Khai niem phan loai vai tro va cong thuc tinh lai suat tai Luan van 24

Page 1

KHÁI NIỆM, PHÂN LOẠI, VAI TRÒ VÀ CÔNG THỨC TÍNH LÃI SUẤT TẠI LUẬN VĂN 24 Trong bài viết này, Luận Văn 24 chuyên giá làm luận văn thuê xin chia sẻ đến bạn đọc khái niệm lãi suất, phân loại lãi suất, vai trò của lãi suất và các công thức tính lãi suất chi tiết nhất.

Khái niệm, phân loại, vai trò và công thức tính lãi suất 1. Khái niệm lãi suất Lãi suất (interest rate) là tỷ lệ phần trăm giữa tiền lãi ( hay chi phí phải trả) trên một số lượng tiền nhất định để được sở hữu và sử dụng khoản tiền ấy trong một khoảng thời gian đã được thoả thuận trước. Hay lãi suất chính là giá cả của quyền được sử dụng vốn vay trong 1 khoảng thời gian mà người sử dụng trả cho người sở hữu nó. Hay nó chính là khoản chênh lệch giữa lượng tiền nhận được hôm nay và lượng tiền tổng cộng phải trả trong tương lai chính là tiền lãi hay chi phí để có khoản tiền ấy trong một khoảng thời gian. Khi đem tiền lãi ấy tính tỷ lệ với tiền nhận được đó chính là lãi suất trong thời gian nói trên. Hiểu theo cách nào cũng đúng song tại sao phải trả lãi suất? Bởi lẽ đồng tiền ngày hôm nay có giá trị nhận được vào ngày khi tính đến giá trị thời gian của tiền tệ. Khi người cho vay chuyển quyền sử dụng vốn cho người khác nghĩa là anh ta hy sinh quyền sử dụng tiền tệ ngày hôm nay của mình với hy vọng sẽ có 1 khoản tiền lớn hơn vào ngày hôm sau, hôm sau nữa. Sẽ không có sự chuyển nhượng vốn nếu không có phần lớn hơn đó hoặc là nó không đủ bù đắp cho giá trị thời gian của tiền tệ.


2. Phân loại lãi suất Có rất nhiều cách để phân loại lãi suất: căn cứ vào thời hạn tín dụng, căn cứ vào giá trị thực của lãi suất, vào mức ổn định hay phương pháp tính lãi suất. Căn cứ vào loại hình tín dụng: Lãi suất tín dụng thương mại: áp dụng khi các doanh nghiệp cho nhau vay dưới hình thức mua bán chịu hàng hoá. Nó được tính như sau: Lãi suất tín dụng thương mại=100%* [(giá cả hàng hoá bán chịu – giá cả hàng hoá bán trả tiền ngay)/ giá cả hàng hoá bán chịu] Loại lãi suất này được tính bao hàm trong tổng giá cả hàng hoá bán chịu. Lãi suất tín dụng ngân hàng: áp dụng trong quan hệ giữa ngân hàng với công chúng và doanh nghiệp trong việc thu hút tiền gửi và cho vay, trong hoạt động tái cấp vốn của Ngân hàng Trung ương cho các ngân hàng, trong quan hệ giữa các ngân hàng với nhau trên thị trường liên ngân hàng. Căn cứ vào loại hình tín dụng Lãi suất chia thành hai loại: Lãi suất danh nghĩa: là lãi suất tính theo giá trị danh nghĩa của tiền tệ vào thời điểm nghiên cứu hay nói cách khác là loại lãi suất chưa loại trừ đi tỷ lệ lạm phát. Lãi suất danh nghĩa thường được thông báo chính thức trong các quan hệ tín dụng. Lãi suất thực tế: là loại lãi suất được điều chỉnh lại cho đúng theo những thay đổi về lạm phát. Hay nói cách khác là lãi suất đã trừ đi tỷ lệ lạm phát. Lãi suất thực có hai loại: + Lãi suất thực tính trước là lãi suất thực được điều chỉnh lại cho đúng theo những thay đổi dự tính về lạm phát. + Lãi suất thực tính sau là lãi suất thực được chỉnh lại cho đúng những thay đổi trên thực tế về lạm phát. Mối quan hệ giữa lãi suất danh nghĩa, lãi suất thực và lạm phát được Irving Fisher nêu thành phương trình sau: Lãi suất danh nghĩa = Lãi suất thực + Tỷ lệ lạm phát


Căn cứ vào mức độ ổn định của lãi suất: lãi suất chia thành hai loại: Lãi suất cố định: là lãi suất được áp dụng cố định trong suốt thời hạn vay. Nó có ưu điểm: người gửi tiền và người vay tiền biết trước tiền lãi được trả và phải trả. Bên cạnh đó có nhược điểm: bị ràng buộc bởi một mức lãi suất nhất định trong một thời gian nào đó các tổ chức cung ứng tín dụng và người vay tiền khó có khả năng phản ứng linh hoạt với những biến động nếu có của cung và cầu vốn trên thị trường tài chính. Lãi suất thả nổi: là lãi suất có thể thay đổi phù hợp với lãi suất thị trường và có thể báo trước hoặc không báo trước. Mặc dù khi áp dụng cơ chế lãi suất này, cả người đi vay và người cho vay xác định một cách chính xác mức lãi suất sẽ phải trả nhưng nó thích hợp với một môi trường đầu tư không ổn định và các nhân tố ảnh hưởng đến lãi suất là khó dự đoán. Hiện tại, Luận Văn 24 đang cung cấp dịch vụ dịch vụ viết báo cáo thực tập , dịch vụ làm assignment , chạy spss thuê , làm tiểu luận thuê chuyên nghiệp nhất thị trường. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ từ A-Z. 3. Vai trò của lãi suất Lãi suất là một biến số thường xuyên biến động trong nền kinh tế và được theo dõi một cách chặt chẽ nhất trong nền kinh tế vĩ mô vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh tế của các cá nhân, các doanh nghiệp, tổng thể nền kinh tế, tác động cả ở tầm vi mô và vĩ mô. Vai trò của lãi suất đối với quyết định của các chủ thể trong nền kinh tế. Đối với cá nhân, hộ gia đình: lãi suất ảnh hưởng nhiều đến quyết định như chi tiêu hay để dành, mua nhà mua trái phiếu hay gửi vốn vào một tài khoản tiết kiệm. Đối với cá nhân hay hộ gia đình khi lãi suất của tiền gửi tiết kiệm tăng họ sẽ lựa chọn gửi tiền vào ngân hàng hơn là mua các giấy tờ có giá bởi khi đó giá của chúng sẽ giảm. Ngược lại khi lãi suất giảm họ sẽ đầu tư vào các khoản mục đầu tư khác và sẽ cân nhắc khả năng gửi tiền vào ngân hàng vì lãi suất thấp hơn lợi nhuận nhận được từ những hình thức đầu tư khác. Đối với các doanh nghiệp: lãi suất ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, ảnh hưởng trực tiếp tới lợi nhuận của doanh nghiệp. Lãi suất có thể coi là chi phí của doanh nghiệp. Khi lãi suất thấp có nghĩa là chi phí của vốn đầu tư thấp, điều đó sẽ khuyến khích doanh nghiệp mở rộng đầu tư. Bớt một đồng chi phí là tăng một đồng lợi nhuận vì thế họ sẽ tìm cách tối đa hoá lợi nhuận trên một đồng chi phí. Có thể nói


rằng lãi suất đóng vai trò là công cụ bắt buộc doanh nghiệp phải sử dụng vốn một cách triệt để, có hiệu quả. Đối với Nhà nước: lãi suất không chỉ là một công cụ nhằm huy động hay cho vay vốn mà còn là công cụ quản lý vĩ mô quan trọng nhằm điều tiết sản xuất kinh doanh theo đúng hướng, xử lý hài hoà giữa tổng cung và tổng cầu tiền tệ, điều hành gián tiếp chính sách tiền tệ quốc gia để thực hiện các mục tiêu của mình: ổn định giá cả đồng nội tệ, tăng trưởng kinh tế ở tốc độ cao (trên 7%) và công ăn việc làm đầy đủ. Vai trò của lãi suất trong nền kinh tế thị trường Lãi suất tín dụng là phương tiện kích thích lợi ích vật chất để thu hút mọi nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế. Lãi suất là một loại giá cả đặc biệt của việc buôn bán vốn tiền tệ, do đó nó cũng tuân thủ qui luật cung cầu thị trường. Muốn thu hút nguồn vốn nhàn rỗi từ các chủ thể trong nền kinh tế, ngoài việc phục vụ tốt còn đòi hỏi giá cả(lãi suất) hợp lý và hấp dẫn. Đối với ngân hàng, lãi suất huy động tiền gửi cao sẽ kích thích lòng ham muốn lợi nhuận của khách hàng đối với ngân hàng. Do đó nếu ngân hàng muốn tăng cường huy động vốn có thể bằng nhiều biện pháp trong đó có công cụ lãi suất. Lãi suất tín dụng là công cụ kích thích đầu tư phát triển. Với lãi suất cho vay hợp lý sẽ kích thích các nhà đầu tư vay vốn mở rộng phát triển sản xuất kinh doanh, tạo nhiều sản phẩm cho xã hội, tăng thu nhập quốc dân, từ đó tạo điều kiện cho nền kinh tế ngày càng phát triển Lãi suất tín dụng là đòn bẩy kích thích ngân hàng và các doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả, thực sự quan tâm đến kết quả sản xuất kinh doanh để đảm bảo hoàn trả đúng hạn cả gốc và lãi. Đối với các ngân hàng, hoạt động chủ yếu là huy động để cho vay. Do đó ngân hàng phải tìm nhiều biện pháp thiết thực để thu hút mọi nguồn vốn tiền tệ tạm thời nhàn rỗi trong xã hội, thực hiện các biện pháp cho vay có hiệu quả, sao cho đáp ứng được các yêu cầu hạch toán kinh tế. Lãi suất là một trong những công cụ đánh giá “sức khoẻ” của nền kinh tế. Căn cứ vào biến động của lãi suất hoặc tình hình lãi suất trong một thời kì có thể dự báo được một số yếu tố của nền kinh tế: các cơ hội đầu tư, tình hình tiền tệ, tình hình kinh tế trong tương lai…Từ đó các ngân hàng hoặc doanh nghiệp có điều kiện để chuẩn bị và lựa chọn các phương án kinh doanh cho phù hợp. Lãi suất là công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế.


Lãi suất là công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế Hiện nay nước ta đang trong thời kỳ quá độ, trong những giai đoạn xây dựng những cơ sở vật chất để đi lên Chủ nghĩa Xã hội. Chiến lược nhiệm vụ trong toàn thời kỳ này của đất nước ta là: Công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Vậy để có thẻ tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá, mở rộng sản xuất thì vấn đề không thể thiếu được là vốn. Trong đại hội VIII của Đảng đã đề ra rằng: vấn đề tích luỹ và sử dụng vốn để tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá có tầm quan trọng đặc biệt cả về phương pháp nhận thức và chỉ đạo thực tiễn. Vì vậy cơ chế lãi suất có vai trò quan trọng trong việc huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội, tập trung các nguồn vốn manh mún, tản mạn thành các nguồn vốn lớn đáp ứng các nhu cầu về vốn cho các doanh nghiệp tạo điều kiện cho việc tái sản xuất, mở rộng sản xuất một cách liên tục, phát triển kinh tế. Lãi suất với quá trình đầu tư. Quá trình đầu tư của các doanh nghiệp vào tài sản cố định (máy móc, công trường, nguyên vật liệu) chỉ được thực hiện khi họ dự tính lợi nhuận thu được từ vốn đầu tư vào các tài sản cố định này lớn hơn số lãi phải trả cho các khoản đi vay để đầu tư. Do đó khi lãi suất thấp các doanh nghiệp có điều kiện tiến hành vay vốn đầu tư vào các tài sản cố định phục vụ sản xuất. Vì thế chi tiêu đầu tư có kế hoạch sẽ cao hơn và ngược lại. Quan hệ lãi suất và chi tiêu đầu tư có kế hoạch Sự dốc xuống của đường đầu tư phản ánh tỷ lệ nghịch giữa chi tiêu đầu tư có kế hoạch với lãi suất. Đường đầu tư càng thoải thì càng nhạy cảm với lãi suất. Lãi suất thấp sẽ khuyến khích đầu tư, khuyến khích tiêu dùng, làm tăng tổng cầu dẫn đến sản lượng tăng giá cả tăng, thất nghiệp giảm, nội tệ có xu hướng giảm giá so với ngoại tệ. Ngược lại lãi suất cao sẽ hạn chế đầu tư, hạn chế tiêu dùng do đó làm giảm tổng cầu, khiến sản lượng giảm, giá giảm, thất nghiệp tăng, nội tệ có xu hướng tăng giá so với ngoại tệ. Như vậy lãi suất là công cụ đo lường tình trạng sức khoẻ của nền kinh tế. Người ta thấy rằng: trong giai đoạn đang phát triển của nền kinh tế, lãi suất có xu hướng phát triển do cung cầu cho vay đều phát triển, trong đó tốc độ phát triển quỹ cho vay lớn hơn tốc độ tăng của cung quỹ cho vay. Ngược lại trong nền kinh tế bị đình trệ, hàng hoá bị ứ đọng và xuống giá, cơ hội đầu tư kiếm lời giảm xuống, áp lực lạm phát hay thiểu phát, lãi suất sẽ giảm bởi nguyên tắc cơ bản lãi suất phải nhỏ hơn lợi nhuận đầu tư.


Lãi suất với xuất nhập khẩu: khi lãi suất trong nước thực tế tăng thì các khoản tiêu dùng bằng đồng nội tệ sẽ trở nên thấp hơn so với các khoản tiêu dùng bằng quỹ ngoại tệ. Do đó làm cho giá trị đồng nội tệ tăng lên so với các đồng khác nghĩa là tỷ giá hối đoái tăng. Lúc này hàng hoá trong nước tại nước ngoài đắt hơn, hàng hoá nước ngoài ở trong nước sẽ rẻ hơn dẫn đến giảm xuất khẩu ròng, khuyến khích nhập khẩu. #LV24 , #luan_van_24 , #luận_văn_24 , #dịch_vụ_chỉnh_sửa_luận_văn #làm_đồ_án_thuê , #làm_chuyên_đề_tốt_nghiệp , #giá_làm_luận_văn_tốt_nghiệp

,

Xem thêm: https://luanvan24.com/khai-niem-phan-loai-vai-tro-va-cong-thuc-tinh-lai-suat/


Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.