Noi dung hach toan cac khoan giam tru doanh thu

Page 1

NỘI DUNG HẠCH TOÁN CÁC KHOẢN GIẢM TRỪ DOANH THU Trong bài viết này, Luận Văn 24 chuyên viết luận văn thạc sĩ xin chia sẻ đến bạn nội dung hạch toán các khoản giảm trừ doanh thu một cách chi tiết và đầy đủ nhất. Nếu bạn đang làm luận văn liên quan đến chủ đề này thì đừng bỏ lỡ bài viết này nhé.

Nội dung hạch toán các khoản giảm trừ doanh thu 1. Căn cứ pháp lý và phương pháp ghi nhận các khoản giảm trừ doanh thu Hiện nay, nội dung và phương pháp ghi nhận các khoản giảm trừ doanh thu được đề cập trong Chế độ kế toán doanh nghiệp do Bộ Tài chính ban hành ngày 20/3/2006 theo Quyết định 15/2006/QĐ-BTC tại phần hướng dẫn sử dụng tài khoản. Theo đó, các khoản giảm trừ doanh thu bao gồm: chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại, thuế GTGT đầu ra theo phương pháp trực tiếp, thuế xuất khẩu và thuế tiêu thụ đặc biệt. Căn cứ theo chuẩn mực và hướng dẫn thực hành chuẩn mực Việt nam số 14(VAS14), thông tư số 120/2003/TT-BTC do Bộ Tài chính ban hành ngày 12/12/2003 thì: Căn cứ ghi nhận chiết khấu thương mại Chiết khấu thương mại là khoản doanh nghiệp bán giảm giá niêm yết cho khách hàng mua hàng với khối lượng lớn. Hạch toán TK Chiết khấu thương mại cần tôn trọng những quy định sau: Thực hiện đúng chính sách chiết khấu thương mại của doanh nghiệp đó quy định. Theo chi tiết cho từng khách hàng, từng loại hàng.


Trường hợp chiết khấu thương mại được xác định ngay khi bán hàng: Khi lập hóa đơn, người bán phải ghi rõ tỷ lệ % hoặc mức chiết khấu, giá bán chưa thuế GTGT (sau khi đó trừ đi chiết khấu thương mại); thuế GTGT; tổng giá thanh toán của thuế GTGT. Trong trường hợp này, kế toán không ghi nhận khoản chiết khấu thương mại bởi vì phần doanh thu được ghi nhận là giá bán sau khi đó trừ đi chiết khấu thương mại (khoản chiết khấu thương mại không được hạch toán vào TK 521). Trường hợp chiết khấu thương mại được xác định dựa trên doanh số mua mà khách hàng đó đạt được theo quy định của đơn vị thì số tiền chiết khấu được tính điều chỉnh trên hóa đơn, dịch vụ của lần mua hàng cuối cùng hoặc kỳ tiếp theo. Trên hóa đơn khách hàng mua lần cuối, phải ghi từ số hiệu, ngày phát hành của hóa đơn đó. Trong trường hợp này, phần chiết khấu ghi nhận trên hóa đơn sẽ được tính trừ vào doanh thu bán hàng. Kế toán chi ghi nhận phần chiết khấu thương mại tương ứng với phần xuất quỹ tiền mặt cho khách hàng. Căn cứ ghi nhận giảm giá hàng bán Giảm giá hàng bán là khoản giảm trừ cho người mua do hàng hóa kém chất lượng, sai quy cách hoặc lạc hậu về thị hiếu. Đối với giảm giá hàng bán, hàng hóa và dịch vụ có giảm giá ghi trên hóa đơn thì trên hóa đơn phải ghi rõ: tỷ lệ % hoặc mức giảm giá, giá bán chưa có thuế GTGT (giá bán đó giảm giỏ), thuế GTGT, tổng giá thanh toán của thuế GTGT. Trường hợp khoản giảm giá được xác nhận ngay tại thời điểm mua hàng, hóa đơn được lập và ghi nhận của kế toán tương tự như trường hợp chiết khấu thương mại xác định ngay tại thời điểm bán hàng. Nếu việc giảm giá phát sinh sau thời điểm đó lập hóa đơn thỡ bờn mua phải lập biên bản thoả thuận và người bán phải xuất hóa đơn điều chỉnh giảm giá. Căn cứ ghi nhận hàng bán bị trả lại Giá trị hàng bán bị trả lại là giá trị khối lượng hàng bán đó xác định là tiêu thụ bị khách hàng trả lại và từ chối thanh toán. Đối với hàng bán bị trả lại, cơ sở kinh doanh mua hàng hóa, người bán đó xuất hóa đơn, người mua đó nhận hàng, nhưng sau đó người mua phát hiện hàng hóa không đúng quy cách, chất lượng phải trả lại toàn bộ hay một phần hàng hóa, khi xuất hàng trả lại cho người bán, cơ sở phải lập hóa đơn, trên đó ghi rõ “hàng hóa bị trả lại do không đúng quy cách, chất lượng” kèm theo bản photocopy liên hóa đơn đó nhận trước đó (đóng dấu sao


y bản chính), tiền thuế GTGT. Hóa đơn là căn cứ để cả hai bên điều chỉnh doanh số mua, bán, số thuế GTGT đó tờ khai. 2. Hạch toán chiết khấu thương mại Tài khoản 521 – Chiết khấu thương mại: Dùng để phản ánh khoản chiết khấu thương mại mà doanh nghiệp đó giảm trừ, hoặc đó thanh toán với người mua hàng trong trường hợp mua hàng với khối lượng lớn theo thoả thuận về chiết khấu thương mại đó ghi trong hợp đồng kinh tế. Kết cấu tài khoản: Bên Nợ: Số chiết khấu thương mại đó chấp nhận thanh toán cho khách hàng. Bên Có: Kết chuyển số chiết khấu thương mại sang TK 511- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ để xác định doanh thu thuần của kỳ kế toán. TK 521 không có số dư cuối kỳ, TK 521 có 3 tài khoản cấp 2: TK 5211 – Chiết khấu hàng hóa. TK 5212 – Chiết khấu thành phẩm. – TK 5213 – Chiết khấu dịch vụ. Kế toán ghi sổ như sau: Phản ánh số chiết khấu thương mại thực tế phát sinh trong kỳ: Nợ TK 521- Chiết khấu thương mại. Nợ TK 3331- Thuế GTGT phải nộp (tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ). Có TK 111, 112- DN thanh toán bằng tiền Có TK 131- Trừ vào số nợ phải thu khách hàng Có TK 3388- DN chấp nhận chiết khấu Nếu DN tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp thì ghi: Nợ TK 521- Chiết khấu thương mại(bao gồm cả thuế GTGT)


Có TK 111, 112- DN thanh toán bằng tiền Có TK 131- Trừ vào số nợ phải thu khách hàng Có TK 3388- DN chấp nhận chiết khấu Cuối kỳ, kết chuyển số tiền chiết khấu thương mại đó chấp thuận cho người mua sang tài khoản doanh thu, ghi: Nợ TK 511- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. Có TK 521- Chiết khấu thương mại. 3. Hạch toán hàng bán bị trả lại Tài khoản 531- Hàng bán bị trả lại: Dùng để theo dõi doanh thu của số hàng hóa, thành phẩm, lao vụ dịch vụ đó tiêu thụ nhưng bị khách hàng trả lại do các nguyên nhân: do vi phạm cam kết, hàng kém phẩm chất, không đúng quy cách… Trị giá của số hàng bị trả lại bằng số lượng hàng bị trả lại nhân (x) với đơn giá ghi trên hóa đơn khi bán. Trị giá số hàng bị trả lại = Số lượng hàng bị trả lại x Đơn giá bán. Kết cấu tài khoản 531: Bên Nợ: Doanh thu của số hàng đó tiêu thụ bị trả lại, đó trả lại tiền cho người mua hoặc tính trừ vào nợ phải thu của khách hàng về số sản phẩm hàng hoá đó bỏn ra. Bên Có: Kết chuyển doanh thu của số hàng đó tiờu thụ bị trả lại trừ vào doanh thu trong kỳ. TK 531 không có số dư cuối kỳ. Các chi phí khác liên quan đến việc hàng bán bị trả lại mà doanh nghiệp phải chịu, được hạch toán vào tài khoản 641- Chi phí bán hàng. Kế toán ghi sổ như sau: + Trường hợp hàng bán bị trả lại: Khi doanh nghiệp nhận lại số hàng bán bị trả lại và đó nhập lại kho số hàng đó, ghi: Nợ TK 155- Nhập kho thành phẩm. Nợ TK 157- Gửi tại kho của người mua.


Nợ TK 138(1381)- Hao hụt ngoài định mức khi vận chuyển. Có TK 632- Giá vốn hàng bán bị trả lại. Các chi phí phát sinh liên quan đến hàng bán bị trả lại(nếu có), ghi: Nợ TK 641- Chi phí bán hàng. Có TK 111, 112- Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng Có TK 334- Chi phí nhân viên bốc dỡ, vận chuyển Thanh toán với người mua về số tiền của hàng bán bị trả lại: Nợ TK 531- Hàng bán bị trả lại. Nợ TK 33311- Thuế GTGT phải trả cho khách hàng tương ứng với số doanh thu của hàng bán bị trả lại. Có TK 111,112- Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng (thanh toán bằng tiền) Có TK 3388- Chấp nhận khoản hàng bán bị trả lại Có TK 131- Trừ vào số nợ phải thu khách hàng Nếu doanh nghiệp áp dụng thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp thì : Nợ TK 531- Hàng bán bị trả lại. Có TK 111- Tiền mặt (thanh toán bằng tiền) Có TK 112- Tiền gửi ngân hàng Cuối kỳ kết chuyển doanh thu hàng bán bị trả lại: Nợ TK 511- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. Có TK 531- Hàng bán bị trả lại. Hiện tại, Luận Văn 24 đang cung cấp làm báo cáo tốt nghiệp thuê , dịch vụ làm assignment, xử lý số liệu spss , làm tiểu luận thuê chuyên nghiệp nhất thị trường. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ từ A-Z.


#LV24 , #luan_van_24 , #luận_văn_24 , #dịch_vụ_chỉnh_sửa_luận_văn #làm_chuyên_đề_tốt_nghiệp , #giá_làm_luận_văn_tốt_nghiệp Xem thêm: https://luanvan24.com/noi-dung-hach-toan-cac-khoan-giam-tru-doanh-thu/

,


Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.