp bong gân nhẹ ở khớp xương hoặc sự căng cơ quá mức. Nếu chỗ đau của trẻ kéo dài, hoặc có thêm các triệu chứng khác, cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ. Chẩn đoán các triệu chứng Chỗ đau xuất hiện sau khi té ngã hoặc va đập

• Nếu chỗ khớp đau làm giới hạn cử động của trẻ, hoặc gây đau nhiều khi cử động, hoặc khớp xương bị biến dạng, trẻ có thể bị trật khớp hoặc gãy xương gần chỗ khớp bị đau. Xem chi tiết ở mục Gãy xương và trật khớp (trang 321) trong phần Tìm hiểu bệnh trẻ em. Gọi xe cấp cứu ngay nếu chỗ bị thương ảnh hưởng đến chân hoặc


CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ

455

khuỷu tay của trẻ. Nếu chỗ bị thương là cánh tay, ngón tay hay bả vai, đưa trẻ đến bệnh viện nào gần nhất. Thực hiện ngay các biện pháp được chỉ dẫn ở các mục Gãy xương chân (trang 511) và Gãy xương tay (trang 512) trong phần Các biện pháp sơ cấp cứu. • Nếu chỗ khớp xương đau sưng phồng lên, có thể trẻ bị bong gân hoặc căng cơ quá mức. Xem chi tiết ở mục Căng cơ quá mức và bong gân (trang 327) trong phần Tìm hiểu bệnh trẻ em. Thực hiện các biện pháp được hướng dẫn ở mục 19 - Những chỗ đau ở tay chân (trang 449). Nếu chỗ đau không thuyên giảm trong 24 giờ, đưa trẻ đến bác sĩ. Khi trẻ không bị té ngã hoặc va đập

• Nếu trẻ đau ở một khớp xương, kèm theo sốt hoặc thể trạng không được khỏe, hoặc chỗ đau sưng phồng lên, nóng và ửng đỏ, có thể trẻ đã bị nhiễm khuẩn khớp xương. Xem chi tiết ở mục Nhiễm khuẩn xương và khớp (trang 350) trong phần Tìm hiểu bệnh trẻ em. Đưa trẻ đến bác sĩ ngay lập tức. • Nếu trẻ bắt đầu tập đi và đi khập khiễng hoặc đau ở khớp một bên hông, có thể trẻ đã bị trật khớp háng bẩm sinh (trang 340), khi đầu xương đùi không nằm đúng vị trí của nó trong khung chậu. Xem chi tiết ở mục này trong phần Tìm hiểu bệnh trẻ em. Dị tật bẩm sinh này thường được các bác sĩ phát hiện ngay sau khi sinh hoặc trong những lần kiểm tra sức khỏe của trẻ sau đó. Tuy nhiên, nếu không được phát hiện thì dấu hiệu đầu tiên sẽ xuất hiện vào lúc trẻ bắt đầu tập đi.


456

BỆNH TRẺ EM

Nếu triệu chứng tương tự xuất hiện ở trẻ lớn tuổi hơn, có thể là một trong các trường hợp viêm khớp biến dạng tuổi trẻ (trang 346), trật khớp háng (trang 344), nhiễm khuẩn xương hoặc khớp (trang 350), viêm khớp háng (trang 343). Xem chi tiết ở các mục này và mục Đi khập khiễng (trang 325) trong phần Tìm hiểu bệnh trẻ em. • Nếu trẻ bị đau ở khớp gối, có nhiều khả năng bị bong gân hoặc căng cơ quá mức. Xem chi tiết ở mục Căng cơ quá mức và bong gân (trang 327) trong phần Tìm hiểu bệnh trẻ em. Xử lý theo chỉ dẫn ở mục 19 - Những chỗ đau ở tay chân (trang 449). Cũng có thể trẻ bị nhiễm khuẩn khớp xương. Xem chi tiết ở mục Nhiễm khuẩn xương và khớp (trang 350) trong phần Tìm hiểu bệnh trẻ em. Nếu nhiễm khuẩn khớp gối, trẻ cũng có thể bị nhuyễn sụn xương bánh chè hoặc viêm mỏm xương chày. Xem chi tiết ở mục Các vấn đề ở khớp gối (trang 333) trong phần Tìm hiểu bệnh trẻ em. Xem thêm ở mục Đi khập khiễng (trang 325), cũng trong phần Tìm hiểu bệnh trẻ em. Nếu chỗ đau không thuyên giảm sau 24 giờ, hoặc xuất hiện lập lại nhiều lần, đưa trẻ đến bác sĩ. • Nếu có nhiều khớp bị đau, kèm theo trẻ có sốt và thể trạng không được khỏe, các khớp bị đau sưng phồng lên, nóng và ửng đỏ, có thể trẻ bị một giai đoạn viêm khớp ngắn thường xuất hiện sau một lần nhiễm khuẩn nghiêm trọng, hoặc có thể là chứng viêm khớp mạn tính tuổi trẻ (trang 348). Xem chi tiết ở mục này trong phần Tìm hiểu bệnh trẻ em. Đưa trẻ đến gặp bác sĩ trong vòng 24 giờ. • Nếu trẻ đau ở nhiều khớp và có những vùng da màu hơi tím nổi lên ở tay, chân, có thể trẻ bị chứng ban xuất


CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ

457

huyết Henoch (trang 270). Xem chi tiết ở mục này trong phần Tìm hiểu bệnh trẻ em. Đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay. • Nếu trẻ đau ở nhiều khớp nhưng không có triệu chứng gì khác kèm theo, có thể trẻ bị một giai đoạn viêm khớp ngắn thường xuất hiện sau một lần nhiễm khuẩn nghiêm trọng, hoặc có thể là chứng viêm khớp mạn tính tuổi trẻ (trang 348). Xem chi tiết ở mục này trong phần Tìm hiểu bệnh trẻ em. Đưa trẻ đến gặp bác sĩ trong vòng 24 giờ.

7. CÁC VẤN ĐỀ VỀ TÓC VÀ DA ĐẦU Mặc dù các vấn đề về tóc và da đầu rất thường gặp ở mọi trẻ em, nhưng rất hiếm khi có thể là những vấn đề nghiêm trọng. Tình trạng bất thường của da hoặc sự nhiễm khuẩn, nhiễm ký sinh trùng là những nguyên nhân thường gặp nhất gây ra các vấn đề về tóc và da đầu, và việc kéo tóc quá mạnh hay buộc tóc ra sau đầu quá chặt là những nguyên nhân thường gặp nhất gây rụng tóc ở trẻ em. Chẩn đoán các triệu chứng

• Nếu trẻ dưới một tuổi có những vùng hói tóc trên đầu, thường là do sự cọ xát với giường nằm hay ghế ngồi... làm mất tóc. Những vùng hói này rất thường gặp và không có gì đáng lo ngại vì không bao lâu những sợi tóc mới khỏe mạnh hơn sẽ mọc ra để thay thế. Tuy nhiên, nếu trẻ đã bị hói hoặc có rất ít tóc, nên thường xuyên đội mũ bằng len hay vải mềm để bảo vệ không để ánh nắng trực tiếp chiếu vào cũng như giữ ấm cho trẻ trong thời tiết lạnh.


458

BỆNH TRẺ EM

• Nếu trẻ có những vùng hói trên đầu ở độ tuổi lớn hơn một tuổi, với vùng da nơi bị hói bình thường không có dấu hiệu gì khác lạ, đây có thể là một trường hợp hói đầu cục bộ chưa được biết nguyên nhân rõ ràng. Nếu vùng da chỗ hói có bong vảy và viêm tấy, có thể trẻ đã bị nấm tóc. Xem chi tiết ở mục Các trường hợp nhiễm nấm (trang 167) trong phần Tìm hiểu bệnh trẻ em. Trong cả hai trường hợp đều cần phải đưa trẻ đến bác sĩ để xác định. • Nếu da đầu có nhiều vảy trắng nhỏ bong ra nhìn thấy được, đây là trường hợp bị gàu trên đầu có thể do chứng Viêm da tăng tiết bã nhờn (trang 141). Xem chi tiết ở mục này trong phần Tìm hiểu bệnh trẻ em. Trường hợp này cũng có thể được xác định khi trẻ bị ngứa nhiều trên da đầu và giảm ngứa ngay sau khi được gội sạch trong vài ba ngày. Dùng dầu gội đặc chế trị gàu để gội đầu cho trẻ. Nếu triệu chứng không giảm nhẹ trong vòng 2 tuần, cần đưa trẻ đến bác sĩ. • Nếu trẻ ngứa nhiều trên da đầu và gội sạch nhiều lần vẫn không bớt ngứa, có thể trẻ bị chấy (trang 170) trên đầu. Xem chi tiết ở mục này trong phần Tìm hiểu bệnh trẻ em. Dùng dầu gội trị chấy (hay thuốc chấy) - được bán ở các quày dược phẩm - để gội đầu cho trẻ. Nếu trẻ dưới 2 tuổi hoặc có tiền sử dị ứng, cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi tiến hành điều trị. • Nếu trẻ có vẻ như ngày càng ít tóc hơn trong giai đoạn dưới một tuổi, điều này sẽ không đáng lo ngại vì không bao lâu sẽ chấm dứt khi những sợi tóc mới mọc lên khỏe mạnh hơn. Tuy nhiên, nên dùng mũ bằng len hay vải mềm để bảo vệ không để ánh nắng trực tiếp chiếu vào đầu cũng như giữ ấm đầu cho trẻ trong thời tiết lạnh.


CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ

459

Trẻ trên một tuổi có thể rụng tóc nhiều sau một cơn bệnh. Trong trường hợp này, tóc sẽ mọc lại bình thường sau vài ba tháng. Bạn cũng có thể đưa trẻ đến bác sĩ để xác định nếu cảm thấy lo lắng. Ngoài ra, rụng tóc cũng có thể là do phản ứng phụ của một loại thuốc điều trị nào đó. Trong trường hợp này, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ ngay để biết có nên thay đổi hoặc ngưng sử dụng loại thuốc đó hay không. • Rụng tóc nhiều cũng thường là do trẻ có thói quen nắm kéo tóc hoặc vặn xoắn những sợi tóc. Thói quen này của trẻ có thể là một biểu hiện bệnh lý. • Nếu các bé gái thích cột tóc về phía sau thành bím tóc quá chặt, điều này có thể gây thương tổn đến chân tóc và làm cho tóc rụng tạm thời. Cần giúp trẻ thay đổi thói quen hoặc cho trẻ cắt tóc ngắn. • Nếu có những vảy màu vàng cứng tróc ra trên da đầu, có thể trẻ bị chứng Viêm da tăng tiết bã nhờn (trang 141). Xem chi tiết ở các mục này trong phần Tìm hiểu bệnh trẻ em. Cần đưa trẻ đến bác sĩ. • Nếu bạn không thể xác định được gì qua các chỉ dẫn như trên, đưa trẻ đến bác sĩ.

8. CÁC ĐỐM ĐỎ VÀ VÙNG ĐỎ TRÊN DA (Với các vấn đề về da khác ở trẻ sơ sinh, xem mục 7, trang 417) Hầu hết các đốm đỏ và vùng da đỏ là phản ứng của cơ thể với sự nhiễm khuẩn tại chỗ hoặc toàn cơ thể, hoặc là dấu hiệu dị ứng. Những đốm đỏ và vùng da đỏ thường không có gì nghiêm trọng nếu như không có dấu hiệu bất ổn nào khác


460

BỆNH TRẺ EM

kèm theo. Tuy nhiên, nếu da trẻ ngứa nhiều hoặc đau, hoặc trẻ thấy rất khó chịu, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ. Những dấu hiệu nguy hiểm

Gọi bác sĩ ngay nếu thấy trẻ có bất cứ dấu hiệu nào trong số các dấu hiệu sau đây: • Sưng đỏ ở mặt hay ở miệng • Khó thở hoặc có tiếng khò khè khác thường • Khó nuốt khi ăn • Ngủ lơ mơ một cách khác thường Chẩn đoán các triệu chứng

• Nếu các đốm đỏ nổi thành từng vùng tập trung, mỗi đốm đỏ có một chỗ lõm ở giữa, không gây ngứa, có thể trẻ bị nhọt mềm lây lan (trang 166). Xem chi tiết ở các mục này trong phần Tìm hiểu bệnh trẻ em. Cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay. • Nếu các đốm đỏ có đọng mủ trắng bên trong, hoặc bong ra các vảy màu vàng, không ngứa, thường tập trung ở vùng mặt, trẻ có thể bị chốc lở (trang 162). Xem chi tiết ở mục này trong phần Tìm hiểu bệnh trẻ em. Cần đưa trẻ đến bác sĩ trong vòng 24 giờ. • Nếu có một hay nhiều vùng da chai cứng, không ngứa, có thể là những mụn cóc (trang 164). Xem chi tiết ở mục này trong phần Tìm hiểu bệnh trẻ em. Nếu mức độ phát triển của những mụn cóc làm bạn lo lắng, đưa trẻ đến gặp bác sĩ. • Nếu là một đốm đỏ không ngứa nhưng gây đau, thường là có phần giữa màu vàng, đây có thể là một cái nhọt (trang 160). Xem chi tiết ở mục này trong phần Tìm


CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ

461

hiểu bệnh trẻ em. Nếu nhọt gây đau nhiều, hoặc có nhiều nhọt, nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ. • Nếu những vùng nổi đỏ không gây ngứa xuất hiện khi trẻ đã đến tuổi dậy thì, với những đốm tròn bong vảy trên thân hình, phần trên của cánh tay và đùi, có thể trẻ bị chứng vảy nến tạp sắc (trang 147). Xem chi tiết ở mục này trong phần Tìm hiểu bệnh trẻ em. Đưa trẻ đến bác sĩ để được điều trị. • Cũng vào lúc trẻ bắt đầu đến tuổi dậy thì, rất thường gặp những vùng da có nhiều đốm đen nhỏ, hoặc đốm đen có điểm trắng ở giữa, hoặc hơi cứng và sưng lên từ dưới da, chủ yếu là trên khuôn mặt nhưng cũng có thể lan rộng ở các vùng cổ, vai, ngực, phần trên của cánh tay và sau lưng. Hiện tượng này được gọi là mụn (trang 136) ở tuổi dậy thì. Xem chi tiết ở mục này trong phần Tìm hiểu bệnh trẻ em. Mặc dù đây là hiện tượng thông thường rất phổ biến do sự thay đổi sinh lý của trẻ khi đến tuổi dậy thì, nhưng nếu phát triển quá nghiêm trọng cũng cần đưa trẻ đến bác sĩ. • Nếu vùng da đỏ không ngứa xuất hiện ngay sau khi trẻ được cho uống một loại thuốc nào đó, rất có thể trẻ bị dị ứng thuốc. Cần đưa trẻ đến bác sĩ ngay để xác định mức độ dị ứng và quyết định xem có nên tiếp tục dùng thuốc hay không. • Nếu những đốm đỏ nhỏ và có hình bầu dục xuất hiện trên thân hình, dọc theo các xương sườn, có thể gây ngứa hoặc không, có thể trẻ đã bị bệnh vảy phấn hồng (trang 145). Xem chi tiết ở các mục này trong phần Tìm hiểu bệnh trẻ em. Đưa trẻ đến bác sĩ. Trong thời gian chờ đợi có thể giúp trẻ bớt ngứa da theo các chỉ dẫn ở mục 7 - Các vấn đề về da ở trẻ sơ sinh (trang 417).


462

BỆNH TRẺ EM

• Nếu da nổi nhiều những đốm đỏ rất nhỏ và ngứa hoặc có một chất mủ trắng bên trong giộp ra, có thể trẻ bị chứng rôm sảy, một kiểu mẩn đỏ rất thường bị khi mồ hôi không được thoát hơi tốt trên bề mặt da. Dùng vải mềm thấm nước mát đắp lên chỗ ngứa thường xuyên để giảm ngứa. Không dùng xà phòng để rửa chỗ da ngứa. • Nếu những vùng đỏ gây ngứa nhiều và lan cả ra những chỗ da chung quanh, có thể trẻ đã bị ghẻ ngứa. Cần đưa trẻ đến bác sĩ để được điều trị sớm. • Nếu vùng da ngứa chỉ giới hạn theo những vùng mẩn đỏ, có vảy trắng nhỏ hoặc bong giộp thành mảng, xuất hiện chủ yếu ở vùng mặt và quanh các khớp xương, có thể trẻ đã bị bệnh chàm dị ứng (trang 150). Xem chi tiết ở mục này trong phần Tìm hiểu bệnh trẻ em. Nếu bệnh gây ngứa nhiều hoặc chảy nước ở các vùng da bị ngứa, nên đưa trẻ đến bác sĩ. Nếu vùng xuất hiện chủ yếu là trên đầu và tay chân, có thể trẻ đã bị nấm da. Xem chi tiết ở mục Các trường hợp nhiễm nấm (trang 167) trong phần Tìm hiểu bệnh trẻ em. Nên đưa trẻ đến bác sĩ. • Nếu vùng da ngứa hơi sưng lên, có màu đỏ tươi thành từng mảng, có thể trẻ đã bị chứng mày đay (trang 156). Xem chi tiết ở các mục này trong phần Tìm hiểu bệnh trẻ em. Nếu vùng da đỏ không mất đi sau 4 giờ đồng hồ, hoặc nếu có nhiều vùng da liên tục nổi đỏ, đưa trẻ đến bác sĩ. Có thể dùng khăn vải thấm nước mát đắp lên vùng da ngứa để giảm nhẹ, hoặc bôi thuốc đỏ lên. Nếu kèm theo đó da mặt hay miệng sưng phồng lên, có thể trẻ đã bị dị ứng vì một tác nhân nào đó (chẳng hạn như vết côn trùng cắn chích hay một loại thức ăn...) và có thể sẽ dẫn đến một trường hợp sốc phản vệ (trang 264).


CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ

463

Xem chi tiết ở mục này trong phần Tìm hiểu bệnh trẻ em. Bạn cần đưa trẻ đến ngay bệnh viện nào gần nhất. • Nếu da nổi đỏ và ngứa chỉ ở một vùng nhỏ và không có dấu hiệu gì khác, có thể đó chỉ là một vết cắn chích của côn trùng. Đắp khăn mát hay bôi thuốc đỏ lên để làm giảm ngứa. • Nếu bạn không thể xác định được gì qua các chỉ dân trên đây, đưa trẻ đến bác sĩ trong vòng 48 giờ đồng hồ.

9. NGỨA DA Ngứa da có thể xuất hiện khắp cơ thể hay chỉ ở một vùng khu biệt. Có thể có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ngứa da, từ những trường hợp dị ứng cho đến tác hại gây ra do các ký sinh trùng. Ngứa da có thể phát triển đến mức độ rất khó chịu và việc gãi da có thể dẫn đến nhiễm trùng. Vì thế, việc điều trị nhanh chóng bất cứ nguyên nhân gây ngứa nào cũng đều là cần thiết. Chẩn đoán các triệu chứng

• Nếu chỗ da ngứa nổi mẩn đỏ, xem ở mục 23 ­- Đốm đỏ và vùng đỏ trên da (trang 459). • Nếu chỗ da ngứa nằm ở các kẽ ngón chân hay dưới lòng bàn chân, có thể trẻ bị nấm bàn chân. Xem chi tiết ở mục Các trường hợp nhiễm nấm (trang 167) trong phần Tìm hiểu bệnh trẻ em. • Nếu chỗ da ngứa nằm ở hậu môn, có thể trẻ bị nhiễm giun kim (trang 202) . Xem chi tiết ở mục này trong phần Tìm hiểu bệnh trẻ em. • Nếu chỗ da ngứa nằm trên đầu, xem ở mục 25 -Các vấn đề về tóc và da đầu (trang 457).


464

BỆNH TRẺ EM

• Nếu chỗ da ngứa nằm ở vùng quanh bộ phận sinh dục của bé gái, xem ở mục Các vấn đề ở bộ phận sinh dục nữ (trang 445). • Nếu chỗ ngứa là một vùng da rộng, xuất hiện sau khi trẻ mặc quần áo bằng len hay hàng vải tổng hợp, có thể là do trẻ có làn da quá nhạy cảm với các loại vải này. Cần sử dụng loại bột giặt đặc biệt dành cho những người có làn da nhạy cảm, và chú ý mặc lót quần áo bằng vải cotton trước khi mặc các loại quần áo khác bên ngoài. • Nếu các vùng da ngứa kèm theo những đường xám nhỏ nhìn thấy giữa các kẽ ngón tay, ngón chân, cổ tay, lòng bàn tay hay lòng bàn chân, có thể trẻ đã bị chứng ghẻ ngứa (trang 148). Xem chi tiết ở mục này trong phần Tìm hiểu bệnh trẻ em. Cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ để điều trị sớm. • Nếu bạn không thể xác định được gì qua các chỉ dẫn như trên, đưa trẻ đến bác sĩ trong vòng 48 giờ đồng hồ.

10. NHỮNG CHỖ SƯNG PHỒNG Những chỗ sưng phồng xuất hiện ở bên trên, hoặc ngay bên dưới bề mặt của da. Những chỗ sưng phồng có thể là các hạch bạch huyết sưng lên để chống lại sự nhiễm khuẩn ở một phần gần đó của cơ thể. Các vết thương, vết cắn, chích cũng gây ra những chỗ sưng phồng. Một chỗ sưng phồng gây đau đớn kéo dài cần được đưa đến bác sĩ để xem xét. Chẩn đoán các triệu chứng • Nếu chỗ sưng có màu đỏ và gây đau, có thể đó là một cái nhọt hay chỗ áp-xe. Xem chi tiết ở mục Nhọt (trang


CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ

465

160) trong phần Tìm hiểu bệnh trẻ em. Nếu chỗ sưng quá lớn hoặc rất đau, cần đưa trẻ đến bác sĩ. • Nếu chỗ sưng hơi cao hơn mặt da và có màu đỏ nhạt, có thể là do vết chích của côn trùng, chẳng hạn như ong chích. Xem chi tiết ở mục Vết côn trùng cắn chích (trang 154) trong phần Tìm hiểu bệnh trẻ em. Nếu bạn có thể nhìn thấy được, hãy dùng một cái nhíp nhỏ hoặc móng tay để lấy kim chích nơi chỗ sưng ra. Dùng một miếng gạc thấm nước mát đắp lên chỗ sưng để làm giảm đau. Mặc dù vấn đề thường không có gì nghiêm trọng, nhưng nếu trước đây trẻ đã từng dị ứng với các vết chích của côn trùng, hoặc nếu trẻ có một trong các dấu hiệu bị sốc phản vệ (trang 264), cần gọi xe cấp cứu ngay hoặc đưa trẻ đến bệnh viện gần nhất. • Nếu chỗ sưng mềm nằm dưới háng hay nơi rốn của trẻ, có thể đây là một trường hợp thoát vị bẹn hay thoát vị rốn. Xem chi tiết ở mục Thoát vị (trang 228) trong phần Tìm hiểu bệnh trẻ em. Đưa trẻ đến bác sĩ trong vòng 24 giờ để xác định. • Nếu chỗ sưng mềm nằm gần một chỗ da bị trầy xước hoặc một vết cắt có nhiễm khuẩn, đó có thể là một hạch bạch huyết xuất hiện trong quá trình cơ thể cố gắng chống lại sự nhiễm khuẩn. Nếu vết sưng hay chỗ đau kéo dài hơn một tuần, cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ. • Nếu chỗ sưng mềm lớn nằm trên đầu, xuất hiện sau một sự va đập, có thể là trẻ đã bị chấn thương đầu (trang 281). Xem chi tiết ở mục này trong phần Tìm hiểu bệnh trẻ em. Đưa trẻ đến bác sĩ ngay.


466

BỆNH TRẺ EM

• Nếu chỗ sưng nằm phía sau cổ, có khả năng trẻ bị chàm dị ứng (trang 150), hoặc một dạng nhiễm khuẩn, chẳng hạn như rubella (trang 183). Xem chi tiết ở các mục này trong phần Tìm hiểu bệnh trẻ em. • Nếu chỗ sưng nằm một bên cổ kèm theo đau họng và trẻ không chịu ăn uống, có thể trẻ đã bị viêm amiđan. Xem chi tiết ở mục Viêm hầu và viêm amiđan (trang 252) trong phần Tìm hiểu bệnh trẻ em. Nếu trẻ không thuyên giảm trong vòng 24 giờ, tham khảo ý kiến bác sĩ ngay. Trong khi chờ đợi, có thể giúp trẻ giảm đau họng theo các chỉ dẫn ở mục 13 - Đau họng (trang 475). • Nếu chỗ sưng nằm một bên cổ kèm theo đau tai, có thể trẻ đã bị viêm tai giữa (trang 103). Xem chi tiết ở mục này trong phần Tìm hiểu bệnh trẻ em. Đưa trẻ đến bác sĩ trong vòng 24 giờ. Trong khi chờ đợi, giúp trẻ giảm đau tai theo các chỉ dẫn ở mục 33 - Đau tai (trang 488). • Nếu chỗ sưng nằm ở vị trí giữa tai và cằm (phía trước và bên dưới tai), có thể trẻ mắc bệnh quai bị (trang 176). Xem chi tiết ở mục này trong phần Tìm hiểu bệnh trẻ em. Đưa trẻ đến bác sĩ để xác định. • Nếu chỗ sưng nằm ở cổ, dưới nách hay dưới háng, có thể trẻ đã bị chứng nhiễm khuẩn tăng bạch cầu đơn nhân (trang 195). Xem chi tiết ở mục này trong phần Tìm hiểu bệnh trẻ em. Đưa trẻ đến bác sĩ để xác định. • Nếu mắt cá sưng phồng lên, có thể trẻ bị bong gân hoặc căng cơ quá mức (trang 327). Xem chi tiết ở mục này trong phần Tìm hiểu bệnh trẻ em. Nếu chỗ sưng rất đau hoặc không có dấu hiệu thuyên giảm sau 24 giờ, đưa trẻ đến bác sĩ. Trong hầu hết các trường hợp có thể


CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ

467

tự chăm sóc tại nhà theo các chỉ dẫn ở phần Xử lý các trường hợp bong gân hoặc căng cơ quá mức, trong mục 4 - Những chỗ đau ở tay chân (trang 449). • Nếu bàn chân sưng phồng, xem ở mục 5 - Các vấn đề về bàn chân (trang 452). • Nếu bìu dái hoặc dương vật sưng phồng, xem ở mục Các vấn đề về cơ quan sinh dục nam (trang 444). • Nếu bạn không xác định được chỗ sưng của trẻ rơi vào bất cứ trường hợp nào trong các trường hợp đã kể trên, tham khảo ý kiến bác sĩ trong vòng 48 giờ.

11. PHÁT BAN CÓ SỐT Khi trẻ nổi ban đỏ có kèm theo nhiệt độ cao từ 380C trở lên thường là dấu hiệu của một bệnh nhiễm khuẩn. Phần lớn các bệnh loại này gây ra do các loại vi-rút và nói chung có thể nhanh chóng qua đi mà không cần có sự điều trị đặc biệt nào. Tuy nhiên, bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ trong việc chẩn đoán. Dù là do bất cứ nguyên nhân nào, trong thời gian chờ đợi bạn đều có thể giúp trẻ hạ sốt theo các chỉ dẫn ở mục 6 - Sốt ở trẻ sơ sinh (trang 413). Các dạng ban đỏ trên da thường có dạng khác nhau. Tuy nhiên, dạng ban đỏ cũng thường thay đổi tùy theo mức độ nghiêm trọng của căn bệnh và tùy theo màu da của trẻ, vì thế sự chẩn đoán chính xác bao giờ cũng phải nhờ vào một bác sĩ. Trong trường hợp dạng ban đỏ tương tự như dạng ban đỏ viêm màng não, nhất thiết phải cho trẻ đến bệnh viện ngay.


468

BỆNH TRẺ EM

Những dấu hiệu nguy hiểm

Gọi bác sĩ ngay nếu thấy trẻ có bất cứ dấu hiệu nào trong số các dấu hiệu sau đây trong hoặc sau khi trải qua một bệnh nhiễm khuẩn có vẻ như thông thường: • Ngủ mê một cách khác thường hoặc ủ rũ, yếu ớt • Động kinh, co giật • Sốt cao từ 400C trở lên • Thở nhanh khác thường • Khó thở hoặc có tiếng khò khè khác thường • Đau đầu nhiều và kéo dài • Không chịu uống nước trong hơn 6 giờ liền Chẩn đoán các triệu chứng

• Nếu trẻ có những đốm màu phẳng trên da, khi ấn vào vẫn không mất đi, đó là dấu hiệu nhiễm khuẩn máu do vi khuẩn gây viêm màng não (trang 293). Xem chi tiết ở mục này trong phần Tìm hiểu bệnh trẻ em. Đưa trẻ đi cấp cứu ngay. • Nếu trẻ có các triệu chứng như chảy mũi nước, ho, hoặc đỏ mắt trước khi nổi các mảng da phồng đỏ, hoặc nhiều đốm nhỏ màu đỏ nhưng khi ấn vào chuyển sang màu trắng, trẻ có thể đã mắc bệnh sởi (trang 178) hoặc bệnh Kawasaki (trang 198). Xem chi tiết ở các mục này trong phần Tìm hiểu bệnh trẻ em. Bạn cần đưa trẻ đến bác sĩ trong vòng 24 giờ. Nếu trẻ có sốt cao, giúp trẻ giảm bớt thân nhiệt theo các chỉ dẫn ở mục 6 - Sốt ở trẻ sơ sinh (trang 413). • Nếu da trẻ có biểu hiện tương tự như trên, nhưng các triệu chứng trước đó là đau họng hoặc nôn mửa, có thể


CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ

469

trẻ đã bị bệnh ban đỏ (trang 185) . Xem chi tiết ở mục này trong phần Tìm hiểu bệnh trẻ em. Bạn cần đưa trẻ đến bác sĩ trong vòng 24 giờ. Nếu trẻ có sốt cao, giúp trẻ giảm bớt thân nhiệt theo các chỉ dẫn ở mục 6 - Sốt ở trẻ sơ sinh (trang 413), và giúp trẻ bớt đau họng theo chỉ dẫn ở mục 13 - Đau họng (trang 475). • Nếu sau khi trẻ uống một loại thuốc nào đó và nổi lên các mảng da phồng đỏ, hoặc có nhiều đốm nhỏ màu đỏ nhưng khi ấn vào chuyển sang màu trắng, có thể đó là dấu hiệu dị ứng với thuốc. Bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ ngay để có các biện pháp kịp thời và quyết định việc có nên ngưng dùng loại thuốc đó hay không. Xem chi tiết ở mục Dị ứng (trang 256) trong phần Tìm hiểu bệnh trẻ em. Giảm bớt thân nhiệt cho trẻ theo các chỉ dẫn ở mục 6 - Sốt ở trẻ sơ sinh (trang 413). • Nếu trẻ có những mảng da ngứa và giộp ra, khô thành vảy trắng, rất có thể trẻ bị bệnh thủy đậu (trang 180). Xem chi tiết ở mục này trong phần Tìm hiểu bệnh trẻ em. Nếu có dấu hiệu nhiễm trùng ở các vùng da ngứa, cần đưa trẻ đến bác sĩ. Nếu trẻ có sốt, làm giảm bớt thân nhiệt theo các chỉ dẫn ở mục 6 - Sốt ở trẻ sơ sinh (trang 413). • Nếu có những đốm phẳng đỏ nổi nhiều trên da bắt đầu từ trên mặt và phần thân trên, kèm theo sốt cao trên 38,50C kéo dài 3 đến 4 ngày, có thể trẻ bị bệnh ban đào (trang 187). Xem chi tiết ở mục này trong phần Tìm hiểu bệnh trẻ em. Nếu trẻ sốt quá cao hoặc tình trạng kéo dài của trẻ làm cho bạn lo lắng nhiều, hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ. Trong khi chờ đợi, có thể làm giảm bớt thân nhiệt theo các chỉ dẫn ở mục 6 - Sốt ở trẻ


470

BỆNH TRẺ EM

sơ sinh (trang 413). Nếu có sốt không cao lắm, nghĩa là thân nhiệt của trẻ ở dưới mức 38,50C, có thể trẻ bị bệnh rubella (trang 183). Xem chi tiết ở mục này trong phần Tìm hiểu bệnh trẻ em. Cần đưa trẻ đến bác sĩ. Cũng có thể giúp trẻ giảm bớt thân nhiệt theo các chỉ dẫn ở mục 6 - Sốt ở trẻ sơ sinh (trang 413). • Nếu những mảng da có đốm nhỏ màu hồng nhạt nổi rất nhiều ở hai bên má, có thể trẻ bị bệnh ban đỏ nhiễm khuẩn (trang 185). Xem chi tiết ở mục này trong phần Tìm hiểu bệnh trẻ em. Nếu tình trạng kéo dài của trẻ làm cho bạn lo lắng nhiều, hoặc trẻ đang có bệnh thiếu máu hồng cầu liềm (trang 386) cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ. Giúp trẻ giảm bớt thân nhiệt theo các chỉ dẫn ở mục 6 - Sốt ở trẻ sơ sinh (trang 413). • Nếu bạn không thể xác định được gì qua các chỉ dẫn như trên, đưa trẻ đến gặp bác sĩ trong vòng 24 giờ.

12. HO Đối với trẻ còn rất nhỏ, ho là triệu chứng rất hiếm gặp và có thể là biểu hiện nhiễm trùng phổi nghiêm trọng. Tuy nhiên, với trẻ lớn hơn, ho thường gây ra do một nhiễm trùng nhẹ ở đường hô hấp, chẳng hạn như khi cảm lạnh. Tuy nhiên, một cơn ho đột ngột ở bất cứ đứa trẻ đang khỏe mạnh nào cũng có thể là nghiêm trọng, vì rất có thể bị gây ra do một sự tắt nghẽn trong đường hô hấp. Những dấu hiệu nguy hiểm

Đưa trẻ đi cấp cứu ngay nếu có một trong các dấu hiệu sau đây: • Môi hoặc lưỡi có màu hơi xanh


CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ

471

• Ngủ lơ mơ một cách khác thường • Không thể nói được hoặc phát âm khác thường Đưa trẻ đến bác sĩ ngay nếu thấy vùng da giữa các xương sườn bị lõm sâu khi trẻ thở vào. Chẩn đoán các triệu chứng

• Nếu trẻ dưới một tuổi, ho có thể là do cảm lạnh (trang 237), hoặc hiếm gặp hơn là do viêm tiểu phế quản (trang 244) hay viêm phổi (trang 240). Xem chi tiết ở các mục này trong phần Tìm hiểu bệnh trẻ em. Giúp trẻ giảm ho theo các chỉ dẫn ở cuối mục này. Nếu trẻ không được khỏe hoặc sự khó thở trở nên trầm trọng hơn, đưa trẻ đến bác sĩ ngay. • Nếu trẻ trên một tuổi và ho có kèm theo các dấu hiệu như thở nhanh khác thường hoặc thở rít, khò khè, xem ở mục 20 - Các vấn đề về hơi thở (trang 493). • Nếu cơn ho của trẻ xảy ra bất kỳ lúc nào trong ngày và có sốt (thân nhiệt cao hơn 380C), có thể trẻ bị cảm lạnh (trang 237) hoặc cúm (trang 235). Xem chi tiết ở các mục này trong phần Tìm hiểu bệnh trẻ em. Nhưng nếu kèm theo đó còn có những vùng da nổi mẩn đỏ, hoặc gần đây trẻ có tiếp xúc với người bệnh sởi, rất có thể trẻ đã bị bệnh sởi (trang 178). Xem chi tiết ở mục này trong phần Tìm hiểu bệnh trẻ em. Đưa trẻ đến bác sĩ trong vòng 24 giờ. Có thể giúp trẻ giảm sốt theo các chỉ dẫn ở mục 6 - Sốt ở trẻ sơ sinh (trang 413). Nếu trẻ ngày càng khó thở hơn, đưa trẻ đến bác sĩ ngay. Cũng có thể giúp trẻ giảm ho theo các chỉ dẫn ở cuối mục này. • Nếu những cơn ho của trẻ chủ yếu xảy ra về đêm, đôi khi có thể có sốt (thân nhiệt trên 380C) hoặc không có sốt,


472

BỆNH TRẺ EM

có thể trẻ bị ho gà (trang 172) hay hen (suyễn) (trang 260). Đưa trẻ đến bác sĩ trong vòng 24 giờ. Giúp trẻ giảm ho theo các chỉ dẫn ở cuối mục này. • Nếu trẻ ho thành cơn vào bất kỳ lúc nào trong ngày và chấm dứt cơn ho với những tiếng ho khục khặc nhỏ hơn, hoặc kèm theo ho có nôn mửa, cũng có thể trẻ bị ho gà (trang 172) hay hen (suyễn) (trang 260). Đưa trẻ đến bác sĩ trong vòng 24 giờ. Giúp trẻ giảm ho theo các chỉ dẫn ở cuối mục này. • Nếu những cơn ho bắt đầu trong khoảng 2 ngày gần đây, kèm theo các triệu chứng như nghẹt mũi, chảy mũi nước, có thể trẻ bị cảm lạnh (trang 237). Xem chi tiết ở mục này trong phần Tìm hiểu bệnh trẻ em. Giúp trẻ giảm ho theo các chỉ dẫn ở cuối mục này. Nếu trẻ cảm thấy rất khó chịu, tham khảo ý kiến của bác sĩ. Nếu những cơn ho của trẻ không có bất cứ triệu chứng nào khác kèm theo, có thể trẻ ho do có dị vật nằm cản trong đường thở. Đưa trẻ đến bác sĩ ngay để xác định. Nếu trẻ có dấu hiệu ngạt thở, thực hiện ngay các biện pháp như được chỉ dẫn trong mục Đường thở bị ngạt (trang 527) ở phần Các biện pháp sơ cấp cứu. • Nếu những cơn ho đã kéo dài hơn 1 ngày kèm theo chảy mũi nước thường xuyên, có thể đây là một trường hợp cảm lạnh (trang 237) kéo dài hoặc tái phát. Xem chi tiết ở mục này trong phần Tìm hiểu bệnh trẻ em. Giúp trẻ giảm ho theo các chỉ dẫn ở cuối mục này. Nếu trẻ cảm thấy rất khó chịu hoặc ho quá nhiều, tham khảo ý kiến của bác sĩ. Nếu kèm theo có các triệu chứng như nói giọng mũi hoặc thường xuyên nhiễm trùng tai, có thể trẻ bị sưng hạch V.A. hay còn gọi là sùi vòm họng (trang


CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ

473

254). Xem chi tiết ở mục này trong phần Tìm hiểu bệnh trẻ em. Cần đưa trẻ đến bác sĩ. Nếu nhiễm trùng tai gây đau, làm giảm đau cho trẻ theo các chỉ dẫn ở mục 18 - Đau tai hoặc ngứa tai (trang 488). • Nếu ho kéo dài không có triệu chứng nào khác và trước đó trẻ đã bị ho gà (trang 172), đây là trường hợp kéo dài của bệnh. Xem chi tiết ở mục này trong phần Tìm hiểu bệnh trẻ em. Nếu thời gian kéo dài quá 3 tháng, hoặc trẻ cảm thấy rất mỏi mệt, nên đưa trẻ đến bác sĩ. • Nếu ho kéo dài và trẻ đã từng bị hen (suyễn) trước đó, những cơn ho có thể là do hen (suyễn) (trang 260). Xem chi tiết ở mục này trong phần Tìm hiểu bệnh trẻ em. Nếu tình trạng của trẻ không tốt hơn trong vòng 24 giờ, cần tham khảo ý kiến bác sĩ. Cần theo dõi để đảm bảo trẻ dùng thuốc hen suyễn đúng theo chỉ dẫn. Giúp trẻ dễ thở hơn theo chỉ dẫn ở mục 26 - Các vấn đề về hơi thở (trang 493). Giúp trẻ giảm ho theo các chỉ dẫn ở cuối mục này. • Những cơn ho kéo dài không rõ nguyên nhân của trẻ cũng có thể là do khói thuốc lá gây ra. Nếu trong nhà có người hút thuốc lá, hoặc cũng có thể chính trẻ đã tìm cách lén hút thuốc, sẽ là những nguyên nhân gây ho mà bạn đã không lưu ý đến. • Nếu bạn vẫn không thể xác định được gì qua các chỉ dẫn nêu trên, đưa trẻ đến bác sĩ trong vòng 48 giờ. Kiểm tra nhịp thở

Nếu nhịp thở của trẻ nhanh hơn thông thường, có thể đã có vấn đề cần can thiệp y khoa. Để kiểm tra nhịp thở của trẻ, đặt trẻ nằm nghỉ ngơi một lúc rồi bắt đầu đếm số lần


474

BỆNH TRẺ EM

thở trong một phút và so sánh với nhịp thở bình thường như trong bảng sau đây: Độ tuổi

Nhịp thở bình thường

Dưới 2 tháng tuổi

Dưới 60 lần/phút

Từ 2 đến 11 tháng tuổi

Dưới 50 lần/phút

Từ 1 đến 5 tuổi

Dưới 40 lần/phút

Trên 5 tuổi

Dưới 30 lần/phút

Khi trẻ lớn dần lên, các cơ quan hô hấp hoàn chỉnh dần và nhịp thở trong điều kiện bình thường giảm dần đi - nhịp thở lúc nghỉ ngơi, không phải lúc trẻ chạy chơi hay đang khóc. Như đã thấy trong bảng trên, nhịp thở của trẻ sơ sinh nhanh hơn nhiều so với nhịp thở của một đứa bé 5 tuổi hoặc lớn hơn. Làm giảm một cơn ho Những biện pháp sau đây có thể giúp giảm nhẹ một cơn ho cho trẻ: • Cho trẻ uống một ít nước có tác dụng làm dịu, chẳng hạn như nước ấm pha mật ong (nhưng không được dùng mật ong cho trẻ dưới một tuổi) và thêm nhiều nước ấm hoặc nước mát.

• Làm ẩm không khí trong phòng hơn bằng cách treo một cái khăn ướt gần lò sưởi hoặc một biện pháp khác tương tự. • Giữ nhiệt độ trong phòng đừng quá cao - nếu cần đưa trẻ đến nơi thoáng mát hơn - vì nhiệt độ cao làm khô không khí và có thể làm cơn ho trầm trọng hơn. Đặt trẻ ngồi trong lòng, hơi dựa về phía trước và vỗ vào lưng trẻ để giúp trẻ đưa ra những đờm dãi trong đường thở.


CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ

475

13. ĐAU HỌNG Hầu hết các trường hợp đau họng ở trẻ em thường gây ra do nhiễm trùng nhẹ và sẽ nhanh chóng qua đi mà không cần phải điều trị. Tuy nhiên, thỉnh thoảng cũng có trường hợp đau họng là dấu hiệu của một bất ổn nghiêm trọng, chẳng hạn như trường hợp viêm amiđan. Với trẻ còn rất nhỏ, việc không chịu ăn uống có thể là dấu hiệu của một trường hợp đau họng. Chẩn đoán các triệu chứng

• Nếu trẻ đau họng kèm theo sốt cao hoặc tỏ ra mệt mỏi, có nôn mửa hoặc hoặc nổi ban đỏ, hoặc nhìn vào miệng thấy lưỡi và bên trong họng đỏ tươi khác thường, có thể trẻ đã bị bệnh ban đỏ (trang 185). Xem chi tiết ở mục này trong phần Tìm hiểu bệnh trẻ em. Cần đưa trẻ đến bác sĩ trong vòng 24 giờ. Trong thời gian chờ đợi có thể giúp trẻ giảm sốt theo các chỉ dẫn ở mục 6 - Sốt ở trẻ sơ sinh (trang 413). • Nếu trẻ đau họng kèm theo sốt cao hoặc tỏ ra mệt mỏi, và cảm thấy đau khi nuốt thức ăn, hoặc thấy trẻ không chịu ăn thức ăn đặc (chỉ uống nước), có thể trẻ đã bị viêm amiđan. Xem chi tiết ở mục Viêm hầu và viêm amiđan (trang 252) trong phần Tìm hiểu bệnh trẻ em. Theo dõi trẻ trong vòng 24 giờ, nếu không thấy thuyên giảm cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ. Trong thời gian chờ đợi có thể giúp trẻ giảm sốt theo các chỉ dẫn ở mục 6 - Sốt ở trẻ sơ sinh (trang 413). • Nếu trẻ đau họng kèm theo chảy mũi nước hoặc hắt hơi và ho, có thể đau họng là do cảm lạnh (trang 237) hoặc viêm mũi dị ứng (trang 258). Xem chi tiết ở các mục này trong phần Tìm hiểu bệnh trẻ em. Theo dõi trẻ trong


476

BỆNH TRẺ EM

vòng một tuần, nếu các triệu chứng không mất đi, cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ. Nếu trẻ ho nhiều, có thể giúp giảm ho theo các chỉ dẫn ở mục 12 - Ho (trang 470). • Nếu trẻ đau họng không kèm theo bất cứ triệu chứng nào khác, đây có thể là một trường hợp nhiễm trùng nhẹ hoặc bị kích thích bởi một tác nhân nào đó. Có thể giúp trẻ bớt đau họng theo các chỉ dẫn ngay dưới đây. Theo dõi trong vòng 48 giờ, nếu đau họng không giảm nhẹ hoặc mất đi, cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ. Giúp trẻ giảm bớt đau họng

Những biện pháp sau đây có thể giúp trẻ giảm bớt sự khó chịu khi đang bị đau họng: • Cho trẻ uống nhiều nước mát, nhưng tránh các loại thức uống có ga và có độ acid, cũng có thể cho trẻ ăn nhiều kem hay thạch trái cây tùy thích. • Cho trẻ uống paracetamol dạng lỏng theo chỉ dẫn của y bác sĩ. • Nếu trẻ đủ lớn để biết nuốt viên thuốc, cho trẻ uống thuốc đau họng loại viên hình thoi. Trẻ còn nhỏ không nên dùng vì chúng có thể sẽ nhai viên thuốc thay vì nuốt vào. • Nếu trẻ được 8 tuổi trở lên, có thể cho trẻ súc miệng bằng một loại nước khử trùng. Cho trẻ uống nhiều nước mát không có độ acid, chẳng hạn như sữa, có thể sẽ giúp trẻ thấy dễ chịu hơn. Dùng một ống hút để giúp trẻ dễ uống hơn.


CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ

477

14. NGỦ MÊ KHÁC THƯỜNG HOẶC MÊ SẢNG Ngủ mê khác thường có thể chỉ là do trẻ thiếu ngủ nhiều, hoặc do một trường hợp bệnh nhẹ, nhưng cũng có thể là dấu hiệu của bệnh nghiêm trọng, chẳng hạn như viêm màng não (trang 293). Mê sảng - bao gồm các dấu hiệu như mê man hoặc bồn chồn khó chịu, nói ra những lời vô nghĩa - bao giờ cũng là một triệu chứng nguy hiểm nghiêm trọng cần phải có sự quan tâm can thiệp y khoa ngay tức khắc. Các dấu hiệu nguy hiểm

Đưa trẻ đi cấp cứu ngay nếu có bất cứ một trong các dấu hiệu nào sau đây: • Trẻ hôn mê kéo dài khoảng 3 phút hoặc lâu hơn • Mất phản xạ tự nhiên hoặc ngủ mê khó gọi dậy • Có máu hoặc chất lỏng chảy ra từ mũi hoặc lỗ tai • Thở không đều, quá chậm hoặc quá nhanh Chẩn đoán các triệu chứng

• Nếu trẻ có dấu hiệu ngủ mê hay mê sảng sau một trường hợp chấn thương đầu (trang 281), chẳng hạn tai nạn hay té ngã, cần đưa trẻ đi cấp cứu ngay. Trong thời gian chờ đợi, không cho trẻ ăn uống bất cứ món gì. • Nếu trẻ có khả năng đã nuốt phải một loại chất độc, chẳng hạn như thuốc thảo mộc, nấm độc, chất tẩy rửa, cồn... có thể triệu chứng ngủ mê hay mê sảng của trẻ là do chất độc này. Cần đưa trẻ đi cấp cứu ngay. Các biện pháp cần thực hiện ngay trong trường hợp này được chỉ dẫn ở phần Các biện pháp sơ cấp cứu - Nuốt phải chất độc (trang 515).


478

BỆNH TRẺ EM

• Nếu trẻ ngủ mê hay mê sảng kèm theo sốt cao, có thể là dấu hiệu của một trường hợp viêm nhiễm, nhất là viêm màng não (trang 293). Xem chi tiết ở mục này trong phần Tìm hiểu bệnh trẻ em. Các trường hợp nhiễm trùng ở gan, thận cũng có thể gây ra ngủ mê hoặc mê sảng, nhất là khi trẻ sốt quá cao, trên 390C. Đưa trẻ đến bác sĩ ngay. Trong khi chờ đợi, giúp trẻ giảm bớt thân nhiệt theo các chỉ dẫn ở mục 6 - Sốt ở trẻ sơ sinh (trang 413). • Nếu trẻ ngủ mê hay mê sảng kèm theo tiêu chảy và có hoặc không có nôn mửa, có thể trẻ đã rơi vào tình trạng mất nước do nơi viêm dạ dày và ruột (trang 212). Xem chi tiết ở mục này trong phần Tìm hiểu bệnh trẻ em. Đưa trẻ đến bác sĩ ngay. Trong thời gian chờ đợi, chống mất nước cho trẻ bằng các biện pháp được chỉ dẫn ở mục Tiêu chảy ở trẻ sơ sinh (trang 407), và mục Tiêu chảy ở trẻ em (trang 427). • Nếu trẻ ngủ mê hay mê sảng kèm theo một trong các dấu hiệu như đau đầu, mửa không kèm theo tiêu chảy, cứng cổ, nổi những đốm đỏ trên da mà khi ấn vào vẫn không mất màu, rất có thể trẻ đã bị viêm màng não (trang 239). Xem chi tiết ở mục này trong phần Tìm hiểu bệnh trẻ em. Cần đưa trẻ đi cấp cứu ngay. • Nếu trẻ ngủ mê hay mê sảng kèm theo khát, uống nước rất nhiều và đi tiểu nhiều, hoặc trẻ bị sút cân và có dấu hiệu mệt mỏi vô cớ trong một hai tuần vừa qua, có thể trẻ bị chứng đái tháo đường (trang 378). Xem chi tiết ở mục này trong phần Tìm hiểu bệnh trẻ em. Cần đưa trẻ đến bác sĩ ngay. • Nếu trẻ ngủ mê hay mê sảng sau khi dùng một loại thuốc nào đó, có thể đây là do tác dụng của thuốc. Một


CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ

479

số loại thuốc, chẳng hạn như thuốc kháng histamine được dùng để chống dị ứng, có thể gây ra mê sảng hoặc làm cho trẻ ngủ nhiều. • Nếu trẻ ở độ tuổi thiếu niên ngủ mê hay mê sảng kèm theo các triệu chứng như khát nước nhiều nhưng đi tiểu bình thường, mắt đỏ, biếng ăn, tâm trạng thay đổi thất thường, có thể trẻ đang sử dụng một loại thuốc hay hóa chất lạ nào đó. Trong nhiều trường hợp có thể là rượu, thuốc lá, các dung môi có mùi thơm, thuốc bằng cây gai dầu, thuốc kích thích... Cần đưa trẻ đến bác sĩ ngay. • Nếu bạn không thể xác định được gì qua các chỉ dẫn trên, cần đưa trẻ đến bác sĩ ngay.

15. CHÓNG MẶT, NGẤT XỈU VÀ CO GIẬT Chóng mặt là trạng thái tự nhiên cảm thấy quay cuồng, có thể kèm theo sau đó là ngất xỉu hoặc đau đầu nhẹ. Ngất xỉu là một trường hợp tạm thời bị mất hẳn ý thức trong một thời gian ngắn, gây ra do một sự giảm mạnh huyết áp. Cơn co giật cũng có thể liên quan đến trạng thái mất ý thức, nhưng nguyên nhân gây ra là do hoạt động bất bình thường của các tín hiệu thần kinh trong bộ não. Các dấu hiệu nguy hiểm

Gọi xe cấp cứu ngay lập tức nếu trẻ bị ngất xỉu kèm theo bất cứ một trong các dấu hiệu nào sau đây: • Trẻ không hồi tỉnh lại trong vòng 3 phút • Hơi thở ngày càng chậm hơn • Hơi thở không bình thường hoặc có âm thanh lạ


480

BỆNH TRẺ EM

Chẩn đoán các triệu chứng

• Nếu trẻ đang điều trị bệnh đái tháo đường, ngất xỉu có thể sẽ kèm theo co giật ở tay chân hoặc trên vùng da mặt, hoặc tiểu tiện trong khi ngất xỉu, hoặc cắn vào lưỡi gây chảy máu. Chẩn đoán trong trường hợp này là mức đường máu xuống quá thấp. Đôi khi sẽ có kèm theo co giật nhiều. Cần đưa trẻ đi cấp cứu ngay, trong thời gian chờ đợi dùng ngay thuốc chích để tăng mức đường máu. Xem chi tiết ở mục Đái tháo đường (trang 378) trong phần Tìm hiểu bệnh trẻ em. • Nếu trẻ không có bệnh đái tháo đường, ngất xỉu có nhiều khả năng do huyết áp sụt giảm mạnh. Nguyên nhân gây sụt giảm huyết áp có thể là một cảm xúc rất mạnh hoặc sự lo lắng quá độ. Ngất xỉu cũng có thể gây ra khi đường máu xuống thấp do trẻ quá đói. Một nguyên nhân khác nữa làm trẻ ngất xỉu có thể là do phải ở giữa nơi đông người và không thoáng khí trong một thời gian quá lâu. Những trường hợp này nếu chỉ xảy ra một vài lần sẽ không đáng ngại, nhưng nếu trẻ bị ngất xỉu rất thường xuyên, cần đưa trẻ đến bác sĩ để kiểm tra các nguyên nhân khác. Trong khi trẻ ngất xỉu, những hướng dẫn ở cuối mục này có thể sẽ giúp trẻ tạm thời cảm thấy dễ chịu hơn. • Đường máu xuống thấp cũng có thể làm cho trẻ thấy chóng mặt, đứng không vững nhưng không đến mức ngất xỉu. Các triệu chứng khác đi kèm có thể là nôn ói và mệt rũ rượi, da mặt có thể biến sắc, chuyển sang màu tái nhợt. Nếu các triệu chứng này kéo dài quá 30 phút không có dấu hiệu hồi phục, cần đưa trẻ đến bác


CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ

481

sĩ. Trong thời gian chờ đợi, những hướng dẫn ở cuối mục này có thể sẽ giúp trẻ tạm thời cảm thấy dễ chịu hơn. • Nếu trẻ bị ngất xỉu kèm theo co giật, tiểu tiện nhưng không có bệnh đái tháo đường, đây có thể là dấu hiệu của chứng động kinh (trang 289). Xem chi tiết ở mục này trong phần Tìm hiểu bệnh trẻ em. Cần đưa trẻ đến bác sĩ ngay. • Trẻ dưới 5 tuổi bị ngất xỉu kèm theo sốt cao (trên 380C - 390C) có thể là dấu hiệu của sốt co giật (trang 286). Xem chi tiết ở mục này trong phần Tìm hiểu bệnh trẻ em. Cần đưa trẻ đến bác sĩ ngay. Trong thời gian chờ đợi, giúp trẻ giảm sốt theo chỉ dẫn ở mục 6 - Sốt ở trẻ sơ sinh (trang 413). • Nếu trẻ cảm thấy chóng mặt quay cuồng trước khi ngất xỉu, có khả năng trẻ bị viêm mê đạo ở tai trong (viêm tai trong, trang 107), là một vùng có chức năng giữ thăng bằng cho cơ thể. Xem chi tiết ở mục này trong phần Tìm hiểu bệnh trẻ em. Cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ. • Nếu trẻ có cảm giác choáng váng, mất ý thức về mọi thứ chung quanh trong một thời gian ngắn, nguyên nhân có thể là chứng động kinh (trang 289) mặc dù chưa có xuất hiện co giật. Xem chi tiết ở mục này trong phần Tìm hiểu bệnh trẻ em. Cần đưa trẻ đến bác sĩ để xác định. Trong thời gian chờ đợi, đặt trẻ trong tư thế ngồi ở một nơi yên tĩnh cho đến khi trẻ hồi phục. • Nếu bạn không thể xác định được gì qua các chỉ dẫn trên, cần đưa trẻ đến bác sĩ ngay.


482

BỆNH TRẺ EM

Các biện pháp tạm thời khi trẻ bị ngất xỉu

Khi trẻ có cảm giác choáng váng, chóng mặt hoặc ngất xỉu, trước tiên cần đặt trẻ nằm yên theo tư thế kê chân lên cao để gia tăng lượng máu cung cấp cho bộ não, có thể đặt chân gác lên một chồng gối bông mềm, sau đó thực hiện các biện pháp sau đây: • Nới lỏng tất cả quần áo trên người trẻ. • Đảm bảo nơi trẻ nằm phải thoáng khí và mát mẻ. • Luôn ở bên cạnh và tìm cách trấn an để trẻ không cảm thấy sợ hãi. • Nếu nguyên nhân ngất xỉu là do giảm đường máu, có thể cho trẻ uống một ít nước đường. Tuy nhiên, không cho trẻ ăn uống bất cứ gì khi trẻ chưa hồi phục ý thức. • Trong thời gian trẻ bất tỉnh, cần chú ý theo dõi hơi thở của trẻ. Nếu hơi thở của trẻ có vấn đề, áp dụng ngay các biện pháp hô hấp nhân tạo (trang 530) hoặc cấp cứu hồi sinh tim phổi (trang 534) được hướng dẫn ở phần Các biện pháp sơ cấp cứu; nếu trẻ vẫn thở nhưng hoàn toàn bất tỉnh, cần đặt trẻ nằm ở tư thế hồi phục (trang 525) để bảo vệ đường thở.

16. CÁC VẤN ĐỀ VỀ MẮT Bất cứ thương tổn nào của mắt, hay các trường hợp dị vật vào mắt không thể tự lấy ra được theo hướng dẫn ở cuối mục này, đều cần phải có sự can thiệp và chăm sóc chuyên môn ngay tức thì. Tuy nhiên, hầu hết các vấn đề khác như ngứa mắt, đỏ mắt, chảy nước mắt, chảy ghèn... thường là gây ra do những sự nhiễm khuẩn hay kích thích, và rất hiếm khi là nghiêm trọng.


CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ

483

Chẩn đoán các triệu chứng

• Nếu nhận thấy trẻ có bất cứ thương tổn nào ở mắt, cần đưa trẻ đến bác sĩ chuyên khoa hay bệnh viện ngay lập tức. Trong khi chờ đợi, áp dụng các hướng dẫn đối với vết thương ở mắt (trang 509) trong phần Các biện pháp sơ cấp cứu. • Nếu nhìn thấy trong mắt trẻ có dị vật, chẳng hạn như bụi, mẩu vật nhỏ... đây có thể là nguyên nhân gây ra đỏ mắt, chảy nước mắt... Trong một số trường hợp, có thể lấy dị vật ra theo các hướng dẫn ở cuối mục này. Nếu không thể lấy ra được, hoặc nếu trẻ cảm thấy đau nhiều ở mắt, cần đưa trẻ dến bác sĩ chuyên khoa ngay. • Nếu mi mắt có vết sưng đỏ, trẻ có thể bị viêm mí mắt (trang 116). Xem chi tiết ở mục này trong phần Tìm hiểu bệnh trẻ em. Nếu mắt đỏ và đau, hoặc tái phát nhiều lần, hoặc kéo dài hơn một tuần, cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ chuyên khoa. • Nếu trẻ dưới một năm tuổi thường xuyên chảy nước mắt ngay cả khi không khóc, có thể là dấu hiệu bị tắc ống lệ (trang 121). Xem chi tiết ở mục này trong phần Tìm hiểu bệnh trẻ em. Cần đưa trẻ đến bác sĩ chuyên khoa để xác định. Trường hợp này thường sẽ tự khỏi khi trẻ được một tuổi. • Nếu phần màu trắng trong mắt chuyển sang màu đỏ, có thể mắt bị kích thích bởi một loại hóa chất nào đó, hoặc cũng có thể là dấu hiệu viêm kết mạc (trang 119) hay viêm mống mắt (trang 118). Xem chi tiết ở các mục này trong phần Tìm hiểu bệnh trẻ em. Cũng có thể là dấu hiệu của những trường hợp nghiêm trọng hơn, cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay nếu trẻ thấy đau ở mắt, hoặc


484

BỆNH TRẺ EM

không đau nhưng hiện tượng đỏ mắt kéo dài quá 24 giờ không có dấu hiệu thuyên giảm. Nếu xác định có sự kích thích của hóa chất vào mắt, cần rửa mắt theo chỉ dẫn ở mục Nuốt phải chất độc (trang 515) trong phần Các biện pháp sơ cấp cứu. Nếu đỏ mắt kèm theo chảy nhiều ghèn, có thể là dạng nghiêm trọng của viêm kết mạc, cần đưa trẻ đến bác sĩ chuyên khoa trong vòng 24 giờ. • Nếu mi mắt đỏ và ngứa, có thể là dấu hiệu viêm mí mắt (trang 116) hoặc viêm kết mạc (trang 119). Xem chi tiết ở mục này trong phần Tìm hiểu bệnh trẻ em. Cần đưa trẻ đến bác sĩ chuyên khoa để xác định. Lấy dị vật trong mắt

Dùng một chéo khăn sạch mềm và đã thấm nước để đẩy dị vật ra khỏi mắt trẻ. Hoặc hướng dẫn trẻ kéo mi mắt trên ra ngoài và về phía dưới để làm rơi dị vật ra. Bất cứ vật thể lạ nào vào mắt cũng đều gây ra khó chịu, có thể là hạt bụi cho đến một sợi lông mi... Trong hầu hết các trường hợp, nếu quan sát thấy thì bạn có thể tự lấy dị vật ra khỏi mắt cho trẻ theo như trong hình vẽ. Tuy nhiên, nếu là mảnh kim loại hay vật sắc nhọn cắm vào, không nên cố tìm cách lấy ra mà cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay. Trong khi chờ đợi, áp dụng các hướng dẫn đối với vết thương ở mắt (trang 509) trong phần Các biện pháp sơ cấp cứu. Để lấy dị vật ra, thực hiện theo các hướng dẫn như dưới đây: • Nếu nhìn thấy dị vật ở mi dưới hoặc trong phạm vi tròng trắng của mắt, dùng một tay nhẹ nhàng vạch mắt lên trong khi tay kia dùng một chéo khăn sạch và mềm đã thấm nước để đưa dị vật ra. Thao tác phải hết sức thận trọng để không gây thương tổn cho mắt.


CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ

485

• Nếu dị vật nằm ở phía trên, hướng dẫn trẻ kéo lông mi ra và níu về phía dưới để dị vật có thể rơi ra. Nếu không thể lấy được dị vật ra theo cách này, có thể dùng tay nắm giữ lông mi trên, kéo ra và lật ngược mi mắt về phía trên qua một miếng bông gòn nhỏ để cố định mi mắt ở vị trí này. Sau đó dùng chéo khăn mềm để lấy dị vật ra sẽ dễ dàng hơn. Nếu các biện pháp trên không giúp lấy được dị vật ra, hoặc nếu có dấu hiệu mắt bị thương tổn, cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay.

17. CÁC VẤN ĐỀ VỀ THỊ LỰC Khi phát hiện bất cứ vấn đề bất thường nào về thị lực của trẻ, cần đưa trẻ đến khám ngay với bác sĩ chuyên khoa để kịp thời xử lý. Thường thì những khuyết tật về thị lực của trẻ sẽ được phát hiện khi trẻ đến độ tuổi đi học và được khám mắt ở trường theo thông lệ. Thêm vào đó, cha mẹ hoặc thầy cô giáo cũng có thể nhận ra được các vấn đề thị lực hoặc những vấn đề khác về mắt của trẻ. Chẩn đoán các triệu chứng

• Nếu trẻ bị mờ mắt hoặc hoa mắt sau một chấn thương đầu hồi gần đây, có thể là dấu hiệu đã bị chảy máu bên trong hộp sọ. Xem chi tiết ở mục Chấn thương đầu (trang 281) trong phần Tìm hiểu bệnh trẻ em. Cần đưa trẻ đi cấp cứu ngay. • Nếu vấn đề thị lực có kèm theo những cơn đau đầu, có thể trẻ bị chứng đau nửa đầu . Xem chi tiết ở mục Đau đầu thường xuyên (trang 283) trong phần Tìm hiểu bệnh trẻ em. Nếu là lần đầu tiên, có thể tham khảo ý


486

BỆNH TRẺ EM

kiến bác sĩ. Nếu vấn đề lập lại nhiều lần, cần đưa trẻ đến bác sĩ. Trong khi chờ đợi, có thể giúp trẻ giảm nhẹ cơn đau đầu theo các chỉ dẫn ở mục 8 ­- Đau đầu (trang 438). • Nếu trẻ đang dùng một loại thuốc trị bệnh nào đó, thay đổi thị lực có thể là tác dụng phụ của thuốc. Đưa trẻ đến bác sĩ ngay để xác định và có ý kiến hướng dẫn về việc có nên tiếp tục dùng loại thuốc đó nữa hay không. Trường hợp tương tự cũng có thể xảy ra khi trẻ uống nhầm thuốc của người khác. Cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay cùng với loại thuốc mà trẻ đã uống. Xem thêm ở mục Nuốt phải chất độc (trang 515) trong phần Các biện pháp sơ cấp cứu để biết biện pháp thích hợp cần áp dụng ngay. • Nếu trẻ bị mất một phần hay mất hoàn toàn thị lực, có thể là do thương tổn ở mắt hay một phần trong não. Đưa trẻ đến bệnh viện ngay. Nếu là thương tổn ở mắt, trong khi chờ đợi có thể áp dụng các hướng dẫn đối với vết thương ở mắt (trang 509) trong phần Các biện pháp sơ cấp cứu. • Nếu các vấn đề về thị lực kèm theo mắt đỏ và đau, có thể là dấu hiệu trẻ bị viêm mống mắt (trang 118). Xem chi tiết ở mục này trong phần Tìm hiểu bệnh trẻ em. Cần đưa trẻ đến bác sĩ chuyên khoa ngay. • Nếu trẻ có khó khăn trong việc nhìn xa hoặc nhìn gần, có thể là dấu hiệu của các vấn đề về khúc xạ, chẳng hạn như cận thị hoặc viễn thị. Xem chi tiết ở mục Các tật khúc xạ ở mắt (trang 112) trong phần Tìm hiểu bệnh trẻ em. Cần đưa trẻ đi khám bác sĩ nhãn khoa để xác định.


CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ

487

• Nếu vấn đề về thị lực của trẻ một đôi khi kèm theo vị trí sai lệch bất thường của hai đồng tử (lác mắt, hay lé mắt), có thể nhìn thấy những tia sáng lóe lên hoặc những đốm đen bay bồng bềnh, theo sau là cơn đau đầu dữ dội, có nhiều khả năng là các dấu hiệu của chứng đau nửa đầu. Xem chi tiết ở mục Đau đầu thường xuyên (trang 283) trong phần Tìm hiểu bệnh trẻ em. Cần đưa trẻ đến bác sĩ ngay. Trong khi chờ đợi, có thể giúp trẻ giảm nhẹ cơn đau đầu theo các chỉ dẫn ở mục 8 ­- Đau đầu (trang 438). Nếu lác mắt không chỉ thỉnh thoảng mới xuất hiện mà là dấu hiệu thường xuyên với trẻ trên 4 tháng tuổi, cần đưa trẻ đến khám bác sĩ ngay. Xem thêm chi tiết ở mục Lác mắt (trang 110) trong phần Tìm hiểu bệnh trẻ em. • Nếu bạn không thể xác định được gì qua các chỉ dẫn trên, cần đưa trẻ đến bác sĩ nhãn khoa trong vòng 48 giờ. Kiểm tra thị lực của trẻ

Khi trẻ được từ 6 tuần tuổi trở lên, bạn có thể kiểm tra thị lực của trẻ bằng cách sau: • Đặt trẻ ở tư thế ngồi trong lòng một người nào đó quen thuộc với trẻ. • Đứng trước mắt trẻ và cúi xuống cho đến khi khuôn mặt của bạn ngang tầm với khuôn mặt trẻ và cách xa khoảng một sãi tay. Trẻ sẽ nhìn vào mặt bạn. • Chầm chậm lắc đầu từ bên này sang bên kia trong khi vẫn chú ý nhìn vào mặt trẻ. Nếu thị lực trẻ là bình thường, trẻ cũng sẽ luôn chú ý nhìn theo bạn.


488

BỆNH TRẺ EM

Hình 89: Một phương pháp kiểm tra khác

Đặt trẻ ngồi trong lòng và tay cầm một món đồ chơi đưa ra xa hết tầm tay. Chú ý xem trẻ có nhìn theo món đồ chơi hay không.

18. ĐAU TAI HOẶC NGỨA TAI Tai thường bị đau do nhiễm khuẩn. Trẻ còn ít tuổi rất dễ bị viêm tai giữa, bởi vì các ống nối giữa tai và mũi rất ngắn và dễ dàng bị tắc nghẽn. Tai ngoài cũng có thể bị ảnh hưởng bởi các rối loạn gây ra những triệu chứng như ngứa tai hay chảy mủ. • Nếu tai trẻ bị đau do có một dị vật hay côn trùng nhỏ chui vào, bạn có thể quan sát và tìm cách lấy dị vật ra, nhưng phải hết sức thận trọng để không đẩy sâu dị vật vào trong tai. Đối với côn trùng, có thể nhỏ nước ấm vào tai để làm cho nó chui ra. Nếu vấn đề không thể giải quyết, cần đưa trẻ đến bác sĩ trong vòng 24 giờ.


CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ

489

• Nếu trẻ đau tai kèm theo chảy mủ tai, khi kéo nhẹ trái tai xuống làm trẻ thấy đau hơn, có thể trẻ bị viêm tai ngoài (trang 105). Nếu khi kéo nhẹ trái tai xuống không làm cho trẻ thấy đau, có thể trẻ bị viêm tai giữa (trang 103). Xem chi tiết ở các mục này trong phần Tìm hiểu bệnh trẻ em. Đưa trẻ đến bác sĩ trong vòng 24 giờ. • Nếu trẻ đau và thấy ngứa nhiều trong tai, có thể là dấu hiệu viêm tai ngoài (trang 105). Xem chi tiết ở mục này trong phần Tìm hiểu bệnh trẻ em. Đưa trẻ đến bác sĩ trong vòng 24 giờ. • Trẻ có thể bị đau tai trong hoặc sau một chuyến đi xa bằng máy bay. Hiện tượng này gọi là chấn thương do áp lực (trang 108). Xem chi tiết ở mục này trong phần Tìm hiểu bệnh trẻ em. Đau tai sẽ tự khỏi trong khoảng 3 đến 5 giờ mà không cần can thiệp gì. Chỉ cần thiết phải đưa trẻ đi bác sĩ khi kèm theo đó trẻ cảm thấy mỏi mệt nhiều hoặc cơn đau tai kéo dài quá lâu không thuyên giảm. Có thể giúp trẻ giảm bớt sự khó chịu khi đau tai theo các chỉ dẫn ở cuối mục này. • Nếu trẻ đau tai rất nhiều kèm theo có sốt cao hoặc rét run, hoặc cảm thấy mệt mỏi, uể oải, có thể là dấu hiệu của viêm tai giữa (trang 103). Xem chi tiết ở mục này trong phần Tìm hiểu bệnh trẻ em. Đưa trẻ đến bác sĩ trong vòng 24 giờ. Trong thời gian chờ đợi có thể giúp trẻ giảm sốt theo các chỉ dẫn ở mục 6 - Sốt ở trẻ sơ sinh (trang 413), hoặc giúp trẻ giảm bớt sự khó chịu khi đau tai theo các chỉ dẫn ở cuối mục này. • Nếu bạn có thể nhìn thấy dấu sưng đỏ bên trong tai, có thể trẻ bị mụn nhọt ở vùng tai ngoài. Cần đưa trẻ đến


490

BỆNH TRẺ EM

bác sĩ để xác định. Trong khi chờ đợi, giúp trẻ giảm bớt sự khó chịu khi đau tai theo các chỉ dẫn ở cuối mục này. • Nếu trẻ đau tai nhiều nhưng không kèm theo sự mỏi mệt hay các triệu chứng nào khác, có thể trẻ bị viêm tai ngoài (trang 105). Xem chi tiết ở mục này trong phần Tìm hiểu bệnh trẻ em. Đưa trẻ đến bác sĩ trong vòng 24 giờ. Trong khi chờ đợi, giúp trẻ giảm bớt sự khó chịu khi đau tai theo các chỉ dẫn ở cuối mục này. Giảm nhẹ cơn đau tai Hình 90: Giảm nhẹ cơn đau tai

Nếu khi nằm xuống trẻ thấy đau nhiều hơn, nên cho trẻ ngồi tựa vào những chiếc gối bông sẽ tốt hơn.

Các biện pháp sau đây có thể giúp giảm nhẹ cơn đau tai:


CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ

491

• Cho trẻ dùng một liều paracetamol dạng lỏng. • Dùng khăn vải quấn quanh một chai đựng nước nóng và áp vào vị trí tai đau của trẻ. Với trẻ còn ít tháng tuổi, dùng một khăn vải mềm thấm nước ấm rồi vắt ráo để đắp lên. • Cho trẻ nằm nghỉ hoặc ngồi tựa đầu vào gối bông, với tai bị đau quay xuống phía dưới. • Không nên nhỏ bất cứ loại thuốc nước nào vào tai trẻ, trừ khi có chỉ định của bác sĩ.

19. NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ THÍNH LỰC Thường thì cha mẹ của trẻ là những người đầu tiên phát hiện ra những khuyết tật có liên quan đến thính lực của trẻ. Dấu hiệu đầu tiên của tai điếc ở trẻ còn ít tháng tuổi là không phản ứng với tiếng động. Khi trẻ lớn lên, ảnh hưởng của các vấn đề về thính lực có thể làm cho việc học của trẻ ở trường trở nên khó khăn. Mặc dù việc mất thính lực có thể chỉ là tạm thời, nhưng tốt nhất là cần phải được sự kiểm tra xác định của bác sĩ. Chẩn đoán các triệu chứng

• Nếu trẻ chỉ bắt đầu gặp các vấn đề khó khăn về thính giác sau khi trải qua một trong các chứng bệnh như quai bị (trang 176), sởi (trang 178), viêm màng não (trang 293), viêm não (trang 296), việc mất thính lực có thể gây ra do căn bệnh đã làm thương tổn một phần trong hệ thống thần kinh có liên quan đến thính giác, và có thể sẽ dẫn đến điếc vĩnh viễn. Xem chi tiết ở các mục này trong phần Tìm hiểu bệnh trẻ em. Trong trường hợp này, bạn cần nhanh chóng đưa trẻ đến bác sĩ chuyên khoa.


492

BỆNH TRẺ EM

• Nếu trẻ mất hoặc giảm thính lực trong hoặc sau khi bị đau tai, đây có thể là những dấu hiệu thường gặp sau một chuyến đi xa bằng máy bay. Hiện tượng này gọi là chấn thương áp lực (trang 108). Xem chi tiết ở mục này trong phần Tìm hiểu bệnh trẻ em. Nếu trẻ không trải qua việc đi xa bằng máy bay, đây có thể là các dấu hiệu của viêm tai giữa (trang 103). Xem chi tiết ở mục này trong phần Tìm hiểu bệnh trẻ em. Đưa trẻ đến bác sĩ trong vòng 24 giờ. Trong thời gian chờ đợi, có thể giúp trẻ dễ chịu hơn bằng cách thực hiện các chỉ dẫn ở cuối mục 18 ­- Đau tai hoặc ngứa tai (trang 488). • Nếu trẻ mất hoặc giảm thính lực có kèm theo hắt hơi, hoặc gần đây đã bị cảm lạnh, có thể đây là ảnh hưởng của chứng cảm lạnh (trang 237) hoặc viêm mũi dị ứng (trang 258) đã làm các ống dẫn giữa tai và họng bị tắt nghẽn. Xem chi tiết ở các mục này trong phần Tìm hiểu bệnh trẻ em. Cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ để xác định. • Nếu trẻ giảm thính lực không có kèm theo bất cứ triệu chứng nào đã đề cập trên, có thể trẻ bị những cáu ghét trong tai (ráy tai) làm nghẹt trong tai. Trường hợp này rất thường xảy ra khi trẻ bị viêm tai ngoài (trang 105). Xem chi tiết ở mục này trong phần Tìm hiểu bệnh trẻ em. Cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ để xác định. • Nếu trẻ đã có cảm giác đau tai trước khi bị giảm thính lực, có khả năng là do đọng mủ tai (trang 101) do những chất tiết trong tai gây ra. Xem chi tiết ở mục này trong phần Tìm hiểu bệnh trẻ em. Cần đưa trẻ đến bác sĩ để xác định. • Nếu trẻ mất thính lực ngay từ khi sinh ra, có thể là một khuyết tật bẩm sinh và thường có tính di truyền trong


CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ

493

gia đình. Một khả năng khác là trẻ đã bị ảnh hưởng của bệnh sởi (trang 178) ngay từ khi còn chưa sinh ra. Xem chi tiết ở mục này trong phần Tìm hiểu bệnh trẻ em. Cần đưa trẻ đến bác sĩ để xác định. Kiểm tra thính lực của trẻ

Mặc dù chỉ có quá trình kiểm tra chuyên môn mới có thể xác định chính xác được về tình trạng thính lực của trẻ, nhưng các chỉ dẫn sau đây có thể giúp bạn theo dõi và phát hiện sớm các vấn đề về thính lực của trẻ: • Không bao lâu sau khi sinh, trẻ đã có khả năng phản ứng với những tiếng động đột ngột vang lên, chẳng hạn như tiếng vỗ tay. Bạn có thể chủ động tạo ra tiếng động và quan sát phản ứng của trẻ: nếu phản ứng bình thường, trẻ sẽ chớp mắt hoặc mở to mắt khi nghe tiếng động. • Khi được 1 tháng tuổi, trẻ đã có khả năng phản ứng với những chuỗi âm thanh dài bất ngờ vang lên, chẳng hạn như âm thanh của máy hút bụi. • Khi được 4 tháng tuổi, trẻ có khả năng nhận ra và phản ứng với giọng nói, ngay cả khi không nhìn thấy bạn. • Khi được 12 tháng tuổi, trẻ có khả năng nghe và nhận biết được tên của mình và những âm thanh quen thuộc hàng ngày khác. Khi được 7 tháng tuổi, trẻ có thính lực bình thường sẽ biết quay đầu lại khi bạn tạo một âm thanh từ phía sau, chẳng hạn như tiếng sột soạt khi vò một tờ giấy.


494

BỆNH TRẺ EM

20. CÁC VẤN ĐỀ VỀ HƠI THỞ Các vấn đề về hơi thở bao gồm từ việc thở khò khè, thở nhanh cho đến khó thở. Nhiều khi thở khò khè chỉ là do một sự nhiễm trùng nhẹ ở đường hô hấp. Tuy nhiên, những vấn đề về hơi thở nếu đi kèm theo các dấu hiệu nguy hiểm cần phải được can thiệp y khoa khẩn cấp. Những dấu hiệu nguy hiểm

Nếu các vấn đề về hơi thở của trẻ có kèm theo bất cứ dấu hiệu nào trong số các dấu hiệu sau đây: • Môi hoặc lưỡi có màu hơi xanh • Ngủ lơ mơ một cách khác thường • Không thể nói chuyện hoặc phát âm một cách bình thường Chẩn đoán các triệu chứng

• Nếu sự khó thở của trẻ đột ngột xuất hiện, có thể trẻ đã nhai và nuốt phải một vật nhỏ vào làm nghẽn trong đường thở. Cần đưa trẻ đi cấp cứu ngay. Các biện pháp cần thực hiện tức thời được chỉ dẫn trong mục Đường thở bị ngạt (trang 527) ở phần Các biện pháp sơ cấp cứu. • Nếu trẻ đã từng có những cơn hen (suyễn) (trang 260) hoặc đang dùng thuốc điều trị loại bệnh này và có những dấu hiệu như xanh môi hoặc lưỡi, ngủ lơ mơ, không nói được hoặc phát âm không bình thường, đây có thể là một cơn hen (suyễn) nghiêm trọng. Nếu trẻ chưa từng bị hen, những dấu hiệu này có thể là do viêm tiểu phế quản (trang 244), viêm phổi (trang 240), viêm


CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ

495

tắc thanh quản (trang 248) nghiêm trọng, hoặc cũng có thể là cơn hen (suyễn) (trang 260) đầu tiên. Xem chi tiết ở các mục này trong phần Tìm hiểu bệnh trẻ em. Cần đưa trẻ đi cấp cứu ngay. Nếu trẻ ngạt thở, cần thực hiện tức thời các biện pháp được chỉ dẫn trong mục Hô hấp nhân tạo (trang 530) ở phần Các biện pháp sơ cấp cứu. Để làm giảm cơn hen, áp dụng các biện pháp được chỉ dẫn ở cuối mục này. • Nếu trẻ có những cơn khó thở, thở nhanh gấp hoặc ho về đêm lập lại nhiều lần, có thể là dấu hiệu bị hen (suyễn) (trang 260). Xem chi tiết ở mục này trong phần Tìm hiểu bệnh trẻ em. Nếu trẻ có vẻ rất mệt nhọc hoặc sự khó thở của trẻ ngày càng nghiêm trọng hơn, cần đưa trẻ đến bác sĩ ngay. Để giúp trẻ dễ thở hơn, có thể áp dụng các biện pháp được chỉ dẫn ở cuối mục này. • Nếu trẻ thở nhanh gấp kèm theo có sốt cao và ho, có thể trẻ bị viêm phổi (trang 240) hoặc viêm tiểu phế quản (trang 244). Xem chi tiết ở các mục này trong phần Tìm hiểu bệnh trẻ em. Có thể giúp trẻ dễ thở hơn theo các chỉ dẫn ở cuối mục này và kiểm tra nhịp thở của trẻ theo chỉ dẫn ở mục 12 - Ho (trang 470). • Nếu trẻ có các dấu hiệu khản giọng, thở khò khè và ho tiếng một, có thể là viêm tắc thanh quản (trang 248). Xem chi tiết ở mục này trong phần Tìm hiểu bệnh trẻ em. Cần đưa trẻ đến bác sĩ ngay. • Nếu trẻ có dấu hiệu thở có tiếng rít từ lúc mới sinh nhưng vẫn khỏe mạnh, đây có thể là một tật bẩm sinh của thanh quản, không gây ảnh hưởng xấu gì vì trẻ sẽ vượt qua khi lớn lên. Nếu sau khi được 3 tháng tuổi trẻ vẫn chưa có dấu hiệu tốt hơn, nên đưa trẻ đến bác sĩ.


496

BỆNH TRẺ EM

• Nếu trẻ có vấn đề về hơi thở nhưng không có dấu hiệu rõ nét nào như được mô tả trên, có thể trẻ bị hen (suyễn) (trang 260) hoặc viêm tiểu phế quản (trang 244). Xem chi tiết ở các mục này trong phần Tìm hiểu bệnh trẻ em. Cần đưa trẻ đến bác sĩ trong vòng 24 giờ. Giúp trẻ dễ thở hơn theo các chỉ dẫn như dưới đây. Giúp trẻ dễ thở hơn

Nếu hơi thở của trẻ có vẻ rất khó khăn, những biện pháp sau đây có thể giúp trẻ dễ thở hơn: • Đỡ trẻ ngồi dậy, nghiêng người về phía dựa vào một cạnh bàn hay lưng ghế. • Nếu trẻ có dùng thuốc theo toa bác sĩ, cần kịp thời cho trẻ dùng thuốc ngay khi cơn khó thở vừa bắt đầu. • Tránh không để nhiều người tụ tập quanh trẻ, vì đám đông xôn xao có thể gây cho trẻ tâm lý lo lắng hơn, càng làm cho cơn khó thở nặng hơn nữa.

21. CÁC VẤN ĐỀ Ở MIỆNG Phần lớn các vấn đề ảnh hưởng đến môi, lưỡi, lợi và bên trong miệng của trẻ thường chỉ là những vấn đề nhỏ nhặt. Tuy nhiên, đau họng có thể làm trẻ rất khó chịu và khiến cho việc ăn uống trở nên khó khăn. Khi trẻ còn ít tuổi, nguyên nhân gây đau ở miệng thường gặp nhất là mọc răng, và có thể được giảm nhẹ đi bằng cách cho trẻ cắn vào một vật hơi cứng hay có nhiệt độ lạnh. Chẩn đoán các triệu chứng

• Nếu trẻ thấy đau ở môi và vùng quanh môi, có những đốm sưng rộp nhỏ li ti ở vùng bị đau, có thể trẻ đã bị


CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ

497

mụn rộp môi (trang 158). Xem chi tiết ở mục này trong phần Tìm hiểu bệnh trẻ em. Trường hợp này thường tự khỏi không cần can thiệp, nhưng nếu các mụn rộp phát triển nghiêm trọng và kéo dài trong hơn 2 tuần, hoặc gây khó chịu nhiều cho trẻ, có thể cần đưa trẻ đến bác sĩ. Có thể sử dụng dạng kem idoxuridine để bôi lên những chỗ đau mỗi ngày vài ba lần cho đến khi chúng mất đi. • Nếu có những vùng đỏ quanh miệng hoặc các vết da khô nứt nẻ xuất hiện ở các góc môi, có thể trẻ bị chàm môi (trang 153). Xem chi tiết ở mục này trong phần Tìm hiểu bệnh trẻ em. Dùng thuốc mỡ bôi lên vùng bị đau cứ vài ba giờ một lần, và dùng kem giữ ẩm để bảo vệ môi. • Nếu trẻ đau miệng và có những vảy cứng màu vàng nhạt đóng bên ngoài những chỗ đau, có thể trẻ bị chốc lở (trang 162). Xem chi tiết ở mục này trong phần Tìm hiểu bệnh trẻ em. Đưa trẻ đến bác sĩ để xác định trong vòng 24 giờ. • Nếu trẻ chỉ thấy đau ở lưỡi, có thể một trong các răng của trẻ có bề mặt không phẳng đã gây ra. Đưa trẻ đến nha sĩ để kiểm tra răng. • Nếu trẻ đau và sưng đỏ ở nướu răng, có thể trẻ đang mọc răng. Xem chi tiết ở mục Trẻ mọc răng (trang 97) này trong phần Chăm sóc trẻ lớn hơn. Có thể giúp trẻ thấy dễ chịu hơn bằng cách cho trẻ cắn vào một vòng tiệt trùng bằng nhựa dẻo có bán ở hầu hết các hiệu thuốc. Nếu xác định là trẻ không mọc răng, có thể trẻ bị viêm nướu răng (trang 128). Xem chi tiết ở mục này trong phần Tìm hiểu bệnh trẻ em. Cần đưa trẻ đến nha sĩ để xác định. Trong thời gian chờ đợi, hướng dẫn trẻ


498

BỆNH TRẺ EM

đánh răng một cách cẩn thận để không làm hại nướu răng bị đau. Có thể dùng các loại nước súc miệng có tác dụng khử trùng để giảm bớt sự viêm nhiễm. Xem thêm hướng dẫn chi tiết về chăm sóc răng cho trẻ ở mục Sâu răng (trang 124) trong phần Tìm hiểu bệnh trẻ em. • Nếu trẻ đau miệng và có những vùng nhạt màu trong miệng, trên lưỡi, kèm theo những đốm nhỏ màu vàng nhạt và có sốt cao, người mỏi mệt, uể oải, có thể trẻ bị viêm nướu-miệng (trang 129). Xem chi tiết ở mục này trong phần Tìm hiểu bệnh trẻ em. Cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ. • Nếu kèm theo các đốm nhỏ màu vàng nhạt ở miệng còn có thêm các đốm nhỏ tương tự xuất hiện ở bàn tay, bàn chân, có thể trẻ đã bị các nốt phồng giộp (trang 197). Xem chi tiết ở mục này trong phần Tìm hiểu bệnh trẻ em. • Nếu trẻ đau miệng và có những vùng nhạt màu trong miệng, trên lưỡi, kèm theo những đốm nhỏ màu vàng nhạt và không có triệu chứng nào khác, có thể trẻ bị loét miệng (trang 131). Xem chi tiết ở mục này trong phần Tìm hiểu bệnh trẻ em. Nếu loét miệng kéo dài hơn 10 ngày không thuyên giảm, cần đưa trẻ đến bác sĩ. Có thể giúp trẻ dễ chịu hơn khi đau họng bằng các chỉ dẫn ở cuối mục này. • Nếu trẻ đau miệng và có những vùng nhạt màu trong miệng, trên lưỡi, kèm theo những vảy nhỏ màu vàng kem rất dễ bị giộp ra khỏi bề mặt, có thể trẻ bị nấm miệng (trang 133). Xem chi tiết ở mục này trong phần Tìm hiểu bệnh trẻ em. Cần đưa trẻ đến bác sĩ. • Nếu bạn không thể xác định được gì qua những gợi ý trên đây, nên đưa trẻ đến bác sĩ trong vòng 48 giờ.


CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ

499

Làm giảm bớt đau họng

Các biện pháp sau đây có thể giúp trẻ cảm thấy dễ chịu hơn khi đau họng: • Cho trẻ súc miệng nhiều lần trong ngày, có thể mỗi giờ một lần, với dung dịch soda bicarbonate khoảng 1/4 muỗng canh hòa trong 100 mililit nước ấm. • Nếu trẻ đau nhiều, có thể cho dùng một liều paracetamol thích hợp. • Cho trẻ ăn các thức ăn lỏng, chẳng hạn như cháo, súp... trong thời gian trẻ bị đau họng. • Tránh các loại thức uống có vị chua (chứa acid) như nước trái cây... Có thể cho trẻ uống nước bằng ống hút sẽ dễ chịu hơn là cách uống thông thường. Cho trẻ uống nhiều nước và ăn thức ăn lỏng cho đến khi cơn đau qua đi

22. ĐAU BỤNG Hầu như tất cả trẻ em thỉnh thoảng đều phải có những lần đau bụng và một số em có những cơn đau lập lại thường xuyên. Thông thường thì những nguyên nhân gây đau bụng chỉ là nhỏ nhặt, và cơn đau sẽ tự qua đi trong vòng vài giờ mà không cần phải có bất cứ sự điều trị nào. Tuy nhiên, trong một số ít trường hợp cũng có thể có một nguyên nhân nghiêm trọng nào đó cần phải có sự chẩn đoán và chăm sóc y khoa thích hợp. Các dấu hiệu nguy hiểm

Gọi xe cấp cứu ngay nếu trẻ có bất cứ một trong các triệu chứng nào sau đây:


500

BỆNH TRẺ EM

• Đau bụng kéo dài hơn 6 giờ. • Đau hoặc sưng phồng lên ở vùng bụng dưới hoặc tinh hoàn. • Nôn ói ra có màu vàng hơi xanh. • Đi ra phân có máu đỏ. Chẩn đoán các triệu chứng

• Nếu trẻ sưng đau dữ dội ở vùng bụng dưới hay bìu dái, có thể trẻ bị thoát vị bẹn (trang 228) hay xoắn tinh hoàn (trang 361). Xem chi tiết ở các mục này trong phần Tìm hiểu bệnh trẻ em. Gọi xe cấp cứu ngay và trong khi chờ đợi không được cho trẻ ăn uống bất cứ món gì. • Nếu trẻ đau liên tục và kéo dài đến 6 giờ, hoặc cảm thấy đau nhiều hơn khi dùng tay ấn nhẹ vào bụng, đôi khi có kèm theo nôn mửa, có thể trẻ bị viêm ruột thừa (trang 209). Xem chi tiết ở mục này trong phần Tìm hiểu bệnh trẻ em. Nếu cơn đau không mất đi trong vòng 3 giờ, đưa trẻ đến bác sĩ ngay. • Nếu trẻ đau bụng và nôn mửa ra có màu vàng hơi xanh, có thể trẻ bị tắc ruột (trang 222). Xem chi tiết ở mục này trong phần Tìm hiểu bệnh trẻ em. Gọi xe cấp cứu ngay. Trong khi chờ đợi không được cho trẻ ăn hoặc uống bất cứ món gì. • Nếu trẻ đau bụng có hoặc không có kèm theo tiêu chảy, nôn mửa, nhưng dễ chịu hơn nhiều sau khi đi tiêu hoặc nôn mửa, có thể trẻ bị viêm dạ dày -ruột (trang 212). Xem chi tiết ở mục này trong phần Tìm hiểu bệnh trẻ em. Cần đưa trẻ đến bác sĩ để xác định trong vòng 24 giờ.


Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.