Tim hieu khai niem ve khoang san khai thac khoang san

Page 1

TÌM HIỂU KHÁI NIỆM VỀ KHOÁNG SẢN, KHAI THÁC KHOÁNG SẢN Trong bài viết này, Luận Văn 24 chuyên làm chuyên đề tốt nghiệp thuê chia sẻ đến bạn đọc những khái niệm về khoáng sản, khai thác khoáng sản, tăng trưởng xanh và mối quan hệ giữa tăng trưởng xanh và phát triển bền vững.

Khái niệm khoáng sản, khai thác khoáng sản và tăng trưởng xanh 1. Khoáng sản là gì? Luật Khoáng sản 2010 định nghĩa về khoáng sản: “Khoáng sản là khoáng vật, khoáng chất có ích được tích tụ tự nhiên ở thể rắn, thể lỏng, thể khí tồn tại trong lòng đất, trên mặt đất, bao gồm cả khoáng vật, khoáng chất ở bãi thải của mỏ.” Theo Luật Khoáng sản 2010, khoáng sản không có khả năng khai thác được (các loại khoáng sản ở sâu dưới đáy biển, đại dương) cũng được hiểu là khoáng sản và dù không khai thác được nhưng cũng cần có chính sách bảo vệ, ví dụ để tránh tranh chấp trong việc sở hữu tài nguyên khoáng sản. Luật cũng xem khoáng vật, khoáng chất ở các bãi thải (do chưa đủ phương tiện để phát hiện tồn tại hoặc công nghệ chưa cho phép thu hồi được các khoáng sản đi kèm) để có chính sách bảo vệ, tiết kiệm tài nguyên khoáng sản. Trong phạm vi nghiên cứu này, khái niệm về khoáng sản được hiểu theo các quy định của Luật Khoáng sản năm 2010. Tài nguyên khoáng sản có các đặc điểm [60]: 1) tính hữu hạn và không tái tạo; 2) tính rủi ro địa chất; 3) địa tô chênh lệch (lợi thế so sánh): phụ thuộc vào điều kiện thuận lợi, khó khăn của mỏ khoáng sản, thay đổi theo thời gian, không gian và trình độ khoa học công nghệ trong khai thác, chế biến; 4) quan hệ hữu cơ với các loại tài nguyên khác: tài nguyên khoáng sản là loại tài nguyên có quan hệ hữu cơ với một số loại tài nguyên khác như tài


nguyên đất, nước, rừng và biển; 5) tác động đến môi trường trong hoạt động khoáng sản. Chính đặc điểm này nên đòi hỏi phải có nhận thức đúng, đầy đủ và lựa chọn những phương pháp, công cụ quản lý thích hợp các hoạt động khoáng sản để đảm bảo phát triển bền vững (PTBV). Hiện tại, Luận Văn 24 đang cung cấp dịch vụ thuê làm báo cáo thực tập , nhận làm thuê assignment , dịch vụ spss , viết tiểu luận thuê chuyên nghiệp nhất thị trường. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ từ A-Z. 2. Khái niệm về khai thác khoáng sản Khái niệm theo quản lý nhà nước Theo Điều 2, Luật Khoáng sản (năm 2010): Hoạt động khoáng sản bao gồm hoạt động thăm dò khoáng sản, hoạt động khai thác khoáng sản, trong đó: Thăm dò khoáng sản là hoạt động nhằm xác định trữ lượng, chất lượng khoáng sản và các thông tin khác phục vụ khai thác khoáng sản. Khai thác khoáng sản là hoạt động nhằm thu hồi khoáng sản, bao gồm xây dựng cơ bản mỏ, khai đào, phân loại, làm giàu và các hoạt động khác có liên quan. Từ khái niệm trên có thể thấy cách hiểu khai thác khoáng sản theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước thiên về quy trình của kỹ thuật khai thác mỏ. Khái niệm từ góc độ nghiên cứu khoa học Theo tác giả Nguyễn Đức Quý (2010) [46], khai thác khoáng là hoạt động bao gồm toàn bộ quá trình từ khảo sát, điều tra thăm dò địa chất, khai thác, chế biến, sản xuất hàng hóa, lưu thông, phân phối và sử dụng khoáng sản. Khai thác khoáng sản theo nghĩa rộng gắn liền với phát triển ngành công nghiệp khai khoáng và cho đến nay, có khá nhiều cách hiểu khác nhau về khái niệm này: – Diễn đàn Thương mại và Phát triển Liên hợp quốc (UNCTAD) quan niệm ngành công nghiệp khai khoáng là quá trình có hoạt động khác nhau từ việc khai thác quặng ở dạng thô, chế biến thành các dạng sản phẩm và sử dụng. Theo cách định nghĩa này, việc chế biến khoáng sản không chỉ đơn thuần là chế biến từ quặng từ dạng thô sang tinh hay chế biến sâu, mà chế biến và phát triển các ngành công nghiệp đi cùng với việc khai thác khoáng sản [162].


– Nhà kinh tế học tài nguyên, giáo sư Paul Collier thuộc Đại học Oxford, cho rằng khai thác khoáng sản bao gồm các bước từ giai đoạn khai thác tài nguyên, quá trình chế biến và tiêu thụ, cho đến bước cuối cùng là sử dụng nguồn thu từ tài nguyên [97]. Theo cách tiếp cận này, những bước quan trọng để biến sự giàu có tài nguyên trở thành thịnh vượng quốc gia, phúc lợi cho người dân: quyết định khai thác, ký kết hợp đồng, đảm bảo minh bạch nguồn thu, quản lý nguồn thu hiệu quả, đầu tư PTBV. – Ngân hàng Thế giới (2009a) [168] cho rằng khai thác khoáng sản bao gồm: trao hợp đồng và giấy phép khai thác, giám sát quá trình khai thác (yêu cầu về bảo vệ môi trường và giảm thiểu tác động về xã hội), thu ngân sách, quản lý và phân bổ nguồn thu, thực hiện các chính sách và dự án phục vụ PTBV. Cách tiếp cận này nhằm đưa sự giàu có về khoáng sản vào PTBV. Như vậy, có khá nhiều cách hiểu về khai thác khoáng sản, trong nghiên cứu này, khai thác khoáng sản được hiểu theo khái niệm của Ngân hàng Thế giới. Các nội dung trong phạm trù khai thác khoáng sản Luận án nghiên cứu về khai thác khoáng sản với tư cách là khai thác nguồn lực để phát triển kinh tế. Khai thác khoáng sản hiểu theo nghĩa là hoạt động bao gồm: công đoạn khai thác và công đoạn chế biến sản phẩm khoáng sản (có thể chỉ là sơ chế); đây là những nội dung liên quan đến các ngành công nghiệp (ngành công nghiệp về khai thác và ngành công nghiệp chế biến,…). Khai thác khoáng sản vừa đem lại lợi ích, vừa gây tác động tiêu cực tới môi trường, cho nên thực chất đó là sự đánh đổi giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường. Do đó, việc nghiên cứu về khai thác khoáng sản là đề cập tới việc về làm thế nào để giảm tác động tiêu cực về môi trường và tăng hiệu quả, đóng góp của khai thác khoáng sản vào trưởng kinh tế. #LV24 , #luan_van_24 , #luận_văn_24 , #dịch_vụ_chỉnh_sửa_luận_văn #làm_đồ_án_thuê , #làm_chuyên_đề_tốt_nghiệp , #giá thuê viết luận văn

,

Xem thêm: https://luanvan24.com/khai-niem-ve-khoang-san-khai-thac-khoang-san-vatang-truong-xanh/


Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.