Chia se ve phuong phap phan tich hoa von tai Luan Van 24

Page 1

TÌM HIỂU VỀ PHƢƠNG PHÁP PHÂN TÍCH HÒA VỐN TẠI LUẬN VĂN 24 Điểm hòa vốn là gì? Phân tích hòa vốn là gì? Ý nghĩa của phân tích hòa vốn? Các phƣơng pháp phân tích hòa vốn là gì? Tất cả sẽ được Luận Văn 24 chuyên gia lam luan van thac si giải đáp trong bài viết này.

Tất tần tật về phương pháp phân tích hòa vốn 1. Khái niệm phân tích hòa vốn và điểm hòa vốn Phân tích hòa vốn là một kỹ thuật phân tích mối quan hệ giữa chi phí cố định, chi phí biến đổi, lợi nhuận và số lượng tiêu thụ. Điểm hòa vốn (break-even point) là điểm mà tại đó tổng doanh thu bằng tổng chi phí. Hay nói cách khác thì tại điểm hòa vốn, doanh nghiệp bắt đầu thu được lợi nhuận. Điểm hòa vốn có thể được phản ánh theo đơn vị sản lượng hoặc giá trị doanh thu. 2. Ý nghĩa phân tích hòa vốn Mặc dù điểm hòa vốn không phải là mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp nhưng phân tích hòa vốn sẽ chỉ ra mức hoạt động cần thiết để doanh nghiệp có những giải pháp nhằm đạt được một doanh số để không bị lỗ. Như vậy phân tích hòa vốn sẽ chỉ ra mức bán tối thiểu mà doanh nghiệp cần phải đạt được.


Ngoài ra phân tích hòa vốn còn cung cấp thông tin có giá trị liên quan đến các cách ứng xử chi phí tại các mức tiêu thụ khác nhau. Đây là cơ sở để doanh nghiệp lập kế hoạch lợi nhuận và các kế hoạch khác trong ngắn hạn. Hiểu biết mối quan hệ giữa định phí, biến phí, giá cả và lợi nhuận sẽ hữu ích khi hoạch định hỗn hợp các nguồn tài trợ mà doanh nghiệp sử dụng (ví dụ việc sử dụng số lượng lớn các nguồn tài trợ có chi phí tài chính cố định như trái phiếu, cổ phần ưu đãi là không thận trọng). Phân tích tác động của định phí thay thế biến phí trong một quy trình sản xuất. Phân tích tác động lợi nhuận của nỗ lực tái cấu trúc doanh nghiệp. 3. Các giả định khi áp dụng phương pháp phân tích hòa vốn Phương pháp phân tích hòa vốn được áp dụng trong ngắn hạn với những giả định sau: 

Giá bán của một đơn vị sản phẩm không đổi.

Tất cả các chi phí có thể phân loại thành chi phí cố định và chi phí biến đổi.

Tổng chi phí biến đổi phụ thuộc tuyến tính vào sản lượng sản xuất.

Các chi phí cố định không thay đổi.

Sản lượng tiêu thụ bằng sản lượng sản xuất.

Khi doanh nghiệp sản xuất và tiêu thụ nhiều sản phẩm, cơ cấu sản phẩm không thay đổi.

Như vậy, dựa vào những giả định trên, có thể rút ra những hạn chế của phân tích hòa vốn: 

Phân tích hòa vốn dựa trên giả định rằng giá bán và biến phí đơn vị là không đổi: điều này không sát với thực tế.

Mô hình phân tích hòa vốn được thực hiện trên giả thiết tổng chi phí gồm hai phần là biến phí và định phí: trên thực tế định phí và biến phí rất khó khăn để phân định rạch ròi.


Phân tích hòa vốn chỉ được thực hiện trong trường hợp nhu cầu của thị trường về sản phẩm là không đổi.

Phân tích hòa vốn chỉ áp dụng khi sản lượng tiêu thụ và sản lượng sản xuất bằng nhau là không thực tế.

4. Các phương pháp phân tích hòa vốn – Phân tích hòa vốn bằng đồ thị: Biểu diễn mối quan hệ giữa các yếu tố dưới dạng đồ thị minh họa. – Phân tích hòa vốn bằng phương pháp đại số: Xem xét, tính toán mối quan hệ của các yếu tố bằng các phép toán đại số. Hiện tại, Luận Văn 24 đang cung cấp dịch vụ dịch vụ làm thuê báo cáo thực tập , chuyên viết thuê assignment , xử lý số liệu spss , viết tiểu luận thuê… chuyên nghiệp nhất thị trường. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ từ A-Z. 4.1. Phương pháp phân tích hòa vốn theo đồ thị Chi phí và doanh thu được thể hiện trên trục tung, sản lượng thể hiện trên trục hoành. Hàm số tổng doanh thu S tiêu biểu tổng doanh thu của doanh nghiệp sẽ thực hiện ở mỗi mức sản lượng, biết rằng giá bán đơn vị là P không đổi. Tương tự hàm số tổng chi phí hoạt động TC tiêu biểu cho tổng chi phí mà doanh nghiệp phải gánh chịu ở mỗi mức sản lượng. Tổng chi phí được tính bằng tổng số của định phí F độc lập với sản lượng và biến phí gia tăng theo một tỉ lệ không đổi theo mỗi đơn vị sản phẩm. Bước 1: Vẽ một đường thẳng đi qua gốc O với hệ số góc P để biểu diễn hàm doanh thu. (S) Bước 2: Vẽ một đường thẳng cắt trục tung tại F và có hệ số góc V để biểu diễn hàm tổng chi phí (TC). Bước 3: Xác định giao điểm của hai đường S và TC sau đó vẽ một đường thẳng góc xuống trục hoành để xác định mức sản lượng hòa vốn.


Các giả định giá bán đơn vị P và biến phí đơn vị V không đổi cho ta các mối liên hệ tuyến tính giữa các hàm số tổng doanh thu và tổng chi phí. Điểm hòa vốn xảy ra ở điểm QBE trong hình dưới đây, đó là mức sản lượng mà đường biểu diễn tổng doanh thu và tổng chi phí cắt nhau. Nếu mức sản lượng của một doanh nghiệp thấp hơn sản lượng hòa vốn, tức là nếu S < TC doanh nghiệp chịu lỗ hoạt động, được xác định tại điểm EBIT (lợi nhuận trước thuế và lãi vay) âm. Nếu mức sản lượng của doanh nghiệp cao hơn điểm hòa vốn, tức là nếu S > TC, doanh nghiệp thực hiện được EBIT, được xác định tại điểm EBIT dương.

4.2. Phương pháp phân tích hòa vốn bằng các phép tính đại số Đặt EBIT = lợi nhuận trước thuế và lãi (Earnings Before Interest & Tax) P = đơn giá bán V = biến phí đơn vị (P – V) = lãi gộp đơn vị Q = sản lượng sản xuất và tiêu thụ F = định phí


QBE = sản lượng hòa vốn – Tổng doanh thu: S = P.Q – Tổng chi phí hoạt động: TC= V.Q + F

Với P – V thường gọi là lãi gộp đơn vị (trong một số tài liệu còn gọi là số dư đảm phí đơn vị): là chênh lệch giữa đơn giá bán và biến phí đơn vị, nó đo lường mỗi đơn vị sản lượng đóng góp bao nhiêu để bù đắp cho định phí chi ra. Vì vậy ta có thể nói rằng sản lượng hòa vốn được tính bằng cách lấy định phí chia cho lãi gộp mỗi đơn vị.


Trong đó: i là sản phẩm loại i của doanh nghiệp n là số sản phẩm mà doanh nghiệp kinh doanh #LV24

,

#luan_van_24

,

#luận_văn_24

,

#dịch_vụ_chỉnh_sửa_luận_văn

#làm_đồ_án_thuê , #làm_chuyên_đề_tốt_nghiệp , #giá_làm_luận_văn_tốt_nghiệp Xem thêm: https://luanvan24.com/tat-tan-tat-ve-phuong-phap-phan-tich-hoa-von/

,


Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.