Ly luan chung ve dao duc kinh doanh tai LV24

Page 1

LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẠO ĐỨC KINH DOANH TẠI LUẬN VĂN 24 Đạo đức kinh doanh là gì và vai trò của nó như thế nào đối với doanh nghiệp? Hãy tìm câu trả lời ngay trong bài viết ngắn gọn này của Luận Văn 24 chuyên giá viết luận văn thạc sĩ

1. Khái niệm đạo đức kinh doanh Trên thế giới hiện nay, tồn tại rất nhiều định nghĩa về đạo đức kinh doanh của các học giả, các nhà nghiên cứu dựa trên những góc độ và quan điểm nhìn nhận khác nhau. Khái niệm đơn giản nhất về đạo đức kinh doanh của các học giả phương Tây đưa ra đó là định nghĩa của Brenner theo đó: “Đạo đức kinh doanh là những nguyên tắc được chấp nhận để phân định đúng sai, nhằm điều chỉnh hành vi của các nhà kinh doanh”.[TS. Nguyễn Hoàng Ánh,2009]. Giáo sư người Mỹ Phillip V.Lewis đã dành thời gian điều tra, thu thập 185 định nghĩa về đạo đức kinh doanh được đề cập trong các sách báo, các bài nghiên cứu. Qua đó, ông đã tổng hợp những định nghĩa này và đưa ra định nghĩa đạo đức kinh doanh là: “Đạo đức kinh doanh là tất cả những quy tắc, tiêu chuẩn, chuẩn mực đạo đức hoặc luật lệ để cung cấp chỉ dẫn về hành vi ứng xử chuẩn mực và sự trung thực (của một tổ chức) trong những trường hợp nhất định”.[TS. Nguyễn Hoàng Ánh, 2009]. Một khuyết điểm lớn trong những định nghĩa về đạo đức kinh doanh của Giáo sư Philip V.Lewis và các học giả trước đó đó là họ nêu ra đạo đức kinh doanh bao gồm những chuẩn mực, qui tắc ứng xử để phân định các hành vi đúng sai trong hoạt động kinh doanh nhưng lại chưa chỉ ra được bằng cách thức nào để xác định điều gì là đúng và điều gì là sai trong hoạt động kinh doanh.


Phát triển từ định nghĩa của Giáo sư Lewis, hai học giả Ferrels và John Fraedrich đã đưa ra một định nghĩa đầy đủ hơn về đạo đức kinh doanh đó là: Đạo đức kinh doanh bao gồm những nguyên tắc cơ bản và tiêu chuẩn điều chỉnh hành vi trong thế giới kinh doanh. Tuy nhiên, việc đánh giá một hành vi cụ thể là đúng hay sai, phù hợp với đạo đức hay không sẽ được quyết định bởi nhà đầu tư, nhân viên, khách hàng,các nhóm có quyền lợi liên quan, hệ thống pháp lý cũng như cộng đồng”.[TS. Nguyễn Hoàng Ánh, 2009]. Còn ở Việt Nam, giữa các học giả nghiên cứu về đạo đức kinh doanh hiện nay cũng có sự tồn tại đan xen của nhiều định nghĩa khác nhau về đạo đức kinh doanh. Theo tác giả Dương Thị Liễu trong cuốn sách “Bài giảng về văn hóa kinh doanh” thì đạo đức kinh doanh được định nghĩa là: “Đạo đức kinh doanh là một tập hợp các nguyên tắc, chuẩn mực có tác dụng điều chỉnh, đánh giá, hướng dẫn và kiểm soát hành vi của các chủ thể kinh doanh. [Dương Thị Liễu, 2006]. Còn theo GS.TS Nguyễn Mạnh Quân thì: “ Đạo đức kinh doanh bao gồm những nguyên tắc và chuẩn mực có tác dụng nhằm hướng dẫn hành trong các mối quan hệ kinh doanh, chúng được những người hữu quan (nhà quản lý, nhà đầu tư, người lao động, khách hàng, đối tác, các cơ quan pháp lý, cộng đồng dân cư…) sử dụng để phát xét xem một hành động cụ thể là đúng hay là sai, là hợp đạo đức hay phi đạo đức.”[GS. TS Nguyễn Mạnh Quân, 2008]. Về bản chất, đạo đức kinh doanh cũng là một dạng đạo đức nghề nghiệp. So với những tiêu chuẩn đạo đức trong các ngành nghề khác, đạo đức kinh doanh có tính đặc thù của hoạt động kinh doanh vốn gắn liền với các lợi ích kinh tế, nên khía cạnh thể hiện trong ứng xử về đạo đức có những đặc điểm khác như: tính thực dụng, sự coi trọng hiệu quả kinh tế là yếu tố được chấp nhận trong đạo đức kinh doanh.. Tuy vậy, đạo đức kinh doanh vẫn luôn phải chịu sự chi phối bởi một hệ giá trị và chuẩn mực đạo đức xã hội chung. 2. Vai trò của đạo đức kinh doanh Đạo đức kinh doanh góp phần điều chỉnh hành vi của các chủ thể kinh doanh. Đạo đức kinh doanh cùng với pháp luật điều chỉnh các hành vi kinh doanh theo các qui định của pháp luật và các chuẩn mực đạo đức xã hội. Tuy nhiên, hành vi kinh doanh lại là kết quả của quá trình tư duy, ra quyết định của những người chủ doanh nghiệp. Pháp luật dù có chặt chẽ, đầy đủ nhưng chỉ điều chỉnh được hành vi còn việc quyết định có tuân thủ luật pháp hay không; hay có làm những hành vi trái pháp luật hay không lại nằm trong suy nghĩ, nhân cách của người chủ doanh nghiệp. Chỉ có đạo đức


kinh doanh mới có thể có ảnh hưởng, tác động đến suy nghĩ, thức tỉnh lương tâm, khuyến khích họ làm những điều tốt, điều thiện. mặt khác, pháp luật càng đầy đủ, chặt chẽ và được thi hành một cách nghiêm minh thì đạo đức càng được đề cao. Những hình phạt nghiêm khắc dành cho những người có các hành vi kinh doanh phi đạo đức sẽ ép buộc họ cư xử phải có đạo đức và tuân theo pháp luật. Một doanh nghiệp muốn phát triển lâu dài thì phải hoạt động có hiệu quả, phải thu được lợi nhuận. Lợi nhuận này chỉ có thể có khi doanh nghiệp có được sự hợp tác, ủng hộ từ phí người tiêu dùng. Điều này không chỉ được quyết định bởi chất lượng của sản phẩm mà còn được quyết định bởi hành vi của doanh nghiệp với cộng đồng với xã hội. Doanh nghiệp có hành vi phi đạo đức sẽ bị mọi người tẩy chay, lên án gây thiệt hại lớn cho doanh nghiệp. Ngược lại, doanh nghiệp hoạt động có đạo sẽ nhận được sự tín nhiệm từ phía người tiêu dùng và kết quả thể hiện ở nguồn lợi nhuận ổn định, sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Đạo đức kinh doanh góp phần làm tăng chất lượng quản lý của doanh nghiệp Một doanh nghiệp có nền tảng đạo đức kinh doanh vững vàng với hệ thống các chuẩn mực, qui tắc đạo đức rõ ràng có sức chi phối sẽ giúp cho chất lượng hoạt động của doanh nghiệp được đảm bảo và thông suốt từ các cấp lãnh đạo đến toàn thể nhân viên. Việc xây dựng và truyền bá các tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp của doanh nghiệp thông qua việc thiết lập các chương trình đào tạo về đạo đức kinh doanh cho nhân viên, hay ban hành hệ thống tiêu chuẩn đạo đức trong công ty…được tiến hành càng tốt bao nhiêu thì càng giúp cho hoạt động của doanh nghiệp càng hiệu quả, giúp ngăn chặn những hành vi phi đạo đức, trục lợi cá nhân, phá hoại từ bên trong doanh nghiệp. Các nhà lãnh đạo có đạo đức sẽ gây dựng được bầu không khí làm việc hòa đồng, thuận lợi cho tất cả mọi người, thu hút được nhiều sự đóng góp tích cực từ các nhân viên. Đồng thời, họ cũng dễ dàng đi đến những sự đồng thuận cho các vấn đề trên nền tảng đạo đức có lợi cho sự phát triển của công ty, tránh các hành vi trục lợi cá nhân bất chính. Tương tự như vậy, các nhân viên có nhận thức đạo đức tốt sẽ giúp nâng cao năng suất, hiệu quả lao động khi khả năng hợp tác, làm việc theo nhóm giữa các nhân viên trong một phòng hay giữa các phòng ban được nâng cao bởi giữa họ có sự tin tưởng tuyệt đối với nhau trên nền tảng đạo đức. Đồng thời, khi các nhân viên hành động theo các tiêu chuẩn đạo đức, họ sẽ tạo được thiện cảm trong mắt khách hàng giúp mối quan hệ giữa khách hàng với công ty ngày càng gắn bó, bền chặt. Thực chất, những người được làm việc trong một môi trường đạo đức tin rằng họ sẽ phải tôn trọng tất cả các đối tác kinh doanh của mình, không kể những đối tác ấy ở bên trong hay bên ngoài công ty. Họ cần phải cung cấp những giá trị tốt nhất có thể có cho các khách hàng và cổ đông.


Đạo đức kinh doanh góp phần vào sự cam kết và tận tâm của nhân viên Chất lượng làm việc của nhân viên chính là yếu tố quyết định đến sự hài lòng của khách hàng và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Các nhân viên sẽ làm việc với khả năng cao nhất, sẽ trung thành, tận tâm đối với doanh nghiệp khi họ nhận thấy rằng tương lai của họ gắn liền với tương lai của doanh nghiệp và họ sẽ sẵn sàng hi sinh lợi ích cá nhân của mình cho lợi ích chung của toàn công ty. Muốn được như vậy thì trước hết doanh nghiệp phải cho thấy sự quan tâm, sự đối xử công bằng, có đạo đức của mình đối với nhân viên. Một môi trường lao động an toàn, vui vẻ, hòa đồng, có thù lao xứng đáng và được tôn trọng, được doanh nghiệp thực hiện đầy đủ các cam kết sẽ là yếu tố quyết định giúp doanh nghiệp thể hiện được điều đó. Bên cạnh đó, những hoạt động, đóng góp có đạo đức kinh doanh của công ty cho cộng đồng không chỉ tạo nên hình ảnh tốt đạp của doanh nghiệp trong mắt công chúng mà còn tạo nên niềm tự hào, sự gắn bó của các nhân viên đối với công ty. Một doanh nghiệp luôn quan tâm, chăm sóc các nhân viên của mình sẽ không chỉ giữ chân được các nhân viên hiện tại mà còn thu hút thêm được những nhân viên tài năng đóng góp cho công ty. Điều này sẽ tạo nên lợi thế cạnh tranh to lớn giúp công ty thành công trên thị trường. Đạo đức kinh doanh góp phần làm hài lòng khách hàng Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng các khách hàng thích mua các sản phẩm của các công ty có danh tiếng tốt, luôn quan tâm đến lợi ích của cộng đồng. Các công ty có đạo đức kinh doanh thể hiện trong việc luôn liên tục cải tiến chất lượng sản phẩm, cung cấp cho khách hàng các thông tin về sản phẩm một cách rõ ràng, trung thực ,dễ hiểu, dễ tiếp cận; cũng như luôn quan tâm, chăm sóc đến quyền lợi của khách hàng khi mua sản phẩm sẽ có lợi thế cạnh tranh lớn và lợi nhuận cao. Ngược lại những công ty có các hành vi phi đạo đức sẽ bị khách hàng tẩy chay, xa lánh. Bằng việc chú trọng đến lợi ích và sự hài lòng của khách hàng thông qua các hoạt động như; tư vấn đầy đủ cho khách hàng khi mua hàng; hay để khách hàng tham gia vào giải quyết các rắc rối… sẽ tạo niềm tin, thúc đẩy khách hàng gắn bó với doanh nghiệp. Bản thân các khách hàng cũng là những người quảng bá rất giá trị cho doanh nghiệp. Một khách hàng hài lòng sẽ quay trở lại với doanh nghiệp, đồng thời họ sẽ giới thiệu về doanh nghiệp cho bạn bè, người thân.. giúp nguồn khách hàng của doanh nghiệp được mở rộng nhanh chóng. Nhưng nếu để khách hàng thất vọng về doanh nghiệp thì tâm lý này sẽ được lan tỏa sang các khách hàng khác và gây tác động không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.


Một môi trường đạo đức chú trọng đến khách hàng sẽ kết hợp được lợi ích của tất cả các cổ đông trong các quyết định và hoạt động. Những nhân viên làm việc trong môi trường đạo đức sẽ ủng hộ và đóng góp vào sự hiểu biết về các yêu cầu và mối quan tâm của khách hàng. Các hành động đạo đức hướng tới khách hàng xây dựng được vị thế cạnh tranh vững mạnh có tác dụng tích cực đến thành tích của doanh nghiệp và công tác đổi mới sản phẩm. Đạo đức kinh doanh góp phần tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp. Theo một nghiên cứu được tiến hành với 500 tập đoàn lớn nhất ở Mỹ, những doanh nghiệp cam kết thực hiện các hành vi đạo đức và chú trọng đến việc tuân thủ các quy định về đạo đức nghề nghiệp thường đạt được thành công lớn về mặt tài chính. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp có các hoạt động phi đạo đức thương phải chịu dự sụt giảm lợi nhuận nhanh chóng. Sự quan tâm đến đạo đức đang trở thành một phần trong kế hoạch chiến lược của các doanh nghiệp, đây không còn là một chương trình được yêu cầu từ phía chính phủ mà đang dần trở thành một vấn đề quản lý để giành lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Hai giáo sư John Kotter và James Heskett của trường Đào tạo quản lý kinh doanh thuộc Harvard đã thực hiện một công trình nghiên cứu cho thấy, trong vòng 11 năm, những công ty “đạo đức cao” đã nâng thu nhập của họ lên 682%, giá trị cổ phiếu của họ cũng đã tăng tới 901% và lãi ròng tăng 756%. Trong khi đó, những công ty là đối thủ cạnh tranh ở bậc trung của chuẩn mực đạo đức chỉ đạt được mức tăng trưởng doanh thu 36%, giá trị cổ phiếu 74% và lợi nhuận ròng chỉ 1%.[GS.TS Nguyễn Mạnh Quân, 2008]. Như vậy, đầu tư vào cơ sở hạ tầng đạo đức trong doanh nghiệp sẽ mang lại cơ sở cho tất cả các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đạt tới thành công. Đạo đức kinh doanh góp phần vào sự vững mạnh của nền kinh tế quốc gia Các thể chế xã hội, đặc biệt là các thể chế thúc đẩy tính trung thực, là yếu tố vô cùng quan trọng để phát triển đến sự thịnh vượng của nền kinh tế. Các nước phát triển ngày càng trở nên giàu có hơn vì có một hệ thống các thể chế bao gồm đạo đức kinh doanh để khuyến khích sản xuất. Trong khi đó, tại các nước đang phát triển, cơ hội phát triển kinh tế bị hạn chế bởi sự độc quyền, tệ nạn tham nhũng, sự hạn chế các tiến bộ cá nhân. Niềm tin là điều mà các cá nhân trong xã hội cần có để hợp tác cùng lao động, sản xuất, kinh doanh. Các quốc gia có các thể chế dựa vào niềm tin sẽ có một nền kinh tế phát triển mạnh, có năng suất lao động cao vì họ có một hệ thống đạo đức vững chắc


giúp giảm thiểu các chi phí giao dịch, tăng sức cạnh tranh của các doanh nghiệp và có một thị trường hiệu quả hơn. Ngược lại ở các quốc gia có niềm tin hợp tác kinh doanh thấp, nền kinh tế sẽ chậm phát triển và hoạt động thiếu ổn định. Xét đến cùng, sự vững mạnh và ổn định của nền kinh tế một quốc gia được quyết định bởi sự phát triển, mức độ điều chỉnh, chi phối của đạo đức trong các hoạt động của nền kinh tế quốc gia đó. Tiến hành kinh doanh theo một cách có đạo đức và có trách nhiệm sẽ tạo ra niềm tin và thiết lập những mối quan hệ kinh doanh giúp tạo nên sự phát triển và thành công bền vững. Tóm lại, có thể nói đạo đức kinh doanh có vai trò rất lớn quyết định sự thành công của doanh nghiệp. Các cổ đông sẽ muốn đầu tư vào các doanh nghiệp có các chương trình đạo đức hiệu quả, quan tâm đến xã hội và có danh tiếng tốt. Các nhân viên thích làm việc trong một công ty mà họ có thể tin tưởng và khách hàng đánh giá cao về tính trung thực trong các hoạt động kinh doanh. Môi trường đạo đức của doanh nghiệp vững mạnh sẽ đem lại niềm tin cho khách hàng và nhân viên, sự tận tâm của nhân viên và sự hài lòng của khách hàng sẽ mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Và đạo đức còn đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển kinh tế và thịnh vượng của một quốc gia. Hiện tại, chúng tôi đang cung cấp dịch vụ dịch vụ viết báo cáo thực tập , dịch vụ làm assignment , chạy spss thuê , viết tiểu luận thuê… chuyên nghiệp nhất thị trường. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ từ A-Z. #LV24 , #luan_van_24 , #luận_văn_24 , #dịch_vụ_chỉnh_sửa_luận_văn #làm_đồ_án_thuê , #thuê_làm_khóa_luận_tốt_nghiệp , #viết_thuê_luận_án_tiến_sĩ Xem thêm: https://luanvan24.com/ly-luan-chung-ve-dao-duc-kinh-doanh/

,


Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.