Co so ly luan ve nang cao chat luong can bo cong chuc

Page 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÁN BỘ CÔNG CHỨC Trong bài viết này, Luận Văn 24 chuyên viết luận văn tốt nghiệp xin chia sẻ đến bạn cơ sở lý luận về nâng cao chất lượng cán bộ công chức, bao gồm: những khái niệm, sự cần thiết, nội dung và các nhân tố ảnh hưởng.

Cơ sở lý luận về nâng cao chất lượng cán bộ công chức 1. Một số khái niệm cơ bản 1.1. Khái niệm cán bộ Theo từ điển Tiếng Việt “Cán bộ là người làm công tác nghiệp vụ chuyên môn trong cơ quan Nhà nước, người làm công tác có chức vụ trong một cơ quan, một tổ chức”. Trong công trình nghiên cứu của các nhà khoa học Việt Nam về luận cứ khoa học cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ CNH-HĐH đất nước lại đưa ra định nghĩa: “Cán bộ là một khái niệm dùng để chỉ những người có chức vụ, vai trò và cương vị nòng cốt trong một tổ chức, có tác động ảnh hưởng đến hoạt động của tổ chức và các quan hệ trong lãnh đạo, chỉ huy, quản lý, điều hành, góp phần định hướng cho sự phát triển của tổ chức”. Luật cán bộ, công chức số 22/2008/QH 12 ghi rõ: “Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị -xã hội ở Trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách Nhà nước”. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Cán bộ là những người đem chính sách của Đảng, của Chính phủ giải thích cho dân chúng hiểu rõ và thi hành. Đồng thời đem tình hình dân chúng báo cáo cho Đảng, cho Chính phủ hiểu rõ, để đặt chính sách cho đúng”. Cán bộ là những người có trách nhiệm truyền tải chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách


pháp luật của Nhà nước đến với quần chúng và tổ chức, vận động quần chúng thực hiện. Đồng thời, cán bộ là người đi sâu, sát quần chúng, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng quần chúng phản ánh với Đảng, Nhà nước để đề ra đường lối, chính sách phù hợp với yêu cầu, nguyện vọng chính đáng của quần chúng. 1.2. Khái niệm công chức Theo điều 4, chương I, Luật cán bộ công chức ban hành được sửa đổi bổ sung năm 2008 đã nêu: Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị-xã hội ở Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan đơn vị thuộc quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng , Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật. 1.3. Khái niệm chất lượng cán bộ, công chức Khái niệm chất lượng cán bộ (hay cán bộ, công chức) là sức khỏe phẩm chất, giá trị của người cán bộ được đánh giá thông qua các tiêu chí tổng hợp về sức khỏe, phẩm chất đạo đức, khả năng thích ứng hoàn thành có hiệu quả công việc được giao. 2. Sự cần thiết nâng cao chất lượng cán bộ, công chức Đại hội lần thứ XI của Đảng đề ra nhiệm vụ trọng tâm của cách mạng nước ta hiện nay là: “ tiếp tục nắm vững hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc, đẩy mạnh công nghiệp, hóa hiện đại hóa là xây dựng nước ta thành một nước công nghiệp có sở vật chất – kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, đời sống vật chất và tinh thần cao, quốc phòng, an ninh vững chắc, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị đó, Đảng ta phải xây ngang tầm với đòi hỏi của thực tiễn; Nhà nước phải được tổ chức vận hành theo những nguyên tắc của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của dân, do dân, vì dân; Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị – xã hội phải phát huy tốt hơn nữa vai trò củng cố, tăng


cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, quy tụ được tất cả những người Việt Nam trong nước cũng như những người đang sinh sống ở nước ngoài phấn đấu vì mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh… Bất cứ cách đặt và giải quyết vấn đề nào liên quan đến vấn đề cán bộ ở nước ta hiện nay mà xa rời nhiệm vụ chính trị cơ bản trên đây đều không tránh khỏi sa vào sự trừu tượng vô nghĩa. 3. Nội dung nâng cao chất lượng cán bộ, công chức trong một tổ chức 3.1. Nâng cao về thể lực Thể lực của nguồn nhân lực được hình thành và phát triển được hình thành và phát triển bằng con người di truyền (nòi giống), nuôi dưỡng và luyện tập, rèn luyện thân thể thông qua các hình thức vận động thân thể như tập thể dục, thể hình, lao động sản xuất… Căn cứ vào những tiêu chuẩn nhất định về trạng thái sức khỏe, người ta cân, đo để đánh giá sức khỏe. Theo Tổ chức Y tế thế giới thì “Sức khỏe là trạng thái thoải mái về thể chất, tinh thần và xã hội, chứ không đơn thuần là cơ thể khỏe mạnh không bệnh tật”. Như vậy, chúng ta hiểu sức khỏe gồm 3 mặt: Sức khỏe thể chất, sức khỏe tinh thần, sức khỏe xã hội. Sức khỏe thể chất được thể hiện một cách tổng quát sự sảng khoái và thoải mái về thể chất, thể hiện sự dẻo dai, sức bền, sự nhanh nhẹn, sức đề kháng với các bệnh tật và những yếu tố bất lợi của môi trường, khí hậu. Sức khỏe tinh thần là sự thoải mái về mặt giao tiếp xã hội, tình cảm và tinh thần. Sức khỏe tinh thần là sự biểu hiện nếp sống lành mạnh, văn minh và có đạo đức. Sức khỏe xã hội là sự hòa hợp của cá nhân với cộng đồng. Nó thể hiện ở mức độ chất nhận và tán thành của xã hội. Ba yếu tố này liên quan chặt chẽ với nhau, tạo nên sự thăng bằng, hài hòa của tất cả những khả năng sinh học, tâm lý và xã hội của con người. Nâng cao thể lực nguồn nhân lực là đảm bảo cho nguồn nhân lực một nền tảng sức khỏe tốt nhất cả về tinh thần và thể chất, giảm nguy cơ bệnh tật và suy nhược cơ thể. 3.2. Nâng cao trí lực Trí lực nguồn nhân lực được hình thành và phát triển thông qua con đường giáo dục, đào tạo và thực tế lao động. Đối với yếu tố này, cần tiến hành khảo nghiệm, kiểm tra để đánh giá, tuy nhiên cũng có thể căn cứ vào các loại bằng cấp, chứng chỉ hoặc số năm đi học, đào tạo để đánh giá. Theo đó, nguồn nhân lực có chất lượng là những người có thời


gian học tập, đào tạo và những người có thời gian đào tạo hoặc đi học ngắn hạn là nguồn nhân lực thấp. Trí lực của con người chính là kiến thức của nhân loại được mỗi người tiếp thu, kế thừa và phát triển một cách sáng tạo, có chọn lọc. Đó chính là kỹ năng, kinh nghiệm nghề nghiệp được họ tích lũy qua thời gian lao động. Trí lực được biểu hiện cụ thể thông qua bằng cấp hoặc chứng chỉ của cơ quan có thẩm quyền cấp cho những người đã hoàn thành khóa đào tạo. Trí lực còn thể hiện ở khả năng tư duy khác nhau của mỗi người trong việc vận dụng kiến thức đã học và kinh nghiệm nghề nghiệp vào thực tế. Đánh giá trình độ của một người cần phải kết hợp cả hai yếu tố: Bằng cấp và khả năng tác nghiệp cùng chiều sâu tư duy, sáng tạo của họ. Bởi có những trường hợp tuy có cùng trình độ đào tạo nhưng khi được giao cùng một công việc thì có người hoàn thành tốt và có người lại không thể hoàn thành công việc đó. Có đánh giá đúng khả năng và trình độ của họ mới sử dụng đúng việc, tạo điều kiện để họ phát huy khả năng trong lao động. Nâng cao trí lực cho người lao động là việc giúp cho người lao động có khả năng áp dụng những thành tựu khoa học để tăng năng suất lao động, tạo sự nhạy bén, thích nghi nhanh và làm chủ được khoa học công nghệ hiện đại. 3.3. Nâng cao tâm lực Tâm lực là những giá trị chuẩn mực đạo đức, phẩm chất tốt đẹp và sự hoàn thiện nhân cách của con người, được biểu hiện trong thực tiễn lao động sản xuất và sáng tạo cá nhân. Những giá trị đó gắn liền với năng lực tư duy và hành động cụ thể của con người, tạo nên chất lượng của nguồn nhân lực. Tâm lực tạo ra động cơ bên trong của chủ thể, thúc đẩy và điều chỉnh hoạt động của con người. Nói cách khác, tâm lực góp phần vào việc phát huy vai trò của các yếu tố thể lực và trí lực của con người với tư cách nguồn nhân lực của xã hội. Nâng cao tâm lực cho người động tức là nâng cao tinh thần và thái độ của người lao động với tổ chức và công việc. Yếu tố này thể hiện sự gắn bó, trung thành với tổ chức, ý thức trách nhiệm, cần mẫn với công việc, tinh thần khắc phục khó khăn, vượt qua thử thách, tuân thủ pháp luật, nội quy, quy chế của tổ chức và có tác phong công nghiệp. Trong quá trình lao động, nâng cao phẩm chất đạo đức là đòi hỏi người lao động nâng cao: tính kỷ luật, tính tự giác, tinh thần hợp tác, tác phong lao động, tinh thần trách nhiệm… Việc nâng cao phẩm chất này liên quan tới tâm lý cá nhân và gắn liền những giá trị văn hóa của con người. Người Việt Nam có truyền thống cần cù, chịu thương, chịu khó nhưng


về kỷ luật và tinh thần hợp tác còn nhiều điểm yếu, gây hạn chế cho tiến trình hội nhập quốc tế. Như vậy, phẩm chất đạo đức quy định thái độ, nghĩa vụ, trách nhiệm của mỗi người đối với bản thân cũng như đối với người khác trong xã hội. Phẩm chất đạo đức là khuôn mẫu, là tiêu chuẩn để xây dựng cách làm việc, lối sống và lý tưởng của mỗi người. Hiện tại, Luận Văn 24 đang cung cấp làm báo cáo tốt nghiệp thuê , dịch vụ làm assignment, xử lý số liệu spss , làm tiểu luận thuê chuyên nghiệp nhất thị trường. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ từ A-Z. #LV24 , #luan_van_24 , #luận_văn_24 , #dịch_vụ_chỉnh_sửa_luận_văn #làm_đồ_án_thuê , #làm_chuyên_đề_tốt_nghiệp , #giá_làm_luận_văn_tốt_nghiệp

,

Xem thêm: https://luanvan24.com/co-so-ly-luan-ve-nang-cao-chat-luong-can-bo-congchuc/


Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.